Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.45 KB, 12 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
CÔNG TY CỔ PHẦN
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay ở nước ta đang diễn ra quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trên diện
rộng.Tuy bước đầu đã đạt được nhiều thành tựu,và được sự hỗ trợ tích cực của nhà nước nhưng
quá trình cổ phần hoá đang bị chậm lại.Trong khuôn khổ nhỏ hẹp của một bài tiểu luận,người viết
xin mạn phép đưa ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn quá trình thực hiện để hiểu được thực chất
vấn đề cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và tìm được nguyên nhân gây ra tiến độ chậm chạp
của quá trình cổ phần hoá.Bài viết được bố cục làm 2 phần:
- Chương 1: Những vấn đề chung về công ty cổ phần
- Chương 2: Thực trạng quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
A.KHÁI NIỆM CHUNG:
1.Khái niệm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước:
Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước là quá trình chuyển hoá các doanh nghiệp nhà nước
thành các công ty cổ phần.Về cơ bản cổ phần hoá phải giải quyết ba vấn đề là sở hữu,quản lý hoạt
động của doanh nghiệp và cuối cùng là đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
+ Về vấn đề sở hữu: phải đa dạng hoá hình thức sở hữu và cụ thể hoá chủ thể sở hữu,hay nói cách
khác các doanh nghiệp phải chuyển từ sở hữu nhà nước duy nhất thành sở hữu hỗn hợp.Điều này
có nghĩ là sau khi trở thành các công ty cổ phần,các doanh nghiệp này phải xác định được rõ chủ
sở hữu của mình bao gồm những ai (xác định cổ đông...) để phân chia quyền lợi cũng như chịu
những tổn thất do việc kinh doanh kém hiệu quả của doanh nghiệp gây ra.
+ Về vấn đề quản lý và hoạt động: các doanh nghiệp sau khi tiến hành cổ phần hoá sẽ không còn
sản xuất theo mệnh lệnh hành chính của nhà nước nữa.Nhà nước chỉ can thiệp vào với tư cách là
cơ quan quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô,có nghĩa là không còn nữa cảnh nhà nước áp đặt cho doanh
nghiệp phải sản xuất mặt hàng gì với số lượng bao nhiêu... mà thay vào đó doanh nghiệp phải tự
quyết định mức sản xuất của mình và tự chịu trách nhiệm với hoạt động của mình.Các doanh
nghiệp sau khi cổ phần hóa phải tiến hành pháp luật hoá tổ chức quản lý (theo luật định hoặc luật
công ty đưa ra từ khi thành lập).Hoạt động của doanh nghiệp chịu sự quản lý của hội đồng quản trị
do những đại hội cổ đông bầu ra.


+ Về vấn đề hiệu quả: mục đích của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là tạo ra môi trường
kinh tế năng động hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chỉ khi nào doanh nghiệp giải quyết tốt những vấn đề nêu trên cổ phần hoá mới thực sự phát
triển đúng hướng và phát huy được những ưu điểm của nó.
Có nhiều người đồng nhất hai khái niệm cổ phần hoá và tư nhân hoá nhưng thực chất đây là hai
quá trình khác nhau.Xét về vấn đề sở hữu,tư nhân hoá là việc bán các doanh nghiệp nhà nước cho
tư nhân, thực chất là tiến hành việc mua đứt bán đoạn,còn cổ phần hoá là hình thức chuyển sở hữu
nhà nước thành sở hữu hỗn hợp trong đó có thể bao gồm một phần giá trị doanh nghiệp thuộc về
nhà nước.Còn xét về góc độ quản lý,những doanh nghiệp được tư nhân hoá thì người chủ sở hữu là
giám đốc và đồng thời cũng là người có quyền quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp
mình,đối với doanh nghiệp được cổ phần hoá quyền quyết định thuộc về đại hội cổ đông,hội đồng
quản trị và ban giám đốc do hội đồng quản trị trực tiếp lựa chọn.
2.Các hình thức cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước:
Theo nghị định 44 CP ra ngày 29/6/1998,cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
được tiến hành theo 4 hình thức sau:
+ Giữ nguyên giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để thu hút
thêm vốn phát triển doanh nghiệp.
+ Bán một phần giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
+ Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hoá.
+ Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ
phần.
Các hình thức này được thực hiện dưới dạng bán ra các cổ phần cho công nhân viên lao động
trong doanh nghiệp,các tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp,kể cả người nước ngoài thường trú
tại Việt Nam với số lượng hạn chế nhất định được quy định với từng đối tượng trong nghị định 44
CP.
B.NHỮNG NGUYÊN NHÂN LÀM TIỀN ĐỀ CHO VIỆC TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HOÁ
CÁC DNNN:
1.Cổ phần hoá là quá trình tất yếu khách quan:
Như chúng ta đều biết bất kỳ một phương thức sản xuất nào,trong hình thái kinh tế xã hội nào
cũng luôn luôn phải tuân theo quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của

lực lượng sản xuất.Vì quan hệ sản xuất có ba mặt là quan hệ sở hữu;quan hệ về tổ chức quản
lý;quan hệ về phân phối, nên quan hệ sở hữu cũng chịu ảnh hưởng của quy luật này.Giai đoạn
trước những năm 1986,chúng ta đã nhận thức một cách hoàn toàn chủ quan khi áp đặt quan hệ sở
hữu chung-sở hữu xã hội mà bỏ qua sở hữu tư nhân trong khi lực lượng sản xuất còn kém phát
triển.Cũng chính vì bỏ qua sở hữu tư nhân làm triệt tiêu động lực kinh tế làm cho nền kinh tế đất
nước ngày càng rơi vào tình trạng trì trệ.Đứng trước tình hình đó,Đảng và nhà nước ta từ năm 1986
đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới,nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa,xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần,đa dạng hoá hình thức sở hữu,đánh giá đúng
hơn về vị trí cũng như vai trò của sở hữu tư nhân mà sở hữu cổ phần cũng là một giải pháp hiệu
quả.
Cổ phần hoá giúp cho quá trình xã hội hoá trở nên nhanh chóng hơn bởi lẽ nó là sự liên kết
trong kinh doanh giữa thành phần kinh tế tư nhân với nhau và giữa thành phần kinh tế tư nhân với
thành phần kinh tế nhà nước (đối với doanh nghiệp cổ phần có sự tham gia của nhà nước).Xét về
thực chất nó chính là phương thức thực hiện xã hội hoá sở hữu.
Thứ hai là các DNNN đã hoạt động quá phổ biến,lâu dài và có nhiều biểu hiện không hiệu
quả.Theo số liệu của những năm về trước trong gần 6000 DNNN nắm giữ 88% tổng số vốn của các
doanh nghiệp trong ngành kinh tế nhưng chỉ khoảng 50% làm ăn có lãi,trong đó thực sự có lãi và
lâu dài chỉ chiếm 30%.Các DNNN nộp ngân sách nhà nước chiếm 80%-85% tổng số thu nhưng
nếu trừ đi thuế khấu hao cơ bản và thuế doanh thu thì DNNN chỉ đóng góp 30% ngân sách nhà
nước,đặc biệt nếu tính đủ chi phí và tài sản cố định đất tính theo giá bán trên thị trường thì DNNN
hoàn toàn không tích luỹ.Kinh nghiệm thực tiễn ở một số nước trên thế giới cũng cho thấy rằng cổ
phần hoá các doanh nghiệp quốc doanh sẽ tạo ra được một môi trường kinh tế năng động hơn,thúc
đẩy hoạt động kinh tế trong nước phát triển.
Hiện nay chúng ta đang thực hiện công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường, mà đặc điểm của
nền kinh tế thị trường là hướng về thị trường, tự do cạnh tranh nhưng các doanh nghiệp nhà nước
nhìn chung có năng lực cạnh tranh thấp.Sự điều chỉnh giá cả theo ý muốn chủ quan của nhà nước
mà không tuân theo quy luật cung cầu không còn phù hợp với nền kinh tế mới nữa, hơn nữa tình
trạng độc quyền của một số doanh nghiệp được nhà nước bảo hộ đã gây ra những thiệt hại lớn cho
người tiêu dùng.Vì vậy cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, trao quyền tự chủ kinh doanh cho
các doanh nghiệp,tiến hành tự do hoá giá cả là những thứ mà chúng ta đang muốn thực hiện để

xây dựng một môi trường phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường.
Trong giai đoạn hiện nay,nước ta đang chuẩn bị những bước đầu tiên cho việc thành lập một thị
trường chứng khoán mà tiền đề cho sự ra đời của thị trường này chính là các công ty cổ phần.Nếu
chỉ dựa trên những công ty cổ phần do các tư nhân thành lập nên thì chưa đủ điều kiện cho thị
trường này ra đời và phát triển lành mạnh,lâu dài và ổn định được.Nó đòi hỏi phải có một mạng
lưới nhiều công ty cổ phần với quy mô lớn,phát triển ổn định để nâng đỡ cho một thị trường vốn
rất nhạy cảm như thị trường chứng khoán.
Trong những năm 1980,quá trình chuyển đổi sở hữu nhà nước đã trở thành một hiện tượng
kinh tế chủ yếu trên toàn thế giới.Chỉ tính từ năm 1984 đến 1991,trên thế giới đã có 250 tỷ USD
tài sản nhà nước đem bán,và chỉ riêng năm 1991 đã chiếm khoảng 50 tỷ USD.Làn sóng cổ phần
hoá được khởi đầu từ nước Anh vào cuối những năm 1970 và sau đó lan sang tất cả các nước công
nghiệp phát triển khác.Bị ảnh hưởng bởi quá trình cổ phần hoá ở các nước có nền kinh tế thị
trường và sức ép từ các tổ chức tài chính quốc tế,các công ty nước ngoài về vấn đề nợ nần,v.v...
Các nước đang phát triển cũng gia nhập vào quá trình cổ phần hoá đang diễn ra phổ biến trên thế
giới. Đến nay,đã có hơn 80 nước đang phát triển với mọi loại tư tưởng chính trị và kinh tế khác
nhau đều xây dựng và thực hiện các kế hoạch cổ phần hoá một cách tích cực.Có thể nói, cổ phần
hoá đã trở thành “mốt” và là một trong những nội dung chủ yếu của công cuộc cải cách kinh tế và
chính trị ở nhiều nước đang phát triển hiện nay trong đó có Việt Nam.
Hơn nữa,xu thế ngày nay là toàn cầu hoá,Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực đều
muốn thiết lập một mối quan hệ kinh tế quốc tế đa phương hoá đa dạng hoá.Vấn đề hội nhập đã trở
nên bức thiết đối với tình hình Việt Nam hiện nay.Chúng ta đã gia nhập khối Asean,và trong tương
lai chúng ta muốn tham gia vào WTO để hoà nhập vào xu thế toàn cầu hoá,tham gia vào quá trình
phân công lao động quôc tế.Và một nghịch lý là trong khi các DNNN đang “khát” vốn thì một
lượng vốn lớn của các nhà đầu tư nước ngoài lại không biết đầu tư vào đâu,vì vậy cổ phần hoá các
DNNN phần nào cũng sẽ giải quyết được nghịch lý trên.
2.Những thuận lợi có được từ việc tiến hành cổ phần hoá DNNN :
Thuận lợi đầu tiên mà DNNN sau khi tiến hành cổ phần hoá là giải quyết được vấn đề vốn và
đổi mới công nghệ.Một doanh nghiệp muốn phát triển được tốt thì vấn đề đầu tiên được đặt ra
chính là vốn,hơn nữa đối với một nước đi lên từ nền nông nghiệp lạc hậu lại bị ảnh hưởng bởi
chiến tranh tàn phá như Việt Nam thì tình trạng vốn lại càng trở nên cấp thiết hơn.Một thực trạng

chung đối với hầu hết các doanh nghiệp là hoạt động dựa trên cơ sở vốn vay, chỉ một phần rất nhỏ
tồn tại bằng vốn chủ sở hữu nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.Doanh nghiệp luôn
phải tìm mọi cách để thu hút vốn.Các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu sử dụng hình thức thu hút
vốn gián tiếp, có nghĩa là nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính hay
các tổ chức tín dụng khác thuộc nhà nước(ngoài số vốn được nhà nước trợ cấp từ ngân sách nhà
nước).Nhưng các tổ chức tín dụng này đều có nguồn thu hút vốn từ nhân dân và các tổ chức kinh tế
khác, như vậy việc thu hút vốn của các DNNN qua một khâu trung gian phần nào làm giảm tốc độ
chu chuyển của đồng tiền, chịu thêm một mức lãi suất và một số rủi ro khác.
Hơn nữa, tâm lý chung của dân Việt Nam là nếu có tiền tiết kiệm dư thừa,thay vì đem vào gửi
ngân hàng tiết kiệm thì họ lại để ở nhà cất giữ vì họ cho rằng như thế là an toàn hơn.Vì vậy lượng
vốn trong các tổ chức tín dụng thuộc nhà nước nhìn chung cũng không đủ lớn để cung cấp cho tất
cả các doanh nghiệp quốc doanh.Trong khi đó các công ty cổ phần do đặc điểm có hình thức sở
hữu đa dạng,cổ phần được bán rộng raĩ cho các thành phần kinh tế,tạo ra khả năng huy động vốn
trong toàn xã hội bao gồm cá nhân,các tổ chức kinh tế,tổ chức xã hội trong và ngoài nước,làm
phong phú thêm nguồn vốn.Thêm vào đó,nguồn vốn của các công ty này lại phần lớn là vốn tự có
do các cổ đông đóng góp nên khả năng tài chính tương đối lớn,phần nào tạo được lòng tin cho các
đối tác. Có được nguồn vốn dồi dào, doanh nghiệp có thể tiến hành mở rộng sản xuất kinh doanh
tăng khả năng phát triển của công ty đồng thời làm tăng uy tín của công ty đối với người lao
động,tạo lợi thế cho việc tiêu thụ những đợt cổ phiếu bán ra để thu hút vốn của doanh nghiệp.Cứ
như vậy,quy mô sản xuất được mở rộng hơn, người lao động có thu nhập lớn hơn do ngoài tiền
lương tiền cổ tức họ còn được hưởng một khoảng thu “ngầm” do cổ phiếu của công ty làm ăn có
hiệu quả tạo ra.
Hơn nữa có nguồn vốn phong phú, doanh nghiệp có thể tiến hành đổi mới công nghệ nhằm nâng
cao sức cạnh tranh cho các hàng hoá do chúng ta sản xuất ra và tạo được uy tín cho hàng Việt
Nam.Trước đây, các doanh nghiệp quốc doanh sản xuất trong điều kiện máy móc thiết bị từ thời
Pháp thuộc để lại,phần lớn máy móc trước đó đã qua sử dụng và nhìn chung là lạc hậu so với các
nước phát triển đến 70-80 năm vì vậy năng suất không cao,chất lượng sản phẩm lại thấp.Trong
những năm qua với nguồn vốn ít ỏi một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã nhập khẩu một số máy
móc nhưng đến 70% là đã qua sử dụng,và một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
chính là thiếu vốn.Chính vì vậy có thể nói với nguồn vốn phong phú các công ty cổ phần có lợi thế

trong việc bắt kịp với công nghệ tiên tiến hiện đại,nhằm nâng cao chất lượng hàng Việt Nam ngang
với mặt bằng chung của toàn thế giới.
Một thuận lợi nữa mà cổ phần hoá các DNNN đem lại đó chính là việc tạo điều kiện cho người
lao động được làm chủ thực sự, thay đổi phương pháp quản lý,tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp
làm ăn có hiệu quả,nâng cao thu nhập của người lao động.Việc người lao động được làm chủ thực
sự sẽ có tác động khuyến khích họ làm việc tích cực hơn,nâng cao tinh thần tiết kiệm và trách
nhiệm của mình trong công việc,tránh được tình trạng “sở hữu chung”, “cha chung không ai khóc”
như thời kỳ trước.Hơn nữa, các công ty cổ phần thực hiện cơ chế quản lý phân quyền thay cho cơ
chế quản lý theo kiểu tập trung như trong các DNNN ở giai n dân ta đang hướng tới.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ CÁC DNNN Ở VIỆT
NAM.
A.THỰC TRẠNG CÁC DNNN TRƯỚC VÀ SAU KHI TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HOÁ:
1.Thực trạng các DNNN trước khi tiến hành cổ phần hóa:
Ở nước ta,cũng giống như các nước XHCN trước đây thực hiện mô hình kế hoạch hoá tập
trung,lấy việc mở rộng và phát triển khu vực kinh tế nhà nướđoạn trước,vì vậy không những đáp
ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường mà còn bắt kịp được sự thay đổi của thị trường một khi nó bị
biến động.
Từ năm 1989 đến nay nền kinh tế nước ta đã thực sự bước sang hoạt động theo cơ chế thị
trường.Bài học lịch sử đã cho chúng ta thấy không thể đặt sự phát triển nền kinh tế thuần tuý trên
cơ sở kinh tế thị trường và khu vực tư nhân mà không có sự can thiệp của nhà nước,bên cạnh đó
cũng không thể hoàn toàn dựa vào khu vực kinh tế nhà nước mà xem nhẹ kinh tế thị trường và khu
vực tư nhân.Cổ phần hoá là giải pháp vừa tạo nên được sự thay đổi trong các doanh nghiệp quốc
doanh,mặt khác còn góp phần chống sự phát triển tự phát,tràn lan của thành phần kinh tế tư nhân
mà mặt tiêu cực của nó là tạo nên một lớp người muốn đi theo chủ nghĩa tư bản từ đó chống lại con
đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng nhà nước và toàc bao trùm toàn bộ nền kinh tế quốc dân làm mục
tiêu cho công cuộc cải tạo và xây dựng CNXH.Vì vậy,khu vực kinh tế nhà nước đã được phát triển
một cách nhanh chóng rộng khắp trong tất cả các lĩnh vực cơ bản với tỷ trọng tuyệt đối trong nền
kinh tế bất kể hiệu quả đích thực mà nó mang lại, trong đó phải kể đến sự ra đời tràn lan của các
DNNN do cấp địa phương quản lý.Theo số liệu thống kê, đến ngày 1-1-1990, cả nước có 12.084
DNNN, trong đó có 1.695 doanh nghiệp do trung ương quản lý, 10.389 doanh nghiệp do cấp địa

phương quản lý.
Hầu hết các ngành sản xuất kinh doanh đều do kinh tế nhà nước nắm giữ.Khu vực kinh tế nhà
nước có số vốn trị giá khoảng 10 tỷ USD, chiếm 85% tổng số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước,
khoảng 70% tổng giá trị tài sản toàn xã hội, tạo ra khoảng từ 30%-38% giá trị tổng sản phẩm xã
hội và thu nhập quốc dân khoảng 23%-30%.Hàng năm, kinh tế nhà nước vẫn là nguồn thu ngân
sách chủ yếu của ngân sách nhà nước(60%-70% tổng thu ngân sách).Tuy nhiên nếu trừ đi lượng
vốn đầu tư và khoản trợ cấp ngầm qua tín dụng ưu đãi của ngân hàng cũng như phần khấu hao cơ
bản và nhiều loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên do bán dầu thô v.v... thì mức
độ đóng góp trên còn chưa tương xứng.

×