Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh care ở chó nuôi tại Hà Nội và chế kháng thể phòng trị bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 139 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

NGUYỄN THỊ HUYỀN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
CỦA BỆNH CARE Ở CHĨ NI TẠI HÀ NỘI
VÀ CHẾ KHÁNG THỂ PHÒNG TRỊ BỆNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

NGUYỄN THỊ HUYỀN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
CỦA BỆNH CARE Ở CHĨ NI TẠI HÀ NỘI
VÀ CHẾ KHÁNG THỂ PHÒNG TRỊ BỆNH

Ngành

: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi

Mã số

: 9 64 01 02


Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Hữu Nam
2. PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, cùng công ty Hanvet. Các
kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2021

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Huyền

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án, tơi đã nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự động viên của đồng nghiệp và bạn
bè; sự giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần của cơ quan và gia đình.
Nhân dịp này, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn đến Cha, Mẹ
người đã sinh thành dưỡng dục tôi. Biết ơn PGS.TS. Nguyễn Hữu Nam, PGS.TS. Phạm

Ngọc Thạch đã hết lòng hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập,
thực hiện và hoàn thành luận án này.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ông Nguyễn Hữu Vũ, Chủ Tịch Hội Đồng Quản
Trị - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược thú y Hanvet cùng toàn thể Ban Lãnh Đạo
Công ty, đã giúp đỡ tôi về vật chất, tinh thần và tạo điều kiện cho tôi về thời gian, địa
điểm nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc Học viện, Ban Quản lý
đào tạo và Các thầy cô giáo trong Bộ môn Bệnh lý; Các thầy cô giáo trong Khoa Thú y –
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam: đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Cảm ơn Anh Trần Văn Khánh, PTGĐ Công ty Hanvet; Ban Lãnh đạo Trung tâm
Nghiên cứu và sinh phẩm cơng ty Hanvet và đặc biệt là tồn bộ cán bộ nhân viên Bệnh
viện Thú Cảnh Hanvet: Chị Lê Thị My, anh Lê Phạm Trịnh Công, chị Lê Thị Nụ..... đã
giúp đỡ hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu này.
Xin gửi lời cảm ơn và lời u thương đến đại gia đình tơi: Bố, Mẹ, Chồng và các
con.., các anh chị em của tôi, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận án./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Huyền

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi

Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Trích yếu luận án .............................................................................................................. x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4.

Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 3

1.5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 3
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................... 4
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 5

2.1.

Tình hình nghiên cứu bệnh Care........................................................................... 5

2.1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh Care trên thế giới ...................................................... 5
2.1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh Care ở Việt Nam ...................................................... 8
2.2.

Đặc tính sinh học của virus gây bệnh Care ......................................................... 10

2.2.1. Đặc điểm hình thái, cấu trúc, phân loại .............................................................. 10
2.2.2. Đặc tính sinh học của virus ................................................................................. 13
2.2.3. Đặc tính sinh học phân tử của virus .................................................................... 15
2.3.

Bệnh Care trên chó ............................................................................................. 18

2.3.1. Dịch tễ học .......................................................................................................... 18
2.3.2. Cơ chế sinh bệnh ................................................................................................. 19
2.3.3. Đặc điểm bệnh lý ................................................................................................ 20
2.3.4. Chẩn đoán bệnh .................................................................................................. 23

iii


2.3.5. Phòng và điều trị bệnh ........................................................................................ 26
2.4.

Một số nghiên cứu về áp dụng điều trị bệnh Care bằng kháng huyết thanh ....... 29


Phần 3. Nội dung và Phương pháp nghiên cứu .......................................................... 33
3.1.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 33

3.1.1. Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh Care ở chó tại Hà Nội.................................. 33
3.1.2. Nghiên cứu chế tạo kháng thể kháng virus Care ................................................ 33
3.1.3. Nghiên cứu gây bệnh thực nghiệm và điều trị thử nghiệm bệnh Care bằng
kháng thể kháng virus Care ................................................................................ 33
3.2.

Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................. 33

3.2.1. Trang thiết bị và dụng cụ .................................................................................... 33
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 34
3.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 35

3.3.1. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh Care ................................. 35
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu chế tạo kháng thể kháng virus Care ........................... 38
3.3.3. Phương pháp gây bệnh thực nghiệm và điều trị thực nghiệm ............................ 42
3.3.4. Phương pháp điều trị thử nghiệm bằng kháng thể kháng virus Care .................. 45
3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 47
Phần 4. Kết quả và Thảo luận ..................................................................................... 48
4.1.

Kết quả xác định một số đặc điểm của bệnh Care .............................................. 48

4.1.1. Kết quả xác định tỷ lệ mắc bệnh Care ở chó đến khám tại các phòng khám

thú y trên địa bàn Hà Nội .................................................................................... 48
4.1.2. Kết quả kiểm tra chó mắc Care bằng test chẩn đoán nhanh CDV-Ag ................ 49
4.1.3. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo địa bàn điều tra ................................................... 52
4.1.4. Tỷ lệ mắc bệnh Care theo giống chó .................................................................. 53
4.1.5. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo lứa tuổi ............................................................... 55
4.1.6. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo mùa..................................................................... 57
4.1.7. Tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo tính biệt .............................................................. 58
4.1.8. Một số hình ảnh triệu chứng điển hình của chó mắc bệnh Care ......................... 59
4.1.9. Kết quả nghiên cứu bệnh tích đại thể và vi thể của chó mắc bệnh Care .......... 61
4.2.

Nghiên cứu chế tạo kháng thể kháng virus Care ................................................ 64

4.2.1. Nghiên cứu quy trình chế tạo kháng thể kháng virus Care ................................. 64
4.2.2. Chế tạo thử nghiệm kháng thể kháng virus Care quy mô Pilot .......................... 71

iv


4.3.

Kết quả gây bệnh thực nghiệm và điều trị thử nghiệm ....................................... 74

4.3.1. Kết quả gây bệnh thực nghiệm ........................................................................... 74
4.3.2. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm kháng thể kháng virus Care trong phòng
và trị bệnh ........................................................................................................... 93
Phần 5. Kết luận và Kiến nghị ................................................................................... 102
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 102


5.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 103

Danh mục các cơng trình đã cơng bố liên quan đến luận án ........................................ 104
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 105
Phụ lục .......................................................................................................................... 114

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng anh

Nghĩa tiếng việt

ADN

acid nucleic

ARN

Acid Ribonucleic acid

Phân tử polyme chứa thông
tin di truyền
Phân tử polyme chứa thông

tin di truyền

C

Control

cDNA

complementary DNA

Chuỗi mạch đơn của ADN

CDV

Cannine Distemper Virus

Virus gây bệnh Care ở chó

CDVag

Cannine Distemper Virus antigen

kháng ngun CDV

CEF

chick embryo fibroblasts

Tế bào xơ phơi gà


CPE

cytopathogenic effect

Bệnh tích tế bào

DMEM

Dulbecco's Modified

Môi trường nuôi cấy tế bào

Eagle Medium

do ông Dulbecco phát triển

FBS

Fetal bovine serum

Huyết thanh thai bò

FCS

Fetal calf serum

Huyết thanh thai bê

IgA


immunoglobulin A

Globlin miễn dịch dòng A

IgD

immunoglobulin D

Globlin miễn dịch dòng D

IgE

immunoglobulin E

Globlin miễn dịch dòng E

IgG

immunoglobulin G

Globlin miễn dịch dòng G

IgM

immunoglobulin M

Globlin miễn dịch dòng M

KKT


anti - antibody

Kháng kháng thể

KN

Antigen

Kháng nguyên

KT

antibody

Kháng thể

T

Test

TCID50

tissue culture infectious dose 50%

Liều gây nhiễm 50% tế bào

Vero-DST

Vero Dog Slam Tag


Tế bào vero gắn
pCAGdogSlam vào plasmid

TCVN 8684-

Theo tiêu chuẩn Việt Nam

-

6:2001.

8684-6:2001

vi


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

2.1.

Các loại vaccine và kháng thể kháng virus Care đang dùng tại Việt Nam......... 31

4.1.

Kết quả xác định tỷ lệ mắc bệnh Care ở chó đến khám tại các phòng khám

trên địa bàn Hà Nội ............................................................................................. 48

4.2.

Kết quả kiểm tra chó mắc Care bằng test chẩn đốn nhanh CDV Ag ................ 51

4.3.

Tỷ lệ mắc bệnh Care ở chó theo địa bàn điều tra tại Hà Nội .............................. 52

4.4.

Kết quả xác định tỷ lệ mắc bệnh Care theo giống chó ...................................... 53

4.5.

Kết quả xác định tỷ lệ mắc Care theo lứa tuổi................................................... 55

4.6.

Kết quả xác định tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo mùa vụ .................................... 57

4.7

Kết quả xác định tỷ lệ chó mắc bệnh Care theo tính biệt ................................... 58

4.8.

Kết quả cô đặc huyết thanh bằng hệ thống lọc TFF ........................................... 73


4.9.

Kết quả thử nghiệm chế tạo kháng thể Care quy mô Pilot ................................. 74

4.10.

Kết quả ra chai và kiểm nghiệm 03 lô sản phẩm kháng thể Care....................... 74

4.11a. Kết quả xét nghiệm virus Care bằng phương pháp RT - PCR ........................... 75
4.11b. Kết quả xét nghiệm virus Care bằng phương pháp RT - PCR ........................... 76
4.12.

Biến động thân nhiệt của chó sau khi được gây bệnh với chủng CDV-HV
và điều trị thực nghiệm bằng chế phẩm kháng huyết thanh Care....................... 79

4.13.

Biến động tần số hô hấp của chó sau khi được gây bệnh với chủng CDVHV và điều trị thực nghiệm bằng chế phẩm kháng huyết thanh Care ................ 81

4.14.

Biến động tần số tim của chó sau khi được gây bệnh với chủng CDV-HV
và điều trị thực nghiệm bằng chế phẩm kháng huyết thanh Care...................... 83

4.15.

Triệu chứng lâm sàng của chó gây nhiễm CDV-HV thực nghiệm .................... 85

4.16.


Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu huyết học chủ yếu của chó gây bệnh với
chủng CDV-HV thực nghiệm ............................................................................. 87

4.17.

Bệnh tích vi thể chủ yếu của chó được gây nhiễm CDV-HV thực nghiệm ...... 89

4.18.

Kết quả nhuộm hóa mơ miễn dịch của các cơ quan ........................................... 92

4.19.

Kết quả bước đầu điều trị thử nghiệm chó gây nhiễm virus Care ...................... 93

4.20.

Kết quả thử nghiệm kháng thể kháng virus Care trong phòng bệnh Care.......... 94

4.21.

Kết quả thử nghiệm kháng thể trong điều trị bệnh Care .................................... 95

4.22.

Hiệu quả điều trị bằng kháng thế kháng virus Care tại các phòng khám
(liều tiêm 0,5 ml/2-5kg thể trọng) ...................................................................... 97

vii



4.23.

Hiệu quả điều trị bằng kháng thể kháng virus Care tại phòng khám (liều
tiêm 1 ml-1,5/2-5kg thể trọng) ........................................................................... 98

4.24.

So sánh 2 phác đồ điều trị bằng kháng thể chống bệnh Care theo lứa tuổi ........ 99

4.25.

So sánh 2 phác đồ điều trị bằng kháng thể chống bệnh Care theo giống chó .. 100

viii


DANH MỤC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

2.1.

Mơ hình cấu trúc của virus Canine Distemper (CDV) ....................................... 11

3.1.


Minh họa cho kết quả kiểm tra nhanh bệnh Care bằng test CDV Ag ................ 37

4.1.

Hình ảnh một số kết quả thử nghiệm nhanh bằng test CDV-Ag ........................ 50

4.2.

Một số triệu chứng điển hình của chó mắc bệnh Care ....................................... 60

4.3.

Bệnh tích đại thể của chó mắc bệnh Care........................................................... 62

4.4.

Một số hình ảnh bệnh tích vi thể ở chó bị nhiễm virus Care .............................. 63

4.5.

Sơ đồ tối mễn dịch cho động vật thí nghiệm để xác định loài động vật dùng
sản xuất kháng thể Care ...................................................................................... 65

4.6.

Hiệu giá kháng thể Care sau gây tối miễn dịch ở động vật thí nghiệm .............. 66

4.7.

Hiệu giá kháng thể Care theo lứa tuổi động vật ................................................. 67


4.8.

Hiệu giá kháng thể Care theo quy trình tiêm ...................................................... 68

4.9.

Sơ đồ chế kháng thể Care trên thỏ ...................................................................... 71

4.10.

Sơ đồ lắp đặt hệ thống TFF ................................................................................ 72

4.11.

Máy lọc tiếp tuyến TFF ...................................................................................... 72

4.12.

Kết quả điện di thực hiện phản ứng RT-PCR sau 5 ngày gây nhiễm CDV-HV ....... 77

4.13.

Biểu đồ biến động thân nhiệt của chó ở các lơ thí nghiệm ................................. 80

4.14.

Đồ thị biến động tần số hơ hấp của chó được gây bệnh và điều trị thực nghiệm ...... 82

4.15.


Bệnh tích chó gây nhiễm Care thực nghiệm chủng CDV - HV ......................... 84

4.16.

Bệnh tích đại thể của chó được gây nhiễm CDV - HV ...................................... 88

4.17.

Hình ảnh vi thể các tổ chức tế bào ở chó gây nhiễm Care thực nghiệm
chủng CDV - HV ................................................................................................ 91

ix


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Huyền
Tên Luận án: Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh Care ở chó ni tại Hà Nội và chế
kháng thể phịng trị bệnh.
Ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi

Mã số: 9 64 01 02

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được một số đặc điểm chủ yếu của bệnh Care ở chó tại khu vực Hà Nội.
- Chế tạo thành công kháng thể kháng virus Care và xây dựng phác đồ điều trị thử
nghiệm bệnh Care hiệu quả.
Phương pháp nghiên cứu
Điều tra theo dõi và thống kê mức độ mắc bệnh Care trên chó bằng phương pháp

ghi chép, mơ tả, thống kê sinh học, áp dụng những phương pháp hồi cứu và phương pháp
cắt ngang (theo dõi và phỏng vấn chủ ni). Xác định chó mắc bệnh Care dựa vào lịch
tiêm phòng Vaccine, những triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh. Mặt khác dùng Test
chẩn đoán nhanh CDV Ag để khẳng định bệnh ở những con chó có nhiều triệu chứng
điển hình. Kiểm tra bệnh tích đại thể và vi thể ở chó bị bệnh Care bằng phương pháp mổ
khám, quan sát bệnh tích đại thể của chó được gây nhiễm theo tiêu chuẩn trong TCVN
8402: 2010 (Bộ Khoa học & Công nghệ, 2010). Tiêu bản vi thể được làm theo phương
pháp của (Prophet & cs., 1992). Nghiên cứu chế tạo kháng thể kháng virus Care theo quy
trình tiêm tạo miễn dịch cho động vật. Phương pháp kiểm tra hiệu giá kháng thể bằng
phản ứng Elisa. Kiểm tra hiệu giá kháng thể bằng phản ứng trung hòa. Kiểm nghiệm chỉ
tiêu vô trùng và thuần khiết được thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 86846:2001. Nghiên cứu gây bệnh thực nghiệm bằng phương pháp ghi chép và kiểm tra triệu
chứng sau khi công cường độc; đánh giá các chỉ tiêu sinh lý, các triệu chứng đại thể vi,
thể thực tế. Sử dụng phương pháp nhuộm hóa mơ miễn dịch đối với những mẫu bệnh
phẩm (phổi, hạch, lách, ruột…) theo phương pháp của (Carpenter, 1998; Lan & cs., 2009).
Nghiên cứu quy trình điều trị thử nghiệm kháng thể kháng virus Care trên chó mắc bệnh
Care gây bệnh thực nghiệm và những ca mắc bệnh trong tự nhiên bằng phương pháp chia
phác đồ và định liều điều trị theo từng giai đoạn bệnh.
Kết quả chính và kết luận
1) Bệnh Care ln lưu hành ở đàn chó ni hầu khắp trên địa bàn Hà Nội với tỷ

x


lệ mắc là 3,15% trong tổng số 18.244 ca bệnh đến khám tại các Bệnh viện thú y, phòng
khám thú y trên địa bàn nghiên cứu từ năm 2013 đến 2018. Trong đó giống chó Bergie
có tỷ lệ mắc cao nhất trong nhóm chó ngoại là 5,42%. Nhóm chó nội thì giống chó Mơng
cộc có tỷ lệ mắc cao nhất là 5,72%.
Ở nhóm chó từ 2 - 6 tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (7,13%) và thấp nhất ở
nhóm chó dưới 2 tháng tuổi (1,48%). Về mùa đông tỷ lệ mắc bệnh là cao nhất (5,24%).
Thấp nhất là mùa thu (1,45%). Test chẩn đoán nhanh CDV- Ag cho độ nhạy dương tính

với bệnh Care cao. Nhóm chó ngoại tỷ lệ dương tính với test CDV-Ag từ 88,24% đến
95,24%. Nhóm chó nội từ 81,82% đến 90,91% trên tổng số mẫu làm test.
2) Xây dựng thành cơng quy trình sản xuất kháng thể kháng virus Care. Kết quả lựa
chọn động vật nghiên cứu dùng thỏ 3 - 4 tháng tuổi cho đáp ứng miễn dịch cao nhất (7,4
log2). Sản phẩm kháng thể kháng virus Care đạt tiêu chuẩn vô trùng độ thuần khiết và
tính an tồn, hiệu giá kháng thể thành phẩm đạt (9 log2).
3) Dùng chủng virus Care cường độc CDV-HV gây bệnh thực nghiệm thành cơng
trên chó và tiến hành điều trị thực nghiệm. Kết quả cụ thể như sau:
- Liều tiêm để phòng bệnh là 1ml/ 2-5 kg thể trọng.
- Liều điều trị: Nếu phát hiện bệnh sớm (Giai đoạn 1 của bệnh) dùng liều (0,5 ml/25 kg trọng lượng) tiêm bắp hoặc dưới da liệu trình 3 ngày hiệu quả đạt tới (99%).
- Nếu phát hiện muộn hơn (giai đoạn 2 của bệnh) chó đã có biểu hiện lâm sàng điển
hình dùng liều kháng thể gấp đôi liều điều trị ở giai đoạn 1 (1ml-1,5ml /2-5 kg thể trọng)
với liệu trình 5 ngày, hiệu quả điều trị đạt 80%.
- Khi bệnh đã nặng, có biểu hiện thần kinh, chó suy kiệt, dùng liều tối đa (2ml/2-5
kg thể trọng) với liệu trình 5-7 ngày vẫn có thể điều trị khỏi nhưng với tỷ lệ thấp chỉ 20%.
ở liều 0,5ml/2-5kg thể trọng khơng có tác dụng.
Tiến hành điều trị thử nghiệm kháng thể kháng virus Care ở quy mơ phịng khám
thú y, Bệnh viện thú y trên địa bàn Hà Hội, cho hiệu quả điều trị cao. Xây dựng 2 phác
đồ điều trị bệnh Care hiệu quả, theo từng giai đoạn mắc bệnh và từng lứa tuổi chó. Kết
quả phác đồ 1 điều trị ở giai đoạn 1 của bệnh cho tỷ lệ điều trị khỏi bệnh là (61,7%).
Phác đồ 2 dùng cho giai đoạn phát hiện bệnh muộn hơn (giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của
bệnh) tỷ lệ khỏi chỉ đạt (39,4 %).

xi


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Nguyen Thi Huyen
Thesis title: Researching on epidemiological characteristics of Care disease in canine in
Hanoi and producing antibody for the treatment

Major: Veterinary pathology and Therapeutics of the diseases of domestic animal
Code: 9 64 01 02
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).
Research Objectives
Identifying some main features of Care disease in dogs in the Hanoi area
Successfully fabricated Care antibodies and develop an effective treatment regimen
for Care.
Research Methods
CDV epidemiological investigation was completed by descriptive epidemiology,
retrospective epidemiology and cross-sectional research. Identify cases of Care based on
epidemiological characteristics, clinical symptoms, and use of CDV Ag rapid diagnostic
test. Checking for general and microscopic lesions in dogs suffering from Care's disease
by the method of dissecting and observing the general lesions of dogs infected by the
standard in TCVN 8402: 2010 (Ministry of Science & Technology, 2010). while the
microscopic lesions were described by Prophet & cs. (1992). Research and manufacture
Care antibody according to immunization procedure for animals. Method of testing
antibody titer by Elisa reaction. Check for antibody titer by neutralization reaction.
Testing of sterility and purity criteria is carried out according to Vietnam standard TCVN
8684-6: 2001. The experimental pathological study by the method of recording and
checking symptoms after intense poisoning, assessing physiological criteria and actual
microscopic general symptoms. Using immunohistochemistry method for samples
(bellows, lymph nodes, spleen, intestines...) according to Carpenter (1998); Lan (2009).
Research on CDV antibody test treatment procedure in dogs with CDV disease-causing
experimental diseases and cases in nature by the method of dividing regimen and dosing
treatment according to each stage of the disease.
Main results and conclusions
1) CDV disease is always circulating in dog herds throughout Hanoi, with an
incidence rate of 3.15% out of 18,244 cases case to be examined at veterinary hospitals,

xii



veterinary clinics in the research area from 2013 to 2018. In which, Bergie breed has the
highest incidence rate among foreign dogs at 5.42%. The Mong dog breed has the highest
incidence rate among domestic dogs at 5.72%.
The highest prevalence of the disease is in dogs 2 - 6 months old (7.13%), and
lowest in the group of dogs under 2 months old (1.48%). In winter, the disease incidence
is the highest (5.24%). Autumn is the lowest (1.45%). With CDV-Ag rapid diagnostic
test, the positive rate for CDV is quite high. The positive rate of dogs with the CDV-Ag
test ranged from 88.24% to 95.24%. Domestic dogs group from 81.82% to 90.91%
2) Successfully built the production process of antibodies to CDV. Results of
animal research using rabbits 3 - 4 months old for the highest immune response (7.4 log2).
Antiviral CDV products are sterile standard, purity and safety, the titre of the finished
antibody is reached (9 log2).
3) Use the virulent Care virus strain CDV-HV to successfully cause disease in dogs
and conduct experimental treatment. The specific results are as follows:
- The dose for prevention is 1ml / 2-5 kg body weight.
- Treatment dose: If the disease is detected early (Stage 1 of the disease) using a
dose (0.5 ml / 2-5 kg of weight) intramuscularly or subcutaneously, the 3-day course of
effect is achieved (99%).
- If detected later (stage 2 of the disease), the dog has a typical clinical presentation
using an antibody dose twice as much as the first treatment dose (1ml-1.5ml / 2-5 kg body
weight) with a 5-day course, treatment effectiveness reaches 80%.
- When the disease is severe, with neurological manifestations, dogs are depressed,
the maximum dose (2ml / 2-5 kg of body weight) can be cured with a 5-7-day course, but
with a low rate of only 20 %. At a dose of 0.5ml / 2-5 kg body weight, the treatment has
not a good result.
Conducting experimental treatment of antibodies to CDV in veterinary clinics,
veterinary hospitals in Ha Hoi province, giving high therapeutic effect. Develop 2
effective treatment regimens for CDV, according to each disease stage and dog's age.

Results of the 1st-stage regimen of treatment for the cure rate were (61.7%). Regimen 2
used for later detection of the disease (stage 2 and stage 3 of the disease) the cure rate was
only (39.4%) on the total number of test samples.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bệnh Sài sốt chó (Canine Distemper) hay Care là một trong những bệnh quan
trọng và phổ biến nhất trên chó. Bệnh phân bố ở nhiều quốc gia trên thế giới và
gây bệnh trên hầu hết các loại thú ăn thịt như chồn, cáo, hổ, báo, sư tử,... (Appel
Max Jg & cs., 1994; Gilbert & cs., 2015; Wyllie & cs., 2016). Do đó, bệnh được
tổ chức thú y thế giới (OIE) quan tâm và cập nhật tình hình trong những năm qua.
Nguyên nhân gây bệnh là do canine distemper virus (CDV) thuộc chi
Morbilli họ Paramixoviridae. Đây là virus có cấu trúc là nucleocapsid chứa một
sợi đơn RNA không phân đoạn gồm khoảng 15.690 nucleotide có khả năng lây lan
rộng qua đường hơ hấp hoặc dịch bài tiết (Frisk & cs., 1999; Sykes, 2013). Bệnh
cũng có khả năng lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai nhưng rất ít gặp (Greene
& Carmichael, 2013). Bệnh có thời gian ủ bệnh thay đổi từ 3 ngày tới hơn 4 tuần
(Sykes, 2013). Triệu chứng lâm sàng của bệnh đặc trưng với các đặc điểm như sốt
cao, nổi nốt sài trên các vùng da mỏng. Đặc biệt, CDV gây tiêu chảy nghiêm trọng,
phân lẫn máu, mùi tanh đặc trưng, có triệu chứng thần kinh (Appel Max Jg & cs.,
1994; Frölich & cs., 2000; Martella & cs., 2002).
Ở Việt Nam, bệnh Care được phát hiện từ năm 1920. Chó mắc bệnh thường
chết với tỷ lệ rất cao, có thể lên đến 100% nếu khơng được điều trị kịp thời (Hồ
Đình Chúc, 1993). Mặc dù việc ni dưỡng, chăm sóc chó của người chăn ni
ngày càng được chú trọng, và đã có nhiều loại vaccine được sử dụng nhưng bệnh
Care vẫn xảy ra trên đàn chó ni ở các tỉnh và gây thiệt hại lớn đối với người
chăn nuôi trong nước do tỷ lệ chết của bệnh rất cao (Lê Thị Tài, 2006).

Tại Hà Nội, Bệnh Care chiếm tỷ lệ cao trong số chó được mang đến khám
tại phòng khám thú y của chi cục thú y Hà Nội (Vương Đức Chất, 2004). Trong
những năm gần đây, phong trào ni chó cảnh ở nước ta tăng nhanh khiến số
lượng chó giống ngoại nhập tăng lên đáng kể. Các giống chó ngoại phổ biến ở
nước ta thường là giống có kích thước lớn như Bergie, Alaska,… và một số giống
chó nhỏ như Phốc, Poodle, Corgi hay Pomeranian. Theo đó, nguy cơ về bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm lây lan như Care bùng phát cũng tăng lên. Lan & cs.
(2009) đã phân lập thành cơng virus Care trên giống chó Phú Quốc 4 tháng tuổi
nuôi ở Hà Nội.

1


Tuy vậy, nghiên cứu về đặc điểm của bệnh Care vẫn cịn hạn chế. Thơng tin
về tỷ lệ chó mắc bệnh Care, đặc điểm lưu hành và phân bố bệnh vẫn chưa được
thống kê đầy đủ tại khu vực Hà Nội. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này
nhằm xác định sự lưu hành của bệnh Care ở khu vực nội thành Hà Nội làm cơ sở
khoa học cho việc phịng và trị bệnh, tìm ra các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh.
Đồng thời nghiên cứu chế tạo chế phẩm kháng thể kháng virus Care để điều trị
bệnh Care cho chó đạt hiệu quả cao.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Hoàn thiện nghiên cứu về các đặc điểm của bệnh Care trên địa bàn Hà Nội.
Với mục đích mơ tả bệnh và sự phân bố của bệnh dưới ảnh hưởng của thời tiết
mùa vụ, lứa tuổi chó. Đồng thời xác định được tỷ lệ nhiễm bệnh giữa các giống
chó nội và chó ngoại nhập. Đồng thời nghiên cứu chế tạo kháng thể Care từ chủng
virus thực địa, xác định liều điều trị cho chó mắc bệnh. Xây dựng phác đồ điều trị
thử nghiệm bệnh Care cho từng giai đoạn của bệnh. Phục vụ cho cơng tác phịng
và trị bệnh có hiệu quả cao.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Chó mắc bệnh Care trong tự nhiên ở các lứa tuổi mang đến khám tại hệ
thống 5 cơ sở của Bệnh Viện thú cảnh của công ty Hanvet tại Hà Nội và một số
Bệnh viện thú y, phòng khám thú y trên địa bàn Hà Nội: Bệnh viện thú y Petheath
- Quận Tây Hồ, Bệnh viện thú y Hải Đăng - Quận Đống Đa, Phòng khám thú y
Hà Nội. Quận Hai Bà Trưng. Chó đến khám bao gồm tất cả các giống chó nội và
ngoại, ở các lứa tuổi khác nhau trong 6 năm liên tục (từ tháng 1/2013 tới tháng
12/2018). Thông tin về thời gian khám, giống, lứa tuổi, lịch tiêm phòng được ghi
chép đầy đủ và chi tiết.
- Chó 2 tháng tuổi chưa tiêm phịng, dùng trong nghiên cứu gây tối miễn
dịch.
- Thỏ 2-4 tháng tuổi, dùng trong nghiên cứu gây tối miễn dịch
1.3.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu.
* Địa điểm nghiên cứu:
- Phịng thí nghiệm Trung tâm của Học viện Nông nghiệp Việt Nam;

2


- Phịng thí nghiệm Bộ mơn Bệnh lý - Khoa Thú y - Học viện Nông Nghiệp
Việt Nam;
- Trung tâm Nghiên cứu Sinh phẩm, Công ty cổ phần Dược Hanvet;
- Hệ Thống Bệnh viện Thú cảnh Hanvet - Công ty Dược Hanvet.
- Một số Bệnh viện Thú y và Phòng khám Thú y trên địa bàn Hà Nội.
* Thời gian nghiên cứu:
- Thời gian tiến hành đề tài luận án từ tháng 6/2014 - tháng 12/ 2018;
- Số liệu của đề tài được thu thập từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2018.
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm của bệnh Care trên đàn chó được ni tại Hà Nội giai
đoạn tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 năm 2018;
- Nghiên cứu chế tạo kháng thể kháng virus Care từ chủng virus nhược độc

được lưu giữ tại Trung tâm Nghiên cứu Sinh phẩm - Công ty Hanvet;
- Nghiên cứu gây bệnh thực nghiệm và điều trị thử nghiệm bằng kháng thể kháng
virus Care tại trại thực nghiêm Khoa Thú y - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
- Ứng dụng điều trị thử nghiệm bằng kháng thể kháng virus Care cho chó
mắc bệnh Care tại Bệnh Viện thú cảnh Hanvet.
1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đây là cơng trình nghiên cứu hồn chỉnh và có hệ thống về bệnh Care trên
chó ở khu vực Hà Nội. Kết quả khảo sát thực trạng của bệnh Care, đánh giá mô tả
được các đặc điểm của bệnh ở trên tất cả các giống chó, lứa tuổi chó, mùa vụ mắc
bệnh. Bên cạnh đó xây dựng được quy trình chế tạo kháng thể kháng virus Care
bằng chủng phân lập ở Việt Nam chữa bệnh cho chó đạt hiệu quả cao.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc hiểu biết rõ hơn về đặc điểm của bệnh
Care (CDV) tại Việt Nam. Đây cũng là tư liệu khoa học có giá trị cho các nghiên
cứu tiếp theo về bệnh Care và trong nghiên cứu vaccine phòng bệnh. Luận án là
tài liệu tham khảo tốt phục vụ nghiên cứu khoa học và là tư liệu tham khảo dùng
trong giảng dạy chuyên ngành thú y. Là tài liệu cần thiết cho các bác sĩ thú y thực
hành tại các Bệnh viện Thú y và các Phòng khám thú y.

3


1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài là cơ sở khoa học để đưa ra những biện pháp phòng chống bệnh Care
ở chó. Từ đó khuyến cáo người ni chó sử dụng vaccine Care phù hợp theo từng
lứa tuổi. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được một sản phẩm kháng thể kháng virus
Care để phòng và trị bệnh, đồng thời xây dựng được phác đồ điều trị hiệu quả trên
đàn chó mắc bệnh Care.


4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH CARE
2.1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh Care trên thế giới
Care là một bệnh truyền nhiễm cấp tính trên chó do Canine distemper virus
(CDV) gây ra. Bệnh lây lan rất nhanh, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu ở chó
non với các các triệu chứng sốt, viêm phổi, viêm ruột và cuối cùng thường có hội
chứng thần kinh (Greene & cs., 2006; Appel & cs., 1978). Đặc biệt bệnh gây chết
với tỷ lệ rất cao.
Bệnh Care được báo cáo lần đầu tiên ở châu Âu vào năm 1760 (Appel Max Jg
& cs., 1972). Bệnh cũng xuất hiện ở một số nước châu Á và Nam Mỹ từ giữa thế kỷ
18 (Timothy, 2008; Woma & cs., 2009). Các triệu chứng lâm sàng và tiến triển của
bệnh đã được mô tả từ năm 1809 bởi Edward Jenner (Shell, 1990). Năm 1905, bác
sĩ thú y người Pháp Henri Carré đã phân lập được virus Care từ nước mũi của chó
bị bệnh. Sau đó năm 1923, Putoni lần đầu tiên chế Vaccine nhược độc, tuy nhiên
virus Vaccine này độc tính vẫn cịn cao. Từ năm 1948 về sau, với sự phát triển mạnh
mẽ của virus học, nhiều Vaccine phịng bệnh Care có hiệu quả đã ra đời. Các cơng
trình nghiên cứu về sự liên quan kháng nguyên giữa virus Care và virus sởi, giữa
virus Care và virus dịch tả trâu bò đã mở rộng ra được nhiều triển vọng cho việc
phòng bệnh Care bằng cách dùng virus dịch tả trâu bò và virus sởi theo nghiên cứu
của Merchant trong giai đoạn 1961 - 1969.
Một ổ dịch bệnh Care cũng đã được nghiên cứu vào năm 1991 ở chó cảnh
vùng Copenhagen (Đan Mạch). Khi kiểm tra 49 trong số 66 mẫu huyết thanh từ
chó nghi mắc bệnh Care bằng phản ứng ELISA, đều xác định sự có mặt của kháng
thể IgM kháng virus Care (Blixenkrone-Møller, 1993).
Một nghiên cứu về bệnh Care tại một vùng nơng thơn ở Nam Phi, có 5,5%
trong số chó được kiểm tra thấy có nhiễm virus Care (Eckersley & cs., 1992). Một
nghiên cứu khác so sánh trạng thái bệnh của những con chó nhiễm bệnh Care có

biểu hiện lâm sàng giữa những vùng đã phát triển với những vùng đang phát triển
trong khoảng thời gian hơn 3 năm cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm.
Trong khi ở vùng đang phát triển số chó bị nhiễm bệnh có biểu hiện triệu chứng
lâm sàng của bệnh Care là 43,6%. Cịn ở vùng phát triển số chó bị nhiễm bệnh có
triệu chứng lâm sàng của bệnh Care là 8,2% (Eckersley & cs., 1992). Chó nhiễm

5


bệnh Care cũng có liên quan đến việc lây nhiễm bệnh trên sư tử (Roelke-Parker &
cs., 1996) và cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của giống chó
hoang dã châu Phi (Lycaon pictus) ở vùng sinh thái Serengeti (Woodroffe &
Ginsberg, 1999).
Butler & cs. (2004) đã xác nhận rằng việc ăn thịt chó nhiễm bệnh là một
phương thức lây nhiễm rộng rãi cho các loài thú ăn thịt ở Zimbabwe. Ước tính
khoảng 4 triệu con chó trong những năm 1999 - 2000 ở Nam Phi và trong đó đã
xác nhận rằng khoảng 1 triệu con phải đưa đến bác sỹ thú y khám bệnh ít nhất 1
lần trong năm (Leisewitz & cs., 2001). Tính tổng hàng năm, số chó ở Tanzania
tăng 5% (Cleaveland & cs., 2006) và ở Zimbabwe là 6,5% (Butler & Bingham,
2000). Ở Nam Phi có thể có 6 triệu con trong những năm 2007 - 2008, trong đó
khoảng 1,5 triệu con phải đưa đến bác sỹ thú y khám ít nhất 1 lần trong năm.
Điều này cho thấy rằng chó ở Nam Phi đã khơng được tiêm phịng Vaccine và có
khả năng bị tái nhiễm bệnh, có thể tồn tại virus Care trong mơi trường, và đã xác
định rằng có ít nhất 300.000 cá thể được ghi nhận có mang virus giống
Morbillivirus trong quần thể. Từ đó cho thấy chó ni và chó hoang dã là nguồn
lây bệnh trong tự nhiên.
Ở những vùng đang phát triển ở ven đô thị của Nam Phi, tỷ lệ nhiễm bệnh
Care cao nhất vào mùa xuân và những tháng đầu của mùa hè, từ tháng 8 đến tháng
11 (Eckersley & cs., 1992). Tuy nhiên ở một số vùng đô thị lại cho thấy tỷ lệ nhiễm
cao hơn vào mùa đơng, chó nhiễm virus Care có tỷ lệ cao hơn 25-75% mà khơng

có biểu hiện bệnh về mặt lâm sàng (Leisewitz & cs., 2001).
Theo nghiên cứu của tác giả Timothy (2008), khi phân lập virus Care trên tế
bào Vero.DogSLAM từ các con chó bị nhiễm bệnh trong tự nhiên ở Nam Phi đã
cho kết quả là một số những đặc tính cơ bản của virus Care.
Nhiều nghiên cứu kiểm tra huyết thanh học và những nghiên cứu dịch tễ học
ở nhiều nơi trên thế giới đã chỉ ra rằng bệnh Care xuất hiện ở nhiều nơi trên thế
giới. Ở châu Phi, bệnh Care đã được xác nhận xuất hiện ở các chó ni tại Nam
Phi và Nigeria cũng như ở các châu lục khác (Leisewitz & cs., 2001). Nhiều dẫn
chứng của việc nhiễm virus Care đã được xác định ở các loài động vật hoang dã ở
Botswana, Zimbabwe, Nam Phi, Tanzania và nhiều vùng khác ở châu Phi (Butler
& cs., 2004; Woodroffe & Ginsberg, 1999).
Hiện nay bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, không những xảy ra ở chó

6


ni mà cịn ở nhiều quần thể động vật hoang dã. Giới nghiên cứu cho rằng những
chó mắc bệnh Care khơng có biểu hiện triệu chứng rõ ràng là mối đe dọa
nghiêm trọng cho việc bảo tồn nhiều loài thú ăn thịt và thú có túi. Thống kê từ các
nghiên cứu cho thấy, bệnh Care là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
sự tuyệt chủng của chồn chân đen, hổ Tasmania và là nguyên nhân gây tử vong
định kỳ của chó hoang dã châu Phi (Assessment, 2005). Năm 1991, bệnh xảy ra
trên quần thể sư tử Serengeti ở Tanzania làm giảm 20% số lượng toàn đàn (Woma
& Van Vuuren, 2009). Đặc biệt virus Care đã biến đổi và có khả năng gây bệnh
cho một số động vật biển (Kennedy & cs., 1989).
Bệnh Care xuất hiện nhiều ở các lồi vật ni và động vật hoang dã ở Mỹ
(Pardo & cs., 2005). Hơn 300 con chó đã được ghi nhận là bị chết khi bị nhiễm
bệnh Care ở Alaska (Maes & cs., 2003) và minh chứng của việc nhiễm virus
Care đã được xác định ở những con chó đã được tiêm phòng Vaccine ở Mexico
(Simon-Martinez & cs., 2008). Bệnh Care xut hin Brazil (Headley & Graỗa,

2000). Bnh Care cũng được phát hiện thấy trên cả hai loại chó đã được tiêm
phịng Vaccine và chó chưa được tiêm phịng Vaccine ở Argentina (Calderon
& cs., 2007). Dịch bệnh còn xuất hiện ở gấu trúc ở Chicago vào năm 1998
(Lednicky & cs., 2004).
Ở châu Âu, đã có những dẫn chứng của việc nhiễm virus Care ở Ý (Martella
& cs., 2006), Đức (Frisk & cs., 1999), Hungary (Demeter & cs., 2007) và Bắc
Irelend (Harder & Osterhaus, 1997). Một đợt dịch bệnh xuất hiện ở chó đã được
tiêm phịng Vaccine cũng xuất hiện ở Phần Lan. Ở Ba Lan, virus Care gây nhiễm
trên 71% số chó đã được tiêm Vaccine phịng bệnh (Jóžwik & Frymus, 2002), và
ở Úc dịch bệnh Care xuất hiện ở các trang trại chăn ni chó (Norris & cs., 2006).
Bệnh Care cũng thường thấy ở châu Á. Như tài liệu của các tác giả đã mô
tả: Dịch bệnh diễn ra ở các vùng khác nhau của Nhật Bản, (Lan & cs., 2006);
Thái Lan (Keawcharoen & cs., 2005); Hàn Quốc (An & cs., 2008); Ấn Độ
(Latha & cs., 2007).
Pawar & cs. (2011) đã phân lập thành công virus Care tại Ấn Độ và đã ứng
dụng kỹ thuật Realtime PCR, miễn dịch huỳnh quang để chẩn đoán phát hiện bệnh
Care. Gần đây các nhà khoa học của Trung Quốc đã phát hiện ra ổ dịch Care trên
loài khỉ Rhesus với tỷ lệ chết rất cao, với các triệu chứng như ho, sốt cao, gan bàn
chân bị dày lên, các triệu chứng này kéo dài trong một tháng. Nhóm nghiên cứu

7


của Sun & cs. (2010) cũng cảnh báo loài vượn và một số loài động vật ăn thịt quý
hiếm khác cũng có thể có nguy cơ nhiễm bệnh Care.
Kubo & cs. (2007) đã nghiên cứu về sự phân bố của các thể bao hàm trên các
cơ quan khác nhau của 100 chó được chẩn đốn dương tính với bệnh Care. Thể
bao hàm được tìm thấy ở các cơ quan như: phổi (70 chó), não (20 chó), bàng quang
(73 chó), dạ dày (78 chó), lách (77 chó), và hạch lympho (81 chó). Kết quả nghiên
cứu đã chỉ ra hạch amidan là cơ quan phù hợp nhất để phát hiện thể bao hàm ở

bệnh Care.
Del Puerto & cs. (2010) đã nghiên cứu cơ chế apoptosis của tế bào lympho và
não bằng cách đánh giá hàm lượng mRNA trong máu ngoại vi, hạch lympho và não
của chó mắc bệnh Care và chó khỏe mạnh bằng phương pháp rRT-PCR. Kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra cơ chế apoptosis tế bào của virus Care ở não và hạch lympho
của chó mắc bệnh Care là theo các cách thức khác nhau.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh Care ở Việt Nam
Bệnh Care được phát hiện tại Việt Nam từ năm 1920. Nghiên cứu của Hồ
Đình Chúc. (1993) đã chỉ ra thời kỳ ủ bệnh Care thường là 3 - 6 ngày (dài nhất là
17 - 21 ngày) và có thể kéo dài trong khoảng thời gian trên dưới 1 tháng. Chó phát
bệnh thường chết với tỷ lệ 50 - 80%, thậm chí lên đến 100% nếu khơng điều trị kịp
thời. Cho đến nay, bệnh xảy ra ở hầu hết các tỉnh và gây thiệt hại lớn do tỷ lệ tử
vong của bệnh rất cao (Lê Thị Tài, 2006). Tất cả các lồi chó đều cảm thụ bệnh,
nhưng mẫn cảm ở là lồi chó lai, chó cảnh, chó nội ít mẫn cảm hơn (Tơ Du & Xn
Giao, 2006).
Lan & cs. (2005) đã nghiên cứu thành cơng đặc tính sinh trưởng cụ thể của
một số chủng CDV trên dòng tế bào Vero có gắn receptor tương ứng với virus
Care (Vero-DogSLAMtag hay Vero-DST). Qua đó tác giả cũng chỉ ra tế bào VeroDST là dịng tế bào thích hợp có thể sử dụng để phân lập và xác định hiệu giá virus.
Để chẩn đốn bệnh Care, có rất nhiều phương pháp đã được các nhà nghiên cứu
sử dụng như: Miễn dịch gắn với enzyme (ELISA), phản ứng hóa mơ miễn dịch
(Immunohistochemistry), phản ứng Reverse Transcription - Polymerase Chain
Reaction (RT-PCR) để chẩn đoán bệnh Care ở Việt Nam (Lan & cs., 2006).
Lan & cs. (2008) đã phân lập thành công chủng virus gây bệnh trên chó mắc
bệnh tại Việt Nam. Virus Care được phân lập trên dòng tế bào Vero-DST, sau đó

8


được kiểm tra bằng phản ứng RT-PCR. Chủng CDV-HN1 có hiệu giá virus đạt
3,16 × 105 TCID50/25 l. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra đàn chó ở Hà Nội đã lây

nhiễm với virus Care.
Trong nghiên cứu của Lan & cs. (2009), hai chủng virus Care là Vn86 và
Vn99 đã được phân lập từ chó 4 tháng tuổi có đặc điểm là viêm não không mưng
mủ, viêm phổi, suy giảm tế bào lympho và viêm dạ dày ruột. Kết quả phân tích
sinh học phân tử đã chỉ ra 2 chủng phân lập được này đều thuộc nhóm cổ điển
(Classic type), khác xa với nhóm Asia 1 và Asia 2.
Nguyễn Thị Lan & Keonam Kheo (2012) đã chỉ ra đặc điểm bệnh lý của chó
Phú Quốc mắc bệnh Care và ứng dụng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang để chẩn
đoán bệnh. Các dấu hiệu lâm sàng đầu tiên khi mắc bệnh Care là sốt cao, biếng ăn
hoặc không ăn, nôn mửa đối với chó con, ho ở chó trưởng thành, có nốt sài tại
vùng da mỏng ở vùng bụng, tiêu chảy và có triệu chứng thần kinh như đi vịng
trịn. Bệnh tích đại thể tập trung chủ yếu ở phổi và ruột. Mặt cắt phổi có nhiều dịch
chảy ra; ruột có hiện tượng sung huyết, xuất huyết; đại não bị sung huyết. Các dấu
hiệu bệnh tích khác là: lách sưng, mặt cắt lồi, hạch lympho sưng, gan thối hóa,
túi mật sưng to. Các bệnh tích vi thể gồm có xuất hiện nhiều hồng cầu trong lòng
phế nang, vách phế nang đứt nát, thối hóa tế bào nhu mơ, lơng nhung ruột bị đứt
nát, thâm nhiễm tế bào viêm ở não.
Nguyễn Thị Lan & cs. (2015) đã nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của
chó được gây bệnh thực nghiệm bằng chủng virus Care (CDV-768). Kết quả
gây nhiễm chủng virus Care (CDV-768) cho 3 chó lai Becgie 2 tháng tuổi với
liều 106 TCID50/25l qua đường mắt, khí dung và miệng cho thấy chó có triệu
chứng ủ rũ, mệt mỏi, bỏ ăn, sốt, nơn mửa, tiêu chảy, ỉa ra máu, có nốt sài trên
da, sừng hóa gan bàn chân. Các bệnh tích đại thể chủ yếu ở phổi (mặt cắt phổi
có dịch, phổi nhục hóa), ruột có hiện tượng sung huyết, xuất huyết, đại não bị
sung huyết, hạch lympho sưng, gan thoái hóa, túi mật sưng to. Các bệnh tích vi
thể như xuất hiện nhiều hồng cầu trong lòng phế nang, vách phế nang đứt nát,
thối hóa tế bào nhu mơ, lơng nhung ruột bị đứt nát, thâm nhiễm tế bào viêm ở
não. Virus tập trung chủ yếu ở các cơ quan như phổi, hạch lympho, ruột. Các
kết quả thí nghiệm cho thấy chủng virus Care (CDV-768) có độc lực và có khả
năng gây bệnh cho chó.

Theo Trần Văn Nên & cs. (2017), vaccine vô hoạt Care được chế từ chủng

9


CDV-VNUA-768 đã được đánh giá có khả năng bảo hộ trên chó bằng cơng cường
độc với chủng CDV-HUA-04H. Thí nghiệm tiêm vaccine vô hoạt Care chế từ
chủng CDV-VNUA-768 cho những chó becgie cái 6 tuần tuổi, sau đó 3 tuần công
cường độc bằng chủng virus CDV-HUA-04H. Đáp ứng miễn dịch kháng thể của
chó thí nghiệm sau khi tiêm vaccine vơ hoạt Care gây ra được khảo sát bằng phản
ứng ELISA phát hiện kháng thể. Hiệu giá kháng thể đạt ngưỡng trên giá trị tới hạn
sau 21 ngày tiêm vaccine, sau đó đạt cực đại sau 35-42 ngày tiêm (với hiệu giá
trung bình đạt 1,54). Ở các ngày 42 tới 49 ngày sau khi tiêm, hiệu giá kháng thể
giảm dần nhưng vẫn đạt trên ngưỡng giá trị tới hạn ở 49 ngày với giá trị hiệu giá
trung bình đạt 1,35. Sau 21 ngày tiêm vaccine lần hai, các chó thí nghiệm và đối
chứng được công cường độc với chủng CDV-HUA-04H. Kết quả theo dõi hiệu giá
kháng thể đã chỉ ra ở lô tiêm vaccin đã tạo ra kháng thể đặc hiệu với virus Care
với giá trị hiệu giá trung bình đạt 0,69 lớn hơn giá trị tới hạn. Kết quả nghiên cứu
này cho thấy chó được tiêm vaccine vơ hoạt Care chế từ chủng CDV-VNUA-768
được bảo hộ 100%.
2.2. ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA VIRUS GÂY BỆNH CARE
2.2.1. Đặc điểm hình thái, cấu trúc, phân loại
* Đặc điểm hình thái của CDV
Virus Care (CDV) có hình vịng trịn, hình bán nguyệt do virus có dạng các
sợi tóc cuộn trịn hình thành. Dạng vịng trịn này có đường kính từ 115 nm đến
230 nm. Màng cuộn kép có độ dày từ 75 đến 85Ao với bề mặt tráng xoắn từ bên
trong theo Kennedy & cs.(1989) mô tả.
* Đặc điểm cấu trúc hệ gen virus CDV
Virus CDV được bao phủ bởi các gai glycoprotein có kích thước 8-14 nm và
chứa một nucleocapsid đối xứng xoắn ốc, có chiều dài 1 μm và đường kính 18 nm

(Maclachlan & Dubovi, 2010). Hệ gen CDV là phân tử RNA sợi đơn âm, có kích
thước khoảng ~ 16 kb, khơng chứa đầu 5'-UTR và khơng có chuỗi poly (A) ở đầu
3'-UTR, nhưng có các phân tử mã hóa chức năng 5' và 3'. Hệ gen của virus mã hóa
cho hai protein khơng cấu trúc (là C và V protein) và 6 protein cấu trúc, gồm: large
protein (L), haemagglutinin (H), phosphoprotein (P), nucleocapsidprotein (N),
fusion protein (F) và matrix protein (M) (Diallo, 1990).

10


×