Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và một số giải pháp nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất của công ty cổ phần xây dựng SUDICO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.29 KB, 52 trang )

MỤC LỤC
1
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.2. Kết quả ước lượng hàm tác động của chi phí lên lợi nhuận 27
Bảng 2.3. Kết quả ước lượng hàm tác động của lợi nhuận đối với chi phí 29
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
2
LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Qua nhiều năm đổi mới thì thế và lực nền kinh tế nước ta đã thay đổi mạnh mẽ.
Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng cấm vận kinh tế, quan hệ thương mại và đầu tư quốc
tế mở rộng, đã gia nhập ASEAN, ASEM, APEC, WTO. Cùng với đó là sự xuất hiện
những động lực mới đó là: Cạnh tranh thị trường ngày càng trở nên gay gắt, sự mở
rộng các cơ hội cũng như có không ít những thách thức đặt ra đối với các doanh
nghiệp Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển trên
thị trường thì phải biết tận dụng cơ hội để vượt qua các thử thách nhằm đem lại lợi
nhuận một cách tối đa nhất có thể với mức chi phí bỏ ra tối ưu.
Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Lợi nhuận được biểu hiện tập trung ở một trong những đòn bẩy kinh tế
có hiệu lực nhất kích thích mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, lợi nhuận còn là nguồn tài chính quan trọng dùng để tái sản xuất mở rộng
kinh doanh và nâng cao đời sống người lao động trong doanh nghiệp. Xuất phát từ vai
trò lớn của lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thì việc đi sâu tìm hiểu về
lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận để từ đó có biện pháp tăng lợi nhuận
cho doanh nghiệp là một việc làm rất thiết thực và hết sức cần thiết. Chi phí sản xuất
kinh doanh là một trong những nhân tố ảnh hưởng quyết định tới lợi nhuận. Vì vậy, để
tối đa hóa lợi nhuận các nhà quản lý doanh nghiệp có nhiều cách nhưng cách thường
dùng là phải xem xét mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận.
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa hiện nay, ngành xây dựng của nước ta đóng
vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế bền vững của đất nước. Ngành xây dựng
là một trong những ngành sản xuất mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, chiếm vị trí


quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Chính sách mở
cửa của Nhà nước đã tạo ra những cơ hội mới cũng như những khó khăn mới cho các
doanh nghiệp xây lắp trong nước khi vừa phải cạnh tranh với nhau lại vừa phải cạnh
tranh với các doanh nghiệp xây lắp nước ngoài có tiềm năng tài chính to lớn. Ngoài ra,
trong giai đoạn 2010 - 2011 thị trường xây dựng đã có những biến động tiêu cực từ
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cộng thêm với tình hình lạm phát gia tăng khiến
chính phủ thắt chặt đầu tư, các công trình ngưng trệ kéo dài. Trong một thế giới của sự
cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp phải luôn luôn nhận thức được thực tế đơn giản
này khi đặt ra mục tiêu sản xuất và doanh thu bởi vì mỗi một đồng chi phí không cần
thiết sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp đúng bằng đồng chi phí đó khi các yếu
tố khác không đổi.
3
Trong những năm qua cùng với sự chuyển mình của đất nước, bước sang nền
kinh tế thị trường, công ty cổ phần xây dựng SUDICO đã không ngừng tận dụng mọi
cơ hộ để vươn lên, đồng thời phát huy nội lực, vừa tập trung đầu tư vào các lĩnh vực
sản xuất chính là thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông,
thủy lợi, thủy điện, đường hầm, bưu điện, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu
công nghiệp, kinh doanh bất động sản. Với sự phát triển không ngừng của ngành xây
dựng Việt Nam, công ty cổ phần xây dựng SUDICO, một doanh nghiệp có vị trí và thế
mạnh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thi công xây dựng nên sẽ có một số thuận lợi
trong quá trình kinh doanh tuy nhiên doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Công ty
vẫn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những chính sách của chính phủ cũng như sự biến
động khó lường của thị trường, vẫn chưa đạt được mục tiêu hàng đầu của bất kỳ doanh
nghiệp nào cũng mong muốn đó là tối đa hóa lợi nhuận với mức chi phí tối thiểu nhất.
Công ty cần phải tìm cách xác định mức giá hợp lý, phải cắt giảm những chi phí không
cần thiết để vừa tiết kiệm, lại không ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Tuy nhiên
việc cắt giảm thế nào thì cần được xem xét và cân nhắc kỹ, công ty cũng cần xem xét
mức sản lượng hợp lý để tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy, việc kiểm định mối quan hệ
giữa chi phí và lợi nhuận là rất cần thiết để từ đó tìm ra được những giải pháp tối ưu
nhằm giúp công ty đạt được lợi nhuận tối đa với mức chi phí thấp nhất.

2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Để thực hiện đề tài, tác giả đã nghiên cứu những đề tài khoa học có liên quan
nhằm kế thừa những thành công của các đề tài đó và phát triển tính mới trong đề tài
của mình.
Đề tài: “Mối quan hệ chi phí và lợi nhuận tại công ty cổ phần SX - DV - XNK
Từ Liêm. Một số giải pháp để tối đa hóa lợi nhuận tại công ty” của sinh viênTrần Thị
Tuyến (2010) trong Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Thương Mại. Đề tài này đề
cập đầy đủ đến các lý thuyết chung về chi phí, lợi nhuận, mối quan hệ giữa chúng. Ưu
điểm lớn của đề tài là tác giả đã phân tích khá đầy đủ thực trạng thực hiện chi phí qua
các số liệu chi tiết trong vòng 5 năm, có sự so sánh thay đổi tỷ trọng qua từng năm.
Tuy nhiên, đề tài chưa làm rõ được các nhân tố trực tiếp ảnh hưởng tới sự tăng chi phí
cũng như các giải pháp đưa ra để tối đa hóa lợi nhuận còn sơ sài, chưa bám sát với tình
hình của doanh nghiệp, chưa dựa vào năng lực thực tế của doanh nghiệp để đề ra
những giải pháp phù hợp mà mới chỉ là những giải pháp chung cho toàn ngành.
Trong khi đó đề tài: “Kiểm định mối quan hệ chi phí - lợi nhuận và một số giải
pháp tối ưu hóa chi phí kinh doanh để tối đa hóa lợi nhuận tại công ty TNHH Tân
Thành An” của sinh viên Đỗ Thị Hương (2009) trong Luận văn tốt nghiệp, trường Đại
4
học Thương Mại. Đề tài này lại đi sâu vào phân tích mối quan hệ chi phí - lợi nhuận
nhất là trong năm 2008 khi tình hình kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề từ suy thoái
kinh tế toàn cầu, điều này là cần thiết để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục
các ảnh hưởng đó một cách kịp thời. Tuy nhiên, nhiều phần phân tích còn dài dòng
chưa đi sâu vào trọng tâm khiến bài luận bị dàn trải, chưa thấy rõ được các nhân tố
môi trường có ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực thế nào và làm thế nào để nắm
bắt được những nhân tố tích cực đó nhằm tối thiểu hóa chi phí kinh doanh của doanh
nghiệp. Ngoài ra, tác giả cũng chưa đưa ra được những biện pháp khác để tối đa hóa
lợi nhuận ngoài các giải pháp về tối thiểu hóa chi phí.
Với đề tài:“Lợi nhuận và một số giải pháp gia tăng lợi nhuận đối với công ty
gia dầy Hà Nội” của sinh viên Nguyền Thị Chi (2009) trong Luận văn tốt nghiệp,
trường Đại học Thương Mại và đề tài: “Mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và một

số giải pháp giảm thiểu chi phí kinh doanh để tối đa hóa lợi nhuận tại công ty TNHH
Tiến Động” của sinh viên Bùi Thị Thu Trang (2009) trong Luận văn tốt nghiệp, trường
Đại học Thương Mại. Cả 2 đề tài này đã có sự phân tích khá tốt về mối quan hệ giữa
chi phí và lợi nhuận về lý luận cũng như thực tiễn. Nhưng bên cạnh đó việc xây dựng
mô hình ước lượng chi phí và lợi nhuận tại đơn vị nghiên cứu đem lại kết quả chưa
phù hợp với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Ngoài ra còn có đề tài: “Mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận. Một số giải
pháp để tối đa hóa lợi nhuận tại công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng” của sinh
viên Nguyễn Thị Vân (2009) đã phân tích đủ các nội dung cơ bản về chi phí - lợi
nhuận trên lý thuyết cũng như trong thực tế doanh nghiệp, các phần phân tích không bị
dài dòng mà đi sâu vào trọng tâm. Đồng thời, tác giả cũng đã đầu tư nghiên cứu các
giải pháp cụ thể, đặc biệt là giải pháp về tối thiểu hóa chi phí kinh doanh và đã có sự
nắm bắt, điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tiễn doanh nghiệp vì vậy phần giải pháp
rất đầy đủ. Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa xây dựng được mô hình về mối quan hệ chi phí
lợi nhuận thông qua các phần mềm kinh tế lượng.
Như vậy, đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về mối quan hệ giữa chi
phí và lợi nhuận của việc thi công các công trình xây dựng và giải pháp tối đa hóa lợi
nhuận đối với sản phẩm xây dựng của công ty cổ phần xây dựng SUDICO mà chỉ liên
quan tới một phần lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Bên cạnh đó, để có kết quả tốt nhất
thì tác giả sử dụng phần mềm kinh tế lượng Eviews để ước lượng hàm chi phí, hàm lợi
nhuận nhằm đưa ra các giải pháp tối thiểu hóa chi phí.
5
3. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ ĐỀ TÀI
Với tính cấp thiết trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Kiểm định mối quan hệ
giữa chi phí và lợi nhuận và một số giải pháp nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất
của công ty cổ phần xây dựng SUDICO”để nghiên cứu nhằm đóng góp một phần vào
sự phát triển bền vững của công ty. Đề tài được kế thừa từ các đề tài trước các vấn đề như:
lý luận cơ bản về chi phí - lơi nhuận, sử dụng các phần mềm kinh tế lượng để ước lượng
các mô hình hàm chi phí biến đổi, hàm cầu. Nhưng đề tài này còn đi phân tích rõ cơ cấu
các chi phí để được chi phí nào có ảnh hưởng đến tổng chi phí nhiều nhất. Bên cạnh đó,

đề tài còn phân tích thêm mô hình chi phí, lợi nhuận để thấy rõ được mối quan hệ giữa 2
đại lượng này. Từ đó tác giả có đưa ra các biện pháp giảm thiểu chi phí hợp lý hơn với
mong muốn giúp công ty khắc phục những hạn chế trong thực tế.
Qua quá trình nghiên cứu tại công ty cổ phần xây dựng SUDICO, tác giả nhận
thấy việc thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty chưa thực sự hiệu quả. Bên
cạnh đó việc tính toán khả năng thi công các công trình của công ty và các chi phí sản
xuất tương ứng để lựa chọn và quyết định phương án kinh doanh vẫn chưa đạt được
mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận. Với mong muốn giúp công ty khắc phục những hạn
chế đó trong đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
• Trình bày lý luận về chi phí và lợi nhuận, mối quan hệ chi phí - lợi nhuận.
• Tình hình thực hiện chi phí và lợi nhuận của công ty hiện nay.
• Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận tại công ty bằng cách sử dụng
mô hình kinh tế để ước lượng và các phần mềm kinh lượng.
• Giải pháp và kiến nghị giúp công ty có thể tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi
nhuận.
4. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Mục tiêu nghiên cứu.
Những vấn đề được nghiên cứu trong đề tài này có ý nghĩa quan trọng đối với
sự phát triển của công ty. Tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài này nhằm đạt được một
số mục tiêu sau:
• Mục tiêu nghiên cứu về mặt lý luận
Tác giả nghiên cứu lý luận chung về chi phí và lợi nhuận, vai trò của chi phí và
lợi nhuận đối với công ty. Phân tích các nhân tố làm ảnh hưởng đến chi phí và lợi
nhuận.
• Mục tiêu nghiên cứu về mặt thực tiễn
Về mặt thực tiễn tác giả nghiên cứu nhằm đạt được một số mục tiêu sau:
6
- Phân tích thực trạng mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận tại công ty cổ phần xây
dựng SUDICO.
- Xây dựng các mô hình ước lượng để biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận.

Bên cạnh đó xác định mức sản lượng cung ứng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận tại công
ty.
- Dựa trên kết quả phân tích thực trạng và những kết luận rút ra từ mô hình tác giả sẽ
đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm giúp công ty tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa
lợi nhuận.
4.2. Đối tượng nghiên cứu.
Trong đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu về chi phí, doanh thu, lợi nhuận
của hoạt động xây lắp công trình và mối quan hệ giữa các yếu tố này trong quá trình
thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để tìm ra những nguyên nhân
quan trọng trong sự sụt giảm lợi nhuận và đề ra những giải pháp khắc phục hợp lý.
4.3. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu vấn đề thực trạng việc thực hiện chi phí và lợi nhuận
tại Công ty cổ phần xây dựng SUDICO giai đoạn 2010 – 2012.
- Phạm vi không gian: Trong đề tài này tác giả nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty ở phạm vi thị trường trong nước.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1.Phương pháp phân tích định tính
Phương pháp phân tích định tính là một loại hình nghiên cứu khoa học nhằm
tìm hiểu đáp án cho các câu hỏi nghiên cứu. Đó là việc sử dụng cách thức giới hạn quy
trình nghiên cứu một cách có hệ thống, thu thập những bằng chứng, cung cấp những
phát hiện chưa rõ ràng trong những giai đoạn trước và cung cấp những phát hiện mở
rộng hơn giới hạn chủ đề nghiên cứu.
Tác giả tiến hành tìm hiểu hiệu quả hoạt động kinh doanh và tình hình thực hiện
chi phí - lợi nhuận của công ty thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông
qua đó tiến hành nghiên cứu và phân tích vị thế của công ty trên thị trường và uy tín
đối với khách hàng. Nếu công ty có vị thế khá bền vững và chiếm được niềm tin trong
lòng khách hàng thì chứng tỏ rằng công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Mặt
khác, qua quá trình thực tập tại công ty tác giả cũng tiến hành quan sát môi trường làm
việc, tác phong, thái độ làm việc của các cán bộ nhân viên tại công ty và thăm dò ý
kiến của họ về tình hình thực hiện chi phí và lợi nhuận của công ty đã đạt được mục

tiêu đề ra hay chưa. Từ đó đưa ra kết luận về việc thực hiện chi phí và lợi nhuận tại
công ty, cùng với những ưu điểm cũng như những hạn chế mà công ty gặp phải trong
quá trình sản xuất kinh doanh.
7
5.2. Phương pháp phân tích định lượng
Phương pháp phân tích định lượng là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và
giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch. Phương
pháp phân tích định lượng dựa vào dữ liệu thu thập được từ các số liệu kế toán bao
gồm cả kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết về chi phí, lợi nhuận và doanh thu từ
phòng kế toán của công ty, tác giả tiến hành phân tích định lượng bằng các phương
pháp sau:
5.2.1. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp so sánh, đối chiếu là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích
bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu
chuẩn để so sánh là doanh thu, lợi nhuận, chi phí, kim ngạch nhập khẩu của các năm
trước so với năm sau. Trên cơ sở so sánh để đưa ra kết luận những yếu tố nào tăng,
giảm hay không đổi qua các năm.
Thông qua những số liệu về chi phí và lợi nhuận đã thu thập được qua các năm,
tác giả tiến hành so sánh đối chiếu, xem xét lợi nhuận của năm sau thu được có cao
hơn năm trước nó hay không, chi phí bỏ ra tương ứng của các năm có chênh lệch
nhiều không, lợi nhuận thu về có đáng với chi phí bỏ ra hay chưa. Từ đó đánh giá xem
tình hình hoạt động của công ty đang ở mức độ nào, có những mặt mạnh nào cần phát
huy và mặt yếu cần khắc phục. Và vấn đề này sẽ tiếp tục được giải quyết ở chương 2.
5.2.2. Phương pháp biểu đồ, đồ thị
Phương pháp biểu đồ, đồ thị là phương pháp sử dụng các sơ đồ hình vẽ về cung
cầu, các đồ thị về cơ chế tỷ giá hay hình vẽ, biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa tỷ giá
hối đoái với kim ngạch nhập khẩu, chi phí, doanh thu, lợi nhuận. Thông qua các biểu
đồ, bảng biểu sẽ giúp ta đánh giá mối tương quan giữa các đại lượng để có thể phân
tích dựa trên nguồn dữ liệu thu thập được.
Tác giả sử dụng phương pháp này để biểu diễn các số liệu thu thập được dưới

dạng biểu đồ, đồ thị để thấy rõ sự khác biệt cũng như sự thay đổi của những số liệu
nảy qua các năm. Từ đó giúp người đọc có cái nhìn trực quan, tổng quát về vấn đề
đang nghiên cứu.
5.2.3. Phương pháp mô hình kinh tế lượng
Phương pháp mô hình kinh tế lượng là một phương pháp thống kê mà giá trị kỳ
vọng của một hay nhiều biến ngẫu nhiên được dự đoán dựa vào điều kiện của các biến
ngẫu nhiên (đã tính toán) khác.
Trên cơ sở các tài liệu đã thu thập và xử lý, tác giả đã xây dựng mô hình chi
phí, lợi nhuận và sử dụng phần mềm Eviews để kiểm định mối quan hệ giữa hai đại
lượng này. Từ đó đưa ra kết luận chính xác chi phí và lợi nhuận của công ty có mối
8
quan hệ tỷ lệ nghịch hay tỷ lệ thuận và đề xuất những giải pháp để giảm thiểu chi phí
sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận của công ty.
6. KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Ngoài tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ
hình vẽ thì nội dung chính của luận văn có kết cấu gồm 3 chương như sau:
• Chương 1: Một số lý luận cơ bản về kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận
và tối thiểu hóa chi phí.
• Chương 2: Thực trạng về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận của công ty cổ phần
xây dựng SUDICO – Sông Đà.
• Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị nhằm tối thiểu hóa chi phí của công ty cổ phần
xây dựng SUDICO – Sông Đà.
9
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ
VÀ LỢI NHUẬN VÀ TỐI THIỂU HÓA CHI PHÍ
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN
1.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí
1.1.1.1. Khái niệm chi phí
Chi phí là khái niệm cơ bản trong kinh tế học, là sự hao phí về nguồn lực để các

doanh nghiệp đạt được mục tiêu cụ thể. Tức là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt
động kinh tế như sản xuất, giao dịch… nhằm mua được các loại hàng hóa dịch vụ cần
thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Theo Giáo trình kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội (2006), thì
“chi phí sản xuất là số tiền mà một nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải chi để mua các
yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích thu lợi
nhuận”.
Còn theo Mankiw (2006) lại chỉ ra rằng “chi phí của một thứ là các mà bạn phải
bỏ ra để có được thứ đó”.
Như vậy, chi phí là toàn bộ các phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành
sản xuất kinh doanh trong một giai đoạn nhất định.
1.1.1.2. Phân loại chi phí
 Căn cứ vào nội dung và tính chất của các khoản chi, các loại chi phí được phân
thành:
- Chi phí cơ hội
Các quyết định đều có chi phí cơ hội, bởi vì lựa chọn một việc trong một thế
giới của sự khan hiếm có nghĩa là phải từ bỏ một việc khác.
Theo Samuelson (2007) cho rằng “chi phí cơ hội là giá trị của hàng hóa hoặc
dịch vụ phải từ bỏ để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ đó”.
Còn theo McConnell (2003): “chi phí cơ hội là giá trị bị mất đi do không sử
dụng nguồn lực vào phương án bị bỏ qua tốt nhất”.
Tóm lại, chi phí cơ hội của việc sử dụng nguồn lực là toàn bộ những chi phí mà
doanh nghiệp phải đánh đổi để có thể sử dụng các nguồn lực nhằm sản xuất ra hàng
hóa, dịch vụ.
- Chi phí kế toán
Theo Nicholson (2003) cho ra rằng “chi phí kế toán là toàn bộ các chi phí mà
doanh nghiệp đã thực chi ra để sản xuất hàng hóa và dịch vụ”. Nó chính là chi phí
hiện.
10
- Chi phí kinh tế

Theo Thomas (2003) thì chi phí kinh tế là bao gồm các chi phí rõ ràng liên quan
đến hoạt động hàng ngày của một doanh nghiệp và là chi phí (gián tiếp) tiềm ẩn.
Chi phí kinh tế = chi phí kế toán + chi phí cơ hội
 Căn cứ vào thay đổi của đầu vào, các chi phí của doanh nghiệp được phân thành
hai loại:
- Chi phí trong ngắn hạn: Chi phí trong ngắn hạn là những chi phí phát sinh trong ngắn
hạn, giai đoạn mà doanh nghiệp không có đủ điều kiện để thay đổi toàn bộ đầu vào.
- Chi phí trong dài hạn: Chi phí trong dài hạn là chi phí phát sinh trong dài hạn, giai
đoạn mà các doanh nghiệp có đủ điều kiện thay đổi toàn bộ các đầu vào.
1.1.2. Khái niệm và phân loại lợi nhuận
1.1.2.1. Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia trên thị trường đều mong muốn thu được lợi
nhuận tối đa.
Theo McConnell (2003) thì “lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng thu nhập
của doanh nghiệp và tổng chi phí trong một thời kỳ nhất định”.
Theo Nguyễn Văn Dần (2009): “lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh
thu và tổng chi phí”.
Tóm lại, lợi nhuận chính là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư
sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội, là
phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.
Lợi nhuận được tính bằng công thức:
Π = TR – TC = (P – ATC)*Q
Trong đó: P là giá bán
Q là khối lượng đơn vị sản phẩm bán ra.
(P – ATC) là lợi nhuận đơn vị sản phẩm.
ATC là chi phí trung bình đơn vị sản phẩm.
1.1.2.2. Phân loại lợi nhuận
- Lợi nhuận kế toán: Lợi nhuận kế toán được xác định bằng cách lấy doanh thu trừ đi
chi phí kế toán. Đó là khoản chi phí không tính đến những chi phí tiềm ẩn hay chi phí

cơ hội.
Lợi nhuận kế toán = Doanh thu - chi phí kế toán
- Lợi nhuận kinh tế: Lợi nhuận kinh tế được xác định bằng tổng doanh thu trừ đi chi phí
kinh tế. Lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn lợi nhuận kế toán do khi tính toán ta phải trừ đi
những khoản chi phí cơ hội của doanh nghiệp mất đi khi thực hiện dự án kinh doanh
này.
11
Lợi nhuận kinh tế = Doanh thu - chi phí kế toán - chi phí cơ hội
1.2.MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN
1.2.1.Lý thuyết chung về chi phí
1.2.1.1. Các chỉ tiêu phản ánh chi phí sản xuất
 Các chỉ tiêu về tổng chi phí
- Tổng chi phí (TC)
Theo Nguyễn Văn Dần (2006) thì “tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp là
toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra cho tất cả yếu tố sản xuất biến đổi trong mỗi
đơn vị thời gian”, bao gồm 2 bộ phận cấu thành: Chi phí cố định và chi phí biến đổi
(TC = TFC + TVC).
Theo Samuelson (2007): “tổng chi phí là phí tổn bằng tiền tối thiểu cần để sản
xuất ra mỗi mức sản lượng Q”. Tổng chi phí tăng lên khi Q tăng.
Q
0
TVC
TFC
TC
C
C
0
Hình 1.2.1. Đồ thị các đường tổng chi phí
- Tổng chi phí cố định (TFC)
Theo Thomas (2003) thì “tổng chi phí cố định là một khái niệm sản xuất ngắn

hạn, là những phần chi phí kinh doanh không thay đổi theo quy mô sản xuất, nếu xét
trong khuôn khổ công suất sản xuất nhất định”. Chi phí cố định của sản xuất có liên
quan đến việc mua và duy trì các yếu tố cố định của sản xuất.
- Tổng chi phí biến đổi (TVC)
Theo Thomas (2003) thì “tổng chi phí biến đổi của sản xuất có liên quan đến
việc mua và duy trì các yếu tố biến đổi của sản xuất”.
Như vậy, tổng chi phí biến đổi là những phí tổn thay đổi cùng với mức sản
lượng gồm nguyên vật liệu, tiền công, tiền nhiên liệu và bao gồm tất cả chi phí không
phải là cố định.
Nhìn vào hình vẽ 1.2.1 ta thấy do TFC là một số cố định nên đường TFC nằm
ngang song song với trục hoành và cắt trục tung tại điểm có tung độ chính bằng giá trị
12
TFC. Ngay cả khi doanh nghiệp không sản xuất ra bất kỳ một sản phẩm nào thì vẫn
phải chịu một khoản chi phí cố định C
0
. Đường TVC và TC có cùng độ dốc và cách
nhau một khoảng bằng TFC. Vì vậy, nên đường tổng chi phí (TC) có dạng giống với
đường tổng chi phí biến đổi (TVC), đường TC luôn song song với đường TVC và cách
TVC một đoạn bằng đúng bằng chi phí cố định (TFC).
1.2.1.2. Các yếu tố làm thay đổi chi phí
a)Giá cả các yếu tố đầu vào
Giá cả các yếu tố đầu vào là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất ảnh hưởng đến
chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Giá cả yếu tố đầu vào tăng lên làm cho tổng chi phí
tăng lên và chi phí bình quân cũng tăng lên tương ứng và ngược lại. Như vậy giá cả
các yếu tố đầu vào và tổng chi phí có mối quan hệ tỷ lệ thuận.
Giá cả các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến chi phí doanh nghiệp gồm: Chi phí
nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị…những yếu tố này có tỷ trọng khá lớn
trong tổng chi phí, khi có sự thay đổi nhỏ trong giá cả thì sẽ có tác động rất lớn đến
tổng chi phí.
b) Khối lượng hàng hóa được sản xuất ra

Khối lượng hàng hóa được sản xuất ra cũng là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến
chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Rõ ràng là khi khối lượng hàng hóa được sản xuất
ra tăng lên thì cũng đồng nghĩa với chi phí sản xuất cũng sẽ tăng lên. Vì vậy, việc xác
định được khối lượng hàng hóa cần sản xuất tối ưu sẽ chính là một trong những
phương pháp để tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp với mức chi phí tối thiểu.
c) Các yếu tố khác
Ngoài các yếu tố trên thì chi phí của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của
nhiều nhân tố khác như: Trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, sự thành
thạo nghiệp vụ, hiểu biết về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình
hình diễn biến thị trường…những yếu tố này cũng có tác động khá mạnh chi phí sản
xuất của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần phải có những chiến lược và chính
sách phù hợp góp phần tối thiểu hóa chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
1.2.1.3. Vai trò của chi phí đối với hoạt động sản xuất
Doanh nghiệp muốn thực hiện các mục tiêu kinh doanh thì doanh nghiệp phải
bỏ ra những chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chưa có chi phí thì doanh
nghiệp không thể tồn tại và hoạt động được. Điều này được thể hiện rõ hơn trong công
thức tính lợi nhuận đó là:
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
13
Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bao gồm chi phí cho việc sản xuất sản phẩm, chi
phí tổ chức tiêu thụ sản phẩm và những khoản tiền thuế gián thu nộp cho nhà nước…
Tuy nhiên, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác nhau thì nội dung cơ cấu
chi phí sẽ không giống nhau. Điều quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp là phải
luôn quan tâm đến tiết kiệm chi phí vì nếu chi phí không hợp lí, không đúng với thực
tế của nó đều gây ra những trở ngại trong quản lý và đều làm giảm lợi nhuận của
doanh nghiệp.
Như vậy, doanh nghiệp muốn thắng trong cạnh tranh, một vấn đề quan trọng
mà bất cứ doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế cũng đều phải quan tâm là giảm chi
phí sản xuất, vì giảm một đồng chi phí có nghĩa là tăng một đồng lợi nhuận trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi. Lợi nhuận có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát

triển của doanh nghiệp, lợi nhuận thể hiện việc kinh doanh có hiệu quả. Như vậy
doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua việc trích lập các
quỹ làm tăng nguồn vốn kinh doanh, quỹ đầu tư phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu
tài sản tăng thêm ở những kỳ sau. Cũng nhờ vào lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể cải
tiến trang bị thêm tài sản cố định để nâng cao năng lực sản xuất góp phần thúc đẩy giá
thành sản phẩm, từ đó tạo ta điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong cạnh trạnh.
1.2.2.Lý thuyết chung về lợi nhuận
1.2.2.1. Các yếu tố ảnh hướng đến lợi nhuận
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp tuy nhiên chúng ta
có thể tổng hợp thành 3 nhóm sau:
- Quy mô sản xuất hàng hóa và dịch vụ: Khi cung về hàng hóa lớn hơn cầu thì giá hàng
hóa đó sẽ giảm còn ngược lại nếu cung bé hơn cầu thì giá tăng. Điều này sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Theo Giáo trình kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội (2006), thì
“Giá cân bằng là mức giá mà ở đó số lượng cung bằng số lượng cầu, ứng với số lượng
này gọi là số lượng cân bằng”, với mức giá này doanh nghiệp sẽ thu được doanh thu ở
mức ổn định, doanh nghiệp có lãi. Khi lượng cung lớn hơn lượng cầu thì sẽ dẫn tới giá
hàng hóa đó giảm làm cho doanh thu giảm, lợi nhuận giảm và ngược lại khi lượng cầu
lớn hơn lượng cung thì giá sẽ tăng làm cho doanh thu tăng, lợi nhuận tăng. Tuy nhiên,
khi giá giảm lại kích thích khách hàng tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn, do đó mà giảm giá
ở một mức nào đó mà khối lượng sản phẩm tiêu thụ mạnh hơn thì vẫn có thể làm tăng
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Giá cả và chất lượng của các đầu vào: Nếu doanh nghiệp tìm được nguồn cung cấp
đầu vào với chất lượng cao với mức giá thấp thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận còn
ngược lại thì doanh nghiệp có thể sẽ bị lỗ. Bên cạnh đó, phương pháp kết hợp các đầu
vào trong quá trình sản xuất cũng tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Cùng một
14
đầu vào như thế nhưng nếu doanh nghiệp biết cách kết hợp hợp lý thì sẽ tối thiểu hóa
được chi phí để tối đa hóa lợi nhuận.
- Giá bán hàng hóa và dịch vụ cùng toàn bộ hoạt động nhằm thúc đẩy nhanh quá trình

tiêu thụ và thu hồi vốn: Khi dịch vụ của doanh nghiệp tốt cùng với mức giá bán hàng
hóa hợp lý thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng khi đó doanh thu của doanh nghiệp sẽ
tăng nhanh kéo theo lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng theo.
Như vậy, có rất nhiều yếu tố tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Những
nhân tố đó có thể ảnh hưởng bất lợi đến lợi nhuận hay cũng có thế nhân tố góp phần
thúc đẩy tăng lợi nhuận. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có chiến lược và phương án
kinh doanh hợp lý để không ngừng tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.2.2.2. Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp
Lợi nhuận có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp nên mục tiêu của mọi quá trình kinh
doanh đều gắn liền với lợi nhuận và tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn tối đa
hóa lợi nhuận. Các doanh nghiệp đều mong muốn tối đa hóa lợi nhuận. Các doanh
nghiệp sẽ không tồn tại nếu như hoạt động sản xuất kinh doanh không mang lại lợi
nhuận cho họ. Lợi nhuận là căn cứ để đánh giá năng lực về nhân sự, năng lực tài
chính, năng lực về quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận được coi là một đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời còn là một chỉ
tiêu cơ bản để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là
nguồn tích lũy quan trọng giúp doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, mở rộng quy mô sản
xuất kinh doanh, là điều kiện để củng cố thêm sức mạnh và uy tín của doanh nghiệp
trên thương trường. Lợi nhuận là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo tái sản xuất
được mở rộng. Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo
được một khoản lợi nhuận để có thể bổ xung vào nguồn vốn đầu tư, mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển ổn định
được, làm cơ sở để doanh nghiệp huy động vốn bên ngoài được dễ dàng.
1.2.3. Lý thuyết về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận
1.2.3.1. Mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận
Mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận (π = TR – TC) được thể hiện thông qua
sự tiếp cận từ tổng doanh thu (TR) và tổng chi phí (TC).
15
Hình 1.2.3.1 Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận

Dựa vào đồ thị hình 1.2.3.1 ta có: Khi bắt đầu sản xuất thì doanh nghiệp đã phải
chịu một khoản chi phí cố định nên đường biểu diễn tổng lợi nhuận π xuất phát từ
điểm -C
0
và tăng dần cho đến khi lợi nhuận cao nhất tại điểm mà MC = MR (điểm sản
lượng tối ưu Q
*
), sau đó lợi nhuận lại giảm dần.
Tổng lợi nhuận là khoảng cách thẳng đứng từ TC lên TR. Độ dốc của đường
tổng doanh thu (TR) chính là doanh thu biên (MR) của doanh nghiệp. Độ dốc của
đường tổng chi phí (TC) ở bất cứ mức sản lượng nào chính là đường chi phí biên
(MC) của đơn vị sản phẩm đó. Như vậy, lợi nhuận sẽ tối đa hóa ở mức sản lượng Q*
khi đường TR và TC có độ dốc bằng nhau, tại đó khoảng cách tung độ EF = TR –TC
là lớn nhất.
Nhìn vào đồ thị ta thấy một số điểm sau:
- Ban đầu với mức sản lượng Q = 0, với chi phí C
0
thì doanh nghiệp bị thua lỗ do không
sản xuất (π = -C
0
).
- Khi TR = TC tương ứng với mức sản lượng Q
1
và Q
2
khi đó doanh nghiệp sẽ hòa vốn
(π = 0).
- Khi TR < TC tương ứng với mức sản lượng Q
1
< Q < Q

2
thì doanh nghiệp có lãi (π >
0). Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng Q
*
, khi khoảng cách giữa TR
16
và TC là lớn nhất và chính bằng đoạn EF. Với E, F là 2 tiếp điểm của tiếp tuyến song
song của TR và TC, khi đó độ dốc của 2 đường TR và TC là như nhau, khi đó MR =
MC. Khi sản lượng từ Q
1
đến Q
*
, khi đó MR > MC nghĩa là khi sản lượng tăng thì lợi
nhuận của doanh nghiệp tăng. Khi sản lượng tăng từ Q
*
đến Q
2
, lúc này MR < MC,
điều này phản ánh tốc độ tăng của tổng chi phí lớn hơn tổng doanh thu nên lợi nhuận
của doanh nghiệp giảm.
- Khi TR > TC tương ứng với mức sản lượng Q < Q
1
hoặc Q > Q
2
, vì tổng doanh thu
không đủ bù đắp tổng chi phi phí nên doanh nghiệp bị thua lỗ (π < 0).
1.2.3.2. Tối đa hóa lợi nhuận
Theo Nicholson (2003) thì nếu một công ty theo đuổi mục tiêu đạt tối đa hóa lợi
nhuận thì họ sẽ tìm cách làm cho sự khác biệt giữa tổng doanh thu và tổng chi phí lớn
nhất có thể.

Như vậy, tối đa hóa lợi nhuận là hành vi và hoạt động làm tăng lợi nhuận hoặc
làm giảm chi phí sản xuất, tức là doanh nghiệp phải làm gì để đạt được lợi nhuận cực
đại cho doanh nghiệp. Quy tắc chọn sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận chung cho mọi
kết cấu thị trường là: Tăng sản lượng chừng nào doanh thu cận biên còn vượt quá chi
phí cận biên cho đến khi có MR = MC thì dừng lại. Lợi nhuận đạt cực đại khi MR =
MC.
Q
MR
MC
E
Q
*
TC, P
Q
2
Q
1
A
B
M
N
Hình 1.2.3.2. Đồ thị về nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận chung
Nhìn vào hình 1.2.3.2 ta thấy lợi nhuận sẽ đạt cực đại tại điểm E là giao điểm
của hai đường MR và MC. Lợi nhuận π
max
khi và chỉ chi MC = MR, nhưng phải tại
17
điểm đường MC đi lên bởi vì sản lượng tối đa hóa lợi nhuận hay tối thiểu hóa số lỗ là
mức Q
*

. Với một mức sản lượng thấp hơn Q
*
như mức sản lượng Q
1
(tại điểm đường
MC đi xuống) trên hình vẽ có doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên. Như vậy,
việc mở rộng sản xuất sẽ làm tăng lợi nhuận hoặc giảm bớt phần thua lỗ. Còn nếu
doanh nghiệp vẫn sản xuất tại mức sản lượng Q
1
thì khi đó sẽ lỡ mất đi một phần lợi
nhuận bằng diện tích của tam giác ABE ở mức sản lượng cung ứng ra thị trường thấp
hơn mưc sản lượng cung ứng tối ưu. Phía bên phải của Q
*
, MC vượt quá MR (tại điểm
đường MC đi lên). Việc mở rộng sản xuất sẽ làm tăng chi phí nhiều hơn mức doanh
thu và lúc này việc thu hẹp sản xuất sẽ tiết kiệm chi phí nhiều hơn so với doanh thu bị
mất. Vì động cơ lợi nhuận, sản lượng sẽ được tăng lên ở bên trái Q
*
và được giảm ở
bên phải Q
*
như được biểu thị ở mũi tên trong hình trên. Động cơ này sẽ dẫn các hãng
kinh doanh đến việc lựa chọn mức sản lượng Q
*
. Và cũng chính ở Q
*
doanh thu cận
biên đúng bằng chi phí cận biên.
1.3.NỘI DUNG VÀ NGUYÊN LÝ GIẢI QUYẾT VỀKIỂM ĐỊNH MỐI QUAN
HỆ GIỮA CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN

1.3.1. Nội dung nghiên cứu về kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận
1.3.1.1. Một số chỉ tiêu đánh giá chi phí
Một số chỉ tiêu đánh giá chi phí của doanh nghiệp đó là:
- Tỷ suất chi phí trên doanh thu (TSCP/DT): Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu
thu được cần bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí, chỉ ra rằng việc sử dụng chi phí của doanh
nghiệp có hiệu quả hay không.
TSCP/DT = CP*100/DT
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá tình hình thực hiện qua các năm
của doanh nghiệp, so sánh tình hình thực hiện chi phí với các doanh nghiệp trong cùng
ngành hoặc so sánh với toàn nghành.
Ngoài ra ta có thể đánh giá kỹ hơn về tình hình thực hiện chi phí doanh nghiệp
thông qua các chỉ tiêu phân tích các loại chi phí cụ thể cụ thể sau:
- Tỷ suất chi phí cố địnhtrên doanh thu (TSCPCĐ/DT):
TSCPCĐ/DT = CPCĐ*100/DT
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thu được cần bỏ ra bao
nhiêu đồng chi phí cố định.
- Tỷ suất chi phí biến đổitheo doanh thu (TSCPBĐ/DT):
TSCPBĐ/DT = CPBĐ*100/DT
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thu được thì cần bỏ ra bao
nhiêu đồng chi phí biến đổi.
18
Các tỷ suất này dùng đánh giá so sánh giữa các năm của doanh nghiệp, để từ đó
thấy được hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp.
1.3.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
ROA là hệ số tổng hợp để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư.
ROA cho biết cứ một đồng tài sản thì doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và
đánh giá hiệu suất sửdụng tài sản của doanh nghiệp. ROA càng cao thì càng tốt.
- Hệ số lợi nhuận ròng (ROS)

ROS = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
Hệ số lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng của một doanh nghiệp so
với doanh thu của nó. Hệ số càng cao càng tốt vì nó phản ánh hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp trong một đồng doanh thu doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế.
1.3.2.Nguyên lý kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận
Để phân tích rõ tình hình thực hiện chi phí và lợi nhuận và giải pháp tối thiểu
hóa chi phí, tác giả sẽ tiến hành xây dựng mô hình kinh tế lượng, thu thập số liệu về
chi phí, lợi nhuận và doanh thu từ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, sau đó sử
dụng phương pháp thống kê và phân tích để xử lý dữ số liệu. Đề tài nghiên cứu yêu
cầu đánh giá chính xác mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận. Vì vậy nên tác giả sẽ đi
xây dựng mô hình ước lượng như sau:
- Hàm biểu diễn ảnh hưởng của nhân tố chi phí đến lợi nhuận có dạng như sau:
Y = a + b*X
Tác giả Sử dụng phương pháp bình quân nhỏ nhất OLS để tiến hành ước lượng
mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận. Thông qua phần mềm Eviews để tiến hành ước
lượng mô hình.
Từ những kết quả đã được ước lượng được, tác giả sẽ tìm được mối quan hệ tỷ
lệ của chi phí và lợi nhuân cho công ty. Mối quan hệ chi phí - lợi nhuận của công ty là
tỷ lệ thuận nếu tham số b > 0, điều này chỉ ra rằng khi chi phí tăng thì lợi nhuận cũng
tăng theo, chi phí giảm thì lợi nhuận giảm. Chi phí và lợi nhuận có mối quan hệ tỷ lệ
nghịch nếu tham số b < 0, khi đó chi phí tăng thì lợi nhuận giảm hoặc chi phí giảm thì
lợi nhuận tăng.
- Hàm biểu diễn ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận đến chi phí có dạng như sau:
19
X = c + d*Y
Tác giả sử dụng phương pháp bình quân nhỏ nhất OLS để tiến hành ước lượng
mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận. Thông qua phần mềm Eviews để tiến hành ước
lượng mô hình.
Từ những kết quả đã được ước lượng được, tác giả sẽ tìm được mối quan hệ tỷ

lệ của lợi nhuận và chi phí cho công ty. Mối quan hệ lợi nhuận - chi phí của công ty là
tỷ lệ thuận nếu tham số d > 0, điều này chỉ ra rằng khi lợi nhuận tăng thì chi phí cũng
tăng theo, lợi nhuận giảm thì chi phí giảm. Lợi nhuân và chi phí có mối quan hệ tỷ lệ
nghịch nếu tham số d < 0, khi đó lợi nhuận tăng thì chi phí giảm hoặc lợi nhuận giảm
thì chi phí tăng.
Thông qua những dữ liệu này để đưa ra các kết luận, tìm ra những nguyên nhân
của mối quan hệ tỷ lệ thuận hoặc nghịch của chi phí - lợi nhuận. Từ đó đề xuất một số
giải pháp, kiến nghị nhằm giúp công ty đạt được mục tiêu tối thiểu hóa chi phí, để tối
đa hóa lợi nhuận trong giai đoạn tiếp theo của hoạt động sản xuất kinh doanh.
20
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SUDICO – SÔNG ĐÀ
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
SUDICO – SÔNG ĐÀ
2.1.1. Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng SUDICO – Sông Đà
 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần xây dựng SUDICO được thành lập trên cơ sở tiền thân từ Xí
nghiệp kinh doanh và khai thác xây dựng đô thị. Xí nghiệp được thành lập căn cứ theo
quyết định số 30/TCT-TCĐT ngày 26 tháng 2 năm 2003 của Tổng giám đốc Tổng
Công ty Sông Đà về việc thành lập xí nghiệp kinh doanh và khai thác xây dựng Đô thị
thuộc Công ty đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà.
Công ty cổ phần xây dựng SUDICO được thành lập ngày 23 tháng 12 năm
2009 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103043060 của Sở Kế hoạch và
Đầu tư thành phố Hà Nội. Trụ sở chính tại tầng 2, Toà nhà CT1(khối 25 tầng) - Khu
đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì - Xã Mễ Trì - Huyện Từ Liêm - Thành phố Hà Nội.
 Lĩnh vực kinh doanh
- Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy
điện, đường hầm, bưu điện, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, các

công trình đường dây, trạm biến thế điện…
- Kinh doanh phát triển nhà ở, trụ sở cơ quan, khách sạn…
- Tư vấn thiết kế xây dựng.
- Kinh doanh bất động sản
- Kinh doanh các dịch vụ bất động sản.
- Kinh doanh khai thác các dịch vụ về nhà ở, khu đô thị và khu công nghiệp.
- Tư vấn thiết kế kỹ thuật, quy hoạch chi tiết đô thị và khu công nghiệp, tư vấn thiết kế
công trình dân dụng, công nghiệp.
2.1.2. Các nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ
phần xây dựng SUDICO – Sông Đà
2.1.2.1. Nhân tố chủ quan
- Cơ sở vật chất kỹ thuất của công ty: Cơ sở vật chất quyết định một phần không nhỏ
chất lượng sản phẩm của công ty. Thiết bị, máy móc công ty gồm nhiều loại mới, hiện
đại như: máy hàn, máy sản xuất gạch các loại, máy đào, máy ủi, máy đầm, máy khoan
đá, cẩu các loại, máy trộn bê tông, máy nghiền sàng. Năm 2011 và 2012 do công ty
mua thêm nhiều máy móc thiết bị mới nên chi phí tăng cao. Nhưng chất lượng công
21
trình thi công được đảm bảo hơn, do đó sản phẩm của công ty tạo được uy tín chất
lượng cao, vì thế mà lợi nhuận của hai năm này vẫn tăng.
- Các chính sách kinh doanh, chính sách quản lý công ty: Giá vốn các công trình chiếm
một tỷ lệ rất lớn trong tổng chi phí của công ty. Do đó công ty chú trọng rất nhiều đến
khâu thu mua nguyên vật liệu. Công ty luôn căn cứ vào kế hoạch thi công theo tiến độ
chung và từng thời gian để có kế hoạch nhập nguyên vật liệu. Trước khi thu mua
nguyên vật liệu cần nắm vững tình hình thị trường và nhu cầu tiêu dùng để phối hợp
với các bộ phận thi công và thiết kế để sử dụng.
- Yếu tố về người lao động: Đội ngũ cán bộ là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển
của công ty. Đội ngũ quản lý, nhân viên văn phòng của công ty hầu hết đều có trình độ
đại học trở lên. Lao động lành nghề, nhiều kinh nghiệm là yếu tố quan trọng quyết
định chất lượng thi công công trình xây dựng, nhất là với đặc thù của nghành liên quan
trực tiếp đến tính mạng của người sử dụng công trình.

- Yếu tố về nguồn lực tài chính của công ty: Nguồn lực tài chính cũng là một trong
những yếu tố chính tác động tới chi phí và lợi nhuận của công ty. Khi nguồn lực tài
chính của công ty mạnh, công ty có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh
hơn. Khả năng tận dụng máy móc, thiết bị và trang bị kỹ thuật của công ty cũng góp
phần làm mạnh nguồn lực tài chính của công ty.
2.1.2.2. Nhân tố khách quan
- Môi trường kinh tế vĩ mô: Đặc tính nổi bật của ngành sản xuất kinh doanh xây dựng là
nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng,
doanh số và các công ty trong ngành cũng tăng cao. Vì ngành xây dựng có đầu vào là
ngành vật liệu xây dựng. Tuy nhiên nền kinh tế hiện nay đang có biểu hiện bất ổn: giá
xăng dầu, điện nước tăng, chi phí vận tải cũng tăng… Những yếu tố này làm tăng chi
phí sản xuất kinh doanh của công ty cố phần xây dựng SUDICO, từ đó ảnh hưởng tới
lợi nhuận của công ty.
Với tình hình lạm phát tăng cao cộng với việc ngân hàng thắt chặt chi hạn mức
cho vay đối với các doanh nghiệp và lãi suất cho vay tăng cao sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Với đặc thù ngành, các công trình thi
công xây dựng thường là các công trình có quy mô lớn, phát sinh thường suyên nhu
cầu tín dụng ngắn hạn như các công trình khu đô thị, xây lắp công cộng. Do đó khi lãi
suất tăng công ty sẽ phải chịu thêm một khoản chi phí trả lãi rất lớn.
- Môi trường chính trị pháp luật: Công ty cổ phần xây dựng SUDICO là công ty cổ
phần hoạt động đại chúng và tiến hành niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung,
mọi hoạt động của công ty chịu sự điều tiết của luật doanh nghiệp, luật chứng khoán
và thị trường chứng khoán, luật xây dựng, luật đầu tư, luật đất đai và các quy định liên
quan đến đất đai môi trường.
22
- Môi trường ngành: Đặc thù của hoạt động xây dựng là thời gian thi công kéo dài, việc
nghiệm thu, bàn giao được thực hiện từng phần. Hơn nữa, lĩnh vực xây dựng phức tạp,
điều kiện làm việc ngoài trời chịu sự tác động ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên cũng
như từ những yêu cầu pháp lý và kể cả việc quy hoạch đất đai, tài sản. Thời gian quyết
toán, thu hồi vốn các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành thường diễn ra chậm

cũng tác động tới hiệu quả kinh doanh của công ty. Để giảm tác động này, công ty
phải thường xuyên đốc thúc khách hàng thánh toán đúng hạn các hợp đồng đã giao.
- Đối thủ cạnh tranh: Một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường là sự
cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Đặc biệt là kể từ khi gia nhập WTO, các
doanh nghiệp Việt Nam không những chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước
mà còn phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Bởi vậy các doanh nghiệp phải
không ngừng tìm hiểu thị trường, đối thủ cạnh tranh, xây dựng cho mình một thương
hiệu riêng, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, phong phú đa dạng với giá cả hợp
lý.
2.2. THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SUDICO – SÔNG ĐÀ
2.2.1. Tình hình thực hiện chi phí và lợi nhuận của công ty cổ phần xây dựng
SUDICO – Sông Đà
2.2.1.1. Thực trạng về doanh thu
Để hiểu rõ hơn thực trạng về doanh thu của công ty cổ phần xây dựng
SUDICO, tác giả sẽ phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai
đoạn 2010 - 2012. Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2010 – 2012
ở Phụ lục 1 ta thấy: Doanh thu của công ty các năm đều tăng lên (tốc độ tăng trưởng
của các năm đều dương). Cụ thể doanh thu năm 2012 cao gấp 1,3 lần so với năm 2011,
năm 2011 thì có doanh thu gấp 1,5 lần so với năm 2010.
Năm 2010, công ty có doanh thu đạt 84% so với kế hoạch đặt ra là do nguồn
công việc của công ty chủ yếu phụ thuộc vào các dự án như: Dự án khu đô thị Nam An
Khánh, dự án khu đô thị Văn La - Văn Khê. Nhưng trên thực tế hầu hết các hạng mục
công trình tại các dự án này chưa triển khai nhiều, khối lượng công việc nhận được
đều nhỏ lẻ và đã có nhà thầu thi công từ trước nên nguồn công việc của công ty là rất
hạn chế do vậy kế hoạch đã đặt ra chưa hoàn thành.
Năm 2011, công ty có doanh thu cao gấp 1,5 lần so với năm 2010 là do tác
động tích cực từ việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên công ty chỉ đạt
39% doanh thu so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là do các công trình đơn vị thi
23

công chủ yếu là các sản phẩm cơ khí có khối lượng lớn, hoàn thành trong thời gian
ngắn. Đồng thời do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, các chủ đầu tư thiếu vốn đầu tư
tiếp cho các công trình, giá vật tư và vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến tăng chi phí
thi công, gây tác động không nhỏ đến tiến độ các công trình, nhiều hạng mục công
trình phải tạm dừng để chờ vốn nên các dự án phải thi công cầm chừng, ảnh hưởng
đến kế hoạch sản lượng của công ty đề ra.
Năm 2012, công ty đạt được mức doanh thu cao gấp 1,3 lần so với năm 2011
cũng nhờ tác động tích cực từ việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Nhưng
doanh thu không tăng mạnh bằng giai đoạn 2011 - 2010 và chỉ hoàn thành được 56%
kế hoạch đề ra là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhà nước ban hành một số chính
sách kinh tế vĩ mô gây lên những tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của
công ty. Cụ thể những chính sách tiền tệ thắt chặt, điều chỉnh tỷ giá hối đoái làm cho
chi phí kinh doanh của công ty tăng cao. Mặt khác, hồ sơ năng lực của công ty còn có
nhiều hạn chế, chưa thể tham gia đấu thầu các dự án bên ngoài.
Tóm lại, doanh thu của công ty trong giai đoạn 2010 - 2012 tuy không đạt được
mục tiêu đề ra nhưng công ty vẫn đảm bảo được mức tăng trưởng dương và có thêm
một số hợp đồng xây lắp mới. Đó là nhờ vào hàng loạt giải pháp sáng taọ, linh hoạt
của đội ngũ lãnh đạo nhằm đưa công ty thoát khỏi khó khăn.
2.2.1.2. Thực trạng về chi phí
Để thấy rõ được tình hình sử dụng chi phí của công ty cổ phần xây dựng
SUDICO thì tác giả nghiên cứu thực trạng chi phí của công ty trong giai đoạn
2010 - 2012. Tổng chi phí của công ty bao gồm 2 loại chi phí đó là: Chi phí cố định và
chi phí biến đổi.
Nhìn vào biểu đồ tình hình chi phí sản xuất của công ty giai đoạn 2010 – 2012
ở phụ lục 2 ta thấy rằng chi phí của công ty tăng dần qua từng năm. Cụ thể, năm 2010
tổng chi phí mới chỉ là 227295 triệuđồng nhưng đến năm 2011 thì con số này tăng lên
đến332345 triệu đồng tăng gấp 1,5 lần so với năm 2010. Năm 2012 tổng chi phí tăng
lên đến 474740 triệu đồng tăng 1,4 lần so với năm 2011.
Sự tăng lên trong tổng chi phí năm 2011 là do sự tăng của cả chi phí cố định và
chi phí biến đổi. Chi phí cố định tăng lên là do công ty đầu tư mua thêm máy móc thiết

bị mới phục vụ thi công công trình như máy xúc, máy ủi, máy đầm , công ty cũng
thuê thêm các kho bãi cất chứa nguyên vật liệu xây dựng. Điều này cho thấy quy mô
sản xuất kinh doanh của công ty đang được mở rộng, vì thế nên chi phí biến đổi cũng
tăng mạnh là do công ty thi công nhiều công trình hơn, công ty phải thuê thêm nhiều
nhân công và thu mua nguyên vật liệu với số lượng lớn hơn nhiều so với năm 2010.
24
Giá cả nguyên vật liệu chịu ảnh hưởng bởi lạm phát dẫn tới chi phí biến đổi tăng hơn
nhiều so với năm 2010.
Năm 2012, quy mô sản xuất kinh doanh của công ty được mở rộng hơn so với
năm 2011 dẫn tới sự tăng lên về chi phí cố định dùng vào việc đầu tư mua sắm trang
thiết bị, máy móc kỹ thuật, nhà xưởng, kho bãi. Đồng thời, công ty cũng cần thuê thêm
nhân công và mua nguyên vật liệu xây dựng phục vụ thi công nên dẫn tới việc chi phí
biến đổi tăng. Thêm vào đó, công ty còn chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn
cầu, giá cả của nguyên vật liệu xây dựng tăng cao hơn năm 2011, dẫn tới chi phí biến
đổi của công ty tăng cao đột ngột.
 Tỷ suất chi phí, chi phí cố định, chi phí biến đổi/doanh thu
Tỷ suất chi phí/doanh thu cho biết khoản chi phí mà công ty phải bỏ ra để có
được một đồng doanh thu. Tỷ suất này càng bé thì càng tốt cho công ty.
Nhìn vào bảng tỷ suất chi phí của công ty cổ phần xây dựng SUDICO năm
2010 - 2012 ở Phụ lục 3 ta thấy rằng: Năm 2012 là năm có tổng chi phí là lớn nhất, có
doanh thu cao nhất trong giai đoạn 2010 - 2012. Tuy nhiên, đây cũng là năm có tỷ suất
chi phí/doanh thu là lớn nhất cụ thể là 71%. Tỷ suất chi phí/doanh thu qua các năm
2010 và 2011 lần lượt là 67% và 66%. Điều này có nghĩa là trong năm 2010 để có
được 100 đồng doanh thu thì công ty phải bỏ ra 67 đồng chi phí, năm 2011 để có được
100 đồng doanh thu công ty phải bỏ ra 66 đồng chi phí,còn năm 2012 đề thu được
được 100 đồng doanh thu thì công ty phải bỏ ra 71 đồng chi phí. Tỷ suất trên cao hơn
so với các ngành khác là do đặc thù của doanh nghiệp xây dựng, hàng hóa chủ yếu là
các công trình xây lắp và bất động sản với giá trị mua vào lớn cộng với sự đóng băng
của ngành xây dựng khiến cho công ty thu được một khoản doanh thu cao nhưng cũng
phải bỏ ra khoản chi phí lớn tương ứng. Tuy nhiên, qua bảng 2.1 ta cũng thấy rõ rằng

tỷ suất chi phí cố định/doanh thu nhỏ hơn tỷ suất chi phí biến đổi/doanh thu, chứng tỏ
công ty sử dụng chi phí cố định hiệu quả hơn so với khi sử dụng các khoản chi phí
biến đổi. Ta đã biết tỷ suất chi phí/doanh thu càng lớn thì càng chứng tỏ doanh nghiệp
sử dụng chi phí chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Vì vậy, ngoài những khoản chi bất khả
kháng như đầu tư công nghệ, chi cho đào tạo… công ty cần phải nghiên cứu và tìm
biện pháp cơ cấu lại chi phí sản xuất kinh doanh để đạt được mục tiêu tiết kiệm.
2.2.1.3. Thực trạng về lợi nhuận
Nhìn vào biểu đồ biểu diễn lợi nhuận của công ty cổ phần xây dựng SUDICO
giai đoạn 2010 -2012 ở Phụ lục 4, ta có thể thấy rõ được thực trạng lợi nhuận của công
ty giai đoạn 2010 - 2012.
Tác giả dùng phương pháp so sách để phân tích, ta thấy tổng lợi nhuận của
công ty 3 năm qua đều dương và tăng. Năm 2011 so với năm 2010 lợi nhuận tăng từ
25

×