Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

VAI TRÒ CỦA TU SĨ PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI KHMER Ở TÂY NAM BỘ HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH TÔN GIÁO HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 184 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LÝ HÙNG

VAI TRỊ CỦA TU SĨ PHẬT GIÁO NAM TƠNG
TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI KHMER
Ở TÂY NAM BỘ HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI - 2020


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

LÝ HÙNG

VAI TRỊ CỦA TU SĨ PHẬT GIÁO NAM TƠNG
TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI KHMER
Ở TÂY NAM BỘ HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH TÔN GIÁO HỌC
Mã số: 9229009 (Cũ: 62220309)

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS NGUYỄN QUỐC TUẤN
2. PGS,TS ĐỖ LAN HIỀN


HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích
dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả

Lý Hùng


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

7

1.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

7

1.2. Một số lý thuyết nghiên cứu


22

1.3. Một số thuật ngữ được sử dụng trong luận án

32

Chương 2: KHÁI QUÁT PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER VÙNG
TÂY NAM BỘ

40

2.1. Khái quát về điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội vùng Tây Nam Bộ

40

2.2. Đặc điểm tơn giáo, tín ngưỡng vùng Tây Nam Bộ

46

2.3. Khái quát về Phật giáo Nam tông Khmer ở Tây Nam Bộ

69

Chương 3: VAI TRÒ CỦA TU SĨ PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI NGƯỜI KHMER TÂY NAM BỘ: THỰC
TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

87


3.1. Vai trị của tu sĩ Phật giáo Nam tơng đối với đời sống xã hội người Khmer

88

3.2. Những vấn đề đặt ra

108

Chương 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT HUY VAI TRỊ CỦA
TU SĨ PHẬT GIÁO NAM TƠNG ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI
KHMER TÂY NAM BỘ TRONG THỜI GIAN TỚI

129

4.1. Một số giải pháp

129

4.2. Kiến nghị

140

KẾT LUẬN

144

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

147


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

149

PHỤ LỤC

159


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTSGHPGVN

:

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam

GHPGVN

:

Giáo hội Phật giáo Việt Nam

HĐKSSYN

:

Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước

PGNTK


:

Phật giáo Nam tông Khmer

PGNT

:

Phật giáo Nam tông

PGVN

:

Phật giáo Việt Nam

TNB

:

Tây Nam Bộ

UBND

:

Ủy ban nhân dân

UBMTTQVN


:

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tây Nam Bộ gồm 13 tỉnh, thành với diện tích tự nhiên gần 40.000 km2,
có đường biên giới giáp Campuchia trên 340 km, có dân số khoảng 17,7 triệu
người; trong đó, có khoảng 1,3 triệu người Khmer sinh sống tập trung ở thành
phố Cần Thơ và các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc
Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long. Đây là vùng có tiềm năng và lợi thế để
phát triển kinh tế và là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, đối
ngoại và an ninh quốc phòng.
Đồng bào Khmer sống xen kẽ với đồng bào Kinh, Hoa trong các ấp,
phum, sóc. Đa số người Khmer đều là tín đồ và cuộc sống của họ hết sức gắn
bó với các ngơi chùa. Họ xem Phật giáo Nam tơng (PGNT) là một tơn giáo
chính thống trong đời sống tinh thần. Bộ máy tự quản truyền thống ở các
phum, sóc người Khmer là những người có uy tín trong đồng bào dân tộc
Khmer do dân làng bầu ra, ngồi ra cịn có Ban Quản trị chùa và các vị tu sĩ
Phật giáo Nam tông Khmer cũng nằm trong bộ máy tự quản của cộng đồng.
Riêng đối với Phật giáo Nam tơng Khmer (PGNTK) thì trong việc thực
hành tơn giáo, tu sĩ là người “thay mặt Tam bảo” chăm lo phần tinh thần cho
các tín đồ; trong hoạt động Phật sự, xã hội là người điều hành nền hành chính
đạo; trong hoạt động truyền đạo thì họ là trụ cột để phát triển tín đồ. Hơn nữa,
họ là người đại diện cho từng chùa, từng phum sóc nên thường xun có mối
quan hệ với cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
đồn thể chính trị - xã hội ở địa phương. Với vai trò quan trọng như vậy, tu sĩ

PGNTK ln có vai trị ảnh hưởng trực tiếp đối với đời sống xã hội trong
cộng đồng người Khmer.
Thực hiện Chỉ thị số 68-CT/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị số 19-CT/TW
ngày 10/01/2018, hầu hết các tỉnh, thành trong vùng ban hành nghị quyết


2
chun đề về cơng tác dân tộc, chương trình hành động, kế hoạch thực hiện
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đối với dân tộc
Khmer. Qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, tạo được sự nhất
trí, ủng hộ của quần chúng nhân dân trong việc thực hiện các chính sách dân
tộc, nâng cao đời sống cho đồng bào góp phần tích cực vào việc xây dựng
khối đại đồn kết giữa đồng bào theo các tôn giáo khác nhau và giữa đồng
bào có và khơng có tơn giáo, phát huy được nguồn lực của đồng bào có tơn
giáo trong phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo an ninh chính trị ở địa phương,
cũng như trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
hội nhập quốc tế của đất nước.
Đặc biệt là trong công tác vận động quần chúng nói chung và cơng tác
vận động tu sĩ PGNTK nói riêng được các cấp ủy Đảng quan tâm, chỉ đạo và
tạo điều kiện cho các vị phối hợp với các ngành chức năng ở địa phương tham
gia vận động quần chúng là Phật tử tích cực lao động sản xuất, thực hiện tốt
nghĩa vụ công dân, đồng hành cùng dân tộc; có ý thức phịng ngừa và đấu
tranh với những hoạt động lợi dụng dân tộc, tôn giáo gây mất ổn định chính
trị, trật tự an tồn xã hội ở địa phương.
Tuy nhiên xã hội ngày càng biến động và yêu cầu cần xây dựng một xã
hội tốt đẹp, trong đó sự đóng góp của cộng đồng Khmer ở Tây Nam bộ (TNB)
là hết sức quan trọng. Trong xã hội biến động thì xã hội người Khmer cũng
biến động hết sức gay gắt và khắc nghiệt. Đã một bộ phận người Khmer bỏ
tơn giáo của mình, bỏ tôn giáo truyền thống, bỏ phong tục tập quán để đi theo
tơn giáo khác. Ngồi ra cịn bỏ phum, sóc để đi nơi khác hoặc đi nước ngoài

định cư dẫn đến bản sắc Khmer khơng cịn thuần túy.
Bên cạnh đó một số ít tu sĩ PGNTK chưa nhận thức đầy đủ về hiến
pháp và pháp luật Việt Nam, có thái độ thiếu hợp tác với chính quyền đi
ngược lại với những gì tốt đẹp của tơn giáo và lợi ích dân tộc. Nhận thức


3
về vai trò của tu sĩ PGNTK của một bộ phận cán bộ trong hệ thống chính
trị chưa đầy đủ và thống nhất; cịn xem nhẹ cơng tác vận động họ trong q
trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Một số cấp ủy
Đảng, chính quyền còn lúng túng trong việc chỉ đạo giải quyết những vấn
đề có liên quan đến PGNTK; chưa thực sự quan tâm tháo gỡ những khó
khăn vướng mắc thuộc về cơ chế, chính sách liên quan đến PGNTK, trong
đó, có cơng tác xây dựng lực lượng cốt cán trong PGNTK chưa được quan
tâm đúng mức và phát huy hiệu quả chưa cao.
Mặc khác, vai trò của tu sĩ PGNT hiện nay trong điều kiện phát triển của
đồng sống xã hội đối với người Khmer vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn
luận liên quan đến vấn đề thực hiện tốt Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày
15/7/2010 của Chính phủ, về việc tổ chức thực hiện giảng dạy ngôn ngữ
Khmer, Pali, giáo lý tại các điểm chùa của một số tỉnh, thành chưa được quan
tâm đúng mức; việc giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc chưa được
phát huy một mạnh mẽ. Đặc biệt là vấn đề một số ít tu sĩ trẻ tham gia các hội,
nhóm đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc; một số chùa cịn có biểu hiện mâu
thuẫn giữa Trụ trì chùa với Ban Quản trị; gây mất đoàn kết, chia rẽ trong nội
bộ cộng đồng người Khmer, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, trật tự
xã hội.
Với những lý do trên, chúng tơi chọn đề tài “Vai trị của tu sĩ Phật giáo
Nam tông trong đời sống xã hội của người Khmer ở Tây Nam Bộ hiện nay”
để làm luận án tiến sĩ Chun ngành Tơn giáo học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về vai trò của tu sĩ PGNT trong đời sống xã hội của người
Khmer ở TNB hiện nay, chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế, từ đó đề ra một
số giải pháp phát huy vai trò của tu sĩ PGNT hơn.


4
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu tổng quát luận án có nhiệm vụ nghiên cứu các nội
dung cụ thể như sau:
- Đặc điểm tình hình vùng TNB và PGNTK.
- Vai trò của tu sĩ PGNT trong đời sống xã hội của người Khmer ở TNB.
- Thực trạng và vấn đề đặt ra đối với tu sĩ PGNT trong đời sống xã hội
của người Khmer ở TNB.
- Đề ra các giải pháp để tiếp tục phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả
hoạt động của tu sĩ PGNT trong đời sống xã hội người Khmer ở TNB.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: “Vai trò của tu sĩ Phật giáo Nam tông
trong đời sống xã hội của người Khmer ở Tây Nam Bộ hiện nay”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: từ năm 1991 đến nay (từ khi có Chỉ thị 68/CT-TW ngày
18/4/1991 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) về cơng tác ở
vùng đồng bào dân tộc Khơ - me)
- Không gian: Một số tỉnh, thành vùng TNB.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo, dân tộc; chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước đối với dân tộc, tơn giáo. Ngồi ra, luận án còn sử dụng một số lý

thuyết khác để vận dụng phân tích các vấn đề tương ứng trong luận án như:
Lý thuyết cấu trúc - chức năng của tôn giáo; lý thuyết vùng văn hóa; lý thuyết
thực thể tơn giáo…


5
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận án này, chúng tôi vận dụng các phương pháp luận
nghiên cứu tôn giáo học mác xít, lý thuyết cấu trúc, chức năng của tôn giáo, lý
thuyết thực thể tôn giáo, lý thuyết vùng văn hóa, lý thuyết hành động xã
hội...Đồng thời, luận án còn sử dụng các phương pháp cụ thể như phương
pháp lịch sử - logic, phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh,
quan sát, điền dã, phỏng vấn, khảo sát, tham gia...phương pháp nghiên cứu
chuyên ngành và liên ngành như: phương pháp tôn giáo học, sử học, xã hội học
tôn giáo.
4.3. Cách tiếp cận
Cách tiếp cận dân tộc học và tôn giáo học: Dùng lý thuyết thực thể tôn
giáo (niềm tin, thực hành, cộng đồng) để xem xét mối tương tác giữa tu sĩ
PGNT trong cộng đồng người Khmer.
Cách tiếp cận sử học: Được áp dụng nghiên cứu về lịch sử quá trình
hình thành cộng đồng người Khmer và PGNTK ở TNB.
Cách tiếp cận triết học: Được áp dụng nghiên cứu về vai trị của tơn
giáo như một thành tố của thuộc kiến trúc thượng tầng tác động đến các thành
tố khác của kiến trúc thượng tầng và hạ tầng cơ sở như: Kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án nghiên cứu một cách hệ thống “Vai trò của tu sĩ PGNT trong
đời sống xã hội người Khmer ở Tây Nam Bộ hiện nay”. Qua đó, đề xuất
những giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực về vai trị của tu sĩ
PGNT trong đời sống xã hội người Khmer ở TNB hiện nay; hạn chế những mặt

tiêu cực còn tồn tại trong đời sống xã hội. Đồng thời, khuyến nghị Đảng và
Nhà nước về việc thực hiện chính sách tơn giáo, dân tộc nói chung; chính sách
đối với PGNTK và dân tộc Khmer nói riêng.


6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần bổ sung cho lý thuyết tơn giáo học đương đại về vai
trị của tu sĩ nói chung, PGNTK nói riêng. Luận án góp phần cung cấp cơ sở lý
luận, thực tiễn, bổ sung, hồn thiện thể chế, chính sách về dân tộc, tơn giáo nói
chung, dân tộc Khmer và PGNTK nói riêng trong bối cảnh hội nhập quốc tế
như hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả luận án cung cấp những luận cứ khoa học để bổ sung và hồn
thiện chính sách đặc thù đối với PGNTK nói chung, tu sĩ PGNTK nói riêng.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các
cơng trình nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập chuyên ngành tơn giáo
học và các lĩnh vực khác có liên quan.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục,
nội dung chính của luận án được kết cấu gồm 4 chương, 10 tiết:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài
Chương 2: Khái quát Phật giáo Nam tông Khmer vùng Tây Nam Bộ
Chương 3: Vai trị của tu sĩ Phật giáo Nam tơng trong đời sống xã hội
người Khmer Tây Nam Bộ: thực trạng và một số vấn đề đặt ra
Chương 4: Giải pháp và kiến nghị phát huy vai trò của tu sĩ Phật giáo
Nam tông đối với cộng đồng người Khmer Tây Nam Bộ trong thời gian tới



7
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1.1. Nhóm cơng trình liên quan đến vấn đề dân tộc Khmer
Trước năm 1975, vấn đề dân tộc Khmer Nam Bộ - Việt Nam được
nhiều học giả người nước ngồi nghiên cứu, tuy nhiên các cơng trình của họ
chủ yếu đề cập đến từng khía cạnh riêng biệt về lịch sử, mỹ thuật, kiến trúc
chùa, nghi lễ tôn giáo, sinh hoạt dân gian, thơ ca dân gian. Thời điểm này,
đáng chú ý là cơng trình“Người Việt gốc Miên” của Lê Hương [62] xuất bản
(1969) tại Sài Gòn và bản ghi chép “Chân lạp phong thổ ký” của Châu Đạt
Quan do Lê Hương dịch (1973), có thể xem là những cơng trình đầu tiên trình
bày tổng quan khá đầy đủ về người Khmer Nam Bộ - Việt Nam, cụ thể là về
nguồn gốc, dân số, sinh hoạt, xã hội, phong tục, tập qn, tín ngưỡng, tơn
giáo, văn hóa, giáo dục, kinh tế, địa danh, lịch sử, …. Bên cạnh đó, tác giả
cũng có đề cập đến vấn đề Phật giáo trong cộng đồng người Khmer. Tuy
nhiên tác giả chỉ nghiên cứu trong phạm vi ở tỉnh Vĩnh Bình (tỉnh Trà Vinh
hiện nay) qua các mối quan hệ xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng; đây là
tư liệu quí để chúng tôi làm cơ sở nghiên cứu luận án.
Sau năm 1975, các cơng trình nghiên cứu liên quan đến người Khmer
Nam Bộ liên tục được chú trọng và đạt nhiều kết quả đáng quan tâm; trong đó
phải kể đến nhà nghiên cứu Phan An, với các cơng trình tiêu biểu như: “Vài
khía cạnh dân tộc học về người Khmer ở Việt Nam và Camphuchia” (1980);
“Một số vấn đề kinh tế - xã hội của vùng nông thôn Khmer Đồng bằng sông
Cửu Long - Vấn đề dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long” (1984); “Dân tộc
Khmer trong các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam)”(1984);



8
“Nghiên cứu người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long” (1985) [1]… Qua
các bài viết, tác giả đã khái quát đầy đủ các khía cạnh về đời sống xã hội của
người Khmer ở Nam Bộ trong những thập niên 80 của thế kỷ XX; đây là cơ
sở để chúng tôi so sánh sự chuyển biến trong đời sống xã hội của người
Khmer trước và sau thời kỳ đổi mới.
Năm 1981, cơng trình sách “Q trình phát triển dân cư và dân tộc ở
Đồng bằng sông Cửu Long từ Thế kỷ thứ XV đến thế kỷ thứ XIX” của tác giả
Mạc Đường [45] đã khái quát được quá trình hình thành các tộc người Việt,
Khmer, Hoa và Chăm; đồng thời, làm rõ đặc điểm của các cộng đồng tộc
người này ở đồng bằng sông Cửu Long nhằm làm cơ sở nghiên cứu những
đặc trưng riêng của từng tộc người ở vùng đất Nam Bộ.
Cơng trình “Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ” do Huỳnh Lứa [68]
chủ biên đã được Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản vào năm
1987; đến năm 2017, cơng trình này có chỉnh sửa, bổ sung và tái bản; cơng
trình bằng tiếng Việt, dày 355 trang; các tác giả đã trình bày tiến trình nhân
dân ta khai khẩn và mở mang vùng đất Nam Bộ từ nữa thế kỷ XVII đến giữa
thế kỷ XX, trước hết là để phục vụ việc tìm hiểu sâu và kỷ hơn về hiện trạng,
động thái, tiềm năng của vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam
Bộ. Cơng trình này đã giúp chúng ta nắm được q trình hình thành và phát
triển của các dân cư sinh sống ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long.
Cơng trình “Vấn đề Dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long” [99] Nxb.
Khoa học xã hội, 1991, Hà Nội do Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ
Chí Minh thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam chủ biên; cơng trình dày 324
trang, gồm 7 bài nghiên cứu bằng tiếng Việt do các tác giả: (1) Mạc Đường:
Vấn đề dân cư và dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long, Người Hoa ở đồng
bằng sông Cửu Long; (2) Đinh Văn Liên: Đặc điểm môi sinh và dân số ở
vùng người Khmer đồng bằng sông Cửu Long, (3) Phan An: Một số vấn đề



9
kinh tế - xã hội của vùng nông thôn Khmer đồng bằng sông Cửu Long, (4)
Phan Thị Yến Tuyết: Một số đặc điểm về văn hóa vật chất của người Khmer
và người Chăm ở đồng bằng sông Cửu Long, Truyền thống đấu tranh cách
mạng của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long; (5) Phan Văn Dốp và
Nguyễn Việt Cường: Người Chăm ở đồng bằng sơng Cửu Long. Cơng trình
đã phát họa bức tranh tổng thể các dân tộc chủ yếu đang có mặt ở đồng bằng
sơng Cửu Long; đồng thời, đề cập đến khía cạnh của các vấn đề khoa học xã
hội qua nhiều đợt điều tra nối tiếp nhau tại các vùng dân tộc Khmer từ cuối
năm 1977 đến 1986 sẽ giúp ích cho chúng tơi nghiên cứu về tình hình trong
vùng đồng bào dân tộc trước thời kỳ đổi mới; đồng thời ứng dụng cho việc
vạch định chính sách và giải pháp phù hợp trong thời kỳ đổi mới.
Nguyễn Khắc Cảnh (2000) “Các loại hình phum, sóc của người Khmer
đồng bằng sông Cửu Long” [33], tác giả dựa trên những quan sát về các loại
hình phum, sóc của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long đã đưa ra
những nhận định về cấu trúc, tính chất, mối quan hệ xã hội của người Khmer
Nam Bộ. Song song đó, với hai bài viết “Q trình hình thành tộc người của
người Khmer từ thế kỷ VI đến thế kỷ XIII” và “Sự hình thành cộng đồng
người Khmer vùng ĐBSCL” trong “Văn hố Nam Bộ trong khơng gian văn
hố Đơng Nam Á” (2000), tác giả Nguyễn Khắc Cảnh đã làm rõ quá trình
hình thành cộng đồng tộc người của người Khmer nhằm “đánh giá đúng
những mối quan hệ mang tính tộc người, giữa bộ phận người Khmer ở Nam
Bộ - Việt Nam và người Khmer ở Campuchia”. Với những nghiên cứu này
giúp chúng tôi nhận diện mối quan hệ xã hội, các đặc trưng về văn hoá tộc
người của người Khmer Nam Bộ.
Đề tài khoa học: Truyền thống đấu tranh cách mạng của đồng bào
Khmer Nam bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (1939-1975)
[96], do cơ quan đặc trách công tác dân tộc ở Nam bộ thực hiện năm 2000-



10
2001 đã trình bày khá đầy đủ chi tiết các cuộc đấu tranh chống lại những bất
công của đồng bào dân tộc Khmer; cũng như sự đoàn kết đấu tranh giữa các
dân tộc công cư trong vùng nhằm chống lại giặc xâm lượt để bảo vệ quê
hương, bảo vệ Tổ quốc từ khi có Đảng đến kết thúc cuộc kháng chiến chống
Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Năm 2002, tác giả Nguyễn Mạnh Cường viết về Vài nét về người Khmer
Nam bộ [37] Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. Cơng trình giới thiệu về người
Khmer Nam bộ như một cộng đồng dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt
Nam với nhiều cách tiếp cận: nhân học, dân tộc học, khảo cổ học, lịch sử, văn
hóa và tôn giáo của người Khmer trong bối cảnh của Nam bộ. Thành cơng nhất
của cơng trình là những tư liệu, ghi chép của tác giả về “văn hóa người Khmer
Nam bộ”, tác giả giành nhiều trang viết về phong tục, tập quán, lễ hội, tâm lý lối
sống đến các chùa, tranh tượng, nhạc cụ; ngoài ra, tác giả cũng phản ánh “vấn đề
Phật giáo Khmer” mà giới nghiên cứu Phật giáo Việt Nam rất quan tâm. Song
song đó, tác giả cịn có cơng trình “Tơn giáo - Tín ngưỡng của các cư dân
vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Nxb. Phương Đông, 2004, Hà Nội; với 488
trang, 07 chương đã trình bày bức tranh tổng thể những nét cơ bản về các tộc
người ở đồng bằng sông Cửu Long; cũng như về tơn giáo, tín ngưỡng của từng
tộc người cụ thể. Tác giả Nguyễn Mạnh Cường và Nguyễn Minh Ngọc đã
dành hai chương (II, III) để nói những vấn đề liên quan đến người Khmer,
chương IV nói về người Chăm ở Châu Đốc, chương V, nói về người Hoa ở
miền TNB và Chương V, nói về người Việt ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long.
Nhìn chung, qua nội dung cơng trình các tác giả đánh giá được sự thay
đổi và sự lớn mạnh không ngừng của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong
quá trình đổi mới và hội nhập của Việt Nam trên trường quốc tế. Người dân
vùng đồng bằng sông Cửu Long đang hàng ngày, hàng giờ giàu mạnh hơn
trước đây. Các dân tộc anh em cùng chung lưng đấu cật, đoàn kết với nhau



11
trong niềm tin vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trên các mặt
kinh tế, văn hóa- xã hội, chính trị, ngoại giao và an ninh quốc phịng nhằm
chống lại các thế lực thù địch trên mọi mặt trận, nhất là mặt trận tư tưởng, tơn
giáo, tín ngưỡng. Nội dung cơng trình đã góp phần tìm hiểu bản sắc văn hóa
tộc người, tìm hiểu sâu hơn về q trình tâm linh- hay đức tin- cái cốt lõi cho
sự bảo tồn và phát triển văn hóa của các tộc người: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm.
Đây là tài liệu góp phần rất lớn cho các nhà quản lý nhà nước về công tác dân
tộc, tôn giáo trong vùng TNB; hiểu hơn về đồng bào dân tộc và hiểu hơn về các
tôn giáo tránh xảy ra các xung đột sắc tộc và xung đột tôn giáo như một số
nước trong khu vực Đông Nam Á.
Năm 2005, tác giả Đinh Lê Thư chủ biên sách “ Vấn đề giáo dục vùng
đồng bào Khmer đồng bằng sơng Cửu Long” [89], cơng trình dày 384, gồm 5
chương; trong đó chương 3 giới thiệu về “Giáo dục song ngữ và tình hình song
ngữ Việt - Khmer ở đồng bằng song Cửu Long” và Chương 5 viết về “Vai trị
nhà chùa trong hoạt động văn hóa - giáo dục ở vùng dân tộc Khmer Nam Bộ”
tác giả giới thiệu các chức năng của chùa và tập trung đánh giá vai trò dạy học
chữ Khmer và chữ Pali cho con em trong cộng đồng Khmer tại các điểm chùa
Khmer ở Nam Bộ.
Năm 2006, Ủy ban Dân tộc thực hiện dự án “Điều tra cơ bản tình hình
phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc
Khmer Nam Bộ năm 2006” [97] do Cơ quan Thường trực khu vực đồng bằng
sông Cửu Long thực hiện - Phạm Văn Thới (chủ nhiệm). Nội dung kỷ yếu
bằng tiếng Việt, dày 221 trang; nội dung của dự án được triển khai thực hiện
gồm 4 chuyên đề: (1) Tác dụng, hiệu quả của Chương trình 135; (2) Thực
trạng và những vấn đề đặt ra đối với các xã thuộc Chương trình 135 giai
đoạn II ở vùng dân tộc Khmer Nam Bộ; (3) Các giải pháp để phát huy hiệu
quả giai đoạn I và thực hiện tốt giai đoạn II Chương trình 135 ở vùng dân tộc



12
Khmer Nam Bộ; (4) Đề xuất chính sách và giải pháp mạng tính bức phá cho
các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc Khmer Nam Bộ.
Ngoài ra, trong kỷ yếu có nhiều bài báo cáo tham luận của các cơ quan
làm công tác dân tộc ở Nam Bộ đã khái quát được tình hình phát kinh tế xã
hội vùng đồng bào Khmer của từng địa phương tại thời điểm năm 2006; qua
đó, đặt ra những vấn đề khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện triển khai thực
hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong vùng đồng bào dân
tộc thiểu số ở Nam Bộ cần giải quyết; đồng thời, đưa ra những giải pháp và
kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn chủ trương, chính sách đối với vùng đồng
bào dân tộc Khmer.
Năm 2007, Luận án Chuyên ngành Lịch sử “Q trình thực hiện chính
sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước trong cộng đồng người
Khmer tại đồng bằng sông Cửu Long 1992-2002”, Học viện Khoa học Xã hội
vùng Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh, bằng tiếng Việt, dày 216 trang. Tác
giả Nguyễn Hoàng Sơn [86] đã khái quát được đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã
hội truyền thống của cộng đồng người Khmer đồng bằng sơng Cửu Long; qua
đó tác giả phân tích được tính chất đặc thù về thực trạng, đặc điểm, nguyên
nhân dẫn đến nghèo đói của người Khmer đồng bằng sơng Cửu Long; hệ
thống hóa các kết quả đã đạt được, rút ra thành tựu, kinh nghiệm và những
vấn đề đặt ra; đồng thời kiến nghị các giải pháp thực hiện nhằm góp phần xóa
đói giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc Khmer.
Đặc biệt, năm 2009, tác giả Phan An có sách “Dân tộc Khmer Nam
Bộ” [2] Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, cơng trình dày 188 trang của
giúp chúng tôi hiểu thêm về lịch sử, thực trạng đời sống kinh tế xã hội, bản
sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng cư dân Khmer tại đồng bằng sơng Cửu
Long; bên cạnh đó, tài liệu cịn giới thiệu về điều kiện địa lý, dân cư và đặc
biệt là những sinh hoạt văn hóa giàu bản sắc của cư dân Khmer và các dân



13
tộc trong đại gia đình dân tộc đang sinh sống cộng cư. Đồng thời, tác giả
cũng đưa ra những dự báo về sự phát triển đời sống chính trị, kinh tế, xã
hội của đồng bào Khmer trong tương lai nhằm giúp cho các bộ, ban, ngành,
các đơn vị làm công tác dân tộc từ địa phương đến trung ương có những
ứng dụng để đưa ra các giải pháp phù hợp với đặc điểm, tình hình trong
cộng đồng dân tộc Khmer vùng TNB.
Năm 2012, trong sách “Văn hóa Khmer Nam bộ - Nét đẹp trong bản sắc
văn hóa Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Phương Hạnh [54], cơng trình dày
328 trang, tác giả đã khái quát được một số nét về người Khmer Nam Bộ; đồng
thời giới thiệu được nét văn hóa đặc trưng của người Khmer Nam bộ gồm cả
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần; đồng thời, đưa ra một số giải pháp nhằm
phát huy nét đẹp, những mặt tích cực, những tiềm năng, thế mạnh của dân tộc
Khmer trong sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong
thời kỳ phát triển mới của đất nước. Ngồi ra, các tác giả cịn sư tầm những
hình ảnh, tư liệu làm nổi bật hơn nét đặc sắc, những thành tự đã đạt được của
đồng bào Khmer trong thời gian qua, nhất là về mặt văn hóa; từ đó khẳng
định sự quan tâm, chăm sóc và tạo điều kiện của Đảng và Nhà nước đối với
sự phát triển mọi mặt của đồng bào Khmer Nam Bộ.
Năm 2015, Luận án chuyên ngành Nhân học “Quan hệ tộc người của
người Khmer ở hai bên biên giới Việt Nam - Campuchia (khu vực Tây Nam
Bộ)” Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội, cơng trình dày 145 trang [82]. Tác
giả Nguyễn Thuận Quý đã phân tích mối quan hệ của người Khmer ở khu vực
biên giới TNB qua các mối quan hệ trong lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng
thời, phân tích ý thức và hành động của người Khmer đối với quốc gia - Tổ
quốc Việt Nam. Tuy nhiên, với đặc trưng đa tộc người, đa tơn giáo thì vùng
đất TNB vẫn cịn nhiều nguy cơ mất ổn định do nhiều nguyên nhân khác nhau
mang tính chủ quan và khách quan. Đồng thời, tác giả cũng đã đưa ra một số



14
kiến nghị đề xuất những giải pháp nhằm góp phần cho công tác quản lý nhà
nước về công tác dân tộc được hiểu quả hơn.
1.1.2. Nhóm cơng trình liên quan đến Phật giáo Nam tông Khmer
Đề tài khoa học cấp bộ (1999-2000), “Vai trò của chùa Khmer đối với
đời sống văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ“ của Ủy ban Dân tộc và
Miền núi cơ quan đặc trách công tác dân tộc ở Nam Bộ do Sơn Phước Hoan
(chủ nhiệm) [95]; cơng trình bằng tiếng Việt, tuy dày chỉ 64 trang nhưng
nhóm tác giả đã trình bày khái qt được thực trạng về đời sống xã hội trong
cộng đồng người Khmer đến năm 2000; khái quát đặc điểm về Phật giáo,
trong đó phân tích khá sâu về vai trị của PGNT đối với đời sống tinh thần của
cộng đồng Khmer Nam Bộ. Song song đó, nhóm tác giả tập trung phân tích
vai trị của chùa đối với đời sống văn hóa của người Khmer; cơng trình có đề
ra một số kiến nghị nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và tiếp tục
phát huy vai trò của chùa đối với đời sống văn hóa của người Khmer Nam Bộ
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Năm 2000, tác giả Trần Hồng Liên xuất bản tác phẩm Đạo Phật trong
cộng đồng người Việt ở Nam bộ - Việt Nam (Từ thế kỷ XVII đến 1975), Nxb.
Khoa học Xã hội, Hà Nội [65]. Tác phẩm trình bày tìm hiểu tiến trình phát triển
của lịch sử Phật giáo tại vùng đất mới, vai trò của đạo Phật trong đời sống văn
hóa - xã hội của người Việt, làm rõ được tính địa phương và tính dân tộc của
Phật giáo Nam bộ, những đóng góp của PGNT và Bắc tơng trong Phật giáo
Việt Nam. Bên cạnh đó có so sánh một số nét cơ bản của PGNT trong người
Việt và người Khmer, mối quan hệ qua lại giữa văn hóa Phật giáo của ba dân
tộc Kinh, Khmer, Hoa ở Nam bộ. Song song đó, tác giả cịn đi sâu nghiên cứu
đối với các hình thức thực hành tơn giáo của các tôn giáo này.
Năm 2004, Kỷ yếu hội thảo “Xây dựng đời sống văn hoá vùng dân tộc
Khmer Nam Bộ” [109] do Vụ Văn hoá dân tộc tổ chức tại Hà Nội, tập hợp



15
các bài viết xoay quanh thực trạng xây dựng đời sống văn hoá cho vùng dân
tộc Khmer trong giai đoạn hiện nay và các giải pháp mới. Trong đó có một số
bài viết liên quan đến đề tài là “Để hiểu sâu thêm về Pháp (Dharma), một
trong “Tam pháp báo” của Phật giáo Theravada của người Khmer Nam Bộ”
của Ngô Văn Doanh. “Đạo Phật Tiểu thừa Khmer Nam Bộ ở vùng nông thôn
đồng bằng sông Cửu Long:Chức năng xã hội truyền thống và động thái xã
hội” của Nguyễn Xuân Nghĩa, “Ảnh hưởng của Phật giáo Theravada trong
tang ma người Khmer Nam Bộ” của Nguyễn Mạnh Cường. Đây là nguồn tư
liệu quan trọng để chúng tơi nghiên cứu về vai trị của tu sĩ PGNTK trong đời
sống xã hội. Tuy nhiên, hạn chế của các bài viết là thiếu tính thực tiễn trong
khi nghiên cứu do các nhà nghiên cứu còn chưa có điều kiện xâm nhập thực tế
ở các vùng có đơng đồng bào dân tộc Khmer.
Năm 2008, tác giả Nguyễn Mạnh Cường đã xuất bản cơng trình:
Phật giáo Khmer Nam bộ (Những vấn đề nhìn lại), Nxb. Tơn giáo, Hà Nội
[36]. Cơng trình bằng tiếng việt, dày 310 trang, đây là chuyên đề nghiên
cứu sâu về đồng bào dân tộc Khmer, mô tả đời sống tinh thần của người
Khmer Nam Bộ gắn liền với PGNT, những định hướng và những đề xuất
các chủ trương, chính sách phù hợp với tâm tư, nguyện vọng với người
Khmer. Trong cơng trình này, tác giả đã nêu lịch sử hình thành và phát
triển vùng đồng bằng sơng Cửu Long, q trình hình thành người Khmer
ở Nam bộ, sự hình thành người Khmer khu vực Đông Nam Á, người
Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, mối quan hệ giữa người Môn
với người Khmer.
Công trình khoa học của Nguyễn Tiến Dũng (2014) "Phật giáo Nam
tông với đời sống tinh thần của người Khmer Nam bộ trong bối cảnh tồn cầu
hố hiện nay" [40]. Qua nghiên cứu cho thấy, tác giả đã phân tích và đánh giá
khá toàn diện những mặt tồn tại của PGNT trong đời sống xã hội của người



16
Khmer Nam bộ. Tuy nhiên, tác giả chủ yếu làm rõ các vấn đề tích cực mà
chưa nêu lên được những yếu tố tiêu cực liên quan. Chẳng hạn như công nghệ
thông tin phát triển tràn làn, các nhà sư Khmer có nhiều điều kiện hơn trong
việc cập nhật kiến thức và nâng cao sự hiểu biết, nhưng nếu không có sự cảnh
giác và quản lý chặt chẽ sẽ dễ dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp.
Kỷ yếu hội thảo khoa học với đề tài nhánh: “Chính sách đối với tổ
chức, hội đoàn, chức sắc, nhà tu hành, cơ sở thờ tự của Phật giáo Nam tông
Khmer vùng Tây Nam Bộ” (10/2014), do PGS.TS Hồng Minh Đơ (chủ
nhiệm) [43], Kỷ yếu dày 389 trang và bằng tiếng Việt tập hợp được 17 bài viết
của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý về công tác dân tộc, tôn giáo đầu ngành.
Đây là tài liệu có các bải viết nghiên cứu sâu về vùng đất, cư dân, về các thể chế
chính trị trong lịch sử; về tình hình tơn giáo trong cộng đồng người Khmer.
Ngoài ra, các tác giả cũng đặt ra những vấn đề cấp bách cần giải quyết và đưa ra
những giải pháp góp phần để bổ sung, hồn thiện các chính sách đối với tổ chức,
hội đồn, chức sắc, nhà tu hành, cơ sở thờ tự của PGNTK và đồng bào Khmer
vùng TNB đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến PGNTK - qua quá trình du nhập và
phát triển nơi đây, Phật giáo đến với người Khmer, những triết lý Phật giáo và
kinh kệ mà người Khmer đã thực hành trong hành đạo, PGNT qua quá trình
lịch sử thời kỳ Pháp thuộc, thời kỳ Mỹ Ngụy... Song song đó, tác giả có đề
cập đến vai trị của Sư sãi đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của
người Khmer, vai trò của Phật giáo trong quản lý cộng đồng phum sóc, vai trị
của chùa trong đời sống người Khmer, một số nghi thức tụng niệm kinh kệ
trong PGNTK. Đồng thời, nêu lên hiện trạng PGNTK và đưa ra những giải
pháp cho sự phát triển bền vững của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trang Thiếu Hùng, “Ảnh hưởng của Phật giáo Nam tông đối với tư
tưởng và đạo đức người Khmer tỉnh Trà Vinh”. Tác giả luận án nhận định:



17
“Số lượng thanh thiếu niên Khmer xuất gia (đi tu) ngày càng ít đi khơng phải
là vấn đề đáng lo ngại, người khơng xuất gia cũng là người có đạo đức tốt nếu
được giáo dục đầy đủ và sống trong môi trường tốt”. Nhận định trên đặt ra hai
vấn đề đáng quan tâm. Trước hết, “số lượng thanh thiếu niên Khmer xuất gia
ngày càng ít đi” có phần đúng với thực tế, nhưng cũng cần khảo sát lại cho
thỏa đáng. Bởi lẽ, thời gian tu học của sư sãi Khmer khơng bắt buộc. Họ có
thể tu học vài ngày, vài tháng, vài năm rồi hồn tục.
Do đó, lấy sự hiện diện của số sư sãi Khmer trong chùa ở một thời
điểm nào đó để đánh giá hiện trạng tu học tăng hay giảm sẽ khơng tránh khỏi
phiến diện. Cịn về nhận định “người khơng xuất gia cũng là người có đạo
đức tốt nếu được giáo dục đầy đủ và sống trong mơi trường tốt” cũng có phần
đúng. Thực tế cho thấy, trước sự tiến bộ xã hội hiện nay, đại bộ phận thanh
thiếu niên, bất luận là tộc người nào đều hướng đến cuộc sống hiện đại. Với
hệ thống giáo dục các cấp được mở rộng, việc học tập ở các trường lớp đối
với thanh thiếu niên là điều dễ thấy, và đó là điều kiện để họ trau dồi đạo đức
và hoàn thiện nhân cách sống tốt hơn. Bài viết đã phản ánh đầy đủ các mặt
tồn tại của PGNTK trong cộng đồng người Khmer đồng bằng sông Cửu Long
nói chung và người Khmer ở Trà Vinh nói riêng, đặc biệt là việc tu học, hành
đạo của tu sĩ PGNTK cũng như thanh thiếu niên dân tộc Khmer.
Bài viết của tác giả Trần Hồng Liên “Sự chuyển đổi tôn giáo trong
người Khmer ở Trà Vinh hiện nay” [66] trình bày khái quát sự chuyển đổi tôn
giáo trong người Khmer ở Trà Vinh. Đồng thời, nêu lên một số nguyên nhân
từ những biến đổi trong sinh hoạt của tu sĩ PGNTK đưa đến tình trạng cải đạo
và đưa ra dự báo xu hướng truyền đạo vào cộng đồng người Khmer thời gian
tới. Tác giả đã đưa ra một số suy nghĩ về hiện tượng cải đạo của người
Khmer: Do sự tiếp và giao lưu văn hóa từ bên ngồi đã làm cho phong tục tập
quán của người Khmer dần bị thay đổi, ngơi chùa ngày càng ít thanh niên



18
Khmer vào tu, một số vị sư cả đánh mất sự ảnh hưởng của mình đối với tín
đồ; Về phía các điểm nhóm Tin Lành chưa được cấp phép hoạt động, họ cần
có ngay một số lượng người theo đạo để có điều kiện được cấp phép nên tìm
mọi cách để lơi kéo người Khmer vào đạo; vẫn cịn những bất cập trong việc
thực hiện chính sách nhà nước, đặc biệt là Chương trình 134, 135; Việc tu sĩ
Khmer ngày càng ít đi, trình độ Phật học và thế học có phần hạn chế là cơ hội
để các tơn giáo khác tạo sự ảnh hưởng đối với người Khmer.
Bài viết của Nguyễn Nghị Thanh “Vài nét về biến động của Phật giáo
Nam tông Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long” [87] gồm 3 phần: Đôi nét về
người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long; Những biến động trong lịch sử và
hiện tại của PGNTK ở đồng bằng sông Cửu Long; Một số nhận định và ý kiến
để giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của PGNTK ở nước ta.
Tác giả đưa ra một vài nhận xét như sau: Địa bàn sinh sống của người
Khmer ở nước ta khá phức tạp nên việc tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi, dựng vợ gả
chồng vớ



×