Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Chiến lược kinh doanh kiểu Nhật – Nhẫn nại chờ thời cơ ! docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.6 KB, 4 trang )

Chiến lược kinh doanh kiểu Nhật –
Nhẫn nại chờ thời cơ !


Giữa thế kỷ 19, ngành công nghiệp của chủ nghĩa tư bản nước Anh trên đà
phát triển rất nhanh, khi đó hãng Branche nổi tiếng về sản phẩm hàng dệt, sản
phẩm của họ bán rất chạy ở hầu hết các nơi trên khắp thế giới. Điều đó đã khiến
các bạn đồng nghiệp của Nhật Bản để mắt tới.
Hãng Branche nằm bên cạnh một dãy phố náo nhiệt. Cứ mỗi buổi trửa, công
nhân viên chức của hãng lại kéo nhau đến một quán ăn đối diện để ăn trưa mặc dù giá
cả ở đây cũng khác đắt nhưng hôm nào cũng chật khách, bởi lã quán đó là quán ăn duy
nhất ở phố này.

Ít lâu sau, một quán ăn mới cạnh đó được khai trương, tất cả nhân viên phục vụ
trong quán ăn đều là người Nhật. Quán ăn đó mở ra đã thu hút sự chú ý đặc biệt của
mọi người: Giá cả không những rẻ hơn quán ăn của người Anh mà hương vị lại thơm
ngon hấp dẫn, thái độ phục vụ hết sức niềm nở và chu đáo. Đôi lúc, khách hàng quên
đem theo tiền vẫn có thể được ăn chịu và vẫn nhận được sự đón tiếp nhiệt tình. Với
cách thức như vậy, lâu dần quan hệ giữa quán ăn với khách hàng ngày càng thêm mật
thiết.

Sau đó mấy năm, quán ăn của người Nhật bỗng nhiên bị “dẹp tiệm” với lý do
giá bán quá thấp còn giá thành quá cao, bị thua lỗ. Điều đó khiến mọi công nhân viên
chức của Branche đều thông cảm, xuýt xoa! Cũng chính lúc đó, ông chủ và những
người hầu bàn của quán ăn Nhật đã tung tin là “không có tiền về nước” và thông qua
những thực khách thường xuyên lưu tới, một số kỹ sư và nhân viên cao cấp của
Branche nhờ họ nói giúp để xin việc làm ở trong hãng, kiếm lấy ít tiền về nước.

Do thường ngày, số nhân viên cao cấp đó luôn nhận được sự “quan tâm đặc
biệt” của những người hầu bàn Nhật Bản, nên đã tỏ ra hết sức thông cảm với họ và đã
hết lời tiến cử họ với ông chủ hãng. Lúc đầu, hãng cũng tỏ ra khá thận trọng, nhưng


sau nhiều lần nhận được sự cam kết đảm bảo của số nhân viên cao cấp, ông chủ đã
nhận lời, tuy nhiên vẫn đưa ra một quy định: Tấ cả những người Nhật làm việc trong
nhà máy đều không được bước chân vào các phân xưởng sản xuất mà chỉ được làm
một số công việc nặng nhọc như vận chuyển đường ống, bao bì, guồng sợi…mọi thứ
vừa đưa đến cửa phân xưởng là đã có người Anh tiếp quản.

Sau một thời gian giám sát chặt chẽ, các nhân viên quản lý của hãng thấy số
người Nhật đó thật thà, đáng tin, làm việc hết mình, không có gì đáng khả nghi, thêm
vào đó là “sự đi lại thân thiết” hàng ngày nên dần dần đã mất đi sự cảnh giác cần thiết.
Tiếp theo đó, số người Nhật không những được tự do ra vào các phân xưởng, có người
còn được bố trí vào làm trong các bộ phận kỹ thuật.

Chỉ có điều là mọi người trong hãng Branche, từ trên xuống dưới không ai có
thể ngờ rằng: toàn bộ số nhân viên trong quán ăn Nhật Bản nói trên đều là những
chuyên gia dệt hàng đầu của đất nước mặt trời mọc.

Họ vừa lặng lẽ làm việc, vừa ghi nhớ trong lòng những chi tiết thiết bị kiểu mới
cũng như cấu tạo và tác dụng của máy dệt tiên tiến của nước Anh.

Mấy năm sau, họ đã làm thủ tục xuất cảnh một cách thuận lợi và lên đường về
Nhật.

Sau khi về nước, trải qua mấy năm phấn đấu gian khổ, họ đã có thể thiết kế
được một dàn máy dệt có thể nói khá tiên tiến vào thời ký đó.

Từ đó trở đi, ngành dệt Nhật Bản đã có sự phát triển tiến bộ nhảy vọt.

×