Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Phát triển các khu công nghệ cao của hoa kỳ và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 202 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH THỊ THÙY LINH

PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHỆ CAO CỦA HOA KỲ
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành

:

Kinh tế Quốc tế

Mã số

:

9 31 01 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Cù Chí Lợi
2. TS. Phạm Cao Cường

Hà Nội - 2021


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận án này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi.
Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận án này là hồn tồn trung thực.
Luận án có trích dẫn nguồn gốc tài liệu một cách rõ ràng.
Nghiên cứu sinh

Đinh Thị Thùy Linh

ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Kinh tế quốc tế, Học viện
Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và thực hiện luận
án tiến sĩ này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai thầy hướng dẫn là PGS.TS.
Cù Chí Lợi và TS. Phạm Cao Cường, các thầy đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo
tơi trong q trình thực hiện luận án.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô của Học viện Khoa học
Xã hội đã tận tình giảng dạy, trang bị cho tơi những kiến thức quý báu trong
ba năm vừa qua. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến chị Bùi Lê
Anh, trợ lý Khoa Kinh tế quốc tế, vì sự hỗ trợ và hướng dẫn tận tình của chị
từ khi tôi nộp hồ sơ đăng ký học tại Học viện cho đến nay.
Tôi xin trân trọng cảm ơn chị Lê Thị Vân Nga, anh Nguyễn Tuấn Minh
và các anh chị em đồng nghiệp tại Viện Nghiên cứu Châu Mỹ đã hỗ trợ tơi
trong q trình thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn chị Đinh Ngọc Anh và anh Phạm Như
Luân, những người đã hỗ trợ tôi nhiều nhất trong việc tìm kiếm và tiếp cận tài
liệu. Tôi xin trân trọng cảm ơn bố mẹ đã luôn động viên, ủng hộ vật chất lẫn
tinh thần trong suốt thời gian qua. Tôi xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của
các anh chị em bạn bè trong quá trình thực hiện luận án.

Và cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới chồng và con trai của tôi, hai
người là chỗ dựa tinh thần, nguồn động viên lớn nhất của tôi trong suốt thời
gian thực hiện luận án tiến sĩ.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận án trong phạm vi và khả năng cho
phép nhưng chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong

iii


nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của các q thầy cơ để luận án được hồn
thiện hơn.

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................................. ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................... iii
MỤC LỤC…. ..................................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................................ x
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................................ xi
MỞ ĐẦU…… ................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU
CÔNG NGHỆ CAO CỦA HOA KỲ VÀ VIỆT NAM .................................................................. 7
1.1.

Những nghiên cứu về khu công nghệ cao của Hoa Kỳ.................................................. 7

1.2.


Những nghiên cứu về khu công nghệ cao của Việt Nam ............................................ 11

1.3.

Những nghiên cứu về các nhân tố hỗ trợ sự phát triển của khu công nghệ cao ....... 14

1.4.

Những nghiên cứu về các nhân tố cản trở sự phát triển của khu công nghệ cao ..... 21

1.5.

Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................................. 24

Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................................... 25
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHỆ
CAO………… ................................................................................................................................. 26
2.1.

Khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trị của khu cơng nghệ cao ............................ 26

2.1.1.

Khái niệm ................................................................................................................ 26

2.1.2.

Đặc điểm.................................................................................................................. 30


2.1.3.

Phân loại.................................................................................................................. 34

2.1.4.

Vai trị...................................................................................................................... 37

2.2.

Cơ sở lý luận cho sự hình thành và phát triển khu công nghệ cao ............................ 41

2.2.1.

Một số lý thuyết nền tảng ...................................................................................... 41

2.2.2.

Các tiêu chí để đánh giá sự phát triển của khu công nghệ cao .......................... 54

2.2.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của khu công nghệ cao .................... 58

2.3.

Thực tiễn phát triển khu công nghệ cao trên thế giới ................................................. 62

2.3.1.


Vương quốc Anh .................................................................................................... 66

2.3.2.

Trung Quốc ............................................................................................................. 69

2.3.3.

Malaysia .................................................................................................................. 74

2.3.4.

Đánh giá chung ....................................................................................................... 76

Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................................... 78
v


CHƯƠNG 3 PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHỆ CAO CỦA HOA KỲ .................................. 80
3.1.

Khái quát về khu công nghệ cao của Hoa Kỳ .............................................................. 80

3.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................................... 80

3.1.2.

Lĩnh vực ưu tiên và cơ chế ưu đãi......................................................................... 84


3.2.

Thực trạng phát triển khu công nghệ cao của Hoa Kỳ............................................... 87

3.2.1.

Thể chế và chính sách ............................................................................................ 87

3.2.2.

Vị trí và cơ sở hạ tầng .......................................................................................... 101

3.2.3.

Lực lượng lao động .............................................................................................. 109

3.2.4.

Các công ty đầu tư mạo hiểm .............................................................................. 113

3.2.5.

Môi trường kinh doanh và các tổ chức mỏ neo ................................................. 120

3.3.

Đánh giá sự phát triển các khu công nghệ cao của Hoa Kỳ ..................................... 123

3.3.1.


Những thành công và hạn chế ............................................................................. 123

3.3.2.

Xu hướng phát triển khu công nghệ cao của Hoa Kỳ ....................................... 130

Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................................... 135
CHƯƠNG 4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ................................................... 137
4.1.

Khái quát về khu công nghệ cao của Việt Nam ......................................................... 137

4.1.1.

Cơ chế, chính sách ................................................................................................ 137

4.1.2.

Vị trí và cơ sở hạ tầng .......................................................................................... 142

4.1.3.

Kết quả thu hút đầu tư và hợp tác...................................................................... 145

4.2.

Những hạn chế trong phát triển khu công nghệ cao của Việt nam ......................... 149

4.3.


Một số đề xuất chính sách cho Việt Nam ................................................................... 153

4.3.1.

Cải thiện khuôn khổ thể chế và chính sách ........................................................ 153

4.3.2.

Gia tăng vai trị của trường đại học và cơ sở nghiên cứu ................................. 158

4.3.3.

Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ ..................................................................... 162

4.3.4.

Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ......................................................... 165

4.3.5.

Cải thiện môi trường kinh doanh và thành lập công ty đầu tư mạo hiểm ...... 169

Tiểu kết chương 4 ..................................................................................................................... 173
KẾT LUẬN…. .............................................................................................................................. 175
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ........................................................................... 177
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 178
PHỤ LỤC….. ................................................................................................................................ 190

vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APTE

Hiệp hội KCNC Tây Ban Nha (Association of Science and
Technology Parks of Spain)

AURP

Hiệp hội Công viên Nghiên cứu Đại học Hoa Kỳ (Association
of University Research Parks)

CGCN

Chuyển giao công nghệ

CNC

Công nghệ cao

CNTT

Công nghệ thông tin

DARPA

Cơ quan Dự án Nghiên cứu nâng cao Quốc phòng (Defense
Advanced Research Projects Agency)


DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DoD

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (United States Department of Defence)
Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (United States Department of Energy)

DoE

Đầu tư mạo hiểm

ĐTMH

Cơ quan bảo vệ môi trường (Environmental Protection Agency)

EPA

Quỹ Công nghệ mới nổi (Emerging Technology Fund)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

ETF

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

FDI

Cơ sở giáo dục bậc cao (Higher Education Institution)


GDP

Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (United States

HEI

Department of Health and Human Services)

HHS

Hiệp hội các khu công nghệ cao Thế giới (International
Association of Science Parks and Areas of Innovation)

IASP

Khu công nghệ cao
Công ty đa quốc gia (Multinational Company)

KCNC

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Hoa Kỳ (National

MNC

Aeronautics and Space Administration)

vii


NASA


Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (National Institute of Health)
Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia (National Innovation

NIH

System)

NIS

Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ (National Research
Council)

NRC

Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (National Science Foundation)
Ngân sách nhà nước

NSF

Nghiên cứu và phát triển (Research and Development)
Nghiên cứu và thử nghiệm (Research and Experimentation)

NSNN

Khu công nghệ cao Tam giác (Research Triangle Park)

R&D

Đặc khu kinh tế (Special Economic Zone)


R&E

Sở hữu trí tuệ

RTP

Khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật và tốn học (Science,

SEZ

Technology, Engineering, and Mathematics)

SHTT

Khoa học, công nghệ, và đổi mới (Science, Technology and

STEM

Innovation)
Quỹ Doanh nghiệp Texas (Texas Enterprise Foundation)

STI

Truyền thông
Hiệp hội khu công nghệ cao Vương quốc Anh (United

TEF

Kingdom Science Park Association)


TT

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc

UKSPA

(United

Nations

Educational,

Scientific

and

Cultural

Organization)
UNESCO

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (United
Nations Conference on Trade and Development)
Đô la Mỹ (United States Dollar)
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of

viii



UNCTAD

Agriculture)
Đại học Texas (University of Texas)

USD

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum)

USDA
UT
WEF

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1

Mơ hình phát triển của khu công nghệ cao

Bảng 2.2

Định nghĩa về thành công của các tổ chức liên

35
54-56

quan đến KCNC

Bảng 3.1

Một khu công nghệ cao điển hình ở Hoa Kỳ

Bảng 3.2

Cơng ty cơng nghệ cao lớn ở Thung lũng Silicon

81
111-113

nhận tài trợ ban đầu từ công ty đầu tư mạo hiểm
Bảng 3.3

Một số thành tựu KH&CN của Thung lũng
Silicon

x

125


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mơ hình đổi mới xoắn ba

49

Hình 2.2 Số lượng các khu cơng nghệ cao ở Châu Âu trong


62

giai đoạn 1961-2010
Hình 2.3 Xuất bản phẩm học thuật liên quan đến khu công

65

nghệ cao theo quốc gia được nghiên cứu, 1986-2016
Hình 2.4 Phát triển khu cơng nghệ cao ở Trung Quốc

69

Hình 3.1 Các khu cơng nghệ cao ở Hoa Kỳ giai đoạn 1951-

79

2015
Hình 3.2 Lĩnh vực CNC ưu tiên ở một số khu vực của Hoa

82

Hình 3.3 Kỳ

86

Hình 3.4 Chỉ số quản trị tồn cầu của Hoa Kỳ, 1996-2018

107

Việc làm STEM công nghệ cao ở một số khu vực,

Hình 3.5 2003-2013

124

Số lượng cơng ty mới thành lập ở Thung lũng
Hình 4.1 Silicon, 2000 – 2013

135

Hình 4.2 Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

143

Hình 4.3 Dự án tại SHTP, theo quốc gia

145

Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam

xi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế tiên tiến bậc nhất hiện nay. Điều này
một phần là nhờ sự đóng góp rất lớn của các ngành công nghệ cao (CNC),
nhiều ngành trong đó hiện đang ở vị trí dẫn đầu thế giới. Quy mơ đầu tư lớn
và tính sáng tạo cao chính là nhân tố tạo dựng một nền tảng cơng nghệ cao
cho các ngành công nghiệp của Mỹ. Trong số các nhân tố thúc đẩy sự phát
triển các ngành CNC, khơng thể khơng kể tới sự đóng góp của các khu cơng

nghệ cao (KCNC) mà điển hình nhất và thành công nhất của Mỹ (cũng như
của thế giới) là “Thung lũng Silicon”. Chính nhờ có Thung lũng Silicon mà
ngành cơng nghiệp điện tử bán dẫn trên thế giới đã hình thành và phát triển,
sau đó là ngành cơng nghệ thơng tin (CNTT), trí tuệ thơng minh, và cũng
chính từ đây các tập đồn cơng nghệ viễn thơng hàng đầu thế giới đã ra đời
như Apple, Google, Intel, Facebook và nhiều cơng ty khác. Mơ hình Thung
lũng Sillicon đã được nhân rộng tại một số thành phố tại Mỹ và chính mơ
hình này đã góp phần đưa Mỹ trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về phát
triển các ngành công nghiệp công nghệ cao cho đến hiện nay. Sự thành công
của các khu công nghệ cao tại Mỹ đã trở thành mơ hình cho nhiều quốc gia
trên thế giới, và các nước Châu Á đã được xem như là sự nhân rộng rất thành
cơng mơ hình Khu Cơng nghệ cao của Mỹ, đó là khu cơng nghệ cao Silicon
tại Bangalore của Ấn Độ, khu công nghệ cao Thâm Quyến của Trung Quốc,
hay các khu công nghệ cao của Hàn Quốc và Nhật Bản.
Mỹ là một nền kinh tế thị trường điển hình, và tại đây, các hỗ trợ của
nhà nước đối với các chương trình phát triển kinh tế nói chung và của KCNC
dường như có phần hạn chế. Vậy, nhân tố nào thực sự đã đưa lại sự thành
công của các khu công nghệ này: con người, nguồn vốn, nền tảng khoa học,

1


hay các nhân tố khác? Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về các vấn đề này,
nhưng các câu trả lời vẫn chưa có sự thống nhất. Chính vì vậy, luận án lựa
chọn chủ đề: “Phát triển các khu công nghệ cao của Hoa Kỳ” là chủ đề
nghiên cứu, nhằm góp phần phân tích sự phát triển của các KCNC ở Hoa Kỳ
trên cơ sở luận giải về lý luận những nhân tố nào mang lại thành công (cũng
như chưa thành công) cho các KCNC của Mỹ.
Việt Nam đang triển khai chiến lược phát triển kinh tế “bắt kịp” và
chuyển đổi nền kinh tế thành nền kinh tế hiện đại. Để đạt mục tiêu này, hướng

vào phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, và trong những năm vừa
qua đã rất nỗ lực xây dựng các KCNC nhằm tạo ra các đột phát phát triển.
Các KCNC đã có tuổi đời 10 – 20 năm, mặc dù mang lại một số thành công,
nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả trong việc thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, và tạo
tiền đề cho phát triển kinh tế khu vực cũng như quốc gia. Như vậy, việc
nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong đó có kinh nghiệm của Hoa Kỳ
về phát triển KCNC sẽ góp phần giúp Việt Nam xây dựng và phát triển thành
công các KCNC trong nước qua việc đưa ra một số khuyến nghị về phát triển
các KCNC của Mỹ vào thực tiễn Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích tổng quát:
Luận án được thực hiện nhằm mục đích phân tích q trình hình thành
và phát triển của các khu cơng nghệ cao ở Hoa Kỳ dưới tác động của những
nhân tố như mơi trường thể chế, chính sách và sự đóng góp của khu vực tư
nhân; từ đó đúc rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc
phát triển các khu công nghệ cao.
Nhiệm vụ cụ thể:
Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận án cần phải:
2


- Tổng hợp và khái quát các cơ sở lý luận về sự hình thành và phát triển
của KCNC, nghiên cứu thực tiễn phát triển các KCNC ở một số khu vực trên
thế giới.
- Phân tích, làm rõ sự phát triển của KCNC ở Hoa Kỳ về số lượng, chất
lượng, và các nhân tố tác động đến sự phát triển đó.
- Đề xuất, khuyến nghị một số điều chỉnh dựa trên sự so sánh với kinh
nghiệm của Hoa Kỳ, nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của các KCNC tại
Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu: phát triển khu công nghệ cao của Hoa Kỳ
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Trung Quốc,
Malaysia, Việt Nam
- Phạm vi thời gian: Luận án lựa chọn thời gian nghiên cứu là từ năm
1951 đến nay vì năm 1951 là thời điểm KCNC đầu tiên của Hoa Kỳ ra đời.
- Phạm vi nội dung: Luận án sẽ tập trung phân tích các nội hàm cho sự
phát triển của các KCNC.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Phương pháp luận:
Luận án áp dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Hướng tiếp cận:
Luận án tiếp cận vấn đề phát triển KCNC của Hoa Kỳ theo hướng kinh
tế học và kinh tế quốc tế. Cách tiếp cận kinh tế học của luận án là việc lý giải
tính hợp lý của sự phát triển các KCNC như là kết quả sự tương tác giữa thị
3


trường và sự hỗ trợ của nhà nước. Cách tiếp cận kinh tế quốc tế đó là việc so
sánh và rút ra bài học cho sự phát triển các KCNC của Việt Nam từ thực tiễn
phát triển các KCNC của Hoa Kỳ.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong nghiên cứu
kinh tế và kinh tế quốc tế như:
- Phương pháp tổng quan tài liệu, phương pháp kế thừa: tận dụng
những kết quả từ các nghiên cứu đi trước đề làm cơ sở cho giá trị lý luận và
thực tiễn mà luận án sẽ kế thừa, đồng thời xác định những khoảng trống cần
được tiếp tục nghiên cứu làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề chính của đề tài
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Luận án phân tích các nội hàm
liên quan đến phát triển KCNC, các thông tin và số liệu thống kê kinh tế để có

những đánh giá, những kết luận, những đề xuất mang tính khoa học, phù hợp
với lý luận và thực tiễn về thực trạng phát triển KCNC ở Hoa Kỳ và Việt
Nam.
- Phương pháp thống kê mô tả: Số liệu được sử dụng trong luận án là số
liệu thống kê, các báo cáo của các tổ chức, cơ quan có uy tín như: Ngân hàng
Thế giới, IASP, Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ (National Research
Council - NRC), Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (National Science
Foundation - NSF), v.v…
- Phương pháp so sánh: Luận án so sánh sự phát triển của Hoa Kỳ với
Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới.
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Luận án sử dụng các tài liệu và số
liệu thứ cấp, được lấy từ các nguồn uy tín.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

4


Luận án có một số đóng góp như sau:
Thứ nhất, luận án tổng kết quá trình phát triển KCNC của Hoa Kỳ từ
năm 1951 đến nay.
Thứ hai, luận án chỉ ra rằng nhà nước, đặc biệt chính phủ liên bang,
nắm giữ vai trò gián tiếp hơn là trực tiếp trong phát triển KCNC của Hoa Kỳ;
trong khi đó, khu vực tư nhân bao gồm các trường đại học, các công ty lớn và
nhà ĐTMH đóng một vai trị chủ chốt trong phát triển KCNC.
Thứ ba, luận án cho thấy Việt Nam có thể học tập từ kinh nghiệm Hoa
Kỳ trong việc xác định các tiền đề cần thiết cho phát triển KCNC thành công,
nhưng việc xây dựng và cải thiện các điều kiện cần này lại phải dựa trên bối
cảnh của riêng Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Làm rõ cơ sở lý luận cho việc hình thành và phát triển các KCNC.

- Nêu rõ các đặc điểm của KCNC ở Hoa Kỳ.
- Phân tích đóng góp của các KCNC đối với nền kinh tế Hoa Kỳ.
- Phân tích thực trạng phát triển KCNC của Hoa Kỳ
- Rút ra những bài học kinh nghiệm phát triển các KCNC phù hợp với đặc
trưng của Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm
4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển khu công nghệ cao
của Hoa Kỳ và Việt Nam

5


Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển khu công nghệ cao trên thế
giới
Chương 3: Phát triển khu công nghệ cao của Hoa Kỳ
Chương 4: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

6


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN CÁC
KHU CÔNG NGHỆ CAO CỦA HOA KỲ VÀ VIỆT NAM
1.1. Những nghiên cứu về khu công nghệ cao của Hoa Kỳ
DeVol (1999) và Ki (2002) nhận định ngành công nghệ cao là động cơ
quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Hoa Kỳ. Ki (2002) nghiên cứu sự
hình thành của các trung tâm CNC ở Hoa Kỳ trong giai đoạn 1950 đến 1997
và các nhân tố địa điểm ảnh hưởng đến sự hình thành đó. Tác giả đã sử dụng

phương pháp nhóm đối chứng thử nghiệm trên nhóm KCNC và nhóm tương
tự (bao gồm các hạt của Hoa Kỳ với điều kiện kinh tế và giáo dục gần giống
với nơi có KCNC). Nghiên cứu chỉ ra rằng một số lượng đáng kể các KCNC
được hình thành trong giai đoạn 1970-1980 tại Hoa Kỳ và các dịch vụ CNC
đóng vai trị vai trị hàng đầu trong việc hình thành các KCNC trong giai đoạn
này. Quan trọng hơn cả, nghiên cứu nhận định hầu hết các nhân tố vị trí thơng
thường khơng đóng vai trị trong việc xây dựng các KCNC trong giai đoạn
1970-1980 tại Hoa Kỳ, mà các KCNC thành lập một cách tự phát, khơng có
hoạch định hoặc chính sách cụ thể trong thời kỳ hình thành.
Link và Scott (2003) thực hiện nghiên cứu khám phá về KCNC ở Hoa
Kỳ trong vai trò lan tỏa đổi mới và tác động đến nhiệm vụ học thuật của các
trường đại học địa phương. Các phân tích thống kê cho thấy có mối quan hệ
trực tiếp giữa sự gần gũi của KCNC với trường đại học và xác suất chương
trình giảng dạy sẽ chuyển từ cơ bản sang nghiên cứu ứng dụng. Link và Scott
(2006) phát triển một mơ hình để mơ tả sự tăng trưởng hoặc năng suất của các
KCNC và kiểm tra mơ hình này bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu mới được
xây dựng lúc bấy giờ của Quỹ Khoa học Quốc gia (National Scicence
Foundation - NSF) về KCNC. Các tác giả nhận thấy rằng KCNC gần trường

7


đại học hơn, được điều hành bởi tổ chức tư nhân và tập trung vào công nghệ
cụ thể - đặc biệt là ngành CNTT - phát triển nhanh hơn so với mức trung bình
8,4% mỗi năm.
Link và Link (2003) mơ tả và cung cấp phân loại cho KCNC ở Hoa Kỳ.
Link và Scott (2007) cũng thực hiện một nghiên cứu về khía cạnh kinh tế học
của KCNC. Các tác giả trình bày bằng chứng quốc tế về sự phát triển của
URP, xem xét các tài liệu học thuật về URP và vạch ra một chương trình nghị
sự cho các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm bổ sung về chủ đề này. Link

(2014) tập trung vào dòng chảy kiến thức từ các KCNC của Hoa Kỳ. Để đánh
giá tác động một cách định lượng, tác giả so sánh các công ty nằm trong và
ngoài KCNC theo cặp tương ứng, trên hai thể hiện là: bằng sáng chế nhận
được và các ấn phẩm học thuật xuất phát từ nghiên cứu được thực hiện bởi
các công ty. Nghiên cứu cho thấy rằng hiệu suất trung bình giữa các cơng ty
trong KCNC cao hơn so với các cơng ty ngồi khu, từ đó, đưa ra gợi ý rằng
môi trường do KCNC tạo ra mang lại lợi thế cạnh tranh dưới dạng các luồng
kiến thức mới.
Sử dụng mơ hình hồi quy, Xie Chen (2012) tìm hiểu mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố đến sự phát triển của các KCNC ở Mỹ và Hoa Kỳ, với các cụm
cơng nghiệp truyền thống đóng vai trị là nhóm đối chứng trong nghiên cứu.
Kết quả của phân tích hồi quy cho thấy ở Mỹ, đầu tư mạo hiểm là yếu tố quan
trọng nhất trong việc phát triển các KCNC, trong khi ở Trung Quốc, yếu tố
mạnh nhất là các viện hàn lâm và chính phủ. Vynck (2018) nghiên cứu mối
quan hệ giữa vị trí của một KCNC và đầu ra đổi mới. Nghiên cứu xem xét các
KCNC ở Hoa Kỳ một cách định lượng với tập dữ liệu theo chiều dọc bao gồm
hơn 30 năm và phương pháp luận dựa trên OLS hồi quy tổng hợp cùng hai
khung hiệu ứng cố định cho phép kiểm soát những đặc điểm biến đổi theo
thời gian không thể quan sát được ở cấp độ của các nhà phát minh và công ty.
8


Các phát hiện của nghiên cứu cho thấy rằng số lượng bằng sáng chế có tương
quan tích cực cịn tính mới có tương quan tiêu cực với việc đặt địa điểm trong
KCNC. Theo đó, lý thuyết cho rằng cơ chế tái tổ hợp và lan tỏa cho phép các
công ty trong KCNC tạo ra nhiều bằng sáng chế mới lạ là khơng được hỗ trợ.
Mối tương quan với các trích dẫn và đột phá được giải thích bởi hiệu quả của
các nhà phát minh riêng lẻ và công ty. Hơn nữa, thực tế là các nhà phát minh
với một vài đặc điểm nhất định tự lựa chọn (hoặc được chọn) làm việc trong
một KCNC có ảnh hưởng quan trọng đến xác suất của tính mới.

Hobbs và cộng sự (2017) trình bày một mơ hình tổng qt của KCNC ở
Hoa Kỳ và xác định các đồng biến có thể đóng vai trị là các biến mục tiêu mà
giúp duy trì sự phát triển của các KCNC hiện có và cịn cung cấp thông tin
cho những quốc gia, khu vực và trường đại học muốn thành lập KCNC mới.
Các đồng biến bao gồm: khoảng cách giữa KCNC và trường đại học và việc
liệu các KCNC có được thành lập trong cuộc cách mạng CNTT-TT (sau năm
2000). Hobbs và cộng sự (2018) tập trung vào các tác động kinh tế ở quy mô
khu vực của các KCNC ở Hoa Kỳ. Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng chỉ có
11 trong số 146 KCNC ở Hoa Kỳ, trên tinh thần trách nhiệm giải trình cộng
đồng, đã thực hiện nghiên cứu tác động kinh tế. Một lý do giải thích cho sự
thiếu hụt của các nghiên cứu như vậy là các trường đại học không quen thuộc
về cách tiến hành cũng như cách giải thích các phát hiện từ một nghiên cứu
như vậy. Các tác giã đã đưa ra một phương pháp đánh giá tác động kinh tế để
các nhà quản lý KCNC tuân theo nếu họ tiến hành ghi chép tác động kinh tế
khu vực của KCNC.
Có những nghiên cứu tập trung vào các KCNC cụ thể, trong đó, phần
lớn tập trung vào trường hợp của Thung lũng Silicon và KCNC Tam Giác. Ví
dụ, Castells và Hall (1994) và Wonglimpiyarat (2010), mô tả KCNC ở Thung
lũng Silicon của California và trên Route 128 gần Boston, Massachusetts.
9


Luger và Goldstein (1991), Link (1995, 2002), Link và Scott (2003a) nghiên
cứu về KCNC Tam giác ở Bắc Carolina. Một số nghiên cứu liên quan đến các
KCNC khác bao gồm: KCNC Austin (Gibson & Butler, 2013); KCNC
Gateway tại trường Đại học Nông nghiệp và Kỹ thuật bang Bắc Carolina và
Đại học Bắc Carolina ở Greensboro (Howard & Link, 2017).
Một trong những nghiên cứu nổi bật về Thung lũng Silicon là Saxenian
(1994). Saxenian (1994) so sánh sự tổ chức của các nền kinh tế khu vực, tập
trung vào hệ thống dựa trên mạng lưới khu vực đang phát triển mạnh của

Thung lũng Silicon và hệ thống dựa trên công ty độc lập đang suy giảm của
Route 128. Lịch sử của Thung lũng Silicon của California và Route 128 của
Massachusetts trên cương vị những trung tâm đổi mới trong ngành điện tử
được xem xét từ những năm 1970 để cho thấy cách tổ chức mạng lưới đã
đóng góp vào khả năng thích ứng với cạnh tranh quốc tế như thế nào. Cả hai
khu vực đều phải đối mặt với khủng hoảng vào những năm 1980, khi các máy
tính nhỏ sản xuất ở Route 128 bị thay thế bằng máy tính cá nhân và các đối
thủ cạnh tranh Nhật Bản đã chiếm thị trường bộ nhớ bán dẫn của Thung lũng
Silicon. Tuy nhiên, trong khi các tập đoàn trong khu vực Route 128 hoạt động
bằng nội bộ hóa, sử dụng các chính sách bí mật và sự trung thành với cơng ty
để bảo vệ sự đổi mới, thì Thung lũng Silicon lại tận dụng tối đa giao tiếp theo
chiều ngang và thị trường lao động mở bên cạnh các chính sách cạnh tranh
khốc liệt giữa các công ty. Kết quả là, mặc dù cạnh tranh ngày càng gay gắt,
số việc làm mới ở Trung lũng Silicon đã tăng gấp ba trong giai đoạn 19751990 và giá trị thị trường của các công ty tăng 25 tỷ đô la từ năm 1986 đến
năm 1990 trong khi các công ty Route 128 chỉ tăng 1 tỷ đơ la trong cùng
khoảng thời gian.
Từ phân tích các khu vực này, có thể thấy đổi mới phải là một q trình
tập thể, sự thành cơng xuất hiện khi các rào cản thể chế và xã hội bị phá vỡ.
10


Một nền kinh tế khu vực phát triển mạnh không chỉ phụ thuộc vào sáng kiến
của các cá nhân mà còn phụ thuộc vào mạng lưới liên kết các mối quan hệ xã
hội, kỹ thuật và thương mại giữa các cơng ty và các tổ chức bên ngồi. Với thị
trường ngày càng bị phân mảnh, sự phụ thuộc lẫn nhau trong khu vực dựa vào
các mối quan hệ chính thức và khơng chính thức được làm mới liên tục, cũng
như nguồn tài trợ công cho giáo dục, nghiên cứu và đào tạo. Các hệ thống
công nghiệp địa phương được xây dựng trên mạng lưới khu vực có xu hướng
linh hoạt và năng động hơn về mặt công nghệ so với các hệ thống phân cấp,
dựa trên công ty độc lập, trong đó sự đổi mới bị cơ lập trong ranh giới của các

tập đồn.
Theo Gibson và Butler (2013), chính quyền tiểu bang Texas đã thực thi
chính sách miễn giảm thuế thu nhập cá nhân cho lao động nghiên cứu và phát
triển (Research and Development - R&D) trình độ cao. Ở KCNC Austin, năm
1949, Đại học UT Austin đã thành lập trung tâm nghiên cứu của trường mang
tên PRC. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa chính phủ, ngành công nghiệp và
các viện nghiên cứu & phát triển khoa học kỹ thuật. PRC là nơi đặt trụ sở của
19 trung tâm nghiên cứu trực thuộc UT Austin và tất cả đã được hưởng lợi từ
nguồn tài trợ nghiên cứu của liên bang cũng như tiểu bang (Gibson & Butler,
2013). Tài trợ của nhà nước cho các dự án phát triển CNC được coi là chìa
khóa cho sự phát triển ở KCNC Austin.
1.2. Những nghiên cứu về khu công nghệ cao của Việt Nam
Vũ Đình Cự và Đỗ Trung Tá (1999) chia những đặc thù chính của
KCNC thành hai phần: chức năng và tổ chức. Về chức năng, KCNC có các
chức năng sau: ươm tạo công nghệ, bao gồm chuyển giao, tiếp thu, thích nghi,
cải tiến và tiến tới sáng tạo công nghệ cao; sản xuất công nghiệp công nghệ
cao; huấn luyện, đào tạo nhân lực CNC cho nghiên cứu và sản xuất; dịch vụ –

11


thương mại các sản phẩm CNC; tạo môi trường sinh hoạt, sống, làm việc, vui
chơi, giải trí, kích thích năng lực sáng tạo cơng nghệ. Về tổ chức, KCNC có
các đơn vị thành phần sau: đơn vị R&D; các xí nghiệp công nghiệp CNC; học
viện kỹ thuật/ trung tâm đào tạo nguồn nhân lực; các trung tâm tư vấn dịch vụ
thương mại và chuyển giao công nghệ; các đơn vị quản lý nhà ở, cơng viên,
khu thể thao, văn hóa, triển lãm khoa học và công nghệ, v.v…
Lực lượng kỹ thuật làm việc trong các lĩnh vực công nghệ cao còn quá
mỏng, phân tán và thiếu kinh nghiệm, chủ yếu do chất lượng đào tạo ở các
trường đại học còn thấp, thiếu đội ngũ cán bộ quản lý giỏi để thực hiện mục

tiêu đề ra. Bên cạnh đó, các cơng ty nước ngồi khi đầu tư vào Việt Nam cịn
gặp nhiều khó khăn liên quan đến quy định chuyển giao cơng nghệ, vấn đề
bảo hộ bản quyền, chính sách ưu đãi và khuyến khích, cơ sở hạ tầng và các
dịch vụ khác (Vũ Đình Cự và Đỗ Trung Tá, 1999).
Năm 2001, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện báo cáo
“Các giải pháp chiến lược trong chính sách phát triển Khu công nghệ cao ở
Việt Nam”. Báo cáo đề cập đến vai trò của CNC là một trụ cột của nền kinh
tế; nhận định KCNC là khu vực cơng nghệ góp phần quan trọng xây dựng
năng lực cơng nghệ quốc gia. Báo cáo đã nghiên cứu kinh nghiệm thế giới về
chính sách phát triển KCNC và đưa ra các giải pháp chiến lược về địa điểm,
tài chính, cơng nghệ và quản lý KCNC.
Theo Võ Đại Lược (2002), khi xây dựng KCNC, cần chú ý đến những
điều kiện cần và đủ để chúng có thể hoạt động hiệu quả và thành cơng. Những
điều kiện đó bao gồm: i) Đó là nơi có lợi thế cạnh tranh nổi trội trong việc
tiếp cận với các ý tưởng CNC trong và ngoài nước; ii) Phải có thể chế kinh tế
– xã hội thơng thống hấp dẫn các nhà kinh doanh CNC; iii) Phải có một
nguồn vốn mạo hiểm đủ cung cấp cho việc kinh doanh CNC; iv) Phải có một
lực lượng lao động có kỹ năng và tay nghề cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực
12


CNC; v) Phải có cơ sở hạ tầng cơng nghệ thích hợp với kinh doanh CNC; vi)
Phải có mơi trường kinh tế – xã hội và kinh doanh khuyến khích tự do sáng
tạo, phát minh, ứng dụng công nghệ, chuyển giao cơng nghệ.
Hồng Xn Long (2007) xác định một số vấn đề trong phát triển
KCNC ở Việt Nam. Trước hết, đó là việc phát triển KCNC bị chịu sự chi phối
lớn bởi tính cục bộ địa phương, chưa định lượng được tác động lan tỏa sang
địa phương khác cũng như ảnh hưởng ngược lại của KCNC ở các khu vực lân
cận; khiến cho nguồn lực vốn có hạn của đất nước bị phân tán; làm cho công
tác quy hoạch ở tầm quốc gia gặp nhiều khó khăn, v.v… Thứ hai, quản lý

KCNC còn nhiều lúng túng, thiếu ổn định và rõ ràng. Theo Nguyễn Minh
Ngọc (2018), KCNC quốc gia ở Việt Nam được hình thành để phát triển CNC
nhằm mục tiêu tăng trưởng và cải thiện kinh tế – xã hội của địa phương, vùng
miền; đóng góp cho việc đổi mới mơ hình tăng trưởng, gia tăng sức cạnh
tranh của kinh tế nước nhà; tăng mức độ CNC trong các sản phẩm hàng hóa;
và thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
KCNC Đà Nẵng có những mục đích chính sau đây: thu hút được các
nguồn lực CNC trong và ngoài nước, tạo động lực cho sự phát triển của
KCNC; giáo dục, nghiên cứu khoa học và gắn sản xuất, kinh doanh và dịch
vụ với phát triển công nghệ; tăng cường đổi mới công nghệ, vườn ươm công
nghệ, doanh nghiệp CNC và phát triển thị trường khoa học và công nghệ
(KH&CN), phát triển một số ngành công nghiệp CNC nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế và sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn Thành phố
Đà Nẵng nói riêng, khu vực miền Trung và Tây Ngun nói chung (Thủ
tướng Chính phủ, 2010).
Nghiên cứu trường hợp KCNC Đà Nẵng, Nguyễn Minh Ngọc (2018)
nhận định KCNC này sẽ phải đối mặt với những thách thức sau: (i) thách thức

13


trong việc tạo ra và duy trì sức hút từ hoạt động R&D do xu hướng gia tăng
đầu tư cho R&D trên thế giới, xu hướng tập trung hóa hoạt động R&D vào
các lĩnh vực CNC và KCNC; (ii) thách thức trong việc thu hút các nguồn lực
ngân sách để phát triển lĩnh vực cơng nghệ sinh học do Chính phủ đã quy
hoạch một Trung tâm công nghệ sinh học quốc gia ở Huế (chỉ cách KCNC Đà
Nẵng chưa đến 100km); (iii) khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài do năng lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi (Foreign Direct
Investment – FDI) cịn tương đối thấp; (iv) thách thức cạnh tranh quốc tế dưới
ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0.

1.3. Những nghiên cứu về các nhân tố hỗ trợ sự phát triển của khu
công nghệ cao
Theo Sanni và cộng sự (2009) để thiết kế và triển khai KCNC một cách
thành công, cần xem xét đến ba nhóm chủ thể quan trọng là: nhóm quyết
định, nhóm phản ứng và nhóm thực hiện. Các cá nhân, tổ chức ở cấp định
hướng chính sách quyết định thuộc “nhóm quyết định”. Những người có liên
quan đến vị trí, chuẩn bị, xây dựng, quản lý và mở rộng KCNC được gọi
“nhóm phản ứng”. “Nhóm thực hiện” về cơ bản là những người người quản lý
đầu ra của KCNC bao gồm thương mại hóa sản phẩm và dịch vụ, chuyển giao
công nghệ (CGCN), lan tỏa kiến thức, cải tiến và đổi mới. Các nước đang
phát triển phải nhận ra tầm quan trọng của nhóm quyết định, nhóm phản ứng
và nhóm thực hiện, trong đó nhóm quyết định là quan trọng nhất để quản lý
KCNC hiệu quả, mang lại tác động đáng kể cho nền kinh tế.
Theo NRC (2012), các KCNC thành cơng có một số đặc điểm chung
như sau: có trường đại học nghiên cứu hoặc phịng thí nghiệm quốc gia làm
cốt lõi; phát triển từ các thề mạnh về ngành cơng nghiệp khu vực và R&D đã
có từ trước; có sự hợp tác chặt chẽ giữa các giới học thuật, ngành công

14


×