Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN tổ chức một số hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về việc phòng , chống dịch bệnh covid 19 cho học sinh lớp 1 thông qua hoạt động trải nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 22 trang )

Mục lục
STT
1.
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
2.
2.1.
2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
2.3.
2.3.1.
2.3.2.
2.3.3.

2.3.4.
2.3.4.1
.
2.3.4.2
.
2.3.4.3
.
2.3.4.4
.
2.4.
3.
3.1.
3.2.



1.

Nội dung

Trang
Mở đầu
1
Lý do chọn đề tài.
1
Mục đích nghiên cứu.
1
Đối tượng nghiên cứu.
2
Phương pháp nghiên cứu.
2
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
2
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3
Đặc điểm tình hình chung
3
Thuận lợi
3
Khó khăn
3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
4

Giải pháp 1 : Tổ chức vệ sinh trường lớp, chuẩn bị tốt cơng
4
tác đảm bảo an tồn cho học sinh đến trường.
Giải pháp 2 : Tuyên truyền về việc phòng chống dịch bệnh
6
Covid – 19 thông qua việc tổ chức giờ chào cờ đầu tuần.
Giải pháp 3: Tích hợp, lồng ghép một số hoạt động phòng
6
chống dịch bệnh Covid – 19 vào một số bài học trong môn
Hoạt động trải nghiệm lớp 1.
Giải pháp 4: Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm với chủ
9
đề “Phòng chống dịch bệnh Covid – 19” cho học sinh lớp 1.
Tổ chức hoạt động hướng dẫn rửa tay đúng quy trình.
9
Tổ chức hoạt động hướng dẫn sử dụng khẩu trang đúng cách

10

Tổ chức các hoạt động lao động vừa sức với học sinh lớp 1.

12

Tổ chức thi vẽ tranh với chủ đề “Chúng em với việc phòng
chống dịch bệnh Covid – 19”
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Kết luận, kiến nghị.
Kết luận
Kiến nghị


12
14
15
15
15

Mở đầu
1


1.1.

Lí do chọn đề tài
Dịch bệnh do vi rút Corona Covid – 19 đã được tuyên bố là tình trạng
khẩn cấp về y tế cộng đồng toàn cầu. Vi rút gây bệnh Covid – 19 đã lây lan ra
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam.
Dịch bệnh xuất hiện đã làm ảnh hưởng đến rất nhiều mặt của xã hội như kinh tế,
giao thơng, du lịch,… và có cả ngành giáo dục.
Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới hoàn toàn chủ động, nhạy
bén và sáng tạo trong chiến dịch phòng chống Covid – 19 nên đã hạn chế đến
mức thấp nhất số ca mắc bệnh và các hoạt động của xã hội vẫn được duy trì. Tuy
nhiên, chúng ta cũng khơng được chủ quan vì dịch bệnh có thể bùng phát bất kì
lúc nào nếu chúng ta lơ là, mất cảnh giác và khơng có biện pháp phịng chống.
Trong bối cảnh người dân trên tồn thế giới đang thực hiện các biện pháp
bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng trước dịch bệnh viêm đường hơ hấp cấp
( Covid - 19) do vi rút Corona gây ra, việc đảm bảo tất cả trẻ em được tiếp tục
học tập trong một môi trường thân thiện, tôn trọng, hòa nhập và hỗ trợ là rất
quan trọng. Đặc biệt, trường học là nơi tập trung đông người, nếu không có các
biện pháp phịng chống dịch bệnh tích cực sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh

phát sinh.
Đối với học sinh Tiểu học, tất cả những gì xung quanh đều mới lạ, hấp
dẫn trẻ, kích thích sự tị mị, khám phá của trẻ. Trẻ ln tích cực, giao lưu trị
chuyện, chơi đùa với các bạn, với các đồ vật xung quanh. Song trẻ chưa nhận
thức được việc giữ gìn về sinh cá nhân, việc phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt là
lứa tuổi học sinh lớp 1, cơ thể các trẻ còn non nớt, sức đề kháng còn yếu. Tất cả
những yếu tố trên dẫn đến nguy cơ trẻ dễ mắc phải dịch bệnh. Chính vì vậy,
trong các đối tượng cần được ưu tiên bảo vệ thì học sinh là nhóm đặc biệt quan
trọng.
Cơng tác dự phịng là hoạt động cần thiết để ngăn ngừa vi rút lây lan trong
môi trường trường học. Dịch Covid -19 không phân biệt quốc gia, khu vực, dân
tộc, tuổi hay giới tính. Do đó các trường học cần chuẩn bị tất cả những điều kiện
cần thiết để ứng phó với dịch bệnh. Trong đó, việc cung cấp các kiến thức phòng
chống dịch cho học sinh, khuyến khích cho học sinh thực hành hành vi vệ sinh
bảo vệ sức khỏe là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ nhận thức được việc phòng, chống dịch bệnh cho học sinh là
việc làm quan trọng, cần thiết và là vấn đề cấp bách trong thời điểm dịch bệnh
Covid - 19 đang diễn ra trên tồn thế giới, tơi đã tập trung nghiên cứu đề tài: “
Tổ chức một số hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về việc phòng chống
dịch bệnh Covid – 19 cho học sinh lớp 1 thơng qua hoạt động trải nghiệm”,
để góp phần vào cơng tác phòng chống dịch bệnh Covid – 19 của nhà trường đạt
kết quả tốt hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu, đề xuất những biện pháp góp phần
vào cơng tác phịng, chống dịch bệnh cho học sinh lớp 1. Từ đó, giúp học sinh
nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh Covid – 19
thông qua việc tổ chức một số hoạt động trải nghiệm.
2



1.3.

Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức một số hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về việc phòng, chống
dịch bệnh Covid – 19 cho học sinh lớp 1 thông qua hoạt động trải nghiệm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Tìm kiếm, thu thập, đọc, ghi chép, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái
qt hóa những nội dung có liên quan đến đề tài thu được từ các loại tài liệu.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp thực nghiệm.
2.
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Đại dịch virut Corona (Covid – 19) vẫn đang
diễn biến hết sức phức tạp. Cũng như các lĩnh vực
khác, giáo dục ở các cấp học đều bị ảnh hưởng.
Theo tổ chức UNESCO trên thế giới có gần 1,6 tỉ
học sinh và sinh viên bị ảnh hưởng, 188 quốc gia
buộc phải đóng cửa các trường học trên toàn quốc,
gây tác động đến 91,3% tổng số học sinh, sinh viên
trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam, vào những tháng đầu năm 2020 và đầu năm 2021cũng đã có
những biện pháp ngăn chặn dịch bệnh là thực hiện giản cách xã hội, cho học
sinh nghỉ học. Tuy nhiên, ngành giáo dục không thể và sẽ không để bị ngăn

chặn. Cùng với nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đã khống chế dịch
bệnh và lên kế hoạch để học sinh được quay trở lại trường học một cách an toàn
nhất.
Sức khỏe là vốn quý của con người, là điều kiện không thể thiếu để giúp
cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt. Vì thế việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho
trẻ là một vấn đề cấp bách trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay. Có được sức khỏe
tốt sẽ giúp trẻ học tập được tốt hơn và phấn đấu trở thành những nhân tài tương
lai của đất nước. Việc giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho trẻ hiện nay cũng là mỗi
quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, của mỗi gia đình và tồn xã hội. Đặc biệt
đối với học sinh tiểu học, sức khỏe ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ,
là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này.
Dịch bệnh Covid – 19 đã đặt ra nhiều thách thức khác nhau cho hệ thống
giáo dục và đào tạo của Việt Nam. Trước tình hình đó, Việt Nam đã tập trung
vào các biện pháp hỗ trợ học sinh, đặc biệt là giúp đỡ học sinh vượt qua khó
khăn về mặt tâm lý. Vì vậy, để trẻ có sức khỏe tốt để vui chơi và học tập thì gia
đình, nhà trường cần phải tích cực quan tâm, chăm sóc trẻ và có những biện
pháp giúp trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh phòng chống dịch bệnh để
3


bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, cần tăng cường sự kết nối giữa phụ huynh và nhà
trường để tổ chức các hoạt động nhằm giúp nâng cao nhận thức về phòng dịch
bệnh Covid – 19 cho học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 1 nói riêng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Đặc điểm tình hình chung
Trường Tiểu học Quảng Ngọc là ngôi
trường nằm trên địa bàn xã Quảng Ngọc,
được thành lập cách đây 100 năm. Nhà trường
luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các
cấp, các ngành, các đoàn thể trong và ngồi

nhà trường.
Năm học 2020 – 2021, tơi được ban
Trường Tiểu học Quảng Ngọc
giám hiệu phân công chủ nhiệm và giảng dạy
lớp 1D – trường Tiểu học Quảng Ngọc. Với tổng số học sinh là 36 em, trong đó
có 21 nam và 15 nữ. Lớp học được nhà trường đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất,
thuận lợi cho việc dạy và học.
2.2.2. Thuận lợi
Được sự quan tâm từ các cấp, nhà trường đã đầu tư đầy đủ đồ dùng cơ sở
vật chất phục vụ cho việc dạy và học. Đặc biệt, để chuẩn bị tốt mọi điều kiện để
đón học sinh tới trường trong mùa dịch, nhà trường đã xây thêm các bồn rửa tay,
mua nước sát khuẩn, nhiệt độ,… Bên cạnh đó, nhà trường cịn chỉ đạo sát sao
việc phòng chống dịch bệnh Covid – 19 đến từng cán bộ giáo viên.
Học sinh lớp 1 chăm ngoan, lễ phép, biết vâng lời cô giáo.
Phụ huynh rất nhiệt tình, ln quan tâm đến vấn đề sức khỏe và việc học
tập của học sinh.
2.2.3. Khó khăn
Trường Tiểu học Quảng Ngọc nằm trên địa bàn xã Quảng Ngọc, là một xã
khá phát triển, nhiều nhà hàng, quán nước và là nơi tập trung đơng dân cư. Vì
vậy mà khả năng có dịch bệnh cũng rất cao.
Lớp học có số học sinh khá đông, với diện tịch lớp chật hẹp nên số lượng
bàn học không đủ để thực hiện ngồi giãn cách theo đúng quy định.
Vốn kiến thức, kĩ năng của học sinh lớp 1 về việc giữ gìn vệ sinh cá nhân
cịn hạn chế, chưa có ý thức trong việc tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Đa số các bậc phụ huynh là công nhân ở các công ty nên ít có thời gian
quan tâm chăm sóc con cái. Một số phụ huynh cịn chủ quan, chưa tích cực quan
tâm chăm sóc con, chưa dạy cho trẻ các kĩ năng vệ sinh cá nhân thường xuyên.
Có nhiều phụ huynh còn nhận thức sai lệch về dịch bệnh Covid -19 nên
chưa thấy được tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ.
Vào đầu năm học 2020 – 2021, tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu tại 72

học sinh tại hai lớp 1D và lớp 1E - trường Tiểu học Quảng Ngọc để xác định
được mức độ nhận thức về việc phòng, chống dịch bệnh Covid – 19 của học sinh
lớp 1 thông qua thang đo nhận thức của Bloom ( Nhớ - Hiểu – Vận dụng - Phân
tích – Đánh giá – Sáng tạo )
4


Sau khi xử lý số liệu và đánh giá bài thực hiện trắc nghiệm của học sinh
theo 6 mức độ cụ thể thu được kết quả như sau:
Lớp thực nghiệm 1D
Lớp đối chứng 1E
STT Thang đo nhận
(36 học sinh)
(36 học sinh)
thức của Bloom
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
1 Nhớ
18
18
19
16
2 Hiểu
17
19
18
18
3 Vận dụng

17
19
17
19
4 Phân tích
16
20
17
19
5 Đánh giá
16
20
17
19
6 Sáng tạo
15
21
16
20
Bảng 1: Bảng thống kê mức độ nhận thức về việc phòng, chống
dịch bệnh Covid – 19 tháng 9/ 2020 của học sinh lớp 1D và lớp 1E.
Nhìn vào bảng 1 cho thấy:
Trong tổng số 72 học sinh tham gia thực hiện khảo sát bằng các bài tập
trắc nghiệm với nội dung về việc phòng, chống dịch bệnh Covid – 19 thông qua
thang đo nhận thức của Bloom cho thấy số học sinh có khả năng nhớ, hiểu, vận
dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo còn thấp, đa số học sinh ở mức độ chưa
đạt vẫn chiếm tỉ lệ cao.
Như vậy, vẫn còn nhiều học sinh chưa nhận thức được sự nguy hiểm mà
dịch bệnh Covid - 19 đang gây ra cho tồn cầu. Vì vậy mà các em còn thờ ơ với
việc phòng, chống dịch bệnh Covid – 19.

Xuất phát từ những đặc điểm chung của trường, lớp và những thuận lợi,
khó khăn đã nêu trên. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng chống
dịch bệnh cho học sinh lớp 1 là rất cần thiết. Bản thân tơi đã khơng ngừng tìm
hiểu những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về việc phòng, chống dịch
Covid – 19 cho học sinh lớp 1.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Giải pháp 1: Tổ chức vệ sinh trường lớp, chuẩn bị tốt cơng tác đảm bảo
an tồn cho học sinh đến trường.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại công văn số 914/BYT- MT ngày
26/2/2020 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid – 19
trong trường học. Do đó, ngay từ những ngày chuẩn bị đón năm học mới, tôi
cùng tập thể giáo viên của trường Tiểu học Quảng Ngọc đã lên kế hoạch, phân
công nhiệm vụ tổng vệ sinh trường, lớp học. Nhà trường phối hợp với Trung tâm
Y tế huyện mua thuốc tiêu độc, khử khuẩn tồn bộ khn viên, khối phịng học,
nhà hiệu bộ, khu vệ sinh của giáo viên và học sinh, khơi thông cống rảnh, cắt cỏ
dại, phát quang các bụi rậm,…
Tại dọc các dãy nhà trong khuôn viên trường được bố trí các bồn rửa tay
có đầy đủ xà phịng sát khuẩn và mua thêm dung dịch sát khuẩn tay nhanh (dung
dịch có chứa cồn và nước rửa tay khơ) để phát về các lớp học.
Giáo viên đảm nhiệm việc lau bàn ghế, cửa sổ ở các lớp học,… nhằm đảm
bảo vệ sinh sạch sẽ để không thể tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh có thể xảy ra. Ngồi
ra, ở cổng trường, sân trường và trong các phòng học giáo viên còn dán các băng
5


rơn, áp phích và tranh ảnh về phịng, chống dịch bệnh Covid – 19 để giúp học
sinh nâng cao nhận thức hơn nữa về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Một số hình ảnh về cơng tác phát quang bụi rậm
và chuẩn bị các vòi rửa tay cho học sinh

Khi đón học sinh tới trường, các thầy cơ đón các em ngay ở cổng trường
đo thân nhiệt, tặng phát khẩu trang miễn phí cho học sinh và hướng dẫn các em
cách rửa tay bằng dung dịch nước rửa tay để khử khuẩn.

Một số hoạt động đo nhiệt độ và khử khuẩn tay
cho học sinh tại cổng trường.
Việc tổ chức dọn vệ sinh trường lớp, chuẩn bị tốt công tác đảm bảo an
toàn học sinh đến trường trong mùa dịch phần nào giúp học sinh nhận thấy được
6


vai trị của việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ giúp đẩy lùi được nguy cơ dịch bệnh lây
lan và cũng góp phần vào việc phịng chống dịch bệnh Covid – 19.
2.3.2. Giải pháp 2: Tuyên truyền về việc phòng chống dịch bệnh Covid - 19
thông qua việc tổ chức giờ chào cờ đầu tuần.
Ở học kì I năm học 2020 - 2021, để giúp học
sinh thấy được sự nguy hiểm và biết cách phịng
chống dịch Covid – 19, tơi đã kết hợp với Đội lên
kế hoạch tuyên truyền, phổ biến trong mỗi giờ chào
cờ đầu tuần. Nhắc nhở học sinh thực hiện nghiêm
túc thông điệp 5K: “Khẩu trang – Khử khuẩn –
Khoảng cách – Không tập trung - Khai báo y tế”.
Sau kì nghỉ tết Nguyên Đán 2021, cũng là
lúc các em học sinh bước sang học kì 2 nhưng tại
thời điểm đó nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại cao nên khi học sinh trở lại
trường học không được tổ chức giờ chào cờ đầu tuần tập trung cả trường, mà
học sinh sẽ được tổ chức giờ chào cờ tại lớp học. Nên bản thân tôi đã lên kế
hoạch cụ thể cho từng tiết chào cờ vào mỗi sáng thứ hai.
Ví dụ:
Kế hoạch chào cờ tuần 22

Bước 1. Chào cờ - hát Quốc ca
Bước 2. Sơ kết tuần 21
Bước 3. Phổ biến công tác tuần 22.
Tuyên truyền cơng tác phịng chống dịch bệnh Covid – 19
- Tổ chức cho học sinh chơi trị chơi tìm hiểu về cách phịng chống dịch
bệnh Covid – 19 thơng qua việc bốc thăm các câu hỏi. Khi quản trò cho hát: Hơ
dừng chỗ nào thì học sinh ấy bốc thăm câu hỏi – Cô giáo đọc câu hỏi – Học sinh
trả lời (Nếu trả lời chưa đúng có thể mời bạn khác trợ giúp).
- Hệ thống câu hỏi như sau:
Câu 1: Hiện tại, đang có dịch bệnh gì? Nó có nguy hiểm khơng?
Câu 2: Em có thể bảo vệ bản thân và những người khác bằng cách nào?
Câu 3. Có mấy bước rửa tay? Em hãy thực hiện lại các bước rửa tay đó.
Câu 4. Đeo khẩu trang như thế nào là đúng cách?
- Kết thúc trò chơi giáo viên tuyên dương học sinh và nhắc nhở học sinh
luôn phải tự bảo vệ bản thân, tuyên truyền với gia đình và những người xung
quanh về cách phòng dịch bệnh Covid – 19.
Thông qua cách thức tổ chức buổi lễ chào cờ đã tạo được sự hứng thú cho
học sinh, từ đó nâng cao được nhận thức sự hiểu biết về cách phòng chống dịch
bệnh Covid – 19 tới từng học sinh lớp 1.
2.3.3. Giải pháp 3: Tích hợp, lồng ghép một số hoạt động phòng chống dịch
bệnh Covid – 19 vào một số bài học trong môn Hoạt động trải nghiệm lớp 1.
Để giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc phịng chống
dịch bệnh Covid – 19, thì các em phải có vốn kiến thức và hiểu biết nhất định về
dịch bệnh này. Nếu học sinh khơng có vốn kiến thức cần thiết hoặc khơng có
những trải nghiệm nhất định thì khơng thể có nhận thức đúng về dịch bệnh.
7


Hoạt động trải nghiệm được thết kế dựa trên mục tiêu bài học và nững
vốn kiến thức đã có của học sinh. Do đó, trong dạy học, giáo viên cần phải tìm

hiểu vốn kinh nghiệm và những kinh nghiệm sẵn có của học sinh trước khi tìm
hiểu một kiến thức mới, cần tạo ra các tình huống gợi mở vấn đề và tổ chức cho
học sinh trải nghiệm. Vì vậy, tơi đã lồng ghép một số kĩ năng phịng chống dịch
bệnh thông qua các bài học của môn Hoạt động trải nghiệm.
Ví dụ 1:
Chủ đề “Em quý trọng bản thân”
Bài 12: Giữ gìn vệ sinh cá nhân
* Mục tiêu:
- Học sinh biết được tầm quan trọng,cách chăm sóc, rèn luyện sức khỏe ở lứa
tuổi học sinh.
- Học sinh thực hiện được một số việc làm thể hiện giữ vệ sinh các nhân sạch sẽ
hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Rèn luyện thói quen tự giác, tự lực, có trách nhiệm trong việc giữ vệ sinh cơ
thể hoàng ngày
Giáo dục học sinh: Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân là góp phần phịng, chống dịch
bệnh Covid – 19.
* Cách thực hiện:
Bước 1: Khởi động: - Gv cho học sinh hát bài hát “ Vui đến trường”
- Gv đặt câu hỏi: “Bài hát các em vừa nghe nói về điều gì?”
Bước 2: Chia sẻ những việc cần làm để giữ vệ sinh cá nhân
- Gv đặt câu hỏi, yêu cầu HS nêu tên những việc mọi người thường làm hàng
ngày để giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Em đã tự làm những việc nào để giữ gìn vệ sinh cá nhân?
- Kể lại cách em thực hiện một việc giữ vệ sinh cá nhân mà em tự làm được.
- GV cho HS xem video thực hiện 6 bước rửa tay đúng cách.
- HS nêu lại 6 bước rửa tay đúng cách.
- Liên hệ: Có nhiều việc các em cần làm để giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ như:
đánh răng, rửa mặt, rửa tay, chân, tắm gội. Mỗi việc giữ vệ sinh cá nhân có tác
dụng và cách thực hiện khác nhau. Thường xuyên thực hiện đúng cách việc giữ
gìn vệ sinh cá nhân sẽ giúp cho cơ thể thơm tho, khỏe mạnh và đặc biệt là giúp

chúng ta phòng chống được dịch bệnh Covid – 19.
Bước 3: Thực hành giữ vệ sinh cá nhân
- Thực hành rửa mặt: Tổ chức mỗi nhóm 3 học sinh lên bảng thực hiện các bước
rửa mặt.
- Thực hành rửa tay: GV tổ chức các nhóm học sinh lên thực hiện 6 bước rửa tay
đúng cách.
Bước 4: Thực hiện giữ vệ sinh hàng ngày
- GV yêu cầu HS về nhà thực hiện các việc sau:
+ Tự giác rửa mặt, đánh răng, rửa tay chân, tắm gội để rèn luyện thói giữ vệ sinh
cá nhân sạch sẽ hàng ngày.
+ Nhờ bố mẹ hoặc người thân hướng dẫn thêm những việc bản thân chưa tự làm
được hoặc làm chưa đúng cách.
8


+ Nhờ bố mẹ hoặc người thân đánh giá việc làm của mình để báo cáo lại với
giáo viên sau giờ học.
Bước 5: Tổng kết
- GV mời HS chia sẻ những điều học được và cảm nhận của em sau khi tham gia
các hoạt động.
- GV đưa ra thông điệp: Hằng ngày, các em cần thực hiện các công việc giữ gìn
vệ sinh cá nhân đúng cách để giữ cho cơ thể luôn thơm tho, sạch sẽ và để bảo
vệ sức khỏe và phịng chống dịch bệnh.
Ví dụ 2:
Chủ đề: Vui đón mùa xuân
Bài 15: Sắp xếp nhà cửa gọn gàng để đón tết
* Mục tiêu: HS có khả năng:
- Nhận biết được những việc nên làm và không nên làm để nhà cửa luôn gọn
gàng.
- Xác định và thực hiện được những việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng phù hợp với

lứa tuổi và khả năng của bản thân.
- Rèn luyện tính tự giác, chăm chỉ lao động và thói quen gọn gàng, ngăn nắp.
Giáo dục kĩ năng: Tham gia việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng, nhận thức được
trách nhiệm của bản thân trong gia đình là góp phần vào cơng tác phịng chống
dịch bệnh Covid – 19.
* Cách thực hiện:
Bước 1: Khởi động: GV cho học sinh hát bài hát để tạo khơng khí vui vẻ.
Bước 2: Nhận xét sắp xếp đồ đạc để nhà cửu gọn gàng
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để thực hiện các nhiệm vụ:
+ Nêu nhận xét về cách sắp xếp nhà cửa trong hai căn phòng ở hai tranh

Hình ảnh minh họa về mức độ gọn gàng, sạch sẽ của hai căn phịng
+ Em thích cách sắp xếp đồ đạc ở tranh nào? Vì sao?
- HS liên hệ bản thân và chia sẻ:
+ Kể lại những việc em đã làm để bảo vệ nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ.
+ Em cảm thấy thế nào khi tham gia sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ?
- GV kết luận: Ai trong chúng ta cũng thích nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp. Sắp
xếp nhà cửa gọn gàng ngăn nắp khơng những giúp cho ngơi nhà thống mát, đẹp
và đảm bảo an tồn cho việc đi lại mà nó cịn giúp chúng ta tiêu diệt được các
9


loại vi khuẩn từ đó góp phần vào phịng chống các dịch bênh. Đặc biệt là dịch
bệnh Covid 19 hiện nay.
Bước 3: Xác định được những việc nên làm để nhà cửa luôn gọn gàng.
- GV hướng dẫn HS thảo luận để nêu được những việc nên làm và không nên
làm để nhà cửa luôn gọn gàng, sạch sẽ.
- GV tổ chức cho học sinh xem video phù hợp với nội dung bài học để giúp các
em hiểu rõ hơn về những việc nên làm và không nên làm để giữ cho nhà cửa
luôn gọn gàng, sạch sẽ.

Bước 4. Thực hành
- Gv yêu cầu HS nhờ bố mẹ hoặc người thân hướng dẫn thêm và tự giác thực
hiện những công việc việc sắp xếp nhà cửa gọn gàng phù hợp với bản thân.
Bước 5. Tổng kết
- GV mời HS chia sẻ những điều học được và cảm nhận của em sau khi tham gia
các hoạt động.
- GV đưa ra thông điệp: Sắp xếp nhà cửa gọn gàng để nơi ở của em ln thống
mát, sạch đẹp và góp phần vào cơng tác đẩy lùi nguy cơ dịch bệnh tiềm ẩn.
Tích hợp, lồng ghép nội dung phòng, chống dịch bệnh Covid – 19 thông
qua một số bài học trong môn Hoạt động trải nghiệm lớp 1 giúp học sinh biết
cách phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này và nâng cao ý thức tự biết bảo vệ
sức khỏe của mình, của gia đình và của cả cộng đồng.
2.3.4. Giải pháp 4: Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm với chủ đề “Phòng
chống dịch bệnh Covid – 19” cho học sinh lớp 1.
Để giúp học sinh lớp 1 nâng cao nhận thức về việc phịng, chống dịch
bệnh thì việc tổ chức thơng qua một số hoạt động trải nghiệm cũng rất cần thiết.
2.3.4.1. Tổ chức hoạt động hướng dẫn rửa tay đúng quy trình.
Vi rút đường hơ hấp gây ra bệnh như viêm đường hô hấp cấp do chủng
mới của vi rút Corona lây lan khi dịch tiết đường hô hấp chứa virut xâm nhập
vào cơ thể của bạn từ mắt, mũi hay họng, chủ yếu là qua bàn tay. Bàn tay cũng
chính là một trong những cách khiến vi rút lây lan từ người này sang người
khác.
Đối với lứa tuổi học sinh lớp 1, các em rất hiếu động, tò mò, thích khám
phá thế giới xung quanh và bàn tay lại là cơng cụ để các em khám phá thế giới
đó. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này các em chưa nhận thức được sự nguy hiểm của
dịch bệnh mang lại vì vậy mà chúng ta cần tổ chức và hướng dẫn các em thường
xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn có
cồn (ít nhất 60% cồn) như sau:
Bước 1: Làm ướt bàn tay bằng nước sạch, lấy xà
phòng và chà hai lòng bàn tay vào nhau.

Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽngồi
các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết
mạnh các kẽ trong ngón tay.
Bước 4: Chà mặt ngồi các ngón tay của lịngbàn
tay này vào lịng bàn tay kia.
10


Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn
tay kia và ngược lại.
Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn
tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay với vòi nước với cổ tay và làm khô tay.
Lưu ý: - Mỗi bước rửa tay chà 5 lần, tổng thời gian rửa tối thiểu là 30 giây.

Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bước rửa tay với cồn
Nên rửa tay bằng nước rửa tay hữu cơ để đảm bảo an tồn. Vì các nước
rửa tay bằng xà phịng có chứ hóa chất nếu khơng rửa kĩ, nhất là trẻ có thể khiến
cho xà phịng vẫn còn đọng lại trên tay.

Học sinh thực hiện rửa tay
bằng xà phịng dưới vịi nước sạch
Ngồi ra, để học khắc ghi được cách rửa tay giáo viên cho học sinh xem
và làm theo video bài hát “ Vũ điệu rửa tay”.
Thông qua việc tổ chức hướng dẫn cho học sinh thực hiện các bước rửa
tay. Học sinh biết được việc rửa tay là một thói quen cần thiết, khơng cần quy
định giờ giấc. Nên rửa tay trước khi ăn, trước khi lau mặt, sau khi đi vệ sinh, sau
khi đi đổ rác, … để phòng vi khuẩn gây bệnh và đặc biệt là phòng chống dịch
bệnh Covid – 19 hiện nay là hết sức cần thiết.
2.3.4.2. Tổ chức hoạt động hướng dẫn sử dụng khẩu trang đúng cách

11


Khẩu trang là một loại mặt nạ bảo vệ được sử dụng để che chắn vùng mũi,
miệng nhằm ngăn ngừa và bảo vệ người đeo khỏi bị lây nhiễm các loại vi khuẩn,
vi – rút, bụi bám thông qua đường hơ hấp. Vì vậy, để phịng chống dịch bệnh
Covid – 19, giáo viên phải phải nhắc nhở học sinh thực hiện nghiêm chỉnh việc
đeo khẩu trang và sử dụng khẩu trang đúng cách.
Học sinh lớp 1 còn nhỏ, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đeo
khẩu trang trong việc phịng chống dịch bệnh. Ngồi ra, các em thường xuyên
vận động nên khi đeo khẩu trang thường làm các em cảm thấy khó chịu và vứt
bỏ. Vì vậy mà giáo viên phải hướng dẫn học sinh sử dụng khẩu trang đúng cách
để phịng chống dịch bệnh Covid – 19.Thơng qua tiết sinh hoạt lớp giáo viên
hướng dẫn việc sử dụng khẩu trang đúng cách như sau:
* Giáo viên hướng dẫn các bước đeo khẩu trang đúng cách:
Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng với dung dịch
sát khuẩn trước khi lấy khẩu trang.
Bước 2: Xác định được mặt trước và mặt sau
cả khẩu trang.
Bước 3: Xác định phần phía trên và phía
dưới của khẩu trang, phần trên là phần có
gọng bằng nhựa mềm.
Bước 4: Hai tay cầm hai quai đeo lên tai.
Bước 5: Bóp nhẹ phần ngọn nhựa cố định vị
trí khẩu trang với mũi, kéo nhẹ hần dưới.
Bước 6: Căn chỉnh làm sao cho khẩu trang bao quát toàn bộ mặt.

Giáo viên và học sinh thực hiện các bước đeo khẩu trang.
Giáo viên nhắc học sinh lưu ý: Không nên dùng tay cầm trực tiếp lên mặt
của khẩu trang trong suốt thời gian sử dụng.

* Các bước tháo bỏ khẩu trang đúng cách:
12


Để bảo vệ sức khỏe thì khơng chỉ đeo khẩu trang đúng cách mà việc tháo
bỏ khẩu trang khi đã sử dụng xong cũng ảnh hưởng đến việc bảo vệ cơ thể khỏi
vi khuẩn. Bởi vậy, giáo viên phải giúp cho học sinh hiểu rằng thông thường sau
một thời gian sử dụng, khẩu trang sẽ có rất nhiều vi khuẩn từ mặt bên ngoài
cũng như mặt bên trong nên học sinh cần phải nắm rõ các bước tháo khẩu trang
như sau:
Bước 1: Dùng hai tay tháo bỏ phần quai đeo tai sau. Tuyệt đối khơng chạm vào
mặt trong hay ngồi của khẩu trang.
Bước 2: Bỏ khẩu trang vào thùng rác theo đúng quy định hoặc túi nilon kín.
Bước 3: Rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Giáo viên yêu cầu học
sinh thực hiện lại các bước tháo bỏ khẩu trang.
Được sự hướng dẫn tận tình của giáo viên, học sinh nắm được cách đeo
và tháo bỏ khẩu trang đúng cách. Từ đó, cũng đã nâng cao được nhận thức của
các em về việc phòng chống dịch bệnh Covid – 19.
2.3.4.3. Tổ chức các hoạt động lao động vừa sức với học sinh lớp 1.
Giáo dục lao động là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển tồn
diện, nhằm hình thành ở trẻ những phẩm chất của người lao động mới: yêu lao
động, quý người lao động. Ngồi ra, lao động cịn giúp trẻ nắm được các kĩ năng
lao động đơn giản để phục vụ cho sinh hoạt và đặc biệt là trong giai đoạn hiện
nay khi dịch bệnh vẫn đang cịn diễn ra thì việc giáo dục cho học sinh có ý thức
giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, môi trường sống là vấn đề rất cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục cho học sinh các kĩ
năng lao động, giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch và phân công công việc cụ thể
cho từng tổ, từng cá nhân học sinh trong lớp quét trực nhật lớp, lau bảng, lau bàn
ghế và cùng với học sinh các lớp 2, 3, 4, 5 thực hiện tổng vệ sinh toàn trường
theo sự phân công của tổng phụ trách đội vào sáng thứ 6 hàng tuần.


Một số hình ảnh về hoạt động tổng vệ sinh của học sinh lớp 1.
2.3.4.4. Tổ chức thi vẽ tranh với chủ đề “Chúng em với việc phòng chống dịch
bệnh Covid – 19”.
13


Để nâng cao nhận thức về việc phòng chống dịch bệnh Covid – 19 cho
học sinh lớp 1, tôi đã tham mưu với đội tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “
Chúng em với việc phòng chống dịch bệnh Covid – 19”.
Cuộc thi vẽ tranh diễn ra đã tạo ra một sân chơi giúp cho trẻ có niềm vui,
phát huy được sự sáng tạo của từng học sinh, đồng thời đa dạng hóa hình thức
tun truyền phịng chống dịch bệnh. Các em rất tích cực tham gia với nhiều nội
dung khác nhau nhưng đều thể hiện các việc làm phịng chống dịch Covid – 19.
Hình ảnh những y bác sĩ đang bảo vệ cộng đồng, chống dịch đã được các học
sinh chuyền tải qua nét vẽ đầy màu sắc.

Một số bức tranh của học sinh lớp 1D
sáng tạo về chủ đề phòng, chống dịch bệnh Covid – 19.
14


Theo lời Bác Hồ dạy: “ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”.
Đúng vậy, các em học sinh lớp 1 tuổi cịn nhỏ nhưng trí tưởng tượng và sự sáng
tạo của các em đã gửi gắm vào mỗi bức tranh những thông điệp khác nhau qua
từng nét vẽ ngộ nghĩnh, dí dỏm. Bằng sự sáng tạo của mình, các em sẽ đóng vai
trị là những tun truyền viên tuyên truyền về các biện pháp để phòng, chống
dịch bệnh Covid – 19 ngay trong gia đình và tại cộng đồng.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

Trước thực trạng dịch bệnh diễn ra trên khắp thế giới và cũng không
ngừng tăng số ca nhiễm bệnh, tôi đã tập trung nghiên cứu và tổ chức một số hoat
động nhằm nâng cao nhận thức về việc phòng chống dịch bệnh Covid – 19 cho
học sinh lớp 1 thơng qua hoạt động trải nghiệm thì mức độ nhận thức của học
sinh lớp thực nghiệm (lớp 1D) được nâng cao rõ rệt và vào đầu tháng 4 năm
2021 tôi tiến hành khảo sát lại mức độ nhận thức về việc phòng, chống dịch
bệnh Covid – 19 và thu được kết quả như sau:
Lớp thực nghiệm 1D Lớp đối chứng 1E
STT Thang đo nhận
(36 học sinh)
(36 học sinh)
thức
của
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Bloom
1 Nhớ
36
0
25
11
2 Hiểu
36
0
24
12
3 Vận dụng
36

0
23
13
4 Phân tích
36
0
23
13
5 Đánh giá
36
0
23
13
6 Sáng tạo
36
0
22
14
Bảng 2: Bảng thống kê mức độ nhận thức về việc phòng, chống
dịch bệnh Covid – 19 tháng 4/ 2021 của học sinh lớp 1D và lớp 1E.
Nhìn vào bảng 2 cho thấy:
Lớp thực nghiệm (lớp 1D) được tham gia vào các hoạt động mà giáo viên
đã tổ chức nên nhận thức của các em nâng cao rõ rệt so với lớp đối chứng (lớp
1E) và lớp thực nghiệm thu được kết quả chiếm tỉ lệ 100% học sinh đạt. Học
sinh biết ghi nhớ và nhận diện được dịch bệnh Covid - 19. Các em hiểu rất hào
hứng khi trình bày về dịch Covid – 19 và tích cực vận dụng, tham gia các hoạt
động. Ngồi ra, các em cịn biết phân tích, đánh giá được việc làm đó là đúng
hay sai? Vì sao? Từ những hiểu biết của mình về dịch bệnh các em đã thể hiện
sự sáng tạo của mình trong việc vẽ các bức tranh thể hiện các biện pháp phòng,
chống dịch bệnh Covid – 19 lây lan ra cộng đồng.

Trước khi áp dụng các em còn rụt rè, chưa có nhận thức về tầm quan
trọng của việc phòng, chống dịch bệnh. Một số học sinh trước khi được tham gia
các hoạt động khi đi học không đeo khẩu trang khi đi học và ra nơi cơng cộng
thì bây giờ khi đã biết tác dụng và tác hại của việc đeo khẩu trang còn nhắc nhở
các bạn khác nên mang khẩu trang để phòng, chống bệnh dịch.
Vào cuối tháng 3, khi trường đón đồn thanh tra của Phịng giáo dục về
kiểm tra các nhà trường, đoàn thanh tra vào lớp 1D và phỏng vấn học sinh về
15


việc phòng chống dịch bệnh Covid – 19. Học sinh trả lời rất tự tin và chính xác
rất các câu hỏi mà đoàn thanh tra đưa ra về biện pháp phịng chống dịch bệnh.
Đặc biệt có những bạn lên thực hiện rất tốt quy trình rửa tay 6 bước để phịng
ngừa dịch bệnh.
Kết quả đạt được chính là sự thành cơng trong việc tổ chức các hoạt động
về việc phịng chống dịch bệnh Covid – 19. Sự thành công này đã làm nâng cao
được nhận thức về việc phòng chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ dich bệnh
tiềm ẩn đối với lứa tuổi học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Trẻ em là nguồn nhân lực mới cho tương lai. Việc chăm sóc, bảo vệ và
giáo dục trẻ ngày càng được cộng đồng đặc biệt quan tâm. Trong đó, việc chăm
sóc chu đáo, đảm bảo an tồn sức khỏe cho học sinh luôn là mục tiêu được Bộ
giáo dục và đào tạo đặt ra cho các cơ sở giáo dục. Bởi vậy, việc phòng chống
dịch bệnh cho học sinh trong trường Tiểu học là công việc cần thiết và không
được chủ quan trong thời điểm dịch bệnh Covid – 19 vẫn còn hết sức phức tạp.
Mỗi giáo viên, phụ huynh phải đặc biệt quan tâm, theo dõi sức khỏe cho
trẻ một cách thường xuyên. Bởi nguy cơ xảy ra dịch bệnh có thể xảy ra bất kì
lúc nào nếu chúng ta khơng chủ động phịng tránh. Thực hiện tốt cơng tác
phịng, chống dịch bệnh sẽ giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, để trẻ tích cực

tham gia các hoạt động. Từ đó, góp phần phát triển tồn diện nhân cách của học
sinh lớp 1.
Việc nâng cao nhận thức ở đối tượng học sinh nhỏ tuổi là một việc làm rất
khó khăn. Tuy nhiên, nhận thức đúng sẽ thực hiện tốt cơng tác phịng chống dịch
bệnh sẽ giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, để trẻ tích cực tham gia các hoạt
động. Góp phần phát triển tồn diện nhân cách của học sinh lớp 1.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với các cấp quản lý
Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đầy đủ để đảm bảo
cơng tác phịng, chống dịch bệnh Covid – 19 tại trường học được tốt hơn nữa.
Nhà trường phải đảm bảo nước uống hợp vệ sinh.
Tại các khu rửa tay phải ln đảm bảo có xà phịng, dung dịch khử khuẩn
và các trang thiết bị cần thiết phục vụ vệ sinh trường học.
3.2.2. Đối với giáo viên
Giáo viên thường xuyên nhắc nhở học sinh về các biện pháp phòng chống
dịch, nhắc nhở các em không được chủ quan, lơ là với dịch bệnh.
Trong các bài giảng giáo viên tích hợp, lồng ghép các nội dung liên quan
đến việc phòng chống bệnh dịch bệnh vào một số ôn học và bài học phù hợp. Từ
đó, giúp học sinh nâng cao được nhận thức về việc phòng chống dịch bệnh.
Giáo viên cần phối kết hợp, đảm bảo sự thống nhất giữa giáo viên với phụ
huynh học sinh trong quá trình nâng cao nhận thức về việc phòng, chống dịch
bệnh Covid – 19 cho học sinh.
3.2.3. Đối với phụ huynh
16


Phụ huynh cần tìm hiểu thêm về dịch bệnh Covid – 19 để từ đó nhận thức
được sự nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid – 19 cho
trẻ.
Ngoài ra, phụ huynh cần lưu ý các hoạt động để tăng cường sức khỏe cho

học sinh khi ở nhà như: súc miệng họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng
thường xuyên. Cần giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống sơi và đảm bảo chế
độ đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ để trẻ tăng sức đề kháng.
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi và động vật hoang dã.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc tổ chức một số
hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về việc phòng, chống dịch bệnh Covid – 19
cho học sinh lớp 1 thông qua hoạt động trải nghiệm. Tơi kính mong được sự
giúp đỡ, đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học các cấp cho sáng kiến kinh
nghiệm của tơi được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Quảng Xương, ngày 10 tháng 4 năm 2021.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của tôi viết, không sao chép nội dung
của người khác
Người viết

Mai Thế Hùng

Lê Thúy Hằng

Tài liệu tham khảo
17


[1]. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu truyền thơng hướng dẫn phịng, chống dịch
Covid – 19 dành cho trẻ em mầm non và học sinh phổ thông. (Ban hành kèm
theo quyết định số 3822/QĐ – BGD&ĐT ngày 23/11/2020 của Bộ trưởng Bộ
giáo dục và đào tạo).

[2]. UBND huyện Quảng Xương. Phịng Giáo dục và đào tạo. Cơng văn PGDĐT
– CTTT. V/v tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống
dịch Covid – 19 khi học sinh đi học trở lại.
[3]. Bộ Y tế, Sổ tay hướng dẫn phòng, chống dịch Covid – 19 ại cộng đồng
trong trang thái bình thường mới.
[4]. GS Trương Văn Hồng, Dịch Covid – 19. Hiểu rõ và phòng ngừa đúng cách
– Nxb. Hồng Đức.
[5]. Bộ GD&ĐT, 100 câu hỏi – đáp về phòng, chống dịch bệnh Covid - 19 trong
các cơ sở giáo dục.
[6]. Nhiều tác giả, Cẩm nang phòng bệnh mùa virut
[7]. Nhiều tác giả, Hỏi – đáp về chủng virut Corona mới 2019
[8]. Nhà báo Ngọc Niên, Việt Nam cuộc chiến sinh tử chống Covid -19, Nxb.
Lao động xã hội.
[9]. Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống, Sách giáo khoa Hoạt động trải
nghiệm lớp 1, Nxb. Giáo dục Việt Nam.
[10]. Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống, Sách giáo viên Hoạt động trải
nghiệm lớp 1, Nxb. Giáo dục Việt Nam.

DANH MỤC
18


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Lê Thúy Hằng
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường Tiểu học Quảng Ngọc.

TT


1.

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại

Dạy học theo định hướng hát UBND huyện
triển năng lực mơn Tốn cho học Quảng Xương
sinh lớp 2.

Kết quả
đánh
Năm học
giá xếp đánh giá xếp
loại
loại

C

2019 - 2020

PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
VỀ VIỆC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID – 19.
19


(Giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành phiếu khảo sát)

Họ và tên: ……………………………………………………….. Lớp: ………..
Câu 1: Em hãy nêu tên dịch bệnh đang lây lan trên toàn cầu hiện nay.
……………………………………………………………………………………
Câu 2. Theo em, dịch bệnh Covid – 19 có nguy hiểm không?
( Đánh dấu X vào

trước ý kiến em lựa chọn )

Nguy hiểm.
Không nguy hiểm.
Câu 3. Khi đi đến nơi đơng người, em có đeo khẩu trang khơng?
( Đánh dấu X vào

trước ý kiến em lựa chọn )

Thường xuyên.
Thỉnh thoảng.
Khơng bao giờ.
Câu 4. Theo em, quy trình rửa tay có mấy bước?
( Đánh dấu X vào

trước ý kiến em lựa chọn )

2 bước

6 bước

3 bước

5 bước


Câu 5. Em hãy nối hình với lời khuyên phù hợp để giúp em giữ vệ sinh đôi tay.

Câu 6. Em hãy vẽ một bức tranh về chủ đề “ Phòng, chống dịch bệnh Covid –
19”.
20


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG XƯƠNG

TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG NGỌC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO
NHẬN THỨC VỀ VIỆC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH
COVID – 19 CHO HỌC SINH LỚP 1 THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Người thực hiện: Lê Thúy Hằng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Quảng Ngọc
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hoạt động trải nghiệm

21


Người thực hiện: Lê Thúy Hằng
Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Quảng Ngọc
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hoạt động trải nghiệm

Qau

22



×