Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến khả năng sinh trưởng và năng suất của giống đậu tương đt51 vụ hè thu 2017 tại huyện võ nhai tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------

DƯƠNG THỊ THÚY
Tên khóa luận:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BĨN HỮU CƠ SINH HỌC ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT51 VỤ HÈ
THU NĂM 2017 TẠI HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành: Trồng Trọt
Khoa:

Nơng học

Khóa học:

2014-2018

Thái ngun 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------



DƯƠNG THỊ THÚY
Tên khóa luận:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BĨN HỮU CƠ SINH HỌC ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT51 VỤ HÈ
THU NĂM 2017 TẠI HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành: Trồng Trọt
Khoa:

Nơng học

Lớp:

TT-46-N02

Khóa học:

2014-2018

Giảng viên hướng dẫn: PGS-TS Nguyễn Hữu Hồng

Thái nguyên 2018



i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân em đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cơ, bạn bè và người thân.Trước
tiên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Hữu Hồng và
cô Phạm Thị Thu Huyền người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá
trình thực hiện đề tài và hoàn thành bài luận văn này.
Em xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Cán bộ giáo viên
khoa Nông học - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, thực hiện đề
tài.Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn
bè những người luôn bên cạnh động viên giúp đỡ em trong quá trình học tập
và thực hiện đề tài này.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ của bản thân cịn hạn chế
nên khóa luận tốt nghiệp của em khơng tránh sai sót. Em mong nhận được
những ý kiến đóng góp của thầy cơ và các bạn để khóa luận của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 6 năm 2018
Sinh viên

Dương Thị Thúy


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình sảm xuất đậu tương trên thế giới 2012-2016 ................... 6

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương ở 4 quốc gia đứng đầu
thế giới ............................................................................................ 7
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam 5 năm gần đây ............. 11
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên trong những năm gần
đây ................................................................................................. 16
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ sinh học đến các giai
đoạn sinh trưởng của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017.... 26
Bảng 4.2a. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ sinh học đến chiều cao cây
của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017 ................................ 29
Bảng 4.2b. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ sinh học đến một số đặc
điểm hình thái của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017 ........ 30
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ sinh học đến chỉ số diện
tích lá và khả năng tích lũy vật chất khô của giống đậu tương
ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 .......................................................... 32
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ sinh học đến khả năng
hình thành nốt sần của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm
2017............................................................................................... 34
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ sinh học đến mức độ
nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của giống đậu tương
ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 .......................................................... 35
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ sinh học đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu tương ĐT51 trong
thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2017 .................................................. 38


iii

DANH MỤC HÌNH
Biểu đồ 2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới từ năm 2012-2016 .... 6
Biểu đồ 4.1. Ảnh hưởng của các cơng thức phân bón đến NSLT và NSTT của

đậu tương vụ hè thu năm 2017 tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái
Nguyên ...................................................................................... 38


iv

DANH MỤC VIẾT TẮT
STT

Tên chữ

Chữ viết tắt

1

Cộng sự

Cs

2

Công thức liều lượng phân bón

CT

3

Chỉ số diện tích lá

CSDTL


4

Hệ số biến động

cv

5

Khả năng tích lũy vật chất khơ

KNTLVCK

6

Khối lượng 1000 hạt

M1000 hạt

7

Năng suất lý thuyết

NSLT

8

Năng suất thực thu

NSTT:


9

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

LSD.05

10

Tích lũy chất khơ

TLCK

11

Thời gian sinh trưởng

TGST

12

Vi sinh vật

VSV


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i

DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu: ................................................................................ 2
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn ............................................................. 4
2.1.1.Cơ sở khoa học......................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 4
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới và Việt Nam ....... 5
2.2.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới: ............................................ 5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới ........................................ 8
2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương tại Việt Nam .................... 11
2.3.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam ........................................... 11
2.3.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam ...................................... 12
2.4. Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên ......................................... 15
2.5. Vai trò của phân bón với đậu tương ........................................................ 17


vi

2.6. Vai trị của phân bón hữu cơ với đậu tương ............................................ 17
Phần 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .. 19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 19

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 19
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................ 19
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 19
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 19
3.3. Nội dung ................................................................................................... 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 20
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................. 20
3.4.2. Phương pháp trồng và chăm sóc ........................................................... 20
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ..................................................... 21
3.5.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng ................................................................... 22
3.5.2. Chỉ tiêu sinh lý ...................................................................................... 22
3.5.3. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại .................................................. 23
3.5.4. Các yếu tố cấu thành năng suất ............................................................ 24
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 26
4.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón hữu cơ sinh học đến thời gian sinh
trưởng của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017 tại huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên. ................................................................................................... 26
4.2. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ sinh học đến đặc điểm hình thái của
giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017 tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên .. 29
4.2.1. Chiều cao cây ........................................................................................ 29
4.2.2. Đường kính thân, số cành cấp 1 và số đốt............................................ 30


vii

4.3. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ sinh học đến một số chỉ tiêu sinh lý
của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên .................................................................................................... 31
4.4. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ sinh học đến khả năng hình thành
nốt sần của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại huyện Võ Nhai,

tỉnh Thái Nguyên. ........................................................................................... 33
4.5. Ảnh hưởng của các loại phân hữu sinh học đến mức độ nhiễm sâu bệnh
và khả năng chống đổ của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại
huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.................................................................. 35
4.6. Ảnh hưởng của các loại phân hữu cơ sinh học đến yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống đậu tượng ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại huyện
Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. ........................................................................... 37
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................ 41
5.1. Kết luận .................................................................................................... 41
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 42
I.Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 42
II. Tài liệu tiếng Anh ....................................................................................... 43
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là một trong số 5 loại cây trồng
chính quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam cây đậu tương là
loại cây công nghiệp ngắn ngày rất được quan tâm phát triển, do đậu tương là
cây trồng có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao và là cây trồng đa tác
dụng. Trong thành phần của hạt đậu tương có chứa khoảng 40-50% protein,
18-25% lipit và 36-40% hydratcacbon. Bên cạnh đó cũng như các cây họ đậu
khác, đậu tương là cây có khả năng cải tạo và bồi dưỡng đất rất tốt, có được
khả năng này là do có sự cộng sinh giữa rễ với vi khuẩn nốt sần có khả năng
cố định nitơ trong khơng khí làm giàu đạm cho đất. Sau mỗi vụ trồng, đậu

tương đã cố định và bổ sung vào đất từ 60-80 kg N/ha, tương đương 300-400
kg đạm sunphat. Từ các giá trị trên của cây đậu tương, với ưu thế là cây ngắn
ngày, dễ trồng nên rất thuận tiện để bố trí trong các cơng thức luân canh, nên
thực tế nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới đậu tương được trồng khá
phổ biến.
Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại cây công nghiệp ngắn
ngày khác nhưng diện tích cây đậu tương tại Việt Nam cũng như trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên đang có xu hướng giảm mạnh. Năm 2012 tồn tỉnh có
1196ha diện tích rồng đậu tương, tới năm 2016 giảm 256ha cịn 940ha. Một
trong những nguyên nhân khiến diện tích đậu tương giảm là đậu tương cho
năng suất và hiệu quả kinh tế chưa cao. Để đậu tương cho năng suất cao, phân
bón cũng là một trong những yếu tố giúp đậu tương đạt năng suất. Trong đó,
phân hữu cơ có ưu điểm là chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung
và vi lượng mà khơng một loại phân khống nào có được. Ngồi ra, phân hữu
cơ cung cấp chất mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp hơn, bộ rễ phát triển


2

mạnh, hạn chế mất nước trong quá trình bốc hơi từ mặt đất, chống được hạn,
chống xói mịn.
Giống đậu tương ĐT51 do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗViện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn lọc từ tổ hợp lai giữa LS17 x
DT2001. Giống được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận, cho sản xuất thử
ở các tỉnh phía Bắc, theo quyết đinh số 218/QĐ-TT-CCN ngày 15 tháng 6
năm 2012. Giống đậu tương ĐT51 nhiễm nhẹ đến trung bình những bệnh hại
chính, chống đổ khá; có thể trồng được trên nhiều loại đất, kể cả trên các chân
đất vừa mới thu hoạch mạ, đất ướt nhưng tỷ lệ nẩy mầm vẫn đạt rất cao.
Trong trường hợp giai đoạn cây đang sinh trưởng, phát triển mà bị úng ngập
4-5 ngày giống này vẫn có khả năng sống được, lá vẫn cịn xanh, rễ khơng bị
thối. ĐT51 được Bộ NN-PTNT công nhận là giống tạm thời năm 2011 và cho

phép đưa vào SX thử 3 vụ chính (vụ xuân, hè thu và vụ đông).
Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của phân hữu cơ sinh học đến khả năng sinh trưởng và năng suất của
giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017 tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm tìm ra được loại phân bón hữu cơ sinh học dùng bón lót có ảnh
hưởng tốt nhất đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống
đậu tương ĐT51 trong vụ hè thu 2017 tại Võ Nhai, Thái Nguyên.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đặc điểm nông sinh học của giống đậu tương ĐT51 ở các
loại phân bón hữu cơ khác nhau.
- Đánh giá một số đặc điểm sinh lý của giống đậu tương ĐT51 ở các
loại phân bón hữu cơ khác nhau.
- Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của
giống đậu tương ĐT51 ở các loại phân bón hữu cơ khác nhau.


3

- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống đậu
tương ĐT51 ở các loại phân bón hữu cơ khác nhau.
1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu
tiếp theo( mật độ, phân bón, thời vụ) về giống đậu tương ĐT51 ở các loại
phân bón khác nhau
1.4.1. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần hồn thiện quy trình thâm canh đậu
tương nói chung và q trình canh tác trên địa bàn huyện Võ Nhai- tỉnh
Thái Nguyên nói riêng.

Bổ sung giống đậu tương mới cho cơ cấu giống cây trồng tại địa bàn
huyện Võ Nhai-Thái Nguyên.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn
2.1.1.Cơ sở khoa học
Đậu tương được đánh giá là cây có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng
cao. Hạt đậu tương có thành phần dinh dương cao, hàm lượng protein trung
bình khoảng từ 38-40%, lipit từ 18-20%, giàu nguồn sinh tố và muối khoáng.
Hàm lượng axit amin có chứa lưu huỳnh như methionin, sistein, sixtin... của
đỗ tương rất gần với hàm lượng của các chất này của trứng. Hàm lượng của
cazein, đặc biệt là của lizin rất cao, gần gấp rưỡi trứng. Protein của đậu tương
dễ tiêu hóa hơn thịt và khơng có thành phần tạo thành cholesteron.[9]
Đối với cây trồng phân hữu cơ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như:
đạm, lân, kali, các nguyên tố trung lượng, vi lượng và các vitamin. Ngồi ra
phân hữu cơ có khả năng cải thiện và ổn định kết cấu đất làm cho đất tơi xốp
thoáng khí từ đó làm tương cường sự hoạt động của vi sinh vật trong đất, giúp
dễ cây trồng phát triển tốt, tăng khả năng giữ dinh dưỡng cho đất và điều
chỉnh của đất khi bón dư thừa phân hóa học.[22]
Đối với cây đậu tương là một loại cây có bộ rễ chính thường phát triển
rộng trong tầng đất từ 30 đến 50cm. Do vậy, đất trồng đậu tương cần tơi xốp,
tầng dày, thốt nước và thống khí để bộ rễ phát triển. Rễ chính và rễ phụ có
nhiều nốt sần. Nốt sần hình thành là bởi hoạt động cộng sinh của một số vi
sinh vật Rhizobium Japonicum với rễ cây đậu tương để tổng hợp ra đạm nuôi
cây[10]. Để đáp ứng được các yêu cầu này của cây thì việc bón phân hữu cơ
cho đậu tương là rất cần thiết.

2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Đối với cây trịng phân bón là thực ăn, là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho
cây phát triển, tuy nhiên thực tế hiện nay phần lớn nông dân có thói quen sử


5

dụng phân hóa học thay thế cho phân hữu cơ do ưu điểm nhanh và tiện lợi.
Hiện nay nông dân có thói quen bón nhiều phân đạm (urê), khơng bón kết hợp
và cân đối giữa đạm, lân, kali. Thời kỳ bón phân khơng đúng hoặc phân kém
chất lượng, khơng bón hoặc ít sử dụng phân bón hữu cơ. Cách bón phân chủ
yếu là vãi trên mặt đất, phân bón ít được vùi vào trong đất, hiệu quả thấp.
Khi phân hóa học được sử dụng năm này qua năm khác, các Acid được
tạo thành sẽ phá hủy các chất mùn hữu cơ phì nhiêu được tạo ra từ sự phân rã
của các cơ thể sinh vật đất đã chết. Các chất mùn này tạo nên sự phì nhiêu của
đất canh tác. Trên bề mặt của các vùng đất canh tác thường bón phân hóa học,
các hạt đá khơng có keo mùn hữu cơ liên kết lại thường tạo thành một lớp rắn,
ít hay nhiều khơng thấm nước, lớp rắn trên bề mặt này làm cho nước mưa
hoặc nước tưới không thấm xuống đất được mà chảy ra các ao hồ hoặc sông
suối. Như vậy lớp chất rắn bề mặt này đã ngăn cản không cho nước thấm
xuống, đồng thời cũng không cho nước ở dưới ngấm lên trên để thoát hơi.
Lớp đất phía dưới trở thành bị ngộp và có tính Acid. Trong lớp đất thiếu khí
và có tính Acid này, mật độ VSV bị thay đổi và có thể bị chết làm đất bị thối
hóa theo thời gian.[25]
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới:
Cây đậu tương giữ vai trò quan trọng trong các cây lấy dầu của thế giới,
tiếp sau là lạc, hướng dương. Trong toàn bộ sản lượng cây lấy dầu của thế
giới, sản lượng cây đậu tương tăng từ 32% năm 1965 tới 50% năm 1980.
Ngược lại sản lượng cây của cây lạc lại giảm từ 18% xuống còn 11% trong

cùng thời kỳ (Ngô Thế Dân và CS, 1999)[8]
Ngày nay, đậu tương đã và đang được coi là cây trồng quan trọng trên thế
giới. Điều này dễ hiểu vì cây đậu tương là cây thực phẩm có hàm lượng dinh
dưỡng cao, có thể chế biến được nhiều loại thực phẩm cho con người và thức


6

ăn chăn ni. Có khả năng cải tạo đất trồng. Vì vậy diện tích, năng suất vả sản
lượng của đậu tương liên tục được tăng lên.
Bảng 2.1: Tình hình sảm xuất đậu tương trên thế giới 2012-2016
Diện Tích

Năng Suất

Sản Lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2012

105,37

22,93

241,58


2013

111,63

24,91

278,09

2014

117,72

26,20

308,44

2015

120,79

26,74

323,2

2016

121,53

27,56


334,89

Năm

(Nguồn: FAOSTAT Browse Data,2018) [21]
400
350
300
250

diện tích

200

năng suất

150

sản lượng

100
50
0
2012

2013

2014


2015

2016

Biểu đồ 2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới từ năm 2012-2016
Về diện tích: Năm 2012 thế giới trồng 105,37 triệu ha thì diện tích trồng
đậu tương thế giới năm 2016 đã tăng lên 121,53 triệu ha, tăng 16,16 triệu ha.
Về năng suất: Năm 2012 năng suất đậu tương thế giới là 22,93 tạ/ha thì
năng suất đậu tương thế giới năm 2016 đã tăng lên 27,56 tạ/ha, tăng 4.63
tạ/ha.
Về sản lượng: Cùng với sự tăng lên về mặt diện tích và năng suất thì sản
lượng đậu tương cũng được tăng lên 1 các nhanh chóng. Năm 2012 sản lượng


7

đậu tương thế giới là 241,58 triệu tấn thì sản lượng đậu tương thế giới năm
2016 đã tăng lên 334,89 triệu tấn, tăng 93,31 triệu tấn.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương ở 4 quốc gia đứng
đầu thế giới
Năm 2015

Mỹ

Diện
tích
(triệu
ha)
33,12


Brazil

Năm 2016

33.42

Sản
lượng
(triệu
tấn)
106,95

32,18

30,28

97,46

33,15

29,05

96,29

Argentina

19,33

31,70


61,30

19,50

30,10

58,79

Trung quốc

06,51

18,11

11,80

06,64

18,02

11,96

Tên nước

Năng
suất
(tạ/ha)

Diện tích
(triệu

ha)

Năng
suất
(tạ/ha)

33,48

35,00

Sản
lượng
(triệu
tấn)
117,21

(Nguồn: FAOSTAT Browse Data,2018) [21]
Cây đậu tương chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong 8 cây lấy dầu quan
trọng hàng của thế giới: Đậu tương, bông, lạc, hướng dương, cải dầu, lanh,
dừa và cọ dầu. Vì vậy đậu tương được trồng ở nhiều nước trên thế giới, tuy
nhiên 4 nước sản xuất đậu tương lớn nhất trên thế giới là Mỹ, Brazil,
Argentina, Trung Quốc. Chiếm khoảng 90-95% tổng sản lượng đậu tương thế
giới. Thể hiện qua bảng 2.2.
Mỹ là nước sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới.
Năm 2015 diện tích đậu tương của Mỹ đạt 33,12 triệu ha, năng suất đạt 32,29
tạ/ha, sản lượng đạt 106,95 triệu tấn. Năm 2016 diện tích đậu tương của Mỹ
đạt 33,48 triệu ha, tăng 0,36 triệu ha so với năm 2015; sản lượng đạt 35,0
tạ/ha, tăng 2,1 tạ/ha so với năm 2016; sản lượng đạt 117,21 triệu tấn, tăng
10,26 triệu tấn so với năm 2015. Mỹ là nước xuất khẩu đậu tương sang EU,
Nhật Bản, Tây Ban Nha...

Sau Mỹ thì Brazil là nước sản xuất đậu tương lớn thứ 2 thế giới. Năm


8

2015 diện tích đậu tương của Brazil đạt 32,18 triệu ha, năng suất đạt 30,28
tạ/ha, sản lượng đạt 97,46 triệu tấn. Năm 2016 diện tích đậu tương của Brazil
đạt 33,15 triệu ha, tăng 0,97 triệu ha so với năm 2016; sản lượng đạt 29,05
tạ/ha, giảm 1,23 tạ/ha so với năm 2016 ; sản lượng đạt 96,29 triệu tấn, giảm
nhẹ so với năm 2015
Đứng thứ 3 là Argentina. Năm 2015 diện tích đậu tương của Argentina đạt
19.3 triệu ha, năng suất đạt 31,7 tạ/ha, sản lượng đạt 61.3 triệu tấn. Năm 2016
diện tích đậu tương của Argentina đạt 19,5 triệu ha, tăng nhẹ so với năm
2015; sản lượng đạt 30.1 tạ/ha, giảm nhẹ so với năm 2015; sản lượng đạt
58,79 triệu tấn, giảm 2,51 triệu tấn so với năm 2015
Tại Trung Quốc, năm 2015 diện tích đậu tương của Trung Quốc đạt 6,51
triệu ha, năng suất đạt 18,11 tạ/ha, sản lượng đạt 11.8 triệu tấn. Năm 2016
diện tích đậu tương của Trung Quốc đạt 6.64 triệu ha, tăng không đáng kể so
với năm 2015; sản lượng đạt 18,02 tạ/ha, giảm nhẹ so với năm 2015; sản
lượng đạt 11,96 triệu tấn, tăng nhẹ so với năm 2016.
Ngồi 4 nước nói trên thì Úc, Ấn Độ, Nhật Bản cũng là những nước sản
xuất đậu tương lâu đời.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới
Hiện nay công tác nghiên cứu về giống đậu tương trên thế giới đã được
tiến hành với quy mơ lớn. Nhiều tổ chức, tập đồn về giống đậu tương đã
khảo nghiệm ở rất nhiều vùng khác nhau nhằm mục đính: Thử nghiệm tính
thích nghi của giống đậu tương ở từng điều kiện, môi trường khác nhau để so
sánh giống địa phương với giống nhập nội, đánh giá sự sinh trưởng, năng suất
của các giống đậu tương đối với các điều kiện môi trường khác nhau.
Các tổ chức đang nghiên cứu về cây đậu tương như: Trung tâm nghiên

cứu và đào tạo nông nghiệp cho vùng Đông Nam Á (The Southeast Asian
Regional Center for Graduate Studyan Reserach in Agricuture – SEARCA);


9

Viện nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới (The International Institute of Tropical
Agriculture – IITA); Chương trình nghiên cứu cây thực phẩm của các nước
Trung Mỹ (PPCCMA); Trung tâm nghiên cứu và phát triên rau màu Châu Á
(The asian Research and Development Center – AVRDC); Chương trình đậu
tương quốc tế INTSOY và ISVEX...
* Kết quả về nghiên cứu giống:
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu Châu Á (AVRDC) đã thiết
lập hệ thống đánh giá (Soybean – Evaluation trial – Aset) giai đoạn 1 đã phân
phát được trên 20.000 giống đến 546 nhà khoa học của 164 nước Nhiệt Đới
và Á Nhiệt Đới. Kết quả đánh giá giống của Aset với các giống đậu tương đã
đưa vào trong mạng lưới sản suất được 21 giống ở trên 10 quốc gia.[5]
Mỹ là quốc gia luôn đứng đầu về năng suất và sản lượng đậu tương đã tạo
ra nhiều giống đậu tương mới. Năm 1893 Mỹ đã có trên 10.000 mẫu giống
đậu tương thu thập từ các nước trên thế giới. Mục tiêu của các công tác chọn
tạo giống đậu tương của Mỹ là chọn ra những giống có khả năng thâm canh,
phản ứng với quang chu kỳ, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất
thuận, hàm lượng protein cao, dễ bảo quản và chế biến.[18]
Ngay từ năm 1963, Ấn Độ đã bắt đầu khảo nghiệm các giống địa phương
và nhập nội tại Trường Đại học Tổng hợp Pathaga. Năm 1967, thành lập
chương trình đậu tương tồn Ấn Độ với nhiệm vụ lai tạo và thử nghiệm giống
mới và họ đã tạo ra được một số giống mới có triển vọng như: Birsasoil, DS
74-24-2, DS 73-16, tổ chức AIRPS (The All India Coordinated Research
Porject on Soybean) và NRCS (National Research Centre for Soybean) đã lập
trung tâm nghiên cứu về genotype và phát hiện ra 50 tính trạng phù hợp với

khí hậu Nhiệt đới, đồng thời phát hiện những giống chống chịu cao với bệnh
khảm virus (Brown D. M., 1960).[14]
Thái Lan với sự phối hợp giữa 2 trung tâm MOAC và CGPRT nhằm cải


10

tiến giống có năng suất cao, chống chịu với một số sâu bệnh hại chính (gỉ sắt,
sương mai, vi khuẩn…) đồng thời có khả năng chịu được đất mặn, chịu được
hạn hắn và ngày ngắn (Judy W. H. and Jackobs J. A., 1979).[19]
Năm 1985, Gings và Chandhary đã xác định được 6 giống có năng suất
cao, ổn định là HM 93, PK 73 – 92, PK 73 – 94, PK321, Bragg và SH1.
*Kết quả về nghiên cứu biện pháp kỹ thuật:
Bên cạnh các cơng tác nghiên cứu về giống thì trên thế giới, nhiều quốc
gia nhiều nhà Khoa học đã dành thời gian để nghiên cứu về phân bón cho
cây đậu tương. Việc nghiên cứu về chế độ phân bón, chế độ chồng, chăm
sóc để cây sinh trưởng, phát triển tốt va phát huy hết tiềm năng của giống
là rất quan trọng.
Tại Australia, Dickson và cộng sự, (1987) đã tiến hành những thí nghiệm
về phân bón lân cho các cánh đồng tại vùng Queen – Sland đã chỉ ra rằng:
năng suất đậu tương được tăng lên đáng kể khi được bón phân lân, sự mẫn
cảm của đậu tương đối với phân lân phụ thuộc vào độ chua của đất, hàm
lượng chất hữu cơ và thành phân cơ giới đất.[17]
Kết quả nghiên cứu của Baihaiki và các cộng sự (1976) cho biết thời tiết vụ
gieo trồng và chế độ bón phân có sự tương tác chặt với các giống đậu tương
nghiên cứu.[15]
Nghiên cứu của Cober và các cộng sự (2005) cho biết khi gieo đậu tương
ở mật độ cao, cây đậu tương thường tăng chiều cao cây, dễ bị đổ ngã và chín
sớm hơn. Đây là nguyên nhân chính làm giảm năng suất hạt đậu tương. [16]
Theo Taleka (1987), (2006) thì các loại sâu hại nguy hiểm đối với đậu

tương là: Giòi đục thân Melamgromyza soja và sâu xanh Heliothiolis
armigera, sâu đục quả Etiella Zickenella và bọ xít xanh Neza Viridualal. Khi
nghiên cứu ở vùng Nhiệt Đới (Sepswadi, 1976) thấy giòi đục thân phổ biến ở
Thái Lan và Indonexia, ở những nước này tỷ lệ hại do giịi đục thân có thể tới


11

90 – 100% cây bị hại.[20]
2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương tại Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam 5 năm gần đây
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(Nghìn ha)

(tạ/ha)

(Nghìn tấn)

2012

119,612

14,520


173,67

2013

117,194

14,360

186,29

2014

109,351

14,316

156,54

2015

100,61

14,5

146,3

2016

99,58


16,1

160,7

Năm

(Nguồn FAOSTAR Browse Data,2018) [21]
Về diện tích: Năm 2012 diện tích đậu tương Việt Nam là 119.612 nghìn ha
thì đến năm 2016 diện tích đậu tương là 99.58 nghìn ha, giảm 20.03 nghìn ha
so với năm 2016.
Về năng suất: Năm 2012 năng suất đậu tương Việt Nam là 14.52 tạ/ha thì đến
năm 2016 năng suất đậu tương là 16.1 tạ/ha, tăng nhẹ so với năm 2016.
Về sản lượng: Do diện tích và sản lượng giảm đáng kể nên sản lượng đậu
tương của Việt Nam cũng giảm. Năm 2012 sản lượng đậu tương Việt Nam là
173.67 nghìn tấn thì đến năm 2016 sản lượng đậu tương là 160.7 nghìn tấn,
giảm 12.97 nghìn tấn so với năm 2016.
Nguyên nhân dẫn đến việc giảm năng suất cũng như diện tích trồng đậu
tương của Việt Nam:
◦ Do kỹ thuật canh tác, thâm canh, xen canh của người dân còn thấp
và lạc hậu.
◦ Chưa hình thành được các vùng sản xuất đậu tương, chưa xác định
được giống thích hợp với từng vùng sinh thái.


12

◦ Chưa có các gióng nâng cao năng suất, chưa áp dụng được cơng nghệ cao.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong những năm qua công tác chọn tạo giống đậu tương
liên tục được phát triển. Công tác chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam đang

tập trung vào các nghiên cứu về:
-

Chọn tạo tạo giống thích hợp cho từng thời vụ gieo trồng khác nhau: ở

miền Nam chọn bộ giống thích hợp cho 2 vụ: mùa khơ và mùa mưa.Ở các
tỉnh phía Bắc chọn giống thích hợp cho vụ Xuân, vụ Hè và vụ Đơng.
-

Xác định các bộ giống thích hợp cho các cùng sinh thái khác nhau.

-

Chọn giống có năng xuất cao, đồng thời đưa ra định hướng cho

những năm sau.
-

Chọn tạo giống đậu tương chín sớm để đưa vào trên đất 2 lúa – 1 đậu

tương hè ở Bắc Giang với thời gian sinh trưởng 70-75 ngày.
-

Chọn tạo giống đậu tương thích hợp cho vụ Đơng với các tỉnh phía

Bắc, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng, thời gian sinh trưởng 80-90 ngày.
*Kết quả về nghiên cứu giống: Trong những năm qua đã có rất nhiều
giống đậu tương được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính như: ĐT92,
VX93, Đ96-02, ĐT80,... Lai hữu tính là phương pháp cơ bản để tạo ra biến dị
tổ hợp phục vụ cho chọn lọc. Phương pháp này có thể phối hợp được các đặc

tính và tính trạng có lợi, những ưu điểm tốt nhất của bố mẹ để tạo ra con lai
với mục đích khác nhau.[12]
Hai mươi năm qua trương trình nghiên cứu đậu đỗ thông qua các đề tài đã
thu thập, nhập nội trên 5.000 mẫu giống đậu tương. Trong đó đã khảo sát
đánh giá trên 4.000 mẫu chủ yếu nhập từ Viện nghiên cứu cây trồng trên toàn
Liên Bang Nga (VIR), một số mẫu nhập từ Trung tâm nghiên cứu phát triển
rau màu Châu Á (AVRDC), Úc, Nhật và các Viện cây trồng nhiệt đới Quốc tế
(IITA). Các nhà khoa học đã phân lập các dịng giống có tính trạng đặc biệt


13

khác nhau như thời gian sinh trưởng, tính chịu rét, tính chịu hạn, khả năng
kháng bệnh gỉ sắt... phục vụ cho cơng tác chọn giống.
Nguyễn Huy Hồng (1992) khi nghiên cứu và đánh giá khả năng chịu hạn
của 1.004 mẫu giống đậu tương nhập nội từ năm 1988 – 1991 thấy: Những
giống có khả năng chịu hạn tốt đều có nguồn gốc từ Trung Quốc và những
giống này thường thấp cây, có phiến lá dầy, nhỏ và nhọn, có mật độ lơng che
phủ trên thân lá cao. Tác giả cịn cho biết khả năng chịu hạn của đậu tương
có tương quan thuận, chặt với mật độ lông phủ và mật độ khí khổng ở cả
mặt trên và mặt dưới lá của cây. Nhưng kích thước khí khổng có liên quan
rất yếu đến khả năng chịu hạn của các mẫu giống (r = 0,09).[5]
Vũ Đình Chính (1995) khi nghiên cứu tập đoàn đậu tương đã phân lập các
chỉ tiêu làm 3 nhóm theo mức độ quan hệ của chúng với năng suất hạt. Nhóm
thứ nhất bao gồm các chỉ tiêu khơng tương quan chặt với năng suất (r < 0,5) gồm
18 chỉ tiêu như thời gian sinh trưởng, chiều cao cây...; Nhóm thứ 2 bao gồm các
chỉ tiêu tương quan chặt với năng suất (r > 0,6) gồm 15 chỉ tiêu như số quả/cây,
tỷ lệ quả chắc, khối lượng 1000 hạt...; nhóm thứ 3 gồm các chỉ tiêu tương quan
nghịch với năng suất, gồm 5 chỉ tiêu đó là tỷ lệ quả 1 hạt, tỷ lệ quả lép, tỷ lệ bệnh
virus, tỷ lệ bệnh đốm vi khuẩn và tỷ lệ sâu đục quả.[3]

Năm 2000, giống đậu tương ĐT12 có thời gian sinh trưởng cực kỳ
ngắn, thích hợp cho vụ hè 72-78 ngày, năng suất 14-23 tạ/ha, đã được
Viện Khoa học kỹ thuật Nơng nghiệp Việt Nam chọn từ tập đồn nhập nội
của Trung Quốc.
Cũng trong năm 2000, tập thể các tác giả: Tạ Kim Bính, Trần Đình Long,
Nguyễn Văn Viết, Nguyễn Thị Bình đã chọn lọc cá thể mẫu giống BC00138
(nhập nội từ AVRDC) liên tục trong năm 1997-1998, kết quả tạo ra giống
ĐT2000. Giống ĐT2000 có thời gian sinh trưởng 100-110 ngày, khả năng
cho năng suất cao ở nhưng chân đất giàu dinh dưỡng, thích hợp ở vụ xuân.


14

ĐT2000 có khả năng chống đổ tốt, kháng bệnh gỉ sắt, phấn trắng cao. Thân
của ĐT2000 có nhiều đốt, cứng cây, thân to, ít đổ, thích hợp cho việc thâm
canh năng suất. Giống ĐT2000 có số quả/cây khá cao 29,7 – 37,7 quả/cây, số
quả 3 hạt cao (62%). Từ đó, ĐT2000 đạt năng suất 19,5 – 30,5 tạ/ha cao hơn
đối chứng V74.[7]
Trần Tú Ngà (1994) khi nghiên cứu ứng dụng đột biến thực nghiệm trong
chọn giống đậu tương đã dùng phương pháp gây đột biến để chọn ra một số
dòng đậu tương triển vọng. [11]
Bằng phương pháp gây đột biến Viện Di truyền Nông nghiệp cũng đã
chọn tạo ra các giống đậu tương có năng suất cao như ĐT90 (đột biến từ
K7002/cọc chùm F2), ĐT96 (đột biến từ ĐT90/ĐT84).
Theo Trần Đình Long (2003), trong giai đoạn 1991-1995 đã cải tiến được
nhiều giống đậu tương thích hợp cho các vùng sinh thái, các vụ gieo trồng
khác nhau. Các giống: M103, ĐT80, VX92, ĐT84, AK05 và HL2 đã được
công nhận là giống quốc gia, năng suất các giống đạt từ 2,4 – 2,5 tấn/ha.
Ngồi ra các giống khác cũng được cơng nhận như: G87-1, G87-5, G87- 8,
VX91, ĐT90, AK04, ĐT93 và V47. Tính từ năm 1997-2002, có 19 giống đậu

tương mới được công nhận trong tổng số 324 giống cây trồng mới, tuy nhiên
năng suất nếu so với thế giới và các nước khác trong khu vực thì đậu tương ở
Việt Nam năng suất mới chỉ bằng 65% (17tạ/ha).[6]
Kết quả về nghiên cứu biện pháp kỹ thuật: Nhu cầu dinh dương của các
loại cây trông khác nhau là khác nhau. Khi được cung cấp đủ dinh dưỡng thì
cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng sẽ phát huy tốt tiềm năng và
năng suất.
Theo Nguyễn Văn Bộ (2001): nếu chỉ bón riêng đạm cho cây đậu tương
thì năng suất đạt 1,4 tạ/ha. Trong khi đó cũng lượng đạm như vậy trên nền đất
có bón phân lân cho năng suất đâu tương đạt 2,3 tạ/ha).[1]


15

Các yếu tố đa lượng có tác dụng thúc đẩy, hộ trợ nhau trong việc cung cấp
dinh dưỡng cho cây đậu tương, thiếu một trong các yếu tố này đều làm cho
cây sinh trưởng, phát triển khơng bình thường, năng suất thấp.
Theo Vũ Đình Chính (1998) cho rằng: bón phân kết hợp N,P trên đất bạc
màu nghèo dinh dưỡng với mức 90kg P2O5/ha trên nền 40kg N/ha làm tăng số
lượng nốt sần, số quả chắc/cây và năng suất hạt. Theo tác giả thì trong điều
kiện vụ hè trên đất bạc màu (Hiệp Hịa – Bắc Giang) bón cho đậu tương Xanh
lơ Hà Bắc thích hợp nhất là 20kg N: 90kg P2O5: 90kg. [3]
Tác giả Lê Đình Sơn (1988) cho rằng: lân và đạm có tác dụng thúc đẩy
lẫn nhau trong việc làm tăng số các cành cho quả, số quả/cây.[8]
Theo Trần Thị Thường, Trần Thanh Bình (2005) tỷ lệ dùng phân đạm,
lân, kali thích hợp nhất cho đậu tương là 1:2:2. Đạm và kali là hai yếu tố có
ảnh hưởng nhiều nhất tới năng suất của cây đậu tương. Nếu bón riêng rẽ kali
cho bội thu 1,4 tạ/ha; trên nền đạm cho bội thu 4,3 tạ/ha. Nếu bón riêng rẽ
đạm cho bội thu 1,4 tạ/ha; trên nền có lân cho 2,3 tạ/ha; trên nền có kali cho
3,1 tạ/ha; trên nền có kali và lân cho năng suất 5,4 tạ/ha.[11]

Vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay là cần xác định được bộ giống thích hợp
cho từng vùng, từng vụ sản xuất. Nghiên cứu hồn thiện quy trình thâm
canh, nâng cao năng suất cho từng giống ở mỗi thời vụ. Nghiên cứu xây
dựng lượng phân bón hay các loại phân bón cho cây trong từng thời điểm
và từng vùng khí hậu, đất đai khác nhau. Để cho các giống có thể phát huy
được tiềm năng của giống ở mức cao nhất.
2.4. Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi Đống Bắc, có tổng diện tích đất tự
nhiên là 650.288 ha. Trong đó đất đồi núi là 520.000 ha chiếm 80% tổng diện
tích đất tự nhiên. Tỉnh Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để trồng các loại cây
công nghiệp ngắn ngày. Đặc biệt là cây đậu tương, một cây trồng phù hợp với


16

việc luân canh, xen canh lại có tác dụng cải tạo đất rất tốt. Tuy nhiên diện tích
trồng đậu tương ở Thái Ngun cịn rất thấp.
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên trong những
năm gần đây
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)


2011

1811

14,7

2669

2012

1196

14,5

1735

2013

1172

14,4

1682

2014

1094

14,3


1565

2015

1008

14,5

1464

2016

940

15,7

1476

Năm

(Nguồn: Chi cục thống kê tỉnh Thái nguyên) [26]
Về diện tích: Năm 2011 diện tích đậu tương Thái Ngun là 1811 ha thì
đến năm 2016 diện tích đậu tương là 1008 ha, giảm 871ha so với năm 2016.
Về năng suất: Năm 2011 năng suất đậu tương Thái Nguyên là 14,7
tạ/ha thì đến năm 2016 năng suất đậu tương là 15,7 tạ/ha, tăng 1 tạ/ha so
với năm 2011
Về sản lượng: Do diện tích và sản lượng giảm đáng kể nên sản lượng đậu
tương của Thái Nguyên cũng giảm mạnh. Năm 2011 sản lượng đậu tương
Thái Nguyên là 2669 tấn thì đến năm 2015 sản lượng đậu tương là 1476 tấn,

giảm 1193 tấn so với năm 2016.
Nhìn chung diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Thái Nguyên
vẫn cịn thấp. Do vậy, muốn đưa diện tích và năng suất tăng cao ngoài việc
xác định bộ giống đậu tương có khả năng sinh trưởng tốt phù hợp với điều
kiện sinh thái của tỉnh còn cần phải nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng
đậu tương thích hợp, đặc biệt là xác định đúng thời vụ gieo trồng góp phần


×