Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Giá rẻ - sách lược giúp Ryanair vượt mặt các “đại gia” trong ngành hàng không docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.88 KB, 4 trang )

Giá rẻ - sách lược giúp Ryanair vượt mặt các
“đại gia” trong ngành hàng không

Công nghiệp hàng không luôn được coi là ngành công nghiệp siêu lợi nhuận.
Nếu biết đầu tư và có những chính sách đúng đắn thì sẽ gặt hái được thành công một
cách nhanh chóng. Nhưng để làm được điều đó, đối với một hãng hàng không còn non
trẻ, mới được thành lập thì quả không hề dễ dàng chút nào, bởi trên thị trường hàng
không thế giới đã có quá nhiều các “đại gia” có thế mạnh về tài chính và cũng đã gây
dựng được tiếng tăm. Ở Mỹ có Hãng Southwest, ở Australia có hãng Virgin Blue đang
“một mình một chợ” tung hoành. Hãng AirAsia đang ăn nên làm ra ở châu Á, còn ở
“lục địa già” châu Âu thì số lượng các hãng hàng không loại này đông đúc hơn rất
nhiều, đó là Easy Jet, JetBlue, Ryanair... Các hãng hàng không này đều có chung một
số đặc điểm như giá vé máy bay rẻ hơn nhiều lần so với giá vé thông thường của các
hãng hàng không khác cho cùng một lộ trình bay; chỗ ngồi đồng hạng không phân biệt
hạng economy, business hay first class; không phục vụ đồ ăn, uống trên máy bay; hầu
như chỉ sử dụng một loại máy bay (phổ biến nhất là máy bay Boeing 737)... Theo các
nhà phân tích, trong số các hãng hàng không loại này, Hãng Ryanair (Ireland) đang nổi
lên như là một hiện tượng và hình mẫu tiêu biểu về hiệu quả kinh doanh cao. Trong
năm tài chính vừa qua (kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2003), lợi nhuận của hãng
đạt 239 triệu euro (tăng 59% so với năm tài chính trước) trên tổng doanh thu 842 triệu
euro, cũng tăng 35% so với năm tài chính trước. Gần đây nhất, theo số liệu thống kê
chưa đầy đủ, trong 8 tháng đầu năm nay, hãng Ryanair đã chuyên chở được 24 triệu
hành khách. Hiện Ryanair đang có các đường bay thường kỳ tới 84 thành phố thuộc 16
quốc gia ở châu Âu và trong năm tới, hãng dự định mở thêm một số đường bay nữa tới
các nước Đông Âu (sẽ gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào tháng 5 năm 2004). Năm
1997, Ryanair đã thực hiện thành công việc phát hành cổ phiếu lần đầu tiên ra công
chúng (IPO) đồng thời tại Thị trường Chứng khoán Dublin (Ireland) và Thị trường
Chứng khoán Nasdaq New York (Mỹ) và cả ở Thị trường Chứng khoán London (Anh)
sau đó một năm. Hiện nay, thị giá của Ryanair ước đạt tới gần 5 tỷ euro. Ông Michael
O’Leary, Giám đốc điều hành Hãng Ryanair, cho biết, chính sách của hãng là phải
cạnh tranh về chất lượng và giá cả, nhất là về giá, đồng thời đảm bảo phải có lãi khá để


phát triển. “Giá vé máy bay của chúng tôi trên một số đường bay còn rẻ hơn cả giá vé
đi ô tô buýt, chỉ vào khoảng vài chục euro”, ông Michael O’Leary nói. Để chứng minh
cho lời nói của mình, ông Michael O’Leary còn đưa ra một ví dụ cụ thể. Vụ khủng bố
ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở Tòa nhà Thương mại thế giới (WTC) tại New York (Mỹ)
đã cướp đi sinh mệnh của 7 nhà quản lý cao cấp của Ryanair. Nhiều hãng hàng không
thế giới còn đang bị tê liệt vì sợ và không có khách, thì ngay ngày 14 tháng 9, Ryanair
đã tung ra “chiêu độc” là dành ra 1 triệu vé, với giá đồng hạng là 15 euro cho khách đi
trên bất kỳ tuyến đường bay nào của hãng. Kết quả là các máy bay của Ryanair vẫn
đầy khách và hoạt động bình thường, trong khi nhiều chuyến bay của các hãng hàng
không lớn như British Airways (Anh)... đều phải hủy vì... vắng khách. Nhiều người đã
đặt ra câu hỏi, tại sao Ryanair bán vé với giá khá “bèo bọt” như vậy mà vẫn lãi đậm?
Một số chuyên gia kinh tế và hàng không đã lý giải như sau: trước hết, Ryanair có mô
hình quản lý, hoạt động hết sức gọn nhẹ, tổng cộng có 1.200 nhân viên (phi công, cán
bộ quản lý, nhân viên, tạp vụ...). Ryanair là hãng hàng không duy nhất trên thế giới có
tỷ lệ đăng ký mua vé qua mạng Internet cao tới 95% tổng số vé bán ra và để xử lý việc
này, hãng chỉ cần có 3 nhân viên, trong khi đó, các đối hãng khác cần đến ít nhất vài
chục, thậm chí hơn trăm người. Thứ hai là Ryanair thực hành tiết kiệm chi phí đến
mức tối đa ở mọi khâu, ngay cả ông Michael O’Leary cũng không có thư ký riêng và
văn phòng của ông nhỏ, bày biện hết sức đơn giản. Tiếp đến, việc trả lương cao cho
nhân viên cũng đồng nghĩa với việc đòi hỏi đội ngũ này phải làm việc hết sức mình
(một nhân viên của Ryanair có mức lương bình quân là 57.000 euro/năm, trong khi
nhân viên của Air France chỉ hưởng mức 42.000 euro/năm...). Đổi lại, Hãng quy định
các phi công phải có tối thiểu 900 giờ bay/năm trở lên mới được coi là hoàn thành định
mức và mới được xét thưởng. Song theo các chuyên gia, Ryanair thành công chính
nhờ ở người lãnh đạo trẻ (Michael O’Leary năm nay mới 43 tuổi) năng động, giỏi kinh
doanh... Là một trong những người thành lập ra Ryanair vào năm 1985, Michael
O’Leary đã sớm nhận thức rằng, để phát triển, hãng phải đi theo con đường riêng và
mô hình ông chọn chính là hãng Southwest (Mỹ). Bản thân ông đã cất công bỏ ra gần
2 năm sang tận bang Texas (Mỹ) để học hỏi kinh nghiệm của Southwest. Đến nay, kết
quả kinh doanh của trò đã vượt thày, khi chính ông Herber Kelleher, Chủ tịch

Southwest đã không tiếc lời thán phục đại loại như: “Ryanair đã thành công hơn cả
Southwest”. Hiện Michael O’Leary được xếp là người giàu thứ 10 ở Irland, với tổng
trị giá tài sản ước chừng 300 triệu euro. Đầu năm nay, ông vừa mới cưới cô vợ (là nhà
quản lý cao cấp của một ngân hàng lớn của Ireland).

×