Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tăng cường quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn tại công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị thái nguyên​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM THỊ KIM THOA

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU GOM
VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MƠI TRƯỜNG
VÀ CƠNG TRÌNH ĐƠ THỊ THÁI NGUN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM THỊ KIM THOA

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU GOM
VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MƠI TRƯỜNG
VÀ CƠNG TRÌNH ĐƠ THỊ THÁI NGUN
Chun ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02



LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỮU ÁNH

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Kim Thoa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN

Quá trình học tập và thực hiện luận văn này tôi được sự giúp đỡ của
nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất đến tất cả các
cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu. Trước hết, tơi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Nguyễn Hữu Ánh - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cơ giáo, Cán bộ phịng Đào
tạo và các Phịng, Khoa chuyên môn trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh
doanh đã tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho tơi trong q trình
học tập và hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Môi
trường và công trình đơ thị Thái Ngun, các phịng, ban chun mơn của
thành phố Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc thu thập số
liệu và những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu luận văn này.
Tôi xin cảm ơn nhiều tới gia đình tơi, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ở
bên tôi, động viên, chia sẻ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Phạm Thị Kim Thoa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ ......................................................... ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài .......................................................................... 3
5. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU
GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN ................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về chất thải rắn ..................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn ...................................................................... 4
1.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn ................................................................. 4
1.1.3. Phân loại chất thải rắn ............................................................................. 6
1.1.4. Thành phần của chất thải rắn .................................................................. 8
1.1.5. Những lợi ích và tác hại của chất thải rắn ............................................... 9
1.1.6. Thu gom và xử lý chất thải rắn ............................................................. 11
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn ......................... 18
1.2.1. Chủ thu gom và xử lý chất thải rắn ...................................................... 18
1.2.2. Nội dung quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn.................................. 19
1.2.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn ...... 23
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn ......... 24
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và mơi trường ................................ 24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iv
1.3.2. Hệ thống thể chế quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn ..................... 25
1.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn ...................... 26
1.3.4. Khoa học, kỹ thuật và công nghệ .......................................................... 27
1.4. Cơ sở thực tiễn về quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn ...................... 27
1.4.1. Kinh nghiệm về quản lý thu gom và xử lý CTR của Công ty
TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) ............................ 27
1.4.2. Kinh nghiệm về quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn của Công
ty TNHH MTV dịch vụ môi trường đô thị Đồng Nai............................. 29
1.4.3. Mô hình quản lý và thu gom chất thải rắn tại Thị xã Phổ Yên ............. 32
1.4.4. Bài học vận dụng đối với việc quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn
của Công ty Cổ phần Môi trường và Cơng trình đơ thị Thái Ngun ......... 36
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 38
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 38
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 38
2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu............................................................... 39
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 40
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 41
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU GOM VÀ XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮN CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN MƠI TRƯỜNG
VÀ CƠNG TRÌNH ĐƠ THỊ THÁI NGUYÊN................................... 43
3.1. Giới thiệu chung về thành phố Thái Ngun và Cơng ty Cổ phần
Mơi trường và Cơng trình Đô thị Thái Nguyên ...................................... 43
3.1.1. Giới thiệu chung về thành phố Thái Nguyên ........................................ 43
3.1.2. Công ty Cổ phần Mơi trường và Cơng trình Đơ thị Thái Ngun ........ 44
3.1.3. Đặc điểm CTR trên địa bàn thành phố Thái Nguyên .......................... 49
3.2. Kết quả hoạt động của Công ty ................................................................ 61

3.2.1. Khối lượng chất thải rắn được thu gom, xử lý qua các năm ................. 61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v
3.2.2. Chi phí thu gom và xử lý chất thải rắn.................................................. 63
3.2.3. Doanh thu của Công ty.......................................................................... 67
3.3. Hiện trạng quản lý thu gom, xử lý CTR của Công ty Cổ phần Mơi
trường & Cơng trình Đơ thị Thái Ngun .............................................. 69
3.3.1. Lập kế hoạch thu gom, xử lý chất thải rắn của Công ty ....................... 69
3.3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch .................................................................. 74
3.3.3. Lãnh đạo, quản lý, điều hành ................................................................ 77
3.3.4. Đánh giá, kiểm tra, giám sát ................................................................. 82
3.3.5. Đánh giá của các hộ dân về công tác quản lý thu gom và xử lý chất thải
rắn tại Cơng ty Cổ phần Mơi trường và Cơng trình đơ thị Thái Nguyên ......... 83
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thu gom và xử lý CTR tại
Cơng ty Cổ phần Mơi trường và Cơng trình đô thị Thái Nguyên .......... 85
3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường của TP Thái Nguyên........ 85
3.4.2. Hệ thống thể chế về quản lý công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTR ....... 87
3.4.3. Khoa học, kỹ thuật và công nghệ .......................................................... 88
3.5. Đánh giá chung công tác quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn tại
Công ty Cổ phần Môi trường và Cơng trình đơ thị Thái Ngun .......... 91
3.5.1. Thuận lợi và khó khăn........................................................................... 91
3.5.2. Kết quả đạt được ................................................................................... 92
3.5.3. Hạn chế.................................................................................................. 93
3.5.4. Nguyên nhân của hạn chế ..................................................................... 94
Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU GOM VÀ
XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MƠI

TRƯỜNG VÀ CƠNG TRÌNH ĐƠ THỊ THÁI NGUN ................ 96
4.1. Định hướng quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn ................................ 96
4.1.1. Định hướng quốc gia về quản lý chất thải rắn ...................................... 96
4.1.2. Định hướng của tỉnh Thái Nguyên........................................................ 97
4.1.3. Định hướng của thành phố Thái Nguyên .............................................. 97
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi
4.2. Giải pháp tăng cường quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn của
Công ty Cổ phần Môi trường và Cơng trình đơ thị Thái Ngun .......... 98
4.2.1. Tăng cường phân loại chất thải rắn tại nguồn ....................................... 98
4.2.2. Đẩy mạnh hoạt động tái sử dụng chất thải rắn...................................... 99
4.2.3. Tăng cường thu gom, vận chuyển chất thải rắn .................................. 100
4.2.4. Thay đổi công nghệ xử lý chất thải rắn ............................................... 101
4.2.5. Giải pháp về sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng, chính sách
phúc lợi.................................................................................................. 103
4.2.6. Giải pháp về nguồn vốn ...................................................................... 105
4.3. Kiến nghị ................................................................................................ 105
4.3.1. Về cơ chế, chính sách.......................................................................... 106
4.3.2. Về cơ chế phối hợp giữa Cơng ty và chính quyền địa phương........... 107
KẾT LUẬN .................................................................................................. 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 110
PHỤ LỤC .................................................................................................... 113

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CTR

:

Chất thải rắn

CTRSH

:

Chất thải rắn sinh hoạt

UBND

:

Ủy ban nhân dân

VSMT

:

Vệ sinh môi trường

URENCO


:

Công ty môi trường đô thị

TNHH MTV:

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

HTX

Hợp tác xã

:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.
Bảng 1.2.
Bảng 1.3.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.

Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.14.
Bảng 3.15.
Bảng 3.16.
Bảng 3.17.
Bảng 3.18.
Bảng 3.19.
Bảng 3.20.
Bảng 3.21.

Loại CTR theo các nguồn phát sinh khác nhau ............................ 8
Thành phần điển hình của CTR trong các đô thị (%) ................... 9
Các loại thùng chứa sử dụng với các hệ thống thu gom ............. 13
Trang thiết bị của Công ty Cổ phần Môi trường & Cơng
trình đơ thị Thái Ngun ............................................................. 48
Kết quả kinh doanh và nộp ngân sách hàng năm của Công ty
Cổ phần Mơi trường & Cơng trình đơ thị Thái Nguyên ............. 49
Dân số và khối lượng CTR phát sinh Phân theo đơn vị hành chính .....53
Mức thu phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................... 59
Kết quả thực hiện thu gom CTR của Công ty ............................ 61
Tỷ lệ thu gom CTR tại các khu vực ............................................ 62
Định mức công cụ, dụng cụ lao động ......................................... 64
Tổng hợp chi phí thu gom giai đoạn 2013 - 2015 ...................... 65
Kinh phí vận chuyển CTR năm 2013 - 2015 .............................. 65

Chi phí xử lý 1 tấn CTR.............................................................. 66
Chi phí quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý CTR của Công
ty Cổ phần Môi trường và Công trń h đô thị Thái Nguyên ......... 66
Doanh thu của Công ty giai đoạn 2013 - 2015 ........................... 67
Xây dựng kế hoạch hoạt động thu gom, xử lý CTR ................... 74
Cơ cấu lao động thực hiện công tác quản lý, thu gom, vận
chuyển, xử lý CTR ...................................................................... 75
Năng suất lao động của công nhân thu gom CTR ...................... 76
Đánh giá của công nhân viên về công tác tổ chức thực hiện
quản lý hoạt động thu gom và xử lý CTR .................................. 78
Đánh giá về biện pháp chỉ đạo thực hiện hoạt động thu gom
và xử lý CTR............................................................................... 80
Đánh giá của công nhân viên về thực trạng đánh giá, kiểm
tra, giám sát hoạt động thu gom và xử lý CTR........................... 82
Đánh giá của các hộ dân về công tác quản lý thu gom chất
thải rắn ........................................................................................ 84
Kết quả đo lấy mẫu tại khu vực xử lý nước rỉ rác ...................... 90

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ
Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1.

Biểu đồ thành phần CTR phát sinh năm 2015 ..................................54


Biểu đồ 3.2.

Kết quả thu gom CTR phát sinh phân theo khu vực giai đoạn
2013-2015 .........................................................................................62

Hình:
Hình 1.1.

Sản xuất phân compost từ chất thải sinh hoạt ...................................31

Hình 1.2.

Bãi rác Đồng Hầm, xã Minh Đức - nơi tập kết CTR của thị xã
Phổ Yên .............................................................................................33

Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1.

Nguồn phát sinh chất thải rắn .............................................................5

Sơ đồ 1.2.

Sơ đồ xử lý rác theo công nghệ Hydromex.......................................17

Sơ đồ 1.3.

Sơ đồ nội dung quản lý thu gom, xử lý CTR ....................................22

Sơ đồ 3.1.


Sơ đồ bộ máy tổ chức Cơng ty Cổ phần Mơi trường và Cơng
trình đơ thị Thái Nguyên ...................................................................47

Sơ đồ 3.2.

Quy trình thu gom và xử lý CTR tại Cơng ty CP Mơi trường và
cơng trình đô thị Thái Nguyên ..........................................................71

Sơ đồ 3.3.

Sơ đồ hệ thống thể chế quản lý CTR tại Thái Nguyên ......................87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày mơi trường Thế giới năm 2015 đã lấy khẩu hiệu “Cùng nhau
tiêu dùng có trách nhiệm - Vì một trái đất bền vững” với mục đích kêu gọi
mỗi con người, mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ hãy bảo vệ trái đất bằng những
hành động thiết thực trong sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững. Trong
sự tăng trưởng của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, vấn đề môi trường
được coi là một vấn đề trọng tâm. Song song với phát triển kinh tế, thì bảo vệ
mơi trường là một nhiệm vụ cấp thiết.
Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 2020 đã đề ra mục tiêu “Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng” đạt 90% đến năm 2020.

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên là
một trong những thành phố lớn, đang được đầu tư và phát triển mạnh mẽ, có
nhiều tiềm năng về phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội và phát triển cơng nghiệp, du lịch vùng... Theo thống
kê, bình qn một ngày 1 người dân thành phố phát sinh 0.65kg CTR, với dân
số 315.196 người (năm 2015) thì mỗi ngày lượng CTR phát sinh tại TP Thái
Nguyên là 204,8 tấn, trong đó tỷ lệ CTR được thu gom tính đến năm 2015 chỉ
đạt trên 80% (gần 170 tấn/ngày). Lượng CTR còn lại chưa được thu gom đã
gây ra các tác động tiêu cực đến mơi trường đất, nước, khơng khí, làm giảm
chất lượng mơi trường sống, gây khó khăn cho công tác xử lý chất thải và đặc
biệt là ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân trên địa bàn thành phố.
Với sự phát triển không ngừng của cuộc sống đơ thị hiện đại và cơng
cuộc cơng nghiệp hóa nhanh chóng tại Thái Ngun thì lượng CTR thải ra
mơi trường sẽ ngày càng tăng, do vậy nếu không được thu gom, xử lý kịp thời
và khơng có những biện pháp quản lý hữu hiệu thì CTR sẽ ảnh hưởng rất lớn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
đến con người và môi trường sống. Trong những năm qua, công tác thu gom và
xử lý CTR trên địa bàn thành phố đã được quan tâm và đầu tư, giao chuyên
trách cho 1 đơn vị đảm nhiệm là Công ty Cổ phần mơi trường và cơng trình đơ
thị Thái Nguyên nhưng tỷ lệ thu gom CTR vẫn chưa đạt yêu cầu. Do vậy, vấn
đề đặt ra là làm thế nào để có thể làm tốt việc thu gom và xử lý CTR trên địa
bàn thành phố nhằm bảo vệ mơi trường và sức khỏe con người, từ đó xây dựng
thành phố xanh - sạch - đẹp, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Để góp
phần giải quyết những vấn đề nêu trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tăng cường quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn tại Công ty Cổ phần

Môi trường và Cơng trình đơ thị Thái Ngun” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng, đề tài đề xuất các giải pháp
phù hợp nhằm tăng cường quản lý thu gom và xử lý CTR tại Công ty Cổ phần
Môi trường và Cơng trình đơ thị Thái Ngun đến năm 2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, tổng kết thực tiễn về quản lý thu gom và
xử lý CTR.
- Phân tích thực trạng cơng tác quản lý thu gom và xử lý CTR tại Công
ty Cổ phần Mơi trường và Cơng trình đơ thị Thái Nguyên.
- Đánh giá kết quả quản lý thu gom và xử lý CTR tại Công ty Cổ phần
Môi trường và Cơng trình đơ thị Thái Ngun. Tìm ra những hạn chế và
nguyên nhân của các hạn chế trong quản lý thu gom, xử lý CTR tại Công ty
Cổ phần Môi trường và Cơng trình đơ thị Thái Ngun.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu gom và xử lý
CTR tại Công ty Cổ phần Môi trường và Cơng trình đơ thị Thái Ngun trong
thời gian tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản
lý thu gom và xử lý CTR của Công ty Cổ phần Môi trường và Cơng trình đơ
thị Thái Ngun.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Nội dung sẽ tập trung nghiên cứu về công tác
quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý CTR tại thành phố Thái Nguyên của
Công ty Cổ phần Mơi trường và Cơng trình đơ thị Thái Nguyên.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại Công ty Cổ
phần Môi trường và Công trình đơ thị Thái Ngun.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu nghiên cứu sẽ được thu thập qua các năm
từ 2013 - 2015; đề xuất các giải pháp đến năm 2020.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài là cơng trình khoa học, là tài liệu để cho các nhà nghiên cứu
tham khảo về lĩnh vực quản lý thu gom, xử lý CTR.
Đề tài cũng là nguồn tham khảo đối với ban lãnh đạo Cơng ty, các phịng,
ban, đơn vị liên quan của thành phố khi đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường
quản lý thu gom và xử lý CTR trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và Cơng ty
Cổ phần Mơi trường và Cơng trình đơ thị Thái Ngun.
Bên cạnh đó, luận văn cịn có giá trị thiết thực để vận dụng, áp dụng cho
các công ty mơi trường khác có hồn cảnh và điều kiện tương tự Thái Nguyên.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu gom và xử lý CTR.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng quản lý thu gom và xử lý CTR của Công ty Cổ
phần Môi trường và Cơng trình đơ thị Thái Ngun.
Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý thu gom và xử lý CTR của
Công ty Cổ phần Mơi trường và Cơng trình đơ thị Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU GOM
VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
1.1. Cơ sở lý luận về chất thải rắn
1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn
Theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 04/9/2007 của Chính phủ về
Quản lý CTR thì CTR “là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. CTR bao gồm
CTR thông thường và CTR nguy hại” [3].
Theo Từ điển môi trường và phát triển bền vững, CTR là tồn bộ vật
liệu rắn hoặc có một phần là chất rắn mà người sở hữu khơng cịn coi là có giá
trị để giữ lại [1].
Theo quan điểm hiện đại, CTR đô thị (gọi chung là rác thải đô thị)
được định nghĩa là vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu
vực đô thị mà khơng địi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó [17].
1.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn
Trong xã hội cơng nghiệp, q trình phát sinh CTR gắn liền với quá
trình sản xuất, mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất đều tạo ra CTR. Từ khâu
khai thác, tuyển chọn nguyên liệu đến khi tạo ra sản phẩm phục vụ người tiêu
dùng. Sản phẩm sau khi sử dụng có thể tái sinh, tái chế hoặc đổ bỏ và đó cũng
chính là CTR.
CTR phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:
- Khu dân cư; khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu
vui chơi, đường phố,…);
- Khu thương mại, du lịch (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ, khu du
lịch, bệnh viện, trạm y tế,…);
- Từ cơ quan, cơng sở (trường học, cơ quan hành chính, trung tâm văn
hố thể thao,…);
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





5
- Từ các hoạt động công nghiệp;
- Từ các hoạt động nông nghiệp;
- Từ các hoạt động xây dựng đô thị;
- Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường cống thoát nước của
thành phố, khu, cụm dân cư.
Nhà dân,
khu dân cư

Chợ, bến xe,
nhà ga

Giao thông,
xây dựng

Cơ quan,
trường học

Nơi vui chơi,
giải trí

Bệnh viện,
cơ sở y tế

CTR

Khu cơng nghiệp,

nhà máy, xí nghiệp

Nơng nghiệp,
hoạt động xử
lý CTR

Sơ đồ 1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn
(Nguồn: Nguyễn Văn Phước,2013)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6
1.1.3. Phân loại chất thải rắn
Các loại CTR được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại
theo nhiều cách. Cụ thể ta có thể phân loại CTR như sau:
* Theo vị trí hình thành:
Người ta phân biệt rác hay CTR trong nhà, ngoài nhà, trên đường
phố, chợ...
* Theo thành phần hoá học và vật lý:
Người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được,
không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo.
* Theo mức độ nguy hại:
- CTR nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại,
CTR sinh hoạt dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các rác thải phóng xạ,
CTR nhiễm khuẩn, lây lan… có thể gây nguy hại tới con người, động vật và
gây nguy hại tới môi trường. Nguồn phát sinh ra CTR nguy hại chủ yếu từ các
hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp.
- CTR khơng nguy hại: là những loại CTR khơng có chứa các chất

và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác
thành phần.
* Theo phương diện khoa học có thể phân biệt các loại CTR sau:
- Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau quả... loại chất
thải này mang bản chất dễ bị phân huỷ sinh học, quá trình phân huỷ tạo ra các
chất có mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngồi các
loại thức ăn dư thừa từ gia đình cịn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể,
các nhà hàng, khách sạn, kí túc xá, chợ...
- Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người
và phân của các động vật khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7
- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các
khu vực sinh hoạt của dân cư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8
Bảng 1.1. Loại CTR theo các nguồn phát sinh khác nhau
Nguồn phát sinh
Hộ gia đình


Loại CTR
Rác thực phẩm, giấy, carton, nhựa, túi nylon, vải, da, rác
vườn, gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây,
chất thải đặc biệt như pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe,
sơn thừa…

Khu thương mại

Giấy, carton, nhựa, túi nylon, gỗ, rác thực phẩm, thủy
tinh, kim loại, chất thải đặc biệt như vật dụng gia đình hư
hỏng (kệ sách, đèn, tủ, …) đồ điện tử hư hỏng (máy radio,
tivi,…), tủ lạnh, máy giặt hỏng, pin, dầu nhớt xe, lốp xe,
ruột xe, sơn thừa…

Công sở

Giấy, carton, nhựa, túi nylon, gỗ, rác thực phẩm, thủy
tinh, kim loại, chất thải đặc biệt như kệ sách, đèn, tủ hỏng,
pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa…

Xây dựng

Gỗ, thép, bê tông, đất, cát…

Khu công cộng

Giấy, túi nylon, lá cây,…

Trạm xử lý nước thải Bùn
(Nguồn: Nguyễn Văn Phước,2013)

1.1.4. Thành phần của chất thải rắn
Thành phần của CTR là một thuật ngữ dùng để mơ tả tính chất và
nguồn gốc các yếu tố riêng biệt cấu thành nên dòng chất thải, thơng thường
được tính bằng % theo khối lượng.
Thơng thường trong đô thị, CTR đô thị từ các khu dân cư chiếm tỷ lệ
cao nhất từ 50-70%. Tỷ lệ của mỗi thành phần chất thải sẽ thay đổi tùy thuộc
vào loại hình hoạt động.
Thành phần riêng biệt của CTR thay đổi theo vị trí địa lý, thời gian, mùa
trong năm, điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của từng quốc gia. CTR
gồm 2 thành phần hữu cơ, thành phần vơ cơ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
- Thành phần hữu cơ bao gồm: Chất thải thực phẩm; giấy; carton; chất
dẻo; sợi, vải; cao su; da; chất thải vườn; gỗ; các chất hữu cơ khác.
- Thành phần vô cơ gồm: Thủy tinh; vỏ hộp kim loại; nhôm; đất cát,
sành sứ, tro bùi,…
Ở các nước thu nhập thấp và các nước thu nhập trung bình, CTR chủ
yếu là chất thải thực phẩm (Bảng 1.2).
Bảng 1.2. Thành phần điển hình của CTR trong các đơ thị (%)
Các nước thu
nhập thấp

Các nước thu
nhập trung bình

Các nước thu

nhập cao

40-85

20-65

6-30

1-10

8-30

Chất dẻo

1-5

2-6

2-8

Sợi, vải

1-5

2-10

2-6

1-5


1-4

1-5

1-10

1-10

1-10

1-5

1-5

1-40

1-30

Thành phần
Chất thải thực phẩm
Giấy
Carton

cao su
Da
Chất thải vườn
Gỗ
Thủy tinh
Vỏ hộp kim loại
Nhôm

Đất cát, tro bụi...

20-45
5-15

0-2
0-2
10-20
1-4
4-12
2-8
0-1
0-10

(Nguồn: George Tchobanoglous, và cộng sự, 1993)
1.1.5. Những lợi ích và tác hại của chất thải rắn
1.1.5.1. Lợi ích của chất thải rắn
Các chất thải có thể phân hủy sinh học được (hay còn gọi là rác hữu cơ)
thường là những loại CTR có nguồn gốc từ thực vật, động vật và có thể bị
phân hủy trong môi trường tự nhiên bởi các vi sinh vật. Các loại CTR có
thể phân hủy sinh học có khả năng tái chế lại để sản xuất năng lượng điện
bằng công nghệ chơn lấp rác để thu khí gas chạy máy phát điện hoặc sản xuất
phân bón bằng cơng nghệ ủ vi sinh (composting). Việc tái chế chất thải hữu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10
cơ bằng một hoặc cả hai phương pháp này đều góp phần đáng kể làm giảm

tổng lượng phát thải các loại khí nhà kính ra mơi trường tự nhiên và do đó
góp phần kiểm sốt hiện tượng nóng lên tồn cầu.
Nhiều loại CTR không thể phân hủy sinh học thường có khả năng tái
chế được hay tái sử dụng được như giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại.
Ngay kể cả một số loại CTR được xem là có tính nguy hại như dầu bôi
trơn, thiết bị điện/điện tử, pin/ắc quy… nếu được thu gom và đem bán cho các
cơ sở tái chế có cơng nghệ tái chế an tồn và phù hợp với mơi trường thì
chúng ta lại có thể tách riêng các chất/thành phần nguy hại và đem tái chế
những thành phần không nguy hại thành nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ
sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội [6].
1.1.5.2. Tác hại của chất thải rắn đối với môi trường và sức khỏe con người
* Tác hại của chất thải rắn đến môi trường
- Môi trường đất
+ CTR nằm rải rác khắp nơi không được thu gom đều được lưu giữ lại
trong đất, một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon,
hydrocacbon… nằm lại trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất: thay đổi cơ
cấu đất, đất trở nên khô cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị chết.
+ Nhiều loại CTR như xỉ than, vôi vữa… đổ xuống đất làm cho đất bị
đóng cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thối hóa.
- Mơi trường nước
+ Lượng CTR rơi vãi nhiều, ứ đọng lâu ngày, khi gặp mưa CTR sẽ theo
dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra ao hồ,
sơng ngịi, gây ô nhiễm nguồn nước mặt tiếp nhận.
+ Ở các bãi chôn lấp, chất ô nhiễm trong nước rác là tác nhân gây ô
nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước ao hồ, sông suối
lân cận. Tại các bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa
nước mưa thấm qua thì cũng có thể gây ơ nhiễm nguồn nước mặt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





11
- Mơi trường khơng khí
+ Tại các trạm/bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn
gây ô nhiễm mơi trường khơng khí do mùi hơi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác,
bụi khói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác.
+ Tại các bãi chôn lấp CTR vấn đề ảnh hưởng đến mơi trường khí là
mùi hơi thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại [6].
* Tác hại của CTR đối với sức khỏe con người
- Tác hại của CTR lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của
chúng lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác
động đến sức khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn.
- Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chơn lấp và xử lý
thích hợp, cứ đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, khơng có lớp lót,
lớp phủ thì bãi rác trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan
truyền dịch bệnh, chưa kể đến chất thải độc hại tại các bãi rác có nguy cơ
gây các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể người khi tiếp xúc, đe dọa đến sức
khỏe cộng đồng xung quanh [6].
* CTR làm giảm mỹ quan đô thị
- CTR nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu gom
không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên…
đều là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ
mỹ quan đường phố, thơn xóm.
- Một ngun nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của
người dân chưa cao. Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng, lề
đường và mương rãnh vẫn còn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn
nơi mà công tác quản lý và thu gom vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ [6].
1.1.6. Thu gom và xử lý chất thải rắn
1.1.6.1. Thu gom chất thải rắn

Thu gom CTR là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ
tạm thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền chấp nhận (Chính phủ, 2007).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
Vận chuyển CTR là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh đến nơi
xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời,
trung chuyển CTR và sơ chế CTR tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển
(Chính phủ, 2007).
Dịch vụ thu gom CTR thường có thể chia ra thành các dịch vụ ”sơ cấp”
và “ thứ cấp”. Việc thu gom đi qua một quá trình gồm hai giai đoạn: thu gom
rác từ các nhà ở và thu gom rác tập trung về chỗ chứa trung gian rồi từ đó lại
chuyển tiếp về trạm trung chuyển hay bãi chôn lấp.
Thu gom sơ cấp (thu gom ban đầu) là cách mà theo đó CTR được thu
gom từ nguồn phát sinh ra nó (nhà ở hay những cơ sở thương mại) và chở đến
các bãi chứa chung, các địa điểm hoặc bãi chuyển tiếp. Thường thì các hệ
thống thu gom sơ cấp ở các nước đang phát triển bao gồm những xe chở rác
nhỏ, xe hai bánh kéo bằng tay để thu gom rác và chở đến các bãi chứa chung
hay những điểm chuyển tiếp.
Thu gom thứ cấp bao hàm không chỉ việc gom nhặt các CTR từ những
nguồn khác nhau mà còn cả việc chuyên chở các chất thải đó tới địa điểm tiêu
hủy. Việc dỡ đổ các xe rác cũng được coi là một phần của hoạt động thu gom
rác thứ cấp.
Khi thu gom CTR từ các nhà ở hay công sở thường ít chi phí hơn so với
việc quét dọn chúng từ đường phố đồng thời cần phải có những điểm chứa ở
những khoảng cách thuận tiện cho những người có CTR và chúng cần được

quy hoạch, thiết kế sao cho CTR được đưa vào thùng chứa đựng đúng vị trí
tạo điều kiện thuận lợi cho thu gom thứ cấp [17].
* Các phương thức thu gom CTR:
Thu gom định kỳ tại từng hộ gia đình: trong hệ thống này các xe thu
gom chạy theo một quy trình đều đặn, theo tần suất đã được thoả thuận trước
(2-3 lần/tuần hay hàng ngày). Có nhiều cách áp dụng khác nhau nhưng điểm
chung là mỗi gia đình được u cầu phải có thùng rác riêng trong nhà và
mang đến cho người thu gom rác vào những địa điểm và thời điểm đã được
qui định trước.
Thu gom ven đường: trong một số trường hợp, chính quyền TP cung
cấp những thùng rác đã được tiêu chuẩn hoá cho từng hộ gia đình. Thùng rác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
này được đặc trước cửa nhà để công nhân vệ sinh thu gom lên xe rác. Hệ
thống thu gom này đòi hỏi phải thực hiện đều đặn và một thời gian biểu tương
đối chính xác. Nếu thùng rác khơng theo chuẩn thì sẽ có hiện tượng rác khơng
đổ được hết khỏi thùng (thí dụ như các loại giỏ, hộp carton…) [17].
* Hệ thống thu gom và vận chuyển CTR:
Hệ thống thu gom được chia thành 2 loại dựa theo kiểu vận hành gồm
(1) hệ thống thùng di động, (2) hệ thống xe thùng cố định.
- Hệ thống xe thùng di động là hệ thống thu gom trong đó các thùng
chứa đầy CTR được chuyên chở đến bãi thải rồi đưa thùng khơng về vị trí tập
kết rác ban đầu. Hệ thống này phù hợp để vận chuyển CTR từ các nguồn tạo
ra nhiều CTR, cũng có thể nhấc thùng rác đã đầy lên xe và thay bằng thùng
rỗng tại điểm tập kết.
- Hệ thống xe thùng cố định là hệ thu gom trong đó các thùng chứa đầy

rác vẫn cố định đặt tại nơi tập kết rác, trừ một khoảng thời gian rất ngắn nhấc
lên đổ rác vào xe thu gom (xe có thùng xung quanh làm thùng).
Những loại thùng chứa sử dụng cho các hệ thống thu gom khác nhau
được trình bày ở Bảng 1.3.
Bảng 1.3. Các loại thùng chứa sử dụng với các hệ thống thu gom
Xe

Kiểu thùng chứa

HT thùng chứa di động
Xe nâng
Xe sàn nghiêng

Xe có tời kéo
HT thùng chứa cố định
Xe ép, bốc dở bằng máy
Xe ép, bốc dở bằng máy
Xe ép, bốc dỡ thủ công

Dung tích
(yd3)

- Sử dụng với bộ phận ép cố định
- Hở phía trên
- Sử dụng bộ phận ép cố định
- Thùng chứa được trang bị máy ép
- Hở kín phía trên có móc kéo
- Thùng kín có móc phía trên, trang bị máy ép

6-12

12-50
15-40
20-40
15-40
20-40

- Phía trên kín và bốc dỡ bên cạnh.
-Thùng chứa đặc biệt để thu gom CTRSH từ
các nhà ở riêng lẻ.
- Các thùng chứa nhỏ bằng nhựa dẻo hay kim
loại mạ điện, các túi nhựa hay giấy có sẵn.

1-8
0.23-0.45
(60-120gal)
0.08-0.21
(22-55gal)

(Nguồn: George Tchobanoglous, et al, 1993)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
1.1.6.2. Xử lý chất thải rắn
Xử lý CTR là quá trình sử dụng các giải pháp cơng nghệ, kỹ thuật (khác
với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp
CTR và các yếu tố có hại trong CTR (Chính phủ, 2015).
Các phương pháp xử lý CTR bao gồm:

* Phương pháp chôn lấp
Phương pháp truyền thống đơn giản nhất là chôn lấp CTR. Phương
pháp này có chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển.
Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách dùng xe chuyên dụng chở CTR
tới các bãi đã xây dựng trước. Sau khi CTR được đổ xuống, xe ủi san bằng,
đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất, hàng ngày phun thuốc diệt ruồi
muỗi, rắc vôi bột… theo thời gian, sự phân hủy của vi sinh vật làm cho CTR
trở nên tơi xốp và thể tích của bãi rác giảm xuống. Việc đổ CTR lại được
tiếp tục cho đến khi bãi rác đầy thì chuyển sang bãi rác mới.
Hiện nay việc chôn lấp CTR được sử dụng chủ yếu ở các nước đang
phát triển nhưng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường một cách
nghiêm ngặt. Việc chôn lấp CTR có xu hướng giảm dần, tiến tới chấm dứt ở
các nước đang phát triển.
Các bãi chôn lấp CTR phải cách xa khu dân cư, không gần nguồn
nước ngầm và nguồn nước mặt. Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc
được phủ các lớp chống thấm bằng màn địa chất. Ở các bãi chôn lấp rác
cần phải thiết kế khu thu gom và xử lý nước rác trước khi thải vào mơi
trường. Việc thu khí ga để biến đổi thành năng lượng là một cách để tận dụng
từ CTR rất hữu ích [33].
- Ưu điểm của phương pháp:
+ Công nghệ đơn giản, rẻ tiền và phù hợp với nhiều loại CTR.
+ Chi phí vận hành bãi rác thấp.
- Nhược điểm của phương pháp:
+ Chiếm diện tích đất tương đối lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





×