Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Hâm mộ thần tượng trong đời sống giới trẻ Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.01 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH VIỆT HÀ

HÂM MỘ THẦN TƯỢNG TRONG
ĐỜI SỐNG GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Văn hóa học
Mã số: 9 22 90 40

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội - 2021


Cơng trình được hồn thành tại: Học viện Khoa học xã
hội -Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phạm Quỳnh Phương
Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Thị Thu Hương
Phản biện 2: PGS.TS. Vũ Thị Phương Hậu
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại:
Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam,
477 Nguyễn Trãi, Thanh Xn, Hà Nội.
Vào hồi……giờ……phút, ngày…..…tháng…...năm 2021


Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, hâm mộ thần tượng trở thành một hiện tượng
nổi bật, phổ biến của giới trẻ trên phạm vi toàn cầu. Từ phương diện học
thuật, hâm mộ thần tượng là một khía cạnh nghiên cứu quan trọng về văn
hóa giới trẻ. Nghiên cứu về hâm mộ thần tượng sẽ giúp nhận diện những
chiều kích mới của văn hóa giới trẻ với những động năng của xã hội Việt
Nam đương đại.
Hâm mộ thần tượng khơng phải là hiện tượng hồn tồn mới ở Việt
Nam. Khi đất nước cịn chìm đắm trong khói lửa chiến tranh, những lãnh tụ
cách mạng, những người lính anh dũng khơng tiếc tuổi xn cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc được xem là hình mẫu của lớp lớp thanh niên. Sau khi
đất nước giải phóng, bước vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh,
những người được ngưỡng mộ và được coi là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ
chính là những anh hùng lao động. Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay,
các ngơi sao giải trí, những người nổi tiếng lại là những thần tượng có sức
thu hút mạnh mẽ đối với số đơng giới trẻ.
Việc giới trẻ hiện nay trở nên say mê với những ca sĩ, diễn viên, cầu thủ
và tham gia vào những cộng đồng người hâm mộ cuồng nhiệt chờ chực ở
sân bay, khóc lóc, ngất xỉu vì thần tượng, sẵn sàng bỏ ra những số tiền lớn
so với khả năng chi tiêu ở độ tuổi của họ để mua album, gậy cổ vũ
(lightstick), mua vé dự concert... đã khiến khơng ít phụ huynh lo ngại và tỏ
ra hoang mang vì khơng hiểu nổi con em họ đã nghĩ gì và tại sao các ngơi
sao giải trí kia lại có thể khiến con em họ “phát cuồng” như thế. Điều này
gợi ra những câu hỏi nghiên cứu có tính then chốt để hiểu về giới trẻ Việt
Nam trong bối cảnh văn hoá tiêu dùng phát triển mạnh mẽ và sự khủng

hoảng về căn tính của những người trẻ cịn loay hoay tìm giá trị bản thân.
Từ góc nhìn nghiên cứu văn hóa, quan điểm của chính những người trẻ như là “tiếng nói người trong cuộc” - cần phải được “lên tiếng”. Tìm hiểu
việc hâm mộ thần tượng của giới trẻ có thể góp phần làm lộ ra các chiều

1


kích phong phú, đa chiều của văn hố giới trẻ ngày nay. Vì vậy, chúng tơi
tin rằng “Hâm mộ thần tượng trong đời sống giới trẻ Việt Nam hiện nay” là
một đề tài nghiên cứu có tính cấp thiết cao.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của đề tài là khám phá thực hành hâm mộ thần
tượng và chỉ ra phương thức kiến tạo bản sắc của giới trẻ trong những động
năng của xã hội Việt Nam đương đại.
Các câu hỏi nghiên cứu cơ bản:
1- Thực hành hâm mộ thần tượng của giới trẻ được thể hiện như thế
nào?
2- Vai trò của những thực hành ấy trong việc kiến tạo nên bản sắc của
giới trẻ?
3- Những động năng của xã hội Việt Nam đương đại đã góp phần định
dạng hiện tượng hâm mộ thần tượng của giới trẻ hiện nay như thế nào?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các thực hành hâm mộ thần tượng
của giới trẻ Việt Nam hiện nay, cụ thể là các thần tượng giải trí trong nền
văn hoá đại chúng, tập trung chủ yếu vào các thần tượng âm nhạc.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của luận án là những người hâm mộ trẻ (fan), các
câu lạc bộ người hâm mộ (FC - fanclub) ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về khía cạnh nghiên cứu, luận án khơng bao qt mọi khía cạnh của hiện
tượng hâm mộ thần tượng (nghiên cứu thần tượng, người hâm mộ, các cơng
ty giải trí, mạng lưới kinh doanh và quản lý thần tượng, mối quan hệ xuyên
quốc gia trong ngành công nghiệp kinh doanh thần tượng...) mà tập trung
nghiên cứu những thực hành hâm mộ thần tượng của người hâm mộ, những
người đã kiến tạo nên thần tượng và tiêu thụ thần tượng theo cách riêng của
họ, mặc dù bị chi phối trong mạng lưới về “nghĩa” của thế giới tiêu dùng và

2


ngành cơng nghiệp giải trí. Luận án chú ý tới các khía cạnh cảm xúc, hành
vi tiêu dùng, đặt chúng trong mối quan hệ với việc kiến tạo căn tính của
người hâm mộ trẻ.
- Về thời gian nghiên cứu: quá trình nghiên cứu được thực hiện từ giữa năm
2017 đến cuối năm 2019.
- Về không gian nghiên cứu: chủ yếu tại nội thành Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Xác định đây là một nghiên cứu định tính, chúng tơi sử dụng các phương
pháp chính sau: Phương pháp quan sát tham dự, Phương pháp phỏng vấn sâu,
Phương pháp thảo luận nhóm, Phương pháp tổng hợp, phân tích các tài liệu
thứ cấp.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án là một trong những cơng trình đầu tiên khám phá những chiều
kích văn hóa của hiện tượng hâm mộ thần tượng ở Việt Nam trong thời đại
hiện nay cũng như các tác nhân tác động đến nó.
- Luận án khám phá cách thức giới trẻ kiến tạo nên căn tính của mình thơng
qua cách họ hâm mộ thần tượng và gán nghĩa cho các thực hành văn hoá.
- Luận án cung cấp những luận giải về căn nguyên và động lực của việc
hâm mộ thần tượng, từ đó chỉ ra những động năng của xã hội Việt Nam

hiện nay.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lí luận
Thứ nhất, từ việc lí giải sâu sắc về hiện tượng hâm mộ ở giới trẻ và lập
luận rằng những thực hành hâm mộ thần tượng (tiêu dùng, giải mã thần
tượng và kiến tạo văn hoá người hâm mộ) là một cách thức hữu hiệu để giới
trẻ tạo dựng bản sắc cá nhân và bản sắc nhóm, luận án đóng góp một quan
điểm học thuật về phương thức kiến tạo bản sắc của giới trẻ trong bối cảnh
đương đại.
Thứ hai, cũng thông qua việc tranh luận rằng hâm mộ thần tượng khơng
chỉ đơn thuần là một hình thức giải trí mà cịn là phương thức để những

3


người hâm mộ trẻ kiến tạo căn tính cá nhân và tập thể, khẳng định “quyền
lực” của nhóm tuổi trước những định kiến của các nhóm tuổi lớn hơn, thậm
chí có sức hấp dẫn ngược trở lại đối với các nhóm tuổi lớn hơn, luận án
đóng góp vào lý thuyết về tiểu văn hoá giới trẻ.
- Ý nghĩa thực tiễn
Qua việc nghiên cứu những ý nghĩa, giá trị, quan điểm, thị hiếu mà
những người hâm mộ trẻ cùng chia sẻ, luận án chỉ ra những cách thức mà
những người hâm mộ trẻ định danh về mình qua cách hâm mộ thần tượng
của họ trong bối cảnh xã hội đương đại. Với ý nghĩa đó, luận án là tư liệu
tham khảo cho các nhà nghiên cứu văn hóa, những người làm chính sách về
thanh niên cũng như những người quan tâm đến vấn đề bản sắc văn hoá và
văn hoá giới trẻ.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận án gồm 5
chương.

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về giới trẻ và văn hóa giới trẻ
1.1.1.1. Những nghiên cứu về văn hóa của các nhóm giới trẻ
1.1.1.2. Những nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu, quan niệm, lối sống của
giới trẻ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng văn hóa giới trẻ là một tiểu văn hóa, một
nhóm tuổi với những đặc trưng riêng. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa
và sự phát triển như vũ bão của truyền thông - nơi mà thế giới ngày càng
“phẳng”, hơn ai hết, giới trẻ luôn là những người nỗ lực định hình căn tính
cá nhân một cách mạnh mẽ nhất.
1.1.2. Những nghiên cứu về hâm mộ thần tượng

4


1.1.2.1. Nghiên cứu về người nổi tiếng/ thần tượng
1.1.2.2. Những khuynh hướng nghiên cứu về người hâm mộ
1.1.2.3. Những nghiên cứu về hâm mộ thần tượng và kiến tạo bản sắc ở giới
trẻ
Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào chức năng của thần tượng (người
nổi tiếng) và vai trò, ảnh hưởng của thần tượng đến giới trẻ; mối quan hệ
giữa fan hâm mộ và thần tượng; sự thúc đẩy giải trí và tiêu dùng dựa trên
hâm mộ thần tượng. Từ những nghiên cứu trên có thể thấy hâm mộ thần
tượng là thực hành văn hóa xuất phát từ cả nhu cầu tâm lí và nhu cầu xã hội
của mỗi cá nhân. Sự lựa chọn hâm mộ và cách hâm mộ một ai đó sẽ cho
thấy cá tính, bản sắc của mỗi người.
1.2. Cơ sở lý luận và các khái niệm liên quan

1.2.1. Các khái niệm được sử dụng trong luận án
Giới trẻ
Trong ngôn ngữ đời thường, giới trẻ hay thanh niên (youth) được hiểu là
“Người còn trẻ, đang ở độ tuổi trưởng thành” hoặc “Là người trẻ tuổi, trong
giai đoạn giữa tuổi thơ ấu và tuổi người lớn, hăng hái, nhiệt tình hoặc thiếu
kinh nghiệm hoặc chỉ những đặc trưng khác của độ tuổi này”. Tùy theo cấu
trúc và đặc trưng xã hội, về tâm sinh lí (của tộc người hay chủng tộc) hay ở
từng hoàn cảnh, đặc biệt ở xã hội hiện đại, tuổi thanh niên có thể giãn biên
độ ngoài tuổi 40 và trước tuổi 15. Như vậy, giới trẻ được hiểu là những
người trẻ tuổi, có thể trùng với độ tuổi quy định trong Luật Thanh niên (1630 tuổi) nhưng không nhất thiết bị giới hạn chính xác trong khung tuổi đó
mà có thể chênh lệch một vài tuổi so với độ tuổi được quy định. Trong luận
án này, giới trẻ được nhắc đến chủ yếu trong độ tuổi 16-30.
Đời sống giới trẻ
Đời sống giới trẻ bao gồm tất cả những yếu tố liên quan đến đời sống vật
chất và đời sống tinh thần từ thói quen, thị hiếu, sở thích đến hành vi của
các cá nhân và các nhóm giới trẻ, chẳng hạn về thời trang, âm nhạc, việc
học tập, tiêu dùng, hoạt động vui chơi giải trí... Đời sống giới trẻ là những

5


biểu hiện ra bên ngồi của văn hóa giới trẻ, chịu sự chi phối của văn hóa
giới trẻ với cách hiểu văn hóa giới trẻ là một hệ thống các ý nghĩa biểu
trưng, các giá trị được giới trẻ cùng chia sẻ và kiến tạo. Ở luận án này, tôi
quan tâm nhiều hơn đến các khía cạnh đời sống tinh thần của giới trẻ
Thần tượng
Thần tượng (idol) là cách gọi đối với những người được đánh giá cao,
được yêu thích, say mê, ngưỡng mộ, thậm chí sùng bái bởi sự vượt trội về
ngoại hình, tài năng, phẩm chất hay thành tựu ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong luận án này, chúng tôi chú ý tới các thần tượng là các ngơi sao giải trí

bao gồm: diễn viên điện ảnh, các ca sĩ, cầu thủ bóng đá...
Người hâm mộ
Người hâm mộ hay còn được gọi với cái tên ngắn gọn là fan, chỉ chung
cho một người hoặc một nhóm đơng người u thích, nhiệt tình ủng hộ,
bênh vực, thậm chí tơn thờ thần tượng của anh/cô ta. Trong luận án này, đó
là những người có những cảm xúc và hành vi thể hiện tình cảm mãnh liệt và
tự định danh mình là một người hâm mộ của một thần tượng cụ thể.
Tiêu thụ thần tượng
Tiêu thụ thần tượng (idol consumption) là một khái niệm được dùng
tương đối phổ biến trong lĩnh vực nghiên cứu về hâm mộ thần tượng. Nó
được hiểu không chỉ là “mua” những sản phẩm của thần tượng hoặc có liên
quan đến thần tượng mà cịn là sử dụng những ý nghĩa từ hình ảnh của thần
tượng cho quá trình tìm kiếm các giá trị, ý nghĩa cho bản thân mình (Ka Ki
Cheung 2002).
Bản sắc
Bản sắc (identity) về mặt từ nguyên có nghĩa là sự “giống nhau” hay
“tương tự (identitas). Về cơ bản, bản sắc cho phép những người khác biết
chúng ta là ai. Trong luận án này, chúng tôi chú ý tới bản sắc cá nhân và
bản sắc nhóm, trong đó chúng tơi quan tâm nhiều hơn đến căn tính cá nhân
của những người hâm mộ trẻ.
1.2.2. Cơ sở lí luận của luận án

6


Sử dụng cách tiếp cận của ngành nghiên cứu văn hóa, luận án tiếp cận
vấn đề từ quan niệm về văn hố như là một q trình tạo nghĩa (make
meaning/make sense) và cách thức các thực hành văn hố có thể kiến tạo
nên căn tính cá nhân và nhóm. Từ góc nhìn này, hiện tượng hâm mộ thần
tượng khơng phải chỉ là biểu hiện của văn hố giải trí đơn thuần, mà nó cịn

là một q trình tìm kiếm ý nghĩa. Nói cách khác, hâm mộ thần tượng là
một thực hành tạo nghĩa và kiến tạo bản sắc cá nhân. Điều này cần được đặt
trong bối cảnh văn hoá xã hội đương đại, nơi tiêu dùng và truyền thơng
đóng vai trò xương sống trong đời sống con người.
Thực hành văn hố như một q trình tạo nghĩa
Theo Clifford Geertz (1973), “con người là một động vật treo trên một
mạng lưới những ý nghĩa do chính mình tự dệt nên”, và “văn hóa là những
mạng lưới đó, phân tích văn hóa, vì vậy, khơng phải là một khoa học tìm
kiếm quy luật mà là một ngành diễn giải đi tìm ý nghĩa”. Từ cách hiểu văn
hóa giới trẻ là một hệ thống các ý nghĩa biểu trưng, các giá trị được giới trẻ
cùng chia sẻ và kiến tạo, mà thông qua đó giúp giới trẻ hiểu và nhận biết về
thế giới theo cách riêng của họ, chúng tôi coi thực hành hâm mộ thần tượng
là một tiến trình tạo nghĩa, mà qua đó giới trẻ định danh về mình, về thế hệ
của mình.
Từ góc tiếp cận về “nghĩa” trong nghiên cứu văn hố, hiện tượng hâm
mộ thần tượng khơng thể chỉ nhìn đơn thuần như một thực hành trong văn
hố giải trí của giới trẻ. Q trình “cấp nghĩa” cho thần tượng cũng như cấp
nghĩa cho các thực hành của cá nhân và nhóm hâm mộ đã khiến cho những
người hâm mộ trẻ tham gia vào quá trình kiến tạo văn hố giới trẻ.
Bản sắc - một kiến tạo văn hóa, xã hội
Bản sắc là những đặc điểm riêng, được kiến tạo bởi những điều kiện văn
hóa, xã hội nhất định. Mỗi người, mỗi nhóm người sẽ có những cách thức
khác nhau để tạo dựng nên bản sắc của mình tùy theo nhu cầu và nền tảng
của bản thân những bối cảnh lịch sử, xã hội khác nhau. Từ sự kiến tạo bản
sắc (identity construction) có thể nhìn ra các chiều cạnh của nó trong những

7


tương tác, những vận động của bối cảnh xã hội và những động năng của

chính chủ thể văn hóa. Bản sắc của các cá nhân hiện nay chịu sự chi phối
rất lớn của bối cảnh văn hóa tiêu dùng - nơi mà hầu như mọi hành vi của
các cá nhân đều có liên quan đến việc tiêu thụ các sản phẩm. Người hâm
mộ biến hình ảnh ngơi sao u thích của họ thành ý nghĩa riêng của họ và
tìm niềm vui trong việc sử dụng những hình ảnh này để tạo ra ý nghĩa riêng
cho bản sắc xã hội và quan hệ xã hội của họ (Fiske 1989), hâm mộ thần
tượng là một sự tiêu thụ những ý nghĩa liên quan đến bản sắc (Ka Ki
Cheung 2002).
Tiểu kết chương 1
Các nghiên cứu đã cung cấp những vấn đề liên quan đến giới trẻ và văn
hoá giới trẻ; đến khái niệm, chức năng và vai trò của thần tượng trong đời
sống của người hâm mộ cũng như những vấn đề về những nguyên nhân dẫn
đến việc hâm mộ thần tượng, các mức độ hâm mộ thần tượng ở giới trẻ,
mối quan hệ giữa thần tượng và người hâm mộ trẻ, việc tiêu thụ thần tượng
và kiến tạo bản sắc ở những người hâm mộ… trong bối cảnh văn hóa - xã
hội mà truyền thơng và văn hóa tiêu dùng ngày càng có sức ảnh hưởng sâu
sắc.
Dựa trên cách tiếp cận của ngành nghiên cứu văn hố coi thực hành văn
hóa như một quá trình tạo nghĩa và bản sắc là một kiến tạo văn hóa, xã hội,
chúng tơi lập luận rằng hiện tượng hâm mộ thần tượng hiện nay cần phải
được nhìn nhận như một thực hành tạo nghĩa, một cách thức kiến tạo nên
bản sắc giới trẻ từ góc độ cá nhân và nhóm, và đặt trong bối cảnh xã hội có
nhiều biến đổi so với trước đây.

8


Chương 2
BỨC TRANH CHUNG VỀ HÂM MỘ
THẦN TƯỢNG Ở GIỚI TRẺ VIỆT NAM

2.1. Những mẫu hình thần tượng trong lịch sử
Mỗi thời đại đều có những người được coi là hình mẫu của số đơng xã
hội - những người được người khác ngưỡng mộ dựa trên sự nổi trội về
ngoại hình, phẩm chất hay tài năng của họ. Những tấm gương, mẫu hình lí
tưởng của con người thời trung đại là các vị vua anh minh, các anh hùng
chiến trận, anh hùng vệ quốc, anh hùng văn hoá, các trung thần, các liệt nữ.
Sự tôn vinh những nhân vật như vậy đồng nghĩa với sự tôn vinh chủ nghĩa
tập thể thời phong kiến cũng góp phần củng cố quyền lực của các triều đại
phong kiến thông qua những “chuẩn mực” đạo đức để qua đó quản trị đất
nước, con người. Đến thời chiến tranh chống Pháp và Mỹ, những hình mẫu
được đề cao, trân trọng là những tấm gương của khơng chỉ giới trẻ mà của
tồn dân, hầu hết là các anh hùng cách mạng trong sự nghiệp giải phóng
dân tộc, sau này là các tấm gương - anh hùng trong lao động. Do yêu cầu
của bối cảnh lịch sử, có một sự đồng thuận cao giữa nhà nước và nhân dân
trong việc tôn vinh các anh hùng, danh nhân này.
2.2. Bối cảnh của hiện tượng hâm mộ thần tượng ở giới trẻ Việt Nam
hiện nay
2.2.1. Chính sách mở cửa, kinh tế thị trường, q trình hiện đại hóa và
đơ thị hóa ở Việt Nam
Từ sau Đổi mới, sự cởi mở về chính trị đã mở đường cho kinh tế phát
triển và làm cho xã hội Việt Nam có những thay đổi toàn diện. Sự chuyển
đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường đã giúp Việt
Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thành nước có thu
nhập trung bình thấp. Mức sống được cải thiện, đời sống văn hóa của người
Việt Nam có nhiều khởi sắc theo hướng dân chủ hóa, năng động và mở
rộng giao lưu với thế giới. Khác với chủ trương xóa bỏ kinh tế tư nhân và
khơng theo quy luật thị trường trước đây, sau mở cửa, việc đề cao thị

9



trường đã mở đường cho sự du nhập, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa ở Việt
Nam.
2.2.2. Tồn cầu hóa và các dịng chảy văn hóa nước ngồi
Tồn cầu hố và các làn sóng văn hố nước ngồi đã khơng chỉ mang
các thần tượng đến với giới trẻ Việt Nam mà còn giới thiệu những cách
thức, thực hành hâm mộ ở giới trẻ. Đây chính là điều kiện cơ bản để văn
hóa giới trẻ nói chung và hâm mộ thần tượng ở giới trẻ Việt Nam nói riêng
diễn ra như hiện nay.
2.2.3. Sự phát triển của truyền thông đại chúng
Ở Việt Nam từ những năm 1990 trở lại đây, người nổi tiếng và sự quan
tâm đến những người nổi tiếng ngày càng là một nội dung nổi bật, thu hút
độc giả của nhiều tờ báo. Nhờ sự phổ biến của truyền thông, giới trẻ Việt
Nam không chỉ được biết đến các thói quen, thị hiếu, trào lưu của giới trẻ ở
khắp nơi trên thế giới, mà còn được biết đến những ngơi sao, người nổi
tiếng, thần tượng, các nhóm nhạc, các ca sĩ, diễn viên, cầu thủ trong nước
cũng như nước ngồi.
2.3. Sự thịnh hành của các ngơi sao giải trí ở giới trẻ Việt Nam
2.3.1. Những ngơi sao giải trí nước ngồi
Bắt đầu từ những năm 90, giới trẻ 7x, 8x có thể cùng nhau chia sẻ những
hiểu biết chung về các ngơi sao trong và ngồi nước. Đến những năm 2000,
với sự phổ biến của internet, sức hấp dẫn của những người nổi tiếng nước
ngoài nhất là các biểu tượng nhạc pop đối với giới trẻ Việt Nam đã gia tăng
mạnh mẽ.
2.3.2. Các ngơi sao giải trí trong nước
Ngồi sự thịnh hành của các ngơi sao quốc tế, các ngơi sao giải trí trong
nước cũng thu hút một lượng lớn công chúng trẻ tuổi. Những diễn viên, cầu
thủ bóng đá, đặc biệt các ca sĩ nhạc trẻ trở thành những ngôi sao được hâm
mộ bởi đông đảo các bạn trẻ.
2.4. Hâm mộ thần tượng qua sự phản ánh của báo chí


10


Báo chí khơng chỉ là chủ thể gợi ra sự quan tâm của giới trẻ về các thần
tượng mà còn là nơi đăng tải liên tục thông tin về những người nổi tiếng và
sự hâm mộ những người nổi tiếng đó, đặc biệt ở giới trẻ. Tuy nhiên, báo chí
cũng là nơi khiến những thực hành này ở giới trẻ bị chỉ trích, quy chụp và
chịu định kiến trong một thời gian dài. Mặc dù cũng có nhiều ý kiến bênh
vực, đồng cảm với hiện tượng hâm mộ quá mức của những bạn trẻ nhưng
các ý kiến chỉ trích vẫn có phần lấn át.
Tiểu kết chương 2
Hâm mộ thần tượng khơng phải là một hiện tượng hồn tồn mới, tuy
nhiên, nó trở thành một hiện tượng nổi bật ở Việt Nam trong những năm
gần đây. Bối cảnh Việt Nam sau Đổi mới dưới ảnh hưởng của tồn cầu hố,
sự phát triển của các phương tiện truyền thông và sự cởi mở của chính sách
đã mở đường cho các dịng chảy văn hố nước ngồi được du nhập và phổ
biến rộng rãi, hình thành nền cơng nghiệp giải trí ở Việt Nam. Đây là những
điều kiện khả thể của việc xuất hiện ngày càng nhiều những ngơi sao giải trí
cũng như những thực hành hâm mộ thần tượng.
Những biểu hiện của hâm mộ thần tượng của giới trẻ trong thời gian vừa
qua đã thu hút sự quan tâm của báo chí cũng như dư luận xã hội. Tuy vậy,
báo chí thường khai thác các khía cạnh giật gân, gây sốc đối với độc giả, ở
góc độ nào đó góp phần tạo nên định kiến và sự kì thị xã hội đối với hiện
tượng này. Hâm mộ thần tượng cần phải được soi chiếu một cách đa chiều
hơn từ góc nhìn, góc tiếp cận khác.

11



Chương 3
NHỮNG THỰC HÀNH HÂM MỘ THẦN TƯỢNG CỦA
GIỚI TRẺ HIỆN NAY
3.1.
Like, view, share, vote, support: những thực hành hàng ngày
3.1.1. Theo dõi, cổ vũ, bênh vực thần tượng
Những người hâm mộ trẻ ln là những người tích cực trong việc theo dõi,
cập nhật mọi thông tin về thần tượng, ủng hộ, động viên, bênh vực thần tượng.
Họ theo dõi các tin tức mới trên báo in, sau này là trên báo điện tử, các
kênh truyền thơng. Họ tìm cách được gặp thần tượng ở mọi nơi và bênh
vực, bảo vệ thần tượng bằng mọi cách.
3.1.2. Quảng bá cho thần tượng
Việc quảng bá /tiếp thị cho thần tượng được thực hiện một cách hồn tồn
vơ tư thơng qua các hoạt động cụ thể đầy tính sáng tạo của các fan: th
phát hình ảnh của thần tượng trên màn hình cơng cộng, tại các toà nhà lớn,
trên bảng quảng cáo trong thang máy tại các trung tâm thương mại... Nhờ
đó, các sản phẩm của thần tượng được tiêu thụ rộng rãi hơn, danh tiếng của
họ được biết đến nhiều hơn.
3.2.
Câu lạc bộ người hâm mộ (Fanclub)
3.2.1. Mục đích và bối cảnh thành lập fanclub
Do sự phổ biến của các phương tiện truyền thông mà sự tương tác, kết
nối giữa những người hâm mộ trở nên dễ dàng hơn. Họ có thể liên lạc với
nhau mọi lúc mọi nơi. Có hai mục đích chính để thành lập fanclub đó là để
kết nối với các fan với nhau và để kết nối fan với thần tượng.
3.2.2. Hoạt động của các fanclub
Các FC hoạt động song song, khi cạnh tranh khi tương hỗ nhau theo
những nguyên tắc và quan điểm riêng của từng nhóm. Các hoạt động của
các FC bao gồm: Tập trung cổ vũ cho thần tượng; Phát triển cộng đồng
fan; Tạo dựng văn hố hâm mộ thần tượng mới.

3.2.3. Vai trị của các admin (ban quản trị FC)

12


Vai trị của các trưởng nhóm FC là rất lớn, không chỉ trong việc tổ chức,
điều hành các hoạt động của FC mà còn trong việc tạo ra và duy trì sự gắn
kết và tinh thần chung của cả nhóm cũng như lan tỏa sự ảnh hưởng của FC
tới thần tượng và tới dư luận xã hội.
Các FC nổi lên như những cộng đồng mới ở Việt Nam, nó giống như
những hội nhóm, đồn thể khác của giới trẻ, tuy nhiên, với tính chất vừa
lỏng lẻo vừa chặt chẽ, các FC ngày càng thu hút đông đảo các bạn trẻ tham
gia bởi nó là nơi để những người hâm mộ trẻ có cơ hội kết nối và chia sẻ sự
quan tâm chung với một thần tượng nào đó một cách tự nguyện.
3.3.
Các hoạt động tiêu dùng có liên quan đến thần tượng
3.3.1. Tiêu thụ sản phẩm trực tiếp
Bên cạnh việc kết nối với nhau cũng như theo dõi, chia sẻ, quảng bá cho
thần tượng, người hâm mộ trẻ cịn tích cực mua các sản phẩm để ủng hộ, cổ
vũ và thể hiện tình yêu đối với thần tượng. Những người hâm mộ không chỉ
tiêu thụ các sản phẩm của thần tượng mà còn tiêu thụ những sản phẩm do
thần tượng làm đại diện thương hiệu.
3.3.2. Các hình thức tiêu thụ trên khơng gian mạng
“Cày view” là hình thức tiêu thụ trên không gian mạng đặc trưng ở
những cộng đồng hâm mộ thần tượng âm nhạc với mục đích giúp sản phẩm
âm nhạc của thần tượng trở nên nổi bật, thu hút được sự chú ý của cộng
đồng mạng. Ngoài ra, các fan cịn tích cực tiêu thụ nhạc số và bình chọn
cho thần tượng trên những bảng xếp hạng.
Các fan mua các sản phẩm của thần tượng và việc này giúp thần tượng
thu được lợi nhuận khổng lồ. Việc mua này là hoàn toàn tự nguyện và là

một cách để “lượng hóa” tình cảm của cá nhân người hâm mộ. Từ tâm lí
u q, ngưỡng mộ, các fan ln muốn idol của mình vươn lên hàng đầu.
Tiểu kết chương 3
Có thể nói các thực hành hâm mộ thần tượng của giới trẻ Việt Nam hiện
nay diễn ra sôi nổi, phổ biến và đa dạng. Những người hâm mộ trẻ thể hiện
sự yêu thích thần tượng ở cả các hoạt động online và offline. Đặc biệt, họ

13


đã sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng một cách đa dạng và
sáng tạo để cập nhật thông tin về thần tượng, kết nối cộng đồng người hâm
mộ cũng như ủng hộ và tiếp thị cho tên tuổi của thần tượng hiệu quả nhất có
thể.
Trong số các hoạt động của người hâm mộ trẻ ở Việt Nam hiện nay,
những hoạt động tiêu dùng liên quan đến thần tượng ngày càng nhiều và nổi
bật. Từ yêu thích, ngưỡng mộ đến tiêu thụ các sản phẩm liên quan đến thần
tượng là một q trình trong đó cảm xúc của người hâm mộ tham gia trực
tiếp và có tính quyết định tới vị thế, lợi nhuận của các thần tượng. Tuy
nhiên, các thực hành tiêu dùng có liên quan đến thần tượng lại là một trong
những vấn đề khiến hâm mộ thần tượng ở giới trẻ chịu sự chỉ trích và định
kiến nhiều nhất từ dư luận xã hội, các bậc phụ huynh. Từ góc nhìn nghiên
cứu văn hóa, chúng tơi cho rằng các thực hành này có khả năng soi chiếu
nhiều đặc trưng về giới trẻ, đặc biệt những ảnh hưởng của bối cảnh xã hội
tới sự kiến tạo căn tính của giới trẻ hiện nay.
Chương 4
HÂM MỘ THẦN TƯỢNG: MỘT PHƯƠNG THỨC KIẾN TẠO BẢN
SẮC Ở GIỚI TRẺ
4.1. Hâm mộ thần tượng trong q trình định vị căn tính của giới trẻ
4.1.1. Nhu cầu định vị căn tính của những người trẻ

Tại sao việc xác định căn tính lại là một nhu cầu quan trọng đối với
những người trẻ trong bối cảnh hiện nay? Tuổi trẻ như là một giai đoạn
hình thành bản sắc quan trọng, trong đó cá nhân vượt qua sự không chắc
chắn, trở nên tự nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của họ và tự tin
hơn vào các phẩm chất độc đáo của riêng họ. Họ sẽ phải đối mặt với những
“sự khủng hoảng về nhận dạng”, phải trả lời các câu hỏi quan trọng liên
quan đến giá trị và lí tưởng, sự nghiệp hay nghề nghiệp tương lai và cả bản
dạng tính dục của họ. Trước những thay đổi liên tục của bối cảnh xã hội,
giới trẻ không tránh khỏi những hoang mang và loay hoay trong việc thích

14


ứng với những thay đổi nhanh chóng ấy cũng như trong việc tìm kiếm và
định hình căn tính cá nhân. Họ buộc phải tìm kiếm, học hỏi, ướm thử và lựa
chọn những căn tính khác nhau từ những mẫu hình gần gũi với lứa tuổi của
họ - những ngôi sao giải trí, những thần tượng đương thời.
4.1.2. Vai trị của thần tượng trong q trình định vị căn tính ở giới trẻ
Giới trẻ dễ có xu hướng ưa thích những hình mẫu, căn tính mà họ cho là
phù hợp với mình trong những thời điểm nhất định. Trong quá trình loay
hoay tìm kiếm phương thức định vị bản thân giữa bối cảnh xã hội đầy biến
động, giới trẻ Việt Nam tìm đến các thần tượng như những hình mẫu, đồng
thời như một điểm tựa tinh thần.
4.1.2.1. Thần tượng như một hình mẫu
Ngồi việc coi thần tượng là hình mẫu về tính cách, lối sống, người hâm
mộ cịn có xu hướng bắt chước thần tượng bằng cách sao chép cách ăn mặc,
kiểu tóc, cách ứng xử, giọng nói, và bất kỳ mơ hình hành vi xã hội nào khác
để đạt được sự gần gũi hơn với thần tượng của họ. Việc bắt chước một hình
mẫu đã được đơng đảo mọi người chấp nhận còn giúp giới trẻ gia tăng sự tự
tin cho quá trình thử nghiệm những phong cách mới của mình. Q trình

thử nghiệm này cịn diễn ra ở việc tìm tịi đam mê, tìm kiếm năng lực cá
nhân và tìm đường cho tương lai của giới trẻ.. Những người hâm mộ trẻ
tuổi xem xét một thần tượng nổi tiếng như là hình ảnh tự tưởng tượng của
họ. Họ muốn phát triển hoặc tinh lọc các đặc điểm nhân cách tương tự như
thần tượng của họ. Do vậy, thần tượng là kết quả của những hình ảnh được
lí tưởng hóa bởi truyền thơng, nhưng đơi khi cũng bởi chính những người
hâm mộ trẻ - những người luôn ngưỡng mộ những phẩm chất ở thần tượng
mà họ cho rằng họ còn khuyết thiếu hoặc mơ ước vươn tới.
4.1.2.2. Thần tượng như một điểm tựa tinh thần
Các ngơi sao giải trí hiện nay thành công ở độ tuổi rất trẻ và điều này
được coi là “truyền cảm hứng mạnh mẽ” tới giới trẻ - những người hâm mộ
của họ - những người đang trong giai đoạn loay hoay tìm kiếm hướng đi
cho tương lai của chính mình, những người đang muốn dấn bước nhưng vẫn

15


cịn chút e dè, ngập ngừng vì sợ sai lầm, thất bại, sợ bị phán xét bởi những
người lớn. Trước sự kì thị và định kiến của những thế hệ lớn hơn, người
hâm mộ trẻ đã “sử dụng hình ảnh của thần tượng như là một hình ảnh
phương tiện để phục vụ cho việc xây dựng bản sắc cá nhân và bản sắc
nhóm của họ”.
4.2. Những phương thức kiến tạo căn tính của người hâm mộ trẻ
4.2.1. Giải mã thần tượng: sự phản chiếu cá nhân
Giải mã thần tượng thực chất chính là q trình mà người hâm mộ trẻ
khám phá những căn tính phù hợp, cũng là hành trình mà họ kiến tạo căn
tính của chính bản thân mình. Hình ảnh các thần tượng xuất hiện trên truyền
thơng (đa số người hâm mộ chỉ thấy các thần tượng trên các phương tiện
hay các sự kiện truyền thơng) là hình ảnh đã được mã hóa (code) theo
những mục đích, chiến lược, cách thức khác nhau của những “sản phẩm”

truyền thông khác nhau. Việc có thể đọc và giải mã (decode) các hình ảnh/
sự tái trình hiện (representation) đó như thế nào tùy thuộc vào năng lực, tri
thức, thị hiếu, thẩm mỹ, địa vị xã hội... của mỗi người hâm mộ.
Có thể thấy việc xây dựng nhiều hình ảnh ngơi sao cho thấy ý nghĩa của
hình ảnh ngơi sao khơng cố định. Ý nghĩa của chúng ln có tính mở và
năng sản (productive). Điều này làm thay đổi những “khoảnh khắc tiếp
nhận” thành “những khoảnh khắc sản xuất” của người hâm mộ. Thơng qua
hình ảnh các ngơi sao và đặc biệt qua sự “giải mã” hình ảnh các ngơi sao
của những người hâm mộ họ, chúng ta có thể thấy được những đặc trưng
của bối cảnh văn hóa xã hội mà họ sống cũng như phong cách và ý thức hệ
xã hội của họ.
4.2.2. Chia sẻ ý nghĩa biểu trưng: sự kiến tạo căn tính nhóm
4.2.2.1. Vai trị của tương tác nhóm trong q trình kiến tạo căn tính cá nhân
giới trẻ
Bản sắc (nhận dạng cá nhân) được phát triển bởi cá nhân nhưng nó phải
được cơng nhận và xác nhận bởi những người khác. Tuổi thanh thiếu niên
do đó cũng là giai đoạn mà người trẻ thương lượng sự tách biệt với gia đình

16


và phát triển các năng lực xã hội độc lập, ví dụ như tham gia vào các nhóm
ngang hàng (peer group) - những nhóm mà có thể tạo ra các loại ảnh hưởng
khác nhau đến q trình xã hội hố của các cá nhân trẻ tuổi. Thơng qua các
nhóm này, q trình xã hội hóa của giới trẻ diễn ra dựa trên việc họ tương
tác, chia sẻ, tranh luận với các cá nhân khác để tìm ra những căn tính phù
hợp nhất với mình. Đồng thời sự tương tác này cũng là một cách mà họ
kiến tạo nên bản sắc nhóm của mình.
4.2.3.2. Những cảm xúc, ý nghĩa được chia sẻ
Nếu giải mã thần tượng là một sự khám phá các căn tính của từng cá

nhân người hâm mộ trẻ thì việc chia sẻ hệ thống các ý nghĩa biểu trưng với
nhóm người hâm mộ chính là q trình giúp các cá nhân sàng lọc, lựa chọn
và củng cố các căn tính phù hợp với mình và thế hệ mình. Cộng đồng người
hâm mộ Sơn Tùng M-TP trong nghiên cứu này cho thấy những cảm xúc, ý
nghĩa được họ cùng chia sẻ là: Cảm giác về sự gắn bó, thuộc về (belonging), Cảm giác về quyền lực và vị thế; Cảm nhận về sự trẻ trung, phong
cách, hiện đại; Cảm nhận về tính tồn cầu. Với những ý nghĩa này, có thể
thấy hâm mộ thần tượng là một phương thức tạo nghĩa, kiến tạo căn tính
hữu hiệu của giới trẻ.
Tiểu kết chương 4
Thần tượng không chỉ là những người nổi bật trong các lĩnh vực giải trí
mà cịn đóng vai trị quan trọng trong q trình định hình bản sắc của giới
trẻ Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi, đặc biệt
các mối quan hệ liên cá nhân có nhiều nguy cơ giảm sút, rạn vỡ, những giá
trị mới và cũ đan xen nhau, thần tượng vừa là hình mẫu, vừa là chỗ dựa tinh
thần, là nguồn cảm hứng cho những người hâm mộ. Tiếp cận hiện tượng
hâm mộ thần tượng dưới góc nhìn kiến tạo “nghĩa” và kiến tạo bản sắc,
chương viết đã phần nào chỉ ra những nét căn tính đa dạng mà giới trẻ đang
kiến tạo và thể hiện: là những người đề cao lịng trung thành, muốn được
nhìn nhận và tơn trọng, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng và với thần
tượng họ yêu thích; là những người giàu ý tưởng sáng tạo, tôn vinh những

17


người thành cơng nhờ kiên trì theo đuổi đam mê; có quan niệm khác biệt so
với các thế hệ trước; khát khao vươn ra thế giới và hòa nhập vào đời sống
toàn cầu; biết học hỏi tiếp thu và biết cách chọn lọc những tinh hoa, sáng
tạo từ bạn bè thế giới để phù hợp với văn hóa người hâm mộ Việt Nam...
Không chỉ thế, điều nổi bật nhất trong hệ thống “nghĩa” mà những người
hâm mộ trẻ ở Việt Nam những năm gần đây đã tạo ra chính là “tính trẻ” một trong những căn tính đang dần lan tỏa sức ảnh hưởng của nó tới những

thế hệ lớn tuổi hơn. Những ý nghĩa về sự trẻ trung này không chỉ giúp kiến
tạo nên bản sắc của những người trẻ mà cịn giúp những người lớn hơn có
cơ hội để tái kiến tạo lại bản sắc của mình. Những nét bản sắc này không
chỉ thể hiện những đặc trưng về lứa tuổi của giới trẻ Việt Nam mà còn
mang đậm dấu ấn của những động năng xã hội trong bối cảnh tồn cầu hố
với sự phát triển của văn hố tiêu dùng và truyền thơng.

Chương 5
HÂM MỘ THẦN TƯỢNG Ở GIỚI TRẺ TRONG NHỮNG ĐỘNG
NĂNG CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
5.1. Đời sống giới trẻ trong bối cảnh nền cơng nghiệp giải trí ở Việt
Nam hiện nay
5.1.1. Sự phát triển của nền cơng nghiệp giải trí ở Việt Nam hiện nay
Sự chú ý của một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay vào những ngôi
sao, người nổi tiếng cho thấy sự tác động và chi phối của nền cơng nghiệp
giải trí ở Việt Nam. Nền cơng nghiệp giải trí ở Việt Nam được hình thành
và vận hành từ cuối thập kỉ 90 với việc ra đời các nhóm nhạc, các ca sĩ, cầu
thủ, diễn viên mà sự nghiệp của họ gắn liền với các ông bầu (người quản lí),
những hợp đồng được kí kết và các cơng ty giải trí theo mơ hình của nền
cơng nghiệp văn hóa nước ngồi. Các cơng ty này hoạt động và cạnh tranh
lẫn nhau, tạo nên đời sống giải trí đa dạng, sôi động ở Việt Nam những năm
gần đây.

18


5.1.2. Tác động của nền cơng nghiệp giải trí đến đời sống giới trẻ
Văn hố đại chúng, cơng nghiệp giải trí đã tạo ra cả một thế hệ sống
khác và nghĩ khác, đã cấu hình (design) lại đời sống giới trẻ bằng cách
“nhúng” họ vào một “bể nghĩa” khác so với các thế hệ trước đây, thiết lập

nên một hệ thống nghĩa mới, nhu cầu và thị hiếu mới đối với giới trẻ. Sự
chú ý tới nhu cầu giải trí và thói quen hưởng thụ các loại hình văn hố giải
trí ở Việt Nam đã phản ánh rõ nét những chuyển dịch của đời sống xã hội
đương đại theo hướng gia tăng những yếu tố dân chủ, tích cực.
5.2. Truyền thơng, thần tượng và giới trẻ như một nhóm cơng chúng
đặc biệt
5.2.1. Ảnh hưởng của truyền thơng tới các hình thức giải trí và tương tác
của giới trẻ
Sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông mới gắn với các cơng
nghệ ngày càng đột phá đã làm thay đổi tồn bộ phương thức tìm kiếm
thơng tin và giải trí cũng như cách kết nối và tương tác nhau ở giới trẻ, đã
khiến hình thành ở giới trẻ Việt Nam một nhóm cơng chúng truyền thơng
mới. Họ khơng chỉ là khán giả (audiences) mà còn là người sáng tạo
(creators).
5.2.2. Sự tiêu thụ truyền thông mạnh mẽ ở giới trẻ
Việc tiêu thụ truyền thông của giới trẻ ngày càng được thúc đẩy hơn nữa
bởi với những tính năng ưu việt của truyền thông đại chúng (mass media),
đặc biệt là truyền thông xã hội (social media) hiện nay. Những người hâm
mộ trẻ không chỉ là khán giả, là người tiếp nhận thông tin mà cịn được mời
gọi, khuyến khích tham gia vào q trình sản xuất những nội dung truyền
thơng thơng qua khả năng cho phép tương tác của các phương tiện truyền
thông hiện đại.
5.3. Chủ nghĩa tiêu dùng và giới trẻ như một đối tượng khách hàng
giàu tiềm năng
5.3.1. Giới trẻ - một thế hệ người tiêu dùng mới

19


Hâm mộ thần tượng ở Việt Nam hiện nay không chỉ cho thấy mức độ cải

thiện về kinh tế của đất nước mà còn phản ánh sự gia tăng của thói quen
tiêu thụ hàng hóa của những người trẻ từ sau Đổi mới, khiến cho họ trở
thành một thế hệ người tiêu dùng đầy tiềm năng. Dưới ảnh hưởng của tiến
trình hàng hóa hóa văn hóa và nền kinh tế cảm xúc, những người hâm mộ
nói riêng và giới trẻ nói chung trở thành những người tiêu dùng tích cực.
5.3.2. Sự thẩm thấu ý thức hệ thị trường
Sự nổi lên của các thần tượng giải trí và các thực hành hâm mộ gắn với
tiêu dùng còn phản ánh sự thẩm thấu ý thức hệ thị trường trong đời sống
giới trẻ Việt Nam hiện nay. Một trong những lí do chính khiến những thần
tượng giải trí trở nên nổi tiếng, được giới trẻ “tiêu thụ” một cách vơ thức và
có ý thức như đã thấy là vì những hình ảnh về họ hợp thời và trùng khít với
những ý nghĩa biểu tượng của ý thức hệ thị trường ở những người hâm mộ
trẻ nói riêng cũng như giới trẻ Việt Nam hiện nay nói chung. Ý thức hệ thị
trường đã len lỏi và chi phối nhiều khía cạnh trong đời sống văn hóa giới trẻ
hiện nay bởi lẽ “những ý nghĩa biểu tượng, ý tưởng văn hóa và ý thức hệ
được mã hóa trong các văn bản văn hóa đại chúng” khiến cho giới trẻ nhìn
đâu cũng thấy những ý nghĩa biểu tượng và thơng điệp từ các hàng hóa
xung quanh họ.
5.4. Định vị bản thân và khao khát toàn cầu: giới trẻ và những giá trị
mới
5.4.1. Định vị bản thân
Việc hâm mộ những ngơi sao giải trí nổi tiếng cho thấy sự chú ý vào các
khía cạnh cá nhân và các quan niệm khác biệt của giới trẻ, chẳng hạn sự
chú ý đến danh tiếng, sự nổi trội, khát vọng giàu có của giới trẻ hiện nay.
Việc tìm kiếm các mẫu hình thần tượng của người hâm mộ cũng cho thấy
sự khủng hoảng niềm tin của một thế hệ sống trong bối cảnh các hệ giá trị
đan xen nhau. Những “tấm gương” cũ tỏ ra khơng cịn phù hợp với bối cảnh
mới, thậm chí cịn đổ sụp trước những cám dỗ vật chất đương thời, thậm chí
có những huyền thoại và tượng đài từng được tôn vinh trong truyền thống


20


dần bị giải hủy trong bối cảnh kinh tế thị trường, khi vật chất lên ngơi. Và
khi những hình mẫu của thế hệ cũ tỏ ra khơng cịn phù hợp với bối cảnh
hiện tại, giới trẻ tìm đến và vin vào những mẫu hình mới mang đặc trưng
của thời đại để tìm kiếm những phương thức định dạng bản thân.
5.4.2. Khao khát tồn cầu
Qua việc những người hâm mộ tích cực quảng bá cho thần tượng vươn
ra thế giới, có thể thấy khao khát toàn cầu là khao khát chung của thế hệ trẻ
Việt Nam hiện nay. Nó khơng chỉ phản chiếu những ám ảnh hậu thuộc địa,
ám ảnh về tụt hậu, bị bỏ lại phía sau của người dân ở một nước từng ít được
biết đến trên bản đồ thế giới vốn tồn tại dai dẳng trong tâm thức các thế hệ
người Việt, mà đồng thời còn phản chiếu mong muốn hịa vào dịng chung
của văn hóa nhân loại, thực chất là văn hóa phương Tây, văn hố Mỹ. Đây
cũng là khát khao đặc trưng của thế hệ trẻ thời nay - những người được gán
cho trách nhiệm trở thành “cơng dân tồn cầu”.
Tiểu kết chương 5
Những người hâm mộ thần tượng (đặc biệt nhóm người hâm mộ được
nghiên cứu trong trường hợp của luận án này) chỉ là một nhóm đặc thù
trong rất nhiều nhóm giới trẻ hiện nay và do vậy, nó chỉ giúp nhận diện một
số khía cạnh quan trọng trong đời sống giới trẻ. Tuy nhiên, hâm mộ thần
tượng như đã phân tích có thể nói đã thể hiện được các chiều kích và những
động năng cơ bản của bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại. Việc giới trẻ
lựa chọn hâm mộ ai và cách thức mà họ thể hiện sự hâm mộ là kết quả của
quá trình tương tác giữa giới trẻ với những yếu tố thuộc bối cảnh xã hội
hiện nay, đặc biệt văn hóa đại chúng, truyền thơng và văn hóa tiêu dùng.
Những yếu tố này đã từng bước hình thành nên bức tranh đời sống đương
đại của xã hội Việt Nam nói chung và giới trẻ nói riêng thơng qua việc chia
sẻ những cảm nghiệm, ý nghĩa, quan niệm và thói quen chung, mặt khác

cũng dẫn đến những thay đổi mang tính nền tảng về hệ giá trị, hệ tư tưởng
của con người sống trong bối cảnh hiện nay.

21


KẾT LUẬN
Hâm mộ thần tượng là một trong số những thực hành văn hóa nổi bật
của giới trẻ Việt Nam hiện nay khi những làn sóng văn hóa nước ngồi
được du nhập và có tác động mạnh mẽ. Những hoạt động hâm mộ thần
tượng trở nên rầm rộ và phổ biến trong những năm gần đây cho thấy sự tự
do, dân chủ, cởi mở trong việc tiếp cận, sáng tạo và hưởng thụ các sản
phẩm văn hố giải trí, trong các biểu đạt văn hố của giới trẻ nói riêng và xã
hội Việt Nam nói chung sau Đổi mới.
Hâm mộ một ai đó và ảnh hưởng từ họ là một mắt xích quan trọng trong
q trình chuyển tiếp của giới trẻ. Những ngơi sao giải trí, những thần tượng
âm nhạc khơng chỉ góp phần làm đời sống tinh thần của giới trẻ phong phú,
mới mẻ hơn mà cịn có vai trị như một hình mẫu, một điểm tựa tinh thần
của giới trẻ trước những loay hoay tìm kiếm và ướm thử những căn tính
phù hợp. Sự thay đổi hình mẫu thần tượng từ các anh hùng, các nhà khoa
học, lãnh tụ… sang các ngơi sao giải trí và những thực hành hâm mộ thần
tượng cụ thể của giới trẻ Việt Nam hiện nay không chỉ phản ánh những biến
đổi và đặc trưng của tiểu văn hóa này, khơng chỉ là một phương thức giúp
giới trẻ nhận diện được “họ là ai” mà đồng thời cịn có thể cho thấy những
thay đổi của bối cảnh đặc thù của xã hội Việt Nam từ sau Đổi mới.
Hâm mộ thần tượng còn là một hiện tượng giúp nhận biết những thay
đổi căn bản trong đời sống giới trẻ nói riêng và bức tranh xã hội Việt Nam
đương đại nói chung. Những thực hành hâm mộ như đã được mơ tả và phân
tích trong luận án đã phần nào phản ánh sự chuyển dịch về thị hiếu, thẩm
mĩ, thói quen, quan niệm và lối sống của một bộ phận không nhỏ giới trẻ

Việt Nam hiện nay. Trước những vận động không ngừng của các nhân tố
thuộc bối cảnh trong và ngoài nước như toàn cầu hóa với sự du nhập của
các dịng chảy văn hóa nước ngồi, sự phát triển như vũ bão của truyền
thơng đại chúng đặc biệt là internet, q trình đơ thị hóa và sự đứt gãy giao
tiếp liên cá nhân, giới trẻ đã tìm đến và tham gia vào những hình thức giao
tiếp khác để thỏa mãn nhu cầu giao lưu và xã hội hóa của lứa tuổi: các cộng

22


đồng người hâm mộ online và offline. Một mặt, những người hâm mộ trẻ
chịu những ảnh hưởng sâu sắc bởi truyền thơng từ thị hiếu, thói quen, giải
trí, tiêu dùng đến lối sống, phong cách... Mặt khác, họ cũng có một vai trò
quyết định trong việc tuyên truyền các sản phẩm văn hóa thơng qua tiêu
dùng của họ, là những nhân tố thúc đẩy không ngừng các khả năng sáng
tạo, đặc biệt là sáng tạo văn hóa. Các cộng đồng người hâm mộ có mặt
trong hầu khắp các lĩnh vực của văn hóa đại chúng, văn hóa tiêu dùng với
những thực hành hâm mộ thần tượng đa dạng, ngày càng tham gia tích cực
vào dịng chảy chung của đời sống xã hội (tiêu biểu nhất là các hoạt động từ
thiện, các trào lưu mới về giải trí và tiêu dùng trên mạng xã hội) đã tạo ra sự
tác động trở lại đối với văn hóa dịng chính (mainstream) và dần trở nên
được chấp nhận, chiếm được cảm tình của những thế hệ lớn hơn.
Những thực hành giải trí và tiêu dùng liên quan đến hâm mộ thần tượng
của các cá nhân và hội nhóm người hâm mộ hiện nay cũng cho thấy những
khả năng và nỗ lực của giới trẻ trong việc thích ứng với những thay đổi liên
tục của bối cảnh trong nước và thế giới. Họ cập nhật và hội nhập rất nhanh
trước những trào lưu, xu hướng, lối sống mang tính hiện đại, tồn cầu
nhưng cũng loay hoay, đầy ám ảnh và trăn trở với tâm thức của một người
dân ở một đất nước nhỏ bé đang vươn ra ngồi với mong muốn khẳng định
mình rõ nét và mạnh mẽ. Sự va đập giữa cái cũ và cái mới, giữa các “bể

nghĩa” ngược chiều đan xen nhau mà giới trẻ đang chia sẻ, kiến tạo đồng
thời còn phản ánh q trình vận động và dịch chuyển khơng ngừng của xã
hội Việt Nam đương đại trong đó nổi bật là xu hướng cởi mở, dân chủ, tự
do, hoà nhập nhanh vào tiến trình tồn cầu hố, sự gia tăng của hàng hố và
thói quen tiêu dùng ở các tầng lớp xã hội, sự can thiệp của truyền thông vào
mọi lĩnh vực của đời sống... Do vậy, việc nghiên cứu về hâm mộ thần tượng
khơng chỉ có ý nghĩa trong việc nhìn nhận những hiện tượng, thực hành văn
hóa ở giới trẻ Việt Nam mà cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá
những ảnh hưởng, tác động của tồn cầu hố, của văn hố đại chúng và
truyền thông tới việc kiến tạo, chi phối hệ tư tưởng, hệ giá trị của giới trẻ

23


×