Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam trong bối cảnh văn hoá tộc người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.61 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MAI QUYÊN

TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH CỦA NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA TỘC NGƯỜI

Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số:62.22.01.25

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Hà Nội - 2021


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS Vũ Anh Tuấn
PGS.TS Nguyễn Thị Huế

Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Chí Bền
Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam
Phản biện 2: GS.TS Trần Nho Thìn
Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hà
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp
tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm…

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ
I.Báo - tạp chí
1. Các mối quan hệ xã hội tộc người nhìn từ truyện kể địa danh của
người Thái ở Việt Nam, Tạp chí Văn học, tháng 1.2016
2. Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam, Tạp chí Nhân lực
KHXH, tháng 4.2016
3. Vai trị của nước và sự hình thành khơng gian xã hội Thái tộc
(nhìn từ truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam), Hội thảo khoa
học Sau đại học ngành Ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội, tháng 8.2017
4. "Núi" trong truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam, Tạp
chí Văn học, tháng 8.2017
5. Biểu tượng nỏ trong truyện kể địa danh của người Thái ở Việt
Nam, in trong Phân tích, nghiên cứu và dịch thuật văn hố, văn học và
ngơn ngữ nước ngoài, Nxb Đại học Vân Nam, tháng 12.2018
II.Sách
Nguyễn Thị Mai Quyên, Huổi pú nặm mương (Truyện kể địa danh
của người Thái ở Việt Nam), Nxb Văn học, H,2018


1
PHẦN 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lý do chọn đề tài
Với tư cách là một đơn vị từ vựng, một danh từ riêng, không xuất hiện một

cách ngẫu nhiên mà hàm chứa trong nó những vỉa tầng văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ,
những quan niệm của con người và đặc điểm vùng đất, địa danh đi vào truyện kể dân
gian với tư cách là những sáng tạo của người dân được truyền từ đời này sang đời
khác. Ý nghĩa của địa danh trong truyện kể vì thế khơng chỉ là dấu chỉ cho một vùng
đất, một bản làng hay con sông ngọn suối, địa danh còn lại cùng năm tháng quan
trọng bởi cái duyên cớ mà nó được sinh ra, những trải nghiệm gắn bó với cộng đồng
văn hóa, ngơn ngữ đã cùng nó tồn tại. Truyện kể địa danh vì thế cần phải được
nghiên cứu dưới góc độ liên ngành để giải mã được các vỉa tầng ẩn chứa đằng sau
mỗi câu chuyện, từ đó có những kiến giải mới về lịch sử, văn hóa, truyền thống và
đặc điểm của vùng đất cũng như con người đã sản sinh ra truyện kể.
Người Thái là một trong những tộc người thiểu có dân số đơng vào bậc nhất
nước ta. Vai trị của văn hóa Thái trong bức khảm văn hóa đa màu sắc của dân tộc
Việt Nam đến nay có lẽ khơng cịn là điều phải bàn cãi. Tuy thế, xét từ những góc độ,
mỗi thành tố trong nền văn hóa ấy lại tỏa sáng ở một góc độ, có những đóng góp khác
nhau vào q trình tộc người nói riêng và q trình hịa nhập văn hóa các tộc người
nói chung. Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam với những câu chuyện gắn
bó trực tiếp với đời sống nhân dân Thái từ miền Bắc đến miền Trung là nơi chứa
đựng nhiều giá trị văn hóa tộc người quý giá cần được khám phá.
Xuấ t phát từ nhâ ̣n thức về vai trò của văn hóa – văn ho ̣c dân Thái trong viê ̣c bảo
tồ n và phát huy bản sắ c văn hóa tô ̣c người, năm 2010 chúng tôi đã hoàn thành mô ̣t công
trı̀nh nghiên cứu mang tên Truyê ̣n kể điạ danh của người Thái ở Viê ̣t Nam. Công trıǹ h
đã hoàn thành được mu ̣c tiêu đề ra là xây dựng khái niê ̣m truyê ̣n kể điạ danh Thái, bước
đầ u thố ng kê được mô ̣t số lượng truyê ̣n kể điạ danh (56 truyê ̣n) và chı̉ ra những giá tri ̣
nô ̣i dung, thi pháp cùng dâu ấ n văn hóa tô ̣c người (gồ m dấ u ấ n văn hóa vâ ̣t chấ t và dấ u
ấ n văn hóa tinh thầ n) trong tâ ̣p hợp truyê ̣n kể . Viê ̣c làm đó dù đã đa ̣t được mô ̣t số kế t
quả nhấ t đinh
̣ song cũng cho thấy xung quanh truyện kể địa danh Thái tộc cịn rất nhiều
vấn đề tờ n ta ̣i cầ n giải quyế t, đơn cử như viê ̣c thố ng kê và hoàn thiê ̣n hơn nữa tâ ̣p hợp



2
tru ̣n kể vơ cùng phong phú và nhìn tập hợp ấy trong bố i cảnh văn hóa tô ̣c người để
thấ y được mố i quan hê ̣ hữu cơ giữa điạ danh với môi trường văn hóa đã sản sinh ra
chúng, tı̀m ra những mắ t xı́ch văn hóa, đă ̣c biê ̣t là cách thức chúng được trao truyề n,
hướng tới mu ̣c tiêu bảo tồ n và nuôi dưỡng văn hóa tô ̣c người.
Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài Truyê ̣n kể điạ danh
của người Thái ở Viê ̣t Nam trong bố i cảnh văn hóa tôc̣ người làm đề tài nghiên cứu
của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Góp phần vào việc sưu tầm, cơng cố kho tàng văn học dân gian Thái. Tìm ra
những giá trị lịch sử, văn hóa ẩn chứa trong kho tàng truyện kể địa danh của người
Thái ở Việt Nam, từ đó chỉ ra những hằng số, những cách thức tư duy mang tính biểu
trưng của tộc người thơng qua thế giới biểu tượng được hình thành trong truyện kể.
Đưa ra được những hình dung khái lược về khơng gian xã hội Thái thông qua
những mối quan hệ xã hội cơ bản, từ đó hình dung cách thức mà người Thái gây
dựng, củng cố nền văn hóa của mình, giúp chúng khơng bị “hịa tan” trước những
thách thức, biến đổi của không gian và thời gian.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trên cơ sở tiếp xúc với kho tàng truyện cổ Thái đã được sưu tầm, xuất bản
kết hợp với thăm hỏi trên thực địa, nhiệm vụ trước hết đặt ra trong luận án này là tập
hợp một số lượng nhất định các văn bản truyện kể (trong điều kiện thời gian được
cho phép) trên tiêu chí đảm bảo tất cả các vùng Thái lớn đều có truyện kể; tiến hành
thơng kê, phân loại và sắp xếp chúng theo khu vực địa lý tồn tại địa danh.
- Nhiệm vụ tiếp theo là làm sáng tỏ những vấn đề về khái niệm, phân loại, và
các đặc trưng về phương diện nội dung của truyện kể địa danh Thái tộc.
- Nhiệm vụ thứ ba tương ứng với chương tiếp theo của luận án là chỉ ra nguồn
gốc, các biểu hiện và ý nghĩa của một số biểu tượng tiêu biểu trong kho tàng truyện
kể địa danh Thái tộc.
- Cuối cùng, luận án cần đưa ra hình dung khái lược về một số mối quan hệ xã

hội tộc người từ phương diện truyện kể và lý giải chúng trong mối quan hệ với những
yếu tố văn hóa xung quanh.


3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đố i tươ ̣ng nghiên cứu của luâ ̣n án là truyê ̣n kể đi ̣a danh của người Thái ở
Viê ̣t Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: phạm vi tư liê ̣u phu ̣c vu ̣ nghiên cứu được tập hợp từ hai
nguồ n: 1/Những tư liệu được thu nhận trên thực địa; 2/ Nguồ n truyê ̣n kể điạ danh nằ m
rải rác trong các văn bản thành văn có sưu tầm truyện kể dân gian Thái như: truyê ̣n kể
dân gian Thái, truyê ̣n kể dân gian các dân tô ̣c ıt́ người; kỷ yế u hô ̣i thảo Thái ho ̣c; điạ
chı́ các vùng đấ t có cư dân Thái sinh số ng và mô ̣t số công trı̀nh nghiên cứu về điạ
danh. Các tư liệu này được thống kê trong Phụ lục 1.
Trên cơ sở hai nguồ n tư liêụ nói trên, đế n thời điể m hiê ̣n ta ̣i đã sưu tầ m/ sưu
tâ ̣p đươ ̣c 116 truyê ̣n /mẩ u truyê ̣n kể điạ danh Thái. Đây là cơ sở tư liệu để chúng tôi
để tiế n hành những nghiên cứu đề tài Truyê ̣n kể đi ̣a danh của người Thái ở Viê ̣t Nam
trong bố i cảnh văn hóa tộc người.
5.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích ngữ văn dân gian
- Phương pháp phân tích cấu trúc
-Phương pháp điền dã
-Phương pháp so sánh đối chiếu:
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành:
6. Đóng góp mới của luận án
Luận án khi hồn thành dự kiến sẽ có những đóng góp sau:
6.1. Lần đầu tiên truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam được tập hợp
chung trong một cơng trình được xuất bản.
6.2. Xác đinh
̣ được giá tri ̣về phương diê ̣n ngữ văn dân gian của tâ ̣p hợp truyê ̣n kể

điạ danh Thái. Chỉ ra cấu trúc thể loại, giá trị nội dung xét theo phương diện thể loại của
tập hợp truyện kể. Đóng góp này có sự kế thừa từ cơng trình luận văn Thạc sĩ Truyện kể
địa danh của người Thái ở Việt Nam, tuy nhiên có mở rộng ở phạm vi tư liệu khảo sát để
xem xét một cách đầy đủ và kỹ lưỡng hơn mọi phương diện của vấn đề.
6.3. Đây cũng là lần đầu tiên một số biểu tượng tiêu biểu của văn hóa Thái
được phân tích, nhìn nhận từ góc độ truyện kể địa danh.


4
6.4. Luận án đóng góp những hình dung sơ lược về không gian xã hội Thái tộc
tập trung vào một số mối quan hệ xã hội cơ bản từ góc độ truyện kể địa danh. Việc
nghiên cứu không gian xã hội tộc người từ phương diện ngữ văn dân gian tuy đã
được thực hiện bởi một số nghiên cứu đi trước, song đối với ngành Thái học, đây vẫn
là thử nghiệm đầu tiên, cung cấp cách nhıǹ mới cho văn ho ̣c dân gian tô ̣c người, nằ m
trong nỗ lư ̣c chung trả văn ho ̣c dân gian về với bố i cảnh của nó.
7. Cấ u trúc của luâ ̣n án
Luâ ̣n án triể n khai thành 4 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Chương 2. Truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam: khái niệm, phân
loại và nội dung
Chương 3. Cốt truyện và biểu tượng trong truyện kể địa danh của người Thái ở
Việt nam
Chương 4. Không gian xa ̃ hô ̣i trong truyện kể địa danh của người Thái ở
Việt Nam
CHƯƠNG 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu truyện kể địa danh của người Thái ở
Việt Nam
- Tổ ng hơ ̣p tấ t cả những nghiên cứu liên quan có thể thấ y xung quanh vấn đề

truyện kể địa danh của người Thái ở Viê ̣t Nam cịn nhiều khoảng trớ ng:
+ Trên phương diêṇ văn bản: chưa có công trı̀nh nào thố ng kê mô ̣t cách hê ̣
thố ng tư liê ̣u truyê ̣n kể điạ danh của người Thái ở Viê ̣t Nam. Dù không thể trong mô ̣t
sớm mô ̣t chiề u thu thâ ̣p đươ ̣c toàn bô ̣ nguồ n tư liêụ truyê ̣n kể , song trong hoàn cảnh
văn ho ̣c – văn hóa dân gian nhiề u tô ̣c người đang có nguy cơ mai mô ̣t, viê ̣c làm này
là cầ n thiế t và cấ p bách.
+Trên phương diêṇ khảo cứu: chưa có công trıǹ h nào tiế n hành khảo cứu mô ̣t
cách toàn diê ̣n truyê ̣n kể điạ danh của người Thái ở Viê ̣t Nam. Điạ danh là đơn vi ̣
mang không gian mà đằ ng sau nó là những mố i liên hê ̣ xã hô ̣i, những nhân tố góp
phầ n hıǹ h thành không gian. Mă ̣c dầ u vâ ̣y những nghiên cứu về điạ danh cho đế n nay


5
chưa có nghiên cứu nào quan tâm đế n vấ n đề này. Nói cách khác chưa có nghiên cứu
nào mang tı́nh chuyên sâu đă ̣t truyê ̣n kể điạ danh trong bố i cảnh văn hóa của mô ̣t tô ̣c
người cu ̣ thể để tı̀m ra mố i liên hê ̣ bản chấ t giữa tên đấ t với môi trường văn hóa sản
sinh ra nó.
Khắ c phu ̣c khoảng trố ng đó chıń h là yêu cầ u mà chúng tôi đă ̣t ra trong luâ ̣n án.
1.2. Tổng quan các vấn đề lý thuyết sử dụng trong luận án
1.2.1. Về việc nghiên cứu truyện kể dân gian trong bối cảnh văn hóa tộc người
Trong nghiên cứu này, khái niệm “bối cảnh văn hóa tộc người” được chúng tơi
hiểu là sự tổng hợp của tồn bộ những yếu tố văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội... rộng
lớn có sức tác động đến đời sống vật chất, kinh tế lẫn đời sống tinh thần của một tộc
người. Mỗi sáng tác ngôn từ dân gian trong bối cảnh ấy phải chịu sự chi phối của các
yếu tố tri thức, hiểu biết, những tiền giả định, quy ước mà tộc người dùng để giao tiếp
và hiểu nhau. Những phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, … mang tính văn hóa cũng có sức
ảnh hưởng to lớn đến việc hình thành, chuyển giao và tiếp nhận các tác phẩm văn học
dân gian trong cộng đồng ấy.
Nghiên cứu truyện kể dân gian trong bối cảnh văn hóa tộc người vì thế là một
nỗ lực xem xét truyện kể từ hai giác độ. Một mặt coi truyện kể như một thành tố của

văn hóa tộc người, được nhận thức chủ quan (cả ý thức và vô thức) và thuộc về một
hệ thống bao gồm toàn thể đời sống. Từ giác độ này, sự khảo sát, phân tích truyện kể
xuất phát từ bên ngồi, dưới góc độ của một người làm dân tộc chí quan sát về một
nền văn hóa khác. Mặt khác, trên cơ sở những yếu tố của sự kiện quan sát được từ
truyện kể, trong điều kiện có thể, người nghiên cứu cố gắng trải nghiệm những sự
kiện ấy cùng người dân bản địa, từ đó lần ra những mối dây liên hệ ngầm ẩn giữa các
sự kiện được khảo sát với những nhân tố bên trong thuộc về tâm tư, tình cảm, thế giới
tâm linh... của cộng đồng.
1.2.2. Lý thuyết biểu tượng trong nghiên cứu truyện kể dân gian
Nghiên cứu đặt ra vấn đề phân tích ba biểu tượng tiêu biểu xuất hiện trong kho
tàng truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam là biểu tượng nước, biểu tượng
núi và biểu tượng nỏ. Q trình nghiên cứu có sự tiếp thu các thao tác làm việc của
nhiều nghiên cứu đi trước kết hợp với các thao tác nghiên cứu cụ thể nhằm tìm ra
những lợp nghĩa mới của các biểu tượng từ góc độ truyệ kể địa danh


6
1.2.3. Lý thuyết không gian xã hội trong nghiên cứu truyê ̣n kể dân gian
Khái niê ̣m không gian xã hô ̣i mà chúng tôi sử du ̣ng đươ ̣c đề xuấ t bởi G.
Condominas trong công trı̀nh “Không gian xã hô ̣i vùng Đông Nam Á”. Theo
Condominas: “không gian xã hô ̣i là cái không gian đươ ̣c xác đinh
̣ bởi tâ ̣p hơ ̣p hê ̣
thố ng quan hê ̣ đă ̣c trưng cho mô ̣t nhóm người nào đó”. Sử du ̣ng khái niê ̣m không
gian xã hô ̣i trong viêc̣ nghiên cứu truyê ̣n kể điạ danh của người Thái ở Viê ̣t Nam,
chúng tôi ý thức đươ ̣c rằ ng (1) truyê ̣n kể điạ danh Thái chı̉ là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n trong
folklore tô ̣c người, bởi vâ ̣y bản thân nó chı̉ chứa đư ̣ng phầ n nào những khúc xa ̣ của
không gian xã hô ̣i Thái tô ̣c, đă ̣c biêṭ trong điề u kiê ̣n quá trı̀nh sưu tầ m, sưu tâ ̣p tư liê ̣u
truyê ̣n kể còn nhiề u ha ̣n chế ; Bởi vâ ̣y trong quá trı̀nh phân tı́ch, ngoài sư ̣ tinh tế của
người quan sát còn cầ n đế n sư ̣ tın
̉ h táo để tránh lố i tư duy ép buô ̣c, gán cho văn bản

những nghıã mà nó không có để minh ho ̣a cho lý thuyế t. (2) viêc̣ tı̀m hiể u những biể u
hiêṇ của không gian xã hô ̣i thể hiêṇ trong truyê ̣n kể điạ danh của người Thái ở Viê ̣t
Nam là quy trı̀nh khai thác gián tiế p, trong đó truyê ̣n kể điạ danh là đố i tươ ̣ng trung
gian bởi vâ ̣y có thể không đảm bảo đươ ̣c tı́nh hê ̣ thố ng của những quan hê ̣ đó. Kế t
quả của viê ̣c nghiên cứu do đó khơng thể khẳ ng đinh
̣ là hình dung đươ ̣c mơ ̣t mô hıǹ h
không gian xã hô ̣i tô ̣c người nguyên veṇ như nó vố n có mà thực chấ t chı̉ có thể là
những quan sát xã hô ̣i từ góc đô ̣ ngữ văn dân gian. Những quan sát này trong sư ̣
tương tác và gắ n bó sẽ đưa ra gơ ̣i ý cho vấ n đề mà chúng tôi đang tı̀m kiế m.
1.3. Sơ lược về bối cảnh văn hóa Thái
Là một trong những dân tộc ít người có dân số đơng, người Thái bảo lưu được
một nền văn hóa vật chất và tinh thần tương đối phong phú. Về văn hóa vật chất, là
cư dân nông nghiệp, người Thái rất giỏi trong việc sử dụng nguồn nước để cung cấp
cho cho đồng ruộng và sinh hoạt bằng hệ thống mương, phai, lái, lin và các loại
guồng, cọn ... Ngoài ra, trong đời sống của họ, việc săn bắn thú rừng, đánh bắt các
loài thủy sản ở sông suối và chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng đóng vai trị hết sức
quan trọng.
Do đặc trưng canh tác là trồng lúa nếp trên các thửa ruộng bậc thang và trên
nương rẫy nên trước đây trong bữa ăn hàng ngày, người Thái chủ yếu ăn cơm nếp. Điều
đó giải thích tại sao họ cịn tự gọi mình là “người cơm nếp đồ” (Tăy khảu nửng) để phân
biệt với những dân tộc ăn cơm tẻ. Thức ăn chính trong các bữa ăn của người Thái


7
thường là cá được chế biến theo nhiều cách, ngoài ra có các loại thức ăn thực vật như
gạo, rau, đậu và các loại thực phẩm thủy sản khác như ếch, nhái, nịng nọc… thịt khơng
phải là món chính và thường xuyên. Hiện nay, người Thái ở nhiều nơi đã chuyển sang
ăn gạo tẻ là chính.
Người Thái phân biệt trang phục theo giới, trang phục thường ngày với lễ
phục, khi chết và để tang, lúc đi làm ngoài đồng, ngoài nương rừng với khi ở nhà;

mùa nóng bức với những tháng đông giá trong năm và hai độ tuổi vị thành niên với
khi nhắm mắt xuôi tay”. Riêng phụ nữ Thái Đen có khăn đội đầu (khăn piêu) thêu
hoa văn nhiều màu; chưa có chồng thì búi tóc sau gáy, có chồng thì búi tóc ngược
trên đỉnh đầu, góa chồng thí búi tóc ngược trước và trên trán.
Người Thái ở nhà sàn do điều kiện cư trú thuộc vùng rừng núi, lắm côn trùng, thú
dữ. Nhà sàn của người Thái là một thành tố văn hố tiêu biểu, nhìn vào cấu trúc mái nhà
người ta có thể phân biệt được nhà ở của các nhóm địa phương. Nhà của người Thái đen
có kết cấu dạng mai rùa và thường trang trí ở hai đầu hồi của nóc nhà đơi khau cút (sừng
cụt), nhà của người Thái trắng lại là nhà kiểu bốn mái. Những ngôi nhà sàn thường được
làm bằng các nguyên liệu sẵn có như gỗ, tre nứa lá lợp … tựa lưng vào núi và quay mặt
ra cánh đồng. Ngôi nhà sàn là không gian cho một “cộng đồng nhà” với hai đến ba thế
hệ cùng sinh sống. Nhiều nóc nhà tập trung thành bản, nhiều bản chung thành mường
phân bố dọc theo các con suối và các thung lũng núi.
Về văn hóa tinh thần, trong tín ngưỡng tâm linh, “tại các tổ chức xã hội mang
tên Mường (…), người Thái theo một trong những tục thờ có nghi thức thờ nước
(nặm) và đất (đin) gọi là cạn (bốc). Nước có biểu tượng thần chủ là con rồng (tơ
lng) mang tên chủ nước (chảu nặm); đất có biểu tượng thần chủ là loài chim, ở núi,
mang tên chủ đất (chảu đin). Hai biểu tượng thần chủ là rồng – chim cũng là mẹ - cha
của mường. Tục thờ này nằm trong toàn bộ nghi lễ chung gọi là cúng mường. Ngồi
ra họ cịn thờ thần núi Thần Núi và linh hồn người làm cột trụ”. Người Thái nhiều
vùng ở nước ta còn thờ vật tổ là rắn như vùng Điện Biên, n Bái… vì ơng tổ của họ
được chính sử ghi là Lị Lẹt, hiệu là Ngưu Hống (phiên âm của từ ngu hău trong tiếng
Thái có nghĩa là con rắn hổ mang). Cho đến ngày nay vẫn cịn những dịng họ kiêng
ăn thịt rắn, thậm chí thịt lươn (như họ Vì ở Yên Bái..) vì họ coi đó là vật tổ của mình.


8
Trong quan niệm về thế giới, người Thái cho rằng có sự tồn tại của 3 mường:
Mường Phạ (Mường Then) là mường của các vị then; Mường Lùm hay (Mường
Lum) là Mường Người; Mường Boọc Đai (bọoc đai nghĩa là trong lòng đất) là

mường Âm Phủ, mỗi mường trên đều có một chủ mường. Then Lng là then đứng
làm chủ cõi trời, dưới Mường Người có chẩu mường là cao nhất, trong khi đó Chẩu
Nặm (thần thuồng luồng) làm chủ Mường Nước. Quan niệm này chi phối toàn bộ thế
giới tâm linh và có thể coi là cội nguồn của các nghi thức, tín ngưỡng của tộc người.
Bên cạnh văn hóa tâm linh, Người Thái cịn có nhiều sản phẩm văn hóa tinh
thần phong phú. Là một dân tộc có ngôn ngữ và văn tự từ rất lâu đời, tổ tiên họ đã ghi
chép lại được rất nhiều những sự kiện lịch sử, văn hóa, xã hội trong các tập sách như
Kể chuyện bản mường (Quám tố mướng), sách ghi lại Những bước đường chinh
chiến của ông cha (Táy pú xớc), Những lời răn dạy con người (Quám xon cốn), gia
phả của các dòng họ hay những quy định mang tính chất luật tục của các mường
(Tục lệ người Thái đen ở Thuận Châu…)
Khơng những thế, người Thái có một kho tàng văn học dân gian vô cùng
phong phú. Họ có rất nhiều các truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, đặc biệt là
tập hợp truyện thơ rất đồ sộ bao gồm những truyện thơ do các tác giả hữu danh, vô
danh sáng tác. Tồn tại cùng kho tàng văn học dân gian là các bộ môn nghệ thuật dân
gian khác như múa (các điệu xòe), hát (các điệu khắp), các điệu sáo… Đặc biệt,
người Thái trước kia có một hình thức sinh hoạt cộng đồng – sinh hoạt văn nghệ dân
gian vô cùng đặc sắc là hạn khuống.
Tiểu kết
Đặt ra vấn đề nghiên cứu truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam trong
bối cảnh văn hóa tộc người, chúng tôi xác định mục tiêu cốt yếu là đưa ra các kiến
giải mới về lịch sử, văn hóa của người Thái từ góc độ truyện kể địa danh. Bởi vậy nội
dung của chương này chủ yếu tổng quát những vấn đề cốt yếu về lịch sử và văn hóa
tộc người làm cơ sở cho những bước khảo sát tiếp theo. Bên cạnh đó, những vấn đề
lý thuyết được tổng thuật cũng chính là những cơng cụ mà chúng tơi sử dụng trong
q trình tiếp cận vấn đề xun suốt toàn bộ luận án.
Thực tế cho thấy, người Thái đã trải qua một quá trình thiên di- tụ cư – lan tỏa
rất lâu dài, tuy vậy họ không những khơng đánh mất đi những đặc trưng văn hóa mà



9
đến mỗi nơi đều bằng những cách thức riêng để gieo hạt mầm ấy, khiến chúng sinh
sôi nảy nở trên những vùng đất mới từ đó hình thành nên một khơng gian văn hóa
riêng, mang đậm màu sắc đặc trưng. Việc nghiên cứu truyện kể dân gian nói chung
và truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam nói riêng trong bối cảnh văn hóa
tộc người là cơng việc nhằm nỗ lực đưa truyện kể trở về với cái nơi sinh của nó là nền
văn hóa đa dạng, nhiều màu vẻ, khắc phục phần nào lối phân tích văn bản đơn thuần,
“bứng rễ” sáng tác dân gian ra khỏi mơi trường của nó. Việc làm này đương nhiên
địi hỏi rất nhiều những nỗ lực công phu và nghiêm túc mà trong điều kiện hiện tại
nghiên cứu này chưa thể đáp ứng trọn vẹn. Những định hướng lý thuyết trình bày trên
đây có thể cũng chưa phải là những giải pháp tối ưu để tiếp cận vấn đề, tuy vậy chúng
tôi vẫn tạm đặt ra như một thử nghiệm cho vấn đề đang đặt ra.
CHƯƠNG 2
TRUYỆN KỂ ĐIA
̣ DANH CỦA NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM:
KHÁI NIỆM, THỂ LOẠI VÀ NỘI DUNG
2.1. Về khái niệm truyện kể địa danh
Chúng tôi quan niệm truyện kể địa danh là nhóm truyện kể dân gian bao gồm
tất cả những truyện có yếu tố giải thích tên gọi của các sự vật tự nhiên (như đồi, núi,
sơng, hồ, gị, đầm…) và những điểm dân cư (như làng, bản, thơn, xóm..) hoặc những
cơng trình liên quan trực tiếp đến đời sống, sản xuất của nhân dân (như mương,
phai, kênh, ruộng…) mà tên gọi đã được xác định cụ thể.
Theo cách hiểu trên, trong kho tàng truyện kể dân gian dân tộc Thái, những
truyện kể có yếu tố giải thích tên gọi của các sự vật tự nhiên ( đồi, núi, dốc, đèo,
sơng, hồ, gị, đầm…) và những điểm dân cư ( mường, bản...) hoặc những công trình
liên quan trực tiếp đến đời sống, sản xuất của nhân dân ( mương, phai, mó, ruộng…)
mà tên gọi đã được xác định trên các vùng lãnh thổ Việt Nam có dân cư Thái sinh
sống được coi là truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam. Những truyện kể
này chúng tơi tuyển chọn từ các cơng trình đã xuất bản kết hợp với nguồn tưu liệu
điền dã và xếp chung trong một tập hợp. Đó cũng là cơ sở để tiến hành khảo sát các

phương diện của truyện kể cũng như tìm về với cội nguồn của văn hóa tộc người phía
sau những lời thì thầm kể chuyện của dân gian.


10
2.2. Thống kê, phân loại truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam
Sau quá trình điền dã, sưu tầm và tuyển chọn tư liệu truyện kể, đến thời điểm hiện
tại, số lượng truyện chúng tôi tập hợp được là 116 đơn vị trong đó 31/116 truyện do tác
giả sưu tầm mới tại các vùng có cư dân Thái sinh sống. So với cơng trình trước đây, số
lượng truyện kể đã được bổ sung thêm 60 truyện bao gồm cả tư liệu điền dã và tư liệu
thu thập được từ các cơng trình đã xuất bản. Số lượng này đương nhiên mới phản ánh
một phần nào kho tàng truyện kể địa danh vô cùng phong phú của tộc người.
2.3. Các phương diện nội dung của truyện kể địa danh Thái
2.3.1. Truyện kể ddiajd anh và vũ trụ quan, thế giới quan của tộc người
Mọi tộc người trên thế giới khi bắt đầu biết tư duy đều có cùng một câu hỏi về
sự khởi đầu của vũ trụ, vạn vật và của chính bản thân họ. Và đáp án đầu tiên cho câu
hỏi ấy chính là thần thoại sáng thế. Đó là cũng lý do vì sao ngày nay nhân loại cịn lưu
giữ được vơ vàn những thần thoại của các tộc người ở khắp các châu lục kể về sự hình
thành của vũ trụ và con người. Người Thái khơng nằm ngồi số đó. Thần thoại cho
thấy cách thức mà họ hình dung về sự ra đời của vũ trụ mà trong đó con người là tring
tâm. Các yếu tố địa danh xuất hiện trong truyện kể giống như mắt xích nối thế giới
tưởng tượng của thần thoại với thế giới hiện thực. Điều này cũng phần nào bộc lộ ý
thức của tộc người trong việc khẳng định quyền sở hữu đối với đất đai, sông núi thông
qua việc mượn vai trò của các vị thần linh, những người khổng lồ xuất hiện trong
truyện cổ.
2.3.2. Truyện kể địa danh và lịch sử tộc người
Từ góc đô ̣ truyê ̣n kể , kho tàng truyê ̣n kể địa danh không cung cấp thơng tin nào
về lớp cư dân cổ nói trên nhưng về những cư dân đến sau (so với những chủ nhân cũ –
các tộc người Môn - Khơ me) thì có khá nhiều chi tiết thú vị. Đó là những câu chuyê ̣n
giải thích nguồn gốc các địa danh thuộc hầ u hế t các điạ bàn có cư dân Thái sinh số ng

thông qua hai phương diê ̣n: (1) quá trı̀nh thiên di của tô ̣c người và truyê ̣n kể về những
cuộc chiến tranh giành đất, (2) quá trı̀nh đấ u tranh xây dựng, bảo vê ̣ bản mường và
truyê ̣n kể về những cuộc chiến tranh giữ đất.
2.3.3. Truyện kể địa danh và những khát vọng nhân sinh
Trong tập hợp truyện kể địa danh Thái, truyện cổ tích có số lượng phong phú
nhất. Nội dung truyện nổi lên mấy chủ đề lớn, đó là chủ đề đấu tranh cải tạo thiên


11
nhiên, bảo vệ và xây dựng bản mường; chủ đề tình u và hơn nhân; chủ đề phản ánh
mâu thuẫn xã hội. Những nội dung trên đan cài trong các câu chuyện, qua đó ta cũng
thấy được phần nào bộ mặt xã hội Thái, những tư tưởng, tình cảm, quan điểm và cả
những phong tục, luật tục… của người Thái trong thời đại cổ tích.
Tiểu kết
Những thống kê về số lượng truyện kể cũng như quá trình phân loại cho thấy
truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam có một số lượng phong phú. Con số
này chưa dừng lại bởi trên thực tế, còn nhiều vùng đất mà người sưu tầm chưa đặt
chân tới, nhiều câu chuyện chưa được ghi lại. Với tư duy phong phú cùng quá trình
lịch sử lâu đời dựng xây mường bản, mỗi địa danh trên các cùng đất Thái đều hứa
hẹn chứa đựng những câu chuyện thú vị. Những truyện kể này tùy theo đặc trưng
nghệ thuật nội tại mà thuộc về thể loại thần thoại, truyền thuyết hay cổ tích, tuy nhiên
địa danh vẫn là yếu tố trung tâm làm nên sợi dây gắn kết giữa ý niệm về tự nhiên – xã
hội ẩn chứa trong truyện kể với cuộc sống của người dân.
Đối với tập hợp truyện kể đã được thống kê, địa danh ra đời trong thần thoại
cho thấy sự hình dung của người Thái về mơ hình trong buổi đầu khai thiên lập địa;
địa danh trong truyền thuyết là sự “đánh dấu lãnh thổ” sau mỗi cuộc chiến tranh
giành, giữ bản mường thì địa danh ra đời trong những câu chuyện cổ tích lại chủ yếu
mang nội dung xã hội. Nói như tác giả Trần Thị An, “mỗi địa danh đều mang chở
trong mình những câu chuyện nhân sinh, chất chứa bao tình cảm, thái độ của nhân
dân trước những vấn đề xã hội”[2]. Ý nghĩa của các địa danh trong thần thoại, cổ tích

hay truyền thuyết cũng là điểm làm nên tính độc lập tương đối của truyện kể địa danh
so với các thể tài truyện kể dân gian khác, khẳng định giá trị của việc khu biệt nhóm
truyện kể này trong kho tàng truyện kể dân gian. Nhìn tổng thể tấm “bản đồ” địa
danh mà người Thái vẽ nên qua những câu chuyện có thể hình dung phần nào con
đường cũng như cách thức mà người Thái gieo những hạt mầm văn hóa trên những
vùng miền họ đã đi qua để dần mình thành nên một địa vực mang màu sắc riêng, có
thể gọi bằng cái tên “vùng Thái”


12
CHƯƠNG 3
BIỂU TƯỢNG VÀ CỐT TRUYỆN TRONG
TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH CỦA NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM
Ngoài việc được biết đến là tộc người có lịch sử cư trú lâu đời trên một địa bàn
phân bố rộng từ hầu khắp vùng Tây Bắc kéo xuống tận miền núi phía Tây Thanh –
Nghệ, người Thái cịn là một trong số ít tộc thiểu số có mật độ cư trú khá dày đặc.
Xen giữa những địa hình núi cao của các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, n Bái,
Hịa Bình xi xuống miền trung, dọc các con sông lớn như Nặm Rốm, Nặm Tè,
Nặm Má, Nặm Pao … và các chi lưu của nó; men những con suối có độ dốc lớn và
lắm thác ghềnh; hễ nơi đâu có thung lũng phì nhiêu hay cao nguyên màu mỡ có thể
đắp mương phai, làm lái lịn, biến chốn hoang vu thành thành ruộng bậc thang, nơi đó
có người Thái. Với đặc trưng cư trú rộng khắp và nền văn hóa giàu có được phát triển
trong lịch sử lâu dài, các biểu tượng được hình thành dày đặc trong tư duy tộc người
và thể hiện ở nhiều lĩnh vực trong đó có truyện kể dân gian. Với kho tàng truyện kể
địa danh, sự gắn kết giữa biểu tượng với các yếu tố địa danh lại thêm một lần nữa tạo
nên các lớp nghĩa chồng lấn giúp cho văn hóa Thái tộc vốn đã phong phú lại có thêm
những chiều kích bề sâu.
Nghiên cứu về biểu tượng trong văn hóa các tộc người thiểu số ở Việt Nam
nói chung và người Thái nói riêng từ lâu đã khơng cịn xa lạ, thậm chí có những
biểu tượng đã trở thành đối tượng của những nghiên cứu công phu [103]. Mặc dầu

vậy trong nghiên cứu này, chúng tơi vẫn muốn tìm ra những vỉa tầng ý nghĩa mới,
những mối dây liên hệ giữa các biểu tượng mang tính tâm linh của tộc người với
yếu tố làm nên đặc trưng của nhóm truyện kể là các địa danh. Cụ thể, trong điều
kiện thời gian và tư liệu còn hạn chế, chúng tôi chọn khảo sát ba biểu tượng xuất
hiện dày đặc nhất trong toàn bộ tập hợp 116 truyện kể địa danh của người Thái ở
Việt Nam là biểu tượng nước, biểu tượng núi và biểu tượng nỏ.
3.1. Cốt truyện trong truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam
3.1.1. Cốt truyện thần thoại
Đọc thần thoại địa danh Thái dễ thấy một đặc điểm là cấu tạo cốt truyện khá đơn
giản xoay quanh sự hình thành của vạn vật và con người. Khó để hình dung trong
những thần thoại như Ải Lậc Cậc, Người khổng lồ Pu Té, Các làng bản vùng Sơn


13
La… đâu là phần mở đầu và đâu là kết thúc của câu chuyện. Sở dĩ có hiện tượng này
một phần vì các thần thoại Thái ngày nay ta cịn biết được có lẽ chỉ là những mảnh vỡ
của một thiên thần thoại xa xưa. Thần thoại về sự hình thành của giới lồi người theo
đó có thể hình dung gồm ba “lớp” hay chính là ba lần Then - đấng tối cao của người
Thái - gây dựng trần gian. Lần thứ nhất được kể khá thống nhất trong các câu chuyện,
đó là khi “mặt đất cịn hoang vu, Then mới sai năm chúa Xô Công xuống xây dựng
trần gian” tạo ra đồi núi, cây cối, sơng ngịi, vạn vật rồi sai đem “10 giống Thái, 5
giống Xá” xuống ở trần gian (Truyện Ải Lậc Cậc, truyện Khun Bó Rồm). Tuy thế, bởi
ở lần kiến tạo này con người ăn ở không tốt khiến Then nổi giận nên làm ra hạn hán
thiêu đốt khiến cây cỏ chết khơ. Tiếp đó, Then lại làm ra hồng thủy khủng khiếp làm
ngập lụt thế gian, san bằng mọi thành quả của công cuộc kiến tạo lần thứ nhất. Lần
thứ hai, Then cho vợ chồng khổng lồ Ải Lậc Cậc xuống trần gian tạo ra những vùng
đất đai trù phú, tạo ra bốn cánh đồng lớn lần lượt là “nhất Thanh, nhì Lị, tam Than,
tứ Tấc” như ngày nay. Nhưng rồi con người vẫn khơng làm vừa lịng Then, Then lại
cho làm mưa khiến con người chết hết, mặt đất lại hoang vu. Lần thứ 3 khi những thủ
lĩnh Khun Bó Rồm hay Tạo Xuông, Tạo Ngần (đều được kể là người của Then) được

cử xuống trần gian mang theo những giáo mác đồng, những quả bầu thiêng chứa hạt
giống nhân gian. Từ quả bầu thiêng ấy, con người được sinh ra. Các vị thủ lĩnh lại
dạy con người biết ăn biết ở, biết đắp ruộng làm nương, làm nhà dựng cửa và sinh xôi
nảy nở mãi ra.
3.1.2. Cốt truyện truyền thuyết
Nếu như trong những câu chuyện thần thoại, nội dung giải thích thế giới, giải
thích sự xuất hiện của vạn vật và con người chiếm ưu thế thì truyền thuyết hướng tới
sự thiêng liêng hóa bộ lạc, chủ yếu xoay quanh những cuộc chiến mở rộng và bảo vệ
lãnh thổ mà nhân vật trung tâm là những anh hùng của bộ lạc. Bên cạnh đó, truyền
thuyết địa danh cịn đề cập đến một nội dung khác đó chính là nội dung giải thích địa
danh. Cốt truyện của những truyền thuyết này vì thế cũng phân thành hai dạng: dạng
thứ nhất xoay quanh những người có cơng với cộng đồng; dạng thứ hai chỉ chủ yếu
xoay quanh việc hình thành địa danh mà khơng đề cập đến nhân vật nào cụ thể.
Trước hết, xét trong số những truyền thuyết mà chúng tôi tập hợp được có 22
truyền thuyết về các vị anh hùng, có những người mang tên tuổi cụ thể như Lạng


14
Chượng, Pha Nha Nhọt Chọm Khăm, Lê Lợi...; có những người có tên nhưng cũng
chỉ là tên gọi phiếm chỉ như nàng Han (trong tiếng Thái, “han” có nghĩa là “tài
giỏi”), ông quan Cuông, chàng trai tài giỏi, Tạo Mường
Trong 36 truyền thuyết thuần túy lý giải địa danh, sự chi phối của mục đích kể
chuyện đã khiến cốt truyện chủ yếu xoay quanh việc lý giải sự hình thành địa danh
với hai phần: phần trước kể một sự việc hoặc một nguyên nhân, phần sau là kết quả
của sự việc hoặc ngun nhân đó (chính là sự hình thành địa danh).
3.1.3. Cốt truyện của truyện cổ tích địa danh Thái
Trong số hơn 100 truyện kể đã tập hợp được, ngoại trừ 11 thần thoại và hơn 58
truyền thuyết, phần cịn lại là những câu chuyện cổ tích mang chở những tâm tư, tình
cảm của cộng đồng người Thái, bên cạnh đó có những chi tiết lý giải các địa danh
liên quan. Bảng Phụ lục 6 tóm tắt cốt truyện của hơn 40 câu chuyện cổ tích, qua đó

có thể thấy dù các truyện kể có dung lượng dài ngắn khác nhau nhưng thống nhất ở
chỗ hệ thống cốt truyện đã tương đối phát triển theo trình tự có khởi đầu, phát sinh
mâu thuẫn, phát triển cao trào và giải quyết mâu thuẫn (kết thúc). Một số truyện kể có
số lượng nhân vật tương đối phong phú với tính chất hành động đa dạng. Men theo
cốt truyện, khởi đầu luôn là phần trình bày cho thấy bối cảnh của nhân vật cũng như
những tiền đề dẫn tới sự phát sinh mâu thuẫn trong đó nhân vật thường xuất thân từ
một bản hay một mường cụ thể. Đây cũng là đặc trưng hết sức thú vị của truyện cổ
tích địa danh Thái bởi không gian để nhân vật xuất hiện là không gian thực, một bản
mường đã được định danh mà thậm chí cho đến ngày nay những địa danh đó vẫn còn
tồn tại.
3.2. Các biểu tượng tiêu biểu trong truyện kể địa danh Thái
3.2.1. Biểu tượng nước
Nế u với các tơ ̣c người Tây Ngun, rừng gắ n bó với đời số ng cư dân, rừng nuôi
số ng ho ̣ và rừng ám ảnh ho ̣, “rừng phủ kı́n phầ n lớn khu vực số ng của cư dân bản đia,̣
chiế m vi ̣ trı́ trung tâm của vùng đấ t này. Rừng có mă ̣t khắ p nơi trong làng, ngoài rẫy
(…) Rừng không chı̉ là lañ h điạ của các loài thảo mô ̣c và muông thú đáng nga ̣i đấ y còn
là nơi cư trú đă ̣c biê ̣t của các Yang cũng như cây cố i và hổ [73,11], thı̀ với người Thái,
nước la ̣i là không gian gắ n bó và nhiề u sức gợi. Không phải ngẫu nhiên mà Georges
Coedes vı́ ho ̣ với sư ̣ uyể n chuyể n, biế n hóa khôn lường của nước. Tầm quan trọng của


15
nước đối với đời sống của người Thái thể hiện qua những lớp nghĩa phong phú của
biểu tượng mà nhìn từ góc độ truyện kể địa danh càng bộc lộ thêm nhiều nét thú vị.
Các địa danh liên quan đến nước cùng những truyện kể về nó cũng cho thấy cách thức
mà tộc người mang sức mạnh tiềm ẩn dần dần khẳng định sự tồn tại cũng như khả
năng thẩm thấu, dung hợp văn hóa ở những nơi mà họ đặt chân đến.
3.2.2. Biểu tượng núi
Có một điều thú vị là, trong khi cuộc sống của người Thái tưởng như gắn liền
với nước, thì núi – yếu tố mang tính dương – cũng xuất hiện như một biểu tượng song

trùng. Trong truyện kể của mình, người Thái ln chú trọng giải thích ngun do việc
hình thành tên gọi của núi non, đất đai, làng bản. Những ngọn núi bao quanh thung
lũng, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống vật chất và tâm linh của cộng đồng, vì
thế cũng thường xuyên được quan tâm, kể chuyện và lý giải về tên gọi.
Nếu như “một “biểu tượng” là một thứ được nhất trí chung xem như là điển
hình hóa một cách tự nhiên, hoặc biểu trưng hay hồi tưởng về một cái gì đó bởi
chúng sở hữu các tính chất giống nhau, hay bởi mối quan hệ trong thực tế hoặc tư
duy” [127, 145] thì núi trong truyện kể địa danh của người Thái mang rất nhiều giá trị
biểu trưng do có mối quan hệ cả trên thực tế lẫn trong tư duy tộc người. Nó xứng
đáng là một biểu tượng tiêu biểu của văn hóa Thái nói chung và kho tàng truyện kể
địa danh nói riêng.
3.1.3 . Biểu tượng nỏ
Người Thái là cư dân lúa nước, tuy thế trong đời sống của họ, nguồn thịt quan
trọng được cung cấp nhờ săn bắn (chứ không phải chăn nuôi), và bởi vậy trong xã hội
Thái, những người đàn ông giỏi săn bắn rất được coi trọng. Có lẽ bởi lý do này mà
trong tập hợp truyện kể địa danh có rất nhiều câu chuyện kể về những người đàn ông
giỏi dùng tên nỏ. Những nhân vật như nai phan – người đứng đầu phường săn - trong
truyện Tạo Mường Phe và bản Na Tịong, ơng Pú Qn Mp (truyện Pú Qn
Mp), người đàn ơng trong Sự tích bản Tà… đều là những người có tài dùng nỏ và
săn bắn. Có thể nói, hình ảnh chiếc nỏ gắn liền với hình ảnh người anh hùng, góp
phần kiến tạo nên phẩm chất của họ, và bởi thế, bản thân nó trở thành một biểu tượng
đa nghĩa.


16
Trên những hành trình tìm kiếm vùng đất mới, trong lao động sản xuất, và
cả trong những cuộc chiến chống lại kẻ thù, chiếc nỏ từ chỗ là vũ khí đã tham gia
vào các sự kiện lịch sử, xã hội của tộc người mà trở thành biểu tượng. Với người
Thái, nỏ ln là hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh chinh phục, cho sự mưu lược
và khôn ngoan.

Tiểu kết:
Ba biểu tượng nỏ, núi và nước chưa phải là tất cả những biểu tượng tiêu biểu
xuất hiện trong truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam, mặc dầu vậy sự khảo
sát với ba biểu tượng này cũng cho thấy phần nào sự phong phú của văn hóa tộc
người. Những lớp nghĩa của biểu tượng không phải là yếu tố tĩnh tại và đóng kín,
chúng được hình thành, di truyền và trương nở trong quá trình người Thái cũng như
bất cứ tộc người nào duy trì vơ vàn các mối quan hệ xã hội với cộng đồng trong/ngoài
mường bản, với nội tộc, ngoại tộc, với tự nhiên và xã hội, để biểu hiện một nhu cầu
tự nhiên là khẳng định và khuếch trương văn hóa. Họ sử dụng các cách thức khác
nhau để phóng chiếu nghĩa của biểu tượng (tức là những hạt nhân văn hóa của cộng
đồng) lên các thực thể nhằm khẳng định chính mình đồng thời thể hiện sự ảnh hưởng
với những cộng đồng giao tiếp khác. Với người Thái, bên cạnh việc xây đền, thờ
phụng núi non, bỏ nhiều cơng lao để chinh phục mường nước/dịng nước phục vụ cho
mường bản; dùng cây nỏ và mũi tên để chiếm lĩnh/bảo vệ đất đai… thì kể chuyện
cũng là một cách thức để phóng chiếu văn hóa. Hầu như đến bất cứ bản làng Thái
nào, người thăm hỏi cũng sẽ được nghe những câu chuyện về tên gọi núi sơng,
mường bản. Truyện địa danh Thái nói chung với hệ thống biểu tượng phong phú vì
thế vượt ra ngồi ý nghĩa tự thân của nó, thuộc về giấc mơ mang tính cộng đồng với
sức mạnh của một “trận lụt" mang tên Phủ Táy


17
CHƯƠNG 4
KHÔNG GIAN XÃ HỘI TRONG TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH
CỦA NGƯỜI THÁI Ở VIỆT NAM
4.1.

Mối liên hệ với các hình thức không gian, thời gian và môi trường

4.1.1. Các mối liên hệ với không gian, thời gian

Nhận xét về người Thái, G. Coedes từng viết, “Từ “lu ̣t” có le ̃ hơ ̣p với tiế n trı̀nh
phát triể n của người Thái, bởi vı̀ ho ̣ cũng uyể n chuyể n khôn lường như nước, cũng
len lỏi với mô ̣t sức ma ̣nh khôn lường như thế , cũng mang màu sắ c của mo ̣i bầ u trời
và hı̀nh da ̣ng của mo ̣i bờ bế n, thế nhưng, dưới các dáng vẻ bề ngoài khác nhau, ho ̣
vẫn gı̀n giữ đươ ̣c cái bản sắ c chủ yế u và ngôn ngữ của dân tô ̣c mı̀nh” [33,234]
Có mô ̣t thực tế là “cơn lu ̣t” Thái tràn đế n đâu, nơi đó đề u để la ̣i dấ u vế t, mà dễ
thấ y nhấ t là những tên sông, tên núi, tên làng bản ruô ̣ng nương mang đâ ̣m dấ u ấ n tô ̣c
người. Xét từ góc đô ̣ folklore ngôn từ, các tên go ̣i này thể hiê ̣n trong hàng loa ̣t truyện
kể có yếu tố giải thích tên gọi của các sự vật tự nhiên (đồi, núi, dốc, đèo, sông, suố i,
thác ghề nh…) và những điểm dân cư (mường, bản...) hoặc những cơng trình liên
quan trực tiếp đến đời sống, sản xuất của tơ ̣c người (mương, phai, mó, ruộng…) mà
trong nghiên cứu này chúng tôi quan niê ̣m là truyê ̣n kể điạ danh. Đây giố ng như tiề n
đề cho phép nghiên cứu xuấ t phát từ mô ̣t bô ̣ phâ ̣n sáng tác ngôn từ dân gian để tım
̀
hiể u những mố i quan hê ̣ xã hô ̣i tô ̣c người, hướng tới làm sáng tỏ tıń h cố kế t cô ̣ng
đồ ng, thứ cơ hồ có thể đưa ra mô ̣t phương thức đoán đinh,
̣ mô ̣t gơ ̣i ý cho câu hỏi: vı̀
sao người Thái vẫn giữ đươ ̣c “bản sắ c chủ yế u và ngôn ngữ của dân tô ̣c mı̀nh”?
Qua truyện kể địa danh, có thể thấy người Thái đã định hình cho mình một bản
đồ cư trú khá rõ nét mà biên giới của nó được vạch ra bởi những mốc không gian
theo cả hai chiều hiện thực và tâm linh. Bằng cách ấy, ý thức về cái “của chúng tơi”
được xác lập, nó có ý nghĩa trước hết với bản thân tộc người đồng thời cũng là một
cách “tuyên ngôn” với những cộng đồng khác tộc.
4.1.2. Các mối quan hệ với môi trường
Trong không gian đươ ̣c “cắ m mố c” xác đinh,
̣ tô ̣c người tiế n hành những hoa ̣t
đô ̣ng vâ ̣t chấ t (đánh bắ t, gieo trồ ng, mă ̣c, ở và ăn…). Như vậy, cách thức tác động
riêng tới môi trường sống cũng là mô ̣t nét cấ u thành không gian xã hô ̣i tô ̣c người và
phân biệt với mối quan hệ không gian. Nếu như dạng quan hệ trên cho biết cách thức



18
tộc người định vị mình và những nhóm/tộc khác trong khơng gian và thời gian thì
mối quan hệ với mơi trường chủ yếu được xây dựng nhờ những hoạt động tác động
tới thế giới tự nhiên nhằm duy trì sự tồn tại trong khơng gian và thời gian đó.
4.2. Các mối quan hệ hôn nhân
Ngày nay, khi xã hội đã phát triển, hôn nhân được hiểu là “sự liên kết giữa
người nam và người nữ dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, theo điều kiện và
trình tự nhất định, nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh
phúc và hồ thuận” [60, 148]. Tuy vậy, trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua
rất nhiều dạng thức hôn nhân khác nhau từ tạp hôn, quần hôn, lưỡng hợp ngoại hôn,
nội hôn, hôn nhân đối ngẫu đến hôn nhân một vợ một chồng. Với ý nghĩa cơ bản là
sự kết hợp tính giao giữa nam và nữ (ngoại trừ ở một số xã hội còn mang tính chất cổ
sơ như người Nuer ở miền Đơng Châu Phi thuộc Etiôpia và Xuđăng hay một số tộc
người khác ở Châu Phi vào đầu thế kỷ XX vẫn cịn tồn tại những tập tục hơn nhân
hơn nhân khơng có đàn ơng và hơn nhân với hồn ma), nhưng khơng đồng nhất với
quan hệ tính giao, bởi thế nó mang ý nghĩa văn hóa, là tiếng nói văn hóa của con
người can thiệp vào tự nhiên và mang những đặc tính xã hội – kinh tế cụ thể trong
từng giai đoạn phát triển. Cụ thể hơn, hôn nhân khác với quan hệ tính giao ở thực tế
tạo nên các mối quan hệ mới giữa họ hàng người chồng và họ hàng người vợ (quan
hệ thông gia) - tương phản với quan hệ huyết thống “ruột thịt”. Đặc biệt, khi chế độ
kết hôn ngoại tộc ra đời, sự phân biệt với quan hệ tính giao càng rõ nét khi nó xuất
phát từ ý đồ dùng hôn nhân để thiết lập mối quan hệ ngoại tộc, biến kẻ bên ngoài
thành thành người nội tộc để giữ gìn sự ổn định.
Trong truyện kể địa danh của người Thái, các mối quan hệ hôn nhân phức tạp
thể hiện một trong những cách thức mà tộc người thiết lập và duy trì các mối quan hệ
đồng tộc/ khác tộc nhằm duy trì và củng cố quyền lực, địa vị của họ trên mảnh đất mà
họ đã và đang làm chủ. Điều đó cũng giải thích tại sao địa vị của người Thái ngày
càng trở nên vững chắc dù cho họ không phải là tộc người bản địa.
4.3. Các mối quan hệ tạo lập bởi ngôn ngữ

Địa danh được sinh ra, phát triển cùng văn hố, và cũng là một hiện tượng văn
hóa bởi vì ngơn ngữ là sản phẩm/thành phần của văn hóa:Với tư cách là công cụ của
tư duy, ngôn ngữ của mỗi tộc người phản ánh tư duy thực tại đời sống của chính họ.


19
Cùng một sự vật, hiện tượng nhưng mỗi tộc người dùng những biểu tượng khác nhau
để gọi tên. Bằng cách này, họ tạo lập được mối quan hệ vơ hình với thế giới tự nhiên
và với xã hội mà trước hết là với những người đồng tộc. Thông qua công cụ ngôn
ngữ, các quy tắc ứng xử xã hội được hình thành, truyền bá và củng cố theo thời gian.
Mặt khác, ngôn ngữ là chủ quan, nghĩa của ngôn ngữ nằm trong tư duy của con người
chứ không nằm ở ngôn từ. Một địa danh được phát âm theo tiếng Thái khi được hành
chính hóa sẽ là tài sản chung của cả cộng đồng bao gồm nhiều tộc người. Tuy vậy,
đối với tất cả các tộc khác, nó chỉ đơn thuần là dấu chỉ về một địa điểm, một vùng
đất, còn với người Thái là cả một lịch sử trải nghiệm văn hóa, bao hàm trong đó
những ý niệm về tự nhiên và xã hội của riêng tộc người.
Địa danh với tư cách là một hiện tượng của ngôn ngữ học đồng thời là hình
thức thể hiện văn hóa của một cộng đồng, một tộc người đã/đang hiện diện trong
vùng lãnh thổ mà địa danh tồn tại. Nghiên cứu này quan tâm đến các địa danh và
những câu chuyện hình thành xung quanh địa danh Thái tộc. Bởi thế chúng tôi tiến
hành xem xét các mối quan hệ xã hội tộc người từ góc độ ngơn ngữ thơng qua việc
liệt kê, phân loại hệ thống địa danh đồng thời chỉ ra các đặc điểm, quy tắc hình thành
nên các địa danh đó. Những quy tắc này chính là cách thức tư duy của tộc người,
cách họ nhìn/quy định thế giới và xác lập quan hệ của mình với thế giới.
Vì các truyện kể được tập hợp làm đối tượng nghiên cứu đều được kể bằng
tiếng Việt nên việc khảo sát các mối quan hệ xã hội Thái tộc trên bình diện ngôn ngữ
chỉ tập trung vào các địa danh được phát âm theo âm tiếng Thái (trên cơ sở chấp nhận
rằng các địa danh này tuy được viết bằng chữ quốc ngữ, thay vì chữ Thái, nhưng vẫn
thể hiện được tương đối đầy đủ nội hàm ý nghĩa mà người Thái muốn chuyển tải).
Danh sách thống kê gồm 218 địa danh, trong đó một số địa danh xuất hiện hơn một

lần ở những địa phương khác nhau đã được ghi rõ trong truyện và hình thành do
những nguyên nhân, cảnh huống và ý nghĩa văn hóa ít nhiều khác biệt, vì vậy mỗi lần
xuất hiện của địa danh chúng tơi vẫn xác định là một địa danh độc lập. Cần nhấn
mạnh, đây đều là những địa danh được lý giải (đối tượng của nghiên cứu, phân biệt
với các địa danh khơng được lý giải, có thể đã hình thành trước đó).
Việc phân tích các mối quan hệ ngơn ngữ đươc xác lập trước hết thông qua hệ
thống địa danh cho thấy ngôn ngữ cũng là một trong những phương tiện hữu hiệu để


20
cộng đồng người Thái khẳng định chủ quyền đối với đất đai, sơng núi. Bằng cách
gieo những « hạt giống ngôn từ » - địa danh, tộc người đã bộc lộ ý thức khẳng định
cái tôi, khẳng định sự tồn tại của mình trước các động đồng khác từ đó ngày càng
củng cố vững chắc địa vị của mình.
Tiểu kết.
Thơng qua các mối quan hệ với không gian, thời gian, môi trường và các mối
quan hệ xác lập thông qua hơn nhân, ngơn ngữ có thể hình dung phần nào diện mạo
không gian xã hội vô cùng phức tạp của tộc người Thái. Được kiến tạo từ buổi
chuyển dời tới nơi ở mới, không gian ấy là kết quả của q trình hoạt động khơng
ngừng mà những địa danh được xác lập là kết tinh của những hiểu biết về thế giới
cùng ý thức của tộc người trong việc xác định một khơng gian riêng mang đặc trưng
văn hóa của chính họ. Tính đa dạng của các mối quan hệ xã hội nhìn từ góc độ truyện
kể địa danh được phân tích trên đây cũng cho thấy khả năng tiếp tục triển khai các
nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nhằm hình dung một không gian xã hội Thái tộc tương đối
trọn vẹn làm cơ sở cho sự hiểu biết sâu sắc hơn về tộc người.


21
KẾT LUẬN
1.Truyện kể địa danh là những truyện kể có yếu tố giải thích tên gọi của các sự

vật tự nhiên (đồi, núi, dốc, đèo, sơng, hồ, gị, đầm…) và những điểm dân cư (mường,
bản...) hoặc những cơng trình liên quan trực tiếp đến đời sống, sản xuất của nhân dân
(mương, phai, mó, ruộng…) mà tên gọi đã được xác định trên các vùng lãnh thổ Việt
Nam. Chúng lưu giữ những “hạt mầm” quý giá mà tộc người mang theo trên bước
chân thiên di, đó là những hạt nhân văn hóa được người Thái gieo một cách có ý thức
ở mỗi vùng đất mà đặt chân lên, xây bản, dựng mường. Trong những câu chuyện ấy,
địa danh không chỉ đơn thuần là tên gọi mà hàm chứa trong nó là một câu chuyện, là
tâm tư, tình cảm, là những ước nguyện và điều răn dạy, để mỗi khi tên gọi được cất
lên đồng nghĩa với một lát cắt của huyền thoại, của lịch sử hay của đời sống được
hiện về. Địa danh có thể coi là yếu tố hiện tồn sinh động nhất luôn bám chặt vào
cuống nhau của văn hóa mẹ, nhờ vào những câu chuyện dân gian kể về chúng.
Người Thái đã có lịch sử cư trú lâu đời trên đất nước ta, vốn văn hóa mà họ cịn
lưu giữ được trong đó có văn chương dân gian vì thế vơ cùng phong phú. Đến thời
điểm hiện tại, số lượng truyện kể được sưu tầm/ sưu tập là 111 truyện kể là một trong
những minh chứng sống động cho sự phong phú đó. Q trình tập hơ ̣p, sưu tầ m,
thố ng kê và phân loa ̣i 111 truyê ̣n kể điạ danh của người Thái ở Việt Nam cho thấ y
hiêṇ diêṇ trong nhóm truyện kể này cả ba thể loa ̣i: thần thoại, truyền thuyết và truyện
cổ tích với nội hàm văn hóa vơ cùng phong phú cho thấy sự phát triển ngày càng cao
về nhận thức, tư duy và cách thức tổ chức xã hội của người Thái. Một tộc người từ
chỗ là cư dân dạt xuống vùng đất mới đã dần dần định cư, mở rộng lãnh thổ, hình
thành nên một mơ hình xã hội với nền văn hóa đậm sắc màu và có chỗ đứng riêng.
2. Hơn 100 truyện kể địa danh của người Thái ở Việt Nam có các dạng cốt
truyện phát triển theo đặc trưng thể loại. Với thần thoại, những truyện sưu tầm được,
như chúng tơi đã phân tích trong chương trước, có lẽ chỉ là mảnh vỡ của một thiên
thần thoại vĩ đại cổ xưa. Bởi vậy, trong hình thức là những mẩu truyện có độ dài ngắn
khác nhau, cốt truyện thần thoại địa danh Thái chủ yếu xoay quanh một vài hành
động của nhân vật chính (những người khổng lồ hoặc những nhân vật thủy tổ), và
hành động đó thường có kết quả là sự hình thành nên các địa danh. Đến thể loại
truyền thuyết, cốt truyện bắt đầu có sự phân hóa. Một bộ phận truyện kể thuần túy lý



22
giải địa danh cùng một số truyện kể về các nhân vật anh hùng có cốt truyện đơn giản
gồm hai phần, phần nêu lên sự việc và phần kết quả gắn liền với sự hình thành địa
danh. Nhóm cịn lại trong số các truyền thuyết địa danh gồm những câu chuyện có
cốt truyện ba phần gắn liền với xuất thân, hành trạng và kết cục của nhân vật chính,
trong đó địa danh được hình thành có thể gắn với hành trạng của nhân vật ở phần thứ
hai, hoặc gắn với kết cục của nhân vật ở cuối truyện. Mạch phát triển này của cốt
truyện còn tiếp tục được diễn tiến ở thể loại truyện cổ tích. Tập hợp hơn 40 câu
chuyện cổ tích đều có cốt truyện gồm bốn phần, phần mở đầu nêu ra bối cảnh của câu
chuyện; phần phát triển có sự xuất hiện của các dạng mâu thuẫn bao gồm mâu thuẫn
gia đình, mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn mang tính chất tâm linh (với một mường khác
mà người Thái coi là có tồn tại, ở dưới mặt nước); phần cao trào là khi các sự việc
được đẩy đến tột cùng buộc nhân vật phải đưa ra những lựa chọn hành động (ở đây
nhiều khi địa danh được hình thành), và phần kết thúc kể ra kết cục của việc giải
quyết các dạng mâu thuẫn (đây là phần chủ yếu dẫn đến hình thành địa danh). Những
câu chuyện kể gắn với sự hình thành địa danh nhưng hồn tồn khơng phải là sự
minh họa cho địa danh mà bản thân chúng là những sự kiện sống động gắn bó với tư
duy và đời sống tộc người, mang chở những ý vị nhân sinh mà ngoài cốt truyện,
chúng còn được gửi gắm qua nhiều yếu tố khác nằm trong nội hàm truyện kể, tiêu
biểu như các biểu tượng văn hóa tộc tộc người.
3. Việc giải mã ba biểu tượng tiêu biểu trong truyện kể địa danh Thái tộc là
Nước, Núi và Nỏ trước hết cho thấy sự phong phú trong các lớp nghĩa, ngoài ra cũng
bộc lộ khả năng phát triển của chúng. Biểu tượng Nước với ý nghĩa là vật chất khởi
thủy, là không gian thiêng, biểu tượng của sự thanh khiết và sức mạnh thanh tẩy cuốn
đi mọi bệnh tật, tội lỗi, xấu xa... luôn là điều bí ẩn và thách thức đối với người Thái.
Bởi vậy, dù bản thân họ từng được ví với sự uyển chuyền khôn lường của nước
nhưng người Thái, đối với nước, cũng ln sợ hãi. Điều đó lý giải vì sao trong mọi
hình dung của tộc người về nước, biểu tượng này cũng ln mang tính hai mặt. Bên
cạnh Nước, trong quan niệm của người Thái, Núi tham gia vào hệ thống biểu tượng

của cái siêu tại, siêu phàm với tính cách là trung tâm của những hiện tượng hiển linh
nhưng đồng thời cũng là biểu tượng của tính ổn định, đức thủy chung hay những gian
khó mà tộc người cần chinh phục. Sự tham góp của núi trong đời sống thường nhật,


×