Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN THƠ TRẺ VIỆT NAM THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ: CẢM HỨNG VÀ GIỌNG ĐIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.36 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
  
NGUYỄN BÁ LONG
THƠ TRẺ VIỆT NAM THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ:
CẢM HỨNG VÀ GIỌNG ĐIỆU
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 62 22 34 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014
Công trình được hình thành tại:
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Phùng Quý Nhâm
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước
tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Vào hồi ……, giờ ……, ngày…… tháng …… năm 2014
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
- Thư viện Khoa học Xã hội TP. Hồ Chí Minh
- Thư viện Trường ĐH KHXH &NVTP. Hồ Chí Minh
DẪN NHẬP
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ (gọi tắt “thơ trẻ thời chống Mỹ”),
qua độ lắng thời gian, nay trở thành hiện tượng văn hóa tinh thần rất đáng trân trọng.
Chúng tôi cho rằng tiếp cận thơ trẻ thời chống Mỹ từ cảm hứng và giọng điệu là
khám phá tư tưởng và nghệ thuật của một dòng thơ nảy sinh trong bối cảnh chiến tranh,
nhiệm vụ cứu nước được đặt lên trên hết. Độ giãn gần bốn mươi năm kể từ khi chiến tranh


kết thúc, gần hai mươi năm Việt Nam - Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ là lợi thế để
người nghiên cứu kiến giải, kết luận những thành tựu và hạn chế của dòng thơ này.
Xét phương diện một người nghiên cứu, giảng dạy văn chương trong nhà trường đã
hơn 30 năm, một người sinh ra và lớn lên trong cuộc kháng chiến ác liệt ấy, chọn đề tài
Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ: Cảm hứng và giọng điệu cho Luận án
tiến sĩ, chúng tôi nghĩ, nó phù hợp và hữu ích cho bản thân khi tác nghiệp, hỗ trợ học sinh -
sinh viên trong học tập nghiên cứu, thêm tài liệu để đồng nghiệp tham khảo. Ngoài ra, nếu
đề tài thành công thì bản thân cảm thấy như được bày tỏ tấm lòng tri ân đối với vô số
người ngã xuống cho đất nước độc lập, thống nhất, trong đó có thân nhân ruột thịt của
mình.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Căn cứ vào đặc điểm xã hội, gắn với nó là quan niệm đánh giá văn chương khác
nhau, chúng tôi lấy sự kiện đổi mới (1986) làm mốc chia các công trình nghiên cứu thơ trẻ
thời chống Mỹ thành hai giai đoạn:
2.1. Giai đoạn trước đổi mới 1986
Tuy trước đổi mới, hệ quy chiếu trong phê bình đánh giá thơ trẻ thời chống Mỹ
chưa có gì thay đổi lớn, nhưng để tương hợp với bước chuyển của lịch sử, sát với diễn
trình vận động của dòng thơ này, chúng tôi điểm luận những công trình nghiên cứu theo
từng chặng:
2.1.1. Chặng thứ nhất: Từ khi thơ trẻ hình thành đến 1975
Đây là chặng phê bình đồng hành “nhịp nhàng” với sáng tác, kết nối rất hiệu quả
với người đọc. Người tiên phong như một bậc thầy trong lĩnh vực này là Hoài Thanh.
Những đánh giá về các nhà thơ trẻ, mà lúc ấy, theo ông là có nhiều triển vọng, qua thời
gian, hết thảy đều không sai số. Tuy không nghiên cứu sâu giọng điệu của nhà thơ trẻ nào
nhưng trong các bài viết, Hoài Thanh đều có phát hiện, và khi ông đã phát hiện chất giọng
của nhà thơ nào thì đích thực của nhà thơ đó, không lẫn với ai được.
Cùng Hoài Thanh, Xuân Diệu cũng tỏ ra chú ý phát hiện, bồi dưỡng tài năng các
cây bút trẻ. Tiếp đến, Lê Đình Kỵ, Nguyễn Xuân Nam giới thiệu thơ Bằng Việt; Nguyễn
Văn Hạnh thẩm bình Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật khi tập thơ mới được ấn
hành; Định Nguyễn phác thảo chất thơ, giọng thơ Nguyễn Đức Mậu và Vương Trọng; Vũ

Quần Phương nhận ra “Thơ Nguyễn Khoa Điềm khỏe mà thấm”; Hoàng Trung Thông có
những nhận xét tinh tế về Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ,
1
Trong từng bài viết, các nhà phê bình uy tín đã rất chú ý đến ngôn ngữ, bút pháp, nhịp
thơ, tức những vấn đề không tách rời cảm hứng và giọng điệu.
Xét theo hướng nghiên cứu tổng thể, có thể nói, Chế Lan Viên là người khai mở
đầu tiên. Trong Lời tựa tập thơ Sức mới (1965), ông đã nhận ra thế mạnh của thơ trẻ chính
ở sự “nồng ấm cái hơi thở của cuộc sống”. Đến tiểu luận “Thơ đánh Mỹ cứu nước”, Chế
Lan Viên chỉ rõ sự lớn mạnh nhanh chóng đội ngũ nhà thơ trẻ, tiếp tục khẳng định ưu thế
nổi trội của họ.
Sau Chế Lan Viên, khi cuộc chiến cận kề kết thúc, những Bùi Công Hùng, Nguyễn
Văn Long, Bằng Việt đều có bài viết về thơ trẻ thời chống Mỹ theo hướng nghiên cứu tổng
thể. Trong các bài viết ấy, ở mức độ này mức độ khác, vấn đề cảm hứng và giọng điệu đã
được đề cập, đóng góp của thế hệ thơ trẻ được chú ý.
● Chặng thứ hai: Mười năm đầu hậu chiến (1976 - 1986)
Chiến tranh kết thúc, đội ngũ nhà thơ trẻ đã không còn trẻ nữa; trong họ, một số
người dành thời gian nghiên cứu thơ của thế hệ mình, đưa ra những ý kiến đáng chú ý
(Nguyễn Trọng Tạo, Vũ Quần Phương, Phạm Tiến Duật, ).
Tập trung nhiều, có tính chuyên nghiệp vẫn là những nhà khoa học ở các viện
nghiên cứu, các trường đại học. Nhiều công trình nghiên cứu thơ chống Mỹ tầm quy mô ra
đời, thơ trẻ rất được chú ý. Đó là: Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước (Viện Văn
học,1979), Nhà thơ Việt Nam hiện đại (Viện Văn học, 1984), Văn học giải phóng miền
Nam (Phạm Văn Sĩ, 1976), Điểm cần quan tâm là, đến Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu
nước, lần đầu tiên mảng thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô thị miền Nam được nghiên cứu
theo hướng tổng thể, hé lộ cách nhìn mới.
Như vậy, trong những năm đất nước chiến tranh và vừa ra khỏi chiến tranh, các nhà
nghiên cứu chủ yếu tiếp cận thơ trẻ thời chống Mỹ theo hướng “phân đôi” nội dung và
hình thức (nội dung trên hết), chú trọng nhiều đến chủ thể sáng tạo; hướng nghiên cứu
phong cách, giọng điệu, thi pháp, thì phải sau 1986 mới được triển khai với tư cách là
những đề tài khoa học chuyên ngành.

2.2. Giai đoạn từ đổi mới 1986 đến nay
Do có sự ứng dụng lý thuyết phê bình văn học phương Tây nên nhiều vấn đề thuộc
nội dung và nghệ thuật của thơ trẻ thời chống Mỹ được các nhà nghiên cứu tiếp cận theo
hướng mới, bóc tách thành các đề tài chuyên sâu. Số lượng công trình nghiên cứu khá
phong phú, đủ các tầm độ. Những Một thời đại mới trong văn học (1995), Tư duy và tư
duy thơ Việt Nam hiện đại (1995), Văn học Việt Nam 1945 - 1975 (1998), Tiến trình thơ
Việt Nam hiện đại (2001), Lịch sử văn học Việt Nam tập III (2002), Giáo trình Văn học
Việt Nam tập II (2007), Thơ với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (2010), là những
công trình khoa học khá quy mô. Trong những công trình ấy, nhiều nhà nghiên cứu uy tín
đã đưa ra một số nhận định xác đáng về dòng thơ này cả thành tựu và hạn chế (Nguyễn
Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Trần Hữu Tá, Nguyễn Văn Long, Vũ Tuấn Anh, Mã Giang
Lân, Nguyễn Bá Thành, Nguyễn Đăng Điệp, ).
Bước sang thế kỉ XXI, số lượng công trình nghiên cứu thơ trẻ thời chống Mỹ dưới
dạng luận văn, luận án ngày càng nhiều. Một số tác giả đưa ra ý kiến khá thuyết phục
2
(Phạm Thị Hoan, Đặc điểm thơ nữ thế hệ chống Mỹ - Luận văn thạc sĩ, 2008; Giang Khắc
Bình - Một số phong cách tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ chống Mỹ - Luận án tiến sĩ,
2009; Bùi Bích Hạnh Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975 - Luận án tiến sĩ,
2012;
Ngoài ra, số lượng bài viết về thơ trẻ thời chống Mỹ trên các tờ báo, tạp chí, trang
mạng,… thật khó tính hết. Trong đó, đáng chú ý là, nhiều cây bút thuộc lớp nhà thơ trẻ thời
chống Mỹ đã phân tích, thẩm định lại sáng tác của mình và thế hệ mình khá sâu sắc, nảy
sinh một số luận điểm mới (Vân Long, Thanh Thảo, Bằng Việt, Bế Kiến Quốc, ).
Riêng mảng thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô thị miền Nam, sau 1986, ngày càng
được nhiều người tìm hiểu, khám phá. Sản phẩm là những công trình nghiên cứu ở các tầm
độ khác nhau. Nhìn chung, hướng tiếp cận đã có nhiều đổi mới, tập trung nhiều hơn vào
mặt nghệ thuật. Một số nhà thơ tiêu biểu được các nhà nghiên cứu đánh giá hợp lí, khách
quan, trong đó có yếu tố giọng điệu (như công trình nghiên cứu của Trần Hữu Tá, Lê Thị
Bích Hồng, Bùi Bích Hạnh, Trần Thị Mỹ Hiền ).
Tóm lại, tất cả những công trình trên (trước và sau đổi mới) có ý nghĩa khai mở để

chúng tôi khảo sát thơ trẻ thời chống Mỹ từ cảm hứng và giọng điệu bằng một công trình
khoa học hoàn chỉnh, chuyên biệt.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là cảm hứng và giọng điệu nghệ thuật của thơ trẻ thời chống Mỹ; có so sánh, đối
chiếu với thơ chống Mỹ của các thế hệ trước.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với dung lượng cho phép của một Luận án, để tăng chiều sâu, chúng tôi tập trung
khảo sát thơ trẻ miền Bắc và thơ trẻ vùng giải phóng, còn thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô
thị thì chọn một số cây bút tiêu biểu để nghiên cứu. Riêng thơ trẻ miền Bắc, những thi
phẩm vì lí do nào đó mà thời chống Mỹ chưa công bố, nay được lưu hành rộng rãi, đều
nằm trong phạm vi khảo sát của chúng tôi.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Luận án vận dụng, kết hợp các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lịch sử,
phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp loại hình, phương
pháp phân tích tổng hợp. Ngoài ra, để khảo sát hình ảnh, màu sắc có ý nghĩa biểu tượng;
khảo sát cách tổ chức lời văn nghệ thuật, chúng tôi còn sử dụng phương pháp thi pháp học.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
● Về lí luận: Góp phần cụ thể hóa cảm hứng và giọng điệu nghệ thuật (qua khảo
sát thơ trẻ thời chống Mỹ); vận dụng vào nghiên cứu một dòng thơ nảy sinh trong giai
đoạn lịch sử đặc biệt.
● Về văn học sử: - Làm rõ biên độ thơ chống Mỹ, khái niệm “thơ trẻ”, mốc hình
thành và các chặng vận động của thơ trẻ thời chống Mỹ.
- Biện luận, chứng minh các dạng cảm hứng, các kiểu giọng điệu trong thơ trẻ thời
chống Mỹ; khẳng định những đóng góp và chỉ ra một số hạn chế của nó.
3
● Về thực tiễn: Góp một phần vào việc giảng dạy, học tập thơ chống Mỹ nói
chung, dòng thơ trẻ nói riêng theo định hướng mới, phù hợp thời đất nước hội nhập.
6. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận, Tài liệu tham khảo (199 đề mục), Các thi phẩm

được khảo sát (109 đề mục); Cấu trúc Luận án gồm ba chương:
- Chương 1. Thơ chống Mỹ và thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ.
- Chương 2. Cảm hứng nghệ thuật trong thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ.
- Chương 3. Giọng điệu thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ.
CHƯƠNG 1
THƠ CHỐNG MỸ VÀ THƠ TRẺ VIỆT NAM THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
1.1. Thơ chống Mỹ: Biên độ thời gian, đặc điểm nổi bật
1.1.1. Biên độ thời gian
Chúng tôi cho rằng, biên độ thơ chống Mỹ trùng với cuộc kháng chiến chống Mỹ
của nhân dân ta (1955 - 1975). Tức, trong cuộc kháng chiến ấy, không phân biệt miền Bắc
hay miền Nam, vùng giải phóng hay vùng do chính quyền Sài Gòn kiểm soát, tất cả những
sáng tác hướng về chủ đề yêu nước, chống ngoại xâm, đòi độc lập cho dân tộc; tự do, dân
chủ cho nhân dân, thì đều nằm trong “đường viền” chung của thơ chống Mỹ (cốt lõi là thơ
ca cách mạng). Nền thơ ấy có đỉnh của nó với tư cách như một phong trào: Phong trào thơ
chống Mỹ 1965 - 1975.
1.1.2. Đặc điểm nổi bật
1.1.2.1. Một số đặc điểm về tư tưởng, tình cảm
Có thể nói, chưa bao giờ trong thơ ca Việt Nam lại tập trung thể hiện sâu sắc, sinh
động những tư tưởng, tình cảm và khát vọng lớn lao của dân tộc như thơ ca thời chống Mỹ.
Trước hết, tư tưởng yêu nước vẫn là nguồn động lực tinh thần lớn nhất, cao nhất,
bao quát toàn bộ sáng tác thơ ca kháng chiến. Phát huy tư tưởng yêu nước trong thơ ca dân
tộc, nhất là thơ chống Pháp, các nhà thơ chống Mỹ đã nâng tình cảm đất nước lên một tầm
cao và chiều sâu mới.
So với thơ chống Pháp và thơ ca truyền thống, tư tưởng yêu nước trong thơ chống
Mỹ (ở miền Bắc) luôn gắn với chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, qua màng lọc thời gian, những
sáng tác về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội, nay hầu hết đều phai mờ. Điều đó càng
khẳng định: Tư tưởng chủ đạo trong thơ chống Mỹ tập trung thể hiện tinh thần yêu nước và
chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vấn đề giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu, cấp thiết.
Một đặc điểm khác cũng nổi bật, dễ nhận thấy trong thơ chống Mỹ, đó là tình Bắc
Nam ruột thịt. Tình cảm cộng đồng đậm sắc thái sử thi được hiện thực hoá bằng tình Bắc

Nam trong những năm chia cắt: “Rằng nước ta chung một sơn hà / Rằng Bắc Nam cũng là
ruột thịt / Ôm anh em nghe máu chảy vào tim” (Ta đi tới - Trần Quang Long).
Khác nhà thơ ở miền Bắc hay nhà thơ vùng giải phóng, các nhà thơ yêu nước tiến
bộ vùng đô thị miền Nam có thể được giác ngộ cách mạng ở một mức nào đó, nhưng chủ
4
yếu là họ sáng tác dưới ánh sáng của lòng yêu nước, của tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc,
của khát vọng độc lập tự do và sự tự nguyện xả thân - cống hiến.
Đúng là thời đại đã sản sinh ra con người và thơ ca. Thời chống Mỹ là thời cả nước
nhập trận. Tư tưởng, tình cảm trong thơ chống Mỹ là sự khúc xạ tư tưởng, tình cảm lớn của
dân tộc và thời đại. Nếu coi thơ chống Mỹ là dàn đồng ca thì trước hết, dàn đồng ca ấy hội
tụ ở tinh thần yêu nước, ở tình cảm cộng đồng.
1.1.2.2. Một số đặc điểm về hình thức nghệ thuật
Trong phạm vi một tiểu mục của luận án chúng tôi chỉ khảo sát một số đặc điểm
liên quan đến ngôn ngữ thơ và thể thơ. Đó là:
● Gia tăng chất khẩu ngữ, thu hẹp khoảng cách giữa ngôn ngữ thơ với ngôn
ngữ đời thường
Kế thừa những cách tân ngôn ngữ của thơ chống Pháp, thơ chống Mỹ tiếp tục gia
tăng chất khẩu ngữ, đưa thơ về sát cuộc sống thực tại, khoảng cách giữa thơ và lời nói
thường được rút ngắn mà tiên phong là những nhà thơ trẻ. Nhìn chung, ngôn ngữ thơ
chống Mỹ giàu chất hiện thực, hàm lượng khẩu ngữ cao, khoảng cách thơ và cuộc sống
được thu hẹp. Đây cũng là sự cách tân đáng kể của nền thơ này. Việc gia tăng khẩu ngữ
góp phần làm cho thơ điệu nói thêm khởi sắc, bên cạnh thơ điệu ngâm song hành tồn tại và
vẫn giữ nguyên hấp lực của nó.
● Đa dạng, tự do hóa các thể thơ
Đa dạng, tự do hóa thể thơ trong thơ chống Mỹ vận động theo quy luật biện chứng:
cách tân, hiện đại nhưng không loại trừ những giá trị truyền thống. Có ba thể mà chúng tôi
nhận thấy cần khảo sát sau đây:
- Thơ tự do:
Thơ tự do bùng phát từ Thơ mới nhưng nó đã nảy sinh trong thơ truyền thống, nhất
là ở sáng tác dân gian. Trong diễn trình vận động, thơ tự do có vần, không vần hoặc rất ít

vần, nếu ở chặng đầu cuộc kháng chiến chống Pháp còn bị phê phán thì vào chặng cuối trở
nên quen thuộc; đến những năm hòa bình lập lại, nhất là khi cả nước chống Mỹ thì phát
triển mạnh. Nhìn chung, nhiều nhà thơ, đủ các thế hệ đều “canh tác” ở thể thơ tự do. Với
bề dày kinh nghiệm, kiến văn sâu rộng nhưng ít vốn sống chiến trường, các nhà thơ lớp
trước sử dụng thơ tự do chủ yếu phục vụ cho việc bình luận chiến tranh. Đến các nhà thơ
trẻ, với sức trẻ, sức mới, nhiều trải nghiệm nơi trận mạc, thể thơ tự do đối với họ tỏ ra phù
hợp và rất có lợi thế để mô tả chiến tranh. Đồng thời, thơ tự do còn là “công cụ” chính để
nhà thơ sáng tác trường ca.
Ở vùng đô thị miền Nam, nhiều nhà thơ thể nghiệm và đã thành công về thể thơ tự
do. Tiêu biểu như Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Nguyên Sa, họ mạnh dạn đưa thơ tự do
đến với số đông công chúng, thơ họ trút bỏ hết những ràng buộc về vần, luật để cảm xúc
thăng hoa. Những nhà thơ sáng tác theo khuynh hướng yêu nước tiến bộ cũng nằm trong
xu hướng cách tân này (Ngô Kha, Trần Quang Long, Trần Vàng Sao, ).
- Thơ văn xuôi
Thơ văn xuôi là thuật ngữ chỉ một thể thơ có hình thức gần văn xuôi. Rõ nhất là
“vay mượn” ở cấp độ cấu trúc câu thơ.
5
Là một thể thơ “trẻ” so với các thể thơ khác, đến giai đoạn chống Mỹ, thơ văn xuôi
đã được khẳng định và ngày càng phổ biến. Những sự kiện nóng hổi, những suy nghĩ, cảm
xúc mới mẻ dội vào thơ, có khi nhà thơ phải mô tả, phải ghi nhanh, ghi nhiều hình ảnh, sự
việc, Tất cả những điều ấy đòi hỏi hình thức câu thơ phải chuyển biến, nới rộng, kéo dài
mới có thể “ôm chứa” được nội dung phản ánh Không chỉ dừng lại ở có vần hay không
vần, thơ văn xuôi còn phá vỡ cả việc ngắt dòng, xuống dòng; có thể nói, đó là thể tự do
nhất về hình thức.
- Trường ca
Trường ca là tác phẩm thơ dài hơi, có hay không có cốt truyện. Đặc điểm nổi bật
của nó là tính phức hợp. Đặc điểm này mở ra cho trường ca khả năng nới rộng phạm vi
phản ánh, chuyển tải được nhiều trạng thái cảm xúc của chủ thể mà các thể thơ khác khó
đáp ứng được. Ở Việt Nam, trường ca xuất hiện từ thời chống Pháp. Nhưng phải đến thời
chống Mỹ nó mới thực sự khởi sắc. Sự “sinh sôi” của trường ca đáp ứng nhu cầu được lí

giải, thể hiện những nội dung lớn về thời đại, lịch sử, nhân dân trong sự nghiệp chống
ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Nhìn vào diễn trình thơ chống Mỹ, thể trường ca có sự vận
động khá rõ. Ở chặng đầu, dạng thức chủ yếu vẫn là trường ca có cốt truyện. Đến chặng
cuối, kết cấu trường ca theo hướng tổng hợp tự sự - trữ tình - chính luận xuất hiện, tiêu
biểu là Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm. Đó là bước chuẩn bị để đến thập
niên đầu sau 1975 thể loại này thoát hẳn cách dựng cốt truyện truyền thống, mang tính
tổng hợp đúng nghĩa.
Đối với thơ vùng đô thị miền Nam, Ngô Kha là nhà thơ duy nhất sáng tác trường ca
theo khuynh hướng siêu thực. Ngụ ngôn của người đãng trí là cuộc hành trình dài trong
mộng ảo. Những vấn đề về nhân sinh, về thế cuộc cứ chập chờn trong cõi hư vô; nó không
chỉ ám thị nhà thơ mà còn ám ảnh chung cho cả thế hệ thanh niên trí thức lúc bấy giờ.
Như vậy, sự biến đổi nội dung đòi hỏi phải biến đổi hình thức, hình thức phù hợp
nội dung. Trên nền tảng thành tựu đã gây dựng, thơ chống Mỹ có một số đặc điểm riêng,
tương hợp với bối cảnh lịch sử và diễn trình vận động của nó.
1.2. Thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ: Khái niệm, diễn trình vận
động
1.2.1. Khái niệm
Theo chúng tôi, khái niệm “thơ trẻ” bao gồm trẻ về tuổi đời, trẻ về “tuổi” xuất hiện
trên thi đàn và “trẻ” về hồn thơ. Cụ thể, về tuổi tác, đó là thơ của những người bước vào
chặng thứ hai của cuộc kháng chiến (1965 - 1975), họ xê dịch ở độ tuổi đôi, ba mươi hoặc
trên đôi chút. Về tiêu chí “tuổi” xuất hiện trên thi đàn, thơ trẻ bao gồm sáng tác của những
người mà lần đầu, phải đến cuộc kháng chiến chống Mỹ mới ra mắt công chúng, được
công chúng nồng nhiệt đón nhận. Còn “trẻ” về hồn thơ, trước hết là “trẻ” trong cách nhìn,
cách cảm, cách nghĩ của cả một lớp nhà thơ. Nó phải được nhận diện và phân biệt bởi
những dấu hiệu riêng, khó lẫn. Trẻ về hồn thơ được phát lộ qua thi phẩm bằng các phương
thức biểu đạt thẩm mỹ.
Sau cùng, cũng cần phân biệt tên gọi “lớp” (hay thế hệ) nhà thơ chống Mỹ và “thơ
trẻ thời chống Mỹ”. Đối tượng của tên gọi thứ nhất rộng hơn đối tượng của tên gọi thứ hai;
6
trong lớp nhà thơ thời chống Mỹ có thế hệ thơ trẻ. Và cũng có nhiều tác giả thuộc lớp nhà

thơ thời chống Mỹ nhưng không nằm trong đội ngũ thơ trẻ do “vượt khung” tuổi tác.
1.2.2. Diễn trình vận động
Nhìn tổng thể, thơ trẻ thời chống Mỹ có thể chia thành ba chặng. Mỗi chặng có
những nét riêng, gắn với diễn biến chiến sự và bước chuyển của thơ ca. Tuy nhiên, sự phân
chia này cũng chỉ tương đối.
● Chặng thứ nhất: Từ 1960 đến 1964
Đây là chặng mở đầu có ý nghĩa quyết định để đến giữa thập niên 60, thơ trẻ tập
hợp thành đội ngũ, “đăng quang” trên thi đàn với tư cách là hiện tượng nghệ thuật nổi bật.
Nhìn chung, ở chặng đầu, hòa trong âm hưởng ngợi ca của nền thơ miền Bắc, thơ trẻ một
mặt bùng cháy khát vọng lên đường dựng xây đất nước (Lên miền Tây - Bùi Minh Quốc);
mặt khác, có thể nói, chưa bao giờ nỗi đau đất nước cắt chia lại đau đáu thổn thức như
trong thơ trẻ như ở chặng này (Nhớ mưa quê hương - Ca Lê Hiến).
Cuộc thi thơ của Tạp chí Văn nghệ 1961, báo Lao động 1964,… đã phát hiện và ghi
nhận tài năng một số nhà thơ trẻ (Thái Giang, Ca Lê Hiến, Nguyễn Xuân Thâm, ); sáng
tác của Xuân Quỳnh (Thuyền và biển), Bằng Việt (Bếp lửa), Thu Bồn (Bài ca chim chơ
rao),… thực sự gây được tiếng vang trên thi đàn. Ở vùng đô thị miền Nam, Trần Quang
Long năm 1960 đã có Nghiêng nón” nổi tiếng, Ngô Kha năm 1961 có tập Hoa cô độc ấn
tượng.
● Chặng thứ hai: Từ 1965 đến 1969
Năm 1965 đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh, chiến sự ngày càng ác liệt. Trong bối
cảnh như vậy, thơ trẻ xuất hiện và khởi động trước đó, nay chuyển sang chặng bùng phát;
nhiều nhà thơ tự nguyện vào miền Nam chiến đấu. Được tăng cường nguồn lực từ miền
Bắc, đội ngũ thơ trẻ vùng giải phóng ngày càng lớn mạnh. Ngay cả thơ trẻ yêu nước tiến
bộ vùng đô thị, trong sáng tác của họ cũng biểu lộ tinh thần chống Mỹ quyết liệt hơn trước:
Trần Quang Long Thưa mẹ trái tim, Trần Vàng Sao Bài thơ của người yêu nước mình; rõ
nhất là trong tập Tiếng hát của những người đi tới, xuất bản công khai ở Sài Gòn 1967.
Sang chặng thứ hai, đội ngũ nhà thơ trẻ khá hùng hậu, sáng tác của họ khá đồng
đều. Cảm hứng ra trận với các mô típ chia li, hành quân, hoài niệm, nhớ nhung trở nên phổ
biến. Hai cuộc thi thơ của Tuần báo Văn nghệ (1966 và 1969) đã tạo cơ hội để những cây
bút trẻ bộc lộ tài năng, tích cực sáng tác. Những nhà thơ đạt giải (Phạm Tiến Duật, Phan

Thị Thanh Nhàn, Bế Kiến Quốc) góp phần khẳng định sự trưởng thành nhanh chóng của
đội ngũ thơ trẻ.
● Chặng thứ ba: Từ 1970
Đây là chặng cuối của thơ trẻ thời chống Mỹ. Đội ngũ sáng tác đã đông đảo vào
chặng thứ hai, nay được bổ sung thêm nhiều cây bút mới, trong đó xuất hiện không ít tài
năng: Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Hoàng Nhuận Cầm,
Lâm Thị Mỹ Dạ,… Nét đáng chú ý là, phần đa những nhà thơ trẻ bổ sung ở chặng cuối đều
là những nhà thơ - chiến sĩ. Họ là những người cầm súng và cầm bút, nếm trải cuộc đời
chinh chiến nơi tuyến đầu. Do vậy trong thơ họ, hiện thực được khám phá với tất cả những
gì bề bộn, nóng bỏng nhất. Cuộc thi thơ của Tuần báo Văn nghệ năm 1972 - 1973 và 1975
7
- 1976 đã góp phần nâng cao chất lượng thơ, phát hiện nhân tố mới, khẳng định vị trí của
thơ trẻ thời chống Mỹ trên thi đàn.
Qua ba chặng vận động của diễn trình thơ trẻ thời chống Mỹ, có thể khẳng định, đó
là dòng thơ như đường bay của viên đạn thẳng đầu, đủ sức trường tồn trong lịch sử thơ ca
dân tộc.
CHƯƠNG 2
CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRẺ VIỆT NAM THỜI KHÁNG
CHIẾN CHỐNG MỸ
2.1. Cảm hứng nghệ thuật: Khái niệm, hướng phân loại
2.1.1. Khái niệm:
Cảm hứng nghệ thuật có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (pathos - tức tình cảm sâu sắc,
nồng nàn, quen gọi là “nhiệt hứng”). Nó bao giờ cũng đậm đà, lắng lọc hơn cảm hứng
thông thường, luôn gắn với tư tưởng, mang tính khuynh hướng rõ rệt.
2.1.2. Hướng phân loại cảm hứng nghệ thuật
Căn cứ vào khuynh hướng tư tưởng, tình cảm trong tác phẩm, các tác giả Giáo trình
Dẫn luận nghiên cứu văn học (G.N. Pôxpêlôp chủ biên) phân cảm hứng thành 7 biến thể,
và cho rằng, giữa các “biến thể” (tức “dạng thức” cảm hứng theo cách gọi của chúng tôi)
thường “gắn bó với nhau, có thể chuyển hóa lẫn nhau, thâm nhập vào nhau” (tr.143). Đó
là định hướng để chúng tôi nghiên cứu cảm hứng nghệ thuật trong thơ trẻ thời chống Mỹ.

Tuy nhiên, cách phân loại như trên là bao quát chung cho văn học của mọi dân tộc. Còn
khi vận dụng vào khảo sát một hiện tượng nghệ thuật cụ thể, nảy sinh trong một thời đại cụ
thể; ở một đất nước có bản sắc, thì tất phải có sự linh hoạt. Nghĩa là, bảy biến thể cảm
hứng theo đề xuất của các nhà biên soạn giáo trình Dẫn luận nghiên cứu văn học, khi vận
dụng, chúng tôi đã rút gọn, chuyển tên gọi, số lượng cũng ít hơn.
2.2. Những dạng thức cảm hứng trong thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống
Mỹ
2.2.1. Cảm hứng lãng mạn - sử thi
Thơ chống Mỹ nói chung, dòng thơ trẻ thời ấy nói riêng nảy sinh trong trạng huống
chiến tranh, cảm hứng lãng mạn - sử thi giữ vai trò chủ đạo. Sản phẩm của cảm hứng này
là cái tôi sử thi hướng vào ba trung tâm hình tượng: Tổ quốc - Nhân dân - Đảng và lãnh tụ.
Có thể nói, đây là “hồn cốt” của thời thơ sử thi, vận động liên tục trong cuộc chiến tranh
giữ nước.
● Hình tượng Tổ quốc
Nhìn tổng quan, hình tượng Tổ quốc trong thơ trẻ thời chống Mỹ luôn giữ vị trí
trang trọng, tôn nghiêm, được chiếm lĩnh bằng cảm hứng lãng mạn - sử thi, ngân lên âm
điệu hào sảng. Dấu ấn của dòng thơ này là khám phá Tổ quốc bằng cái nhìn tươi trẻ, sát
thực với tất cả sự nồng thắm, hồn nhiên.
Khám phá Tổ quốc từ góc nhìn thời gian - không gian, thơ trẻ thời chống Mỹ kết
nối “hoàn hảo” giữa truyền thống và hiện đại. Ở họ không phải “nhận đường”, “lột xác”,
“sang bờ tư tưởng ta lìa ta”; càng không vướng bận, “ăn năn” với quá khứ theo kiểu “xưa
8
phù du nay phù sa”, hạ thấp xưa để đề cao nay, Trong thơ trẻ, các chiều kích của Tổ quốc
được cảm nhận theo một mạch thẳng; quá khứ soi bóng xuống hiện tại, hiện tại kế thừa
tinh hoa quá khứ.
So với thời chống Pháp, bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam đã khẳng
định được vị thế trên thế giới. Nhờ thế mà tầm vóc Tổ quốc trong thơ trẻ thời chống Mỹ
được mở rộng, nhân lên. Nhà thơ mới có thể viết “Em mơ một phiên tòa”,“Thư gửi một
bạn gái Mỹ” (Lý Phương Liên), “Khuôn mặt ẩn kín” (Phan Thị Thanh Nhàn),… Từ những
thông điệp như vậy mà biểu tượng Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế không chỉ tỏa sáng

ở chủ nghĩa anh hùng mà còn thấm đậm tinh thần nhân văn; không chỉ bất khuất kiên
cường mà còn hòa hiếu, bao dung. Theo chúng tôi, đó là cái mới, cái khác trong thơ trẻ
thời chống Mỹ khi viết về Tổ quốc. Xa hơn, có thể xem những sáng tác ấy như “tín hiệu”
bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngay khi chiến tranh chưa kết thúc.
● Hình tượng nhân dân
Hình tượng nhân dân trong thơ trẻ thời chống Mỹ là một phần chân dung thế hệ họ.
Nếu những nhà thơ lớp trước có xu hướng liên tưởng, triết lí về cuộc hành trình về với
nhân dân; thì các nhà thơ trẻ lại viết theo cách khác: “Ta sống giữa nhân dân chết giữa
nhân dân/ rất yên ổn mầm cây thở chìm trong đất/ những định nghĩa cao xa xin dành cho
người khác” (Thanh Thảo). Một cuộc chiến tranh tổng lực, sức dân được huy động tối đa,
tất cả mọi người, đủ các tầng lớp, lứa tuổi, giới tính đều tham gia đánh giặc. Thơ trẻ thời
chống Mỹ tái hiện hình tượng nhân dân một cách sinh động, đầy ám gợi. Đối với thơ trẻ
yêu nước tiến bộ vùng đô thị, hình tượng nhân dân được tiếp cận từ phương diện nạn nhân
chiến tranh. Viết về họ, các nhà thơ muốn gửi thông điệp lên án chiến tranh; chiến tranh dù
nhìn phía nào, người dân cũng bất hạnh.
Ở góc độ nghiên cứu, có thể khẳng định, xây dựng thành công hình tượng Tổ quốc,
hình tượng nhân dân là những giá trị rất đáng ghi nhận của thơ trẻ thời chống Mỹ.
● Hình tượng Đảng và lãnh tụ
* Hình tượng Đảng trong thơ trẻ thời chống Mỹ không chệch ra ngoài “khung tư
tưởng” chung. Tuy vậy, thơ trẻ vẫn có dấu ấn riêng, cũng trong mạch cảm hứng ngợi ca,
nhưng khác nhà thơ lớp trước, thơ trẻ hầu như không ai triết luận về Đảng, ngợi ca Đảng
theo hướng thần thánh, tuyệt đối hóa. Có lẽ vị thế của những nhà thơ trẻ thời ấy đã không
cho phép họ viết về Đảng như các nhà thơ bậc “tiền bối” ở vị thế cấp cao.
* Hình tượng lãnh tụ: Nhìn chung, hầu hết các nhà thơ viết về Hồ Chí Minh đều
theo khuynh hướng lãng mạn - sử thi, ngợi ca tôn kính. So với một số nhà thơ lớp trước,
thơ trẻ thời chống Mỹ khắc họa hình tượng lãnh tụ nghiêng về biểu cảm hơn triết luận, lấy
biểu tượng từ cái cụ thể, có thực hơn là cái ảo, cái suy diễn.
2.2.2. Cảm hứng dấn thân - nhập cuộc
Thời chống Mỹ, dấn thân - nhập cuộc là cả một thế hệ nhà thơ trẻ “dàn hàng gánh
đất nước trên vai”, tràn đầy nhiệt hứng. Từ sự dấn thân ở ngoài đời (quan niệm/thái độ

sống) đến cảm hứng dấn thân - nhập cuộc trong sáng tạo nghệ thuật, với họ là hoàn toàn tự
nguyện, tự giác. Điểm nổi bật, không thể thay thế thơ trẻ, đó là việc mở rộng biên độ, tiếp
xúc nhiều chiều kích khác nhau về đời sống, đặc biệt là đời sống chiến trường. Cái “tôi”
9
trong thơ trẻ là cái “tôi” dấn thân, cái “tôi” thấu hiểu sâu sắc trách nhiệm của mình trước
Tổ quốc. Nhiều nhà nghiên cứu gọi đó là “cái tôi thế hệ”.
Không như thơ trẻ miền Bắc và thơ trẻ vùng giải phóng; thơ trẻ yêu nước tiến bộ
vùng đô thị là hiện tượng nghệ thuật nảy sinh trong hoàn cảnh bất lợi, đối mặt với bắt bớ tù
đày, các nhà thơ chủ yếu tự tập hợp lại với nhau. Tuyển tập Tiếng hát những người đi tới,
Quê hương ta anh hùng, Thơ máu, là những sản phẩm nghệ thuật lưu giữ một thời dấn
thân của họ.
Rõ là, đã có một khoảng cách đáng kể giữa các thế hệ nhà thơ khi viết về chiến
tranh. Dấn thân - nhập cuộc khác nhau, nhìn chiến tranh cũng khác nhau. Điểm mạnh của
thơ thế hệ trước là năng lực tổng hợp, bình luận chiến tranh. Điểm mạnh của thơ trẻ là tái
hiện tất cả những gì trần trụi, tàn khốc như bản chất cuộc chiến, thiên về mô tả chiến tranh.
Và ở đây đã có sự cân bằng “tự nhiên” giữa các thế hệ nhà thơ. Những gì không (hoặc ít)
tìm thấy trong thơ thế hệ này thì đã có ở thơ thế hệ kia; mỗi thế hệ có “sự sinh” riêng của
họ. Thơ bình luận chiến tranh hay mô tả chiến tranh, nếu là thơ hay, không bị “ô xi hóa”
bởi thời gian thì đều giá trị như nhau.
2.2.3. Cảm hứng bi tráng
Nhìn từ góc độ mỹ học, “bi ai” (hay “bi thương) được hiểu như “cái bi”; “hùng
tráng” được hiểu là “cái hùng”; cả hai đều xoay quanh cái đẹp, cái cao cả.
Thơ trẻ thời chống Mỹ có cả “bi” và “tráng”; có cái được - cái mất, có tự hào, có
nỗi đau. Ở chặng đầu, thơ họ ít đề cập đến mất mát hi sinh. Nhưng khi cuộc chiến bước
vào hồi kết, sự khốc liệt tăng lên, tính chất thi vị, réo rắt trong thơ giảm hẳn, thay vào đó là
những suy tư về về thân phận con người. Một hướng biểu đạt khác của cảm hứng bi tráng
là nghiêng về mô tả cái bi thương. Tập trung nhiều nhất vẫn trong sáng tác của những nhà
thơ nếm trải, quăng quật với đời, trực diện với chiến tranh. Đối với họ, cảm hứng bi
thương không chỉ tập trung ở người lính, mà còn được mở ra nhiều mặt trong đời sống.
Chiến tranh kéo dài, đất nước bên bờ vực của sự kiệt quệ; những dấu tích bi thảm, nếu mờ

nhạt trong sáng tác của những nhà thơ lớp trước thì lại nổi lên khá đậm trong thơ trẻ (phải
sau 1986 mới lưu hành rộng rãi).
Đáng lưu ý là, cảm hứng bi thương trong thơ trẻ còn mở rộng sang cả “phía bên
kia” - những con người chung cội nguồn Lạc Việt, đều là nạn nhân chiến tranh. Nguyễn
Duy viết Đứng lại, Hai lần chết của một người lính Cộng hòa như tín hiệu sớm về tinh
thần hòa giải, hòa hợp dân tộc. Riêng thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô thị, cảm hứng bi
thương được thể hiện đậm nét, với nhiều mức độ và bút pháp khác nhau, chủ yếu xoáy vào
nỗi đau chiến tranh hơn là lãng mạn, sử thi hóa chết chóc. Đây là “cái khác” của mảng thơ
này so với thơ trẻ miền Bắc và thơ trẻ vùng giải phóng.
3.2.4. Cảm hứng đời tư, thế sự
Xét phương diện hưng phấn cao độ (nhiệt hứng), rung cảm sâu sắc, thống thiết của
nhà văn trước những vấn đề về đời sống riêng tư, về thân phận con người và thực trạng xã
hội, nổi lên trong tác phẩm như một khuynh hướng tư tưởng rõ nét; chúng tôi gọi đó là
cảm hứng đời tư, thế sự. Chiết nghĩa, cảm hứng đời tư, thế sự là khái niệm ghép của hai
10
thành tố có nghĩa tự thân: “đời tư” và “thế sự”, giữa chúng liên quan gần chứ không nhập
làm một, cũng không phải thành tố này quy định thành tố kia.
* Cảm hứng đời tư được coi là dạng cảm hứng giàu tính nhân bản. Ngay từ khi mới
xuất hiện, thơ trẻ đã tạo được dấu ấn qua những sáng tác về tình yêu lứa đôi - bình diện
điển hình nhất của “cái tôi đời tư” (dĩ nhiên khác cái tôi đời tư trong Thơ mới): Ấy là Em
đẹp nhất- Ca Lê Hiến, Thuyền và biển- Xuân Quỳnh, Hoa cúc tím- Nguyễn Mỹ, Nhật kí
yêu đương - Phạm Tiến Duật,…Trong thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô thị, nhìn chung,
mấy năm đầu thập niên 60, tình lứa đôi có vẻ còn bình yên, êm ả (Mùa thu ở Huế - Lê
Nghiêm Vũ, Nghiêng nón - Trần Quang Long),…
Khi cuộc chiến chuyển sang giai đoạn khốc liệt, xã hội biến động dữ dội (từ 1965),
cảm hứng đời tư mức này mức khác đều nhuốm màu sắc sử thi, tình lứa đôi nhập sâu vào
tình đất nước. Và thời nào cũng vậy, tình yêu luôn đi liền với trăn trở; có cái trăn trở do
chính nó, có cái trăn trở do tác động của bối cảnh chiến tranh. Đó là sự trở lại của cái tôi
đời tư hướng nội trong thơ trẻ thời chống Mỹ xuất hiện vào những năm cuối cuộc chiến.
Rõ nhất là thơ Lưu Quang Vũ, thơ ông chạm đến tận cùng tâm trạng xót xa, hẫng hụt; cái

tôi đời tư trĩu nặng cảm thức cô đơn, nỗi buồn thấm thía.
* Cảm hứng thế sự hướng về thân phận con người trước “những điều trông thấy”.
Sự thực là, ở mức này mức khác, cảm hứng thế sự đã “ló dạng” trong một số sáng tác của
những nhà thơ trẻ miền Bắc lúc bấy giờ; tập trung nhiều vẫn phải nói đến sáng tác của Lưu
Quang Vũ. Tiếp đến là thơ Xuân Quỳnh trong Gió Lào cát trắng (1974); Lý Phương Liên
trong Trò chuyện với Thúy Kiều, Ở mảng thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô thị, Đông
Trình, Tần Hoài Dạ Vũ, Trần Quang Long là nhà thơ đã đưa tất cả những điều ngụy trá của
xã hội thời chiến vào sáng tác của mình.
2.3. Một số phương thức biểu đạt cảm hứng nghệ thuật trong thơ trẻ Việt Nam
thời kháng chiến chống Mỹ
Thuộc phương diện nội dung, cảm hứng nghệ thuật phải tìm đến các phương thức
biểu đạt phù hợp. Có nhiều phương thức được sử dụng, ở đây chúng tôi chỉ khảo sát một số
phương thức mà bản thân cho là nổi bật trong thơ trẻ thời chống Mỹ.
2.3.1. Sáng tạo hình ảnh giàu nghĩa biểu tượng
Sáng tạo nghệ thuật là sáng tạo giá trị biểu tượng. Về phương diện này, thơ trẻ thời
chống Mỹ lưu lại không ít dấu ấn được coi là độc đáo, sinh động:
● Màn đêm, con đường
Cảm quan lãng mạn- sử thi trong thơ trẻ thời chống Mỹ không thiếu vắng màn
đêm. Màn đêm như biểu tượng của ẩn số Việt Nam, Tổ quốc trở mình, vươn dậy trong
đêm, lớn mạnh trong đêm: “Bóng đêm ở Việt Nam / Là khoảng tối giữa hai màn kịch /
Chứa bao điều thay đổi lớn lao” (Lửa đèn - Phạm Tiến Duật).
Nếu màn đêm là hình ảnh thời gian trở thành ẩn số Việt Nam thì con đường lại là
hình ảnh không gian, biểu tượng của hướng đi, của những cuộc chuyển xoay lịch sử:“Ba
mươi triệu tấm lòng xông ra tuyến lửa” (Phạm Ngọc Cảnh). Con đường và người đi là hai
mặt của không gian, con đường trong tư tưởng dẫn dắt cuộc hành trình trên con đường vũ
trụ. Trong thơ Ngô Kha, con đường là biểu tượng của khát vọng hòa bình, lòng người tụ
11
họp (Mai có hòa bình); với Trần Quang Long là sự lựa chọn dứt khoát hướng đi của tuổi
trẻ (Chúng ta bước đi).
● Lửa, dòng sông và đất

Thơ trẻ thời chống Mỹ nảy sinh trong lửa, dồi dào ngọn lửa. Biểu tượng lửa trong
thơ họ gắn với sáng tạo của từng chủ thể: Ấy là biểu tượng của tâm hồn, cốt cách Việt
Nam (Lửa đèn - Phạm Tiến Duật); biểu tượng của tinh thần cách mạng sục sôi, của đoàn
kết cộng đồng vùng lên chống giặc (Rông chiêng - Nguyễn Xuân Thâm); biểu tượng của
tấm lòng nhân hậu, thủy chung (Bếp lửa - Bằng Việt), Trong thơ trẻ yêu nước tiến bộ
vùng đô thị, “lửa” còn là biểu tượng của chiến tranh hủy diệt, của oán trách và hoài nghi
cuộc chiến: “Đất nước lầm than mẹ khóc bên đèn / Ánh lửa tương lai vẫn còn xa ngái”
(Chúng ta bước đi - Trần Quang Long)
Bên cạnh lửa, con sông trong thơ trẻ là con sông tinh thần, biểu tượng cho vẻ đẹp
vĩnh hằng của đất nước, cho nhuệ khí một thế hệ dấn thân: “đừng viết về chúng tôi như cốc
chén đứng trên bàn; xin hãy viết như dòng sông chảy xiết” (Hữu Thỉnh);…
Cùng dòng sông là đất. Đối với người dân Việt Nam, đất là vấn đề cốt tử, giữ nước
là giữ đất, mất đất là mất tất cả, mọi cuộc quật khởi cũng từ đất nổ ra: “Người của đất lại
bật lên từ đất” (Vương Trọng). Đất nước lớn lên từ bùn đất, tầm vóc của dân tộc cũng từ
bùn đất mà “đứng dậy sáng lòa”. Trong thơ trẻ thời chống Mỹ, đất trở thành biểu tượng
cho sức sống và tinh thần quật khởi của nhân dân.
2.3.2. Đa dạng các màu sắc nghệ thuật
Nghiên cứu thơ trẻ thời chống Mỹ, chúng tôi thấy các nhà thơ sử dụng đa dạng các
màu sắc, nhằm mục đích “mã hóa” các dạng thức cảm hứng, nhất là cảm hứng lãng mạn -
sử thi.
● Màu của sự sống, sức sống, tình yêu và khát vọng
Trong thơ trẻ, màu xanh xuất hiện với tần số cao nhất. Nhiều tác giả tỏ ra ưa sử
dụng màu sắc này (Hoa cúc xanh - Xuân Quỳnh, Kỉ niệm màu xanh - Quang Huy, Tháng
năm xanh - Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đêm tình xanh - Trần Quang Long, ). Màu xanh
tương hợp tuổi xuân căng đầy khát vọng, biểu tượng cho sức sống của người Việt Nam, sự
tái sinh của quê hương đất nước: “Hàng dừa vẫn trổ lá xanh /Vết thương cũ đã lại lành
thịt da” (Lê Anh Xuân). Riêng Ngô Kha, nhà thơ sáng tác theo khuynh hướng siêu thực,
màu xanh vẫn hàm nghĩa tuổi trẻ, nhưng là tuổi trẻ đổ máu, tuổi trẻ bị cuốn vào cơn lốc
chiến tranh: “gió có về linh thiêng /như lòng ta hằng réo gọi / như tuổi đời ta chảy giọt
máu xanh” (Gió).

● Màu của niềm lạc quan, tin tưởng, tự hào
Nét chung của các thơ trẻ thời chống Mỹ là đều lấy màu hồng làm biểu tượng cho
niềm tin yêu cuộc đời, ấm nồng sự sống: “Hạnh phúc nhen theo mỗi bếp lửa hồng” (Vũ
Quần Phương) “bài thơ thế hệ vẫn hồng tươi” (Ngô Kha). Xung quanh nghĩa biểu tượng
này, nhiều tổ hợp màu hồng được xác lập:“mùi tóc hồng” (Nguyễn Khoa Điềm),“trái tim
hồng” (Thu Bồn),“buổi trưa hồng” (Quang Huy),“máu hồng” (Chim Trắng), “hồng tuổi
thơ” (Xuân Quỳnh), “nước mắt hồng” (Trần Quang Long),“mùi tóc hồng” (Ngô Kha),
Đó là những sáng tạo rất đáng ghi nhận.
12
Bên cạnh màu hồng, trong thơ trẻ, màu vàng cũng là màu tươi sáng, lộng lẫy, gợi
sự tươi vui, rộn rã, hào hứng: “Chiều Ba Tri vàng mơ / Trăng nhô lên sáng rực (Lê Anh
Xuân), “Vàng mơ nắng sớm đỏ hoàng hôn” (Chim Trắng). Đối với thơ trẻ miền Bắc, màu
vàng thường gắn với mô típ ra đi, sắc độ thường là “vàng rực”, “vàng hoe”: “Cả cánh
đồng vàng rực buổi chiều đi” (Bằng Việt); “Chiều ấy các anh đi / Nắng vàng hoe gốc rạ”
(Lưu Quang Vũ).
● Màu của lí tưởng, lòng thủy chung và phẩm chất cao đẹp
Như một quy ước hiển nhiên, màu đỏ được coi là màu của lý tưởng, màu của đấu
tranh cách mạng. Trong thơ trẻ thời chống Mỹ, màu đỏ xuất hiện với tần số khá cao, được
biểu đạt bằng nhiều sắc độ. Có thể nói, chưa bao giờ màu đỏ lại trở thành biểu tượng sinh
động như trong thơ trẻ thời chống Mỹ. Những bài thơ mang sắc đỏ một thời: Cuộc chia li
màu đỏ - Nguyễn Mỹ, Thời hoa đỏ - Thanh Tùng, Màu hoa đỏ - Nguyễn Đức Mậu đi qua
gần nửa thế kỉ mà vẫn ám ảnh không nguôi. Tất cả đều là sắc đỏ, biểu tượng cho lí tưởng
giải phóng dân tộc, đậm chất trữ tình và bi tráng.
Như vậy, nhìn tổng thể, thơ trẻ thời chống Mỹ hiện hữu bốn dạng thức cảm hứng,
giữa các dạng thức đã có sự gắn bó, đan cài, thâm nhập vào nhau. Trong đó, cảm hứng
lãng mạn - sử thi giữ vai trò chủ đạo, chi phối nhưng không triệt tiêu các dạng thức cảm
hứng khác. Cảm hứng được biểu đạt bằng nhiều phương thức nghệ thuật, trong đó có xây
dựng biểu tượng. Mỗi thời đại thường nảy sinh khuynh hướng xây dựng biểu tượng riêng,
phù hợp với cảm hứng chủ đạo của thời đại đó. Xác lập được hệ thống biểu tượng từ
những hình ảnh, màu sắc đặc trưng, thơ trẻ thời chống Mỹ đã góp vào thơ ca dân tộc dấu

ấn riêng, khá nổi bật.
CHƯƠNG 3
GIỌNG ĐIỆU THƠ TRẺ VIỆT NAM THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
3.1. Giọng điệu và giọng điệu nghệ thuật
3.1.1. Giọng điệu trong đời sống
Giọng điệu trong đời sống là giọng điệu được thể hiện qua diễn ngôn hàng ngày,
ngoài nghệ thuật, dễ tan biến sau giao tiếp.
3.1.2. Giọng điệu nghệ thuật
Xét cấu trúc, chúng tôi hiểu “giọng điệu” là thuật ngữ hợp nhất về nghĩa, tức “Thái
độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện
trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm,…” (Từ điển thuật
ngữ văn học, tr.134). Trong nghiên cứu, “giọng” được hiểu là giọng điệu - một yếu tố của
thi pháp học. Giọng điệu toát ra từ lời văn nghệ thuật nhưng không phải phép cộng giản
đơn các phương tiện ngôn ngữ. Nó bao giờ cũng thống nhất trong chỉnh thể tác phẩm, gắn
với sắc thái biểu cảm, quan niệm thẩm mỹ của chủ thể.
Thực tế đời sống văn học cho thấy tính đa dạng và phức tạp của giọng điệu. Trong
một thời đại thơ ca (chẳng hạn thơ ca thời chống Mỹ), hiện tượng phổ biến là, các dạng
13
thức cảm hứng thường đan xen, thâm nhập vào nhau, dẫn đến giọng điệu cũng có sự “pha
trộn”, thống nhất trong đa dạng, bên cạnh giọng điệu chính còn có nhiều giọng điệu khác.
3.2. Những kiểu giọng điệu trong thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ
Từ cơ sở lí luận trên, coi giọng điệu tự nó là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố;
dựa vào tiêu chí “cùng mang một âm hưởng, chung một khuynh hướng” (Lê Ngọc Trà),
chúng tôi nghiên cứu thơ giọng điệu trẻ thời chống Mỹ theo hướng quy về từng kiểu giọng.
3.2.1. Giọng hào sảng, lạc quan
Thơ trẻ thời chống Mỹ lấy cảm hứng lãng mạn - sử thi làm chủ đạo. Nó là sản
phẩm tất yếu của thời đại cả nước ra trận. Tương ứng với khuynh hướng cảm hứng này là
giọng điệu hào, sảng lạc quan, giàu âm hưởng hùng ca.
Trong thơ trẻ, kiểu giọng hào sảng, lạc quan vừa có sự dội vào của âm hưởng thời
đại, vừa là sự tiếp nối và chịu ảnh hưởng từ giọng điệu các nhà thơ lớp trước. Khởi đầu là

âm hưởng của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đầu thập niên 60 đầy ý chí
và lãng mạn. Đặc biệt, kiểu giọng này được đẩy đến đỉnh cao kể từ khi Hoa Kỳ đổ quân
vào miền Nam, đánh phá ác liệt miền Bắc (1965). Cũng từ đây, giọng hào sảng, lạc quan
trong thơ trẻ hòa vào âm hưởng chung của thời thơ đánh giặc. Đến chặng cuối, khi các nhà
thơ đã nhập sâu vào chiến trận, thì giọng thơ họ, nhìn chung dễ phân biệt với giọng của
những nhà thơ lớp trước. Cũng hào sảng, lạc quan nhưng thơ trẻ dường như giảm bớt âm
vực cao vút của sắc thái sử thi để trở nên sát thực, trầm lắng và thấm thía hơn.
Ở mảng thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô thị, sang chặng hai đã có sự bùng nổ khá
rộng trong tầng lớp học sinh, sinh viên (tập hợp trong Tiếng hát của những người đi tới-
1967). Thơ họ tràn đầy âm hưởng hùng ca, hối thúc tuổi trẻ xuống đường tranh đấu. Về
phương diện này, thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô thị hòa chung vào nền thơ chống Mỹ
của cả nước. Điểm gặp giữa các vùng thơ là tinh thần dân tộc, chống ngoại xâm, chứ chưa
phải ở một lí tưởng cao xa nào khác.
3.2.2. Giọng trữ tình, thống thiết
Giọng trữ tình thống thiết trước hết được xuất phát từ tâm trạng “rưng rưng” của
nhà thơ trước cảnh vật và con người Việt Nam trong những năm tháng gian khổ, đầy đau
thương nhưng cũng rất hào hùng. Một Việt Nam lẫm liệt trên trận tuyến chống ngoại xâm
được cất lên bằng giọng tráng ca, ngân vang bên cạnh một Việt Nam trầm tĩnh, bao dung
thường được ví như người mẹ nhân hậu, vị tha, sâu nặng ân tình.
Chất giọng trữ tình nhiều khi được đẩy đến mức thống thiết. Đó là những bài thơ
viết về nỗi đau đất nước chia cắt. Sau nỗi đau đất nước cắt chia là những cuộc tiễn đưa.
Thời chống Mỹ có vô số cuộc tiễn đưa. Những cuộc tiễn đưa như thế không chỉ là nụ cười,
câu hát mà còn có cả nỗi buồn và nước mắt. Ở đây đã có sự khác nhau giữa các thế hệ nhà
thơ. Thơ thế hệ trước: “Tiễn con lên đường, nụ cười nghìn bà mẹ như nhau” (Chế Lan
Viên); thơ trẻ: “Mẹ nén nỗi đau /dấu tờ báo tử /sáng mai lại tiễn con nhập ngũ” (Hữu
Thỉnh). Đặc biệt là nỗi đau tiễn biệt, kẻ mất người còn của những cặp đôi thời binh lửa.
Dương Hương Ly viết Bài thơ về hạnh phúc nhưng sự thực tan vỡ hạnh phúc bởi chiến
tranh. Giọng thơ thống thiết, se thắt đến tận cùng gan ruột. Đối với thơ trẻ yêu nước tiến bộ
vùng đô thị, giọng trữ tình thống thiết nổi lên đậm nét, đa sắc thái: Có cái thống thiết buồn,
14

cô đơn và có cả bế tắc, tuyệt vọng; nhà thơ cảm thấy tha hương ngay trên đất nước mình
(Ám ảnh - Trần Quang Long, Gió - Ngô Kha, ).
Chúng tôi thấy kiểu giọng trữ tình thống thiết hiển thị trong thơ trẻ không hề thưa
vắng. Chất giọng này góp phần gia tăng tính hướng nội, tạo thêm hấp lực cho một dòng thơ
sinh thành trong những năm tháng đất nước không yên, tuổi trẻ dấn thân ra trận.
3.2.3. Giọng triết lý, suy tưởng
Sự gia tăng chất giọng triết lý, suy tưởng vừa đáp ứng yêu cầu của thời đại vừa là
xu hướng vận động chung của cả nền thơ chống Mỹ. Mặt khác, chính cảm hứng lãng mạn -
sử thi, ngoài giọng hào sảng lạc quan tất phải nảy sinh thêm giọng triết lí suy tưởng; có
như vậy thì mới đưa thơ vào chiều sâu, nâng thơ lên tầm khái quát. Kiểu giọng này, ưu thế
thuộc về các nhà thơ lớp trước. Tuy nhiên, có thể do quá chú trọng vào khái quát những
vấn đề lớn, mang tầm vóc sử thi, nên giọng triết luận trong thơ thế hệ trước ít đề cập đến số
phận đất nước và con người trong chiến tranh.
Các nhà thơ trẻ chọn cho mình một cách nói khác. Giọng triết lí của họ ít khi đanh
thép, hùng hồn mà thường tự nhiên, dịu nhẹ; chất suy luận không nghiêng về tư duy phân
tích mà chủ yếu được liên tưởng từ những sự vật, hiện tượng nảy sinh trong thực tế đời
sống, nhất là đời sống chiến trường. Đối với thơ trẻ yêu nước tiến bộ vùng đô thị, giọng
triết lí thường hướng về thân phận con người, về chiến tranh và hòa bình, về cội nguồn và
hòa giải - hòa hợp dân tộc. Nhiều nhà thơ mượn hình tượng “Mẹ” để triết lí nỗi đau chung
của đất nước, của giống nòi (Trần Vàng Sao, Trần Quang Long, Tần Hoài Dạ Vũ, Thái
Ngọc San, ). Giọng triết lí suy tưởng kết hợp giọng trữ tình thống thiết tạo sự hài hòa giữa
tình cảm và lí trí, giúp thơ trẻ thời chống Mỹ thoát ra khỏi sự đơn điệu, tẻ nhạt; phần đa
trong đó đủ sức trường tồn với thời gian.
3.2.4. Giọng day dứt, tự vấn
Giọng day dứt, tự vấn như “bè đệm” nhỏ, khuất lấp trong dàn “đại hợp xướng” thơ
ca chống Mỹ. Là sản phẩm của cảm hứng đời tư, thế sự, kiểu giọng này xuất hiện trong
sáng tác của một số nhà thơ trẻ, chủ yếu là từ đầu thập niên 70. Tức, cuộc chiến kéo dài, tự
nó phơi ra tất cả bộ mặt tàn bạo và khủng khiếp nhất. Đau thương, tang tóc chồng chất, đã
đến lúc nhà thơ phải day dứt, tự vấn trước những vấn đề liên quan đến thế cuộc, đến số
phận nhân dân và đất nước; họ có quyền hoài nghi, oán trách chiến tranh.

Thực tế chứng minh, chiến tranh không phải “trò đùa”, đánh Mỹ không đơn thuần
là “cao cả của tình yêu” như thơ ca cổ vũ. Cái chặng “Đường ra trận mùa này đẹp lắm”
không thể duy trì mãi khi vô số con người nằm lại nơi rừng sâu núi thẳm, “ra đi từ đó
không về”. Nói gọn lại, chiến tranh là hiện tượng bất bình thường, rất đáng sợ. Giọng day
dứt, tự vấn có xu hướng nghiêng về chủ thể hóa khách thể, hướng nội nhiều hơn hướng
ngoại: Ngô Văn Phú lắng đọng, nhức nhói trong Sẹo đất; Phạm Tiến Duật từng phát hiện
“Giữa chiến trường nghe tiếng bom rất nhỏ”, về cuối cuộc chiến lại “phát tiết” thêm sắc
giọng tự vấn, trắc ẩn trước thảm cảnh chết chóc (Vòng trắng). Thanh Thảo Thử nói về
hạnh phúc bằng giọng tự thoại, nhiều suy tư; Lý Phương Liên Trò chuyện với Thúy Kiều
trong sắc điệu buồn, xót xa; Lưu Quang Vũ trĩu nặng ưu tư, dập dồn những ẩn ức cô đơn;
15
Tự vấn, trách oán, đến bi quan, hoài nghi là giọng điệu phổ biến trong thơ trẻ yêu nước
vùng đô thị miền Nam. Thời biến loạn làm nảy sinh kiểu giọng như thế.
3.3. Một số thủ pháp kiến tạo giọng điệu thơ trẻ Việt Nam thời kháng chiến
chống Mỹ
Khảo sát thơ trẻ thời chống Mỹ, chúng tôi thấy các nhà thơ đã sử dụng hiệu quả
một số thủ pháp để kiến tạo giọng điệu; chủ yếu tập trung vào giọng chính, tiếp đến là các
kiểu giọng khác xung quanh nó.
3.3.1. Tích hợp nhiều phong cách ngôn ngữ, mở rộng lớp từ thi ca
Để phản ánh cuộc kháng chiến gian khổ, ác liệt, giải đáp những vấn đề về tư tưởng,
tình cảm của con người trong giai đoạn đất nước nhiều biến động, các nhà thơ thời chống
Mỹ tất phải tổng hợp nhiều phong cách ngôn ngữ, phải mở rộng lớp từ thi ca. Đi đầu là
những nhà thơ lớp trước. Nhưng tính đa dạng, nóng bỏng chất đời, cập nhật chiến tranh lại
là ưu thế của những cây bút trẻ.
Trong thơ trẻ thời chống Mỹ, bên cạnh lớp từ xưng hô biểu thị thái độ ngưỡng
vọng, tôn kính nhân vật anh hùng mang tầm vóc sử thi là lớp từ thuộc các lĩnh vực chính
trị, lịch sử, quân sự, tôn giáo, kinh tế, triết học,… Chúng được tích hợp khá phổ biến, số
lượng nhiều, hầu hết đều được sáng tạo lại, chuyển thành tín hiệu nghệ thuật. Có thể coi đó
như thủ pháp hữu hiệu để kiến tạo các kiểu giọng điệu, nhất là giọng hào sảng lạc quan và
giọng triết lí suy tưởng. Về phương diện này, thơ trẻ đã đóng góp không nhỏ vào “bảo tàng

ngôn ngữ thơ chiến tranh”. Nhiều tổ hợp từ không chỉ có hiệu năng biểu thị giọng điệu thơ,
mà qua độ lắng thời gian, nay trở thành những diễn ngôn mang dấu tích một thời đánh
giặc.
3.3.2. Khai thác lợi thế của phép điệp và so sánh tu từ
Sáng tạo thơ là sáng tạo thẩm mỹ, nói như Valéry: “Thơ đi giữa nhạc và ý”. Để đạt
được điều đó, nhà thơ phải sử dụng thành thục, hiệu quả các thủ pháp nghệ thuật, trong đó
có phép điệp và so sánh tu từ.
- Điệp là luân phiên, lặp lại một số đơn vị ngôn từ nhằm mục đích nghệ thuật. Gieo
vần, luyến láy, phối thanh đều sinh ra từ phép điệp. Cùng các thể thơ, phép điệp có tác
dụng tạo nhịp, gia tăng nhạc tính. Hay nói cách khác, điệp, ngắt nhịp, luyến láy, như
những thủ pháp làm nên vỏ vật chất giọng điệu. Các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ tỏ ra tinh
xảo, độc đáo trong việc tạo dựng những câu thơ, đoạn thơ điệp thanh, điệp vần, điệp từ
ngữ, gây độ rung cảm xúc, ngân lên nhiều âm hưởng.
- So sánh tu từ là phương thức diễn đạt ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai
hay nhiều đối tượng khác loại nhưng giống nhau ở một thuộc tính nào đó, gợi xúc cảm mới
về đối tượng. Đối với thơ trẻ, để thể hiện các cung bậc trữ tình, nhất là tạo dựng khúc tráng
ca thời đại, các tác giả luôn phải tìm tòi, vận dụng nhiều kiểu so sánh khác nhau. Với giọng
hào sảng lạc quan, đối tượng đưa ra so sánh thường mang tầm vóc kỳ vĩ, oai hùng; với
giọng trữ tình thống thiết, đối tượng so sánh lại thường gắn với cái da diết, yếu đuối, chứa
chan tâm trạng. Rõ rằng, đa dạng các phép điệp và so sánh tu từ như thủ pháp hữu hiệu để
kiến tạo giọng điệu. Năng lực sáng tạo của nhà thơ một phần được “phát lộ” ở đây.
3.3.3. Biến đổi cấu trúc câu thơ, gia tăng nhịp điệu
16
* Biến đổi cấu trúc câu thơ: Để kiến tạo giọng điệu nghệ thuật, nhà thơ tất phải
biến đổi linh hoạt cấu trúc câu thơ, làm cho nó “co duỗi” uyển chuyển, gần với câu văn
xuôi nhưng vẫn là thơ. Khi chất văn xuôi trong thơ được tăng cường, dạng câu kể được các
nhà thơ sử dụng ở tần số cao, thì số tiếng trong câu thơ có xu hướng kéo dài ra, nhất là đối
với những bài nghiêng về giọng triết lí, suy tưởng. Theo M. Bakhtin, thơ ca là loại hình
đơn thanh, ngôn ngữ thơ thuộc ngôn ngữ độc thoại. Nhưng khi cấu trúc câu thơ và kiểu
diễn đạt xích gần văn xuôi thì khả năng đối thoại sẽ được hé mở, câu thơ “mấp mé” câu

văn xuôi nhưng vẫn giữ được chất trữ tình của nó.
* Gia tăng nhịp điệu: Để biểu đạt các kiểu giọng điệu, nhất là giọng hào sảng lạc
quan, các nhà thơ trẻ đã gia tăng nhịp điệu bằng nhiều cách. Nổi lên một số cách đáng chú
ý sau đây:
- Phối xen các thể thơ, tạo điểm dừng bài thơ: Phối xen các thể thơ trong một bài
thơ thường được gọi là thơ hợp thể, một dạng của thơ tự do. Các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ
tỏ ra nhuần nhuyễn trong việc sử dụng thủ pháp này, sáng tạo những thi phẩm sinh động,
giàu nhạc tính. Tiếp đến là tạo điểm dừng bài thơ. Tạo điểm dừng là kiểu kết thúc bằng
một hoặc hai câu theo dạng “mở”, gây độ dôi dư về ngữ âm và ngữ nghĩa, bài thơ dừng lại
nhưng âm hưởng vẫn còn ngân nga, lan toả. Những bài Cô bộ đội ấy đã đi rồi, Nhớ về lũ
trẻ của Phạm Tiến Duật, Cuộc chia ly màu đỏ của Nguyễn Mỹ,… đều tạo điểm dừng khá
ấn tượng.
- Đa dạng các nhịp ngắt như thủ pháp để nhà thơ “thiết kế” nhịp điệu, hướng tới
biểu đạt giọng điệu. Dấu hiệu dễ nhận thấy là ở thể lục bát. Trong thơ trẻ thời chống Mỹ,
thơ lục bát có xu hướng bớt cái mượt mà, tăng chất trẻ trung, khỏe khoắn; nhịp nhanh hơn,
phù hợp với nhịp cuộc sống hiện đại mà vẫn giữ được cách diễn tả của thể thơ dân tộc. Sự
biến đổi nhịp điệu được thể hiện ở nhịp ngắt trong dòng thơ. Và cũng có thể biến đổi nhịp
điệu bằng thủ pháp vắt dòng; tức câu thơ được ngắt ra nhiều dòng - điều mà lục bát truyền
thống không xảy ra (kể cả Nguyễn Du). Vắt dòng là ngắt giọng, chuyển nhịp, sắc thái biểu
cảm rung theo nhịp ngắt (như trong bài Tre Việt Nam của Nguyễn Duy). Đối với thơ tự do,
ngắt nhịp và vắt dòng lại càng đa dạng hơn; nó biến đổi linh hoạt theo dòng suy cảm của
nhà thơ. Tuy không sáng tạo thêm thể thơ nào mới nhưng thơ trẻ thời chống Mỹ đã góp
phần làm mới nhịp điệu của các thể thơ, đủ “năng lượng” chuyển tải các kiểu giọng nghệ
thuật
Tóm lại, việc xuất hiện nhiều kiểu giọng điệu trong thơ trẻ thời chống Mỹ là nhằm
đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của thời đại đầy biến động, tạo nên một dàn “đại hợp xướng”
hào hùng, giàu sắc thái trữ tình với nhiều bè đệm khác nhau. Tuy nhiên, nhiều kiểu giọng
điệu trong một dòng thơ đã không làm lu mờ hay “nhòe lẫn” giọng riêng của từng nhà thơ
tài năng, giàu sáng tạo.
17

KẾT LUẬN
Biên độ thơ chống Mỹ trùng với cuộc kháng chiến chống Mỹ (1955 - 1975). Nền
thơ ấy có đỉnh của nó như một phong trào: Phong trào thơ chống Mỹ (1965 - 1975). Lực
lượng chủ lực của phong trào thơ chống Mỹ là đội ngũ nhà thơ trẻ.
Khởi phát từ những năm đầu thập niên 60, lớn mạnh nhanh chóng, trở thành lực
lượng chủ lực, thơ trẻ thời chống Mỹ là hiện tượng nghệ thuật đa dạng mà thống nhất về
cảm hứng và giọng điệu, đậm dấu ấn thế hệ. Nảy sinh và vận động trong hoàn cảnh chiến
tranh, nhập sâu vào cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thơ trẻ lấy cảm hứng lãng mạn -
sử thi làm chủ đạo, giọng hào sảng - lạc quan làm chủ âm. Xung quanh cảm hứng chủ đạo
và giọng chủ âm, dòng thơ này còn xuất hiện một số dạng cảm hứng, một số kiểu giọng
điệu khác, tồn tại như những phụ lưu, những bè đệm. Trong đó, cảm hứng đời tư, thế sự và
giọng day dứt - tự vấn có tác dụng gia tăng tính hướng nội và nhân bản cho cả dòng thơ.
Xét về chủ thể, thơ trẻ thời chống Mỹ là hòa âm của nhiều giọng điệu nổi bật:
Phạm Tiến Duật tinh nghịch; Bằng Việt tinh tế, lịch lãm; Thanh Thảo đằm thắm, sâu sắc;
Hữu Thỉnh sôi nổi, chân tình; Lưu Quang Vũ tài hoa; Dương Hương Ly da diết; Nguyễn
Khoa Điềm trầm lắng, suy tư; Lê Anh Xuân tươi tắn; Xuân Quỳnh khát khao; Lâm Thị Mỹ
Dạ dịu dàng; Nguyễn Duy chân chất, dân dã mà sâu xa; Trần Quang Long nhiệt thành,
nhiều thổn thức; Ngô Kha ám ảnh những bi kịch chiến tranh;
Tuy nhiên, do nảy sinh trong hoàn cảnh phải “ứng chiến” kịp thời, thơ chống Mỹ
nói chung, dòng thơ trẻ thời ấy nói riêng khó tránh khỏi hạn chế. Nhiều bài thơ do quá
nặng mục đích tuyên truyền nên chất lượng nghệ thuật chưa cao. Tuy nhiên, bỏ ra một số
sáng tác mắc “lỗi kĩ thuật”, lỗi “minh họa dễ dãi”; còn lại đích thực, đó là dòng thơ đỉnh
cao, có giá trị cả nội dung và hình thức. Thời gian là thước đo chuẩn xác để khẳng định
điều đó./.
18
CÁC CÔNG TRÌNH, BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Cái tôi trữ tình trong thơ chống Mỹ, Tạp chí Khoa học Xã hội, Viện Khoa
học Xã hội Vùng Nam Bộ, số 9 - 2009, tr. 45 - 54.
2. Biên độ thơ chống Mỹ, Tạp chí Khoa học Xã hội, Viện Khoa học Xã hội
Vùng Nam Bộ, số 5 - 2012, tr. 32 - 38.

3. Giọng điệu thơ chống Mỹ, Tạp chí Đại học Sài Gòn, chuyên đề Bình luận
văn học, niên giám 2012, tr. 82 - 90.
4. Thơ trẻ thời chống Mỹ: tiếp cận khái niệm, Tạp chí Khoa học Xã hội, Viện
Khoa học Xã hội Vùng Nam Bộ, số 5 - 2014, tr. 33 - 42.
5. Giọng thơ Lê Anh Xuân, Tạp chí Khoa học Xã hội, Viện Khoa học Xã hội
Vùng Nam Bộ, số 1 - 2011, tr. 43 - 47.
6. Biểu trưng nghệ thuật trong thơ Lê Anh Xuân qua hình ảnh cây dừa, dòng
sông và đất, Lí luận phê bình Văn học Nghệ thuật, Hội đồng Lý luận, phê bình
văn học nghệ thuật Trung ương, số 22 - 2011, tr. 42 - 47.
7. Thơ Lê Anh Xuân, ánh lửa của lòng yêu quê hương đất nước, báo Văn
nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam, số 18 + 19 - 2010, tr.17.
8. Màu sắc trong thơ Lê Anh Xuân nhìn phương diện thi pháp học, Tạp chí
Dạy và Học ngày nay, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, số tháng 4-
2010, tr. 44 - 46
9. Lê Vĩnh Hòa, nhà văn - nhà báo xuất sắc thời chống Mỹ, báo Văn nghệ,
Liên hiệp các Hội VHNT Tp Hồ Chí Minh, số 72 - 2009, tr. 14.
10. Tấm lòng một nhà thơ miền Nam nhớ Bác, báo Văn nghệ, Liên hiệp các
Hội VHNT Tp Hồ Chí Minh, số xuân Tân Mão 2011, tr.12.
11. Ngôn ngữ thơ như tôi biết, báo Văn nghệ, Liên hiệp các Hội VHNT Tp Hồ Chí
Minh, số 80 - 2009, tr. 17 - 18.
12. Tản mạn chuyện thơ, Văn nghệ Cần Thơ, Liên hiệp các Hội VHNT Tp Cần Thơ,
số 46 - 2009, tr. 83 - 85.
13. Thơ Kiên Giang đương đại cảm và luận, Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, Ủy ban
toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, số 156 - 2008, tr. 34 - 36.
14. Phê bình văn học xưa và nay, Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, Ủy ban toàn
quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, số 171 - 2009, tr. 44 - 47.
15. Văn chương, cận văn chương nghĩ và viết (Tiểu luận, phê bình), Nxb Trẻ, Tp
Hồ Chí Minh, 2014.
19

×