Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 34 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VỀ ĐỌC LÁT CẮT ĐỊA HÌNH GVHD: TS. Đậu Thị Hòa SVTH: Nguyễn Thị Anh Lớp: 08sdl.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Phần 1: Bố cục trình bày: A. Phần mở đầu. B. Nội dung chính. I. Khái niệm. II. Ý nghĩa của lát cắt địa hình. III. Rèn luyện kĩ năng đọc lát cắt địa hình. 3.1. Cách thức tiến hành. 3.2. Ví dụ thực hành. 3.3. Qui trình thực hiện. 3.4. Một số điểm cần chú ý khi đọc lát cắt địa hình. C. Kết luận..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> A. Mở đầu. Bề mặt Trái đất của chúng ta bao gồm nhiều dạng địa hình, chúng phân bố không đồng nhất hay tập trung mà phân bố các dạng địa hình này rất phức tạp, có sự đan xen vào nhau. Sự phức tạp này được thể hiện ở chỗ: Bề mặt Trái đất nơi thì lồi lõm, gồ ngề, nơi thì là thung lũng, bồn địa sâu, nơi là núi non trùng điệp, nơi thì là đồng bằng thẳng cánh cò bay. Chính vì vậy, để thể hiện được bề mặt Trái đất của một châu lục, khu vực hay một quốc gia một cách trực quan nhất người ta thường sử dụng lát cắt bên cạnh để bổ sung cho các bản đồ tự nhiên một cách rõ nhất. Từ đó ta thấy lát cắt địa hình có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là công cụ trực quan nhất đối với cả việc dạy và học..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> B. Nội dung chính I. Khái niệm: Vẽ lát cắt địa hình là một cách thức để khôi phục lại địa hình thực tế trong tự nhiên dựa vào các đường bình độ và thang màu sắc, giúp cho ta hình dung được một cách cụ thể địa hình của một khu vực, theo một hướng nhất định nào đó..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> II. Ý nghĩa của lát cắt địa hình: Lát cắt địa hình là một công cụ phản ánh địa hình nào đó hết sức cụ thể, qua lát cắt chúng ta có thể hiểu rõ hơn vể bản chất hình thái của các dạng địa hình được thể hiện. Chính vì điều đó mà lát cắt địa hình có ý nghĩa rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau:.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> 1. Trong giảng dạy địa lý: Lát cắt địa hình là một phương tiện trực quan rất cần thiết, bổ sung cho bản đồ tự nhiên, giúp cho HS hình thành được khái niệm cụ thể, chính xác về địa hình các khu vực được nghiên cứu.Trong các SGK địa lý và trong các bản đồ giáo khoa tự nhiên (châu lục, quốc gia, nhất là những khu vực của châu lục hay quốc gia) thường có kèm theo một hoặc nhiều lát cắt địa hình theo những hướng có ý nghĩa để sổ sung làm nổi rõ những nét quan trọng nhất của địa hình..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> 2. Trong công trình khảo sát, nghiên cứu địa lý: Thường kết thúc bằng những bản thuyết minh kèm theo bản đồ với những lát cắt địa hình, lát cắt thổ nhưỡng, lát cắt địa chất, lát cắt tổng hợp..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> 3. Trong các công trình xây dựng đường giao thông bộ qua vùng núi: Việc vẽ các lát cắt địa hình giúp cho ta thấy rõ chỗ lên cao, chỗ xuống thấp, độ dốc của từng đoạn. Trên cơ sở đó lựa chọn hướng thiết kế thuận lợi nhất và tính toán khối lượng đất đá cần đào, bạt đi hoặc đắp thêm..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> 4. Trong các cuộc hành quân chiến đấu bố trí trận địa, đặt trạm quan sát: Các lát cắt địa hình giúp cho bộ đội thấy rõ phần nhìn thấy và phần không nhìn thấy từ một điểm quan sát nhất định, trên cơ sở đó chọn đường hành quân, tiến quân, nơi dấu quân, bố trí trận địa có lợi nhất, nơi đặt trạm quan sát tốt nhất,….
<span class='text_page_counter'>(10)</span> III. Rèn luyện kĩ năng đọc lát cắt địa hình: 3.1: Cách thức tiến hành: Sau khi giúp cho học sinh nắm chắc được khái niệm và ý nghĩa của lát cắt địa hình thì giáo viên hướng dẫn các em đọc lát cắt địa hình. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tên lát cắt địa hình. Khi đọc lát cắt địa hình học sinh sẽ biết được lát cắt đi qua những miền, khu địa hình nào. Khi đã xác định được lát cắt địa hình từ đâu tới đâu thì công việc tiếp theo của giáo viên là hướng dẫn học sinh đối chiếu lát cắt với bản đồ để tìm khu vực lát cắt đi qua trên bản đồ. Khu vực mà lát cắt đi qua trên bản đồ có thể là một miền, hai miền, một châu lục hay cả một đất nước. Từ đó cùng xác định được hướng cắt của lát cắt trên bản đồ..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Dựa vào lát cắt kết hợp với bản đồ thì giáo viên yêu cầu học sinh đọc tên được những khu vực lát cắt thể hiện. Thường thì đây là những khu vực lớn gắn với những miền địa hình được ghi bởi hàng chữ bên trên, trong mỗi khu vực lại chứa nhiều vùng địa hình. Giữa các khu vực địa hình được phân biệt bởi những đường nét đứt thẳng góc với địa hình hay những đường thẳng nét liền có dấu mũi tên ở hai đầu song song với mặt phẳng địa hình. Những khu vực địa hình ở đây có thể là khu Đông Bắc hay Tây Bắc, đồng bằng, miền núi, … Tiếp theo là việc xác định những vùng, địa danh cụ thể mà lát cắt đi qua như núi nào, cao nguyên nào, sông nào, đồng bằng nào, …..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Giáo viên có thể đặt ra những câu hỏi cụ thể cho từng vùng địa hình để học sinh trả lời như: + Khu vực địa hình gồm có những vùng địa hình chính nào. + Độ cao lớn nhất và độ cao thấp nhất của khu vưc: Nhìn vào lát cát địa hình kết hợp với bản đồ học sinh dựa vào đường bình độ, thang tầng màu và trục đứng để trả lời. Nếu là núi thì thường sẽ có điểm độ cao tuyệt đối ở ngay phần đỉnh núi nên học sinh dễ dàng đọc và trả lời, còn nếu là một vùng địa hình thì học sinh phải dùng thước dóng sang trục đứng để tính chiều cao và lấy độ cao trung bình của khu vực..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> + Bề rộng: Dựa vào chiều ngang của các vùng địa hình. + Già hay trẻ: Dựa vào hình thái của vùng địa hình. + Khu vực có những con sông nào chảy qua, chúng nằm trên độ cao bao nhiêu. - Sau mỗi vùng địa hình giáo viên có thể yêu cầu và hướng dẫn học sinh trả lời ảnh hưởng của đặc điểm địa hình tới phát triển kinh tế hay sinh hoạt của khu vực..
<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Sau khi đã xác định được khu vực, vùng địa hình mà lát cắt đi qua thì giáo viên có thể yêu cầu, hướng dẫn các em nhận xét chung về đặc điểm địa hình mà lát cắt đi qua. Là nhận xét chung nên có thể nhận xét địa hình mà lát cắt đi qua cao hay thấp (Dựa vào độ cao tuyệt đối), già hay trẻ (dựa vào hình thái), đồng nhất hay có sự tương phản, hướng nghiêng của địa hình, hay địa hình có những đặc điểm gì nổi bật..
<span class='text_page_counter'>(15)</span> 3.2. Ví dụ thực hành: Chọn một lát cắt địa hình từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình trang 9 – Atlat địa lí Việt Nam..
<span class='text_page_counter'>(16)</span> 1. Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm và ý nghĩa về của lát cắt địa hình..
<span class='text_page_counter'>(17)</span> 2. Đọc tên lát cắt địa hình thể Lát cắt địa hình từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình. hiện khu vực nào trên bản đồ..
<span class='text_page_counter'>(18)</span> 3. Đối chiếu lát cắt với bản đồ để xác Khu vực thể hiệnkhu lát cắtvực trên thuộc miền Bắc vàlát Đông Bắc Bắc Bộ. định thể hiện của cắt..
<span class='text_page_counter'>(19)</span> 4. Dựa vào bản đồ và lát cắt để xác định lát cắt đi qua những khu vực nào trên bản đồ. Lát cắt kéo dài từ sơn nguyên Đồng Văn – Hà Giang cho tới cửa sông Thái Bình theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Lát cắt đi qua các khu vực địa hình như: Việt Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, qua những vùng địa hình cụ thể như: Sơn nguyên Đồng Văn, núi Phiabooc, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn, đồng bằng sông Hồng, cắt qua những con sông như: s.Gâm, s.Năng, s.Cầu, s.Thương, s.Lục Nam, s.Kinh Thầy, c.Thái Bình..
<span class='text_page_counter'>(20)</span> 5. Phân tích từng đối tượng thể hiện trên lát cắt. a. Khu vực Việt Bắc: Nhìn vào lát cắt giáo viên có thể hỏi học sinh trả lời những câu hỏi như:.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> Khu vực Việt Bắc bao gồm những núi chính nào? Độ cao, hình thái của núi ra sao? Từ đó GV có thể giúp học sinh kết luận được đây là nhũng núi già hay trẻ..
<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Đồng Văn có độ cao lớn như vậy nhưng lại không được gọi là núi Đồng Văn mà gọi là sơn nguyên Đông Văn. Vì sao lại gọi như vậy?.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Khu vực Việt Bắc gồm có những con sông nào? Và những con sông này nằm trên độ cao bao nhiêu?.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Xác định nơi thấp nhất và nơi cao nhất của khu vực Việt Bắc có độ cao là bao nhiêu?.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> Như vậy, địa hình khu vực Việt Bắc có sự đồng nhất hay tương phản về độ cao? Với địa hình như vậy sẽ tạo ra thuận lợi hay khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế hay cũng như vấn đề sinh hoạt của vùng?.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> b. Khu vực Đông Bắc: - Giáo viên cũng có thể hỏi và hướng dẫn học sinh trả lời những câu hỏi tương tự như những câu hỏi ở khu vực Việt Bắc. - Tới đây giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh: Thế nào là cánh cung núi?.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> c. Khu đồng bằng Bắc Bộ: Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh trả lời những câu hỏi như:.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> Độ cao trung bình của khu vực là bao nhiêu? Có những con sông - Khu vực đồng bằng Bắc Bộ có địa hình cao hay nào chảy qua? - Phân biệt đồng bằng và miền núi?. thấp? Bằng phẳng hay không bằng phẳng?.
<span class='text_page_counter'>(29)</span> Nhìn chung, qua lát cắt địa hình giáo viên giúp cho học sinh thấy được rõ hơn sự phân bố địa hình từ sơn nguyên Đồng Văn đến của Thái Bình theo hướng Tây Bắc – Đông Nam..
<span class='text_page_counter'>(30)</span> 6. Nhận xét đặc điểm chung của địa hình có lát cắt đi qua. Nhìn vào lát cắt trên ta thấy đây là một khu vực có nhiều dạng địa hình phức tạp đan xen nhau. Xen lẫn giữa các núi cao là các sơn nguyên, cao nguyên và các thung lũng. Nhìn chung, địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc Đông Nam, ở phía Tây Bắc cao và hiểm trở hơn phía Đông Nam, núi cao ở phía Tây Bắc và càng đi về phía Đông Nam là khu vực đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng, có nhiều nhánh sông và có độ cao rất thấp so với mực nước biển..
<span class='text_page_counter'>(31)</span> 3.3. Quy trình thực hiện: Để đọc được lát cắt địa hình thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh rèn luyện lần lượt theo 6 bước sau: 1. Chọn một lát cắt địa hình đơn giản. Đọc tên lát cắt địa hình thể hiện khu vực nào trên bản đồ. Ví dụ: - Lát cắt địa hình Bắc Mĩ dọc vĩ tuyến 400B. - Lát cắt địa hình từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình..
<span class='text_page_counter'>(32)</span> 2. Cho học sinh xác định đường cắt trên bản đồ 3. Cho học sinh đọc tên hay xác định các kiểu, khu vực, … mà đường cắt đi qua. 4. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm từng kiểu hay khu vực địa hình. 5. Rút ra nhận xét chung về đặc điểm khu vực địa hình, miền hay quốc gia..
<span class='text_page_counter'>(33)</span> 3.4. Một số điểm cần chú ý khi đọc lát cắt địa hình: - Trước khi đọc lát cắt phải nghiên cứu về phân tầng độ cao dựa vào bảng phân tầng màu một cách thuần thục. - Chú ý so sánh tỉ lệ của bản vẽ với tỉ lệ của bản đồ để đánh giá được chính xác độ cao thực ngoài thực tế của địa hình. - Khi đọc lát cắt thì phải đọc từ trái sang phải. - Đọc khu vực trước rồi đọc từng yếu tố nổi bật trong khu vực..
<span class='text_page_counter'>(34)</span> c. Kết luận Như vậy, kĩ năng đọc lát cắt địa hình là một kĩ năng tương đối khó đối với học sinh, để thực hiện được kĩ năng này thì đòi hỏi học sinh phải có những kĩ năng nền tảng từ trước đó và việc kết hợp vận dụng các kĩ năng đó với nhau phải thành thạo và là một quá trình lâu dài..
<span class='text_page_counter'>(35)</span>