Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

KỸ NĂNG rèn học SINH yếu kém TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN TIẾNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.75 KB, 15 trang )

KỸ NĂNG RÈN HỌC SINH YẾU KÉM
TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN TIẾNG ANH

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
ỗi học sinh là một cá thể riêng biệt, khác nhau về ngoại hình, tính cách
và khả năng nhận thức trong học tập. Có học sinh tiếp thu bài rất nhanh,
nhưng cũng có những học sinh tiếp thu kiến thức rất chậm. Nhiệm vụ của người
thầy ngoài việc truyền đạt kiến thức, còn phải hướng dẫn học sinh cách học tập
sao cho đạt hiệu quả.
M
Đặc biệt đối với đối tượng học sinh yếu kém, giáo viên cần quan tâm, hỗ
trợ các em, động viên, khuyến khích các em và chỉ ra cho các em cách học hiệu
quả để vươn lên trong học tập bộ môn. Nhất là với môn Tiếng Anh, một môn học
đòi hỏi sự kiên trì nỗ lực rèn luyện mới có thể thành công. Những học sinh yếu
kém gặp rất nhiều khó khăn trong việc học tập, đặc biệt trong làm bài tập môn
tiếng Anh. Bản thân là giáo viên bộ môn Tiếng Anh, tôi luôn cố gắng tìm những
biện pháp hiệu quả để giúp các em học sinh yếu kém tiến bộ trong học tập.
B. NỘI DUNG

I. Cơ sở lý luận.
- Giáo viên giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Thật
vậy, nếu người thầy biết cách tổ chức điều khiển học sinh trong hoạt động học
tập, thì chất lượng học tập bộ môn sẽ được nâng cao.
- Hiện nay chúng ta đang hướng tới dạy học cá thể hóa - phương pháp giảng dạy
yêu cầu người giáo viên phải quan tâm tới từng đối tượng học sinh, dạy cho từng
cá nhân chứ không phải dạy chung chung. Muốn vậy, giáo viên phải nắm được
năng lực tiếp nhận và cả đặc điểm tâm sinh lý của từng em. Người thầy không
những phải nắm vững và trau dồi chuyên môn thường xuyên mà còn phải biết vận
dụng một cách linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng để động viên khuyến khích
các em học tốt hơn. Nói cách khác, phương pháp dạy phải phù hợp với đối tượng.
Dạy học sinh yếu kém khác với dạy học sinh khá giỏi, người giáo viên phải có kỹ


năng tiếp cận, nắm bắt được đối tượng để từ đó có phương pháp dạy phù hợp,
hiệu quả.
II. Thực trạng về việc học tập bộ môn Tiếng Anh của
học sinh phổ thông.
Trong trường phổ thông, tiếng Anh được giảng dạy cho tất cả các học
sinh.Tuy nhiên, do nội dung chương trình sách giáo khoa quá tải, sĩ số học sinh
đông, sức học của học sinh còn hạn chế, một số giáo viên ít chịu khó đầu tư, tìm
tòi những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh, cơ sở vật
chất, trang thiết bị nghèo nàn…nên chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh hiện
nay còn thấp.Trong các tiết học tiếng Anh rất nhiều học sinh còn thụ động, giờ
học kém sinh động, đặc biệt là các đối tượng học sinh yếu kém chưa được quan
tâm nhiều. Về phía học sinh, bên cạnh những học sinh học tốt môn Tiếng Anh,
vẫn còn khá nhiều học sinh cảm thấy khó khăn trong quá trình học tập bộ môn
này.

Học sinh yếu kém có thể chia làm hai loại: học sinh chưa chăm học, thiếu
động cơ học tập và học sinh có học tập nhưng khả năng tiếp thu chậm. Với đối
tượng thứ nhất, thường là những học sinh chưa ngoan, các em ít chú ý nghe
giảng, trong lớp thường nói chuyện hoặc làm việc riêng…Tuy nhiên, đối tượng
này nếu được rèn luyện sẽ đạt kết quả tốt hơn những học sinh khả năng tiếp thu
kém, các em này thụ động, tuy có nghe giảng, ghi chép đầy đủ, nhưng không hiểu
bài hoặc chỉ hiểu chút ít. Chính vẻ ngoài “học tập nghiêm túc” của học sinh khiến
nhiều giáo viên chủ quan cho rằng học sinh đang tiếp thu bài tốt. Đối tượng này
chỉ thường được phát hiện sau khi có kết quả bài kiểm tra.
Nguyên nhân:
- Học sinh yếu kém do mất căn bản từ cấp dưới: Hạn chế lớn nhất của học sinh
khi học bộ môn này đó là thiếu một lượng lớn từ vựng thiết yếu vì vậy học sinh
không dịch được, không hiểu nghĩa câu văn, ngoài ra cấu trúc ngữ pháp nhiều, đa
dạng nên học sinh yếu không nhớ được cấu trúc ngữ pháp nên không làm được
bài tập.

- Việc không có vốn từ vựng do các em ít học bài, ít chịu khó luyện viết Tiếng
Anh, hoặc chép từ nhưng chép cho có, không động não, không tư duy, nên không
nhớ được từ.
- Kiến thức trong sách giáo khoa quá nhiều, ( Tiếng Anh 8 , Tiếng Anh 9 ),thời
lượng dành cho bộ môn ít so với kiến thức, các học sinh học chậm cảm thấy chán
nản do không theo kịp các bạn, dẫn đến học tập ngày càng sa sút, yếu kém.
- Số tiết tăng để rèn luyện cho học sinh làm bài tập Tiếng Anh còn ít so với khối
lượng bài tập.
- Đa số học sinh chưa tự giác, ỷ lại, quay cóp bài bạn nên thiếu cố gắng, dẫn tới
học yếu kém bộ môn.
- Phần đông phụ huynh học sinh không thể chỉ dẫn cho con em môn tiếng Anh,
chỉ giao phó cho giáo viên hoặc cho đi học thêm để an tâm nhưng thiếu kiểm tra
sâu sát việc học thêm của con em.

- Một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề nghiệp, chưa toàn tâm toàn ý
cho việc giảng dạy, còn thờ ơ, ngại khó, nên chưa sử dụng hết các biện pháp hữu
hiệu giúp học sinh yếu kém vươn lên trong học tập bộ môn.
III. Các biện pháp thực hiện để giúp học sinh yếu kém
vươn lên trong học tập bộ môn Tiếng Anh.
- Giáo viên cần phân hóa đối tượng học sinh trong quá trình giảng dạy: dạy
không không chung chung mà phải chú ý tới việc truyền đạt kiến thức đến từng
học sinh một cách hiệu quả. Muốn vậy, Giáo viên phải nắm được năng lực tiếp
nhận và cả đặc điểm tâm sinh lý của từng em. Nói cách khác là phương pháp phải
phù hợp với đối tượng.
- Với đối tượng học sinh hiếu động: cần thường xuyên nhắc nhở các em tập trung
vào bài.
- Đối với học sinh thụ động: cần động viên khuyến khích các em, tránh la mắng,
phê bình.
- Giáo viên chọn các bài tập vừa sức để các em có thể làm bài, có thêm tự tin
trong học tập.

- Để rèn luyện cho những đối tượng học sinh yếu, mỗi tiết học giáo viên chỉ
truyền đạt cho học sinh một lượng kiến thức vừa phải để tiếp thu chứ không nên
nhồi nhét kiến thức.
- Kiến thức phải được lập đi lập lại nhiều lần để học sinh ghi nhớ.
- Không yêu cầu cao với đối tượng học sinh yếu khi các em chưa đạt được một
chuẩn kiến thức nhất định, giáo viên cần đi từ các bài tập cơ bản. Khi giải bài tập,
nếu có kiến thức liên quan giáo viên cần dừng lại, yêu cầu học sinh nhắc lại kiến
thức, giúp các em tập trung vào bài đồng thời ôn lại kiến thức cũ.
- Không dồn quá nhiều bài tập trong một tiết học, không dạy quá nhanh, cần dạy
chắc kiến thức, quan sát thái độ học tập của các em để có hướng điều chỉnh kịp
thời. Khi thấy các em có biểu hiện mệt mỏi, nên thay đổi dạng bài tập đơn giản

hơn.Tạo hứng thú học tập là điều rất quan trọng, học sinh yếu kém thường dễ nản,
ít động não, gặp câu khó thường buông xuôi. Giáo viên cần tạo không khí vui
tươi, nhẹ nhàng trong giờ học, nên tỏ thái độ gần gũi, cảm thông với các em thay
vì la mắng khi thấy các em không làm được bài. Giáo viên nên đi lại, quan sát
từng học sinh làm bài. Nếu thấy học sinh nào không làm được, giáo viên cần chỉ
hướng làm bài, cho các em thấy chỗ sai sót. Ngoài ra, cần động viên học sinh yếu
lên bảng trình bày, đây là một trong những cách giúp các em nhớ lâu kiến thức.
- Cho học sinh thuộc cấu trúc ngữ pháp ngay tại lớp bằng cách yêu cầu các em
cho nhận xét đề và nêu cấu trúc ngữ pháp liên quan. Nếu các em không nêu được,
giáo viên mời các học sinh khác phát biểu, và sau khi có câu trả lời đúng, giáo
viên cần cho học sinh yếu nhắc lại để các em ghi nhớ cấu trúc.
- Tuyên dương nếu học sinh làm được bài (dù không nhiều) để động viên tinh
thần các em.
- Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh yếu ở vị trí tiện cho giáo viên tiếp cận học sinh:
(đầu bàn, cạnh lối đi giữa hai hàng ghế…), tránh để học sinh yếu ngồi bàn cuối sẽ
hạn chế sự tiếp thu kiến thức của các em, ảnh hưởng kết quả học tập.
- Bài tập: giáo viên cần cho học sinh làm theo từng dạng trước, sau đó mới đến
bài tập tổng hợp để học sinh quen dạng bài.

- Trước khi làm bài tập, giáo viên cần hướng dẫn cách làm: yêu cầu học sinh nêu
lại một số cấu trúc ngữ pháp liên quan.
- Yêu cầu các học sinh lập lại công thức để các em khắc sâu kiến thức.
- Yêu cầu ghi công thức kế bên câu bài tập để nhắc nhớ bản thân, giúp các em
nhớ lại kiến thức khi đọc lại bài.
- Chỉ cho học sinh cách học hiệu quả:
+ Khoanh tròn các câu sai, để về nhà làm lại các câu sai đó.
+ Cần có bài tập lưu; một bản viết trực tiếp đáp án do thầy cô sửa, một bản để
làm lại (ở nhà)
+ Cần có sổ tay học tập, ghi lại các công thức ngữ pháp liên quan đến bài tập
trong lúc nghe giảng.
+ Phải cố gắng thuộc từ vựng để dịch câu.

* Bài tập chọn từ đúng ( Multiple choice )
Bài tập này tương đối dễ do kiến thức thường sát với bài học, học sinh ít phải
động não, học sinh yếu kém thường làm bài tập dạng này tốt hơn các dạng
khác.Tuy nhiên vẫn có những học sinh làm sai nhiều, thường do các em không
học từ vựng, không dịch được câu, không nhớ cấu trúc ngữ pháp nên chọn sai.
Để khắc phục, giáo viên cần tăng cường kiểm tra từ vựng sau mỗi bài học.
Không nên cho học quá nhiều từ vì học sinh sẽ không nhớ hết, nên chia nhỏ từ
vựng, mỗi buổi kiểm tra khoảng 10 từ, có thể cho làm kiểm tra 5 phút đầu buổi
học, cho điểm tích lũy,điểm cộng để khuyến khích các em học bài. Giáo viên có
thể thay đổi hình thức kiểm tra, ngoài từ vựng cần kiểm tra các cấu trúc ngữ pháp
thường gặp để học sinh khắc sâu kiến thức, quá trình lập đi lập lại này giúp học
sinh nhớ bài và nhớ cấu trúc từ đó mới có thể vận dụng vào bài tập một cách hiệu
quả .
Ví dụ : Anna was the woman __________ first thought of Mother’s Day.
a. that b. who she c. she d. whose
Kiến thức ngữ pháp cần nhớ: who + V; whose + N, trường hợp thay thế được
với “that”, kết hợp với dịch câu đề , học sinh nào học kỹ ngữ pháp sẽ chọn được

đáp án đúng (a).
* Bài tập điền dạng đúng của từ (Word form)
Dạng bài tập này khó vì đòi hòi kiến thức tổng hợp, học sinh yếu kém thường
làm sai , thậm chí có em bỏ không làm phần này trong bài kiểm tra.
- Chuẩn bị: Giáo viên soạn bảng từ gia đình ( word family ) cho học sinh học
trước, bảng này cần sắp theo thứ tự chữ cái để giúp học sinh tiện tra từ.
- Yêu cầu học sinh nhớ vị trí của danh từ, tính từ, trang từ…trong câu, thường
xuyên yêu cầu học sinh lập lại kiến thức ngữ pháp này trong quá trình giáo viên
giảng dạy, sửa bài tập.
- Sau khi sửa bài, yêu cầu học sinh viết lại từ hai đến ba lần mỗi từ để nhớ mặt
chữ, tránh trường hợp học sinh biết chọn loại từ điền vào nhưng không viết được
từ đó.
- Hướng dẫn học sinh cách nhận biết loại từ:

Ví dụ :Visitors can catch sight of an old banyan tree at the __________ of the
village. ( enter )
+ Nhận xét: chú ý các từ trước và sau chỗ trống:(the , of ), suy ra chỗ trống phải
là một danh từ ( Noun ), vậy từ điền vào là “entrance”
Ví dụ : That little girl dances ____________ .( beautiful )
+ Nhận xét: chú ý từ trước chỗ trống: động từ “dance” là động từ thường: sau
động từ thường là trạng từ, vậy từ điền vào là beautifully.
Ví dụ: That little girl dances ____________ .( beauty )
+ Lưu ý học sinh: từ trong ngoặc là danh từ, vì vậy cần chuyển thành tính từ
beautiful trước khi thêm -LY để được trạng từ beautifully .
Vídụ: ____________ are very demanding. They want products that are both
cheap and of good quality. (consume )
-Yêu cầu học sinh nhận xét vị trí của từ cần điền trong câu (đầu câu, không có
dấu phẩy phía sau, trước động từ), vậy loại từ cần điền vào là danh từ hoặc danh
động từ làm chủ từ.
-Yêu cầu học sinh đọc câu kế bên ( They want products that are both cheap and

of good quality. ) để suy ra danh từ này chỉ người. Vậy từ điền vào là consumer.
-Yêu cầu học sinh chú ý đến động từ are sau khi điền từ consumer, vậy từ điền
vào hoàn chỉnh nhất là consumers.
* Bài tập dạng hoặc thì của động từ (Verb form)
- Chuẩn bị: bảng các điểm ngữ pháp cần nhớ, động từ bất quy tắc, bảng các thì,
cách sử dụng các thì, từ dùng kèm cho học sinh học trước.
- Trong quá trình làm bài, nếu học sinh quá yếu kém, không thể làm được bài nếu
không sử dụng các bảng này, giáo viên nên để các em sử dụng bảng tra, tránh
trường hợp học sinh do không nhớ cấu trúc nên ngồi chơi, không làm bài sẽ lãng
phí thời gian, nhưng cần nhắc nhở các em cố gắng ghi nhớ các cấu trúc ngữ pháp.
- Lưu ý học sinh phải chú ý các điểm ngữ pháp và khoanh các từ quan trọng liên
quan đến cấu trúc ngữ pháp.
Ví dụ : Raw sewage _____________ directly into the sea. (pump)
+ Yêu cầu học sinh tìm chủ từ (Raw sewage), động từ (pump - từ trong ngoặc)

+ Yêu cầu học sinh nhận xét chủ từ: chỉ vật (sewage), dự đoán đây có thể là dạng
câu bị động.
+Yêu cầu học sinh: nhận xét thì của động từ (hiện tại đơn-bị động), cho biết công
thức chung của bị động hiện tại đơn: ( am / is / are + V3/ Ved )
+ Nhắc nhớ học sinh chủ từ là danh từ không đếm được, động từ “pump” là động
từ theo quy tắc , vậy từ điền vào là is pumped.
+ Lưu ý học sinh: không phải cứ chủ từ là vật, sự vật thì động từ ở dạng bị động,
có những trường hợp ngược lại, do đó phải cố gắng dịch được câu để hiểu nghĩa
từ đó mới có thể chọn đúng từ.
- Luôn luôn nhắc nhớ học sinh phải nhận biết được chủ từ và động từ trong câu
để dễ dịch câu.Yêu cầu học sinh gạch chân chủ từ, động từ trong câu đề cho.
- Với câu chủ từ có nhiều từ, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết từ chính để
viết được động từ tương ứng .
Ví dụ: Recycling used cans and bottles_________ a good way to economize. (be)
+Từ chính ảnh hưởng đến động từ là Recycling (không phải cans and bottles-

lưu ý học sinh rất hay nhầm lẫn điểm này, do tâm lý hay chọn danh từ sát ngay
gần động từ làm chủ từ), vì vậy động từ điền vào là is (hiện tại đơn).Cần yêu cầu
học sinh dịch để hiểu rõ ý của câu, giúp các em lựa chọn dạng đúng của động từ
cần điền vào .
* Bài tập dạng chuyển đổi câu( Sentence transformation)
Đây là dạng bài tập khó, học sinh yếu kém thường bỏ phần này hoặc làm sai
nhiều. Giáo viên trong quá trình dạy học sinh yếu kém cần chỉ cho học sinh:
- Đọc câu đề thật kỹ.
- Cố gắng dịch câu đề sang tiếng Việt trước.
- Phân tích câu đề(xác định chủ từ, động từ, tân ngữ, cụm từ chỉ thời gian, nơi
chốn … )
- Đọc phần gợi ý viết lại câu, từ phần gợi ý này đoán xem ý đề bài muốn ta làm
theo cấu trúc nào.
- Vân dụng cấu trúc để viết tiếp câu cho hoàn chỉnh, trong khi viết nhớ phải vừa
viết vừa dịch câu để tránh sai ý của đề bài .

- Biết loại bỏ các từ không phù hợp của câu đề với cấu trúc viết lại.
Ví dụ :
Câu đề: Tom is a good speaker of English .
Phần gợi ý: Tom speaks ______________________.
+ Yêu cầu học sinh dịch câu đề:
HS : Tom là một người nói Tiếng Anh giỏi.
+ Yêu cầu học sinh phân tích câu đề:
HS : Tom is a good speaker of English.
S BE ADJ NP
+ Yêu cầu học sinh đoán cấu trúc đề bài muốn học sinh làm:
HS : S + V + O + ADV
+ Vận dụng cấu trúc để viết tiếp câu cho hoàn chỉnh:
HS : Tom speaks English well.
S V O ADV

+ Dịch câu: Tom nói – nói ngôn ngữ gì?(Tiếng Anh - English) – nói như thế
nào ? ( giỏi - well )
GV: Từ không phù hợp của câu đề với cấu trúc viết lại cần loại bỏ ?
HS: is , a , of
GV: Từ đã thay đổi và cần thay đổi để phù hợp với cấu trúc mới ?
HS: speaker , good
* Bài tập dạng tìm lỗi sai (Error Identification )
- Lưu ý học sinh: tập trung chú ý vào các từ được gạch chân , từ không gạch
chân là từ đã đúng , chỉ dùng để phối hợp,nên tìm chủ từ, động từ của câu đề, sau
đó:
- Xem động từ đã đúng chưa ( thì , dạng )
- Xem chủ từ phù hợp với động từ chưa( số ít hay số nhiều?đếm được hay không
đếm được? người hay sự vật? … )
- Nếu tất cả đã phù hợp thì xét đến các từ còn lại: vị trí của từ trong câu, loại từ…
- Dịch nghĩa của câu xem đã phù hợp hay chưa.

- Yêu cầu học sinh phải biết sửa lỗi dù đề bài không yêu cầu, để học sinh hiểu vì
sao từ đó sai. Bài tập Tiếng Anh rất đa dạng, học sinh có thể gặp lại kiến thức này
nhưng ở dạng bài tập khác, nếu được khắc sâu kiến thức, học sinh sẽ vận dụng
được cho dù dạng bài tập thay đổi.
Ví dụ : The charity organization provides the poor with so many household
furniture.
A B C D
+ Gợi ý học sinh tìm chủ từ ( S ) : charity organization ( số ít )
+ Yêu cầu học sinh nhận xét: chủ từ có phù hợp với động từ provides không?
( thêm -s , hiện tại đơn) : phù hợp
+ Còn lại C và D: ta thấy furniture là danh từ không đếm được, trước đó là
many đã phù hợp chưa ? ( many + danh từ đếm được số nhiều) : không phù hợp
+ Suy ra đáp án là D ( much thay cho many )
* Bài tập dạng điền khuyết ( Cloze test )

Đây là dạng bài tập khá khó, đòi hỏi học sinh phải đọc toàn đoạn văn chưa hoàn
chỉnh, học sinh yếu kém do vốn từ ít, không biết liên đới các câu nên làm sai rất
nhiều phần này. Giáo viên nên hướng các em chú ý đến các câu thuần cấu trúc
ngữ pháp để điền vào trước. Sau đó mới làm các câu dạng điền từ vựng. Sau khi
làm bài, phải đọc lại toàn đoạn văn và cố gắng dịch để hiểu, từ đó điều chỉnh các
sai sót đã làm trước đó. Trước khi điền từ, tìm các từ liên đới xung quanh chỗ
trống cần điền để chọn cho đúng từ.
* Bài tập dạng đúng sai (True / False )
Học sinh yếu kém thấy đoạn văn dài, từ vựng khó thì thường đoán phần này, có
em không làm được,chọn True hoặc False hết để hy vọng có được phần nào điểm.
Giáo viên cần hướng dẫn các em:
- Đọc các câu dưới đoạn văn( thường là 4 câu) trước.
- Đọc thầm đoạn văn, tìm ý hoặc câu có liên quan đến các câu dưới đoạn văn
này và đánh dấu lại.
- Đọc các phần liên quan trong đoạn văn và xem xét đúng hay sai, viết T hoặc F
vào ô True / False.

Sau khi làm xong, đọc toàn bộ đoạn văn để hiểu ý toàn bài và điều chỉnh đáp án
vừa chọn nếu thấy có sai sót.
* Một số điểm giáo viên cần chú ý trong suốt quá trình rèn học sinh yếu:
- Thường xuyên kiểm tra học sinh, đặc biệt từ vựng và yêu cầu học sinh giải
thích nghĩa của câu đề.Việc kiểm tra từ vựng không nhất thiết cố định mà kiểm
tra thường xuyên, đột xuất. Có thể trong quá trình giải bài tập, đầu giờ học hoặc
giữa giờ học. Cần yêu cầu học sinh yếu gạch dưới những từ chưa biết hoặc từ đã
học rồi nhưng không nhớ nghĩa, ghi lại nghĩa của từ đó kế bên, về nhà phải xem
lại.
- Bài tập cần cho từ dễ đến khó để học sinh quen dần với cấu trúc trước. Nên cho
các dạng bài tập tương tự nhau để học sinh quen cách làm và nhớ cách làm trước,
sau đó mới nâng dần mức độ.
- Chỉ cho các em cách học từ gia đình ( word family ) và cách nhớ từ gia

đình( tiếp đầu ngữ , tiếp vĩ ngữ , từ mang nghĩa “ not ( không )”…)
- Việc làm thường xuyên bài tập dạng của từ (word form) giúp học sinh nhớ từ
gia đình. Học sinh yếu không thể học hết các từ gia đình giáo viên soạn ra vì quá
nhiều, giáo viên nên để cho học sinh học từ từ, từng ít một. Ngoài ra việc học từ
không gắn với câu sẽ khiến học sinh khó nhớ, một trong những cách học ngôn
ngữ hiệu quả là giúp học sinh học từ ở trong câu.
Ví dụ: They are proud of their father .
ADJ
They take pride in their father .
N
- Kiểm tra một số công thức ngữ pháp cơ bản: giống như kiểm tra từ, việc kiểm
tra công thức ngữ pháp không nhất thiết cố định mà kiểm tra thường xuyên, đột
xuất. Có thể trong quá trình giải bài tập, đầu giờ học, giữa giờ học hoặc cuối giờ
học. Cần yêu cầu học sinh yếu giải thích nghĩa của các ký hiệu trong công thức
các em vừa đọc hoặc viết, tránh trường hợp đọc nhưng không hiểu.
Ví dụ : make + O + V(bare-inf)

O: tân ngữ
V(bare-inf): động từ nguyên mẫu không “ to”
- Việc lập đi lập lại dạng bài tập giúp học sinh khắc sâu kiến thức. Giáo viên cần
soạn các bài tập có cùng dạng cấu trúc ngữ pháp nhưng thay đổi từ vựng, vừa
nâng cao vốn từ cho học sinh, vừa tránh hiện tượng học sinh học thuộc lòng, nhớ
bài máy móc chứ không hiểu cách làm.
- Sau mỗi lần sửa dạng bài tập dạng của từ (word form), giáo viên cần yêu cầu
học sinh yếu viết lại các từ (trung bình mỗi từ khoảng 3 lần) để quen và thuộc
mặt chữ, tránh trường hợp khi làm bài học sinh nhận biết được loại từ nhưng
không viết được do không nhớ, không thuộc từ đó. Nhắc học sinh trước khi viết
lại, cần kiểm tra xem đã viết đúng chưa, tránh trường hợp học các từ viết sai.
Trong khi học sinh viết, giáo viên cần quan sát xem các em có thực hiện không,
vì thường học sinh yếu là những học sinh chưa ngoan, chưa chăm học.

- Không yêu cầu cao về kiến thức đối với học sinh yếu kém, nhưng yêu cầu cao
các em trong việc tập trung học tập, cần cầm tay chỉ việc, gần gũi quan tâm, nhắc
nhở động viên, và phải theo thật sát các em để giúp đỡ kịp thời.
- Giáo viên không đứng trên bục giảng nhiều mà cần đi lại quan sát, nhắc nhở học
sinh tập trung vào học tập, không làm việc riêng.
- Cần thường xuyên chấm bài học sinh yếu kém, giáo viên có thể ra đề cho cả lớp
làm thường xuyên, nhưng chỉ chọn bài học sinh yếu kém để chấm, chấm không
nhất thiết lấy điểm, chỉ để theo dõi xem mức độ tiến bộ ra sao và để giúp các em
nhận ra sai sót cũng như thấy kết quả học tập của mình để phấn đấu vươn lên.
IV. Hiệu quả.
Qua quá trình rèn học sinh yếu kém bộ môn Tiếng Anh, tôi nhận thấy học
sinh yếu kém do tôi đảm nhiệm có tiến bộ. Các em ý thức hơn, cố gắng hơn trong
học tập bộ môn, thể hiện ở việc học bài và làm bài tập về nhà đầy đủ, các em học
sinh chưa chăm ngoan có thái độ học tập tích cực hơn. Nhiều em đã làm được các
dạng bài tập cơ bản. Năm học vừa qua, theo kết quả các bài kiểm tra 15 phút, một

tiết ở học kỳ hai, số học sinh kém đã giảm so với học kỳ một, số học sinh đạt
trung bình trở lên tăng.



C. KẾT LUẬN
Việc giúp học sinh yếu kém vươn lên trong học tập bộ môn là một trong
những nhiệm vụ của giáo viên. Đây là công việc thật sự khó khăn, đòi hỏi sự kiên
nhẫn của người thầy và sự nỗ lực lớn của học sinh. Để đạt kết quả tốt, người giáo
viên cần có lòng yêu nghề, thương yêu học sinh, không ngại khó, tận tâm trong
giảng dạy. Học sinh cần có ý chí vươn lên trong học tập.
Trong thực tế sĩ số lớp đông, số lượng học sinh yếu kém, thiếu ý thức học
tập nhiều, trình độ học sinh trong cùng lớp không đồng đều nên giáo viên gặp khó
khăn trong việc rèn học sinh yếu. Nhưng với tinh thần trách nhiệm, tình thương

yêu học sinh, ý chí quyết tâm cao và sự nhạy bén, sáng tạo, người giáo viên sẽ đạt
được thành công trong công việc đòi hỏi nhiều nhẫn nại này.

Đăk Mil, tháng 4 năm 2012
NGƯỜI THỰC HIỆN


ĐẶNG THỊ THANH TUYỀN


SKKN: Kỹ năng rèn học sinh yếu kém trong giảng dạy bộ môn tiếng Anh
Người thực hiện: Đặng Thò Thanh Tuyền – Trường THCS Nguyễn
Chí Thanh – Đăk Mil

×