Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.24 KB, 84 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN Thời gian thực hiện trong 4 tuần ( Từ ngày 12/09 đến ngày 07/10) I. MỤC TIÊU 1.Phát triển thể chất Biết thực hiện một số vận động cơ bản: bật qua chướng ngại vật, tung bóng lên cao và bắt bóng, phối hợp nhịp nhàng các giác quan khi vận động - Trẻ biết tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong việc vệ sinh cá nhân, sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày. - Biết ích lợi của một số nhóm thực phẩm quen thuộc.. - Biết đề nghị người lớn giúp đỡ khi bị khó chịu, mệt mỏi, ốm đau… - Nhận biết và biết tránh một số vật dụng nguy hiểm đối với bản thân như dao, vật nhọn sắt bén…và những nơi không an toàn như ao, hồ, sông, nơi có nhiều xe cộ qua lại…. - Có một số thói quen, hành vi tốt trong ăn uống và vệ sinh phòng bệnh như bệnh “ Tay chân miệng, sốt xuất huyết, quai bị..” 2. Phát triển nhận thức - Phân biệt một số đặc điểm giống và khác nhau của bản thân so với người khác, những người thân trong gia đình . - Biết sử dụng các giác quan để tìm hiểu thế giới xung quanh. - Biết phân loại đồ dùng cá nhân, đồ chơi theo 2 dấu hiệu, nhận biết số lượng trong phạm vi 6. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Trẻ thể hiện được những tình cảm, cảm xúc khi kể chuyện, đọc thơ, hát múa - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, thông qua việc tập kể chuyện sáng tạo theo tranh - Biết một số chữ cái trong các từ chỉ họ, tên riêng của mình, của một số bạn trong lớp và tên gọi của một số bộ phận của cơ thể - Mạnh dạn, lịch sự trong giao tiếp, tích cực giao tiếp bằng lời nói với mọi người xung quanh. 4. Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội. - Cảm nhận được trạng thái cảm xúc của người khác và biểu lộ tình cảm, sự quan tâm đến người khác qua lời nói, cử chỉ, hành động. - Tôn trọng và chấp nhận sở thích riêng của bạn, của người khác chơi hoà đồng với bạn. - Biết giữ gìn bảo vệ môi trường sạch đẹp, thực hiện nề nếp, quy định ở trường, lớp, nơi công cộng… - Biết giúp đỡ bạn bè và người thân. - Biết sữ dụng năng lượng tiết kiệm như: khóa vòi nước lại sau khi sử dụng xong, tắt các vật dụng bằng điện khi không cần thiết…..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 5. Phát triển thẩm mỹ: - Biết sử dụng một số dụng cụ, vật liệu để tạo ra một số sản phẩm mô tả hình ảnh về bản thân và người thân có bố cục và màu sắc hài hoà. - Thể hiện những cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa, hát về chủ đề bản thân. - Biết tạo ra các sản phẩm tạo hình đơn giản từ các kĩ năng: vẽ, nặn, xé, cắt dán, tô màu,… - Thích nghe nhạc, nghe hát; chăm chú lắng nghe và nhận ra những giai điệu khác nhau của các bài hát, bản nhạc. - Hát đúng và biết thể hiện sắc thái tình cảm qua các bài hát mà trẻ yêu thích. - Biết vận động nhịp nhàng phù hợp với nhịp điệu bài hát, bản nhạc: vỗ tay, giậm chân, nhún nhảy, múa,… - Biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> MẠNG NỘI DUNG Một số đặc điểm cá nhân(họ, tên, tuổi, ngày sinh nhật, giới tính) - Những người thân trong gia đình và bạn bè trong lớp học - Đặc điểm diện mạo, hình dáng bên ngoài và trang phục - Những khả năng, sở thích riêng và tình cảm của bé - Cảm xúc của bé, quan hệ của bé với những người xunh quanh - Bé có 5 giác quan, mỗi giác quan có chức năng riêng và sử dụng phối hợp các giác quan để nhận biết mọi thứ xunh quanh. - Biết giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cơ thể và các giác quan TÔI LÀ AI. BẢN THÂN TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH. Bé được sinh ra và được bố mẹ, người thân chăm sóc, lớn lên (Trong bụng mẹ, sơ sinh, biết ngồi, biết đi, đi học trường Mầm Non) - Sự yêu thương và chăm sóc của người thân trong gia đình và ở trường - Dinh dưỡng hợp lí, giữ gìn sức khỏe và cơ thể khỏe mạnh - Môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn - Đồ dùng, đồ chơi và chơi hòa đồng với bạn bè. CƠ THỂ TÔI. Bé được sinh ra và được bố mẹ, người thân chăm sóc, lớn lên (Trong bụng mẹ, sơ sinh, biết ngồi, biết đi, đi học trường Mầm Non) - Sự yêu thương và chăm sóc của người thân trong gia đình và ở trường - Dinh dưỡng hợp lí, giữ gìn sức khỏe và cơ thể khỏe mạnh - Môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn - Đồ dùng, đồ chơi và chơi hòa đồng với bạn bè.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> MẠNG HOẠT ĐỘNG Phát triển thể chất: *Dinh dưỡng – Sức khỏe: - Trò chuyện về lợi ích của các nhóm thực phẩm. - Ích lợi của việc tập luyện thể dục. - Các thao tác giữ gìn vệ sinh thân thể cá nhân và môi trường xung quanh bé. - Nhận biết và biết tránh những vật dụng nguy hiểm đối với bản thân. *Phát triển vận động: -“ Đập bắt bóng tại chổ”, “Tung và đập bắt bóng tại chổ”. -“ Đi nối bàn chân tiến lùi”, “ Ném xa bằng một tay”.. Phát triển ngôn ngữ: *Thơ và Truyện: “ Đôi tai xấu xí”, “ Tay ngoan”, “ Thỏ bông bị ốm”, “ Câu trựyên của tay trái tay phải”. *LQCC: Làm quen và tập tô chữ cái: “A,Ă,” Phát triển nhận thức: *MTXQ: “ Tìm hiểu về các bộ phận trong cơ thể”, “ Tìm hiểu về các giác quan”. *Toán: “Bé có bao nhiêu đồ dùng,Nhận biết và đếm số luợng trong phạm vi 6”, “Nhận biết tạo nhóm trong phạm vi 6”, “Định hướng trong không gian”, “So sánh chiều cao của 3 đối tượng”.. Phát triển thẩm mỹ: *Âm nhạc: Dạy hát và vận động: “Tay thơm tay ngoan”, “Mời bạn ăn”, “Đường và chân”, “”. *Tạo hình: Vẽ “chân dung bạn trai, bạn gái”,“Trang trí váy áo”, Xé dán “ hoa tặng bạn gái”, Nặn “ Bé tập thể dục”.. BẢN THÂN. Phát triển tình cảm xã hội: - Trò chuyện và làm quen với các bạn trong lớp. - Tham gia các hoạt động trong trường, lớp. - Thực hành các thao tác vệ sinh thân thể của cá nhân. - Vệ sinh môi trường xanh sạch đẹp. - Trò chuyện với trẻ về cách phòng một số bệnh thừơng gặp như sốt xuất huyết, tay chân miệng… - Trẻ biết sử dụng năng lượng tiết kiệm..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> CHUẨN BỊ HỌC LIỆU -Tranh ảnh vể chủ đề bản thân, tranh ảnh bạn trai, bạn gái… - Các nguyên liệu mở: Vỏ hộp, hột hạt,giấy báo,vé số…. - Bộ chữ cái, thẽ chữ số từ 1-10. - Một số bài hát, bài thơ, câu truyện, vè, câu đố về chủ đề bản thân. - Một số đồ chơi góc:, bán hàng, bác sĩ, cô giáo… - Máy hát đĩa,đĩa bài hát liên hoan đến chủ đề bản thân. - Trống lắc, đồ dùng dạy học của cô và trẻ. - Tranh ảnh để lồng ghép nội dung tích hợp: An toàn giao thông; phòng chống bệnh tay, chân, miệng; phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ,…. HOẠT ĐỘNG GÓC I.GÓC PHÂN VAI: 1. Mục đích yêu cầu: -Trẻ biết thực hành đóng các vai phù hợp chủ đề. - Biết công việc của người bán hàng và người mua hàng. - Biết dược vai trò của bác sĩ đối với bệnh nhân. - Biết thể hiện tình cảm của bản thân đối với mọi người xung quanh. - Biết sử lý tình huống xảy ra,phát triển sự sáng tạo, nhanh nhẹn của trẻ khi tham gia chơi. - Trong vai chơi trẻ biết thực hành tiết kiệm trong chi tiêu,cũng như biết tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt. - Biết giữ gìn môi trường mình đang hoạt động dược xanh sạch hơn. - Biết sử dụng dụng cụ phù hợp. - Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân như tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh đôi tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh Giáo dục trẻ biết tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp, có sự hợp tác, đoàn kết cùng bạn chơi. 2.Chuẩn bị: - Đồ dùng, đồ chơi bán hàng, gia đình như khăn lau, chén muỗng đĩa,búp bê,quần áo cho búp bê. Các loại rau quả, thực phẩm, thức uống. - Máy nghe nhạc, trống lắc. - Bộ đồ dùng trong góc bác sĩ- bệnh nhân, cô giáo.. - Cửa hàng bán tạp hóa, cửa hàng thực phẩm bán rau củ quả.. - Một số nguyên vật liệu mở: Vỏ hộp, hạt, vé số, giấy báo.. - Máy hát đĩa, đĩa bài hát về chủ đề bản thân.. 3. Tiến hành: - Cho trẻ chơi đóng vai: Các thành viên trong gia đình bé làm gì? Bác sỉ- bệnh nhân; Người mua hàng- bán hàng. - Vai trò của bác sĩ đối với bệnh nhân, y tá- bác sĩ, y tá – bệnh nhân..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Người bán hàng thì bán hàng thì bán như thế nào?( nói giá bán) Người mua hàng như thế nào?(trả giá cho mặt hàng cần mua) người mua hàng cần có gì để mua được hàng?(tiền) khi bán hàng xong thì người bán phải nói như thế nào? ( cảm ơn người mua hàng). -Phân vai cô giáo đối với trẻ… II. GÓC XÂY DỰNG: 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết sử dụng các kĩ năng đã học để xây dựng lắp ghép: công viên, vườn hoa, khu vui chơi, xây dựng nhà cho búp bê. - Phát triển sự sáng tạo, khéo léo của trẻ, biết xây dựng các công trình ngăn lũ như biết đắp đê khi mùa lũ về, xây dựng nhà sàn cho búp bê khi có lũ về. - Giáo dục trẻ biết phối hợp, đoàn kết cùng bạn để hoàn thành công trình xây dựng. Rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại cho trẻ.. 2. Chuẩn bị: - Khối gỗ, khối xây dựng, cây cảnh, thảm cỏ, băng ghế bằng nhựa,.. - Các vật liệu xây dựng… -Hộp đựng các vật nhỏ như: Cúc áo, hột hạt, ống chỉ, cành que, sỏi đá.. 3. Tiến hành: - Xây dựng lắp ghép bờ đê ngăn lũ,.. - Xây dựng vườn hoa công viên. - Xây nhà sàn cho búp bê.. III. GÓC HỌC TẬP: 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết lật từng trang khi xem sách, tranh truyện, thích thú chơi trò chơi tìm, chữ cái trong từ. - Nhận ra chữ cái trong tên của bản thân và các bạn trong lớp, phát âm được chữ cái đó. - Phát triển sự nhanh nhẹn, tư duy của trẻ trong việc tìm kiếm chữ cái, tìm số lượng. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sách vỡ cẩn thận không được xé khi đọc xong phải để đúng nơi qui định và biết giữ trật tự khi xem sách, nhườn nhịn bạn cùng chơi. 2. Chụẩn bị: - Sách tranh ảnh, tranh truyện về chủ đề, vỡ tập tô, vỡ làm quen toán. - Bộ chữ cái, chữ số. - Bài thơ, câu đố, đồng dao.. - Lô tô, đôminô về chủ đề bản thân. - Que, hột hạt. - Tranh một số đồ dung của bản thân trẻ. - Búp sáp màu cho trẻ..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Một số trnh ảnh về phóng chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, tranh phòng tránh một số tay nạn thương tích thường gặp như: Tránh các vật nhọn, sắt bén, ổ cắm điện, bếp nấu ăn.. 3. Tiến hành: - Xem tranh truyện, sách vỡ về chủ đề bản thân. - Chơi lôtô, đôminô. - Bộ chữ cái cho trẻ xếp tên mình, tìm chữ cái có trong tên của bản thân. - Tô màu, vẽ, gạch nối tìm sự liên quan. - Cho trẻ tập kể chuyện những câu chuyện mà trẻ đã biết. - Xem một số tranh ảnh về phòng chống bệnh sốt xuất IV. GÓC NGHỆ THUẬT: 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ có thể tạo ra các sản phẩm về chủ đề bằng các kĩ năng đã học. - Thích thú hát và vận động các bái hát theo chủ để. - Giáo dục trẻ biết tôn trọng và giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn. 2. Chuẩn bị: - Kéo, hồ, búp màu, giấy màu, đất nặn, bảng, phấn, giấy trắng, giấy thủ công.. - Tạp chí, giấy báo có tranh ảnh đẹp. - Nhạc cụ, trống lắc, phách tre, mũ múa. - Que, hột hạt.. - Máy hát nhạc, băng đỉa về chủ để. 3. Tiến hành: - Xé, dán, vẽ, nặn, gấp giấy,xếp hột hạt về chủ đề. - Nghe nhạc hát, vận động múa hát, đọc thơ về chủ đề mà trẻ thích. - Biểu diễn văn nghệ.. V. GÓC THIÊN NHIÊN: 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết trồng cây xanh, trồng hoa ở công viên, vườn hoa, nhặt rau, lá.. - Trẻ biết giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp,Không vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qui định, biết chăm sóc cây xanh, tưới nước cho cây.. - Phát triển óc quan sát, khám phá tìm tòi của trẻ khi đi dạo, tham quan. 2. Chuẩn bị: - Bồn nước, chai lọ, ca cốc, phiễu, sọt rác, bình tưới cây, khăn lau, bể cát.. - Cây xanh, một số cây hoa cho trẻ trồng.. - Khuôn hình in trên cát. 3. Tiến hành: - Hướng dẫn trẻ chăm sóc cây: Tưới nước, bắt sâu, lau lá cây, tỉa lá vàng úa héo, nhặt lá vàng rơi. - Tập cho trẻ đong do nước vào các chai..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Khuyến khích trẻ nhặt lá vàng, nhặt rác bỏ vào sọt rác để làm cho sân trường được xanh sạch đẹp hơn. - Chơi với cát, in hình trên cát. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Mục đích yêu cầu: - Thích thú đi dạo, lắng nghe, quan sát môi trường xung quanh theo yêu cầu của cô. - Phát triển óc quan sát, tò mò, sự tập trung chú ý của trẻ khi đi dạo tham quan. - Biết phối hợp nhườn nhịn bạn khi tham gia chơi trò chơi. 2. Chuẩn bị: - Các đồ chơi,thiết bị, nhiên liệu ngoài trời. - Phấn, viết, bút màu, hột hạt, que. - Tranh ảnh về chủ đề, về phòng tránh một số tai nạn thương tích, ô nhiễm môi trường, an toàn giao thông. - Bài thơ, bài hát, câu đố. - Các trò chơi vận động, dân gian. - Sân chơi sạch an toàn thoáng mát. 3. Tiến hành: - Quan sát thời tiết và đàm thoại về thời tiết. - Quan sát và đàm thoại về đường giao thông trên dường ( mọi người có đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông hay không?) kết hợp giáo dục trẻ khi tham gia giao thông phải chấp hành đúng luật lệ giao thông, muốn qua đường thì phải có người lớn dắt qua, đi đường phải đi sát lề đường phía bên tay phải. - Cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời. - Cho trẻ vẽ tự do trên sân. - Dạo quanh sân trường, quan sát tranh ảnh, đồ chơi để thảo luận. - Chơi trò chơi, đọc thơ, câu đố.. - Quan sát sân trường, vườn trường. HOẠT ĐỘNG ÔN CHIỀU 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết thể hiện ý đồ của mình khi tham gia hoạt động ở các góc chơi và trò chơi. - Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường, cất dọn dẹp đồ chơi đúng nơi qui định. - Thực hiện theo yêu cầu của cô,nhườn nhịn bạn khi chơi. 2. Chuẩn bị: - Góc chơi cho trẻ: Tạo hình, âm nhạc, học tập, phân vai, xây dựng, thiên nhiên. - Tranh ảnh về chủ đề. - Đồ chơi, đominô về chủ đề - Bài thơ, câu đố, bài hát, đồng dao, ca dao về chủ đề. - Giấy, bút màu, hột hạt, que.. 3. Tiến hành:.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Thực hành vệ sinh tay theo các bước. - Cho trẻ quan sát tranh, thảo luận, đàm thoại về bức tranh đó. - Chơi theo ý thích ở các góc. - Đọc thơ, hát, câu đố về chủ đề và luạt giao thông. - Ôn lại bài thơ, bái hát, câu truyện về chủ đề. - Vẽ, tô màu, cắt dán, xếp hình theo chủ đề… TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ thích thú chơi các trò chơi vận động phù hợp chủ đề. - Rèn phản ứng nhanh, khéo léo của trẻ khi tham gia chơi trò chơi. - Trẻ phân biệt được một số trạng thái biểu thị cảm xúc: Vui, buồn, hờn, giận…thông qua trò chơi. - Trẻ chơi đúng luật, không xô đẩy bạn cùng chơi. 2. Chuẩn bị: - Một số đồ dùng đồ chơi về chủ đề. - Mũ đội cho trẻ. - Bóng cho trẻ chơi, trống lắc. - Sân chơi thoáng mát, sạch sẽ, an toàn. 3. Tiến hành: - Cho trẻ chơi trò chơi: + Thi xem ai nhanh + Mèo đuổi chuột + Tôi bảo! tôi bảo! + Làm theo hiệu lệnh của cô. + Kéo co. TRÒ CHƠI DÂN GIAN * Kích thích gây hứng thú cho trẻ tham gia các trò chơi dân gian “ Lộn cầu vồng”, “ Tập tầm vông”, “ Cướp cờ”, “ kéo cưa lừa xẻ” ________________________________ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TUẦN 01 CHỦ ĐỀ NHÁNH 01: “ TÔI LÀ AI” Thời gian từ ngày 12/09 đến ngày 16/09/2011 HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ. Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 12/09 13/09 14/09 15/09 16/09 - Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. - Trao đổi với phu huynh vể những đều liên hoan đến trẻ. - Trò chuyện với trẻ về ngày nghỉ: Ở nhà các bạn giúp cha mẹ làm những công việc gì?....
<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Hướng trẻ vào các góc nổi bật của chủ đề. - Cho trẻ chơi tùy thích . THỂ DỤC SÁNG. HOẠT ĐỘNG HỌC. HOẠT ĐỘNG GÓC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI. - Tập thể dục sáng với bài : “Nắng sớm” Phát triển Phát triển Phát triển Phát triển Phát triển vận động: nhậnthức: ngôn ngữ: nhậnthức: thẩm mỹ: “ Đập bắt “Trò Truyện “ Bé có bao Dạy vận bóng tại chuyện “Đôi tai nhiêu đồ động bài “ chổ”( Bé làm quen xấu xí” dùng”.Nhận Đố bạn tài thế) với các biết và đếm biết tên bạn trong số lượng tôi” lớp”( Tôi trong phạm và bạn vi 6” khác nhau ở điểm nào?) - Góc phân vai: Mẹ - con, bán hàng- mua hàng, bác sĩ- bệnh nhân. - Góc học tâp: Xem tranh truyện về chủ để bản thân, hướng dẫn trẻ làm sách về bản thân. - Góc xây dựng: Xây dựng ngôi nhà cho búp bê. - Góc nghệ thuật: Di màu bạn trai, bạn gái, dán ảnh tặng bạn. - Góc thiên nhiên: Tập đong nước vào chai, lo, cốc… - Quan sát và đàm thoại về đường giao thông trên dường. - Trò chơi “ Tạo dáng”. - Chơi tự do.. - Ôn lễ Phát triển - Dạy trẻ - Làm quen -Nêu HOẠT giáo. thẩm mỹ: thao tác chữ A,Ă,Â. gương ĐỘNG - Ôn lại “ Tô màu đánh răng. ( Bé vui cuối tuần. CHIỀU thao tác vệ bạn trai, - Trò học chữ) - Biểu diễn sinh tay. bạn gái” chuyện văn nghệ. (Bạn nào với trẻ về xinh nhỉ?) các nhóm dinh dưỡng - Chuẩn bị cho trẻ đầu tóc gọn gàng, đồ dùng đầy đủ. TRẢ TRẺ - Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. - Hát bài “ Đi học vế”..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> ________________________________________ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NGÀY CHỦ ĐỀ NHÁNH 01: “ TÔI LÀ AI” Thứ 2 ngày 12 tháng 09 năm 2011 I. Các hoạt động trong ngày: 1. Đón trẻ 2. Thể dục sáng II. Hoạt động học: Tên đề tài: ĐẬP BẮT BÓNG TẠI CHỔ Phát triển thể chất 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên vận động, thực hiện được vận động. - Trẻ biết đập và bắt bóng tại chổ, chú ý không làm rơi bóng. - Phát triển kĩ năng khéo léo, định hướng của trẻ khi đập và bắt bóng. - Rèn luyện tính kiên trì, cố gắng đập bóng và không làm rơi bóng. - Giáo dục trẻ ham thích thể dục và đoàn kết khi chơi. 2. Chuẩn bị: - Sân bãi rộng thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo an toàn. - 2-3 trái bóng. - Trống lắc, máy hát đĩa, đĩa hát bài : “Tay thơm tay ngoan”, “ Đường và chân”. - Vạch chuẩn,… - Bài hát bài thơ thuộc chủ đề. 3. Tiến trình: STT. CẤU TRÚC. 01. * Hoạt động 1: Khởi động. 02. * Hoạt động 2: Trọng động. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ - Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn, vừa đi vừa hát bài: “ Tay thơm tay ngoan”. ( Trẻ vừa đi vừa hát theo nhịp điệu của bài hát). - Đi các kiểu đi, kết hợp chạy chậm, chạy nhanh, chạy bộ về đội hình 3 hàng ngang.( Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô). *Bài tập phát triển chung: ( 2 lần x 8 nhịp) - Tay: Các ngón tay đan vào nhau, gập duỗi tay phía trước hoặc lên cao. - Chân: Đứng đưa chân ra phía trước, lên cao. - Bụng: Đứng đan tay sau lưng, gập người về phía.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> trước. - Bật: Bật tách chân khép chân. ( Trẻ nghe cô hứơng dẫn động tác, sau đó tập kết hợp bài hát “ Đường và chân” ) * Vận động cơ bản: - Cô cho trẻ chuyển đội hình 2 hàng ngang đối diện cách nhau 4m. - Các bạn ơi! Các bạn có muốn trở thành một thủ môn bắt bóng giỏi không nè!( Trẻ trả lời câu hỏi của cô). Thế muốn trở thành thủ môn giỏi thỉ phải tập luyện như thế nào? Thì trong bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các bạn vân động : “ Đập bắt bóng tại chổ” ( Trẻ nhắt lại tên vận động) * Cô thực hiện cho trẻ xem: Sau đó cô mời 1 trẻ lên thực hiện mẫu giúp cô.( Trẻ lên thực hiện mẫu giúp cô). * Cô giải thích vận động: Muốn thực hiện được vận động này thì các bạn cầm bóng bằng 2 tay, dùng sức của cánh tay để đập mạnh quả bóng xuống sân khi bóng nảy lên thì nhanh chóng bắt bóng bằng 2 tay. ( Trẻ chú ý nhìn bạn làm mẫu để thực hiện được vận động). Nhắc nhở giáo dục trẻ chú ý mang dép khi thực hiện vận động để trẻ không dẫm phải những vật nhọn, đá sỏi… *Trẻ thực hiện: - Cô mời 2 cháu khá lên thực hiện vận động. Cô nhận xét cháu nhắc lại cách thực hiện. - Cô mời 2 cháu yếu thực hiện lại vận đông và cho cả lớp nhận xét. - Cô cho cả lớp lên thực hiện. ( Trẻ lần lượt ở mỗi hàng lên thực hiện 2-3 lần). - Cô hỏi trẻ lại tên vận động ( Trẻ trả lời). Các bạn ơi! Để trở thành 1 thủ môn giỏi không phải chỉ thực hiện vận động thôi là chưa đủ mà phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để có sức khỏe tốt và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên nhe các bạn! ( Trẻ chú ý nghe cô nói) 03. * Hoạt động 3:. - Giờ học hôm nay cô thấy các bạn học rất ngoan..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Trò chơi vận động. 04. * Hoạt động 4: Hồi tĩnh. Cô sẽ thưởng cho các bạn 1 trò chơi đó là trò chơi “ Thỏ con tìm nhà” ( Trẻ nhắc lại tên trò chơi). - Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ tự phân vai chơi( Ai làm thỏ? Ai làm nhà thỏ) - Hỏi trẻ lại tên trò chơi ( Trẻ trả lời). - Cô vừa cho các bạn thực hiện vận động gi?( Trẻ trả lời) và chơi trò chơi gi? ( Trẻ trả lời) - Bây giờ chúng ta đi nhẹ nhàng 1-2 vòng, vừa đi vừa vun tay hít thở nhẹ nhàng. - Trò chuyện với trẻ về việc tập luyện thể dục thể thao, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.Có sức khỏe thì có thể chống được bệnh tật. - Bây gìơ là mùa nước lũ cô nhắc trẻ không nên đến gần ao, sông vì dễ bị đối nước, vào mùa mưa thì sẽ có nhiều muỗi nên mặt áo tay dài vào buổi tối, và ngủ mùn kể cả vào ban ngày để tránh bệnh sốt xuất huyết. * Nhận xét- tuyên dương trẻ.. III. Hoạt động góc: - Góc phân vai : Mẹ - con, bán hàng- mua hàng, bác sĩ- bệnh nhân. - Góc học tâp: Xem tranh truyện về chủ để bản thân, hướng dẫn trẻ làm sách về bản thân. - Góc xây dựng: Xây dựng ngôi nhà cho búp bê. - Góc nghệ thuật: Di màu bạn trai, bạn gái, dán ảnh tặng bạn. - Góc thiên nhiên: Tập đong nước vào chai, lo, cốc… IV. Hoạt động ngoài trời: - Quan sát và đàm thoại về đường giao thông trên dường. - Trò chơi “ Tạo dáng”. - Chơi tự do. V. Hoạt động ôn chiều – Trả trẻ: - Ôn lễ giáo. - Ôn lại thao tác vệ sinh tay. - Chuẩn bị cho trẻ đầu tóc gọn gàng, đồ dùng đầy đủ. - Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. - Hát bài “ Đi học vế”. ___________________________________.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Thứ 3 ngày 13 tháng 09 năm 2011 CHỦ ĐỀ NHÁNH 01: “ TÔI LÀ AI” I. Các hoạt động trong ngày: 1. Đón trẻ 2. Thể dục sáng II. Hoạt động học: Tên đề tài: TRÒ CHUYỆN LÀM QUEN VỚI CÁC BẠN TRONG LỚP ( TÔI VÀ BẠN KHÁC NHAU Ở ĐIỀM NÀO?) Phát triển nhận thức 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết được 1 số đặc điểm nổi bật của bản thân. - Biết được mình khác với bạn và những người xung quanh qua một số đặc điểm nổi bật. - Trẻ nhận ra bạn trong lớp qua một số đặc điểm miêu tả về bạn. - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và làm việc tự phục vụ như rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Trẻ biết ăn một số thực phẩm có lợi cho sức khỏe của trẻ. - Biết yêu quí, giúp đỡ các bạn và những người xung quanh. - Trẻ biết giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp như bỏ rác đúng nơi qui định. - Biết lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết. 2. Chuẩn bị: - Chân dung bạn trai- bạn gái. - Một số đồ dùng của bé : viết, tập,gôm, bảng, phấn, bảng.. - Máy hát đĩa, trống lắc, các bải hát về chủ đề. 3. Tiến hành: STT. CẤU TRÚC. 01. * Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu bài. 02. * Hoạt động 2: “ Tôi và bạn khác nhau ở điểm nào”. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ - Cho trẻ ngồi vòng tròn xung quanh cô. Sau đó cho trẻ hát bài: “ Đố bạn biết tên tôi” ( Trẻ cùng hát với cô). - Hỏi lại tên bài hát ( Trẻ trả lời) - Cô cùng trò chuyện, đàm thoại với trẻ về họ tên, tuổi, ngày sinh nhật của trẻ, giới tính, sở thích,.. - Cô và trẻ cùng trò chuyện về đặc điểm của bản thân và các bạn trong lớp.( Họ tên, giới tính, sở thích, ngày sinh nhật..) - Cô mời từng trẻ lên và trò chuyện cùng trẻ :.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> + Chào bạn? Bạn tên họ là gì?( Trẻ trả lời) + Bạn được mấy tuổi? Ngày sinh nhật của bạn là ngày mấy?( Trẻ trả lời) + Bạn tuổi con gì?( Trẻ trả lời) + Bạn là nam hay nữ? (Trẻ trả lời) + Nhà của bạn ở đâu? (Trẻ trả lời) Trong ngày sinh nhật thì có gì nè? ( Bánh kem, bong bong, nhiều quà tặng….). - Ngày sinh nhật là ngày các bạn được cha mẹ sinh ra, được cha mẹ nuôi dưỡng thành người. Vì vậy chúng ta phải biết nghe lời cha mẹ, không chỉ biết nghe lời cha mẹ, còn phải nghe lời ông bà, cô giáo và những người lớn xung quanh nhe các bạn! Do đó các bạn phải biết yêu quí bản thân mình, luôn giữ gìn vệ sinh thân thể khỏe mạnh ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao, rữa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh nhe các bạn. Các bạn còn phải giữ gìn môi trường mình đang sống cho xanh sạch đẹp như không vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qui định. 03. * Hoạt động 3: “ Bạn đang nói về ai?”. 04. * Hoạt động 4: Trò chơi củng cố: “ Ai đoán tài thế?”. - Cô cùng trẻ hát bài “ Tay thơm tay ngoan” Bây giờ cô sẽ miêu tả một số dặc điểm nổi bật của một số ban trong lớp nhe! - Bạn Vạn là bạn trai, tóc ngắn, màu đen, có đôi mắt tròn, mặt áo tay ngắn, màu hồng.. - Tương tự cô miêu tả bạn gái trong lớp - Sau đó cô cho một trẻ lên tự miêu tả từng bạn trong lớp ( Trẻ lần lượt lên miêu tả) Hôm nay cô thấy các bạn học rất giỏi và rất ngoan cô sẽ thưởng cho các bạn một trò chơi đó là trò chơi: “ Ai đoán tài thế?” ( Trẻ nhắc lại tên trò chơi). - Cô nói luật chơi và cách chơi. - Cho trẻ chơi thử sau đó chơi 2-3 lần. * Nhận xét- tuyên dương trẻ.. III. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Mẹ - con, bán hàng- mua hàng, cô giáo- trẻ..
<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Góc học tâp: Bộ chữ cái cho trẻ xếp tên mình, tìm chữ cái có trong tên của bản thân.Tô màu, vẽ, gạch nối tìm sự liên hoan. - Góc xây dựng: Xây dựng ngôi nhà của bé. - Góc nghệ thuật: Xé, dán, vẽ, nặn, gấp giấy,xếp hột hạt về chủ đề. - Góc thiên nhiên: Hướng dẫn trẻ chăm sóc cây: Tưới nước, bắt sâu, lau lá cây, tỉa lá vàng úa héo, nhặt lá vàng rơi. IV. Hoạt động ngoài trời: - Quan sát và đàm thoại về đường giao thông trên dường ( mọi người có đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông hay không?) kết hợp giáo dục trẻ khi tham gia giao thông phải chấp hành đúng luật lệ giao thông, muốn qua đường thì phải có người lớn dắt qua, đi đường phải đi sát lề đường phía bên tay phải. - Trò chơi: “ Lộn cầu vồng” - Chơi tự do trên sân. V. Hoạt động ôn chiều – Trả trẻ: Tên đề tài: TÔ MÀU BẠN TRAI – BẠN GÁI ( BẠN NÀO XINH NHỈ?) Phát triển thẩm mỹ 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết cầm bút màu để tô màu cho bạn trai – bạn gái trong bức tranh. - Trẻ biết phân biệt được điểm giống và khác nhau của bạn trai – bạn gái. - Trẻ sử dụng màu phù hợp đề tô sao cho đẹp. - Rèn kỹ năng ngồi đúng tư thế, cầm bút để tô màu. - Rèn luyện tính kiên trì để hoàn thành sản phẩm của mình. - Trẻ phân biệt được giới tính thông qua các đặc điểm của bạn trai – bạn gái. 2. Chuẩn bị: - Tranh ảnh bạn trai – bạn gái treo xung quanh lớp. - Tranh mẫu của cô. - Búp màu – tranh bạn trai – bạn gái cho trẻ tô. - Bàn ghế phù hợp với trẻ. - Trống lắc, máy hát nhạc, dĩa hát về chủ đề bản thân. 3. Tiến hành: STT 01. CẤU TRÚC * Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ - Cho trẻ ngồi vòng tròn xung quanh cô. Sau đó cho trẻ hát bài: “ Đố bạn biết tên tôi” ( Trẻ cùng hát với cô). - Hỏi lại tên bài hát ( Trẻ trả lời) - Cô cùng trò chuyện, đàm thoại với trẻ về họ tên, tuổi, ngày sinh nhật của trẻ, giới tính, sở thích,...
<span class='text_page_counter'>(17)</span> ( trẻ cùng trò chuyện với cô) Hôm nay các bạn rất giỏi cô sẽ cho các bạn tô màu bạn trai – bạn gái trong lớp mình nhe! 02. 03. 04. * Hoạt động 2: “ Bé quan sát tranh mẫu”. “ Trời tối – trời sáng” ( trẻ nhắm mắt lại) - Các bạn xem cô có tranh gì đây?( Tranh bạn trai – bạn gái cô đã tô màu) ( Trẻ chú ý nhìn cô) - Cô và trẻ cùng trò chuyện và đàm thoại về đặc điểm của bạn trai và bạn gái trong bức tranh. - Cô cho trẻ tự so sánh điểm giống và khác nhau giữa bạn trai – bạn gái.( Từng trẻ nêu lên điểm giống và khác nhau giữa bạn trai – bạn gái) Cô hướng dẫn trẻ cách cầm bút để tô màu, hỏi trẻ tư thế ngồi tô màu, cô nhấn mạnh các chi tiết cần tô như: tóc thì dùng màu đen… - Cho trẻ nêu lại tư thế ngồi, cách cầm bút để tô. - Hỏi ý định trẻ thích tô bạn gái như thế nào? Bạn trai như thế nào?( Trẻ trả lời) * Hoạt động 3: - Cô cùng trẻ đọc bài thơ “ Đàn kiến nó đi” ( Trẻ “Bé tập làm họa vừa đọc vừa tiến gần bàn của mình) sĩ?” - Bây giờ chúng ta cùng làm cho các bạn trong tranh đẹp hơn nhe các bạn. - Trẻ thực hiện - Cô mở nhạc kết hợp bao quát, quan sát và sửa sai cho trẻ. * Hoạt động 4: Cho trẻ đem sản phẩm đem lên trưng bày xem “Bạn nào xinh trong tranh bạn nào xinh nhất( Trẻ đem tranh treo thế nhỉ?” lên) - Cô cho từng trẻ lên nhận xét - Cô đưa ra nhận xét chung. * Nhận xét- tuyên dương trẻ.. *Trả trẻ: - Chuẩn bị cho trẻ đầu tóc gọn gàng, đồ dùng đầy đủ. - Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. - Hát bài “ Đi học vế”. ___________________________________________ Thứ 4 ngày 14 tháng 09 năm 2011.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> CHỦ ĐỀ NHÁNH 01: “ TÔI LÀ AI” I. Các hoạt động trong ngày: 1. Đón trẻ 2. Thể dục sáng II. Hoạt động học: Tên đề tài: Truyện “ ĐÔI TAI XẤU XÍ” Phát triển ngôn ngữ 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết được tên truyện và hiểu nội dung câu chuyện. - Trẻ có thể đóng kịch theo truyện, thuộc lời thoại trong truyện. - Rèn sự chú ý và kỹ năng phán doán cho trẻ. - Giáo dục trẻ biết tự tin vào bản thân, không được xem thường bạn và người khác. - Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ: Biết tôn trọng bản thân mình và mọi người xung quanh. Biết giữ gìn vệ sinh cơ thể, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng tránh một số bệnh như bệnh tay, chân miệng… - Biết tiết kiệm năng lượng như biết khóa vòi nước lại sau khi rửa tay xong. 2. Chuẩn bị: - Tranh minh họa cho truyện. - Rối que - Bài hát, bài thơ về chủ điểm. - Bút màu, đội hình của trẻ. - Tranh truyện trẻ tô màu. - Trống lắc, máy nghe nhạc. 3. Tiến hành: STT. CẤU TRÚC. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ. 01. * Hoạt động 1: Ổn định - giới thiệu bài. 02. * Hoạt động 2:. - Cho trẻ ngồi vòng tròn xung quanh cô. Sau đó cho trẻ hát bài: “ Tay thơm tay ngoan” ( Trẻ cùng hát với cô). - Hỏi lại tên bài hát ( Trẻ trả lời) - Cô cùng trò chuyện, đàm thoại với trẻ về từng bộ phận của bản thân trẻ. - Cô nói lên tâm quan trọng của từng bộ phận trên cơ thể trẻ. - Hôm nay cô cũng có một câu chuyện nói về một bộ phận của cơ thể cũng rất quan trọng, bộ phận đó nói về đôi tai. Đó là câu chuyện “ Đôi tai xấu xí” ( Trẻ nhắc lại) - Lần 1: Cô kể - kết hơp mô hình rối que..
<span class='text_page_counter'>(19)</span> 03. “ Bé khám phá nội dung truyện”. - Lần 2: Kể trích dẫn mô hình rối que. Câu chuyện chia làm 3 đoạn: + Đoạn 1: “ Từ đầu…tiện lợi và đẹp” Thỏ nâu buồn vì có dôi tai vừa dài vừa to…và thỏ nâu đã được bố mình an ủi. + Đoạn 2: “ Tiếp theo…không tìm được đường về nhà” Thỏ nâu vui chơi cùng các bạn đến khi trời tối không tìm được đường về nhà. + Đoạn 3: Phần còn lại. Thỏ nâu đã nhận ra rằng đôi tai của mình vừa tiện lợi và đẹp. * Xấu xí: Rất là xấu * Trêu : chọc phá bạn. * Hoạt động 3: “ Bé hiểu nội dung truyện”. Chuyển đội hình vòng tròn vừa đi vừa hát bài “ Đố bạn biết tên tôi”. + Cô vừa kể cho các bạn nghe truyện gì?( Trẻ trả lời) + Trong truyện có những ai?( Trẻ trả lời) + Thỏ nâu có đôi tai như thế nào?( Trẻ trả lời) + Tại sao Thỏ nâu không đi ra ngoài cánh đồng chơi cùng các bạn? ( Trẻ trả lời) + Thỏ nâu được thỏ bố an ủi như thế nào? ( Trẻ trả lời) + Thỏ nâu ra cánh đồng chơi cùng các bạn đến khi trời tối thì như thế nào? ( Trẻ trả lời) + Thỏ nâu nghe tiếng ai gọi? ( Trẻ trả lời) + Nhờ đâu mà các bạn tìm được đường về nhà? ( Trẻ trả lời) + Khi về đến nhà các bạn khen đôi tai của thỏ nâu như thế nào? ( Trẻ trả lời) Các bạn được cha mẹ sinh ra, được cha mẹ nuôi dưỡng thành người. Vì vậy chúng ta phải biết nghe lời cha mẹ, không chỉ biết nghe lời cha mẹ, còn phải nghe lời ông bà, cô giáo và những người lớn xung quanh nhe các bạn! Do đó các bạn phải biết yêu quí bản thân mình, luôn giữ gìn vệ sinh thân thể khỏe mạnh ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao đề rèn luyện cơ.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> thể mình khỏe mạnh, rữa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh nhe các bạn và tắt vòi nước lại sau khi sử dụng xong. Các bạn còn phải giữ gìn môi trường mình đang sống cho xanh sạch đẹp như không vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qui định. 04. * Hoạt động 4: Tô tranh nhân vật bé thích. “ Ai mà tài thế?” Hôm nay cô thấy các bạn học rất giỏi và rất ngoan cô sẽ thưởng cho các bạn tô màu các bạn trong câu chuyện “ Đôi tai xấu xí” - Các bạn thích nhân vật nào thì tô nhân vật dó. - Cho trẻ dọc bài thơ “Đàn kiến nó đi” về chổ ngồi tô màu - Tổ chức cho trẻ kể chuyện theo tranh * Nhận xét- tuyên dương trẻ.. III. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Mẹ - con, bán hàng- mua hàng, bác sĩ- bệnh nhân. - Góc học tập:. - Tô màu, vẽ, gạch nối tìm sự liên quan. Cho trẻ tập kể chuyện những câu chuyện mà trẻ đã biết - Góc xây dựng: Xây dựng vườn hoa công viên - Góc nghệ thuật: Nghe nhạc hát, vận động múa hát, đọc thơ về chủ đề trẻ thích - Góc thiên nhiên: Hướng dẫn trẻ chăm sóc cây: Tưới nước, bắt sâu, lau lá cây, tỉa lá vàng úa héo, nhặt lá vàng rơi. IV. Hoạt động ngoài trời: - Quan sát và đàm thoại các ngôi nhà xung quanh bé. - Trò chơi: “ Tập tầm vong” - Quan sát từng bộ phận của cơ thể của mình và của bạn nêu vai trò của từng bộ phận. V. Hoạt động ôn chiều – Trả trẻ: - Dạy trẻ thao tác đánh răng. - Trò chuyện với trẻ về các nhóm dinh dưỡng. - Chuẩn bị cho trẻ đầu tóc gọn gàng, đồ dùng đầy đủ. - Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. - Hát bài “ Tay thơm tay ngoan”. ________________________________________________ Thứ 5 ngày 15 tháng 09 năm 2011 CHỦ ĐỀ NHÁNH 01: “ TÔI LÀ AI” I. Các hoạt động trong ngày:.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> 1. Đón trẻ 2. Thể dục sáng II. Hoạt động học: Tên đề tài: “ BÉ CÓ BAO NHIÊU ĐỒ DÙNG” NHẬN BIẾT VÀ ĐÉM SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 6 Phát triển nhậnthức: 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ đếm đến 6, nhận biết các nhóm có 6 đối tượng. - Trẻ nhận biết được số 6. - Trẻ nhận biết được các nhóm có 6 đối tượng và các đồ vật khác ở xung quanh lớp - Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong. - Biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.Biết tiết kiệm nước sau khi sử dụng. 2. Chuẩn bị: - Mổi cháu có các đồ dùng đủ số lượng là 6. - Các đồ vật có số lượng 6 đặt xung quanh lớp. - Các ngôi nhà có số lượng từ 1- 6. - Bìa tập có vẽ các đồ vật có số lượng từ 4- 6. - Thẻ số từ 1-6. Thẻ chấm tròn có số luợng từ 5 chấm tròn trở lên. - Máy nghe nhạc các bài hát có liên quan đến chủ đề bản thân. - Bài hát, bài thơ, câu đố về chủ đề bản thân. 3. Tiến hành: STT CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ 01. * Hoạt động 1: Ổn định - giới thiệu bài. - Cho trẻ ngồi vòng tròn xung quanh cô. Sau đó cho trẻ hát bài: “ Tập đếm” ( Trẻ cùng hát với cô). - Hỏi lại tên bài hát ( Trẻ trả lời) - Cô cùng trò chuyện, đàm thoại với trẻ về bài hát: + Trong bài hát đếm đến mấy?( Trẻ trả lời) “ Gío thổi – gió thổi” Các bạn xem gió thổi gì cho cô nè!( Cây viết, quyển tập) Nhiều cây viết quá, các bạn cùng đếm với cô xem có bao nhiêu cây viết nhe!( Trẻ đếm 5 cây viết). Bao nhiêu quyển tập?( 6 quyển). - Các bạn thấy số tập và số bút như thế nào với nhau?( Không bằng nhau). Để cho số tập và số bút bằng nhau ta phải làm sao?( Trẻ trả lời ) Vậy trong bài học hôm nay cô cùng các bạn.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> 02. * Hoạt động 2: “ Bé đếm giỏi”. 03. * Hoạt động 3: “ Bé có bao nhiêu đồ dùng?”. “Nhận biết và đếm số lượng trong phạm vi 6” ( Trẻ nhắc lại) “ úmbala …ra gì?”(Cây viết) - Các bạn cùng đếm xem có bao nhiêu cây viết? (Trẻ cùng đếm với cô)( 6 cây viêt) - Cô cho từng trẻ đếm, cô gắn thẻ số 6( Giới thiệu số 6) - Cô gắn thẻ có 6 chấm tròn, 6 cây viết, 6 quyển tập. Cô cho trẻ đếm từng nhóm sau đó gắn thẻ số tương ứng. * Trẻ nhận biết số 6: - Cô cho trẻ đếm có bao nhiêu cây thứoc sau đó gắn thẻ số tương ứng( 6 cây thước – số 6) - Từng trẻ đếm xem có bao nhiêu cục gôm. Gắn thẻ số tương ứng. - Tương tự cô cho trẻ đếm số hộp màu, cây kéo.. Chuyển đội hình vòng tròn hát bài hát “ Tay thơm tay ngoan” - Các bạn nhìn xem xung quanh lớp mình những đồ vật nào có số lượng là 6 nè! “Gío thổi- gió thổi”( Thổi gì – thổi gì) - Thổi cái rổ của các bạn ra phía trước . Các bạn xem trong rổ của các bạn có gì nào?( Viết – que tính) - Cô cho trẻ xếp tương ứng 1 cây viết – 1 que tính ứng với 6 cây viết – 5 que tính( Trẻ xếp theo yêu cầu của cô) - Cô cho trẻ đếm từ trái sang phải,các bạn xem số cây viết và số que tính như thế nào với nhau? ( Không bằng nhau). Như vậy để số cây viết và que tính bằng nhau ta phải làm sao?( Thêm 1 que tính) - Bây giờ các bạn xem số cây viết và que tính như nào rồi?( Bằng nhau) - Cô cho trẻ đếm lại * Trò chơi “ Xem ai nhất” - Cô cho trẻ đếm số đồ chơi được vẽ trong tấm bìa. - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô khi cô gọi tên đồ chơi – trẻ giơ đồ chơi đó lên và đọc số tương.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> 04. * Hoạt động 4: “ Ai nhanh thế nhỉ?”. ứng. - Tương tự cho trẻ chơi với thẻ số. Hôm nay cô thấy các bạn học rất giỏi và rất ngoan cô sẽ thưởng cho các bạn một trò chơi“ Xem ai tìm đúng nhà” - Cô nói luật chơi và cách chơi - Cho trẻ chơi vài lần ( Sau mỗi lần chơi cô cho trẻ đổi thẻ với nhau) - Hỏi lại tên trò chơi. Giáo dục trẻ chơi xong biết dọn dẹp đồ chơi và biết rửa tay sau khi chơi xong, Và rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Biết tắt vòi nước lại sau khi sử dụng. * Nhận xét- tuyên dương trẻ.. III. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Mẹ - con, bán hàng- mua hàng, cô giáo- trẻ. - Góc học tâp: Chơi với thẻ số, tìm sự liên quan. - Góc nghệ thuật: Nặn búp bê, tô màu bạn trai – bạn gái. - Góc thiên nhiên: Đong nước vào chai, lọ.. IV. Hoạt động ngoài trời: - Quan sát sân trường - Trò chơi “Mèo đuổi chuột” - Quan sát từng bộ phận của cơ thể của mình và của bạn nêu vai trò của từng bộ phận V. Hoạt động ôn chiều – Trả trẻ: Tên đề tài:. LÀM QUEN CHỬ CÁI “ A – Ă – ” “BÉ VUI HỌC CHỮ” Phát triển ngôn ngữ. 1. Mục đích yêu cầu: - Dạy trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ “ a,ă,â” - Trẻ tìm đúng chữ cái a.ă,â. - Trẻ so sánh, phân biệt sự giống và khác nhau giữa các chữ cái a,ă,â. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc. - Qua đó giáo dục trẻ biết cảm ơn khi người khác cho quà nhận quà bằng 2 tay, biết xin lổi khi bản thân có lổi với người khác. - Trẻ biết giử gìn các bộ phận trên cơ thể luôn sạch sẽ.. Luôn nhắc nhở trẻ đánh răng thường xuyên không nhều quà vặt, bánh kẹo, hàng rong… Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh… II. Chuẩn bị:.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Bộ thẻ chữ cái a,ă,â. - Bảng, giá đở, bút.. - Máy hát nhạc, bài hát, bài thơ, câu đố về chủ đề. - Tranh vẽ tay, đôi mắt, bàn chân. - Bài thơ “Ai dậy sớm” in trên giấy khổ lớn. - Mổi trẻ có 6 chữ cái O,Ô,Ơ,A,Ă, - Bút dạ quan. III. Tiến hành: STT. CẤU TRÚC. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ. 01. * Hoạt động 1: Bé vui hát. - Cho trẻ ngồi vòng tròn xung quanh cô. Sau đó cho trẻ hát bài: “ Cái mũi” ( Trẻ cùng hát với cô). - Hỏi lại tên bài hát ( Trẻ trả lời) - Bài hát nói về gì?( Trẻ trả lơi) - Mũi gọi là gì?( Khứu giác) - Ngoài mũi ra trên cơ thể mình còn có cơ quan nào nữa?( Trẻ kể). 02. * Hoạt động 2: “ Bé làm quen chữ cái a,ă,â”. * Làm quen chữ cái “a” - Cô đố các bạn: Lắng nghe tiếng mẹ, tiếng cô Âm thanh,tiếng đông nhỏ to quanh mình Đố là cái gì? ( Cái tai) - Cô giới thiệu từ “ Cái tai” - Cô đọc mẫu từ “ cái tai” 2lần. - Trẻ đọc từ “ Cái tai” 2-3 lần. - Cô giới thiệu trong từ “ cái tai” có nhiều chữ cái, cho trẻ đếm xem có bao nhiêu chữ cái trong từ “ cái tai”( Trẻ đếm có 6 chữ cái trong từ “ cái tai”). Trong đó có chữ cái “a” ( Cô rút chữ “a” ra khỏi từ “cái tai”) - Cô phát âm “a” 2 lần - Cô lấy bộ thẻ chữ cái và giới thiệu cho trẻ chữ a in thường và chữ a viết thường. - Cô mời lớp, nhóm, tổ, cá nhân phát âm( Trẻ phát âm). - Cô cùng cố lại: chữ “a” bao gồm một nét cong tròn khép kín và một nét móc ở phía bên phảinét.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> cong tròn. * Làm quen chữ cái “ ă” - Cô đố trẻ: Cái gì một cặp song sinh Long lanh sáng tỏ để nhìn xung quanh? (Đôi mắt) - Cô giới thiệu từ “ Đôi mắt” - Cô đọc mẫu từ “ Đôi mắt” 2 lần. - Trẻ đọc từ “ Đôi mắt” 2-3 lần. - Trẻ lên tìm chữ cái đã học có trong từ( Trẻ tìm chữ O và phát âm to chữ cái đó lên) - Tương tự chữ a cô giới thiệu trong từ “ Đôi mắt” có nhiều chữ cái, trong đó có chữ cái ă, có rút chữ cái ă có trong từ “ Đôi mắt” - Cô phát âm “ă” 2 lần. - Cô lấy bộ thẻ chữ cái và giới thiệu cho trẻ chữ “ă” in thường và chữ “ă” viết thường. - Cô mời lớp, tổ, cá nhân phát âm( Trẻ phát âm) Cô củng cố lại: Chữ “ă” bao gồm một nét cong tròn khép kín và một nét mốc ở phía bên phải nét cong tròn phía trên có dấu mũ cong ngược. - Cô cho cả lớp tạo hình dấu mũ của chữ ă. ( Trẻ làm cùng cô) *Làm quen chữ “â” - Cô treo tranh bàn chân và hỏi trẻ: “ Đây là cái gì?)( bàn chân) - Bàn chân có mấy ngón?( trẻ đếm và nói có 5 ngón) - Cô đọc to từ “ bàn chân” 2lần. - Cô mời lớp đọc lại từ “ Bàn chân” - Cô mời trẻ lên tìm chữ cái vừa mới học trong từ bàn chân ( ttrẻ tìm chữ â và phát âm) - Cô giới thiệu chữ â cho cả lớp xem - Cô phát âm chữ â 2 lần - Cô mời lớp, tổ, cá nhân phát âm( Trẻ phát âm) - Giới thiệu chữ â in thường và viết thừơng Cô củng cố lại: Chữ “ă” bao gồm một nét cong tròn khép kín và một nét mốc ở phía bên phải nét cong tròn phía trên có dấu mũ giống cái nón. - Cho cả lớp tạo hình dấu mũ chữ cái â (trẻ làm.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> cùng cô) 03. * Hoạt động 3: - Cho cả lớp vận động bài hát “ Đường Và Chân” So sánh các chữ ( Trẻ hát cùng cô) cái “a,ă.â” - Bài hát nói về gì?( Đôi chân) - Chân dung để làm gì?( Đi chơi, đi học) Giáo dục trẻ biết giữ gìn đôi chân sạch sẽ, khuyến khích trẻ nên ăn uống nhiều để cơ thể khỏe mạnh. - Cô cho trẻ phát âm lại chữ a.ă,â. Các bạn xem chữ cái a,ă,â có gì giống nhau?( Trẻ trả lời) - Cô tóm lại: Chữ a,ă,â giống nhau là đều có nét cong tròn khép kín, có nét móc ở phía bên phải nét cong tròn. Ngoài điểm giống nhau đó chữ cái a,ă,â có điểm nào khác nhau?( Trẻ trả lời) + Chữ a không dấu + Chữ ă có dấu mũ ngược + Chữ â có dấu mũ giống cái nón Cô vừa cho các bạn làm với những chữ cái nào? ( a,ă,â). 04. * Hoạt động 4: Hôm nay cô thấy các bạn học rất giỏi và rất Trò chơi “ nghe ngoan cô sẽ thưởng cho các bạn một trò chơi“ phát âm tìm Nghe phát âm tìm chữ cái” chữ cái” - Cô nói luật chơi và cách chơi Cô cho trẻ chơi vài lần ( trẻ chơi theo hiệu lệnh của cô) Trò chơi “ Thi xem tổ nào nhanh” Cô treo tờ giấy in bài thơ “ Ai dậy sớm” của Vỏ Quảng lên bảng “ Ai dậy sớm – bước ra vườn – Hoa ngát hương – Đang chờ đón – Ai dậy sớm – Đi ra đồng – Cả vừng đông – Đang chờ đón – Ai dậy sớm – Chạy lên đồi – Cả đất trời – Đang chờ đón. - Hỏi lại tên trò chơi. Giáo dục trẻ chơi xong biết dọn dẹp đồ chơi và biết rửa tay sau khi chơi xong, Và rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Biết tắt vòi nước lại sau khi sử dụng. * Nhận xét- tuyên dương trẻ..
<span class='text_page_counter'>(27)</span> _______________________________________ Thứ 6 ngày 16 tháng 09 năm 2011 CHỦ ĐỀ NHÁNH 01: “ TÔI LÀ AI” I. Các hoạt động trong ngày: 1. Đón trẻ 2. Thể dục sáng II. Hoạt động học: Tên đề tài: Dạy hát bài “ ĐỐ BẠN BIẾT TÊN TÔI” Phát triển thẩm mỹ 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ thuộc bài hát, hát đúng giai điệu, hiểu nội dung và nhớ tên tác giả. - Thích vận động theo nhạc, phát tiển tai nghe của trẻ thong qua trò chơi. - Giáo dục trẻ sự tự tin mạnh dạn khi thực hiện hát, vận động và giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể của mình. 2. Chuẩn bị: - Bài hát, bài thơ. Câu đố về chủ diểm bản thân. - Băng đĩa, máy catsét, trống lắc.. - Mũ đội cho trẻ - Mũ chóp kín cho trẻ chơi trò chơi 3. Tiến hành: STT CẤU TRÚC 01 * Hoạt động 1: Ổn định giới hiệu bài. 02. * Hoạt động 2: “ Ai hát hay thế”. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ - Cho trẻ ngồi vòng tròn xung quanh cô. Sau đó cô tạo tình huống ‘ các bạn xem ai đến tham lớp chúng ta nè( Búp bê) Bạn búp bê chào các bạn! các bạn chào bạn búp bê nào! ( Chào búp bê!) Búp bê tự giới thiệu tên của mình, và cô cho cả lớp tự giới thiệu tên của bản thân( Trẻ giới thiệu ) Hôm nay bạn búp bê cũng gởi tặng cho lớp chúng ta một bài hát đó là bài “ Đố bạn biết tên tôi” của Lê Đức ( Trẻ nhắc lại) - Lần 1: Cô hát diễn cảm + nội dung - Lần 2: Hát minh họa bài hát Các bạn thấy bài hát có hay không nè? Bây giờ cô sẽ dạy các bạn hát nhé - Cả lớp hát 2 lần - Mời nhóm tổ cá nhân.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> 03. Hoạt động 3: “ Ai múa đẹp thế”. 04. Hoạt động 4: Nghe hát. - Cô vừa dạy cho các bạn hát bài hát gì?của tác giả nào?( Trẻ trả lời) Để bài hát hay và them sinh động hơn cô sẽ dạy cho các bạn vận múa minh họa cho bài hát này. Để múa được các bạn phải chú ý nhìn cô thực hiện nhé! Lần 1: Cô múa cho trẻ xem Lần 2: Cô múc + Giải thích động tác - Cả lớp thực hiện 2 lần - Chia nhóm cho trẻ thực hiện - Mời tổ cá nhân Ngoài vận động mà các bạn vừa thể hiện các bạn còn vận động minh họa nào khác cho bài hát này không?( Vỗ tay) Cô cho trẻ thực hiện cho cả lớp xem Các bạn hát rất hay múa rất đẹp cô sẽ thưởng cho các bạn bài hát: “ Em là bông hồng nhỏ” của tác giả Trịnh Công Sơn - Lần 1: Hát + Nội dung - Lần 2: Hát + Minh họa Cho trẻ nhún nhảy theo bài hát Hỏi trẻ tên bài hát- tác giả( Trẻ trả lời). 05. Hoạt động 5: Trò chơi âm nhạc. Với chiếc mũ chop kín này các bạn chơi trò chơi gì đây? ( Trẻ trả lời) - Trò chơi “Tai ai tinh” - Trò chơi này chơi như thế nào?( Trẻ nói lại cách chơi) - Cho trẻ chơi 2-3 lần - Hỏi trẻ lại tên trò chơi - Giáo dục trẻ thong qua nội dung bài * Nhận xét – Tuyên dương trẻ. III. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Mẹ - con, bán hàng- mua hàng, bác sĩ- bệnh nhân. - Góc học tập:. Cho trẻ tập kể chuyện những câu chuyện mà trẻ đã biết - Góc xây dựng: Xây dựng nhà sàn cho búp bê - Góc nghệ thuật: Biểu diển văn nghệ.
<span class='text_page_counter'>(29)</span> - Góc thiên nhiên:. Khuyến khích trẻ nhặt lá vàng, nhặt rác bỏ vào sọt rác để làm cho sân trường được xanh sạch đẹp hơn. - Chơi với cát, in hình trên cát. IV. Hoạt động ngoài trời: - Chơi trò chơi, đọc thơ, câu đố.. - Trò chơi “ Mèo đuổi chuột” - Quan sát sân trường, vườn trường V. Hoạt động ôn chiều – Trả trẻ: - Dạy trẻ thao tác đánh răng. - Trò chuyện với trẻ về các nhóm dinh dưỡng. -Nêu gương cuối tuần. - Biểu diễn văn nghệ. - Chuẩn bị cho trẻ đầu tóc gọn gàng, đồ dùng đầy đủ. - Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. - Hát bài “ Tay thơm tay ngoan”. ______________________________________________. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TUẦN 02 CHỦ ĐỀ NHÁNH 02: “ CƠ THỂ TÔI” Thời gian từ ngày 19/09 đến ngày 23/09/2011 HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ. Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 19/09 20/09 21/09 22/09 23/09 - Cô đón trẻ vào lớp,nhắc nhở trẻ, thưa cha mẹ cô giáo con đi học. - Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. - Trao đổi với phu huynh vể tình hình của trẻ. - Trò chuyện với trẻ về ngày nghỉ: Ở nhà các bạn giúp cha mẹ làm những công việc gì? Các bạn được cha mẹ chở đi đâu chơi?... - Hướng trẻ vào các góc nổi bật của chủ đề.. THỂ DỤC SÁNG. - Tập thể dục sáng với bài : “Nắng sớm”. HOẠT. Phát triển Phát triển Phát triển vận động: nhậnthức: ngôn ngữ: “ Tung và Tìm hiểu Thơ: “ đập bắt về các bộ Phải là. Phát triển nhậnthức: .Nhận biết tạo nhóm. Phát triển thẩm mỹ: Dạy hát bài “.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> ĐỘNG HỌC. HOẠT ĐỘNG GÓC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI. bóng tại chổ”( Bé chơi cùng bóng). phận cơ thể ( Bé cùng bạn khám phá). hai tay”. trong phạm vi 6”. Mừng sinh nhật” Nghe hát: “ Sinh nhật hồng” - Góc phân vai: Mẹ - con, bán hàng- mua hàng, cô giáo- trẻ - Góc học tâp: Xem tranh truyện về chủ để bản thân, xem tranh phòng chống bệnh sốt xuất huyết, sách về cơ thể của bé. - Góc xây dựng: Xây dựng ngôi nhà cho búp bê, công viên vườn hoa. - Góc nghệ thuật: Hát các bài hát có liên hoan đến chủ đề. - Góc thiên nhiên: Chơi cát, in hình trên cát.. - Quan sát thời tiết và đàm thoại về thời tiết. - Trò chơi “ Mèo đuổi chuột”. - Chơi tự do.. - Ôn luyện Phát triển - Ôn lại Phát triển Kể chuyện HOẠT bài phát thẩm mỹ: các bài hát ngôn ngữ: Bác Hồ ĐỘNG triển vận “ Vẽ chân đã học. Tập tô chữ thăm các CHIỀU động dung bạn - Dạy trẻ A,Ă, ( Bé cháu thiếu “Tung và trai- bạn rửa tay, tô đúng niên nhi đập bắt gái” (Bạn rửa mặt. nét). đồng bóng tại nào xinh - Giáo dục -Nêu chổ” nhỉ?) vệ sinh , lễ gương - Đọc bài giáo cho cuối tuần. đồng dao “ trẻ, cách - Biểu diễn Tay đẹp” phòng văn nghệ. tránh bệnh “tay, chân miệng” - Chuẩn bị cho trẻ đầu tóc gọn gàng, đồ dùng đầy đủ. TRẢ TRẺ - Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. - Hát bài “ Đi học vế”. Thứ 2 ngày 19 tháng 09 năm 2011 CHỦ ĐỀ NHÁNH 02: “ CƠ THỂ TÔI”.
<span class='text_page_counter'>(31)</span> I. Các hoạt động trong ngày: 1. Đón trẻ 2. Thể dục sáng II. Hoạt động học: Tên đề tài: TUNG VÀ ĐẬP BẮT BÓNG TẠI CHỔ “BÉ CHƠI CÙNG BÓNG” Phát triển thể chất 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết thực hiện vận động tung – bắt bóng tại chổ. - Trẻ biết cách cầm bóng và tung bóng một cách khéo léo, không làm rơi bóng. - Phát triển kĩ năng khéo léo, định hướng của trẻ khi bắt bóng. Giáo dục trẻ thường xuyên tập luyện thể dục thể thao đề rèn luyện cơ thể, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, biết phòng tránh một số tai nạn thương tích.Giáo dục phòng chống đuối nước khi mùa lũ về. 2. Chuẩn bị: - Rổ, quả bóng cho trẻ - Sân tập sạch sẽ thoáng mát đảm bảo an toàn cho trẻ - Cờ, nơ cho trẻ tập thể dục - Máy nghe nhạc, trống lắc. - Các bài hát về chủ đề bản thân. 3. Tiến hành: STT. CẤU TRÚC. 01. * Hoạt động 1: Khởi động. 02. * Hoạt động 2: Trọng động. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ - Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn, vừa đi vừa hát bài: “ Đường và chân”. ( Trẻ vừa đi vừa hát theo nhịp điệu của bài hát). - Đi các kiểu đi, kết hợp chạy chậm, chạy nhanh, chạy bộ về đội hình 3 hàng ngang.( Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô). *Bài tập phát triển chung: ( 2 lần x 8 nhịp) - Tay: Đứng thẳng hai tay dang ngang bằng vai, hai tay đưa ra trước. - Chân: Đứng đưa chân ra phía trước, lên cao. - Bụng: Đứng đan tay sau lưng, gập người về phía trước. - Bật: Bật tiến về phía trước. ( Trẻ nghe cô hứơng dẫn động tác, sau đó tập kết hợp bài hát “ Đường và chân” ).
<span class='text_page_counter'>(32)</span> * Vận động cơ bản: - Cô cho trẻ chuyển đội hình 2 hàng ngang đối diện cách nhau 4m. - Các bạn ơi! Các bạn có muốn trở thành một vận động viên bong chuyền giỏi không nè!( Trẻ trả lời câu hỏi của cô). Thế muốn trở thành vận động viên bong chuyền giỏi thỉ phải tập luyện như thế nào? Thì trong bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các bạn vân động : “ Tung và đập bắt bóng tại chổ” ( Trẻ nhắt lại tên vận động) * Cô thực hiện cho trẻ xem: Sau đó cô mời 1 trẻ lên thực hiện mẫu giúp cô.( Trẻ lên thực hiện mẫu giúp cô). * Cô giải thích vận động: Muốn thực hiện được vận động này thì các bạn cầm bóng bằng 2 tay, dùng sức của cánh tay để tung quả bóng lên cao khi bóng rơi xuống sân nảy lên thì đập mạnh quả bong xuống sân sau đó nhanh chóng bắt bóng bằng 2 tay. ( Trẻ chú ý nhìn bạn làm mẫu để thực hiện được vận động). Nhắc nhở giáo dục trẻ chú ý mang dép khi thực hiện vận động để trẻ không dẫm phải những vật nhọn, đá sỏi… *Trẻ thực hiện: - Cô mời 2 cháu khá lên thực hiện vận động. Cô nhận xét cháu nhắc lại cách thực hiện. - Cô mời 2 cháu yếu thực hiện lại vận đông và cho cả lớp nhận xét. - Cô cho cả lớp lên thực hiện. ( Trẻ lần lượt ở mỗi hàng lên thực hiện 2-3 lần). - Cô hỏi trẻ lại tên vận động ( Trẻ trả lời). Các bạn ơi! Để trở thành 1 vận động viên bong chuyển giỏi không phải chỉ thực hiện vận động thôi là chưa đủ mà phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để có sức khỏe tốt và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên nhe các bạn! ( Trẻ chú ý nghe cô nói) 03. * Hoạt động 3: Trò chơi vận. - Giờ học hôm nay cô thấy các bạn học rất ngoan. Cô sẽ thưởng cho các bạn 1 trò chơi đó là trò chơi.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> động. 04. * Hoạt động 4: Hồi tĩnh. “ bong chuyền” ( Trẻ nhắc lại tên trò chơi). - Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi. - Cô chia trẻ thành 2 đội: mỗi đội 6 trẻ - Cho trẻ chơi vài lần - Hỏi trẻ lại tên trò chơi ( Trẻ trả lời). - Cô vừa cho các bạn thực hiện vận động gi?( Trẻ trả lời) và chơi trò chơi gi? ( Trẻ trả lời) - Bây giờ chúng ta đi nhẹ nhàng 1-2 vòng, vừa đi vừa vun tay hít thở nhẹ nhàng. - Trò chuyện với trẻ về việc tập luyện thể dục thể thao, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.Có sức khỏe thì có thể chống được bệnh tật. - Bây gìơ là mùa nước lũ cô nhắc trẻ không nên đến gần ao, sông vì dễ bị đối nước, vào mùa mưa thì sẽ có nhiều muỗi nên mặt áo tay dài vào buổi tối, và ngủ mùn kể cả vào ban ngày để tránh bệnh sốt xuất huyết. * Nhận xét- tuyên dương trẻ.. III. Hoạt động góc: - Góc phân vai : Mẹ - con, bán hàng- mua hàng, bác sĩ- bệnh nhân. - Góc học tâp: Xem tranh truyện về chủ để bản thân, xem tranh phòng chống bệnh sốt xuất huyết, sách về cơ thể của bé. - Góc xây dựng: Xây dựng nhà sàn cho búp bê phòng tránh lũ - Góc nghệ thuật: Tô màu các bộ phận trên cơ thể - Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn hoa trong trường. Nhặt rác bỏ vào thùng rác. IV. Hoạt động ngoài trời: - Quan sát và đàm thoại về cảnh vật xung quanh lớp - Trò chơi “ Méo đuổi chuột”. - Chơi tự do. V. Hoạt động ôn chiều – Trả trẻ: . - Ôn luyện bài phát triển vận động “Tung và đập bắt bóng tại chổ” - Đọc bài đồng dao “ Tay đẹp” - Chuẩn bị cho trẻ đầu tóc gọn gàng, đồ dùng đầy đủ. - Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. - Hát bài “ Đi học vế”. Thứ 3 ngày 20 tháng 09 năm 2011 CHỦ ĐỀ NHÁNH 02: “ CƠ THỂ TÔI”.
<span class='text_page_counter'>(34)</span> I. Các hoạt động trong ngày: 1. Đón trẻ 2. Thể dục sáng II. Hoạt động học: Tên đề tài: TÌM HIỂU VỀ CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ BÉ “ BÉ CÙNG BẠN KHÁM PHÁ” Phát triển nhận thức 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể bé gồm: Đầu, mình , tay, chân. - Biết ích lợi của các bộ phận trên cơ thể - Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và bảo vệ cơ thể như mang dép đề bảo vệ đôi chân, đội nón bảo hiểm để bảo vệ đầu, đeo kính mắt khi đi xe để bảo vệ đôi mắt.. - Giáo dục lễ giáo cho trẻ biết vâng lời ông bà, cha mẹ, cô giáo.. - Luyện tập thể dục – ăn đầy đủ chất dinh duỡng để cơ thể khỏe mạnh. - Biết giữ gìn môi trường xung quanh mình xanh sạch đẹp.. 2. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về các bộ phận trên cơ thể - Bài thơ, bài hát về chủ điểm - Máy hát nhạc, trống lắc 3. Tiến hành: STT. CẤU TRÚC. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ. 01. * Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu bài. - Cho trẻ ngồi vòng tròn xung quanh cô. Sau đó cho trẻ hát bài: “ Tay thơm tay ngoan” ( Trẻ cùng hát với cô). - Hỏi lại tên bài hát ( Trẻ trả lời) - Bài hát nói đến bộ phận nào của cơ thể?( Trẻ trả lời) Ngoài tay trên cơ thể chúng ta còn bộ phận nào khác nữa và chức năng của chúng như thế nào thì hôm nay cô cúng các bạn tìm hiểu về: “ Các bộ phận của bản thân” ( Trẻ nhắc lại). 02. * Hoạt động 2: “ Bé cùng bạn khám phá”. - Cô và trẻ cùng đọc bài thơ “tâm sự của cái mũi” ( Trẻ đọc bài thơ cùng cô) - Bài thơ nói về bộ phận nào của cơ thể? ( Trẻ trả lời) - Cô treo tranh các bộ phận của cơ thể người cho.
<span class='text_page_counter'>(35)</span> trẻ quan sát – Đàm thoại về bức tranh - Nhờ có gì mà các bạn chạy nhảy leo trèo được? ( Dạ đôi chân) Đôi chân rất quan trọng nếu không có đôi chân thì các bạn có đi học được không? Vì vậy chúng ta phải biết giữ gìn đôi chân của mình nhe, thế giữ gìn như thế nào?( Mang dép) Mang dép để đôi chân chúng ta không giẩm phải đá, sỏi, vật nhọn.... - Nhờ có gì mà các bạn cầm được viết, câm được muỗng xúc cơm ăn? ( Dạ đôi tay) - Giữ gìn đôi tay như thế nào cho sạch?( Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng) - Các bạn nhìn thấy cô là vào bộ phận nào? (Mắt) Chúng ta bảo vệ mắt bằng cách nào? ( Trẻ trả lơi) Tương tự cô cho trẻ tìm hiểu về các bộ phận còn lại - Các bạn được cha mẹ sinh ra, được cha mẹ nuôi dưỡng thành người. Vì vậy chúng ta phải biết nghe lời cha mẹ, không chỉ biết nghe lời cha mẹ, còn phải nghe lời ông bà, cô giáo và những người lớn xung quanh nhe các bạn! Do đó các bạn phải biết yêu quí bản thân mình, luôn giữ gìn vệ sinh thân thể khỏe mạnh ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao, rữa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh nhe các bạn. Các bạn còn phải giữ gìn môi trường mình đang sống cho xanh sạch đẹp như không vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qui định. 03. 04. * Hoạt động 3: “ Bạn đang nói về bộ phận nào?”. - Cô cùng trẻ hát bài “ Tay thơm tay ngoan” Bây giờ cô sẽ miêu tả một số dặc điểm nổi bật của một số cơ quan trên cơ thể và các bạn nói cho cả lớp biết cô nói đến bộ phận nào.cô nói cơ quan – trẻ nói chức năng - Sau đó cô cho một trẻ lên tự miêu tả từng cức năng của tứng bộ phận ( Trẻ lần lượt lên miêu tả) * Hoạt động 4: Hôm nay cô thấy các bạn học rất giỏi và rất ngoan Trò chơi củng cô sẽ thưởng cho các bạn một trò chơi đó là trò cố: “ Thi xem ai chơi: “ Thi xem ai nói nhanh” ( Trẻ nhắc lại tên.
<span class='text_page_counter'>(36)</span> nói nhanh”. trò chơi). - Cô nói luật chơi và cách chơi. - Cho trẻ chơi thử sau đó chơi 2-3 lần. * Nhận xét- tuyên dương trẻ.. III. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Mẹ - con, bán hàng- mua hàng, cô giáo- trẻ. - Góc học tâp: Bộ chữ cái cho trẻ xếp tên mình, tìm chữ cái có trong tên của bản thân.Tô màu, vẽ, gạch nối tìm sự liên hoan. - Góc xây dựng: Xây dựng ngôi nhà của bé. - Góc nghệ thuật: Xé, dán, vẽ, nặn, gấp giấy,xếp hột hạt về chủ đề. - Góc thiên nhiên: Hướng dẫn trẻ chăm sóc cây: Tưới nước, bắt sâu, lau lá cây, tỉa lá vàng úa héo, nhặt lá vàng rơi. IV. Hoạt động ngoài trời: - Quan sát và đàm thoại về đường giao thông trên dường ( mọi người có đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông hay không?) kết hợp giáo dục trẻ khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho bản thân, muốn qua đường thì phải có người lớn dắt qua, đi đường phải đi sát lề đường phía bên tay phải. - Trò chơi: “ Lộn cầu vồng” - Chơi tự do trên sân. V. Hoạt động ôn chiều – Trả trẻ: Tên đề tài:. VẼ CHÂN DUNG BẠN TRAI – BẠN GÁI ( BẠN NÀO XINH NHỈ?) Phát triển thẩm mỹ 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết cầm bút để vẽ chân dung bạn trai – bạn gái. - Trẻ biết phân biệt được điểm giống và khác nhau của bạn trai – bạn gái. - Trẻ sử dụng màu phù hợp đề tô sao cho đẹp. - Rèn kỹ năng ngồi đúng tư thế, cầm bút để vẽ - Rèn luyện tính kiên trì để hoàn thành sản phẩm của mình. - Trẻ phân biệt được giới tính thông qua các đặc điểm của bạn trai – bạn gái. 2. Chuẩn bị: - Tranh ảnh bạn trai – bạn gái treo xung quanh lớp. - Tranh mẫu của cô. - Búp màu – tranh bạn trai – bạn gái cho trẻ tô. - Bàn ghế phù hợp với trẻ. - Trống lắc, máy hát nhạc, dĩa hát về chủ đề bản thân. 3. Tiến hành:.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> STT. CẤU TRÚC. 01. * Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu bài. 02. * Hoạt động 2: “ Bé quan sát tranh mẫu”. 03. 04. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ - Cho trẻ ngồi vòng tròn xung quanh cô. Sau đó cho trẻ đọc bài thơ : “ Bạn mới” ( Trẻ cùng đọc với cô). - Hỏi lại tên bài thơ ( Trẻ trả lời) - Cô cùng trò chuyện, đàm thoại với trẻ về họ tên, tuổi, ngày sinh nhật của trẻ, giới tính, sở thích,.. ( trẻ cùng trò chuyện với cô) Hôm nay các bạn rất giỏi cô sẽ cho các bạn vẽ chân dung bạn trai – bạn gái trong lớp mình nhe!. “ Trời tối – trời sáng” ( trẻ nhắm mắt lại) - Các bạn xem cô có tranh gì đây?( Tranh bạn trai – bạn gái cô đã vẽ) ( Trẻ chú ý nhìn cô) - Cô và trẻ cùng trò chuyện và đàm thoại về đặc điểm của bạn trai và bạn gái trong bức tranh. - Cô cho trẻ tự so sánh điểm giống và khác nhau giữa bạn trai – bạn gái.( Từng trẻ nêu lên điểm giống và khác nhau giữa bạn trai – bạn gái) Cô hướng dẫn trẻ cách cầm bút để vẽ, hỏi trẻ tư thế ngồi vẽ, cô nhấn mạnh các chi tiết cần vẽ như: Đầu, mình, tóc của bạn trai – bạn gái.. - Cho trẻ nêu lại tư thế ngồi, cách cầm bút để vẽ - Hỏi ý định trẻ thích vẽ bạn gái như thế nào? Bạn trai như thế nào?( Trẻ trả lời) * Hoạt động 3: - Cô cùng trẻ đọc bài thơ “ Đàn kiến nó đi” ( Trẻ “Bé tập làm họa vừa đọc vừa tiến gần bàn của mình) sĩ?” - Bây giờ chúng ta cùng làm cho các bạn trong tranh đẹp hơn nhe các bạn. - Trẻ thực hiện - Cô mở nhạc kết hợp bao quát, quan sát và sửa sai cho trẻ. * Hoạt động 4: Cho trẻ đem sản phẩm đem lên trưng bày xem “Bạn nào xinh trong tranh bạn nào xinh nhất( Trẻ đem tranh treo thế nhỉ?” lên) - Cô cho từng trẻ lên nhận xét - Cô đưa ra nhận xét chung. * Nhận xét- tuyên dương trẻ..
<span class='text_page_counter'>(38)</span> *Trả trẻ: - Chuẩn bị cho trẻ đầu tóc gọn gàng, đồ dùng đầy đủ. - Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. - Hát bài “ Đi học vế”. _________________________________________ Thứ 4ngày 21 tháng 09 năm 2011 CHỦ ĐỀ NHÁNH 02: “ CƠ THỂ TÔI” I. Các hoạt động trong ngày: 1. Đón trẻ 2. Thể dục sáng II. Hoạt động học: Tên đề tài: Thơ PHẢI LÀ HAI TAY Phát triển ngôn ngữ 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ thuộc bài thơ, tên tác giả và hiểu nội dung bài thơ. - Thể hiện nhịp điệu vui tươi, phát âm chuẩn các từ khó trong bài thơ. - Giáo dục lễ giáo cho trẻ, nhận quà bằng hai tay, biết nói cảm ơn khi nhận quà, biết xin lỗi khi có lỗi. 2. Chuẩn bị: - Tranh vẽ về bài thơ - Bài hát, câu đố về chủ đề. - Máy nghe nhạc, trống lắc. - Đất nặn, bảng con cho trẻ nặn. 3. Tiến hành: STT. CẤU TRÚC. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ. 01. * Hoạt động 1: Ổn định - giới thiệu bài. 02. * Hoạt động 2:. - Cho trẻ ngồi vòng tròn xung quanh cô. Sau đó cho trẻ hát bài: “ Búp bê” ( Trẻ cùng hát với cô). - Hỏi lại tên bài hát ( Trẻ trả lời) - Cô cùng trò chuyện, đàm thoại với trẻ về từng bộ phận của bản thân trẻ. - Cô nói lên tầm quan trọng của từng bộ phận trên cơ thể trẻ. - Hôm nay cô cũng có một câu chuyện nói về một bộ phận của cơ thể cũng rất quan trọng, bộ phận đó nói về đôi tay lễ phép. Đó là bài thơ “ Phải là hai tay” ( Trẻ nhắc lại) - Lần 1: Cô đọc diễn cảm bài thơ + nội dung..
<span class='text_page_counter'>(39)</span> “ Bé nghe cô đọc bài thơ”. Bài thơ nói về một em bé rất ngoan, bé hỏi mẹ sao phải đưa bằng hai tay? Mẹ nói đó là hành động lễ phép với người lớn và bày tỏ lòng hiếu thảo đối với bản thân. - Lần 2: Cô đọc diễn cảm kết hợp với tranh Trích giảng nội dung từ khó - Cho cả lớp đọc bài thơ 2-3 lần - Mời nhóm tổ, cá nhân.. 03. * Hoạt động 3: “ Bé hiểu nội dung bài thơ”. Chuyển đội hình vòng tròn vừa đi vừa hát bài “ Đố bạn biết tên tôi”. + Cô vừa đọc cho các bạn nghe bài thơ gì?( Trẻ trả lời) + Ngồi bên mẹ bé hỏi mẹ chuyện gì?( Trẻ trả lời) + Câu thơ nào nói lên lòng hiếu thảo của bé?( Trẻ trả lời) + Khi nhận quà hay đưa cho người lớn các bằng sử dụng bằng mấy tay? Vì sao?( Trẻ trả lời) Các bạn được cha mẹ sinh ra, được cha mẹ nuôi dưỡng thành người. Vì vậy chúng ta phải biết nghe lời cha mẹ, không chỉ biết nghe lời cha mẹ, còn phải nghe lời ông bà, cô giáo và những người lớn xung quanh nhe các bạn! Hành động đó thể hiện lòng hiếu thảo ngoan hiền đối với mọi người đó các bạn.Do đó các bạn phải biết yêu quí bản thân mình, luôn giữ gìn vệ sinh thân thể khỏe mạnh ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao đề rèn luyện cơ thể mình khỏe mạnh, rữa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh nhe các bạn và tắt vòi nước lại sau khi sử dụng xong. Các bạn còn phải giữ gìn môi trường mình đang sống cho xanh sạch đẹp như không vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qui định.. 04. * Hoạt động 4: Nặn bánh tặng búp bê. “ Ai mà tài thế?” Hôm nay cô thấy các bạn học rất giỏi và rất ngoan cô sẽ thưởng cho các bạn nặn “ bánh tặng búp bê” - Các bạn thích không nào?.
<span class='text_page_counter'>(40)</span> - Cho trẻ dọc bài thơ “Đàn kiến nó đi” về chổ ngồi nặn - Tổ chức cho trẻ đọc thơ diễn cảm theo tranh * Nhận xét- tuyên dương trẻ. III. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Mẹ - con, bán hàng- mua hàng, cô giáo- trẻ. - Góc học tập:. - Tô màu, vẽ, gạch nối tìm sự liên quan. Cho trẻ tập kể chuyện những câu chuyện mà trẻ đã biết - Góc nghệ thuật: May áo tặng búp bê - Góc thiên nhiên: Hướng dẫn trẻ chăm sóc cây: Tưới nước, bắt sâu, lau lá cây, tỉa lá vàng úa héo, nhặt lá vàng rơi.Nhặt rác xung quanh trường IV. Hoạt động ngoài trời: - Quan sát và đàm thoại về thời tiết - Trò chơi: “ Tập tầm vong” - Quan sát từng bộ phận của cơ thể của mình và của bạn nêu vai trò của từng bộ phận. - Chơi tự do. V. Hoạt động ôn chiều – Trả trẻ: - Ôn lại các bài hát đã học. - Dạy trẻ rửa tay, rửa mặt. - Giáo dục vệ sinh , lễ giáo cho trẻ, cách phòng tránh bệnh “tay, chân miệng” - Chuẩn bị cho trẻ đầu tóc gọn gàng, đồ dùng đầy đủ. - Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. - Hát bài “ Tay thơm tay ngoan”. __________________________________________ Thứ 5ngày 22 tháng 09 năm 2011 CHỦ ĐỀ NHÁNH 02: “ CƠ THỂ TÔI” I. Các hoạt động trong ngày: 1. Đón trẻ 2. Thể dục sáng II. Hoạt động học: Tên đề tài: NHẬN BIẾT TẠO NHÓM TRONG PHẠM VI 6 Phát triển nhận thức: 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ đếm đến 6, nhận biết tạo nhóm có 6 đối tượng. - Trẻ nhận biết để tạo nhóm có số lượng là 6 - Trẻ nhận biết được các nhóm có 6 đối tượng và các đồ vật khác ở xung quanh lớp.
<span class='text_page_counter'>(41)</span> - Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong. - Biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.Biết tiết kiệm nước sau khi sử dụng. 2. Chuẩn bị: - Mổi cháu có các đồ dùng đủ số lượng là 6. - Các đồ vật có số lượng 6 đặt xung quanh lớp. - Các ngôi nhà có số lượng từ 1- 6. - Bìa tập có vẽ các đồ vật có số lượng từ 4- 6. - Thẻ số từ 1-6. Thẻ chấm tròn có số luợng từ 5 chấm tròn trở lên. - Máy nghe nhạc các bài hát có liên quan đến chủ đề bản thân. - Bài hát, bài thơ, câu đố về chủ đề bản thân. 3. Tiến hành: STT CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ 01. * Hoạt động 1: Ổn định - giới thiệu bài. 02. * Hoạt động 2: “ Bé đếm giỏi”. - Cho trẻ ngồi vòng tròn xung quanh cô. Sau đó cho trẻ hát bài: “ Tập đếm” ( Trẻ cùng hát với cô). - Hỏi lại tên bài hát ( Trẻ trả lời) - Cô cùng trò chuyện, đàm thoại với trẻ về bài hát: + Trong bài hát đếm đến mấy?( Trẻ trả lời) “ Gío thổi – gió thổi” Các bạn xem gió thổi gì cho cô nè!( Cây viết, quyển tập) Nhiều cây viết quá, các bạn cùng đếm với cô xem có bao nhiêu cây viết nhe!( Trẻ đếm 5 cây viết). Bao nhiêu quyển tập?( 6 quyển). - Các bạn thấy số tập và số bút như thế nào với nhau?( Không bằng nhau). Để cho số tập và số bút bằng nhau ta phải làm sao?( Trẻ trả lời ) Vậy trong bài học hôm nay cô cùng các bạn “Nhận biết tạo nhóm trong phạm vi 6” ( Trẻ nhắc lại) “ úmbala …ra gì?”(Cục gôm) Các bạn đón xem tay trái cô có bao nhiêu cục gôm, tay phải cô có bao nhiêu cục gôm nhe?( Trẻ nhìn và đón) - Các bạn cùng đếm xem có bao nhiêu cây viết? (Trẻ cùng đếm với cô)( 6 cây viêt) - Cô cho từng trẻ đếm, cô gắn thẻ số 6( Giới thiệu số 6) - Cô gắn thẻ có 6 chấm tròn, 6 cây viết, 6 quyển.
<span class='text_page_counter'>(42)</span> 03. * Hoạt động 3: “ Bé tạo nhóm?”. 04. * Hoạt động 4: “ Ai nhanh thế nhỉ?”. tập. Cô cho trẻ đếm từng nhóm sau đó gắn thẻ số tương ứng. * Trẻ nhận biết số 6: - Cô cho trẻ đếm có bao nhiêu cây thứoc sau đó gắn thẻ số tương ứng( 6 cây thước – số 6) - Từng trẻ đếm xem có bao nhiêu cục gôm. Gắn thẻ số tương ứng. - Tương tự cô cho trẻ đếm số hộp màu, cây kéo.. Chuyển đội hình vòng tròn hát bài hát “ Tay thơm tay ngoan” - Các bạn nhìn xem xung quanh lớp mình những đồ vật nào có số lượng là 6 nè! “Gío thổi- gió thổi”( Thổi gì – thổi gì) - Thổi cái rổ của các bạn ra phía trước . Các bạn xem trong rổ của các bạn có gì nào?( Viết – que tính) - Cô cho trẻ xếp tương ứng 1 cây viết – 1 que tính ứng với 6 cây viết – 5 que tính( Trẻ xếp theo yêu cầu của cô) - Cô cho trẻ đếm từ trái sang phải,các bạn xem số cây viết và số que tính như thế nào với nhau? ( Không bằng nhau). Như vậy để số cây viết và que tính bằng nhau ta phải làm sao?( Thêm 1 que tính) - Bây giờ các bạn xem số cây viết và que tính như nào rồi?( Bằng nhau) - Cô cho trẻ đếm lại * Trò chơi “ Xem ai nhất” - Cô cho trẻ đếm số đồ chơi được vẽ trong tấm bìa. - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô khi cô gọi tên đồ chơi – trẻ giơ đồ chơi đó lên và đọc số tương ứng. - Tương tự cho trẻ chơi với thẻ số. Hôm nay cô thấy các bạn học rất giỏi và rất ngoan cô sẽ thưởng cho các bạn một trò chơi“ Xem ai tìm đúng nhà và đón nhanh” - Cô nói luật chơi và cách chơi - Cho trẻ chơi vài lần ( Sau mỗi lần chơi cô cho trẻ đổi thẻ với nhau).
<span class='text_page_counter'>(43)</span> - Hỏi lại tên trò chơi. Giáo dục trẻ chơi xong biết dọn dẹp đồ chơi và biết rửa tay sau khi chơi xong, Và rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Biết tắt vòi nước lại sau khi sử dụng. * Nhận xét- tuyên dương trẻ. III. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Mẹ - con, bán hàng- mua hàng, cô giáo- trẻ. - Góc học tâp: Chơi với thẻ số, tìm sự liên quan. - Góc nghệ thuật: Nặn búp bê, tô màu bạn trai – bạn gái. - Góc thiên nhiên: Đong nước vào chai, lọ.. IV. Hoạt động ngoài trời: - Quan sát sân trường và vườn trường - Trò chơi “ô ăn quan” - Quan sát từng bộ phận của cơ thể của mình và của bạn nêu vai trò của từng bộ phận V. Hoạt động ôn chiều – Trả trẻ: Tên đề tài: TẬP TÔ CHỮ CÁI A,Ă, Phát triển ngôn ngữ 1. Mục đích yêu cầu: - Củng cố chữ đã học a,ă,â trẻ nhận ra chữ cái trong từ. - Ngồi đồ đúng tư thế, cầm bút đúng cách, biết tô các nét cơ bản, viết chữ cái theo mẫu. - Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh than thể sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 2. Chuẩn bị: - Tranh mẫu tập tô a,ă,â - Vở tập tô và búp chì - Máy nghe nhạc, trống lắc - Bài hát về chủ điểm - Bài hát, bài thơ, câu truyện về chủ điểm. 3. Tiến hành: STT 01. CẤU TRÚC. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ. * Hoạt động 1: Ổn lại chữ cái đã học. - Cho trẻ ngồi vòng tròn chơi trò chơi “tìm chữ cái trong từ” Chia lớp làm 3 nhóm mỗi nhóm 1 đoạn truyện về chủ đề bản thân có chứa chữ.
<span class='text_page_counter'>(44)</span> 02. 03. a,ă,â, trẻ tìm và gạch dưới, nhóm nào gạch được nhiều nhóm đó thắng. Ghi số tương ứng. - Cho trẻ phát âm lại chữ a,ă,â * Hoạt động 2: - Cho trẻ chuyển đội hình chữ u quan sát cô đồ “ Tập tô chữ cái mẫu chữ cái a,ă,â” - Cô treo tranh cái mũi - Hướng dẫn trẻ đồ chữ a in rỗng - Hỏi trẻ cách cầm viết - Giói thiệu chữ a viết thường, cấu tạo của chữ a viết thường - Cho trẻ tập tô chuyển đội hình vòng tròn đọc bài thơ “ Tâm sự của cái mũi” cho trẻ lên nhận vở tập tô về chổ ngồi tô + Hỏi trẻ cách cầm bút và tư thế ngồi tô + Cô bao quát sữa sai cho trẻ Tương tự cô hướng dẫn đồ chữ ă,â - Hỏi trẻ lại tên bài * Hoạt động 3: Trẻ tập trung quanh cô, cô phổ biến luật chơi và “ Trò chơi củng cách chơi trò chơi “ Chữ gì còn thiếu” cố” Chuyển trẻ về đội hình 3 hàng dọc kết hợp đọc bài thơ “ Phải bằng 2 tay” - Cô treo tranh mẫu từ đầy đủ cho trẻ quan sát: Đôi mắt của bé, Cái mũi của búp bê, Đôi chân của búp bê và tranh từ còn thiếu cho trẻ điền vào. - Đội nào điền đúng và nhiều thì đội đó thắng. - Kết thúc nhận xét trò chơi * Nhận xét – Tuyên dương trẻ. *Trả trẻ: - Chuẩn bị cho trẻ đầu tóc gọn gàng, đồ dùng đầy đủ. - Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. - Hát bài “ Đi học vế”. __________________________________ Thứ 6 ngày 23 tháng 09 năm 2011 CHỦ ĐỀ NHÁNH 02: “ CƠ THỂ TÔI” I. Các hoạt động trong ngày: 1. Đón trẻ.
<span class='text_page_counter'>(45)</span> 2. Thể dục sáng II. Hoạt động học: Tên đề tài: Dạy hát bài “ MỪNG SINH NHẬT” Phát triển thẩm mỹ 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ thuộc bài hát, hát đúng giai điệu, hiểu nội dung và nhớ tên tác giả của bài hát mừng sinh nhật. - Thích vận động theo nhạc, phát tiển tai nghe của trẻ thông qua trò chơi. - Trẻ biết sinh nhật của mình và của bạn, biết chúc mừng bạn trong ngày sinh nhật. - Giáo dục trẻ sự tự tin mạnh dạn khi thực hiện hát, vận động và giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể của mình. 2. Chuẩn bị: - Bài hát, bài thơ. Câu đố về chủ diểm bản thân. - Băng đĩa, máy catsét, trống lắc.. - Mũ đội cho trẻ - Tranh vẽ sinh nhật của bé - Mũ chóp kín cho trẻ chơi trò chơi 3. Tiến hành: STT CẤU TRÚC 01 * Hoạt động 1: Ổn định giới hiệu bài. 02. 03. * Hoạt động 2: “ Ai hát hay thế”. Hoạt động 3: “ Ai múa đẹp. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ Trời tối- trời sang Các bạn xem cô có gì nè!( trẻ trả lời)các bạn xem bánh sinh nhật có gì nè ( Đèn cây) ngoài bánh sinh nhật ra còn có gì nữa( Nhiều quà) Trong ngày sinh nhật các bạn được tặng gì( Tặng quà) Hôm nay bạn búp bê cũng gởi tặng cho lớp chúng ta một bài hát đó là bài “ Mừng sinh nhật” lời dịch Đào Ngọc Dung ( Trẻ nhắc lại) - Lần 1: Cô hát diễn cảm + nội dung - Lần 2: Hát minh họa bài hát Các bạn thấy bài hát có hay không nè? Bây giờ cô sẽ dạy các bạn hát nhé - Cả lớp hát 2 lần - Mời nhóm tổ cá nhân - Cô vừa dạy cho các bạn hát bài hát gì?của tác giả nào?( Trẻ trả lời) Thông qua bài hát trẻ biết ngày sinh nhật của bản thân và biết chúc mừng bạn trong ngày sinh nhật..
<span class='text_page_counter'>(46)</span> thế”. 04. 05. Hoạt động 4: Nghe hát. Hoạt động 5: Trò chơi âm nhạc. Để bài hát hay và thêm sinh động hơn cô sẽ dạy cho các bạn vận múa minh họa cho bài hát này. Để múa được các bạn phải chú ý nhìn cô thực hiện nhé! Lần 1: Cô múa cho trẻ xem Lần 2: Cô múc + Giải thích động tác - Cả lớp thực hiện 2 lần - Chia nhóm cho trẻ thực hiện - Mời tổ cá nhân Ngoài vận động mà các bạn vừa thể hiện các bạn còn vận động minh họa nào khác cho bài hát này không?( Vỗ tay) Cô cho trẻ thực hiện cho cả lớp xem Các bạn hát rất hay múa rất đẹp cô sẽ thưởng cho các bạn bài hát: “ Sinh nhật hồng” nhạc và lời Lê Quốc Thắng - Lần 1: Hát + Nội dung - Lần 2: Hát + Minh họa Cho trẻ nhún nhảy theo bài hát Hỏi trẻ tên bài hát- tác giả( Trẻ trả lời) Với chiếc mũ chop kín này các bạn chơi trò chơi gì đây? ( Trẻ trả lời) - Trò chơi “Tai ai tinh” - Trò chơi này chơi như thế nào?( Trẻ nói lại cách chơi) - Cho trẻ chơi 2-3 lần - Hỏi trẻ lại tên trò chơi - Giáo dục trẻ thong qua nội dung bài * Nhận xét – Tuyên dương trẻ. III. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Gia đình tổ chức sinh nhật cho bé, bán hàng- mua hàng, bác sĩ- bệnh nhân. - Góc học tập:. Cho trẻ tập kể chuyện những câu chuyện mà trẻ đã biết - Góc xây dựng: Xây dựng nhà sàn cho búp bê - Góc nghệ thuật: Biểu diển văn nghệ.
<span class='text_page_counter'>(47)</span> - Góc thiên nhiên:. Khuyến khích trẻ nhặt lá vàng, nhặt rác bỏ vào sọt rác để làm cho sân trường được xanh sạch đẹp hơn. - Chơi với cát, in hình trên cát. IV. Hoạt động ngoài trời: - Chơi trò chơi, đọc thơ, câu đố.. - Trò chơi “ Mèo đuổi chuột” - Quan sát sân trường, vườn trường V. Hoạt động ôn chiều – Trả trẻ: Kể chuyện Bác Hồ thăm các cháu thiếu niên nhi đồng -Nêu gương cuối tuần. - Biểu diễn văn nghệ. _____________________________________________ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TUẦN 03 CHỦ ĐỀ NHÁNH 03: “ TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH” (TUẦN 1) Thời gian từ ngày 26/09 đến ngày 30/09/2011 HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ THỂ DỤC SÁNG. HOẠT ĐỘNG HỌC. Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 26/09 27/09 28/09 29/09 30/09 - Cô đón trẻ vào lớp,nhắc nhở trẻ, thưa cha mẹ cô giáo con đi học. - Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. - Trao đổi với phu huynh vể tình hình của trẻ. - Trò chuyện với trẻ về 4 nhóm dinh dưỡng. - Cho trẻ chơi tùy thích ở các góc. - Tập thể dục sáng với bài : “Tay thơm tay ngoan” Phát triển Phát triển Phát triển vận động: nhậnthức: ngôn ngữ: “ Đi trong Tìm hiểu Thơ đường về các giác “ Tâm sự hẹp” (Xem quan của cái ai khéo) mũi”. Phát triển Phát triển nhậnthức: ngôn ngữ: Phân biệt Truyện phía trên- “ Giấc mơ phía dưới kì lạ” ( Bé tập định hướng trong không gian) - Góc phân vai: Mẹ - con, Bác sĩ- bệnh nhân,y tá- bệnh nhân, cô giáo- trẻ.
<span class='text_page_counter'>(48)</span> HOẠT ĐỘNG GÓC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI. - Góc học tâp: Chơi lôtô, đôminô, xem tranh phòng chống tai nạn thương tích, ghép các chữ cái thành tên của bản thân. - Góc xây dựng: Xây dựng ngôi nhà của bé - Góc nghệ thuật: Hát các bài hát có liên hoan đến chủ đề. - Góc thiên nhiên: Trồng cây xanh quanh sân trường - Quan sát sân trường, vườn trường. - Trò chơi “ Giúp cô tìm bạn” - Chơi tự do. Bé nghe kể chuyện về Bác Hồ kính yêu. Chuyện “ Bể cá của Bác Hồ”. Phát triển thẩm mỹ: “ Trang trí váy áo”. - Ôn luyện các hình đã học hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Phát triển Kể chuyên HOẠT thẩm mỹ: :Qủa táo ĐỘNG Dạy hát bài của Bác CHIỀU Bé quét Hồ nhà” -Nêu Nghe hát: “ gương Thật đáng cuối tuần. chê” - Biểu diễn văn nghệ. - Chuẩn bị cho trẻ đầu tóc gọn gàng, đồ dùng đầy đủ. TRẢ TRẺ - Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. - Hát bài “ Đi học vế, tay thơm tay ngoan”. _______________________________________ Thứ 2 ngày 26 tháng 9 năm 2011 CHỦ ĐỀ NHÁNH 03: “ TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH” (TUẦN 1) I. Các hoạt động trong ngày: 1. Đón trẻ 2. Thể dục sáng II. Hoạt động học: Tên đề tài: ĐI TRONG ĐƯỜNG HẸP “XEM AI KHÉO” Phát triển thể chất 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết thực hiện vận động đi trong đường hẹp. - Phát triển kĩ năng khéo léo, định hướng được hướng đi Giáo dục trẻ thường xuyên tập luyện thể dục thể thao đề rèn luyện cơ thể, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, biết phòng tránh một số tai nạn thương tích.Giáo dục phòng chống đuối nước khi mùa lũ về. 2. Chuẩn bị:.
<span class='text_page_counter'>(49)</span> - Đường hẹp, búp bê, vòng tròn - Sân tập sạch sẽ thoáng mát đảm bảo an toàn cho trẻ - Cờ, nơ cho trẻ tập thể dục - Máy nghe nhạc, trống lắc. - Các bài hát về chủ đề bản thân. 3. Tiến hành: STT. CẤU TRÚC. 01. * Hoạt động 1: Khởi động. 02. * Hoạt động 2: Trọng động. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ - Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn, vừa đi vừa hát bài: “ Đường và chân”. ( Trẻ vừa đi vừa hát theo nhịp điệu của bài hát). - Đi các kiểu đi, kết hợp chạy chậm, chạy nhanh, chạy bộ về đội hình 3 hàng ngang.( Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô). *Bài tập phát triển chung: ( 2 lần x 8 nhịp) - Tay: Đưa ra trước sang ngang - Chân: Đứng đưa chân ra phía trước, lên cao. - Bụng: Đứng quay người sang hai bên - Bật: Bật tách chân- khép chân. ( Trẻ nghe cô hứơng dẫn động tác, sau đó tập kết hợp bài hát “ Tay thơm tay ngoan” ) * Vận động cơ bản: - Cô cho trẻ chuyển đội hình 2 hàng ngang đối diện cách nhau 4m. - Các bạn ơi! Các bạn có muốn đến tham nhà búp bê không nè!( Trẻ trả lời câu hỏi của cô). Muốn thăm nhà búp bê các bạn phải đi qua nhiều đoạn đường rất hẹp và rất nguy hiểm. Muớn đi được thì trong bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các bạn vân động : “ Đi trong đường hẹp” ( Trẻ nhắt lại tên vận động) * Cô thực hiện cho trẻ xem: Sau đó cô mời 1 trẻ lên thực hiện mẫu giúp cô.( Trẻ lên thực hiện mẫu giúp cô). * Cô giải thích vận động: Muốn thực hiện được vận động này thì các bạn chú ý đi đều nếu không các bạn giẫm phải gay gần bên đường đó các bạn,. ( Trẻ chú ý nhìn bạn làm mẫu để thực hiện được vận động)..
<span class='text_page_counter'>(50)</span> Nhắc nhở giáo dục trẻ chú ý mang dép khi thực hiện vận động để trẻ không dẫm phải những vật nhọn, đá sỏi… *Trẻ thực hiện: - Cô mời 2 cháu khá lên thực hiện vận động. Cô nhận xét cháu nhắc lại cách thực hiện. - Cô mời 2 cháu yếu thực hiện lại vận đông và cho cả lớp nhận xét. - Cô cho cả lớp lên thực hiện. ( Trẻ lần lượt ở mỗi hàng lên thực hiện 2-3 lần). - Cô hỏi trẻ lại tên vận động ( Trẻ trả lời). Các bạn ơi! Để đến được nhà búp bê chúng ta phải đi qua đoạn đường rất dài do đó mà các bạn phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để có sức khỏe tốt và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để có sức khỏe nhe các bạn! ( Trẻ chú ý nghe cô nói) 03. * Hoạt động 3: Trò chơi vận động. 04. * Hoạt động 4: Hồi tĩnh. - Giờ học hôm nay cô thấy các bạn học rất ngoan. Cô sẽ thưởng cho các bạn 1 trò chơi đó là trò chơi “ Thi xem ai nhanh ( Trẻ nhắc lại tên trò chơi). - Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi. - Cô chia trẻ thành 2 đội: mỗi đội 6 trẻ - Cho trẻ chơi vài lần - Hỏi trẻ lại tên trò chơi ( Trẻ trả lời). - Cô vừa cho các bạn thực hiện vận động gi?( Trẻ trả lời) và chơi trò chơi gi? ( Trẻ trả lời) - Bây giờ chúng ta đi nhẹ nhàng 1-2 vòng, vừa đi vừa vun tay hít thở nhẹ nhàng. - Trò chuyện với trẻ về việc tập luyện thể dục thể thao, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.Có sức khỏe thì có thể chống được bệnh tật. - Bây gìơ là mùa nước lũ cô nhắc trẻ không nên đến gần ao, sông vì dễ bị đối nước, vào mùa mưa thì sẽ có nhiều muỗi nên mặt áo tay dài vào buổi tối, và ngủ mùn kể cả vào ban ngày để tránh bệnh sốt xuất huyết. * Nhận xét- tuyên dương trẻ..
<span class='text_page_counter'>(51)</span> III. Hoạt động góc: - Góc phân vai : Gia đình “ Tổ chức bữa cơm cho gia đình, bán hàng- mua hàng, bác sĩ- bệnh nhân. - Góc học tâp: Xem tranh truyện về chủ để bản thân, xem tranh phòng chống bệnh sốt xuất huyết, sách về cơ thể của bé.Xem tranh các món ăn ngon - Góc xây dựng: Xây dựng nhà sàn cho búp bê phòng tránh lũ - Góc nghệ thuật: Trang trí váy áo - Góc thiên nhiên: In hình lên cát IV. Hoạt động ngoài trời: - Quan sát và đàm thoại về cảnh vật xung quanh lớp - Trò chơi “ Giúp cô tìm bạn”. - Chơi tự do. V. Hoạt động ôn chiều – Trả trẻ: Bé nghe kể chuyện về Bác Hồ kính yêu. Chuyện “ Bể cá của Bác Hồ” - Chuẩn bị cho trẻ đầu tóc gọn gàng, đồ dùng đầy đủ. - Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. - Hát bài “ Đi học vế”. ______________________________________________ Thứ 3 ngày 27 tháng 9 năm 2011 CHỦ ĐỀ NHÁNH 03: “ TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH” (TUẦN 1) . Các hoạt động trong ngày: 1. Đón trẻ 2. Thể dục sáng II. Hoạt động học: Tên đề tài: TÌM HIỂU VỀ CÁC GIÁC QUAN CỦA BÉ “ BÉ CÙNG BẠN KHÁM PHÁ” Phát triển nhận thức 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết các giác quan trên cơ thể bé gồm 5 giác quan: Khứu giác, vị giác, thính giác, xúc giác, thị giác. - Biết một số chức năng của một số giác quan của bé. - Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và bảo vệ cơ thể như mang dép đề bảo vệ đôi chân, đội nón bảo hiểm để bảo vệ đầu, đeo kính mắt khi đi xe để bảo vệ đôi mắt.. - Giáo dục lễ giáo cho trẻ biết vâng lời ông bà, cha mẹ, cô giáo.. - Luyện tập thể dục – ăn đầy đủ chất dinh duỡng để cơ thể khỏe mạnh. - Biết giữ gìn môi trường xung quanh mình xanh sạch đẹp...
<span class='text_page_counter'>(52)</span> 2. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về các giác quan trên cơ thể - Bài thơ, bài hát về chủ điểm - Máy hát nhạc, trống lắc - Cái gương - Kéo, hồ, cho trẻ 3. Tiến hành: STT. CẤU TRÚC. 01. * Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu bài. 02. * Hoạt động 2: “Bé tập định hướng trong không gian”. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ - Cô cho trẻ hát bài “ cái mũi” - Bài hát nói về cái gì?( Dạ cái mũi) - Cái mũi dùng để làm gì?( Dùng để thở, ngữi) Ngoài mũi ra trên cơ thể mình còn có bộ phận nào nữa?( Trẻ kể) Hôm nay cô cùng các bạn “trò chuyện về các giác quan” ( Trẻ nhắc lại) Gío thổi gió thổi các bạn xem gió thổi cho cô cái gì nè!( Mặt kiếng)- Đây là gương soi đấy các bạn - Cái gương này dùng để làm gì?( Trẻ trả lời) Cô mời vài bạn lên soi gương và hỏi: Các bạn soi vào gương các bạn thấy gì?( Mặt, mũi, miệng…) - Các bạn nhắm mắt lại có gì không?( Dạ không) - Mắt có nhiệm vụ gì?( Dạ nhìn) – Mắt cho chúng ta nhìn thấy ánh sáng, thấy đường đi, thấy được cô và thấy mọi cảnh vật xung quanh, Mắt còn gọi là thị giác đó các bạn. - Mỗi người có mấy con mắt?( Trẻ trả lời) Trên mắt chúng ta có gì?( Lông mi) Lông mi có tác dụng gì?( Để ngăn bụi) - Chúng ta cần gì để bảo vệ mắt?( Không lấy tay bẩn dụi mắt mà phải rửa mắt bằng nước sạch, đi xe phải đeo kính mắt..) - Phía dưới mắt các bạn có gì?( Mũi) - Mũi có tác dụng gì?( Để ngữi thức ăn, để thở)Không khí đi qua mũi giúp chúng ta thở và ngữi thức ăn.- Mũi là khứu giác ( trẻ nhắc lại) - Phía dưới mũi có gì?( Miêng) - Miệng dùng để làm gì( Ăn và nói) Các bạn nhìn xem bên trong khoang miệng chúng.
<span class='text_page_counter'>(53)</span> ta có gì?( Răng, lưỡi) Luỡi dùng để làm gì( Nếm thức ăn, Răng dung để nhai nhuyễn thức ăn) - Miệng dược gọi chung là vị giác Chúng ta làm gì để bảo vệ răng miệng( Đánh răng sau khi ăn xong và trước khi đi ngủ.. nếm khẩu vị thức ăn, ..) - Tai co tác dụng gì?( Nghe âm thanh) - Tai được gọi là thính giác - Cô cho trẻ cầm ly nước đá mà cô đã chuẩn bị sẵn - Con có cảm giác như thế nào?( Lạnh) Lấy nước đá chạm nhẹ vào da các bạn thấy lạnh đúng không? - Da được gọi là xúc giác cho chúng ta biết được cảm giác nóng lạnh đó các bạn Cô vừa cho các bạn tìm hiểu về điều gì?( trẻ trả lời) - Các bạn được cha mẹ sinh ra, được cha mẹ nuôi dưỡng thành người. Vì vậy chúng ta phải biết nghe lời cha mẹ, không chỉ biết nghe lời cha mẹ, còn phải nghe lời ông bà, cô giáo và những người lớn xung quanh nhe các bạn! Do đó các bạn phải biết yêu quí bản thân mình, luôn giữ gìn vệ sinh thân thể khỏe mạnh ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao, đánh răng, rữa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh nhe các bạn. Các bạn còn phải giữ gìn môi trường mình đang sống cho xanh sạch đẹp như không vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qui định. 03. * Hoạt động 3: “ Bé vui bé khỏe”. - Cô cùng trẻ hát và vận động bài “ Nào chúng ta cùng tập thể dục” + Động tác 1: “Nào đưa tay ra nào”__Hai tay đưa ra phía trước, lòng bàn tay ngửa vào chữ “ nào” + Động tác 2: “Nắm lấy cái tay năm lấy… cái đầu” __Hai tay từ từ năm lấy cái tai, nắm lấy cái đầu theo nhịp bài hát + Động tác 3: “Ồ sao bé không lắc..”Tay phải đổi về phía trước theo nhịp bài hát rồi đổi bên. Bây giờ cô sẽ miêu tả một số dặc điểm nổi bật của.
<span class='text_page_counter'>(54)</span> 04. * Hoạt động 4: “Tay ai khéo”. một số giác quan trên cơ thể và các bạn nói cho cả lớp biết giác quan đó là gì? Và ngược lại Cô cùng trẻ đọc bài thơ “ Đàn kiến nó đi” Cho trẻ đi vào bàn cắt và dán các cơ quan trên cơ thể. Tổ chức cho trẻ thực hiện theo nhóm. * Nhận xét- tuyên dương trẻ.. III. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Mẹ - con, bán hàng- mua hàng, cô giáo- trẻ. - Góc học tâp: Bộ chữ cái cho trẻ xếp và tìm các bộ phận còn thiếu, tìm chữ cái có trong tên của các bộ phận trên cơ thể.Tô màu, vẽ, gạch nối tìm sự liên hoan. .- Góc nghệ thuật: Xé, dán, vẽ, nặn, gấp giấy,xếp hột hạt về chủ đề. - Góc thiên nhiên: Hướng dẫn trẻ chăm sóc cây: Tưới nước, bắt sâu, lau lá cây, tỉa lá vàng úa héo, nhặt lá vàng rơi. IV. Hoạt động ngoài trời: - Quan sát và đàm thoại về đường giao thông trên dường ( mọi người có đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông hay không?) kết hợp giáo dục trẻ khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho bản thân, muốn qua đường thì phải có người lớn dắt qua, đi đường phải đi sát lề đường phía bên tay phải. - Trò chơi: “ Lộn cầu vồng” - Chơi tự do trên sân. V. Hoạt động ôn chiều – Trả trẻ: Tên đề tài: TRANG TRÍ VÁY ÁO (Đề tài) Phát triển thẩm mỹ I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết trang trí váy áo, phân bố cục hợp lý. - Trẻ sử dụng chất liệu phù hợp đề trang trí sao cho đẹp. - Rèn kỹ năng ngồi đúng tư thế - Rèn luyện tính kiên trì để hoàn thành sản phẩm của mình. - Trẻ phân biệt được giới tính thông qua các đặc điểm váy áo của bạn gái Giáo dục lễ giáo cho trẻ, biết cám ơn người khác khi nhận quà của ai đó,biết trả ơn, biết giúp đở bạn bè khi gặp khó khăn.. 2. Chuẩn bị: - Tranh trang trí các loại váy áo treo xung quanh lớp. - Mẫu của cô. - Kim sa cho trẻ trang trí– giấy màu, hột hạt…. – Váy áo bằng giấy bìa cứng - Bàn ghế phù hợp với trẻ. - Trống lắc, máy hát nhạc, dĩa hát về chủ đề bản thân..
<span class='text_page_counter'>(55)</span> 3. Tiến hành: STT. CẤU TRÚC. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ. 01. * Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu bài. - Cho trẻ ngồi vòng tròn xung quanh cô. Sau đó cho trẻ đọc bài thơ : “ Bạn mới” ( Trẻ cùng đọc với cô). - Hỏi lại tên bài thơ ( Trẻ trả lời) - Cô cùng trò chuyện, đàm thoại với trẻ về họ tên, tuổi, ngày sinh nhật của trẻ, giới tính, sở thích,.. ( trẻ cùng trò chuyện với cô) Các bạn xem ai đến thăm lớp mình nè? Bạn búp bê có đem nhiều bánh lắm, lớp chúng ta cùng cám ơn bạn búp bê đi nào?( Cảm ơn búp bê) Vậy lớp chúng ta làm gì để tặng búp bê đây , àh! Vậy lớp chúng ta cùng nhau “trang trí váy áo” tặng búp bê đi nào ( Trẻ nhắc lại). 02. * Hoạt động 2: “ Bé tập làm nhà thiết kế”. 03. * Hoạt động 3: “Bé làm nhà thiết kế?”. 04. * Hoạt động 4:. “ Trời tối – trời sáng” ( trẻ nhắm mắt lại) - Các bạn xem cô có gì đây?( Tranh bạn gái mặc váy áo có trang trí) ( Trẻ chú ý nhìn cô) - Cô và trẻ cùng trò chuyện và đàm thoại về bức tranh. - Cô cho trẻ tự nói lên cách phân bố cục trang trí trong bức tranh Cô hướng dẫn trẻ cách trang trí sao cho cân đối hợp lý - Cho trẻ nêu lại tư thế ngồi, cách trang trí sao cho đẹp - Hỏi ý định trẻ thích mẫu váy như thế nào để tặng búp bê? Bạn trai trang trí như thế nào?( Trẻ trả lời) - Cô cùng trẻ đọc bài thơ “ Đàn kiến nó đi” ( Trẻ vừa đọc vừa tiến gần bàn của mình) - Bây giờ chúng ta cùng một cái váy áo thật đẹp cho búp bê nhé!. - Trẻ thực hiện - Cô mở nhạc kết hợp bao quát, quan sát và sửa sai cho trẻ. Cho trẻ đem sản phẩm đem lên trưng bày xem.
<span class='text_page_counter'>(56)</span> “Bạn nào xinh thế nhỉ?”. trong tranh bạn nào xinh nhất( Trẻ đem tranh treo lên) - Cô cho từng trẻ lên nhận xét - Cô đưa ra nhận xét chung. * Nhận xét- tuyên dương trẻ.. *Trả trẻ: - Chuẩn bị cho trẻ đầu tóc gọn gàng, đồ dùng đầy đủ. - Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. - Hát bài “ Đi học vế”. ________________________________________ Thứ 4 ngày 28 tháng 9 năm 2011 CHỦ ĐỀ NHÁNH 03: “ TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH” (TUẦN 1) . Các hoạt động trong ngày: 1. Đón trẻ 2. Thể dục sáng II. Hoạt động học: Tên đề tài: Thơ TÂM SỰ CỦA CÁI MŨI Phát triển ngôn ngữ I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ thuộc bài thơ tên tác giả và hiểu nội dung bài thơ - Trẻ đọc diễn cảm bài thơ, phát âm chuẩn các từ khó trong bài thơ. - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ,ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể mình khỏe mạnh. - Giáo dục trẻ siêng năng, chăm học, chăm làm không được lười biếng. II. Chuần bị: - Tranh minh họa cho bài thơ - Các câu đố về chủ điểm - Tranh vẽ các bộ phận của cơ thể - Búp sáp màu, bài hát về chủ điểm - Máy nghe nhạc, trống lắc 3. Tiến hành: STT 01. CẤU TRÚC. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ. * Hoạt động 1: Thử tài của bé. - Cho trẻ ngồi vòng tròn xung quanh cô. Sau đó cho các tổ thi đố với nhau. Sau đó cô đưa ra câu đố cho cả 3 tổ trả lời- Cô đố.
<span class='text_page_counter'>(57)</span> 02. * Hoạt động 2: “ Bé khám phá nội dung truyện”. 03. * Hoạt động 3: “ Bé hiểu nội dung bài thơ”. các bạn, cơ thể mình có bao nhiêu bộ phận. bao niêu giác quan( Trẻ trả lời từng câu) Cô tóm lại: Cơ thể chuúng ta có 5 giác quan: Khứu giác, thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác. Câu này còn khó hơn nè: Khứu giác là gi? (Trẻ trả lời) Hôm nay cô cũng có một bài thơ cũng nói về bạn khứu giác của chúng ta đó là bài thơ “Tâm Sự của cái mũi” của tác giả Lê Thu Hương. - Lần 1: Cô đọc kết hơp với tranh minh họa - Lần 2: Đọc trích dẫn giảng từ khó. Bài thơ này nói về chiếc mũi rất siêng năng không những giúp chúng ta thở mà còn giúp chúng ta ngửi được hương thơm của lúa, hương thơm của hoa..và còn nhiều hơn nữa.. Bài thơ chia làm 2 đoạn: Đoạn 1: “ Tôi là chiếc mũi xinh ……..ngạt ngào của hoa.” + Bao điều: Rất là nhiều điều + Ngạt ngào: Thơm rất là thơm Đoạn 2: “ Như vậy…thêm xinh” +Xinh còn có nghĩa là đẹp Cô tổ chức cho cả lớp đọc lại bài thơ + Đọc nối tiếp nhau +Mời tổ, cá nhân đọc diễn cảm bài thơ + Cô vừa cho các bạn đọc bài thơ gì?Của ai? ( Trẻ trả lời) + Bài thơ nói về điều gì? ( Trẻ trả lời) + Chiếc mũi đã giúp ích gì cho chúng ta? ( Trẻ trả lời) + Vì sao không có mũi thì chúng ta không sống được? ( Trẻ trả lời) + Vậy chúng ta phải làm gì đề bảo vệ chiếc mũi của chúng ta thêm đẹp và xinh?( Giữ vệ sinh mũi sạch sẽ) Các bạn không được dùng ngón tay, vật nhọn vào mũi vì nếu có vật lạ vào mũi chúng ta không thể thở được rất nguy hiểm cho chúng ta. Không chỉ giữ vệ sinh mũi sạch sẽ các bạn phải giữ gìn cơ thể mình sạch sẽ, đánh răng thường xuyên, không.
<span class='text_page_counter'>(58)</span> ăn quà dạt, bánh kẹo…rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh nhe các bạn, Các bạn còn phải giữ gìn môi trường mình đang sống cho xanh sạch đẹp như không vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qui định. 04. * Hoạt động 4: Tô tranh các giác quan bé thích. “ Ai mà tài thế?” Hôm nay cô thấy các bạn học rất giỏi và rất ngoan cô sẽ thưởng cho các bạn tô màu các giác quan mà các bạn thích - Các bạn thích giác quan nào thì tô màu cho giác quan dó. - Cho trẻ dọc bài thơ “Đàn kiến nó đi” về chổ ngồi tô màu - Tổ chức cho trẻ đọc thơ theo tranh * Nhận xét- tuyên dương trẻ.. III. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Gia đình, bán hàng- mua hàng, bác sĩ- bệnh nhân. - Góc học tập:. - Tô màu, vẽ, gạch nối tìm sự liên quan. Cho trẻ tập kể chuyện những câu chuyện mà trẻ đã biết - Góc xây dựng: Xây dựng vườn hoa công viên - Góc nghệ thuật: Nghe nhạc hát, vận động múa hát, đọc thơ về chủ đề trẻ thích - Góc thiên nhiên: In hình các bộ phận lên cát. IV. Hoạt động ngoài trời: - Quan sát và đàm thoại các ngôi nhà xung quanh bé. - Trò chơi: “ Tập tầm vong” - Vẽ các bộ phận trên cát V. Hoạt động ôn chiều – Trả trẻ: - Ôn luyện các hình đã học hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật - Dùng các hình đã ôn để xếp các bộ phận trên cơ thể. - Chuẩn bị cho trẻ đầu tóc gọn gàng, đồ dùng đầy đủ. - Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. - Hát bài “ Tay thơm tay ngoan”. Thứ 5 ngày 29 tháng 9 năm 2011 CHỦ ĐỀ NHÁNH 03: “ TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH” (TUẦN 1) . Các hoạt động trong ngày: 1. Đón trẻ 2. Thể dục sáng.
<span class='text_page_counter'>(59)</span> II. Hoạt động học: Tên đề tài:. PHÂN BIỆT PHÍA TRÊN, PHÍA DƯỚI ( BÉ TẬP ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN) Phát triển nhận thức 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ phân biệt được vị trí trên dưới, xác định được vị trí trên dưới - Trẻ sử dụng đúng các từ toán học khi diễn đạt: ở trên, ở dưới, phía trên, phía dưới. - Phát triển kĩ năng quan sát, so sánh. - Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và bảo vệ cơ thể như mang dép đề bảo vệ đôi chân, đội nón bảo hiểm để bảo vệ đầu, đeo kính mắt khi đi xe để bảo vệ đôi mắt.. - Giáo dục tính tự tin trong hoạt động, biết nhườn lời bạn. - Giáo dục lễ giáo cho trẻ biết vâng lời ông bà, cha mẹ, cô giáo,.. - Luyện tập thể dục – ăn đầy đủ chất dinh duỡng để cơ thể khỏe mạnh. - Biết giữ gìn môi trường xung quanh mình xanh sạch đẹp.. 2. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về chủ đề bản thân. - Bài thơ, bài hát về chủ điểm - Tranh ông, bà, bé làm chuẩn phía trên có ông mặt trời, phía dưới có cỏ, hoa bướm.. - Máy hát nhạc, trống lắc - Khay đựng các hình rời: Các bộ phận của cơ thể, ông mặt trời, cỏ, hoa, bươm bướm, chim, nhà , con vật.. - Gương soi 3. Tiến hành: STT 01. CẤU TRÚC * Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ - Chia trẻ thành các nhóm cô tổ chức chơi trò chơi “ Nặn tượng” + Cách chơi: trẻ chia thành từng cặp đối diện, 1 bé làm người nặn và 1 bé làm bột nặn. + Luật chơi: Bé làm người nặn biến đổi bột nặn đúng theo yêu cầu, bé làm tượng phải bất động theo ý người nặn. Trẻ chơi: Cô đưa yêu cầu “tượng đưa 2tay lên trên” tượng đưa 2 tay xuống dưới. - Sau đó cho trẻ đổi vai chơi, chơi vài lần nữa. Các bạn có biết vì sao các bạn còn lẩn lộn trong khi chơi không vì các bạn chưa phân biệt được vị trí phái trên phía dưới. Vậy trong bài học hôm.
<span class='text_page_counter'>(60)</span> 02. * Hoạt động 2: “Bé tập định hướng trong không gian”. nay cô sẽ dạy các bạn phân biệt phía trên phía dưới.( Trẻ nhắc lại) Gío thổi gió thổi các bạn xem gió thổi cho cô cái gì nè!( Mặt kiếng)- Đây là gương soi đấy các bạn - Cái gương này dùng để làm gì?( Trẻ trả lời) Cô mời vài bạn lên soi gương và hỏi: Các bạn soi vào gương các bạn thấy gì?( Mặt, mũi, miệng…) - Các bạn nhắm mắt lại có gì không?( Dạ không) - Mắt có nhiệm vụ gì?( Dạ nhìn) – Mắt cho chúng ta nhìn thấy ánh sáng, thấy đường đi, thấy được cô và thấy mọi cảnh vật xung quanh, Mắt còn gọi là thị giác đó các bạn. - Mỗi người có mấy con mắt?( Trẻ trả lời) Trên mắt chúng ta có gì?( Lông mi) Lông mi có tác dụng gì?( Để ngăn bụi) - Chúng ta cần gì để bảo vệ mắt?( Không lấy tay bẩn dụi mắt mà phải rửa mắt bằng nước sạch, đi xe phải đeo kính mắt..) - Phía dưới mắt các bạn có gì?( Mũi) - Mũi có tác dụng gì?( Để ngữi thức ăn, để thở)Không khí đi qua mũi giúp chúng ta thở và ngữi thức ăn.- Mũi là khứu giác ( trẻ nhắc lại) - Phía dưới mũi có gì?( Miêng) - Miệng dùng để làm gì( Ăn và nói) Các bạn nhìn xem bên trong khoang miệng chúng ta có gì?( Răng, lưỡi) Luỡi dùng để làm gì( Nếm thức ăn, Răng dung để nhai nhuyễn thức ăn) - Miệng dược gọi chung là vị giác Chúng ta làm gì để bảo vệ răng miệng( Đánh răng sau khi ăn xong và trước khi đi ngủ.. nếm khẩu vị thức ăn, ..) - Các bạn được cha mẹ sinh ra, được cha mẹ nuôi dưỡng thành người. Vì vậy chúng ta phải biết nghe lời cha mẹ, không chỉ biết nghe lời cha mẹ, còn phải nghe lời ông bà, cô giáo và những người lớn xung quanh nhe các bạn! Do đó các bạn phải biết yêu quí bản thân mình, luôn giữ gìn vệ sinh thân thể khỏe mạnh ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao, đánh răng, rữa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ.
<span class='text_page_counter'>(61)</span> sinh nhe các bạn. Các bạn còn phải giữ gìn môi trường mình đang sống cho xanh sạch đẹp như không vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qui định. 03. * Hoạt động 3: “ Bé vui bé khỏe”. 04. * Hoạt động 4: “Bé thi tài”. - Cô cùng trẻ hát và vận động bài “ Nào chúng ta cùng tập thể dục” + Động tác 1: “Nào đưa tay ra nào”__Hai tay đưa ra phía trước, lòng bàn tay ngửa vào chữ “ nào” + Động tác 2: “Nắm lấy cái tay năm lấy… cái đầu” __Hai tay từ từ năm lấy cái tai, nắm lấy cái đầu theo nhịp bài hát + Động tác 3: “Ồ sao bé không lắc..”Tay phải đổi về phía trước theo nhịp bài hát rồi đổi bên. Bây giờ cô sẽ miêu tả một số dặc điểm nổi bật của một số cơ quan trên cơ thể và các bạn nói cho cả lớp biết, cô nói đến bộ phận nào– trẻ nói vị trí của các bộ phận đó. Chia trẻ thành 3 nhóm.Mỗi nhóm có 1 bức tranh hoàn chỉnh, Sắp xếp hoàn chỉnh. * Nhận xét- tuyên dương trẻ.. III. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Mẹ - con, bán hàng- mua hàng, cô giáo- trẻ. - Góc học tâp: Bộ chữ cái cho trẻ xếp và tìm các bộ phận còn thiếu, tìm chữ cái có trong tên của các bộ phận trên cơ thể.Tô màu, vẽ, gạch nối tìm sự liên hoan. .- Góc nghệ thuật: Xé, dán, vẽ, nặn, gấp giấy,xếp hột hạt về chủ đề. - Góc thiên nhiên: In hình trên cát, tập đong đo nước vào bình. IV. Hoạt động ngoài trời: - Quan sát thời tiết - Trò chơi: “ Lộn cầu vồng” - Vẽ tự do trên sân. V. Hoạt động ôn chiều – Trả trẻ: Tên đề tài: Dạy hát BÉ QUÉT NHÀ Phát triển thẩm mỹ I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ hát đúng giai điệu bài hát, thuộc bài hát, hát và vận động đúng theo bài hát lắng nghe cô hát 1 cách thích thú. - Rèn luyện kỹ năng hát đúng nhịp và cảm nhận âm nhạc. - Phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ thông qua bài hát. - Phát triển kỹ năng khéo léo thông qua trò chơi âm nhạc..
<span class='text_page_counter'>(62)</span> - Giáo dục trẻ biết yêu lao động biết giúp đở mọi người, phụ cha mẹ quét nhà làm những công việc nhẹ…. II. Chuẩn bị - Trống lắc, phách tre. - Thuộc bài hát “bé quét nhà” “mưa rơi” “nắm tay thân thiết” - Máy hát nhạc, mũ chóp kín cho trẻ chơi trò chơi. III. Tiến trình: STT CẤU TRÚC 01 * Hoạt động 1: Ổn định giới hiệu bài. 02. 03. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ - Cho trẻ ngồi vòng tròn xung quanh cô. Sau đó cô tạo tình huống ‘ các bạn xem ai đến tham lớp chúng ta nè! Búp bê) Bạn búp bê chào các bạn! các bạn chào bạn búp bê nào! ( Chào búp bê!) Búp bê tự giới thiệu tên của mình, và cô cho cả lớp tự giới thiệu tên của bản thân( Trẻ giới thiệu ) Hôm nay bạn búp bê mời các bạn đến thăm nhà bạn búp bê và búp bê cũng gởi tặng cho lớp chúng ta một bài hát đó là bài “ Bé quét nhà” của Lê Đức ( Trẻ nhắc lại) - Hoạt động - Lần 1: Cô hát diễn cảm + nội dung 2: - Lần 2: Hát minh họa bài hát “ Ai hát hay Các bạn thấy bài hát có hay không nè? thế” Bây giờ cô sẽ dạy các bạn hát nhé - Cả lớp hát 2 lần - Mời nhóm tổ cá nhân - Cô vừa dạy cho các bạn hát bài hát gì?của tác giả nào?( Trẻ trả lời) Để bài hát hay và càng sinh động hơn cô sẽ dạy Hoạt động 3: cho các bạn vận vỗ tay theo nhịp minh họa cho bài “ Ai giỏi thế” hát này. Để vỗ tay được các bạn phải chú ý nhìn cô thực hiện nhé! Lần 1: Cô vỗ cho trẻ xem Lần 2: Cô vừa vỗ + Giải thích cách vỗ - Cả lớp thực hiện 2 lần - Chia nhóm cho trẻ thực hiện - Mời tổ cá nhân Ngoài vận động mà các bạn vừa thể hiện các bạn còn vận động minh họa nào khác cho bài hát này không?( múa) Cô cho trẻ thực hiện cho cả lớp xem.
<span class='text_page_counter'>(63)</span> 04. 05. Hoạt động 4: Nghe hát. Hoạt động 5: Trò chơi âm nhạc. Các bạn hát rất hay múa rất đẹp cô sẽ thưởng cho các bạn bài hát: “ thật đáng chê” - Lần 1: Hát + Nội dung - Lần 2: Hát + Minh họa Cho trẻ nhún nhảy theo bài hát Hỏi trẻ tên bài hát- tác giả( Trẻ trả lời) Với chiếc mũ chop kín này các bạn chơi trò chơi gì đây? ( Trẻ trả lời) - Trò chơi “Tai ai tinh” - Trò chơi này chơi như thế nào?( Trẻ nói lại cách chơi) - Cho trẻ chơi 2-3 lần - Hỏi trẻ lại tên trò chơi - Giáo dục trẻ thong qua nội dung bài * Nhận xét – Tuyên dương trẻ. Trả trẻ: - Chuẩn bị cho trẻ đầu tóc gọn gàng, đồ dùng đầy đủ. - Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. ________________________________________ Thứ 6 ngày 30 tháng 9 năm 2011 CHỦ ĐỀ NHÁNH 03: “ TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH” (TUẦN 1) . Các hoạt động trong ngày: 1. Đón trẻ 2. Thể dục sáng II. Hoạt động học: Tên đề tài: TRUYỆN “GIẤC MƠ KÌ LẠ” Phát triển ngôn ngữ I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết được tên truyện, trẻ biết được các nhân vật trong truyện. - Trẻ hiểu nội dung truyện, biết thể hiện ngữ điệu, điệu bộ của các nhân vật. - Trẻ nói rõ câu, rõ rang, mạch lạc..
<span class='text_page_counter'>(64)</span> - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên rèn luyện sức khỏe. II. Chuẩn bị: - Tranh minh họa cho truyện - Thẻ chữ cái, chữ số - Phấn, bảng III. Tiến trình: STT CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ 01. * Hoạt động 1: Ổn định - giới thiệu bài. 02. * Hoạt động 2: “ Bé khám phá nội dung truyện”. . Cô cho trẻ hát bài “ cái mũi” - Bài hát nói về cái gì?( Dạ cái mũi) - Cái mũi dùng để làm gì?( Dùng để thở, ngữi) Ngoài mũi ra trên cơ thể mình còn có bộ phận nào nữa?( Trẻ kể) Nếu chúng ta không ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, không luyện tập thể dục thể thao thường xuyên thì cơ thể chúng ta có khỏe mạnh không các bạn?( Trẻ trả lời) Để biét các bộ phận trong cơ thể chúng ta như thế nào thì trong bài học hôm nay cô sẽ dạy các bạn câu chuyện “ Giấc mơ kì lạ” ( Trẻ nhắc lại) - Lần 1: Cô kể - kết hơp với tranh - Lần 2: Kể trích dẫn giảng từ khó Câu chuyện nói về cô bé tên là mimi cô bé rất lười ăn nên các bộ phận trên cơ thể như: Tay, chân, miệng,tai, mắt,..đều mệt mỏi. Một hôm mimi ngủ và trong giấc mơ cô thấy các bộ phận trên cơ thể mình nói chuyện với nhau, đều than phiền khi tỉnh giấc cô đã ăn nhiều và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên hơn Câu chuyện chia làm 2 đoạn: + Đoạn 1: “ Trong ngôi nhà…mệt mỏi theo” Vì lười ăn nên các bộ phận trên cơ thể cô mệt mỏi và trong giấc mơ cô thấy các bộ phận nói chuyện với nhau. * Mệt mỏi: Cơ thể không muớn làm việc gì hết chỉ nằm một chổ. * Ù lắm: Không nghe rõ ai nói + Đoạn 2: “ Bây giờ…mọi ngừơi” Các bộ phận tìm đến mimi và khi thức dậy mimi.
<span class='text_page_counter'>(65)</span> 03. * Hoạt động 3: “ Bé hiểu nội dung truyện”. 04. * Hoạt động 4: Ai mà tài thế. đã ăn và tập luyện thể dục.. * Khỏe khoắn: Cơ thể muốn làm việc. vì được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng Chuyển đội hình vòng tròn vừa đi vừa hát bài “ Đố bạn biết tên tôi”. + Cô vừa kể cho các bạn nghe truyện gì?( Trẻ trả lời) + Trong truyện có những ai?( Trẻ trả lời) + Cô bé đã mơ thấy ai nói chuyện?( Trẻ trả lời) + Anh tay đã nói chuyện với ai? ( Trẻ trả lời) + Anh tay đã nói gì với anh chân? ( Trẻ trả lời) + Anh tay và anh chân đã tìm đến ai? ( Trẻ trả lời) + Tìm Bác tai để làm gì? ( Trẻ trả lời) + Bác tai, anh tay, anh chân đã tìm đến ai? ( Trẻ trả lời) + Khi cô bé ăn thì các bộ phận như thế nào?Ăn chưa đủ còn phải làm gì nữa ( Trẻ trả lời) + Muốn khỏe mạnh cơ thể phải làm gì?( Trẻ trả lời) Các bạn được cha mẹ sinh ra, được cha mẹ nuôi dưỡng thành người. Vì vậy chúng ta phải biết nghe lời cha mẹ, không chỉ biết nghe lời cha mẹ, còn phải nghe lời ông bà, cô giáo và những người lớn xung quanh nhe các bạn! Do đó các bạn phải biết yêu quí bản thân mình, luôn giữ gìn vệ sinh thân thể khỏe mạnh ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao đề rèn luyện cơ thể mình khỏe mạnh, rữa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh nhe các bạn và tắt vòi nước lại sau khi sử dụng xong. Các bạn còn phải giữ gìn môi trường mình đang sống cho xanh sạch đẹp như không vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qui định. Bạn nào lên đặt tên mới cho câu chuyện này.. Cô tổ chức cho trẻ đặt tên và phát âm to các chữ cái đã học có trong từ mà trẻ vừa đạt và dặt thẻ số tương ứng - Tổ chức cho trẻ kể chuyện theo tranh * Nhận xét- tuyên dương trẻ..
<span class='text_page_counter'>(66)</span> III. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Mẹ - con, bán hàng- mua hàng, bác sĩ- bệnh nhân. - Góc học tập:. Gạch nối tìm sự lien quan giữa các bộ phận. - Góc xây dựng: Xây dựng nhà cao tầng cho bé - Góc nghệ thuật: Nghe nhạc hát, vận động múa hát, đọc thơ về chủ đề trẻ thích - Góc thiên nhiên: Hướng dẫn trẻ chăm sóc cây: Tưới nước, bắt sâu, lau lá cây, tỉa lá vàng úa héo, nhặt lá vàng rơi. IV. Hoạt động ngoài trời: - Quan sát và đàm thoại các ngôi nhà xung quanh bé. - Trò chơi: “ Tập tầm vong” - Quan sát từng bộ phận của cơ thể của mình và của bạn nêu vai trò của từng bộ phận. V. Hoạt động ôn chiều – Trả trẻ: Bé nghe kể chuyện về Bác Hồ kính yêu. Chuyện “ Qủa táo của Bác Hồ” - Chuẩn bị cho trẻ đầu tóc gọn gàng, đồ dùng đầy đủ. - Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. - Hát bài “ Đi học vế”. _______________________________________________ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TUẦN 04 CHỦ ĐỀ NHÁNH 03: “ TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH” (TUẦN 2) Thời gian từ ngày 03/10 đến ngày 07/10/2011 HOẠT ĐỘNG ĐÓN TRẺ. Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 03/10 04/10 05/10 06/10 07/10 - Cô đón trẻ vào lớp,nhắc nhở trẻ, thưa cha mẹ cô giáo con đi học. - Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. - Trao đổi với phu huynh vể tình hình của trẻ. - Trò chuyện với trẻ về ngày nghỉ: Ở nhà các bạn giúp cha mẹ làm những công việc gì? Các bạn được cha mẹ chở đi đâu chơi?.Đi bằng phương tiện gì?.. - Hướng trẻ vào các góc nổi bật của chủ đề.. THỂ DỤC SÁNG. - Tập thể dục sáng với bài : “Đường và chân” Phát triển Phát triển Phát triển vận động: nhậnthức: ngôn ngữ: “ Ném xa “ Môi Truyện. Phát triển nhậnthức: So sánh. Biều diễn văn nghệ đóng chủ.
<span class='text_page_counter'>(67)</span> HOẠT ĐỘNG HỌC. HOẠT ĐỘNG GÓC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HOẠT ĐỘNG CHIỀU. bằng một tay” ( Bé thi tài). trường đối với sức khỏe của bé”. “ Câu chiều cao 2 đề chuyện bạn ( Xem của tay ai cao nhất) trái tay phải” - Góc phân vai: Mẹ - con, Bác sĩ- bệnh nhân,y tá- bệnh nhân, cô giáo- trẻ - Góc học tâp: Chơi lôtô, đôminô, xem tranh phòng chống tai nạn thương tích, ghép các chữ cái thành tên của bản thân. - Góc xây dựng: Xây dựng ngôi nhà của bé - Góc nghệ thuật: Hát các bài hát có liên hoan đến chủ đề. - Góc thiên nhiên: Trồng cây xanh quanh sân trường - Quan sát sân trường, vườn trường. - Trò chơi “ Giúp cô tìm bạn” - Chơi tự do. Bé nghe kể chuyện về Bác Hồ kính yêu: chuyện “ Qủa táo của Bác Hồ”. Phát triển thẩm mỹ: “ Nặn đồ dùng đồ chơi của bé” ( Ai khéo tay). - Ôn luyện các hình đã học hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Phát triển thẩm mỹ: Hát bài “ Đường và chân”. -Nêu gương cuối tuần. - Biểu diễn văn nghệ theo chủ đề. - Chuẩn bị cho trẻ đầu tóc gọn gàng, đồ dùng đầy đủ. TRẢ TRẺ - Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. - Hát bài “ Đi học vế”. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NGÀY TUẦN 04 CHỦ ĐỀ NHÁNH 03: “ TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH” (TUẦN 2) Thứ 2 ngày 03 tháng 10 năm 2011 I. Các hoạt động trong ngày: 1. Đón trẻ 2. Thể dục sáng II. Hoạt động học: Tên đề tài: NÉM XA BẰNG MỘT TAY “BÉ THI TÀI”.
<span class='text_page_counter'>(68)</span> Phát triển thể chất 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết ném mạnh về phía truớc bằng một tay. - Rèn luyện sức mạnh của đôi tay khi trẻ thực hiện vận động ném xa bằng một tay - Phát triển kĩ năng khéo léo, định hướng của trẻ khi ném. Giáo dục trẻ thường xuyên tập luyện thể dục thể thao đề rèn luyện cơ thể, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, biết phòng tránh một số tai nạn thương tích. Giáo dục phòng chống đuối nước khi mùa lũ về. 2. Chuẩn bị: - Túi cát cho trẻ ném. - Sân tập sạch sẽ thoáng mát đảm bảo an toàn cho trẻ - Cờ, nơ cho trẻ tập thể dục - Máy nghe nhạc, trống lắc. - Các bài hát về chủ đề bản thân. 3. Tiến hành: STT. CẤU TRÚC. 01. * Hoạt động 1: Khởi động. 02. * Hoạt động 2: Trọng động. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ - Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn, vừa đi vừa hát bài: “ Đường và chân”. ( Trẻ vừa đi vừa hát theo nhịp điệu của bài hát). - Đi các kiểu đi, kết hợp chạy chậm, chạy nhanh, chạy bộ về đội hình 3 hàng ngang.( Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô). *Bài tập phát triển chung: ( 2 lần x 8 nhịp) - Tay: Đứng thẳng hai tay dang ngang bằng vai, hai tay đưa ra trước. - Chân: Ngồi xỏm đứng lên. - Bụng: Đứng đan tay sau lưng, gập người về phía trước. - Bật: Bật tách chân khép chân. ( Trẻ nghe cô hứơng dẫn động tác, sau đó tập kết hợp bài hát “ Đường và chân” ) * Vận động cơ bản: - Cô cho trẻ chuyển đội hình 2 hàng ngang đối diện cách nhau 4m. - Các bạn ơi! Các bạn có muốn trở thành một vận động viên ném xa giỏi không nè!( Trẻ trả lời câu hỏi của cô). Thế muốn trở thành vận động viên xa giỏi thì phải tập luyện như thế nào? Thì trong bài.
<span class='text_page_counter'>(69)</span> học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các bạn vân động : “ Ném xa bằng một tay” ( Trẻ nhắt lại tên vận động) Các bạn xem cô có gì đây? (Trẻ trả lời) Với túi cát này cô sẽ làm gì?( Ném) * Cô thực hiện cho trẻ xem: Sau đó cô mời 1 trẻ lên thực hiện mẫu giúp cô.( Trẻ lên thực hiện mẫu giúp cô). Và cô giải thích khi trẻ thực hiện vận động xong. * Cô giải thích vận động: Muốn thực hiện được vận động này thì các bạn cầm cầm túi cát bằng một tay, đứng chân trước chân sau( Tay cầm túi cát cùng phía với chân sau, dùng sức của cánh tay đưa từ trước xuống dưới ra sau vòng lên cao và ném mạnh về phía trước ở điểm tay đưa cao nhất Nhắc nhở giáo dục trẻ chú ý mang dép khi thực hiện vận động để trẻ không dẫm phải những vật nhọn, đá sỏi… *Trẻ thực hiện: - Cô mời 2 cháu khá lên thực hiện vận động. Cô nhận xét cháu nhắc lại cách thực hiện. - Cô mời 2 cháu yếu thực hiện lại vận đông và cho cả lớp nhận xét. - Cô cho cả lớp lên thực hiện. ( Trẻ lần lượt ở mỗi hàng lên thực hiện 2-3 lần). - Cô hỏi trẻ lại tên vận động ( Trẻ trả lời). Các bạn ơi! Để trở thành 1 vận động viên ném xa giỏi không phải chỉ thực hiện vận động thôi là chưa đủ mà phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để có sức khỏe tốt và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên nhe các bạn! ( Trẻ chú ý nghe cô nói) 03. * Hoạt động 3: Trò chơi vận động. - Giờ học hôm nay cô thấy các bạn học rất ngoan. Cô sẽ thưởng cho các bạn 1 trò chơi đó là trò chơi “ Cáo và thỏ” ( Trẻ nhắc lại tên trò chơi). - Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi. - Cô chia trẻ thành 2 đội: mỗi đội 6 trẻ - Cho trẻ chơi vài lần - Hỏi trẻ lại tên trò chơi ( Trẻ trả lời)..
<span class='text_page_counter'>(70)</span> 04. * Hoạt động 4: Hồi tĩnh. - Cô vừa cho các bạn thực hiện vận động gi?( Trẻ trả lời) và chơi trò chơi gi? ( Trẻ trả lời) - Bây giờ chúng ta đi nhẹ nhàng 1-2 vòng, vừa đi vừa vun tay hít thở nhẹ nhàng. - Trò chuyện với trẻ về việc tập luyện thể dục thể thao, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.Có sức khỏe thì có thể chống được bệnh tật. - Bây gìơ là mùa nước lũ cô nhắc trẻ không nên đến gần ao, sông vì dễ bị đối nước, vào mùa mưa thì sẽ có nhiều muỗi nên mặt áo tay dài vào buổi tối, và ngủ mùn kể cả vào ban ngày để tránh bệnh sốt xuất huyết. * Nhận xét- tuyên dương trẻ.. III. Hoạt động góc: - Góc phân vai : Mẹ - con, bán hàng- mua hàng, bác sĩ- bệnh nhân. - Góc học tâp: Xem tranh truyện về chủ để bản thân, xem tranh phòng chống bệnh sốt xuất huyết, sách về cơ thể của bé. - Góc xây dựng: Xây dựng nhà sàn cho búp bê phòng tránh lũ - Góc nghệ thuật: Tô màu các bộ phận trên cơ thể - Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn hoa trong trường. Nhặt rác bỏ vào thùng rác. IV. Hoạt động ngoài trời: - Quan sát và đàm thoại về cảnh vật xung quanh lớp - Trò chơi “ Méo đuổi chuột”. - Chơi tự do. V. Hoạt động ôn chiều – Trả trẻ: . - Ôn luyện bài phát triển vận động “Ném xa bằng một tay” - Đọc bài đồng dao “ Tay đẹp” - Chuẩn bị cho trẻ đầu tóc gọn gàng, đồ dùng đầy đủ. - Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. - Hát bài “ Đi học vế”.. Thứ 3 ngày 04 tháng 10 năm 2011 CHỦ ĐỀ NHÁNH 03: “ TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH” (TUẦN 2) I. Các hoạt động trong ngày:.
<span class='text_page_counter'>(71)</span> 1. Đón trẻ 2. Thể dục sáng II. Hoạt động học: Tên đề tài: MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỦA BÉ Phát triển nhận thức 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết được môi trường rất quan trong đối với sức khỏe của bé. - Trẻ hiểu và cảm nhận được những biểu hiện của cơ thể khi cơ thể mạnh hay yếu. - Thông qua trò chơi trẻ phân biệt được chức năng của các bộ phận của cơ thể trẻ. Giáo dục trẻ biết bảo vệ cơ thể của bản thân, biết giữ gìn vệ sinh cơ thể khỏe mạnh, biết phòng tránh một số tai nạn thương tích cho cơ thể. Giáo dục trẻ ăn đầy đủ chất dinh dữơng để cơ thể khỏe mạnh, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, biết giữ gìn vệ sinh môi trường xanh sạch đẹp, tạo cho môi trường luôn thoáng mát không có rác, nhắc nhở trẻ nhặc rác bỏ vào thùng rác.. 2. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về môi trường trong lành mọi ngừơi sống khỏe mạnh – môi trừơng bị ô nhiễm mọi người luôn bị bệnh, cơ thể mệt mỏi. - Tranh ảnh các chức năng của từng bộ phận cơ thể bé. - Đồ dùng, đồ chơi cho trẻ chơi trò chơi. - Máy nghe nhạc, các bài hát về chủ điểm. - Bài thơ, bài hát, câu đố.. 3. Tiến trình: STT CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ 01. * Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu bài. - Cho trẻ ngồi vòng tròn xung quanh cô. Sau đó cho trẻ hát bài: “ Tay thơm tay ngoan” ( Trẻ cùng hát với cô). - Hỏi lại tên bài hát ( Trẻ trả lời) - Bài hát nói đến bộ phận nào của cơ thể?( Trẻ trả lời) Ngoài tay trên cơ thể chúng ta còn bộ phận nào khác nữa và chức năng của chúng như thế nào thì hôm nay cô cúng các bạn tìm hiểu về: “ Các bộ phận của bản thân” ( Trẻ nhắc lại). 02. * Hoạt động 2: “ Bé cùng bạn khám phá”. - Cô và trẻ cùng đọc bài thơ “tâm sự của cái mũi” ( Trẻ đọc bài thơ cùng cô) - Bài thơ nói về bộ phận nào của cơ thể? ( Trẻ trả lời) - Cô treo tranh các bộ phận của cơ thể người cho.
<span class='text_page_counter'>(72)</span> trẻ quan sát – Đàm thoại về bức tranh - Nhờ có gì mà các bạn chạy nhảy leo trèo được? ( Dạ đôi chân) Đôi chân rất quan trọng nếu không có đôi chân thì các bạn có đi học được không? Vì vậy chúng ta phải biết giữ gìn đôi chân của mình nhe, thế giữ gìn như thế nào?( Mang dép) Mang dép để đôi chân chúng ta không giẩm phải đá, sỏi, vật nhọn.... - Nhờ có gì mà các bạn cầm được viết, câm được muỗng xúc cơm ăn? ( Dạ đôi tay) - Giữ gìn đôi tay như thế nào cho sạch?( Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng) - Các bạn nhìn thấy cô là vào bộ phận nào? (Mắt) Chúng ta bảo vệ mắt bằng cách nào? ( Trẻ trả lơi) - Phía dưới mắt các bạn có gì?( Mũi) - Mũi có tác dụng gì?( Để ngữi thức ăn, để thở)Không khí đi qua mũi giúp chúng ta thở và ngữi thức ăn.- Mũi là khứu giác ( trẻ nhắc lại) Nếu chúng ta sống trong môi trường trong sạch thì chúng ta cũng hít vào bầu không khí trong lành thỏai mái đúng không các bạn.Nếu ngựơc lại sống trong môi trường lúc nào cũng có rác bẩn, có nhiều khói bụi thì cơ thể chúng ta như thế nào? ( Mệt mỏi, bệnh,). Vì vậy chúng ta phải giử cho môi trường chúng ta đang sống thật trong lành, sạch sẽ như bỏ rác đúng nơi qui định.. - Phía dưới mũi có gì?( Miêng) - Miệng dùng để làm gì( Ăn và nói) Các bạn nhìn xem bên trong khoang miệng chúng ta có gì?( Răng, lưỡi) Luỡi dùng để làm gì( Nếm thức ăn, Răng dùng để nhai nhuyễn thức ăn, nếm khẩu vị thức ăn ) - Miệng dược gọi chung là vị giác Chúng ta làm gì để bảo vệ răng miệng?( Đánh răng sau khi ăn xong và trước khi đi ngủ,không ăn bánh kẹo ) - Tai co tác dụng gì?( Nghe âm thanh) - Tai được gọi là thính giác - Cô cho trẻ cầm ly nước đá mà cô đã chuẩn bị.
<span class='text_page_counter'>(73)</span> sẵn - Con có cảm giác như thế nào?( Lạnh) Lấy nước đá chạm nhẹ vào da các bạn thấy lạnh đúng không? - Da được gọi là xúc giác cho chúng ta biết được cảm giác nóng lạnh đó các bạn,Do vậy khi đi dưới trời nắng phải đội mũ, mặc áo dài tay nhất là các bạn gái để bảo vệ da nhe các bạn. Cô treo tranh một số biểu hiện khi của cơ thể khỏe mạnh sống trong môi trường sạch sẽ thong mát và ngược laị cho trẻ xem. - Các bạn được cha mẹ sinh ra, được cha mẹ nuôi dưỡng thành người. Vì vậy chúng ta phải biết nghe lời cha mẹ, không chỉ biết nghe lời cha mẹ, còn phải nghe lời ông bà, cô giáo và những người lớn xung quanh nhe các bạn! Do đó các bạn phải biết yêu quí bản thân mình, luôn giữ gìn vệ sinh thân thể khỏe mạnh ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao, rữa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh nhe các bạn. Các bạn còn phải giữ gìn môi trường mình đang sống cho xanh sạch đẹp như không vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qui định. 03. 04. * Hoạt động 3: “ Bé tập làm công nhân vệ sinh?”. - Cô cùng trẻ hát bài “ Bé quét nhà” Bây giờ cô sẽ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ Bé tập làm công nhân vệ sinh” Chia trẻ thành từng đội nhặc rác, quét dọn sạch những nơi tronh lớp còn bẩn, dơ, nhiều rác chổ nhóm nào dọn xong nhanh nhất sạch nhất thì được khen thưởng. * Hoạt động 4: Hôm nay cô thấy các bạn học rất giỏi và rất ngoan Trò chơi củng cô sẽ thưởng cho các bạn một trò chơi đó là trò cố: “ Thi xem ai chơi: “ Thi xem ai nói nhanh” ( Trẻ nhắc lại tên nói nhanh” trò chơi). - Cô nói luật chơi và cách chơi. - Cho trẻ chơi thử sau đó chơi 2-3 lần. * Nhận xét- tuyên dương trẻ.. III. Hoạt động góc:.
<span class='text_page_counter'>(74)</span> - Góc phân vai: Gia đình, bán hàng- mua hàng, Bác sĩ – bệnh nhân. - Góc học tâp: Bộ chữ cái cho trẻ xếp tên mình, tìm chữ cái có trong tên của bản thân.Tô màu, vẽ, gạch nối tìm sự liên hoan. - Góc xây dựng: Xây dựng khu công viên. - Góc nghệ thuật: Xé, dán, vẽ, nặn, gấp giấy,xếp hột hạt về chủ đề. - Góc thiên nhiên: Hướng dẫn trẻ chăm sóc cây: Tưới nước, bắt sâu, lau lá cây, tỉa lá vàng úa héo, nhặt lá vàng rơi. IV. Hoạt động ngoài trời: - Quan sát và đàm thoại về môi trường xung quanh bé - Trò chơi: “ Mèo đuổi chuột” - Chơi tự do trên sân. V. Hoạt động ôn chiều – Trả trẻ: Tên đề tài:. NẶN ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI CỦA BÉ “AI KHÉO TAY THẾ!” Phát triển thẩm mỹ. I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên, công dụng đồ dùng, đồ chơi bé thường sử dụng. - Biết nặn đồ dùng, đồ chơi mà trẻ thích. - Trẻ biết sữ dụng một số kĩ năng đã học như: Xoay tròn, lăn dọc, làm lõm, ấn dẹt. - Trẻ biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi học tập của mình. - Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ ăn nhiều chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh. II. Chuẩn bị: - Tranh một số đồ dùng, đồ chơi cho bản thân. - Mẫu nặn của cô: Qủa bóng, cái nón, búp bê, bánh mì, chùm nho. - Thẻ chữ số từ 1-5 - Máy hát nhạc, các bài hát về chủ diểm bản thân. III. Tiến trình: STT 01. CẤU TRÚC * Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ - Cho trẻ ngồi vòng tròn xung quanh cô. Sau đó cho trẻ hát bài hát : “ Vui đến trường” ( Trẻ cùng hát với cô). - Hỏi lại tên bài hát ( Trẻ trả lời) - Cô cùng trò chuyện, đàm thoại với trẻ: Buổi sáng trước khi các bạn đi học các bạn làm gì?. ( Đánh răng rửa mặt, ăn sáng…) + Ở nhà các bạn thường có những đồ dùng đồ chơi nào?( Trẻ trả lời).
<span class='text_page_counter'>(75)</span> + Các bạn nhìn xem lớp chúng ta có đồ dùng đồ chơi nào?( Bánh, trái cây,..) Các bạn có thích nặn các đồ dùng đồ chơi đó không?( Dạ thích) Vậy thì hôm nay cô sẽ cho các bạn “Nặn đồ dùng đổ chơi của bé” tặng búp bê đi nào ( Trẻ nhắc lại) 02. 03. 04. * Hoạt động 2: “ Bé tập làm nhà nội trợ”. “ Trời tối – trời sáng” ( trẻ nhắm mắt lại) - Các bạn xem cô có gì đây?( Tranh đồ dùng đồ chơi quen thuộc với bé) ( Trẻ chú ý nhìn cô) - Cô và trẻ cùng trò chuyện và đàm thoại về bức tranh. Giáo dục trẻ biết bảo quản đồ dùng đồ chơi của bản thân. Quan sát mẫu của cô: Các bạn nhìn xem cô nặn được những gì?( Trẻ trả lời) - Cô nặn được bao nhiêu đồ dùng đồ chơi?( Dạ 5) - Cô cho trẻ lên tìm thẻ số 5 và đọc thẻ số đó lên. + Để nặn được quả bóng cô dùng kĩ năng gì?( Kĩ năng xoay tròn) + Nặn bánh mì cô dùng kĩ năng gì?( lăn doc) + Nặn chùm nho cô dùng kĩ năng gì?(xoay tròn) Cô tiếp tục đàm thoại với trẻ kĩ năng nặn búp bê và cái nón - Hỏi ý định trẻ thích thể hiện những mẫu như thế nào để tặng búp bê? ( Trẻ trả lời) * Hoạt động 3: - Cô cùng trẻ đọc bài thơ “ Đàn kiến nó đi” ( Trẻ “Bé khéo tay?” vừa đọc vừa tiến gần bàn của mình) - Bây giờ chúng ta cùng trổ tài cho búp bê xem nhé!. - Cô hỏi trẻ tư thế ngồi nặn. - Trẻ thực hiện - Cô mở nhạc kết hợp bao quát, quan sát và sửa sai cho trẻ. * Hoạt động 4: Cho trẻ đem sản phẩm đem lên trưng bày xem “Bạn nào khéo trong tranh bạn nào xinh nhất( Trẻ đem tranh treo tay thế nhỉ?” lên) - Cô cho từng trẻ lên nhận xét - Cô đưa ra nhận xét chung..
<span class='text_page_counter'>(76)</span> * Nhận xét- tuyên dương trẻ. *Trả trẻ: - Chuẩn bị cho trẻ đầu tóc gọn gàng, đồ dùng đầy đủ. - Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. - Hát bài “ Đi học vế”. __________________________________ Thứ 4 ngày 05 tháng 10 năm 2011 CHỦ ĐỀ NHÁNH 03: “ TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH” (TUẦN 2) I. Các hoạt động trong ngày: 1. Đón trẻ 2. Thể dục sáng II. Hoạt động học: Tên đề tài: CÂU CHUYỆN CỦA TAY TRÁI – TAY PHẢI Phát triển ngôn ngữ I. Mục đích yêu cầu: - Cháu chú ý lắng nghe cô kể chuyện một cách hứng thú,hiểu được lợi ích của đôi bàn tay qua câu chuyện,củng cồ các chữ cái đả học. -Kỷ năng giúp cháu năng động hơn khi nghe chuyện, sự chú ý. -Phát triển khả năng cảm thụ truyện cho trẻ -Giáo dục cháu biết yêu quý nhau cùng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn II. Chuẩn bị: -Tranh truyện -Chữ cái a,ă,â “cờ”có mang chữ cái -Tranh bàn tay -Âm nhạc thuộc bài hát “Tay thơm tay ngoan” III. Tiến trình: STT 01. CẤU TRÚC. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ. * Hoạt động 1: Ổn định - giới thiệu bài. . Cô cho trẻ hát bài “ tay thơm tay ngoan” - Bài hát nói về cái gì?( Dạ đôi bàn tay) - Tay dùng để làm gì?( Dùng để cầm muỗng, viết, cầm dồ chơi..) Ngoài tay ra trên cơ thể mình còn có bộ phận nào nữa?( Trẻ kể) Nếu chúng ta không ăn uống đầy đủ các chất.
<span class='text_page_counter'>(77)</span> 02. * Hoạt động 2: “ Bé khám phá nội dung truyện”. 03. * Hoạt động 3: “ Bé hiểu nội dung truyện”. dinh dưỡng, không luyện tập thể dục thể thao thường xuyên thì cơ thể chúng ta có khỏe mạnh không các bạn?( Trẻ trả lời) Để cho đôi bàn tay chúng ta được sạch sẽ thì chúng ta phải làm gì? Trong bài học hôm nay cô cũng có một câu chuyện nói về lợi ích của đôi bàn tay đó các bạn đó là câu chuyện “ Câu chuyện của tay trái – tay phải” ( Trẻ nhắc lại) - Lần 1: Cô kể - kết hơp với tranh - Lần 2: Kể trích dẫn giảng từ khó Câu chuyện nói về tay phải và tay tay trái, tay phải làm việc nhiều hơn nên chán nản và luôn chê bay tay trái, nên tay trái giận tay phải và không giúp tay phải làm gì nữa. Tay phải phải làm việc một mình, còn người bực bội vì chỉ sữ dụng dược một tay thôi. Cuối cùng tay phải cũng nhận lỗi của mình, tại mình ít kĩ nên con người phải khổ sở. Từ đó tay phải, tay trái là bạn thân của nhau và cùng làm việc với nhau. Chuyển đội hình vòng tròn vừa đi vừa hát bài “ Đố bạn biết tên tôi”. + Cô vừa kể cho các bạn nghe truyện gì?( Trẻ trả lời) + Trong truyện có những ai?( Trẻ trả lời) + Tại sao tay trái không giúp tay phải làm việc nữa?( Trẻ trả lời) + Không có tay trái giúp đỡ thì tay phải và con người gặp khó khăn gì? ( Trẻ trả lời) + Tay phải sợ con người không cần đến mình nữa nên đã làm gì? ( Trẻ trả lời) + Tay trái trả lời với tay phải như thế nào? ( Trẻ trả lời) + Tay phải đã làm gì để tay trái không giận mình nữa? ( Trẻ trả lời) + Từ đó tay phải tay trái giúp con người như thế nào? ( Trẻ trả lời) + Muốn khỏe mạnh cơ thể phải làm gì?( Trẻ trả lời) Các bạn được cha mẹ sinh ra, được cha mẹ nuôi.
<span class='text_page_counter'>(78)</span> dưỡng thành người. Vì vậy chúng ta phải biết nghe lời cha mẹ, không chỉ biết nghe lời cha mẹ, còn phải nghe lời ông bà, cô giáo và những người lớn xung quanh nhe các bạn! Do đó các bạn phải biết yêu quí bản thân mình, luôn giữ gìn vệ sinh thân thể khỏe mạnh ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao đề rèn luyện cơ thể mình khỏe mạnh, rữa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh nhe các bạn và tắt vòi nước lại sau khi sử dụng xong. Các bạn còn phải giữ gìn môi trường mình đang sống cho xanh sạch đẹp như không vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qui định. 04. * Hoạt động 4: Ai mà tài thế. Bạn nào lên đặt tên mới cho câu chuyện này.. Cô tổ chức cho trẻ đặt tên và phát âm to các chữ cái đã học có trong từ mà trẻ vừa đạt và dặt thẻ số tương ứng - Tổ chức cho trẻ kể chuyện theo tranh * Nhận xét- tuyên dương trẻ.. III. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Mẹ - con, bán hàng- mua hàng, bác sĩ- bệnh nhân. - Góc học tập:. Gạch nối tìm sự lien quan giữa các bộ phận. - Góc xây dựng: Xây dựng nhà cao tầng cho bé - Góc nghệ thuật: Nghe nhạc hát, vận động múa hát, đọc thơ về chủ đề trẻ thích - Góc thiên nhiên: Hướng dẫn trẻ chăm sóc cây: Tưới nước, bắt sâu, lau lá cây, tỉa lá vàng úa héo, nhặt lá vàng rơi. IV. Hoạt động ngoài trời: - Quan sát và đàm thoại các ngôi nhà xung quanh bé. - Trò chơi: “ Tập tầm vong” - Quan sát từng bộ phận của cơ thể của mình và của bạn nêu vai trò của từng bộ phận. V. Hoạt động ôn chiều – Trả trẻ: Bé nghe kể chuyện về Bác Hồ kính yêu. Chuyện “ Bể cá của Bác Hồ” - Chuẩn bị cho trẻ đầu tóc gọn gàng, đồ dùng đầy đủ. - Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. - Hát bài “ Đi học vế”. ___________________________________________ Thứ 5 ngày 06 tháng 10 năm 2011.
<span class='text_page_counter'>(79)</span> CHỦ ĐỀ NHÁNH 03: “ TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH” (TUẦN 2) I. Các hoạt động trong ngày: 1. Đón trẻ 2. Thể dục sáng II. Hoạt động học: Tên đề tài: SO SÁNH CHIỀU CAO CỦA 2 BẠN “ XEM AI CAO NHẤT” Phát triển nhận thức I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết so sánh chiều cao của 2 bạn - Biết diễn đạt từ cao hơn thấp hơn. - Giáo dục giới tính cho trẻ thong qua bài học. - Rèn tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. II. Chuẩn bị: - Búp bê. Bạn gấu - Hai trẻ có chều cao bằng nhau - Hai trẻ có chiều cao khác nhau. - Máy nghe nhạc, các bài hát về chủ điểm. - Giấy vẽ, bút màu, viết chì III. Tiến trình: STT CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ 01. * Hoạt động 1: Ổn định - giới thiệu bài. - Cho trẻ ngồi vòng tròn xung quanh cô. Sau đó cô tạo tình huống mời bạn bạn búp bê đến thăm lớp chúng ta - Cô cùng trò chuyện, đàm thoại với trẻ về bạ búp bê.Cô đố các bạn bạn búp bê đến thăm chúng ta là bạn trai hay bạn gái?( Bạn gái) Vì sao con biết?( Vì bạn có mái óc dài, mặc váy, đeo bông tai) Các bạn xem ai đến thăm lớp chúng ta nữa nè?( Bạn gấu) Các bạn nhìn xem cách ăn mặc và đoán xem bạn gái trai hay gái( Trai vì bạn mặc áo khỉ của con trai và không đeo bông tay) Các bạn xem bạn búp bê và bạn gấu ai cao hơn? Để biết như thế nào thì trong bài học hôm nay cô cùng các bạn “so sánh chiều cao của 2 bạn” ( Trẻ nhắc lại).
<span class='text_page_counter'>(80)</span> 02. * Hoạt động 2: “ Ai cao ai thấp”. Cô mời bạn Nga lên đây đứng cạnh cô, các bạn nhìn xem cô và bạn Nga như thế nào với nhau? ( Trẻ trả lời) + Cô với bạn ai cao hơn?( Trẻ trả lời) + Vì sao các bạn biết cô cao hơn bạn Nga?( Trẻ trả lời) + Cô mời 2 bạn lên cho cả lớp so sánh chiều cao + Bạn Quang như thế nào so với bạn Thảo?( Bạn Quang cao hơn bạn Thảo) + Vì sao con biết?Vì phần đầu của bạn Quang như thế nào?( Trẻ trả lời) + Bạn Thảo như thế nào so với bạn Quang?( Thấp hơn bạn Quang) +Cô mời bạn Nhi và bạn Ngân lên đây các bạn thấy 2 bạn như thế nào với nhau?( Bằng nhau) Vì sao con biết?( Trẻ trả lời) Tương tự cô cho từng cặp lên cho cả lớp so sánh. 03. * Hoạt động 3: “ Bé tìm bạn?”. 04. * Hoạt động 4: “ Bé làm họa sĩ?”. Chuyển đội hình vòng tròn hát bài hát “ Tay thơm tay ngoan” * Trò chơi “ Tìm bạn” - Cô cho trẻ tìm bạn theo yêu cầu của cô khi kết thúc bài hát - Cô nói luật chơi - Cho trẻ chơi vài lần. Cho trẻ dọc bài thơ “Đàn kiến nó đi” Đi về chổ ngồi của mình để vẽ. Giáo dục trẻ chơi xong biết dọn dẹp đồ chơi và biết rửa tay sau khi chơi xong, Và rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Biết tắt vòi nước lại sau khi sử dụng. * Nhận xét- tuyên dương trẻ.. III. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Gia đình, bán hàng- mua hàng, cô giáo- trẻ. - Góc học tâp: Chơi với thẻ số, tìm sự liên quan. - Góc nghệ thuật: Nặn búp bê, bạn trai- bạn gái - Góc thiên nhiên: In hình trên cát IV. Hoạt động ngoài trời: - Quan sát sân trường và vườn trường.
<span class='text_page_counter'>(81)</span> - Trò chơi “ô ăn quan” - Quan sát từng bộ phận của cơ thể của mình và của bạn nêu vai trò của từng bộ phận V. Hoạt động ôn chiều – Trả trẻ: Tên đề tài: Dạy hát ĐƯỜNG VÀ CHÂN Phát triển thẩm mỹ I.Mục đích yêu cầu: - Trẻ thuộc bài hát, nhớ tên bài hát, tác giả. - Trẻ hát nhịp nhàng diễn cảm. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.Biết phòng tránh một số tai nạn thương tích như mang dép để không giẫm phải vật sắc nhọn…. II. Chuẩn bị: - Mũ chop kín cho trẻ chơi trò chơi - Máy hát nhạc,trống lắc. - Bài thơ, câu đố về chủ điểm. III. Tiến trình:. STT CẤU TRÚC 01 * Hoạt động 1: Ổn định giới hiệu bài. 02. * Hoạt động 2: “ Ai hát hay thế”. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ - Cho trẻ ngồi vòng tròn xung quanh cô. Sau đó cô tạo tình huống ‘ các bạn xem ai đến thăm lớp chúng ta nè! Búp bê) Bạn búp bê chào các bạn! các bạn chào bạn búp bê nào! ( Chào búp bê!) Búp bê tự giới thiệu tên của mình, và cô cho cả lớp tự giới thiệu tên của bản thân( Trẻ giới thiệu ) Hôm nay bạn búp bê đã đi một quãng đường rất xa để đến thăm các bạn đó, búp bê rất cảm ơn hai đôi chân của mình và đã tặng cho lớp chúng ta bài hát đó là bài “ Đường và chân” Nhạc : Hoàng Long, thơ: Xuân Tửu ( Trẻ nhắc lại) - Lần 1: Cô hát diễn cảm + nội dung - Lần 2: Hát minh họa bài hát Các bạn thấy bài hát có hay không nè? Bây giờ cô sẽ dạy các bạn hát nhé - Cả lớp hát 2 lần - Mời nhóm tổ cá nhân - Cô vừa dạy cho các bạn hát bài hát gì?của tác giả nào?( Trẻ trả lời).
<span class='text_page_counter'>(82)</span> 03. 04. 05. * Hoạt động 3: “ Ai giỏi thế”. Hoạt động 4: Nghe hát. Hoạt động 5: Trò chơi âm nhạc. Để bài hát hay và càng sinh động hơn cô sẽ dạy cho các bạn vận múa theo nhịp minh họa cho bài hát này. Để múa được các bạn phải chú ý nhìn cô thực hiện nhé! Lần 1: Cô vỗ cho trẻ xem Lần 2: Cô vừa thưc hiện + Giải thích các động tác - Cả lớp thực hiện 2 lần - Chia nhóm cho trẻ thực hiện - Mời tổ cá nhân Ngoài vận động mà các bạn vừa thể hiện các bạn còn vận động minh họa nào khác cho bài hát này không?( vỗ tay) Cô cho trẻ thực hiện cho cả lớp xem Các bạn hát rất hay múa rất đẹp cô sẽ thưởng cho các bạn bài hát: “ Năm ngón tay ngoan” - Lần 1: Hát + Nội dung - Lần 2: Hát + Minh họa Cho trẻ nhún nhảy theo bài hát Hỏi trẻ tên bài hát- tác giả( Trẻ trả lời) Với chiếc mũ chop kín này các bạn chơi trò chơi gì đây? ( Trẻ trả lời) - Trò chơi “Tai ai tinh” - Trò chơi này chơi như thế nào?( Trẻ nói lại cách chơi) - Cho trẻ chơi 2-3 lần - Hỏi trẻ lại tên trò chơi - Giáo dục trẻ thong qua nội dung bài * Nhận xét – Tuyên dương trẻ. Trả trẻ: - Chuẩn bị cho trẻ đầu tóc gọn gàng, đồ dùng đầy đủ. - Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. Thứ 6 ngày 07 tháng 10 năm 2011.
<span class='text_page_counter'>(83)</span> CHỦ ĐỀ NHÁNH 03: “ TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH” (TUẦN 2) I. Các hoạt động trong ngày: 1. Đón trẻ 2. Thể dục sáng II. Hoạt động học: Tên đề tài: BIỄU DIỄN VĂN NGHỆ Phát triển thẩm mỹ I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ thuộc tất cả các bài hát về chủ điểm bản than - Trẻ biết minh họa cho bài hát hát thêm sinh động bằng các vận động vỗ tay, múa.. - Thông qua các bài hát trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và biết vệ sinh môi trường xung quanh bé được xanh sạch hơn.. - Một số câu chuyện, bài thơ.. II. Chuẩn bị: - Cô cho một bạn giỏi nhất lớp dẫn chương trình cô cùng tham gia với trẻ. - Bông múa, trống lắc, phách tre, đạo cụ khác.. - Máy hát nhạc, đĩa hát, một số bài hát về chủ điểm. III. Tiến trình: - Cô đàm thoại với trẻ về buổi biểu diễn văn nghệ ngày hôm nay có ai tham dự, thành phần tham gia, người dẫn chương trình, diễn viên múa, ca sĩ bao gồm những ai.. - Bạn Đăng là người dẫn chương trình - Toàn thể lớp lá 4 cùng tham gia - Cô là người tham dự. - Một số bạn khác làm khan giả - Bạn dẫn chương trình bắt đầu gới thiệu từng tiết mục. -Bắt đầu biểu diễn văn nghệ. + Các bạn lên thể hiện từng tiết mục + Kết thúc cô nhận xét từng tiết mục được giải và công bố giải thưởng. Nhận xét tiết học để tiết sau được tốt hơn. III. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Mẹ - con, bán hàng- mua hàng, bác sĩ- bệnh nhân. - Góc học tập:. Tìm hiểu về sách về các chất dinh dưỡng - Góc xây dựng: Xây dựng vườn hoa công viên - Góc nghệ thuật: Nghe nhạc hát, vận động múa hát, đọc thơ về chủ đề trẻ thích - Góc thiên nhiên: Hướng dẫn trẻ chăm sóc cây: Tưới nước, bắt sâu, lau lá cây, tỉa lá vàng úa héo, nhặt lá vàng rơi. IV. Hoạt động ngoài trời: - Quan sát và đàm thoại các ngôi nhà xung quanh bé. - Trò chơi: “ Tập tầm vong”.
<span class='text_page_counter'>(84)</span> - Quan sát thời tiết hôm nay. V. Hoạt động ôn chiều – Trả trẻ: - Biễu diễn đóng kịch chuyện “ Giấc mơ kì lạ” - Trò chuyện với trẻ về các nhóm dinh dưỡng. - Chuẩn bị cho trẻ đầu tóc gọn gàng, đồ dùng đầy đủ. - Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. - Hát bài “ Đi học về”..
<span class='text_page_counter'>(85)</span>