Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

(Luận văn thạc sĩ) từ ngữ chỉ sự vật trong tiểu thuyết trước giờ nổ súng của lê khâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 192 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Chanxaikham KHOUNTHILARD

TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
“TRƯỚC GIỜ NỔ SÚNG” CỦA LÊ KHÂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HĨA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN, NĂM 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Chanxaikham KHOUNTHILARD

TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
“TRƯỚC GIỜ NỔ SÚNG” CỦA LÊ KHÂM
Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 8.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HĨA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THU QUỲNH

THÁI NGUYÊN, NĂM 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
khảo sát, thống kê, nghiên cứu, kết luận trong luận văn là trung thực và chưa
từng cơng bố ở bất kì cơng trình nào khác.
Ngày 28 tháng 9 năm 2020
Tác giả

Chanxaikham KHOUNTHILARD

i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thu Quỳnh,
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu để tơi có thể hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Luận văn này là kết quả của một q trình học tập và nghiên cứu. Vì vậy,
tơi xin chân thành cảm ơn đến những người thầy, người cô đã giảng dạy các
chuyên đề cao học cho lớp Ngôn ngữ K26 (2018 - 2020) tại trường Đại học Sư
phạm - Đại học Thái Nguyên.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân đã ln
ủng hộ và động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020
Tác giả

Chanxaikham KHOUNTHILARD

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................... vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ..................................................................... vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3
4. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu ....................................................... 3
5. Đóng góp của luận văn .......................................................................... 4
6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................ 5
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ
LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................... 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................ 6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về từ ngữ chỉ sự vật trong tiếng Việt ........... 6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm
và ngôn ngữ trong tác phẩm ...................................................................... 9
1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn ................................................................. 11
1.2.1. Cơ sở ngôn ngữ học ...................................................................... 11
1.2.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................. 34
1.3. Tiểu kết............................................................................................. 36
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
CHỈ SỰ VẬT LIÊN QUAN ĐẾN CON NGƯỜI VÀ CHIẾN TRANH
TRONG TIỂU THUYẾT TRƯỚC GIỜ NỔ SÚNG CỦA LÊ
KHÂM .................................................................................................... 38

iii



2.1. Đặc điểm cấu tạo của từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người và
chiến tranh trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm .............. 38
2.1.1. Khái quát về cấu tạo của từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con
người và chiến tranh .............................................................................. 38
2.1.2. Đặc điểm cấu tạo của từ chỉ sự vật liên quan đến con người và
chiến tranh .............................................................................................. 40
2.1.3. Đặc điểm cấu tạo của ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người và
chiến tranh ............................................................................................... 42
2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người và
chiến tranh trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm .............. 46
2.2.1. Khái quát về từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người và chiến tranh 46
2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con
người........................................................................................................ 51
2.2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến chiến tranh 59
2.3. Tiểu kết ............................................................................................ 73
Chương 3. GIÁ TRỊ CỦA TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT LIÊN QUAN ĐẾN
CON NGƯỜI VÀ CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT TRƯỚC
GIỜ NỔ SÚNG CỦA LÊ KHÂM ......................................................... 75
3.1. Giá trị của từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người và chiến tranh
trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm trong việc thể hiện nội
dung tư tưởng của tác phẩm .................................................................... 75
3.1.1. Khắc họa hiện thực cuộc sống và hiện thực chiến tranh khốc liệt 75
3.1.2. Ngợi ca phẩm chất anh hùng của người lính và tinh thần yêu nước,
căm thù giặc của người dân Lào ............................................................. 81
3.2. Giá trị của từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người và chiến tranh
trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm trong việc thể hiện
phong cách nghệ thuật của tác giả .......................................................... 84
3.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ...................................................... 84

3.2.2. Nghệ thuật khắc họa không gian, thời gian .................................. 90
3.3. Tiểu kết ............................................................................................. 98
KẾT LUẬN .......................................................................................... 100
iv


CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 103
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 107

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:

Bảng các diện đối lập cơ bản trong phạm trù danh từ của
Nguyễn Văn Lộc ................................................................. 21

Bảng 2.1:

Cấu tạo của từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người và chiến
tranh trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm ....... 38

Bảng 2.2:

Số lượng từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người và chiến
tranh trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm ... 47

Bảng 2.3:


Các nhóm từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người trong
tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm ...................... 48

Bảng 2.4:

Các nhóm từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến chiến tranh trong
tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm ...................... 48

vi


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1:

Sự hình thành nghĩa của từ ....................................................... 25

Sơ đồ 1.2:

Sơ đồ tam giác nghĩa của C. K. Ogden và I. A. Richards ........ 26

Sơ đồ 1.3:

Sơ đồ hình tháp ngữ nghĩa của Đỗ Hữu Châu .......................... 26

vii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Từ ngữ là một phạm trù ngôn ngữ quan trọng vào bậc nhất trong đời sống
con người. Trên một ý nghĩa nhất định, cũng có thể nói, ngơn ngữ được hình
thành từ hệ thống từ ngữ. Điều này lí giải khơng phải ngẫu nhiên mà trong các
truyện cổ của nhiều dân tộc trên thế giới về nguồn gốc ban đầu của con người
thường có những tình tiết về việc con người đặt tên cho các sự vật, hiện tượng
trong thực tế khách quan.
Từ ngữ chỉ sự vật là một bộ phận cơ bản trong hệ thống từ ngữ của một
ngơn ngữ. Nó là một loại vật liệu đặc biệt mà nếu thiếu thì khơng thể nói đến
sự tồn tại của ngơn ngữ. Vì vậy, khi nghiên cứu bất kì ngơn ngữ nào, người ta
cũng không thể không nghĩ tới việc xác định về loại đơn vị là từ ngữ nói chung
và từ ngữ chỉ sự vật nói riêng. Đây là một nhóm từ chiếm số lượng lớn, đóng
vai trị trọng tâm và là chỗ dựa quan trọng để nghiên cứu về hệ thống từ ngữ
của một ngơn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Tìm hiểu về lớp từ ngữ
chỉ sự vật ở phương diện cấu tạo, ngữ nghĩa trong một tác phẩm văn học cụ thể
có thể coi là một hướng đi khả quan góp phần đào sâu phân tích về một lớp từ
ngữ cơ bản trong tiếng Việt khi nó được đưa vào sử dụng.
Lê Khâm (cịn có bút danh là Phan Tứ) là một trong những nhà văn xuất
sắc viết về đề tài chiến tranh cách mạng. Với vốn sống phong phú trong quá
trình tham gia chiến đấu ở Hạ Lào, tinh thần quốc tế vơ sản, tinh thần đồn kết
giữa hai dân tộc Việt - Lào, Lê Khâm đã có nhiều tác phẩm viết về mối tình
chiến đấu hữu nghị của hai dân tộc. Có thể nói, cùng với Mẫn và tôi, Trước giờ
nổ súng là hai đỉnh cao trong đời viết văn của Lê Khâm. Tác phẩm được xây
dựng theo kiểu cốt truyện phiêu lưu như sử thi Odyssee và Ramayana, có sự
xen cài giữa cái tốt và cái xấu, cái anh hùng và sự hèn nhát… Ở đơn vị CC3
của quân tình nguyện Việt Nam làm nhiệm vụ trinh sát, chuẩn bị cho trận mở
màn đánh đồn Pà Thạc (Lào), bộ đội Việt Nam và Lào phải trải qua nhiều gian
1


nan và thử thách, thậm chí bị tổn thất nặng nề như: bị địch phục kích, thiếu gạo,

thiếu nước, mất điện đài khơng liên lạc được, nội bộ phân hóa, người thì giảm
sút ý chí đi đến tự sát, người bị sa vào tay giặc, kẻ đào ngũ, người hi sinh, cuối
cùng chỉ còn một người duy nhất đem được tài liệu về tới mặt trận “trước giờ
nổ súng”.
Với cách tiếp cận vấn đề từ phương diện từ ngữ chỉ sự vật, luận văn
hướng đến việc khai thác sự sử dụng của Lê Khâm ở một lớp từ cơ bản là từ
ngữ chỉ sự vật để thấy được bức tranh chiến trường và những người lính cùng
với những điều thú vị về bút pháp ngôn từ của tác giả. Xuất phát từ những lí do
trên, đề tài Từ ngữ chỉ sự vật trong tiểu thuyết “Trước giờ nổ súng” của Lê
Khâm được lựa chọn để thực hiện nghiên cứu.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích cơ bản của luận văn này là làm rõ đặc điểm của lớp từ ngữ chỉ
sự vật trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm trên các phương diện
cấu tạo, ngữ nghĩa và giá trị nghệ thuật của lớp từ ngữ chỉ sự vật trong tác phẩm.
Trên cơ sở đó, giúp hiểu rõ và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ nói
trên trong các tác phẩm văn học; đồng thời, góp phần làm rõ đặc điểm phong
cách nghệ thuật của Lê Khâm.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ
cụ thể sau đây:
- Xác lập và hệ thống hóa một số vấn đề lí thuyết và thực tiễn có liên
quan đến đề tài.
- Nhận diện, thống kê, phân loại các từ ngữ chỉ sự vật trong tiểu thuyết
Trước giờ nổ súng của Lê Khâm.
- Miêu tả đặc điểm của các từ ngữ chỉ sự vật trong tiểu thuyết Trước giờ
nổ súng của Lê Khâm ở các phương diện: cấu tạo và ngữ nghĩa.
2



- Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của các từ ngữ chỉ sự vật trong tiểu thuyết
Trước giờ nổ súng của Lê Khâm trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác
phẩm và phong cách nghệ thuật của tác giả.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các từ ngữ chỉ sự vật trong tiểu
thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trước giờ nổ súng của Lê Khâm là một tiểu thuyết viết về đề tài chiến
tranh nên luận văn xác định phạm vi nội dung nghiên cứu sẽ tập trung vào các
từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người và chiến tranh ở các phương diện
đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa và giá trị nghệ thuật của các từ ngữ này
trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm và phong cách nghệ thuật
của tác giả.
Phạm vi tư liệu nghiên cứu của luận văn là tiểu thuyết Trước giờ nổ súng
(Nhà xuất bản Văn học, 2007, 291 trang) của Lê Khâm.
4. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính, cụ thể như sau:
- Phương pháp miêu tả được sử dụng để miêu tả, phân tích các đặc điểm
của từ ngữ chỉ sự vật (tập trung vào các từ ngữ chỉ sự vật có liên quan đến con
người và chiến tranh) trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm. Từ đó,
phân tích, tổng hợp, tìm ra các quy luật chung của từ ngữ chỉ sự vật liên quan
đến con người và chiến tranh ở các phương diện đặc điểm cấu tạo, cách gọi tên
của các từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người và chiến tranh trong tiểu
thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm.
- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa được sử dụng để phân tích đặc điểm
ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ sự vật có liên quan đến con người và chiến tranh
trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm trong mối quan hệ với ngữ
3



cảnh của văn bản và hoàn cảnh sử dụng. Phương pháp này cũng được áp dụng
để phân tích nghĩa của các từ ngữ trong hệ thống theo các quan hệ dọc (so sánh
nghĩa của những từ ngữ biểu thị sự vật ở những bậc khác nhau theo quan hệ lớp
- loại) và quan hệ ngang (so sánh nghĩa của những từ ngữ biểu thị các sự vật ở
cùng một bậc phân loại). Từ đó, thấy được giá trị của việc sử dụng các từ ngữ
này khi thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm và phong cách nghệ thuật của
tác giả.
4.2. Thủ pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hai thủ pháp nghiên cứu chính, cụ thể như sau:
- Thủ pháp thống kê, phân loại được sử dụng để khảo sát, thống kê các
từ ngữ chỉ sự vật có liên quan đến con người và chiến tranh trong tiểu thuyết
Trước giờ nổ súng của Lê Khâm.
- Thủ pháp phân tích văn cảnh (bao gồm thủ pháp phân bố và thủ pháp
thay thế) được sử dụng để xác định ngữ trị của các đơn vị từ vựng, xác định
được khả năng tham gia hoặc thay thế của đơn vị từ ngữ ấy trong mối quan hệ
với các từ ngữ khác cùng ngữ cảnh. Từ đó, thấy được giá trị, vai trị của các từ
ngữ chỉ sự vật trong tác phẩm và tài năng ngơn ngữ của tác giả.
5. Đóng góp của luận văn
5.1. Về lí luận
Qua việc miêu tả làm rõ đặc điểm của từ ngữ chỉ sự vật trong tiểu thuyết
Trước giờ nổ súng của Lê Khâm, luận văn bổ sung một số khía cạnh lí thuyết
về từ ngữ chỉ sự vật ở các phương diện cấu tạo và phương diện ngữ nghĩa trong
một thể loại văn học cụ thể là tiểu thuyết. Từ đó, góp phần làm rõ mối quan hệ
giữa ngơn ngữ, văn hóa và tư duy được thể hiện qua đặc điểm của một lớp từ
ngữ trong tác phẩm văn học. Những kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể
giúp ích cho chun ngành Từ vựng học, Phong cách học khi tiếp cận nghiên
cứu ngôn ngữ được sử dụng trong một tác phẩm nghệ thuật.
4



5.2. Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo phục vụ cho việc biên soạn giáo trình, học liệu về đặc điểm tiếng Việt
trong văn bản nghệ thuật, đồng thời là gợi ý lựa chọn cho các tác giả trong
sử dụng ngơn ngữ nói chung, trong sự lựa chọn từ ngữ nói riêng khi viết về
đề tài chiến tranh.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
được triển khai theo ba chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ sự vật liên quan
đến con người và chiến tranh trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm
Chương 3: Giá trị của từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người và chiến
tranh trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm

5


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về từ ngữ chỉ sự vật trong tiếng Việt
F. de Saussure đã từng viết: “… từ là một đơn vị luôn luôn ám ảnh tư
tưởng chúng ta như một cái gì đó trung tâm trong tồn bộ cơ cấu ngơn ngữ,
mặc dù khái niệm này khó định nghĩa” [dẫn theo 20, tr.28]. Vấn đề về từ tiếng
Việt đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu. Trong đó, phải kể đến một
số tác giả lớn như Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Lê

Quang Thiêm, Đỗ Việt Hùng, Hà Quang Năng…
Từ những nghiên cứu về từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, trong những
cơng trình gần đây, xuất hiện một hướng quan tâm khác là tìm hiểu chuyên sâu
về một hệ thống từ ngữ gắn một đối tượng cụ thể, trong đó có hướng nghiên
cứu về từ ngữ chỉ sự vật trong tiếng Việt.
Hướng nghiên cứu về từ ngữ chỉ sự vật trong tiếng Việt được các tác giả
tập trung khai thác ở một số nhóm như: từ ngữ chỉ người, từ ngữ chỉ động thực
vật, từ ngữ chỉ đồ vật, từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội…
Có thể kể tên một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: Đặc điểm
danh học và ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ “sự kết thúc cuộc đời của con người
(Nguyễn Đức Tồn, 1994), Nghĩa của thành ngữ có thành tố chỉ vật thể hiện
tượng tự nhiên trong tiếng Việt (Chu Thị Hảo, 1995), Đặc điểm trường từ vựng
- ngữ nghĩa tên gọi động vật (trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga
(Nguyễn Thúy Khanh, 1996), Đặc điểm của lớp tên riêng chỉ người (chính
danh) trong tiếng Việt (Phạm Tất Thắng, 1996), Mơ hình các từ ghép và ngữ
định danh chỉ y phục của người Việt xét về mặt cấu tạo và ngữ nghĩa (Lê Thị
Hà, 1998), Từ ngữ gọi tên các cơng cụ trong tiếng Nghệ Tĩnh (Hồng Trọng
Canh, 2008), Trường từ vựng chỉ không gian trong tập thơ Lửa thiêng của Huy
Cận (Trần Thị Mai, 2010), Từ ngữ nghề gốm Thổ Hà (Nguyễn Văn An, 2011),
6


Trường từ vựng về con người Tây Nguyên trong sáng tác của nhà văn Nguyên
Ngọc (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2011), Trường từ vựng - ngữ nghĩa món ăn và ý
niệm CON NGƯỜI (Đặng Thị Hảo Tâm, 2011), Từ ngữ nghề mộc ở Đạt Từ,
Hoằng Hóa, Thanh Hóa (Nguyễn Phương Anh, 2012), Định danh sự vật liên
quan đến sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong phương ngữ Nam
Bộ (Trịnh Sâm, 2013), Định danh sự vật liên quan đến sông nước vùng Đồng
bằng sông Cửu Long trong phương ngữ Nam Bộ (Hồ Xuân Tuyên, 2013), Đặc
điểm các nhóm từ chỉ sông nước trong tiếng Việt ở Nam Bộ (Tăng Tấn Lộc,

2014), Trường từ vựng động vật trong truyện đồng thoại Việt Nam (Nguyễn
Thị Bạch Dương, 2015)…
Có thể thấy, nghiên cứu về từ ngữ chỉ người là nội dung nghiên cứu được
nhiều tác giả tìm hiểu. Các tác giả thường dành sự quan tâm của mình khi
nghiên cứu về lớp từ chỉ tên người (Phạm Tất Thắng) hay các từ ngữ chỉ sự kết
thúc cuộc đời của con người (Nguyễn Đức Tồn) hoặc các từ ngữ gọi tên các bộ
phận cơ thể con người (Đặng Thị Hảo Tâm) …
Ngoài ra, vấn đề về từ ngữ chỉ động vật, thực vật cũng được các tác giả đề
cập đến. Tác giả Nguyễn Thị Bạch Dương đã thống kê, phân loại và xác lập được
các tiểu trường thuộc trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ động vật khi tìm hiểu về
truyện đồng thoại Việt Nam. Tác giả cũng đã chỉ ra những giá trị nổi bật của
trường từ vựng ngữ nghĩa này trong truyện đồng thoại ở các phương diện như
phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ cho trẻ em.
Nghiên cứu về từ ngữ chỉ đồ vật, hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội
cũng là nội dung thu hút các nhà nghiên cứu. Các từ ngữ chỉ nghề nghiệp cũng
nhận được sự quan tâm của giới ngôn ngữ học. Nguyễn Văn An đã tiến hành
thống kê, phân loại và phân tích các đặc điểm của từ ngữ chỉ nghề gốm. Từ đó,
tác giả cũng đã chỉ ra được những nét đặc trưng văn hóa của người dân vùng
Kinh Bắc. Đặng Thị Hảo Tâm có cách tiếp cận khác khi tìm hiểu về trường từ
vựng - ngữ nghĩa món ăn, đã thống kê, khảo sát và phân loại các món ăn dựa
trên những ý niệm về con người.
7


Vẫn là hướng nghiên cứu về từ ngữ chỉ sự vật trong tiếng Việt, một số tác
giả lại tập trung đi sâu vào việc phân tích đối sánh giữa một nhóm từ tiếng Việt
và một nhóm từ tương ứng trong các ngơn ngữ khác. Qua đó, có thể cho thấy
được sự khác biệt về đặc trưng văn hóa dân tộc và tư duy ẩn đằng sau những
ngơn ngữ đó. Chănphơmmavơng khảo sát về đặc điểm định danh và hiện tượng
chuyển nghĩa trong trường từ vựng tên gọi các bộ phận con người tiếng Lào (có

xem xét trong mối quan hệ với tiếng Việt). Phan Văn Quế nghiên cứu về ngữ
nghĩa của thành ngữ - tục ngữ có thành tố chỉ động vật trong tiếng Anh (trong sự
so sánh đối chiếu với tiếng Việt). Nguyễn Thanh Tùng tìm hiểu đặc trưng ngơn
ngữ - văn hóa của nhóm từ chi động thực vật tiếng Việt (có so sánh với tiếng
Anh). Nguyễn Thế Truyền lại so sánh để tìm ra sự khác biệt về định danh sự vật
giữa tiếng Việt và tiếng Hàn. Ông cho rằng số lượng yếu tố khu biệt trong định
danh sự vật giữa tiếng Việt và tiếng Hàn rất đa dạng thể hiện đặc trưng về màu
sắc cơ thể, hình dạng, mơi trường sống, tiếng kêu/ hót của động vật. Từ đó, ơng
phân tích sự khác biệt sâu sắc trong đặc trưng văn hóa dân tộc của tiếng Việt và
tiếng Hàn trong cách định danh sự vật. Nguyễn Ngọc Vũ phân tích thành ngữ
tiếng Anh và thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người từ góc nhìn
của ngơn ngữ học tri nhận.
Như vậy, có thể thấy, các cơng trình nghiên cứu về từ ngữ chỉ sự vật
trong tiếng Việt đã được khai thác ở nhiều nội dung khác nhau từ phương diện
lí thuyết thuần túy trong sự tiếp cận với nhiều lí thuyết ngơn ngữ học cho đến
nguồn ngữ liệu thực tiễn. Những nghiên cứu này chủ yếu đi theo hướng tìm
hiểu nghĩa biểu trưng của tên gọi sự vật hoặc tìm hiểu đặc điểm tri nhận của
con người thông qua một số trường cụ thể. Đây cũng là những cơ sở để luận
văn nghiên cứu tìm hiểu về hệ thống từ ngữ chỉ sự vật trong một tác phẩm văn
học, cụ thể là tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm.
8


1.1.2. Tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm
và ngôn ngữ trong tác phẩm
Lê Khâm là một trong những nhà văn xuất sắc viết về đề tài chiến tranh
cách mạng. Ơng đã gắn bó mật thiết, sống và hi sinh cho cách mạng, cho đất
nước; góp phần xứng đáng vào thành tựu chung của nền văn học cách mạng
Việt Nam.
Đã có nhiều bài viết về Lê Khâm và đề tài chiến tranh trong tác phẩm

của ơng. Có thể kể đến một số bài viết như: Phan Tứ (Lê Khâm) (Lê Thị Đức
Hạnh), Phan Tứ với những tiểu thuyết viết về chiến tranh (Trần Đăng Suyền),
Phan Tứ - vài suy nghĩ nhỏ về những trang viết chiến tranh (Trần Ngọc Tuấn) ...
Lê Thị Đức Hạnh đã cho rằng Lê Khâm thật sự say sưa khi viết về quân tình
nguyện Việt Nam và tinh thần bất khuất của quân dân Lào. Những trang viết
của Lê Khâm đã làm hiện lên một chiến trường đầy cam go, thử thách, gian
khổ, ác liệt nhưng cũng vô cùng anh dũng, can trường. Trần Đăng Suyền giúp
người đọc có cái nhìn tồn diện về Lê Khâm khi viết “hạt nhân cơ bản chi phối
toàn bộ sáng tác của Phan Tứ là quan niệm của anh về chiến tranh, về con
người trong chiến tranh cách mạng”. Trần Ngọc Tuấn thì lại khẳng định trong
bài viết của mình rằng Lê Khâm là một trong số ít nhà văn đi đến cùng với
những đề tài chiến tranh và cách mạng. Điều đó được Lê Khâm đi bằng “chính
cuộc đời đầy nhiệt huyết của mình”.
Nhà văn Lê Khâm được Mai Hương trong bài viết Phan Tứ - nhà văn
chiến sĩ nhận xét ông là một trong những tác giả khá thành công về đề tài kháng
chiến chống Pháp, đặc biệt với tiểu thuyết Trước giờ nổ súng. Về nội dung của
Trước giờ nổ súng, Phong Lê trong bài viết Mấy vấn đề văn xuôi Việt Nam
1945 - 1970 đã nhận định “Trong Trước giờ nổ súng, Lê Khâm miêu tả những
gian khổ của một đơn vị tình nguyện quân chiến đấu trên đất Lào. Nhà văn cho
ta thấy khung cảnh của đất nước Lào, ca ngợi mối tình hữu nghị của nhân dân
hai dân tộc Việt Lào”. Hữu Hồng trong bài viết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm
9


cũng nhận xét: “chủ đề chính trong tác phẩm là phẩm chất anh hùng của những
người chiến sĩ cách mạng không phân biệt Lào hay Việt”. Trong bài viết Không
gian - thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Phan Tứ,
Phạm Ngọc Hiền cho rằng: “Phan Tứ đã chú trọng xây dựng loại không - thời
gian cản trở với chức năng thử thách nhân vật. Cả không gian lẫn thời gian
đều cộng hưởng nhau gây sức ép lên các hoạt động nhân vật, để từ đó sàng lọc,

chỉ giữ lại những anh hùng lí tưởng theo quan điểm cách mạng”.
Có thể thấy, Trước giờ nổ súng của Lê Khâm đã được các tác giả quan
tâm nghiên cứu nhưng xét về phương diện ngôn ngữ nghệ thuật thì chưa có
nhiều cơng trình nghiên cứu hay bài viết. Luận văn Thạc sĩ Thế giới nghệ thuật
tiểu thuyết Lê Khâm qua Bên kia biên giới và Trước giờ nổ súng của Bùi Thị
Lệ Huyền cũng mới dành dung lượng một chương để tìm hiểu về những phương
thức nghệ thuật nổi bật trong Bên kia biên giới và Trước giờ nổ súng. Trong đó,
Bùi Thị Lệ Huyền có nhắc đến không gian, thời gian nghệ thuật và nghệ thuật
xây dựng nhân vật trong tác phẩm. Ngôn ngữ sử dụng trong tác phẩm được Bùi
Thị Lệ Huyền nhận xét là sử dụng hợp lí phương ngữ và tiếng nước ngồi. Lời
ăn tiếng nói của con người miền Trung Việt Nam đi vào tiểu thuyết rất tự nhiên.
Lê Khâm đã sử dụng nhiều từ địa phương, nhiều câu văn đậm đặc giọng nói
của người Quảng Ngãi, Hà Tĩnh… Bùi Thị Lệ Huyền cũng chỉ ra, Lê Khâm
trong sáng tác của mình có sử dụng nhiều từ tiếng Pháp được phiên âm; đặc
biệt ngơn ngữ trong tác phẩm có nhiều từ, nhiều câu tiếng Lào được sử dụng
với tần suất lớn như không gian địa lí, tên các làng Lào, tên các dịng sơng…
Lời nói của người Lào cũng được nhà văn sử dụng trực tiếp kèm chú thích trong
các trang văn. Việc sử dụng ngôn ngữ Lào trong Trước giờ nổ súng đã chứng
tỏ khả năng am hiểu và vận dụng linh hoạt ngôn ngữ Lào của nhà văn giàu trải
nghiệm Lê Khâm.

10


Như vậy, với những phân tích và cứ liệu đã dẫn ở trên, có thể cho rằng
tác giả và tác phẩm của Lê Khâm, cụ thể hơn là Trước giờ nổ súng của Lê
Khâm đã được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, đến nay, nếu đứng
từ góc nhìn về ngơn ngữ thì chưa có nhiều cơng trình, bài viết đi sâu tìm hiểu.
Điều này mở ra một hướng nghiên cứu khả quan là tìm hiểu về những lớp từ
ngữ trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng như là một cách tiếp cận từ phương

diện nghệ thuật ngôn từ, từ đó thấy được cái hay, cái đẹp của tác phẩm, khẳng
định giá trị của tác phẩm cả về phương diện nội dung lẫn phương diện hình
thức ...
1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.2.1. Cơ sở ngơn ngữ học
1.2.1.1. Khái niệm từ, ngữ
a. Khái niệm từ
Trong lịch sử phát triển của từ, các nhà ngôn ngữ học đều thừa nhận sự
tồn tại hiển nhiên và tính chất sẵn có của từ. Tuy nhiên, để đi đến một định
nghĩa thống nhất về từ thì đến nay câu trả lời đó vẫn cịn bỏ ngỏ. Hiện nay, trên
thế giới có khoảng hơn 300 định nghĩa về từ nhưng khơng có định nghĩa nào
phản ánh bao quát được bản chất của từ trong mọi ngơn ngữ.
Trước tình hình có nhiều quan niệm khác nhau và chưa thống nhất về
cách hiểu bản thân khái niệm từ thì việc đưa ra một định nghĩa về từ của tiếng
Việt cho thống nhất cũng là một việc khó.
Trong cơng trình Các bình diện của từ và ngữ cố định trong tiếng Việt,
Mai Thị Kiều Phượng [43, tr.80 - 87] đã dẫn ra mười quan niệm khác nhau định
nghĩa về từ tiếng Việt.
(1). Quan niệm của M.B. Emeneau: Từ tiếng Việt bao giờ cũng tự do về
mặt âm vị học, nghĩa là ta có thể miêu tả bằng những danh từ của sự phân phối
các âm vị và bằng những thanh điệu. Định nghĩa này phù hợp với tiêu chuẩn về
từ ngữ âm trong tiếng Việt: Mỗi từ là một âm tiết.

11


(2). Quan niệm của Cao Xuân Hạo: Chúng ta hiểu tính đa dạng về tên
gọi mà các tác giả khác nhau đã đề nghị cho đơn vị khác thường đó của các
ngơn ngữ đơn lập, phân tiết tính là: tiết vị, hình tiết, từ tiết, đơn tiết hoặc đơn
giản là từ. Thật ra, nó chính là âm vị, hình vị hoặc từ và tất cả là đồng thời…

Cơ cấu tiếng Việt hầu như là sự kết hợp của ba trục âm vị, hình vị và từ đó
thành một trục duy nhất: âm tiết.
(3). Quan niệm của Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê: Từ là âm có
nghĩa dùng trong ngơn ngữ để diễn tả một ý đơn giản nhất, nghĩa là ý khơng
thể phân tích ra được. Đơn vị là từ theo quan niệm của Trương Văn Chình và
Nguyễn Hiến Lê phải thỏa mãn hai điều kiện: từ phải có nghĩa; nghĩa của từ
phải là ý đơn giản nhất, nhỏ nhất, khơng thể tách ra, hay phân tích ra được nữa.
(4). Quan niệm của Lê Văn Lí: Từ trong tiếng Việt Nam bấy giờ sẽ biểu
hiện thành một kí hiệu âm thanh mà hình thức của nó có thể bắt đầu từ một âm
vị đơn hoặc một kết hợp bao gồm nhiều âm vị, mà sự biểu hiện về mặt âm thanh
chỉ là một lần phát âm hoặc chỉ là một âm tiết. Và khi viết, nó được biểu lộ ra
bằng một đơn vị tách biệt và có một ý nghĩa có thể hiểu được.
(5). Quan niệm của Hồng Tuệ: Từ là kết quả của một sự kết hợp giữa
một ý nghĩa nhất định và một chỉnh thể ngữ âm nhất định, có khả năng giữ một
chức năng ngữ pháp nhất định.
(6). Quan niệm của Nguyễn Văn Tu: Từ là đơn vị nhỏ nhất và độc lập,
có hình thức vật chất (vỏ âm thanh và hình thức) và có nghĩa mang tính chất
biện chứng và lịch sử.
(7). Quan niệm của Nguyễn Kim Thản: Từ là đơn vị cơ bản của ngơn
ngữ, có thể tách ra khỏi các đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc
lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, về ý nghĩa (từ vựng hoặc ngữ pháp)
và chức năng ngữ pháp.

12


(8). Quan niệm của Hồ Lê: Từ là đơn vị ngơn ngữ có chức năng định
danh phi liên kết hiện thực, hoặc chức năng mơ phỏng tiếng động, có khả năng
kết hợp tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa.
(9). Quan niệm của Đỗ Hữu Châu: Từ của tiếng Việt là một hoặc một số

âm tiết cố định, bất biến về hình thức ngữ âm theo các quan hệ hình thái học
(như quan hệ về số, về giống…) và cú pháp trong câu, mang những đặc điểm
ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một
kiểu ý nghĩa nhất định, sẵn có đối với mọi thành viên của xã hội Việt Nam, lớn
nhất trong hệ thống tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu.
(10). Quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp: Từ của tiếng Việt là một chỉnh
thể nhỏ nhất, có ý nghĩa, dùng để tạo nên câu nói; nó có hình thức của một âm
tiết, một khối viết liền.
Như vậy, có thể thấy, ở mỗi định nghĩa về từ tiếng Việt, các tác giả lại
tập trung vào việc nhận diện một hoặc một số phương diện như: hình thức ngữ
âm của từ (M. B. Emeneau, Cao Xuân Hạo); ý nghĩa của từ (Trương Văn Chình,
Nguyễn Hiến Lê); hình thức ngữ âm và ý nghĩa (Nguyễn Văn Tu); cấu tạo và
ý nghĩa (Hồ Lê); hình thức ngữ âm, ý nghĩa và chữ viết của từ (Lê Văn Lí,
Nguyễn Thiện Giáp); hình thức ngữ âm, ý nghĩa và ngữ pháp của từ (Hồng
Tuệ, Nguyễn Kim Thản); hình thức ngữ âm, cấu tạo, ý nghĩa, ngữ pháp (Đỗ
Hữu Châu).
Từ các định nghĩa về từ có thể nhận thấy, từ là một đơn vị cơ bản của
ngôn ngữ. Từ tiếng Việt là đơn vị ngơn ngữ có tính tổng thể, tồn khối về hình
thức, trọn vẹn về nội dung, mang những đặc trưng riêng về ý nghĩa ngữ nghĩa
và ngữ pháp, lớn nhất trong hệ thống các đơn vị ngôn ngữ của tiếng Việt và là
đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo câu. Trong luận văn này, chúng tôi theo định
nghĩa của Đỗ Hữu Châu về từ bởi định nghĩa này đã đề cập được một cách đầy
đủ và toàn diện các đặc điểm của từ tiếng Việt trên các phương diện: ngữ âm,
cấu tạo, ngữ nghĩa và ngữ pháp.

13


b. Khái niệm ngữ
Trong tiếng Việt, khái niệm ngữ có thể được hiểu theo nhiều cách khác

nhau. Diệp Quang Ban [4, tr.257-258] đã phân tích năm cách hiểu về ngữ của
các nhà nghiên cứu.
(1). Hai nhà nghiên cứu Trương Văn Chình - Nguyễn Hiến Lê (1963)
dùng tiếng “ngữ” để chỉ cái mà nhiều người khác gọi là từ ghép chính phụ như
thợ mộc, máy bay. Về sau, những người theo hướng này gọi tất cả các đơn vị
định danh chứa một tiếng lẻ là một “từ”, hơn một tiếng lẻ là một “ngữ”. Diệp
Quang Ban cho rằng cách nhìn nhận này sẽ làm cho việc phân biệt từ loại gặp
nhiều trở ngại.
(2). “Ngữ” trong nghĩa “cụm từ” được Nguyễn Kim Thản (1963, 1964)
gọi bằng “từ tổ”, với tác dụng định loại từ và xác định thành phần câu.
(3). “Ngữ” là cách gọi gọn của “đoản ngữ” do Nguyễn Tài Cẩn (1975)
sử dụng và được hiểu tương đương với “cụm từ”, cụ thể là khơng tính sự có
mặt của giới từ đứng đầu. Theo Diệp Quang Ban, “ngữ” trong nghĩa này được
coi là cấu trúc tối ưu, với tất cả các thành tố phụ có thể có đi kèm đầu tố, và
mỗi thành tố phụ chiếm một vị trí xác định trong quan hệ với đầu tố, nếu nó
vắng mặt trong cụm từ thì vị trí của nó được coi là “âm tính”, chứ khơng phải
là khơng có.
(4). “Ngữ” được một số người dùng trong nghĩa của từ “phrase” của tiếng
Anh. Trong cách dùng này, “ngữ” được hiểu là một tổ hợp từ, thậm chí chỉ một
từ, đảm nhiệm một chức năng cú pháp trong câu, nó có thể có hay khơng có
“giới từ” ở đầu.
(5). Một cách nhìn khác trong tiếng Anh là vừa thừa nhận “ngữ” lại
vừa thừa nhận “cụm từ”. M.A. K Halliday quan niệm “ngữ” là kết quả của
sự phân tích câu thành các bộ phận cú pháp, còn “cụm từ” là sự mở rộng của
một từ.

14


Khi phân tích về “cụm từ” và “ngữ”, Nguyễn Thiện Giáp cũng có sự phân

biệt về hai khái niệm này. Theo ông, “Cụm từ là các tổ hợp bao gồm từ hai thực
từ có quan hệ ngữ pháp với nhau trở lên. Về mặt quan hệ cú pháp, cụm từ gồm ba
loại: cụm từ đẳng lập (các thành tố có quan hệ bình đẳng với nhau), cụm từ chính
phụ (các thành tố có quan hệ chính phụ với nhau) và cụm từ chủ vị (các thành tố
có quan hệ tường thuật với nhau” [21, tr.136]; “Ngữ là cụm từ có sẵn trong ngơn
ngữ, có giá trị tương đương với từ, có nhiều đặc điểm giống với từ. Tính cố định
và tính thành ngữ là hai đặc trưng cơ bản của ngữ. Có nhiều kiểu ngữ khác nhau
như đặc ngữ, thành ngữ, quán ngữ” [21, tr.349].
Còn theo Diệp Quang Ban, nếu xét trong quan hệ với những cách nhìn trên
đây, tên gọi “cụm từ” vẫn là một tên gọi tiện dụng theo cách hiểu vốn có của nó.
Cịn tên gọi “ngữ” vẫn là tên gọi thích hợp khi xem xét nó như là một bộ phận
trong cái đơn vị lớn hơn chứa nó là câu, kể cả trường hợp nó được làm thành chỉ
bằng một từ. Xét theo quan hệ của các đơn vị trong cụm từ, Diệp Quang Ban chia
cụm từ thành ba loại: cụm từ tự do, cụm từ cố định và ngữ.
Như vậy, “ngữ” có thể hiểu là một bộ phận lớn hơn từ. Khi xét các quan
hệ giữa các bộ phận trong cụm từ, ngữ là tổ hợp từ thường có quan hệ chính
phụ. Trong luận văn này, “ngữ” được quan niệm chính là đoản ngữ (cụm từ
chính phụ trong tiếng Việt). Trong ngữ, từ đóng vai trò chủ yếu về mặt ngữ
nghĩa và ngữ pháp là thành tố chính (thành tố trung tâm). Các từ phụ thuộc vào
thành tố chính gọi là thành tố phụ.
1.2.1.2. Cấu tạo của từ ngữ
a. Cấu tạo từ
Việc xác định đơn vị cấu tạo từ có vai trị quan trọng trong việc xác
định kiểu cấu tạo của từ. Đại đa số các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho rằng,
đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt được xác định là hình vị. Đơn vị này còn
được gọi bằng các thuật ngữ khác như: từ tố, tiếng, nguyên vị, yếu tố cấu
tạo từ…

15



Vũ Đức Nghiệu cho rằng: “Hình vị là đơn vị ngơn ngữ nhỏ nhất có nghĩa
và/ hoặc có giá trị (chức năng) về mặt ngữ pháp” [10, tr.139].
Đỗ Hữu Châu định nghĩa: “Các yếu tố cấu tạo từ (hình vị) là những hình
thức ngữ âm có nghĩa nhỏ - tức là những yếu tố không thể nào phân chia thành
những yếu tố nhỏ hơn nữa mà cũng có nghĩa - được dùng để cấu tạo ra các từ
theo các phương thức cấu tạo của tiếng Việt” [7, tr.28].
Hình vị tiếng Việt có những đặc điểm sau:
- Hình vị trong tiêng Việt chỉ thực hiện chức năng cấu tạo từ mà khơng
có chức năng biến đổi từ như trong các ngơn ngữ châu Âu.
- Ranh giới hình vị trong tiếng Việt phần lớn trùng với ranh giới của
âm tiết.
- Hình vị là đơn vị ngơn ngữ nhỏ nhất có nghĩa.
Để phát triển từ vựng phục vụ các nhu cầu gọi tên sự vật, hiện tượng
trong giao tiếp, tiếng Việt sử dụng nhiều phương thức như phương thức chuyển
nghĩa của từ và phương thức cấu tạo từ. Phương thức cấu tạo từ là cách thức tổ
chức các đơn vị cấu tạo từ để tạo ra từ. Có ba phương thức cấu tạo từ cơ bản là:
- Phương thức từ hóa hình vị: Phương thức từ hóa hình vị là phương thức
tác động vào bản thân một hình vị, làm cho nó có những đặc điểm ngữ pháp và
ý nghĩa của từ, biến hình vị thành từ mà khơng thêm bới gì vào hình thức của
nó.
- Phương thức ghép: Phương thức ghép là phương thức tác động vào hai
hoặc hơn hai hình vị có nghĩa, kết hợp chúng với nhau để sản sinh ra từ mới.
Thông qua phương thức ghép, từ ghép được xác lập.
- Phương thức láy: Phương thức láy là phương thức tác động vào một
hình vị cơ sở làm xuất hiện một hình vị láy giống nó tồn bộ hay bộ phận về
âm thanh. Cả hình vị cơ sở và hình vị láy tạo thành một từ (mang đặc điểm ngữ
pháp và ý nghĩa của từ). Thông qua phương thức láy, từ láy được xác lập.
b. Cấu tạo của ngữ


16


×