Tải bản đầy đủ (.ppt) (41 trang)

Toan tap cach lap ma tran

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 41 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TẬP HUẤN BỒI DƯỠNG CÔNG TÁC TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC Các thầy cô có thể vào tải tài liệu tại địa chỉ:. Mật khẩu: taphuanttcm2011.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> CHUYÊN ĐỀ 3 TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> A.Mục tiêu - Củng cố lại những hiểu biết về hoạt động dạy học,về CT giáo dục PT - Biết công việc của TTCM trong quản lý DH (gắn với CTGDPT, với việc học của các đối tượng HS khác nhau; quản lý hồ sơ,… - Tăng cường kỹ năng quản lý DH với tư cách TTCM. - Có khả năng tập huấn lại cho TTCM trong các trường THCS, THPT tại địa phương..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> B. NỘI DUNG 1. Hoạt động dạy học và chương trình giáo dục phổ thông. 1.1. Về hoạt động dạy học - Các thầy (cô) hiểu như thế nào về hoạt động dạy học?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> B. NỘI DUNG 1. Hoạt động dạy học và chương trình giáo dục phổ thông. 1.1. Về hoạt động dạy học Dạy học là hoạt động phối hợp của 2 chủ thể GV, HS. Hai hoạt động dạy của GV và học của HS được tiến hành đồng thời cùng 1 nội dung và hướng tới mục tiêu chung: ‘Phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ và các kĩ năng cơ bản, hình thành nhân cách con người”..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 1.2. Tổng quan về chương trình giáo dục phổ thông. -Các thầy cô hiểu như thế nào về chương trình giáo dục phổ thông?.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 1. Hoạt động dạy học và chương trình giáo dục phổ thông 1.2. Tổng quan về chương trình giáo dục phổ thông CTGD được hiểu là văn bản thể hiện “ mục tiêu GD, quy chuẩn kiến thức kĩ năng, phạm vi cấu trúc nội dung GD , phương pháp và hình thức tổ chức HĐ giáo dục,cách thức đánh giá kết quả đối với mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo. Chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành SGK ở GDPT...”.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> CTGD gồm: -Phần : CTGDPT- những vấn đề chung với các định hướng cơ bản làm nền tảng cho việc thống nhất CT các môn học, các cấp học -Phần: CTGDPT theo môn học Với chương trình của 23 môn học và hoạt động giáo dục -Phần: CTGDPT theo cấp học Là các nhìn tổng thể về mục tiêu GD, mức độ kiến thức , kĩ năng thái độ mà mỗi học sinh cần đạt khi kết thúc năm học và chi tiết tới từng môn học. -Chương trình tự chọn: Được xây dựng thành 3 chủ đề: CĐ bám sát hoặc cơ bản, chủ đề nâng cao, chủ đề đáp ứng. Khi dạy tự chọn thường GV phải tự soạn tài liệu. Vì vậy TTCM phải giám sát thực hiện việc dạy của các GV trong tổ..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 1. Hoạt động dạy học và chương trình giáo dục phổ thông 1.3. Vai trò chương trình giáo dục phổ thông với hoạt động dạy học ở trường THCS và THPT - Căn cứ để GV xây dựng kế hoạch bài dạy, - Căn cứ để GV soạn đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, - Căn cứ để GV xây dựng kế hoạch công tác năm, - Căn cứ để cán bộ quản lý nhận xét, đánh giá về chuyên môn, nghiệp vụ của GV (qua giáo án, các đề kiểm tra, thi; dự giờ lên lớp, ...)..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 2. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA TTCM. 1. QL thực hiện CTGDPT. 4. QL hồ sơ CM. Nội dung QLDH. 3. QL DH theo chuyên đề. 2. QLDH theo đối tượng.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 2. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA TTCM 2.1.Quản lý thực hiện CT: -Lập kế hoạch: dựa vào các văn bản, thông tư, chỉ thị của cấp trên; qua nắm bắt về tổ viên; chất lượng năm trước, CSVC, KH cá nhân, KHTCM… -Triển khai thực hiện CT: triển khai KH theo phân phối CT, chuẩn KT- KN; chủ trương đổi mới CT, đổi mới PPDH- kiểm tra, ĐG; DH phù hợp đối tượng;chương trình ôn tập KT… -Giám sát: Rà soát, xem xét hoạt động thực hiện CT của GV (phát hiện vấn đề, điều chỉnh KH) -Đánh giá: đối với GV: qua sản phẩm của GV (hồ sơ, kết quả DH); đối với HS: kết quả học tập, tu dưỡng đạo đức,….

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 2.2. Quản lý DH cho các đối tượng: (phân hóa). • Hãy nêu những công việc thầy (cô) đã thực hiện trong việc quản lý dạy học cho các đối tượng khác nhau ở trường trung học?.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 2.NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA TTCM 2.2. Quản lý DH cho các đối tượng: (phân hóa) -Dựa vào kết quả học lực của HS để phân loại -Tổ chức xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội dung DH cho các đối tượng -Phân công GV dạy hợp lý,chú ý đến các đối tượng khác nhau trong từng tiết dạy. -Phân công GV bồi dưỡng HSG,phụ đạo kèm cặp HS yếu kém. -Triển khai, giám sát -Đánh giá (cần so sánh được mức độ tăng tiến).

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 2.NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA TTCM 2.3. Quản lý DH theo chuyên đề : - Mục tiêu: Củng cố KT cho HS yếu kém, nâng cao, mở rộng cho HS khá, giỏi, - Nội dung hoạt động: + Thống nhất các chuyên đề + Phân công GV thực hiện + Phân công thẩm tra, góp ý, bổ sung và hòan thiện + Triển khai DH chuyên đề (có sự tham gia củaTCM) + Tổng kết, đánh giá * Lưu ý: Số lượng CĐ phù hợp đối tượng, thời gian và điều kiện nhà trường.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 2.NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA TTCM. 2.4. Quản lý hồ sơ chuyên môn Hồ sơ tổ CM, Hồ sơ GV: Thực hiện theo QĐ hiện hành của sở GD Hà Tĩnh. Thường có các nội dung: +Hồ sơ TCM -Kế hoạch TCM - Biên bản tổ, nhóm CM - Sổ theo dõi CM -Sổ theo dói thi đua - Hồ sơ chuyên đề - Hồ sơ thao giảng. -…. +Hồ sơ GV: - Giáo án - Hồ sơ tích lũy CM -Sổ ghi chép -Sổ dự giờ -Sổ chủ nhiệm -… Có thể có thêm quy định của trường, phòng GD..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 3. Biện pháp quản lý HĐ dạy học • 3.1 Sinh hoạt tổ chuyên môn. - Hãy nêu các nội dung mà thầy (cô) đã thực hiện khi tiến hành các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn?.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 3. Biện pháp quản lý HĐ dạy học 3.1 Sinh hoạt tổ chuyên môn. Các nội dung sinh hoạt TCM: - Đánh giá, lên kế hoạch hoạt động tháng, tuần. -Cùng nhau tháo gỡ một số vấn đề mới, khó. -Cùng nhau nắm nội dung dạy theo chuẩn kiến thức, thống nhất cách ra đề, đánh giá.. -Thảo luận nội dung, cách thức BD học sinh giỏi, phụ đạo HS yếu kém. - Rà soát chương trình , lên kế hoạch dạy bù… - Thống nhất việc thiết kế bài giảng theo định hướng đổi mới. - -Đánh giá góp ý giờ dạy, về các phương án dạy hay. - Nâng cao năng lực lý luận dạy học của GV trong nhóm, tổ( t/c chuyên đề)..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học 3.2. Dự giờ thăm lớp Nhằm giúp TTCM biết việc chuẩn bị và thực hiện kế hoạch bài dạy của GV, qua đó đánh giá được trình độ nghiệp vụ của GV, mức độ thực hiện chuẩn KTKN,mức độ đổi mới PPDH của GV, nhận biết được trình độ HS...Những nhận xét góp ý sau giờ dạy sẽ giúp GV biết được ưu điểm, hạn chế của mình từ đó đúc kết kinh nghiệm cho bản thân. Có thể tiến hành dự giờ đột xuất, có báo trước , dự giờ thao giảng... Kế hoạch dự giờ cần có trong KH công tác của GV, KH TCM. Cần lưu ý:.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học 3.2. Dự giờ thăm lớp -Việc dự giờ có thể tiến hành hẹp giữa các GV cùng CM hoặc mở rộng cho GV góp ý cùng nhóm như nhóm KHTN, nhóm KHXH... - Cần tăng cường kế hoạch dự giờ những GV trẻ , mới ra trường. - Biên bản trao đổi CM, nghiệp vụ sau dự giờ cần lưu trong hồ sơ của TCM. Vì vậy: Việc DGTL góp phần nâng cao chất lượng dạy học..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học 3.3. Tổ chức tọa đàm, trao đổi liên bộ môn về thực hiện DH theo CT môn học - Phát hiện , chọn các vấn đề liên quan với một số TCM, có thể trao đổi, hỗ trợ giải quyết . - Chuẩn bị điều kiện thực hiện (nhân sự, tài liệu, phương tiện, địa điểm, thời gian,…) - Tổ chức thực hiên (CT làm việc, triển khai,thảo luận…., kết luận)..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học 3.4. Báo cáo Ban giám hiệu việc thực hiện quản lý dạy học của tổ chuyên môn -TTCM có trách nhiệm báo cáo các hoạt động, cách thức tổ chức hoạt động và kết quả cho BGH. -Có 2 dạng báo cáo: Định kì và đột xuất Báo cáo định kì tùy theo từng trường quy định (tháng, kì, đợt thi đua...). Báo cáo đột xuất khi có việc bất thường cần xin ý kiến lãnh đạo. Thông thường khi có việc đột xuất,TTCM trình bày với lãnh đạo nhà trường và xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của tổ trưởng chuyên môn 3.4. Báo cáo Ban giám hiệu việc thực hiện quản lý dạy học của tổ chuyên môn Mẫu: BÁO CÁO CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Trường THCS/ THPT:.......... Tổ chuyên môn:................... ......, ngày... tháng... năm.... BÁO CÁO ĐỊNH KỲ - HỌC KỲ I/II/CUỐI NĂM HỌC 1. Tình hình nhân sự của tổ: Số người, trình độ, đặc điểm, khó khăn/ thuận lợi của cá nhân GV 2. Kết quả thực hiện về quản lý DH: Việc thực hiện CT môn học Số môn và lớp do GV trong tổ phụ trách Việc dạy theo đối tượng; Kết quả học tập của HS (xếp loại HS từng lớp, tổng số-%) Nhận xét năng lực chuyên môn, nghiệp vụ (chủ yếu qua dự giờ) Việc quản lý hồ sơ ……… 3. Kết quả xếp loại thi đua 4.Các vấn đề được phát hiện (liên quan đến kết quả dạy học) 5. Các kiến nghị của tổ chuyên môn Tổ trưởng chuyên môn.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> c.Tư liệu Về phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 1.Phương pháp dạy học tích cực • Hãy nêu những phương pháp dạy học tích cực mà thầy cô đã sử dụng trong giảng dạy?.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 1.Phương pháp dạy học tích cực • Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 1.1. Phương pháp vấn đáp • Vấn đáp ( đàm thoại ) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp: • - Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Vấn đáp tái hiện không được xem là phương pháp có giá trị sư phạm. Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 1.1.Phương pháp vấn đáp •. - Vấn đáp giải thích – minh hoạ : Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe – nhìn. • - Vấn đáp tìm tòi (đàm thoại Ơxrixtic): giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Giáo viên tổ chức sự trao đổi ý kiến – kể cả tranh luận – giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, nhằm giải quyết một vấn đề xác định. Trong vấn đáp tìm tòi, giáo viên giống như người tổ chức sự tìm tòi, còn học sinh giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới. Vì vậy, khi kết thúc cuộc đàm thoại, học sinh có được niềm vui của sự khám phá trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 1.2. Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề. -Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức o Tạo tình huống có vấn đề; o Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh; o Phát hiện vấn đề cần giải quyết - Giải quyết vấn đề đặt ra o Đề xuất cách giải quyết; o Lập kế hoạch giải quyết; o Thực hiện kế hoạch giải quyết. - Kết luận: o Thảo luận kết quả và đánh giá; o Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra; o Phát biểu kết luận; o Đề xuất vấn đề mới..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 1.3.Phương pháp hoạt động nhóm Chia mỗi nhóm 4-6 em Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành : * Làm việc chung cả lớp : - Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức - Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ - Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm * Làm việc theo nhóm - Phân công trong nhóm - Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm - Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm ·*Tổng kết trước lớp - Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả - Thảo luận chung - Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> QUY TRÌNH DẠY HỌC NHÓM. Làm việc toàn lớp. Làm việc nhóm. NHẬP ĐỀ VÀ GIAO NHIỆM VỤ • Giới thiệu chủ đề • Xác định nhiệm vụ các nhóm • Thành lập các nhóm. LÀM VIỆC NHÓM • Chuẩn bị chỗ làm việc • Lập kế hoạch làm việc • Thoả thuận quy tắc làm việc • Tiến hành giải quyết nhiệm vụ • Chuẩn bị báo cáo kết quả. Làm việc toàn lớp TRÌNH BÀY KẾT QUẢ / ĐÁNH GIÁ • Các nhóm trình bày kết quả • Đánh giá kết quả.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 1.4. Phương pháp đóng vai +Cách tiến hành có thể như sau : o Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn mực, thời gian đóng vai o Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai o Các nhóm lên đóng vai o Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai - Vì sao em lại ứng xử như vậy ? - Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử ? Khi nhận được cách ứng xử ( đúng hoặc sai ) o Lớp thảo luận, nhận xét : Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp ? Chưa phù hợp ở điểm nào ? Vì sao ? o Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống. +Những điều cần lưu ý khi sử dụng : o Tình huống nên để mở, không cho trước “ kịch bản”, lời thoại o Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai o Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề o Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát tham gia o Nên hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 1.5. Phương pháp động não o Giáo viên nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm o Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt o Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to, không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp o Phân loại ý kiến o Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 2.KĨ THUẬT DẠY HỌC.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 2.2.Khái quát về các quan điểm, PP và kĩ thuật dạy học.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> 2.2.Khái quát về các quan điểm, PP và kĩ thuật dạy học.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 2.2Khái quát về các quan điểm, PP và kĩ thuật dạy học.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 3.Biên soạn đề kiểm tra.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 3.1Quy trình biên soạn đề kiểm tra • Bước 1: Xác định mục đích đề KT • Bước 2: Xác định hình thức đề KT( tự luận, trắc nghiệm, kết hợp TL,TN…) • Bước 3:Thiết lập ma trận đề KT Lập bảng 2 chiều, một chiều là kĩ năng mạch kiến thức, một chiều là cấp độ nhận thức của HS theo cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng ( cấp độ thấp, cao) • Bước 4:Biên soạn câu hỏi theo ma trận • Bước 5: Xây dưng đáp án thang điểm • Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề KT. Hoàn thiện đề..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 3.2.Các bước thiết lập ma trận đề KT • B1: Liệt kê tên các chủ đề cần KH( nội dung, chương…) • B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy • B3: QĐ phân phối tỷ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề • B4: QĐ tổng số điểm của bài KT • B5. Tính số đioeẻm cho mỗi chủ đề ( nội dung, chương…)tương ứng với tỷ lệ %.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Các bước thiết lập ma trận đề KT( tt) • B6: Tính tỷ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng • B7.Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột • B8. Tính tỷ lệ %tổng số điểm phân phối cho mỗi cột • B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu cần thiết.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Chúc Thầy (Cô) thành công!. Xin cảm ơn!.

<span class='text_page_counter'>(42)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×