Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

HUONG DAN NHAN XET CHI TIET TIET DAY HOI GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.37 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ 1 TIẾT DẠY</b>


<b> 1- Đánh giá trình độ nghiệp vụ sư phạm.</b>


- Xem xét trình độ nắm vững mục tiêu, mục đích, u cầu, chương trình, nội dung giảng dạy, vị trí
của bài dạy trong hệ thống chương trình.


- Mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng của bài dạy, xác định trọng tâm, yêu cầu tối thiểu cho cả lớp
và những vấn đề có thể mở rộng, nâng cao cho những học sinh khá giỏi.


- Việc giáo dục thái độ, tình cảm cho học sinh thơng qua bài dạy.
- Cấu trúc của bài dạy có hợp lý khơng?


- Mục tiêu của bài dạy có đạt được khơng ?


<b> 2- Đánh giá năng lực sử dụng phương pháp (kỹ năng sư phạm).</b>


Đây là nội dung quan trọng nhất cần xem xét khi đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên vì nếu
giáo viên chỉ nắm chắc kiến thức thì chưa đủ để làm cho học sinh nắm bài tốt. Giáo viên cần nắm vững và
thực hiện hai hướng đổi mới sư phạm quan trọng sau:


- Phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh, làm cho học sinh chủ động tìm kiếm, chiếm lĩnh tri
thức, rèn luyện kỹ năng, tránh làm cho học sinh học tập một cách thụ động.


- Giảng dạy theo phương pháp cá thể hoá, quan tâm đến đặc thù của các đối tượng học sinh. Trên cơ sở nắm
được năng lực, nhịp độ làm việc, thói quen làm việc của từng học sinh, phát hiện những lỗ hổng kiến thức, hiểu
được những khó khăn của từng đối tượng trong học tập để giúp đỡ một cách có hiệu quả.


Khi đánh giá năng lực sử dụng phương pháp cần xem xét trên nhiều phương diện như các khía cạnh nêu dưới đây:
- Những hoạt động đơn phương của giáo viên



+ Chọn và sử dụng các phương pháp giáo dục có phù hợp với đặc điểm của học sinh và của môn
học hay không? (thuyết giảng, đàm thoại, trực quan, trao đổi nhóm, các hoạt động khác nhau trong cùng
một giờ dạy...) việc sử dụng ngơn ngữ có trong sáng dể hiểu hay khơng?


+ Biết hình thành rõ ràng các mục tiêu và từ đó đặt vấn đề, đưa ra chỉ dẫn, yêu cầu rõ ràng hay không?


+ Nghệ thuật trình bày bảng, trình bày thí nghiệm lựa chọn trình bày đồ dùng dạy học có đúng lúc,
đúng mục đích hay không?


+ Phân phối thời gian có hợp lý hay khơng <i>(tận dụng thời gian cho học sinh làm việc phân bố giữa </i>
<i>các phần, giữa lý thuyết và luyện tậtp) ?</i>


- Các biện pháp của giáo viên tổ chức, thúc đẩy học sinh chủ động học tập sát trình độ các nhóm đối
tượng và từng đối tượng.


+ Giáo viên có nêu vấn đề làm cho học sinh định hướng rõ ràng theo dõi bài học; cách hướng dẫn, hệ thống
các câu hỏi dẫn dắt cho học sinh tự tìm tòi, sáng tạo để nắm kiến thức và rèn kỹ năng hay không?


+ Giáo viên có chú ý rèn luyện phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm môn học (ý thức phê phán, lật lại vấn
đề; khả năng trình bày vấn đề, tự làm thí nghiệm; củng cố hệ thống khái niệm, kỹ năng sử dụng thuật ngữ...) hay không?
+ Giáo viên có kích thích học sinh động não, chủ động làm việc, khơng tiếp thu thụ động hay
không? <i>(Chú ý cả ba nhóm trình độ khá giỏi, trung bình, yếu.)</i>


+ Giáo viên giảng dạy và tổ chức hoạt động có phù hợp với đối tượng hay không?


+ Giáo viên có tổ chức, quản lý hoạt động theo nhóm để học sinh được làm việc phù hợp với năng
lực hoặc để có thể trao đổi thảo luận hay khơng?


+ Giáo viên có biết khai thác lỗi của học sinh, tận dụng cơ hội để phân tích uốn nắn làm cho học
sinh nắm chắc hơn kiến thức hay không?



+ Giáo viên đã điều khiển lớp học thế nào? việc thu hút sự chú ý của học sinh ra sao?
+ Giáo viên có làm chủ khi xử lý các tình huống sư phạm hay không?


+ Giáo viên có đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập hay không?
+ Giáo viên có hướng dẫn chú đáo cho học sinh về học ở nhà hay không?
+ Giáo viên có làm chủ các mối quan hệ với và lớp học hay không?


+ Giáo viên có tạo được khơng khí tin cậy, biết lắng nghe, đóng vai trị chủ đạo trong giảng dạy,
làm cho học sinh tích cực học tập hay khơng?


- Song song với những vấn đề nói trên, để việc đánh giá một giờ dạy được tồn diện chính xác, cần
lưu ý quan sát học sinh để nhận xét về kết quả học tập giờ học đó.


<b> 3- Những chỉ báo quan sát để nhận xét kết quả học tập trong giờ dạy.</b>


+ Thái độ của học sinh trong lớp, sự tham gia xây dựng bài, tính chắc chắn của nội dung phát biểu
trả lời của học sinh.


+ Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng để làm bài tập tại lớp.
+ Khơng khí và nhịp độ hoạt động của lớp, của nhóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC TIẾT DẠY BIỂU DIỄN</b>



<b>I.</b>

<b>Những vấn đề đã làm được:</b>



- Tác phong giáo viên chững chạc, tạo được sự thân thiện giữa Thầy và Trò


- Tất cả các tiết dạy đã ứng dụng được CNTH



- Nội dung đã cụ thể hóa cho học sinh dễ tiếp thu, nội dung truyền tải đầy đủ, tạo



được bầu không khí sinh động cho lớp học



- Giáo viên dạy phần lớn khơng phụ thuộc vào giáo án, có lồng ghép việc giáo dục kỷ


năng-môi trường



- Đa số các tiết dạy có phần đổi mới phương pháp



- Có một số giáo viên có năng lực chun mơn, có triển vọng phát triển chuyên môn


tốt cho về sau



<b>II.</b>

<b>Những vấn đề chưa làm được:</b>



- Kinh nghiệm giảng dạy còn non: Xử lí tình huống sư phạm chưa linh hoạt, giáo viên


cịn nói nhiều, làm việc nhiều, chưa gợi mở cho học sinh xây dựng bài, khai thác


kiến thức chưa được phù hợp cụ thể cho tiết dạy



- Khai thác CNTH chưa triệt để có một số tiết cịn lạm dụng



- Có một số tiết dạy chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp, thiếu bám chuẩn kiến thức


- Đa số các tiết dạy giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi còn vụn vặt, chưa cụ thể làm



học sinh khó trả lời



- Có một số tiết dạy chưa thực hiện việc kiểm tra bài cũ, chưa liên hệ triệt để với các


kiến thức đã học, thiếu củng cố kiến thức



<b>III.</b>

<b>Những góp ý cho các tiết dạy sau:</b>



- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn thường xuyên, mỗi nhóm chun mơn phải có đề


cương riêng của bộ mơn bám sát chuẩn kiến thức. Nhóm trưởng chun mơn thường



xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình và bám chuẩn



- Giáo viên chú trọng vào công tác soạn giảng: Xem lại lý thuyết về dạy các khái


niệm, chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi phù hợp cho các đối tượng học sinh nhằm nâng


cao kiến thức trong giảng dạy. Chú trọng đến đối tượng học sinh yếu kém, cần có


câu hỏi chỉ định cho đối tượng này



- Cần khai thác triệt để sách giáo khoa. Đưa ví dụ mới vào bài giảng thì cần giới thiệu


hoặc yêu cầu học sinh về nhà đọc đầy đủ các ví dụ trong sách giáo khoa



- Nên khen học sinh khi trả lời câu hỏi đúng và hướng dẫn, sửa sai cho học sinh khi


trả lời câu hỏi chưa đúng



- Mạnh dạn đổi mới phương pháp phù hợp với bộ môn, xác định rõ những kiến thức


cần truyền tải, những kiến thức cần tham khảo và những kiến thức không cần truyền


tải cho học sinh



- Sử dụng tốt đồ dùng dạy học và vận dụng tốt việc dạy học theo hình ảnh phù hợp với


đặc thù bộ môn



</div>

<!--links-->

×