Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

ON TAP HOC KI II NGU VAN LOP 12 CHUONG TRINHCHUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.22 KB, 23 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>GỢI Ý NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ II - NGỮ VĂN LỚP 12 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN I. VĂN HỌC: (Trong tâm) - Những điểm chính về tác giả - Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm - Đọc kĩ và tóm tắt cốt truyện, nắm chắc những chi tiết cơ bản, những đặc điểm nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa (chủ đề) của các truyện ngắn, đoạn trích: 1. Văn học Việt Nam: Vợ chồng A Phủ; Vợ nhặt; Rừng xà nu; Những đứa con trong gia đình; Chiếc thuyền ngoài xa; Hồn Trương Ba, da hàng thịt 2. Văn học nước ngoài: Thuốc, Số phận con người, Ông già và biển cả A. VĂN HỌC VIỆT NAM: 1. Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài): 1.1 Phân tích nhân vật Mị: - Trước khi thành con dâu gạt nợ - Sau khi thành con dâu gạt nợ: + Số phận bi thảm + Sức sống tiềm tàng mãnh liệt: ♣ Khi mới về làm dâu ♣ Khi nghe tiếng sáo ♣ Khi cắt dây cởi trói cho A Phủ. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật - Đánh giá khái quát về nhân vật 1.2 Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo: - Giải thích khái niệm - Biểu hiện 2. Vợ nhặt (Kim Lân): 2.1 Tình huống truyện 2.2 Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo: - Giải thích khái niệm - Biểu hiện 2.3 Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ 2.4 Phân tích nhân vật: - Tràng - Người vợ nhặt 3. Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành): 3.1 Phân tích hình tượng xà nu 3.2 Phân tích nhân vật Tnú: - Các đặc điểm. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật - Đánh giá khái quát về nhân vật 4. Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi): 4.1 Phân tích nhân vật: - Việt - Chiến 4.2 So sánh sự giống và khác nhau giữa hai nhân vật Việt, Chiến 4.3 Đề 1, SGK Ngữ văn 12, tập 2, trang 68 5. Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu): 5.1 Tình huống truyện 5.2 Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài: - Chân dung - Số phận - Tính cách - Nghệ thuật xây dựng nhân vật - Đánh giá khái quát về nhân vật 6. Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ):. Phân tích nhân vật Hồn Trương Ba. B. VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI: 1. Thuốc (Lỗ Tấn): 1.1 Tác giả Lỗ Tấn (1881 - 1936): - Nhà văn c/mạng Trung Quốc - Từ bỏ nghề thuốc để làm văn nghệ vì cho rằng: Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. - Tác phẩm tiêu biểu: Gào thét, Bàng hoàng, Thuốc, … 1.2 Truyện ngắn Thuốc: a. Viết năm 1919, in trong tập Gào thét b. Mục đích sáng tác: Thuốc chỉ ra thực trạng: + Nhân dân chìm trong mê muội + Người cách mạng thì xa lạ với quần chúng c. Tóm tắt: Thuốc kể chuyện vợ chồng lão Hoa - chủ quán trà - có người con trai tên là Thuyên bị bệnh lao rất nặng. Vì vậy, một sáng mùa thu, lão Hoa đến pháp trường mua chiếc bánh bao tẩm máu tử tù đem về nướng lên cho con ăn. Cũng sáng hôm ấy, khách đến uống trà khá đông. Qua câu chuyện, tất cả họ đều khẳng định: ăn bánh bao tẩm máu người sẽ chữa khỏi bệnh lao và cùng kháo nhau về chuyện giao nộp người cách mạng để lĩnh thưởng, về cái chết của người cách mạng. Một sáng mùa xuân, trong tiết thanh minh, bà Hoa và bà Tứ - mẹ Hạ Du - cùng đi thăm mộ con và gặp nhau tại nghĩa địa… d. Những nội dung chính: (1). Câu chuyện vợ chồng lão Hoa Thuyên chữa bệnh cho con: - Phản ánh tình trạng mê muội của người dân Trung Quốc qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người - Phê phán: + Tư tưởng mê tín + Tập quán chữa bệnh phản khoa học trong nhân dân TQ đương thời + Chỉ rõ: người TQ cần có một thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội về tinh thần (2). Câu chuyện về người tử tù: - Thể hiện niềm mong mỏi về sự thức tỉnh của quần chúng qua hình tượng vòng hoa trên mộ Hạ Du - Ý nghĩa của hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du: + Hình ảnh tượng trưng nổi bật trong truyện Thuốc + Niềm thương tiếc và tưởng niệm; lòng ngưỡng mộ, khâm phục và thầm hứa trước anh linh của người đã khuất + Thái độ dũng cảm, táo bạo, thách thức đối với chế độ đương thời + Niềm tin của tác giả: Căn bệnh mê muội của quần chúng có thể chữa được. Vòng hoa là tín hiệu đầu tiên.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Biểu tượng trong tương lai, c/mạng sẽ nở như hoa e. Nghệ thuật: (1). Hình ảnh, ngôn từ giàu tính biểu tượng (2). Lối dẫn truyện nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu sắc, lôi cuốn g. Ý nghĩa truyện Thuốc: (1). Người Trung Quốc cần có một thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội về tinh thần (2). - Nhân dân không nên «ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt» - Người cách mạng không nên «bôn ba trong chốn quạnh hiu» mà phải bám sát quần chúng để vận động, giác ngộ họ h. Ý nghĩa của các chi tiết : nghĩa địa người chết chém bên trái, nghĩa địa người chết bệnh, chết nghèo bên phải, chia cắt bởi một con đường mòn? - Con đường là hình ảnh Lỗ Tấn hay đề cập - Con đường mòn là biểu tượng của tập quán xấu đã thành thói quen, thành suy nghĩ đương nhiên. - Con đường mòn chia cắt nghĩa địa người chết chém (người phản nghịch, người c/mạng) với nghĩa địa người chết bệnh (nhân dân lao động nghèo khổ). - Cuối truyện, phải qua một thời gian giác ngộ, hai bà mẹ mới bước qua con đường mòn để dến với nhau 2. Số phận con người (M. Sô - lô - khốp): 2.1 Tác giả Mi - khai - in Sô - lô - khốp (1905 - 1984): - Sinh ra ở vùng thảo nguyên sông Đông - Sớm tham gia công tác cách mạng - Đến Mat - xcơ - va làm nhiều nghề để kiếm sống. Sau đó về quê sáng tác. Là đảng viên Đảng Cộng sản, Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô. - Nhà văn Xô viết - Giải Nô - ben Văn học 1965. - Là phóng viên (báo), theo sát Hồng quân trên nhiều chiến trường trong chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức xâm lược - Một trong những nhà văn lớn nhất của thế kỉ XX. - Tác phẩm tiêu biểu: + Truyện sông Đông + Thảo nguyên xanh + Số phận con người + Sông Đông êm đềm… 2.2 Đoạn trích Số phận con người: a. Thuộc phần cuối truyện ngắn Số phận con người (- Ra đời năm 1957, 12 năm sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. - Cách nhìn cuộc sống và chiến tranh toàn diện, chân thực. - Đổi mới cách miêu tả nhân vật, khám phá tính cách Nga kiên cường và nhân hậu) b. Nội dung: (1). Chiến tranh và thân phận con người: (a). Người lính Xô - cô - lốp: với những đau đớn về thể xác và tinh thần dường như không thể nào vượt qua nổi: - Gia nhập quân đội - Bị thương - Bị đọa đày trong trại tập trung. - Vợ và hai con gái chết vì bom phát xít - Con trai cũng gia nhập quân đội và hi sinh đúng ngày chiến thắng (phát xít: 9/5) - Sau chiến tranh, Xô - cô - lốp không biết đi đâu về đâu (b). Chú bé Va - ni - a: - Lang thang rách rưới - Hằng ngày nhặt nhạnh kiếm ăn nơi hàng quán. - Ban đêm bạ đâu ngủ đó - Cha chết trận, mẹ chết bom - Không biết quê hương, không người thân thích (2). Nghị lực vượt qua số phận: (a). Xô-cô-lốp: - Chấp nhận cuộc sống sau chiến tranh - Tự nhận là bố Va-ni-a, sung sướng trong tình cảm cha con - Chăm lo cho Va-ni-a từng cái ăn, cái mặc, giấc ngủ. (b). Va-ni-a vô tư và hồn nhiên đón nhận cuộc sống mới trong sự chăm sóc và tình yêu thương của người mà chú bé luôn nghĩ là cha đẻ. (3). - Tác phẩm đề cao chủ nghĩa nhân đạo cao cả (lòng nhân hậu, vị tha), nghị lực phi thường của người lính và nhân dân Xô viết thời hậu chiến - Sự gắn kết giữa những cảnh đời bất hạnh, niềm hi vọng vào tương lai. c. Nghệ thuật: (1). Miêu tả sâu sắc, tinh tế nội tâm và diễn biến tâm trạng nhân vật. (2). Lời kể chuyện giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn và lôi cuốn (3). Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc (Ý nghĩa những lời trữ tình ngoại đề: - Thể hiện lòng khâm phục và tin tưởng ở tính cách Nga kiên cường - Báo trước muôn vàn khó khăn, trở ngại mà con người phải vượt qua trên đường vươn tới tương lai - Lời kêu gọi sự quan tâm, trách nhiệm của xã hội đối với số phận mỗi cá nhân. - Phải quan tâm đến trẻ em và tổ chức cuộc sống để trẻ em được sung sướng, hạnh phúc. - Phải chăm sóc cho bao đứa trẻ bất hạnh vì chiến tranh ) d. Ý nghĩa đoạn trích:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Con người bằng ý chí và nghị lực, lòng nhân ái và niềm tin vào tương lai, cần và có thể vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của số phận. - (Thêm: Qua đoạn trích, tác giả nghĩ gì về số phận con người? (- Cảm thông, chia sẻ với những đau thương mất mát-di chứng của chiến tranh, cùng những khó khăn trong cuộc mưu sinh thường nhật của họ - Lên án bão tố của chiến tranh phi nghĩa và sức mạnh phũ phàng của nó. - Nói lên những khát vọng thầm kín mãnh liệt, tin tưởng vào nghị lực, ý chí vươn lên làm chủ số phận của con người) e. Một số câu hỏi tham khảo: - Những nét tương đồng về số phận và tính cách của hai nhân vật Xô -. cô - lốp và Va - ni - a trong đoạn trích Số phận con người (M. Sô - lô - khốp)? (Trả lời: - Những nét tương đồng về số phận và tính cách của hai nhân vật Xô - cô - lốp và Va - ni a: + Về số phận: Hai nhân vật đều phải gánh chịu những mất mát khủng khiếp do chiến tranh. Hai mảnh đời bất hạnh đã gắn kết thành một gia đình và cùng hi vọng về tương lai + Về tính cách: Hai nhân vật đều có nghị lực kiên cường và tấm lòng nhân hậu để vượt qua số phận khắc nghiệt) 3. Ông già và biển cả (Ơ. Hê - minh - uê): 3.1 Tác giả Ơ - nít Hê - minh - uê (1899 - 1961): - Giải Nô - ben Văn học năm 1954 - Viết báo và làm phóng viên mặt trận cho đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai - Một trong những nhà văn lớn nhất của nước Mĩ thế kỉ XX. Góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới - Nổi tiếng với nguyên lí “tảng băng trôi” (+ Tác phẩm nghệ thuật như một tảng băng trôi, chỉ một phần nổi và bảy phần chìm. + Cách viết ngắn gọn, hàm súc (ý tại ngôn ngoại, tính đa nghĩa, đa âm của văn bản). + Nhà văn không trực tiếp công khai phát ngôn cho ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc tự rút ra ẩn ý ) - Với hoài bão viết “một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”. - Tác phẩm tiêu biểu: + Giã từ vũ khí + Mặt trời vẫn mọc + Chuông nguyện hồn ai + Ông già và biển cả 3.2 Đoạn trích “Ông già và biển cả”: - Nằm gần cuối tác phẩm Ông già và biển cả (1952), kể lại việc ông lão Xan - ti - a - gô đuổi theo và bắt được con cá kiếm a. Tóm tắt tác phẩm: - Truyện kể lại ba ngày hai đêm ra khơi đánh cá của ông lão Xan - ti - a - gô. Trong khung cảnh mênh mông trời biển, chỉ có một mình ông lão. Khi trò chuyện với mây, nước, chim, cá, khi đuổi theo con cá lớn, khi đương đầu với đàn cá mập đang xông vào xâu xé con cá kiếm của lão, để rốt cục, kéo vào bờ một con cá chỉ còn trơ xương b. Nội dung: - Đề cao sức mạnh của con người - ông lão đánh cá - trong cuộc đấu với con cá kiếm. Cả hai đều dũng cảm, mưu trí, cao thượng nhưng chiến thắng cuối cùng đã thuộc về con người. - Thể hiện niềm tin vào nghị lực của con người và niềm tự hào về con người. - (Thêm: Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực) c. Nghệ thuật: - Lối kể chuyện độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời kể với văn miêu tả cảnh vật, đối thoại và độc thoại nội tâm. - Ý nghĩa hàm ẩn của hình tượng và tính đa nghĩa của ngôn ngữ. d. Ý nghĩa đoạn trích: Cuộc hành trình đơn độc, nhọc nhằn của con người vì một khát vọng lớn lao là minh chứng cho chân lí: “Con người có thể bị hủy diệt hưng không thể bị đánh bại” II. VĂN BẢN NHẬT DỤNG: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu): Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản III. LÍ LUẬN VĂN HỌC: Các giá trị văn học và tiếp nhận văn học: Ghi nhớ: SGK, tập 2, tr. 191 IV. TIẾNG VIỆT: 1. Đọc lại các bài thực hành về hàm ý 2. Phong cách ngôn ngữ hành chính: (Trọng tâm) - Ghi nhớ: SGK, tập 2, tr. 171. - Thực hành viết đơn, biên bản, báo cáo….

<span class='text_page_counter'>(4)</span> V. LÀM VĂN: 1. Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi: Ghi nhớ: SGK, tập 2, tr. 36. (Trọng tâm) 2. Rèn kĩ năng mở bài, thân bài, kết bài trong văn NL: Ghi nhớ: SGK, tập 2, tr. 116. 3. Rèn kĩ năng diễn đạt trong văn NL Ghi nhớ: SGK, tập 2, tr. 141, 157. 4. Phát biểu tự do: Ghi nhớ: SGK, tập 2, tr. 164. ÔN TẬP NGỮ VĂN 12 Bài 1 : RỪNG XÀ NU ( Nguyễn Trung Thành) 1. Tác giả - Tên khai sinh : Nguyễn Văn Báu . Bút danh : Nguyên Ngọc( K/c chống Pháp), Nguyễn Trung Thành( k/c chống Mĩ) - Quê : Quảng Nam - Là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên . - Sáng tác của Nguyên Ngọc mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn, tập trung viết về 2 cuộc k/c chống Pháp và đế quốc Mĩ, đề cập những vấn đề trọng đại của vận mệnh dân tộc và n/dân, xây dựng những tính cách n/vật anh hùng. 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác: - Truyện viết năm 1965, khi đế quốc Mĩ ồ ạt đỗ quân vào miền Nam nước ta. - Truyện đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng (số 2/1965), được đưa vào tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc . b. Tóm tắt - Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc . Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu . Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương …Nhân T Nú về thăm làng, đêm đó, cụ Mết kể cho dân làng nghe chuyện về cuộc đời TNú. - Những năm ấy, giặc Mĩ khủng bố dã man p/t c/m nhưng dân làng vẫn tìm cách nuôi dấu c/bộ . TN, Mai là 2 trong những thiếu niên vào rừng tiếp tế cho c/bộ . Được anh Quyết dìu dắt TN đi làm liên lạc, TN bị giặc bắt giam .Thoát tù trở về TN cùng dân làng chuẩn bị vũ khí chiễn đấu. - Được tin, giặc hùng hổ kéo về làng khủng bố, bắt và tra tấn vợ con TN . TNtay không nhảy vào cứu vợ con …Rồi TN bị bắt bị tra tấn dã man…Dân làng XôMan nhất tề đứng lên giết giặc dưới sự lãnh đạo của cụ Mết ..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - TN gia nhập bộ đội giải phóng, sau 3 năm được thưởng phép về thăm làng, đêm ấy tại nhà cụ Mết dân lang tập hợp nghe cụ kể về cuộc đời TN… c. Cốt truyện - Truyện được kể theo một lần về thăm làng XM của TN, sau 3 năm xa làng đi bộ đội giải phóng . Trong đêm ấy, quay quần bên bếp lửa, cả dân làng được nghe cụ M kể lại câu chuyện bi tráng về cuộc đời TN và chuyện về cuộc nổi dậy của dân làng XM. - Cốt truyện của RXN có 2 câu chuyện đan cài vào nhau : chuyện về cuộc đời TN và cuộc nổi dậy của dân làng XM . Trong đó, chuyện về cuộc đời TN là tình tiết chính và cũng là cốt lõi của câu chuyện về cuocj nổi dậy của dân làng XM. 3.Ý nghĩa nhan đề : Rừng xà nu - Rừng xà nu là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trung Thành, là hình ảnh trung tâm có vẻ đẹp riêng, có ý nghĩa biểu tượng cho con người Tây nguyên . Nhan đề còn gợi chủ đề, cảm hứng sử thi của truyện . - Rừng xà nu: gợi khí vị khó quên của núi rừng Tây Nguyên:Cây xà nu, rừng xà nu và sức sống bất diệt của nó…là hình ảnh biểu tượng cho tinh thần đấu tranh cách mạng bất khuất,kiên cường cua dân làng Xô-Man,của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên nói riêng và DT Việt Nam nói chung trong những năm đánh Mĩ. Như vậy Rừng xà nu vừa mang ý nghĩa tả thực(những hình ảnh,đặc điểm về sức sống mãnh liệt của cây xà nu),vừa mang ý nghĩa tượng trưng(con người,dân làng Xô- Man,ND Tây Nguyên,DT Việt Nam kiên cường,bất khuất).Hai ý nghĩa này hòa quyện với nhau vừa làm nổi bật hình tượng sinh động của cây xà nu vừa đem lại không khì Tây Nguyên đậm đà cho tác phẩm. II . NỘI DUNG 1. Hình tượng cây xà nu a. Vị trí cây xà nu trong tác phẩm. - Hình tượng cây xà nu đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt t/p, được t/g miêu tả từ nhiều góc độ và đưa lại hiệu quả thẩm mĩ đặc biệt trong t/p. + Mở đầu t/p là cây xà nu đầy sức sống vươn lên và phát triển trong bom đạn của kẻ thù “Cây lớn đổ xuống…chân trời” + Kết thúc t/p cũng là hình ảnh rừng xà nu… - Hình tượng cây xà nu được lặp đi lặp lại nhiều lần như một điệp khúc láy lại để nhấn mạnh, gây ấn tương đậm nét . Nhưng nó không chỉ có mặt trong đoạn đầu và kết thúc mà nó hiện diện trong suốt câu chuyện về TNú về dân làng Xô Man. b. Cây xà nu-là loại cây đặc trưng cho mảnh đất và con người Tây Nguyên.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Cây xà nu là một hình tượng xuyên suốt tác phẩm, là loại cây đặc thù tiêu biểu của mảnh đất Tây Nguyên, nhựa và gỗ đều rất quý.Cây mọc thẳng, tán lá cao, thân cây vạm vỡ, hùng dũng “ngọn xanh …bầu trời”. Cây phát triển nhanh và có sức chịu đựng cả 4 mùa mưa gió thuận hòa hay những năm nắng hạn “ Trong rừng …khí trời”  Qua hình tượng cây xà nu nhà văn đã tạo dựng được bối cảnh hùng vĩ, hoang dã đậm màu sắc Tây Nguyên cho câu chuyện. - Cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người Tây Nguyên, trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân làng Xô Man. + Cây xà nu gắn bó với sinh hoạt hàng ngày của dân làng XM như đã từ ngàn đời nay: Ngọn lửa xà nu “cháy giần giật” trong bếp của mỗi nhà, cháy bập bùng trong đống lửa nhà ưng tập hợp dân làng; khói xà nu đen nhẻm thân hình lũ trẻ, xông bảng nứa để anh Quyết dạy TNú và Mai học chữ; khi TNú trở về đơn vị “cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn”… + Cây xà nu tham gia vào những sự kiện trọng đai trong của dân làng Xô Man : ngon đuốc xà nu soi sáng những đoạn rừng đêm cho dân làng vào rừng lấy giáo, mác, dụ, rựa đã giáu kĩ để chuẩn bị cho cuộc nổi dậy ; đêm đêm cả làng mài vũ khí dưới đuốc xà nu; giặc đốt hai bàn tay TNú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu và cũng chính từ cảnh tượng đau thương ấy, dân làng Xô Man đã nổi dậy để rồi “ đống lửa xà nu lớn giữa nhà” soi rõ “xác 10 tên lính bị giết nằm ngổn ngang” quanh đống lửa xà nu. + Cây xà nu gắn bó với cuộc sống của dân làng Xô Man đến mức nó đã thấm sâu vào nếp suy nghĩ và cảm xúc của họ : ấy là lúc TNú cảm nhận về cụ Mết - ngực cụ “ căng như một cây xà nu lớn”. Và trong câu chuyện kể với TNú, cụ Mết cũng nói về cây xà nu với tất cả tình cảm yêu thương, gần gũi xen lẫn tự hào : “ Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta”. c. Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất, số phận của nhân dân Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng . * Hình ảnh cây xà nu mang ý nghĩa tượng trưng nên sự miêu tả luôn đặt trong sự ứng chiếu với con người gợi ~ biểu tượng về đời sống, số phận và phẩm chất của dân làng Xô Man. - Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đạn đại bác của kẻ thù “ Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương …thành từng cục máu lớn”, tượng trưng cho những mất mát đau thương vô bờ mà dân làng Xô Man nói riêng ( anh Xút bị treo cổ, bà Nhan bị chặt đầu, mẹ con Mai bị tra tấn cho đến chết…”và đồng bào Tây Nguyên nói chung đã phải trải qua trong cuộc chiến đấu . - Đặc tính rất ham ánh sáng và khí trời của cây xà nu “ Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế … thơm mỡ màng”, tượng trưng cho niềm khao khát tự do, lòng tin vào lí tưởng cách mạng của người dân Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam trong cuộc kháng chiến..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Khả năng sinh sôi mảnh liệt của cây xà nu “ Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên”, “ Cây mẹ ngã, cây con mọc lên” , gợi nghĩ đến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người dân Tây Nguyên lớp này kế tiếp lớp khác đoàn kết bên nhau đứng lên tiếp tục chiến đấu ( cụ Mết, TNú, Mai, Dít, bé Heng…) - Sự tồn tại kì diệu, sức sống dẻo dai, bền bỉ của cây xà nu trước những hành động huỷ diệt của kẻ thù “ Nhưng cũng có những cây vượt lên được …Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành…Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho dân làng”, tượng trưng cho sức sống bất diệ,t sự bất khuất kiên cường, sự vươn lên mạnh mẽ của dân làng Xô Man, của con người Tây Nguyên, đồng bào miền Nam trong cuộc chiến mất còn với kẻ thù. . - Khi miêu tả con người ứng chiếu này tạo nên sự hòa hợp tuyệt đẹp giữa con người với t/n + Cụ Mết – ngực căng như cây xà nu lớn. + Vết thương trên lưng TNú “ ứa ra….nhựa xà nu”.  Có thể nói hình tượng xà nu là mô típ chủ đạo của tác phẩm, một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của NTT, nó được dùng như một ẩn dụ biểu tượng cho con người và đất rừng TN anh dũng, kiên cường . Hình tượng này đã tạo nên vẻ đẹp hoành tráng, chất sử thi lãng mạn cho câu chuyện về làng X M  Góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề t/p : ca ngợi con người và đất rừng TN trong thời kì k/c chống Mĩ cứu nước. 2. Hình tượng nhân vật Tnú - TN là một con người, gan góc, dũng cảm, mưu trí + Ở tuổi thiếu niên TNú đã bất chấp sự khủng bố, đàn áp dã man của kẻ thù( treo cổ anh Xút, chặt đầu bà Nhan), hăng hái vào rừng tiếp tế nuôi cán bộ, luôn ghi nhớ lời cụ Mết “ Đảng còn thì núi nước này còn”. + Khi học chữ thua Mai, Tnú lấy đá tự đập vào đầu chảy máu ròng ròng”, nhưng khi nghe anh Q khuyên nhủ “ không học chữ làm sao làm c/bộ giỏi”, Tn chùi nước mắt và quyết tâm học chữ + Làm liên lạc, vì sự an toàn của c/m TN táo bạo, gan góc “ xé rừng…lựa chỗ thác mạnh…kình”. Bởi theo TNú những chỗ nguy hiểm giặc “ không ngờ” đến . + Hai lần rơi vào tay giặc, bị tra tấn dã man, TN vẫn kiên cường chịu đựng với tâm niệm “ người c/sản không thèm kêu van” + Gặp đau thương, mất mát : vợ con bị giết, bản thân bị tra tấn dã man tàn bạo nhưng TN vẫn kiên cương không chịu khuất phục trước kẻ thù. + Biết vượt lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân …TN vẫn tham gia lực lượng giải phóng quân để chiến đấu trả thù cho người thân, quê hương. - TNú người có tính kỉ luật cao, trung thành tuyệt đối với Đảng, với c/m.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Thấm nhuần lời dạy của cụ Mết, TNú nhận phần gian khổ hi sinh về phía mình để bảo vệ cho anh Q và liên lạc cho c/m . Còn nhỏ nhưng nhiều đêm TNú ngủ lại rừng với anh Q vì lo “ lỡ giặc lùng ai dẫn c/b chạy” + Bị giặc phục kích, họng súng “chĩa vào tai lạnh ngắt”, TNú nuốt lá thư bí mật vào bụng . Bị tra tấn dã man, chịu đựng biết bao đau đớn trước kẻ thù vẫn kiên quyết không khai chỗ ở c/b.Khi bọn giặc kéo về làng bắt TNú khai cộng sản ở đâu, TN đặt tay lên bụng dõng dạc nói công sản ở đây đây này. Sau câu trả lời ấy lưng TNú dọc ngang vết dao chém . Khi bị kẻ thù đốt mười đầu ngón tay, ngon lửa như thiêu đốt gan ruột, “ Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi . Răng anh đã cắn nát môi anh rồi” nhưng Tnú không kêu nửa lời, anh luôn tâm niệm lời dạy của anh Quyết : “ Người cộng sản không thèm kêu van…”. Lòng trung thành của Tnú giống như cụ Mết trở thành niềm tin vững chắc vào Đảng, vào cách mạng : “ Đảng còn, núi nước này còn”. Mang theo lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, Tnú lên đường chiến đấu với niềm tin vững chắc vào ngày thắng lợi . + Tham gia lực lượng vũ trang nhớ nhà nhớ quê hương nhưng khi được phép của cấp trên mới về thăm . Băng rừng lội suối vất vả nhưng chỉ ở nhà một đêm đúng như giấy phép . - TNcó một trái tim yêu thươngvà sục sôi căm thù sống rất nghĩa tình và luôn mang trong tim ba mối thù . + TNú là người tình nghĩa với buôn làng : anh là đứa con chung của dân làng được dân làng đùm bọc nuôi dưỡng, anh gắn bó với mảnh đất quê hương, tha thiết với những cánh rừng xà nu và người dân Strá, anh luôn luôn cố gắng phấn đấu để xứng đáng với người dân làng Xô Man, xứng đáng là tấm gương để cụ Mết giáo dục thế hệ trẻ. + Anh là người chồng người cha đầy trách nhiệm . Giặc bắt vợ con TNú tra tấn hòng lung lạc tinh thần của anh . Chứng kiến cảnh ấy, TNú đã tay không xông ra cứu vợ con . Động lực ghê gớm ấy có thể được khơi nguồn từ trái tim cháy bỏng ngọn lửa yêu thương và ngọn lửa căm thù. + Lòng căm thù của TNú mang đậm chất Tây Nguyên : TNú mang trong tim 3 mối thù :  Thù của bản thân : Lưng Tnú dọc ngang vết dao chém, mười đầu ngón tay bị đốt là chững tích tội ác của giặc mà TNú mang theo suốt đời .  Thù của gia đình : Vợ con anh chết thảm khốc dưới cây gây sắt của giặc  Thù của buôn làng : TNú không bao giờ quên những cánh rừng xà nu bị tàn phá, những người dân vô tội bị sát hại - Câu chuyện về cuộc đời bi tráng và con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí của thời đại: phải lấy bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng ; đấu tranh là con đường tất yếu để tự giải phóng . + bi kịch của TNú khi chưa cầm vũ khí là bi kịch của người dân STrá khi chưa giác ngộ chân lí . TNú là người có thừa sứcmạnh cá nhân nhừn với bàn tay không có vũ khí trước kẻ thù hung bạo, anh đã không boả vệ được vợ con và bản thân ..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> + TNú chỉ được cứu khi dân làng đã cầm vũ khí đứng lên . Cuộc đời bi tráng của TNú chứng minh cho chân lí của thời đại : phải lấy bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng ; đấu tranh là con đường tất yếu để tự giải phóng . + Con đường đấu tranh từ tự phát đến tự giác cũng là con đường đấu tranh đến với cách mạng của làng Xô Man nói riêng và người dân Tây Nguyên nói chung . Hình ảnh bàn tay TN + Lúc lành lặn là bàn tay nghĩa tình, trung thực: (bàn tay cầm phấn viết chữ của anh Quyết dạy cho; bàn tay dám cầm đá đập vào đầu mình để tự trừng phạt khi học hay quên chữ; bàn tay đặt lên bụng mình khi nói: cộng sản “ở đây này!”; lúc thoát ngục Kông Tum trở về, gặp Mai ở đầu rừng lối vào làng, Mai cầm hai bàn tay TN mà giàn giụa nước mắt, …). -. + Hai bàn tay TN bị bon giặc quấn giẻ tẩm dầu XN rồi đốt. Mười ngọn đuốc ngón tay Tn đã châm bùng lên ngọn lửa nổi dậy của làng XM. Bàn tay Tn đã được dập lửa nhưng mỗi ngón chỉ còn hai đốt như chứng tích đầy căm hận mà TN mang theo suốt đời vẫn cầm giáo và cầm sung được và Tn đã lên đường đi tìm những thằng Dục để trả thù. Đến cuối truyện bàn tay ấy lại trở lại một lần nửa nhưng trong một tư thế một tương quan hoàn toàn khác trước kẻ thù . Bằng đôi bàn tay ấy anh đã bóp chết tên chỉ huy đồn địch ngay trong hầm ngầm cố thủ của nó, trong ánh đèn pin soi vào mặt nó, cho nó nhìn rõ bàn tay trừng phạt, bàn tay quả báo đang siết vào cổ họng những thằng Dục. TNú là nhân vật điển hình cho số phận đau khổ và ý chí bất khuất của dân làng XM nói riêng và n/d TN nói chung. Câu chuyện vè cuộc đời và con đường đi lên của TNú mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và con đường của các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ . Vẻ đẹp và sức mạnh của TNú là sự kết tinh Vẻ đẹp và sức mạnh của con người tây Nguyên nói riêng và người Việt nam nói chung trong thời đại đấu tranh cách mạng .  Hình tượng TNú và hình tượng rừng xà nu có mối quan hệ khăng khít bổ sung cho nhau . Rừng xà nu chỉ giữ được màu xanh bất diệt khi có những con người biết hi sinh như TNú; sự hi sinh của những con người như TNú góp phần làm cho những cánh rừng mãi mãi xanh tươi . 3. Các nhân vật khác a. Cụ Mết - Dáng quắc thước, râu dài tới ngực đen bong, mắt sáng xếch ngược, thân thể cường tráng, ngực như một cây XN lớn . - Là già làng, người đại diện và lưu giữ truyền thống của cộng đồng để truyền lại cho các thế hệ tiếp nối biểu tượng cho sức mạnh tinh thần và vật chất có tính truyền thống và cội nguồn . - Cụ là đại diện của quần chúng là cái gạch nối giữa Đảng và đồng bào các dân tộc . Người cổ động, dẫn dắt và lãnh đạo cuộc nổi dậy của dân làng – mệnh lệnh chiến đấu phát ra đơn.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> giản và chắc nịch “ Thế là …đốt lửa lên” đồng thời là người lưu giữ và kể lại lịch sử cuộc đấu tranh ấy, là người phát ngôn cho những chân lí về con đường giải phóng của n/dân. c. Dít - Là hình ảnh của thế hệ trẻ trưởng thành nhanh chóng trong cuộc chiến đấu . +Khi Mai hi sinh, D chỉ mới là cô bé, nhưng đã bộc lộ bản lĩnh gan góc, cứng cõi trước kẻ thù . + Chỉ trong mầy năm cùng với sự lớn mạnh của cuộc chiến đấu của dân làng D đã trở thành người lãnh đạo chủ chốt của cuộc chiến đấu ấy – chính trị viên xã đội, bí thư chi bộ được dân làng tin và tự hào về chị c.Bé Heng - L à hình ảnh lớp thiếu nhi đang kế tục các thế cha anh để đưa cuộc chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng .  Các nhân vật đại diện cho những thế hệ c/m đều được thể hiện những phẩm chất chung của cộng đồng và cũng chủ yếu trong cuộc chiến đấu của n/dân. Ở họ nổi bật lên là những phẩm chất chung của con người c/m tuy nhiên cũng có những nét riêng trong tính cách cụ thể, sinh động . II .NGHỆ THUẬT - Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên; ở ngôn ngữ, tâm lí, hành động của các nhân vật . - Xây dựng thành công các nhân vật vừa có cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu… - Khắc hoạ thành công hình tượng cây xà nu- một sáng tạo đặc sắc – tạo màu sắc sử thi và sự lãng mnạ bay bỗng cho thiên truyện. - Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm… Chất sử thi của tác phẩm * Đặc điểm sử thi của truyện ngắn RXN được thể hiện trên hầu hết các phương diện nội dung va nghệ thuật, nhưng nổi bật là ở nghệ thuật trần thuật, hình tượng nhân vật, hình tượng t/n, đề tài và chủ đề tác phẩm. - Đề tài của truyện là số phận và con đường giải phóng của dân làng XM ở TN, cũng là của cả dân tộc VNam . - Chủ đề của truyện ngắn này đã được phát ngôn trực tiếp qua lời n/v cụ Mết – người đại diện cho truyền thống cộng đồng : “ Nhớ lấy, ghi lấy…giáo” Đó là chân lí về con đường giải phóng của quần chúng n/dân trong thời đại c/m  Chủ đè ấy thể hiện nội dung sử thi của t/p, chi phối việc xây dựng hệ thống hình tượng và cả hệ thống ngôn ngữ giọng điệu..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Hệ thống n/vật được lụa chon để đại diện cho các thế hệ nối tiếp nhau trong cuộc chiến đấu giải phóng n/dân - Hình tượng XN vừa hiện thực vừa mang đậm ý nghĩa biểu tượng, cũng góp phần tạo nên chất sử thi lãng mạn của tác phẩm . - Nghệ thuật trần thuật cũng mang đậm đặc điểm sử thi và rất thích hợp với nội dung, với kg gian TNguyên trong truyện ( Câu chuyện được kể như một hồi tưởng trong 1 đêm Tn về thăm làng, qua lời kể của cụ Mết và những hồi ức của TN tái hiện theo những lời kể ấy… bên bếp lửa…lời già làng kể cho đông đảo dân làng nghe; cách kể trang trọng như muốn truyền lại cho con cháu những trang sử của cả cộng đồng  gợi nhớ tới lối kể “khan” của các dân tộc thiểu số TN. Giọng điệu, ngôn ngữ trang trọng của sử thi… - Khuynh hướng sử thi trong tác phẩm còn gắn liền với tính lãng mạn : cảm xúc của t/giả trực tiếp trong lời trần thuật, miêu tả, đặc biệt là khi kể câu chuyện bi trnags của TN và Mai, khi miêu tả hình ảnh RXN; Thể hiện ở việc khẳng định đề cao vẻ đẹp và sức mạnh của con người, của t/n, được đặt trong sự đối lập gay gắt với kẻ thù tàn bạo, man rợ không còn tính người . III. Ý nghĩa văn bản Ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước, con người Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí của thời đại : để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù .. Bài 2 :. CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Nguyễn Minh Châu. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả - Nguyễn Minh Châu (1930- 1989), quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. - Trước 1975 là ngòi bút sử thi có khuynh hướng trữ tình lãng mạn . - Sau 1975, đặc biệt từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ 20 chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh, thuộc trong số những “người mở đường tinh anh và tài năng” ( Nguyên Ngọc) nhất của văn học Việt Nam thời kì đổi mới . - Tác phẩm chính (SGK) 2. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho xu hướng chung của văn học Việt Nam thời kì đổi mới : hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời thường . - Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987). II. NỘI DUNG 1 Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh : a. Phát hiện thứ nhất - Một “ cảnh đắt trời cho” là cảnh chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ sương có pha chút màu hồng do ánh mặt trới chiếu vào .Một cảnh tượng tuyệt đẹp mà trong đời người nghệ sĩ không phải khi nào cũng “chộp” được . - Cảnh tượng ấy giống như " một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”; “Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng .... toàn bích”.Đấy là bức hoạ kì diệu của thiên nhiên,cuộc sống ban tặng cho con người – vẻ đẹp thực của đời sống thực. - Cảm nhận của người nghệ sĩ khi được chiêm ngưỡng cảnh tượng tuyệt đẹp đó. + Anh trở nên “bối rối” và “trong tim ...bóp thắt vào”. + Với người nghệ sĩ, khung cảnh đó chứa đựng “ chân lí của sự hoàn thiện”, làm dấy lên trong Phùng những xúc cảm thẩm mĩ, khiến tâm hồn anh như được gột rửa, thanh lọc . Đó là niềm hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu . b. Phát hiện thứ hai - Người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến: một cảnh tượng phi thẩm mĩ : từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; một gã đàn ông to lớn, thô kệch, dữ dằn; một cảnh tượng phi nhân tính : gã chồng đánh đập vợ một cách thô bạo; ... đứa con vì thương mẹ đã đánh lại bố để rồi nhận lấy hai cái bạt tai của bố ngã dúi xuống cát . Đây là hình ảnh đằng sau cái đẹp “toàn bích, toàn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên biển. Nó hiện ra bất ngờ, trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống. - Chứng kiến những cảnh tượng đó, nghệ sĩ Phùng kinh ngạc đến thẫn thờ: “ Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu .... vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới”. Người nghệ sĩ như “chết lặng” không tin những gì đang diễn ra trước mắt mình . Qua hai phát hiện của người nghệ sĩ , nhà văn chỉ ra : cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn ; không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong . 2. Câu chuyện của của người đàn bà ở toà án huyện.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Người đàn bà hàng chài xuất hiện ở toà án huyện theo lời mời của chánh án Đẩu – người có ý định khuyên bảo, thậm chí đề nghị người đàn bà nghèo khổ ấy từ bỏ lão chồng vũ phu . - Người đàn bà hàng chài đã từ chối lời đề nghị và sự giúp đữo của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng . + Chị đau đớn đánh đổi bằng mọi giá để không phải bỏ lão chồng vũ phu : “ Con lạy quý toà ...Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó...” + Trở nên sắc sảo đến bất ngờ nhưng vẫn đầy những xót xa, người phụ nữ ấy giải thích : “ các chú đâu có phải là người làm ăn ...cho nên các chú đâu hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc ...bởi các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông...”. + Và người đàn bà đau khổ ấy kể lại câu chuyện của cuộc đời mình : Đó là câu chuyện về cuộc đời nhiều bí ẩn và éo le của một người đàn bà hàng chài nghèo khổ, lam lũ...Qua đó, gián tiếp đưa ra những lí do vì sao chị nhất quyết không bỏ lão chồng vũ phu : Thứ nhất, gã chồng là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời của những người đàn bà hàng chài như chị, nhất là khi biển động phong ba . Thứ hai chị cần hắn vì còn phải nuôi những đứa con, chi đâu có thể chỉ sống cho riêng mình , còn phải sống vì chúng nữa . Thứ ba, trên thuyền cũng có những lúc vợ chồng con cái sống hoà thuận vui vẻ ... Câu chuyện đã giúp nghệ sĩ Phùng hiểu về người đàn bà hàng chài : một phụ nữ nghèo khổ, nhẫn nhục sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, có tâm hồn đẹp đẽ, giàu đức hi sinh vfa lòng vị tha ; về người chồng của chị “ bất kể lúc nào thấy khổ quá”là lôi vợ ra đánh ; chánh án Đẩu : có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng kinh nghiệm sống chưa nhiều và hiểu về chính mình : sẵn sàng làm tất cả vì sự công bằng nhưng lại đơn giản trong cách nhìn nhận, suy nghĩ .  Qua câu chuyện về cuộc đời người đàn bà hàng chài và cách ứng xử của các nhân vật, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp : đừng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện nhiều chiều . 3. Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”. - Mỗi lần nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ thấy “ hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai” – đó là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật . Và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “ người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh - đó là hiện thân của những lam lũ, khốn khó, là sự thật cuộc đời . - Ý nghĩa : nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li cuộc sống . nghệ thuật chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời . II. NGHỆ THUẬT - Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống ..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục . - Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách . Lời văn giản dị mà sâu sắc . III. Ý NGHĨA VĂN BẢN Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời : nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc . Tác phảm cũng được rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó . NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (Nguyễn Thi). I/ Tác giả: - Nguyễn Thi (1928-1968) bút danh là Nguyễn Ngọc Tấn, tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca. - Quê hương: Hải Hậu - Nam Định. - Cuộc sống tủi cực, vất vả từ nhỏ. - Năm 1945, ông tham gia cách mạng, vừa chiến đấu vừa hoạt động văn nghệ. - Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và năm 1962 ông tình nguyện trở lại chiến trường miền Nam. - Năm 1968, ông hi sinh ở mặt trận Sài Gòn. - Nguyễn Thi gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ và trở thành nhà văn của người nông dân Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ. - Nhân vật tiêu biểu của Nguyễn Thi là những người nông dân Nam Bộ với những nét tính cách tiêu biểu. - Là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo. - Ngôn ngữ Nguyễn Thi góc cạnh, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ. II/ Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”: 1. Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt (chống Mĩ cứu nước) khi tác giả công tác ở tạp chí “Văn nghệ Quân giải phóng” 2. Tóm tắt tác phẩm: Việt là một chiến sĩ giải phóng quân, xuất thân từ một gia đình nông dân có mối thù sâu nặng với Mĩ Ngụy: ông nội và bố Việt đều bị giặc giết hại; mẹ Việt cố nén nỗi đau riêng vất vả nuôi con khôn lớn, và cuối cùng cũng chết vì bom đạn. Gia đình chỉ còn lại Việt, chị Chiến, thằng Út em, chú Năm. Truyền thống cách mạng vẻ vang và những đau thương, mất mát của gia đình được chú Năm ghi chép vào một cuốn sổ gia đình. Việt và Chiến hăng hái tòng quân đi giết giặc, quyết tâm lập nhiều chiến công để trả thù cho ba má..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Trong một trận chiến đấu ác liệt, Việt bị thương nặng và lạc đồng đội. Việt ngất đi, tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, dòng hồi ức đưa Việt về với những kỷ niệm thân thiết về má, chị Chiến, chú Năm và đồng đội ... Việt được đưa về điều trị, sức khoẻ hồi phục dần và tiếp tục chiến đấu để xứng đáng hơn nữa với truyền thống của gia đình, quê hương. 3. Nội dung: a/ Truyền thống gia đình Cách mạng: - Truyền thống yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. - Gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu, giết giặc. *Chú Năm: đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (trong câu hò, cuốn sổ). - Là tác giả của cuốn gia phả ghi lại những chiến công và bao mất mát, đau thương của gia đình do tội ác của giặc gây ra. - Là người lao động chất phác và rất giàu tình cảm (tiếng hò của chú chứa đầy tâm tư, cảm xúc).  Chú Năm là khúc thượng nguồn của dòng sông truyền thống, là nơi kết tinh truyền thống của gia đình. * Má Việt: Cũng là hiện thân của truyền thống: gan góc, giàu tình nghĩa, rất mực thuỷ chung, son sắc với quê hương và cách mạng - Đảm đang, tháo vát, thương chồng thương con; biết ghìm nén đau thương để nuôi con, đánh giặc.  Biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. b/ Hai chị em Chiến và Việt * Nét tính cách chung của hai chị em: - Cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát đau thương (chứng kiến cái chết đau thương của ba và má). - Có chung mối thù, chí căm thù đã thôi thúc hai chị em: Phải trả thù cho ba má, cầm súng đánh giặc. - Tình yêu thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em, thể hiện sâu sắc và cảm động nhất khi giành nhau ghi tên tòng quân và chi tiết khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm. - Cả hai chị em đều là những chiến sĩ gan góc, dũng cảm. Đánh giặc trả thù cho ba má, quê hương của Việt và Chiến cũng là niềm say mê lớn cuả tuổi trẻ miền Nam trong những năm tháng ấy. - Hai chị em đều có những nét rất ngây thơ (giành nhau bắt ếch nhiều hay ít, giành nhau thành tích bắn tàu chiến giặc và giành nhau ghi tên tòng quân ). * Nét riêng ở Chiến: - Chiến mang vóc dáng của Má: “Hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng…thân người to và chắc nịch”. - Chiến đặc biệt giống Má: lo liệu, tính toán việc nhà đêm trước khi đi bộ đội. - Hơn Việt một tuổi nhưng Chiến người lớn hơn hẳn: Có thể bỏ ăn để đánh vần cuốn sổ gia đình. Chiến không chỉ “nói in như má” mà còn học cách nói “trọng trọng” của chú Năm. - Tính cách người lớn còn thể hiện ở sự nhường nhịn trừ việc đi tòng quân..

<span class='text_page_counter'>(16)</span>  Nguyễn Thi đã xây dựng nhân vật Chiến có cá tính phù hợp với lứa tuổi, giới tính. Qua hồi tưởng của Việt, nhân vật Chiến đã gây được ấn tượng sâu sắc. * Nét riêng của Việt: - Việt có vẻ vô tư, trẻ con của một cậu con trai đang tuổi ăn tuổi lớn. - Hay tranh giành với chị. - Đêm trước ngày tòng quân, Chiến nói với em những lời trang nghiêm thì Việt “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, lúc lại rình “chụp một con đom đóm úp trong lòng tay”. - Vào bộ đội Việt đem theo một chiếc ná cao su. - Sự vô tư không ngăn cản Việt trở thành anh hùng: Ôm bộc phá lao vào xe tăng địch, lăn xả vào đánh giáp lá cà bị thương nặng vẫn hướng về nơi có tiếng súng. - Việt là một thành công trong cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Thi: Tuy còn hồn nhiên, bé nhỏ trước chị nhưng trước kẻ thù Việt vụt lớn, chững chạc.  Chiến và Việt và khúc sông sau nên đi xa hơn trong cả dòng sông truyền thống. * Hình ảnh chị em Việt khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm: - Không khí thiêng liêng đã biến Việt thành người lớn. Lần đầu tiên Việt thấy rõ lòng mình (thương chị lạ, mối thù thằng Mĩ có thể sờ thấy vì nó đang đè nặng trên vai). - Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng thể hiện sự trưởng thành của hai chị em có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình. Hơn thế nữa, thế hệ sau cứng cáp, trưởng thành và có thể đi xa hơn. 4. Nghệ thuật: - Nghệ thuật kể chuyện độc đáo: “Những đứa con trong gia đình” được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật Việt: đó là dòng hồi tưởng đứt nối của anh khi bị thương nằm ở chiến trường. → Câu chuyện tự nhiên, sống động, hấp dẫn; đồng thời nhà văn có điều kiện nhập sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để dẫn dắt câu chuyện. - Ngôn ngữ góc cạnh, có giá trị tạo hình và mang đậm tính chất Nam Bộ. - Xây dựng nhân vật qua những chi tiết cụ thể, đắt giá; tạo được không khí chân thực, sống động. Câu hỏi: 1. Phân tích nghệ thuật trần thuật đặc sắc của tác phẩm? 2. Nét đặc sắc trong tính cách của các nhân vật: chú Năm, má Việt, chị Chiến và Việt ? 3. Trong tác phẩm, Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: “Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển...” Anh (chị) có cho rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi quả đã có một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha cho đến lớp người đi sau: chị em Chiến, Việt ? 4. Những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm ? Phân tích những biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong đoạn trích đã học ?. ----------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT (Lưu Quang Vũ) I/ Tác giả: - Lưu Quang Vũ (1948-1988) quê gốc ở Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ trong một gia đình tri thức. - Từ năm 1965-1970: phục vụ quân đội. - Từ năm 1970-1978: xuất ngũ và làm đủ mọi nghề để mưu sinh. - Từ năm 1978-1988: bắt đầu sáng tác. - Lưu Quang Vũ là một tài năng đa dạng: làm thơ, sáng tác văn xuôi, vẽ tranh và soạn kịch. - Đóng góp xuất sắc nhất của Lưu Quang Vũ là soạn kịch. Lưu Quang Vũ không chỉ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX mà còn được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. *. Tác phẩm tiêu biểu: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Chết cho điều chưa có, Nếu anh không đốt lửa, Lời thề thứ 9, Tôi và chúng ta ... II/ Tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” 1. Hoàn cảnh sáng tác: - Tác phẩm được viết năm 1981 và ra mắt công chúng năm 1984, là một vở kịch đặc sắc của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước. - Từ một cốt truyện dân gian, tác giả đã xây dựng thành một vở kịch hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc. 2. Tóm tắt: Trương Ba giỏi đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết. Mọi rắc rối do hồn Trương ba phải mượn xác hàng thịt bắt đầu xảy ra: lí tưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đình Trương Ba cũng cảm thấy xa lạ ... mà bản thân Trương Ba thì phải đau khổ, bất lực vì phải sống trái tự nhiên, giả tạo. Một cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt diễn ra, trong đó, xác hàng thịt khẳng định sức mạnh và thế lấn tới của hắn đối với hồn Trương Ba. Hồn Trương Ba đốt một nén hương gọi Đế Thích xuống giải thoát cho mình. Cùng lúc, cu Tị, con một người hàng xóm ốm nặng, sắp chết. Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng Trương Ba cương quyết từ chối, xin cho cu Tị được sống đồng thời trả xác cho nhà hàng thịt và chấp nhận cái chết. 3. Nội dung: a/ Các lớp đối thoại và ý nghĩa của chúng: *. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt: - Nghịch cảnh: linh hồn nhân hậu, trong sạch phải trú nhờ trong một thân xác thô phàm. - Linh hồn Trương Ba lệ thuộc và bị xác thịt thô phàm điều khiển, lấn át. - Xác hàng thịt tuyên bố về sức mạnh âm u, đui mù, ghê gớm của mình, tìm cách khống chế, ve vãn, kêu gọi hồn Trương Ba thoả hiệp bằng những lí lẽ ti tiện..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Hồn Trương Ba ý thức sâu sắc về sự tha hoá, dằn vặt, đau khổ, tìm cách thoát khỏi xác thịt để tồn tại độc lập. - Xác hàng thịt khẳng định sự thắng thế của mình: “chẳng còn cách nào khác nữa đâu”. - Hồn Trương Ba khinh bỉ, mắng mỏ lí lẽ đê tiện của xác hàng thịt nhưng rồi ngậm ngùi, thấm thía nghịch cảnh của mình và nhập vào xác hàng thịt một cách tuyệt vọng. Hàm ý của đối thoại: - Trương Ba được trả lại sự sống nhưng đó là một cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải chung sống với sự dung tục và bị dung tục đồng hoá. - Khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu cái dung tục ấy sẽ ngự trị, thắng thế và sẽ tàn phá những gì trong sạch, cao quý của con người. *. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân. - Không chỉ bản thân Trương Ba đau khổ mà còn gây đau khổ cho những người thân yêu. - Vợ Trương Ba đau khổ bỏ đi; con dâu thương cảm, xót thương cho hoàn cảnh của bố chồng; cháu gái phản ứng dữ dội, quyết liệt, không chấp nhận sự tồn tại của ông. - Nỗi đau khổ, tuyệt vọng của hồn Trương Ba đã lên đến đỉnh điểm. - Tình huống bi kịch thúc đẩy hồn Trương Ba phải lựa chọn với sự phản kháng mãnh liệt: “không cần đến cái đời sống do mày mang lại. Không cần”. => Con người phải đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách. *. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích: - Hồn Trương Ba không chấp nhận kiểu sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, muốn được là chính mình một cách trọn vẹn. - Đế Thích ngạc nhiên vì những yêu cầu của Trương Ba. - Hồn Trương Ba chỉ ra sai lầm của Đế Thích: “ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết”. - Đế Thích khuyên Trương Ba nên chấp nhận hoàn cảnh. Sau đó Đế Thích sửa sai bằng cách cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị. - Hồn Trương Ba kiên quyết từ chối việc nhập vào xác cu Tị vì đó cũng là một cuộc sống “còn khổ hơn cái chết”. - Đế Thích chấp nhận yêu cầu của Trương Ba với thắc mắc: “con người hạ giới các ông thật kì lạ” . Quan niệm về sự sống: - Đế Thích có cái nhìn hời hợt, phiến diện về con người. - Trương Ba ý thức sâu sắc về ý nghĩa của cuộc sống: hồn và xác phải hài hoà, không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. * Màn kết: - Trương Ba trả xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để được là chính mình và linh hồn được trong sạch..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Hoá thân vào cây cỏ, các sự vật thân thưong để tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu. → Thông điệp về sự chiến thắng của cái Thiện, cái Đẹp, của cuộc sống đích thực. b/ Chủ đề tư tưởng: Thông qua những màn đối thoại của vở kịch, Lưu Quang Vũ đã đưa ra một quan niệm cao đẹp về cách sống: hãy sống chân thật với chính mình, phải biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân mình, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý. 4. Nghệ thuật: - Xung đột giàu kịch tính. - Ngôn ngữ đặc trưng cho ngôn ngữ kịch. - Sự kết hợp tính hiện đại với các giá trị truyền thống. - Chất thơ, chất trữ tình bay bổng. Câu hỏi: 1. Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt ? Qua đó tác giả muốn gởi gắm điều gì ? 2. Trước phản ứng của người thân và những rắc rối, bất ổn mà mình phải chịu đựng, Trương Ba có thái độ như thế nào ? 3. Phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích ? Màn đối thoại này toát lên ý nghĩa gì ? 4. Theo em vì sao Trương Ba quyết định trả xác hàng thịt, từ chối nhập vào cu Tị và chấp nhận cái chết ? 5. Qua đoạn trích của vở kịch, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì ?. CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT, LÀM BÀI ĐẠT KẾT QUẢ CAO!.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> GỢI Ý NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN KÌ II - LỚP 12 - CHUONG TRÌNH CHUẨN I. Văn học: Đọc kĩ và tóm tắt cốt truyện, nắm chắc những chi tiết cơ bản, những đặc điểm nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa của các truyện ngắn, đoạn trích: 1. Văn học Việt Nam: Vợ chồng A Phủ; Vợ nhặt; Rừng xà nu; Những đứa con trong gia đình; Chiếc thuyền ngoài xa; Hồn Trương Ba, da hàng thịt 2. Văn học nước ngoài: Thuốc, Số phận con người, Ông già và biển cả A. Văn học Việt Nam: 1. Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài): 1.1 Phân tích nhân vật Mị: - Trước khi thành con dâu gạt nợ Sau khi thành con dâu gạt nợ: + Số phận bi thảm + Sức sống tiềm tàng mãnh liệt: ♣ Khi mới về làm dâu ♣ Khi nghe tiếng sáo ♣ Khi cắt dây cởi trói cho A Phủ. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật - Đánh giá khái quát về nhân vật 1.2 Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo: - Giải thích khái niệm - Biểu hiện 2. Vợ nhặt (Kim Lân): 2.1 Tình huống truyện 2.2 Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo: - Giải thích khái niệm - Biểu hiện 2.3 Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ 2.4 Phân tích nhân vật: - Tràng - Người vợ nhặt 3. Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành): 3.1 Phân tích hình tượng xà nu 3.2 Phân tích nhân vật Tnú: - Các đặc điểm. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật - Đánh giá khái quát về nhân vật 4. Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi): 4.1 Phân tích nhân vật: - Việt - Chiến 4.2 So sánh sự giống và khác nhau giữa hai nhân vật Việt, Chiến 4.3 Đề 1, SGK Ngữ văn 12, tập 2, trang 68 5. Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu): 5.1 Tình huống truyện 5.2 Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài: - Chân dung - Số phận Tính cách - Nghệ thuật xây dựng nhân vật - Đánh giá khái quát về nhân vật 6. Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ): B. Văn học nước ngoài:. Phân tích nhân vật Hồn Trương Ba.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 1. Thuốc (Lỗ Tấn): 1.1 Tác giả Lỗ Tấn (1881 - 1936): - Nhà văn c/mạng Trung Quốc - Từ bỏ nghề thuốc để làm văn nghệ vì cho rằng: Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. - Tác phẩm tiêu biểu: Gào thét, Bàng hoàng, Thuốc, … 1.2 Truyện ngắn Thuốc: a. Viết năm 1919, in trong tập Gào thét b. Mục đích sáng tác: Thuốc chỉ ra thực trạng: + Nhân dân chìm trong mê muội + Người cách mạng thì xa lạ với quần chúng c. Tóm tắt: Thuốc kể chuyện vợ chồng lão Hoa - chủ quán trà - có người con trai tên là Thuyên bị bệnh lao rất nặng. Vì vậy, một sáng mùa thu, lão Hoa đến pháp trường mua chiếc bánh bao tẩm máu tử tù đem về nướng lên cho con ăn. Cũng sáng hôm ấy, khách đến uống trà khá đông. Qua câu chuyện, tất cả họ đều khẳng định: ăn bánh bao tẩm máu người sẽ chữa khỏi bệnh lao và cùng kháo nhau về chuyện giao nộp người cách mạng để lĩnh thưởng, về cái chết của người cách mạng. Một sáng mùa xuân, trong tiết thanh minh, bà Hoa và bà Tứ - mẹ Hạ Du - cùng đi thăm mộ con và gặp nhau tại nghĩa địa… d. Những nội dung chính: (1). Câu chuyện vợ chồng lão Hoa Thuyên chữa bệnh cho con: Phản ánh tình trạng mê muội của người dân Trung Quốc qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người - Phê phán: + Tư tưởng mê tín + Tập quán chữa bệnh phản khoa học trong nhân dân TQ đương thời + Chỉ rõ: người TQ cần có một thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội về tinh thần (2). Câu chuyện về người tử tù: - Thể hiện niềm mong mỏi về sự thức tỉnh của quần chúng qua hình tượng vòng hoa trên mộ Hạ Du - Ý nghĩa của hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du: + Hình ảnh tượng trưng nổi bật trong truyện Thuốc + Niềm thương tiếc và tưởng niệm; lòng ngưỡng mộ, khâm phục và thầm hứa trước anh linh của người đã khuất + Thái độ dũng cảm, táo bạo, thách thức đối với chế độ đương thời + Niềm tin của tác giả: Căn bệnh mê muội của quần chúng có thể chữa được. Vòng hoa là tín hiệu đầu tiên + Biểu tượng trong tương lai, c/mạng sẽ nở như hoa e. Nghệ thuật: (1). Hình ảnh, ngôn từ giàu tính biểu tượng (2). Lối dẫn truyện nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu sắc, lôi cuốn g. Ý nghĩa truyện Thuốc: (1). Người Trung Quốc cần có một thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội về tinh thần (2). - Nhân dân không nên «ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt» - Người cách mạng không nên «bôn ba trong chốn quạnh hiu» mà phải bám sát quần chúng để vận động, giác ngộ họ h. Ý nghĩa của các chi tiết : nghĩa địa người chết chém bên trái, nghĩa địa người chết bệnh, chết nghèo bên phải, chia cắt bởi một con đường mòn? - Con đường là hình ảnh Lỗ Tấn hay đề cập - Con đường mòn là biểu tượng của tập quán xấu đã thành thói quen, thành suy nghĩ đương nhiên. - Con đường mòn chia cắt nghĩa địa người chết chém (người phản nghịch, người c/mạng) với nghĩa địa người chết bệnh (nhân dân lao động nghèo khổ). - Cuối truyện, phải qua một thời gian giác ngộ, hai bà mẹ mới bước qua con đường mòn để dến với nhau 2. Số phận con người (M. Sô - lô - khốp): 2.1 Tác giả Mi - khai - in Sô - lô - khốp (1905 - 1984): - Sinh ra ở vùng thảo nguyên sông Đông Sớm tham gia công tác cách mạng - Đến Mat - xcơ - va làm nhiều nghề để kiếm sống. Sau đó về quê sáng tác. - Là đảng viên Đảng Cộng sản, Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô. - Nhà văn Xô viết - Giải Nô - ben Văn học 1965. - Là phóng viên (báo), theo sát Hồng quân trên nhiều chiến trường trong chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức xâm lược - Một trong những nhà văn lớn nhất của thế kỉ XX..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Tác phẩm tiêu biểu: + Truyện sông Đông + Thảo nguyên xanh + Số phận con người + Sông Đông êm đềm… 2.2 Đoạn trích Số phận con người: a. Thuộc phần cuối truyện ngắn Số phận con người (- Ra đời năm 1957, 12 năm sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. - Cách nhìn cuộc sống và chiến tranh toàn diện, chân thực. - Đổi mới cách miêu tả nhân vật, khám phá tính cách Nga kiên cường và nhân hậu) b. Nội dung: (1). Chiến tranh và thân phận con người: (a). Người lính Xô - cô - lốp: với những đau đớn về thể xác và tinh thần dường như không thể nào vượt qua nổi: - Gia nhập quân đội - Bị thương - Bị đọa đày trong trại tập trung. - Vợ và hai con gái chết vì bom phát xít - Con trai cũng gia nhập quân đội và hi sinh đúng ngày chiến thắng (phát xít: 9/5) - Sau chiến tranh, Xô - cô - lốp không biết đi đâu về đâu (b). Chú bé Va - ni - a: - Lang thang rách rưới - Hằng ngày nhặt nhạnh kiếm ăn nơi hàng quán. - Ban đêm bạ đâu ngủ đó - Cha chết trận, mẹ chết bom - Không biết quê hương, không người thân thích (2). Nghị lực vượt qua số phận: (a). Xô-cô-lốp: - Chấp nhận cuộc sống sau chiến tranh - Tự nhận là bố Va-ni-a, sung sướng trong tình cảm cha con - Chăm lo cho Va-ni-a từng cái ăn, cái mặc, giấc ngủ. (b). Va-ni-a vô tư và hồn nhiên đón nhận cuộc sống mới trong sự chăm sóc và tình yêu thương của người mà chú bé luôn nghĩ là cha đẻ. (3). - Tác phẩm đề cao chủ nghĩa nhân đạo cao cả (lòng nhân hậu, vị tha), nghị lực phi thường của người lính và nhân dân Xô viết thời hậu chiến - Sự gắn kết giữa những cảnh đời bất hạnh, niềm hi vọng vào tương lai. c. Nghệ thuật: (1). Miêu tả sâu sắc, tinh tế nội tâm và diễn biến tâm trạng nhân vật. (2). Lời kể chuyện giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn và lôi cuốn (3). Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc (Ý nghĩa những lời trữ tình ngoại đề: - Thể hiện lòng khâm phục và tin tưởng ở tính cách Nga kiên cường - Báo trước muôn vàn khó khăn, trở ngại mà con người phải vượt qua trên đường vươn tới tương lai - Lời kêu gọi sự quan tâm, trách nhiệm của xã hội đối với số phận mỗi cá nhân. - Phải quan tâm đến trẻ em và tổ chức cuộc sống để trẻ em được sung sướng, hạnh phúc. - Phải chăm sóc cho bao đứa trẻ bất hạnh vì chiến tranh ) d. Ý nghĩa đoạn trích: - Con người bằng ý chí và nghị lực, lòng nhân ái và niềm tin vào tương lai, cần và có thể vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của số phận. - (Thêm: Qua đoạn trích, tác giả nghĩ gì về số phận con người? (- Cảm thông với những đau thương mất mát - Lên án bão tố của chiến tranh phi nghĩa và sức mạnh phũ phàng của nó. - Nói lên những khát vọng thầm kín mãnh liệt, tin tưởng vào nghị lực, ý chí của con người) e. Một số câu hỏi tham khảo: - Những nét tương đồng về số phận và tính cách của hai nhân vật Xô cô - lốp và Va - ni - a trong đoạn trích Số phận con người (M. Sô - lô - khốp)? (Trả lời: - Những nét tương đồng về số phận và tính cách của hai nhân vật Xô - cô - lốp và Va - ni a: + Về số phận: Hai nhân vật đều phải gánh chịu những mất mát khủng khiếp do chiến tranh. Hai mảnh đời bất hạnh đã gắn kết thành một gia đình và cùng hi vọng về tương lai + Về tính cách: Hai nhân vật đều có nghị lực kiên cường và tấm lòng nhân hậu để vượt qua số phận khắc nghiệt) 3. Ông già và biển cả (Ơ. Hê - minh - uê):.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 3.1 Tác giả Ơ - nít Hê - minh - uê (1899 - 1961): - Giải Nô - ben Văn học năm 1954 - Viết báo và làm phóng viên mặt trận cho đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai - Một trong những nhà văn lớn nhất của nước Mĩ thế kỉ XX. Góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới - Nổi tiếng với nguyên lí “tảng băng trôi” (+ Tác phẩm nghệ thuật như một tảng băng trôi, chỉ một phần nổi và bảy phần chìm. + Cách viết ngắn gọn, hàm súc (ý tại ngôn ngoại, tính đa nghĩa, đa âm của văn bản). + Nhà văn không trực tiếp công khai phát ngôn cho ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc tự rút ra ẩn ý ) - Với hoài bão viết “một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”. - Tác phẩm tiêu biểu: + Giã từ vũ khí + Mặt trời vẫn mọc + Chuông nguyện hồn ai + Ông già và biển cả 3.2 Đoạn trích “Ông già và biển cả”: - Nằm gần cuối tác phẩm Ông già và biển cả (1952), kể lại việc ông lão Xan - ti - a - gô đuổi theo và bắt được con cá kiếm a. Tóm tắt tác phẩm: - Truyện kể lại ba ngày hai đêm ra khơi đánh cá của ông lão Xan - ti - a - gô. - Trong khung cảnh mênh mông trời biển, chỉ có một mình ông lão. Khi trò chuyện với mây, nước, chim, cá, khi đuổi theo con cá lớn, khi đương đầu với đàn cá mập đang xông vào xâu xé con cá kiếm của lão, để rốt cục, kéo vào bờ một con cá chỉ còn trơ xương b. Nội dung: - Đề cao sức mạnh của con người - ông lão đánh cá - trong cuộc đấu với con cá kiếm. Cả hai đều dũng cảm, mưu trí, cao thượng nhưng chiến thắng cuối cùng đã thuộc về con người. - Thể hiện niềm tin vào nghị lực của con người và niềm tự hào về con người. - (Thêm: Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực) c. Nghệ thuật: - Lối kể chuyện độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời kể với văn miêu tả cảnh vật, đối thoại và độc thoại nội tâm. - Ý nghĩa hàm ẩn của hình tượng và tính đa nghĩa của ngôn ngữ. d. Ý nghĩa đoạn trích: Cuộc hành trình đơn độc, nhọc nhằn của con người vì một khát vọng lớn lao là minh chứng cho chân lí: “Con người có thể bị hủy diệt hưng không thể bị đánh bại” II. Văn bản nhật dụng: Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu): Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản III. Lí luận văn học: Các giá trị văn học và tiếp nhận văn học: Ghi nhớ: SGK, tập 2, tr. 191 IV. Tiếng Việt: 1. Đọc lại các bài thực hành về hàm ý 2. Phong cách ngôn ngữ hành chính: (Trọng tâm) - Ghi nhớ: SGK, tập 2, tr. 171. - Thực hành viết đơn, biên bản, báo cáo… V. Làm văn: 1. Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi: Ghi nhớ: SGK, tập 2, tr. 36. (Trọng tâm) 2. Rèn kĩ năng mở bài, thân bài, kết bài trong văn NL: Ghi nhớ: SGK, tập 2, tr. 116. 3. Rèn kĩ năng diễn đạt trong văn NL Ghi nhớ: SGK, tập 2, tr. 141, 157. 4. Phát biểu tự do: Ghi nhớ: SGK, tập 2, tr. 164 CHUC CÁC EM ÔN TẬP TỐT, LÀM BÀI ĐẠT KẾT QUẢ CAO!.

<span class='text_page_counter'>(24)</span>

×