ÔN TÂP HK2 MÔN NGỮ VĂN 8 TẬP LÀM VĂN
Đề 1:
Từ nội dung bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn
Thiếp, em hãy nêu suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa học và
hành.
Từ xưa tới nay, mối tương quan chặt chẽ giữa học và hành đã được
nhiều người quan tâm, bàn luận, Học quan trọng hơn hành hay hành quan
trọng hơn học? La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã góp m ột ý kiến xác đáng
về vấn đề này trong bài Bàn luận về phép học: Phép dạy, nhất định theo Chu
Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ
kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo đi ều học mà làm. Họa
may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó
mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.
Ý kiến trên đây của ông là sự đúc kết kinh nghiệm sau bao năm nghi ền
ngẫm và áp dụng trong thực tế phương pháp dạy và học của Chu Tử (tức
Chu Đôn Di), một bậc thầy của Nho giáo đời Tống bên Trung Qu ốc.Trong
phép học của Chu Tử, Nguyễn Thiếp nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa h ọc
và hành: học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều h ọc mà làm. Vậy, chúng
ta phải tìm hiểu xem học là gì? hành là gì?
Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân lo ại đã được đúc k ết
qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truy ền thụ
của thầy cô, học ở bạn bè; tự học qua sách vở và học ở thực tế đời sống.
Học để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết. Học để có thể làm ch ủ
bản thân, làm chủ công việc của mình và góp phần hữu ích vào s ự nghi ệp
chung của đất nước, dân lộc. Theo Nguyễn Thiếp, muốn có kết quả tốt phải
có phương pháp học tốt. Trước hết phải học từ thấp đến cao. Khi h ọc phải
biết tóm lược kiến thức cơ bản đế dễ nhớ, dễ vận dụng. Theo cách nói bây
giờ là ta phải biết sơ đồ hóa kiến thức, biết tóm tắt nội dung văn bản đã h ọc.
Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào nh ững công
việc hằng ngày. Ví dụ như một bác sĩ được những kiến thức tiếp thu được
trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào
việc chữa bệnh cho nhân dân. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến
thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, b ệnh vi ện,
trường học, công viên… để phục vụ đời sống con người.
Anh công nhân trong xưởng máy vận dụng lí thuyết để cải tiến kĩ thuật,
nâng cao chất lượng sản phẩm. Chị nông dân áp dụng khoa h ọc vào đồng
ruộng để có được những vụ mùa bội thu… Học sinh vận dụng những điều
thầy dạy để làm một bài toán, một bài văn… đó là hành.
Bác Hồ cũng khẳng định: Học để hành, có nghĩa là học để làm cho tốt,
Thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha chúng ta ngày xưa đã nói: Bất
học, bất tri Lí. (Không học thì không biết đâu là ph ải, là đúng). Mục đích cuối
cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn.
Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chăng nữa mà không đem ra
vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà
thôi.
Ngược lại, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Trong h ọc tập,
học sinh muốn làm được một bài văn hay một bài toán thì không nh ững phải
nắm vững lí thuyết mà còn phải biết vận dụng lí thuyết để làm từng ki ểu bài
cụ thể. Trong công việc, nếu ta chỉ làm theo thói quen, theo kinh nghi ệm mà
không có lí thuyết soi sáng thì năng suất công việc sẽ thấp và chất l ượng
không cao. Cách làm theo thói quen chỉ thích hợp với các công việc gi ản
đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp có
liên quan đến khoa học kĩ thuật thì chúng ta bắt buộc phải được đào t ạo
chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm vi ệc v ẫn ph ải
học tập không ngừng. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng
cao của thời đại.
Quan niệm về học và hành của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cho đến
nay vẫn giữ nguyên tính khoa học và tính thực tiễn của nó. Trong giai đo ạn
khoa học phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri th ức các công việc
phức tạp. Lí thuyết đúng đắn có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho thực
hành. Con người sẽ rút ngắn thời gian mò mẫm, thử nghiệm và tránh được
những sai lầm đáng tiếc. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ thúc đẩy sản xuất
phát triển nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
Do đó, chúng ta không thể coi nhẹ vai trò to lớn của việc h ọc mà ph ải
nhìn nhận, đánh giá đúng mức môi liên quan giữa học và hành. H ọc và hành
phải đi đôi vì chúng có tác động hai chiều với nhau. Học hướng dẫn hành.
Hành bổ sung, nâng cao và làm cho việc học thêm hoàn thiện. Có học mà
không có hành thì chỉ là ôm mớ lí thuyết suông. Trái lại, chỉ chú tr ọng th ực
hành mà không chịu học hỏi thì làm việc gì cùng khó khăn. Học và hành là
hai mặt của một quá trình, không thể xem nhẹ mặt này hay mặt khác. Thực
tế cho thấy trong tất cả các cấp học ngày nay, phương châm học đi đôi với
hành là hoàn toàn đúng. Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà
trường, sách vở… phải được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống để sáng tạo
ra những thành quả vật chất, tinh thần phục vụ con người.
Với cách lập luận chặt chẽ, bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thi ếp
giúp chúng ta hiểu rõ mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có
tri thức, tài năng, đặng góp phần thúc đầy sự hưng thịnh của đất nước, chứ
không phải để cầu danh lợi theo kiểu “vinh thân phi gia". Muốn h ọc tối ph ải
có phương pháp đúng: Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà
làm; đặc biệt học phải đi đôi với hành.
Đề 2:
Câu nói của M. Go- rơ -ki:" Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có
kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em những suy nghĩ gì?
Nếu ví tri thức nhân loại như đại dương mênh mông thì thì sự hi ểu biết
của chúng ta chỉ là muối bỏ bể. Trên chuyến hành trình đi tìm biển ki ến thức
vô tận, con người đã dần lớn lên để từ một cá thể nhỏ bé mà tạo nên tiếng
nói riêng, phong cách riêng. Sách chính là phương tiện đưa ta đến v ới nguồn
kiến thức vô tận, mở ra môt cánh cửa kì diệu. Chính vì vậy, khi nhận định v ề
tầm quan trọng của sách, M. Go-rơ-ki đã nói:" Hãy yêu sách, nó là ngu ồn
kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống." Con người yêu sách,
nuôi dưỡng "con đường sống" để khẳng định rằng mình tuy là một hạt mu ối
nhỏ bé nhưng góp phần quan trọng trong việc hình thành nên đại d ương bao
la.
vậy sách là gì? Sách là di huấn tinh thần của thế hệ này đối với thế hệ
khác, lời khuyên của người già sắp từ giã cõi đời với người tr ẻ bước vào
tương lai. Sách là sản phẩm tinh thần phi vật thể, kho báu trí tuệ c ủa nhân
loại. Sách đã trường tồn với thời gian như một nhân vật quan trọng mãi
không bao giờ khuất. Mỗi sớm mai thức giấc, bạn có thấy rằng th ế giới
quanh ta có biết bao điều kì lạ. Sau cơn mưa, tại sao bầu trời l ại xanh ng ắt
với lung linh bảy sắc cầu vồng? Hiện tượng sấm sét đáng sợ là do đâu? Vì
sao nhưng ngôi sao chỉ có thể thắp sáng vào ban đêm?... Tất cả đều mang
tầm vóc từ vĩ mô như vũ trụ đến vi mô như tâm hồn con nghười, đều có ở
sách. Vì vậy, chúng ta hãy yêu sách. Hãy bảo quản, trân tr ọng , nâng niu
như một người bạn tri kĩ, phải phát huy giá trị mà sách mang đến cho con
người. Bởi vì sách không đơn thuần chỉ là " của kho vô tận" mà còn là n ơi kí
thác những tâm sự riêng tư, thầm kín.
Như ta đã nói, sách cho ta kiến thức, vậy kiến thức là gì? Đó chính là
những kỹ năng, kỹ xảo, những hiểu biết của con người trong cuộc sống, n ơi
lưu giữ tri thức toàn nhân loại được đúc kết qua hàng ngàn, hàng v ạn năm
trong mỗi lĩnh vực cuộc sống.
Thế tại sao nói sách là nguồn kiến thức? Bởi vì sách là kết tinh trí tuệ
con người. Sách không chỉ tác động vào tri thức mà còn ăn sâu vào tinh
thấn, bồi dưỡng tâm hồn để ta biết cách sống đẹp, sống tốt và có ích. Sách
kết nối không gian, thời gian, kết nối trái tim, tấm lòng con ng ười. Sách là
chiếc cầu nối đưa ta từ thực tại ngược dòng thời gian trở về quá khứ để
chứng kiến những mốc son vàng lịch sử. Nhờ có sách_ màn ảnh thu nhỏ mà
ta có thể đi du lịch khắp thế giới, ngắm nhìn cảnh đẹp và hi ểu được cuộc
sống sinh hoạt của con người ở những vùng đất xa xôi. Sách mở ra những
câu chuyện, tác phẩm văn học thấm đẫm nhân văn để khiến ta khi đọc phải
có những suy ngẫm chính chắn hơn về cuộc đời.
Ai cũng biết rằng, nguồn kiến thức mà sách mang đến cho chúng ta là
vô tận. đọc sách khoa học để hiểu được nhân loại đã tiến bộ như thế nào từ
sự xuất hiện lần đầu tiên của lửa, thích thú với những phát minh c ủa các b ậc
thầy như Acsimec, Niu-tơn, Anh-xtanh,.. Tìm hiểu sách xã hội để biết được
sự phong phú bí ẩn của nên văn hóa từng quốc gia, những địa thế sông núi
đẹp do thiên nhiên hữu ý hay vô tình dựng nên. Say sưa bay b ổng cùng
những tác phầm văn học để đồng cảm hơn với nhân loại. Có tồn tại hay
chăng nền văn minh nhân loại nếu không có sách? Không có sách, chúng ta
sẽ tiếp nhận nguồn kiến thức khổng lồ bằng cách nào? Hậu quả nếu không
có sách là sự tồn tại của lạc hậu, ngu dốt, bần hàn. Nếu con người không t ự
lớn lên về mặt tri thức thì làm sao có thể làm chủ vận mệnh bản thân và đất
nước? Chính vì thế, chỉ có kiến thức mới là con đường sống.
Đọc sách là nghệ thuật cũng là một thú vui hưởng lạc của tâm hồn.
Nhưng đọc sách là một việc, ứng dụng sách vào đời sống lại là một việc
khác. Một đời người có thể đọc hàng ngàn quyển sách nhưng giá trị của
chúng đã được phát huy hết chăng? Cuộc đời vẫn vỗ sóng, bạn có thể
khẳng định được gì khi chỉ ngồi ở một chỗ mà tiếp nhận kiến thức? Vì thế,
phải biết ứng dụng sách vào thực tiễn một cách phù hợp, đúng đắn.
Chẳng lẽ ai lại muốn như Đôn-ki-hô-tê_ vị "quý tộc tài ba" xứ Mantra
mãi đắm chìm trong những mộng ảo hão huyền. Nên, hãy đặt trang sách vào
cuộc đời chứ đừng nên đặt đời người vào trang sách. Nên nhớ thực tiễn mới
là nơi ta sống, sách là phù sa làm giàu có dòng chảy cuộc đời.
Nhưng có điều, không phải sách nào cũng có ích. Loại sách vô ích đầu
độc ý nghĩ con người, xuyên tạc cuộc sống, làm ta u mê, ngu muội thì hãy
nên loại bỏ. Tuy đọc sách nhều nhưng phải biết gạn lọc mới chính là thái độ
đọc sách đúng đắn. Hãy yêu quý, lựa chọn những loại sách giúp ta mở rộng
kiến thức , bồi dưỡng tâm hồn, giúp ta yêu cuộc sống, nó phải ca t ụng nhân
nghĩa, lòng bác ái, vị tha thì mới chính là hành trang c ủa con người trong
cuộc chinh phục những đỉnh cao hy vọng.
" Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến th ức mới là coon
đường sống." Sách là kho báu trí tuệ. Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau gi ữ
gìn, phát huy những giá trị của sách, ứng dụng sách vào đời sống để sách
mãi là ngọn đèn soi sáng tâm hồn ta.
Đề 3:
Nghị luận Tuổi trẻ và tương lai đất nước
Trong thư gởi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Vi ệt
Nam độc lập, Bác Hồ đã thiết tha căn dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên
tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh
vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần
lớn ở công học tập của các em". Lời nhắn nhủ của Bác một lần nữa càng
giúp ta thấm thía hơn vai trò, trách nhiệm của thế hệ với tương lai đất n ước.
"Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Cuộc đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ
là mùa xuân của xã hội". Vâng, tuổi trẻ là chặng đời con ng ười có th ể có
những đóng góp lớn lao nhất cho xã hội. Vì sao vậy? Bởi lẽ, tu ổi tr ẻ là tuổi
sung sức nhất trong cuộc đời mỗi con người. Tuổi trẻ là tuổi ôm ấp bao ước
mơ, hoài bão. Tuổi trẻ là tuổi năng động và sáng tạo. Tuổi tr ẻ cũng là tu ổi có
sức bật mạnh hơn hết thảy. Với tất cả những phẩm chất tinh tuý ấy, không
bàn cãi gì nữa, thế hệ trẻ sẽ là những chủ nhân của đất nước, sẽ là ngu ồn
động lực hàng đầu trong công cuộc xây dựng một đất nước phát triển và
giàu mạnh. Song, để có thể sống và đóng góp một cách tr ọn vẹn, viên mãn
nhất cho đất nước, tuổi trẻ cũng cần chuẩn bị cho mình những hành trang
cần thiết để tiến vào tương lai, đảm đương vai trò, sứ mệnh thiêng liêng của
mình.
Tuổi trẻ ấy không ai khác chính là chúng ta, thế hệ học sinh, sinh viên
đang ngồi trên ghế nhà trường. Vậy, chúng ta phải chuẩn bị nh ững gì cho
hàng trang đi vào tương lai? Thiết nghĩ, trước hết chúng ta ph ải là nh ững
con người có đọc dức tốt, có nhân cách cao đẹp. Đồng thời, phải không
ngừng nỗ lực để nâng cao tri thức, hiểu biết, trí tuệ nhằm đem tài n ăng c ủa
mình phục vụ cho Tổ quốc. Nghĩa là, mỗi người phải phần đấu để trở thành
con người toàn diện, vừa có đức, vừa có tài. Lời Bác dạy vẫn còn đó: "Có tài
mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì
cũng khó.
Con đường tiếp cận tri thức của nhân loại là cả một hành trình không
mệt mỏi, không có chỗ dừng. Để có thể thực sự trở thành những ch ủ nhân
vững vàng của đất nước tương lai, ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta phải không
ngừng học tập, nắm bắt một cách đầy đủ những kiến thức cơ bản để có thể
tiến xa hơn trên con đường khám phá tri thức nhân lo ại, tr ở thành l ực l ượng
lao động tri thức, trở thành những con người cốt cán của th ời đại khoa h ọc k ĩ
thuật.
Tương lai đất nước phụ thuộc vào việc học của chúng ta. Lời nh ắn nh ủ
của Bác đặt trong hoàn cảnh hiện nay càng sâu sắc hơn bao gi ờ h ết. S ự
phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, của hoa học tự nhiên, khoa học xã
hội sẽ không chấp nhận những ai bằng lòng với những gì mình đang có.Đi ều
đó cũng có nghĩ làm không chịu học, không ham học thì chúng ta s ẽ bị t ụt
hậu. Chắc chắn, sứ mệnh của những chủ nhân tương lai sẽ không phải là
chúng ta. Điều này quả là ngoài ý muốn của những ai biết yêu Tổ quốc,
giống nòi, biết tự hào với truyền thống cao đẹp của "con Hồng cháu Lạc".
Vậy chúng ta phải học tập như thế nà để có thể đáp ứng được yêu cầu
lớn lao đó? Thiết nghĩ, mỗi người phải ý thức rõ vai trò ch ủ nhân t ương lai
đất nước. Không ngừng học tập và học hỏi, học với tất cả sự nhiệt tình và
niềm say mê khám phá không ngừng để tiếp cận chân lí của tri thức nhân
loại. Xác định rõ mục tiêu học tập vinh quang ấy, mỗi học sinh phải xem
những tấm gương hiếu học, những gương mặt tài năng trẻ không chỉ là niềm
tự hào của tuổi trẻ chúng ta mà còn là cái đích vươn lên của m ỗi con người.
Trau dồi kiến thức, học đến đâu chắc đến đó; kết hợp học với hành, lí thuyết
gắn với thực nghiệm để có kích thích sáng tạp; tìm tòi cái mới. Và tất nhiên,
không bao giờ quên ý thức trau dồi trở thành con người toàn di ện c ả tài và
đức. Bởi chỉ thực sự có tài và có đức thì mới mong đóng góp được nhiều
cho đất nước, cho dân tộc.
Bác mong các cháu ma khôn lớn
Nối gót ông cha bước kịp mình. (Tố Hữu)
Lời Bác dạy và mong ước tha thiết của Người sẽ mãi là lẽ sống đẹp của
mỗi chúng ta, hôm nay và mai sau. Bạn, tôi và tất cả chúng ta ch ắc chắn s ẽ
là những chủ nhân xứng đáng của đất nước. Và, tất nhiên phải b ắt đầu ngay
từ bây giờ, những gì cần thiết nhất để hoàn thành sứ mệnh của t ương lai.
Đề 4:
Văn học và tình thương
Chúng ta có thể thấy, trong tất cả các tác phẩm văn học, không có tác
phẩm nào là không nhắc tới tình thương. Thật vậy, văn học và tình thương
là hai khái niệm đan xen, không thể tách dời.
Văn học là một bộ môn nghệ thuật dùng ngôn ngữ để tái hiện đời sống.
Các nhà văn, nhà thơ cũng dùng ngôn ngữ để diễn tả tự tưởng, tình cảm
của mình với cuộc sống, đặc biệt là tình yêu thương luôn được các nhà văn
đề cập đến ở nhiều phương diện. Tóm lại, các cung bậc tình cảm yêu
thương đều được phản ánh rất sinh động trong các tác phẩm văn học. Còn
tình thương là những biểu hiện tình cảm của người với người, là sự thương
mến, xót xa, đồng cảm của những tấm lòng nhân ái, là thứ tình cảm trao đi
mà không cần nhận lại, không vụ lợi, toan tính.
Trước tiên, văn học thể hiện phong phú các cung bậc tình cảm yêu thương
của con người. Khởi nguồn cho mọi tình yêu, đó là tình cảm gia đình – một
thứ tình cảm mà chỉ có máu mủ ruột rà mới hiểu được. Trong đó, tình mẫu
tử là cao quý hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “Những ngày
ấu thơ”, đã cho ta thấy được lòng hiếu thảo của Hồng và tình yêu thương
mẹ tha thiết. Cậu phải sống trong cảnh mồ côi, người cha nghiện ngập rồi
chết, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, Hồng đã phải sống
trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ
hàng. Ấy vậy mà cậu không hề oán trách mẹ, ngược lại, cậu lại càng yêu
thương mẹ hơn. Và chính người mẹ, cũng đã vượt qua những dị nghị, những
sự mặc cảm để trở về bên đứa con bé bỏng của mình. Không chỉ ở những
tác phẩm văn học, mà ca dao tục ngữ cũng nói về tình cảm mẫu tử :
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
Cho dù ta đã lớn khôn, trưởng thành, nhưng mẹ sẽ luôn ở bên cạnh ta, theo
ta đến suốt cuộc đời này. Mẹ ở bên ta để chia sẽ với ta những niềm vui, nỗi
buồn trong cuộc sống, và mỗi khi ta vấp ngã, mẹ sẽ là người động viên, cổ
vũ để ta có thể tự đứng lên bằng chính đôi chân của mình. Tiếp theo, văn
học còn cho ta thấy một thứ tình cảm cũng vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không
kém, đó là tình cảm vợ chồng.Ví dụ như chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn”
của Ngô tất Tố, chị là một người phụ nữ đảm đang, yêu thương chồng con
hết mực, dám vùng dậy đấu tranh, đánh trả bọn cai lệ và người nhà lí
trưởng để bảo vệ chồng mình. Không chỉ vậy, chắc hẳn trong chúng ta
không ai có thể quên được câu truyện cảm động “Cuộc chia tay của những
con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài. Hai anh em Thành và Thuỷ chia tay
nhau đẫm nước mắt. Những con búp bê trong truyện cũng như hai anh em
Thành và Thuỷ trong sáng, vô tư, không có tội lỗi gì, thế mà lại phải chia
tay nhau. Đọc câu truyện này, chúng ta thấy rơi nước mắt vì tình cảm yêu
thương nhau của hai anh em. Qua đó, nhà văn đã cho chúng ta thấy tình
cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình.
Không chỉ trong gia đình mà ngay cả giữa những con người không cùng
máu mủ, nhưng văn học vẫn đề cập đến, đó tình yêu thương giữa con
người với con người trong xã hội.
Lòng yêu thương đất nước còn được thể hiện sâu sắc trong tác phẩm “Hịch
tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Trước tiên, Trần Quốc Tuấn thể hiện lòng yêu
nước của mình ở lòng căm thù giặc. Ông vạch trần tội ác của giặc bằng lời
lẽ sinh động, coi chúng như loài cầm thú : “cú diều”, “dê chó”, “hổ đói”.
Trạng thái căm uất sục sôi, hận thù bỏng rát, chất chứa cảm xúc lớn về vận
mệnh đất nước. Không chỉ Trần Quốc Tuấn là một vị chủ tường yêu nước,
mà ngay cả Nguyễn Trãi cũng thể hiện lòng yêu nước của mình qua văn
bản “Nước Đại Việt ta”. Nguyễn Trãi đã có tư tưởng tiến bộ, ông đề cao sức
mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc.Không những thế, ông còn cho
ta thấy tất cả các yếu tố của một quốc gia có độc lập tự chủ : nền văn hoá
lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng.
Tình thương trong văn học còn thể hiện ở các nhà văn phê phán thái
độ sống ích kỷ, độc ác của con người trong xã hội. Ví dụ như trong truyện
cổ tích “Tấm Cám”, chúng ta sẽ thấy được thái độ căm ghét của mọi người
đối với mẹ con Cám. Cái chết ở cuối câu truyện đã lên án gay gắt : những
kẻ ác phải bị trừng phạt. Không chỉ trong truyện cổ tích dân gian, mà chính
trong những tác phẩm văn học nước ngoài cũng phê phán lối sống vô lương
tâm của con người. “Cô bé bán diêm” của Andecxen là một trong những
tác phẩm đó. Vào đêm giao thừa, một em bé mồ côi mẹ ,đầu trần chân
đất ,bụng đói người rét, vẫn phải đi bán diêm. Em lang thang trên khắp mọi
nẻo đường, nhưng không ai để ý đến em. Và cuối cùng, cô chết trong một
xó tường, xung quanh là những que diêm đã đốt hết. Qua câu chuyện này,
tác giã đã lên án thái độ sống thờ ơ của những con người trong xã hội.
Tình yêu thương gia đình, yêu thương đồng loại, phê phán những tội
ác to lớn, tất cả đều được phản ánh trong văn học. Văn học chính là yếu tố
quan trọng trong việc lưu giữ lịch sử của thế hệ trước cho đời sau.
Đề 5
Nói không với tệ nạ xã hội
Hiện nay, Việt nam chúng ta đang trên đà phát triển công nghi ệp hoáhiện đại hoá đất nước.Mỗi công dân đều phải có trách nhiệm đối với bản
thân cũng như đối với đất nước để góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của nước
nhà,song song đó việc đẩy lùi tệ nạn xã hội cũng là một trong những tiêu chí
phát triển hàng đầu. Một đất nước càng văn minh, hi ện đại thì tệ nạn xã h ội
lại càng phức tạp, càng đáng phải lên án gay gắt.
Cho đến ngày nay,tệ nạn xã hội vẫn được hiểu là những vấn
nạn,những việc làm sai trái gay nguy hiểm cho xã hội như:ma tuý,m ại
dâm,tội phạm…Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến sự an nguy của Việt Nam
mà còn là mối đe doạ khủng khiếp của toàn nhân loại.Ai trong chúng ta c ũng
đều có thể là nạn nhân của những tệ nạn trên.Vì thế,ta cần t ự ch ủ bản
thân.Kiên quyết bài trừ và tiêu diệt “con quỷ gi ết người không dao này”.N ếu
mọi người trên Trái Đất này cùng chung tay góp sức với nhau,cùng nhau
tuyên truyền những biện pháp khống chế thì tệ nạn xã hội sẽ không còn là
một vấn đề nan giải nữa.Điển hình như tệ nạn ma tuý,mỗi ngày nó có thể
cướp đi mạng sống của hàng chục triệu người trên thế giới.
Thay vì cam chịu đứng nhìn,chúng ta hãy làm những vi ệc làm tốt nhất
có thể như: đưa người nghiện ma tuý đi cai nghiện,tạo điều kiện để họ vui
sống,lạc quan và hoà nhập tốt hơn với cộng đồng.Nghiêm khắc trừng trị
những kẻ buôn bán ma tuý,những “má mì”chăn dắt gái mại dâm để góp
phần chặn đứng lưỡi hái của “nàng tiên nâu”.Nhưng hơn bao gi ờ h ết,tệ n ạn
xã hội có thể bị tiêu diệt còn tuỳ thuộc vào ý thức của chính bản thân m ỗi
người.Vì thế,ai trong số chúng ta cũng phải làm chủ bản thân,nói “Không”
với những lời lẽ khiêu khích,những trò ăn chơi sa đoạ.Tuy một ngày,chúng
có thể không ga6y ra hậu quả gì nghiêm trọng.Nhưng theo th ời gian, chúng
sẽ lôi kéo ta ngày càng lún sâu vào vũng bùn nhơ của tệ nạn xã h ội.
Trong xã hội này, có nhiều người luôn sống theo phương châm:”Vui có
chừng-Dừng đúng lúc” thì cũng có không ít người từng ngày tiếp tay,làm lan
truyền tệ nạn xã hội ra cộng đồng.Những người cả tin, sống ăn chơi,đua đòi
để rồi cũng trở thành nạn nhân của tệ nạn xã hội that đáng phê phán. Đặc
biệt nguy hiểm là nhiều người có hành vi chủ mưu, lôi kéo gi ới trẻ sa vào t ệ
nạn xã hội. Họ không ý thức được hậu quả mà mình gay ra đã tạo nên một
lỗ hổng đen vào thế hệ trẻ mà chỉ biết hưởng lợi cho riêng mình.Những con
người ích kỉ như vậy đáng phải chịu vô số những hình phạt nghiêm khắc
nhất của pháp luật và sự cắn rứt giày vò của toà án luong tâm
Trên thế giới cũng có hàng vạn tấm gương sáng bước ra từ t ệ nạn xã hội để
sống tốt đẹp hơn và là người có ích cho cộng đồng.Họ xứng đáng nhận
được sự thuong yêu và trân trọng của mọi người.Biết đứng lên để làm lại từ
đầu sau những vấp ngã mới là điều đáng quý nhất.Từ đó, chúng ta hãy
gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người về những tác hại của t ệ n ạn xã hội
và làm những biện pháp thiết thực nhất để tệ nạn xã hội không còn là n ỗi ám
ảnh chung của toàn nhân loại.
Đề 6:
Bảo vệ môi trường
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường là một vấn đề đáng
quan tâm của toàn xã hội chúng ta. Có thể nói rằng, trong
thời gian gần đây những thiên tai kinh hoàng đã
diễn ra
như “Thảm họa kép” động đất sóng tác hại khôn lường mà ô
nhiễm môi trường gây ra đối với cuộc sống của con người. Do
đó để cứu lấy cuộc sống thì việc
bảo vệ môi trường là một
vấn đề vô cùng cần thiết.
Trước hết, ta cần hiểu môi trường là gì? Môi trường sống
của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các
yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có
ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường có hai loại
chính: đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi
trường tự nhiên bao gồm các thành phần tự nhiên như địa
hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,… Môi
trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với
con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật
pháp, thể chế, cam kết, quy định,…
Thực trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra rất nghiêm
trọng.Ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang
thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ,
các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe
hơi và các loại động cơ khác. Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay
thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước,
nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền
đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng
nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ,
sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,
… Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa
trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh
viện
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Nguyên nhân chính là do ý thức của con người không tôn
trọng luật pháp bảo vệ môi trường. Tình trạng chặt phá rừng
đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm ngiêm
trọng.Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy
xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải
công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y
tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,…Nhận thức của
con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế… Luật
pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn
chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường… Việc
giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được
quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc
dùtrên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những
chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người
nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu
và học hỏi của người dân. Do đó mà trình độ hiểu biết của
người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công
cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản lý, kiểm
soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu
quả, …chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân,
đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là biết mà làm
ngơ.
Chúng ta không thể làm ngơ mà cần phải tiếp tục công
cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp
tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức
xử phạt thật nghiêm minh, thật nặng đối với các cá nhân, tổ
chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh
hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần
giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên
truyền, cổ động…Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi
trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp
học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và
các hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em
biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách
khác để giúp bảo vệ môi trường là phát động thường xuyên
hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường
khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi
biển…
Tình trạng môi trường ở nước ta tuy nghiêm trọng nhưng
vẫn có thể cứu vãn được nếu mỗi người dân chúng ta biết
góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Chính vì vậy
, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô
nhiễm ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và
vì cuộc sống của chính mình, cũng như của các thế hệ sau!
Hãy bảo về môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính chúng
ta.
Đề 7:
Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì
làm việc gì cũng khó. Anh (chị) hãy giải thích câu nói của Bác và rút ra
bài học cho việc học tập và tu dưỡng đạo đức của bản thân.
Để trở thành người có ích cho xã hội, chúng ta cần phải có những phẩm
chất nào? Có trí tuệ siêu việt hay là phải có đạo đức tuyệt vời cao cả? Trong
một cuộc nói chuyện với học sinh, những người đang ra sức rèn luyện để trở
thành công dân có ích cho xã hội, Hổ Chủ tịch đã nói: Có tài mà không có
đức là người vô dụng. Cô đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
Cậu nói của HỒ Chủ tịch đã khẳng định giá trị cơ bản của một con
người là tài và đức. Trong ý kiến của Bác, tài chính là tài năng, là kiến thức,
là hiểu biết, là kĩ năng kĩ xảo, là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn
thành công việc của mình một cách tốt nhất, đặc biệt là trong những hoàn
cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp.
Đức chính là đạo đức, là tư cách tác phong, là lòng nhiệt tình, là những
khát vọng chân thiện, mĩ… Người có đức biết tôn trọng và bảo vệ chân lí,
dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hi sinh quyển lợi cá nhân cho quyền lợi
của tập thể.
Tài và đức là những phạm trù khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ không
thể tách rời. Có tài mà không có đức là người vô dụng, bởi vì tài năng đó
không được sử dụng để phục vụ nhân dân mà chỉ để mưu cầu lợi ích cho cá
nhân thì cũng trở thành vô ích. Người ta không thể sống một mình, càng
không thể tách rời giạ đình, bạn bè, giai cấp, dân tộc và đồng loại.
Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp
hữu ích đối với cộng đồng. Người ích kỉ là người không quan tâm đến quyền
lợi củà người khác. Nếu có tài, họ cũng chỉ tìm cách sao cho có lợi cho
mình. Người có tài mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân
thì chẳng những vô dụng mà còn cố tội. Người càng có tài mà kém đạo đức
thì tác hại gây ra cho gia đình và xã hội càng lớn.
Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tàj thì làm việc gì cũng khó. Có
đức, tức là có khát vọng hành động, cống hiến vì lợi ích của mọi người
nhưng kiến thức ít ỏi và năng lực kém thì những ý định dù tốt đến đâu cũng
khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp cho con người lao động có hiệu quả.
Thiếu tài năng, người ta phải làm việc rất vất vả mà chất lượng công việc lại
không cao.
Rõ ràng là giá trị của con người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài
bổ sung, hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện, đạt hiệu quả cao
trong quá trình làm việc và cống hiến. Nhưng trong ý kiến của Hổ Chủ tịch,
rõ ràng vị trí của đức được coi là hàng đầu, là yếu tố quyết định. Chính vì
thế, thiếu đức con người trở thành vô dụng, thiếu tài người ta làm việc gì
cũng khó.
Cách nói của Bác rất giản dị và cụ thể, giúp ta nhận thức đúng đắn hơn
về vai trò quan trọng của đức trong phẩm chất của mỗi con người.
Để trở thành công dân hữu ích, chủ nhân xứng đáng của đất nước
trong tương lai, ngay từ tuổi học sinh, chúng em phải không ngừng học tập,
tu dưỡng. Như vậy mới có đủ đức và tài – tiêu chuẩn của con người mới
như Bác Hồ hằng mong ước.
ÔN TÂP HK2 MÔN NGỮ VĂN 8 VĂN BẢN
Câu1: Chép 8 câu thơ đầu bài Nhớ rừng và nêu ý nghĩa của bài thơ.
* Chép 8 câu thơ đầu bài Nhớ rừng:
“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài,trong ngày tháng dằn qua,
Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẫn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Đểlamf trò lạ mắt thứ đồ chơi,
Chịu ngang bầy cùngbonj gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
* Nêu ý nghĩa của bài thơ:
Nhớ rừng của thế lữ mượn lơigf con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để
diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao
khát tự do mãnh liệt. Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kìn của
người dân mất nước thuở ấy.
Câu2: Chép 8 câu thơ đầu bài Quê hương và nêu tóm tắt tác giả ,tác
phẩm của bài thơ.
* Chép 8 câu thơ đầu bài Quê hương.
“Làng tôi ở vốn làm ngề chài lưới:
Nước bao vây,cách biển nữa ngày sông.
Khi trờ trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mãnh hồn làng
Rướn than trắng bao la thâu góp gió…
* Nêu tóm tắt tác giả ,tác phẩm của bài thơ.
- Tế Hanh (1921-2009) tên khai sinh là Trần Tế Hanh.
- Quê ở tỉnh Quảng Ngãi.
- Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng HCM về văn học nghệ
thuật (1996).
- Bài thơ Quê hương rút trong tập Nghẹn ngào (1939) sau được in lại
trong tập Hoa niên(1945).
Câu3: : Chép thuộc lòng bài Khi con tu hú và nêu hoàn cảnh sang
tác của bài thơ.
* Chép thuộc lòng bài Khi con tu hú.
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi !
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu !
* Nêu hoàn cảnh sang tác của bài thơ.
- Bài thơ dược sánh tác trong nhà lao Thừa Phủ vào 7/1939 nơi tác giả
mới bị bắt giam.
Câu4 :Chép 2 câu thơ có hình ảnh tiếng chim tu hú trong văn bản
Khi con tu hú và nêu ý nghĩa của nó.
* Chép 2 câu thơ có hình ảnh tiếng chim tu hú trong văn bản Khi
con tu hú.
“Khi con tu hú gọi bầy
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu !
* Nêu ý nghĩa của nó.
“Khi con tu hú gọi bầy là tiếng chim tu hú gọi bầy hiên hòa ấm áp, gợi
liên tưởng một bức tranh mùa hè vui vẻ, sống động và đày sức sống.
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu ! gợi sự thôi thúc hàh động để trở về
tự do.
Câu5: : Chép thuộc lòng bài Tức cảnh Pác Bó và nêu hoàn cảnh
sang tác của bài thơ.
* Chép thuộc lòng bài Tức cảnh Pác Bó.
Sáng ra bờ suối tói vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẵn sẵn sang.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
* Nêu hoàn cảnh sang tác của bài thơ.
-2/1941: tại hang Pác Bó Cao Bặng.
Câu6: Tại sao nói Chiếu đời đô có sức thuyết phục mạnh mẽ ?
- Chiếu đời đô có sức thuyết phục mạnh mẽ vì tác giả dã nói đúng ý
nguyện của nhân dân, có sự kết hợp giữa lí và tình. Về lí nhà vua đã
giải thích tại sao phải dời đô, là do mưu toan nghiệp lớn ,tính kế muôn
đời cho con cháu ,thuận theo mệnh trời. Muốn bảo vệ độc lập thì phải
tìm được nơi trung tâm của trời đất để nhan dân sống ấm no, hạnh
phúc. Về tình Lí Công Uẩn đã hiêủ rõ lòng dân nắm vững nguyện
vọng của nhân dân.
Câu7: Tại sao kết thúc bài Chiếu dời đô tác giả không ra mệnh lệnh
mà đặt câu hỏi Các khanh nghĩ thế nào nó có tác dụng gì ?
-Kết thúc bài Chiếu dời đô tác giả không ra mệnh lệnh mà đặt câu hỏi
Các khanh nghĩ thế nào. Cách kết thúc ấy mang tính chất đối thoại,
trao đổi, táouwj đồng cảm giữa vua và thần dân. Bài chiếu do đó
thuyết người nghe bằng cả lí luận chặt chẽ và tình cảm chân thành.
Câu8: Vì sao nói Chiếu dời đô phản ánh ý chí độc lập tự cường và
sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ?
Chiếu dời đô phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn
mạnh của dân tộc Đại Việt. Dời đo từ vùng núi Hoa Lư Ninh Bình ra
thành Dại La vùng đồng bằng, chứng tỏ nhà Lú đủ sức để chấm dứt
nạn phong kiến cát cứ, thế và lực của nước Đại Việt đủ sức ngang bằng
với Trug Quốc.Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của
nhân dân thu giang sơn về một mối xd đất nước độc lập tự cường.
Câu 9:Vì sao Nước Đại Việt ta là bản tuyên ngôn độc lập?(Nguyên
nhân do đâu mà Nguyễn Trãi khẳng định chủ quyền của dân tộc ta)
-Nước Đại Việt ta là bản tuyên ngôn đôc lập vì :
+có nền văn hiến lâu đời 4000 năm.
+có cương vục lãnh tổ riêng.
+có phong tục tập quán riêng.
+có lịch sử riêng và chế độ riêng.
Câu10:Qua văn bản hịch tướng sĩ
+ em thấy nó có sức thuyết phục ntn?
Hịch tương sĩ là một áng văn chính luận su sắc, có sự kết hợp hài hòa
giữa lập luận chặt chẽ sắc bén và lời văn thống thiết có sức lôi cuốn
mạnh mẽ.
+ em hiểu được gì về nỗi niềm và nỗi long của trần quốc tuấn?
TQT đã căm thù giặc rất sâu sắc. Ông nguyện quên ăn mất ngủ dể hi
sinh, đó là tấm lòng yêu nước tha thiết. Đồng thơi ông ngiêm khắc
thẳn thắn phê bình những sai trái của tướng sĩ và khuyên bảo họ chăm
chỉ luyện tập để bảo về đất nước.
Câu 11:Em có nhận xét gì về cách đặt tên vb Thuế máu?
Cách đặt tên trong vb thuế máu của tác giả NAQ rất ấn tượng. Trong
thực tế không có thứ tthuế gọi là thuế máu cho thấy hình ảnh thủ đoạn
bó lột tàn nhẫn của chế độ thực dân ở các nước thuộc địa, biến người
dân nơi đay thành cácvaatj hi sinh tron cuộc chiến tranh phi
nghĩa.Cách đặt tên đã bộc llooj trực tiếp quan điểm phê phán tố cáo
trước tực trạng đó.
KIỂM TRA VĂN BẢN HKII
Câu1: Chép 8 câu thơ đầu bài Nhớ rừng và nêu ý nghĩa của bài thơ.
Câu2: Chép 8 câu thơ đầu bài Quê hương và nêu tóm tắt tác giả ,tác
phẩm của bài thơ.
Câu3: : Chép thuộc lòng bài Khi con tu hú và nêu hoàn cảnh sang
tác của bài thơ.
Câu4 :Chép 2 câu thơ có hình ảnh tiếng chim tu hú trong văn bản
Khi con tu hú và nêu ý nghĩa của nó.
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
\
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………\
Câu5: : Chép thuộc lòng bài Tức cảnh Pác Bó và nêu hoàn cảnh
sang tác của bài thơ.
Câu6: Tại sao nói Chiếu đời đô có sức thuyết phục mạnh mẽ ?
Câu7: Tại sao kết thúc bài Chiếu dời đô tác giả không ra mệnh lệnh
mà đặt câu hỏi Các khanh nghĩ thế nào nó có tác dụng gì ?
Câu8: Vì sao nói Chiếu dời đô phản ánh ý chí độc lập tự cường và
sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ?
…………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Câu 9:Vì sao Nước Đại Việt ta là bản tuyên ngôn độc lập?(Nguyên
nhân do đâu mà Nguyễn Trãi khẳng định chủ quyền của dân tộc ta)
Câu10:Qua văn bản hịch tướng sĩ
+ em thấy nó có sức thuyết phục ntn?
+ em hiểu được gì về nỗi niềm và nỗi long của trần quốc tuấn?
Câu 11:Em có nhận xét gì về cách đặt tên vb Thuế máu?
Câu 12:Vì sao vb Chiếu dời đô có sức thuyết phục mạnh mẽ
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………….