Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện lão khoa trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.18 KB, 53 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu Trường
Đại học Điều Dưỡng Nam Định, các thầy cơ giáo trong tồn trường đã
tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập tại trường.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TTƯT.TS.BS Ngơ
Huy Hồng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định - Người thầy
đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong q trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, tập thể phòng Điều
dưỡng, các bác sỹ và điều dưỡng Bệnh viện Lão Khoa Trung ương đã
quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện chuyên đề.
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã
ln giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện chun đề.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện chuyên đề một cách
hồn chỉnh nhất; song khơng thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản
thân chưa thấy được. Tơi rất mong được sự đóng góp của q thầy cơ
và các bạn trong lớp, đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2020
Học viên


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong bài
báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được cơng bố trong bất cứ
một cơng trình nào khác. Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của giáo viên hướng dẫn. Nếu có điều gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Học viên




MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................................... iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.............................................................................................................. v
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................... 1
Chương 1..................................................................................................................................... 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.................................................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................. 3
1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 9
Chương 2.................................................................................................................................. 13
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT................................................................................ 13
2.1. Một số thông tin về Bệnh viện Lão khoa Trung Ương........................13
2.2. Thực trạng thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng tại BVLKTW:
.................................................................................................................................................... 14

Chương 3.................................................................................................................................. 25
BÀN LUẬN................................................................................................................................. 26
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................................... 26
3.2. Kết quả thực hiện kỹ thuật tiêm/truyền đảm bảo an toàn của điều dưỡng .. 26

3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng
.................................................................................................................................................... 30

KẾT LUẬN.................................................................................................................................. 33
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP............................................................................................................ 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................

PHỤ LỤC.................................................................................................................................... 38


vi


iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVLKTW

Bệnh viện Lão khoa Trung Ương

BV

Bệnh viện

BYT

Bộ y tế

CSNB

Chăm sóc NB

ĐD

Điều dưỡng

ĐDV


Điều dưỡng viên

ĐT

Đào tạo

HSV

Hộ sinh viên

KCB

Khám chữa bệnh

KSNK

Kiểm soát nhiễm khuẩn

KTV

Kỹ thuật viên

LT

Lý thuyết

NB

Người bệnh


NC

Nghiên cứu

NVYT

Nhân viên y tế

PĐD

Phịng điêu dưỡng

SIGN

Mạng lưới tiêm an tồn toàn cầu

TAT

Tiêm an toàn

TH

Thực hành

TW

Trung ương

UNFPA


Quỹ dân số liên hiệp quốc

UNICEF

Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc

VST

Vệ sinh tay

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm về tuổi (n=135)............................................................................. 16
Bảng 2.2. Phân bổ theo khoa của đối tượng nghiên cứu............................... 17
Bảng 2.3. Đặc điểm liên quan đến đào tạo và nhu cầu đào tạo tiêm an toàn
......................................................................................................................................................... 18

Bảng 2.4. Kết quả thực hiện “Sử dụng dụng cụ thích hợp, an toàn” .......19
Bảng 2.5. Kết quả thực hiện “Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn” .................... 20
Bảng 2.6. Kết quả thực hiện “Đảm bảo phòng sốc phản vệ và các tai biến khác”.21

Bảng 2.7. Kết quả thực hiện “Không gây phơi nhiễm cho người tiêm và cộng

đồng”............................................................................................................................................ 22
Bảng 2.8. Liên quan giữa thực hiện đạt yêu cầu chung với giới tính, nhóm tuổi, trình


độ chun mơn và nhu cầu đào tạo của điều dưỡng........................................ 23
Bảng 2.9. Liên quan giữa thực hiện đạt yêu cầu chung với thâm niên công tác, số lần

được đào tạo tiêm an tồn, loại mũi tiêm/truyền, nhóm khoa ......................24


v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Đặc điểm về giới tính (n=135).............................................................. 16
Biểu đồ 2.2. Đặc điểm về trình độ chuyên môn (n=135) ................................... 16
Biểu đồ 2.3.Đặc điểm về thâm niên công tác (n=135) ........................................ 17
Biểu đồ 2.4. Phân bố theo loại mũi tiêm/truyền.................................................... 18
Biểu đồ 2.5. Kết quả chung dựa trên phân loại..................................................... 19
Biểu đồ 2.6. Kết quả thực hiện “Đảm bảo 5 đúng”............................................. 20


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mũi tiêm an toàn (TAT) là mũi tiêm không gây nguy hại cho người được
tiêm, không gây phơi nhiễm cho người tiêm đối với các nguy cơ có khả năng
tránh được và không để lại chất thải nguy hại cho cộng đồng. Bên cạnh các
tác dụng nhằm chẩn đốn, điều trị và dự phịng bệnh thì mũi tiêm khơng an
tồn lại có thể gây lây nhiễm nhiều loại tác nhân gây bệnh khác nhau như
virus, vi khuẩn nấm và ký sinh trùng. Các thực hành tiêm chích khơng an tồn
đang ngày càng được cơng nhận là nguồn lây nhiễm các mầm bệnh lây truyền
qua đường máu, đặc biệt là virus viêm gan B, viêm gan C và HIV [1],[16].
Theo WHO, có tới 50% các mũi tiêm ở các nước đang phát triển là khơng an tồn
và trong năm 2000 ước tính trên tồn cầu tình trạng bệnh do tiêm khơng an tồn gây
ra: 21 triệu ca nhiễm HBV (chiếm 32% số ca nhiễm HBV mới); 2 triệu ca nhiễm HCV

(chiếm 40% số ca nhiễm HCV mới); 260.000 ca nhiễm HIV (chiếm 5% số ca nhiễm HIV
mới). Mỗi năm tiêm khơng an tồn gây ra 1,3 triệu trường hợp tử vong sớm, mất 26
triệu năm sống và chi phí y tế trực tiếp 535 triệu đô la Mỹ [1],[16].

Tại Việt Nam, từ năm 2001 đến nay, được sự quan tâm của Bộ Y tế, Hội Điều
dưỡng Việt Nam đã phát động phong trào “Tiêm an toàn” trong toàn quốc. Tuy
nhiên, kết quả từ nhiều nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ mũi tiêm đạt đủ các chuẩn tiêm
an tồn cịn chưa cao, theo nghiên cứu của Đào Thành trên toàn quốc năm 2005
là 22,6%, của Hà Kim Phượng nghiên cứu tại 3 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà
Nội năm 2014 là 32,1%, và theo báo cáo “Kết quả khảo sát tiêm an toàn” của Hội
Điều dưỡng Việt Nam năm 2008 thì phần lớn NVYT chưa tuân thủ quy trình kỹ
thuật và các thao tác KSNK trong thực hành tiêm [1],[2],[3],[4].
Bệnh viện Lão khoa Trung ương (BVLKTW) trực thuộc Bộ Y tế được thành lập trên
cơ sở Viện Lão khoa thuộc bệnh viện Bạch Mai. Trải qua 37 năm xây dựng và phát
triển, nay bệnh viện đã trở thành địa chỉ tin cậy trong chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi, cũng như nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực và chỉ đạo tuyến về chuyên
ngành lão khoa [5]. Tuy nhiên với công tác điều dưỡng, qua quan sát sơ bộ thực tế tại
bệnh viện chúng tôi nhận thấy việc chưa thực hiện tốt những tiêu chuẩn của một mũi
tiêm an toàn khi thực hiện kỹ thuật tiêm của các điều dưỡng đang là một vấn đề thực
sự cấp thiết, có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân và cho chính bản thân các điều


2
dưỡng viên cũng như cộng đồng, vì vậy tơi thực hiện chuyên đề “Thực
hành tiêm an toàn của điều dưỡng và một số yếu tố liên quan tại Bệnh
viện Lão khoa Trung ương” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng tại Bệnh viện Lão khoa
Trung ương Quý III năm 2020.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành tiêm an toàn của
điều dưỡng tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương.



3

Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.

Cơ sở lý luận

1.1.1. Các khái niệm
Tiêm là kỹ thuật đưa thuốc, dịch hoặc chất dinh dưỡng và một số
chất khác (Iốt, đồng vị phóng xạ, chất màu) qua da vào trong cơ thể để
phục vụ chẩn đốn và điều trị. Có nhiều loại đường tiêm và được phân loại
theo vị trí tiêm (ví dụ tiêm trong da, dưới da, bắp, tĩnh mạch, trong xương,
động mạch, màng bụng). Tiêm an toàn là quy trình tiêm [1],[16]: Khơng gây
nguy hại cho người nhận mũi tiêm; Không gây phơi nhiễm cho người thực
hiện mũi tiêm; Không tạo chất thải nguy hại cho người khác và cộng đồng.

1.1.2. Tác hại của tiêm khơng an tồn
Tiêm khơng an tồn có thể gây lây nhiễm nhiều loại tác nhân gây bệnh khác
nhau như vi rút, vi khuẩn, nấm, và ký sinh trùng. Tiêm khơng an tồn cũng có thể gây
các biến chứng khác như áp-xe và phản ứng nhiễm độc. Các nguy cơ của tiêm khơng
an tồn liên quan đến ba tác nhân gây bệnh đường máu là HIV, HBV và HCV [1].

Các tác nhân gây bệnh qua đường máu cũng góp phần gây bệnh ở
nhân viên y tế. Ước tính: 4 4% ca nhiễm HIV và 39% ca nhiễm HBV và HCV
là do tổn thương nghề nghiệp. Trong số các nhân viên y tế không được
điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, nguy cơ nhiễm khuẩn sau khi bị tổn
thương do kim tiêm là 23%- 62% đối với HBV, và 0-7% đối với HCV. Nhiễm

khuẩn chéo sang nhân viên y tế khác và sang người bệnh có thể từ tay của
nhân viên y tế, thuốc, thiết bị và dụng cụ y tế hoặc bề mặt môi trường [1].

1.1.3. Các giải pháp nhằm tăng cường thực hành tiêm an toàn
Căn cứ Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012
của Bộ Y tế về việc phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn
trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1.1.3.1. 06 nhóm giái pháp chính để tăng cường thực hành TAT, gồm:
Giảm hoặc loại bỏ các mũi tiêm không cần thiết.
Bảo đảm đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, thuốc cho kỹ thuật tiêm.


4
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho nhân viên y tế và thiết lập, thực
hiện hệ thống báo cáo các trường hợp phơi nhiễm nghề nghiệp theo quy
định tại Thông tư 18/2009/TT-BYT hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác
kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Tăng cường kiến thức về TAT và KSNK thông qua tổ chức các lớp tập
huấn ngắn ngày về TAT, quản lý chất thải y tế, phòng ngừa chuẩn cho nhân
viên y tế nhằm tăng cường nhận thức, kỹ năng thực hành tiêm an toàn hướng
tới giảm thiểu tai nạn rủi ro do mũi kim tiêm hoặc vật sắc nhọn.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của điều dưỡng trưởng và mạng lưới
KSNK về việc tuân thủ vệ sinh tay, tuân thủ quy trình tiêm, truyền dịch và KSNK.

Thực hành đúng quy trình kỹ thuật tiêm.
1.1.3.2. Các hướng dẫn trong thực hành Tiêm
an toàn Vệ sinh tay
ĐD chỉ thực hiện rửa tay trong trường hợp tay có dịch, máu và
các vết bẩn nhìn thấy được, các trường hợp khác chỉ cần VST bằng các
dung dịch chứa cồn có sẵn trên xe tiêm.

Chuẩn bị xe tiêm nhằm sử dụng dụng cụ, thuốc thích hợp, an tồn
- Xe tiêm được lau sạch trước khi chuẩn bị dụng cụ tiêm và sau khi sử
dụng. Tầng 1 được lau bằng dung dịch sát khuẩn. Không để vết bẩn hoen
ố rỉ sắt trên mặt xe. Các vật dụng được sắp xếp ngăn nắp, thẩm mỹ và
thuận tiện cho các thao tác và tránh được nhầm lẫn. Có thể sử dụng xe
tiêm 3 tầng hoặc 2 tầng, nhưng thuận tiện hơn cả nếu sử dụng xe tiêm hai
tầng, có ngăn kéo dưới tầng 1. Xe tiêm cần được sắp xếp theo thứ tự sau:

+ Tầng 1 (trên cùng) đặt các phương tiện vô khuẩn và sạch, dụng cụ
thường xuyên sử dụng như bơm kim tiêm, phương tiện sát khuẩn da,
dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn, sổ thuốc.
+ Tầng 2 (hoặc ngăn kéo): chứa bơm kim tiêm kim luồn dây truyền dự trữ,
găng tay, máy đo huyết áp, hộp thuốc (dịch truyền nếu là tầng II), hộp chống sốc.

+ Tầng 3 (hoặc thành xe thấp hơn tầng trên cùng hoặc tầng 2): đựng
các hộp, túi chứa chất thải.
- Có đủ phương tiện phục vụ cho mục đích, chỉ định tiêm:


5
+ Bơm kim tiêm vơ khuẩn, kích cỡ phù hợp cho mỗi mũi tiêm. Kiểm
tra tình trạng nguyên vẹn của bao gói bơm kim tiêm, cịn hạn dùng đề
phịng túi thủng hoặc nhiễm bẩn trước khi đặt lên xe tiêm.
+ Thuốc tiêm: Kiểm tra tên thuốc, hàm lượng, hạn sử dụng, chất lượng của
thuốc thông qua sự nguyên vẹn của lọ, ống thuốc và loại bỏ những ống thuốc,
lọ thuốc không bảo đảm chất lượng (vẩn đục, biến màu, quá hạn sử dụng).

+ Ống nước cất pha thuốc tiêm sử dụng một lần.
+ Bông cồn sát khuẩn da: nên dùng miếng bông cồn (Alcohol Pats)
sử dụng một lần. Cồn sát khuẩn da là cồn Isopropyl hoặc ethanol 70%.

+ Dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
+ Hộp chống sốc phản vệ: đủ cơ số, còn hạn dùng.
- Phương tiện phòng hộ: Căn cứ vào đánh giá nguy cơ để lựa chọn
phương tiện phịng hộ thích hợp.
+ Găng tay: Mục đích mang (đeo) găng tay trong tiêm là dự phòng phơi nhiễm với
máu và dịch tiết cho nhân viên y tế. Do vậy, chỉ mang găng tay sạch khi có nguy cơ
tiếp xúc với máu và dịch tiết của người bệnh, hoặc da tay của nhân viên y tế bị tổn
thương (viêm da, thương tổn da, vết cắt, vết xước). Nếu da tay của nhân viên y tế bị
tổn thương, cần băng phủ vết thương hoặc mang găng khi thực hiện quy trình tiêm;
+ Khẩu trang, kính bảo vệ mắt và các loại quần áo bảo vệ khác KHÔNG ĐƯỢC chỉ
định sử dụng trong quy trình tiêm bắp, trong da, dưới da, tĩnh mạch ngoại biên. Tuy
nhiên, trường hợp có nguy cơ bị phơi nhiễm do máu bắn và tiêm truyền tĩnh
1

mạch trung tâm phải mang găng vô trùng và khẩu trang y tế . Trường hợp tiêm
cho người bệnh mắc bệnh lây nhiễm qua đường hơ hấp như Rubella, Sởi, AIDS có
nhiễm lao cần mang khẩu trang phòng lây truyền qua đường hô hấp.
- Phương tiện đựng chất thải sắc nhọn phải phù hợp với phương pháp tiêu hủy
cuối cùng. Hộp đựng chất thải sắc nhọn phải bảo đảm các tiêu chuẩn: thành và đáy
cứng khơng bị xun thủng; có khả năng chống thấm; kích thước phù hợp; có nắp
đóng mở dễ dàng; Miệng hộp đủ lớn để cho vật sắc nhọn vào mà khơng cần dùng lực
đẩy; có dịng chữ “CHỈ ĐỰNG CHẤT THẢI SẮC NHỌN” và có vạch báo hiệu ở mức 3/4
hộp và có dịng chữ “KHƠNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”; màu


6
vàng; có quai hoặc kèm hệ thống cố định; khi di chuyển vật sắc nhọn
bên trong không bị đổ ra ngồi.
Ngun tắc thực hành tiêm
Khơng gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm

- Thực hiện 5 đúng: đúng người bệnh đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời
điểm, đúng đường tiêm để bảo đảm an toàn cho người bệnh. Nội dung này cần
thực hiện tại 2 thời điểm chuẩn bị phương tiện, thuốc tiêm và trước khi tiêm.

Nếu nhận y lệnh miệng (trong trường hợp cấp cứu), người nhận y lệnh
phải nhắc lại tên thuốc, đọc từng chữ cái rõ ràng để bác sĩ xác nhận.
Người thực hiện mũi tiêm trong trường hợp này nên là người nhận y lệnh.
- Phòng và chống sốc: trước khi tiêm cần hỏi người bệnh về tiền sử dị ứng thuốc,
dị ứng thức ăn trước khi cho người bệnh tiêm mũi thuốc đầu tiên. Luôn mang theo
hộp chống sốc khi đi tiêm. Trong khi tiêm cần bơm thuốc chậm, tốc độ thông thường
3

trong tiêm bắp khoảng 1ml/10 giây , vừa tiêm vừa phải quan sát sắc
mặt người bệnh. Sau khi tiêm nên để người bệnh nằm hoặc ngồi tại chỗ
10 phút-15 phút đề phòng sốc phản vệ xuất hiện muộn.
- Phịng tránh xơ hóa cơ hoặc đâm kim vào dây thần kinh:
+ Chọn vùng da tiêm mềm mại, khơng có tổn thương, khơng có sẹo lồi lõm

+ Xác định đúng vị trí tiêm
+ Tiêm đúng góc độ và độ sâu
+ Khối lượng thuốc tiêm bắp cho mỗi lần tiêm không quá mức qui định
+ Không tiêm nhiều lần vào cùng một vị trí trên cùng một người bệnh.

- Các phịng ngừa khác:
+ Ln hỏi người bệnh về tiền sử dùng thuốc để tránh tương tác thuốc

+ Bảo đảm đúng kỹ thuật vô khuẩn trong tiêm, truyền
+ Chuẩn bị thuốc và phương tiện tiêm ở môi trường sạch, không bụi,
không vấy máu hoặc dịch.
+ Sử dụng thuốc tiêm một liều. Nếu phải sử dụng thuốc tiêm nhiều liều,

cần sử dụng kim lấy thuốc vô khuẩn và không để kim lấy thuốc lưu ở lọ thuốc.

+ Không pha trộn hai hoặc nhiều loại thuốc vào 1 bơm tiêm. Không
dùng 1 kim tiêm để lấy nhiều loại thuốc.


7
+ Loại bỏ kim tiêm đã đụng chạm vào bất kỳ bề mặt nào không vô khuẩn.
+ Lường trước, đề phòng sự di chuyển đột ngột của người bệnh trong và
sau khi tiêm. Giải thích, hướng dẫn cho người bệnh về kỹ thuật tiêm tác dụng
và tư thế. Cho người bệnh nằm hoặc ngồi chắc chắn khi tiêm, cơ vùng tiêm
được thả lỏng. Chú ý tư thế giữ đối với trẻ nhỏ khi thực hiện tiêm .

+ Hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết sau khi tiêm.
Không gây nguy hại cho người tiêm
Nguy cơ bị phơi nhiễm do máu hoặc do kim tiêm/vật sắc nhọn đâm:
- Mang găng khi có nguy cơ tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người bệnh.

- Dùng gạc bọc vào đầu ống thuốc trước khi bẻ để tránh mảnh vỡ rơi
vào ống thuốc, rơi ra sàn nhà, bắn vào người, đâm vào tay.
- Không dùng tay để đậy nắp kim sau tiêm, nếu cần hãy sử dụng một
tay và múc nắp đặt trên một mặt phẳng rồi mới đậy nắp kim .
- Không tháo rời kim tiêm ra khỏi bơm tiêm sau khi tiêm.
- Bỏ bơm kim tiêm, kim truyền vào hộp kháng thủng ngay sau khi tiêm.

- Không để vật sắc nhọn đầy quá 3/4 hộp kháng thủng. Đậy nắp và
niêm phong hộp kháng thủng để vận chuyển tới nơi an toàn.
- Không mở hộp, không làm rỗng để sử dụng lại hộp kháng thủng
sau khi đã đậy nắp hoặc niêm phong hộp.
- Khi bị phơi nhiễm do vật sắc nhọn, cần xử lý và khai báo ngay theo

hướng dẫn. Phòng ngừa nguy cơ đổ lỗi trách nhiệm cho người tiêm:
- Thông báo, giải thích rõ cho người bệnh hoặc người nhà người
bệnh trước khi tiêm thuốc.
- Kiểm tra chắc chắn y lệnh được ghi trong bệnh án. Trường hợp cấp
cứu, bác sĩ ra y lệnh bằng miệng, điều dưỡng tiêm phải nhắc lại rõ ràng
tên thuốc, hàm lượng, liều dùng để khẳng định khơng nhầm lẫn rồi mới
thực hiện. Sau đó nhắc bác sĩ ghi ngay y lệnh vào hồ sơ bệnh án.
- Đánh giá tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi tiêm.
- Pha thuốc và lấy thuốc tiêm trước sự chứng kiến của người bệnh
hoặc người nhà người bệnh.


8
- Giữ lại lọ/ống thuốc có ghi tên người bệnh đến hết ngày tiêm để
làm vật chứng (nếu cần).
- Ghi phiếu chăm sóc: thuốc đã sử dụng, phản ứng của người bệnh,
xử trí chăm sóc trước, trong và sau khi tiêm thuốc.
Không gây nguy hại cho cộng đồng
- Chuẩn bị hộp, thùng kháng thủng để đựng vật sắc nhọn hoặc máy
cắt kim tiêm (hình 10). Các đơn vị khi sử dụng hộp hoặc lọ kháng thủng
tự tạo để chứa vật sắc nhọn phải bảo đảm tiêu chuẩn hộp đựng sắc
nhọn theo quy định tại Quyết định 43/2008/QĐ-BYT về Quy chế quản lý
chất thải y tế và Tài liệu hướng dẫn Quản lý chất thải y tế từ các hoạt
động liên quan đến tiêm ở cơ sở y tế tuyến huyện của WHO, 2006.
- Tạo thành thói quen cho người tiêm: bỏ bơm, kim tiêm vào hộp
kháng thủng ngay sau khi tiêm.
- Thu gom và bảo quản bơm kim tiêm đã sử dụng theo đúng Quy chế
quản lý chất thải y tế.
Sát khuẩn da và chuẩn bị vùng da tiêm: các bước thực hiện:
Bước 1: Sử dụng bông hoặc gạc thấm dung dịch chứa cồn isopropyl

hay ethanol 70%. Không dùng bông cồn chứa trong lọ hoặc hộp lưu
cữu. Có thể thực hiện theo các cách sau:
+ Sử dụng kẹp không mấu vô khuẩn để gắp bông gạc tẩm cồn: khi
sát khuẩn không được chạm kẹp vào da người bệnh.
+ Dùng tay (sau khi đã vệ sinh tay) để cầm bông cồn sát khuẩn. Khi sát
khuẩn không được chạm tay vào phần bông tiếp xúc với da vùng tiêm.

+ Sử dụng tăm bông: khi sát khuẩn không chạm tay vào bông
Bước 2: Sát khuẩn da vùng tiêm theo hình xốy ốc từ trong ra ngồi
với đường kính khoảng 10 cm cho đến khi sạch.
Bước 3: Thời gian sát khuẩn trong 30 giây để da tự khơ hồn tồn rồi mới tiêm.

Bước 4: Không chạm tay hoặc vật dụng không vô khuẩn vào vùng
da đã được sát khuẩn.
Lấy thuốc vào bơm tiêm:


9
Thực hiện 4 khơng: KHƠNG sử dụng một bơm kim tiêm đã lấy thuốc để dùng
cho nhiều người bệnh (bảo đảm một kim tiêm một bơm tiêm một người bệnh);
KHÔNG tái sử dụng bơm kim tiêm; KHÔNG sử dụng một bơm kim tiêm pha thuốc duy
nhất để pha cho nhiều lọ thuốc; KHƠNG kết hợp thuốc cịn thừa lại để dùng sau.

Nếu lấy thuốc qua lọ có nắp cao su: Sát khuẩn nắp lọ bằng miếng
bông gạc tẩm cồn 70% (cồn isopropyl hoặc ethanol) và để cồn tự khô
trước khi đưa kim lấy thuốc vào trong lọ thuốc.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng tiêm an toàn trên thế giới
Trên thế giới cũng như trong nước đã có nhiều nghiên cứu về Tiêm an toàn
cũng như bằng chứng về những hậu quả do thực hành tiêm khơng an tồn gây ra.


Một nghiên cứu mới được công bố năm 2013 bởi Pépin và cộng sự: từ
năm 2000 đến năm 2010 ở các nước thu nhập trung bình và thấp, số lượng
mũi tiêm trung bình/người/năm đã giảm 15% từ 3,4% xuống 2,9%; tỷ lệ tái
sử dụng thiết bị tiêm giảm 35,1% từ 39,6% xuống 5,5%; ở Ấn Độ, 4,8 triệu
mũi tiêm mỗi năm (chiếm 25-30% trên tổng số 16 triệu mũi tiêm), 62,9% mũi
tiêm được cho là khơng an tồn (1,9 triệu mũi tiêm) [18].
Nghiên cứu khác về thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng tại Bệnh viện
Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ do Bobby Paul và cộng sự thực hiện năm 2008
cho kết quả khoảng 52,5% đối tượng NC được bảo vệ bằng vắc-xin viêm gan
B; trong 6 tháng có 6,3% điều dưỡng bị chấn thương do kim đâm vơ tình ba
lần trở lên; khoảng 12,5% đối tượng nghiên cứu rửa tay bằng xà phòng và
nước trước khi tiêm; khoảng 60% điều dưỡng duy trì đúng quy trình trong khi
tiêm; trong khi găng tay chỉ được sử dụng bởi 3,7% điều dưỡng [19].

Theo một nghiên cứu của Yan và cộng sự năm 2006, tại một bệnh
viện quận ở Trung Quốc, một bệnh nhân trung bình nhận 10,9 mũi tiêm
cho một đợt nằm viện. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng có
đến 57% mũi tiêm là khơng cần thiết [20].
Theo một nghiên cứu năm 2003 của Janjua tại một bệnh viện ở
Pakistan gần 60% BKT qua sử dụng chưa xử lý tốt được thải ra môi
trường và 25% trong số đó cịn thải ra mơi trường đơ thị [21].


10
Theo WHO, đối tượng bị tai nạn nghề nghiệp do kim đâm vào tay chiếm tỷ lệ cao
nhất là điều dưỡng (44% -72%); tiếp theo là bác sỹ (28%); kỹ thuật viên xét nghiệm là
15%; hộ lý là 3% - 16% và nhân viên hành chính chiếm khoảng 1% - 6% [17]

Còn nghiên cứu của Shyama và cộng sự năm 2010 trên đối tượng là sinh

viên điều dưỡng thì chỉ ra rằng có đến 98,4% các em bị tai nạn do vật sắc
nhọn nhưng chỉ có 18,4% em tường trình lại với NVYT có thẩm quyền [22].

1.2.2. Thực trạng tiêm an toàn tại Việt Nam
Tại Việt Nam, kết quả từ những khảo sát về thực trạng TAT vào những thời
điểm khác nhau (2002, 2005, 2008) cho thấy: 55% nhân viên y tế cịn chưa cập nhật
thơng tin về TAT liên quan đến KSNK; phần lớn nhân viên y tế chưa tuân thủ quy trình
kỹ thuật và các thao tác KSNK trong thực hành tiêm (vệ sinh tay, mang găng, sử dụng
panh, phân loại và thu gom vật sắc nhọn sau tiêm, dùng tay để đậy nắp kim sau
tiêm…) [1]. Một số nghiên cứu khác trong giai đoạn 2010- nay như sau:

Tỷ lệ mũi tiêm đạt an toàn theo Hà Kim Phượng nghiên cứu năm
2014 tại BV Đống Đa là 47,4%, tại BV Đức Giang là 44%, tại BV Thạch
Thất là khơng có mũi tiêm nào đạt đủ tiêu chuẩn an toàn [3].
Nghiên cứu của Phạm Ngọc Tâm tại BV Quân Y 103 năm 2014 cho thấy các
hành vi nguy cơ như sử dụng bơm kim tiêm không đảm bảo tiệt trùng là 5,97%,
khơng có khay tiêm 11,97%, khơng có vệ sinh tay trước khi tiêm 16,04% [2].

Nghiên cứu của Bùi Thị Huyền năm 2011 tại BV 354 năm 2011: tỷ lệ tuân
thủ vệ sinh tay giai đoạn trước khi chuẩn bị thuốc chỉ đạt 12,7%-35,7% [6].
Nghiên cứu của Bùi Hải Hà về đánh giá tuân thủ quy trình kỹ thuật tiêm bắp
năm 2015 tại BV đa khoa Hải An: tỷ lệ sát khuẩn ống thuốc, dùng gạc bẻ ống thuốc chỉ
đạt 4,2%, ĐD sát khuẩn tay trước khi tiêm là 52% và sau khi tiêm là 7,3% [7].
Nghiên cứu của Đỗ Thị Lệ Hằng cùng cộng sự tại bệnh viện trường đại học y
dược Thái Nguyên năm 2014, kết quả cho thấy hầu hết điều dưỡng (83,9%) thực hiện
tiêm an toàn ở mức độ khá và 16.1% ở mức độ tốt; khoảng 6,5% điều dưỡng có điểm
kiến thức về tiêm an tồn ở mức độ tốt, trong khi đó lần lượt 83,8% và 9,7% ở mức độ
khá và mức độ kém; 74.2% thực hiện chưa đạt tiêu chuẩn việc xe tiêm được lau sạch
trước khi chuẩn bị dụng cụ và sau khi sử dụng, 93.5% phương tiện đựng chất thải sắc
nhọn thực hiện chưa đạt tiêu chuẩn. Cũng có tới 80.6% thực hiện phòng



11
chống sốc chưa đạt tiêu chuẩn như không đánh giá tình trạng người
bệnh trước trong, hoặc sau tiêm. 90.3% chưa thực hiện việc vệ sinh tay,
9.7% có vệ sinh tay nhưng chưa đạt tiêu chuẩn [8].
Nghiên cứu của Phan Văn Tường cùng cộng sự tại bệnh viện đa khoa Hà Đông
năm 2012 chỉ ra điều dưỡng chuẩn bị phương tiện và dụng cụ tiêm tương đối đầy đủ;
99,1% mũi tiêm được chuẩn bị đầy đủ hộp chống sốc, 97,7% hộp đựng vật sắc nhọn
được chuẩn bị đầy đủ và có dung dịch sát khuẩn tay nhanh ở vị trí thuận tiện, 94%
đảm bảo bơm kim tiêm vô khuẩn và vẫn cịn 6% bơm kim tiêm khơng được kiểm tra
độ ngun vẹn, 2,1% không mang theo xe tiêm và các trang thiết bị kèm theo khi đi
tiêm. Tỷ lệ mũi tiêm quan sát đạt đủ tất cả các tiêu chí là 86,5% [9].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Thu tại về thực trạng thực hành tiêm
tĩnh mạch tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017 trên 292 mũi tiêm cho thấy
39,0% điều dưỡng thực hành đạt về tiêm an toàn, tỷ lệ điều dưỡng sát khuẩn
tay nhanh hoặc rửa tay thường quy là 74,0%; bông gạc tẩm cồn đúng quy định
là 91.8%, kim lấy thuốc và kim tiêm không chạm vào vùng vô khuẩn đạt 79.5%,
sát khuẩn tay nhanh hoặc mang găng đúng chỉ định chỉ đạt 32,2%, hướng dẫn
những điều cần thiết sau tiêm đạt tới 93,8% [10].

1.2.3.Các yếu tố liên quan đến thực hành tiêm an toàn
Theo nghiên cứu của Phan Văn Tường tại Bệnh viện đa khoa Hà Đơng cho
thấy nhóm điều dưỡng từ 30 tuổi trở xuống có thực hành tiêm an tồn cao gấp 3,1
lần so với nhóm trên 30 tuổi, nhóm có thâm niên cơng tác dưới 10 năm thực hành
TAT cao gấp 2,8 lần nhóm có thâm niên cơng tác trên 10 năm (p<0,05), các yếu tố
thời điểm và đường tiêm liên quan có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ TAT [9].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Thu tại Bệnh viện Nhi Trung ương

chỉ ra giới tính, tuổi, thâm niên cơng tác có mối liên quan có ý nghĩa thống
kê (p<0,05) tới tỷ lệ tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng [10].
Nghiên cứu của Hà Thị Kim Phượng tại 3 bệnh viện trực thuộc Sở Y
tế Hà Nội năm 2014, nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa nhóm tuổi, trình độ học vấn với thực hành về TAT của điều dưỡng [3].

Triệu Quốc Nhượng nghiên cứu tại các khoa lâm sàng Bệnh viện
Sản Nhi - Cà Mau năm 2014 đã cho thấy có mối liên quan giữa TAT và
tuổi, trình độ chun mơn của điều dưỡng viên [11].


12
Nghiên cứu của Omorogbe V.E. và cs (2012) về TAT ở ĐDV tại Bệnh viện
thành phố Benin, Nigeria cho thấy kiến thức TAT của điều dưỡng có liên quan
có ý nghĩa thống kê với tuổi, giới và số năm kinh nghiệm làm việc [23].


13
Chương 2.
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1. Một số thông tin về Bệnh viện Lão khoa Trung Ương
Bệnh viện Lão khoa Trung ương tiền thân là Viện sức khỏe người có
tuổi được thành lập ngày 15/11/1983 trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai, đến
năm 2006 Viện Lão khoa Quốc gia trực thuộc Bộ Y tế được thành lập, đến
năm 2010 đổi tên thành Bệnh viện Lão khoa Trung ương [5].
Bệnh viện Lão khoa Trung ương (BVLKTW) là bệnh viện chuyên khoa duy nhất
trong cả nước về lão khoa, là tuyến cao nhất trong hệ thống thăm khám, điều trị và
chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại Việt Nam. Bệnh viện phục vụ khám chữa
bệnh cho các đối tượng cấp cứu, người 50 tuổi trở lên, tuy nhiên đối tượng ưu tiên
điều trị tại bệnh viện là người cao tuổi mắc nhiều bệnh mạn tính cần điều trị cùng một

lúc, có các hội chứng lão hóa đặc trưng: hội chứng dễ bị tổn thương, sa sút trí tuệ, rối
loạn dáng đi và ngã, suy dinh dưỡng, giảm hoạt động chức năng, trầm cảm, loét, dùng
nhiều thuốc, người bệnh cao tuổi cần chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời,…[12].

Hiện nay bệnh viện có 311 giường bệnh kế hoạch (326 giường thực kê) gồm:
8 phòng chức năng, 11 khoa lâm sàng, 480 cán bộ nhân viên trong đó có 229 điều
dưỡng. Bệnh viện gồm 3 tịa nhà chức năng, có khả năng tiếp nhận khoảng 600
người bệnh tới khám và điều trị mỗi ngày, công suất sử dụng giường bệnh là 79%
(giảm 13,92% so với năm 2019 do dịch Covid 19). Tỷ lệ điều dưỡng có trình độ cao
đẳng, đại học còn tương đối thấp 36,7%, so với điều dưỡng trung cấp chiếm phần
lớn 63,3% (số liệu do phòng Tổ chức cán bộ, BVLKTW cũng cấp).

Cùng với sự ra đời của bệnh viện, Phịng Điều dưỡng đã khơng
ngừng phát triển, quản lý công tác Điều dưỡng, đẩy mạnh công tác chăm
sóc người bệnh nói riêng và cơng tác điều dưỡng tồn Bệnh viện nói
chung, góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển lớn mạnh của Bệnh viện.
Bên cạnh các hoạt động chun mơn khác nhau thì Phịng Điều
dưỡng ln chú trọng việc cập nhật và tuân thủ các quy trình kỹ thuật của
điều dưỡng mà điển hình là tiêm an toàn.
Căn cứ trên các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, Phịng Điều dưỡng đã xây dựng và
trình Giám đốc Bệnh viện Lão khoa TW phê duyệt, ban hành quyết định số 32/QĐ-


14
BVLKTW ngày 18/1/2019 về Quy định thực hiện Tiêm an tồn sử dụng tại
Bệnh viện Lão khoa TW.
Phịng Điều dưỡng đã tổ chức tập huấn và thường xuyên kiểm tra, giám sát tuy
nhiên kết quả còn nhiều hạn chế. Tuy vậy, trong q trình kiểm tra vẫn phát hiện có tình
trạng điều dưỡng chưa tuân thủ tốt các quy định về tiêm an toàn của bệnh viện.


Câu hỏi đặt ra là liệu thực hành tiêm/truyền của điều dưỡng có đảm
bảo các tiêu chuẩn an toàn và những yếu tố nào liên quan đến việc thực
hiện tiêm/truyền an toàn của điều dưỡng.
Để trả lời cho câu hỏi này một cách khách quan và khoa học, chúng tôi tiến
hành khảo sát trực tiếp các điều dưỡng viên đang công tác tại các khoa lâm sàng
về thực hiện tiêm/truyền an toàn. Kết quả khảo sát được sử dụng làm căn cứ để đề
xuất thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo thực hành tiêm an toàn tại BVLKTW.

2.2. Thực trạng thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng tại BVLKTW:
2.2.1. Đối tượng và phương pháp
Đối tượng khảo sát và thời gian khảo sát:
Toàn bộ điều dưỡng viên đang công tác tại các khoa lâm sàng thuộc
BVLKTW trong thời gian từ 01/7/2020 đến hết 30/9/2020 đáp ứng các tiêu
chuẩn lựa chọn và loại trừ dưới đây.
Tiêu chuẩn lựa chọn
Điều dưỡng viên có thực hiện mũi tiêm trên người bệnh,
Làm việc tại khoa lâm sàng có người bệnh nội trú thuộc
BVLKTW, Đồng ý tham gia nghiên cứu.

-

Điều dưỡng viên làm cơng việc hành chính,

-

Điều dưỡng viên vắng mặt trong giai đoạn khảo sát (ốm, thai sản, đi học v.v...)

-

Các học viên điều dưỡng đang học việc tại bệnh viện.


Phương pháp thu thập số liệu:
Các quan sát viên được phân công chéo các khoa, quan sát trong
khung giờ hành chính ngẫu nhiên 1 mũi tiêm/truyền của 1 điều dưỡng viên
sử dụng phiếu quan sát và bảng kiểm gồm những nội dung sau (Phụ lục 1):
-

Phần 1: Thông tin chung


15
Thông tin về điều dưỡng viên: Họ tên, tuổi, giới, số năm công tác, khoa công tác.

Các thông tin liên quan đến đào tạo tiêm an toàn: số lần được đào tạo,
hình thức đào tạo, nhu cầu đào tạo.
Thơng tin về loại mũi tiêm/truyền.
-

Phần 2: Bảng kiểm thực hành mũi tiêm an tồn
Gồm 27 tiêu chí đánh giá mũi tiêm/truyền an toàn, được chia làm 3 tiêu
chuẩn: Đảm bảo sử dụng dụng cụ thích hợp, an tồn (gồm 5 tiêu chí):
Đảm bảo khơng gây hại cho người
bệnh: Đảm bảo 5 đúng (gồm 5 tiêu chí):

Đảm bảo ngun tắc vơ khuẩn (gồm 6 tiêu chí):
Đảm bảo phịng sốc phản vệ và các tai biến khác (gồm 5 tiêu chí):
Đảm bảo khơng gây nguy cơ phơi nhiễm cho người tiêm và cộng
đồng (gồm 6 tiêu chí):

Đạt: khi được ≥ 23 điểm (tương đương với đạt ≥ 85% các tiêu chí) VÀ tất cả 9

tiêu chí sau đều đạt (được đánh dấu * và bôi đậm trong bảng quan sát):

1. Đúng NB.
2. Đúng thuốc, thuốc an toàn cho NB.
3. Đúng liều dùng.
4. Đúng đường dùng.
5. Sử dụng bơm, kim tiêm/dây truyền vô khuẩn cho mỗi mũi tiêm/truyền.
6. Vị trí tiêm được sát khuẩn đúng cách, đảm bảo vơ khuẩn (Da/đầu nối).

7. Vị trí tiêm/truyền phù hợp, an tồn (tránh những vị trí có nguy cơ).
8. ĐD không bị tổn thương do vật sắc nhọn (mảnh thủy tinh/kim tiêm…).

9. ĐD không bị tiếp xúc trực tiếp máu của NB.
Không đạt: khi được < 23 điểm (tương đương với đạt < 85% các tiêu chí)
hoặc được ≥ 23 điểm NHƯNG có ít nhất 1 trong 9 tiêu chí kể trên khơng đạt.

Tổng số Điều dưỡng viên đã tham gia khảo sát là 135
người. 2.2.2. Kết quả khảo sát
2.2.2.1. Thông tin chung về điều dưỡng tham gia khảo sát


16
Bảng 2.1. Đặc điểm về tuổi (n=135)
Tuổi

Số lượng

Tỷ lệ %

≤ 25 tuổi


29

21,48

26 – 30 tuổi

68

50,37

> 30 tuổi

38

28,15

Tuổi trung bình của điều dưỡng tham gia khảo sát là 28,6 ± 3,8, điều dưỡng trẻ tuổi
nhất là 22 tuổi và người lớn tuổi nhất là 38 tuổi. Nhóm tuổi từ 26 đến 30 chiếm tỷ lệ cao
nhất (50,37%), tiếp đến là nhóm trên 30 tuổi (28,15%) và nhóm dưới 25 tuổi (21,48%).

21.48%
Nam
Nữ
78.52%

Biểu đồ 2.1: Đặc điểm về giới tính (n=135)

17.78%


53.33%

Trung cấp
Cao đẳng
Đại học

28.89%

Biểu đồ 2.2. Đặc điểm về trình độ chun mơn (n=135)
Biểu đồ 2.1 và 2.2 cho thấy điều dưỡng nữ và trình độ chun mơn
trung cấp chiếm đa số với tỷ lệ lần lượt là 78,52% và 53,33%.


17

12.59%

21.48%

< 3 năm
3 - 5 năm

25.19%
> 5 - 10 năm

> 10 năm
40.74%

Biểu đồ 2.3. Đặc điểm về thâm niên công tác (n=135)
Biểu đồ 2.3 cho thấy, điều dưỡng có số năm cơng tác ít nhất là 1 năm và điều

dưỡng có số năm cơng tác nhiều nhất là 16 năm, điều dưỡng có thâm niên cơng tác từ
3 đến 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (40,74%) và thấp nhất là nhóm trên 10 năm (12,59%).

Bảng 2.1. Phân bố điều dưỡng theo khoa lâm sàng (n=135)
Khoa lâm sàng

Số lượng

Tỷ lệ %

Hồi sức tích cực

24

17,78

Thần kinh - Alzheimer

16

11,85

Sức khỏe tâm thần

7

5,19

Nội tiết - Cơ xương khớp


13

9,63

Tim mạch - Hô hấp

13

9,63

Cấp cứu - Đột quỵ

32

23,7

Tim mạch can thiệp - Ngoại

10

7,41

Nội chung

8

5,93

Ung bướu – Điều trị giảm nhẹ


6

4,44

Phục hồi chức năng

6

4,44

Điều dưỡng tại khoa Cấp cứu – Đột quỵ chiếm tỷ lệ cao nhất với 32
người (23,7%), tiếp đến là khoa Hồi sức tích cực với 24 điều dưỡng
(17,78%). Hai khoa có ít điều dưỡng nhất là Ung bướu – Điều trị giảm nhẹ và
Phục hồi chức năng với 6 điều dưỡng (4,44%) cho mỗi khoa.


18
Bảng 2.2. Đặc điểm liên quan đến đào tạo và nhu cầu đào tạo tiêm an toàn
Nhu cầu đào tạo
Số lần tham gia
Số lượng

Chưa


thuyết
1

%
1 - 3 lần


Số lượng
Số lượng

11

Số lượng
%

4

0

80,0

0,0

77,78

100,0

2,22

68,42

20,2
99

3
105


6

20,0

Tổng

0,0
13

20

5
100,0

2,02
77

1

12

Cả LT và Khơng
TH
cần
2
0

0,0


91,67

%
Tổng

0

8,33

%
> 3 lần

Thực
hành

77,78
27

31,58
19

100,0

20,0
135

100,0

100,0


Bảng 2.3 cho thấy nhóm đã được đào tạo về tiêm an toàn từ 1 đến 3 lần
chiếm tỷ lệ cao nhất (77,78%); xét về nhu cầu đào tạo thì nhóm có nhu cầu cả
về lý thuyết và thực hành chiếm tỷ lệ cao nhất với 99 người/135 người. Chỉ có 3
người chưa được đào tạo về tiêm an toàn, tương ứng 2,22%.
Loại mũi tiêm/truyền
27.407%

39.259%

Tiêm tĩnh mạch trực tiếp
Tiêm TM qua khóa 3 chạc/Cathete TMTT
Tiêm bắp

21.481%
4.444%

Tiêm dưới da
Truyền tĩnh mạch

7.407%

Biểu đồ 2.4. Phân bố theo loại mũi tiêm/truyền
Biểu đồ 2.4 cho thấy số lượng mũi truyền tĩnh mạch chiếm tỷ lệ cao
nhất (39,26%), tỷ lệ tiêm TM qua khóa 3 chạc/Cathete TMTT và tiêm tĩnh
mạch trực tiếp tương đương nhau (trên 20%), số mũi tiêm dưới da tiêm bắp
chiếm tỷ lệ thấp nhất (lần lượt là 4,47% và 7,41%).


×