Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Chuyen de

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.5 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2009 TẬP ĐỌC. Tiết 26. : Văn hay chữ tốt.. I. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng từ tốn, nhẹ nhàng, đổi giọng linh hoạt với diễn biến của chuyện. - Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm rèn chữ viết của Cao Bá Quát để trở thành người nổi tiếng văn hay chữ tốt. II- Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa, một số mẫu chữ. III- Các hoạt động dạy học. Tg. Hoạt động của thầy. A- KTBC: - Giờ trước các em đã học bài Người tìm đường lên các vì sao.. B- Bài mới. 1 .GTB: Cha ông ta xưa thường nói” Nét chữ, nết người”. Nét chữ đẹp thể hiện tính cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì của người viết chữ.Đã có không ít những tấm gương viết chữ đẹp ,tiêu biểu và điển hình là Cao Bá Quát . Ông sinh năm 1809 mất năm 1855 Tự Chu Thần hiệu là Cúc Đường biệt hiệu là Mẫn Thiên. Thơ văn của ông được vua Tự Đức phải khen ngợi mà thốt lên rằng: Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán .Nghĩa là:Văn như Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát đời tiền. Hoạt động của trò. -1Hs đọc đoạn 1. ? Xi ôn – cốp- xki mơ ước điều gì? - Nhận xét bạn đọc. -1Hs đọc đoạn 2. ? Vì sao Xi-ôn- cốp- xki thực hiện thành công mơ ước của mình? - Nhận xét bạn đọc. -1Hs nêu nội dung của bài? - HS nhận xét, GVđánh giá..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hán không có ai sánh bằng. Để biết thêm về tài năng và tính kiên trì bền bỉ, ý chí quyết tâm của Cao Bá Quát cô mời các em vào bài: Văn hay chữ tốt. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc: - Gv chia bài thành 4 đoạn. - Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi ở câu dài. -Qua theo dõi các bạn đọc cô thấy các em phát âm còn chưa chuẩn ở một số từ ngữ. Ngoài những từ cô đã sửa chúng ta cần chú ý một số tư sau: - Gv hướng dẫn cách đọc+đọc diễn cảm cả bài. b. Tìm hiểu bài: - 1 HS đọc từ đầu.... đến sao cho đẹp: - Vì sao thuở đi học Cao Bá Quát thường bị điểm kém ? Mặc dù ông viết văn rất hay. Chính vì vậy mà có bà cụ hàng xóm đã nhờ ông. ? Bà cụ nhờ Cao Bá Quát việc gì?. - 4 hs nối tiếp đọc bài. - Hs đọc nối tiếp lần 2 - Hs đọc chú giải - Học sinh đọc theo cặp - 1 cặp đọc cả bài. Lớp n xét - 1 hs đọc cả bài. - 1Hs đọc - Vì chữ ông rất xấu.. - Viết hộ bà lá đơn kêu quan vì bà thấy mình oan uổng. ? Khi đó thái độ của Cao Bá Quát - Vui vẻ nhận lời vì tin tưởng như thế nào ? sẽ giúp bà cụ minh oan. ? Khi viết xong lá đơn giúp bà cụ Cao - Ông tin tưởng quan sẽ xét nỗi Bá Quát có suy nghĩ gì? oan cho bà cụ vì lá đơn ông viết rất rõ ràng. -Sau đó sự việc nào đã xảy ra ? - Lá đơn chữ xấu, không đọc được nên quan đuổi bà cụ ra. ? Biết được điều đó ông cảm thấy - Ông vô cùng ân hận và quyết như thế nào? tâm luyện chữ viết. Cao Bá Quát vốn viết văn rất hay. Chính vì thế ông rất tự tin về lá đơn của mình ông không nghĩ rằng chỉ vì chữ xấu mà gây ra hậu quả không mong muốn như vậy..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ? Qua đó hãy nêu ý chính của nội dung vừa tìm hiểu. = Từ cảm giác ân hận Cao Bá Quát đã quyết tâm rèn chữ. Vậy quá trình rèn chữ của ông như thế nào và kết quả ra sao. 1 em đọc đoạn còn lại. ? Công việc luyện chữ của Cao Bá Quát được thể hiện qua những chi tiết, từ ngữ và hình ảnh nào? * Gv đưa tranh giảng: Đây là hình ảnh minh họa cho bài học. Một cậu học trò đang ngồi luyện viết . Những năm đó nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu làm gì có điện sáng như bây giờ chỉ có ngọn đèn dầu le lói. Lúc này ánh trăng đã xà xuống bên cửa sổ tức là đêm đã về khuya nhưng cậu học trò vẫn miệt mài, say sưa, cần mẫn,chuyên tâm với công việc của mình mặc dù bên cạnh cậu đã viết được khá nhiều trang giấy và Cao Bá quát cũng vậy. Ông luyện chữ viết một cách kiên trì bền bỉ qua nhiều năm tháng, không kể thời gian sớm tối khi chữ đã đẹp ông vẫn không ngừng luyện chữ. Qua đây em thấy Cao Bá Quát là người như thế nào?. 1-Cao Bá Quát ân hận vì chữ xấu không giúp được bà cụ. - 2Hs nhắc lại.. - Sáng sáng ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi tối ông viết xong 10 trang vở mới chịu đi ngủ. Khi chữ đã tiến bộ, ông mượn sách về luyện thêm nhiều kiểu chữ khác nhau.. - Kiên trì, bền bỉ trong công việc.. * Chính vì thế ông đã thành công. ? Kết quả của những thành công đó là - Chữ ông rất đẹp. Ông nổi gì? danh là người vă hay chữ tốt. ? Nội dung của phần này là gì? 2- Nhờ kiên trì luyện tập Cao Bá Quát nổi danh văn hay chữ tốt. - 2 học sinh nhắc lại. * Từ 2 ý trên bạn nào nêu cho cô nội * Nhờ quyết tâm kiên trì, khổ dung chính của bài? công luyện viết Cao Bá Quát trở thành người văn hay chữ tốt..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - 1 Hs đọc to câu hỏi 4 - 1hs trả lời * Đây là một bài văn kể chuyện mà bố cục một bài văn kể chuyện các em đã được học. Như vậy cả lớp đã trả lời chính xác câu hỏi này. c. Đọc diễn cảm: - Yêu cầu học sinh nối tiếp học bài. - Khi đọc bài này các em cần đọc như thế nào? Toàn bài có đoạn 1 là đoạn tương đối khó đọc vì có vai nhân vật. ? Đoạn này có mấy nhân vật? Giọng bà cụ đọc như thế nào, giọng Cao Bá Quát đọc ra sao cần nhấn mạnh ,ngắt nghỉ ở đâu. Các em theo dõi cô giáo đọc. ? Các em đã nghe cô đọc vậy bạn nào nêu cách đọc cho cô? - Gv nhận xét, tuyên dương học sinh. - Bây giờ để nhiều em được đọc bài 3em sẽ thành một nhóm vào vai luyện đọc trong nhóm đoạn 1chú ý đọc đúng giọng nhân vật.. - 2 học sinh nhắc lại. - 3 hs đọc nối tiếp bài. - Hs nêu khái quát. - 3 nhân vật. - Hs nêu - 1Hs đọc. Lớp nhận xét.. - 3 nhóm đọc. Nhận xét. - 3 hs thuộc 3 dãy bàn thi đọc 3. Củng cố, dặn dò: cả bài . Lớp nhận xét. Gv ghi - Em học tập ở Cao Bá Quát điều gì ? điểm. - Hs trả lời.. ? Tấm gương của ông phù hợp với câu thành ngữ,tục ngữ nào thuộc chủ điểm các em đang học? ? Em hãy nêu một số gương kiên trì bền bỉ rèn chữ viết trong lớp trong trường mà em biết. * Bạn Chiến có thể chia sẻ với các bạn vì sao và từ bao giờ em lại quyết tâm rèn chữ? * Đây là mẫu chữ đẹp cô chụp được để các em tham khảo. Chữ viết của bạn rất đều và đẹp có nét thanh có nét đậm. Ngoài ra còn một số vở của hai bạn lớp ta lát nữa ra chơi các em truyền tay nhau tham khảo.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> * Các em ạ dù làm bất cứ một công việc gì cũng cần có tính kiên trì, bền bỉ và ý chí quyết tâm cao. Có được những điều đó nhất định sẽ thành công . Là người kiên trì gặp việc khó không nản lòng , gặp thất bại khôngchùn bước. Cô mong các em luôn ghi nhớ điều đó. Qua tiết học này cô thấy lớp mình rất sôi nổi và có ý thức cao. Đặc biệt bạn Linh, bạn Thảo thường ngày rất trầm nhưng hôm nay đọc bài và phát biếu rất sôi nổi. Cô tuyên dương tinh thần đó và mong rằng các em sẽ phát huy hơn ở các tiết học tiếp theo. Đây là một bài tập đọc vì thế không cho phép cô nói nhiều về thân thế, sự nghiệp của Cao Bá Quát tuy nhiên cô đã vào mạng tìm hiểu và sưu tầm các tư liệu về ông .Sẽ thật thú vị khi ta biết thêm về một nhân vật như ông. Nếu em nào muốn biết thêm về ông lát nữa cacx em gặp cô.Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị trước bài : Chú Đất Nung.. TẬP ĐỌC. Tiết 43 : Sầu riêng 1. Mục tiêu: - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu giá trị và vẻ đặc sắc của cây sầu riêng. 2. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. - Tranh ảnh về trái sầu riêng. 3. Các hoạt động dạy và học cơ bản: Tg 5’. 2’. Hoạt động của giáo viên A.Kiểm tra bài cũ: - 1 Hs Đọc thuộc bài: Bè xuôi sông La ? Sông La được miêu tả đẹp như thế nào? - ? Nêu nội dung của bài? - Gv nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Gtb: Như vậy các em vừa kết thúc chủ điểm “ Người ta là hoa đất” Hôm nay chúng ta bước sang một chủ điểm. Hoạt động của học sinh. - Hs chú ý lắng nghe.. - Vẻ đẹp muôn màu.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 7’. mới Đó là chủ điểm nào?. - Đây là bức tranh minh họa cho chủ điểm. Em nào có thể nói nội dung của chủ điểm qua tranh . =>Đó là những cảnh đẹp của đất nước Việt Nam rất gần gũi và quen thuộc với người dân Việt Nam. Chủ điểm này các em sẽ học trong 3 tuần tf tuần 22 đến hết tuần 24. Sau đây là bài học đầu tiên thuộc chủ điểm này. - Gv đưa tranh. ? Đây là cây gì? => Sầu riêng là một loại trái quý- một đặc sản của miền Nam. Nếu ai có một lần được thưởng thức loại quả này hẳn sẽ khó có thể quên được hương vị đặc biệt của nó. Vậy sầu riêng có gì mà hấp dẫn đến thế. Cô trò mình cùng học bài Sầu riêng nhé. => GV ghi bảng. 2. H/dẫn luyện đọc & tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - Gv chia bài làm 3 đoạn, yêu cầu hs đọc nối tiếp đoạn. + Đoạn 1: Từ đầu ...kì lạ + Đoạn 2 : Tiếp ...tháng năm ta + Đoạn 3 : Còn lại Đ1 ? Em hiểu mật ong già hạn có nghĩa là gì? Đ2 ? Hoa như thế nào thì được gọi là đậu từng chùm? ? Hao hao giống nghĩa là thế nào? ?Mùa trái rộ có nghĩa là gì? Đ3 ? Thế nào thì gọi là đam mê?. - Tranh vẽ núi đồi, xóm làng ruộng vườn.... - Cây sầu riêng. - Học sinh nối tiếp đọc bài. - Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi ở câu dài. - Học sinh nối tiếp đọc bài+ Giải nghĩa từ.. - Hs đọc theo cặp. 1 cặp đọc to. Lớp nhận xét. - 1 hs đọc cả bài.. 12 ’. - Gv hướng dẫn đọc khái quát + đọc diễn cảm cả bài. b. Tìm hiểu bài: - Đọc thầm đoạn 1 của bài và trả lời: - Sầu riêng là đặc sản của vùng nào ? - Là loại đặc sản của Miền Nam..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Hương vị của sầu riêng đặc sắc như - Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu thế nào ? tan trong không khí. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ. ? Em hiểu “ Quyến rũ “ ở đây có - Làm cho người khác phải say mê nghĩa là gì? vì hương vị của nó. => Đây là quả sầu riêng, ngoài vỏ có gai gần giống gai mít, khi còn non vỏ có màu xanh khi già chuyển màu nâu. TB mỗi trái nặng từ 1 đến 4 hoặc 5kg.Bên trong có múi màu vàng ăn vừa béo vừa ngậy lại thơm một mùi thơm tổng hợp . Lần đầu thưởng thức ai cũng sợ cái mùi tổng hợp đó nhưng ăn quen sẽ cảm nhận được hương vị đặc biệt của nó. ? Đoạn đầu của bài văn cho em biết Hương vị đặc biệt của trái sầu điều gì? riêng. - 2 hs nhắc lại. Để biết thêm những nét đẹp của cây sầu riêng - 1 HS đọc đoạn 2. + Hoa sầu riêng được miêu tả như thế nào ? => Đây là hoa sầu riêng. Hoa đậu từng chùm màu trắng ngà. Đa số mỗi bông hoa thường có 5 cánhgiữa các cánh có nhụy hoa. Thường thì mỗi cuống hoa ra một trái. ? Trái sầu riêng được so sánh với gì?. - Hoa đậu từng chùm.Thơm ngát như hương cau hương bưởi màu trắng ngà, cánh hoa nhỏ như vảy cá hao hao giống cánh sen con, giữa những cánh hoa lác đác vài nhụy li ti. - Lủng lẳng trông như tổ kiến.. ? Hãy tìm ý chính của đoạn 2? - 1 HS nhắc lại.. *Vẻ đẹp đặc biệt của hoa và trái sầu riêng.. - Đọc thầm đoạn còn lại và cho biết: ? Dáng cây sầu riêng được miêu tả như thế nào ?. - Thân khẳng khiu, cao vút, cành thẳng đuột, thiếu dáng cong dáng nghiêng chiều quằn chiều lượn lá.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> nhỏ xanh vàng tưởng như lá héo. => Đây là cây sầu riêng. Nó có thể cao tới 40 mét. Lá đối xứng hình êlip đến hình thuôn dài từ 10-18 cm. ? Đoạn cuối bài cho em biết điều gì? - 1 HS nhắc lại. ?Em có nhận xét gì về cách miêu tả hương vị quả sầu riêng , hoa sầu riêng với quả sầu riêng. =. Đó là cách miêu tả tương phản nhằm làm nổi bật hương vị ngọt ngào của quả sầu riêng mà không phải ngòi bút nào cũng diễn tả được. Điều đó cho thấy tác giả đã có rất nhiều tình cảm với loài cây đặc biệt này. ? Tìm câu văn thể hiện tình cảm của tác giả với cây sầu riêng ?. -Qua phần tìm hiểu bài Nêu nội dung chính của bài ?. 7’. c. Đọc diễn cảm: - Yêu cầu các em đọc nối tiếp 3 đoạn của bài. ? Theo em để làm nổi bật vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng chúng ta cần đọc bài với giọng như thế nào? => Bài có 3 đoạn tuy nhiên đoạn 1 là đoạn đặc trưng nhất. Sau đây các em nghe cô đọc đoạn này. ? Nêu cách đọc đoạn 1?. *Dáng vẻ kì lạ của cây sầu riêng - Cách miêu tả trái ngược nhau.. - Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị quyến rũ đến kì lạ. Đứng ngắm cây sầu riêng tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Vậy mà khi trái chín, hương toả ngạt ngào vị ngọt đến đam mê . * Bài ca ngợi giá trị và vẻ đẹp của cây sầu riêng. - 2 học sinh nhắc lại.. - Nhẹ nhàng, chậm rãi, to vừa nghe. Cần nhấn mạnh ở các từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp và hương vị của sầu riêng. - Cần ngắt nghỉ đúng dấu câu. Nhấn mạnh từ ngữ tả hương vị của quả sầu riêng như: .... - 2 học sinh đọc thể hiện. - Học sinh đọc theo nhóm..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - 3 học sinh thi đọc.Lớp bình chọn bạn đọc hay. - 2 HS đọc cả bài.. - Nhận xét, tuyên dương hs. 5’. 3. Củng cố, dặn dò: ? Ngoài miền Bắc có cây gì được xếp cùng họ sầu riêng? ? Lớp ta ai đã được ăn sầu riêng? Em 2, 3 học sinh trả lời. hãy nói cảm nhận của em khi thưởng - Em thích mùi thơm của nó thức loại quả này? - Em thấy khó ăn quá. => Khó ăn hay dễ ăn là do cảm nhận của mỗi người. Cô hi vọng rằng sau tiết học này các em sẽ có thiện cảm hơn với loại quả này.Vì có rất nhiều món ăn được chế biến từ sầu riêng như: Kem, sinh tố, bánh, kẹo... mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày. Trong tiết học này cô thấy các em rất tập trung một số bạn thường ngày rất ít phát biểu hôm nay cũng sôi nổi hơn cô tuyên dương và mong rằng các em sẽ phát huy hơn nữa ở các tiết học tiếp theo. Về nhà học bài và chuẩn bị cho cô bài Chợ Tết. - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài..

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×