Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

NHUNG KIEN THUC NGU VAN ON THI VAO LOP 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.3 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỘT SỐ KIẾN THỨC NGỮ VĂN CƠ BẢN ÔN THI VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2011-2012 A.PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI I.Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ 1.Phần văn: Câu 1: Giới thiệu sơ lược về Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kì mạn lục. ** Veà taùc giaû: +Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI,giai đoạn chế độ phong kiến đang từ đỉnh cao của sự phát triển cuối thế kỉ XV,bắt đầu rơi vào tình trạng loạn ly suy yếu. +Nguyễn Dữ là một dật sĩ tiêu biểu,chỉ làm quan một năm rồi cáo quan về ở ẩn giữ cách sống thanh cao đến trọn đời. Dùvậy,qua tác phẩm,ông vẫn tỏ ra quan tâm đến xã hội và con người. **Veà taùc phaåm: +Truyền kỳ mạn lục gồm hai mươi truyện viết bằng chữ HÁN,theo lối văn biền ngẫu có xen lẫn một số bài thơ. +Nhân vật chính trong các truyện là phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp,khao khát hạnh phúc lứa đôi nhưng gặp nhiều bất hánh,nhöõng trí thöùc phong kieân soẫng ngoaøi voøng cöông toạ cụa leê giaùo. +Kết thúc mỗi tác phẩm có lời bình,bàn luận về ý nghĩa câu chuyện (hiện nay chưa xác định được lời bình của tác giả hay của người đời sau thêm vào). +Truyền kì mạn lục được Vũ Khâm Lân đời hậu Lê khen là” Thiên cổ kì bút”,”Chuyện người con gái Nam xương” là moät trong hai möôi truyeän treân. Câu 2:Trình bày những hiểu biêt của em về giá trị nghệ thuật của những đoạn đôái thoại và những lời tự bạch trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ? ** Giá trị nghệ thuật của hững đoạn đối thoại và những lời tự bạch trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Chuyện có nhiều lời thoại và tự bạch của nhân vật,được sắp xếp rất đúng chỗ làm cho câu chuyện trở nên sinh động hơn,góp phần không nhỏ vào việc khắc hoạ quá trình tâm lí và tính cách nhân vật (lời của bà mẹ Trương Sinh là của một người nhân hậu và từng trải; lời của Vũ Nương bao giờ cũng chân thật,dịu dàng,mềm mỏng có tình, có lý,ngay cả trong luùc töùc giaôn nhaât,laø lôøi cụa moôt ngöôøi phú nöõ hieăn thúc,neẫt na,trong traĩng,khođng coù gì khuaât taât;lôøi cụa beù Ñạn hoăn nhieđn thaät thaø) Câu 3:Tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương”. ** Xưa có chàng Trương vừa cưới vợ xong đã đầu quân đi lính để lại người mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết, còn gọi là Vũ Nương,bụng mang dạ chửa. Mẹ Tương Sinh ốm chết Vũ Nương lo ma chay chu tất.Giặc tan,Trương Sinh trở về nhà,nghe lời con trai bèn nghi vợ mình không chung thuỷ.Vũ Nương bị oan,thanh minh không được,bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.Sau khi vợ trầm mình tự sát,một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn,đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới với me ïđêm đêm.Lúc đó Trương Sinh mới hiểu vợ mình bị oan. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương,do cứu thần rùa Linh Phi,vợ vua Nam Hải,nên khi chạy nạn,chết đuối ở biển được Linh Phi cứu sống để trả ơn.Phan Lang gặp Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang trôû veă traăn gian,Vuõ Nöông gôûi chieẫc hoa vaøng cuøng lôøi nhaĩn vôùi Tröông Sinh.Tröông Sinh nghe Phan Lang kể,thương nhớ vợ vô cùng bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang.Vũ Nương trở về”Ngồi trên kiệu hoa,đứng giữa doøng…luùc aån,luùc hieän”. Câu 4:Phân tích tấn bi kịch và vẻ đẹp người phụ nữ qua văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” 2.Phần Tiếng Việt Câu1.Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người,một nhân vật?(2:dẫn trực tiếp,dẫn gián tiếp) Câu2.Thế nào là dẫn trực tiếp?(Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó vào trong dấu ngoặc kép) Câu3.Thế nào là cách dẫn gián tiếp?(Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và thay đổi các dấu câu)..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu4.Lời trao đổi của nhân vật trong tác phẩm văn học (nhất là văn xuôi) thường được dẫn bằng cách nào ?(trực tiếp). 3.Phần tập làm văn *Phân tích tấn bi kịch và vẻ đẹp người phụ nữ qua văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Gợi ý bài làm: Gợi ý I Mở bài: -Giới thiệu “Chuyện người con gái Nam Xương” –Nguyễn Dữ. -Nội dung của truyện -Nêu vấn đề. Bài làm IMở bài “Chuyện người con gái Nam Xương” rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục”, áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ 16, một kiệt tác văn chương cổ.Truyện kể lại một câu chuyện truyền kì có nhiều yếu tố hoang đường lưu truyền trong dân gian về bi kịch gia đình.Qua nhân vật Vũ Nương( Vũ Thị Thiết), tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp của đức hạnh, của lòng vị tha và thể hiện số phận II- Thân bài: bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. 1-Phân tích những nét phẩm IIThân bài chất tốt đẹp của Vũ nương: +Vũ Nương vừa có nhan sắc -Số phận của Vũ Nương là một bi kịch thương tâm, Nguyễn Dữ đã dành sự đồng vừa có đức hạnh cảm sâu sắc và lòng cảm phục đối với nàng. +Vũ Nương vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh: “tính tình thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp”.Nhờ vậy nên Trương Sinh, con nhà hào phú “mến vì +Trong đạo vợ chồng, Vũ dung hạnh” đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Nương là người vợ hết mực +Trong đạo vợ chồng, Vũ Nương là người vợ hết mực thương chồng và thủy thương chồng và thủy chung. chung. Biết chồng có tính “đa nghi” nàng đã“ giữ gìn khuôn phép” không để xảy ra cảnh vợ chồng phải “thất hòa”. Sống giữa thời loạn lạc, Trương Sinh phải tòng quân đi chinh chiến ở biên ải xa xôi. Buổi tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy chúc chồng “được hai chữ bình yên”; nàng chẳng mong được đeo ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ...Ước mong của nàng thật bình dị, vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm tháng xa cách, Vũ Nương thương nhớ chồng khôn kể xiết : “...mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”. Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay: ...Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời Trời thăm thẳm xa vời không thấu Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong... (Ching phụ ngâm) Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau khổ của Vũ +Vũ Nương là người phụ nữ Nương, vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung thương nhớ đợi chờ chồng của nàng. đảm đang, hiếu thảo +Vũ Nương là người phụ nữ đảm đang, hiếu thảo. Chồng ra trận mới được một tuần thì nàng sinh ra một đứa con trai đặt tên là Đản. Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng “hết sức thuốc thang”, “ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ . Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã “hết lời thương xót”, việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo “như đối với cha 2-Phân tích bi kịch (nỗi oan của mẹ đẻ mình”. Qua đó, ta thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba con người tốt Vũ Nương): đẹp: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang chung thủy, người mẹ hiền đôn -Nỗi oan hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa. -Cũng như bao nhiêu người phụ nữ ngày xưa, cuộc đời của Vũ Nương là những trang buồn đầy nước mắt.Sau ba năm đợi chờ, Trương Sinh đã bình yên trở về. Đây cũng là lúc đất bằng nổi sóng, bi kịch lại đến với nàng. Trương Sinh trở về, con thơ vừa học nói. Tưởng rằng hạnh phúc sẽ mỉm cười với đôi vợ chồng trẻ. Nhưng rồi chuyện “cái bóng” từ miệng đứa con thơ đã làm cho Trương Sinh ngờ vực, “đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu,không có gì gỡ ra được”. Vốn tính hay ghen lại gia trưởng , vũ phu, ít học hành. Trương Sinh đã đối xử với vợ hết sức tàn nhẫn. Giấu biệt lời con nói, Trương Sinh đã mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi. Vợ phân trần, không tin; hàng xóm khuyên can cũng chẳng ăn thua gì cả! Chính chồng và con – những người thân yêu nhất của Vũ Nương đã xô đấy.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> nàng đến bên bờ vực thẳm. Thời chiến tranh loạn lạc, nàng đã trải qua những năm tháng cô đơn, giờ đây đứng trước nỗi oan, nàng chỉ biết nuốt nước mắt vào lòng...Vũ Nương chỉ có một con đường để bảo toàn danh tiết : nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử. Lời nguyền của nàng với trời và thần sông đã làm cho người đời xót xa đối với người con gái “bạc mệnh...duyên phận hẩm hiu”. Vũ Nương không phải làm “làm mồi cho cá tôm”, “làm cơm cho diều quạ”, không bị người -Ý nghĩa cái chết của Vũ đời phỉ nhổ mà nang đã được các nàng tiên trong cung nước thương tình vì nàng Nương (giá trị hiện thực, giá vô tội, rẽ một đường nước cho nàng thoát chết. Và cũng chẳng bao lâu sau đó, trị tố cáo) Trương Sinh biết vợ mình chết oan chỉ vì chuyện “chiếc bóng”. Nàng tuy được hầu hạ Linh Phi, nhưng hạnh phúc của nàng ở trần thế bị tan vỡ “trâm gãy bình rơi”,quyền làm mẹ , làm vợ của nàng vĩnh viễn không còn nữa. Đó là nỗi đau đớn nhất của ngườ phụ nữ. Nguyễn Dữ đã ghi lại câu chuỵện cảm động thươg tâm này với tất cả tấm lòng nhân đạo. Cái chết đau thương của Vũ Nương có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc. Nó lên án chiến tranh phong kiến đã làm cho đôi lứa phải li biệt, người vợ trẻ sống vất vả cô đơn; lên án lễ giáo phong kiến khắt khe với tệ gia trưởng độc đoán, gây III- Kết luận : nên bi kịch gia đình, làm tan vỡ hạnh phúc. Vì lẽ đó mà “Chuyện người con gái -Giá trị của truyện Nam Xương” có giá trị nhân bản sâu sắc. -Cảm nghĩ về người phụ nữ III Kết bài trong xã hội cũ. - “Tryền kì mạn lục” là kiệt tác của nền văn học cổ Việt Nam, xứng đáng là “thiên cổ kì bút”. Người đọc mãi mãi thương cảm Vũ Nương, thương cảm những người phụ nữ tài hoa bạc mênh. “Chuyện người con gái Nam Xương” tố cáo hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ 16, nêu bật thân phận và hạnh phúc người phụ nữ trong bi kịch gia đình. Gần 500 năm sau, “Chuyện người con gái Nam Xương” mà nỗi xót thương đối với số phận bi thảm của người vợ, người mẹ như vẫn còn mãi trong ta.. II.HOAØNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ – Trích Hồi thứ mười bốn 1.Phần văn Caâu hoûi: Cảm nhận về hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ qua chiến công thàn tốc đại phá quân Thanh trong hồi 14 của “Hoàng Lê nhất thống chí” ? Trả lời: +Đoạn trích hồi 14 trong “Hoàng Lê nhất thống chí” không chỉ ghi chép lại sự kiện lịch sử diễn biến gấp gáp qua từng mốc thời gian mà còn chú ý miêu tả hành động, lời nói của nhân vật, sự đối lập giữa hai đạo quân, đặc biệt là hình ảnh người anh hùng Quang Trung có tính cách quả cảm, mạnh mẽ có trí tuệ sáng suốt nhạy bén, có tài dụng binh như thần, người tổ chức và linh hồn của chiến công vĩ đại. +Khi nghe quân Thanh chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ định xuất quân ngay, nhưng lại dừng lại để lên ngôi hoàng đế .Nguyễn Huệ đã biết nghe tướng sĩ dù đang cơn giận. Ý kiến về việc lên ngôi, ân xá để lấy lòng người đã thuyết phục Nguyễn Huệ vì đó là ý kiến sáng suốt. Nguyễn Huệ Đã thể hiện tính chất dân chủ của một vị tướng. +Nguyễn Huệ là người hành động là người có hành động quyết đoán : nghe giặc chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương giận lắm, định thân chinh cầm quân đi ngay. Trong vòng một tháng Bắc Bình Vương đã làm được bao nhiêu việc lớn: tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc, gặp gỡ người cống sĩ ở huyện La Sơn, tuyển mộ quân lính và mở duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chieán thaéng. +Nguyễn Huệ có trí sáng suốt, sâu xa, nhạy bén: Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc; đưa ra lời phủ dụ quân lính được xem như là bài hịch ngắn, gọn có tác động kích thích lòng yêu nước; xét đoán và dùng người tài trí qua việc xử trí các tướng sĩ ở Tam Điệp; hiểu sở trường, sở đoản của tướng sĩ, khen chê đúng người, đúng việc..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> +Trong chiến đấu , Nguyễn Huệ đã thể hiện ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa rộng( tầm nhìn chiến lược): Mới khởi binh, đã dám chắc phương lược tiến đánh đã có tính sẵn, tính cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng đối với một nước lớn gấp mười nước mình. +Xuất quân thần tốc :Ngày 25/12 ( tháng chạp) xuất quân từ Phú Xuân, ngày 29/12 (tháng chạp) đến Nghệ An vượt 350 km núi đèo, ngày 30/12 (tháng chạp) tuyển quân, duyệt binh ở Nghệ An và ra Tam Điệp (150km), đêm 30/12(tháng chạp) tiến ra Thăng Long đến ngày 5/1 (tháng giêng) ăn tết ở Thăng Long vượt dự tính 2 ngày . Hành quân xa bằng chân (ñi boä), baèng caùng, voõng lieân tuïc nhö vaäy nhöng quaân lính vaãn chænh teà. +Hình Quang Trung trong chiến trận thật lẫm liệt: Quang Trung thân chinh cầm quân thể hiện một tổng chỉ huy thật sự qua việc họach định phương lược tiến đánh, tự mình thống lĩnh một mũi quân, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha tên đạn, lãnh đạo đánh các trận thật đẹp,thắng áp đảo quân thù, tạo thế bất ngờ trong chiến đấu, công phá đồn Ngọc Hồi một cách sáng tạo. Hình ảnh của vua nổi bật trong trận Ngọc Hồi: khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì, nhà vua cưỡi voi đi đốc thúc. Hình ảnh Quang Trung ngổi trên bành voi, chiến bào đỏ đã sạm đen vì khói súng, dẫn đầu đoàn tượng binh vào Thăng Long quả thật lẫm liệt oai hùng hiếm có trong lịch sử. +Hồi mười bốn là bức tranh sinh động về người anh hùng Nguyễn Huệ, vị vua văn võ song toàn chỉ huy tài tình cuộc hành binh thần tốc tiêu diệt bọn xâm lược Mãn Thanh, làm thất bại âm mưu xâm lược của chúng. III.TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU 1.Phần tập làm văn Đê bài: Hãy viết một bài văn thuyết minh ngắn giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Du và giá trị tác phẩm “truyện Kiều”. Gợi ý bài làm: I- Mở bài: -Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du (thiên tài văn học-“thi sĩ của các thi sĩ” -Giới thiệu truyện Kiều (tác phẩm lớn của Nguyễn Du, đỉnh cao của nghệ thuật thi ca tiếng Việt). II-Thân bài : a/ Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du: -Thân thế: sinh mất, bút hiệu, quê quán, gia đình. -Thời đại: đầy biến động. -Về cảnh đời :+Năng khiếu văn học bâm sinh +Trải qua mười năm gió bụi => có vốn sống phong phú. -Sự nghiệp văn chương : thơ chữ Hán, chữ Nôm.. b/ Thuyết minh về giá trị của. Nội dung cụ thể I- Nguyễn Du được coi là một thiên tài văn học, một tác gia văn học tài hoa và lỗi lạc nhất của văn học Việt Nam “thi sĩ của các nhà thi sĩ”. Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) là tác phẩm lớn nhất của ông, là đỉnh cao chói lọi nhất của nghệ thuật thơ ca tiếng Việt. IIa/ Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du: -Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như,hiệu là Thanh Hiên;quê ở làng Tiên Điền , huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học. Quê hương ông vẫn lưu truyền câu ca: Bao giờ ngàn Hống hết cây Sông Lam hết nước , họ này hết quan. Cuộc đời của Nguyễn Du gắn bó với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu hế kỷ XIX . Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật : chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng , bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc (1786-1796). “Ông trải qua mười năm gió bụi”, có lúc ốm đau không có thuốc, mái tóc sớm bạc. Năm 1802, Gia Long triệu Nguyễn Du ra làm quan. Ông được làm chánh sứ sang Trung Quốc (1913-1914). Năm 1820, ông được cử làm chánh sứ lần thứ hai, nhưng chưa kịp đi ,ông đã mất. Năng khiếu văn học bẩm sinh, vốn sống vô cùng phong phú, kết hợp với trái tim yêu thương vĩ đại đã tạo nên thiên tài Nguyễn Du Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du vô cùng rạng rỡ, để lại nhiều thơ chữ Hán và chữ Nôm: Về chữ Hán có 3 tập thơ : Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục, Thanh Hiên thi tập. Về chữ Nôm có Truyện Kiều, Văn chiêu hồn.... b/ Truyện Kiều: Nguyễn Du đã lấy cốt truyện từ “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) mà sáng tạo ra truyện Kiều bằng thơ lục bát dài 3254 câu, đậm đà màu sắc dân tộc. Giá trị nội dung và nghệ thuật: Về nội dung: Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> truyện Kiều: -Nguồn gốc. -Giá trị : +Nội dung: hiện thực, nhân đạo. +Nghệ thuật?. III- Kết bài : Phát biểu chung về tác giả, tác phẩm.. Giá trị hiện thực : Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công , tàn bạo. Giá trị nhân đạo: Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lý, khát vọng tình yêu, hạnh phúc. Về nghệ thuật : Truyện Kiều là kết tinh hành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Với truyện Kiều, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Với tryuện Kiều , nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lý nhân vật. IIINguyễn Du là đại thi hào dân tộc, niềm tự hào của nhân dân ta, đất nước ta: Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày (Kính gửi cụ Nguyễn Du - Tố Hữu) Truyện Kiều là tập đại thành của ngôn ngữ văn học dân tộc. Đoạn: CHỊ EM THÚY KIỀU (Trích truyện Kiều). 2.Phần văn Câu1. Qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” em có nhận xét gì về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du ? -Đoạn thơ miêu tả nhân vật theo bút pháp nghệ thuật ước lệ quen thuộc trong văn học cổ. Nghĩa là sử dụng những qui ước trong biểu hiện nghệ thuật như dùng hình tượng thiên nhiên đẹp: trăng , hoa , ngọc, tuyết,….để nói về vẻ đẹp con người. Để gợi lên vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ : Mai coát caùch , tuyeát tinh thaàn Vẻ đẹp trang trọng, đoan trang của Thúy Vân được so sánh với hình tượng thiên nhiên, với những thứ cao đẹp trên đời : traêng, hoa, maây, tuyeát, ngoïc: Vaân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng dầy dặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tĩc tuyết nhường màu da Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả vẫn dùng những hình tượng ước lệ: Laøn thu thuûy, neùt xuaân sôn Hoa ghen thua thắm , liễu hờn kém xanh Hình ảnh ước lệ “làn thu thủy” – làn nước mùa thu gợn sóng gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt,…Còn hình ảnh ước lệ “nét xuân sơn” – nét núi mùa xuân lại gợi lên đôi mày thanh tú trên giương mặt trẻ trung. Cái tài của Nguyễn Du là tuy sử dụng bút pháp ước lệ nhưng chân dung hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều hiện lên thật sinh động, đa dạng , “mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười ”. Khi miêu tả chân dung nhân vật là chân dung mang tính cách số phận. Vẻ đẹp của Thúy Vân tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh, “mây thua”, “tuyết nhường” nên nàng sẽ có cuộc đời bình lặng, suôn sẻ . Còn vẻ đẹp của Thúy Kiều làm cho tạo hóa phải ghen ghét, các vẻ đẹp khác phải đố kị – “hoa ghen”, “liễu hờn” – nên số phận nang phải éo le ñau khoå. -Sự tinh tế của tác giả là khi miêu tả nhân vật Thúy Kiều, tác giả miêu tả chân dung Thúy Vân trước để làm nền nổi bật lên chân dung Thúy Kiều. Có thể coi đây là thủ pháp nghệ thuậït đòn bẩy. Nguyễn Du chỉ dành bốn câu để gợi tả Vân, trong khi đó dành tới mười hai câu thơ để cực tả vẻ đẹp của Kiều. Vẻ đẹp của Vân chủ yếu là ngoại hình, còn vẻ đẹp của Kiều là nhan sắc , tài năng , tâm hồn. Thúy Vân, Thúy Kiều là những nhân vật chính diện nên khi miêu tả tác giả chủ yếu tác giả dùng bút pháp ước lệ . Vì vẻ đẹp của hai chị em Kiều là vẻ đẹp lí tưởng nên Nguyễn Du đã dùng những khuôn mẫu, ước lệ để diễn tả vẻ đẹp vượt ra ngoài, vượt lên trên khuôn mẫu của tuyệt sắc giai nhân. Câu2-Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong việc miêu tả ngoại hình hai chị em Thuý Kiều ,cách miêu tả ấùy đã dự báo số phận của hai nhân vật như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> -“Chị em Thuý Kiều” là đoạn thơ miêu tả nhân vật vô cùng đặc sắc trong thơ trung đại, một trong những nét đặc sắc ấùy là việc sử dụng từ ngữ. +Miêu tả ngoại hình hai chị em Thuý Kiều , Nguyễn bút pháp ước lệ – truyền thống của văn học cổ điển, dùng hình tượng thiên nhiên đẹp : trăng, hoa, ngọc, tuyết,...để nói về vẻ đẹp con người. +Cách sử dụng ngôn ngữ để miêu tả hai nhân vật có điểm khác. Với Thuý Vân thì dùng “thua”, “nhường”: Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da Còn Thuý Kiều thì dùng “ghen”, “hờn”: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh *Vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, một vẻ đẹp mà thiên nhiên (mây,tuyết) cũng phải chịu thua, nhường! Nhưng chỉ đến mức ấy thôi, nghĩa là ở trong vòng trời đất , vẫn trong qui luật tự nhiên. Vẻ đẹp của Vân tạo sự hoà hợp, êm đềm với xung quanh . Vẻ đẹp này báo hiệu tính cách ,số phận cuộc đời sau này của Thuý Vân là một cuộc đời êm ả, bình laëng. *Vẻ đẹp của Thuý Kiều là vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, khác nhiều với vẻ đẹp trang trọng hiền hoà của Vân. Một vẻ đẹp đếùn độ “hoa ghen”, “liễu hờn”. Điều đó chứng tỏ nhan sắc Thuý Kiều đã vượt ra ngoài khuôn khổ, ngoài tưởng tượng ,ngoài qui luật tự nhiên. Thiên nhiên ,tạo hoá có sự ganh ghét , đố kị , báo hiệu một sự trả thù sau này của trời đất (thiên nhiên) đối với số phận của Kiều .Hai từ ghen hờn đã báo trước cuộc đời Kiều chắc sẽ trải qua nhiều tai ương , bất hạnh. Trong miêu tả, Nguyễn Du đã dự cảm về thân phận mỗi người trong tương lai : Thuý Vân thì êm đềm phẳng lặêng, còn tương lai Thuý Kiều đầy sóng gió bất trắc. CẢNH NGÀY XUÂN (Đoạn thơ tả cảnh thiên nhiên) 1Phần tập làm văn Đề1- Phân tích bức tranh cảnh thiên nhiên ở bốn câu thơ đầu trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”? “Cảnh ngày xuân” (Trích truyện Kiều - Nguyễn Du) là bức tranh thiên nhiên mùa xuân cùng với cảnh lễ hội xuân nhộn nhịp, tươi vui. Trong dó, bốn câu đầu gợi tả khung cảnh mùa xuân : Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Hai câu đầu: Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi gợi tả mùa xuân theo cách riêng. Trước hết hình ảnh “con én đưa thoi”là hình ảnh ẩn dụ nhân hóa vừa gợi thời gian vừa gợi không gian, Hình ảnh chim én bay liệng trong bầu trời xuân ất nhanh như chiếc thoi chạy đi chạy lại trên khung dệt không những nêu lên nét đặc trưng của mùa xuân (mùa xuân chim én về) mà còn gợi thời gian trôi đi rất nhanh (như thoi đưa), ngày xuân , ngày vui trôi rất nhanh. Cảm giác nuối tiêc thời gian thoáng hiện ở câu thơ “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” khi tác giả tả ánh sáng đẹp của mùa xuân đã trải qua hơn sáu mươi ngày, đã hết tháng hai sang tháng ba. Những số từ “ chín chục, ngoài sáu mươi” cùng với từ “đã” nói lên điều ấy. Trong tháng cuối cùng của mùa xuân chim én vẫn rộn ràng bay liệng giữa bầu trời trong sáng. Hai câu thơ tiếp theo không hoàn toàn là sáng tạo của Nguyễn Du. Ông đã tiếp thu và đổi mới từ hai câu thơ cổ Trung Quốc : Phương thảo thiên liên bích Lê chi sổ điểm hoa ( cỏ non liền với trời xanh, tên cành lê có mấy bông hoa) So với hai câu thơ xưa, rõ ràng hai câu thơ của Nguyễn Du trở thành một bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân: Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Gam màu làm nền cho bức tranh xuân là thảm cỏ xanh non trải rộng tới chân trời . Trên cái nền xanh dịu mát đó điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Câu thơ cổ Trung Quốc chỉ nói cành lê điểm vài bông hoa mà không nói tới màu sắc của hoa lê. Nguyễn Du chỉ thêm một chữ “trắng” cho hoa lê mà bức tranh xuân đã khác . Trong câu thơ của Nguyễn Du , chữ trắng đã thành điểm nhấn, làm nổi bậc thần sắc của hoa lê, của bức tranh. Màu xanh của cỏ non và sắc trắng của hoa lê làm cho màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: “ cỏ non” mới mẻ, tinh khiết, giàu sức sống; “xanh tận chân trời” khoáng đạt trong trẻo; “trắng điểm một vài bông hoa” thanh khiết. Chữ “điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh tại..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Màu trắng –xanh hài hòa gợi cảm giác mênh mông mà không quạnh vắng, trong sáng mà tẻ trung, nhẹ nhàng mà thanh khiết. Đúng là một bức họa tuyệt tác về cảnh ngày xuân trong sáng. Đề2- Hãy phân tích sáu câu cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”? Sáu câu cuối trong đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” ghi lại cảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân đang dần bước trở về nhà. Mặt trời đã “tà tà” gác núi. Ngày hội ngày vui đã trôi qua nhanh: Tà tà bóng ngã về tây Chị em thơ thẩn dan tay ra về Bước dần theo ngọn tiểu khê Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh Nhịp thơ chậm rải.Nhịp sống như ngừng trôi. Tâm tình thì “thơ thẩn”, cử chỉ thì “dan tay”, nhịp chân thì “bước dần” . Một cái nhìn man mác, bâng khuâng: “lần xem”..đối với cảnh vật. Tất cả đều nhỏ bé: khe suối chỉ là “ngọn tiểu khê”, “dịp cầu nho nhỏ”; phong cảnh “thanh thanh”; dòng nước “nao nao”. Cả một không gian êm đềm , vắng lặng.Tâm tình chị em Kiều như dịu lại trong bóng tà dương. Như đang đợi chờ một cái gì sẽ đến, sẽ nhìn thấy? Cặp mắt cứ “lần xem” gần xa: Bước dần theo ngọn tiểu khê Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang Tác giả đã sử dụng liên tiếp một loạt từ láy: “tà tà”, “thơ thẩn”, “thanh thanh”, “nao nao”, việc dùng từ của thi nhân vừa chính xác vừa tinh tế , vừa có tác dụng gợi nhiều cảm xúc cho người đọc. Các từ láy vừa gợi tả được hình ảnh sự vật, vừa thể hiện tâm trạng con người. Cảnh vẫn mang cái thanh , cái dịu của mùa xuân : nắng nhạt, khe nước nhỏ, một dịp cầu nhỏ bắc ngang. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng : mặt trời từ từ ngã bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh; tất cả nhạt dần , lặng dần. Cảnh ở đây được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. hai chữ “nao nao”(nao nao dòng nước uốn quanh) đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Nỗi niềm man mác bâng khuâng thấm sâu , lan tỏa trong tâm hồn giai nhân đa tình , đa cảm. Cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm một điều xảy ra đã xuất hiện. Dòng nước “nao nao” uốn quanh như báo trước ngay lúc này thôi Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên : Sè sè nắm đất bên đường Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh Sẽ gặp chàng thư sinh “phong tư tài mạo tót vời” – Kim Trọng. Cảnh vật và thời gian được miêu tả bằng bút pháp ước lệ tượng tưng nhưng rất sống động, gần gũi, thân quen đối với bất cứ người Việt Nam nào. Không còn xa lạ vì “ngọn tiểu khê” ấy, “dịp cầu nho nhỏ” ấy là màu sắc đồng quê, là cảnh quê hương đất nước mình. Tính dân tộc là một nét đẹp đậm đà trong thơ Nguyễn Du, nhất là những vần thơ tả cảnh.. Đề tổng hợp: Qua việc tìm hiểu cốt truyện và các đoạn trích ,em hãy phân tích nhân vật Thúy Kiều để làm nổi bật giá trị nhân đạo của truyện Kiều. Gợi ý làm bài Dàn ý I-MB: -Giới thiệu truyện Kiều -Nêu giá trị nội dung nhân đạo thể hiện qua nhân vật Thúy Kiều II- TB: (Lần lược phân tích các nội dung:) 1-Truyện Kiều là tiếng nói cảm thương sâu sắc trước số phận bi kịch: Nhân vật Thúy Kiều là hiện thân những bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: +Có mối tình lý tưởng nhưng bị. Nội dung cụ thể I.Thân bài (Phần mở bài viết thành một đoạn văn có 2 ý): -Nguyễn Du là nhà thơ thiên tài của dân tộc. Truyện Kiều của ông là kiệt tác của nền thơ ca cổ, sáng ngời tinh thần nhân đạo. -Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở tiếng nói cảm thương sâu sắc trước số phận bi kịch, tiếng nói khẳng định, ngợi ca con người và những khát vọng chân chính của con người. Tiếng nói nhân đạo ấy toát lên từ hình tượng Thúy Kiều. IIThân bài 1-Truyện Kiều là tiếng nói cảm thương sâu sắc trước số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nhân vật Thúy Kiều là hiện thân những bi kịch của người phụ nữ. Đời Kiều là “ tấm gương oan khổ”, chịu đủ những bi kịch. Tuy nhiên, hai bi kịch lớn nhất của Kiều là bi kịch tình yêu bị tan vỡ và bi kịch bị chà đạp về nhân phẩm. + Mối tình Kim - Kiều là một mối tình của tình yêu lý tưởng. Đó là mối tình giữa “Người quốc sắc kẻ thiên tài”, nhưng cuối cùng “Giữa đường đứt gánh tương tư”, “...nước chảy hoa trôi lỡ làng”. Tình yêu tan vỡ không bao giờ hàn gắn được, “màn.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> tan vỡ. +Kiều có ý thức về nhân phẩm (nàng luôn tìm cách vươn lên và thoát ra khỏi chốn bùn nhơ) nhưng bị chà đạp về nhân phẩm (nang bị dìm xuống sâu hơn). đoàn viên” có hậu về cơ bản cũng chỉ là “một cung gió thảm mưa sầu”. +Kiều đau đớn cùng cực vì thình yêu tan vỡ và nhất là giá trị , phẩm chất trong sạch của nàng bị xúc phạm. Khi mối tình đầu đẹp đẽ vừa chớm nở thì cũng chính ngay sau đó Kiều phải trao duyên lại cho em , đành từ bỏ Kim Trọng để bán mình chuộc cha cứu gia đình (bị vu oan giá họa để làm tiền của bọn quan lại). Nàng trở thành món hàng để kẻ buôn người họ Mã “Cò kè bớt một thêm hai”, thất thân với tên buôn người bịp bợm , tàn ác này, để rồi phải : Thanh lâu hai lược, thanh y hai lần. Và Kiều đã tìm mọi cách để thoát khỏi cuộc sống nhục nhã đau đớn ấy. Khi biết bị lừa vào lầu xanh ,nàng tự vận nhưng không thành, theo Sở Khanh để thoát khỏi chốn thanh lâu, lại bị đánh đập hành hạ và phải vào lầu xanh lần thứ nhất. Biểu hiện nỗi đau xót của Kiều là: Thân lươn bao quản lấm đầu Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa. Có nỗi đau nào lớn hơn khi con người trọng nhân phẩm, luôn ý thức về nhân phẩm mà cuối cùng tuyên bố từ bỏ nhân phẩm, “xin chừa”? Lấy Thúc Sinh ,chấp nhận làm vợ lẻ để khỏi phải làm gái lầu xanh thì rơi vào tay mẹ con Hoạn Thư. Nàng bị đánh đập , hành hạ và trở thành Hoa nô,làm kẻ ở , người hầu.Chế độ đa thê, sản phẩm của giai cấp phong kiến, tất nhiên cũng không thể bảo vệ hạnh phúc cho những kẻ “sắn bìm chút phận con con” như nàng . Trốn khỏi nhà Hoạn Thư , thì lại bị bán vào lầu xanh lần hai, lấy Từ Hải thì bị Hồ Tôn Hiến lừa và trở thành kẻ giết chồng, ....Mỗi lần tìm cách vươn lên để thoát ra thì nàng bị dìm xuống sâu hơn. Thân thế trầm luân của Kiều là kết quả tất yếu của một xã hội do thế lực hắc ám thống trị. Cuộc đời người con gái có nhan sắc “nghiêng nước ,nghiêng thành”, có tài hoa “pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”, có tâm hồn tình cảm trong trắng nồng nàn ấy rút cục cũng chỉ là “một cung gió thảm mưa sầu”. Kiều đã trải qua hầu hết những kiếp đời đau khổ , tủi nhục của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến: tình duyên tan vỡ, làm gái lầu xanh, làm nô tì, làm vợ lẻ, đi tu, bị làm nhục khi chồng (Từ Hải) vừa chết....Nhà thơ vĩ đại giàu lòng nhân đạo đã tổng kết cuộc đời ấy bằng những lời thơ đau xót: Thương thay cũng một kiếp người Hại thay mang lấy sắc tài làm chi Những là oan khổ lưu ly Chờ cho hết kiếp còn gì là thân 2- Thúy Kiều không chỉ xuất hiện với tư cách là một nạn nhân đau khổ mà còn là hiện thân của vẻ đẹp, nhan sắc, tài hoa, tâm hồn. + Sắc và tài của Kiều đạt tới mức lý tưởng. Thể hiện vẻ đẹp, tài năng của Kiều , Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ của văn học cổ có phần lý tưởng hóa để trân trọng một vẻ đẹp “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” . Đẹp đến độ “nghiêng nước nghiêng thành” . Và tài “Sắc đành đòi một tài đành họa hai” . Kiều thông minh , đa tài - cầm, kỳ, thi, họa. 2- Nội dung thứ hai: Khẳng định +Cái thông minh tài hoa của Kiều cũng chính là sự biểu hiện phong phú của một ca ngợi những vẻ đẹp của con trái tim nồng nàn yêu đương, sôi nổi, một tấm lòng giàu vị tha. Nàng dám yêu người: thương sôi nổi của một cô gái sống cách đây mấy trăm năm, khi quan hệ chân chính +Tài sắc của Thúy Kiều giữa nam nữ thanh niên còn bị ngăn cấm bỡi muôn vàn luật lệ khắt khe của chế độ phong kiến . Chỉ mới gặp gỡ, nàng đã để trái tim rung động trước hình ảnh một chàng trai xa lạ, với những ước mơ thầm kín nhưng vô cùng tha thiết: Người đâu gặp gỡ làm chi, Trăm năm biết có duyên gì hay không! Mối tình vượt lễ giáo phong kiến cũng là một mối tình rất trong sạch, thủy chung. Kiều chính là người phụ nữ ngay thẳng trong sạch. Yêu đương sôi nổi nhưng nàng cũng biết giữ những bước đi quá trớn có hại cho tình yêu. +Tâm hồn đẹp đẽ của người con gái họ Vương còn thể hiện ở tấm lòng vị tha nhân hậu. Nàng hy sinh tình yêu để cứu gia đình, cha mẹ. Khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích của mụ Tú Bà, nàng như quên mình ,nghĩ về người khác. Kiều nhớ tới cha mẹ với những tình cảm chân thực. Nàng tưởng bóng dáng tội nghiệp “tựa cửa hôm mai” của người đã sinh dưỡng nàng. Kiều day dứt không nguôi vì nỗi không chăm sóc được cha mẹ già : “Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ”.Thúy Kiều “tưởng” Kim Trọng “rày trông mai chờ”, day dứt vì như mình đã phụ bạc người yêu “tấm son gọt rửa bao giờ cho phai” ..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Kiều còn là người chí nghĩa chí tình “Ơn ai một chút chẳng quên”. Khi có điều kiện, hậu +Tâm hồn :trong trắng ,thủy chung tạ những người đã cưu mang mình, nàng thấy những công ơn đó không gì có thể đền đáp (mối tình Kim-Kiều), giàu lòng vị nổi: tha, nhân hậu (Đ/v cha mẹ, với Nghìn vàng gọi chut lễ thường, người yêu, với những người mình Mà lòng phiếu mẫu mấy vàng cho cân. mang ơn) 3- Kiều còn là hiện thân của khát vọng tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc và khát vọng về quyền sống. +Khát vọng tình yêu tự do đầy màu sắc lãng mạn đựợc thể hiện qua mối quan hệ Thúy Kiều-Kim Trọng. Nguyễn Du đã dành tất cả tài năng và tâm huyết để viết lên một bản tình ca say đắm có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam. Mối tình Kim-Kiều 3vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến bằng tình yêu tự do, chủ động của hai người . Khác với +Khát vọng tình yêu tự do,hạnh nhiều phụ nữ xưa chịu sự sắp đặt của cha mẹ, Kiều chủ động đến với tình yêu theo tiếng phúc (yêu Kim Trọng) gọi của trái tim. Kiều táo bạo, chủ động đồng thời cũng thủy chung như nhất trong tình yêu. +Khát vọng về quyền sống về hạnh phúc đã đưa Kiều trở thành đại diện cho con người bị áp bức vùng lên làm chủ số phận của mình trong tư thế chiến thắng, tư thế chính nghĩa. Nàng rằng: lồng lộng trời cao Hại nhân nhân hại sự nào tại ta Ở đâyThúy Kiều đã gặp gỡ bao người phụ nữ bị áp bức khác cũng vùng lên đòi quyền +Khát vọng về quyền sống (việc sống, đòi lẽ công bằng, trừng trị kẻ ác trong Tấm Cám, trong Thạch Sanh và trong nhiều Kiều báo ân ,báo oán) truyện Nôm khuyết danh khác , về căn bản không có gì khác nhau, chỉ khác là một bên còn mượn những yếu tố thần linh phù tợ, còn một bên đã vươn tới tư tưởng tự con người quyết định theo công lý của mình. III-KB : Khẳng định lại giá trị III.Kết bài nhân đạo qua nhân vật Kiều Với nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du nhà nhân đạo chủ nghĩa rất mực yêu thương, rất mực trân trọng , rất mực đề cao con người, đề cao những khát vọng chân chính của con người. B.PHẦN TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM I- Truyện “Làng” – Kim Lân: Phần văn: Câu1- Truyện ngắn “Làng” đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai . Đó là tình huống nào? Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân sở dĩ hấp dẫn người đọc từ đầu đến cuối, nhân vật ông Hai sở dĩ trở nên thân quý với người đọc, chính là vì tác giả đã sáng tạo ra được một tình huống truyện đặc sắc , Tình huống truyện đã làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước ở người nông dân. Đó là tình huống ông Hai tình cờ nghe được tin dân làng Chợ Dầu yêu quý của ông đã trở thành Việt gian theo Pháp, phản lại kháng chiến, phản lại Cụ Hồ. Tình huống này xét về mặt hiện thực rất hợp lý; về mặt nghệ thuật nó tạo nên một cái nút thắt của câu chuyện. Tình huống bất ngờ ấy đã khiến ông Hai đau xót, tủi hổ , day dứt trong sự xung đột giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước, mà tình cảm nào cũng tha thiết, mạnh mẽ. Đặt nhân vật vào tình huống ấy, tác giả đã làm bộc lộ sâu sắc cả hai tình cảm nói trên ở nhân vật và cho thấy lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến đã chi phối và thống nhất mọi tình cảm khác trong con người Việt Nam thời kỳ kháng chiến. Câu2-Nhận xét những nét nghệ thuật chính của truyện ngắn “Làng” (nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, ngôn ngữ nhân vật) ? * Miêu tả tâm lý nhân vật:Tâm trạng của nhân vật chính (ông Hai) là tâm trạng của người nông dân Bắc Bộ được miêu tả rất cụ thể, tỉ mỉ, có diễn biến có quá trình, được biểu hiện qua từng suy nghĩ, thái độ, cử chỉ, lời nói và hành động. Như thể là tác giả đã nhập thẳng vào nhân vật ông Hai mà miêu tả, mà kể, mà phân tích , mà lý giải từng diễn biến nhỏ của nỗi lòng..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> +Đặt nhân vật trong một tình huống bất ngờ mà hợp lý không chỉ tạo thành nút truyện , tạo sự căng thẳng và hấp dẫn của truyện mà còn là dịp tốt để đẩy câu chuyện đến cao trào, để có dịp trình bày những day dứt, những đau khổ và giải tỏa của nhân vật và là dịp tốt để khẳng định chủ đề, ca ngợi tình yêu làng yêu quê, yêu nước gắn bó như thế nào, mang màu sắc riêng độc đáo như thế nào trong tâm hồn người nông dân Việt Nam. +Nhân vật ông Hai vừa chân thật,vừa giản dị , vừa sống động lại có chiều sâu. Đó là hình ảnh tiêu biểu và phổ biến của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp với quyết tâm sẵn sàng: Nhà tan cửa nát, cũng ừ! Đánh thắng giặc Pháp, cực chừ, sướng sau! * Ngôn ngữ và lời kể:Lời văn tự nhiên, hồn hậu , đậm ý vị quần chúng nông dân với cách dùng từ, đặt câu hết sức dễ hiểu, mộc mạc : dám đơn sai, Cụ Hồ trên đầu trên cổ,nó thì rút ruột ra,u rú xó nhà, ăn hết nhiều chứ ở hét bao nhiêu, chơi sậm sụi với nhau. Câu3- Chủ đề của truyện “Làng”? Tình yêu làng thống nhất bền chặt với lòng yêu nước. Đó là một tình cảm mới xuất hiện trong tâm hồn và tình cảm người nông dân Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám, trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 2.Phàn tập làm văn Đề.1 : Suy nghĩ vè nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. Dàn ý I- Mở bài: -Giới thiệu truyện ngắn “Làng” và nhân vật ông Hai – nhân vật chính của tác phẩm, một trong những nhân vật thành công nhất của văn học thời kì kháng chiến chống Pháp. -Nêu vấn đề sẽ phân tích : tình yêu làng và lòng yêu nước vẻ đẹp nổi bật ở nhân vật ông Hai.. II- Thân bài:(Triển khai các nhận định về tình yêu làng, lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai và nghệ thuật đặc. Gợi ý bài viết IMở bài Tình yêu làng, sự gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn vốn là một tình cảm sâu nặng ở con người Việt Nam nói chung, đặc biệt ở người nông dân nói riêng. Lịch sử văn học dân tộc từng xây dựng thành công nhiều nhân vật mang tình cảm đáng quý ấy . Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là một trong những trường hợp tiêu biểu như thế . Ông Hai không những yêu làng màtình yêu làng ở ông thống nhất bền chặt với lòng yêu nước. Đó là một tình cảm mới xuất hiện trong tâm hồn và tình cảm người nông dân Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám, trong cuộc kháng chiến chống Pháp. II.Thân bài. 1.Tình yêu làng yêu nước của nhân vật ông Hai là tình cảm nổi bật, xuyên suốt toàn truyện: -Khi tản cư, ông Hai nghĩ đến những ngày hoạt động kháng chiến giữ làng cùng anh em, đòng đội. Tình cảm yêu làng của ông đã gắn bó với tình cảm kháng chiến. Ông không chỉ là một dân làng mà còn là một phụ lão , một chiến sĩ đã từng tham gia đánh giặc giữ làng mà nay phải xa làng đi tản cư. - Ở nơi tản cư, ông luôn theo dõi tin tức kháng chiến , tin tức của làng Dầu. Sáng hôm ấy ,ông Hai đang ở trong phòng thông tin, tâm trạng rất phấn chấn:Ruột gan ông lão như múa lên. Vui quá! Vui vì kháng chiến bao nhiêu, ông càng cụt hứng và đau khổ bấy nhiêu. -Trong lúc ông Hai đang hồ hởi với những chiến tích kháng chiến, những gương dũng cảm anh hùng của quân và dân ta thì ông như bị sét đánh về cái tin cả làng Dầu “Việt gian theo Tây” . +Ông sững sờ, “cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, lặng đi, tưởng như không thở được.....”- một cái tin động trời mà trước đó ông không thể tin, không thể ngờ lại có thể xảy ra như thế . Ông Hai còn cố gắng hỏi lại để hy vọng đó chỉ là tin đồn thất thiệt. Nhưng rồi, bằng những chứng cứ cụ thể, ông Hai đành phải tin cái sự thật khủng khiếp ấy. Cử chỉ đầu tiên của ông là lảng chuyện, cười cái nhạt thếch của sự bẽ bàng, rời quán về nhà (nơi tản cư). Những câu nói mỉa móc, căm ghét của những người tản cư nói về cái làng Việt gian ấy đuổi theo ông làm ông xấu hổ, ê chề như là họ đang mắng chửi chính ông-vì ông là người chợ Dầu, cái làng đốn mạt ấy. Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi : đi trong sự trốn tránh vì xấu hổ và nhục nhã. +Về đến nhà , ông nằm vật ra giường như bị cảm.Trong đau khổ và xấu hổ, nhục nhã nhìn đàn con chơi đùa, ông Hai nghĩ đến sự hắt hủi,khinh bỉ của nọi người dành cho ngững đứa trẻ của cái làng Việt gian. Thương con, ông thoắt vô cùng căm giận dân làng - những kẻ mà ông đã gọi là chúng bay một cách căm ghét và khinh bỉ . Ông nguyền rủa họ đã làm một việc điếm nhục bậc nhất hại đến danh dự của làng, và tội còn to hơn thế: đó là tội phản bội, đầu hàng, bán nước..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> sắc của nhà văn.) a/ Tình yêu làng yêu nước của nhân vật ông Hai là tình cảm nổi bật, xuyên suốt toàn truyện: -Chi tiết đi tản cư nhớ làng -Theo dõi tin tức kháng chiến -Tâm trạng khi nghe tin đồn làng chợ Dầu theo Tây.. + Nhưng rồi ông lại khó tin là chuyện tày đình ấy có thể xảy ra. Nhưng những chứng cứ hiển nhiên trở lại làm ông đành một lần nữa cay đắng chấp nhận sự thật và sự nhục nhã, sự giày vò tâm trí lại sôi réo trong lòng ông. Ông nghĩ tới sự tẩy chay của mọi người, tới tương lai chưa biết làm ăn sinh sống như thế nào? Cụ thể nhất là ông sắp phải đón đợi thái độ ghẻ lạnh , móc máy của mụ chủ nhà khó tính, lắm điều. +Trò chuyệnvới vợ trong gian nhà ở nhờ , thái độ của ông vừa bực bội , vừa đau đớn, cố kìm nén, ông gắt gỏng vô cớ,trằn trọc thở dài, rồi lo lắng đến mức chân tay nhũn ra, nín thở, lắng nghe, không nhúch nhích, nằm im chịu trận. +Trong mấy ngày sau đó , ông không dám ra khỏi nhà, không dám đi đâu, chỉ ru rú trong nhà nghe ngóng tình hình bên ngoài, lo lăng sợ hãi thường xuyên: lúc nào cũng nghĩ đến chuyện ấy, cũng tưởng mọi người chỉ nói đến chuyện ấy. +Khi mụ chủ nhà khó tính đẩy vợ chồng ông Hai đến tình thế khó xử là không biết sẽ sống nhờ ở đâu, tâm trạng ông Hai lại càng trở nên u ám bế tắc và tuyệt vọng . Chính trong phút giây tuyệt vọng ấy, ông lão đã chớm có ý định quay về làng cũ. Nhưng trong ông lập tức lại diễn ra cuộc tự đấu tranh quyết liệt: Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, về làng là chịu đầu hàng thằng Tây.....Đến đây, tình cảm tự do, tình cảm cách mạng, lòng yêu làng yêu nước đã thực sự hòa quyện trong tâm hồn người lão nông tản cư. Và ông quyết định dứt khoát, trong cực kì đau khổ, uất hận: Muốn sao thì sao, không thể bỏ về làng, phải thù cái làng theo giặc ấy dù trước đây, dù cả đời ông đã gắn bó máu thịt với nó, vô cùng yêu thương, tự hào về nó. Thế là mâu thuẫn nội tâm trong ông Hai đã tạm thời tự ông tìm được hướng giải quyết trong tình thé thúc bách, Nhưng trong lòng ông đau đớn biết bao. Ông chỉ còn biêt san vợi phần nào nỗi đau ấy trong câu chuyện với đứa con út còn thơ dại. +Đoạn đối thoại đã biểu hiện tình cảm thiêng liêng và sâu nặng của ông Hai với quê hương, đất nước, với kháng chiến, với Cụ Hồ. Những lời tâm tình thủ thỉ của ông với đứa con nhỏ đó chính là tiếng lòng sâu thẳm của ông, nó nói lên thành tiếng quyết tâm và ý chí của ông, tâm sự của ông trong một hoàn cảnh cụ thể của ông với quê hương, với kháng chiến , với vị lãnh tụ kính yêu của toàn dân. Đó là tự nhủ giải bày lòng mình, như là tự minh oan cho chính mình . Đó là tình yêu sâu nặng với cái làng quê đang tạm thời phải xa, phải thù. Đó là tấm lòng chung thủy với cách mạng và kháng chiến, tấm lòng biết ơn chân thành, bền vững và thiêng liêng cho đến chết: Anh em đồng chí biết cho bố con ông Cụ Hồ trên đầu trên cổ soi xét cho bố con ông Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. quả là những suy nghĩ và lời lẽ chân thành rất mực, mộc mạc rất mực của người nông dân nghèo Bắc Bộ. + Nhưng rồi cái tin làng theo giặc được cải chính. Đến lúc này, mọi nỗi đau của ông Hai biến mất. Mới đến ngõ, chưa vào nhà, ông đã “bô, bô”, rồi “lật đật” sang nhà bác Thứ, “lật đật” bỏ lên nhà trên,“lật đật” đi nơi khác để khoe. Vừ khoe vừ múa tay lên. Ông vui vì làng ông vẫn kiên gan đi theo kháng chiến , vui đến mức chuyện nhà ông bị Tây đốt nhẵn tở thành nhỏ bé, không đáng lưu tâm. Chi tiết này khiến người đọc cảm thấy cảm động hơn, trân trọng hơn tình yêu làng,tình yêu Tổ quốc, yêu kháng chiến của ông Hai. Giờ đây tình yêu lớn lao sâu sắc ấy đã khiến ông quên mọi ưu phiền, ông đi khắp nơi để khoe . Mà lần này, ông khoe rành rọt , tỉ mỉ như chính ông vừa dự xong trận đánh ấy. Đây lại là những lúc ông Hai lấy làm vinh dự về làng, tự hào về làng quê mình, anh dũng phá càn, thắng giặc. * Từ bao đời nay, tình yêu làng yêu quê đã trở thành tình yêu tự nhiên, sâu nặng , nó đã thấm sâu vào tâm thức tâm linh của người dân quê. Thậm chí nhiều khi tình cảm ấy đã bị đẩy tới sự thiên vị và trở thành tâm lý bản vị hẹp hòi . Truyện “Làng” , qua nhân vật ông Hai đã -Niềm vui khi tin thể hiện sinh động và cả động tình yêu làng quê của người nông dân thống nhất với tình yêu đồn được cải chính. nước và tinh thần kháng chiến. Tình yêu Làng của người nông dân , sau Cách mạng tháng Tám có những biến đổi . Tình yêu làng của người nong dân đã gắn bó với lòng yêu nước và ý thức giai cấp, tinh thần kháng chiến . Tình yêu làng được đặt trong tình yêu nước rộng lớn..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> b/ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: -Chọn tình huống để thể hiện tâm lý nhân vật. -Các chi tiết miêu tả nhân vật -Các hình thức trần thuật.. III- Kết bài: -Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật. -Thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai. 2.Đặt nhân vật trong một tình huống bất ngờ mà hợp lý không chỉ tạo thành nút truyện , tạo sự căng thẳng và hấp dẫn của truyện mà còn là dịp tốt để đẩy câu chuyện đến cao trào, để có dịp trình bày những day dứt, những đau khổ và giải tỏa của nhân vật và là dịp tốt để khẳng định chủ đề, ca ngợi tình yêu làng yêu quê, yêu nước gắn bó như thế nào, mang màu sắc riêng độc đáo như thế nào trong tâm hồn người nông dân Việt Nam. +Tác giả nắm bắt, thể hiện rất sinh động và tài tình nét tâm lý nổi bật của người nông dân là tình yêu làng và tâm lý cộng đồng. Tình yêu làng của ông Hai tiêu biểu và độc đáo. Không chỉ diễn tả chính xác, tinh tế các trạng thái tâm lý mà còn miêu tả thành công những quá trình vận động chuyển biến của tâm trạng nhân vật. Tác giả đã dùng nhiều biện pháp miêu tả tâm lý nhân vật :đối thoại, độc thoại và qua những trạng thái cảm xúc trực tiếp +Ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật rất sinh động, gần gũi với lời ăn tiếng nói, cách nghĩ của người nông dân. *Có thể nói Kim Lân đã thấu hiểu và diễn tả thực sinh động và cảm động tâm lý của người nông dân mà hiếm thấy cây bút nào đạt được như vậy. III.Kết bài. Ông Hai trong “Làng” là một nhân vật tạo ấn tượng sâu sắc với người đọc . Qua truyện ngắn này, bằng những tình huống, chi tiết chân thực , thú vị, bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý sinh động, Kim Lân đã đem đến cho chúng ta một hình tượng hấp dẫn về người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp . Tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với làng quê, đất nước của nhân vật ông Hai luôn luôn có ý nghĩa giáo dục thấm thía đối với các thế hệ bạn đọc. (Một kết luận khác: Ông Hai là một người nông dân chất phác có tình yêu làng, gắn liền với tình yêu nước . Tinh yêu làng được thể hiện độc đáo và cảm động. Tình yêu đó gắn liền với tình yêu kháng chiến, căm ghét bọn Việt gian bán nước và giặc Pháp xâm lược . Đặc sắc của truyện “Làng” là mieu tả tâm lý với diễn biến phức tạp; giáo dục tình yêu quê hương đất nước, gắn với cội nguồn, với truyền thống gia đình, quê hương.). II- LẶNG LẼ SA PA - Nguyễn Thành Long 1 Phần văn. Caau1:Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” xây dựng xoay quanh một tình huống truyện khá đơn giản mà tự nhiên. Tình huống đó là gì? Phân tích ý nghĩa của tình huống ấy đối với việc thể hiện nhân vật và chủ đề của truyện . - Một trong những điểm mấu chốt của truyện ngắn là xây dựng tình huống truyện. + Tình huống cơ bản của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” chính là cuộc gặp gỡ của người thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng với bác lái xe và hai hành khách trên chuyến xe ấy - ông họa sĩ già và cô kĩ sư lên thăm trong chốc lát nơi ở và nơi làm việc của anh thanh niên. + Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính (anh thanh niên) một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thới qua “bức chân dung” (cả cuộc sống và những suy nghĩ ) của người thanh niên , qua sự cảm nhận của các nhân vật khác (chủ yếu là ông họa sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm : Trong cái lặng lẽ ,vắng vẻ trên trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước. Câu2- Tên truyện “Lặng lẽ Sa Pa” gợi cho em điều mà tác giả muốn gửi gắm trong truyện là gì? - Lặng lẽ là cái không khí bề ngoài của cảnh vật..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Điều mà tác giả khám phá ra và muốn truyền đến cho người đọc chính là cái không khí lặng lẽ bên trong, ở sự làm việc, ở suy nghĩ của những con người tại nơi đây: Trong Sa Pa lặng lẽ có biết bao người âm thầm, bình dị cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Từ đó, tác giả còn muốn gợi ra những suy nghĩ triết lí về ý nghĩa của công việc, của sự cống hiến bằng sức lao động miệt mài, tự giác của mỗi người cho sự nghiệp chung. Câu3. Những nét nghệ thuật đắc sắc của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”? - Trước hết, tác giả đã tạo dựng được một chất thơ trong sáng làm nên không khí và sắc điệu riêng toát lên từ sự hài hòa giữa phong cảnh thiên nhiên đẹp lộng lẫy và mơ màng của Sa Pa với vẻ đẹp trong suy nghĩ, cảm xúc và công việc của các nhân vật cùng mối quan hệ của họ. - Cốt truyện thật đơn giản, xoay quanh tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư mới ra trường với anh thanh niên một mình sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn trong trạm khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong chốc lát nhưng đã đủ để các nhân vật xuất hiện, gây được ấn tượng và gợi được những suy nghĩ, cảm xúc với nhiều âmvang. - Lựa chọn được điểm nhìn trần thuật hợp lý, từ cái nhìn và tâm trạng của người họa sĩ già - một nghệ sĩ nhiều từng trải và chiêm nghiệm về cuộc đời và nghệ thuật – là người thể hiện những suy nghĩ , tình cảm của tác giả , nhân vật ông họa sĩ có vai trò quan trọng đặc biệt trong truyện sau nhân vật chủ chốt anh thanh niên. -Nhân vật chính xuất hiện sau , qua lời kể của nhân vật phụ có tác dụng làm cho người đọc có ấn tượng mạnh với nhân vật chính và tò mò thích thú khi được trực tiếp tiếp xúc với nhân vật. - Tất cả các nhân vật không được đặt tên (cả nhân vật chính): tác giả muốn vô danh họ, bình thường hóa họ, muốn nói rằng đó là những con người lao động bình thường, phổ biến, thường gặp trong quần chúng nhân dân ta trên khắp nẻo đường đất nước. 2.Phần tập làm văn Đề 1: Nhân vật anh thanh niên làm công tác quan sát khí tượng trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. Dàn ý I- Mở bài: -Giới thiệu truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa -Giới thiệu nhân vật chính: anh thanh niên làm công tác quan trắc khí tượng – nhân vật chính của tác phẩm – đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ. II-Thân bài: a/Anh thanh niên là một con người bình thường: - Một con người nhỏ bé, tác giả không đặt tên.. Bài viết I.Mở bài. Viết về một mảng hiện thực trên đất Sa Pa trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long như muốn nói với ta rằng : Bên trong vẻ đẹp lặng lẽ của núi rừng, cuộc sống ở đây chứa bao vẻ đẹp đáng yêu, đang có không ít sự hi sinh thầm lặng. Dù được miêu tả nhiều hay ít , trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật nào của truyện cũng hiện lên với nét cao quí đáng khâm phục . Trong đó, anh thanh niên làm công tác quan trắc khí tượng – nhân vật chính của tác phẩm – đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ. IIThân bài. 1. Anh không phải là con người đặc biệt, chỉ là một con người tầm vóc nhỏ bé, thậm chí tên anh, tác giả cũng không giới thiệu. Hình như tác giả muốn nói : tên anh không phải là điều quan trọng đáng nhớ, bỡi mỗi người trên đời này đều có thể giống như anh ta. Cũng như mọi người, anh anh không muốn sống cô độc, anh sợ buồn . Cái việc anh đẩy một khúc cây ra giữa đường, buộc xe đi qua phải dừng lại , vừa ngộ nghĩnh buồn cười vừa thật đáng yêu. 2. Với cuộc gặp gỡ chưa đầy nửa giờ , anh đã hoàn toàn chinh phục một họa sĩ già và một cô kĩ sư trẻ . Bị chinh phục không phải bỡi lời lẽ, mà bằng tất cả những gì toát ra từ con người của anh, xung quanh anh , công việc của anh, họ đã nhận ra ở anh những vẻ đẹp của một con người cao quí. Như nhận xét có tính chất vui đùa của bác lái xe, anh là “ một con người sống cô độc nhất thế gian” . Bởi anh làm việc một mình trên đinh núi cao, quanh năm chỉ có bầu trời với những đám mây , sương mù bao phủ và lạnh buốt lúc nửa đêm . Nhưng trong sự cô độc ấy, anh, tâm hồn anh gần gũi con người biết chừng nào,ấm áp tình người biết chừng nào! Khao khát được gặp con người, được trò chuyện với con người, anh đã nghĩ ra cái mẹo vừa thông minh, vừa tinh nghịch để mỗi chuyến xe qua đều dừng lại với anh, dẫu chỉ trong chốc lát. Không ai trách hành động ấy, vì nó nói lên một tình cảm đáng quí ở anh. Trái lại người ta còn.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> -Anh ta tự thấy mình công việc của mình không có gì đặc biệt -Trong cuộc sống “cô độc nhất thế gian”anh cũng rất thèm được gặp gỡ con người (nghĩ ra mẹo để cho xe dừng) b/Anh là con người tốt, con người của cuộc sống mới:. -Biết quan tâm đến người khác (tìm thuốc tặng vợ bác lái xe, tặng hoa cho cô kĩ sư trẻ) -Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc (không bỏ qua một giờ quan trắc nào vì hiểu được ý nghĩa quan trọng của công việc) -Có ý thức giữ cuộc sống đẹp trong hoàn cảnh đặc biệt. -Rất khiêm tốn.-Bao trùm lên tất cả là niềm khao khát được sống có ích, hạnh phúc là làm việc có ích cho đất nước. III-Kết luận: Nguyễn Thành Long đã khắc. cảm động vì hình ảnh ấy . Bác lái xe đã xử sự rất đúng khi đặt ra thành lệ việc ngừng xe lại nửa giờ nơi đỉnh núi cao, để thỏa mãn nguyện vọng của anh, nhưng cũng là để được gặp gỡ và tỏ lòng yêu mến một tâm hồn trong sáng như anh. +Thái độ quan tâm đến con người ở anh không chỉ vì một niềm vui của chính mình mà vì anh thực lòng yêu mến và quí trọng con người. Anh chu đáo đi tìm củ tam thất và ân cần trao cho bác lái xe để bác ngâm rượu cho vợ bác uống. Thái độ quan tâm ấy còn bộc lộ ở cử chỉ hiếu khách đặc biệt, khi ông họa sĩ và cô nữ kĩ sư lên thăm nơi ở và làm việc của anh . Anh cắt tặng cô gái một bó hoa to với lời lẽ chân thành “ cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý...”.Ai mà không hởi lòng hởi dạ trức những cử chỉ trân trọng và chân thành như thế.Củ tam thất gửi vợ bác lái xe,làn tứng ,bó hoa tiễn người họa sĩ già, cô gái trẻ tiếp tục cuộc hành trình, đó là những kỉ niệm của một tấm lòng sốt sắng, tận tình đáng quí. + Chính thái độ với con người đã cắt nghĩa thái độ của anh đối với công việc . Làm việc một mình, không ai kiểm tra, anh thật đã có một ý thức trách nhiệm đầy đủ với công việc. Chỉ nói về mình có năm phút, một cách rất khiêm tốn, anh đã làm cho ta hiểu hết cái gian khổ của công việc anh làm, cũng thấy hết sự tận tụy của anh. Những quan trắc khí tượng theo giờ, và cả giữa ban đêm gió lạnh, có cả mưa tuyết, cái im lặng đáng sợ của núi cao vào lúc nửa đêm . Thế nhưng anh không bỏ qua một giờ quan trắc nào, bỡi anh hiểu được rằng mỗi công việc làm của anh là một mắt xích trong cái chuỗi công việc chung của nhiều người. Cái sai, cái đúng của anh, dẫu bé nhỏ,góp phần quyết định vào cái sai cái đúng, cái thất bại hay thành công của những điều lớn lao . Việc dự báo chính xác một đám mây bất ngờ có thể góp phần tạo nên thắng lợi của một trận đánh quan trọng, là có sự tham gia của anh. Sống ở vị trí của một người “cô đọc nhất thế gian” mà anh không buồn, không chán nản, chính vì anh đã tìm được ý nghĩa lớn lao trong công việc của mình như thế. +Có trách nhiệm đối với mọi người và công việc, anh cũng sống có trách nhiệm đối với chính mình. Thông thường, trong hoàn cảnh sống như anh , người ta rất dễ sống cẩu thả. Chính ông họa sĩ cũng đã có ý nghĩ như vậy : “Khách tới bất ngờ chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Không , nơi anh ở chẳng những không hề bừa bộn mà còn sạch sẽ, tinh tươm và đẹp nữa. Ngay trước sân nhà anh ta bắt gặp vườn hoa với bao nhiêu loài hoa, màu hoa,...cũng đủ để ta yêu mến và quí trọng anh . Căn phòng anh ở ngăn nắp gọn gàng . Nếp sống hàng ngày của anh được tổ chức có nền nếp, anh làm việc, ăn uống , nghỉ ngơi, đọc sách , đọc báo... như một người đang sống và làm việc giữa một xã hội, với mọi người, chứ không phải chỉ có một mình anh. Đó là một thái độ tự trọng, đó chính là nếp sống đẹp, sống có văn hóa. Sống như thế không phải dễ, nhưng đó mới là thực chất sống đẹp. Cái đẹp ấy không bắt nguồn từ bản chất tâm hồn đẹp. + Hãy xem anh khiêm tốn biết bao! Nói về mình rất ít (chỉ năm phút/ba mươi phút) ,anh chỉ giới thiệu công việc của mình với những người khách cần biết.Không những nói ít mà cách nói cũng hết sức nhẹ nhàng.Anh như cho rằng những điều anh làm, cái khắc nghiệt của cuộc sống cô đơn mà anh sống, thật không có nghĩa lí gì so với mọi người. Không khoa trương , cường điệu mình trước một cô gái trẻ. Và khi chợt nhận ra ông họa sĩ đang vừa trò chuyện vừa ghi vào sổ tay những nét kí họa về anh. Anh thực tình bối rối, cảm thấy mình không có gì đáng để một họa sĩ ghi lại .Anh chân thành giới thiệu bao nhiêu người đáng vẽ hơn anh, nghĩa là tốt hơn, đẹp hơn, đáng quí mến hơn anh : Một người kĩ sư tận tụy với cây rau, một nhà nghiên cứu sét để làm một bản đồ sét cho đất nước, ngày đêm miệt mài với công việc. +Tại sao anh sống giản dị thế, tốt thế, đẹp thế? Đây là chỗ xuất phát mọi điều. Anh là một con người trong lòng luôn cháy rực ngọn lửa của một khát vọng :sống đẹp, sống có ý nghĩa, sống có ích cho đất nước, cho mọi người. Đất nước có chiến tranh, anh xin ra trận . Không được ra trận, anh tận tụy làm công việc của mình . Khi biết công việc của mình góp phần vào chiến thắng của không quân ta đã hạ được máy bay địch, anh cảm thấy thật hạnh phúc . Hạnh phúc của anh thật cụ thể, ý nghĩa đời sống của anh thật rõ ràng . Một người cảm thấy hạnh phúc vì công việc , vì được làm việc thì làm sao có thể sống chán nản , buông thả, cảm thấy công việc nặng nề, làm sao có thể không yêu quí và trân trọng con người, làm sao có thể không chân tình quan tâm đến niềm vui và hạnh phúc của người khác? III.Kết bài. Bằng một cốt truyện khá nhẹ nhàng, những chi tiết chân thực, tinh tế bằng.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> họa một nhân vật đẹp ( từ đặc nghệ thuật, từ cảm nhận của các nhân vật khác về anh thanh niên để khẳng định vẻ đẹp của nhân vật). ngôn ngữ đối thoại sinh động, Nguyễn Thành Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa Pa lặng lẽ. Chưa đầy ba mươi phút tiếp xúc với anh thanh niên khiến người họa sĩ già thêm suy ngẫm về vẻ đẹp cuộc đời mà mình không bao giờ thể hiện hết được, khiến cô kĩ sư trẻ lòng bao cảm mến , bâng khuâng . Với truyện ngắn này, phải chăng nhà văn muốn khẳng định:Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hi sinh lớn lao và thầm lặng ? Những con người cần mẫn, nhiệt thành như anh thanh niên ấy thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu.. III- TRUYÊN “CHIẾC LƯỢC NGÀ” - Nguyễn Quang Sáng 1.Phần văn: Câu1 Những tình huống nào trong truyện đã bộc lộ thật sâu sắc và xúc động tình cha con của ông Sáu và bé Thu? Nhận xét về nghệ thuật sáng tạo tình huống của tác giả? -Truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện tình cha con sâu sắc của ông Sáu và bé Thu trong hai tình huống: +Tình huống thứ nhất : tình huống cơ bản Cuộc gặp gỡ của cha con ông Sáu sau tám năm xa cách Trớ trêu thay, bé Thu không nhận cha. Đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thì ông Sáu phải ra đi ( chiến tranh đã làm cho họ xa nhau và chiến tranh cũng không cho phép họ có điều kiện gặp nhau lâu). +Tình huống 2: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình cảm yêu thương con vào việc làm một cây lược ngà tặng con . Cây lược làm xong thì ông hi sinh khi chưa kịp gửi cây lược ấy cho con.( chiến tranh làm cắt đứt tình cảm cha con ngay với một vật kỉ niệm chưa kịp trao) Nếu tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha với con. Tất cả diễn ra trong xa cách của chiến tranh . Hai tình huống đã gắn kết lại thành một mối tình có qua có lại : tình cha con -Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện của tác giả (đặc biệt tình huống thứ nhất) tạo ra sự bất ngờ mà vẫn tự nhiên , hợp lí. Câu2 Truyện “Chiếc lược ngà” được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng truyện? - Truyện được chọn ngôi kể một cách đặc biệt: người kể (tác giả) kể lại câu chuyện theo lời kể của một người khác (bác Ba)- cách kể truyện lồng trong truyện . Truyện được kể theo lời người bạn thân thiết của ông Sáu, người được chứng kiến những cảnh ngộ éo le của cha con ông. Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao xúc động ở nhân vật kể chuyện , nhất là sự việc lúc cha con anh Sáu chia tay: “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “Ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay”, tiếng “Ba” vỡ tung ra từ đáy lòng nó . Lòng trắc ẩn sự thấu hiểu những hi sinh mà ông Sáu phải chịu khiến cho người kể chuyện “Bỗng thấy khó thở như có bàn tay năm lấy trái tim”. - Chọn cách kể chuyện như vậy có nhiều tác dụng: +Làm cho câu chuyện trở nên thật và đáng tin cậy. +Nhân vật được nhìn nhận , đánh giá khách quan. +Người kể chuyện hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những lời bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc , người nghe . Ví dụ: đoạn “Trong cuộc đời kháng chiến của mình, mình chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay nhưng chưa bao giờ mình bị xúc động như lần ấy” hoặc “Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”. +Người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật. Câu3 Chi tiết “Chiếc lược ngà” có vai trò như thế nào trong truyện? -Chi tiết “chiếc lược ngà” (cũng được lấy làm tên truyện) có một ý nghĩa quan trọng trong tác phẩm. “Chiếc lược ngà” đã nối kết hai cha con ông Sáu và bé Thu trong sự xa cách của hai người, và cả sau khi ông Sáu đã hi sinh..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Chiếc lược ngà là biểu hiện cụ thể ủa tình yêu thương, nỗi nhớ mong của ông Sáu với con và nó trở thành kỉ vật thiêng liêng, thành biểu tượng của tình cha con sâu nặng. 2.Phần tập làm văn Đề1: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.. ** Gợi ý lập dàn bài : Mở bài : -Nêu được hoàn cảnh sáng tác “Chiếc lược ngà”. -Truyện nói đến tình phụ tử (cha con) trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. -Nhận xét: đây là một tình cảm đáng trân trọng và thấy được nỗi đau của chiến tranh Thân bài : 1/ Tóm tắt đoạn trích: (tự tóm tắt) 2/Tình cha con: a/ Tình cha đối với con : ( qua nhân vật anh Sáu) b/Tình con đối với cha (qua nhân vật bé Thu) 3/Về tình cảm cha con trong chiến tranh: - Tình càm cha con trong chiến tranh có những xa cách trắc trở nhưng rất thiêng liêng và sâu sắc. - Người đọc thật sự xúc động về tình cảm của họ nhưng không khỏi có những trăn trở, suy ngẫm. - Kết bài : -“Chiếc lược ngà” là bài thơ về tình cha con. - Nói nỗi đau của chiến tranh. Viết Bài: *MB: “ Chiếc lược ngà” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Quang Sáng thời chống Mỹ. Truyện được viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng lại tập trung nói về tình người. Cụ thể ở đây là tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Đó không chỉ là một tình cảm muôn thuở, bền vững mà còn được thể hiện trong hoàn cảnh ngặt nghèo, éo le của chiến tranh. Vì thế tình cảm ấy thật đáng trân trọng và đồng thời cũng cho thấy nỗi đau mà chiến tranh mang đến cho đời sống bình thường của mọi người. *TB: 1-Tình cha con: a/ Tình cha đối với con (nhân vật anh Sáu): Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến khi con gái mới một hai tuổi. Mãi khi con gái tám tuổi, anh mới có dịp về thăm nhà thăm con. Cái khao khát của một người lính sau những năm xa cách được trở lại quê hương , được gặp lại vợ con, được nghe con cất tiếng gọi “ba” một tiếng cũng không trọn vẹn! Đó là bi kịch thời chiến tranh. Lúc chia tay để ra đi , ông mới có được một khoảnh khắc hạnh phúc khi đứa con gái ngây thơ nhận ra ba mình và kêu thét lên “Ba...Ba!”. Bom đạn chiến tranh làm thay đổi hình hài của ông. Vết thẹo dài trên má - vết thương chiến tranh- đã làm cho đứa con gái thương yêu, bé nhỏ không nhận ra bóng dáng người cha nữa! Anh đã ra đi ,mang theo hình ảnh vợ con, với lời hứa mang về cho con chiếc lược cùng với nỗi ân hận day dứt “sao mình lại đánh con” cứ giày vò ông mãi . Những ngày ở rừngvô cùng thiếu thốn, gian khổ , nguy hiểm, anh Sáu vẫn không nguôi nhớ vợ con. Khi kiếm được khúc ngà voi, ông mừng vô cùng, ông dành hết tâm trí, công sức vào làm một cây lược. Chiếc lược ngà đã trở hành báu vật đối với ông. Nó làm dịu đi nỗi ân hận day dứt. Nó chứa đựng bao tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong đợi của người cha trong những ngày xa cách. Nhưng rồi tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông Sáu. Ông Sáu hy sinh khi chưa gặp lại con. Chiếc lược chưa tới được tay bé Thu. Chiếc lược ngà trở thành vật ký thác thiêng liêng của người lính về tình cha con sâu nặng trong bom đạn quân thù không thể nào tàn phá được...Chiến tranh làm cắt đứt tình cảm cha con ngay với một vật kỉ niệm chưa kịp trao. b/ Tình con đối với cha (nhân vật bé Thu): Gặp lại con sau bao ngày xa cách với nỗi nhớ thương nên anh Sáu vồ vập nôn nóng , ngược lại bé Thu lại ngỡ ngàng, xa lạ . Ba ngày phép của cha, Thu tỏ ra rất lạnh nhạt. Tình cảm của em đối với cha ngày càng xấu đi, nó nhất định không gọi ba, không nhận sự chăm sóc của anh Sáu. Sự phản ứng của Thu ngày càng quyết liệt, từ chỗ ngấm.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> ngầm đến rõ ràng, mạnh mẽ . Nó phản ứng vì anh Sáu có vết sẹo trên má ,không giống với hình mà “ba” nó chụp chung với má nó mà nó được biết. Sự phản ứng của em chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu cha sâu sắc. Tình yêu ấy đã khắc ghi trong trái tim ngây thơ đầy kiêu hãnh nên em không chấp nhận người đàn ông có sẹo là cha.Sự ngang ngạnh của bé Thu hoàn toàn “có lý” và không đáng trách vì trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé nhỏ để hiểu được những tính khắc nghiệt, éo le của đời sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường nên nó không tin ông Sáu là ba nó. Nhưng vào thời điểm không ai ngờ, vào phút cuối của cuộc chia tay, thái độ và hành động của bé Thu hoàn toàn thay đổi. Thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba...a...a...ba! Đó là tiếng “Ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay. Từ ngờ vực xa cách, nó đã đi tới niềm tin thực sự và tình cảm được bộc lộ thật mãnh liệt và chân thành.Chiến tranh đã làm cho họ xa nhau và chiến tranh cũng không cho phép họ có điều kiện gặp nhau lâu. Hình ảnh bé Thu và tình yêu cha sâu sắc của Thu đã gây xúc động mạnh trong lòng người đọc, để lại những ấn tượng sâu sắc. 2/Về tình cảm cha con trong chiến tranh: -Truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện tình cha con sâu sắc của ông Sáu và bé Thu trong những tình huống:Cuộc gặp gỡ của cha con ông Sáu sau tám năm xa cách . Trớ trêu thay, bé Thu không nhận cha. Đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thì ông Sáu phải ra đi .Chiến tranh đã làm cho họ xa nhau và chiến tranh cũng không cho phép họ có điều kiện gặp nhau lâu. Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình cảm yêu thương con vào việc làm một cây lược ngà tặng con . Cây lược làm xong thì ông hi sinh khi chưa kịp gửi cây lược ấy cho con.Chiến tranh làm cắt đứt tình cảm cha con ngay với một vật kỉ niệm chưa kịp trao. Nếu tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc của người cha với con. Tất cả diễn ra trong xa cách của chiến tranh . Hai tình huống đã gắn kết lại thành một mối tình có qua có lại : tình cha con Câu chuyện về chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình yêu thương thắm thiết, sâu nặng muôn đời của cha con người chiến sĩ mà còn gợi cho ta nghĩ đến những đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranh mang đến cho bao gia đình, bao người trở thành côi cút, bất hạnh đáng thương. Nỗi đau, nỗi nhớ thương và mất mát...do quân giặc đem đến cho ông Sáu, cho bao người lính, cho bao bà mẹ, em thơ trên khắp đất nước ta có bao giờ nguôi.Anh Sáu cũng như hàng triệu chiến sĩ, đồng bào hy sinh chiến đấu vì đất nước và dân tộc, vì tình vợ chồng, tình cha con Chiếc lược ngà với dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” mang theo bao tình cảm sâu nặng của người cha đối với đứa con bé bỏng ; mãi mãi là kỷ vật, là nhân chứng về nỗi đau, về bi kịch đầy máu và nước mắt để lại nhiều ám ảnh đau thương trong lòng ta. III .KB Truyện “Chiếc lược ngà” tập trung vào chủ đề tình cha con, nhưng ở đây tình cha con của anh Sáu và bé Thu đã không mất đi sau khi anh Sáu hy sinh. Tình cảm ấy vẫn sống mãi trong lòng con gái anh, trong lòng người bạn của anh là bác Ba và các đồng chí. Tình cha con được nối dài trong tình cảm cách mạng, tình cảm của những người đồng chí. .Nhà văn khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le, thời chiến tranh chống Mỹ ở miền Nam thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy càng cao đẹp trong những hoàn cảnh khó khăn.Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là bài thơ về tình cha con.. IV .TRUYỆN NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI Lê Minh Khuê 1Phần văn Câu 1: Nhận xét về đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Thị Minh Khuê -Về phương thức trần thuật : Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất, cũng là nhân vật chính của truyện đã tạo thuận lợi cho tác giả miêu tả thế giới nội tâm nhân vật với những ý nghĩ, cảm xúc, hồi tưởng, được thể hiện một cách trực tiếp qua nhân vật. Đồng thời, các biến cố, sự kiện, ngoại cảnh cũng được thể hiện qua cái nhìn và tâm trạng của nhân vật kể chuyện, nên có.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> màu sắc chủ quan rõ rệt. Mặt khác, cách kể từ ngôi thứ nhất tạo được mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa người kể và người đọc để dễ dàng chuyển tải nội dung tác phẩm đến người tiếp nhận - Một nét đặc sắc nổi bật là nghệ thuật xây dựng nhân vật, chủ yếu là miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật. Tác giả đã diễn tả một cách tự nhiên và sinh động những tâm trạng, cảm xúc , ý nghĩ của những cô gái giữa chiến trường, luôn đối mặt với cái chết mà vẫn sống hồn nhiên, lạc quan, giàu tình cảm và không ít mơ mộng. Chiến tranh làm cho họ dày dạn và cứng cỏi hơn, nhưng không thể làm mất đi ở họ sự nhạy cảm, hồn nhiên và mơ mộng của tuổi trẻ.Tâm lí nhân vật Phương Định một lần phá bom được miêu tả cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát. Mặc dù, đã rất quen công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phải phá tới năm quả bom, nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách với thần kinh cho tới từng cảm giác. -Ngơn ngữ và giọng điệu:ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện tạo cho tác phẩm có giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, gần với khẩu ngữ, trẻ trung và có chất nữ tính. Lời kể thường dùng những câu ngắn, nhịp nhanh, tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường. Ở những đoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại, gợi nhớ những kỉ niệm của tuổi niên thiếu hồn nhiên, vô tư và không khí thanh bình trước chiến tranh. Câu2: Tóm tắt truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”: Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm có hai cô gái rất trẻ là Định và Nho, còn tổ trưởng là chị Thao, lớn tuổi hơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đặc biệt, họ phải bình tĩnh đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom – mà công việc này diễn ra hàng ngày, thậm chí mấy lần trong một ngày. Họ ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống của các cô gái ở nơi trọng điểm giữa chiến trường rất khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là họ rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người moät caù tính. +Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất và người kể chuyện cũng là nhân vật chính. Sự lựa chọn ngôi kể như vậy phù hợp với nội dung tác phẩm và tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật. Truyện viết về chiến tranh, cố nhiên có những chi tiết , sự việc về bom đạn, chiến đấu, hi sinh, nhưng chủ yếu vẫn hướng vào thế giới nội tâm, làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con người trong chiến tranh. Tạo được hiệu quả đó, một phần là nhờ cách lựa chọn nhân vật kể chuyện.. Câu3 : Giới thiệu về nhân vật Phương Định. Phương Định, cô gái xinh đẹp , rất hồn nhiên yêu đời, giàu cá tính . Phương Định con gái Hà Nội“hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn” . Đôi mắt Định được các anh lái xe bảo : “có cái nhìn sao mà xa xăm”. Cô có vẻ kiêu kì, làm “điệu” khi tiếp xúc với một anh bộ đội “nói giỏi” nào đấy, nhưng trong suy nghĩ của cô thì “những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”. . Thuở nhỏ đã hay hát. Cô có thể ngồi trên thành cửa sổ căn phòng nhỏ bé của mình hát say sưa ầm ĩ. Sống trong cảnh bom đạn ác liệt, cái chết kề bên, Định lại càng hay hát.Hát những bài hành khúc, những điệu dân ca quan họ, bài ca Ca –chiu-sa của Hồng quân, bài dân ca Ý...Cô còn biết bịa ra những lời hát.Định hát trong nhưng khoảnh khắc im lăng khi máy bay trinh sát bay , cơn bão lửa sắp ụp xuống cao điểm. Định hát để động viên Nho, chị Thao và động viên mình. Hát khi bom nổ, hát trong không khí ngột ngạt.. Đúng là tiếng hát át tiếng bom của những người con gái trong tổ trinh sát mặt đường, những con người khao khát làm nên nhưng sự tích anh hùng. b/Định, cô gái Hà Nội xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn, giàu yêu thương đồng đội. “Những ngôi sao xa xôi” đã ghi lại một cách chân thực chiến tích thầm lặng của tổ trinh sát mặt đường. Trọng điểm đang chìm trong mưa bom bão lửa, cảnh tượng chiến trường vắng lặng đến phát sợ. Cảnh vật bị hủy diệt: cây xơ xác, đất nóng, khói đen vật vờ từng cụm trong không trung. Phương Định dũng cảm và bình tĩnh tiến đến gần quả bom. Thần chết đang đợi chờ! Hai mươi phút trôi qua, tiếng còi chị Thao rúc lên, Định cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi vào dây mìn. Cô khỏa đất rồi chạy nhanh về chỗ nấp....Bom nổ, mảnh bom xé không khí, nổ váng óc....Nguy hiểm căng thẳng không thể nào kể xiết....Nho bị thương. Bom nổ hầm sập. Chị Thao và Định phải moi đất bế Nho lên. Máu tua ra ngấm vào đất. Chị Thao nghẹn ngào.Định rửa vết thương cho Nho, tiêm thuốc cho Nho, pha sữa cho Nho... Rồi chị Thao lại giục Phương Định hát. Đó là cuộc sống chiến đấu thường nhật của họ. Tác giả đã tái hiện cảnh phá bom vô cùng nguy hiểm, dựng lên một tượng đài về khí phách anh hùng lẫm liệt của tổ trinh sát mặt đường.Chiến công thầm lặng của họ bất tử với năm tháng và lòng người. c/ Định, cũng như bao nhiêu thiếu nữ trẻ , cô thích làm duyên như cô thôn nữ ngày xưa soi mình xuống giếng làng vừa mỉm cười vừa vuốt tóc. Định “thích ngắm” đôi mắt mình trong gương. Cô tự hào về cặp mắt của mình “nó dài dài, màu nâu,.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> hay nheo lại như chói nắng”. Tâm hồn của Định rất trong sáng mộng mơ,và cũng rất nhạy cảm . Cô đã gửi lòng mình theo tiếng hát ; hát trong bom đạn . Định, trái tim dạt dào yêu thương. Cứ sau mỗi trận chiến đấu ác liệt thì “niềm vui con trẻ...nở tung ra, say sưa tràn đầy”. Khi nhặt được những hạt mưa đá trên cao điểm thì tất cả những kỷ niệm tuổi thơ lại ùa về “ xoáy mạnh như sóng” trong lòng cô gái một thời đạn bom. Câu4:Cảm nghĩ về thế hệ trẻ Viẹt Nam thời chống Mỹ: Qua nhân vật Phương Định và các cô gái thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã gợi cho người đọc hình dung được phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ . Họ phải sống và chiến đấu rất gian khổ, hiểm nguy. Đó là những chàng trai, cô gái trẻ, dũng cảm, hiến dâng cả cuộc đời thanh xuân cho đất nước, sẵn sàng hy sinh tính mạng để hoàn thành nhiệm vụ . Họ có một thế giới nội tâm phong phú, đa dạng và rất trong sáng . Đặc biệt , những hình ảnh cao đẹp của các cô thanh niên xung phong trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam , cho thế hệ trẻ trong những năm tháng hào hùng của Tổ quốc. *Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng ta hình ảnh tuyệt đẹp và những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường của Định , Nho , của chị Thao, của hàng ngàn, hàng vạn cô thanh niên xung phong thời chống Mĩ . Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài ca anh hùng. Chiến tranh đã đi qua, hôm nay đọc truyện “Những ngôi sao xa xôi”, ta như được sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước. Những Phương Định gần xa vẫn tỏa sáng hồn ta với bao ngưỡng mộ. V.TRUYỆN NGẮN BẾN QUÊ CỦA NGUYỄN MINH CHÂU 1Phần văn. Câu1:Truyện “Bến quê” tập trung vào một tình huống khá đặc biệt, đó là tình huống nào? Hãy chỉ ra những nghịch lí trong tình huống ấy và nêu ý nghĩa của nó? -Cũng như nhiều truyện ngắn khác của Nguyễn Minh Châu , truyện ngắn “Bến quê” xây dựng trên một tình huống nghịch lý. Nhân vật chính của truyện – anh Nhĩ – từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, về cuối đời lại bị cột chặt vào giường bệnh bỡi một căn bệnh hiểm nghèo , đến nỗi không thể tự mình dịch chuyển lấy vài mươi phân trên chiếc giường hẹp bên cửa sổ. -Khai thác tình huống này, tác giả phát hiện và nhấn mạnh vào những điều nghịch lý trong cảnh ngộ của nhân vật: +Nhĩ làm một công việc đã cho anh có điều kiện đi khắp hầu hết khắp mọi nơi trên thế giới “suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”. Ấy thế mà Nhĩ lại chưa đặt chân lên cái bãi bồi màu mỡ ngay bên kia sông. +Từng bay những chuyến bay vượt nửa vòng trái đất, nhưng nay không thể nhích thân mình dịch chuyển vài mươi phân trên giường bệnh. +Khi Nhĩ đã phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của cái bãi bồi bên kia sông, ngay phía trước cửa sổ nhà anh, nhưng anh biết rằng sẽ không bao giờ có thể đặt chân lên mảnh đất ấy, dù nó ở rất gần anh, Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình cái điều khao khát đó. Nhưng rồi cậu ta lại sa vào một đám chơi cờ trên hè phố và có thể lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. -Đưa ra những nghịch lí ấy,nhà văn muốn lưu ý người đọc đến một nhận thức về cuộc đời: cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lí, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của người ta. Những tình huống nghịch lí trong truyện “ Bến quê” còn mở ra một nội dung triết lí nữa, mang tính tổng kết những trải nghiệm của cả đời người, qua những suy ngẫm của nhân vật Nhĩ “con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình” và sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp rất gần gũi như cái bãi bồi bên kia sông hay người vợ tần tảo, giàu tình yêu và đức hi sinh thì phải đến lúc này, khi sắp giã biệt cuộc đời , Nhĩ mới cảm nhận thấm thía. 2.Phần tập làm văn Đề1.Phân tích ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh và chi tiết trong truyện ngắn “Bến quê” **Mở bài. “Bến quê” là một truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu ( trong tập truyện “Bến quê”, xuất bản 1985) , chứa đựng nghững chiêm nghiệm, triết lí về đời người cùng những cảm xúc tinh nhạy, được thể hiện bằng một lời văn tinh tế, có nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. **Thân bài..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Trong truyện “Bến quê” hầu như mọi hình ảnh đều mang hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng. Hai lớp nghĩa này gắn bó thống nhất . 1.Hình ảnh bãi bồi bên kia sông trong truyện mật thiết với nhan đề tác phẩm “ Bến quê”. Cái “Bến quê” trong truyện được dùng một cách chung chung có vẻ mơ hồ bỡi tác giả không nhằm dẫn dắt người đọc đến một bến sông, một bến đò, ...cụ thể nào. Cái bến đò ngang nói trong truyện cũng là một sự tưởng tượng mà thôi. “Bến quê” chỉ là một sự ám chỉ... Bến quê chính là điểm xuất phát đồng thời cũng là chỗ neo đậu cuối cùng của cuộc đời mỗi con người. Cho nên bất cứ ai đang trên cuộc hành trình của đời mình, dẫu thuận buồm xuôi gió, hoặc bao táp phong ba, dẫu còn hưng hái xông pha hay đã sức tàn, lực kiệt cũng phải nhớ về nơi mình đã xuất phát. Bến quê là cái gì đó cụ thể thiêng liêng, thế nhưng không phải lúc nào ta cũng có ý thức được như vậy...Tất cả những cách hiểu, cách nghĩ ấy được gợi ra bởi tính ám chỉ của tên truyện này. Và quả chỉ một cái tên truyện đã cần có một con mắt tinh đời mới phát hiện được cái ẩn ý nói trên. 2.Hình ảnh bãi bồi, bến sông và toàn bộ khung cảnh thiên nhiên được dựng lên trong truyện thực ra cũng mang ý nghĩa khái quát, biểu tượng. Đó là vẻ đẹp của đời sống trong những cái gần gũi, bình dị , thân thuộc, như một bến sông quê, một bãi bồi,...rộng ra là quê hương ,xứ sở. 3.Cảnh vật thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu, qua cái nhìn của nhân vật Nhĩ hiện ra với vẻ đẹp riêng. Những chùm hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn ; con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra; vòm trời như cao hơn. Không gian và những cảnh sắc vốn quen thuộc, gần gũi, nhưng lại như rất mới với tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó. 4. Những chùm hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn ;tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này, khi cơn lũ đầu nguồn dồn về, đổ ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng . Hai chi tiết này gợi ra cho biết sự sống của nhân vật Nhĩ đã ở vào những ngày cuối cùng. 5. Điều khát khao nhưng vô vọng của Nhĩ lúc này là được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Đây chính là những khát khao muốn tìm kiếm những giá trị gần gũi nhưng đích thực và sâu xa trong cuộc sống nơi quê hương mà con người vì những bồng bột và những ham muốn xa vời lúc còn trẻ đã bỏ qua nó. 6.Giờ đây anh phải nhờ đứa con trai thay mình sang bờ bên kia sông đặt chân lên bãi phù sa màu mỡ ấy bỡi anh không thể nào thực hiện được niềm khao khát ấy. Hình ảnh người con trai không hiểu ý muốn của cha nên làm việc một cách miễn cưỡng bị hút vào trò chơi hấp dẫn bên đường và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày đã giúp anh nhận ra một qui luật của cuộc đời: “ Khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình trong cuộc sống” và những vẻ đẹp, những giá trị bền vững, giản dị, gần gũi của cuộc sống, của quê hương thì chỉ những người từng trải như anh mới hiểu được. 7.Hành động cuối cùng của Nhĩ ở cuối truyện khi anh thu hết tàn lực “giơ một cánh tay gầy guộc ra ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó” vừa có ý nghĩa là anh đang thúc giục cậu con trai đừng để lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày vừa có ý nghĩa khái quát tượng trưng. Đó là muốn thức tỉnh mọi người hãy thoát ra khỏi cái vòng vèo , chùng chình trong cuộc sống mà chúng ta đang sa vào để hướng tới giá trị đích thực, bền vững mà gần gũi trong cuộc sống đời thường. **Kết bài. “ Bến quê” quả thực là một tác phẩm đã sáng tạo được nhièu hình ảnh vừa có ý nghĩa thực vừa có ý nghĩa biểu tượng. “Mặt sông”, “vòm trời”, “bãi bồi” , là những hình ảnh cụ thể biểu tượng cho quê hương xứ sở. Những bông hoa bằng lăng cuối mùa, tiếng những tảng đất lở bên bờ sông...là biểu tượng cho sự sống của Nhĩ đang ở vào những ngày cuối cùng. Đứa con trai của Nhĩ với sự “chùng chình” của nó gợi cho ta hình ảnh của Nhĩ trước đây cũng luôn chùng chình và vòng vèo...Đặt nhân vật vào những tình huống nghịch lí để khám phá, phát hiện ra những điều có tính qui luật trong cuộc đời, Nguyễn Minh Châu đã thức tỉnh mọi người: những giá trị và vẻ đẹp đích thực của đời sống chính là những cái gần gũi, bình dị quanh ta.. Đề 2.Nhân vật Nhĩ và những suy nghĩ về cuộc đời , về con người trong truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu. ** Mở bài “Bến quê’ là một truyện ngắn rút trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu xuất bản năm 1985. Truyện tiêu biểu cho sự đổi mới về tư tưởng và nghệ thuật của tác giả. Truyện ghi lại những gì nhìn, nghe thấy, những suy ngẫm và ước mơ , những quan hệ của Nhĩ khi nằm trên giường bệnh. **Thân bài..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 1-Truyện diễn qua bốn cảnh: Nhĩ đươc Liên (vợ của Nhĩ) chăm sóc,Nhĩ sai thằng Tuấn (con của Nhĩ) đi sang bên kia sông; Nhĩ được các cháu nhỏ (Huệ, Vân, Tam, Hùng...)đến nâng nhẹ, lót chân , kê gối; ông giáo Khuyến (người hàng xóm) chống gậy đi qua tạt vào hỏi thăm Nhĩ. 2-Cốt truyện của “Bến quê” rất bình dị “bằng phẳng”nhưng lại mang hàm nghĩa triết lý sâu sắc. Qua nhân vật Nhĩ, một bệnh nhân “sắp từ giã cõi đời”,Nguyễn Minh Châu nói lên những suy ngẫm về con người, về cuộc đời và cách sống, thức tỉnh mọi người hãy biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị, gần gũi, quen thuộc của cuộc sống, của quê hương. 3Nhĩ nhân vật chính của truyện là người đã từng đi rất nhiều nơi trên trái đất. anh đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ.....Có thể nói , bao cảnh đẹp, những nơi phồn hoa đô hội xa gần, những miếng ngon nơi đất khách quê người, anh đều được thưởng thức, được hưởng thụ. Nhưng trớ trêu thay một căn bệnh quái ác bắt anh phải nằm liệt giường hàng tháng trời không nhúc nhích được một bước chân . Chính trong những ngày cuối đời, Nhĩ đã phát hiện ra những vẻ đẹp của những cảnh vật tưởng như cũ mà lại rất mới lạ. Chẳng hạn như hoa bằng lăng trong tiết lập thu đẹp hơn, đậm sắc hơn. Sông Hồng “màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra”. Bãi bồi phù sa lâu đời ở bên kia sông Hồng đang phô ra một thứ màu vàng thau xen lẫn với màu xanh non , những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Và bầu trời, vòm trời quê nhà như cao hơn. Nhìn qua cửa sổ nhà mình, Nhĩ xúc động trước những cảnh đẹp bình dị của que nhà mà trước đây anh không nhìn thấy, cảm thấy.Phải chăng vì cuộc sống bận rộn ,tất tả, ngược xuôi? Hay tại bỡi vô tình? Qua việc miêu tả thiên nhiên, Nguyễn Minh Châu muốn nhắn gởi mọi người đừng vô tình, phải biết gắn bó, trân trọng những cảnh vật quê hương xứ sở vì đó là máu thịt, là tâm hồn của mỗi chúng ta. Phải biết phát hiện ra vẻ đẹp bình dị, thân thuộc của quê nhà để nâng niu , yêu quí. Bị ốm nằm liệt giường, được vợ con chăm sóc, trong lòng Nhĩ nảy nở bao ý nghĩ, bao tình cảm đằm thắm, sâu nặng thiết tha. Chính trong những ngày này, Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn của vợ mình. Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên mặc áo vá, những ngón tay gầy guộc của Liên vuốt ve bên vai mình và những lời an ủi của Liên; anh mới thấu hiểu tình yêu thương , sự hy sinh thầm lặng của vợ .Nhĩ đã tìm thấy một nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này. Điều khát khao nhưng vô vọng của Nhĩ là được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Đây là khát khao muốn tìm đến những giá trị gần gũi nhưng đích thực sâu xa trong cuộc sống nơi quê hương mà con người vì những bồng bột và ham muốn lúc trẻ bỏ qua nó. Giờ đây anh phải nhờ đứa con trai thay mình sang bên kia sông “qua đò đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh,...một lát rồi về”. Với Tuấn (con trai Nhĩ) thì đó là việc lạ mà bố sai làm, khi cậu đang mãi mê xem cuốn truyện dịch. Cậu chưa hiểu được cái điều ham muốn cuối cùng của đời bố nên làm việc một cách miễn cưỡng để rồi bị hút vào đám phá cờ thế và lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Điều ấy đã giúp Nhĩ nhận ra một quy luật của đời người “Nhĩ nghĩ một cách buồn bã con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình...” và nó không thấy có gì hấp dẫn bên kia sông đâu.Ý nghĩ ấy mang hàm nghĩa triết lý sâu sắc về đời người và mục tiêu cuộc sống. Con người trong suy nghĩ của Nhĩ là “vòng vèo” là “chùng chình"”, vì nhiều người bị lạc đường, lạc hướng, thiếu trí tuệ, không bền chí , hay nản lòng. Tuổi trẻ và thời gian bị lãng phí. Tâm hồn nông cạn , sống thiếu lý tưởng, không có mục tiêu, tầm nhìn hạn hẹp, sao không khỏi vòng vèo, chùng chình, và sẽ không bao giờ tìm thấy và sẽ không bao giờ tìm thấy “hấp dẫn” ở phía trước trên đường đời. Cảnh những đứa trẻ(Huệ Vân, Tam,Hùng) nghe Nhĩ gọi chúng ríu rít chạy lên, xúm vào, nương nhẹ giúp anh xê dịch từ mép tấm nệm ... làm cho Nhĩ như trẻ lại.Hạnh phúc ở đâu, hạnh phúc đâu phải cái gì cao siêu, mà rất bình dị, rất nho nhỏ, có khi chỉ là một ánh mắt một nụ cười trẻ thơ, một bàn tay bé nhỏ... Cụ giáo Khuyến sáng nào cũng tạt qua thăm Nhĩ là một hình ảnh ân tình ân nghĩa nuôi dưỡng tâm hồn. Một câu hỏi thăm về sức khỏe, một lời an ủi, động viên ân cần. Còn gì cao quý hơn,ấm áp hơn, nghĩa tình hơn? Được sống trong tình yêu thương của mọi người mới thật hạnh phúc. Và đó là sắc màu ý vị trong cuộc đời mỗi chúng ta, là “bến quê” của mỗi tâm hồn chúng ta. Cuộc sống và cảnh vật ở quanh ta, ở quê ta rất đẹp, thậm chí cả những nét tiêu sơ, nhưng phải trải nghiệm, phải sống hết mình mới có thể khám phá,mới có thể phát hiện , mới có thể tìm thấy, mới có thể hiểu được. Hành động cuối cùng của Nhĩ ở cuối truyện khi anh thu hết tàn lực “giơ một cánh tay guộc ra ngoài cứaổ khoát khoát y như khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó” vừa có ý nghĩa là anh đang thúc giục cậu con trai đừng để lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày vừa có ý nghĩa khái quát, vừa có ý nghĩa tượng trưng. Đó là Nhĩ muốn thức tỉnh mọi người hãy thoát ra khỏi những cái vòng vèo, chùng chình trong cuộc sống mà chúng ta đang sa vào để hướng tới những giá trị đích thực, bền vững mà gần gũi trong đời thường..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> **Kết bài. “Bến quê” là một truyện ngắn thấm đẫm ý vị triết lý về con người và cuộc đời.Những ngày cuối đời , nhân vật Nhĩ cũng như tác giả đã trải qua nhiều tháng ngày đau ốm, “Bến quê” ít nhiều mang tính tự truyện và dự báo nên rất chân thành. Bài học về tình yêu và lẽ sống được đặt ra một cách cảm động . Có gì hạnh phúc hơn khi được sống trong tình thương với gia đình, quê hương. Phải biết nâng niu , trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị , thân thuộc của cuộc sống, của quê hương. Như thế mới thật sự hạnh phúc. Đó là tiếng lòng trang trải của Nguyễn Minh Châ.

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

×