Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

GA HDNGLL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.74 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>----------------    ---------------Trường THPT Nguyễn Minh Quang Lớp: 11T5 Thời gian: 6h00’ ,Ngày: 26/03/2012. -. Họ và tên GVHDCN: LE NGOÏC VO Họ và tên GSh: Nguyễn Đức Toàn Mã số Sinh viên: 6075597. Tên hoạt động: Hướng dẫn học sinh tham gia Hội trại 26/03. - Tên công việc cụ thể: Tham gia dựng trại và sinh hoạt một số trò chơi dân gian. - Mốc thời gian: 06h00, ngày 26/03/2011 – 06h00’ ngày 27/03/2011. Địa điểm: Sân trường Trường THPT Nguyễn Minh Quang. - Dụng cụ, phương tiện chuẩn bị: tre, trúc, cọc móc sắt, 2 tấm bạt (ngang 7,0m dài 8,0m), dao, búa, kiềm,... để dựng trại.. I. Mục tiêu hoạt động: Sau chủ đề này, học sinh cần: - Hiểu được ý nghĩa của ngày thành lập Đoàn. - Biết qui trình dựng trại và cách thức tổ chức, tham gia sinh hoạt trại. - Có ý thức tổ chức kỉ luật và chấp hành nghiêm chỉnh những qui định của nhà trường và tập thể, biết đoàn kết, yêu thương, quý trọng lẫn nhau. II. Nội dung hoạt động: Tổ chức cho học sinh dựng trại theo qui theo đúng qui cách trại và hướng dẫn học sinh tham gia một số trò chơi dân gian theo các nội dung sau: 1. Biết định hướng nghề nghiệp cho bản thân. - Chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời, thanh niên học sinh lớp 11 cần phải biết xác định hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai thích hợp với khả năng, sở trường của mình, với yêu cầu của xã hội. - Học sinh có quyền được bày tỏ ý kiến của mình về lựa chọn nghề nghiệp, đồng thời có quyền được cung cấp đầy đủ thông tin về các loại hình nghề nghiệp trong xã hội. - Các em có trách nhiệm chủ động trao đổi với bạn bè, thầy (cô) giáo, cha mẹ, đặc biệt là lớp anh chị đi trước để lựa chọn cho mình một nghề nghiệp đúng đắn. - Các bậc cha mẹ, (thầy) cô giáo có trách nhiệm cung cấp thông tin và giúp học sinh định hướng nghề nghiệp, phù hợp với năng lực sở trường của các em; chú ý không nên có định kiến về nghề nghiệp do phân biệt giới tính. - Thanh niên học sinh cần phải tích cực, chủ động tìm hiểu các chuyên mục giói thiệu về ngành nghề trong các tiết ngoại khóa, sách giáo khoa, sách tham khảo về công tác hướng.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> nghiệp, các tấm gương tiêu biểu về lao động giỏi trong các ngành nghề của xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng. 2. Thi đua học tập, tích cực thực hành hướng nghiệp để nâng cao năng lực định hướng nghề nghiệp của bản thân. - Được học tập và rèn luyện để có một nghề nghiệp tốt là quyền và nhu cầu chính đáng cho mọi thanh niên. Đó cũng là mục đích của quá trình rèn luyện và học tập của học sinh trong nhà trường. Do vậy, việc tự định hướng nghề nghiệp của bản thân phải luôn luôn gắn với việc xác định được động cơ, thái độ học tập đúng đắn (học để làm gì?, học như thế nào?). - Khơi dậy tinh thần học tập trong thanh niên với phương châm: “nơi nào cũng phải học tập, làm việc gì cũng phải học”; “ học văn hóa, chính trị, học nghề nghiệp”, không chỉ vì mục đích làm cho dân giàu nước mạnh, mà còn phải vì lợi ích tốt nhất, vì sự phát triển toàn diện của thanh niên học sinh, nhằm chuẩn bị tốt hành trang vào đời cho mỗi em. - Thanh niên học sinh phải hiểu rằng muốn làm chủ tương lai của mình các em cần phải có lòng say mê nghề nghiệp, ham tiến bộ, ham học hỏi; biết chủ động và tự giác học nghề và hướng nghiệp ngay từ hôm nay. Không có kiến thức và kĩ năng thì không thể hiện thực, không thể có việc làm xứng đáng với năng lực của mình, càng khó có thể chủ động lập thân, lập nghiệp, dễ bị hụt hẫng khi bước vào đời. III. Công tác chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Xây dựng nội dung thảo luận và dự kiến các tình huống nảy sinh trong quá trình thảo luận. - Giáo viên định hướng các nội dung hoạt động cho các em, chuẩn bị một số câu hỏi gợi ý cho các em thảo luận như sau: + Bạn đã lựa chọn ngành, nghề tương lai cho mình chưa ? Vì sao bạn chọn ngành nghề đó ?. + Có người khuyên bạn hãy chọn ngành và trường Đại học mà sau này ra trường có thu nhập cao hơn là ngành và trường mà mình yêu thích, bạn sẽ suy nghĩ gì về lời khuyên này ?. + Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để chuẩn bị hành trang nghề nghiệp vào đời ?. + Bạn cần ai hỗ trợ và cần biết những thông tin gì để giúp mình định hướng và lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn ?. + Khi lựa chọn nghề nghiệp, bạn suy nghỉ như thế nào về sự phù hợp giữa năng lực của bản thân với nghề mà mình chọn ? Hãy cho ví dụ. + Theo bạn: đâu là những khó khăn bạn sẽ gặp phải trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp của bạn ? Có những tác động nào từ phía gia đình, bạn bè, người thân hay không ? Bạn có thể làm gì để khắc phục những khó khăn đó ?. + Nếu cha mẹ ép bạn phải theo một nghề mà bạn không thích thì bạn sẽ xử sự ra sao ? - Họp cán bộ lớp và BCH Chi đoàn thiết kế chương trình thảo luận để phổ biến cho học sinh chuẩn bị. - Giao cho cán bộ lớp và BCH Chi đoàn điều khiển thảo luận, còn giáo viên sẽ tham gia với vai trò là Ban giám khảo..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2. Học sinh: - Cán bộ lớp và BCH Chi đoàn hoàn chỉnh chương trình buổi thảo luận khi đã được giáo viên góp ý. - Phổ biến nội dung thảo luận, trình bày phương pháp và cách thức tổ chức thảo luận để cả lớp chuẩn bị ý kiến tham gia trao đổi. - Cử người điều khiển chương trình. - Mời giáo viên chủ nhiệm làm Ban giám khảo. IV. Tổ chức hoạt động: 1. Ổn định tổ chức (2 phút). 2.Tiến hành hoạt động (25 phút). - Người điều khiển nêu mục đích cuộc thảo luận, giới thiệu đại biểu (nếu có), giới thiệu Ban giám khảo. - Mời GVCN nêu một số yêu cầu của buổi thảo luận và gợi ý nội dung những vấn đề chính cũng như cách thức tiến hành buổi thảo luận. - Đại diện mỗi tổ trình bày quan điểm về việc lựa chọn nghề. Người điều khiển tóm tắt những ý chính. - Trong quá trình học sinh thảo luận, giáo viên chủ nhiệm có thể gợi ý hoặc bổ sung thêm ý kiến để hướng học sinh tập trung thảo luận đúng với mục tiêu của hoạt động. - Xen kẻ các tiết mục văn nghệ (nếu có). V. Kết thúc hoạt động: (3 phút). - Nhận xét. - Đánh giá. - Rút kinh nghiệm.. Ngã Bảy, ngày......tháng......năm 2012. Giáo viên hướng dẫn (Phê duyệt). Họ tên, chữ ký của GSh. Nguyễn Đức Toàn.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×