Tải bản đầy đủ (.ppt) (54 trang)

Huong dan ra de thi dam bao KTKN mon T Viet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.54 KB, 54 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>RA ĐỀ THI MÔN TIẾNG VIỆT THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VÀ GIẢM TẢI Ở TIỂU HỌC. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> B. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 1. Nguyên tắc chung: thực hiện trên cơ sở nguyên tắc chung về đánh giá kết quả giáo dục tiểu học xác định tại chương trình GDPT cấp Tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐBGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), gồm những điểm cơ bản sau: 1.1. Đánh giá kết quả GD đối với HS ở môn học trong mỗi lớp và cuối cấp nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu GD, làm căn cứ để điều chỉnh quá trình GD, góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện, động viên, khuyến khích HS chăm học và tự tin trong học tập. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1.2. Đánh giá kết quả GD ở môn học trong mỗi lớp và cuối cấp cần phải: a) Đảm bảo tính toàn diện, khoa học, khách quan và trung thực; b) Căn cứ vào Chuẩn KT, KN và yêu cầu về thái độ của môn học ở từng lớp, ở toàn cấp học để xây dựng công cụ đánh giá thích hợp; c) Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ; giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS; giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng; d) Kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1.3. Môn Tiếng Việt được đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của GV. 2. Quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả môn Tiếng Việt: 2.1. Môn Tiếng Việt được đánh giá bằng điểm số, cho điểm từ 1 đến 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các lần kiểm tra. 2.2. Việc đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ kết quả học tập của học sinh về môn Tiếng Việt được quy định: a) Đánh giá thường xuyên - Nhằm mục đích theo dõi, động viên, khuyến khích hay nhắc nhở HS học tập tiến bộ, đồng thời để GV thực hiện đổi mới PP, điều chỉnh hoạt động Tăng Xuân Sơn 0976555256 giảng dạy nhằm đạt hiệu quả thiết thực..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Việc đánh giá thường xuyên được tiến hành dưới các hình thức kiểm tra thường xuyên, gồm: Kiểm tra miệng; Quan sát học sinh học tập; Bài tập thực hành; Kiểm tra viết (dưới 20 phút). - Số lần KTTX tối thiểu trong 1 tháng đối với môn Tiếng Việt là 4 lần. b) Đánh giá định kỳ - Nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các cấp quản lý chỉ đạo để quản lý quá trình học tập của HS và giảng dạy của GV; tiến hành sau từng giai đoạn học tập: giữa HKI, cuối HKI, giữa HKII, cuối HKII. - Việc đánh giá định kỳ được tiến hành dưới các hình thức kiểm tra định kỳ, gồm: kiểm tra viết bằng hình thức trắc nghiệm, tự luận trong thời gian 1 tiết. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Số lần KTĐK môn Tiếng Việt ở mỗi lớp (mỗi năm học) là 4 lần: GKI, CKI, GKII, CKII. 3. Nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Việt. 3.1. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên Để đánh giá thường xuyên kết quả học tập của HS về môn Tiếng Việt, GV thực hiện các hình thức KTTX với nội dung, yêu cầu cụ thể như sau: - Kiểm tra miệng: GV thường tiến hành vào đầu tiết học, nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng của bài dạy thuộc cùng một phân môn (chủ yếu ở tiết kế trước), tạo điều kiện thuận lợi để HS tiếp nhận bài mới. Việc kiểm tra miệng tỏ ra có hiệu quả tích cực đối với bài học thuộc các phân môn Học vần lớp 1, Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn (các lớp 2,3,4,5). Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Quan sát HS học tập: GV tiến hành trong suốt quá trình lên lớp ở tất cả các phân môn, nhằm đánh giá hiệu quả tiếp nhận của HS, kịp thời động viên, khuyến khích HS tích cực học tập. Quan sát HS học tập trên lớp còn giúp GV tự điều chỉnh hoạt động dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh cụ thể. - Yêu cầu HS luyện tập thực hành (thông qua bài tập): GV đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, thành thạo về kỹ năng theo yêu cầu cần đạt đối với bài học cụ thể. Bài tập thực hành môn Tiếng Việt tiểu học có thể được đặt ra ở tất cả các bài học thuộc các phân môn khác nhau. Ví dụ: thực hành luyện đọc (Tập đọc), thực hành luyện nghe-nói (Kể chuyện, Tập làm văn), thực hành luyện viết (Chính tả, Tập viết), thực hành để nắm vững kiến thức và kỹ năng tiếng Việt (Luyện từ và câu)... Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Kiểm tra viết: Thường áp dụng đối với bài học thuộc các phân môn Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Bài Kiểm tra viết trong thời gian ngắn vừa khích lệ HS nắm vững kiến thức, kỹ năng mới học vừa củng cố kiến thức, kỹ năng đã học qua các bài trước đó. Thông qua bài kiểm tra viết (nội dung và hình thức trình bày, diễn đạt), GV còn có thể đánh giá kết quả vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng TV của học sinh. Theo quy định, số lần KTTX tối thiểu trong một tháng đối với môn Tiếng Việt là 4 lần. Do vậy, để thực hiện yêu cầu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ở tất cả các phân môn, GV cần có kế hoạch kiểm tra thường xuyên đối với từng HS theo cách “luân phiên” (có thể ghi rõ trong giáo án những HS được kiểm tra). Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Ví dụ: KTTX (lớp 2) tháng thứ nhất: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn; tháng thứ 2: Tập đọc, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn.. 3.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ Kiểm tra đánh giá định kỳ môn Tiếng Việt được thực hiện 4 lần trong năm học, theo từng giai đoạn học tập của HS: GKI, CKI, GKII, CKII. Việc kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GD&ĐT. Giáo viên cần lưu ý những điểm cơ bản sau: a, Mục đích yêu cầu: - Đánh giá tương đối đầy đủ và toàn vẹn cả 4 kỹ năng: đọc, viết, nghe, nói. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Đảm bảo mục tiêu dạy học; bám sát Chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định cho từng giai đoạn học (GKI, CKI, GKII, CKII); đánh giá kiến thức về tiếng Việt thông qua kết quả thực hiện các bài tập theo chương trình quy định. - Nội dung bao quát chương trình đã học (theo từng giai đoạn học tập). - Kết hợp hình thức kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm (bài kiểm tra đọc thầm và làm bài tập, đánh giá kỹ năng đọc hiểu, kiến thức về từ và câu) và hình thức kiểm tra bằng bài viết (Chính tả, Tập làm văn-từ lớp 2 đến lớp 5). b) Thời điểm kiểm tra Thực hiện theo văn bản Hướng dẫn phân phối chương trình các môn học-môn Tiếng Việt (các tuần Ôn tập và kiểm tra giữa HK, cuối HK). Lịch kiểm tra cụ thể do trường tiểu học tự sắp xếp. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 3.3. Nội dung và cách kiểm tra, đánh giá Kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt được tiến hành với 2 bài: Đọc, Viết. Nội dung và cách tiến hành kiểm tra, cho điểm KTĐK như sau: a. Bài kiểm tra đọc (10 điểm) Bài kiểm tra đọc gồm 2 phần: Đọc thành tiếng; Đọc thầm và làm bài tập (hình thức trắc nghiệm khách quan). - Đọc thành tiếng: + GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết ôn tập theo từng giai đoạn học (GKI, CKI, GKII, CKII). Số HS được kiểm tra cần rải đều ở các tiết Ôn tập trong tuần. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> + Nội dung kiểm tra: HS đọc một đoạn văn (khoảng 1 phút) theo quy định số chữ ở từng giai đoạn được quy định trong Chuẩn kiến thức, kỹ năng); trong bài Tập đọc đã học ở SGK tiếng Việt (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước; ghi số trang trong SGK, tên bài và đoạn đọc vào phiếu cho từng HS bốc thăm, đọc thành tiếng, sau đó trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung đoạn đọc). Chú ý: tránh trường hợp 2 em kiểm tra liên tiếp đọc một đoạn giống nhau. + Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu quy định ở mỗi lớp (theo hướng dẫn KTĐK của Bộ GD&ĐT). Ví dụ: KTĐK CKI lớp 2 về đọc thành tiếng như sau: Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> * Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm. (Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm; đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 2,0 điểm ; đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 1,5 điểm; đọc sai từ 11 đến 15 tiếng: 1,0 điểm; đọc sai từ 16 đến 20 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai trên 20 tiếng: 0,0 điểm. * Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1,0 điểm. (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu trở lên: 0,0 điểm). * Tốc độ đọc đạt yêu cầu (40 chữ/không quá 1 phút): 1,0 điểm. Đọc từ trên 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: 0,0 điểm. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1,0 điểm. (Trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng: 0,5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: 0,0 điểm). - Đọc thầm và làm bài tập + Giáo viên kiểm tra Đọc thầm và làm bài tập đối với HS cả lớp trên phiếu in sẵn. + Nội dung kiểm tra: HS đọc thầm một văn bản đã học trong SGK tiếng Việt (hoặc văn bản ngoài SGK phù hợp với chủ điểm đã học-đối với HS ở vùng thuận lợi) có độ dài theo quy định số chữ ở từng giai đoạn (Chuẩn kiến thức, kỹ năng). Sau đó, HS làm bài tập (theo số lượng câu hỏi bài tập quy định cho từng lớp); Thời gian làm bài khoảng 15 phút. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> + Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào lời giải cụ thể. * Chú ý: Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, bài kiểm tra đọc được tính 10 điểm (tỉ lệ điểm Đọc thành tiếng /điểm Đọc thầm và làm bài tập có thay đổi theo các khối lớp, căn cứ vào trình độ đọc ngày càng phát triển ở HS), Cụ thể như sau: - Lớp 1: Thực hiện theo hướng dẫn riêng cho mỗi giai đoạn Học vần, Luyện tập tổng hợp. (tham khảo tài liệu Đề kiểm tra học kỳ cấp tiểu học-Lớp 1, NXB Giáo dục, 2008). - Lớp 2, 3: 6 điểm Đọc thành tiếng/4 điểm Đọc thầm và làm bài tập (4 câu trắc nghiệm, mỗi câu 1 điểm). Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Lớp 4,5: 5 điểm Đọc thành tiếng/5 điểm Đọc thầm và làm bài tập. b. Bài kiểm tra viết (10 điểm) Bài kiểm tra viết gồm 2 phần: Chính tả-Tập làm văn (đối với các lớp 2,3,4,5). Học sinh viết bài Chính tả, bài Tập làm văn trên giấy kẻ ô li; thời gian làm bài kiểm tra viết khoảng 40 phút. * Chú ý: Riêng ở lớp 1, HS chỉ kiểm tra viết Chính tả (tập chép vần-từ ngữ-câu hoặc đoạn văn) theo hướng dẫn cụ thể cho mỗi giai đoạn Học vần, Luyện tập tổng hợp. (Tham khảo tài liệu Đề kiểm tra học kỳ cấp tiểu học-Lớp 1). Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Chính tả (5 điểm): + GV đọc cho HS viết (Chính tả nghe - viết) hoặc yêu cầu HS tập chép (đối với lớp 1) một đoạn văn (thơ) trích ở bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt (hoặc văn bản ngoài SGK phù hợp với chủ điểm đã học - đối với HS ở vùng thuận lợi) có độ dài theo quy định số chữ ở từng giai đoạn (Chuẩn kiến thức, kỹ năng). Thời gian viết khoảng 15 phút. + Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (thơ): 5 diểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm. * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn....bị trừ 1,0 điểm toàn bài. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Tập làm văn (5 điểm) + Học sinh viết theo yêu cầu của đề bài Tập làm văn thuộc nội dung chương trình đã học ở từng giai đoạn (Chuẩn kiến thức, kỹ năng các lớp 2,3,4,5). Thời gian học sinh viết khoảng 25 phút. + Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày, diễn đạt của bài tập làm văn cụ thể (có thể cho theo các mức điểm từ 0,5-1,0-1,5 điểm... đến 5,0 điểm); hoặc cho điểm bài chính tả (Tập chép) ở lớp 1 theo hướng dẫn cụ thể ở mỗi giai đoạn Học vần, Luyện tập tổng hợp. (Tham khảo tài liệu Đề kiểm tra học kỳ cấp tiểu học-Lớp 1). Lưu ý: Đối với bài viết Chính tả, Tập làm văn cũng có thể ra theo hướng tích hợp Chính tả vào Tập làm văn. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> d) Cách tính điểm KT định kỳ môn Tiếng Việt: Mỗi lần kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt có 2 bài kiểm tra: Đọc, Viết. Điểm kiểm tra của 2 bài kiểm tra này được quy về một điểm chung là trung bình cộng của 2 bài (làm tròn 0,5 điểm thành 1,0 điểm). Không cho điểm 0,0 và điểm thập phân ở các lần kiểm tra *) Lưu ý: - Cách đánh giá ở tiểu học cần theo hướng “Hạn chế cho điểm, tăng cường nhận xét”. - Lời nhận xét của người giáo viên phải trên tinh thần tình thương, trách nhiệm, tôn trọng những tiến bộ dù rất nhỏ của các em. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Hướng dẫn cụ thể việc ra đề môn TiếngViệt ở Tiểu học Theo Công văn 1584/SGDĐT-GDTH ngày 20/8/2011 của Sở GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 đối với GDTH: - Thực hiện đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và phân hoá đối tượng từ khâu ra đề, tổ chức kiểm tra đánh giá và sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá. - Đổi mới QL kiểm tra định kỳ: giao quyền tự chủ cho các trường trong tổ chức đánh giá: + Lần 1,2,3 giao cho Hiệu trưởng ra đề;. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> + Lần 4: đối với 2 môn Tiếng Việt và Toán ở lớp 1 và lớp 5, giao cho Phòng giáo dục ra đề; các môn khác giao cho Hiệu trưởng. - Ra đề theo hướng: giảm dần trắc nghiệm, tăng dần bài kiểm tra tự luận ở các lớp cuối cấp học; tăng bài tập khó cho mỗi môn học; tăng cường phân hoá chất lượng trong đề ra. - Trong thực tế hiện nay, việc đánh giá chất lượng học sinh loại khá, giỏi khá cao. Hướng chỉ đạo cuả cấp học: với các đối tượng học sinh phát triển này loại khá, giỏi khoảng từ 20-30%. Muốn vậy, yêu cầu các phòng GD và các nhà trường cần tăng cường cải tiến cách ra đề, chỉ đạo chấm thi nghiêm túc, thực chất. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN 4 Môn: Tiếng Việt lớp 1 (40 phút) (Cho phần Kiểm tra kỹ năng viết) I. Kiểm tra, đánh giá Kỹ năng đọc (10,0 điểm): thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra, đánh giá. II. Kiểm tra Kỹ năng viết (10,0 điểm): Bài 1: Chép đúng chính tả bài ca dao sau bằng cỡ chữ nhỏ: Hoa sen Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng. Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Ca dao Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Bài 2: Đọc nhẩm bài ca dao trên và trả lời câu hỏi sau: 1, Trong bài ca dao kể đến những màu sắc nào của cây hoa Sen?(Đánh dấu (x) vào ô trống đầu câu trả lời đúng nhất): xanh, hồng, vàng xanh, đen, trắng xanh, trắng, vàng 2*, Qua bài ca dao, em thấy hoa Sen là loài hoa như thế nào? Đánh dấu (x) vào ô trống đầu câu trả lời đúng nhất.. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> rất đẹp. vừa đẹp vừa thơm rất thơm. 3, Tìm trong bài ca dao và viết lại tiếng có vần “ang” và tiếng có vần “anh” - Tiếng có vần “ang”:………………; Tiếng có vần “anh”:…………………………………......... Bài 3: Điền vào chữ in nghiêng: dấu hỏi hay dấu ngã ? a, Suy nghi c, Vững chai b, Nghi ngơi d, Chai tóc. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT 1 Bài 1: Tập chép ( 5 điểm) - Chép đủ và đúng chính tả các câu chữ có trong bài thơ, cho 2 điểm. - Viết chữ rõ ràng, đúng cở, đúng mẫu, đúng khoảng cách giữa các chữ, cho 2 điểm - Trình bày bài viết cân đối, sạch đẹp, cho 1 điểm. Lưu ý: Sai một lỗi về âm đầu hoặc vần, trừ 0,25 điểm ; sai một lỗi về dấu thanh, trừ 0,1 điểm Bài 2: Đọc hiểu (3,0 điểm) Câu 1: Điền (X) vào ô trống trước xanh, trắng, vàng (0,5 điểm). Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Câu 2: Điền (X) vào ô trống trước Vừa đẹp vừa thơm (1,0 điểm). Câu 3: Viết đúng tiếng có vần “ang”: vàng, cho 0,5 điểm. Viết đúng tiếng có vần “anh”: xanh - tanh (1,0 điểm). Bài 3: Bài tập (2,0 điểm) Điền dấu đúng mỗi chữ: suy nghĩ, nghỉ ngơi, vững chãi, chải tóc ( 0,5 điểm). Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN 4 Môn: Tiếng Việt lớp 2 (40 phút) (Cho phần Đọc hiểu và Kiểm tra kỹ năng viết) Bài 1: Đọc thầm và làm bài tập: Bác Hồ rèn luyện thân thể Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể. Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng nào Bác cũng dậy sớm luyện tập. Bác tập leo núi. Bác chọn những ngọn núi cao nhất trong vùng để leo lên với đôi chân không. Có đồng chí nhắc: - Bác nên đi giày cho khỏi đau chân. - Cám ơn chú. Bác tập leo chân không cho quen. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét. (theo Đầu nguồn) 1. Bác Hồ rèn luyện thân thể bằng những cách nào? leo núi, tập thể dục. Dậy sớm luyện tập. chạy, leo núi, tắm nước lạnh. 2. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “để làm gì” ở câu sau: Bác tắm nước lạnh để chịu đựng với giá rét.. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 3* Qua câu chuyện em thấy Bác Hồ là người như thế nào?Em học tập được đức tính gì ở Bác? 4. Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân ở câu sau: Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể. Bài 2: Nghe giáo viên đọc và ghi lại đoạn 3 bài “Cây và hoa bên lăng Bác” (Tiếng Việt 2, tập 2). …………………………………………………………. …………………………………………………………. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. ………………………………………………………….. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Bài 3: Tập làm văn: Viết một đoạn văn (từ 4-5) nói về một loại cây mà em thích, dựa vào những gợi ý dưới đây: a. Em thích nhất loài cây nào? b. Cây thường mọc (hoặc được trồng) ở đâu? c. Hình dáng của cây (thân, cành, lá. hoa…) có gì nổi bật?. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> d. Cây có ích lợi gì đối với em và mọi người? ………………………………………………... .……………………………………………….. ………………………………………………,,, ………………………………………………... ……………………………………………….... Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Hướng dẫn chấm KTĐK lần 4 Môn: Tiếng Việt Lớp 2 Bài 1: Đọc hiểu (2,0 điểm): Câu 1: Điền X vào ô trống trước: chạy, leo núi, tắm nước lạnh (0,5 điểm). Câu 2: gạch chân dưới bộ phận: để chịu đựng với giá rét ((0,5 điểm). Câu 3: Qua câu chuyện em thấy Bác Hồ là người rất chăm chỉ và kiên trì rèn luyện thân thể. Em học tập được ở Bác Hồ đức tính kiên nhẫn và ý thức giữ gìn sức khoẻ để phục vụ sự nghiệp cách mạng. Câu 4: Đặt đúng câu hỏi: Bác Hồ như thế nào? (0,5 điểm). Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Bài 2: Chính tả (4,0 điểm): - Viết đủ và đúng chính tả các câu chữ có trong bài đọc (2,0 điểm). - Viết chữ rõ ràng, đúng cở chữ, đúng mẫu, đúng khoảng cách giữa các chữ (1,5 điểm). - Trình bày bài viết cân đối, sạch đẹp (0,5 điểm). Bài 3: Tập làm văn (4,0 điểm) Viết được một đoạn văn khoảng từ 4-5 câu nói về một cây nào đó dựa theo câu hỏi gợi ý; viết câu đủ ý, đúng ngữ pháp, biết dùng dấu chấm câu đúng chỗ; chữ viết đúng chính tả, trình bày sạch, đẹp. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN 4 Môn: Tiếng Việt lớp 5 Thời gian: 60 phút (Cho phần Đọc hiểu và Kiểm tra viết). Câu 1: Đọc thầm bài văn. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi hoặc viết tiếp vào chỗ trống các ý thích hợp để hoàn chỉnh nội dung các câu trả lời: Đêm trăng đẹp Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang mỗi lúc một mảnh dần rồi tắt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng mùi hương thơm ngát.. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi rặng tre. Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. Mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc trên không và du du như sáo diều. Ánh trăng trong chảy khắp cành cây, kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa. Cành lá sắc và đen như mực vắt qua mặt trăng như một bức tranh tàu. Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ nhấp nhánh như thủy tinh.. (Thạch Lam) Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 1. Cảnh vật trong bài văn được tả vào thời điểm nào? a. Lúc trăng mới lên b. Lúc trăng đã lên cao c. Lúc trăng mới mọc và khi trăng đã lên cao 2. Lúc trăng mới mọc, mặt trăng có đặc điểm gì? a. Mặt trăng tròn, to và đỏ. b. Mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc trên không và du du như sáo diều. c. Trăng lấp ló sau những đám mây, sáng trắng, nhấp nhánh như thủy tinh. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 3. Lúc trăng lên cao, bầu trời như thế nào? a. Mấy sợi mây vắt ngang mỗi lúc một mảnh dần rồi tắt hẳn. b. Bầu trời trong vắt, xanh thẳm và cao. c. Bầu trời tràn ngập ánh trăng, trắng xóa. 4*. Em hãy ghi lại 3 hình ảnh được tác giả miêu tả bằng biện pháp so sánh ở trong bài văn? Những hình ảnh so sánh đó có tác dụng gì?: -. ..................................................................................................................... ........................................................................................................................... .. - ..................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... - ..................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Câu 2: Viết câu trả lời vào chỗ trống sau mỗi câu hỏi: “Năm học gần kết thúc, chúng mình sắp phải xa mái trường tiểu học mến thương.” a. Câu trên là câu đơn hay câu ghép? Vì sao? ............................................................................................ ............................................................................................ ............................................................................................ b. Dấu phẩy trong câu trên có tác dụng gì? ............................................................................................ ............................................................................................ c. Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của câu đó. ............................................................................................ ............................................................................................ Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Câu 3: Trong những năm học ở Tiểu học, hình ảnh cô giáo (thầy giáo) nào đọng lại trong tâm trí của em nhiều nhất? Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 15 dòng) tả lại cô (thầy) đó.. ........................................................................... ........................................................................... .......................................................................... Điểm: - Đọc thành tiếng: ...../6 điểm; - Đọc hiểu:...../4 điểm - LTVC:...../4 điểm; - Tập làm văn: ...../6 điểm........................... Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI VIẾT KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN 4 Môn: Tiếng Việt lớp 5 (Cho phần Đọc hiểu và Kiểm tra viết). Câu 1: ( 5,0 điểm ) 1. Khoanh vào phương án ( c ): 1,0 điểm 2. Khoanh vào phương án ( b ): 1,0 điểm 3. Khoanh vào phương án ( b ): 1,0 điểm * 4. - Tìm và viết đúng 3 hình ảnh so sánh (1,5 điểm): + Cành lá sắc và đen như mực vắt qua mặt trăng như một bức tranh tàu. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> + Mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều. + Lá lựu dày và nhỏ lấp lánh như thủy tinh. - Tác dụng của 3 hình ảnh so sánh trong bài văn (0,5 điểm): 3 hình ảnh so sánh góp phần làm cảnh đêm trăng thêm lung linh huyền ảo. Câu 2: ( 4,0 điểm ) a. Trả lời được: - Câu trên là câu ghép (0,5 điểm). - Giải thích được: Vì câu đó có 2 vế câu, mỗi vế thể hiện một ý và các ý có quan hệ chặt chẽ với nhau (1,0 điểm).. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> b. Trả lời được: Dấu phẩy trong câu trên dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép (0,5 điểm). c. Xác định đúng bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu như sau: - Vế thứ nhất: CN là: Năm học ; VN là: gần kết thúc (1,0 điểm). - Vế thứ hai: CN là: chúng mình ; VN là: sắp phải xa mái trường Tiểu học mến thương (1.0 điểm). Câu 3: ( 6,0 điểm ) Bài viết của HS cần đảm bảo được các yêu cầu sau: - Viết được bài văn ngắn (khoảng 15 dòng) đúng thể loại tả người, đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> - Miêu tả được một số nét về hình dáng và tính tình của một cô giáo (hoặc thầy giáo) với những đặc điểm nổi bật, đáng nhớ. -* Biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả, gợi cảm, biết sử dụng các biện pháp so sánh hoặc nhân hoá; viết câu đủ ý, đúng ngữ pháp, biết dùng dấu chấm câu đúng chỗ. - Chữ viết đúng chính tả, đúng cỡ, cẩn thận, rõ ràng, trình bày bài văn đúng qui định, sạch đẹp. (Tuỳ từng bài làm cụ thể của học sinh, giáo viên có thể linh động cho điểm từ 6.0; 5.5; 5.0; 4.5; 4.0; 3.5; 3.0; 2.5; 2.0; 1.5; 1.0).. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> C. VỀ GIẢM TẢI MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo Công văn 5842/BGDĐT-VP ngày 1/9/2011 về việc Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông và các nội dung cụ thể đối với từng môn học (đính kèm). Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> I. YÊU CẦU CHUNG: -. -. -. Tiếp tục thực hiện giảm tải theo Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT, KN môn Tiếng Việt. Đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Phù hợp với thời lượng: + Thời gian dư củng cố KT, KN; + Tổ chức các HĐGD. Linh hoạt phù hợp với thực tế: + Bỏ bài khó; + Giảm yêu cầu, câu hỏi, bài tập; + Thay thế ND, bài tập, yêu cầu cho phù hợp. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:. Dạy Học vần - Thực hành, có kỹ năng đọc-viết được các tiếng chứa âm - vần - thanh đã học. - Giảm câu hỏi trong luyện nói. - Chưa yêu cầu học sinh kể chuyện. - Không giải nghĩa từ bằng duy danh định nghĩa từ điển. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Dạy Tập đọc 1. Lớp 2,3: Chú trọng hai kỹ năng đọc-viết; giúp học sinh biết “đọc thông, viết thạo”. 2. Lớp 4,5: - Đảm bảo những yêu cầu tối thiểu về KT, KN (hai kỹ năng đọc, viết vẫn được chú trọng). - Giúp HS nắm được đặc trưng thể loại khi đọc: + Văn xuôi: chú ý những từ khoá; những văn bản có nhân vật (đối thoại, tính cách nhân vật…). + Thơ: chú ý hình ảnh, nhịp điệu, cảm xúc. thể hiện cảm xúc… Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> Dạy kể chuyện lớp 4,5 - Giáo viên có thể sử dụng các biện pháp DH thích hợp (làm mẫu, gợi mở, dẫn dắt bằng tranh ảnh, câu hỏi, dàn ý câu chuyện…) tuỳ vào đối tượng. - Cải tiến các hình thức luyện tập kể chuyện để gây hứng thú cho học sinh:phân vai, hoạt cảnh, đóng kịch… - Yêu cầu HS kể chuyện bằng lời của mình, không đọc thuộc nguyên xi câu chuyện. - Bỏ bài, thay thế những bài khó không phù hợp: Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> + Với dạng Kể chuyện đã nghe, đã đọc: với chủ điểm khó hoặc với HS yếu có thể cho HS kể lại chuyện trong sách giáo khoa, nghe GV đọc, kể tại lớp rồi kể lại. + Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia: bỏ bài; thay thế.. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Luyện từ và câu -. Chú trọng thực hành dùng từ, viết câu đúng. Bỏ bài khó, giảm bớt nội dung khó (cụ thể trong Hướng dẫn điều chỉnh…). Ví dụ: Danh từ: chỉ học danh từ chỉ người, vật không học danh từ chỉ khái niệm, đơn vị, không làm bài tập về danh từ chỉ hiện tượng.. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Tập làm văn - Chú trọng cả văn miệng và tập làm văn viết. - Đánh giá cao những bài văn có những ý hay, sáng tạo diễn tả đúng tình cảm, suy nghĩ của bản thân.. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> Lưu ý: Trong quá trình tổ chức dạy học, cán bộ quản lý và giáo viên cần lưu ý: 1. Thời gian dư do giảm bớt bài hoặc giảm bớt nội dung trong từng bài, giáo viên không đưa thêm nội dung khác vào dạy mà dùng để củng cố kiến thức và rèn kỹ năng đã học (trong bài đó hoặc bài trước) cho HS tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp. Nhà trường cần tổ chức để GV thảo luận, thống nhất cách sử dụng thời gian dư cho hợp lý. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> 2. Không kiểm tra, đánh giá vào các nội dung, các yêu cầu đã được giảm bớt, các bài không dạy hoặc ở bài đọc thêm trong văn bản điều chỉnh. 3. Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học ở cấp Tiểu học phải được triển khai đến từng giáo viên để thực hiện trong quá trình dạy học.. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!. Tăng Xuân Sơn 0976555256.

<span class='text_page_counter'>(55)</span>

×