Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

60 cau hoi on tap hoc ky 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.4 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Câu hỏi ôn tập 1.. Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình Câu 1. Chương trình dịch có chức năng a) Chuyển đổi ngôn ngữ máy thành ngôn ngữ bậc cao b) Chuyển đổi ngôn ngữ bậc cao thành ngôn ngữ máy c) Chuyển đổi ngôn ngữ hợp ngữ thành ngôn ngữ bậc cao d) Chuyển đổi ngôn ngữ máy thành ngôn ngữ hợp ngữ Câu 2. Các loại chương trình dịch là: a) Hợp dịch và biên dịch b) Thông dịch và biên dịch c) Thông dịch và hợp dịch d) Biên dịch và Diễn dịch Câu 3. Chọn phát biểu sai a) Trong Biên dịch chương trình nguồn và chương trình đích có thể lưu trữ để sử dụng lại. b) Trong chế độ biên dịch, khi chương trình đã được thực hiện thì không có lỗi cú pháp. c) Trong chế độ thông dịch, khi chương trình được thực hiện thì không có lỗi cú pháp. d) Trong thông dịch chương trình đích không được lưu trữ để sử dung lại. . Câu 4. Chương trình dịch không có khả năng nào trong các khả năng sau? a) Thông báo lỗi cú pháp b) Phát hiện lỗi cú pháp c) Tạo được chương trình đích d) Phát hiện lỗi ngữ nghĩa 2. Các thành phần của ngôn ngữ lập trình Câu 5. Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình là: a) Bảng chữ cái, các chữ số, các ký tự đặc biệt. b) Bảng chữ cái, chữ số, cú pháp. c) Bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa. d) Bảng chữ cái, cú pháp. Câu 6. Chọn tên sai a) _123 b) hoa – hong c) tam_giac d) dientich Câu 7. Trong Pascal có các loại tên: a) Tên chuẩn, tên dành riêng, tên do người lập trình đặt. b) Tên dành riêng, tên do người lập trình đặt. c) Tên chuẩn, tên do người lập trình đặt. d) Tên dành riêng, tên chuẩn, từ khóa. Câu 8. Tên nào sau đây là tên do người lập trình đặt a) Program b) If c) Real d) ketthuc Câu 9. Biểu diễn hằng nào sau đây là sai: a) ‘5,5’ b) 15,5 c) 2.007E-3 d) False Câu 10. Thông tin nào không phải là hằng số học? A. -2.23E01; B. 54 C. -23.25 D. ‘45’ Câu 11. Phát biểu nào dưới đây là đúng ? a) Khi cần thay đổi ý nghĩa của một từ khóa nào đó người lập trình cần khai báo theo ý nghĩa mới. b) Đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình gọi là biến. c) Trong chương trình tên gọi cũng là một đối tượng không thay đổi nên cũng có thể xem là hằng. d) Tên do người lập trình tự đặt không được trùng với từ khóa nhưng có thể trùng với tên chuẩn Câu 12. Biểu diễn nào là từ khóa trong Pascal a) Real b) Integer c) ‘Begin’ d) Then Câu 13. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, chú thích được ghi trong cặp ký hiệu : a) [ ) b) ( ) c) [ ] d) (* *) 3. Cấu trúc chương trình Câu 14. Cấu trúc một chương trình được chia làm mấy phần ? a) 1 b) 2 c) 3 d) 4.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 15. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khóa CONST dùng để a) Khai báo biến b) Khai báo Hằng c) Khai báo thư viện d) Khai báo tên chương trình Câu 16. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khóa USES dùng để a) Khai báo tên chương trình b) Khai báo hằng c) Khai báo thư viện d) Khai báo biến Câu 17. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khóa PROGRAM dùng để a) Khai báo tên chương trình b) Khai báo hằng c) Khai báo thư viện d) Khai báo biến Câu 18. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khóa VAR dùng để a) Khai báo tên chương trình b) Khai báo hằng c) Khai báo thư viện d) Khai báo biến Câu 19. Chọn khai báo đúng: a) PROGRAM <tên thư viện> ; b) VAR <tên biến> = <kiểu dữ liệu> ; c) USES <tên chương trình> ; d) CONST <tên hằng> = < giá trị> ; Câu 20. Phần thân chương trình được đặt trong cặp từ khóa: a) Program...end. b) Begin...end; c) Begin...end. d) Begin...finish. Câu 21. Khẳng định nào sau đây là đúng: a) Một chương trình có thể không có phần thân b) Bắt buộc phải khai báo tên chương trình c) Biến dùng trong chương trình có thể không cần khai báo. d) Một chương trình có thể không có phần khai báo 4. Một số kiểu dữ liệu chuẩn, khai báo biến Câu 22. Biến a nhận giá trị là true, biến b nhận 1 trong các giá trị 11.2 ; 11.3 hãy chọn khai báo đúng: a) Var a: char; b: integer; b) Var a: real; b: boolean; c) Var a: true; b: real; d) Var a: boolean; b: real; Câu 23. Hãy chọn kiểu dữ liệu đúng nhất để khai báo cho các biến R và S là bán kính và diện tích của hình tròn. a) Var R: Byte; S: real; b) Var R: Integer; S: longint ; c) Var R, S: Integer; d) Var R, S : Real ; Câu 24. để xác định 3 biến a, b, c nhập vào từ bàn phím có tạo thành một tam giác hay không, một học sinh dùng biến kiemtra. Biến naỳ có thể nhận giá trị True hoặc Flase. Theo em, biến này khai báo kiểu gì? a/ longint b/ real c/ Boolean d/ Char Câu 25. Giả sử a, b là các biến có kiểu nguyên. C là thương của a và b. Chọn khai báo đúng: a) Var C: integer; b) Var C: Real; c) Var C: Char; d) Var C: Boolean; 5. Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán Câu 26. Trong Pascal, phép toán div, mod thuộc phép toán nào sau đây a) Phép toán số học với số thực b) Phép toán số học với số nguyên c) Phép toán Logic d) Phép toán quan hệ Câu 27. Các loại phép toán trong ngôn ngữ lập trình là: a) Phép toán số học với số Nguyên, Phép toán số học với số thực, phép toán quan hệ, phép toán logic. b) Các phép toán: cộng, trừ, nhân, chia. c) Các phép toán: cộng, trừ, nhân, chia, Div, Mod d) Các phép toán: cộng, trừ, nhân, chia, Div, Mod và các phép toán so sánh. Câu 28. Giá trị logic là kết quả của biểu thức a) Biểu thức số học. b) Biểu thức quan hệ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> c) Biểu thức logic d) Biểu thức quan hệ và biểu thức logic Câu 29. Xác định giá trị của biểu thức: S := (135 div 100) + (135 mod 100) div 10 + (135 mod 10) a) 10 b) 6 c) 9 Câu 30. Biểu thức 1/ x/ y/ z là biểu diễn của biểu thức toán học: z x y a) b) c) xy zy xz 2 2 Câu 31. Biểu thức √ (x − a) +( y −b) ≤ R viết trong Pascal sẽ là:. d) 4 d). 1 xyz. a) b) c) d). Sqr(sqrt(x – a) + sqrt(y - b)) <= R Sqrt(sqr(x – a) + sqr(y - b)) <= R Sqrt[sqrt(x – a) + sqrt(y - b)] <= R Sqrt(x – a)*(x – a) + (y - b)*(y – b)<= R x 2 +√ x Câu 32. Biểu thức được biểu diễn trong Pascal là: 2a a) (x*x + sqr(x))/2*a b) x*x + sqrt(x)/(2*a) c) (x*x +sqrt(x))/(2*a) d) x*x + sqrt(x)/2*a Câu 33. Xét biểu thức sau : (9x < 80) or (x <=10). Biểu thức cho kết quả False khi x bằng a) 8 b) 9 c) 10 d) 11 Câu 34. Giả sử a, b, c là 3 biến có kiểu lần lượt là byte, byte và word. Câu lệnh gán nào sau đây là có thể không thực hiện được ? a) c:= a + b; b) c:= a * b; c) c:= a / b; d) c:= a + 2*b; Câu 35. Biểu thức ( x2 + y2 > 1)  ( y < x) được biểu diễn trong Pascal là: a) x2 + y2 > 1 and y < x b) (x2 + y2 > 1) and ( y < x) c) (x*x + y*y > 1) and (y < x) d) (sqr(x)+ sqr(y) > 1) or (y < x) Câu 36. Xác định giá trị của x, y sau khi thực hiện đoạn chương trình? Var x, y : Integer; Begin x:= 10; y:= 15; x:= x+y; y:= y-x; End; a) x= 25, y= -10. b) x= 10, y= -15. c) x= 15, y= -10. d) x= 25, y= 15. Câu 37. Để thể hiện điều kiện 0 y 1 thì biểu thức logic nào dưới đây là đúng: a. (y>= 0)or(y<=1) b. (y>= 0) and ( y<=1) c. (0=<y) and (y>=1) d. (0=>y) or (y>=1) 6. Các thủ tục chuẩn vào ra đơn giản Câu 38. Trong Pascal, câu lệnh dùng để xuất kết quả ra màn hình là:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> a) Write (<danh sách biến vào >) ; b) Writeln(<danh sách kết quả ra >); c) Read(<danh sách biến vào >); d) Readln(<danh sách kết quả ra >) ; Câu 39. Chọn phát biểu sai. Để nhập giá trị cho các biến, ta có thể dùng các cách sau: a) Read(danh sách biến vào); b) Readln(danh sách biến vào); c) Input(danh sách biến vào); d) Dùng lệnh gán: tên biến := giá trị; Câu 40. Trong Pascal, câu lệnh readln không có tham số có tác dụng: a) Xuống dòng. b) Không làm gì cả c) Nhập vào một giá trị bất kỳ d) Dừng màn hình, xem kết quả Câu 41. Để xuất kết quả tính chu vi và diện tích hình tròn nằm trên 2 dòng khác nhau ta dùng lệnh: a) write(chuvi); write(dientich); b) write(chuvi); writeln(dientich); c) writeln(chuvi);write(dientich); d) readln(chuvi);readln(dientich); Câu 42. Đối với kết quả có kiểu thực, ta nên xuất có qui cách theo dạng: write(kết quả:x:y); Trong đó: x, y lần lượt là: a) Số chữ số thập phân, độ rộng. b) Độ rộng, số chữ số thập phân. c) Số chữ số nguyên, số chữ số thập phân. d) Số chữ số thập phân, số chữ số nguyên. Câu 43. Trong NNLT pascal, muốn nhập vào máy tính 3 số tuỳ ý ta viết: a/ readln(1,2,3); b/ readln(xyz); c/ readln(x,y,z); d/ readln(x;y;z); 7. Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình. Câu 44. Trong NNLT Pascal, để biên dịch chương trình a) Nhấn phím F9 b) Nhấn tổ hợp phím Shift + F9 c) Nhấn tổ hợp phím Alt + F9 d) Nhấn tổ hợp phím Ctrl+F9 Câu 45. Trong NNLT Pascal, để thoát khỏi chương trình: a) Nhấn tổ hợp phím Alt + F4 b) Nhấn tổ hợp phím Alt + X c) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F4 d) Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X Câu 46. để chạy chương trình ta nhấn tổ hợp phím nào: a. Ctrl + F9 b. F3 c. ALT + F9 d. ALT + F3 8. Cấu trúc rẽ nhánh Câu 47. Chọn phát biểu đúng nhất: Trong cấu trúc rẽ nhánh, câu lệnh là: a) Câu lệnh gán. b) Câu lệnh nhập. c) Câu lệnh ghép d) Câu lệnh trong Pascal..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 48. Câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ có dạng là: a) If <điều kiện> then<câu lệnh> ; b) If <điều kiện> do <câu lệnh> ; c) If <điều kiện> then <câu lệnh 1> ; else <câu lệnh 2> ; d) If < điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2> ; Câu 49. Chọn phát biểu đúng nhất: Trong cấu trúc rẽ nhánh, biểu thức điều kiện là: a) Biểu thức số học. b) Biểu thức quan hệ. c) Biểu thức logic d) Biểu thức cho giá trị logic. Câu 50. Trong cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ, phát biểu nào sau đây là sai : a) Chắc chắn có một câu lệnh sẽ được thực hiện. b) Nếu điều kiện cho kết quả True thì câu lệnh 1 được thực hiện. c) Nếu điều kiện cho kết quả True thì câu lệnh 2 được thực hiện. d) Nếu điều kiện cho kết quả False thì câu lệnh 2 được thực hiện. Câu 51. Cho a= 5, b= 20. Giá trị của a, b sau khi chạy chương trình là: If a > b Then Begin a:= b-a; b:= a+2; End Else a:= b- a; a) a = 5, b = 17. b) a = 5, b = 20. c) a = 15, b = 20. d) a = 15, b = 17 Câu 52. Một học sinh viết các đoạn lệnh rẽ nhánh để tìm giá trị lớn nhất trong 2 số a, b như sau. Tìm câu lệnh sai. a) if a > b then max := a ; if b > a then max := b ; b) max : = a ; if b > max then max := b ; c) if a > b then max := a ; else max := b ; d) If a>b then max := a else max := b ; Câu 53. Chọn phát biểu đúng khi nói về câu lệnh ghép a) Câu lệnh ghép được đặt trong cập từ khóa : begin...end. b) Câu lệnh ghép được sử dụng khi muốn viết nhiều câu lệnh. c) Câu lệnh ghép được sử dụng trong trường hợp muốn thực hiện đồng thời nhiều câu lệnh sau các từ khóa then, else, do. d) Thứ tự các câu lệnh trong câu lệnh ghép là không cần thiết. Câu 54. Chọn phát biểu sai khi nói về câu lệnh rẽ nhánh. a) Có thể dùng câu lệnh rẽ nhánh if...then... để thay thế cho câu lệnh if...then... else... b) Biểu thức điều kiện sau if chỉ có thể là biểu thức logic . c) Câu lệnh sau từ khóa then, else có thể là câu lệnh rẽ nhánh. d) Trong cấu trúc if...then... câu lệnh sau then có thể không được thực hiện. Cấu trúc lặp.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 55. Câu lệnh lặp tiến có dạng là: a) For <điều kiện> do <câu lệnh> ; b) For <biến đếm> := <giá trị đầu> to<giá trị cuối> then <câu lệnh>; c) For <biến đếm> := <giá trị cuối> downto <giá trị đầu> do <câu lệnh> ; d) For < biến đếm> := <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh> ; Câu 56. Chọn phát biểu đúng nhất khi nói về <giá trị đầu> và <giá trị cuối> trong câu lệnh lặp tiến a) Giá trị đầu  giá trị cuối b) Giá trị đầu < giá trị cuối c) Giá trị đầu > giá trị cuối d) Giá trị đầu  giá trị cuối Câu 57. cho đoạn chương trình: i:= 1; while i< 10 do write (‘A’); Câu lệnh trên sẽ viết ra màn hình bao nhiêu chữ A a) 9 b) 10 c) Không viết ra chữ A nào cả. d) Sẽ viết ra vô số chữ A.(Vòng lặp vô tận) Câu 58. Chọn phát biểu sai : Câu lệnh sau từ khóa DO trong cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước : a) Được thực hiện ít nhất 1 lần. b) Có thể không được thực hiện lần nào cả. c) Là câu lệnh cần lặp. d) Có thể là câu lệnh while-do Câu 59. Cho đoạn chương trình sau: S:=0; For i:=1 To 10 Do If i mod 2<>0 then S:=S+i*i; a) Đoạn chương trình trên dùng tính tổng bình phương các số từ 1 đến 10 b) Đoạn chương trình trên dùng tính tổng các số chẵn từ 1 đến 10 c) Đoạn chương trình trên dùng tính tổng các số lẻ từ 1 đến 10 d) Đoạn chương trình trên dùng tính tổng bình phương các số lẻ từ 1 đến 10 Câu 60.. Trong NNLT pascal, cho for i:=1 to n do writeln(‘chao cac em’); Vòng lặp trên thoát khi nào? a/ không biết được. b/ i = n c/ i = n + 1 d/ i = n-1.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×