Tải bản đầy đủ (.pdf) (278 trang)

Chính sách dân tộc của nhà nước việt nam đối với vùng tây bắc từ năm 2001 đến năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 278 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM MINH THẾ

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
ĐỐI VỚI VÙNG TÂY BẮC TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2011

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

HÀ NỘI –2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM MINH THẾ

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
ĐỐI VỚI VÙNG TÂY BẮC TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2011
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 92 29 013

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
Giáo viên hướng dẫn 1: PGS.TS. Đoàn Minh Huấn

Giáo viên hướng dẫn 2: TS. Thào Xuân Sùng

HÀ NỘI – 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS. TS Đoàn Minh Huấn và TS Thào Xuân Sùng. Các thông
tin, số liệu, tài liệu được sử dụng, trình bày trong luận án là trung thực, khách
quan, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa
được công bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận án

Phạm Minh Thế


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận án này, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ
từ nhiều tổ chức và cá nhân, nhân đây tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành
đến các tổ chức và cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho tác giả luận án.
Trước hết, em xin được cảm ơn hai Thầy giáo hướng dẫn: PGS. TS Đoàn
Minh Huấn và TS Thào Xuân Sùng. Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
viết luận án, em đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, nghiêm
túc và khoa học của hai Thầy. Sự chỉ bảo, giúp đỡ của hai Thầy là động lực lớn để
em hoàn thành luận án này.
Thứ nữa, em xin được cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của hai cơ quan cơng
tác của em, đó là: Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị và

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong quá trình học tập, cả hai cơ quan đều đã tạo những điều kiện hết sức thuận
lợi để em có thể hồn thành chương trình đào tạo cũng như là hoàn thành luận án.
Bên cạnh đó, trong q trình thực hiện luận án, em cũng nhận được sự giúp đỡ,
cộng tác từ nhiều cơ quan ở cả trung ương và các địa phương, nhận đây em xin
được chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.
Em cũng xin được cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ từ nhiều Thầy, Cô và anh,
chị em đồng nghiệp của cả hai cơ quan, đặc biệt là các Thầy, Cô và anh, chị, em
đồng nghiệp của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nơi em đang công tác hiện nay. Nếu khơng có được sự quan tâm, giúp đỡ từ các
Thầy, Cô, anh, chị, em ở cả hai cơ quan, chắc có lẽ em đã khơng thể hồn thành
luận án này.
Tác giả cũng xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã ln
sát cánh, động viên, giúp đỡ cả về mặt tinh thần và vật chất đối với NCS trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày .... tháng ... năm 2019.
Tác giả


BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BBT:

Ban Bí thư

BCHTW:

Ban Chấp hành Trung ương

BCT:


Bộ Chính trị

CNH, HĐH:

Cơng nghiệp hố, hiện đại hố

(cb)

Chủ biên

CP:

Chính phủ

CQ:

Cơ quan

DTTS:

Dân tộc thiểu số

(đcb):

Đồng chủ biên

ĐBKK:

Đặc biệt khó khăn


KT-XH

Kinh tế - xã hội

MNPB:

Miền núi phía Bắc

NCS:

Nghiên cứu sinh

NĐ-CP

Nghị định-Chính phủ

NQ-CP

Nghị quyết-Chính phủ

Nxb:

Nhà xuất bản

QĐ-CP

Quyết định-Chính phủ

QH:


Quốc hội

TDMNPB:

Trung du miền núi phía Bắc

TT

Thơng tư

TTLT

Thơng tư liên tịch

UBDT:

Uỷ ban Dân tộc

UBDTMN

Uỷ ban Dân tộc miền núi

UBND:

Uỷ ban nhân dân

VĐBKK:

Vùng đặc biệt khó khăn


VDTTS

Vùng dân tộc thiểu số

VTB:

Vùng Tây Bắc


MỤC LỤC
Mở đầu……………………………………………………………………....

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN………………………………………………………………

8

1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến luận án……….....

8

1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu của các học giả nước ngồi………………...

8

1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu của các học giả trong nước………………...

14


1.2. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình đã được công bố và những vấn đề
luận án cần nghiên cứu, giải quyết.....................................................................

26

1.2.1. Một số nhận xét, đánh giá về các cơng trình nghiên cứu có liên quan ...

26

1.2.2. Một số vấn đề đặt ra mà luận án cần nghiên cứu, giải quyết…………...

27

1.2.3. Một số khái niệm có liên quan được sử dụng trong luận án…………...

28

Chương 2: CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA NHÀ NƯỚC Ở VÙNG TÂY
BẮC TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005……………………………………....

32

2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc……………….......

32

2.1.1. Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên…………………………………..

33


2.1.2. Các đặc điểm cơ bản về dân cư, kinh tế, văn hóa, xã hội……………...

35

2.1.3. Khái lược về chính sách dân tộc của Nhà nước ở vùng Tây Bắc trước
năm 2001………………………………………………………………………

38

2.2. Nội dung các chính sách dân tộc của Nhà nước ở vùng Tây Bắc từ năm
2001 đến năm 2005…………………………………………………………...

42

2.2.1. Nguyên tắc, mục tiêu, nhiệm vụ của chính sách dân tộc……………....

42

2.2.2. Những nội dung cụ thể của chính sách dân tộc………………………..

48

2.3. Q trình thực hiện, kết quả cơ bản và những vấn đề còn tồn đọng……...

62

2.3.1. Q trình tổ chức thực hiện chính sách………………………………...

62


2.3.2. Một số kết quả cơ bản của chính sách………………………………....

67

2.3.3. Một số vấn đề cịn tồn đọng…………………………………………....

74

Chương 3: Q TRÌNH BỔ SUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA NHÀ
NƯỚC Ở VÙNG TÂY BẮC TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011……………..

77

3.1. Cơ hội và thách thức mới đối với sự phát triển của các dân tộc Tây Bắc

77

3.1.1. Những cơ hội mới cho sự phát triển của các dân tộc Tây Bắc............

77


3.1.2. Một số thách thức cơ bản đối với các dân tộc Tây Bắc......................

79

3.2. Nội dung các chính sách dân tộc của Nhà nước ở vùng Tây Bắc từ năm
2006 đến năm 2011…………………………………………………………...


82

3.2.1. Nguyên tắc, nhiệm vụ và mục tiêu của chính sách………………….....

82

3.2.2. Những nội dung cụ thể và cơ bản của chính sách……………………....

87

3.3. Q trình thực hiện, kết quả cơ bản và những vấn đề tồn đọng………...

102

3.3.1. Quá trình tổ chức thực hiện chính sách………………………………... 102
3.3.2. Một số kết quả cơ bản của chính sách………………………………....

106

3.3.3. Những vấn đề cịn tồn đọng của chính sách………………………….... 114
Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM………………………….......... 116
4.1. Ưu điểm của chính sách………………………………………………...... 116
4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân………………………………................. 130
4.2.1. Hạn chế của chính sách dân tộc…………………….............................

130

4.2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của chính sách……………………………

139


4.3. Một số kinh nghiệm chủ yếu....................................................................

142

4.3.1. Kinh nghiệm về hoạch định chính sách…………………………………...

142

4.4.2. Kinh nghiệm về tổ chức thực hiện chính sách………………………....

144

KẾT LUẬN………………………………………………………………........ 147
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ………..

151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………......

153

PHỤ LỤC…………………………………………………………….……..... 173


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Phân bố một số tộc người thiểu số chủ yếu ở Tây Bắc năm 2009
Bảng 2.2. Thống kê số lượng và tỉ lệ các văn bản chính sách dân tộc do
Nhà nước ban hành và thực thi ở Tây Bắc (2001-2005) …………………...
Bảng 2.3: Thống kê chỉ số phát triển GDP toàn vùng theo giá so sánh năm

1994………………………………………………………………………...
Bảng 2.4: Cơ cấu kinh tế theo GDP vùng Tây Bắc giai đoạn 2001 2005….
Bảng 2.5: Tổng hợp giá trị sản xuất cơng nghiệp, nơng nghiệp và lâm
nghiệp tồn vùng theo giá thực tế giai đoạn 2000-2005……………………
Bảng 2.6: Bình quân thu nhập đầu người giai đoạn 1999-2004……………
Bảng 2.7: Thống kê số lượng học sinh người dân tộc thiểu số các năm
2004-2005…………………………………………………………………
Bảng 2.8: Thống kê số lượng cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc sở y tế
phân theo địa phương năm 2005 ở Tây Bắc………………………………
Bảng 2.9: Thống kê số giường bệnh trực thuộc sở Y tế phân theo địa
phương của Tây Bắc các năm 2002 và 2005……………………………….
Bảng 2.10: Thống kê số lượng nhân lực ngành Y trực thuộc sở Y tế phân
theo địa phương ở Tây Bắc giai đoạn 2002-2005…………………………..
Bảng 2.11: Tỉ lệ sử dụng các nguồn nước của các hộ gia đình Tây Bắc các
năm 2002, 2004, 2006………………………………………………………
Bảng 2.12: Tỷ lệ hộ dùng điện sinh hoạt…………………………………...
Bảng 2.13: Tổng số lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12
hàng năm ở các tỉnh Tây Bắc……………………………………………….
Bảng 3.1: Thống kê số lượng và tỉ lệ văn bản chính sách dân tộc Nhà nước
đã ban hành được áp dụng ở Tây Bắc giai đoạn 2006-2011 theo nội dung
Bảng 3.2: Thống kê số lượng cơ sở y tế ở Tây Bắc năm 2006 và 2011……
Bảng 3.3: Thống kê so sánh tỉ lệ cán bộ dân tộc thiểu số trong đội ngũ cán
bộ cấp tỉnh với tỉ lệ dân tộc thiểu số trong dân cư các tỉnh Tây Bắc……….
Bảng 3.4: Thống kê số lượng thư viện và sách trong thư viện các tỉnh Tây
Bắc 2006 và 2010……………………………………………………..........
Bảng 3.5: Tỷ lệ hộ gia đình dùng điện ở các tỉnh trong vùng Tây Bắc
2006-2010………………………………………………………………......
Bảng 4.1: Tỉ lệ hộ nghèo vùng Tây Bắc 2006 - 2010………………………
Bảng 4.2: Thống kê số lượng học sinh phổ thông các dân tộc ít người vùng
Tây Bắc năm 2004 và 2011…………………………………………...........


36
43
67
68
68
69
70
71
71
72
73
73
73
83
108
110
111
112
131
131



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cho đến nay, hầu hết các tài liệu lịch sử đều đã cho thấy, ngay từ thời dựng
nước, Việt Nam đã là quốc gia đa dân tộc/tộc người. Sự cố kết cộng đồng, cùng
chung sức, chung lòng, đồng thuận trong việc xử lý, giải quyết các vấn đề, công
việc chung về đối nội, đối ngoại đã hun đúc nên quốc gia dân tộc Việt Nam. Xuất

phát từ đặc điểm đó, trong q trình dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã thực thi
nhiều biện pháp, chính sách nhằm giải quyết vấn đề dân tộc trước yêu cầu phát triển
của quốc gia. Tiếp nối những di sản đó, trong q trình lãnh đạo xây dựng và phát
triển đất nước Đảng và Nhà nước Việt Nam đã luôn coi vấn đề dân tộc là một vấn
đề cốt lõi của cách mạng. Đây cũng là lý do để bước sang thời kỳ đổi mới đất nước,
Đảng và Nhà nước đã ban hành và thực thi nhiều chính sách dân tộc, nhằm đưa
cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới.
Tây Bắc là một trong những vùng đất địa đầu của Tổ quốc Việt Nam, là địa bàn tụ
cư và sinh sống của trên 50 dân tộc với tổng số dân khoảng trên 3,5 triệu người, diện tích
tồn vùng chiếm gần 1/3 diện tích cả nước. Là vùng đất địa đầu của Tổ quốc, nơi sinh tụ
góp phần hình thành nên văn hóa Việt Nam với sự cộng cư đa tộc người, có điều kiện để
phát triển kinh tế cửa khẩu, lại có nhiều tiềm năng, lợi thế về, tài nguyên khoáng sản và
du lịch cho nên cả trong lịch sử lẫn hiện tại, Tây Bắc luôn giữ một vị trí quan trọng đối
với Việt Nam về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và
đặc biệt là vấn đề dân tộc. Cũng vì thế mà nghiên cứu về chính sách dân tộc ở vùng Tây
Bắc là một nhu cầu khoa học cấp thiết cả về lý thuyết và thực tiễn bởi mấy lý do: Thứ
nhất, đây là một vùng đa tộc người, là địa bàn sinh tụ, cư trú của hơn 50 dân tộc trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam, do đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về quan hệ
tộc người nội vùng và với cả nước, đòi hỏi phải có hệ thống chính sách dân tộc hợp lý để
giải quyết. Thứ hai, Tây Bắc là vùng giáp biên, vì thế mà vấn đề chính sách dân tộc càng
trở nên quan trọng hơn do sự tác động của các nước láng giềng, lân cận. Thứ ba, Tây Bắc
là vùng đang nổi lên các điểm nóng bức xúc như truyền đạo trái phép, di dân tự do, buôn
bán và sử dụng ma tuý, mâu thuẫn và xung đột tộc người, tàn phá rừng đầu nguồn,… nếu
không được giải quyết dứt điểm thì từ “điểm” có nguy cơ bùng phát thành “diện”, từ tính
chất đơn giản chuyển thành phức tạp. Thứ tư, là một vùng địa đầu của Tổ quốc với vị trí,
vị thế quan về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và bang giao quốc tế, vì thế mà Tây Bắc
1


luôn là vùng được Đảng và Nhà nước quan tâm, giành cho nhiều chính sách nhằm thúc

đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng song Tây Bắc vẫn là một trong những vùng
nghèo của cả nước. Đây là một trong nhiều nguyên nhân khiến cho vấn đề dân tộc ở
vùng Tây Bắc trở nên căng thẳng.
Những lý do trên đây đều cho thấy, việc nghiên cứu về hệ thống các chính sách
dân tộc đã ban hành và thực thi ở vùng Tây Bắc từ năm 2001 đến nay là việc làm vừa
mang tính khoa học, lại vừa mang tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện
tại vẫn chưa có một cơng trình độc lập nào nghiên cứu và trình bày về các chính sách
dân tộc của Đảng và Nhà nước ở vùng Tây Bắc một cách tồn diện và có hệ thống. Do
đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề: “Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng
Tây Bắc từ năm 2001 đến năm 2011” làm đề tài để nghiên cứu và viết luận án tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, nghiên cứu sinh nhằm mục đích hệ thống hóa lại các
chính sách dân tộc của Nhà nước đã được thực thi ở vùng Tây Bắc từ năm 2001 đến
năm 2011, bao gồm cả những chính sách dân tộc nói chung và chính sách dành
riêng cho vùng Tây Bắc. Từ đó nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn chế của hệ thống
chính sách dân tộc của Nhà nước đã triển khai thực hiện ở vùng Tây Bắc từ năm
2001 đến năm 2011, rút ra một vài kinh nghiệm về hoạch định và thực hiện chính
sách dân tộc đối với vùng Tây Bắc trong những năm tiếp theo.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Một là, hệ thống hóa các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến luận án. Chỉ
ra những điểm ưu điểm, hạn chế của các công trình đó và những vấn đề mà luận án
cần giải quyết.
- Hai là, khái quát lại một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của vùng
Tây Bắc và những vấn đề đặt ra về chính sách dân tộc.
- Ba là, tập hợp tư liệu, mô tả và hệ thống hóa lại hệ thống các chính sách dân
tộc của Nhà nước đã ban hành và được thực thi ở vùng Tây Bắc từ năm 2001 đến
năm 2011, quá trình thực hiện và kết quả cơ bản của chính sách dân tộc.
- Bốn là, rút ra những đánh giá, nhận xét về ưu điểm, hạn chế và kinh nghiệm
đối với việc ban hành và triển khai thực thi hệ thống các chính sách dân tộc của Nhà

nước ở vùng Tây Bắc từ năm 2001 đến năm 2011.
2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tên đề tài luận án là “Chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam đối với
vùng Tây Bắc từ năm 2001 đến năm 2011” vì thế đối tượng nghiên cứu của luận án
này là hệ thống các chính sách dân tộc nói chung (bao gồm những chính sách chung
cho cộng đồng các dân tộc, chính sách đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số và
chính sách đối với các dân tộc vùng đặc biệt khó khăn…) được áp dụng, thực hiện ở
vùng Tây Bắc và những chính sách riêng mà Nhà nước dành cho cộng đồng các dân
tộc Tây Bắc từ năm 2001 đến năm 2011.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Chính sách dân tộc của Nhà nước bao gồm trong đó rất nhiều
vấn đề, bao gồm những chính sách cho cộng đồng các dân tộc nói chung, chính sách
dành cho cộng đồng các dân tộc thiểu số, chính sách dành cho cộng đồng các dân
tộc vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới,… trên địa bàn cả
nước. Nội dung của chính sách lại hướng đến giải quyết nhiều vấn đề như: kinh tế,
chính trị, quan hệ tộc người, văn hóa, tơn giáo, tín ngưỡng, giáo dục, an ninh - quốc
phịng,… Tuy nhiên, do khn khổ có hạn nên trong luận án này, tác giả chỉ tiếp
cận nghiên cứu về hệ thống các chính sách dân tộc của Nhà nước đã ban hành và
thực hiện ở vùng Tây Bắc từ năm 2001 đến năm 2011, bao gồm cả những chính
sách chung và riêng, dưới góc nhìn hệ thống, chứ khơng đi sâu vào việc mơ tả, phân
tích, đánh giá từng chính sách được áp dụng cho từng đối tượng riêng lẻ.
Mặt khác, Tây Bắc là hợp thể của nhiều tỉnh, song do khuôn khổ luận án,
nghiên cứu sinh chưa có điều kiện đi sâu vào việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá
việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc cụ thể ở từng mà chỉ tiếp cận nghiên
cứu một cách khái quát nhất về hệ thống các chính sách dân tộc trên địa bàn tồn
vùng. Theo đó, nội dung của luận án tập trung vào mấy vấn đề chính là: Bối cảnh lịch

sử và những yêu cầu về chính sách dân tộc đối với vùng Tây Bắc; Hệ thống các chính
sách dân tộc đã được triển khai ở vùng Tây Bắc như: Nguyên tắc, mục tiêu, nhiệm vụ
vủa chính sách dân tộc; Các nội dung cơ bản của chính sách dân tộc; Q trình thực
thi, hiệu quả và một số nhận xét, đánh giá, các kinh nghiệm về hoạch định và thực thi
chính sách dân tộc trong những năm tiếp theo. Những vấn đề khác, nghiên cứu sinh
xin được tiếp tục nghiên cứu và trình bày trong những nghiên cứu sau.
3


- Về mặt không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu, trình bày về các chính sách dân
tộc của Nhà nước đã ban hành và thực thi ở vùng Tây Bắc, bao gồm địa giới hành
chính của các tỉnh: Lào Cai, n Bái, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hồ Bình, từ
năm 2001 đến năm 2011.
- Về mặt thời gian: Đề tài chỉ nghiên cứu hệ thống các chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước được thực hiện ở vùng Tây Bắc trong khoảng thời gian từ năm
2001 đến năm 2011. Lý do tác giả lựa chọn mốc thời gian này là vì, thứ nhất, đây là
10 năm đầu tiêu của Thế kỷ XXI với nhiều sự biến chuyển của tình hình thế giới và
trong nước có liên quan đến việc ban hành và thực thi chính sách dân tộc ở vùng Tây
Bắc. Và năm 2001 là năm khởi đầu của quá trình 10 năm này, được bắt đầu bằng Đại
hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng với nhiều định hướng mới cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước và các vùng, trong đó có vấn đề chính sách dân tộc. Do
đó mà NCS chọn năm 2001 là mốc khởi đầu của diễn trình 10 năm nghiên cứu các
chính sách của Nhà nước đối với vùng Tây Bắc đầu thế kỷ XXI. Thứ hai, đây là giai
đoạn đất nước bước vào giai đoạn chủ động và tích cực hội nhập quốc tế mà Tây Bắc
là một vùng đất địa đầu, mậu biên nên chịu những ảnh hưởng nhất định từ hội nhập.
Thứ ba, đây là giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước với sự lựa
chọn, điều chỉnh mơ hình phát triển kinh tế vùng diễn ra khá mạnh mẽ cho nên nó có
sự tác động nhất định đến Tây Bắc. Và thứ tư, đây cũng là giai đoạn mà nảy sinh
nhiều vấn đề phức tạp về dân tộc và do đó, chính sách dân tộc cũng có những sự thay
đổi điều chỉnh. Vì vậy, nghiên cứu sinh đã lựa chọn mốc thời gian từ 2001 đến 2011 để

nghiên cứu. Để làm rõ những nội dung của hệ thống chính sách dân tộc của Nhà nước
được triển khai ở vùng Tây Bắc trong 10 năm 2001 - 2011, tác giả luận án chia thành
hai gian đoạn chính: Giai đoạn thứ nhất là từ năm 2001 đến năm 2005 và giai đoạn thứ
hai là từ năm 2006 đến năm 2011. Lý do mà NCS phân kỳ lịch sử như vậy là vì chính
sách dân tộc của Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo, định hướng của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Ở mỗi nhiệm kỳ Đại hội, Đảng đều có những tổng kết, đánh giá, điều chỉnh, bổ
sung định hướng về chính sách dân tộc, Nhà nước sau đó sẽ căn cứ vào những điều
chỉnh, bổ sung định hướng của Đảng để tiến hành việc điều chỉnh, bổ sung nội dung
chính sách dân tộc. Do đó, thời gian nhiệm kỳ các Đại hội Đảng là căn cứ để NCS tiến
hành phân kỳ nội dung luận án thành hai giai đoạn, qua đó nghiên cứu, xem xét q
trình phát triển, thay đổi chính sách dân tộc của Nhà nước đối với vùng Tây Bắc giữa
4


các giai đoạn là như thế nào và nó đã tác động đến thực tiễn vùng Tây Bắc ra sao.
Đồng thời, đây cũng chính là lý do mà tác giả chọn năm 2011 làm mốc kết thúc, bởi
đây cũng là thời điểm kết thúc của quá trình 10 năm thực hiện chính sách dân tộc của
Nhà nước ở vùng Tây Bắc đầu thế kỷ XXI với hai nhiệm kỳ đại hội Đảng.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Về phương pháp luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc
và chính sách dân tộc để tiếp cận và luận giải các vấn đề của luận án. Bên cạnh đó,
chúng tôi cũng sử dụng một số lý thuyết khác như lý thuyết dịch chuyển xã hội
(social mobility), phát triển bền vững (Sustainable development),… để luận giải các
vấn đề có liên quan đến luận án.
4.2. Về phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
- Về phương pháp nghiên cứu: Ngoài việc sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch
sử và phương pháp logic là những phương pháp nghiên cứu chính, luận án cũng sử
dụng các phương pháp nghiên cứu bổ trợ mang tính liên ngành, đa ngành như: nhân

học, văn hóa học, khu vực học, xã hội học, chính trị học,... để thu thập tư liệu, mơ tả,
phân tích và đánh giá các vấn đề liên quan đến luận án. Trong đó, phương pháp lịch sử
được sử dụng để phân kỳ lịch sử và nhận diện, mô tả và diễn giải các vấn đề trong bối
cảnh lịch sử cụ thể với cả hai lát cắt dọc và ngang. Các phương pháp nhân học, xã hội
học, văn hóa học sẽ được sử dụng trong việc điền dã thu thập và xử lý tư liệu, phương
pháp khu vực học được sử dụng để nghiên cứu nhận dạng về các đặc điểm đặc trưng
của vùng Tây Bắc, phương pháp chính trị học sẽ được sử dụng để nghiên cứu và diễn
giải các vấn đề liên quan về chính sách và quản lý chính sách dân tộc.
- Về nguồn tư liệu: Để thực hiện luận án này NCS dựa vào những nguồn tư
liệu cơ bản sau đây:
+ Nguồn tư liệu thứ nhất, đó là các tư liệu trực tiếp như: các văn kiện của
Đảng và Nhà nước đã ban hành chứa đựng nội dung chính sách dân tộc đã thực thi
ở vùng Tây Bắc. Nguồn này bao gồm cả các tư liệu thành văn, bất thành văn, tư liệu
hiện vật như các cơng trình được xây dựng từ kết quả của chính sách dân tộc.
+ Nguồn tư liệu thứ hai, bao gồm các tư liệu thứ cấp. Nguồn này rất đa dạng,
bao gồm: Một là các bài nghiên cứu được đăng tải trên các phương tiện báo, tạp chí,
hội thảo khoa học,...; Hai là các cơng trình nghiên cứu dưới dạng các đề tài nghiên
5


cứu khoa học các cấp, khoá luận, luận văn, luận án,...;
+ Thứ ba là nguồn sách báo của các học giả ở cả trong và ngồi nước đã cơng
bố có liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án này;
+ Nguồn tư liệu thứ tư là tư liệu phỏng vấn, điền dã điều tra khảo sát của tác giả
luận án và các cộng sự trong quá trình nghiên cứu thu thập được. Trên đây là các nguồn
tư liệu chính mà tác giả luận án sử dụng để luận giải các vấn đề có liên qua đến đề tài.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Một là, cung cấp một cái nhìn có hệ thống và tồn diện hơn về hệ thống
chính sách dân tộc của Nhà nước đã ban hành và thực thi ở vùng Tây Bắc từ năm
2001 đến năm 2011.

- Hai là, chỉ ra một số ưu điểm, hạn chế của việc thực thi chính sách cũng như hiệu
quả của chính sách dân tộc của Nhà nước ở vùng Tây Bắc từ năm 2001 đến năm 2011.
- Ba là, rút ra một số kinh nghiệm về chính sách dân tộc nói chung và chính
sách dân tộc cho vùng Tây Bắc nói riêng cho giai đoạn sau.
- Bốn là, kết quả của luận án sẽ là tại liệu tham khảo cho những ai quan tâm
đến vấn đề này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án đã hệ thống hoá lại các lý thuyết cơ bản đã được các nhà khoa học ở
cả trong và ngoài nước sử dụng để tiếp cận nghiên cứu, phân tích và đánh giá về
chính sách dân tộc. Trên cơ sở đó, tác giả luận án đã đưa ra khái niệm của mình về
chính sách dân tộc, dùng nó là cơ sở để tiếp cận nghiên cứu, phân tích và đánh giá
chính sách dân tộc của Nhà nước được thực hiện ở vùng Tây Bắc từ năm 2001 đến
năm 2011. Như vậy, có thể nói kết quả của luận án đã góp phần bổ sung và củng cố
thêm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, đánh giá về chính sách dân tộc nói chung
và chính sách dân tộc của Nhà nước được thực thi ở vùng Tây Bắc nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án đã rà soát lại hệ thống các chính sách dân tộc của Nhà nước được thực
thi ở vùng Tây Bắc, quá trình thực hiện cũng như là hiệu quả của chính sách. Từ đó,
rút ra những nhận xét về ưu điểm, hạn chế của các chính sách dân tộc nói chung và
chính sách dân tộc được thực thi ở vùng Tây Bắc nói riêng. Bên cạnh đó, luận án
cũng rút ra một số kinh nghiệm về chính sách dân tộc nói chung và chính sách dân
6


tộc đối với vùng Tây Bắc trong những năm tiếp theo. Những kết quả nghiên cứu,
đánh giá này sẽ cũng cấp thêm luận cứ để các cơ quan ban hành, tổ chức thực hiện
chính sách có thể sử dụng để đổi mới việc hoạch định, tổ chức thực hiện chính sách
dân tộc ở Việt Nam nói chung và Tây Bắc nói riêng trong những năm tiếp theo.
7. Kết cấu chính của luận án

Để làm rõ được nội dung của vấn đề nghiên cứu, ngoài phần mở đầu và kết
luận, luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án
Chương 2: Chính sách dân tộc của Nhà nước ở vùng Tây Bắc từ năm 2001 đến
năm 2005.
Chương 3: Quá trình bổ sung chính sách dân tộc của Nhà nước ở vùng Tây
Bắc từ năm 2006 đến năm 2011.
Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm.

7


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố có liên quan đến luận án
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu của các học giả nước ngồi
Nghiên cứu của các học giả nước ngoài về các dân tộc Việt Nam nói chung và
cộng đồng các dân tộc Việt Nam sinh sống ở vùng Tây Bắc nói riêng có liên quan
đến luận án tương đối phong phú và đa dạng với nhiều cách tiếp cận từ nhiều ngành
khoa học khác nhau. Từ góc độ tiếp cận, có thể chia thành mấy nhóm nhỏ như sau:
- Nhóm các cơng trình về khung lý thuyết và phương pháp nghiên cứu:
Nói đến chính sách dân tộc, khơng thể khơng nhắc đến các cơng trình tiếp cận
nghiên cứu về chính trị học, nhất là các nghiên cứu về chính sách cơng, bởi chính sách
dân tộc là một loại hình của chính sách cơng. Có thể kể đến các cơng trình như: Nhận
thức về chính sách cơng (Understanding public policy) của Thomas R.Dye năm 1972;
Phân tích chính sách dưới góc nhìn tổ chức và chính trị (Policy analysis: A political
and Organizational perspective) của William L. Jenkins năm 1978; Giới thiệu về xây
dựng chính sách công (Public policy making: An introduction) của James E. Anderson
năm 1984. Các cơng trình này đã đưa ra các quan điểm, khái niệm về chính sách và
chính sách cơng đồng thời cung cấp hệ thống các phương pháp nghiên cứu về chính

sách nói chung trong nghiên cứu về khoa học chính sách [195, tr. 17].
Bên cạnh các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu chính trị học, các khung lý
thuyết và phương pháp nghiên cứu nhân học cũng thường được tiếp cận để nghiên cứu
về chính sách dân tộc. Cuốn sách Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học tiếp
cận định tính và định lượng của H. Russel Bernard, do Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ
Chí Minh xuất bản năm 2009, gồm 20 chương, trình bày về lý thuyết và phương pháp
nghiên cứu nhân học đã dành khá nhiều thời lượng để nói về các vấn đề phương pháp
nghiên cứu, triển khai các đề tài dự án có liên quan đến chính sách dân tộc như: Nhân
học văn hố và khoa học xã hội; Nhân học và thiết kế nghiên cứu; Chọn mẫu; Chọn
các vấn đề nghiên cứu, địa bàn và phương pháp; Nghiên cứu tài liệu; Quan sát tham
dự; Thơng tín viên; Ghi chép điền dã: cách ghi, mã hoá và quản lý; Phỏng vấn phi cấu
trúc và bán cấu trúc; Phỏng vấn cấu trúc; Bảng hỏi và nghiên cứu điều tra; Thang đo và
đo lường; Quan sát trực tiếp và có phản ứng; Quan sát kín đáo; Phân tích dữ liệu định
tính; Mã hố và bảng mã hoá cho dữ liệu định lượng; Thống kê đơn biến: miêu tả từng
biến; Phân tích hai biến: Kiểm định và các mối liên hệ; Phân tích đa biến. Có thể nói,
8


cuốn sách đã cung cấp những phương pháp nghiên cứu cơ bản và hết sức cần thiết đối
với các nghiên cứu về dân tộc học, nhân học cũng như là chính sách dân tộc.
Cũng tiếp cận nghiên cứu về nhân học, Alan Barnard trong cuốn Lịch sử và lý
thuyết nhân học do Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2014 đã chỉ ra các
góc nhìn về nhân học của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Đồng thời, cũng trong
cuốn sách này, ông đã làm rõ các vấn đề quá trình hình thành của ngành nhân học
và các lý thuyết, phương pháp tiếp cận nghiên cứu về nhân học như: Tiền thân của
truyền thống nhân học; Những thay đổi quan điểm về sự tiến hoá; Các lý thuyết
khuếch tán văn hoá và văn hoá - vùng; Thuyết chức năng và thuyết cấu trúc - chức
năng; Các quan điểm coi hành động là trọng tâm, tiến trình luận và chủ nghĩa Marx;
Từ thuyết tương đối văn hoá đến khoa học nhận thức; Thuyết cấu trúc, từ ngôn ngữ
học đến nhân học; Hậu cấu trúc, thuyết nữ quyền và các tư tưởng độc lập khác;

Phương pháp tiếp cận diễn dịch và tiếp cận hậu hiện đại;… Như vậy, có thể thấy,
nội dung của cuốn sách như chính sác tác giả nói "là một tóm tắt về "nội dung" của
lý thuyết nhân học"[1], đây là điều hết sức cần thiết cho tác giả luận án, đặc biệt là
các lý thuyết về khuếch tán văn hoá và văn hoá - vùng, bởi Tây Bắc là một vùng tộc
người và vùng văn hố tộc người có sự đa dạng và đặc thù riêng biệt.
Gần đây, năm 2016, Nxb Tri thức đã xuất bản cuốn Nhân học chính trị của
Georges Balander. Cuốn sách này đã nêu ra các quan niệm về nhân học chính trị, cơ
sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và xu hướng nghiên cứu nhân học chính trị
trên thế giới. Đồng thời cuốn sách cũng đề cập đến các vấn đề như: Lĩnh vực chính
trị; quan hệ thân tộc và quyền lực; Phân tầng xã hội và quyền lực; Tôn giáo và
quyền lực; Những khía cạnh của nhà nước và truyền thống; Truyền thống và hiện
tại… Và như lời giới thiệu của cuốn sách thì, mục đích của tác giả là để: “… giới
thiệu mang tính phê phán các lí thuyết, phương pháp và các kết quả của chuyên
ngành này” [134, tr. 7]. Cuốn sách có một phần trình bày về thể chế chính trị, quyền
lực chính trị, bản chất của nhà nước trong mối quan hệ với các cộng đồng tộc người
và nhóm người trong xã hội. Các hình thức phân tầng của xã hội và tác động của thể
chế chính trị đến phân tầng xã hội. Có thể nói, cuốn sách đã hệ thống hóa lại, phê
phán các lý thuyết về nhân học chính trị và cung cấp những nhận thức mới về nhân
học chính trị, trong đó có vấn đề chính sách dân tộc của các quốc gia trên thế giới.
- Các nghiên cứu cụ thể về dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam và vùng Tây Bắc:
Trước năm 1945, các nghiên cứu về dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam
chủ yếu được các học giả người Pháp tiến hành. Cuốn sách Người nông dân châu thổ
9


Bắc Kỳ” của Pierre Gourou, do Nxb Trẻ, Viện Viễn Đơng bác cổ Pháp và Tạp chí
Xưa & Nay xuất bản năm 2014 là cơng trình đầu tiên của người Pháp nghiên cứu về
nông dân, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Đào Thế Tuấn cho rằng, đây là “một
tác phẩm đặc sắc nghiên cứu về địa lý nhân văn” bởi “đây là một cơng trình nghiên
cứu đầu tiên về nơng dân học, về nơng nghiệp gia đình và về hệ thống nơng nghiệp,

phân tích cặn kẽ về đất và người Bắc Bộ như địa hình, khí hậu châu thổ, lịch sử di
dân và sự vận động của dân số, nông nghiệp, cơng nghiệp làng xã…”[166, tr. 5-6].
Theo NCS thì đây là lần đầu tiên phương pháp nghiên cứu liên ngành được ứng dụng
trong nghiên cứu về khoa học xã hội ở Việt Nam, bởi trong cuốn sách này không chỉ có
các lý thuyết, phương pháp về địa - văn hóa, nhân văn mà cịn có cả sự hiện diện của
phương pháp nghiên cứu lịch sử, khu vực học, nhân chủng học, xã hội học,.. được ứng
dụng hết sức nhuần nhuyễn. Do đó, cuốn sách đã cung cấp một hệ thống các phương
pháp nghiên cứu của nhiều ngành khác nhau, đồng thời cung cấp những nguồn tư liệu
quý về bối cảnh Việt Nam và vùng châu thổ Bắc Kỳ những năm đầu thế kỷ XX.
Tiếp cận bằng phương pháp lịch sử, dân tộc học và địa lý nhân văn, cuốn Địa
nhân văn - xã hội dân tộc Mường (Le Muong Geographic humaine et Sociologie) của
J. Cuisinier xuất bản ở Paris năm 1946 đã trình bày một cách có hệ thống về người
Mường ở Việt Nam từ địa vực cư trú, nguồn gốc, q trình phát triển, các đặc trưng
về văn hóa, xã hội… Tác giả cuốn sách cho rằng: “Hai dân tộc Mường và Việt cùng
chung một nguồn gốc: cả về mặt văn hóa vật chất lẫn về mặt văn hóa tinh thần, giữa
hai tộc Mường và Việt khơng có sự cách biệt nào lớn. Sự khác nhau trong sinh hoạt
chỉ là tiểu tiết”. Và cơng trình nghiên cứu của J. Cuisinier cũng đã cung cấp cho độc
giả cả cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu sử học, dân tộc học, nhân học
cũng như là những tư liệu, thông tin về người Mường ở Việt Nam, trong đó có mối
quan hệ giữa người Mường với các chính quyền quân chủ ở Việt Nam và chính sách
của các chính quyền quân chủ với người Mường trong lịch sử. Cùng cách tiếp cận
này, năm 1952 P. Guileminet đã công bố nghiên cứu Tập quán của các dân tộc
Bana, Sơ đăng và Giarai ở Kom Tum (Coutumier de la tribu Bahnar, des Sedang et
des Jrai de la provine de Kom Tum). Cũng giống như cuốn sách của J.Cuisinier, đây
là một chuyên khảo của P. Guileminet về phong tục, tập quán của các dân tộc Bana,
Sơ đăng và Giarai ở Kom Tum. Với cách tiếp cận dân tộc học, ơng đã trình bày một
cách khá chi tiết về địa vực cư trú, nguồn gốc, q trình phát triển và các đặc điểm
văn hóa, xã hội của các dân tộc Bana, Sơ đăng và Giarai ở Kom Tum.
10



Tiếp cận sâu hơn về vấn đề chính sách dân tộc, luận án Chính sách dân tộc
của Đảng Cộng sản Việt Nam của Furuta Moto năm 1989 đã trình bày một cách khá
tồn diện và có hệ thống các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam
về chính sách dân tộc từ khi ra đời cho đến trước thời kỳ đổi mới ở Việt Nam. Luận
án đã trình bày các cơ sở lý thuyết, phương pháp tiếp cận khi nghiên cứu về chính
sách dân tộc nói chung và chính sách dân tộc ở Việt Nam nói riêng. Đồng thời, tác
giả cũng đã trình bày khá rõ cơ sở lý thuyết, quan điểm và nhận thức của Đảng
Cộng sản Việt Nam về chính sách dân tộc, q trình ban hành những quan điểm,
chủ trương về chính sách dân tộc, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá về chính
sách dân tộc tộc của Đảng. Có thể nói, đây là cơng trình nghiên cứu trực tiếp đầu
tiên của người nước ngồi về chính sách dân tộc ở Việt Nam.
Tiếp cận ở từng khía cạnh của chính sách dân tộc, trong Báo cáo tư vấn của Ngân
hàng thế giới, Ngân hàng Châu Á năm 2000, tác giả Neil Jamieson trong bài viết
“Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội khu vực miền núi phía Bắc và dự án xóa đói
giảm nghèo ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam” đã khuyến nghị chính phủ Việt
Nam cần lưu tâm đến việc chăm lo những đối tượng chịu nhiều thiệt thịi trong q
trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã hội, đặc biệt là vùng miền núi phía Bắc. Tác giả
cho rằng, ở vùng này đồng bào dân tộc thiểu số cần được quan tâm đặc biệt bởi họ là
những cộng đồng có trình độ học vấn thấp, ít được hưởng lợi từ những chính sánh ưu
tiên của nhà nước bởi chính sách thường là sự áp đặt ý chí của nhà nước đối với người
dân, do đó cần chú ý đến yêu cầu phát sinh năng lực nội sinh của bản thân các dân tộc
thiểu số nhằm đảm bảo những ưu tiên đầu tư có hiệu quả lâu dài và bền vững. Cùng
chủ đề này, Koos Neefjes trong cơng trình Xóa đói giảm nghèo cho đồng bào thiểu số
vùng cao Việt Nam (2001) đã nghiên cứu, đánh giá một số chương trình, chính sách
quan trọng của Chính phủ Việt Nam được áp dụng ở vùng cao. Dưới góc nhìn của
khoa học phát triển, tác giả đã chỉ ra một số thách thức về mục tiêu đối với thể chế,
chính sách, những bất cập trong việc triển khai như tổ chức thực hiện, điều phối, giám
sát và tiếng nói của người trong cuộc khi tiếp nhận chính sách và từ đó kiến nghị một
số vấn đề về giải pháp chính sách giảm nghèo bền vững. Tiếp đó, năm 2007 Yukio

cũng đã cơng bố cơng trình Chính sách xóa đói giảm nghèo và người dân tộc thiểu số ở
Việt Nam (Poverty Alleviation Policies and Ethnic Minority People in Viet Nam),
Institute of Oriental Culturel, University of Tokyo. Cuốn sách đã trình bày một cách
11


khái qt và tương đối có hệ thống về chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Với
cách tiếp cận nhân học phát triển, Yukio đã trình bày một loạt các cơ sở lý thuyết và
phương pháp nghiên cứu về chính sách dân tộc và chính sách xóa đói giảm nghèo trên
thế giới và ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đã mơ tả lại q trình ban hành chính sách và thực
thi chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam trước và trong quá trình đổi mới đất nước,
những hiệu quả và hạn chế của hệ thống chính sách này trong thực tiễn, tác động của
chính sách đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và những hệ lụy đặt ra.
Gần đây, cuốn sách Nhân học phát triển lịch sử, lý thuyết và công cụ thực hành
do Nguyễn Văn Sửu tuyển chọn và xuất bản năm 2016 cũng đã giới thiệu một loạt
nghiên cứu của các học giả nước ngồi có liên quan đến phương pháp nghiên cứu, đánh
giá tác động của chính sách dân tộc đến sự phát triển của các cộng đồng dân tộc thiểu
số. Bài viết "Vai trị của mơ tả dân tộc học trong đánh giá dự án" của Johan Pottier hay
"Nhân học và phát triển: Các khung phê phán" của Thomas Yarrow và Soumhya
Venkatesan đã chỉ ra vai trò của các lý thuyết, phương pháp nghiên cứu dân tộc học/nhân
học đối với việc hoạch định chính sách, dự án từ việc thu thập căn cứ dữ liệu đầu vào,
quá trình thực thi, kết quả và các tác động để đưa ra các giải pháp điều chỉnh chính sách,
dự án [159, tr. 197-247]. John Western và Mark Lynch trong bài viết "Tổng quan về quy
trình đánh giá tác động xã hội" đã chỉ ra rằng: "Yêu cầu cần phải đánh giá tác động xã
hội bắt nguồn từ chỗ thừa nhận một số hệ quả không thể lường trước trong các chiến
lược phát triển có thể làm giảm các lợi ích do phát triển đem lại" [159, tr. 269] và “Các
đánh giá tác động xã hội (SIAs) là một phần của các chiến lược tổng thể vốn có thể bao
gồm các nghiên cứu khả thi và các nghiên cứu đánh giá" [159, tr. 269, 270]. Theo tác giả,
các nghiên cứu đánh giá có đặc tính tập trung vào việc đánh giá một chương trình can
thiệp để quyết định xem liệu các kết quả thu được có phải như thiết kế và dự tính hay

khơng, hay thay vào đó là các kết quả khơng thể đốn định được và ngồi dự tính. Bài
viết cũng đã nêu ra cơ sở lý thuyết, các phương pháp, cách thức tổ chức đánh giá tác
động xã hội của hệ thống các chính sách, đây là điều cần thiết đối với NCS khi nghiên
cứu về chính sách dân tộc của Nhà nước ở vùng Tây Bắc giai đoạn 2001-2011.
Bên cạnh các cơng trình trên đây, xuất phát từ cách tiếp cận nghiên cứu về văn
hóa học Georges Condominas trong bài viết "Vấn đề truyền khẩu và đạo lý trong
nghiên cứu luật tục"[119, tr. 37-41] đã phê phán quan điểm coi thường, "miệt thị" của
giới nghiên cứu đối với các dân tộc khơng có chữ viết, trong đó có trường hợp Việt
12


Nam. Với tinh thần đó, ơng chỉ ra vai trị và tầm quan trọng của việc nghiên cứu văn
học truyền miệng và luật tục của cộng đồng các dân tộc khơng có chữ viết đối với
việc tái hiện lịch sử các quốc gia dân tộc. Tiếp cận dưới góc nhìn phát triển bền vững
dưới tác động của sức ép dân số và sự can thiệp của chính sách đến cảnh quan môi
trường tự nhiên, Stéphane Lagrée trong bài viết "Tác động dân số và các chính sách
nơng nghiệp: Những hậu quả đối với cảnh quan miền núi (trường hợp của dãy núi
Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc)" [120, tr. 481-493] đã mô tả lại những bất cập trong việc
triển khai các mơ hình phát triển kinh tế nơng nghiệp như: tập thể hoá, lâm trường
quốc doanh, kinh tế cá thể hộ gia đình đã gây sức ép cả về dân số và tài nguyên môi
trường đối với vùng Tam Đảo - Vĩnh Phúc, dẫn đến hệ luỹ là mất cân bằng sinh thái,
cạn kiệt tài nguyên không chỉ ở vùng này mà còn cả những vùng xung quanh.
Đề cập trực tiếp đến các tộc người Tây Bắc Việt Nam, bài viết "Sinh kế nơi biên
cương: Sự thích ứng của người H'mơng ở vùng biên giới Việt - Trung" của Sarah
Turner và Jean Michaud đã cho chúng ta một bức tranh về sinh kế của đồng bào Mông
ở vùng biên giới Việt - Trung nói riêng và về sinh kế của cộng đồng các dân tộc vùng
biên giới Việt - Trung nói chung [193, tr. 315-334]. Bài viết đã mô tả sự biến đổi về bối
cảnh sinh tồn và sự thích ứng, chuyển đổi sinh kế của đồng bào H'mông ở vùng biên
giới giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Có thể nói, dù chỉ khoanh vùng nghiên cứu
sinh kế của đồng bào Mông ở vùng biên giới, song các phương pháp nghiên cứu và kết

quả nghiên cứu này là hết sức q báu, nó cung cấp cái nhìn khá mới về vấn đề sinh tế
tộc người, đặc biệt là những tộc người vùng biên viễn.
Tiếp đó, cuốn sách Thời kỳ mở cửa những chuyển đổi kinh tế - xã hội ở vùng cao
Việt Nam của Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà
Nội, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật xuất bản năm 2008 đã giới thiệu một loạt các báo cáo
của các nhà nghiên cứu nước ngoài về những chuyển đổi kinh tế - xã hội ở vùng cao của
Việt Nam thời kỳ mở cửa, hội nhập như: "Lựa chọn và thành quả phát triển: những
chuyển đổi ở vùng cao Việt Nam" của Jeff Romm và Jennifer Sowerwine, Nghiêm
Phương Tuyến và Thomas Sikor; "Một góc nhìn từ vùng cao: Phần lịch sử quan trọng về
mối quan hệ giữa đồng bằng và miền núi Việt Nam" của Oscar Salemink; "Nhà nước
biến đổi và các quy luật của thị trường: Biến đổi ruộng đất và nền kinh tế thị trường duy
tình ở vùng núi Ba Vì, Việt Nam" của Jennifer Sowerwine; ""Mở rộng sinh kế": Mối liên
hệ kinh tế - xã hội giữa đồng bằng sơng Hồng và Tây Ngun" của Alexandra Winkels;
"Q trình phát triển mạng lưới thị trường tại một huyện vùng núi phía Bắc Việt Nam"
13


của Nghiêm Phương Tuyến và Masayuki Yanagisama; "Ai sẽ quản lý rừng? Thay đổi cơ
chế sở hữu đất ở miền Trung Việt Nam" của Pamela McElwee; "Chiến lược toàn diện
hay niềm tin sắt đá: Cơng cuộc xố đói giảm nghèo ở miền núi Việt Nam" của Bent D.
Jorgensen và bài viết "Giao đất ở vùng cao Việt Nam: Vấn đề điều chỉnh quyền hưởng
dụng và thẩm quyền" của Thomas Sikor. Những cơng trình nghiên cứu này đã đề cập
đến nhiều vấn đề như cơ sở lý thuyết, phương pháp tiếp cận vấn đề, sự tác động của hệ
thống chính sách đến sự biến đổi đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào vùng cao.
Như vậy, các nghiên cứu của các học giả nước ngoài về lịch sử Việt Nam nói
chung và lịch sử, diễn biến phát triển của các tộc người ở Việt Nam trong đó có vùng
Tây Bắc là hết sức đa dạng, phong phú được tiếp cận dưới nhiều góc nhìn khác nhau.
Các cơng trình nghiên cứu của các học giả nước ngồi cũng mang tính liên ngành rất
cao, việc phê phán, đánh giá các lý thuyết, phương pháp nghiên cứu cũng như các nguồn
sử liệu được các học giả tiến hành một cách rất kỹ lưỡng.

1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu của các học giả trong nước
Có thể nói, các nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án là hết sức
phong phú, đa dạng được tiếp cận dưới nhiều hình thức, phương pháp và lĩnh vực
nghiên cứu khác nhau. Căn cứ vào loại hình và lĩnh vực nghiên cứu, NCS chia
thành mấy nhóm chính như sau:
- Mợt là, các nghiên cứu về tính chất vùng và cấu trúc vùng của Việt Nam
trong đó có Tây Bắc, được tiếp cận dưới hai góc nhìn chính là vùng văn hóa và
vùng kinh tế. Tiếp cận bằng phương pháp dân tộc học và sử học, cuốn sách Cơ cấu
tổ chức của làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc bộ của Trần Từ, Nxb. Khoa học
Xã hội xuất bản năm 1984 có thể coi là một cơng trình tiêu biểu. Cuốn sách tuy
miêu tả về các tổ chức xã hội cổ truyền của các làng xã ở đồng bằng Bắc bộ và vai
trị của nó đối với các làng xã trong diễn trình phát triển, song lại được viết trong cái
nhìn so sánh với cơ cấu tổ chức xã hội của người Mường ở Hoà Bình, một địa bàn
mà tác giả đã đeo đuổi nghiên cứu có thể nói là cả cuộc đời. Cuốn sách này có thể là
một mẫu mực về áp dụng phương pháp nghiên cứu điền dã dân tộc học, phương
pháp hồi cố với các phương pháp nghiên cứu lịch sử để phục dựng lại một bức tranh
về cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc bộ.
Tiếp cận dưới góc nhìn địa - văn hóa, cuốn sách Việt Nam cái nhìn địa - văn
hóa của Trần Quốc Vượng, Nxb. Văn hố dân tộc và Tạp chí Văn hố nghệ thuật
xuất bản năm 1998, trình bày về đặc trưng của văn hố các vùng, miền dưới cái nhìn
14


tổng thể góp chung vào văn hố Việt Nam. Quan trọng hơn, ơng đã đặt văn hố của
từng vùng, miền dưới cái nhìn Địa-Văn hố để lý giải những đặc thù, riêng có của
văn hố vùng và vai trị của nó trong việc tham góp vào dịng chảy chung của văn hoá
dân tộc để tạo ra các mẫu số chung của văn hoá Việt Nam. Dù là tập hợp các bài viết,
song cuốn sách lại mang tính chất gợi mở về một lý thuyết nghiên cứu mới trong
nghiên cứu văn hoá và lịch sử văn hoá - "Địa-Văn hoá" - có tính chất soi đường cho
các thế hệ đi sau khi tiếp cận, nghiên cứu về văn hoá và lịch sử văn hoá Việt Nam.

Cũng theo hướng này, cuốn sách“Văn hố và phân vùng văn hố Việt Nam”
của Ngơ Đức Thịnh, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh xuất bản năm 2003 đã trình bày các
lý thuyết và khuynh hướng nghiên cứu về văn hóa và phân vùng văn hóa. Ơng cũng
đã trình bày các phương pháp nghiên cứu về văn hoá vùng và phân vùng văn hoá
trên thế giới và Việt Nam, đồng thời dựa vào đó ơng đã đưa ra cách phân vùng văn
hóa Việt Nam, mơ tả những đặc điểm văn hóa của từng vùng trong tổng thể nền văn
hóa Việt Nam. Có thể nói, đây là cuốn sách cung cấp cho người đọc cả về phương
diện lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và tư liệu thực địa về vấn đề phân vùng văn
hoá và đặc trưng của văn hoá vùng.
Tiếp cận theo hướng nghiên cứu dân tộc học và sử học, Đặng Nghiêm Vạn
trong cuốn Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam đa tộc người, xuất bản năm 2009
đã trình bày một loạt các hệ thống lý thuyết về dân tộc học như dân tộc là gì? Tộc
người là gì? Đồng thời trình bày khái quát quá trình hình thành quốc gia dân tộc
Việt Nam, đặc điểm của cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam và đặc điểm của các
nhóm tộc người ở Việt Nam. Có thể nói, đây là một cơng trình có sự khái quát cao
cả về lý thuyết, phương pháp nghiên cứu cũng như là về quá trình hình thành và
phát triển của cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam trong lịch sử, các đặc trưng của
vùng tộc người trên lãnh thổ quốc gia dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh các cuốn sách này, cịn có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu
tiêu biểu khác nữa như: Phan Hữu Dật, Ngô Văn Thịnh, Lê Ngọc Thắng với cuốn Sắc
thái văn hoá địa phương và tộc người trong chiến lược phát triển đất nước, xuất bản
năm 1999; Ngô Ngọc Thắng với cuốn Văn hoá bản làng của các dân tộc Thái, Mông
ở một số tỉnh miền núi Tây Bắc và việc phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong điều
kiện hiện nay, xuất bản năm 2001; của Trần Văn Bính (cb) với cuốn Văn hoá các dân
tộc Tây Bắc - Thực trạng và những vấn đề đặt ra, xuất bản năm 2005;... đặc biệt là
15


cuốn "Văn hoá các dân tộc Tây Bắc Việt Nam" của Hoàng Lương xuất bản năm
2005. Cuốn sách được chia thành 5 chương, trình bày một cách tổng thể và khái quát

nhất về văn hoá của cộng đồng các dân tộc Tây Bắc trong lịch sử và hiện tại. Trong
đó, chương 1 tác giả trình bày về mơi trường tự nhiên và bức tranh tộc người vùng
Tây Bắc; chương 2 tác giả trình bày về các dạng thức văn hố vật thể của các dân tộc
Tây Bắc; chương 3 tác giả trình bày về tục lệ vịng đời của các dân tộc Tây Bắc,
chương 4 là các dạng thức văn hoá phi vật thể của các dân tộc vùng Tây bắc và
chương 5, tác giả trình bày về xu hướng phát triển văn hoá các dân tộc Tây Bắc. Như
vậy, dù là hết sức khái quát song cuốn sách này đã cung cấp cho người đọc một cái
nhìn tồn diện về văn hoá của cộng đồng các dân tộc Tây Bắc được phục dựng lại
bằng các phương pháp lịch sử, dân tộc học, dân tộc học văn hoá (hay nhân học văn
hố). Một lần nữa, cơng trình này lại cho thấy được vai trò của nghiên cứu liên ngành
và đa ngành trong việc tiếp cận, nghiên cứu và miêu tả diễn trình lịch sử xã hội tộc
người và lịch sử xã hội quốc gia, đặc biệt là quốc gia đa dân tộc như Việt Nam.
Nghiên cứu dưới góc độ kinh tế vùng gắn với quy hoạch phát triển các vùng lãnh
thổ có thể kể đến hai cơng trình do Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Viện Chiến lược Phát triển
tổ chức thực hiện là Một số vấn đề về lý luận, phương pháp luận, phương pháp xây
dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế Việt Nam, xuất bản năm 2002 và Quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, xuất bản năm
2004. Các cuốn sách này đã để cập cả cơ sở lý luận, phương pháp tiếp cận nghiên cứu
xây dựng chiến lược và quy hoạt phát triển kinh tế và các vùng kinh tế Việt Nam, đặc
biệt là trong quá trình đổi mới đất nước. Đồng thời, chỉ ra các mơ hình phát triển kinh
tế - xã hội ở Việt Nam, thực tiễn triển khai, các kết quả đạt được, những hạn chế, tồn
đọng và các giải pháp để điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch nhằm đạt được hiệu quả
cao hơn. Cuốn sách Phát triển kinh tế vùng trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại
hoá của Nguyễn Xuân Thu - Nguyễn Văn Phú (đcb), xuất bản năm 2006 đã chỉ ra quá
trình phân vùng, quy hoạch các vùng kinh tế từ luận cứ đến thực tiễn triển khai, các kết
quả đạt được và các vấn đề tồn đọng trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Các
tác giả cũng đã chỉ ra các mơ hình phát triển kinh tế vùng được ứng dụng ở Việt Nam
trong q trình đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, đồng thời chỉ ra
những bất cập của từng mơ hình và giải pháp khắc phục. Năm 2011, Viện Việt Nam
học và Khoa học phát triển - ĐHQGHN tổ chức Hội thảo Cơ sở khoa học cho phát

16


×