Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên quân đội nhân dân việt nam hiện nay tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.85 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

CHU XUÂN HẢI

BỒI DƢỠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ
CHO THANH NIÊN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
VIỆT NAM

Ngành: CNDVBC&DVLS
Mã số: 92 29 002

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2019


Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Phùng Văn Thiết
2. TS Đào Huy Tín
Phản biện 1: PGS,TS Lê Văn Cương
Phản biện 2: GS, TS Nguyên Văn Huyên
Phản biện 3: PGS, TS Nguyễn Trọng Tuấn

Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Học viện họp tại Học viện Khoa học Xã hội
Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 201


Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa ứng xử là một phương diện của văn hóa,
phản ánh phương thức sống của con người và trình độ văn
minh của một đất nước, một dân tộc, khát vọng của con người
vươn tới những giá trị chân - thiện - mỹ. Ứng xử có văn hố
khơng chỉ tạo nên vẻ đẹp cho từng cá nhân, mà còn phản ánh
bản sắc văn hoá của một cộng đồng, quốc gia, dân tộc.
Là một bộ phận của xã hội, thanh niên QĐNDVN
lực lượng đông đảo nhất, trực tiếp thực hiện chức năng
chiến đấu, sản xuất và công tác của quân đội. Trong thực
hiện nhiệm vụ họ phải ứng xử, giải quyết nhiều mối quan
hệ phức tạp, đặc thù. Hơn 74 năm xây dựng và trưởng
thành, thanh niên QĐNDVN đã góp phần tạo dựng nên nét
văn hóa ứng xử độc đáo - văn hóa ứng xử “Bộ đội Cụ Hồ”
với những chuẩn mực, giá trị cốt lõi: “Trung với Đảng, hiếu
với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của
Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hồn
thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh
thắng”. Những chuẩn mực, giá trị ấy giữ vai trò định
hướng, là động lực thôi thúc các thế hệ thanh niên qn đội
ta khơng ngừng phấn đấu, vươn lên hồn thiện nhân cách,
thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.



2

Hiện nay, trước tác động của kinh tế thị trường, hội
nhập quốc tế, đặc biệt sự phát triển mạnh mẽ của truyền
thơng đại chúng làm cho văn hóa ứng xử của xã hội nói
chung, thanh niên QĐNDVN nói riêng có sự biến động
theo hai chiều thuận, nghịch. Một mặt, những giá trị cốt lõi
trong văn hóa ứng xử của thanh niên quân đội tiếp tục được
phát huy, bổ sung nội dung mới và phát triển phù hợp điều
kiện mới. Thái độ, hành vi ứng xử của hầu hết thanh niên
quân đội đúng điều lệnh, chuẩn mực văn hoá xã hội, văn
hoá quân sự, khơi dậy, phát huy truyền thống văn hoá của
dân tộc, quân đội và đơn vị. Mặt khác, sự tác động của mặt
trái kinh tế thị trường, các hiện tượng tiêu cực xã hội, sự
chống phá của các thế lực thù địch và trình độ hạn chế về
nhận thức, một số thanh niên QĐNDVN đã có biểu hiện
lệch chuẩn. Họ có thái độ, hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực
trong giao tiếp, sinh hoạt… gây mất đoàn kết, ý thức trách
nhiệm trong rèn luyện, công tác chưa cao, thậm chí vi phạm
pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội…Những biểu
hiện đó đã cản trở sự phát triển, hồn thiện nhân cách qn
nhân, làm xấu đi hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, ảnh hưởng
không tốt đến chất lượng xây dựng đơn vị, quân đội vững
mạnh toàn diện.


3


Điều đó, địi hỏi phải tăng cường bồi dưỡng văn hóa
ứng xử cho thanh niên QĐNDVN đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, xây
dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước
hiện đại. Sự trưởng thành về văn hoá ứng xử của thanh
niên QĐNDVN trải qua quá trình phức tạp, chịu sự tác
động của nhiều yếu tố, trong đó giáo dục, bồi dưỡng ở các
đơn vị cơ sở có vai trị quan trọng hàng đầu. Nhìn chung
cơng tác bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên
QĐNDVN những năm qua đã được lãnh đạo, chỉ huy các
đơn vị hết sức quan tâm. Nội dung, biện pháp bồi dưỡng
được xác định phù hợp với từng đối tượng. Đồng thời mỗi
thanh niên đã phát huy tính tích cực, tự giác trong tu
dưỡng, rèn luyện tạo ra bước phát triển về văn hoá ứng xử.
Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng văn
hóa ứng xử cho thanh niên quân đội so với u cầu, nhiệm
vụ trong tình hình mới vẫn cịn có mặt hạn chế, bất cập cả
trong nhận thức và tổ chức thực hiện. Một số cấp uỷ Đảng,
cơ quan, chính ủy và người chỉ huy chưa quan tâm đúng
mức, thiếu tích cực, chủ động, sáng tạo trong đổi mới nội
dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng văn hóa ứng xử
cho thanh niên. Bên cạnh đó, một số thanh niên chưa thật


4

chủ động trong tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ văn
hóa ứng xử của mình.
Do đó, bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên
QĐNDVN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là vấn đề vừa cơ bản,

vừa cấp thiết cần được nhận thức và thực hiện trên cơ sở
khoa học, thực tiễn. Liên quan đến vấn đề này đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn,
nhưng cho đến nay chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên
cứu dưới góc độ triết học một cách cơ bản, hệ thống về bồi
dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên QĐNDVN hiện nay.
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề “Bồi dưỡng
văn hóa ứng xử cho thanh niên QĐNDVN” làm đề tài
nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Tiếp cận dưới góc độ triết học, luận án trình bày làm
rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn bồi dưỡng văn hóa ứng
xử cho thanh niên QĐNDVN. Đồng thời đề xuất giải pháp
cơ bản bổ sung, củng cố, phát triển văn hoá ứng xử cho
thanh niên QĐNDVN đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, xây dựng quân đội
cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
2.2. Nhiệm vụ


5

Từ góc độ triết học, luận án trình bay một số vấn
đề lý luận về văn hóa ứng xử và bồi dưỡng văn hóa ứng
xử cho thanh niên QĐNDVN
Phân tích, đánh giá thực trạng chỉ ra nguyên nhân và
những yêu cầu bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên
QĐNDVN trong tình hình hiện nay.
Đề xuất giải pháp cơ bản nhằm bổ sung, củng cố, phát

triển văn hoá ứng xử cho thanh niên QĐNDVN hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên
QĐNDVN với tư cách là hoạt động xã hội lịch sử nhằm
xây dựng, phát triển văn hóa ứng xử quân nhân

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên QĐNDVN là
vấn đề rộng có liên quan đến nhiều ngành khoa học. Trong
phạm vi của luận án , tác giả tập trung nghiên cứu văn hóa ứng
xử của thanh niên QĐNDVN và bồi dưỡng văn hoá ứng xử
cho thanh niên QĐNDVN trong thực tiễn hoạt động quân sự ở
góc độ CNDVBC, CNDVLS.


6

Phạm vi khảo sát: thông qua các báo cáo tổng kết, đánh
giá hàng năm của Ban thanh niên Quân đội, các cơ quan, đơn
vị và qua khảo sát thực tế ở một số đơn vị, nhà trường quân đội
khu vực phía Bắc từ năm 2010 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp
nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
Cơ sở lý luận chủ yếu của luận án là hệ thống các
quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước, Quân ủy
Trung ương, Bộ Quốc phịng và Tổng cục Chính trị về văn
hóa, phát triển và xây dựng đời sống văn hóa. Đồng thời

luận án cũng kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tập
thể, cá nhân trong và ngoài quân đội về những vấn đề liên
quan đến đề tài.
Cơ sở thực tiễn chủ yếu của luận án là tình hình thực
tế bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên QĐNDVN từ
năm 2010 đến nay, qua các báo cáo tổng kết, đánh giá của
Ban Thanh niên Quân đội và các cơ quan, đơn vị; kết hợp
với việc xử lý chọn lọc kết quả điều tra, khảo sát thực tế của
tác giả ở một số đơn vị đủ quân, nhà trường quân đội khu
vực phía Bắc.
4.2. Phương pháp nghiên cứu


7

Luận án sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa
duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử; luận án
có kết hợp các phương pháp liên ngành như: phương pháp
hệ thống - cấu trúc, phân tích và tổng hợp, lơgic và lịch
sử, hệ thống hố, khái qt hố. Ngoài ra, luận án sử dụng
phương pháp điều tra xã hội học ở một số đơn vị đủ quân,
nhà trường khu vực phía Bắc và xin ý kiến chuyên gia.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Trên cơ sở nghiên cứu và trình bày một cách hệ
thống, rõ ràng vấn đề dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh
niên QĐNDVN trong hoạt động quân sự. Luận án đóng
góp thêm về mặt lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển
văn hoá ứng xử cho thanh niên QĐNDVN đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm cơ sở
lý luận khoa học và thực tiễn cho nâng cao nhận thức của
các chủ thể về bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên
QĐNDVN; cho việc xác định nội dung, biện pháp bồi
dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên QĐNDVN của lãnh
đạo, chỉ huy các đơn vị; góp phần nâng cao hiệu quả bồi
dưỡng xây dựng, phát triển văn hoá ứng xử và trình độ văn


8

hoá ứng xử của thanh niên quân đội đáp ứng u cầu,
nhiệm vụ trong tình hình mới.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu khoa học và cơng tác giáo dục chính trị, văn
hóa, đạo đức ở các đơn vị trong quân đội.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Văn hoá ứng xử và bồi dưỡng văn hố ứng xử cho
thanh niên QĐNDVN được nhiều cơng trình và bài viết
của các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, luận giải sâu
sắc ở nhiều góc độ khác nhau.
Những nghiên cứu về văn hóa và văn hóa quân sự
Những nghiên cứu về văn hóa ứng xử và văn hóa ứng xử
của quân nhân quân đội nhân dân Việt Nam
Những kết quả cơ bản và vấn đề đặt ra mà luận án
cần tiếp tục giải quyết

Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào tiếp cận từ góc
độ triết học, đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống
về bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên QĐNDVN,
trong khi vấn đề này đang cần được làm sáng tỏ cả về


9

phương diện lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy việc nghiên
cứu “Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên
QĐNDVN” dưới góc độ Triết học là vấn đề có ý nghĩa thiết
thực, góp phần xây dựng Quân đội “Cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, từng bước hiện đại” giai đoạn hiện nay
Chƣơng 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ BỒI DƢỠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO THANH
NIÊN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
2.1. Văn hố ứng xử, và văn hóa ứng xử của
thanh niên Quân đội Nhân dân Việt Nam
2.1.1. Khái niệm văn hóa ứng xử
Như phần tổng quan đã trình bày, cũng như văn hóa
nói chung, khái niệm văn hóa ứng xử có vơ số cách tiếp cận
và định nghĩa khác nhau. Tuy vậy cho đến nay, khi bàn đến
văn hóa ứng xử, các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở
những khía cạnh cơ bản sau đây.
Thứ nhất, về bản chất, văn hóa ứng xử là một đặc
trưng riêng có của con người, phản ánh và thể hiện tính chất
và trình độ người trong tiến trình lịch sử- tự nhiên của nhân
loại. Xét về mặt cấu trúc văn hóa ứng xử là sự bện quện giữa
văn hóa và ứng xử.



10

Văn hố có nghĩa là cái đẹp, cái có giá trị, văn hoá thể
hiện khát vọng sống của con người hướng tới Chân - Thiện Mỹ. Bởi vậy, văn hoá đúng với ý nghĩa chân chính của nó là
phương thức hoạt động có ý thức của con người, là một hệ
thống giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra,
trong đó “Hệ thống các quan điểm, các tư tưởng, lý luận,
chính trị, pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ, tơn giáo, triết học có
vai trị dính kết, định hướng các vịng cộng đồng văn hố”
Ứng xử theo nghĩa rộng là phản ứng của con người
đối với tác động của ngoại cảnh (tự nhiên, xã hội và những
người xung quanh). Ứng xử là phản ứng có lựa chọn, tính
tốn trên cơ sở tri thức, kinh nghiệm, vốn sống và nhân
cách của mỗi người nhằm đạt kết quả cao nhất trong giao
tiếp. Như vậy, ứng xử là thái độ sống, thái độ ấy được hình
thành, phát triển trong cả q trình có chủ đích - quan sát,
thu nhận và nghiền ngẫm.
Văn hóa ứng xử là phản ứng của một chủ thể đối với
sự tác động của chủ thể khác hay một khách thể theo một
phương cách nào đó, nhằm đạt đến một kết quả tốt nhất. Ở
đó, “văn hóa” và “ứng xử” gắn bó chặt chẽ với nhau, văn
hóa là nền tảng đồng thời được thể hiện qua ứng xử, còn
ứng xử là yêu cầu đồng thời là một phương thức tồn tại
của văn hóa.


11


Thứ hai, về tính chất và trình độ thể hiện, văn hóa
ứng xử là phương diện của văn hóa- đó là văn hóa thể hiện
trong giao tiếp bằng hành động thực tế.
Từ sự phân tích trên đây có thể quan niệm:
Văn hóa ứng xử là một phương diện của văn hóa,
phản ánh và thể hiện trình độ, tính chất chuẩn mực trong
thái độ, hành vi của con người (cộng đồng người) trước
những tác động của tự nhiên và xã hội ở các giai đoạn và
hoàn cảnh lịch sử xác định.
Với tư cách là một phương diện của văn hóa nói
chung, văn hóa ứng xử mang đầy đủ đặc trưng của văn hóa.
Đặc trưng nổi trội, đặc tính cốt lõi của văn hóa ứng xử là tính
chuẩn mực về thái độ và hành vi của con người trong giải
quyết các quan hệ “ứng” và “xử” trước sự tác động của tự
nhiên, xã hội. Văn hóa ứng xử bao hàm cả “văn hóa”; cả
“ứng xử” cùng những mối quan hệ tất yếu, nội tại giữa
chúng với nhau.
Yếu tố đầu tiên cấu thành văn hóa ứng xử là tri thức
ứng xử của con người theo một hệ thống giá trị văn hóa.
Xét về thực chất trên phương diện xã hội, đó là tập hợp,
tổng hợp, tích hợp những nét đẹp về thái độ, hành vi đối
nhân, xử thế của con người trong quan hệ xã hội
Yếu tố thứ hai cấu thành văn hóa ứng xử chính là thái
độ ứng xử của con người có (theo) văn hóa. Thái độ vừa là một
yếu tố cấu thành, vừa là một thuộc tính cơ bản của văn hóa


12

ứng xử. Về thực chất, thái độ ứng xử có văn hóa là trạng

thái tinh thần, tâm lý phản ánh và biểu hiện tính tích cực
trong nhận thức, trong cảm xúc, tình cảm của con người,
của cộng đồng người đối với đối tác khi giao tiếp.
Yếu tố thứ ba cấu thành văn hóa ứng xử là hành vi
ứng xử của con người, cộng đồng người theo một hệ thống
giá trị văn hóa nhất định. Về thực chất, hành vi ứng xử có
(theo) văn hóa là chuỗi hành động đối nhân, xử thế, phản ánh
và trực tiếp thể hiện thái độ ứng xử của họ trong giao tiếp.
2.1.2. Văn hoá ứng xử của của thanh niên Quân
đội nhân dân Việt Nam
Với tính cách là một đối tượng đặc thù “thanh niên”
hoạt động trong một lĩnh vực đặc thù “lĩnh vực hoạt động quân
sự”, việc định dạng văn hóa ứng xử của thanh niên QĐNDVN
phải thông qua những đặc điểm riêng, cho phép khu biệt một
cách tương đối văn hóa ứng xử của đối tượng này.
Theo đó ta có thể quan niệm: văn hóa ứng xử của
thanh niên QĐNDVN là một phương diện của văn hóa ứng
xử, phản ánh đặc thù về hệ thống giá trị chuẩn mực cũng
như thái độ, hành vi của lớp người trẻ tuổi trong quân đội,
phù hợp với những yêu cầu của hoạt động quân sự trong
các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Quan niệm trên cho thấy, văn hố ứng xử của thanh
niên QĐNDVN vừa có điểm chung, thống nhất với văn
hóa ứng xử của thanh niên Việt Nam, vừa có nét đặc thù


13

về yêu cầu của lứa tuổi, lĩnh vực và môi trường hoạt động.
Tính đặc thù ấy được biểu hiện ở những đặc điểm cơ bản

sau đây:
Đặc điểm thứ nhất, hệ thống giá trị chuẩn mực của
văn hóa ứng xử thanh niên QĐNDVN là hệ thống văn hóa
quân sự Việt Nam mà cốt lõi là văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ” .
Đặc điểm thứ hai, phương thức thể hiện văn hóa ứng
xử của thanh niên QĐNDVN là sự tự giác, nghiêm minh theo
quy tắc định sẵn.
Đặc điểm thứ ba, văn hóa ứng xử của thanh niên
QĐNDVN có sự địi hỏi cao về thái độ, hành vi giao tiếp.
2.1.3. Biểu hiện văn hoá ứng xử của thanh niên
Quân đội nhân dân Việt Nam
Văn hóa ứng xử của thanh niên QĐNDVN được thể
hiện cả ở tri thức, thái độ, hành vi của người quân nhân trong
hoạt động thực tiễn.
Tri thức về văn hoá ứng xử của thanh niên
QĐNDVN là vốn hiểu biết cơ bản của họ về Chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách và
pháp luật của nhà nước; truyền thống vẻ vang, anh hùng
của QĐNDVN
Thái độ ứng xử của thanh niên QĐNDVN là trạng
thái sẵn sàng về mặt tư tưởng, tình cảm, niềm tin, sự lựa
chọn của họ để có phản ứng với tình huống trong nhiệm


14

vụ, cuộc sống và ứng xử giải quyết thành công các tình
huống ấy
Hành vi văn hóa ứng xử của thanh niên QĐNDVN là

sự tự giác ở trình độ cao trong thực hiện bộ quy tắc ứng xử
định sẵn trong hoạt động quân sự. Thể hiện ở sự phản ứng,
cách ứng xử của họ theo mục tiêu chính trị, chuẩn mực văn
hoá của pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội, một cách tự
nguyện, thống nhất khơng phản biện
Văn hố ứng xử của thanh niên QĐND VN được biểu
hiện trong hoạt động thực tiễn của họ, ở lời nói và thái độ
hành vi.
2.2. Thực chất bồi dƣỡng văn hoá ứng xử của
thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam
2.2.1 Khái niệm bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho
thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam
Thanh niên QĐNDVN được quan niệm là những
người trẻ trong quân đội, có tuổi đời từ 18 đến 30. Họ là
những Sĩ quan, Quân nhân chuyên nghiệp trong độ tuổi
Đoàn thanh niên và toàn bộ Hạ sĩ quan binh sĩ. Thanh niên
Quân đội là lực lượng nòng cốt, lực lượng chiếm đa số của
Quân đội nhân dân Việt Nam. Họ là người trực tiếp thực
hiện các nhiệm vụ quân sự ở các đơn vị cơ sở, theo chức
năng “Đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân
lao động sản xuất”. Theo thống kê của Ban Thanh niên
Quân đội, ở các đơn vị đủ quân, họ chiếm trên 80% quân


15

số; cấp đại đội, hầu hết cán bộ, chiến sĩ ở độ tuổi thanh
niên; 21,45% sĩ quan, 32,49% đảng viên, 30% cơng nhân
viên chức, lao động quốc phịng ở lứa tuổi thanh niên.
Là lớp người trẻ trong quân đội nên trải nghiệm

chưa nhiều, họ thường chưa thực sự chín chắn, vững vàng;
thiếu tính kiên trì, nhẫn nại; thường dễ chủ quan trước
thắng lợi, bi quan, chán nản khi gặp khó khăn, thất bại tạm
thời; khả năng phân biệt đúng - sai, tốt - xấu... còn hạn chế,
khả năng tự kiềm chế kém, thường cứng nhắc, máy móc
trong xử lý những tình huống phức tạp. Từ đó, có thể khẳng
định, văn hố ứng xử của thanh niên QĐNDVN đã hình
thành và đang phát triển, cịn phải tiếp tục bồi dưỡng để
hồn thiện
Bồi dưỡng là một hoạt động xã hội nhằm nâng cao, bổ
sung, bù đắp những mặt yếu kém, thiếu hụt nào đó đáp ứng
nhu cầu của họ. Vì vậy, có thể hiểu, bồi dưỡng là q trình
tác động có ý thức nhằm làm tăng thêm những mặt nào đó
của con người đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của họ. Trong đời
sống hiện thực, hoạt động bồi dưỡng rất đa dạng. Bồi dưỡng
văn hoá ứng xử cho của thanh niên QĐNDVN là một mặt của
hoạt động bồi dưỡng nói chung.
Như vậy, có thể quan niệm: Bồi dưỡng văn hố ứng xử
của thanh niên QĐNDVN là tổng thể các tác động có ý thức,
có mục đích một cách tự giác của chủ thể nhằm bổ sung, củng
cố, hồn thiện trình độ tri thức, thái độ và hành vi ứng xử của


16

thanh niên QĐNDVN đáp ứng mục tiêu yêu cầu hoạt động
quân sự trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Mục đích bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên
QĐNDVN là tổng thể các tác động tự giác theo quy luật
phát triển của văn hóa của chủ thể nhằm bổ sung những cái

còn thiếu; củng cố những yếu tố chưa ổn định, chưa chín
chắn cũng như phát triển về tri thức, thái độ, hành vi ứng xử
văn hóa đáp ứng yêu cầu của hoạt động quân sự đặt ra.
Xét về bản chất, bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho
thanh niên QĐNDVN là q trình chuyển hóa chuẩn mực
văn hóa ứng xử chung của xã hội và của lĩnh vực quân sự
thành tri thức, thái độ, hành vi ứng xử văn hóa của người
thanh niên Qn đội cách mạng, chính quy. Thực chất hoạt
động bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh niên QĐNDVN
là một q trình tác động tích cực, tự giác, năng động, sáng
tạo của các chủ thể. Với nhiều cách thức tổ chức tác động
khác nhau, gắn kết chặt chẽ với nhau, dựa trên cơ sở nhận
thức đúng các quy luật chung và các đặc điểm riêng của sự
hình thành, phát triển văn hố ứng xử của thanh niên
QĐNDVN.
Đối tượng bồi dưỡng văn hoá ứng xử của thanh niên
QĐNDVN: là tri thức, thái độ và hành vi ứng xử văn hóa
của họ trong lĩnh vực quân sự, trong hoạt động quân sự và
trong các quan hệ xã hội.


17

Chủ thể bồi dưỡng văn hoá ứng xử của thanh niên
QĐND trước hết, là tổ chức lãnh đạo, chỉ huy các cấp, các
cơ quan, của chính bản thân họ và các tổ chức quần chúng.
Nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng văn
hoá ứng xử cho thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam
Về nội dung, bổ sung, củng cố trình độ tri thức và
khả năng vận dụng đúng đắn, sáng tạo lý luận của chủ

nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hoá, đạo đức, thẩm mỹ.
Những giá trị, chuẩn mực văn hoá ứng xử truyền thống
của dân tộc, chuẩn mực văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ”
Bổ sung, củng cố, hồn thiện những tri thức về văn hoá
ứng xử và ý thức tự giác thực hiện hành vi ứng xử có văn hố
Bổ sung, củng cố, hồn thiện cho họ những kiến thức về
pháp luật của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
lời thề danh dự của quân nhân, điều lệnh của QĐNDVN,
kiến thức về đạo đức xã hội nói chung, đạo đức quân nhân
nói riêng, những quy định của đơn vị; đồng thời rèn luyện tác
phong chính quy, lễ tiết, tác phong quân nhân trong sinh hoạt
hàng ngày, trong giải quyết các mối quan hệ và trong thực
hiện nhiệm vụ.
Về phương pháp, hình thức bồi dưỡng văn hố ứng
xử cho thanh niên QĐNDVN cũng được thực hiện hết sức
phong phú và linh hoạt. Thông qua hoạt động giáo dục, tự


18

giáo dục; thông qua tổ chức, quản lý, tổ chức các hoạt động
của họ; thông qua các phương tiện thông tin tuyên truyền.
2.2.2. Những yếu tố tác động bồi dưỡng văn hoá
ứng xử cho thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam
hiện nay
Bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho của thanh niên
QĐNDVN là tổng thể các cách thức biện pháp hoạt động tuân
theo quy luật của các chủ thể. Như vậy, bồi dưỡng văn hóa ứng
xử cho thanh niên QĐNDVN là tổng thể các tác động của chủ

thể có đối tượng, có mục đích theo quy luật phát triển của văn
hóa và chịu sự tác động của các yếu tố sau:
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên
QĐNDVN chịu sự tác động trực tiếp của quá trình giáo
dục và tự giáo dục trong quân đội
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên
QĐNDVN chịu sự tác động của trình độ hiểu biết, kinh
nghiệm, vốn sống, năng lực nhận thức và năng lực hiện
thực hoá văn hoá ứng xử của họ
Bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên QĐNDVN
chịu sự tác động của điều kiện hồn cảnh mơi trường quân
sự cụ thể.
Chƣơng 3


19

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA
TRONG BỒI DƯỠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO
THANH NIÊN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
HIỆN NAY
3.1. Thực trạng bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho
thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
Dựa trên kết quả nghiên cứu cả về lý luận và thực
tiễn, đề tài khái quát những ưu điểm, hạn chế và nguyên
nhân ưu điểm, hạn chế trong bồi dưỡng văn hóa ứng xử
cho thanh niên QĐNDVN ở các cơ quan, đơn vị hiện nay
như sau:
Ƣu điểm
Đa số các chủ thể đã nhận thức khá đúng đắn về

văn hóa ứng xử và bồi dưỡng văn hoá ứng xử cho thanh
niên QĐNDVN là nhằm nâng cao chất lượng xây dựng
Quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước
hiện đại”.
Về Nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng văn
hố ứng xử của thanh niên QĐNDVN ở các cơ quan đơn
vị đã tương đối sát với yêu cầu, nhiệm vụ của Quân đội và
thực tiễn


20

Phần lớn thanh niên QĐNDVN có động cơ đúng
đắn, trách nhiệm cao trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện
văn hoá ứng xử. Phần lớn họ có phẩm chất nhân cách tốt,
xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”
Hạn chế
Bên cạnh nỗ lực và thành tích đã đạt được, văn hố ứng
xử và bồi dưỡng văn hoá ứng xử của thanh niên QĐ
NDVN còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Sự hạn chế đó
thể hiện ở một số nội dung sau:
Một số chủ thể chưa nhận thức đúng về vị trí, vai
trị, ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng văn hoá ứng xử của
thanh niên QĐNDVN.
Nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng văn
hố ứng xử của thanh niên QĐNDVN đơi khi cịn khn
sáo, chưa thật sự phù hợp.
Trước tác động của mơi trường, một bộ phận thanh
niên QĐNDVN cịn có những biểu hiện lệch chuẩn về văn
hóa ứng xử. Thiếu trách nhiệm trong cơng việc, thối thác

nhiệm vụ; ứng xử với đồng chí, đồng đội, với nhân dân chưa
chuẩn mực; chưa nêu cao tinh thần tự tu dưỡng rèn luyện.
Một số năm gần đây hiện tượng thanh niên QĐNDVN vi
phạm kỷ luật, thậm chí vi phạm pháp luật tăng.


21

3.2. Những yêu cầu đặt ra trong bồi dưỡng văn
hóa ứng xử cho thanh niên Quân đội nhân dân Việt Nam
hiện nay
Từ thực trạng bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho
thanh niên QĐNDVN trong những năm qua, các chủ
thể cần nhận thức sâu sắc và giải quyết các yêu cầu đặt
ra như sau:
Thứ nhất, bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên
QĐNDVN hiện nay phải phát huy tốt vai trị của các chủ thể.
Thứ hai, bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên
QĐNDVN hiện nay phải phát triển tồn diện các yếu tố cấu
thành văn hóa ứng xử, đặc biệt coi trọng bồi dưỡng, rèn
luyện thái độ, hành vi ứng xử văn hóa.
Thứ ba, bồi dưỡng văn hóa ứng xử của thanh niên
QĐND VN phải gắn với xây dựng mơi trường văn hóa qn
sự lành mạnh
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP CƠ BẢN BỒI DƢỠNG VĂN HÓA
ỨNG XỬ CHO THANH NIÊN QUÂN ĐỘI
NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong
bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho thanh niên Quân đội nhân dân

Việt Nam hiện nay.


22

4.2. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương
pháp bồi dưỡng văn hoá ứng xử của thanh niên Quân đội
nhân dân Việt Nam hiện nay
4.3. Xây dựng môi trường văn hóa quân sự lành
mạnh ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam


23

KẾT LUẬN
Bồi dưỡng văn hoá ứng xử của thanh niên QĐNDVN
hiện nay là một hoạt động quan trọng nhằm xây dựng ,
phát triển nhân cách của người quân nhân. Bồi dưỡng văn
hoá ứng xử của thanh niên QĐNDVN là quá trình tác
động có ý thức, có mục đích một cách tự giác của chủ thể
nhằm bổ sung, củng cố, phát triển tri thức, thái độ, hành
vi văn hóa ứng xử của người thanh niên QĐNDVN trong
giải quyết các mối quan hệ với chức trách, nhiệm vụ và
những người xung quanh theo những giá trị, chuẩn mực
văn hoá đáp ứng yêu cầu hoạt động quân sự. Văn hoá ứng
xử của thanh niên QĐNDVN được hồn thiện trong q
trình phức hợp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong
đó q trình giáo dục, bồi dưỡng là quá trình trực tiếp, chủ
yếu. Q trình này ln gắn với chủ thể và khách thể nhất
định, gắn với một không gian, môi trường xác định, trong

mối quan hệ tác động biện chứng lẫn nhau.
Bồi dưỡng văn hoá ứng xử của thanh niên QĐ NDVN
hiện nay cịn bộc lộ những hạn chế nhất định, đó là: tính tích
cực, chủ động trong bồi dưỡng văn hố ứng xử của thanh
niên QĐND VN ở một số chủ thể cịn hạn chế; nội dung,
hình thức, phương pháp cịn khuôn sáo, chưa thật phù hợp;
một bộ phận thanh niên QĐND VN có thái độ chưa đúng,


×