ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐỖ THỊ GIANG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ
CHO CÁN BỘ CHIẾN SĨ CÔNG AN
TẠI TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ
TỈNH ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - NĂM 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐỖ THỊ GIANG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ
CHO CÁN BỘ CHIẾN SĨ CÔNG AN
TẠI TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ
TỈNH ĐIỆN BIÊN
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Quốc Bảo
HÀ NỘI - NĂM 2015
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Giáo dục Đại
học Quốc Gia Hà Nội, đến nay học viên đã hoàn thành đề tại “Quản lý hoạt động
bồi dƣỡng văn hóa ứng xử cho cán bộ chiến sĩ công an tại Trung tâm Huấn
luyện và Bồi dƣỡng nghiệp vụ tỉnh Điện Biên”. Với tấm lòng kính trọng và chân
thành nhất, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu nhà trường,
các thầy giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu
sắc, tạo điều kiện giúp đỡ học viên trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt với tấm lòng biết ơn sâu sắc, học viên xin được gửi lời cảm ơn tới
PGS. TS. Đặng Quốc Bảo - người đã tận tình giúp đỡ, động viên, khyến khích và
trực tiếp hướng dẫn học viên trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo và toàn thể Cán bộ chiến sĩ Trung
tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ công an tỉnh Điện Biên đã tạo điều kiện
giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu, đồng thời tạo điều kiện về thời gian, vật chất, tinh
thần cho học viên trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Luận văn được hoàn thành còn có sự giúp đỡ, động viên của Ban cán sự lớp
và các bạn học viên lớp QH13-S Cao học Quản lý giáo dục - Trường Đại học giáo
dục Đại học Quốc gia Hà Nội cùng bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã tận tình giúp
đỡ, động viên học viên hoàn thành khoá học và luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài
song chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Học viên kính mong
nhận được sự đóng góp ý kiến, chỉ dẫn của Hội đồng khoa học, các thầy giáo, cô
giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Học viên
Đỗ Thị Giang
i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBCS
Cán bộ chiến sĩ
CAND
Công an nhân dân
CBQL
Cán bộ quản lý
GV
Giáo viên
HV
Học viên
TT
Trung tâm
HL&BDNV
TTHL&BDNV
TTHL&BDNVCA
Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ
Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ
Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ công an
ii
MỤC LỤC
`
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………..……1
2. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………………2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ……………………………….…….2
4. Giả thuyết khoa học ……………………………………………………..2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………….3
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ……………….………………………..3
7. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………...3
8. Những đóng góp mới của đề tài ………………..………………………..4
9. Cấu trúc luận văn ……………………………….……………………….4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI
DƢỠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ VẬN
DỤNG CHO NGÀNH CÔNG AN ……………………………………………….5
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề …………………..……………………..5
1.1.1 Các vấn đề về văn hóa ứng xử của lực lượng Công an nhân dân …….5
1.1.2 Xây dựng văn hóa ứng xử của lực lượng Công an nhân dân ………....6
1.1.3 Quản lý hoạt động bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho cán bộ chiến sỹ
Công an nhân dân…………………………………………………………………..7
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài ……………………………………...9
1.2.1 Văn hóa và văn hóa ứng xử ………………………………………...…9
1.2.1.1 Khái niệm văn hóa ……………………………………………….…9
1.2.1.2 Khái niệm ứng xử ………………………………………………….11
1.2.1.3 Khái niệm văn hóa ứng xử ………………………………………...12
1.2.2 Hoạt động bồi dưỡng ………………………………………………...14
1.2.3 Quản lý, quản lý hoạt động bồi dưỡng ………………………………15
1.2.3.1 Tiếp cận về quản lý ………………………………………………..15
1.2.3.2 Quản lý hoạt động bồi dưỡng ……………………………………...16
1.3 Đặc trƣng văn hóa ứng xử của cán bộ chiến sĩ công an ……………17
iii
1.3.1 Vai trò của hoạt động bồi dưỡng văn hóa ứng xử đối với việc nâng cao
chất lượng giáo dục ở Trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh
Điện Biên …………………………………………………………………………17
1.3.2 Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng văn hóa ứng xử ở Trung tâm Huấn
luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an ………………. …………………………19
1.3.3 Nội dung của hoạt động bồi dưỡng văn hóa ứng xử ở các Trung tâm
Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chiến sĩ Công an ………………20
1.4 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Huấn luyện và Bồi dƣỡng
nghiệp vụ công an ……………………………………………………………….23
1.5 Quản lý hoạt động bồi dƣỡng Văn hóa ứng xử cho cán bộ chiến sĩ
công an …………………………………………………………………………...24
1.5.1 Lập kế hoạch bồi dưỡng ……………………………………………..24
1.5.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng ……………..………………25
1.5.3 Chỉ đạo, điều phối các hoạt động bồi dưỡng ……….……………… 26
1.5.4 Giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng …….………………27
Kết luận chƣơng 1 ………………………………………………………..28
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG
VĂN HÓA ỨNG XỬ TẠI TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN VÀ BỒI DƢỠNG
NGHIỆP VỤ CÔNG AN TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1 Khái quát về Trung tâm Huấn luyện và Bồi dƣỡng nghiệp vụ Công
an tỉnh Điện Biên ……………………………………………………………..…30
2.2 Mục tiêu, nội dung, phạm vi và phƣơng pháp khảo sát….………...33
2.2.1 Mục tiêu và nội dung khảo sát ………………………………………33
2.2.2 Phạm vi và phương pháp khảo sát …………………………………..33
2.3 Thực trạng Văn hóa ứng xử trong lực lƣợng Công an nhân dân
…………………………………………………………………...………………..34
2.3.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học viên về văn
hóa ứng xử ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện
Biên ……………………………………………………………………………….34
iv
2.3.2 Thực trạng nội dung hoạt động bồi dưỡng Văn hóa ứng xử, kỹ năng
giao tiếp cho Cán bộ chiến sĩ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ
Công an tỉnh Điện Biên …………………………………………………………..38
2.3.3 Thực trạng về các mối quan hệ, ứng xử giữa các thành viên trong
Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên ………37
2.4 Thực trạng hoạt động bồi dƣỡng văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp
của cán bộ chiến sĩ tại trung tâm Huấn luyện và bồi dƣỡng nghiệp vụ Công an
tỉnh Điện Biên ……………………………………...……………………………41
2.4.1 Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò, mức độ cần thiết
của hoạt động bồi dưỡng Văn hóa ứng xử cho cán bộ chiến sĩ ở Trung tâm Huấn
luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên ………………………….41
2.4.2 Thực trạng về các nội dung bồi dưỡng Văn hóa ứng xử cho cán bộ
chiến sĩ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện
Biên ……………………………………………………………………………. 43
2.5 Thực trạng hoạt động quản lý bồi dƣỡng Văn hóa ứng xử cho cán bộ
chiến sĩ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dƣỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện
Biên ………………………………………………………………………………49
2.5.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học viên về vai trò, mức độ
cần thiết của bồi dưỡng văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp cho cán bộ chiến sĩ tại
Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên ………49
2.5.2 Nhận thức của học viên về vai trò của xây dựng, bồi dưỡng văn hóa
ứng xử tại Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên
…………………………………………………………………………………….52
2.5.3 Đánh giá việc xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng Văn hóa
ứng xử cho cán bộ chiến sĩ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công
an tỉnh Điện Biên …………………………………………………………………53
2.5.4 Đánh giá việc tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng Văn hóa ứng xử
cho cán bộ chiến sĩ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh
Điện Biên …………………………………………………………………………54
v
2.5.5 Đánh giá về công tác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng Văn hóa ứng xử cho
cán bộ chiến sĩ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh
Điện Biên …………………………………………………………………………56
2.5.6 Đánh giá về công tác giám sát, kiểm tra hoạt động bồi dưỡng Văn hóa
ứng xử cho cán bộ chiến sĩ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công
an tỉnh Điện Biên …………………………………………………………………57
2.6 Đánh giá chung về hoạt động bồi dƣỡng văn hóa ứng xử và quản lý
hoạt động bồi dƣỡng văn hóa ứng xử ………………………………………….58
2.6.1 Những thành công và thuận lợi ……………………………………...58
2.6.1.1 Những thành công …………………………………………………58
2.6.1.2 Những hạn chế …………………………………………………….59
2.6.2 Các nguyên nhân của các hạn chế trong hoạt động bồi dưỡng văn
hóa ứng xử ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện
Biên…....………………………………………………………………………...60
2.6.2.1 Các nguyên nhân khách quan …………………………………….60
2.6.2.2. Các nguyên nhân chủ quan ………………………………………..61
Kết luận chƣơng 2 ………………………………………………………..62
CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI
DƢỠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO CÁN BỘ CHIẾN SĨ Ở TRUNG TÂM
HUẤN LUYỆN VÀ BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG AN TỈNH ĐIỆN
BIÊN TRONG BỒI CẢNH HIỆN NAY
3.1 Các định hƣớng và nguyên tắc đề xuất biện pháp …………………63
3.1.1 Các định hướng chung ………………………………………………63
3.1.1.1 Định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục thường xuyên
trong lực lượng Công an nhân dân ……………………………………………….63
3.1.1.2 Hướng tới người học, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực của Công an tỉnh Điện Biên …………………………………………….64
3.1.2 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp …………………………………..64
3.1.2.1 Đảm bảo tính thực tiễn ……………...…………………………......65
3.1.2.2 Đảm bảo tính kế thừa, tính toàn diện, đồng bộ…………….....……65
vi
3.1.2.3 Đảm bảo tính mục tiêu của quá trình giáo dục……………..………66
3.1.2.4 Đảm bảo tính đặc thù của ngành công an……………..……………66
3.1.2.5 Đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, chất lượng ……………………67
3.1.2.6 Đảm bảo hoạt động bồi dưỡng văn hóa ứng xử gắn liền với ngăn
chặn và xóa bỏ các hiện tượng tiêu cực trong đơn vị ………………………….…67
3.2 Biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng văn hóa ứng xử cho cán bộ
chiến sĩ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dƣỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện
Biên…………………………………………………………………………….…68
3.2.1 Kế hoạch hóa nội dung bồi dưỡng phù hợp với tình hình của đơn vị ..
……………………………………………………………………………...70
3.2.2 Tổ chức phát triển môi trường thuận lợi cho dạy học và giáo dục, chỉ
đạo tạo động lực cho giáo viên và người học ham dạy, ham học ……………..…72
3.2.3 Chỉ đạo hoàn thiện các chuẩn mực trong văn hóa ứng xử ở trung tâm,
chỉ đạo tạo dựng văn hóa học hỏi, văn hóa chia sẻ ………………………………75
3.2.4 Tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động bồi dưỡng
văn hóa ứng xử và truyền thông các kết quả đạt được của trung tâm …………...77
3.2.5 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất để xây dựng môi trường xây dựng
cảnh quan văn hóa, khuôn viên của trung tâm xanh, sạch, đẹp …………………..78
3.2.6 Xây dựng cơ chế hợp tác tạo sự đồng thuận và phối hợp chặt chẽ các
lực lượng giáo dục của trung tâm và các đơn vị có liên quan trong hoạt động bồi
dưỡng văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp ………………………………………..79
3.3 Chu trình quản lý hoạt động bồi dƣỡng văn hóa ứng xử….……….80
3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp đối với công tác quản lý đào tạo...81
3.5 Khảo sát mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ……..82
3.5.1 Mục đích khảo nghiệm ………………………………………………82
3.5.2 Đối tượng khảo nghiệm ……………………………………………...82
3.5.3 Phương pháp khảo nghiệm ………………………………………..…82
3.5.4 Kết quả khảo nghiệm ………………………………………………..83
Kết luận chƣơng 3 ………………………………………………………..87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ………………………………………88
vii
1. Kết luận……………………………………………………………...…88
2. Khuyến nghị……………………………………………………………90
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………….…93
PHỤ LỤC
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1
Nhận thức của CBQL, GV, CBCS về Văn hóa ứng xử ở Trung
tâm HL&BDNV Công an tỉnh Điện Biên …………………… 34
Bảng 2.2
Nhận thức của học viên về Văn hóa ứng xử ở Trung tâm
HL&BDNV Công an tỉnh Điện Biên …………………………35
Bảng 2.3
Đánh giá của CBQL, GV, CBCS về nội dung hoạt động bồi
dưỡng văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp của cán bộ chiến sĩ ở
Trung tâm HL&BDNV Công an tỉnh Điện Biên ……………...36
Bảng 2.4
Đánh giá của CBQL, GV, CBCS về các mối quan hệ, ứng xử
giữa các thành viên trong trung tâm …………………………..38
Bảng 2.5
Tự đánh giá của học viên về mối quan hệ giữa CBQL, GV,
CBCS với học viên và giữa các học viên của trung tâm với
nhau …………………………………………………………...40
Bảng 2.6
Đánh giá của CBQL và giáo viên, cán bộ chiến sĩ về các nội dung bồi
dưỡng văn hóa ứng xử ở Trung tâm HL&BDNV Công an tỉnh Điện
Biên……...……………………………………………..……………41
Bảng 2.7
Đánh giá của học viên về các nội dung bồi dưỡng văn hóa ứng xử ở
Trung tâm HL&BDNV Công an tỉnh Điện Biên……..………….…42
Bảng 2.8
Nhận thức của CBQL và GV, CBCS về vai trò và mức độ thể hiện của
văn hóa ứng xử ở trung tâm ………………………………………...43
Bảng 2.9
Tự đánh giá của CBQL, GV, CBCS về thực hiện nề nếp hành chính,
nề nếp dạy học ở TTHL&BDNV Công an tỉnh Điện Biên ……….. 44
Bảng 2.10
Tự đánh giá của học viên về mức độ thực hiện nề nếp học tập, rèn
luyện …………………………………..……………………………46
Bảng 2.11 Thực trạng hoạt động bồi dưỡng văn hóa ứng xử ở Trung tâm
HL&BDNV Công an tỉnh Điện Biên ……………………………….48
Bảng 2.12 Nhận thức của CBQL, GV, CBCS về vai trò, mức độ cần thiết
của xây dựng, bồi dưỡng văn hóa ứng xử ở trung tâm ……… 50
ix
Bảng 2.13 Thực trạng nhận thức của học viên về vai trò, ý nghĩa của xây
dựng, bồi dưỡng văn hóa ứng xử tại trung tâm HL&BDNV Công
an tỉnh Điện Biên ……................................................................ 52
Bảng 2.14 Đánh giá của học viên về việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động
bồi dưỡng Văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp cho CBCS tại Trung
tâm HL&BDNV Công an tỉnh Điện Biên……...………………...… 53
Bảng 2.15
Đánh giá về thực trạng việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng Văn hóa
ứng xử , kỹ năng giao tiếp cho CBCS tại TTHL&BDNV Công an tỉnh
Điện Biên ………………….………………………………………....55
Bảng 2.16 Đánh giá của CBQL, GV, HV về thực trạng quản lý hoạt động bồi
dưỡng Văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp cho CBCS tại TT
HL&BDNV Công an tỉnh Điện Biên………………………………………56
Bảng 2.17
Đánh giá của GV và HV về công tác giám sát, kiểm tra hoạt động bồi
dưỡng Văn hóa ứng xử cho cán bộ chiến sĩ ở TTHL&BDNV Công an
tỉnh Điện Biên…………………………………………………………57
Bảng 3.1
Kết quả đánh giá về mức độ cấp thiết của những biện pháp ………83
Bảng 3.2
Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp ……………..…85
x
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ………………………65
Sơ đồ 1.2 Chu trình quản lý hoạt động bồi dưỡng văn hóa ứng xử …….80
Sơ đồ 1.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp ………………………...82
xi
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, của cộng đồng, thể hiện bề dày và
chiều sâu về trình độ phát triển của từng con người, của cả dân tộc, sự kết tinh
những giá trị tốt đẹp nhất giữa con người, xã hội và thiên nhiên. Văn hóa vừa là
cuộc sống tinh thần, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Là một bộ phận trong cộng đồng Việt Nam, người cán bộ chiến sĩ Công an
nhân dân luôn phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, gắn bó mật thiết với nhân
dân, với đồng chí, đồng đội, sống có nghĩa, có tình. Nhiều đồng chí đã không quản
ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ cuộc sống bình yên
và hạnh phúc cho nhân dân, được nhân dân tin yêu, cảm mến. Hoạt động của lực
lượng Công an nhân dân là hoạt động công khai, trực tiếp với nhân dân. Vì vậy,
giao tiếp ứng xử của lực lượng Công an nhân dân có tầm quan trọng đặc biệt, nó
tạo nên các mối quan hệ đẹp, có văn hóa, có đạo đức trong hoạt động nghiệp vụ
của mình. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân với nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn
xã hội luôn tiếp xúc với mặt trái, mặt tiêu cực của xã hội. Muốn thực hiện được tốt
nhiệm vụ của mình thì phải dựa vào nhân dân, nếu không biết dựa vào nhân dân thì
sẽ thất bại. Với đặc thù công việc như vậy nên ứng xử của người cán bộ, chiến sĩ
Công an nhân dân trong cuộc sống đời thường cũng như khi thực hiện nhiệm vụ có
vai trò hết sức quan trọng. Phạm vi ứng xử của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân
trên nhiều bình diện khác nhau vô cùng rộng lớn.
Thực tiễn công tác chiến đấu đã chứng minh rằng, khi thực hiện những nhiệm
vụ khó khăn phức tạp, nếu cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân biết ứng xử tốt, biết
tôn trọng nhân dân, biết vận động nhân dân, dựa vào nhân dân thì nhân dân giúp
đỡ hoàn thành nhiệm vụ.
Vì vậy, để phát triển nguồn nhân lực con người trong lực lượng Công an nhân
dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh - trật tự trong thời kỳ hội nhập kinh
tế quốc tế, đồng thời phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đòi
hỏi mỗi Cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân phải tự tu dưỡng rèn luyện đạo đức
cách mạng và ứng xử có văn hóa là mục tiêu cấp thiết hiện nay.
Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ (HL&BDNV) công an tỉnh
Điện Biên mới thành lập năm 2011 nên còn nhiều khó khăn, đội ngũ cán bộ quản
lý, nhân viên còn thiếu, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong khi số
1
lượng người học không ngừng được tăng lên. Quá trình hoạt động trung tâm còn ít
chú ý đến môi trường văn hoá ứng xử. Chưa phát huy hết những tác động của văn
hoá ứng xử đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách người học và tạo
điều kiện thuận lợi trong việc hỗ trợ giáo viên giảng dạy đạt chất lượng. Đồng thời
việc xây dựng nề nếp học tập, quản lý công tác tự học và thời gian biểu học tập của
người học cũng ít được chú trọng.
Với mục đích xây dựng văn hoá ứng xử, quản lý tốt hoạt động bồi dưỡng kỹ
năng giao tiếp cho cán bộ chiến sĩ nhằm tạo động lực cho hoạt động dạy học, hoạt
động giáo dục phát triển, tạo điều kiện cho người học hình thành và phát triển nhân
cách theo yêu cầu của xã hội và yêu cầu của nghề nghiệp tôi lựa chọn đề tài “Quản
lý hoạt động bồi dƣỡng Văn hoá ứng xử cho cán bộ chiến sỹ tại Trung tâm
huấn luyện và bồi dƣỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên” trong bối cảnh
hiện nay làm vấn đề nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp
của cán bộ chiến sĩ Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh
Điện Biên, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng giao
tiếp cho cán bộ chiến sĩ nhằm tạo môi trường và động lực nâng cao chất lượng huấn
luyện và bồi dưỡng của trung tâm, đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu.
Hoạt động bồi dưỡng Văn hoá ứng xử cho cán bộ và chiến sỹ Công an
3.2 Đối tƣợng nghiên cứu
Quản lý hoạt động bồi dưỡng Văn hoá ứng xử cho cán bộ chiến sĩ ở Trung
tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên
4. Giả thuyết khoa học
Văn hoá ứng xử ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả quản lý ở Trung tâm Huấn
luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ công an tỉnh với tư cách là một cơ sở giáo dục.
Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên đã quan
tâm xây dựng văn hóa ứng xử nhưng do mới được thành lập nên kết quả chưa thật
tốt như mục đích đặt ra. Nếu đề xuất được các biện pháp bồi dưỡng văn hóa ứng
xử phù hợp, tạo được môi trường làm việc và học tập hiệu quả thì sẽ góp phần
nâng cao chất lượng huấn luyện và bồi dưỡng của đơn vị.
2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về văn hóa ứng xử, bồi dưỡng văn hóa
ứng xử của lực lượng Công an nhân dân.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng bồi dưỡng văn hóa ứng xử, kỹ năng giao
tiếp của cán bộ chiến sĩ ở trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an
tỉnh Điện Biên
5.3. Đề xuất biện pháp bồi dưỡng văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp của cán
bộ chiến sĩ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện
Biên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của trung tâm
5.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác bồi dưỡng văn hóa ứng xử với tư cách là
một nội dung quản lý trong quá trình xây dựng và phát triển trung tâm, đáp ứng
yêu cầu đào tạo bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ cho lực lượng Công an của tỉnh Điện
Biên theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các tiêu chí văn hóa ứng xử: văn hóa quản lý,
văn hóa nề nếp hành chính, nề nếp học tập, kỹ năng giao tiếp của cán bộ, giảng viên,
học viên ở Trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên.
Các số liệu của trung tâm được sử dụng từ năm 2011 đến nay
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các văn bản tài liệu dựa trên
những quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định hiện hành của Bộ Bộ Công
an và Công an tỉnh Điện Biên về văn hóa ứng xử, kỹ năng giao tiếp.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát, tiếp cận hoạt động sinh hoạt, giảng dạy, học tập.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp đàm thoại
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Phương pháp thống kê
7.3. Phương pháp xử lý số liệu
3
8. Những đóng góp mới của đề tài
8.1. Về mặt lý luận
Làm phong phú thêm những vấn đề lý luận về văn hóa ứng xử và ứng dụng các
lý luận này trong tổ chức quản lý hoạt động bồi dưỡng văn hóa ứng xử ở Trung tâm
Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Bộ công an với tư cách là một cơ sở giáo dục đặc
biệt của ngành Công an.
8.2. Về mặt thực tiễn
Làm rõ thực trạng văn hóa ứng xử và thực trạng tổ chức quản lý hoạt động bồi
dưỡng văn hóa ứng xử ở Trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an
tỉnh Điện Biên và đề xuất được các biện pháp tổ chức quản lý hoạt động bồi dưỡng
văn hóa ứng xử của trung tâm.
9. Cấu trúc luận văn
* Mở đầu.
* Nội dung và kết quả nghiên cứu: Gồm 3 chƣơng
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng Văn hoá ứng xử
cho cán bộ chiến sỹ Công an.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng Văn hoá ứng xử ở trung
tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện Biên
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng Văn hoá ứng xử cho Cán
bộ chiến sỹ ở Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Điện
Biên trong bối cảnh hiện nay.
* Kết luận và khuyến nghị
* Tài liệu tham khảo
* Các phụ lục
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG VĂN HÓA
ỨNG XỬ CHO CÁN BỘ CHIẾN SỸ CÔNG AN
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các vấn đề về văn hóa ứng xử của lực lƣợng Công an nhân dân
Văn hóa ứng xử là thái độ, hành vi con người và cộng đồng để xử lý một cách
hợp lý các mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiên nhiên và
với chính bản thân mình. Đối với lực lượng CAND, sau 70 năm xây dựng, chiến đấu
và trưởng thành, dưới ánh sáng đường lối văn hóa mới của Đảng và tư tương, tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, công tác văn hóa trong CAND đã dành được nhiều kết
quả, đóng góp quan trọng và nhiệm vụ xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững
mạnh.
Công an nhân dân là lực lượng vũ trang trọng yếu có nhiệm vụ chính là bảo
vệ Đảng, bảo vệ chính quyền và nhân dân. Cán bộ Công an nhân dân không chỉ là
lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mà còn trong
công tác xây dựng lối sống văn hóa, văn minh, đại diện cho nhân dân Việt Nam.
Bác Hồ đã dạy: “Công an của ta là Công an nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ,
dựa vào dân mà làm việc…”. Câu nói đó của Bác đã chỉ ra bản chất, đối tượng
phục vụ, phương pháp làm việc của Công an nhân dân. Đó cũng đồng thời là điều
kiện quyết định phong cách làm việc, thái độ ứng xử của cán bộ, chiến sĩ CAND
khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Cán bộ, chiến sĩ CAND ứng xử có văn hóa đầu
tiên phải là: “Kính trọng, lễ phép với nhân dân”. Nhân dân là đối tượng phục vụ
của công an, nếu công an không kính trọng, lễ phép với dân thì không những công
an đã bất nhã, vô lễ mà công an đã xa rời mục tiêu, đối tượng phục vụ. Thực tiễn
lịch sử đã chứng minh, nếu xa rời nhân dân là công an bị cô lập và thất bại.
Khi đến thăm và nói chuyện với lớp Công an trung cấp khóa II tại trường Công
an Trung ương năm 1951, Bác đã căn dặn: “Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành
công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn
toàn”. Lời nói của Bác đã giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhận thức sâu sắc vai
trò của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống tội phạm bảo vệ an ninh trật tự xã hội.
Ứng xử có văn hóa của cán bộ, chiến sĩ công an không phải cái gì xa lạ mà
chính là: Luôn tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân; chấp hành nghiêm túc đường lối
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và phát huy quyền làm
chủ của nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân; kính trọng, lễ phép với nhân dân;
5
thân ái giúp đỡ đồng sự. Thực hành tốt những nội dung trên thực chất là cán bộ,
chiến sĩ CAND đã ứng xử có văn hóa, hành động ngược lại có nghĩa là công an
chưa ứng xử có văn hóa.
Văn hóa ứng xử của lực lượng Công an nhân dân bao gồm các hành vi giao
tiếp ứng xử trong văn hóa chính trị; ứng xử đối với bản thân; ứng xử, giao tiếp đối
với đồng chí, đồng đội; ứng xử đối với nhân dân trong công tác và trong đời sống
sinh hoạt và ứng xử văn hóa trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Trong các hành vi ứng xử văn hóa được xem xét đối với người cán bộ chiến sĩ
Công an nhân dân, ứng xử văn hóa đối với nhân dân được coi là nền tảng cơ bản
cũng như mục tiêu sâu xa mà hoạt động ứng xử này cần hướng tới.
Văn hóa ứng xử của cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân chính là: Luôn tự tu
dưỡng, rèn luyện bản thân; chấp hành nghiêm túc đường lối chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, hết lòng
phục vụ nhân dân; kính trọng, lễ phép với nhân dân; thân ái giúp đỡ đồng sự, cương
quyết, khôn khéo trong đấu tranh với các loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật
khác.
Mỗi cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân sống tốt, sống đẹp, sống hòa thuận,
sống nhân ái, thủy chung... Khi sống có văn hóa thì tất yếu sự ứng xử của mỗi cán
bộ, chiến sĩ Công an nhân dân sẽ chứa đựng tính văn hóa, đồng thời cũng mang
tính nhân văn cao cả.
Mục đích sâu xa nhất của lối sống, văn hóa ứng xử của cán bộ chiến sỹ
Công an nhân dân chính là để phục vụ nhân dân tốt hơn. Ứng xử có văn hóa của
người Công an nhân dân thể hiện phẩm chất nhân văn sáng ngời của người chiến sĩ
Công an nhân dân, là văn hóa cao nhất trong văn hóa ứng xử. Theo đó, xây dựng
phong cách văn hóa ứng xử của cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân vì nhân dân
phục vụ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của lực lượng nòng cốt bảo vệ nhân dân
này.
1.1.2 Xây dựng văn hóa ứng xử của lực lƣợng Công an nhân dân
Xây dựng văn hóa ứng xử của lực lượng Công an nhân dân là nền tảng cơ sở
để xây dựng một lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, kiên quyết
chống tham nhũng, tiêu cực, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân
dân.
Thực tế hai cuộc cách mạng cũng như lịch sử dựng nước của Việt Nam sau
đó đã chứng minh điều này. Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ của
6
dân tộc, lực lượng Công an nhân dân luôn gắn bó với nhân dân, được sự che chở
đùm bọc của nhân dân, không ngại hy sinh gian khổ, hết lòng hết sức phục vụ nhân
dân, nhiều đồng chí trong đó đã hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong
thời kỳ xây dựng đất nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, cuộc chiến đấu chống tội
phạm cũng không kém phần gay go, quyết liệt. Từ đó, xây dựng văn hóa ứng xử
trong lực lượng Công an nhân dân là một quá trình phức tạp và cần nhiều sự nỗ lực
của các cán bộ chiến sỹ hơn. Nhiều cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân đã hy sinh
xương máu, đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh và xây dựng hình tượng văn hóa
Công an nhân dân, tiêu biểu như các anh hùng liệt sỹ Khoàng Văn Tấm,
PhạmThanh Bình, Hà Ngọc Thao, Phạm Văn Cường… Ngày nay, đất nước đang
trên đà hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình trong nước cũng như quốc tế ngày càng
có nhiều biến đổi phức tạp. Lúc này, lực lượng Công an nhân dân phải đổi mới nội
dung, phương pháp, biện pháp công tác, gắn bó chặt chẽ với nhân dân. Đạo đức,
lối ứng xử văn hóa cần được coi trọng hơn bao giờ hết. Xây dựng lực lượng Công
an nhân dân trong sạch, vững mạnh, kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, chống
lợi dụng chức trách nghề nghiệp, không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ
về mọi mặt để đáp ứng quá trình xây dựng văn hóa ứng xử nói chung và yêu cầu
nhiệm vụ ngày càng lớn. Đã có rất nhiều cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân có lối
sống đẹp, ứng xử chuẩn mực với nhân dân, chăm lo cho quyền lợi của nhân dân,
được nhân dân tin yêu, quý trọng. Tuy nhiên, một số cán bộ, chiến sĩ Công an nhân
dân vẫn có những hành vi chưa thực sự vì dân, có những hành động thiếu văn hóa,
thiếu lịch sự, thô lỗ với nhân dân, chưa kính trọng, lễ phép với nhân dân.
Chính vì vậy, xây dựng văn hóa ứng xử, có lối sống đẹp, lối ứng xử có văn
hóa là một nhiệm vụ không chỉ tồn tại trong thời chiến mà còn thực sự cấp thiết
trong thời bình như hiện nay. Hoạt động này là một quá trình vừa đòi hòi sự nỗ lực
phấn đấu của bản thân người cán bộ chiến sỹ, vừa đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ,
đúng đắn của lãnh đạo các cấp. Quản lý hoạt động bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho
đội ngũ cán bộ Công an nhân dân lúc này giữ vai trò định hướng, làm nền tảng cơ
bản cho sự phát triển mạnh mẽ của ý thức tự nâng cao bản lĩnh cá nhân và là chuẩn
mực của một đội ngũ cán bộ nòng cốt vì nhân dân phục vụ.
1.1.3 Quản lý hoạt động bồi dƣỡng văn hóa ứng xử cho cán bộ chiến sỹ
Công an nhân dân
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, lực lượng Công an
nhân dân đang dần hoàn thiện về cả chất và lượng. Trong đó, quản lý hoạt động
7
bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân hiện nay thể hiện
sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo đối với công tác này.
Công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng, văn hóa giao tiếp ứng xử tác động trực
tiếp đến tâm tư, tình cảm cũng như chất lượng tinh thần của người chiến sỹ Công
an. Từ đó, quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng lực lượng Công
an nhân dân hoàn thiện cả chất và lượng. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác
quản lý, bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân, ngay từ
những năm đầu thành lập lực lượng này đến nay (19/8/1945 - nay), Đảng và Nhà
nước đã thường xuyên chỉ đạo các chi bộ, đảng bộ và các đơn vị khác thực hiện
triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của ngành. Trong thư gửi đồng chí
Hoàng Mai - Giám đốc công an khu 12 ngày 11/3/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
căn dặn lực lượng công an 6 điều: “Đối với tự mình, phải Cần, kiệm, liêm chính;
Đối với đồng sự phải: thân ái, giúp đỡ;
Đối với Chính phủ phải: tuyệt đối trung thành;
Đối với nhân dân phải: kính trọng, lễ phép;
Đối với công việc phải: tận tụy;
Đối với địch phải: cương quyết, khôn khéo”.
Cụ thể hóa lời dạy của Bác, căn cứ vào tình hình thực tiễn, lực lượng
CAND đã ban hành Quyết định Quy định về quy tắc ứng xử của sĩ quan, hạ
sĩ quan CBCS Công an nhân dân, Điều lệnh CAND…. Đó là những văn bản
mang tính pháp quy mà mỗi CBCS CAND khi mang trên mình bộ trang
phục đặc trưng của ngành, công tác trong ngành đều tuân thủ một cách
nghiêm túc. Công tác này đã và đang được thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo, triển
khai một cách đồng bộ, có hiệu quả, song song với nhiệm vụ nâng cao
nghiệp vụ của các cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân.
Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng văn hóa ứng xử cho cán bộ chiến sỹ
Công an nhân dân bao gồm một số nội dung cơ bản như: Cấp Lãnh đạo cần nhận
thức đầy đủ, thực hiện đồng bộ nội dung công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng văn
hóa ứng xử ở mọi mặt của cán bộ chiến sỹ; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng
sinh hoạt chính trị, làm cho các cán bộ, chiến sỹ nắm vững và quán triệt sâu sắc
các Nghị quyết của Đảng và thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh “vì nhân dân mà
phục vụ”; chú trọng bồi dưỡng các kỹ năng và xử lý tình huống, nâng cao kỹ năng
sống, đào tạo bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là các vùng giáp biên giới;
tăng cường quản lý, nắm bắt, quan tâm cán bộ chiến sỹ về tư tưởng, các mối quan
8
hệ, sinh hoạt, chủ động phát hiện, uốn nắn những biểu hiện sai lệch trong ứng xử
văn hóa và rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống, đẩy mạnh các hoạt
động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu kết nghĩa… trong lực lượng
Công an nhân dân và với nhân dân; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của
cán bộ chiến sỹ, chủ động, cởi mở, đoàn kết, công tâm…; tăng cường đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, tâm
huyết, có năng lực và trình độ chuyên môn; có chế độ chính sách đãi ngộ đảm bảo
đời sống của cán bộ chiến sỹ; đưa ra những định hướng, chuẩn mực cơ bản trong
văn hóa ứng xử đối với các cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân.
Có thể nói, đây chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá
trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng, nâng cao năng lực lãnh đạo,
quản lý của Đảng; hoàn thiện toàn diện lực lượng Công an nhân dân, gia tăng sức
chiến đấu của lực lượng này cũng như tăng cường khả năng phục vụ nhân dân “Vì
nhân dân mà phục vụ.”
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
Đã có một số chuyên khảo, đề tài thạc sỹ nghiên cứu vấn đề văn hóa
ứng xử. Tuy nhiên, những chuyên khảo, đề tài này phần lớn hướng vào nhà trường
phổ thông, đại học cho học sinh, sinh viên. Còn rất ít chuyên khảo, tài liệu cho
ngành công an. Để vận dụng lý luận về công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng văn
hóa ứng xử cho cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân, Luận văn sẽ làm rõ một số khái
niệm bao quát đề tài như: Văn hóa, Văn hóa ứng xử; Hoạt động bồi dưỡng; Quản
lý và quản lý hoạt động bồi dưỡng, thực hiện quản lý hoạt động bồi dưỡng văn hóa
ứng xử.
1.2.1 Văn hóa và văn hóa ứng xử
1.2.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa, trong chữ Hán là 文化, nghĩa gốc là “văn trị” và “giáo hóa”; theo
ngôn ngữ phương Tây, là culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, Kultur trong tiếng
Đức, có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Cultus”, với hai nghĩa: (1) giữ gìn, chăm sóc,
tạo dựng trong trồng trọt và (2) cầu cúng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là gieo
trồng ruộng đất và cultus Animi là gieo trồng tinh thần hay là sự giáo dục bồi
dưỡng tâm hồn con người; trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa phổ
thông chỉ “học thức, lối sống”; theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển
của một giai đoạn.
9
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Mỗi định nghĩa phản ảnh một
cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Định nghĩa văn hóa được đề cập đến trong
nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học, văn hóa học, xã hội
học… Nhà xã hội học người Mỹ William Isaac Thomas (1863 – 1947) định nghĩa
văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết chế,
tập tục, phản ứng cư xử…). Theo tâm lý học, văn hóa lại là tổng thể những thích
nghi của con người với các điều kiện sống của chính họ như văn hóa, hay văn
minh… Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ
thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa.
Văn hóa cũng được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, văn
hóa bao gồm tất cả những sản phẩm tinh vi, hiện đại, tín ngưỡng, phong tục…
Theo Đại Từ điển tiếng Việt của Trung tâm ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam – Bộ
Giáo dục và Đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, thì văn hóa là những giá trị vật
chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng
đã đề cập đến khái niệm văn hóa ở dạng thức rộng của vấn đề. Vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công
cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.” Theo đó, văn hóa sẽ bao gồm
toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra. Hay, văn hóa là tổng thể
những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách
của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội (Bản tuyên bố về những
chính sách văn hóa tại Hội nghị quốc tế do UNESCO (United Nations Educational,
Scientific and Cultural Organization) chủ trì từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 6 tháng 8
năm 1982 tại Mexico). Theo nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo chiều sâu hoặc
chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn
hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hóa, văn hóa nghệ
thuật…). Giới hạn theo chiều rộng, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị đặc thù
của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ…). Giới hạn theo thời gian,
văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hoá Hoà Bình,
văn hoá Đông Sơn…)… Tác giả Nguyễn Đức Từ Chi, văn hóa là kiến thức của
người và xã hội (xét từ góc nhìn báo chí).
Xét theo cách thức, văn hóa được phân chia thành hai loại – định nghĩa miêu
tả và định nghĩa nêu đặc trưng. Về miêu tả, loại định nghĩa này liệt kê các thành tố
của văn hóa, chẳng hạn như theo tác giả E.B.tylor (1871), văn hóa là một phức thể
10
bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi
khả năng và thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội đã đạt
được.” Về đặc trưng, có ba loại khuynh hướng lớn đề cập tới khái niệm văn hóa,
bao gồm: (1) khuynh hướng thứ nhất coi văn hóa là những kết quả (sản phẩm) nhất
định, đó có thể là những giá trị, những truyền thống, những nếp sống, những chuẩn
mực, những tư tưởng, những thiết chế xã hội, những biểu trưng, ký hiệu, những
thông tin… mà cộng đồng đã sáng tạo, kế thừa, và tích lũy; (2) khuynh hướng thứ
hai xem văn hóa như những quá trình, đó có thể là những hoạt động sáng tạo, những
công nghệ, những qui trình, những phương thức tồn tại, sinh sống và phát triển, cách
thức thích ứng với môi trường, phương thức ứng xử với con người…; (3) khuynh
hướng thứ ba xem văn hóa như những quan hệ, những cấu trúc… giữa các giá trị,
giữa con người với đồng loại và muôn loại. Tuy nhiên, dù theo khuynh hướng nào,
các định nghĩa về văn hóa đều khẳng định và thừa nhận mối liên hệ mật thiết giữa
văn hóa với con người.
Nhìn chung, văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong quá trình
lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường
(môi tự nhiên và xã hội) xung quanh và tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn
hóa mà con người trở nên khác biệt so với các loài động vật khác; và do được chi
phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc
người sẽ có những đặc trưng riêng.i Văn hóa thể hiện khát vọng của con người
hướng về Chân - Thiện - Mỹ.
1.2.1.2. Khái niệm ứng xử
Ứng xử là từ ghép gồm hai từ “Ứng” và “Xử.” “Ứng” là ứng đối, ứng phó.
“Xử” là xử thế, xử lý, xử sự…
Ứng xử là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại, thể hiện thái độ, hành
động thích hợp trước những việc có quan hệ giữa mình với người khác biết cách
ứng xử. Hay, ứng xử là phản ứng của con người đối với sự tác động của người
khác đến mình trong những tình huống cụ thể nhất định. Hành vi này là phản ứng
có lựa chọn tính toán, là cách nói năng tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân
cách của mỗi người nhằm đạt kết quả cao nhất trong giao tiếp.
Người Việt Nam có những đặc trưng ứng xử riêng biệt, mang đặc điểm Á
Đông của một nền văn hóa thuộc khu vực Đông Nam châu Á. Người Việt ứng xử
duy tình (nặng về tình cảm). Đây là đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp lúa
nước, làng nghề thôn dã. Người Việt trọng tình anh em, họ hàng, tình làng nghĩa
11
xóm. Điều này trái ngược với người phương Tây khi họ xem trọng tính duy lý, văn
minh, du mục.
Nhìn chung, ứng xử là có thái độ, hành động, lời nói thích hợp trong việc xử
sự, là cách xử sự trong việc cư xử hoặc là chưa biết cách xử sự. Ứng xử văn hóa là
những tình huống ứng xử theo định hướng (có) văn hóa. Thuật ngữ “văn hóa” đặt
trước “ứng xử” có nghĩa tô đậm thêm chiều cao phẩm chất, chiều rộng quan hệ của
người ứng xử.
1.2.1.3. Khái niệm Văn hóa ứng xử
Văn hóa ứng xử là thế xử sự, là sự thể hiện triết lý sống, các lối sống, lối suy
nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người trong việc ứng xử và giải quyết
những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội từ vi mô (gia đình) đến
vĩ mô (nhân gian). Văn hóa ứng xử là khía cạnh giá trị mang yếu tố tích cực, được
chắt lọc thành các kinh nghiệm, qui tắc xã hội, chuẩn mực đạo đức thể hiện ở các
tình huống ứng xử văn hóa trong đời sống của một cộng đồng, dân tộc. Ứng xử là
một vấn đề được mọi người trong cộng đồng, xã hội quan tâm. Ứng xử thể hiện
nghệ thuật sống của cá nhân, phản ánh phong tục, trình độ văn hóa, đặc trưng dân
tộc và thời đại. Hành vi này mang tính chất tình huống. Khi giao tiếp, nhiều tình
huống cần phải ứng xử, thì văn hóa ứng xử sẽ là nội lực để chỉ ra cách ứng xử có
văn hóa.
Văn hóa ứng xử được hình thành từ khi văn minh phát triển ở một cấp độ
nào đó nhằm diễn đạt cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên, đối với xã
hội và đối với chính mình. Văn hóa ứng xử phải được nhìn nhận từ ít nhất dưới
bốn khía cạnh của con người: (1) quan hệ với tự nhiên, (2) quan hệ với xã hội, (3)
quan hệ với chính mình, (4) quan hệ với tổ tiên và con cháu mai sau. Con người
thường xuyên thực hiện các quá trình giao tiếp ứng xử trong cuộc sống hàng ngày.
Để có thể thực hiện giao tiếp ứng xử tốt trong cuộc sống, con người thực hiện theo
một số nguyên tắc đơn giản như: quan sát đối tượng (chú ý đến khuôn mặt, ánh
mắt, dáng người, cách ngồi, cử chỉ, điệu bộ…), định hướng vào đối tượng giao tiếp
(sẽ có phản ứng như thế nào trong suốt quá trình giao tiếp), tôn trọng nhân cách
của người khác… Nói cách khác, văn hóa ứng xử gồm có: biết thừa nhận, lắng
nghe ý kiến của mọi người, để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, tạo ra sự đồng cảm và
niềm tin ở mọi người, sau đó tìm điểm chung để duy trì và phát triển mối quan hệ
theo chiều hướng tốt đẹp.
Có thể nói, văn hóa ứng xử có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống.
Sự phát triển của một cộng đồng không chỉ được thực hiện trong quan hệ với môi
12