Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

238. ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ, SÁNG TẠO LÀ QUAN ĐIỂM NHẤT QUÁN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG SUỐT QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.22 KB, 16 trang )

Để nhận tài liệu liên hệ: Zalo 0978494441

TÀI LIỆU

ĐỘC
ĐỘC LẬP,
LẬP, TỰ
TỰ CHỦ,
CHỦ, SÁNG
SÁNG TẠO
TẠO LÀ
LÀ QUAN
QUAN ĐIỂM
ĐIỂM NHẤT
NHẤT QUÁN
QUÁN CỦA
CỦAĐẢNG
ĐẢNG
CỘNG
CỘNG SẢN
SẢN VIỆT
VIỆT NAM
NAM TRONG
TRONG SUỐT
SUỐT QUÁ
QUÁ TRÌNH
TRÌNH LÃNH
LÃNH ĐẠO
ĐẠO CÁCH
CÁCH
MẠNG


MẠNG VIỆT
VIỆT NAM
NAM


Hà Nội
Nội -- 2021
2021


2

MỞ ĐẦU
Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng sâu sắc, triệt để, toàn diện nhất trong
lịch sử do giai cấp vô sản lãnh đạo, nhằm lật đổ chủ nghĩa tư bản, xố bỏ chế độ
người bóc lột người, xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp: Xã hội – xã hội chủ nghĩa. Do
đó, địi hỏi độc lập, tự chủ, sáng tạo rất cao. Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra rằng: Giai
cấp vơ sản phải tự mình lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản, xây dựng chính quyền
của giai cấp vơ sản. Như vậy độc lập, tự chủ là yêu cầu tất yếu khách quan của cách
mạng vô sản. Khi bàn về độc lập, tự chủ C.Mác đã chỉ ra: Sự nghiệp con người phải
do chính con người tự giải phóng lấy.
Đảng cộng sản Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn
luyện. Từ ngày thành lập đến nay Đảng ta luôn luôn nhất quán quan điểm độc lập, tự
chủ, sáng tạo. Đây là quan điểm xuyên suốt, là vấn đề quan trọng bảo đảm cho Đảng
ta luôn luôn vững vàng trong mọi hoàn cảnh, sáng suốt lãnh đạo cách mạng nước ta
vượt qua mọi khó khăn, thử thách đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác. Trong suốt q trình lịch sử, Đảng ta ln nêu cao tinh thần độc lập,
tự chủ, sáng tạo trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, kế thừa tinh hoa văn hoá nhân
loại, tryền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, biết tiếp thu, chọn lọc kinh nghiệm
của cách mạng thế giới, để đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, lãnh đạo nhân dân ta

đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Với tinh thần: Lấy sức ta đề giải phóng cho ta
trong xây dựng đường lối cách mạng, cũng như trong quá trình lãnh đạo cách mạng
Đảng ta luôn nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo. Nắm vững và vận dụng sáng
tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm cách mạng thế giới,
nhưng không rập khuôn, máy móc, khơng chịu sự áp đặt của bất cứ lực lượng nào.
Độc lập, tự chủ, sáng tạo là quan điểm xuyên suốt của Đảng ta được thể hiện trên tất
cả các lĩnh vực, các nội dung. Nhưng trong phạm vi bài viết này tác giả xin trình bày
một số nội dung cơ bản sau:


3

1. Độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc Đảng xác định đường lối cách
mạng Việt Nam đúng đắn.
Đường lối là cơ sở, nền tảng cho mọi hoạt động của Đảng, là vấn đề cốt yếu,
cơ bản của Đảng, có đường lối đúng mới bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng dành thắng
lợi.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng, chỉ có sự lãnh đạo đúng
đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, với đường lối độc lập, tự chủ, sáng tạo tìm ra con
đường đi thích hợp trong từng giai đoạn cách mạng, với mục tiêu bất di bất dịch là
độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Đó là sự lựa chọn của tồn Đảng, tồn dân, tồn
qn ta, sự lựa chọn của lịch sử, khơng do một ai áp đặt. Kiên định với con đường đó,
dân tộc Việt Nam mới đứng vững, chiến thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ; đồng
thời, giành được nhiều thành tựu trong 20 năm đổi mới, được bạn bè trên thế giới
đánh giá cao. Ngược lại, cũng có lúc do Đảng ta không phát huy được tinh thần độc
lập, tự chủ, sáng tạo, tự lực tự cường trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, rập
khn, máy móc mơ hình của nước ngồi thì lúc đó, thời điểm đó đất nước rơi vào
tình trạng khó khăn, lâm vào khủng hoảng…
Vì vậy, chỉ trên cơ sở độc lập, tự chủ, sáng tạo, tự lực tự cường tìm ra con
đường đúng đắn; kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, Đảng cộng sản

Việt Nam mới lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đúng hướng, vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Để xác định con đường đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam,
là một quá trình nghiên cứu, tìm tịi độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng ta. Q trình
đó được thể hiện trên các nội dung cơ bản là:
- Xác định đường lối giữ nước và giải phóng dân tộc trong những
năm 1945-1975
Từ Hội nghị toàn quốc ở Tân Trào (13/8/1945), Đảng ta đã xác định được con
đường giữ nước cho dân tộc, gồm 10 chính sách lớn. Trong đó, chính sách đối ngoại


4

căn bản của ta là thêm bạn bớt thù; hết sức tránh trường hợp một mình phải đối phó
với nhiều kẻ thù cùng một lúc; tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của Liên Xơ và
các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Đảng đã khẳng định được nguyên tắc: phát huy
tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo để tiến hành giữ nước. Như Hồ Chí Minh đã nói:
đem sức ta giải phóng cho ta; chỉ có độc lập, tự chủ, sáng tạo mới quyết định thắng
lợi của cách mạng.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:
Khi thực dân Pháp đánh chiếm Nam Bộ. Hồ Chí Minh đã kêu gọi: “Tồn thể
dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để
giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”1 Trong suốt chín năm kháng chiến chống thực
dân Pháp, tinh thần ấy được thể hiện rõ nét: kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài,
dựa vào sức mình là chính; vừa kháng chiến vừa kiến quốc, xây dựng lực lượng.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đặt ra nhiều câu hỏi cần phải giải đáp:
Cách mạng miền Nam có trường kỳ mai phục hay làm tiếp ngay trong cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân; cách mạng miền Nam phải tiến hành bằng con đường nào;
làm thế nào giữ được hồ bình ở miền Bắc vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh thống nhất ở
miền Nam mà không gây ra nguy cơ chiến tranh thế giới lần thứ ba; cách mạng miền

Bắc chờ cách mạng miền Nam thắng lợi rồi cùng đi lên CNXH, hay vẫn tiến hành
xây dựng CNXH trên miền Bắc ? Những câu hỏi đó không thể trả lời ngay được, mà
phải trải qua quá trình cân nhắc, tìm tịi trong thực tiễn và được thể hiện ở các Hội
nghị Trung ương, đó là:
Thực hiện toàn quốc kháng chiến, cả nước đánh Mỹ; đồng thời, tiến hành hai
chiến lược cách mạng nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc.
Dùng sức mạnh tổng hợp, chiến tranh toàn dân, toàn diện, lựa chọn phương
thức tiến hành thích hợp cho tồn bộ cuộc chiến tranh và từng thời kỳ. Đại hội IV của
Đảng đã tổng kết trên 9 vấn đề có tính quy luật. Trong đó, nét đặc sắc, nổi bật là, phải
1

Hồ Chí Minh, tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2000, tập 3


5

luôn luôn sử dụng hai lực lượng: quân sự và chính trị, hai hình thức đấu tranh: đấu
tranh qn sự và đấu tranh chính trị; tiến hành đấu tranh quân sự song song với đấu
tranh chính trị trong chiến tranh cách mạng, nhưng không nhất loạt ngang nhau và
được vận dụng sáng tạo trên từng vùng chiến lược để có hình thức, lực lượng qn sự
hay chính trị cho thích hợp. Vùng rừng núi, đấu tranh quân sự là chủ yếu, đấu tranh
chính trị là hỗ trợ; vùng nơng thơn, đồng bằng, do tương quan lực lượng giữa ta và
địch ngang nhau nên Đảng ta vận dụng đấu tranh quân sự song song với đấu tranh
chính trị; vùng thành thị, đấu tranh chính trị là chủ yếu, đấu tranh quân sự hỗ trợ cho
quần chúng nổi dậy.
Đây là những vấn đề phản ánh tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng trong
lãnh đạo đấu tranh cách mạng, đưa cách mạng đi đến thành cơng. Đồng chí Lê Duẩn
đã nói: Sau đường lối và phương pháp cách mạng thì địi hỏi tư duy, sáng tạo nhiều
nhất, nếu khơng huy động được sự sáng tạo thì cách mạng khơng thể thắng được.
Cùng với những nét sáng tạo ở trên, Đảng ta đã thực hiện được ba tầng mặt

trận trong chống đế quốc Mỹ xâm lược, đó là: Mặt trận thống nhất trong nước, Mặt
trận liên minh ba nước Đông Dương, Mặt trận của nhân dân thế giới đoàn kết với
Việt Nam. Trong đó, Mặt trận của nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế
quốc Mỹ đã thu hút được lực lượng to lớn ủng hộ cách mạng Việt Nam, gây tiếng
vang lớn phản đối chiến tranh, bảo vệ hồ bình thế giới. Qua đó cho thấy, Đảng đã
phát huy tối đa sức mạnh trong nước và sức mạnh thời đại, giải quyết hài hòa giữa
sức mạnh bên trong với sức mạnh bên ngồi, trong đó sức mạnh bên trong là chủ
yếu, quyết định; độc lập, tự chủ, sáng tạo, tự lực tự cường nhưng không bài ngoại.
Đảng ta đã được xây dựng ngang tầm đòi hỏi sự nghiệp chống Mỹ cứu nước,
nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Nhờ có sự lãnh đạo tài tình,
đúng đắn của Đảng mà cách mạng miền Nam không những không bị tan rã bởi luật
10/59 của Diệm. Đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng được cài cắm sau Hiệp định
Giơnevơ đã hoạt động có hiệu quả. Các tổ chức cơ sở đảng được củng cố, kiện toàn,


6

làm nịng cốt cho tồn dân đánh giặc. Đây cũng là một nét thể hiện tư duy độc lập, tự
chủ, sáng tạo của Đảng ta, khác với Đảng dân chủ nhân dân Triều Tiên lúc bấy giờ,
cùng có điều kiện, hồn cảnh như Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng có lúc, có thời điểm, chúng ta đã quá hữu khuynh, chỉ nhấn
mạnh đấu tranh chính trị, coi nhẹ hình thức qn sự; hoặc mắc phải bệnh dập khn,
máy móc, bê ngun xi nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành cải cách ruộng đất
của Trung Quốc vào Việt Nam không phù hợp, nên đã dẫn đến những sai lầm khơng
đáng có.
Có thể nói trong giai đoạn 1954-1975, tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, tự
lực tự cường của Đảng ta được phát triển lên một tầm cao mới trong hoạch định
đường lối, tìm ra con đường đi thích hợp cho hai miền Nam, Bắc và con đường
chung cho cách mạng Việt Nam nên đã đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ,
đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Để lãnh đạo đất nước thốt ra khó khăn, Đại hội VI (12/1986) của Đảng đã
chủ trương đổi mới toàn diện, từng bước đưa đất nước vượt qua khó khăn, kiên định
con đường đi lên CNXH và đã giành được nhiều kết quả quan trọng; không những
đưa nước ta vượt qua khỏi khủng hoảng mà còn phát triển đi lên, được bạn bè quốc tế
đánh giá cao. Đại hội IX đã tổng kết: “Công cuộc đổi mới xuất phát từ thực tiễn và
cuộc sống của xã hội Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm tốt của thế giới, không sao
chép bất cứ một mơ hình có sẵn nào”. Đó là là một thực tế khách quan, nhưng đã có
người với âm mưu xuyên tạc, cho rằng: Trong thời điểm đó, Việt Nam vẫn phát triển
bình thường, khơng có dấu hiệu gì về đổi mới, mà do sức ép cải tổ, cải cách của Liên
Xơ và Trung Quốc. Đó là quan điểm hết sức phản động nhằm đánh lừa dư luận.
Qua đó, thể hiện Đảng ta có một bản lĩnh chính trị vững vàng, độc lập, tự chủ,
sáng tạo; tư duy lí luận sắc sảo trên cơ sở vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đổi mới
nhưng không rơi vào vết xe đổ của các nước khác.


7

Để kịp thời định hướng nhận thức, tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn
quân, Đại hội lần thứ VII của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đã đánh dấu “quan niệm về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta có thể hình thành những
nét chủ yếu”. Cương lĩnh đã chỉ rõ 6 đặc trưng và 7 phương hướng về con đường đi
lên CNXH mà nhân dân ta cần xây dựng. Tổng kết thực hiện giai đoạn đầu của thời
kỳ quá độ, tại Đại hội IX, Đảng ta khẳng định: “Cương lĩnh là ngọn cờ chiến đấu vì
thắng lợi của sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam từng bước quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng ta hiện nay và những thập kỷ tới”.
Có thể nói, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng ta về CNXH đã được phát triển lên một
tầm cao mới và được khẳng định trên thực tế. Từ đây, nhân dân ta, đất nước ta đã có

một con đường rộng mở, đó là con đường đi lên CNXH, độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH. Đại hội VII kết luận: Cương lĩnh là ngọn cờ chiến đấu vì thắng lợi của cách
mạng Việt Nam từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, định hướng cho toàn bộ mọi
hoạt động của Đảng ta hiện nay và trong tương lai; tuy cịn nhiều khó khăn, thử
thách, nhưng đã tránh được mọi sự hoài nghi dao động và là vũ khí sắc bén đấu tranh
có hiệu quả với các quan điểm thù địch.
Hội nghị Đảng giữa nhiệm kỳ (khóa VII, 1/1994) đã tiếp tục làm sáng tỏ thêm
một số vấn đề quan trọng trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Hội nghị đã
xác định những chủ trương, giải pháp lớn để thực hiện Nghị quyết Đại hội VII. Vấn
đề quan trọng là, Hội nghị đã đi sâu phân tích thời cơ, thách thức và chỉ ra bốn nguy
cơ, trong đó có nguy cơ “chệch hướng xã hội chủ nghĩa”. Đồng thời, còn chỉ ra cho
đất nước ta đang ở vị trí nào, giai đoạn nào trong thời kỳ quá độ lên CNXH, tránh
được sự thỏa mãn dừng lại, hay “lạc quan tếu”. Đó là: “Mặc dù còn nhiều mặt yếu
kém phải khắc phục, những thành tựu quan trọng đã đạt được đã và đang tạo ra


8

những tiền đề đưa đất nước chuyển dần sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy tới
một bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Đại hội VIII của Đảng (6/1996) trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đã rút
ra kết luận: Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội và cơ bản hoàn thành
nhiệm vụ chặng đường đầu của thời kỳ quá độ, đất nước chuyển sang thời kỳ phát
triển mới - thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội nhận định: “Con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng xác định rõ hơn. Xét trên tổng thể,
việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng
đắn, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Tháng 4/2001 Đảng ta tiến hành Đại hội IX. Một trong những vấn đề rất quan
trọng là, Đại hội đã tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn về lí luận và thực tiễn con
đường đi lên CNXH ở nước ta trên một số nội dung cơ bản mà các Đại hội trước đây

chưa làm rõ. Đó là những nội dung: Về mục tiêu của cách mạng và lý tưởng của
Đảng. “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường
xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Về nội dung đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Đại hội đã chỉ
rõ: “Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện
thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng XHCN, khắc
phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp
bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những và hành động tiêu cực, sai
trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù
địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa
phồn vinh”. Cùng với những nội dung trên, Đại hội đã xác định động lực chủ yếu của
cách mạng, xác định mơ hình kinh tế tổng qt trong thời kỳ quá độ lên CNXH …
Sự khẳng định trên là hết sức quan trọng trong thời điểm hiện nay. Bởi, “Thế
kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi…Các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường
cuộc đấu tranh để lựa chọn và quyết định con đường phát triển của mình. Chủ nghĩa


9

xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và
thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Theo
quy luật tiến hóa của lịch sử, lồi người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”. Đại
hội tiếp tục khẳng định: “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” .
Những nội dung cơ bản trên được Đại hội IX làm sáng tỏ, bổ sung, hồn chỉnh
là những vấn đề về lí luận và thực tiễn rất quan trọng liên quan trực tiếp về con đường
đi lên CNXH ở nước ta trong thời kỳ quá độ. Đại hội đã cho chúng ta thấy rõ hơn tư
duy độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc tìm tịi, phát triển lí luận về thời kỳ q độ lên
CNXH trên cơ sở những nguyên lí của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam.

Quá độ đi lên CNXH được Đảng ta đề ra trong công cuộc đổi mới đã đem lại
những kết quả thành công rất quan trọng, nhưng “đất nước ta phải đối mặt với nhiều
thách thức” và bốn nguy cơ đang tồn tại. Với bản lĩnh của người cộng sản, với tinh
thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, tự lực tự cường; cùng với sức mạnh của khối “đại đoàn
kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa cơng nhân với nơng dân và trí thức do Đảng
lãnh đạo”. Chúng ta tin tưởng công cuộc đổi mới của đất nước sẽ đi đến thành công.
2. Ý nghĩa trong công cuộc đổi mới hiện nay
Công cuộc đổi mới do Đảng ta lãnh đạo đang trên đà phát triển, đẩy mạnh sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những thành tựu mà đất nước ta đạt
được trong 20 năm đổi mới vừa qua rất to lớn và có ý nghĩa quan trọng. “Tình hình
chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Mơi trường hồ bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và
những xu thế tích cực trên thế giới tạo điều kiện để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực
và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực. Đó là cơ hội lớn.
Đồng thời, đất nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức. Bốn nguy cơ mà
Đảng ta từng chỉ rõ - tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và
trên thế giới, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng và tệ quan liêu, “diễn


10

biến hồ bình” do các thế lực thù địch gây ra - đến nay vẫn còn tồn tại và diễn biến
phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào”. “Nhận thức
về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mới dừng lại ở những nét
khái qt chung; cịn khơng ít vấn đề cụ thể đặt ra từ thực tiễn chưa có lời giải đáp
hoặc giải đáp chưa đủ sức thuyết phục.
Nhiều cán bộ, đảng viên nhận thức về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh cịn giản đơn; hiểu biết về chủ nghĩa tư bản hiện đại chưa sâu sắc, phương
pháp tư duy chưa vươn tới tầm duy vật biện chứng, cịn dừng lại ở trình độ cảm tính,
ở chủ nghĩa kinh nghiệm”.
Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới,

đó là vấn đề có ý nghĩa sống cịn đối với Đảng và nhân dân ta. Vì vậy, chúng ta cần:
Một là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; đồng thời, Đảng phải có một
trình độ lí luận ngang tầm địi hỏi của cách mạng Việt Nam
Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam là tất yếu khách quan. Chỉ có sự lãnh đạo
của Đảng với đường lối đúng đắn thì mới phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn
kết toàn dân, cả trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và ngày nay là cách mạng
xã hội chủ nghĩa.
Để Đảng có đường lối đúng, nhất là trong cơng cuộc đổi mới, địi hỏi Đảng
phải có một trình độ lí luận ngang tầm. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin
và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Khơng có lí luận cách mệnh, thì khơng có
cách mệnh vận động …Đảng mà khơng có chủ nghĩa cũng như người khơng có trí
khơn, tàu khơng có bàn chỉ nam”.
Thực tiễn cách mạng thế giới và trong nước đã chứng minh tính tất yếu Đảng
phải lãnh đạo cách mạng và vận dụng sáng tạo lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin thì cách
mạng mới thành công. Các nước XHCN Đông Âu và Liên Xơ là ví dụ điển hình, do
từ bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng, từ bỏ lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin nên đã dẫn tới sự
sụp đổ.


11

Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước, cần
phải: Giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng, đây là vấn đề
có tính ngun tắc đối với tất cả các Đảng chân chính; bên cạnh đó, thường xun
nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất và năng lực của cán bộ, đảng viên của Đảng;
thường xuyên củng cố Đảng về tổ chức, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân
chủ; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng; do đó
cần tránh, bng lỏng vai trị lãnh đạo của Đảng, hoặc Đảng bao biện làm thay.
Để Đảng có một trình độ lí luận ngang tầm địi hỏi của cơng cuộc đổi mới, cần
phải: Mở rộng dân chủ, phát huy tự do tư tưởng, khai thác mọi tiềm năng sáng tạo

trong nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lí luận; đồng thời, giữ nghiêm kỷ cương trong
việc phổ biến kết quả nghiên cứu; bên cạnh đó, phải tích cực đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ tư tưởng lí luận của Đảng; thường xun đổi mới cơng tác giáo dục chính
trị tư tưởng cả trong Đảng và trong nhân dân; kiên quyết đấu tranh với những biểu
hiện và nhận thức sai trái, như: cán bộ đã được đào tạo lí luận cơ bản rồi thì khơng
cần bồi dưỡng thêm làm gì; hoặc lí luận khơng gắn với thực tiễn, nói khơng đi đơi với
làm.
Hai là: Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vững
định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới
Đây là vấn đề rất quan trọng quyết định sự thành bại của cách mạng XHCN ở
Việt Nam.
Đảng ta đã xác định, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng
tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động; đồng thời, bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ
ra tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ (khóa VII) vẫn nguyên giá trị, trong đó có nguy cơ
chệch hướng xã hội chủ nghĩa.
Tổng kết mười năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đại hội VIII của Đảng nhận
định: “Xét trên tổng thể, việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm
qua về cơ bản là đúng đắn, đúng định hướng XHCN, tuy trong quá trình thực hiện có


12

một số khuyết điểm, lệch lạc lớn và kéo dài dẫn đến chệch hướng ở lĩnh vực này hay
lĩnh vực khác, ở mức độ này hay mức độ khác”. Vì vậy, kiên định chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong q trình
đổi mới là vấn đề có tính ngun tắc, thể hiện bản lĩnh độc lập, tự chủ, sáng tạo, tự
lực tự cường của Đảng ta.
Để Đảng luôn kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cần:
Nắm chắc bản chất cách mạng khoa học và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể
của Việt Nam, không rập khn máy móc; đồng thời, phải biết chắt lọc, tiếp thu
những tinh hoa văn hoá của dân tộc, của nhân loại; kiên quyết đấu tranh chống các

luận điệu thù địch, bảo vệ sự trong sáng, đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Để giữ vững định hướng XHCN trong quá trình đổi mới, điều quan trọng
hàng đầu là Đảng phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa chiến lược và sách lược. Về chiến
lược, là phải giữ vững nguyên tắc, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.
Về sách lược, phải mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo, chủ động nắm bắt cái mới cái tiến
bộ; thận trọng giải quyết những vấn đề mới nảy sinh; nhưng không vi phạm nguyên
tắc, mục tiêu; nghĩa là “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, nhằm giữ vững ổn định chính trị,
tạo mơi trường hồ bình để đất nước phát triển.
Đảng khơng được sai lầm về đường lối; phải tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước bằng pháp luật; khai thác triệt để vai trị tích
cực đi đôi với khắc phục ngăn ngừa, hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị
trường theo định hướng XHCN; bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước
pháp luật của mọi doanh nghiệp và cá nhân, không phân biệt thành phần kinh tế;
đồng thời, phải giữ vững độc lập, chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trong
quan hệ kinh tế với bên ngoài.
Ba là: Đảng phải thường xuyên bám sát, nắm chắc thực tiễn thế giới và trong
nước để có đường lối lãnh đạo đúng đắn


13

Thực tiễn thế giới, trong nước luôn diễn ra sinh động, mau lẹ; nếu Đảng không
thường xuyên bám sát thực tiễn sẽ dẫn tới lạc hậu, xơ cứng, quan liêu trong hoạch
định đường lối.
Thực tiễn đường lối đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc và đường lối
đổi mới của Đảng được đều được xuất phát từ thực tiễn, chứ không do ý muốn chủ
quan của Đảng, nên đường lối đó ln đúng đắn.
Ngày nay, trước xu thế tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới; chủ nghĩa tư bản đã
có sự điều chỉnh thích nghi; Đảng ta chủ trương tiến hành kinh tế thị trường theo định

hướng XHCN …Vì vậy, Đảng cần phải thường xuyên bám sát thực tiễn để có đường
lối lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng.
Để bám sát và nắm chắc thực tiễn, trước hết, Đảng phải có hiểu bết sâu sắc về
lí luận, có tinh thần cách mạng; đứng vững trên lập trường cách mạng và khoa học;
nắm vững nội dung của phép biện chứng duy vật, đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh
để nghiên cứu thực tiễn.
Thứ hai, phải mở rộng dân chủ, phải trung thực với thực tiễn với chân lí khách
quan; tránh, dân chủ hình thức hoặc dân chủ quá trớn, nhất là trong lĩnh vực nghiên
cứu khoa học và phát hiện những mâu thuẫn trong thực tiễn; hoặc biểu hiện tô hồng,
hay bôi đen thực tiễn, đều trái với quan điểm của Đảng.
Thứ ba, phải rèn luyện năng lực tư duy, tư duy tích cực (nghĩa là suy nghĩ tới
nơi, tới chốn); đồng thời, phải hiểu biết kỹ càng các vấn đề cụ thể của lĩnh vực khảo
sát để có thể khái quát những thực tiễn phong phú nhưng thường tản mạn, trở thành
những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo hành động.
Thứ tư, cần có những hình thức, phương thức huy động rộng rãi các nhà khoa
học, các nhà hoạt động thực tiễn cùng tham gia nghiên cứu, tổng kết thực tiễn.
Hết sức tránh “làm việc theo cách quan liêu. Cái gì cũng dùng mệnh lệnh, ép
dân chúng làm. Đóng cửa lại mà đặt kế hoạch, viết chương trình rồi đưa ra cột vào
dân chúng, bắt dân chúng làm theo”.


14

Bốn là: Đảng phải thường xuyên tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm trong
quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng
Đây là khâu có ý nghĩa quan trọng trong quy trình lãnh đạo của Đảng, nhằm
đánh giá đúng những mặt đã làm được để phát huy, những mặt còn hạn chế để kịp
thời chấn chỉnh và bổ sung, điều chỉnh đường lối lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng phù
hợp với thực tế.
Vì vậy, phải “coi trọng tổng kết thực tiễn trong nghiên cứu lí luận và trong

hoạt động của các cấp ủy đảng; coi tổng kết thực tiễn là nhiệm vụ thường xuyên của
các cấp, các ngành; gắn nghiên cứu thực tiễn với tiếp thu có chọn lọc những thành
tựu khoa học của nhân loại”; đồng thời, Đảng phải chú ý lắng nghe những ý kiến
phản ánh và tình hình tư tưởng của quần chúng nhân dân; kịp thời đúc rút những bài
học kinh nghiệm để đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp hơn.
Trong giai đoạn hiện nay, Nghị quyết Trung ương Năm (khóa IX) Đảng xác định,
cần tập trung nghiên cứu 10 vấn đề, như: Kinh tế thị trường định hướng XHCN; con
đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; những tác động nhiều mặt của q trình tồn
cầu hóa; đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân…..
Bốn nội dung cơ bản nêu trên có quan hệ chặt chẽ và tác động biện chứng lẫn
nhau và có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi tổ chức cơ sở đảng; vì vậy, cần vận
dụng cho phù hợp với tình hình thực tế, nhằm phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, sáng
tạo, tự lực tự cường trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội của Đảng được đề ra tại Đại hội X.
KẾT LUẬN
Độc lập, tự chủ, sáng tạo, tự lực tự cường là quan điểm nhất quán của Đảng ta,
là truỳên thống quý báu của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua mấy ngàn năm lịch
sử giữ nước và dựng nước. Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo là vấn đề
xuyên suốt, có ý nghĩa quýêt định bảo đảm cho Đảng định ra đường lối chiến lược,
sách lược đúng đắn, lãnh đạo cách mạng giành thăngh lợi trong mọi thời kỳ, mọi


15

hồn cảnh, nhất là trong tình hình hiện nay, Đảng ta lãnh đạo đất nước tiến hành sự
nghiệp đổi mới.
Ngày nay toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang hực hiện hai nhiệm vụ
chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa với nội dung và yêu cầu
mới. Sự nghiệp đó đang diễn ra trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp
cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc tính chất chất ngày càng gay gắt. Trước mắt chiến
tranh thế giới ít có khả năng xảy ra. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, can

thiệp quân sự lật đổ diễn ra nhiều nơi. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang
ráo riết đẩy mạnh “ diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ hịng xố bỏ chế độ chủ
nghĩa xã hội ở nước ta. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nước ta chính thức gia nhập
tổ chức thương mại thế giới (WTO) vừa tạo thời cơ lớn, vừa đặt ra nhiều thách thức
gay gắt. Trước tình hình đó, lại càng địi hỏi Đảng ta càng phải nêu cao hơn nữa tính
độc lập, tự chủ, sáng tạo trong hoạch định đường lối chiến lược. Cũng như trong lãnh
đạo, chỉ đạo cách mạng; đồng thời, kết hợp sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế; kiên quyết
đấu tranh với các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch hịng nhằm xóa bỏ
CNXH ở Việt Nam, từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội; những biểu hiện
lệch lạc, dập khn máy móc; hoặc tư tưởng bài ngoại, không biết tận dụng sự giúp
đỡ của bạn bè quốc tế, tận dụng những kiến thức văn minh của nhân loại, đều không
đúng với quan điểm của Đảng
Quân đội nhân dân Việt Nam là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng; là lực
lượng chính trị tin cậy, trung thành của Đảng, nhà nước, nhân dân. Đòi hỏi quân đội
phải được xây dựng vững mạnh toàn diện đủ sức hoàn thành mọi nhiện vụ trong
hoàn cảnh. Để xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại yêu cầu mọi cán bộ, chiến sĩ trong quân đội cần quán triệt sâu sắc quan
điểm độc lập, tự chủ, sáng tạo, tự lực tự cường, quan tâm xây dựng đơn vị vững
mạnh, sẵn sàng chiến đấu cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân
giao phó.


16



×