Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Văn hóa việt nam trong giảng dạy môn tiếng việt cho học viên nước ngoài ở nhà trường quân đội tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.87 KB, 29 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ
MINH

NGUYỄN THỊ THUẦN

VĂN HĨA VIỆT NAM TRONG GIẢNG DẠY
MƠN TIẾNG VIỆT CHO HỌC VIÊN NƯỚC NGỒI
Ở NHÀ TRƯỜNG QN ĐỘI
TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HĨA HỌC
Chun ngành: Văn hóa học
Mã sớ: 62 31 06 40

HÀ NỘI - 2019


Cơng trình được hồn thành tại
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Nguyễn Duy Bắc
2. PGS, TS Vũ Thị Phương Hậu
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh




1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
1.1. Về thực tiễn: Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc
tế hiện nay, việc dạy và học tiếng Việt không phải chỉ là dạy và học
một ngôn ngữ mà thực chất là dạy và học một văn hóa. Quân đội
ngày càng thúc đẩy hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo thì số học
viên nước ngồi học tiếng Việt trong nhà trường quân đội ngày càng
tăng về số lượng học viên và số nước có học viên tham gia học tập.
Điều đó cho thấy, nghiên cứu vận dụng bản sắc văn hóa trong giảng
dạy tiếng Việt cho học viên nước ngoài, những đại sứ chuyển tải bản
sắc Việt Nam khắp năm châu như một sức mạnh mềm cần được sự
quan tâm đặc biệt của nhiều ngành nghiên cứu.
1.2. Về khoa học: Văn hóa là một phạm trù rộng lớn bao hàm
nhiều đối tượng, nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau. Văn hóa trong
giảng dạy mơn Tiếng Việt cho người nước ngoài ở nhà trường quân
đội cần được xác định trong lĩnh vực vận dụng bản sắc văn hóa trong
ngơn ngữ và được tiếp cận tổng thể từ phân tích giáo trình; nội dung;
phương pháp giảng dạy và tiếp nhận, trải nghiệm của người học. Vì
thế, nghiên cứu về tích hợp văn hóa, vận dụng bản sắc văn hóa Việt
Nam trong giảng dạy môn Tiếng Việt cho học viên nước ngoài ở nhà
trường quân đội là hướng nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy, hiện đại và
mang ý nghĩa nhiều mặt.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi đã lựa chọn nghiên
cứu cơ bản, hệ thống về “Văn hóa Việt Nam trong giảng dạy mơn
Tiếng Việt cho học viên nước ngoài ở nhà trường quân đội” cho
luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

2.1. Mục đích: Thơng qua nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn văn hóa Việt Nam trong giảng dạy mơn Tiếng Việt để bàn
về bản sắc văn hóa Việt Nam trong giáo trình, nội dung giảng dạy,
tiếp nhận và trải nghiệm hướng đến việc nâng cao hiệu quả truyền tải
văn hóa Việt Nam cho học viên nước ngồi ở nhà trường quân đội
hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ: Nhận diện vấn đề văn hóa Việt Nam trong giảng
dạy mơn Tiếng Việt; chỉ ra những biểu hiện của bản sắc văn hóa Việt


2
Nam trong giảng dạy môn Tiếng Việt cho học viên nước ngoài; làm
rõ thực trạng vấn đề bản sắc văn hóa Việt Nam trong giáo trình, giảng
dạy, tiếp nhận và trải nghiệm ở nhà trường quân đội hiện nay; từ đó
bàn luận những vấn đề nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bản sắc
văn hóa Việt Nam cho học viên nước ngồi trong mơi trường giao
tiếp đa văn hóa ở nhà trường quân đội hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là
bản sắc văn hóa Việt Nam trong giảng dạy mơn Tiếng Việt cho học
viên nước ngồi ở nhà trường quân đội hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Văn hóa Việt Nam là một phạm trù rộng lớn bao gồm
nhiều lĩnh vực, bản thân khái niệm văn hóa cũng mang tính động,
phụ thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu. Vì vậy, trong khn khổ của một
luận án, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu là bản sắc văn hóa
Việt Nam. Việc giới hạn phạm vi nghiên cứu xuất phát từ lý do lựa
chọn đề tài; từ mục đích đào tạo và đặc điểm đối tượng; từ thực tế
kinh nghiệm, trải nghiệm của chúng tôi khi điền dã và điều tra xã hội
học ở các nhà trường qn đội.

- Khơng gian: Đồn 871, Học viện Khoa học quân sự, Trường Sĩ
quan Kỹ thuật quân sự Vinhempich (Trường Đại học Trần Đại
Nghĩa), Trường Sĩ quan Lục quân 1 (Trường Đại học Trần Quốc
Tuấn) và Trường Sĩ quan Lục quân 2 (Trường Đại học Nguyễn Huệ).
- Thời gian: 10 năm (từ 2008 đến 2018).
4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở phương
pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng
của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc để
giới thuyết khái niệm, khảo sát bản chất của văn hóa Việt Nam trong
giảng dạy mơn Tiếng Việt cho học viên nước ngoài ở nhà trường
quân đội.
4.2. Nguồn tài liệu: Nguồn tư liệu khảo sát của luận án là 12 giáo
trình đã và đang được giảng dạy từ năm 2008 đến năm 2018 cho học


3
viên nước ngoài ở 5 nhà trường quân đội và các cơng trình nghiên
cứu khác có liên quan đến đề tài luận án.
4.3. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp
nghiên cứu liên ngành; phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu thứ
cấp; phương pháp lịch sử - logic; phương pháp hệ thống - cấu trúc;
phương pháp chuyên gia; phương pháp điền dã, phương pháp điều tra
xã hội học để xác định bản sắc văn hóa trong ngơn ngữ là nội dung
văn hóa cốt lõi cần truyền tải và kiểm chứng trong kết quả khảo sát
nội dung giảng dạy, tiếp nhận cũng như trải nghiệm bản sắc văn hóa
trong mơn Tiếng Việt ở nhà trường qn đội.
Trong q trình khảo sát, điền dã và điều tra xã hội học, chúng tơi
đã khảo sát 12 giáo trình được giảng dạy trong 10 năm (từ 2008 2018); tham dự trực tiếp vào quá trình giảng dạy tại 5 nhà trường

được giao nhiệm vụ hợp tác đào tạo học viên nước ngoài ở miền Bắc
và miền Nam, tiến hành 6 cuộc phỏng vấn (3 cuộc với giảng viên và
3 cuộc với nhóm học viên); xử lý kết quả 50 phiếu anket dành cho 50
giảng viên (trên tổng số 57 giảng viên); 300 phiếu anket dành cho
học viên nước ngồi để có kết quả thực chứng tính đúng đắn của mục
đích nghiên cứu và là cơ sở bàn luận các yếu tố đảm bảo và quyết
định trong việc nâng cao hiệu quả bản sắc văn hóa trong mơn Tiếng
Việt ở nhà trường quân đội hiện nay.
6. Đóng góp của luận án
6.1. Về tư liệu: Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa khoa
học đóng góp cho ngành văn hóa học thêm nguồn tư liệu bổ sung vào
các nghiên cứu về tích hợp văn hóa, vận dụng bản sắc văn hóa Việt
Nam trong giảng dạy môn Tiếng Việt cho học viên nước ngoài ở nhà
trường quân đội.
6.2. Về nội dung: Luận án là cơng trình nghiên cứu khoa học
chun sâu về vận dụng bản sắc văn hóa Việt Nam trong giảng dạy
mơn Tiếng Việt, tn thủ nghiêm ngặt khung phân tích theo bốn vấn
đề: giáo trình; nội dung giảng dạy; người dạy và phương pháp giảng
dạy; sự tiếp nhận và trải nghiệm của người học. Bốn vấn đề này được
khảo sát thực trạng bằng phiếu điều tra và phỏng vấn sâu để khẳng
định thêm các lập luận từ kết quả định lượng.


4
Các kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị cung cấp căn cứ
khoa học và thực tiễn để thực hiện mục tiêu làm đậm bản sắc văn hóa
Việt Nam trong giảng dạy ngôn ngữ cho học viên nước ngồi ở nhà
trường qn đội. Những đóng góp về lý luận và thực tiễn là cơ sở tin
cậy để các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục hoạch định chính sách gia
tăng sức mạnh mềm trong truyền tải văn hóa qua ngôn ngữ một cách

khéo léo và sâu sắc hướng đến đối tượng học viên là những đại sứ
đưa văn hóa Việt Nam lan tỏa khắp năm châu, ra sức vun đắp quan hệ
đối ngoại quân sự và hợp tác quốc tế của Đảng, Nhà nước và Quân
đội Việt Nam.
7. Bố cục của luận án: Luận án gồm 149 trang chính văn và 63
trang phụ lục. Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ
lục, luận án được chia thành 4 chương, 11 tiết:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu văn hóa Việt
Nam trong mơn Tiếng Việt cho học viên nước ngoài ở nhà trường
quân đội.
Chương 3: Nội dung giảng dạy, tiếp nhận và trải nghiệm bản sắc văn
hóa Việt Nam trong môn Tiếng Việt ở nhà trường quân đội hiện nay.
Chương 4: Những vấn đề đặt ra đối với việc truyền tải bản sắc
văn hóa Việt Nam trong giảng dạy mơn Tiếng Việt cho học viên nước
ngồi ở nhà trường quân đội hiện nay.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Chương này điểm lại các cơng trình nghiên cứu theo các vấn đề
có liên quan đến nội dung của luận án. Đó là:
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa Việt Nam
Luận án đã điểm các cơng trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa ở
Việt Nam theo các cách tiếp cận, các hướng khác nhau theo vấn đề
nghiên cứu. Đó là hướng tiếp cận bản sắc văn hóa từ phương pháp
luận như nhà nghiên cứu Lê Quang Thiêm (1998), hướng tiếp cận từ


5

góc độ lịch sử của nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng; những kết quả
nghiên cứu bản sắc văn hóa ở phương diện khoa học chính trị, triết
học xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, quan điểm
của các nhà văn hóa như Hồ Chí Minh để nghiên cứu văn hóa Việt
Nam của các tác giả Huỳnh Khái Vinh, Hồ Sĩ Vịnh (1999); Nguyễn
Khoa Điềm, Đặng Đức Siêu (2000); Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm
Văn Đức và Hồ Sĩ Quý (2001)... là những đóng góp có giá trị về
những đặc điểm tạo nên diện mạo của văn hóa dân tộc. Ở đây, bản
sắc văn hóa được xem xét như một vấn đề chính trị xã hội nhưng
đồng thời cũng là một vấn đề khoa học biện chứng. Các kết quả
nghiên cứu về bản sắc văn hóa Việt Nam đã được Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tổng kết và đưa vào Nghị
quyết của Hội nghị Trung ương 5 (Khóa VIII) và khẳng định là
những giá trị bền vững, những tinh hoa của dân tộc Việt Nam.
Ở cách tiếp cận văn hóa học, nhà nghiên cứu Phan Ngọc (1998)
đã xây dựng một hệ thống thuật ngữ, khái niệm về văn hóa và khẳng
định những giá trị vững bền của bản sắc văn hóa dân tộc trong cơng
thức “4 F”. Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm (2004) lấy cấu trúc làm
hệ quy chiếu để khái quát hệ thống cấu trúc của văn hóa Việt Nam
trong mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội. Nhà nghiên cứu Đoàn Thị
Tuyến (2014) áp dụng các lý thuyết phương Tây để nghiên cứu bản
sắc văn hóa như một q trình, ở đó các yếu tố cấu thành của bản sắc
ln ln vận động và hay thay đổi...
Mặc dù tiếp cận văn hóa ở các góc nhìn khác nhau nhưng các nhà
nghiên cứu đều có điểm chung khi xem bản sắc văn hóa giống như
một “tấm thẻ căn cước”, là “gương mặt” của mỗi cộng đồng dân tộc.
Các góc tiếp cận cũng cho thấy cái nhìn đa chiều về bản sắc văn hóa
và nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc chưa bao giờ hết mới mẻ
và thiếu sự khám phá.
1.2. Các cơng trình nghiên cứu về văn hóa Việt Nam trong

ngôn ngữ và trong tiếng Việt giảng dạy cho người nước ngồi
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu về văn hóa Việt Nam trong
ngôn ngữ
Kể từ những năm 1970, các nhà nghiên cứu đã chọn hướng tiếp
cận liên ngành để khảo sát các vấn đề ngơn ngữ, văn hóa, lịch sử của


6
các dân tộc Việt Nam và Đơng Nam Á. Có thể kể đến đóng góp lý
luận cho nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa và ngơn ngữ của nhà
nghiên cứu Phạm Đức Dương. Khuynh hướng văn hóa - ngơn ngữ
học hình thành trong thập niên 1990 được khẳng định với kết quả của
các nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm (1993), Đỗ Hữu Châu (2000),
Nguyễn Đức Tồn (2002), Lý Toàn Thắng (2001), Nguyễn Văn
Chiến (2004), Hữu Đạt (2002), Lê Công Sự (2012),... đã chỉ ra rằng,
ngơn ngữ và văn hóa Việt Nam ln có một mối quan hệ nhất định,
đó chính là cách nghĩ, cách tư duy, hành vi ứng xử của riêng người
Việt. Các dân tộc có thể giao lưu, tiếp nhận văn hóa của nhau, thơng
qua ngơn ngữ.
Những nghiên cứu được điểm trên đây đều thừa nhận mối quan
hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa là khơng thể tách rời. Văn hóa chứa
đựng trong ngơn ngữ, chi phối ngơn ngữ ở tất cả các bình diện. Thực
hành một ngơn ngữ chính là thực hành yếu tố “mạch ngầm” văn hóa.
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về văn hóa Việt Nam trong
tiếng Việt giảng dạy cho người nước ngoài
Kết quả của các nhà nghiên cứu trực tiếp giảng dạy cho người
nước ngoài như: Nguyễn Thiện Nam (1997), Nguyễn Văn Huệ và
Đinh Lư Giang (2004), Nguyễn Chí Hịa (2015), Bùi Mạnh Hùng
(2016) đã khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa trong giảng dạy
tiếng Việt. Khi sống ở Việt Nam, học viên nước ngoài phải trải qua

các giai đoạn thẩm nhận văn hóa trong ngơn ngữ vì họ thuộc những
nền văn hóa khác nhau, có những chuẩn mực khác nhau về văn hóa,
về cách nghĩ và cách nói. Để giúp học viên trải qua các cú “sốc” văn
hóa, người dạy phải là một giảng viên “đa văn hóa”, việc đưa văn hóa
vào các giáo trình dạy tiếng là điều cần thiết nhưng cần phải có “kế
hoạch”, có “định hướng” và “liều lượng” nhất định.
Năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “Khung năng lực
tiếng Việt dùng cho người nước ngoài”. Từ đây, việc dạy và học
phải bắt nhịp với giảng dạy thực hành tiếng các ngôn ngữ theo
hướng của CEFR (The Common European Framework of Reference
for Languages). Vấn đề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đã
được đề cập theo hướng cập nhật các quan điểm hiện đại của các
nước trên thế giới.


7
1.3. Những kết quả đã đạt được và khoảng trống trong
nghiên cứu
1.3.1. Những kết quả đã đạt được
1.3.1.1. Trong nghiên cứu về bản sắc văn hóa: Việc điểm lại các
hướng nghiên cứu cho thấy bản sắc văn hóa Việt Nam đã được
nghiên cứu ở nhiều góc độ nhưng đều đi đến kết luận khá tương
đồng. Đó là: bản sắc văn hóa của một dân tộc thể hiện ở những đặc
điểm, cách thức ứng xử mang tính lựa chọn của dân tộc ấy trong mối
quan hệ với thế giới hiện thực; bản sắc văn hóa Việt Nam bao gồm
những giá trị bền vững, được vun đắp, được hình thành trong hồn
cảnh lịch sử, địa lý và xã hội Việt Nam.
1.3.1.2. Trong nghiên cứu văn hóa trong ngơn ngữ và văn hóa
trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài: Các nhà văn hóa học
đều thống nhất luận điểm: ngơn ngữ là một thành tố của văn hóa, ngơn

ngữ là cơng cụ để lưu giữ và lưu truyền văn hóa giữa các thế hệ trong
một cộng đồng và từ cộng đồng này sang cộng đồng khác.
Các nhà ngôn ngữ học trong nghiên cứu mối quan hệ ba chiều:
văn hóa, ngơn ngữ và tư duy đều đưa đến một kết luận: không thể có
sự trùng lặp về vốn từ giữa các ngơn ngữ khác nhau và nguyên nhân
là do cách tri nhận của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ ấy với hiện thực
khách quan, văn hóa chứa đựng chủ yếu ở vốn từ vựng văn hóa với
nghĩa biểu niệm, tiếp cận bản sắc văn hóa trong ngơn ngữ là tiếp cận
những văn bản và cảnh huống chứa đựng những yếu tố bản sắc đó.
1.3.2. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Căn cứ vào kết quả đã được tìm hiểu trên đây, vấn đề đặt ra cần
được tiếp tục nghiên cứu trong luận án là: Bản sắc văn hóa Việt Nam
trong giảng dạy môn Tiếng Việt gồm những nội dung nào? Theo
hướng tiếp cận văn hóa học, mối quan hệ giữa bản sắc văn hóa và
ngơn ngữ được biểu hiện thế nào? Các yếu tố giáo trình; nội dung,
phương pháp và thực hành trải nghiệm bản sắc văn hóa Việt Nam
được thể hiện như thế nào? Dựa vào lý luận và thực tiễn đã được
kiểm chứng, những vấn đề nào cần bàn luận để nâng cao bản sắc văn
hóa Việt Nam trong giảng dạy mơn Tiếng Việt cho học viên nước
ngồi ở nhà trường quân đội hiện nay.


8
Tiểu kết chương 1: Trên cơ sở đánh giá những kết quả nghiên
cứu về bản sắc văn hóa dân tộc và biểu hiện của văn hóa trong ngơn
ngữ của các nhà nghiên cứu đi trước cho thấy: bản sắc văn hóa là cốt
cách, là “gương mặt” dân tộc, có thể có ở dân tộc này mà khơng có ở
dân tộc khác; bản sắc văn hóa biểu hiện trong ngơn ngữ và thông qua
ý nghĩa của một từ, đặc biệt là ý nghĩa biểu niệm của từ. Kết quả tổng
quan tài liệu cũng cho thấy vẫn còn nhiều khoảng trống trong nghiên

cứu bản sắc văn hóa trong mơn Tiếng Việt giảng dạy cho người nước
ngồi. Những khoảng trống đó sẽ được làm rõ ở các chương tiếp sau.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU
VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG MƠN TIẾNG VIỆT CHO
HỌC VIÊN NƯỚC NGỒI Ở NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI
Đề tài luận án được tiếp cận theo hướng liên ngành dưới góc nhìn
văn hóa học. Do đó, ở chương này, luận án sẽ giới thuyết những khái
niệm và thực tiễn liên quan đến mục đích nghiên cứu.
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Quan niệm về văn hóa và bản sắc văn hóa Việt Nam
2.1.1.1. Quan niệm về văn hóa: Dựa trên kết quả điểm các khái
niệm về văn hóa của các nhà nghiên cứu đi trước như E.B. Tylor
(1871), Đào Duy Anh (1938), Hồ Chí Minh (1943), UNESCO (1992)
chúng tơi đã đưa ra quan niệm văn hóa cho hướng nghiên cứu, đó là:
Văn hóa của một dân tộc là một tổng thể phức hợp bao gồm những
gì dân tộc đó sáng tạo ra và cách thức dân tộc đó ứng xử trong
những hoàn cảnh cụ thể; tổng thể này giúp phân biệt một dân tộc
này với một dân tộc khác khơng chỉ ở việc có hay khơng có các yếu
tố đó mà ở mức độ biểu hiện và cách thức biểu hiện của chúng. Như
vậy, chúng tôi tiếp cận văn hóa ở phương diện bản sắc văn hóa dân
tộc.
2.1.1.2. Quan niệm về bản sắc văn hóa Việt Nam: Sau khi điểm
các khái niệm về bản sắc văn hóa dân tộc về phương diện từ ngữ, nội
hàm khái niệm, các cấp độ, các góc tiếp cận của các nhà nghiên cứu
đi trước, chúng tôi đã đưa ra quan niệm bản sắc văn hóa dân tộc trong


9
ngơn ngữ: Bản sắc văn hóa dân tộc phản ánh những đặc điểm riêng

của dân tộc, là cách ứng xử, là tính cách của một cộng đồng người
với suy nghĩ, hành động và biểu hiện văn hóa theo cách của cộng
đồng ấy. Nói một cách khác, bản sắc văn hóa là thẻ căn cước, là cái
để phân biệt văn hóa dân tộc này với dân tộc khác. Từ đó, chúng tơi
giới thuyết bản sắc văn hóa dân tộc trong giảng dạy tiếng Việt cho
học viên nước ngoài ở nhà trường quân đội.
Một là, nội dung văn hóa trong giảng dạy mơn Tiếng Việt cho
học viên nước ngồi ở nhà trường quân đội cần nhấn mạnh vào
những điểm truyền thống và mang tính bền vững, tiêu biểu cho dân
tộc. Vì vậy, bản sắc văn hóa Việt Nam được tiếp cận chủ yếu theo
hướng bản thể luận.
Hai là, bản sắc văn hóa Việt Nam trong giảng dạy tiếng Việt
được dựa trên tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) gồm:
Yêu nước, Cộng đồng, Khoan dung - Tình nghĩa, Sáng tạo, Tinh tế Giản dị. Sự phản ánh nội dung ấy trong ngôn ngữ biểu hiện ở các
tầng bậc trong ngôn ngữ sau đây.
2.1.2. Sự phản ánh văn hóa dân tộc trong ngơn ngữ
2.1.2.1. Văn hóa dân tộc được bảo lưu trong ngơn ngữ: Là một
thành tố của văn hóa, ngơn ngữ giữ một vị trí đặc biệt. Văn hóa dân
tộc chứa đựng trong ngôn ngữ, “tạo dáng” cho ngôn ngữ và ngơn ngữ
là phương tiện để truyền tải văn hóa hiệu quả nhất. “Ngơn ngữ là
mạch ngầm của văn hóa, là tiếng nói tâm sự, tâm tư, tâm tình của dân
tộc”. Văn hóa dân tộc được bảo lưu trong ngơn ngữ và ngơn ngữ có
vai trị phát triển và truyền tải văn hóa. Mối quan hệ qui định lẫn
nhau này được chứng minh trong những quan điểm của W. Humboldt
(1960), E. Sapir và B.L. Whorf (đầu thế kỷ XX). Quan điểm này đã
được làm rõ trên ngữ liệu tiếng Việt và văn hóa Việt Nam.
2.1.2.2. Sự phản ánh bản sắc văn hóa trong vốn từ vựng: Dựa
trên quan điểm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ như Đỗ Hữu Châu,
Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Văn Chiến và Lý Tồn Thắng, chúng tơi đã
xác định bản sắc văn hóa được lưu giữ và lưu truyền trong không gian

và thời gian bằng vốn từ văn hóa có ý nghĩa biểu niệm và tổ chức cao
hơn là cụm từ cố định và thành ngữ. Quan điểm này đã được phân tích
và làm rõ trong ngữ liệu tiếng Việt.


10
2.1.3. Biểu hiện bản sắc văn hóa Việt Nam
trong mơn Tiếng Việt
Dựa trên quan điểm của các nhà giáo, nhà ngôn ngữ học Lê A,
Nguyễn Quang Ninh và Bùi Minh Toán với nhận định: Con người học
từ trước hết là học trong thực tiễn giao tiếp; đó là văn cảnh, hồn cảnh
trong đó từ mới xuất hiện và thúc đẩy người nghe, người đọc “chiếm
lĩnh” từ ngữ đưa vào vốn liếng riêng của mình. Dựa vào những giới
thuyết đã trình bày ở trên, chúng tôi đã xác định biểu hiện của bản sắc
văn hóa Việt Nam trong mơn Tiếng Việt. Cụ thể là:
2.1.3.1. Bản sắc văn hóa Việt Nam trong các chủ đề bài đọc: Dựa
vào kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước và vào mục đích truyền
tải văn hóa trong mơn Tiếng Việt cho học viên nước ngồi, chúng tơi
xác định nội dung bản sắc văn hóa gồm: những biểu hiện cụ thể, hữu
hình của bản sắc văn hóa dân tộc; những biểu hiện cách thức tư duy
và lối sống, lý tưởng và thẩm mỹ. Các nội dung này được thể hiện
qua các chủ đề: di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, phong tục,
tập quán, nghệ thuật truyền thống, tín ngưỡng, tơn giáo, thơng tin
văn hóa xã hội, văn hóa trong mơi trường qn sự. Các chủ đề này
cung cấp những minh chứng bản sắc văn hóa và tính cách dân tộc.
2.1.3.2. Bản sắc văn hóa Việt Nam trong giao tiếp ngơn ngữ: Trong
những biểu hiện phức tạp và đa dạng của văn hóa giao tiếp, chúng tơi
tiếp cận văn hóa giao tiếp trong mơn Tiếng Việt dưới hai góc độ:
trong hệ thống nghi thức lời nói và trong các nghi thức giao tiếp của
người Việt. Trong nghi thức lời nói, bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện

trong cách sử dụng hệ thống từ xưng hô phong phú và linh hoạt;
trong các từ biểu lộ sự khiêm nhường, thái độ lịch sự, tơn kính theo
tôn ti… Trong nghi thức giao tiếp, bản sắc văn hóa được thể hiện
trong thái độ hiếu khách; trong nghi thức chào hỏi linh hoạt; trong
quan điểm, lối sống và chuẩn mực giao tiếp. Những nội dung trên
được phân tích, làm rõ trong ngữ liệu tiếng Việt.
2.1.4. Bản sắc văn hóa trong giảng dạy và tiếp
nhận, trải nghiệm
Về vấn đề này, luận án đã dựa vào quan điểm của các nhà nghiên
cứu Lê A, Nguyễn Quang Ninh và Bùi Minh Tốn về cơ sở ngơn ngữ
học và cơ sở tâm lý ngôn ngữ học trong dạy học từ ngữ để xác định


11
truyền tải bản sắc văn hóa Việt Nam trong một ngôn bản nhất định,
trong mối liên hệ với các nhân tố của hoạt động giao tiếp. Bên cạnh
đó, chúng tơi cũng cập nhật quan điểm của Michael Byram, khuyến
khích giảng viên cách tiếp cận phương pháp giảng dạy liên văn hóa
trong dạy ngoại ngữ. Cách tiếp cận này khơng phải mới đối với ngôn
ngữ Anh, Nga, Pháp, nhưng là hướng tiếp cận hiện đại trong giảng
dạy tiếng Việt hiện nay.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Khái quát về hệ thống các nhà trường quân đội
Ngày nay, trong tình hình mới, nhiệm vụ giảng dạy tiếng Việt và
chuyên ngành quân sự bằng tiếng Việt đang là nhiệm vụ chính trị
trong hoạt động đối ngoại quốc phịng của qn đội.
Tính đến năm 2018, đã có khoảng 30 nước cử quân nhân sang
Việt Nam học tập theo các ký kết hiệp định và đối đẳng. Các trường
có nhiệm vụ đào tạo với số học viên lớn (từ 30 đến 195 học viên mỗi
năm) gồm: Đoàn 871, Học viện Khoa học quân sự (học tiếng Việt)

và Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự Vinhempich, Trường Sĩ quan
Lục quân 1, Trường Sĩ quan Lục quân 2 (học các chuyên ngành kỹ
thuật, quân sự).
2.2.2. Khái quát về đới tượng học viên nước ngoài
Học viên nước ngồi có những đặc điểm đặc thù. Về mục đích,
họ học tập để sử dụng tiếng Việt trong nghiệp vụ quân sự. Về môi
trường sống, họ sống và học tập trong môi trường đa văn hóa. Học
viên và giảng viên lấy tiếng Việt và văn hóa Việt để kết nối các nền
văn hóa. Học viên học tập và sinh sống trong doanh trại quân đội,
thực hiện kỷ luật và quy định của Quân đội Việt Nam.
2.2.3. Khái quát về chương trình giảng dạy tiếng Việt trong nhà
trường quân đội hiện nay
Chương trình giảng dạy tiếng Việt có ba trình độ: trình độ cơ sở
950 tiết (1 năm học, dành cho học viên học các chuyên ngành quân
sự bằng tiếng Việt); trình độ trung cấp 900 tiết; trình độ cao cấp 800
tiết (dành cho đào tạo chuyên sâu về tiếng Việt).
Tiểu kết chương 2: Nghiên cứu văn hóa Việt Nam trong giảng
dạy mơn Tiếng Việt cho học viên nước ngoài ở nhà trường quân đội
là hướng nghiên cứu liên ngành mang tính ứng dụng nên cần phải


12
dựa vào lý luận của nhiều ngành nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi đã
giới thuyết các khái niệm phục vụ cho mục đích luận án. Đồng thời
dựa vào kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi đưa ra
quan điểm cho hướng nghiên cứu của mình. Đó là quan điểm về văn
hóa, bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc trong ngơn
ngữ, bản sắc văn hóa dân tộc trong mơn Tiếng Việt, quan điểm hiện
đại trong giảng dạy văn hóa trong ngơn ngữ, đặc điểm đối tượng học
viên nước ngoài. Những cơ sở lý luận và thực tiễn trên sẽ được khẳng

định giá trị khoa học trong những kết quả thực chứng ở chương 3.
Chương 3
NỘI DUNG GIẢNG DẠY, TIẾP NHẬN VÀ TRẢI NGHIỆM
BẢN SẮC VĂN HĨA VIỆT NAM TRONG MƠN TIẾNG VIỆT
Ở NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
3.1. Bản sắc văn hóa Việt Nam thể hiện trong các giáo trình tiếng
Việt sử dụng ở nhà trường quân đội
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 12 cuốn giáo trình tiếng Việt (từ S1
đến S12 trong Tài liệu tham khảo) sử dụng trong các nhà trường quân
đội từ năm 2008 đến năm 2018, trên các phương diện sau đây.
3.1.1. Bản sắc văn hóa Việt Nam trong bài đọc: Chúng tôi đã
thống kê được 7 chủ điểm văn hóa và các chủ đề có trong các giáo
trình (Bảng 3.1). Kết quả khảo sát cho thấy: trong các giáo trình chủ
đề văn hóa khơng đầy đủ, khơng nhất qn, khơng theo quy trình, chỉ
được chú ý vào phần cuối (tập trung ở S6); khơng giáo trình nào có
chủ đề văn hóa quân sự dành cho đối tượng học viên nước ngoài ở
nhà trường quân đội.
3.1.2. Bản sắc văn hóa Việt Nam trong chủ điểm giao tiếp: Chúng
tơi đã thống kê được 12 tình huống giao tiếp cơ bản và các chủ đề có
trong các giáo trình (Bảng 3.2). Kết quả cho thấy: các giáo trình đã đề
cập khá đầy đủ những tình huống giao tiếp, tuy nhiên bên cạnh
những tình huống có lồng ghép bản sắc văn hóa (S4) thì vẫn có
những tình huống chỉ chú ý đến từ vựng và ngữ pháp mà không quan
tâm đến chuẩn mực trong nghi thức giao tiếp của người Việt (S5).
3.1.3. Bản sắc văn hóa Việt Nam trong cụm từ ngữ cố định và


13
thành ngữ: Chúng tôi đã thống kê được 40 cụm từ cố định; số lượng,
vị trí của chúng trong từng giáo trình, những hình ảnh trùng lặp,

những thành ngữ có cùng ý nghĩa (Bảng 3.3). Kết quả cho thấy: các
cụm từ cố định đưa vào giáo trình chưa đồng đều và cũng chưa khai
thác ý nghĩa biểu trưng bản sắc văn hóa.
3.1.4. Sự kết nới các chủ đề văn hóa trong hệ thớng giáo trình:
Chúng tơi đã thống kê các chủ đề văn hóa trong các giáo trình cơ sở
và 5 giáo trình nâng cao để thấy được sự chưa thống nhất và khơng
kết nối trong các vịng trịn đồng tâm nội dung văn hóa trong các giáo
trình (Bảng 3.4).
3.2. Nội dung và phương pháp giảng dạy bản sắc văn hóa Việt
Nam qua mơn Tiếng Việt cho học viên nước ngoài ở nhà trường quân
đội hiện nay
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và xử lý 350 phiếu hỏi anket (50
phiếu giảng viên và 300 phiếu học viên), 3 cuộc phỏng vấn sâu giảng
viên, 3 cuộc phỏng vấn sâu nhóm học viên. Kết quả được xử lý trong
Phụ lục 2 và Phụ lục 3. Cụ thể như sau:
3.2.1. Nội dung bản sắc văn hóa Việt Nam ở
nhà trường quân đội hiện nay: Kết quả xử lý ở Phụ lục
2A, Biểu đồ 2A; Phụ lục 2B, Biểu đồ 2B; Phụ lục 3 cho thấy những
nội dung văn hóa thu hút sự quan tâm và chú ý của học viên là: thông tin
về di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, phong tục tập qn,
tín ngưỡng tơn giáo, danh nhân văn hóa, nghệ thuật truyền thống,
các hoạt động văn hóa xã hội đương đại, văn hóa giao tiếp; nội dung
văn hóa trong mơi trường qn sự chưa được đáp ứng.
Kết quả bản sắc văn hóa Việt Nam được khảo sát như sau:
3.2.1.1. Về “tinh thần yêu nước”: Chủ đề yêu nước [Phụ lục 2A,
Biểu đồ 2A.7] được đánh giá là phong phú với những nét bản sắc như
yêu nước được thể hiện bằng tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm và
kiến tạo quốc gia; yêu nước được linh thiêng hóa thành một “tín
ngưỡng”. Với nội dung và ý nghĩa như vậy, chủ đề yêu nước đã gây
ấn tượng mạnh mẽ đối với học viên nước ngồi.

3.2.1.2. Về “tính cộng đồng”: Tính cộng đồng được khảo sát ở các
nội dung Các quan hệ cộng đồng ở Việt Nam, Ý thức gắn kết cá nhân
với cộng đồng [Phụ lục 2A, Biểu đồ 2A.8] được đánh giá là chưa


14
phong phú, hấp dẫn. Lý giải về vấn đề này, các giảng viên cho là do
nội dung này liên quan đến các mối quan hệ cộng đồng, vốn từ trong
nghi thức lời nói, cách ứng xử; quan điểm trong cấu kết cộng đồng,
biểu hiện cái Tôi trong cái Ta, các biểu tượng văn hóa - ngơn ngữ
(cây đa, bến nước, đồng bào…) khác với văn hóa của người học.
3.2.1.3. Về “khoan dung - tình nghĩa”: Nội dung này được khảo sát
ở 3 ý: Lòng nhân ái, Sự khoan dung, Trọng đạo lý [Phụ lục 2A, Biểu
đồ 2A.9]. Đó là những bài học có sức truyền cảm hứng về con người
Việt Nam trọng nghĩa, trọng tình trong các mối quan hệ: tình thầy trị,
tình anh em, đồng chí, tình làng xóm,... đặc biệt nội dung này cịn
được khai thác ở khía cạnh khoan dung và tinh thần quốc tế cao cả
trong những hoạt động của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
3.2.1.4. Về “sáng tạo”: Nội dung sáng tạo khảo sát với hai ý: Đức
tính cần cù và Sáng tạo trong lao động [Phụ lục 2A, Biểu đồ 2A.10].
Đó là những bài học về sự cần cù, sáng tạo của người Việt qua những
câu chuyện tình lãng mạn hoặc tình cảm hiếu thảo như truyện Sơn
Tinh, chuyện Lang Liêu… Những nội dung thể hiện sự khéo léo, trí
tuệ, chăm chỉ của một dân tộc có đầy đủ nội lực để tiếp thu những
thành tựu khoa học để sáng tạo nên những giá trị mới cho nền văn
hóa Việt Nam.
3.2.1.5. Về “tinh tế - giản dị”: Tinh tế - giản dị được khảo sát ở nội
dung Giản dị trong lối sống [Phụ lục 2A, Biểu đồ 2A.11], trong Văn
hóa giao tiếp với các ý: Thái độ coi trọng trong giao tiếp, Những
chuẩn mực trong giao tiếp, Sự cởi mở và quan tâm trong giao tiếp,

Thói quen đắn đo và cân nhắc trong giao tiếp, Lớp từ vựng trong văn
hóa giao tiếp [Phụ lục 2A, Biểu đồ 2A.12] được đánh giá là không
phong phú, hấp dẫn. Lý giải về vấn đề này, các giảng viên cho rằng
nội dung này gắn với cuộc sống hiện đại, học viên nhận thấy thực tế
không giống như trong bài học (Phụ lục 3). Quan niệm về sự tinh tế,
giản dị trong giao tiếp của người Việt liên quan đến điểm nhìn văn
hóa nên cũng rất khó khăn trong giảng dạy.
3.2.2. Phương pháp giảng dạy văn hóa Việt
Nam ở nhà trường quân đội hiện nay
3.2.2.1. Về phương pháp giảng dạy văn hóa Việt Nam qua đánh
giá của giảng viên: Kết quả khảo sát cho thấy, giảng viên chọn giảng


15
dạy nội dung văn hóa kết hợp thực hành với 4 kỹ năng [Phụ lục 2A,
Biểu đồ 2A.14] và kết hợp nhiều phương pháp với nhau [Phụ lục 2A,
Biểu đồ 2A.15]. Phương pháp được sử dụng trong các kết quả khảo
sát [Phụ lục 2A, Biểu đồ 2A.17] và [Phụ lục 2A, Biểu đồ 2A.18] cho
thấy việc giảng dạy văn hóa trong ngơn ngữ chủ yếu vẫn là thuyết
trình và cung cấp thơng tin.
3.2.2.2. Về phương pháp giảng dạy văn hóa Việt Nam qua đánh
giá của học viên: Kết quả khảo sát về thái độ của học viên nước
ngoài với phương pháp giảng dạy trong các phụ lục ([Phụ lục 2B,
Biểu đồ 2B.17] và [Phụ lục 2B, Biểu đồ 2B.18]) cho thấy học viên
chủ yếu đang được học bằng phương pháp thuyết trình và cung cấp
thơng tin. Họ mong muốn được học bằng phương pháp so sánh với
văn hóa nước bạn; tham quan thực tế; đóng vai; tình huống giao tiếp
[Phụ lục 2B, Biểu đồ 2B.19). Như vậy, các phương pháp đang giảng
dạy hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu của người học.
3.3. Việc tiếp nhận và trải nghiệm bản sắc văn hóa qua mơn

Tiếng Việt của học viên nước ngồi ở nhà trường quân đội hiện nay
3.3.1. Về tiếp nhận
3.3.1.1. Về tiếp nhận bản sắc văn hóa Việt Nam trong học tập chính
khóa: Kết quả khảo sát cho thấy học viên nước ngồi đánh giá nội
dung văn hóa là thú vị [Phụ lục 2B, Biểu đồ 2B.2], họ chọn tiếp nhận
bản sắc văn hóa qua các tình huống giao tiếp [Phụ lục 2B, Biểu đồ
2B.4]; cung cấp chủ yếu trong cụm từ cố định và thành ngữ. Kết quả
khảo sát những chủ đề văn hóa được học viên quan tâm là thơng tin
đất nước, con người; di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; danh
nhân văn hóa; nghệ thuật truyền thống; các hoạt động văn hóa - xã
hội; phong tục tập quán [Phụ lục 2B, Biểu đồ 2B.5]. Học viên cho
biết: các chủ đề trên rất hứng thú vì chứa đựng bản sắc văn hóa của
người Việt Nam (Phụ lục 3). Riêng chủ đề văn hóa trong mơi trường
qn sự được học viên cho rằng: chủ đề này cần thiết với họ, nhưng
họ thường phải tự tìm hiểu hoặc chủ động yêu cầu giảng viên giới
thiệu [Phụ lục 3].
Khảo sát tiếp nhận trên các biểu hiện của bản sắc văn hóa Việt
Nam cho thấy các nội dung: yêu nước [Phụ lục 2B, Biểu đồ 2B.6]; ý
thức cộng đồng [Phụ lục 2B, Biểu đồ 2B.7]; khoan dung [Phụ lục 2B,


16
Biểu đồ 2B.8]; cần cù, sáng tạo [Phụ lục 2B, Biểu đồ 2B.9]; tinh tế
và giản dị [Phụ lục 2B, Biểu đồ 2B.10] gây được hứng thú cho người
học. Học viên đánh giá cao vai trò của giảng viên trong việc dạy bản
sắc văn hóa [Phụ lục 2B, Biểu đồ 2B.11]. Kết quả phỏng vấn cho
thấy, học viên nước ngoài cảm nhận được những nét bản sắc văn hóa
của người Việt Nam trong sự so sánh nét tương đồng và khác biệt với
phơng văn hóa của họ [Phụ lục 3].
3.3.1.2. Về tiếp nhận bản sắc văn hóa Việt Nam trong học tập ngoại

khóa: Từ kết quả khảo sát [Phụ lục 2B, Biểu đồ 2B.12] và qua điền
dã, chúng tôi nhận thấy: hoạt động ngoại khóa chưa được tổ chức
đồng đều ở các nhà trường quân đội. Lý do là nhận thức của một số
giảng viên và cách tổ chức hoạt động ngoại khóa của một số trường
cịn đơn điệu, chưa hướng đến mục đích thực hành và trải nghiệm
văn hóa Việt Nam của học viên nước ngoài.
3.3.2. Về trải nghiệm
Kết quả trong [Phụ lục 2B, Biểu đồ 2B.15] và điền dã cho thấy:
trải nghiệm, bước cuối cùng để hoàn thiện một quy trình giảng dạy
văn hóa trong ngơn ngữ, chưa đáp ứng được kỳ vọng của người học.
Tiểu kết chương 3: Kết quả trên các nội dung khảo sát cho thấy:
về giáo trình, các chủ đề có bản sắc văn hóa trong giáo trình cơ sở
khơng đồng đều, tập trung ở các tình huống giao tiếp cơ bản, ít lồng
ghép bản sắc văn hóa; khơng có giáo trình nào cung cấp từ vựng
quân sự. Nội dung văn hóa trong giảng dạy đã truyền tải theo tinh
thần Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII). Tuy nhiên, nội dung văn
hóa trong mơi trường quân sự chưa được đề cập đến. Các phương
pháp giảng dạy chưa đáp ứng yêu cầu của người học trong nhà
trường quân đội. Học viên chủ yếu tiếp nhận văn hóa trong các giờ
học chính khóa, các hoạt động ngoại khóa chưa hướng đến thực hành
và trải nghiệm văn hóa. Các nội dung trên sẽ được tiếp tục bàn luận ở
chương tiếp sau.
Chương 4
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC TRUYỀN TẢI
BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG GIẢNG DẠY
MƠN TIẾNG VIỆT CHO HỌC VIÊN NƯỚC NGỒI


17
Ở NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY

Ở chương này, luận án sẽ bàn luận về 3 yếu tố có vai trò đảm bảo
và quyết định đến việc nâng cao bản sắc văn hóa Việt Nam ở nhà
trường quân đội hiện nay.
4.1. Về bản sắc văn hóa Việt Nam trong giáo trình
4.1.1. Những vấn đề đặt ra với nội dung bản sắc
văn hóa trong giáo trình tiếng Việt cho học viên
nước ngoài ở nhà trường quân đội hiện nay
4.1.1.1. Đối với giáo trình tiếng Việt cơ sở: Hiện nay, quan điểm
học tập tiếng Việt nhấn mạnh vào sử dụng tiếng Việt để giao tiếp với
người bản địa, đạt được sự hiểu biết về văn hóa Việt Nam và biết
đánh giá thơng tin trên nhiều lĩnh vực. Cách tiếp cận này đã khác với
truyền thống vốn coi việc học ngoại ngữ là thành thạo một hệ thống
ngôn ngữ. Kết quả khảo sát ở tiểu mục 3.1 và những vấn đề đặt ra
cho thấy, đã đến lúc mơn Tiếng Việt cần có những giáo trình tiếng
Việt cơ sở hướng tới phát triển năng lực giao tiếp cho người học
trong đó các bản sắc văn hóa được quan tâm một cách đúng mức.
4.1.1.2. Đối với hệ thống giáo trình: Kết quả khảo sát giáo trình
[Phụ lục 1, Bảng 3.4] cho thấy thiếu sự kết nối các chủ đề văn hóa
trong hệ thống giáo trình. Vì vậy, việc đưa nội dung văn hóa vào giáo
trình có kế hoạch, định hướng và liều lượng theo những vòng tròn
đồng tâm rất cần thiết cho giảng dạy tiếng Việt.
4.1.2. Những vấn đề đặt ra với bản sắc văn hóa trong mơi
trường qn sự trong giáo trình tiếng Việt cho học viên nước
ngoài ở nhà trường quân đội hiện nay
Là một đối tượng đặc thù, học viên nước ngoài trong nhà trường
quân đội cần có sự bổ sung những nội dung liên quan tới văn hóa
trong mơi trường qn sự trong giáo trình. Cụ thể như sau:
4.1.2.1. Tăng cường vốn từ quân sự: Học viên cần được trang bị
khoảng 500 từ quân sự trong giai đoạn học xong trình độ A1. Đây là
vốn từ quân sự cơ bản chỉ tên gọi ngành nghề, cấp bậc, lực lượng, các

loại vũ khí cơ bản, các địa điểm, kỷ luật; các từ hoạt động cơ bản; các
từ chỉ phẩm chất… trong lĩnh vực quân sự. Trong đó, cũng cần chú ý
đến chuyên ngành đào tạo của người học để cung cấp một số nhóm từ


18
chun ngành như: tình báo và ngoại giao văn hóa; chỉ huy quân sự,
chính trị; kỹ thuật và các chuyên ngành nghiệp vụ khác.
4.1.2.2. Khai thác vốn từ vựng quân sự trong các ngữ cảnh tình
huống: Cách khai thác vốn từ trong các tình huống giao tiếp trong
mơi trường qn sự cần ngắn gọn, dễ hiểu, mỗi phát ngôn đều giản
dị, trong sáng; phê bình cũng chân thành, thẳng thắn… Các hoàn cảnh
giao tiếp cũng được đặt trong bối cảnh doanh trại quân đội, vừa sâu sắc
tình người, vừa mang tính kỷ luật quân sự, gắn với học tập, sinh hoạt và
huấn luyện của học viên nước ngoài trong nhà trường quân đội.
4.1.2.3. Khai thác vốn từ vựng quân sự phản ánh bản sắc văn
hóa Việt Nam: Có thể thấy, bản sắc văn hóa dân tộc được bộc lộ ở tất
cả các lĩnh vực hợp thành nền văn hóa; ở bình diện khác, bản sắc dân
tộc của văn hóa trong môi trường quân sự gắn với bản sắc dân tộc
của văn hóa nói chung nhưng cũng có những nét riêng phản ánh tính
đặc thù của lĩnh vực tổ chức và hoạt động quân sự. Trong đó, truyền
thống yêu nước trong hoạt động quân sự; truyền thống nhân đạo,
nhân văn trong hoạt động quân sự; nghệ thuật quân sự mang đậm
bản sắc dân tộc thể hiện trực tiếp nhất bản sắc văn hóa trong mơi
trường qn sự Việt Nam.
4.2. Về bản sắc văn hóa Việt Nam trong giảng dạy
4.2.1. Những vấn đề đặt ra đối với nhận thức
của giảng viên
Về mặt lý thuyết, các giảng viên đều coi trọng văn hóa trong
giảng dạy tiếng Việt, nhưng thực tế điền dã và khảo sát cho thấy vấn

đề này phụ thuộc vào cách tiếp cận của mỗi giảng viên. Vì vậy,
chúng tơi đưa ra bàn luận vấn đề này trên những nội dung sau:
4.2.1.1. Truyền tải bản sắc văn hóa hướng đến mục tiêu phát
triển năng lực giao tiếp cho người học: Giảng dạy văn hóa trong
ngơn ngữ nhằm phát triển năng lực giao tiếp, giúp học viên thơng
hiểu văn hóa Việt Nam ở những đặc điểm phản ánh bản sắc dân tộc
và đạt được năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt.
4.2.1.2. Truyền tải bản sắc văn hóa hướng đến mục tiêu thúc đẩy
hiểu biết bản sắc văn hóa từ bên trong (trong sự so sánh và đối chiếu
với văn hóa của người học): Mỗi học viên nước ngồi đều đã có một
phơng văn hóa. Vì vậy, các giá trị niềm tin, thái độ ứng xử, biểu


19
tượng văn hóa nếu được tiếp cận trong sự so sánh ở những nét tương
đồng và khác biệt sẽ khắc sâu và in đậm trong tư duy của người học
và giúp họ sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và tinh tế đồng thời
giúp học viên giải thích chính xác bản sắc văn hóa Việt Nam từ cái
nhìn bên trong.
4.2.1.3. Truyền tải bản sắc văn hóa khuyến khích học viên đi từ
đồng cảm, tôn trọng đến yêu mến văn hóa Việt Nam: Khi có nhận
thức về văn hóa Việt Nam, người học sẽ nâng cao năng lực giao tiếp
và có được sự tơn trọng về đa dạng văn hóa và tơn trọng nền văn hóa
của các dân tộc. Vì vậy, mở rộng hiểu biết văn hóa thơng qua ngơn
ngữ là sự phát triển hiểu biết quốc tế, một mục tiêu quan trọng trong
giáo dục hiện đại, phá vỡ những rào cản văn hóa, xây dựng tinh thần
hiểu biết và tình bạn quốc tế ngay trong mơi trường qn sự.
4.2.2. Những vấn đề đặt ra với nâng cao chất
lượng truyền tải bản sắc văn hóa
4.2.2.1. Bàn luận về cách tiếp cận và mơ hình truyền tải bản sắc

văn hóa trong môn Tiếng Việt hiện nay: Cách tiếp cận chức năng với
phương hướng dạy học ngoại ngữ của Hội đồng Châu Âu (CEFR)
đang được khuyến khích trong giảng dạy tiếng Việt ở Việt Nam hiện
nay. Quan điểm này cho thấy, việc áp dụng mơ hình giảng dạy ngơn
ngữ và văn hóa của nhà nghiên cứu M. Byram và mơ hình giảng dạy
ngoại ngữ và văn hóa gồm bốn thành phần cơ bản: việc học ngôn
ngữ, nhận thức ngôn ngữ, nhận thức văn hóa và trải nghiệm văn hóa
là phù hợp với điều kiện giảng viên và mục tiêu học tập văn hóa
trong ngơn ngữ ở nhà trường qn đội.
4.2.2.2. Bàn luận về phương pháp giảng dạy liên văn hóa: Trong
giảng dạy liên văn hóa, nền tảng kiến thức bao hàm kiến thức về văn
hóa của chủ thể giao tiếp và của các cá nhân khác tham gia giao tiếp,
khả năng tự nhìn nhận bản thân, đánh giá các cá nhân khác và kiến
thức về giao tiếp xã hội. Về kỹ năng, chủ thể thành thạo các kỹ năng
khám phá, phân tích, thực hành văn hóa trong hồn cảnh giao tiếp.
Thái độ tích cực chính là sự cởi mở và sẵn sàng thơng cảm, chia sẻ
cũng như tiếp nhận văn hóa mới. Phương pháp này được triển khai
trong một bài giảng cụ thể đã thực hiện trong quá trình điền dã của
chúng tôi [Phụ lục 1, Bảng 4].


20
4.2.2.3. Bàn luận về giảng dạy liên văn hóa trong nhà trường
quân đội hiện nay: Kết quả điền dã cho thấy, giảng dạy liên văn hóa
phù hợp với nhà trường quân đội và đặc điểm đối tượng người học.
Đây là những tiền đề để có thể áp dụng phương pháp này trong việc
làm đậm bản sắc văn hóa trong mơn Tiếng Việt ở nhà trường quân
đội hiện nay.
4.3. Về tiếp nhận và trải nghiệm bản sắc văn hóa Việt Nam
của học viên nước ngoài ở nhà trường quân đội

4.3.1. Bàn luận về nâng cao tiếp nhận và trải nghiệm bản sắc
văn hóa bằng hoạt động ngoại khóa: Hoạt động ngoại khóa là hoạt
động được học viên nước ngồi trong nhà trường quân đội đánh giá
rất cao và là những giờ học hấp dẫn, lơi cuốn, khuyến khích sáng tạo
và khơi dậy tiềm năng của người học. Vì vậy, những bàn luận dưới
đây là để hướng tới nâng cao chất lượng tiếp nhận và trải nghiệm văn
hóa cho đối tượng học viên nước ngoài ở nhà trường quân đội.
4.3.1.1. Tham quan, dã ngoại: Tham quan, dã ngoại là hình thức
ngoại khóa mang nhiều hiệu quả nhất trong truyền tải văn hóa, đặc
biệt với học viên nước ngoài. Tuy nhiên, trong điều kiện đầu tư của
Bộ Quốc phòng và yêu cầu đảm bảo an tồn cho học viên thì hình
thức này chưa thể đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, chúng tơi tập trung vào
bàn luận hình thức có thể khai thác triệt để sau đây.
4.3.1.2. Thực hành và trải nghiệm văn hóa tại chỗ: Thực hành và
trải nghiệm văn hóa tại chỗ là hình thức khơng cần đầu tư nhiều kinh
phí nhưng hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, hình thức này địi hỏi trách
nhiệm, sự sáng tạo của giảng viên và tầm nhìn của các nhà quản lý.
Ưu điểm của hình thức này là khơng tốn chi phí, khơng phải lo ngại
về việc đảm bảo an toàn cho học viên. Nhưng để áp dụng cách thức
sinh hoạt ngoại khóa này lại phải tính đến tính thời sự và yếu tố thời
gian, phải có kế hoạch cho học viên chuẩn bị và viết bài thu hoạch.
4.3.2. Bàn luận về nâng cao chất lượng tiếp nhận và trải
nghiệm văn hóa bằng xây dựng mơi trường văn hóa
Theo quan điểm của M. Byram, có một cách học rất tốt là mỗi
trường học phải trở thành một “ốc đảo văn hóa”, trong đó học viên sẽ
“trải nghiệm văn hóa” trong mơi trường gần như bản ngữ. Từ thực tế


21
các nhà trường quân đội và kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra bàn

luận những nội dung sau:
4.3.2.1. Xây dựng mơi trường thực hành văn hóa Việt Nam trong
nhà trường qn đội: Mơi trường văn hóa trong nhà trường quân đội
là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, là hệ thống các mặt, các thành
tố, thành phần văn hóa, tạo nên một hồn cảnh hiện thực, tác động
trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất và năng lực người
học theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo.
4.3.2.2. Xây dựng môi trường thực hành và trải nghiệm văn hóa
Việt Nam hướng đến các mối quan hệ qua lại trong tập thể học viên:
Trong điều kiện học tập và sinh sống trong mơi trường đa văn hóa,
các mối quan hệ qua lại trong tập thể học viên cần được xây dựng
trên nền tảng bản sắc văn hóa Việt Nam, lấy văn hóa Việt Nam làm
trung tâm kết nối các nền văn hóa. Đó là xây dựng đời sống văn hóa
lành mạnh, tốt đẹp, tạo ra mơi trường quan hệ ứng xử, giao tiếp phù
hợp giữa chuẩn mực văn hóa trong mơi trường qn sự và chuẩn
mực của văn hóa Việt Nam. Như vậy, việc học tập và trải nghiệm
bản sắc văn hóa diễn ra mọi lúc, mọi nơi, thấm sâu vào công việc
học tập và sinh hoạt đời thường của học viên.
Tiểu kết chương 4: Những vấn đề được bàn luận trên đây là
những yếu tố đảm bảo và quyết định cho việc làm đậm thêm bản sắc
văn hóa Việt Nam trong giảng dạy môn Tiếng Việt ở nhà trường quân
đội hiện nay.
KẾT LUẬN
Việc giảng dạy tiếng Việt cho học viên nước ngoài ở nhà trường
quân đội được bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỷ XX, đến nay đã có
gần 40 năm phát triển và đã trở thành nhiệm vụ chính trị của Quân
đội nhân dân Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế. Truyền tải văn hóa
Việt trong ngơn ngữ được coi như một kênh quảng bá văn hóa làm
lan tỏa sức mạnh mềm, nâng cao hình ảnh quốc gia, tăng cường hiểu
biết và tơn trọng, thúc đẩy hợp tác và phát triển giữa Quân đội, Đảng,

Nhà nước Việt Nam và các đối tác trên trường quốc tế.
1. Văn hóa của một dân tộc là một tổng thể phức hợp bao gồm
những gì dân tộc đó sáng tạo ra và cách thức dân tộc đó hành xử
trong những hoàn cảnh cụ thể; tổng thể này giúp phân biệt một dân


22
tộc này với một dân tộc khác không chỉ ở việc có hay khơng có các
yếu tố đó mà ở mức độ biểu hiện và cách thức biểu hiện của chúng.
Theo cách hiểu như vậy, văn hóa đã được tiếp cận dưới góc độ bản
sắc văn hóa. Trong mối quan hệ giữa văn hóa và ngơn ngữ, bản sắc
văn hóa của một dân tộc được bảo lưu trong ngôn ngữ. Vì thế, văn
hóa Việt Nam trong mơn Tiếng Việt dành cho đối tượng học viên
nước ngoài ở nhà trường quân đội được lựa chọn là bản sắc văn hóa,
những yếu tố văn hóa đã được các thế hệ người Việt Nam xây dựng
và vun đắp trong suốt chiều dài lịch sử. Bản sắc văn hóa được truyền
tải, thấm sâu thành tình cảm văn hóa cho học viên nước ngồi thơng
qua giảng dạy môn Tiếng Việt ở nhà trường quân đội.
2. Bản sắc văn hóa Việt Nam trong mơn Tiếng Việt được xác định
bao gồm các biểu hiện cụ thể và được tổng hợp theo tinh thần Nghị
quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) của Đảng Cộng sản Việt Nam, bao
gồm: Yêu nước, Cộng đồng, Khoan dung - Tình nghĩa, Sáng tạo,
Tinh tế - Giản dị. Từ cách tiếp cận văn hóa học, những yếu tố của bản
sắc văn hóa dân tộc chứa đựng trong ý nghĩa của vốn từ vựng văn
hóa tương tác trong những văn bản có chủ đề di tích lịch sử và danh
lam thắng cảnh, phong tục tập qn, nghệ thuật truyền thống, tín
ngưỡng, tơn giáo, thơng tin văn hóa xã hội và văn hóa trong mơi
trường qn sự; trong nghi thức lời nói, nghi thức giao tiếp của giao
tiếp ngơn ngữ. Những nội dung đó được truyền tải đến học viên nước
ngồi thơng qua những biểu hiện hữu hình và biểu hiện tổng quát như

cách thức tư duy và lối sống, quan điểm thẩm mỹ và lý tưởng nhằm
giúp người học có điểm nhìn văn hóa của người trong cuộc, đạt được
năng lực giao tiếp trong học tập và hoạt động chuyên môn ở bối cảnh
xã hội Việt Nam nói chung và mơi trường qn sự trong nhà trường
quân đội nói riêng.
3. Cơ sở lý luận nêu trên đã được chứng thực qua kết quả khảo
sát 12 giáo trình; điền dã và điều tra xã hội học trong 5 nhà trường
quân đội ở miền Bắc và miền Nam, nơi tập trung đa số học viên nước
ngoài đang học tiếng Việt và chuyên ngành bằng tiếng Việt.
Kết quả cho thấy, trong điều kiện chưa có giáo trình đặc thù dành
cho học viên nước ngoài ở nhà trường quân đội nhưng các giảng viên
đã có nhận thức khá tốt trong việc đánh giá vai trò của truyền tải bản


×