Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ghi nhận mới loài chàng tai đen Sylvirana cubitalis (Smith, 1917) (Amphibia: Anura: Ranidae) ở tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 6 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC – ĐẠI HỌC TÂY BẮC
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ

Sùng Bả Nênh, Phạm Văn Anh* (2020)
(20): 76 - 81

GHI NHẬN MỚI LOÀI CHÀNG TAI ĐEN Sylvirana cubitalis
(Smith, 1917) (Amphibia: Anura: Ranidae) Ở TỈNH NGHỆ AN
Sùng Bả Nênh, Phạm Văn Anh*,
Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt: Dựa trên kết quả khảo sát thực địa thu mẫu lưỡng cư trong năm 2019 tại tỉnh Nghệ An, chúng tơi lần
đầu tiên ghi nhận lồi Chàng tai đen (Sylvirana cubitalis) ở tỉnh này. Kết quả ghi nhận này đã nâng tổng số loài
lưỡng cư hiện biết ở tỉnh Nghệ An lên 82 lồi. Ngồi ra, chúng tơi cũng cung cấp đặc điểm hình thái và đặc điểm
sinh thái của loài được ghi nhận bổ sung dựa vào các mẫu vật thu thập được ở tỉnh Nghệ An.
Từ khóa: Ranidae, Sylvirana cubitalis, ghi nhận mới, tỉnh Nghệ An.

GIỚI THIỆU
Tỉnh Nghệ An có diện tích tự nhiên là
16.493,7  km², trong đó tổng diện tích đất lâm
nghiệp tồn tỉnh là 1.148.453,6 ha, với khu dự
trữ sinh quyển Tây Nghệ An gồm rừng nguyên
sinh - vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn thiên
nhiên Pù Huống, khu bảo tồn thiên nhiên Pù
Hoạt [15]. Nghệ An có vị trí nằm ở Đơng Bắc
dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp
và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông
suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông
- Nam với ba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi,
trung du, đồng bằng ven biển. Đồi núi chiếm
83% diện tích đất tự nhiên của tồn tỉnh [16].
Những nghiên cứu về lưỡng cư ở tỉnh này đã


có các nghiên cứu như: Nguyen et al. (2009)
đã thống kê 44 loài cho toàn tỉnh Nghệ An [9];
Hoàng Ngọc Thảo và nnk (2012) ghi nhận 57
loài ở Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An [5];
Đậu Quang Vinh và nnk (2013) ghi nhận 15 loài
thuộc họ ếch cây ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù
Hoạt [6]; Nguyễn Xuân Khoa và nnk (2014) ghi
nhận 56 lồi có giá trị bảo tồn trên địa bàn tỉnh
Nghệ An [2]; Hoàng Ngọc Thảo và nnk (2015)
ghi nhận 7 loài trên hệ thống suối xã Thanh
Mai, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An [4];
Ông Vĩnh An và nnk (2016) ghi nhận 9 loài ếch
cây ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống [1];
Các ghi nhận về loài Rhacophorus leucomystax
(Polypedates leucomystax) trước đây tại Việt
Nam, hiện nay là lồi Polypedates cf. mutus
(Ơng Vĩnh An và nnk (2016) [1]). Theo thống
kê của các tác giả trên, tổng số loài lưỡng cư

76

hiện biết ở tỉnh nghệ An là 81 loài.
Dựa trên kết quả thu thập mẫu lưỡng cư tại
Nghệ An, chúng tôi đã lần đầu tiên ghi nhận
vùng phân bố mới của loài Chàng tai đen
(Sylvirana cubitalis) ở tỉnh này.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khảo sát thực địa thu mẫu lưỡng cư được tiến
hành trong tháng 10 năm 2019 tại Vườn Quốc
Gia Pù Mát, huyện Con Cuông và xã Lượng,

huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An (Hình 1)
bởi Phạm Văn Anh, Sùng Bả Nênh (Trường
Đại học Tây Bắc), Lương Văn Kính (xã Châu
Khê, huyện Con Cng), Vừ A Xìa (xã Lượng,
huyện Tương Dương). Mẫu vật được thu thập
bằng tay và đựng trong các túi vải. Sau khi chụp
ảnh, mẫu vật được gây mê, đeo nhãn và định
hình trong cồn 85% trong vịng 5 - 8 tiếng, sau
đó chuyển sang ngâm bảo quản trong cồn 70%
(Simmons, 2002) [12]. Mẫu vật được lưu giữ tại
Bảo tàng Sinh vật, Khoa Khoa học Tự nhiên –
Công nghệ, Trường Đại học Tây Bắc.
Các chỉ số hình thái được đo bằng thước kẹp
cầm tay với độ chính xác 0,01 mm, các chỉ số
đo theo Pham et al. (2014) [11] bao gồm: SVL:
Chiều dài từ mút mõm đến lỗ huyệt; HL: Dài
đầu (từ góc sau hàm dưới tới mút mõm); HW:
Khoảng cách phần rộng nhất của đầu; MN:
Khoảng cách từ sau góc hàm dưới đến lỗ mũi;
MFE: Khoảng cách từ sau góc hàm dưới đến
mép trước ổ mắt; MBE: Khoảng cách từ sau
góc hàm dưới đến mép sau ổ mắt; IFE: Khoảng
cách gian trước ổ mắt; IBE: Khoảng cách gian


sau ổ mắt; IN: Khoảng cách giữa hai lỗ mũi;
EN: Khoảng cách từ góc trước mắt tới lỗ mũi;
EL: Đường kính lớn nhất của ổ mắt theo chiều
ngang; TYD: Đường kính lớn nhất của màng
nhĩ; TYE: Khoảng cách giữa mép trước màng

nhĩ tới góc sau mắt; IUE: Khoảng cách hẹp nhất
giữa 2 ổ mắt; NS: Khoảng cách từ lỗ mũi tới
mút mõm; SL: Khoảng cách từ mút mõm tới
góc trước mắt; UEW: Chiều rộng mí mắt trên;

FLL: Dài cẳng tay (từ khuỷu tay tới củ bàn
ngoài); HAL: Dài bàn tay (từ củ bàn ngồi tới
mút ngón tay dài nhất); TFL: Chiều dài ngón
tay I; FL: Dài đùi (từ lỗ huyệt tới đầu gối); TL:
Dài ống chân; TW: Chiều rộng lớn nhất của ống
chân; FOL: Dài bàn chân (từ mép trong củ bàn
tới mút ngón chân dài nhất); TFOL dài cổ chân
và bàn chân; IMT: Dài của bàn trong; ITL: Dài
ngón chân I.

Hình 1. Vị trí điểm thu mẫu ở tỉnh Nghệ An: 1) Đồn Biên phòng Châu Khê - Vườn Quốc gia
Pù Mát – Huyện Con Cuông; 2) Xã Lượng - Huyện Tương Dương
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Dựa vào kết quả phân tích mẫu vật, chúng
tơi mơ tả đặc điểm hình thái của loài lưỡng cư
ghi nhận ở tỉnh Nghệ An như sau:
Sylvirana cubitalis (Smith, 1917)
Siam Frog/ Chàng tai đen (Hình 2)
Mẫu vật nghiên cứu (n = 6): 3 mẫu đực
(NA.2019.63; NA.2019.64; NA.2019.80)
thu trong tháng 10 năm 2019, ở gần bản Hợp
Thành, xã Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh

Nghệ An (19.11’354’’N; 104.23’293’’E. Độ
cao: 322 m); 3 mẫu cái thu trong tháng 10 năm

2019 (NA.2019.63; NA.2019.63; NA.2019.63)
ở gần Đồn Biên phòng Châu Khê, Vườn Quốc
gia Pù Mát, huyện Con Cuông (19.11’354’’N;
104.23’293’’E. Độ cao: 322 m).
Đặc điểm nhận dạng: Mẫu vật thu ở Nghệ An
có đặc điểm nhận dạng phù hợp với mơ tả của
Smith (1917) [13], Taylor (1962) [14], Ohler
(2007) [10], Pham et al. (2014) [11] và Luong
et al. (2019) [8]: SVL 47,3-51,10mm (TB ± SD

77


49,5 ± 2; n=3) ở con đực; SVL 61,5 – 67,9mm
(TB±SD 64,3±3,3; n=3) ở con cái; đầu dài hơn
rộng (HL 18,1-24,8mm, HW 14,8-21,3mm);
mõm nhọn, khi nhìn từ mặt lưng (SL 7,29,2mm); lỗ mũi hình ơ van, ở mặt bên, lỗ mũi
gần mút mõm hơn ổ mắt (NS 2,7-4,2mm; EN
4,4-5,2mm); khoảng cách gian ổ mắt hẹp hơn
so với rộng mí mắt trên (IUE 3,4-4,4mm; UEW
4,3-5,8mm); mắt lớn (EL5,8-8mm); màng nhĩ

rõ (TYD 3,6-5,3mm); răng lá mía xếp thành hai
hàng xiên giữa lỗ mũi; lưỡi xẻ đơi hình chữ V ở
phía sau; con đực có túi kêu ở góc hàm.
Chi trước: cẳng tay khỏe (FLL 9,9-14 mm);
các ngón tay khơng phủ màng bơi, mối tương
quan chiều dài giữa các ngón: IIcác ngón tay nở rộng thành đĩa bám nhỏ; chai
dưới khớp ngón rõ, công thức 1, 1, 2 , 2; củ bàn

dẹp, trịn.

Hình 2. Sylvirana cubitalis: a, b) mẫu cái (NA.209.51); c, d) mẫu đực (NA.209.80), nguồn
ảnh: Sùng Bả Nênh
Chi sau: đùi dài (FL 23,4-33mm); chiều dài
ống chân dài gấp khoảng 5 lần rộng (TL 27,239,4mm, TW 5,5-7,5 mm); tương quan chiều
dài giữa các ngón chân Ingón chân nở rộng thành đĩa bám nhỏ; chai
dưới khớp ngón chân rõ, cơng thức 1, 1, 2, 3,
2; giữa các ngón chân có màng bơi phát triển,
cơng thức I0–½II0–1III2–1½IV1½–1/4V; củ
bàn trong nhỏ; khơng có củ bàn ngồi.
Da trên đầu nhẵn; mí mắt trên có các nốt sần
nhỏ; mặt lưng hơi ráp; nếp da lưng sườn rõ; bên
sườn có các nốt sần nhỏ; mặt bụng nhẵn.

78

Màu sắc: Đầu và thân màu vàng nhạt; có một
vệt nâu kéo dài từ mút mõm tới mắt; màng nhĩ
màu nâu; nếp da lưng sườn màu đỏ thẫm; hai
bên bụng màu xám với các đốm đen lớn; mặt
bụng và mặt dưới các chi đồng màu kem.
Một số đặc điểm sinh thái học: Các mẫu
vật của loài Sylvirana cubitalis được thu vào
khoảng từ 19h00 đến 22h00 ở ven suối lớn,
nhiều đá và ven các đường mòn trong rừng cách
suối 20-30m, xung quanh là rừng thường xanh,
rừng phục hồi.



Bảng 1: Các chỉ số đo và tỉ lệ phần trăm kích thước cơ thể của lồi Chàng tai đen (Sylvirana
cubitalis) ở tỉnh Nghệ An
Con đực (n=3)

Con cái (n=3)

 Chỉ số
 

min-max

TB±SD

min-max

TB±SD

SVL

47,3 - 51,1

49,5 ± 2,0

61,5 - 67,9

64,3 ± 3,3

HW


14,8 - 16,1

15,5 ± 0,7

19,9 - 21,3

20,6 ± 0,7

HL

18,1 - 18,8

18,4 ± 0,4

23,4 - 24,8

23,9 ± 0,8

MN

15,2 - 15,9

15,5 ± 0,4

20,3 – 21,0

20,7 ± 0,4

MFE


11,2 - 12,1

11,6 ± 0,5

16,1 - 17,1

16,4 ± 0,6

MBE

6,5 – 7,0

6,7 ± 0,3

9,8 - 10,9

10,2 ± 0,6

IFE

8,1 - 8,8

8,4 ± 0,4

9,6 - 10,6

10,1 ± 0,5

IBE


11,8 - 12,4

12,1 ± 0,3

13,8 - 16,5

15 ± 1,4

IN

4,5 - 4,5

4,5

5,1 - 5,6

5,3 ± 0,3

EN

4,4 - 4,5

4,5 ± 0,1

5,1 - 5,2

5,2 ± 0,1

EL


5,8 - 6,1

6,0 ± 0,2

7,2 – 8,0

7,6 ± 0,4

TYD

3,6 - 4,1

3,9 ± 0,3

5,0 - 5,3

5,2 ± 0,2

TYE

1,4 - 1,5

1,5 ± 0,1

1,3 - 1,8

1,6 ± 0,3

NS


2,7 - 3,1

2,9 ± 0,2

2,7 - 4,2

3,4 ± 0,8

SL

7,2 - 7,6

7,4 ± 0,2

8,9 - 9,2

9,0 ± 0,2

IUE

3,4 - 3,8

3,6 ± 0,2

4,0 - 4,4

4,2 ± 0,2

UEW


4,3 – 5,0

4,6 ± 0,4

5,3 - 5,8

5,5 ± 0,3

FLL

9,9 - 10,5

10,1 ± 0,3

13,5 – 14,0

13,8 ± 0,3

HAL

11,7 - 12,7

12,1 ± 0,5

14,3 - 16,2

15,3 ± 1

TFL


4,5 - 4,5

4,5

5,7 - 6,5

6,2 ± 0,4

FL

23,4 - 25,5

24,4 ± 1,1

31,5 – 33,0

32,2 ± 0,8

TL

27,2 - 30,3

28,7 ± 1,6

36,8 - 39,4

38,2 ± 1,3

TW


5,5 – 6,0

5,7 ± 0,3

7,0 - 7,5

7,3 ± 0,3

FOL

26,0 - 27,3

26,8 ± 0,7

33,0 - 35,6

34,3 ± 1,3

TFOL

38,0 – 40,0

39,1 ± 1,0

49,2 - 53,1

51,2 ± 2,0

IMT


1,6 - 1,9

1,8 ± 0,2

2,3 - 2,5

2,4 ± 0,1

ITL

4,0 - 4,4

4,2 ± 0,2

5,1 - 6,3

5,9 ± 0,7

Ghi chú: TB – Trung bình; SD – Độ lệch chuẩn.
Phân bố: Ở Việt Nam, loài này được ghi
nhận ở Sơn La, Điện Biên và Lai Châu (Pham
et al. (2014) [11]; Luong et al. (2019) [8], Sùng
Bả Nênh và nnk (2019) [3]); Trên thế giới ghi
nhận phân bố ở Thái Lan, Cam-pu-chia, Trung
Quốc, Lào và Mi-an-ma (Frost, 2019) [7].

KẾT LUẬN
Chúng tôi đã ghi nhận vùng phân bố mới
và bổ sung dẫn liệu về đặc điểm hình thái của
lồi Chàng tai đen (Sylvirana cubitalis) ở tỉnh

Nghệ An. Ghi nhận mới này đã nâng tổng số
loài lưỡng cư hiện biết ở Nghệ An lên 82 loài.

79


Những nghiên cứu trước đây về khu hệ
lưỡng cư ở tỉnh Nghệ An chủ yếu chỉ tập trung
vào các khu bảo tồn, vườn quốc gia, còn những
nghiên cứu ở các khu vực rừng dọc đường biên
giới Việt Nam - Lào cịn rất ít được nghiên cứu.
Do vậy nếu mở rộng các đợt khảo sát nghiên
cứu, tiềm năng khám phá thêm tính đa dạng của
nhóm động vật này rất cao.
Lời cảm ơn: Chúng tôi cảm ơn Ban Quản lý
Vườn Quốc Gia Pù Mát, huyện Con Cuông; Ủy
ban Nhân dân xã Lượng, huyện Tương Dương;
các anh Lưu Trung Kiên, Lương Văn Kính
(Cán bộ trạm Khe Choăng - vườn Quốc Gia
Pù Mát), Vừ A Xìa (xã Lượng, huyện Tương
Dương ) đã hỗ trợ trong khảo sát thực địa thu
mẫu. Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi quỹ Đề
tài Khoa học Công nghệ cấp Bộ, Đề tài mã số:
B2019-TTB-562-13.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ông Vĩnh An, Đậu Quang Vinh, Nguyễn
Thị Hằng (2016), Ghi nhận phân bố
mới các loài ếch cây (Amphibia: Anura:
Rhacophoridae) ở Khu bảo tồn thiên
nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An. Hội thảo

Quốc gia về lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam
lần thứ 2: 116-124.
[2]. Nguyễn Xuân Khoa, Nguyễn Văn Dũng
(2014), Tìm hiểu các lồi lưỡng cư có giá
trị bảo tồn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tạp
chí KH-CN Nghệ An (số 7/2016).
[3]. Sùng Bả Nênh, Nguyễn Quảng Trường,
Phạm Thế Cường, Hoàng Văn Ngọc,
Phạm Văn Anh (2019), Ghi nhận mới hai
lồi cóc mày nhỏ Leptobrachella minima
(Taylor, 1962) và Chàng tai đen Sylvirana
cubitalis (Smith, 1917) ở tỉnh Lai Châu.
Báo cáo khoa học Hội thảo Quốc gia về
lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam lần thứ tư:
192-197.
[4]. Hoàng Ngọc Thảo, Bửu Thị phương,
Nguyễn Kim Tiến (2015), Đặc điểm phân
bố theo nơi ở của các loài lưỡng cư trên
hệ thống suối thuộc xã Thanh Mai, Thanh

80

Chương, Nghệ An. Hội thảo Quốc gia về
lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam lần thứ 6:
1667-1672.
[5]. Hoàng Ngọc Thảo, Cao Tiến Trung, Ơng
Vĩnh An, Nguyễn Thị Lương, Hồng
Xn Quang (2012), Đa dạng thành phần
ếch nhái, bò sát ở khu dự trữ sinh quyển
Tây Nghệ An. Hội thảo Quốc gia về

lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam lần thứ 2:
245-254.
[6]. Đậu Quang Vinh, Nguyễn Văn Sáng,
Lê Thị Hồng Lam, Hoàng Xuan Quang
(2013), Đa dạng thành phần loài và sự
phân bố theo độ cao của họ Ếch cây
Rhacophoridae tại Khu bảo tồn thiên
nhiên Pù hoạt. Hội nghị khoa học toàn
quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật
lần thứ 5: 894-897.
[7]. Frost D. R. (2019), Amphibian Species of
the World: an Online Reference, Version
6.0 (accessed in April 2019), Electronic
Database accessible at http://research.
amnh.org/herpetology/ amphibia/index.
html. American Museum of Natural
History, New York, USA.
[8]. Luong M. A., Nguyen Q. H., Le, T. Dz.,
Nguyen H. L. S., Nguyen Q. T. (2019),
New records of amphibians (Anura:
Megophryidae, Ranidae) from Dien Bien
Province, Vietnam. Herpetology Notes,
12: 375–387.
[9]. Nguyen V. S., Ho T. C., Nguyen Q.
T. (2009), Herpetofauna of Vietnam,
Edition Chimaira, Frankfurt am Main.
[10]. Ohler A. (2007), New synonyms in
specific names of frogs (Raninae) from
the border regions between China, Laos,
and Vietnam. Alytes, Paris 25: 55–74.

[11]. Pham V. A., Le T. D., Nguyen L. S.
H., Zieglehyr T., Nguyen T. Q. (2014),
First records of Leptolalax eos Ohler,
Wollenberg, Grosjean, Hendrix, Vences,
Ziegler & Dubois, 2011 and Hylarana
cubitalis
(Smith,
1917)
(Anura:
Megophryidae, Ranidae) from Viet Nam.


Russian Journal of Herpetology. 21 (3):
195–200.
[12]. Simmons J. E. (2002), Herpetological
collecting and collections management.
Revised edition. Society for the Study of
Amphibians and Reptiles, Herpetological
Circular 31: 1-153.
[13]. Smith M. A. (1917), A new snake and a
new frog from Siam. Journal of the Natural
History Society of Siam 2: 276–281.

[14]. Taylor E. H. (1962), The amphibian
fauna of Thailand. University of Kansas
Science Bulletin 43: 265–599.
[15]. />nghe-an-dat-nuoc-con-nguoi/gioi-thieukhai-quat-ve-nghe-an (Truy cập ngày
14/1/2019).
[16]. (Truy
cập ngày 14/1/2019).


NEW RECORDS OF Sylvirana cubitalis (Smith, 1917)
(Amphibia: Anura: Ranidae) FROM NGHE AN PROVINCE, VIETNAM
Sung Ba Nenh, Pham Van Anh*,
Tay Bac University
Abstract: Based on a recently collection of amphibians from Nghe An province in 2019, we
herein report Sylvirana cubitalis for the first time from this province. Our findings bring the species
number of the amphibians to 82 in Nghe An Province. In addition, morphological characters and
natural history notes of afore mentioned species are provided on the basis of new collection from
Nghe An Province.
Keywords: Ranidae, Sylvirana cubitalis, new records, Nghe An Province.
_____________________________________________
Ngày nhận bài: 15/8/2020, ngày nhận đăng 22/11/2020
Liên lạc:

81



×