Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Tiểu luận Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Các chủ trương chung của đảng và nhà nước về phát triển công nghệ thông tin tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.46 KB, 51 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

CÙ KIM LONG

CÁC CHỦ TRƯƠNG CHUNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM

TIỂU LUẬN THẠC SĨ

Hà Nội - 2011


ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

CÙ KIM LONG

CÁC CHỦ TRƯƠNG CHUNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ
PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ THƠNG TIN TẠI VIỆT NAM

Ngành: Cơng nghệ thông tin
Chuyên ngành: Quản lý Hệ thống thông tin
Mã số:

TIỂU LUẬN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Ái Việt
TS. Lê Quang Minh

Hà Nội - 2011




iii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các thầy TS. Nguyễn Ái Việt
và TS. Lê Quang Minh, Viện Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã trực
tiếp giảng dạy, định hướng lựa chọn tên đề tài, cung cấp các tài liệu, góp ý nhận xét
xác đáng, đánh giá và trực tiếp chỉnh sửa giúp cho tơi hồn thành xuất sắc đề tài tiểu
luận tốt nghiệp này.
Xin được chân thành cảm ơn các thầy cô trong Viện Công nghệ thông tin, các
thầy cô đã trực tiếp tham gia giảng dạy, các bạn học cùng lớp đã bên cạnh tôi trong
suốt thời gian qua, và đặc biệt là chị Hương, cán bộ Phịng Khoa học Cơng nghệ và
Đào tạo đã nhiệt tình hướng dẫn để chúng tơi hồn thành các thủ tục hồ sơ bảo vệ tốt
nghiệp một cách đầy đủ và khoa học.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn đặc biệt đến anh Phùng Bảo Thạch, Giám đốc
Trung tâm Tin học, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi về
thời gian, chia sẻ các kỹ năng đọc văn bản quy phạm pháp luật và đã tin tưởng giao
cho tơi chủ trì thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đề tài, dự án của cơ quan để tơi có
được cơ hội nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và học hỏi được nhiều kinh
nghiệm quý báu trong quá trình triển khai các nhiệm vụ, đề tài, dự án. Tôi xin cảm ơn
các đồng nghiệp đã phối hợp thực hiện, chia sẻ cơng việc, giúp tơi có được những điều
kiện thuận lợi để học tập và nghiên cứu theo khung chương trình thạc sĩ tại Viện Cơng
nghệ thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội trong suốt hai năm vừa qua.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tứ thân phụ mẫu của tôi đã cổ vũ,
động viên, khuyến khích để tơi ln phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa trong học tập
và công tác, và đặc biệt là người vợ hiền, đảm đang của tôi đã lo toan các công việc
trong gia đình để tơi n tâm hồn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong nhận được sự thông cảm,
giúp đỡ của các thầy để Tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.



iv
MỤC LỤC
BẢNG ĐỊNH NGHĨA CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ 1
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 2
1. Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................. 2
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................ 3
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3
6. Cấu trúc của Tiểu luận ............................................................................................ 3
Chương 1: CÁC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CNTT TẠI VIỆT
NAM TỪ NĂM 2011 TRỞ VỀ TRƯỚC ....................................................................... 4
1.1. Giai đoạn trước năm 1996 ................................................................................... 4
1.2. Giai đoạn từ năm 1996-2000 ............................................................................... 5
1.3. Giai đoạn từ năm 2001-2005 ............................................................................... 6
1.4. Giai đoạn từ năm 2006-2010 ............................................................................... 7
1.5. Kết luận Chương 1 ............................................................................................... 9
Chương 2: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CNTT
VIỆT NAM ................................................................................................................... 12
2.1. Hạ tầng kỹ thuật ứng dụng CNTT ..................................................................... 12
2.1.1. Hạ tầng máy tính và kết nối mạng trong CQNN ........................................ 12
2.1.2. Hạ tầng phục vụ ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp và cộng đồng ....... 13
2.1.3. Hạ tầng viễn thông...................................................................................... 14
2.2. Hoạt động ứng dụng CNTT trong CQNN ......................................................... 15
2.2.1. Ứng dụng thư điện tử và điều hành công việc qua mạng ........................... 15
2.2.2. Triển khai các ứng dụng nội bộ .................................................................. 17
2.2.3. Hoạt động cung cấp thông tin qua Cổng/Trang thông tin điện tử .............. 17
2.2.4. Triển khai DVCTT ..................................................................................... 18
2.3. Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp và người dân .......................................... 18

2.3.1. Ứng dụng phần mềm và Internet trong doanh nghiệp ................................ 18
2.3.2. Ứng dụng CNTT của người dân ................................................................. 20
2.4. Nguồn nhân lực và công nghiệp CNTT-TT ...................................................... 20
2.5. Đánh giá của thế giới về CNTT-TT Việt Nam trong thời gian qua .................. 21
2.6. Kết luận Chương 2 ............................................................................................. 22
Chương 3: CHỦ TRƯƠNG CHUNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT
TRIỂN CNTT GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 ......... 23


v
3.1. Mục tiêu ............................................................................................................. 23
3.1.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 23
3.1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 23
3.2. Quan điểm chỉ đạo ............................................................................................. 25
3.3. Các nhiệm vụ cần giải quyết .............................................................................. 26
3.3.1. Phát triển nguồn nhân lực CNTT ............................................................... 26
3.3.2. Phát triển cơng nghiệp CNTT..................................................................... 26
3.3.3. Tiếp tục phát triển và hồn thiện hạ tầng CNTT-TT .................................. 27
3.3.4. Xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ phù hợp để phổ cập đến người
dân ........................................................................................................................ 27
3.3.5. Ứng dụng CNTT hiệu quả trong CQNN, doanh nghiệp và người dân ...... 28
3.3.6. Tăng cường năng lực nghiên cứu trong lĩnh vực CNTT-TT ...................... 28
3.4. Các giải pháp chính sách chiến lược.................................................................. 29
3.4.1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức............ 29
3.4.2. Tích cực xã hội hóa đầu tư cho CNTT-TT, đặc biệt là phát triển hạ tầng
viễn thông băng rộng ............................................................................................ 29
3.4.3. Đầu tư đột phá có trọng tâm, trọng điểm.................................................... 29
3.4.4. Xây dựng và hoàn thiện thể chế ................................................................. 30
3.4.5. Một số cơ chế đặc thù và chính sách đột phá ............................................. 30
3.4.6. Học tập kinh nghiệm quốc tế ...................................................................... 31

3.5. Kết luận Chương 3 ............................................................................................. 32
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 37
PHỤ LỤC 1: Danh mục các văn bản đáng chú ý.......................................................... 38
PHỤ LỤC 2: Xếp hạng mức độ cung cấp thông tin trên Website/Portal của các Bộ, cơ
quan ngang Bộ............................................................................................................... 42
PHỤ LỤC 3: Xếp hạng mức độ cung cấp thông tin trên Website/Portal của các địa
phương........................................................................................................................... 43
PHỤ LỤC 4: Danh sách các dịch vụ hành chính cơng mức độ 3 của các Bộ .............. 45
PHỤ LỤC 5: Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng phần mềm phục vụ công tác quản lý, điều
hành ............................................................................................................................... 46
PHỤ LỤC 6: Số lượng người sử dụng Internet hàng năm ............................................ 46


1
BẢNG ĐỊNH NGHĨA CHỮ VIẾT TẮT
CNTT

Công nghệ thông tin

CNTT-TT

Công nghệ thông tin và Truyền thông

Bộ TT&TT

Bộ Thông tin và Truyền thông

CQNN


Cơ quan nhà nước

NSNN

Ngân sách nhà nước

DVCTT

Dịch vụ công trực tuyến

GDĐT

Giao dịch điện tử

Y2K

Year Two Kilo - Sự cố năm 2000

VinaREN

Vietnam Research and Education Network Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam

TEIN

Trans-Eurasia Information Network - Mạng
Thông tin xuyên Á-Âu

NOC

Network Operation Center - Trung tâm Điều

hành Mạng

CRM

Customer Relationship Management - Quản lý
quan hệ khách hàng

SCM

Supply Chain Management - Quản lý chuỗi
cung ứng

ERP

Enterprise Resource Planning - Quản trị nguồn
lực doanh nghiệp


2
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong vài thập kỷ vừa qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản nhằm
thúc đẩy phát triển CNTT tại Việt Nam. Đặc biệt, từ năm những năm 90 đến nay, các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT ngày càng được
nhấn mạnh và được cụ thể hóa bằng nhiều văn bản quan trọng, góp phần nâng cao
nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trị của CNTT đối với cơng
cuộc đổi mới đất nước. CNTT là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát
triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống
kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại. Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta
nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của tồn dân tộc,

thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng
cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo
an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp
cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có bất cứ một đề tài nào nghiên cứu các chủ
trương chung của Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT tại Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học giúp cho các cán bộ lãnh đạo và cộng đồng
CNTT tại Việt Nam nắm được các chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về phát
triển CNTT qua các giai đoạn từ trước năm 1996; 1996-2000; 2001-2005 và từ 2006
đến nay. Hơn nữa, đề tài cũng nêu rõ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về phát triển CNTT thông qua mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, các nhiệm vụ và các
giải pháp trong giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020. Chính vì vậy, đây
là đề tài hết sức cần thiết.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về phát triển CNTT tại Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài là:
+ Nêu rõ các chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển CNTT qua từng giai
đoạn: trước năm 1996, 1996-2000, 2001-2005 và 2006 2010. Các kết quả đạt được về
phát triển và ứng dụng CNTT tại Việt Nam đến năm 2011.
+ Nêu rõ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua mục
tiêu, quan điểm chỉ đạo, các nhiệm vụ và các giải pháp chính sách về phát triển CNTT
tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.


3
+ Hệ thống lại các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật GDĐT và Luật CNTT
làm căn cứ pháp lý quan trọng trong việc xây dựng các đề án, dự án CNTT.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn
giúp các nhà lãnh đạo có được cách nhìn tổng quan về chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT tại Việt Nam. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu
cũng cung cấp cho các nhà quản lý có những căn cứ để hoạch định chính sách chiến
lược và xây dựng các kế hoạch, đề án, dự án phát triển CNTT cho đơn vị mình phù
hợp với các chủ trương phát triển CNTT của Đảng và Nhà nước đã đưa ra. Ngoài ra,
kết quả nghiên cứu của đề tài cũng giúp cho cộng đồng CNTT tại Việt Nam có được
những hiểu biết nhất định về tình hình và xu thế phát triển CNTT tại Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài, phạm vi nội dung chính sẽ tập trung nghiên cứu
các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển, ứng dụng CNTT
thông qua một số văn bản tiêu biểu của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành nhằm thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT tại Việt Nam.
Phạm vi thời gian sẽ tập trung nghiên cứu các chủ chương, chính sách của Đảng
và Nhà nước về phát triển, ứng dụng CNTT thông qua các giai đoạn từ năm 2011 trở
về trước, giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận thông qua việc nghiên cứu tài liệu,
đánh giá, phân tích, tổng hợp các chủ trương chung Đảng và Nhà nước về phát triển
CNTT tại Việt Nam.
6. Cấu trúc của Tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của Tiểu
luận được chia làm ba chương như sau:
Chương 1: Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển
CNTT tại Việt Nam từ năm 2011 trở về trước.
Chương 2: Hiện trạng ứng dụng và phát triển của ngành CNTT tại Việt Nam.
Chương 3: Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển
CNTT tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.



4
Chương 1: CÁC CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CNTT TẠI
VIỆT NAM TỪ NĂM 2011 TRỞ VỀ TRƯỚC
Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT tại Việt
Nam từ năm 2011 trở về trước có nhiều thay đổi qua các giai đoạn và ngày càng được
quan tâm và đầu tư phát triển một cách toàn diện. Các chủ trương, chính sách đó có thể
chia thành một số giai đoạn chính sau đây.
1.1. Giai đoạn trước năm 1996
Ngay từ thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương vận
dụng CNTT trong một số lĩnh vực. Với việc thành lập Phịng Tốn học tính tốn
(Phịng Máy tính) theo Quyết định số 101-KHKT/QĐ ngày 24/05/1968 của Chủ nhiệm
Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước cho thấy chủ trương của Đảng và Nhà nước
về ứng dụng máy tính để giải những bài toán do thực tế sản xuất và chiến đấu đề ra, có
khối lượng tính tốn lớn. Cụ thể là, đến ngày 22/06/1968, chiếc máy tính điện tử đầu
tiên (Minsk-22) do Chính phủ Liên Xơ tài trợ đã về tới Việt Nam. Trong giai đoạn từ
năm 1969-1975, máy tính Minsk-22 đã thực hiện nhiều tính tốn khoa học kỹ thuật
phục vụ dân sự và qn sự góp phần hồn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và
nhiệm vụ chiến đấu.
Sau khi thống nhất đất nước, Hội đồng Chính phủ đã hai lần ra các Nghị quyết
(số 173-CP/1975 và số 245-CP/1976) về tăng cường ứng dụng toán học và máy tính
điện tử trong quản lý kinh tế, tăng cường quản lý và sử dụng máy tính điện tử trong cả
nước. Ngày 10/07/1976, Hội đồng Chính phủ đã ký Quyết định số 108-CP về việc
thành lập Cục Máy tính điện tử trực thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước.
Cục Máy tính điện tử này có thể nói là tiền thân của các đơn vị chuyên trách về CNTT
hiện nay và cũng là đơn vị đầu tiên chịu trách nhiệm quản lý thống nhất ngành máy
tính điện tử trong cả nước lúc bấy giờ.
Bước sang thời kỳ đổi mới, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
đã được nhấn mạnh và cụ thể hóa trong nhiều Nghị quyết của Đảng và Chính phủ,
đáng kể là, Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/03/1991 của Bộ Chính trị về khoa học
và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã nêu: "Tập trung sức phát triển một số ngành

khoa học công nghệ mũi nhọn như điện tử, tin học,...". Nghị quyết Hội nghị lần thứ
VII Ban Chấp hành Trung ương (khoá VII) ngày 30/07/1994 xác định: "Ưu tiên ứng
dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, như CNTT phục vụ yêu cầu điện tử hoá và
tin học hoá nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần
thứ VIII nhấn mạnh: "ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo
ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế... Hình
thành mạng thơng tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế"... Văn bản


5
tiêu biểu nhất trong giai đoạn này chính là Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 của
Chính phủ về phát triển CNTT của nước ta trong những năm 90. Nghị quyết số 49/CP
đã khái quát tình hình CNTT của nước ta, khẳng định quan điểm, mục tiêu và nội dung
phát triển CNTT ở nước ta đến năm 2000 và đề ra biện pháp lớn để thực hiện chủ
trương quan trọng này. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tại Nghị quyết
số 49/CP đã nêu rõ “...tích cực xây dựng ngành công nghiệp CNTT thành một trong
những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước...”.
1.2. Giai đoạn từ năm 1996-2000
Để cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển
CNTT trong những năm 90, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số
211/TTg ngày 07/04/1995 phê duyệt Chương trình quốc gia về CNTT giai đoạn 19961998, nhằm mục tiêu xây dựng những nền móng bước đầu vững chắc cho một kết cấu
hạ tầng về thơng tin trong xã hội có khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thông tin
trong quản lý nhà nước và trong các hoạt động kinh tế - xã hội; đồng thời tích cực xây
dựng ngành công nghiệp CNTT thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn
của đất nước, góp phần chuẩn bị cho nước ta có vị trí xứng đáng trong khu vực khi
bước vào thế kỷ 21. Đến tháng 04/2000, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao khơng
chính thức lần thứ 4 tại Singapore, Chính phủ đã ký kết Hiệp định khung E-ASEAN,
trong đó, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử.
Bên cạnh đó, chủ trương phát triển CNTT, đặc biệt công nghiệp phần mềm luôn
được ưu tiên phát triển. Để cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển

công nghiệp phần mềm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày
05/06/2000 về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005,
với mục tiêu: “Xây dựng công nghiệp phần mềm thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có
tốc độ tăng trưởng cao, góp phần hiện đại hóa và phát triển bền vững các ngành kinh
tế - xã hội, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và đảm bảo an ninh quốc gia. Phát
huy tiềm năng trí tuệ của người Việt Nam, đặc biệt là của thế hệ trẻ, chuẩn bị nguồn
nhân lực chất lượng cao cho những thập kỷ tới. Phấn đấu đến năm 2005 đạt giá trị
sản lượng khoảng 500 triệu USD”.
Quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm cũng được
Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP nêu rõ: “Công nghiệp phần mềm là một ngành kinh tế
mới, có giá trị gia tăng cao, có nhiều triển vọng. Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi
để khuyến khích các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư
và phát triển ngành cơng nghiệp này. Nhà nước khuyến khích và ưu đãi tối đa việc
phát triển công nghiệp phần mềm. Bước đầu, chú trọng hình thức xuất khẩu qua gia
công và cung cấp dịch vụ cho các công ty nước ngoài. Ðồng thời, mở rộng thị trường
trong nước, trước mắt tập trung phát triển phần mềm trong một số lĩnh vực sớm đem


6
lại hiệu quả kinh tế - xã hội, thay thế các sản phẩm phần mềm nhập khẩu. Nhanh
chóng tổ chức xuất khẩu lao động phần mềm và phần mềm đóng gói để cơng nghiệp
phần mềm của Việt Nam từng bước đạt được vị thế trên thị trường thế giới. Kết hợp
chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo và sản xuất làm tiền
đề cho các bước phát triển tiếp theo trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm. Ðặc biệt
khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ trong lĩnh vực này.”.
1.3. Giai đoạn từ năm 2001-2005
Trong giai đoạn này, nhận thức của toàn xã hội về CNTT đã được nâng lên, hạ
tầng kỹ thuật và truyền thông đã được trang bị và phát triển theo hướng hiện đại, nguồn
nhân lực về CNTT cũng tăng lên. Tuy nhiên, CNTT của Việt Nam tại thời điểm này vẫn

đang ở tình trạng lạc hậu, phát triển chậm, có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước
trên thế giới và khu vực. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương
khóa VIII đã ra Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng và
phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với mục
tiêu đến năm 2010, CNTT Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực với một số mục
tiêu cơ bản sau đây:
“+ CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trở thành một trong những
yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phịng.
+ Phát triển mạng thơng tin quốc gia phủ trên cả nước, với thông lượng lớn, tốc
độ và chất lượng cao, giá rẻ; tỷ lệ người sử dụng Internet đạt mức trung bình thế giới.
+ Cơng nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển
hàng năm cao nhất so với các khu vực khác; có tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP
của cả nước ngày càng tăng.”[1].
Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị
đã ra chủ trương:
“1- Ứng dụng và phát triển CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách
phát triển so với các nước đi trước.
2- Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng đều phải
ứng dụng CNTT để phát triển.

[1] Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII.


7
3- Mạng thông tin quốc gia là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, phải
tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ứng dụng và phát triển CNTT, đảm bảo được tốc
độ và chất lượng cao, giá cước rẻ.
4- Phát triển nguồn nhân lực cho CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định
đối với việc ứng dụng và phát triển CNTT.

5- Phát triển công nghiệp CNTT thành một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là
phát triển công nghiệp phần mềm.”.
Một trong số những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng về ứng dụng CNTT đối với các
cơ quan Đảng và Nhà nước trong giai đoạn 2001-2005 mà Bộ Chính trị yêu cầu là:
“...các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội đi đầu trong việc triển
khai ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động theo phương châm bảo đảm tiết kiệm, thiết
thực và hiệu quả lâu dài. Tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước là
bộ phận hữu cơ quan trọng của cải cách nền hành chính quốc gia, là nhiệm vụ thường
xuyên của các cơ quan nhằm tăng cường năng lực quản lý, nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả...”[2].
Để cụ thể hóa nhiệm vụ này và đồng bộ hóa với Chương trình cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số
112/2001/QĐ-TTg ngày 25/07/2001 Phê duyệt Đề án tin học hóa quản lý hành chính
nhà nước giai đoạn 2001-2005, đảm bảo mục tiêu đến năm 2005, về cơ bản xây dựng
và đưa vào hoạt động hệ thống thơng tin điện tử của Đảng và Chính phủ, nhằm nâng
cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp.
Cũng trong giai đoạn này, một đạo luật quan trọng đã được Quốc hội khóa XI
thơng qua đó chính là Luật GDĐT số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005, quy định về
GDĐT trong hoạt động CQNN; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các
lĩnh vực khác. Chính sách phát triển và ứng dụng GDĐT đã được Nhà nước đặc biệt
ưu tiên, khuyến khích phát triển để hỗ trợ việc triển khai các DVCTT, triển khai
thương mại điện tử và tin học hóa hoạt động của CQNN. Tại Điều 6 Luật GDĐT đã
nêu rõ: “Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực liên
quan đến GDĐT.”.
1.4. Giai đoạn từ năm 2006-2010
Chủ trương, chính sách của Nhà nước về ứng dụng và phát triển CNTT tại Việt
Nam tiếp tục được nhấn mạnh và cụ thể hóa bằng một văn bản quan trọng nhất trong

[2] Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII.



8
lĩnh vực CNTT đó chính là Luật CNTT của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam số 67/2006/QH11 ngày 29/06/2006. Tại Điều 5 Luật CNTT đã nêu rõ:
+ Ưu tiên ứng dụng và phát triển CNTT trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội và sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh; thúc đẩy công
nghiệp CNTT phát triển thành ngành kinh tế trọng điểm, đáp ứng nhu cầu thị trường nội
địa và xuất khẩu.
+ Khuyến khích đầu tư cho lĩnh vực CNTT.
+ Ưu tiên dành một khoản ngân sách nhà nước để ứng dụng CNTT trong một số
lĩnh vực thiết yếu, tạo lập nền công nghiệp CNTT và phát triển nguồn nhân lực CNTT.
+ Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng thơng tin quốc gia.
+ Có chính sách ưu đãi để tổ chức, cá nhân có hoạt động ứng dụng và phát triển
CNTT đối với nông nghiệp; nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; người dân
tộc thiểu số, người tàn tật, người có hồn cảnh khó khăn.
+ Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ứng dụng và phát
triển CNTT.
+ Tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế; khuyến khích hợp tác với tổ chức, cá
nhân Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực CNTT.
Song song với các chính sách của Nhà nước về ứng dụng và phát triển CNTT
thì chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT cũng được đặc biệt ưu tiên, cụ thể tại
Điều 42 Luật CNTT đã nêu:
+ Nhà nước có chính sách phát triển quy mô và tăng cường chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực CNTT.
+ Chương trình, dự án ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước về ứng dụng và phát
triển CNTT phải có hạng mục đào tạo nhân lực CNTT.
+ Tổ chức, cá nhân được khuyến khích thành lập cơ sở đào tạo nhân lực CNTT

theo quy định của pháp luật.
+ Cơ sở đào tạo được hưởng ưu đãi trong hoạt động đào tạo về CNTT tương
đương với doanh nghiệp sản xuất phần mềm.
+ Nhà nước có chính sách hỗ trợ giáo viên, sinh viên và học sinh trong hệ thống
giáo dục quốc dân truy nhập Internet tại các cơ sở giáo dục.
Nhà nước cũng có chính sách ưu đãi, ưu tiên tạo lập nền công nghiệp CNTT,
đặc biệt chú trọng công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số, khuyến khích


9
các nhà đầu tư tham gia hoạt động đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực CNTT, các chính
sách này cũng đã được nêu rất rõ tại Điều 48 Luật CNTT, cụ thể là:
+ Nhà nước có chính sách ưu đãi, ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp CNTT,
đặc biệt chú trọng công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung để trở thành một
ngành kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế quốc dân.
+ Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư tham gia hoạt động đầu tư mạo hiểm
vào lĩnh vực công nghiệp CNTT, đầu tư phát triển và cung cấp thiết bị số giá rẻ.
Để cụ thể hóa và đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát
triển CNTT đã nêu trên đi vào cuộc sống, trong thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ và các Bộ đã ban hành hàng loạt các văn bản hướng dẫn quan trọng,
chi tiết xin xem tại Phụ lục 1 kèm theo. Tóm lại, giai đoạn 2006-2010 chính là giai
đoạn thực hiện tốt nhất việc hồn thiện cơ bản về mơi trường pháp lý trong lĩnh vực
CNTT tại Việt Nam.
1.5. Kết luận Chương 1
Những nghiên cứu về các chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về phát
triển CNTT tại Việt Nam ở chương này cho thấy chủ trương về ứng dụng máy tính
điện tử có từ rất sớm, ngay từ cuối những năm 60, đầu những năm 70 của thế kỷ trước,
máy tính điện tử đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và phục
vụ chiến đấu của đất nước.
Ngay sau khi thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương tăng

cường ứng dụng tốn học và máy tính điện tử trong quản lý kinh tế, tăng cường quản
lý và sử dụng máy tính điện tử trong cả nước. Tuy nhiên, đến năm 1990, nước ta cơ
bản vẫn là một nước lạc hậu về CNTT; nhận thức của tồn xã hội về vài trị và ý nghĩa
quan trọng của CNTT còn rất thấp; hạ tầng kỹ thuật và truyền thơng cịn yếu; số cán
bộ chun mơn hoạt động trong lĩnh vực CNTT cịn q ít; cơng nghiệp CNTT vẫn
chưa đủ sức để hình thành một ngành cơng nghiệp CNTT, ...
Trước tình hình trên địi hỏi nước ta phải nhanh chóng phát triển CNTT trong
mọi lĩnh vực hoạt động nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý Nhà
nước, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đẩy mạnh hơn nữa tiến trình đổi
mới tồn diện đất nước. Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 của Chính phủ về
"Phát triển CNTT ở Việt Nam trong những năm 90" đã đánh dấu một sự kiện quan
trọng trong lịch sử phát triển CNTT của nước ta.
Ngày 01/12/1997, Việt Nam đã tham gia mạng Internet toàn cầu, đây là dấu
mốc không thể nào quên được của những người làm Internet Việt Nam. Đây cũng là
một thách thức rất lớn đối với CNTT của Việt Nam trong việc xử lý sự cố Y2K và các
vấn đề về an tồn an ninh thơng tin.


10
Đến năm 2000, nhận thức của toàn xã hội về vai trò và ý nghĩa quan trọng của
CNTT đã được nâng lên một bước nhưng vẫn còn rất hạn chế. Nguồn nhân lực về CNTT
tại Việt Nam tăng lên đáng kể nhưng chất lượng đào tạo, trình độ chun mơn chưa thể
đáp ứng được yêu cầu thực tế của xã hội. Hạ tầng kỹ thuật CNTT-TT phát triển nhanh
theo hướng hiện đại hoá nhưng chưa đáp ứng được các yêu cầu về tốc độ, chất lượng và
giá cước cho ứng dụng và phát triển CNTT. Đầu tư cho CNTT đã tăng lên nhưng còn
nhỏ giọt, chưa đủ mức cần thiết. Quản lý nhà nước về lĩnh vực CNTT vẫn còn phân tán
và chưa hiệu quả. Các chính sách và biện pháp khuyến khích phát triển cơng nghiệp
phần mềm cũng được quan tâm đặc biệt nhưng mới chỉ là bắt đầu. Vì vậy, đánh giá
chung về tình hình phát triển CNTT của Việt Nam đến năm 2000 vẫn cịn ở tình trạng
lạc hậu, phát triển chậm, có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trên thế giới và

trong khu vực.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của các cấp, các ngành và tồn xã hội về
vai trị của CNTT chưa đầy đủ; thực hiện chưa triệt để các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước; chưa kết hợp chặt chẽ ứng dụng CNTT với quá trình cơ cấu lại sản
xuất, kinh doanh, cải cách hành chính, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và sự
quản lý của Nhà nước; chậm ban hành các chính sách đáp ứng nhu cầu ứng dụng và
phát triển CNTT; quản lý nhà nước trong các lĩnh vực máy tính, viễn thông và thông
tin điện tử chưa thống nhất, thiếu đồng bộ, chưa tạo được môi trường cạnh tranh lành
mạnh cho việc cung ứng dịch vụ viễn thông và Internet, chưa coi đầu tư cho xây dựng
hạ tầng thông tin là loại đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội.
Trước tình hình phát triển CNTT ở nước ta như vậy, Bộ Chính trị đã ban hành
Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT
phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây có thể coi là một trong
những văn bản quan trọng nhất đã khẳng định rõ các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước về phát triển CNTT tại Việt Nam. Chỉ thị số 58-CT/TW ban hành được
coi là bước phát triển mới trong tư duy lý luận và sự lãnh đạo của Đảng ta trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW, việc ứng dụng và phát triển CNTT
ở nước ta đã có những tiến bộ rõ rệt, đóng góp bước đầu cho sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa, cải cách hành chính, ... thơng qua hàng loạt các chương trình, kế
hoạch, đề án, dự án ứng dụng và phát triển CNTT. Đến năm 2010, nhận thức về tầm
quan trọng của CNTT được nâng cao trong xã hội. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước
về CNTT đã từng bước được kiện tồn. Mơi trương pháp lý tương đối hồn thiện, tạo
điều kiện thuận lợi cho ứng dụng và phát triển CNTT. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và truyền
thông đã đạt trình độ hiện đại về cơng nghệ, đáp ứng tốt nhu cầu cơ bản của xã hội.
Ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều
hành cũng như trong công tác chuyên môn đã từng bước đổi mới. Ứng dụng CNTT


11

trong xã hội, người dân và doanh nghiệp đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống
đào tạo nguồn nhân lực CNTT phát triển nhanh cả về quy mô và hình thức đào tạo.
Cơng nghiệp CNTT-TT đã thực sự trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực
của nền kinh tế quốc dân.
Mặc dù đã đạt nhiều thành tựu quan trọng song kết quả đạt được vẫn chưa đáp
ứng được một số mục tiêu và chỉ tiêu cơ bản đề ra trong Chỉ thị 58-CT/TW đó là
CNTT vẫn chưa trở thành một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển
kinh tế - xã hội ở nước ta. CNTT của Việt Nam vẫn còn tụt hậu khá xa so với các nước
tiên tiến trong khu vực, chưa đạt mục tiêu “CNTT Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong
khu vực”. Việc ứng dụng CNTT chưa có tác dụng đổi mới hẳn lề lối làm việc, chưa
tạo được thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp và người dân. Thị trường cơng nghiệp
CNTT cịn nhỏ. Năng lực quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện chưa theo kịp tình
hình phát triển. Đầu tư cho ứng dụng CNTT cịn ít, chia các khoản đầu tư nhỏ. Các hệ
thống còn bị cơ lập, thiếu tính tương hợp, khơng thành hệ thống thống nhất, trao đổi
thơng tin cịn rất kém, khơng có chìa khóa nào để chuẩn hóa, ...
Tóm lại, trong các giai đoạn đã trình bày ở trên, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước ln ln xác định CNTT phải trở thành động lực quan trọng góp
phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2001-2010. Việc nhìn nhận, tổng kết, đánh giá lại việc thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW
là rất quan trọng để định hướng ngành CNTT-TT tiếp tục phát triển trong giai đoạn
tới, góp phần tích cực vào việc thực hiện thành công chiến lược đưa đất nước cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.


12
Chương 2: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CNTT
VIỆT NAM
2.1. Hạ tầng kỹ thuật ứng dụng CNTT
2.1.1. Hạ tầng máy tính và kết nối mạng trong CQNN
a. Hạ tầng máy tính và kết nối mạng tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Tháng 6/2011, Bộ TT&TT báo cáo về hạ tầng máy tính và kết nối mạng tại 21
Bộ và cơ quan ngang Bộ cho thấy:
+ Trung bình tỷ lệ máy tính/tổng số cán bộ, cơng chức, viên chức là
86.7% (năm 2010), 82.0% (năm 2009).
+Trung bình tỷ lệ máy tính kết nối Internet là 88.5% (năm 2010), 70.6%
(năm 2009).
+ Trung bình tỷ lệ máy tính được trang bị cơng cụ bảo đảm an tồn là
87.3% (năm 2010).
+ Trung bình tỷ lệ LAN được trang bị cơng cụ bảo đảm an tồn là 71.3%
(năm 2010).
Ngồi ra, tính tới năm 2010, 100% cơ quan cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ đã vận
hành và sử dụng mạng thông tin nội bộ (LAN) để gửi, nhận và lưu chuyển thông tin
cho các mục đích cụ thể, riêng biệt. Song song với việc sử dụng mạng thông tin nội bộ,
các cơ quan cũng chú trọng lắp đặt các hệ thống và công cụ bảo đảm an tồn, an ninh
thơng tin trong q trình trang bị cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho khai thác
và ứng dụng CNTT. 100% các cơ quan thuộc diện khảo sát đã cài đặt phần mềm diệt
virus cho các máy tính tại cơ quan, tuy nhiên tỷ lệ trung bình máy tính được trang bị
cơng cụ đảm bảo an toàn mới chỉ đạt 81.5%, nhiều đơn vị tỷ lệ này còn rất thấp; 96%
cơ quan sử dụng hệ thống tường lửa, hệ thống phát hiện, phòng chống truy cập trái
phép; 90% cơ quan sử dụng phần mềm quét, lọc thư rác trong hệ thống thư điện tử sử
dụng tại cơ quan, 86% cơ quan sử dụng hệ thống an toàn dữ liệu trong mạng cục bộ
như tủ/băng đĩa/SAN/NAS. Có thể nói hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các Bộ, cơ quan
ngang Bộ đáp ứng được nhu cầu công việc cơ bản của cán bộ, công chức, một số đơn
vị đã trang bị hạ tầng kỹ thuật ở mức tiên tiến, hiện đại.
b. Hạ tầng máy tính và kết nối mạng tại các địa phương
Cũng theo nguồn từ Bộ TT&TT báo cáo về hạ tầng máy tính và kết nối mạng
tại 63 tỉnh, thành phố cho thấy:
+ Trung bình tỷ lệ máy tính/tổng số cán bộ, công chức, viên chức là
64.0% (năm 2010), 56.0% (năm 2009).



13
+Trung bình tỷ lệ máy tính kết nối Internet là 85.9% (năm 2010), 71.4%
(năm 2009).
+ Trung bình tỷ lệ máy tính được trang bị cơng cụ bảo đảm an tồn là
67.3% (năm 2010).
+ Trung bình tỷ lệ LAN được trang bị cơng cụ bảo đảm an tồn là 28.5%
(năm 2010).
Ngồi ra, theo số liệu thống kê cho thấy sự chênh lệch khá lớn về hạ tầng máy
tính, kết nối mạng và đảm bảo an tồn an ninh thơng tin giữa các địa phương.
2.1.2. Hạ tầng phục vụ ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp và cộng đồng
a. Hạ tầng máy tính và kết nối mạng trong doanh nghiệp
Theo số liệu khảo sát tại 1200 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn quốc của Bộ
TT&TT phối hợp với Phịng Cơng nghiệp và Thương mại, tình hình về hạ tầng kỹ
thuật phục vụ ứng dụng CNTT cho thấy:
+ Về trang bị máy tính trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, mức độ trang bị
máy tính trong doanh nghiệp nhiều nhất là dưới 50 máy tính/doanh nghiệp.
Khoảng 50% số doanh nghiệp được khảo sát trang bị khoảng 10 máy tính, 40%
doanh nghiệp trang bị từ 10 đến 50 máy. Số doanh nghiệp trang bị trên 50 máy
tính là khoảng 10%. Mức độ trung bình trên tồn quốc là 11.96 máy tính/doanh
nghiệp, tăng gần 20% so với năm 2009 (9.26 máy tính/doanh nghiệp).
+ Về kết nối Internet, khoảng 92% số doanh nghiệp tham gia khảo sát đã
kết nối Internet. Hiện nay, hình thức kết nối Internet chủ yếu là qua mạng băng
thông rộng ADSL hoặc DSL. Một số ít doanh nghiệp kết nối qua các đường
quay số hoặc đường truyền riêng. Tỷ lệ doanh nghiệp truy cập Internet cao nhất
tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Khoảng
10% doanh nghiệp có lắp đặt hệ thống mạng khơng dây nội bộ (Wi-fi). 52%
doanh nghiệp có hệ thống mạng máy tính nội bộ dạng LAN, WAN hoặc
Intranet.
b. Hạ tầng máy tính và kết nối mạng trong cộng đồng

Theo số liệu điều tra trên phạm vi toàn quốc năm 2010 của Tổng cục Thống kê
cho thấy:
- Về trang bị máy tính và điện thoại di động trong cộng đồng đã tăng dần theo
thời gian, cụ thể là:
+ Tỷ lệ số lượng máy tính cá nhân/100 dân năm 2010 là: 5.63% (năm
2009 là 5.19%).


14
+ Tỷ lệ số hộ gia đình có máy tính vi tính/100 hộ gia đình năm 2010 là:
14.76% (năm 2009 là 13.55%).
+ Tỷ lệ số điện thoại di động/100 dân năm 2010 là: 127.68% (năm 2009
là 113.4%, năm 2008 là 86.85%, năm 2007 là 52.86%, năm 2006 là 22.41%).
Việc sử dụng điện thoại di động để truy cập Internet ngày càng tăng, đây là cơ
hội cho việc thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử thế hệ mới (thơng qua các
thiết bị cầm tay Smartphone, máy tính bảng, ...).
- Về kết nối mạng trong cộng đồng cũng đã tăng, cụ thể là:
+ Tỷ lệ số hộ gia đình có kết nối Internet/100 hộ gia đình đến tháng
3/2010 là: 12.22% (tháng 12/2009 là 11.76%).
+ Tính đến tháng 12/2010, số người sử dụng Internet đạt 26.784.035
người, chiếm tỷ lệ 33.11% dân số toàn quốc (tháng 12/2009 là 22.79.887 người,
chiếm tỷ lệ 26.55%).
Cùng với mức độ tăng trưởng của người dân sử dụng Internet, xu hướng người
dân kết nối Internet băng thông rộng ngày càng tăng.
2.1.3. Hạ tầng viễn thông
a. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước
Dự án Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước
được thành lập theo Văn bản số 28/CP-CN (ngày 19/02/2004) với mục đích liên kết
mạng nội bộ của các cơ quan Đảng và Nhà nước. Tổng Cơng ty Bưu chính Viễn thơng
Việt Nam (nay là Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam) được giao nhiệm vụ lập

dự án và Cục Bưu điện Trung ương (nay là Bưu điện Trung ương) trực tiếp xây dựng
và quản lý vận hành mạng này. Tính đến ngày 31/12/2010 đã cơ bản hoàn thành giai
đoạn 2 của Dự án.
Theo số liệu báo cáo của VNPT về tiến độ triển khai mạng truyền số liệu
chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước, tính đến ngày 31/12/2010, Dự án đã
hoàn thành lắp đặt thiết bị cho tất cả các quận, huyện, sở, ban, ngành tại 63 tỉnh, thành
phố với tổng số điểm thực tế là 3476 điểm (dự kiến trong giai đoạn 2 là 3667 điểm).
Hiện nay, dự án đã triển khai xong mặt mạng lõi, thiết lập mới 03 đường kết nối
tốc độ 622 Mbps giữa các Trung tâm vùng (tại Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh), dự
phịng bằng đường kết nối có tốc độ 155Mbps.
b. Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam (VinaREN)
Ngày 16/12/2004, Việt Nam đã đồng ý cho phép tham gia Mạng thông tin
xuyên Á-Âu giai đoạn 2 (TEIN2) và giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ làm cơ quan
đầu mối, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tham gia dự án TEIN2.


15
Ngày 03/12/2005 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội nghị
VinaREN lần thứ nhất bàn về sự cần thiết kết nối với TEIN2 và hình thành VinaREN
ở nước ta nhằm mục tiêu kết nối với các mạng nghiên cứu và đào tạo của các nước
trong khu vực và trên thế giới nhằm nâng cao hiệu quả, thúc đẩy hợp tác và hội nhập
quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo, góp phần đẩy mạnh cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước.
Theo số liệu báo cáo năm 2010 của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ
Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ, hạ tầng viễn thông của VinaREN như sau:
+ Đường kết nối quốc tế của VinaREN đi TEIN2 Hà Nội - Hồng Kông là
155 Mbps. Đường kết nối mạng trục quốc gia NOC Hà Nội - NOC Thành phố
Hồ Chí Minh là 155 Mbps, khi nhu cầu tăng lên thì đường này có thể được
nâng lên 1Gbps. Các kết nối giữa các NOC còn lại là 45 Mbps.
+ Cho đến nay, VinaREN đã kết nối đến trên 50 viện, trường, cơ sở

nghiên cứu và đào tạo hàng đầu trong nước với nhau bằng một mạng hiện đại,
tốc độ và hiệu năng cao.
c. Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet tại Việt Nam
Theo báo cáo đến tháng 3/2010 của Bộ TT&TT, số lượng doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ viễn thông và Internet tại Việt Nam như sau:
+ Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cố định: 08
+ Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động (2G): 07
+ Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động (3G): 05
+ Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thơng di động khơng có
hệ thống truy cập vơ tuyến (MVNO): 02
+ Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet: 90
2.2. Hoạt động ứng dụng CNTT trong CQNN
2.2.1. Ứng dụng thư điện tử và điều hành công việc qua mạng
a. Ứng dụng thư điện tử và điều hành công việc qua mạng tại các Bộ, cơ quan
ngang Bộ
Đến năm 2011, hầu hết các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã tận dụng, lắp đặt và từng
bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng để triển khai hệ thống thư điện tử. 100% các Bộ, cơ
quan ngang Bộ đã triển khai hệ thống thư điện tử phục vụ cho công việc (trừ Bộ Quốc
phòng do điều kiện đặc thù riêng).
Đối với các cơ quan đã triển khai sử dụng hệ thống thư điện tử, tỷ lệ cán bộ,
công chức, viên chức được cấp hòm thư điện tử và thường xuyên sử dụng hòm thư


16
điện tử trong công việc tại các Bộ ở mức cao, hiệu quả sử dụng hệ thống thư điện tử
ngày một nhiều. Theo số liệu báo cáo của Bộ TT&TT cho thấy:
+ Trung bình mức tỷ lệ cán bộ cơng chức, viên chức được cấp hộp thư
điện tử ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ (tính đến cấp đơn vị trực thuộc) là 85%.
+ Trung bình mức tỷ lệ cán bộ thường xuyên sử dụng hộp thư điện tử
trong công việc là 79%.

+ Bộ có tỷ lệ cán bộ thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc
cao nhất là 100% (7 Bộ), Bộ có tỷ lệ thấp nhất là 10%.
+ Có 85% các cơ quan Bộ đạt tỷ lệ trang bị hộp thư điện tử cho cán bộ,
công chức, viên chức và người lao động ở mức từ 80% trở lên. Tại nhiều đơn
vị, 100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng thành thạo hệ thống thư điện tử
cho công việc.
Bên cạnh ứng dụng thư điện tử, cơng tác tin học hóa hoạt động chỉ đạo, điều
hành công việc qua mạng cũng được các Bộ, ngành quan tâm, chú trọng. Tính tới thời
điểm 12/2010, 100% các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã đưa các thông tin chỉ đạo, điều
hành công việc lên môi trường mạng (mức tỷ lệ thông tin được đưa lên mạng thấp nhất
là 50%, mức tỷ lệ trung bình đạt 78%). Hầu hết các đơn vị đã triển khai hệ thống quản
lý văn bản trên mơi trường mạng Internet. Tỷ lệ trung bình văn bản đi đến được
chuyển hồn tồn trên mơi trường mạng còn rất thấp, mới chỉ đạt 24%, mức độ cao
nhất là 80%, thấp nhất là 8%. Tỷ lệ các đơn vị có tỷ lệ văn bản đi đến được chuyển
hồn trên môi trường mạng phân theo các mức trên 70%, từ 50% - 70% và dưới 50%
tương ứng là 5%, 10% và 85%.
Ngoài ra, hơn 80% đơn vị đã lắp đặt hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến
phục vụ công tác trao đổi, thảo luận thông tin qua mạng giữa các trụ sở đơn vị trong cơ
quan. Mỗi hệ thống hội nghị truyền hình phục vụ khoảng 3-30 điểm kết nối. Trung
bình có khoảng 40% các cuộc họp diện rộng được tổ chức qua hình thức họp trực
tuyến qua hệ thống giao ban trực tuyến, hội nghị truyền hình.
b. Ứng dụng thư điện tử và điều hành công việc qua mạng tại các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương
Theo báo cáo của Bộ TT&TT đến năm 2011, tỷ lệ trung bình cán bộ, cơng chức
các tỉnh, thành phố được cấp hộp thư điện tử là 75%. Tỷ lệ trung bình cán bộ, cơng
chức thường xun sử dụng thư điện tử cho cơng việc là 62%. Địa phương có tỷ lệ cán
bộ, công chức được cấp thư điện tử cao nhất là 100%, địa phương có tỷ lệ thấp nhất là
20%. Đặc biệt, vẫn còn một số tỉnh chưa tạo lập hộp thư điện tử chính thức cho cơ
quan như: Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang, Đắk Nông. Tại những tỉnh này, hầu hết
cán bộ, công chức hiện đang sử dụng dịch vụ hộp thư điện tử miễn phí trong trao đổi

công việc.


17
Về ứng dụng CNTT để tin học hóa hoạt động chỉ đạo, điều hành công việc
trong CQNN tại các tỉnh, thành phố: 90% các tỉnh, thành phố đã đưa thông tin chỉ đạo,
điều hành lên môi trường mạng Internet, trong đó 59% các tỉnh thành đã đưa thơng tin
chỉ đạo điều hành lên môi trường mạng Internet đạt mức từ 80% trở lên, mức độ chênh
lệnh giữa các địa phương không đáng kể. Tuy nhiên, mức chênh lệch giữa các địa
phương về tỷ lệ văn bản được chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng và tỉ lệ thực
hiện các cuộc họp trực tuyến lại khá cao. Tỷ lệ trung bình văn bản đi đến được chuyển
hồn tồn trên mơi trường mạng ở các tỉnh, thành phố đạt 30.5%, địa phương cao nhất
đạt mức 100%, địa phương thấp nhất chỉ đạt 0.2%. Tỷ lệ trung bình tỷ lệ các cuộc họp
trực tuyến trên tổng số các cuộc họp diện rộng được thực hiện ước khoảng 42.1% (có
địa phương đạt mức 100%, có địa phương chỉ đạt mức 5%).
2.2.2. Triển khai các ứng dụng nội bộ
a. Triển khai các ứng dụng nội bộ tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ
Trong công việc thường nhật và các tác vụ chuyên môn, ứng dụng CNTT góp
phần đảm bảo tính chính xác, tăng cường tốc độ và hiệu quả xử lý công việc. Hiện
nay, các Bộ đã trang bị phần mềm và hệ thống CNTT để hỗ trợ xử lý công việc trong
các lĩnh vực chun mơn. Các lĩnh vực điển hình có hàm lượng ứng dụng CNTT cao
bao gồm: quản lý nhân sự, quản lý đề tài khoa học, quản lý tài sản, quản lý tài chính kế tốn, quản lý hoạt động thanh tra, khiếu nại, tố cáo, quản lý thông tin chuyên ngành.
Số lượng các đơn vị triển khai với mỗi ứng dụng nội bộ tương đối cao (với mỗi ứng
dụng nội bộ, ít nhất có 47% số Bộ ngành triển khai sử dụng). Ứng dụng được nhiều
đơn vị triển khai sử dụng nhất là hệ thống quản lý và điều hành cơng việc trên mạng,
quản lý tài chính kế tốn, hệ thống phịng, chống virus máy tính và thư rác. Hệ thống
hiện có mức triển khai hạn chế nhất là ứng dụng chữ ký số trong gửi nhận văn bản, thư
điện tử.
b. Triển khai các ứng dụng nội bộ tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương

Về tình hình sử dụng các ứng dụng nội bộ tại các địa phương, ứng dụng được
triển khai nhiều đơn vị triển khai nhất là phần mềm hỗ trợ quản lý, điều hành công
việc trên môi trường mạng và các phần mềm được sử dụng trong quản lý tài chính - kế
tốn. Tiếp theo sau là tin học hóa việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ tại bộ phận một cửa,
quản lý nhân sự, quản lý tài sản, quản lý thanh tra, khiếu nại, tố cáo, quản lý đề tài
khoa học. Hầu hết các phần mềm ứng dụng đều đã và đang được triển khai tại ít nhất
là khoảng 50% số tỉnh, thành trên cả nước. Riêng ứng dụng chữ ký số trong việc gửi
và nhận văn bản và thư điện tử mới được khoảng 9.5%.
2.2.3. Hoạt động cung cấp thông tin qua Cổng/Trang thông tin điện tử
a. Hoạt động cung cấp thông tin qua Cổng/Trang thông tin điện tử của các Bộ,
cơ quan ngang Bộ


18
Qua việc đánh giá xếp hạng của Bộ TT&TT về hoạt động cung cấp thông tin
qua Cổng/Trang thông tin điện tử của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong 03 gần đây
(2008, 2009, 2010) cho thấy sự quan tâm tình hình cung cấp thơng tin của các đơn vị
có sự khác nhau, dẫn đến sự thay đổi về vị trí xếp hạng có nhiều thay đổi qua các năm
(chi tiết xin xem trong Phụ lục 2 kèm theo).
b. Hoạt động cung cấp thông tin qua Cổng/Trang thông tin điện tử của các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Cùng với sự đánh giá Website Portal các Bộ, ngành, Bộ TT&TT cũng tiến hành
đánh giá và xếp hạng Website Portal của các địa phương (chi tiết xin xem trong Phụ
lục 3 kèm theo).
2.2.4. Triển khai DVCTT
Thông qua việc đánh giá của Bộ TT&TT về mức độ cung cấp DVCTT tại khối
cơ quan Bộ, trong năm 2010 số lượng DVCTT mức độ 3 là 27 dịch vụ, tăng gấp 3 lần
so với năm 2009 (9 dịch vụ), danh sách các DVCTT mức độ 3 nêu chi tiết tại Phụ lục
4 kèm theo. Ngoài ra, Bộ Công thương là Bộ đầu tiên cung cấp 01 dịch vụ DVCTT
mức độ 4 là cấp xác nhận khai báo hóa chất (Cục Hóa chất,

).
Đối với các địa phương, năm 2010 đã có sự tăng trưởng vượt bậc cả về số
lượng và số địa phương có cung cấp DVCTT mức độ 3, có 38 địa phương đã cung cấp
DVCTT mức độ 3 với số lượng dịch vụ là 748 (năm 2009 có 18 địa phương, với số
lượng dịch vụ là 254; năm 2008 có 6 địa phương, với số lượng là 30), trong đó địa
phương cung cấp nhiều nhất là các tỉnh An Giang (139 dịch vụ) và TP. Đà Nẵng (74
dịch vụ). Đặc biệt, năm 2010 lần đầu tiên thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp 03
DVCTT mức độ 4 là: “Đăng ký chấp thuận họp báo” ( “Đăng ký chấp thuận tổ chức Hội nghị, hội thảo có yếu tố
nước ngồi” ( và “Nhập khẩu xuất bản phẩm
(chưa thẩm định)” ( />2.3. Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp và người dân
2.3.1. Ứng dụng phần mềm và Internet trong doanh nghiệp
Theo số liệu báo cáo tháng 6/2011 của Bộ TT&TT đối với 1200 doanh nghiệp
trên toàn quốc, hầu hết các doanh nghiệp đã trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật CNTT về
máy tính và mức độ kết nối Internet tương đối đầy đủ, sẵn sàng cho những ứng dụng
cao hơn.
a. Sử dụng Internet trong doanh nghiệp
Hiện nay, các doanh nghiệp sử dụng Internet với các mục đích chính như tìm
kiếm thơng tin, trao đổi thơng tin (thông qua thư điện tử, công cụ giao tiếp trực tiếp),


19
quản lý đơn hàng qua email, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm và dịch vụ, mua hàng qua
mạng,… Trong đó, mục đích quan trọng nhất của Internet đối với doanh nghiệp là tìm
kiếm và trao đổi thơng tin, chỉ có khoảng gần 4% doanh nghiệp tiến hành hoạt động
mua hàng hóa qua mạng Internet.
b. Ứng dụng phần mềm trong doanh nghiệp
- Ứng dụng phần mềm trong hoạt động quản lý, điều hành:
Về sử dụng thư điện tử, hiện nay trung bình 91.57% số doanh nghiệp đã và
đang sử dụng thư điện tử thường xuyên trong các tác vụ hàng ngày của doanh nghiệp.
Các phần mềm ứng dụng nội bộ được doanh nghiệp sử dụng thường xuyên và ở

mức độ nhiều là phần mềm văn phịng, quản lý cơng tác văn thư, lưu trữ, phần mềm kế
toán, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý sản phẩm, nhà cung cấp, phần
mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM), phần mềm quản lý chuỗi cung ứng (SCM),
phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP). Phần mềm được sử dụng nhiều
nhất là phần mềm văn phòng (95% doanh nghiệp sử dụng), phần mềm ít được triển
khai nhất là ERP (0.6% doanh nghiệp sử dụng). Số liệu chi tiết được thể hiện trong
Phụ lục 5 kèm theo.
- Sử dụng website và tham gia thương mại điện tử:
Theo số liệu điều tra, tới năm 2010 có 16.78% doanh nghiệp có Website của
doanh nghiệp; 14.22% doanh nghiệp trả lời chưa có Website nhưng sẽ xây dựng
Website trong tương lai và 66.27% doanh nghiệp chưa có nhu cầu xây dựng Website
riêng.
Trong số các doanh nghiệp có Website riêng, doanh nghiệp chủ yếu sử dụng
Website để giới thiệu về công ty (87.31% doanh nghiệp sử dụng), giới thiệu sản phẩm
(81.73% doanh nghiệp sử dụng) và trao đổi thông tin với khách hàng (61.42% doanh
nghiệp sử dụng), chỉ có 22.84% doanh nghiệp sử dụng Website để bán hàng qua mạng.
- Tham gia các dịch vụ công của doanh nghiệp:
Sử dụng Internet giúp các doanh nghiệp tương tác thường xuyên và sâu sắc hơn
với các CQNN. Hiện nay, thông qua Internet và các phần mềm chuyên dụng, doanh
nghiệp có thể tham gia các diễn đàn kinh doanh trực tuyến, đăng ký kinh doanh, đăng
ký kê khai thuế, khai báo hải quan, đăng ký khai báo cấp chứng nhận xuất xứ (CO),…
hoàn toàn trực tuyến. DVCTT thu hút đơng đảo sự tham gia nhất từ phía các doanh
nghiệp là dịch vụ kê khai thuế qua mạng.
Trong vòng hai năm trở lại đây, dịch vụ chứng thực chữ ký số thương mại ngày
càng được các doanh nghiệp quan tâm, khởi đầu là Cơng ty Điện tốn và Truyền số
liệu VDC (VNPT-CA), sau đó, lần lượt là Tập đồn Viễn thông quân đội (VIETTELCA), Công ty cổ phần công nghệ thẻ Nacencomm (CA2-NACENCOMM), Công ty an


20
ninh mạng BKAV (BKAV-CA), Công ty cổ phần FPT (FPT-CA) và mới đây là Công

ty cổ phần Công nghệ Truyền thông CK (CK-CA).
2.3.2. Ứng dụng CNTT của người dân
a. Hạ tầng kỹ thuật cho ứng dụng CNTT và sử dụng Internet của người dân
Theo Tổng cục Thống kê đến năm 2010, số liệu trên phạm vi toàn quốc về ứng
dụng CNTT của người dân như sau:
+ Số máy tính cá nhân trên 100 dân là: 5.63 (năm 2009 là 5.19).
+ Số hộ gia đình có máy tính vi tính trên 100 hộ gia đình là: 14.76 (năm
2009 là 13.55).
+ Số điện thoại di động trên 100 dân là: 127.68 (2009 là: 113.40). Việc
sử dụng điện thoại di động để truy cập Internet ngày càng tăng. Đây là cơ hội
cho việc thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử thế hệ mới.
+ Số hộ gia đình có kết nối Internet/100 hộ gia đình là: 12.22 (2009 là
11.76).
+ Số lượng người sử dụng Internet đạt 26.784.035 người, chiếm tỉ lệ
33.11% dân số toàn quốc. Số liệu người sử dụng Internet trong giai đoạn 20042010 được thể hiện chi tiết trong Phụ lục 6 kèm theo.
b. Khai thác Internet và tham gia thương mại điện tử của người dân
Theo số liệu khảo sát năm 2010 của Bộ TT&TT đối với trên 600 người, chủ yếu
làm việc trong môi trường công sở trong độ tuổi từ 18-36 tuổi tại hai thành phố lớn là
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở trả lời của 603 người tham gia khảo
sát, kết quả tổng hợp như sau: Thứ nhất, mục đích sử dụng Internet của người dân chủ
yếu là tìm kiếm thơng tin; giải trí; kết nối và liên lạc với bạn bè. Thứ hai, sử dụng
Internet cho các công việc hàng ngày chủ yếu là trao đổi thư điện tử; đọc tin tức; tham
gia mạng xã hội; xem ảnh video; tìm kiếm và download tài liệu. Thứ ba, tỷ lệ tham gia
mua bán trực tuyến đối với các cán bộ công sở ở mức khá cao, chiếm tỷ lệ 80% trong
số những người tham gia khảo sát.
2.4. Nguồn nhân lực và công nghiệp CNTT-TT
Theo Sách trắng năm 2011 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT và Bộ TT&TT,
đến năm 2010 cả nước có:
+ 277 trường đại học và cao đẳng đào tạo về nhóm ngành CNTT (chiếm
73% tổng số trường);

+ 220 cơ sở đào tạo kỹ thuật viên CNTT cấp trung cấp chuyên nghiệp và
dạy nghề, 62 cơ sở đào tạo kỹ thuật viên điện tử - viễn thông, 82 trường cao


×