Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

HOAT DONG GIAO DUC DAO DUC AM NHAC MI THUATTHU CONG THE DUC LOP 2 3THEO MO HINH TRUONG HOCMOI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.54 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TẬP HUẤN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC (ĐẠO ĐỨC, ÂM NHẠC, MĨ THUẬT, THỦ CÔNG, THỂ DỤC) LỚP 2, 3 THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI (VNEN).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> TẬP HUẤN MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI - VNEN MỤC TIÊU Sau tập huấn, học viên nắm chắc và vận dụng được:. 1. Các nguyên tắc và yêu cầu thực hiện các HĐGD (Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục) lớp 2, 3 theo mô hình trường học mới – VNEN. 2. Thực hành tổ chức một số HĐGD lớp 2, 3 theo mô hình trường học mới – VNEN..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> TẬP HUẤN MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI - VNEN. 3. Thực hiện tích hợp các HĐGD (Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật) lớp 2, 3 theo hướng tích hợp với Chủ điểm của môn Tiếng Việt. 4. Có kĩ năng vận dụng, chia sẻ, hướng dẫn và tập huấn cho đồng nghiệp tại địa phương về mô hình trường học mới VNEN..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> NỘI DUNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÁC HĐGD. PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG A. Mục tiêu cần đạt B. Các hoạt động trong khóa Tập huấn PHẦN II.HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LỚP 2 VÀ LỚP 3 A. Hoạt động giáo dục Đạo đức B. Hoạt động giáo dục Âm nhạc C. Hoạt động giáo dục Mỹ thuật D. Hoạt động giáo dục Thủ công E. Hoạt động giáo dục Thể dục PHẦN III: PHỤ LỤC Dự kiến PPCT theo hướng tích hợp với chủ điểm môn Tiếng Việt và vận dụng theo mô hình trường tiểu học mới VNEN.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHÓA TẬP HUẤN. Hoạt động 1 Nghiên cứu tài liệu và thảo luận nhóm (30’) 1.1. Vì sao cần phải điều chỉnh các HĐGD (Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục) lớp 2, 3 theo mô hình trường học mới – VNEN. 1.2. Các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản khi điều chỉnh các HĐGD lớp 2, 3 hiện hành theo mô hình trường học mới – VNEN..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Phản hồi hoạt động 1. * Sự cần thiết: - Năm 2010, Bộ GD và ĐT đã nghiên cứu mô hình VNEN để triển khai thí điểm ở cấp Tiểu học. - Năm học 2011 – 2012 Bộ GD và ĐT đã chỉ đạo thử nghiệm mô hình VNEN ở 24 trường TH thuộc 6 tỉnh với các môn Toán, Tiếng Việt và TNXH lớp 2..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Phản hồi hoạt động 1.. - Năm học 2012 – 2013, cùng với việc tiếp tục triển khai thử nghiệm các môn Toán, Tiếng Việt và TNXH, các HĐGD (Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục) lớp 2, 3 cũng được Bộ GD và ĐT chỉ đạo điều chỉnh và vận dụng theo mô hình trường học mới – VNEN nhằm tạo sự đồng bộ trong quá trình GD HS..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Phản hồi hoạt động 1.. * Khi điều chỉnh các HĐGD lớp 2, 3 hiện hành theo mô hình VNEN cần đảm bảo các nguyên tắc sau: - Giữ nguyên Chương trình các môn học; - Giữ nguyên Mục tiêu môn học, bài học; - Giữ nguyên nội dung SGV, VBT của học sinh; - Tăng cường khả năng tự học của học sinh; - Sử dụng và kết hợp các phương pháp dạy học tích cực; - Đa dạng hóa các hoạt động, hình thức dạy và học; - Thay đổi điều kiện dạy và học một cách phù hợp, tự nhiên; - Đổi mới cách đánh giá: kết hợp đánh giá của GV và tự đánh giá của HS. Khuyến khích và tăng cường tự đánh giá của HS..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Phản hồi hoạt động 1.. *Khi điều chỉnh các HĐGD lớp 2, 3 hiện hành theo mô hình VNEN cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Đảm bảo đúng nguyên tắc và lựa chọn cách thức tổ chức các hoạt động phù hợp, nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. - Tạo điều kiện tốt nhất để HS phát huy được tính tính cực, chủ động, sáng tạo trong việc tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng mới theo yêu bài học. - Cần tạo được hứng thú và niềm tin cho HS để các em tích cực tham gia các HĐ..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHÓA TẬP HUẤN. Hoạt động 2. Trao đổi thảo luận nhóm về vận dụng mô hình trường học mới – VNEN (30’) 2.1. So sánh Bài học thiết kế theo mô hình VNEN và bài học thiết kế hiện hành ? 2.2. Thực hiện các HĐGD lớp 2, 3 theo mô hình trường học mới – VNEN như thế nào khi chưa có tài liệu Hướng dẫn học tập như các môn Tiêng Việt, Toán, TNXH ?.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Thông tin phản hồi: - So sánh các hoạt động dạy học của mô hình VNEN và các hoạt động dạy học hiện hành. VNEN 1. Hoạt động cơ bản Giúp học sinh trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, phát hiện kiến thức. 2. Hoạt động thực hành Áp dụng kiến thức đã học vào thực hành nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng. 3. Hoạt động ứng dụng Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế cùng với sự giúp đỡ của cha mẹ, người lớn.. CT hjện hành 1. Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét mẫu  Giúp học sinh tìm hiểu về đặc điểm hình dạng, kích thước, màu sắc, công dụng, các chi tiết của vật mẫu  có được hình ảnh đúng về sản phẩm sẽ phải làm, hình dung bước đầu về công việc sẽ thực hành trong bài học. 2. Hướng dẫn thao tác mẫu Giúp học sinh nắm được quy trình các thao tác làm ra sản phẩm. 3. Học sinh thực hành Áp dụng kiến thức về cách làm để làm được sản phẩm với sự trợ giúp của người lớn..

<span class='text_page_counter'>(12)</span>  Về. cơ bản, các hoạt động dạy học của mô hình VNEN giống với các hoạt động dạy học hiện hành. Điểm khác là mô hình VNEN có thêm hoạt động ứng dụng. Đây là hoạt động rất thiết thực giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống, giúp cho cuộc sống của học sinh, gia đình, cộng đồng.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Phản hồi hoạt động 2. 2.2. Thực hiện các HĐGD lớp 2, 3 theo mô hình trường học mới – VNEN như thế nào khi chưa có Tài liệu Hướng dẫn HS như các môn Tiêng Việt, Toán, TNXH ? Chương trình hiện hành, về cơ bản đã được thiết kế theo hướng tổ chức các HĐ và thể hiện khá rõ trong SGV với các dạng BT sau: - Dạng BT hình thành kiến thức, kĩ năng mới; - Dạng BT thực hành, củng cố, khắc sâu KT, KN; - Dạng BT vận dụng KT, KN đã học vào thực tiễn..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Phản hồi hoạt động 2. Tuy nhiên, các dạng BT trong SGV hiện hành chưa được phân định rõ ràng như cấu trúc của mô hình VNEN và có thể một số bài còn thiếu dạng BT ứng dụng. Vì vậy, Khi thực hiện các HĐGD theo mô hình VNEN, chúng ta vẫn sử dụng SGV nhưng có điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp và có thể bổ sung thêm một số BT (nếu thấy cần thiết)..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Phản hồi hoạt động 2 Khi tổ chức các HĐGD, giáo viên cần sử dụng và phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực. Tăng cường tổ chức cho HS tự học theo các hình thức hoạt động cá nhân, nhóm và cả lớp một cách hợp lí, tạo cơ hội cho HS phát huy tối đa tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng mới..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHÓA TẬP HUẤN. Hoạt động 3 Nghiên cứu, trao đổi thảo luận nhóm về các vấn đề sau ( 30’):. 3.1. Vì sao các HĐGD lớp 2, 3 cần được điều chỉnh theo hướng tích hợp với chủ điểm của môn Tiếng Việt ? Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện ? 3.2. Tham khảo bản dự kiến PPCT các HĐGD Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật lớp 2, 3 theo hướng tích hợp với chủ điểm của môn Tiếng Việt để thực hiện (nếu có điều kiện)..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Tại sao phải tích hợp HĐGD với chủ điểm môn Tiếng Việt ? Tiếng việt. Đạo đức. Lịch sử & Địa lí. DẠY NGƯỜI. Âm nhạc. Thể dục. Mĩ thuật Thủ công Khoa học, TN&XH.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Phản hồi hoạt động 3. 3.1. Quan điểm dạy học tích hợp đã được thể hiện trong việc xây dựng chương trình các môn học ở cấp Tiểu học. - Trong Chương trình hiện hành, ND các môn học, về cơ bản đã bảo đảm được yêu cầu chuẩn KT, KN và được thiết kế theo các chủ đề, chủ điểm phù hợp với tâm sinh lí và quá trình nhận thức của học sinh - Tuy nhiên, giữa các môn học vẫn chưa có sự tích hợp chặt chẽ, đồng tâm về chủ điểm, mỗi môn học lại sắp xếp ở các thời điểm khác nhau trong năm học. Cách sắp xếp này chưa tạo được sự gắn kết hoặc ngược lại sẽ có những nội dung trùng lặp không cần thiết ở cùng một chủ điểm, dễ gây sự nhàm chán đối với học sinh..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Phản hồi hoạt động 3. Từ chủ điểm của môn Tiếng Việt, các HĐGD có thể được sắp xếp lại, chuyển các bài có chung hoặc gần chủ điểm về cùng thời điểm với môn Tiếng Việt (khuyến khích nhưng không bắt buộc). Trường hợp một số bài không có sự tương đồng về chủ điểm với môn Tiếng Việt và những bài dành cho nội dung GD địa phương theo quy định của Bộ GD và ĐT cần được bố trí hợp lí vào các thời điểm cuối học kì I và cuối năm học..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Phản hồi hoạt động 3. Lưu ý: 1. Căn cứ nội dung từng HĐGD (bài dạy) để xác định mức độ tích hợp với chủ điểm môn Tiếng Việt một cách hợp lí (nếu có điều kiện). 2. Khi có sự điều chỉnh lại thứ tự các HĐGD theo hướng tích hợp với chủ điểm của môn Tiếng Việt, giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc đánh giá, xếp loại học sinh sao cho phù hợp, nhẹ nhàng và hướng tới đánh giá năng lực HS..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Thực hành thiết kế bài dạy theo VNEN. Nhóm 1: Môn đạo đức Nhóm 2: Môn Âm nhạc Nhóm 3: Môn Mỹ thuật. Nhóm 4: Môn Thủ công Nhóm 5: Môn thể dục.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> MInh hoạ một số bài.

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

×