Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Bài thu hoạch môn Giáo dục học đại cương: Giáo dục xã hội đặc thù của loài người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.06 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
­­­♦ ­­­♦ ­­­♦ ­­­

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG 
NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM ĐẠI HỌC
BÀI THU HOẠCH
CHUN ĐỀ: GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG

        
                  

Học viên: PHẠM ANH XN
Ngày sinh: 25/02/1992

                               Nơi sinh: Liên Bang Nga
                               Đơn vị cơng tác: Cơng ty TNHH Thiên Tường

Năm 2021

NỘI DUNG THU HOẠCH
Câu 1: Vì sao nói: Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc thù của loại người? Cho ví 
dụ minh họa. 


Câu 2: Hãy phân tích khái niệm Giáo dục theo nghĩa rộng. Theo anh/chị Q trình  
dạy học theo nghĩa hẹp và Q trình giáo dục theo nghĩa hẹp trong thực tiễn hiện  
nay có những tồn tại, hạn chế gì? Cho ví dụ minh họa
_________________________________________________________________
BÀI  LÀM:
Câu 1: Vì sao nói: Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc thù của loại người? Cho  


ví dụ minh họa.
1. Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc thù của lồi người
1.1.

Đặt vấn đề

Ngay từ khi xuất hiện trên trái đất, để tồn tại con người phải tiến hành hoạt động  
lao động. Trong lao động và trong cuộc sống hàng ngày con người tiến hành nhận  
thức thế giới xung quanh, dần dần tích luỹ được một kho tàng kinh nghiệm phong  
phú bao gồm các tri thức, kỹ  năng, kỹ  xảo cùng những giá trị  văn hóa xã hội như 
các chuẩn mực về đạo đức, niềm tin, các dạng hoạt động giao lưu của con người 
trong xã hội… Để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi người, con người 
có nhu cầu trao đổi và truyền thụ  lại những kinh nghiệm đã tích lũy ấy cho nhau.  
Sự truyền thụ và tiếp thu hệ thống kinh nghiệm đó chính là hiện tượng giáo dục.
1.2.

Nội dung

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì chỉ  có trong xã hội lồi người giáo 
dục mới nảy sinh, phát triển và tồn tại vĩnh hằng. Xã hội lồi người ngày càng biến 
đổi, phát triển, giáo dục cũng phát triển và trở  thành một hoạt động được tổ  chức  
chun biệt: có chương trình, kế hoạch, có nội dung, phương pháp khoa học… Như 
vậy, giáo dục là hoạt động truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội từ 
thế  hệ trước cho thế hệ sau nhằm chuẩn bị cho thế hệ sau tham gia lao động sản 
xuất và đời sống xã hội. 
Một quy luật của sự tiến bộ xã hội là thế hệ trước phải truyền lại cho thế hệ sau  
những hiểu biết, năng lực, phẩm chất cần thiết cho cuộc sống của mỗi cá nhân, gia  
đình, cộng đồng. Thế  hệ sau khơng chỉ  lĩnh hội, kế  thừa các tri thức, kỹ  năng, kỹ 
xảo, giá trị… mà cịn phải tìm tịi, sáng tạo và làm phong phú hơn những giá trị đó. 
Nhờ lĩnh hội, tiếp thu, phát triển những kinh nghiệm mà mỗi cá nhân hình thành và 

phát triển nhân cách của mình. Nhân cách mỗi người được phát triển ngày càng đầy 
đủ, phong phú, đa dạng, sức mạnh về  tinh thần và thể  chất của mỗi con người  


được phát huy sẽ tạo nên nguồn lực cơ bản đáp ứng các u cầu phát triển xã hội 
trong những giai đoạn lịch sử  cụ  thể. Như  vậy, sự  truyền thụ  và lĩnh hội những  
kinh nghiệm được tích lũy trong q trình phát triển xã hội lồi người chính là nét  
đặc trưng cơ bản của giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Giáo 
dục là hoạt động có ý thức, có mục đích của con người, là hệ  thống các tác động 
nhằm làm cho người học nắm được hệ thống các giá trị văn hóa của lồi người và  
tổ chức cho người học sáng tạo thêm những giá trị văn hố đó. Giáo dục làm nhiệm  
vụ chuyển giao những tinh hoa văn hố, đạo đức, thẩm mỹ… của nhân loại cho thế 
hệ  sau, là cơ sở giúp các thế  hệ sau nối tiếp nhau sáng tạo, nâng cao những gì mà  
nhân loại đã học được. Cho nên có thể coi giáo dục như một kiểu di truyền xã hội  
– giáo dục thực hiện cơ  chế  di sản xã hội: là cơ  chế  truyền đạt và lĩnh hội kinh  
nghiệm đã được tích lũy trong q trình phát triển của xã hội lồi người. Chúng ta 
có thể  thấy nếu khơng có cơ  chế  di sản xã hội ­ khơng có giáo dục thì khơng có  
tiến bộ  xã hội, khơng có học vấn, khơng có văn hố, văn minh. Vì vậy, bất kỳ  xã  
hội nào muốn tồn tại và phát triển được đều phải tổ chức và thực hiện hoạt động  
giáo dục liên tục đối với các thế hệ con người. Giáo dục là nhu cầu tất yếu của xã  
hội lồi người và sự xuất hiện hiện tượng giáo dục trong xã hội là một tất yếu lịch 
sử. 
Tóm lại, giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt chỉ có trong xã hội lồi người, 
giáo dục nảy sinh, biến đổi và phát triển cùng với sự  nảy sinh, biến đổi và phát 
triển của xã hội lồi người. Bản chất của hiện tượng giáo dục là sự truyền thụ và  
lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế  hệ  lồi người, chức năng trọng 
yếu của giáo dục đối với xã hội là hình thành và phát triển nhân cách con người. 
Với ý nghĩa đó giáo dục là nhu cầu khơng thể  thiếu được cho sự  tồn tại và phát  
triển của xã hội lồi người.


2. Các tính chất cơ bản của giáo dục và ví dụ minh họa

Giáo dục tồn tại trong xã hội lồi người đến nay mang những tính phổ biến và vĩnh 
hằng, tính nhân văn, tính xã hội – lịch sử, tính giai cấp. Tơi xin trình bày về những  
tính chất này qua từng ví dụ minh họa cụ thể như sau: 
2.1.

Tính phổ biến và vĩnh hằng.


Giáo dục hiện diện trong tất cả  các chế  độ, các giai đoạn lịch sử  của nhân loại, 
khơng hồn tồn lệ  thuộc vào tính chất, cơ  cấu xã hội như  thế  nào. Trong bất kì 
một chế độ xã hội hay một giai đoạn lịch sử nào thì mục đích của giáo dục vẫn là 
chăm sóc, dạy dỗ, đào tạo con người, là truyền thụ một cách có ý thức cho thế hệ 
trẻ  những kinh nghiệm xã hội, những giá trị  văn hố, tinh thần của lồi người và 
dân tộc, làm cho thế hệ trẻ có khả năng tham gia mọi mặt vào cuộc sống xã hội. Vì 
vậy giáo dục tồn tại và phát triển mãi cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội 
lồi người.
2.2.

Tính nhân văn.

Giá trị nhân văn là những giá trị  chung đảm bảo cho sự sống, tồn tại và phát triển 
chung của mọi người, mọi dân tộc, quốc gia trên trái đất, là những giá trị  vì con  
người, cho con người, những giá trị vì sự sống hơm nay và ngày mai. Giáo dục ln  
phản ánh những giá trị  nhân văn – giá trị  văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ  chung nhất 
của nhân loại và những nét bản sắc văn hóa truyền thống của từng dân tộc, từng  
quốc gia. Giáo dục ln hướng con người đến những cái hay, cái đẹp, cái tốt, phát  
huy những yếu tố tích cực trong mỗi con người nhằm phát triển và hồn thiện nhân 
cách mỗi người.

2.3.

Tính xã hội – lịch sử 

Trong suốt q trình tồn tại và phát triển, giáo dục có mối liên hệ có tính quy luật 
với trình độ  phát triển của xã hội, thể  hiện tính qui định của xã hội đối với giáo 
dục. Giáo dục nảy sinh trên cơ sở kinh tế – xã hội nhất định, do đó tính chất, mục 
đích, nhiệm vụ, nội dung của một nền giáo dục bao giờ cũng chịu sự quy định của  
các q trình xã hội trong xã hội đó. Lịch sử phát triển của xã hội lồi người đã trải 
qua các hình thái kinh tế ­ xã hội khác nhau, do đó các nền giáo dục tương ứng cũng  
khác nhau. Khi những q trình xã hội biến đổi, bắt nguồn từ  những biến đổi về 
trình độ sức sản xuất, tính chất của quan hệ sản xuất xã hội kéo theo những biến  
đổi về chính trị ­ xã hội, cấu trúc xã hội, hệ  tư tưởng xã hội thì tồn bộ  hệ thống  
giáo dục tương  ứng với hình thái kinh tế  ­ xã hội đó cũng phải biến đổi theo.  
Chẳng hạn, lịch sử lồi người đã phát triển qua năm giai đoạn và có năm nền giáo 
dục tương ứng với năm giai đoạn phát triển của xã hội, đó là nền giáo dục cơng xã  
ngun thủy, nền giáo dục chiếm hữu nơ lệ, nền giáo dục phong kiến, nền giáo  
dục tư bản chủ nghĩa và nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.


Ngay trong một xã hội nhất định,  ở  mỗi thời kỳ  lịch sử  cụ  thể, giáo dục mang  
những tính chất và hình thái cụ  thể  khác nhau. Mục đích, nội dung, phương pháp 
giáo dục, hình thức tổ  chức giáo dục, chính sách giáo dục…tại một giai đoạn phát  
triển của xã hội ln chịu sự qui định bởi các điều kiện xã hội ở  giai đoạn xã hội 
ấy. Vì vậy trong q trình phát triển của giáo dục ln diễn ra việc cải cách, đổi 
mới giáo dục nhằm làm cho nền giáo dục đáp  ứng ngày càng cao những u cầu 
phát triển của thực tiễn xã hội trong từng giai đoạn nhất định.
Từ  tính chất này của giáo dục có thể  thấy giáo dục “khơng nhất thành bất biến”;  
việc sao chép ngun bản mơ hình giáo dục của một nước này cho một nước khác,  
giai đoạn này cho giai đoạn khác là một việc làm phản khoa học. Những cải tiến,  

thay đổi, điểu chỉnh, cải cách giáo dục qua từng thời kỳ phát triển xã hội là một tất 
yếu khách quan.
Giáo dục Việt nam hiện nay nhằm đóng góp tích cực vào sự  nghiệp cơng nghiệp  
hố và hiện đại hố. Học tập là quyền lợi và nghĩa vụ  của mỗi cơng dân, “Phát  
triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự  nghiệp cơng  
nghiệp hố và hiện đại hố, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người ­ yếu tố 
cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Chẳng hạn, lịch sử lồi người đã phát triển qua 5 giai đoạn và có 5 nền giáo dục  
tương ứng với 5 giai đoạn phát triển của xã hội, đó là nền giáo dục cơng xã ngun  
thuỷ, nền giáo dục chiếm hữu nơ lệ, nền giáo dục phong kiến, nền giáo dục tư bản  
chủ nghĩa và nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.
2.4.

Tính giai cấp

Trong xã hội có giai cấp, giáo dục bao giờ cũng mang tính giai cấp – đó là một tính  
qui luật quan trọng trong việc xây dựng và phát triển giáo dục. Tính giai cấp của  
giáo dục là sự phản ánh lợi ích của giai cấp đó trong các hoạt động giáo dục, thể 
hiện Giáo dục cho ai? Giáo dục nhằm mục đích gì? Giáo dục cái gì? và Giáo dục ở 
đâu?... Trong xã hội có giai cấp, giáo dục là một phương thức đấu tranh giai cấp,  
nhà trường là cơng cụ của chun chính giai cấp, hoạt động giáo dục cũng như mơi  
trường nhà trường là một trận địa đấu tranh giai cấp. Tính giai cấp của giáo dục 
thể  hiện trong tồn bộ  hệ  thống giáo dục và trong tồn bộ  hoạt động của nhà  
trường, từ mục đích giáo dục, nội dung giáo dục đến phương pháp và hình thức tổ 
chức giáo dục…


Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì giai cấp thống trị  bao giờ  cũng dành độc 
quyền về giáo dục và dùng giáo dục làm cơng cụ, phương thức truyền bá tư tưởng,  
duy trì vị trí xã hội, củng cố nền thống trị và sự bóc lột của nó đối với nhân dân lao  

động. Do đó tồn bộ  nền giáo dục từ  mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục  
đến việc tổ  chức các kiểu học, các loại trường và việc tuyển chọn người học,  
người dạy…đều nhằm phục vụ cho mục đích và quyền lợi của giai cấp thống trị 
xã hội. Nền giáo dục trong xã hội có giai cấp đối kháng mang tính chất bất bình  
đẳng, phản dân chủ rõ rệt và tính chất phát triển phiến diện trong việc đào tạo con 
người.
Nền giáo dục Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền giáo dục mang tính dân chủ, tính  
nhân đạo sâu sắc, hướng vào việc phát triển tồn diện và hài hồ nhân cách của 
mọi thành viên trong xã hội. Nhà trường của chúng ta là cơng cụ của chun chính 
vơ sản theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nên mục tiêu chung của giáo dục là nâng 
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước; tạo cơ hội và điều  
kiện cho mọi người đều được học tập, được phát triển tồn diện về nhân cách và 
trở  thành người cơng dân,  người lao  động sáng tạo, góp phần tích cực vào sự 
nghiệp phát triển đất nước giàu mạnh.
Câu 2: Hãy phân tích khái niệm Giáo dục theo nghĩa rộng. Theo anh/chị  Q 
trình dạy học theo nghĩa hẹp và Q trình giáo dục theo nghĩa hẹp trong thực  
tiễn hiện nay có những tồn tại, hạn chế gì? Cho ví dụ minh họa.
1. Giáo dục là gì?

­ Từ  buổi bình minh của nhân loại, con người muốn tồn tại và phát triển đã phải  
khơng ngừng tìm hiểu, khám phá và cải tạo thế  giới khách quan vì lợi ích của cá  
nhân và cộng đồng.
Trong q trình nhận thức và cải tạo đó, con người tiếp thu  được những kinh 
nghiệm sống và hoạt động. 
­   Đến   một   trình   độ   phát   triển   nhất   định,   khi   xã   hội  tích  luỹ   được   nhiều  kinh 
nghiệm sống và hoạt động, thì các thế  hệ  sau khơng cần phải mị mẫm tìm kiếm  
những kinh nghiệm giản đơn, rời rạc và phổ  biến nữa, mà được kế  thừa những  
kinh nghiệm của thế hệ đi trước thơng qua con đường dạy học và giáo dục.
­ Giáo dục là một khái niệm được hiểu theo nhiều cấp độ rộng, hẹp khác nhau. 



* Theo nghĩa rộng   nhất, giáo dục được hiểu như  là q trình hình thành và phát 
triển nhân cách dưới ảnh hưởng của tất cả các tác động từ bên ngồi (gia đình, nhà 
trường, xã hội). 
* Hiểu theo nghĩa rộng thứ  hai giáo dục là q trình hình thành và phát triển nhân  
cách dưới  ảnh hưởng của những tác động có mục đích, được tổ  chức một cách có 
kế  hoạch, có phương pháp, có hệ  thống của các cơ  quan chun biệt giáo dục và 
đào tạo (hệ thống trường học và các trung tâm giáo dục của xã hội như  trung tâm  
giáo dục thường xuyên, trung tâm cai nghiện ma tuý v.v.). 
* Hiểu theo nghĩa hẹp giáo dục là quá trình hình thành và phát triển nhân cách  
người   được   giáo  dục   dưới   ảnh  hưởng  của   những   tác   động   sư   phạm   của   nhà  
trường chỉ liên quan đến một mặt giáo dục như đạo đức, thể chất, thẩm mĩ và cả 
lao động sản xuất. 
­ Giáo dục là quá trình truyền thụ  và lĩnh hội hệ thống kinh nghiệm xã hội từ  thế 
hệ  này sang thế hệ tiếp nối nhằm chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống xã hội và 
lao động sản xuất.
Kinh nghiệm xã hội 
+ Là tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, niềm tin, hành vi và thói quen đạo đức. 
+ Là kĩ năng lao động và kinh nghiệm  ứng xử; là hiểu biết và thói quen về  cuộc 
sống; là kinh nghiệm hoạt động sáng tạo, kĩ năng thích nghi. 
Tóm lại, giáo dục là một hiện tượng xã hội phức tạp bao gồm rất nhiều yếu tố: gia  
đình; xã hội; nhà trường; tập thể ­ cá nhân; người giáo dục – người được giáo dục;  
giáo viên – học sinh; quản lý giáo dục – tác động giáo dục; lý luận giáo dục – thực  
tiễn giáo dục. Hiện tượng xã hội này xuất hiện và phát triển cùng với sự xuất hiện  
và phát triển của xã hội lồi người và tính phức tạp càng tăng lên theo sự phát triển  
đó
2. Khái niệm Q trình dạy học và Q trình giáo dục theo nghĩa hẹp.
2.1.

Bản chất của Q trình dạy học


Q trình dạy học bao gồm q trình dạy và q trình học. Dạy là hoạt động lãnh  
đạo, tổ  chức, điều khiển hoạt động học của học sinh. Học là hoạt động do được  
sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển nên nó là hoạt động nhận thức đặc biệt. Làm sáng  
tỏ luận điểm này là chúng ta đã phân tích được bản chất của q trình dạy học.
Vậy tại sao có thể nói học là hoạt động nhận thức ?


Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người. Đó là sự phản ánh  
tâm lý của con người bắt đầu từ  cảm giác. Sự  học tập của học sinh cũng là q  
trình phản ánh như  vậy. Sự  phản ánh đó là sự  phản ánh đi trước, có tính chất cải  
tạo mà mức độ  cao nhất của tính chất cải tạo đó là sự  sáng tạo. Sự  phản ánh đó  
khơng phải thụ  động như  chiếc gương mà bao giờ  cũng bị  khúc xạ  qua lăng kính 
chủ  quan của mỗi người như qua tri thức, kinh nghiệm, nhu cầu, h ứng thú… của 
chủ  thể  nhận thức. Sự phản ánh đó có tính tích cực thể  hiện  ở  chỗ  nó được thực 
hiện trong tiến trình phân tích – tổng hợp của não người và có tính lựa chọn. Trong  
vơ số những sự vật và q trình của hiện thực khách quan, chủ thể tích cực lự chọn 
những cái trở thành đối tượng phản ánh của họ. Vì vậy, với tư cách là chủ thể có ý 
thức, học sinh có khả năng phản ánh khách quan về nội dung và chủ  quan về hình  
thức, nghĩa là về nội dung học sinh có khả năng phản ánh đúng bản chất và những 
quy luật của thế giới khách quan, cịn về hình thức, mỗi học sinh có phương pháp  
phản ánh riêng của mình.
Q trình học tập của học sinh cũng diễn ra theo cơng thức nổi tiếng của V.I.Lênin: 
“Từ  trực quan sinh động đến tư  duy trừu tượng, từ  tư  duy trừu tượng đến thực  
tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực  
khách quan”. (Bút ký Triết học – NXB Sự thật, Hà Nội 1963. Tr 189). Xét tồn bộ 
q trình nhận thức chung của lồi người cũng như của học sinh đều thể hiệm theo 
cơng thức đó, song trong từng giai đoạn cụ thể, tuỳ theo điểm xuất phát trong q 
trình nhận thức mà có thể đi từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể,  
từ đơn nhất đến khái qt và từ khái qt đến đơn nhất.

Trong thực tiễn dạy học, do khơng hiểu đúng cơng thức đó đã dẫn tới cách xây  
dựng nội dung và sử dụng phương pháp dạy học khơng đúng, dẫn đến việc q đề 
cao vai trị của tính trực quan sinh động mà xem nhẹ vai trị của tư duy logic, tư duy  
khái qt, trừu tượng…, hoặc là q chú trọng đến nhận thức xã hội, thay thế  và  
xem xét nhận thức cá nhân bằng nhận thức xã hội.
Vậy tính độc đáo trong q trình nhận thức của học sinh thể  hiện như  thế  nào?  
Hoạt động nhận thức của học sinh trong q trình dạy học được sự  lãnh đạo, tổ 
chức, điều khiển của giáo viên với những điều kiện sư phạm nhất định nên nó có  
tính độc đáo, thể hiện như sau:


+ Q trình nhận thức của học sinh khơng diễn ra theo con đường mị mẫm, thử và  
sai như  q trình nhận thức chung của lồi người mà diễn ra theo con đường đã 
được khám phá, được những nhà xây dựng nội dung dạy học và người giáo viên gia 
cơng vào.
+ Q trình nhận thức của học sinh khơng phải là q trình tìm ra cái mới cho nhân  
loại mà là tái tạo lại tri thức của nhân loại đã tạo ra, nên cái mà họ nhận thức được  
chỉ là mới đối với họ mà thơi.
+ Trong một thời gian tương đối ngắn, học sinh có thể lĩnh hội một khối lượng tri  
thức rất lớn một cách thuận lợi. Chính vì vậy, trong q trình học tập của học sinh 
phải củng cố, tập vận dụng, kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ  năng, kỹ  xảo nhằm 
biến chúng thành tài sản riêng của bản thân họ.
Trong q trình dạy học cần phải chú ý tới tính đặc biệt đó trong q trình nhận  
thức của học sinh để tránh sự đồng nhất q trình nhận thức chung của lồi người 
với q trình nhận thức của người học sinh. Song cũng khơng vì q coi trọng tính  
độc đáo đó mà thiếu quan tâm đúng mức tới việc tổ chức cho học sinh dần dần tìm 
hiểu và tham gia các hoạt động khoa học vừa sức, nâng cao dần qua các lớp để 
chuẩn bị cho sự khai thác tri thức để tham gia nghiên cứu khoa học trong tương lai.
2.2.


Bản chất của Q trình giáo dục

* Khái niệm của q trình giáo dục:( nghĩa hẹp).
Q trình giáo dục (nghĩa hẹp) là q trình mà dưới sự  tổ  chức, lãnh đạo có mục  
đích các loại hình hoạt động phong phú, các mối quan hệ  nhiều mặt của người  
được giáo dục đối với người khác, với thế  giới xung quanh, các dạng giao lưu đa 
dạng giữa họ  với nhau và giữa họ  vói người lớn tuổi khác nhằm hình thành cho 
người được giáo dục quan điểm, niềm tin, định hướng giá trị, lý tưởng, động cơ,  
thái độ, kỹ  năng, kỹ  xảo, thói quen đối xử  trong các quan hệ  chính trị, đạo đức, 
pháp luật, thẩm mỹ, lao động, vệ  sinh và các hành vi  ứng xử  khác thuộc các lĩnh 
vực của đời sống xã hội.
*Nét bản chất của q tình giáo dục là làm cho người được giáo dục ý thức đúng  
đắn và sâu sắc về nội dung chuẩn mực và ý nghĩa xã hội của việc thực hiện những 
chuẩn mực xã hội đó, giúp họ tích luỹ được kinh nghiệm thực tiễn tích cực, có nhu 
cầu và thói quen hành động đúng đắn trong các mối quan hệ xã hội, đồng thời xây  


dựng cho họ ý thức và năng lực xố bỏ những tàn dư của các quan hệ cũ và khẳng  
định những quan hệ mới trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
+ Q tình giáo dục là một q trình có hai mặt: Một mặt là sự tác động có tổ chức,  
có mục đích của nhà giáo dục và những  ảnh hưởng của mơi trường, của các nhân 
tố xã hội, của đồn thể và của gia đình mà nhà giáo dục có trách nhiệm thống nhất 
lại theo một phương hướng,  mục   đích nhất  định.  Mặt khác là  sự  đáp  ứng, sự 
hưởng  ứng tích cực của người được giáo dục đối với các tác động và các  ảnh  
hưởng bên ngồi, là sự  hoạt động bên trong để  chuẩn hố những u cầu khách 
quan của xã hội, thể hiện ở việc biến đổi các tác động và ảnh hưởng đó thành hiện  
thực   sinh động,  thành những  phẩm  chất,  những năng  lực,  những nét  tính cách, 
những nhu cầu của bản thân người được giáo dục. Tóm lại là sự  hưởng ứng tích  
cực của người được giáo dục đối với những tác động định hướng, có tổ  chức của 
nhà giáo dục nhằm hồn thiện nhân cách của bản thân.

+ Q trình giáo dục nhất thiết phải chuyển hố thành q trình tự giáo dục và giáo  
dục lại. Điều đó mới thể hiện đầy đủ sự tích cực của người được giáo dục đối với  
những tác động của người giáo dục.
+ Q trình giáo dục là q trình tác động đến các mặt nhận thức, tình cảm, hành vi  
và thói quen hành vi về chính trị, đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ, lao động, vệ sinh…  
thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Quan niệm về  bản chất giáo dục như  vậy hồn tồn đối lập với các quan niệm 
phiến diện, sai lầm về q trình giáo dục, đó là tách rời q trình giáo dục với q  
trình xây dựng, cải tạo xã hội, hạn chế q trình giáo dục trong việc tác động của  
nhà sư phạm, trong việc chỉ tác động đến nhận thức mà xem nhẹ việc tổ chức các 
loại hình hoạt động thực tế phong phú, đa dạng…
2.3.

Sự  khác nhau về  bản chất của q trình dạy học và q trình giáo 
dục

*  Ở  q trình dạy học, chức năng trội là sự  tác động về  mặt nhận thức của học 
sinh nhằm hình thành cho họ sự nắm vững hệ thống tri thức và những kỹ năng, kỹ 
xảo tương  ứng. Như vậy, tri thức và những kỹ  năng thực hành vận dụng tri thức  
được chú ý đặc biệt ở q trình này.
* Cịn ở q trình giáo dục, chức năng trội của nó là sự tác động trên các mặt cả về 
nhận thức, tình cảm, hành vi nhằm giúp cho người đựơc giáo dục ý thức đúng đắn  


và sâu sắc những chuẩn mực xã hội cũng như là ý nghĩa của việc thực hiện những 
chuẩn mực đó; Qua đây nhằm giúp cho họ  tích luỹ  được những kinh nghiệm thực 
tiễn tích cực, có nhu cầu và thói quen  ứng xử  đúng đắn, phù hợp với các giá trị 
chuẩn mực. Như  vậy, việc hiểu đúng và sâu các chuẩn mực xã hội, thể  hiện qua  
hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực được đặc biệt chú ý ở q trình giáo dục.
3.  Q trình dạy học theo nghĩa hẹp và Q trình giáo dục theo nghĩa hẹp  

trong thực tiễn hiện nay vẫn có những tồn tại, hạn chế
Việt Nam chúng ta đã và đang bước vào một giai đoạn phát triển và hội nhập mới.  
Cơng nghiệp hố theo hướng hiện đại hố đã được xác định là trọng tâm của chiến  
lược phát triển quốc gia. Đảng và Nhà nước ta ln ln xác định: Giáo dục và đào 
tạo, khoa học và cơng nghệ  là quốc sách hàng đầu trong đường lối và chiến lược 
xây dựng và phát triển đất nước. Ngày 04­11­2013, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp  
hành Trung ương Đảng khố XI đã thơng qua Nghị quyết số 29­NQ/TW Về đổi mới  
căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp  ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện  
đại hóa trong điều kiện kinh tế  thị  trường định hướng xã hội chủ  nghĩa và hội  
nhập quốc tế. Đảng ta đã chỉ rõ quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục là: “Chuyển 
mạnh q trình giáo dục từ  chủ  yếu trang bị  kiến thức sang phát triển tồn diện  
năng lực và phẩm chất người học. Học đi đơi với hành; lý luận gắn với thực tiễn;  
giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Nghị quyết  
Đại hội lần thứ XII của Đảng đã khẳng định:“ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng  
bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm  
chất,   năng   lực   của   người   học.   Đổi  mới   chương   trình,   nội  dung  giáo  dục   theo 
hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề.  
Đa dạng hố nội dung, tài liệu học tập, đáp  ứng u cầu của các bậc học, các  
chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người” Ngày 
04­5­2017, Thủ  tướng Chính phủ  đã ban hành Chỉ  thị  số  16/CT­TTg  Về  việc tăng  
cường năng lực tiếp cận Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư. Ngày 27/9/2019, 
Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52­ NQ/TW  về một số chủ trương, chính sách  
chủ  động tham gia cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ  tư,  đề  ra một số  chủ 
trương, chính sách cơ  bản, quan trọng, với nhiều giải pháp thiết thực và u cầu  
đổi mới mạnh mẽ  và bổ  sung, hồn thiện các chính sách, nội dung, phương pháp 
giáo dục nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế cơng nghệ 


sản xuất mới. Vấn đề  đặt ra cho hệ thống giáo dục nước ta là phải tập trung vào 
phát triển phẩm chất và năng lực của người học thơng qua việc định hướng các nội  

dung, giá trị  chuẩn mực, phù hợp với các đối tượng học sinh, sinh viên khác nhau 
để  giúp họ  phát huy được tiềm năng của mình để  học tập và lao động sáng tạo. 
Điều này cần được áp dụng  ở  tất cả  các cấp học, các trình độ  đào tạo; đặc biệt,  
đối với các ngành học của các trường đại học. Đối với giáo dục và đào tạo, cuộc 
cách mạng sản xuất mới sẽ  đặt ra những u cầu mới và cao hơn đối với người 
lao động; u cầu người lao động phải có đủ  kiến thức và kỷ  năng   để  làm chủ 
được các cơng nghệ mới, hiện đại. u cầu ngành giáo dục cần phải có một tầm 
nhìn xa trong bối cảnh chuyển đổi liên tục của các hình thức tổ  chức và các u  
cầu về kỹ năng. Theo đó, người lao động trong tương lai sẽ cần phải có khả năng  
học tập suốt đời để  sẵn sàng, thích ứng cho các thay đổi của cơng nghệ  mới. Các 
cơ  quan, doanh nghiệp cũng phải thích  ứng với mơi trường đang thay đổi và cần  
phải xác định tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân 
lực hướng đến mục tiêu phát triển bền vững thơng qua hợp tác với các trường đại 
học, các viện nghiên cứu. Những bước nhảy vọt của cuộc cách mạng 4.0 đang đặt  
ra nhiều thách thức và phát sinh thêm rất nhiều ngành nghề mới trên thị trường lao  
động. Sự  thay đổi này địi hỏi giáo dục phải đem lại cho người học tư  duy về 
những kiến thức kỹ  năng mới, khả  năng sáng tạo, thích  ứng với thách thức và 
những u cầu mới mà các phương pháp giáo dục truyền thống khơng thể đáp ứng 
được cho sự  phát triển của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp.... và  
tồn xã hội. Để có thể đáp ứng  được những u cầu mới  đặt ra đối với người lao 
động, cùng với các chính sách về lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y  
tế....,thì các chính sách trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng cần được sửa đổi, 
bổ  sung, hồn thiện cho phù hợp với thực tiễn của đất nước và của cuộc cách 
mạng cơng nghiệp 4.0.
Vài nét về  bối cảnh của cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ  tư  và sự  tác  
động của nó đối với giáo dục và đào tạo Việt Nam
Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 được hình thành trên nền tảng của cuộc cách 
mạng cơng nghiệp lần thứ  ba; có thể  nói đây là sự  kế  thừa và phát triển tri thức  
của nhân loại; là sự hợp nhất của các loại cơng nghệ  và làm mờ  đi ranh giới giữa 
các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ 



nhân tạo (AI), Robotics, Internet kết nối vạn vật (IoT), điện tốn đám mây, khoa  
học vật liệu, sinh học, cơng nghệ di động khơng dây, cơng nghệ nano, tự động hố 
cơng nghệ in 3 chiều (3D), khoa học mang tính liên ngành phức hợp, sâu rộng với  
nền tảng là đột phá của cơng nghệ  số, đáp  ứng địi hỏi của nền kinh tế  tri thức,  
của xã hội tri thức, trong xu thế tồn cầu hố. Sáng tạo cơng nghệ cũng sẽ dẫn đến  
sự thay đổi lớn từ phía nguồn cung, với những lợi ích lâu dài về hiệu quả và năng  
suất lao động. Cuộc cách mạng này đóng một vai trị quan trọng trong việc tạo ra 
nhiều cơ  hội để  tăng năng suất lao động của các sản phẩm và dịch vụ  mới cho  
phép con người và xã hội có cuộc sống tốt đẹp, văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, khi 
các cơng nghệ mới thay thế  các cơng việc sử dụng nhiều lao động có thể dẫn đến 
thất nghiệp của số lớn lao động giản đơn, thậm chí là gây ra bất bình đẳng, dẫn  
đến sự phân tầng trong xã hội. Vấn đề này cần phải được nghiên cứu, dự báo một 
cách nghiêm túc, khách quan , khoa học trong q trình phát triển. Một trong những 
u cầu để chuẩn bị cho cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0 là làm sao để con người 
có thể đáp ứng được các yếu tố về kiến thức mới và kỹ năng mới liên tục thay đổi 
trong mơi trường lao động mới của khoa học, kỹ  thuật tiên tiến, hiện đại ?. Điều  
này đặt ra cho giáo dục và đào tạo nước ta sứ mệnh đặc biệt quan trọng, mang tính  
chiến lược   là chuẩn bị  đội ngũ nguồn nhân lực mới đáp  ứng u cầu phát triển  
nhanh, bền vững của đất nước. Chúng ta đều nhận thấy và trăn trở với vấn đề đặt  
ra là chuyển từ  một nền giáo dục nặng về  trang bị  kiến thức, kỹ năng cho người  
học sang một nền giáo dục giúp phát triển tư  duy, năng lực, thúc đẩy đổi mới và 
sáng tạo cho người học, học đi đơi với hành; lý luận gắn liền với thực tiễn. Với sự 
xuất hiện của nhiều mơ hình học tập mới, sáng tạo, hiệu quả gắn liền cùng với sự 
phát triển của khoa học cơng nghệ, truyền thơng, internet, mạng xã hội ... đã làm  
cho các phương pháp giáo dục truyền thống đang chịu nhiều thách thức, áp lực đối  
với cả người dạy và cả người học. Một trong những điểm nổi bật là sự  phân hóa 
đến từng ngành học, từng trường học, từng đối tượng người học. Mỗi học sinh, 
sinh viên có nhu cầu và khả năng học tập khác nhau. Các tiến bộ về cơng nghệ cho  

phép các nhà giáo dục có thể thiết kế lộ trình học tập riêng biệt phù hợp với từng  
ngành học, từng trường hợp cụ thể. Các phần mềm giáo dục đã được đưa vào sử 
dụng có khả  năng thích nghi với năng lực của mỗi học sinh, sinh viên và cho phép  
họ theo học với tốc độ  phù hợp với nhu cầu của bản thân. Việc tiếp cận thơng tin 


trở  nên dễ  dàng hơn bao giờ  hết dẫn đến một câu hỏi mà các nhà giáo dục cần  
phải trả  lời là xác định kiến thức cốt lõi mà người học cần được trang bị  trong 
tương lai. Vì vây, các nhà giáo dục ngày nay quan tâm nhiều hơn đến việc dạy,  
hướng dẫn người học cách tự  học, cách tư  duy, cách đánh giá các tình huống, các  
vấn đề  phức tạp trong cuộc sống của xã hội, qua đó hình thành phẩm chất, năng 
lực giải quyết vấn đề  một cách khách quan, khoa học và phù hợp với thực tiễn,  
đem lại kết quả thực sự cho cuộc sống của con người và xã hội trong thời đại mới.
Để  có thể  tận dụng được hiệu quả của các cơ  hội, vượt qua những thách thức từ 
cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0, thời gian tới, hệ thống giáo dục, nhất là giáo dục 
đại học nước ta cần tập trung vào một số vấn đề trọng tâm sau đây:
Một là, cần tiếp tục củng cố và tăng cường, bảo đảm các yếu tố cơ bản nền móng  
và đổi mới tư  duy về  phát triển giáo dục, đào tạo trong tổng thể  chiến lược phát 
triển kinh tế ­ xã hội, quốc phịng, an ninh, đối ngoại của đất nước. Mục tiêu là đào 
tạo đội ngũ lao động chất lượng cao đáp  ứng u cầu phát triển nhanh, bền vững 
của đất nước; cụ thể là chuyển từ biệt lập, tự phát về số  lượng sang chất lượng,  
có kết nối giữa đào tạo và sử  dụng lao động, từ  cách đào tạo làm cho người học  
thụ  động sang chủ  động sáng tạo, khơng ngại đương đầu với những khó khăn, 
thách thức trong sự  phát triển mạnh của khoa học cơng nghệ, thơng tin, truyền  
thơng và hội nhập quốc tế.
Hai là, Nhà nước cần kịp thời bổ sung, hồn thiện hành lang pháp lý tạo mơi trường 
thuận lợi để  phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích phát triển thị  trường nguồn  
nhân lực chất lượng cao; thị trường sản phẩm khoa học cơng nghệ  phải phản ánh 
đầy đủ quan hệ cung ­ cầu, qua đó, làm căn cứ hoạch định chiến lược và chính sách 
trọng tâm, trọng điểm phù hợp cho sự  phát triển lâu dài của đất nước; đồng thời, 

cần có chính sách hỗ  trợ  hình thành và phát triển các vườn  ươm khởi nghiệp, đổi 
mới sáng tạo trong các trường đại học đào tạo về khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ; 
Gắn kết chặt chẽ giữa các vườn  ươm khởi nghiệp với các trường đại học và các 
doanh nghiệp, các khu kinh tế, các khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu cơng nghệ 
cao.
Ba là, cần phát triển mơ hình giáo dục đại học 4.0. Đây là mơ hình giáo dục thơng  
minh, liên kết giữa nhà trường với nhà quản lý và doanh nghiệp. Cho nên, các cơ sở 
giáo dục đại học cần tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, các trường đại học  


quốc tế để xây dựng các phịng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn với các thiệt bị, kỹ thuật  
hiện đại của một số ngành kinh tế mũi nhọn trọng điểm mà nước ta có ưu thế theo 
hình thức hợp tác cơng – tư; xây dựng mơ hình giáo dục 4.0 theo kịp với xu hướng  
cơng nghệ hiện đại trong sự hình thành nền kinh tế số.  Nghiên cứu và phát triển là 
chìa khố quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế ­ xã hội;cần gắn kết chặt chẽ 
có hiệu quả giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất, giữa sản xuất với nghiên cứu 
khoa học trong q trình tạo ra các sản phẩm phục vụ thiết thực cho cuộc sống của  
con người và xã hội.
Bốn là, các trường đại học cần tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ 
nghiên cứu có trình độ chun mơn, ngoại ngữ, nhất là tiếng anh; cần có chính sách 
thu hút cán bộ  giỏi, có trình độ  kỹ  thuật cao, các chun gia trong và ngồi nước  
hợp tác với nhà trường. Đổi mới cơ chế quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học, tăng  
cường đầu tư cơ sở vật chất, trong đó chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại  
đội ngũ giảng viên là khâu then chốt có ý nghĩa quyết định đối với nâng cao chất 
lượng giáo dục, đào tạo của đất nước trong điều kiện của cuộc cách mạng cơng  
nghiệp 4.0
Năm là, đối với các nội dung, chương trình đào tạo về lĩnh vực khoa học xã hội và 
nhân văn cần sử dụng các cơng nghệ  thơng tin, truyền thơng hiện đại để  làm sáng  
tỏ  thêm những kiến thức khoa học cơ  bản về  quy luật phát triển của xã hội, về 
mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên, con người và xã hội trong sự phát triển của 

nhân loại phù hợp với xu hướng của thời đại mới. Tăng cường và đổi mới nội 
dung, chương trình đào tạo, nghiên cứu về khoa học Mác­ Lênin, tư  tưởng Hồ Chí 
Minh, về lịch sử, văn hố dân tộc, con người Việt Nam  gắn liền với thực tiễn của 
cách mạng cơng nghiệp 4.0 và cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước và chủ động 
hội nhập quốc tế, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam  
xã hội chủ nghĩa.

Tài liệu tham khảo:
1.

Hà Thị Đức, (2002) Giáo dục h c đại cương, Đại học Huế.

2.

Trần Thị Tuyết Oanh (2006), Giáo trình giáo dục học tập 1,2 , 
NXB ĐHSP


3.

Hà Thị Mai (2013) Giáo trình giáo dục học đại cương, ĐHĐL, 
tài liệu lưu hành nội bộ

4.

Hà Thế Ngữ (2001) Giáo dục học – Một số vấn đề lý luận và 
thực tiễn, NXB ĐHQG Hà Nội.

5.


Suy nghĩ về  hệ  thống giáo dục và đào tạo nước ta trong bối 
cảnh cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ  tư  ­  TS. Nguyễn 
Văn Hùng ­ Hội đồng Lý luận Trung ương (2019)



×