Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận Luật Hiến pháp: Có nên cho phép nạo phá thai hay không ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.68 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Trước đây, xã hội thường nhắc tới nạo phá thai với sự tiêu cực nhưng đã đến
lúc chúng ta nên có cái nhìn mới mẻ hơn về nó. Nạo phá thai được định nghĩa là sự
kết thúc thai nghén bằng cách loại bỏ phôi hay thai nhi khỏi tử cung trước khi đến
hạn sinh nở. Vậy nạo phá thai có nên được cho phép hay khơng là một đề tài gây
tranh cãi rất lớn trên thế giới bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh
thần của người mang thai mà nó cũng ảnh hưởng sâu sắc đến vấn đề nhân quyền.
Nếu nói rằng nạo phá thai là một việc làm nguy hiểm đến sức khỏe, mất đi tính
nhân văn thì hồn tồn phiến diện và việc cấm nạo phá thai sẽ là một quyết định
chủ quan dẫn đến những hậu quả khó lường. Chính vì vậy, nhóm đã tìm hiểu,
nghiên cứu để đưa ra các lập luận bảo vệ cho quan điểm: “Nên cho phép nạo phá
thai”.

NỘI DUNG
I. PHẦN THƠNG TIN
Chủ đề tranh biện: Có nên cho phép nạo phá thai hay không ?
Quan điểm bảo vệ: Ủng hộ

II. PHẦN NỘI DUNG TRANH BIỆN
1. Lập luận 1: Mang thai do hành vi vi phạm pháp luật (hiếp dâm, cưỡng
dâm, loạn luận)
- Cơ sở lập luận:
Hiếp dâm, cưỡng dâm hay loạn luân đều là các hành vi khơng chỉ vi phạm
pháp luật nghiêm trọng mà cịn trái với đạo đức. Nó mang đến những hậu quả nặng


nề cho nạn nhân: Thể lực suy kiệt, tinh thần khủng hoảng, đặc biệt trong trường
hợp nạn nhân là người mang thai.
- Phân tích lập luận:
Thứ nhất, người phụ nữ mang thai khi bị hiếp dâm, cưỡng dâm hay loạn
luân sẽ trải qua sự khủng hoảng rất lớn về mặt tâm lí. Họ thường bị sốc nặng, lo sợ,


có những hành vi bất thường, có xu hướng thu mình lại với bên ngoài. Đặc biệt họ
phải chịu sức ép rất lớn từ dư luận xã hội: bị xa lánh, chỉ trích, khinh thường hay
thậm chí bị đối xử bất cơng. Đây là trường hợp mang thai ngoài ý muốn, khi biết
mình mang thai hầu hết các nạn nhân đều mong muốn được phá thai. Trong những
trường hợp mang thai đi ngược lại với ý muốn của nạn nhân bởi những hành động
bạo lực, bị sử dụng thân thể mình một cách bất hợp pháp thì quyền sống của bào
thai khơng có giá trị hơn để có thể ảnh hưởng đến quyền của người phụ nữ. Dưới
cái nhìn như vậy, bản chất của việc phá thai phải được biến đổi và biện minh bởi
mục đích chính đáng của người phụ nữ - nhằm tẩy trừ khỏi thân thể mình kết quả
của hành vi xâm phạm bất cơng từ kẻ khác. Đó là sự thụ thai đi ngược lại ý muốn,
cũng như đã xảy ra ngồi vịng trách nhiệm của bản thân. Nạn nhân hầu hết sẽ
chọn phá thai cũng bởi bào thai nếu được sinh ra rất dễ phải gánh chịu sự khinh
thường, xa lánh của xã hội, từ đó dẫn đến tự kỉ hoặc thậm chí tự tử. Nếu khơng
cấm phá thai, thai phụ cũng phần nào giảm được gánh nặng tâm lí bởi nếu bào thai
được sinh ra thì sự ám ảnh có lẽ vẫn chưa thể ngi ngoai trong tâm trí của họ.
Khơng chỉ vậy, hãy tưởng tượng một đứa trẻ khi chưa phát triển đầy đủ về
tâm sinh lí, chưa có sự trưởng thành về mặt nhận thức phải đối mặt với việc mang
thai ngoài ý muốn do bị xâm hại cơ thể sẽ phải chịu những hậu quả to lớn về thân
thể, tinh thần và cả tương lai sau này như thế nào? Việc phá thai vì vậy vẫn là một


nhu cầu chính đáng, một giải pháp cần thiết và hợp lý của người phụ nữ trong hoàn
cảnh này.
Thứ hai, về mặt pháp lý, pháp luật Việt Nam hiện nay không cấm phá thai.
Theo Khoản 1 Điều 44 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 :“Phụ nữ được quyền
nạo thai, phá thai theo nguyện vọng, được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, được
theo dõi sức khoẻ trong thời kỳ thai nghén, được phục vụ y tế khi sinh con tại các
cơ sở y tế”. Theo Khoản 1, Điều 21, Dự thảo Luật dân số 2016 sẽ được xem xét
thông qua trong thời gian tới quy định về quyền phá thai: “Phụ nữ có quyền được
phá thai do mang thai gây nguy hại đến tính mạng hoặc sức khỏe của thai phụ,

thai nhi; do loạn luân; do bị hiếp dâm; có những bằng chứng về nguy cơ sinh ra
đứa trẻ có dị tật hoặc có nguy cơ phát triển khơng bình thường nếu tuổi thai từ 12
tuần tuổi trở lên”. Có nhiều ý kiến phản đối nhưng nếu đứng trên lập trường của
người phụ nữ trong trường hợp này thì việc chấp nhận phá thai là hồn tồn có cơ
sở.
Thứ ba, thực tế trên thế giới có rất nhiều quốc gia cho phép phá thai do bị
hiếp dâm, cưỡng dâm, loạn luân và đã thu được thành quả to lớn như Đức, Brazil,
Đan Mạch, Na Uy, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Czech…nhằm bảo vệ sức khỏe tinh
thần cho phụ nữ, giảm bớt gánh nặng tâm lí, giảm tình trạng phá thai tràn lan
khơng kiểm sốt. Ở Brazil, các bệnh viện yêu cầu thai phụ hoặc thân nhân phải có
xác nhận bằng văn bản rằng trường hợp phá thai là do bị hãm hiếp hoặc loạn luân.
Trong khi đó, pháp luật Đức yêu cầu phải dựa trên ý kiến của cơ quan y tế rằng có
cơ sở xác đáng cho giả định: “Việc mang thai được gây ra bởi hành vi phạm pháp”.
Các quốc gia khác khi áp dụng quy định này cũng yêu cầu thai phụ hoặc gia đình
cung cấp các cơ sở chứng minh như bản án của tòa hay kết luận của cơ quan y tế.
Như vậy ta thấy được tầm quan trọng của việc cho phép phá thai do bị hiếp dâm,
cưỡng dâm, loạn luân cần phải được chấp nhận.


2. Lập luận 2: Tình trạng sức khỏe, tâm lý và hoàn cảnh cuộc sống của thai
phụ
- Cơ sở lập luận:
Trong thời kỳ mang thai, không phải tất cả phụ nữ đều có được một thể
trạng, tâm lý và cuộc sống thực sự tốt. Áp lực về việc mang thai, gánh nặng về
công việc xã hội trở nên rất to lớn. Vì vậy nếu cấm phá thai, đồng nghĩa chúng ta
đã đặt thêm một gánh nặng nữa lên vai các bà mẹ mang thai ngồi ý muốn, đó là
gánh nặng tâm lý về mặt pháp lý. Có lẽ, chúng ta nên cảm thông hơn là tạo thêm
cho áp lực cho họ.
- Phân tích lập luận:
Thứ nhất, về mặt sức khỏe, trong quá trình mang thai, hệ miễn dịch của

người phụ nữ kém đi rất nhiều vì thế các virus gây bệnh có nhiều khả năng tấn
cơng hơn. Với những người có cơ địa nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ cũng
dẫn đến bị bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn gây nên như:
Nhiễm khuẩn đường sinh dục, u xơ tử cung,.. Không những trong thời kỳ mang
thai, mà cả khi thai nhi được sinh ra, cũng đã ghi nhận rất nhiều ca biến chứng sau
sinh, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng do họ khơng có đủ điều kiện về mặt
sức khỏe. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, sức khỏe công dân luôn là một trong
những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Cụ thể, trong Khoản 1, Điều 38, Chương II,
Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013: “Mọi người có quyền được bảo vệ,
chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nhiệm vụ
thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh”. Do đó, nạo phá
thai có thể được coi là một nhu cầu chính đáng của phụ nữ.
Thứ hai, về mặt tâm lý, một số thai phụ vì trước đây quá mong có con nên
nỗi sợ bị sảy thai sẽ khiến họ lo lắng và căng thẳng hơn. Ngược lại, cũng có những


thai phụ không hề mong muốn mang thai do bị vỡ kế hoạch, không đủ điều kiện
kinh tế, bị ruồng rẫy hoặc thai nhi phát triển không thuận lợi nên cảm thấy mâu
thuẫn, xung đột trong nội tâm khiến những biểu hiện thai nghén trở nên nặng nề
hơn. Họ có thể nghĩ đến việc tự mình làm sảy thai bởi chưa sẵn lịng chấp nhận sự
có mặt của đứa trẻ. Rất nhiều xung đột nội tâm kéo theo những biểu hiện rối nhiễu
tâm lý nặng nề có thể xuất hiện ở một số thai phụ. Những biểu hiện tâm lý bất ổn
này không chỉ diễn ra trong thời kỳ mang thai mà cịn có thể kéo dài tới sau khi
sinh, dẫn đến những trường hợp đáng tiếc. Tiêu biểu là vụ án người mẹ dìm chết
con 33 ngày tuổi trong đêm ngày 11/6/2016, ở Thạch Thất (Hà Nội) đã khiến dư
luận cả nước phẫn nộ. Theo cơ quan điều tra, nguyên nhân dẫn đến vụ án mạng
thương tâm này là do thai phụ mắc bệnh trầm cảm nặng nên có những suy nghĩ tiêu
cực. Đây cũng là căn bệnh phổ biến mà nhiều bà mẹ sau sinh mắc phải.
Thứ ba, về mặt hoàn cảnh cuộc sống, nhiều bà mẹ khi mang thai khơng đủ
điều kiện để chăm sóc cho thai nhi, khơng đủ khả năng về thể chất hay trí tuệ để

chăm sóc cho con. Người mẹ khơng đủ khả năng chăm sóc cho con vì cịn q nhỏ
hay việc mang thai, sinh con và nuôi nấng đứa trẻ sẽ tạo thành gánh nặng, trở ngại
không thể tránh khỏi cho người mẹ trong việc chăm lo cho gia đình. Điều này
không chỉ ảnh hưởng tới người mẹ, thai nhi (nếu được sinh ra) mà còn liên quan
đến cả các thành viên khác trong gia đình.
Thứ tư, với vấn đề pháp lý, nếu cấm nạo phá thai sẽ gây nguy hiểm đến
cuộc sống và sức khỏe của rất nhiều thai phụ, đi ngược lại với quy định của Hiến
Pháp về Quyền con người, quyền công dân, theo Khoản 2, Điều 38, Chương II,
Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013: “Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc
sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng”. Không chỉ vậy, theo Khoản 2, Điều
26, Chương II, Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013: “Nhà nước, xã hội và
gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển tồn diện, phát huy vai trị của mình


trong xã hội”. Vì vậy, việc cấm nạo phá thai chính là đang kéo lùi việc bảo vệ
quyền lợi phụ nữ. Ngược lại, nếu cho phép nạo phá, nó thể hiện sự tôn trọng quyền
tự do trong việc lựa chọn của con người, đồng thời cũng là một hoạt động gián tiếp
để thực thi nhân quyền.
3. Lập luận 3: Tình trạng sức khỏe của thai nhi
- Cơ sở lập luận:
Tương tự với các bà mẹ, trong thời kỳ thai nghén, hệ miễn dịch của thai nhi
cũng rất nhạy cảm, rất dễ mắc các chứng bệnh đe dọa đến tính mạng, sức khỏe,
cuộc sống ngay khi nằm trong bụng mẹ. Với những trường hợp như vậy, nếu cấm
phá thai, chúng ta đã vơ tình gây thêm tội ác khi để nó phải sống một cuộc đời bất
hạnh.
- Phân tích lập luận:
Thứ nhất, như chúng ta đã biết, nếu thai phụ có một thể trạng, tâm lý, hồn
cảnh sống khơng tốt sẽ ảnh hướng rất nhiều tới thai nhi, có thể sẽ dẫn đến những
căn bệnh đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của thai nhi và các ca biến chứng sau
sinh. Không chỉ vậy, nguy cơ thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh, các căn bệnh nan y

rất cao, được phát hiện sớm qua quá trình siêu âm. Trong trường hợp như vậy, một
số các bà mẹ mong muốn được phá thai vì nỗi lo nếu sinh ra con mình sẽ phải chịu
đựng cuộc sống khó khăn, đứa trẻ phải chịu những nỗi đau rất lớn không chỉ về thể
lực mà còn về tinh thần. Đây là một yêu cầu phù hợp với tâm lý của người mẹ,
xuất phát từ tình mẫu tử thiêng liêng.
Thứ hai, nạo phá thai khi biết trước tình trạng sức khỏe của thai nhi là một
quyết định được cân nhắc kỹ lưỡng bởi người mẹ và gia đình. Cá nhân người mẹ
cũng như các thành viên trong gia đình đều đã có sự trao đổi với nhau để cùng


quyết định xem liệu rằng có nên bỏ cái thai đó hay khơng. Bởi vậy, việc nạo phá
thai khi biết trước được tình trạng sức khỏe của thai nhi là hồn tồn hợp lý, đó
khơng phải là một quyết định nóng vội, mang tính chủ quan cá nhân.
Thứ ba, trên thế giới đã rất nhiều quốc gia cho phép phá thai liên quan tới
tình trạng sức khỏe của thai nhi. Theo số liệu năm 2013 của Liên Hiệp Quốc, 97%
các quốc gia trên thế giới đã cho phép phá thai để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của
phụ nữ. Trong đó, khoảng 65% các quốc gia cho phép phá thai khi sức khỏe của
thai phụ bị đe dọa, 49% các quốc gia cho phép phá thai khi thai nhi bị khiếm
khuyết hoặc việc mang thai là kết quả của hành vi tội phạm tình dục. Chỉ 34% các
quốc gia cho phép phá thai vì lý do kinh tế - xã hội hoặc phá thai theo yêu cầu. Do
vậy, việc cho phép nạo phá thai trong những trường hợp trên là một điều nhân đạo
của pháp luật, thực hiện những mong muốn thích đáng của thai phụ nói riêng và
các thành viên trong gia đình nói chung.
4. Lập luận 4: Giảm thiểu tình trạng phá thai chui, phá thai tại các cở sở
khơng đảm bảo an tồn

- Cơ sở lập luận:
Nếu cấm nạo phá thai, tức là chúng ta đã biến nạo phá thai thành một hành
vi bất hợp pháp, khiến thai phụ vốn đang chịu nhiều khó khăn nay lại càng thêm áp
lực về mặt pháp lí. Điều này sẽ vơ tình dẫn các bà mẹ mang thai ngồi ý muốn tới

những cơ sở y tế không đảm bảo để tiến hành nạo phá thai.
- Phân tích lập luận:
Thứ nhất, quá trình nạo phá thai tại các địa chỉ phá thai chui, không được
cấp phép hoạt động sẽ không đảm bảo an toàn, rất dễ xảy ra các biến chứng nguy


hiểm như: tổn thương tử cung, nhiễm trùng, băng huyết, vơ sinh… thậm chí là tử
vong. Theo WHO, mỗi năm trên thế giới có tới 25 triệu phụ nữ phá thai chui và có
tới 50.000 trong số này đã tử vong, 97% các ca nạo phá thai khơng có sự kiểm soát
y tế tiến hành tại các nước Châu Á, Châu Phi, Mỹ La tinh.
Thứ hai, đối với các quốc gia cấm nạo phá thai, tiêu biểu như Chile – một
đất nước cực kì nghiêm khắc trong việc cấm phá thai, cứ 100.000 ca phá thai thì có
tới 36 ca bị biến chứng sau phá thai, trong khi trung bình trên thế giới chỉ là 12 ca.
Quan trọng hơn, tại Mỹ - nơi mà nạo phá thai là hành động hợp pháp, thì con số
này chỉ là 0,56 ca biến chứng sau phá thai. Ở các nước mà phá thai được coi là hợp
pháp, chỉ có 25% số ca nạo phá thai dẫn tới hậu quả tiêu cực. Cụ thể, năm 1996,
Nam Phi đã công bố luật không cấm nạo phá thai và từ đó các ca biến chứng sau
phá thai giảm xuống 90%. Chúng ta có thể thấy, vị thế pháp lý của việc phá thai
ảnh hưởng rất lớn tới mức độ an tồn trong q trình nạo phá thai.
Do đó, việc cho phép nạo phá thai sẽ phần nào đảm bảo sức khỏe sinh sản
cho phụ nữ trong tương lai, cũng như không tiếp tay cho các cơ sở y tế thiếu an
tồn, khơng có giấy phép hoạt động, tạo bản lề cho việc thống kê, tìm ra nguyên
nhân của các ca phá thai, mang thai ngoài ý muốn.
5. Lập luận 5: Vấn đề an ninh quốc phòng
- Cơ sở lập luận:
An ninh quốc phịng có mối liên hệ trực tiếp với vấn đề dân số. Khi nhắc đến
bùng nổ dân số thì chúng ta khơng thể khơng nhắc tới thực trạng nạo phá thai.
- Phân tích lập luận:
Thứ nhất, những dự định, kế hoạch an ninh quốc phịng ln dựa trên rất
nhiều yếu tố và trong đó dân số là một phần không thể thiếu. Nếu như thai nhi nào



cũng được sinh ra, cứ mang thai là đẻ thì chúng ta sẽ khơng thể kiểm sốt được,
làm trệch hướng các kế hoạch đã đề ra, ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề an sinh xã
hội của quốc gia. Thực tế, các vấn đề mang tính quốc gia ln được pháp luật ưu
tiên hàng đầu, theo Khoản 2, Điều 14, Chương II, Hiến Pháp nước CHXHCN Việt
Nam 2013:“Quyền con người, quyền cơng dân có thể bị hạn chế theo quy định của
luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an
tồn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”. Hơn nữa, nếu cấm nạo phá thai,
chúng ta đã vơ tình làm ảnh hưởng tới quyền được đảm bảo an sinh xã hội của
công dân theo Điều 34, Chương II, Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013:
“Cơng dân có quyền được đảm bảo an sinh xã hội”.
Thứ hai, mặc dù để giải quyết bùng nổ dân số thì các biện pháp tránh thai,
quan hệ tình dục an tồn mới là biện pháp tối ưu nhất nhưng các vấn đề này có trở
ngại không phải là cơ sở pháp lý hay khoa học, mà chủ yếu nhất lại là về nhận
thức. Tuy nhiên, thay đổi suy nghĩ của một người là rất khó khăn. Vậy để cả một
xã hội có sự chuyển biến trong nhận thức thì cần rất nhiều cơng sức và đặc biệt là
thời gian lâu dài. Vì vậy, chúng ta rất cần có các giải pháp kịp thời, nhất là trong
thời điểm bùng nổ dân số toàn cầu như hiện nay và cho phép nạo phá thai là một
trong số đó.
KẾT LUẬN
Như vậy, cấm nạo phá thai là một điều rất khó chấp nhận trên cả phương
diện pháp lý lẫn đạo đức làm người. Mỗi người phụ nữ khi bắt đầu tồn tại trên Trái
Đất này đã phải mang trong mình trọng trách duy trì nịi giống sau này, nhưng họ
cũng là con người cũng có quyền được sống, được bảo vệ, được yêu thương chăm
sóc về cả vật chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy, cho phép nạo phá thai khơng chỉ giúp
người phụ nữ và gia đình của thai phụ có thể thoải mái hơn trong vấn đề sinh nở


mà còn giúp giảm thiểu mối nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng của cả người

mẹ lẫn đứa con, cũng như giảm thiểu các tệ nạn trong xã hội. Đồng thời, qua đó,
chúng ta cũng cần có những giải pháp an toàn hơn là việc cấm nạo phá thai, nhất là
trong thời kỳ khủng hoảng dân số toàn cầu như hiện nay trên thế giới.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013 – NXB Lao Động
2, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 – Quốc hội
3, Dự thảo Luật dân số 2016 – Quốc hội
4, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam – NXB Công An Nhân Dân
5, />

PHỤ LỤC
1. Hiếp dâm, cưỡng dâm, loạn luân đều là các hành vi vi phạm pháp luật đã
được quy định trong Bộ luật hình sự 2015:
Theo khoản 1, Điều 141, Bộ luật hình sự 2015:
“Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng khơng thể tự
vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến
07 năm.”
Theo khoản 1, Điều 143, Bộ luật hình sự 2015:
“Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở
trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo Điều 184, Bộ luật hình sự 2015:
“Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dịng máu về trực hệ, là
anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì
bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

2, WHO

WHO là viết tắt của từ tiếng Anh: World Health Organization, là Tổ chức Y
tế Thế giới, là một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, WHO đóng vai trị thẩm quyền
điều phối các vấn đề sức khỏe và y tế cộng đồng trên bình diện quốc tế, WHO
tham gia giúp đỡ các quốc gia thành viên, WHO cung cấp những thơng tin chính
xác, những địa chỉ đáng tin cậy trên lĩnh vực sức khỏe con người, WHO sẽ đứng ra
để giải quyết những vấn đề cấp bách về sức khỏe cộng đồng và dịch bệnh của con
người.



×