Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Luận văn kinh tế hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước lâm đồng​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-----o0o-----

PHẠM THỊ THU HƯƠNG

HỒN THIỆN QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-----o0o-----

PHẠM THỊ THU HƯƠNG

HỒN THIỆN QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS-TS. Hồ Viết Tiến

Thành phố Hồ Chí Minh - 2019




TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn này nghiên cứu nội dung hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước

tại Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ nguồn dữ liệu
thống kê, các báo cáo của Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng trong 05 năm từ 2014 -2018.

Dựa trên cơng trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước, qua các

phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp để phân tích đánh giá thực trạng quản
lý thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng.

Kết quả nghiên cứu, phân tích cho thấy tồn tại các yếu tố tác động đến thu

NSNN và nêu ra một số hạn chế, nguyên nhân ảnh hưởng đến việc quản lý thu ngân
sách Nhà nước tại KBNN Lâm Đồng. Thơng qua những phân tích và nghiên cứu, đề
tài đã đưa ra một số gợi ý giải pháp để các nhà quản lý của các đơn vị có liên quan

như Kho bạc, cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các ngân hàng thương mại tham gia

phối hợp thu có thể tham khảo trong việc lãnh đạo, điều hành và tiến hành thực hiện
các giải pháp, nhiệm vụ nhằm tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, đảm bảo
nguồn thu tăng trưởng theo hướng bền vững, góp phần phát triển kinh tế- xã hội tại
địa phương Lâm Đồng.

Từ khóa: Thu ngân sách Nhà nước, Quản lý thu Ngân sách Nhà nước, tỉnh

Lâm Đồng.



ABSTRACT
This thesis studies the content of managing the state budget collection at Lam

Dong State Treasury. Research data were collected from statistical data, reports of

Lam Dong State Treasury in 5 years from 2014-2018. Based on the research work of

many domestic and foreign authors, through the methods of comparison, analysis

and synthesis to analyze and assess the state management of state budget revenues
at Lam Dong State Treasury.

The results of research and analysis show that there are existing factors

affecting the state budget collection and a number of limitations and causes affecting

the management of State budget revenues at Lam Dong State Treasury. Through
analysis and research, the topic has provided some suggestions for managers of
related units such as Treasury, financial institutions, tax authorities and

commercial banks. Participation in collection coordination can refer to the

leadership, administration and implementation of solutions and tasks to increase
the state budget revenue in the area, ensuring revenue growth towards
sustainability and contribution part of socio-economic development in Lam Dong

province.

Keywords: State budget revenue, State budget collection management, Lam Dong


province.


i

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn được hoàn thành tại Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh. Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi; các nội dung
nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa cơng bố bất kỳ hình thức
nào trước đây. Luận văn có sử dụng một số lý thuyết, tài liệu cũng như kết quả
nghiên cứu đã cơng bố. Mọi thơng tin tham khảo đều có trích dẫn và chú thích
nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình.
Thành phố Đà Lạt, ngày 30 tháng 5 năm 2019
Tác giả

Phạm Thị Thu Hương


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tác giả đã nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ tận tình từ phía Thầy Cơ, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh, Thầy Cơ mời giảng đã bỏ công sức, thời gian để tham gia giảng dạy tại
Đà Lạt đã truyền đạt những kiến thức hết sức quý báu và cần thiết cho học viên của

mình. Đặc biệt, tác giả muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS-TS Hồ Viết Tiến, là
giảng viên hướng dẫn chính, đã định hướng đề tài, nhiệt tình chỉ bảo tận tâm, giúp
đỡ, hướng dẫn cho tác giả thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô làm việc tại Khoa Tài chínhNgân hàng, Phịng Sau đại học của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
đã ln tạo mọi điều kiện cho tác giả để hoàn thành tốt q trình học, thực hiện luận
văn và hồn tất các thủ tục của nhà trường theo quy định. Tác giả xin trân trọng cảm
ơn Ban Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tác giả có thời gian tham gia lớp học và thực hiện luận văn của mình. Xin chân
thành cám ơn bố mẹ, anh chị trong gia đình và tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã không
ngừng động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt khoảng thời gian học tập và thực hiện
luận văn.
Mặc dù tác giả đã cố gắng nghiên cứu tài liệu cả trong và ngoài nước, tham
khảo ý kiến của Thầy Cô, bạn bè để hoản thiện luận văn, tuy nhiên do kiến thức còn
hạn hẹp, bản thân lại chưa có nhiều kinh nghiệm nên luận văn khó tránh khỏi cịn
nhiều thiếu sót. Vì thế, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ q
Thầy Cơ để có thể hồn thiện hơn bài luận văn của mình.
Trân trọng!
Thành phố Đà Lạt, ngày 30 tháng 5 năm 2019
Tác giả

Phạm Thị Thu Hương


iii

MỤC LỤC
Đơn vị: Trang
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................................... viii
TĨM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................1
ABSTRACT ................................................................................................................2
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................3
1.1 Đặt vấn đề: ...........................................................................................................3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: ..........................................................................................4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu: ............................................................................................5
1.4 Phạm vi và đơn vị nghiên cứu:...........................................................................5
1.5 Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................5
1.5.1 Phương pháp so sánh. ..................................................................................6
1.5.2 Phương pháp phân tích chi tiết ....................................................................6
1.5.3 Phương pháp thống kê. ................................................................................6
1.6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn........................................................6
1.7 Cấu trúc của luận văn .........................................................................................6
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................8
KHO BẠC NHÀ NƯỚC LÂM ĐỒNG VÀ HOẠT ĐỘNG THU CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC ....................................................................................................8
2.1 Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Lâm Đồng ........8
2.1.1 Về tình hình kinh tế: ....................................................................................8
2.1.2 Về tình hình xã hội: ...................................................................................11
2.2 Giới thiệu về Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng ..................................................12
2.2.1 Khái quát về KBNN Lâm Đồng: ...............................................................12
2.2.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN Lâm Đồng được quy
định tại Quyết định 1399/QĐ-BTC ngày 15/07/2015 ........................................12


iv


2.3 Hoạt động thu chi ngân sách Nhà nước tại KBNN Lâm Đồng, vấn đế cần
quan tâm: ................................................................................................................ 16
CHƯƠNG 3 .............................................................................................................. 18
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH ......................................... 18
3.1 Tổng quan về thu ngân sách nhà nước: ......................................................... 18
3.1.1 Khái niệm: ................................................................................................ 18
3.1.2 Bản chất và đặc điểm thu NSNN:............................................................. 19
3.1.3 Cơ cấu thu Ngân sách Nhà nước .............................................................. 20
3.1.4 Vai trò thu ngân sách Nhà nước ............................................................... 22
3.2 Các tiêu chí đánh giá cơng tác quản lý thu NSNN qua KBNN .................... 24
3.2.1 Chỉ tiêu thu đúng và thu đủ các khoản thu NSNN ................................... 24
3.2.2 Chỉ tiêu thu NSNN kịp thời ...................................................................... 24
3.2.3 Tuân thủ hạch toán theo quy định của nhà nước ...................................... 24
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu NSNN qua KBNN ...................... 25
3.3.1 Thu nhập bình quân đầu người ................................................................. 25
3.3.2 Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế .......................................................... 25
3.3.3 Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước.................................. 25
3.3.4 Tổ chức bộ máy thu nộp ........................................................................... 26
3.4 Quy trình thu ngân sách nhà nước ................................................................. 25
3.4.1 Quy trình thu NSNN bằng tiền mặt khi chứng từ thu được lập từ TCS ... 25
3.4.2 Quy trình thu NSNN qua NHTM và KBNN ............................................ 25
3.5 Các nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................................. 34
3.5.1 Kinh nghiệm về quản lý thu NSNN ở một số quốc gia ............................ 34
3.5.2 Kinh nghiệm về quản lý thu NSNN ở một số tỉnh trong nước ................. 38
3.5.3 Kinh nghiệm rút ra có thể áp dụng cho KBNN Lâm Đồng trong công tác
quản lý thu NSNN ............................................................................................. 41
CHƯƠNG 4 .............................................................................................................. 43
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KHO BẠC
NHÀ NƯỚC LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2014-2018 .............................................. 43
4.1 Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN tại KBNN Lâm Đồng từ

năm 2014- 2018 ....................................................................................................... 43
4.1.1 Công tác lập dự toán thu ngân sách nhà nước .......................................... 43
4.2 Tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước ..................................... 52
4.3 Quy trình quản lý thu ngân sách tại KBNN Lâm Đồng giai đoạn 2014-2018
.................................................................................................................................. 57


v

4.4 Kết quả thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng từ
2014- 2018 ................................................................................................................60
4.4.1 Nhiệm vụ được giao trong công tác thu ngân sách Nhà nước ..................60
4.4.2 Đánh giá chỉ tiêu thu NSNN tại KBNN Lâm Đồng ..................................63
4.5 Tình hình quyết tốn thu ngân sách nhà nước ...............................................67
4.6 Hạn chế trong quản lý thu NSNN qua KBNN Lâm Đồng.............................69
4.7 Những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế quản lý thu NSNN qua KBNN
Lâm Đồng .................................................................................................................71
4.7.1 Nguyên nhân khách quan ..........................................................................71
4.7.2 Nguyên nhân chủ quan ..............................................................................72
CHƯƠNG 5 ..............................................................................................................75
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU ...................................75
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI KBNN LÂM ĐỒNG ...........................................75
5.1 Giải pháp về đào tạo, nâng cao chất lượng của đội ngũ làm cơng tác Kế
tốn thu NSNN qua KBNN.....................................................................................75
5.2 Giải pháp về tăng cường trách nhiệm, thẩm quyền của hệ thống KBNN cơ
sở trong việc khai thác, sử dụng các chương trình ứng dụng:............................76
5.3 Giải pháp về đẩy mạnh cơng tác phối hợp, đề xuất kiến nghị với Ủy ban
nhân dân tỉnh, cơ quan tài chính, cơ quan thu.....................................................76
5.4 Giải pháp về đẩy mạnh công tác phối hợp thu giữa KBNN với NHTM ......78
KẾT LUẬN ...............................................................................................................80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................81


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

KBNN

Kho bạc Nhà nước

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

HĐND

Hội đồng nhân dân

GNT

Giấy nộp tiền


KT-XH

Kinh tế xã hội

MLNS

Mục lục ngân sách

NNT

Người nộp thuế

TNCN

Thu nhập cá nhân

GTGT

Thuế giá trị gia tăng

CTN-NQD

Cơng thương nghiệp ngồi quốc doanh

TABMIS

Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc

TCS


Chương trình trao đổi thơng tin thu, nộp NSNN

ATM

Máy rút tiền tự động

POS

Các máy chấp nhận thanh toán thẻ

XDCB

Xây dựng cơ bản


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Đơn vị: Trang
Bảng 2.1: Tổng hợp số liệu thu, chi, bổ sung từ ngân sách cấp trên .......................16
giai đoạn 2014-2018 ..................................................................................................16
Biểu đồ 2.1: Tổng hợp số liệu thu, chi, bổ sung từ ngân sách cấp trên ...................16
giai đoạn 2014-2018 ..................................................................................................16
Biểu 4.1: Tổng thu NSNN trên địa bàn .....................................................................46
Biểu đồ 4.1: Mức tăng trưởng thu ngân sách ...........................................................47
Biểu đồ 4.2: số thu thuế, phí, lệ phí giai đoạn 2014-2018 ........................................48
Biểu đồ 4.3: Mức tăng trưởng số thu thuế, phí, lệ phí thực hiện so với năm trước ..49
Bảng 4.1: Dự toán và thu Ngân sách Nhà nước theo nội dung thu tỉnh Lâm Đồng
2014- 2018 ................................................................................................................50

Bảng 4.2: Bảng số liệu thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2014-2018 ...........................54
Biểu đồ 4.4: Mức tăng trưởng thu tiền sử dụng đất so với năm trước ......................55
Bảng 4.3: tổng hợp thuế TNCN và thuế CTN-NQD ................................................56
Bảng số 4.4:Tổng hợp số liệu kết quả thu tại Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng ..........58
Bảng 4.5: tổng hợp phối hợp thu qua NHTM ...........................................................58
Biểu đồ 4.5: Phối hợp thu qua NHTM ......................................................................59
Biểu 4.6: Tỷ lệ Thu qua ngân hàng ...........................................................................59
Bảng số 4.6:Tổng hợp số liệu kết quả thu qua các kênh giao dịch ...........................60
Bảng 4.7: tổng hợp so sánh tổng số thực hiện và dự toán thu NSNN ......................64
giai đoạn 2014-2018 ..................................................................................................64
Bảng 4.8: Tổng hợp số liệu thu NSNN 2014- 2018 theo cấp NSNN .......................67


viii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Đơn vị: Trang

Hình 2. 1: Sơ đồ KBNN Lâm Đồng .......................................................................... 15
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình thu NSNN bằng giấy nộp tiền .......................................... 27
Hình 3.2 Sơ đồ quy trình thu NSNN bằng biên lai thu ............................................. 27
Hình 3.3 Sơ đồ quy trình thu nộp thuế tại quầy giao dịch của NH phối hợp thu,
ngân hàng ủy nhiệm thu ........................................................................................... 28
Hình 3.4 Sơ đồ quy trình thu nộp thuế tại quầy giao dịch của ................................ 29
Hình 3.5 Sơ đồ quy trình thu NSNN bằng giấy nộp tiền .......................................... 30
Hình 3.6 Sơ đồ quy trình thu NSNN bằng biên lai thu ............................................. 31
Hình 3.7 Sơ đồ quy trình thu nộp thuế tại quầy giao dịch của NH phối hợp thu,
ngân hàng ủy nhiệm thu ........................................................................................... 32
Hình 3.8 Sơ đồ quy trình thu nộp thuế tại quầy giao dịch của NH chưa phối hợp thu
.................................................................................................................................. 33



1

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Luận văn này nghiên cứu nội dung hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà
nước tại Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ nguồn
dữ liệu thống kê, các báo cáo của Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng trong 05 năm từ
2014 -2018. Dựa trên cơng trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước,
qua các phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp để phân tích đánh giá thực
trạng quản lý thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng.
Kết quả nghiên cứu, phân tích cho thấy tồn tại các yếu tố tác động đến thu
NSNN và nêu ra một số hạn chế, nguyên nhân ảnh hưởng đến việc quản lý thu ngân
sách Nhà nước tại KBNN Lâm Đồng. Thơng qua những phân tích và nghiên cứu, đề
tài đã đưa ra một số gợi ý giải pháp để các nhà quản lý của các đơn vị có liên quan
như Kho bạc, cơ quan tài chính, cơ quan thuế và các ngân hàng thương mại tham
gia phối hợp thu có thể tham khảo trong việc lãnh đạo, điều hành và tiến hành thực
hiện các giải pháp, nhiệm vụ nhằm tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, đảm
bảo nguồn thu tăng trưởng theo hướng bền vững, góp phần phát triển kinh tế- xã hội
tại địa phương Lâm Đồng.
Từ khóa: Thu ngân sách Nhà nước, Quản lý thu Ngân sách Nhà nước, tỉnh
Lâm Đồng.


2

ABSTRACT

This thesis studies the content of managing the state budget collection at

Lam Dong State Treasury. Research data were collected from statistical data,
reports of Lam Dong State Treasury in 5 years from 2014-2018. Based on the
research work of many domestic and foreign authors, through the methods of
comparison, analysis and synthesis to analyze and assess the state management of
state budget revenues at Lam Dong State Treasury.
The results of research and analysis show that there are existing factors
affecting the state budget collection and a number of limitations and causes
affecting the management of State budget revenues at Lam Dong State Treasury.
Through analysis and research, the topic has provided some suggestions for
managers of related units such as Treasury, financial institutions, tax authorities and
commercial banks. Participation in collection coordination can refer to the
leadership, administration and implementation of solutions and tasks to increase the
state budget revenue in the area, ensuring revenue growth towards sustainability and
contribution part of socio-economic development in Lam Dong province.

Keywords: State budget revenue, State budget collection management, Lam Dong
province.


3

CHƯƠNG 1
PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề:
Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính được chính thức tái thành lập và
đi vào hoạt động theo Quyết định số 07/HĐBT ngày 04/01/1990 của Hội đồng Bộ
trưởng nay là Chính Phủ. Với chức năng, nhiệm vụ của mình thơng qua việc tập
trung nhanh, đầy đủ nguồn thu cho NSNN, đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi tiêu
của NSNN, thực hiện các chính sách Xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng; huy

động một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển kinh tế; kế tốn và cung cấp thơng tin
chính xác về tình hình thu, chi NSNN, góp phần đắc lực vào việc nâng cao chất
lượng quản lý và điều hành tài chính-ngân sách của Quốc hội, Chính phủ và chính
quyền các cấp…
Theo Điều 4, Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015: “NSNN là toàn bộ các
khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian
nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Như vậy, NSNN có vai trị, vị trí quan trọng
trong việc phát triển đất nước về kinh tế không chỉ với Việt Nam mà cả với tất cả
các quốc gia khác trên thế giới, là công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh
tế theo định hướng của nhà nước.
Hiện nay trong bối cảnh nguồn thu NSNN gặp nhiều khó khăn, khơng bền
vững, tỉnh Lâm Đồng đã tích cực triển khai nhiều biện pháp khai thác nguồn thu
thuế, phí, trong giai đoạn 2014-2018 dù tổng thu NSNN trên địa bàn đạt và vượt kế
hoạch so với dự toán tuy nhiên nhiều huyện vẫn khó tìm kiếm được nguồn thu. Lâm
Đồng là một tỉnh hàng năm vẫn phải nhận trợ cấp của Chính phủ do thu khơng đủ
bù chi cụ thể:
Năm 2014 tổng thu NSNN là: 5.477 tỷ đồng, tổng chi ngân sách địa phương
là: 9.538 tỷ đồng. Thiếu hụt: - 4.061 tỷ đồng.


4

Năm 2015 tổng thu NSNN là: 5.935 tỷ đồng, tổng chi ngân sách địa phương
là: 9.783 tỷ đồng. Thiếu hụt: - 3.848 tỷ đồng.
Năm 2016 tổng thu NSNN là: 7.279 tỷ đồng, tổng chi ngân sách địa phương
là: 10.485 tỷ đồng. Thiếu hụt: - 3.206 tỷ đồng.
Năm 2017 tổng thu NSNN là: 6.445 tỷ đồng, tổng chi ngân sách địa phương
là: 10.191 tỷ đồng. Thiếu hụt: - 3.746 tỷ đồng.
Năm 2018 tổng thu NSNN là: 7.223 tỷ đồng, tổng chi ngân sách địa phương

là: 10.833 tỷ đồng. Thiếu hụt: - 3.610 tỷ đồng.
Qua số liệu trên cho thấy thu NSNN của tỉnh Lâm Đồng là một vấn đề mà
lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm và đưa ra nhiều biện pháp để tập trung các nguồn
thu vào NSNN, qua đó góp phần phát triển tình hình kinh tế của địa phương.
Hiện nay, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của KBNN Lâm Đồng về quản
lý thu NSNN vẫn còn một số vấn đề chưa phù hợp, các cơ quan phối hợp với nhau
trong việc quản lý thu NSNN chưa nhịp nhàng, năng lực kiểm soát và hạch toán các
khoản thu tại KBNN Lâm Đồng hiện nay vẫn cịn có những vấn đề bất cập chưa
phù hợp.
Qua những vấn đề bất cập trên, tơi lựa chọn đề tài : “Hồn thiện quản lý
thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng”. Đề tài tập trung
phân tích làm rõ vai trò, kết quả của quản lý thu NSNN tại Kho bạc Nhà nước Lâm
Đồng trong những năm qua, qua đó thấy được những tồn tại và đưa ra đề xuất giải
pháp hồn thiện cơng tác quản lý thu NSNN tại KBNN Lâm Đồng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung:
- Phân tích, đánh giá thực trạng và những tồn tại trong quản lý thu NSNN tại
KBNN Lâm Đồng thời gian qua, từ đó rút ra những nguyên nhân và đề xuất các giải
pháp, nhằm hoàn thiện quản lý thu NSNN tại KBNN Lâm Đồng.
Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN tại KBNN Lâm Đồng giai
đoạn 2014-2018.


5

- Phân tích các nguyên nhân, hạn chế thu ngân sách Nhà nước tại KBNN
Lâm Đồng.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý thu NSNN tại
KBNN Lâm Đồng đến năm 2020.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu:
- Thực trạng trong công tác thu ngân sách nhà nước tại KBNN Lâm Đồng
giai đoạn 2014-2018?
- Các giải pháp chủ yếu nào để hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước tại
KBNN Lâm Đồng ?
1.4 Phạm vi và đơn vị nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng.
Nguồn số liệu thứ cấp về tình hình thu NSNN được thu thập từ các báo cáo
thu hàng năm của Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng.
Phạm vi thời gian: Dữ liệu dùng để thực hiện đề tài là hoạt động quản lý thu
NSNN qua KBNN Lâm Đồng được thu thập trong 5 năm từ 2014 - 2018, trong đó
gồm dữ liệu có sẵn từ báo cáo thu ngân sách của Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng,
Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng.
Đối tượng nghiên cứu: quản lý thu NSNN tại KBNN gồm tập hợp các
khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các
khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác
theo quy định của pháp luật.
Về nội dung và hướng tiếp cận: Nghiên cứu về các lý thuyết đã đề cập đến
thu ngân sách nhà nước. Các giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách.
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
Số liệu thứ cấp: thu thập dữ liệu về tình hình thu ngân sách của KBNN Lâm
Đồng giai đoạn 2014- 2018 bao gồm: thu bằng chuyển khoản qua KBNN, thu bằng
tiền mặt qua KBNN, thu qua ngân hàng bằng hình thức phối hợp thu…..


6

Nguồn thông tin thu thập: Báo cáo thu ngân sách của KBNN Lâm Đồng qua
các năm 2014-2018. Báo cáo tình hình KT-XH của UBND tỉnh Lâm Đồng hàng
năm từ 2014-2018

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: thu thập số liệu, tài liệu, so
sánh, phân tích, thống kê dữ liệu, tổng hợp, kết hợp nghiên cứu lý luận với khảo sát
thực tiễn để thực hiện đề tài.
1.5.1 Phương pháp so sánh.
Từ số liệu trên các loại báo cáo thu thập và qua tính tốn tỷ lệ % giữa các
năm tác giả thực hiện đối chiếu, so sánh số liệu qua các năm. Phương pháp này phải
có sự thống nhất đồng bộ về số liệu, đơn vị tính..
1.5.2 Phương pháp phân tích chi tiết
Dựa trên số liệu, tác giả chia nhỏ các chỉ tiêu, từng nội dung riêng để phân
tích kỹ hơn và đưa ra sự đánh giá kết quả, ngun nhân của chỉ tiêu đó vì sao tăng
hoặc giảm.
1.5.3 Phương pháp thống kê.
Bên cạnh đó tác giả sử dụng phương pháp thống kê, đây là phương pháp thu
thập số liệu, xử lý, trình bày, phân tích các số liệu, dữ liệu thu thập được để nghiên
cứu.
1.6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
(1) Góp phần đánh giá đúng thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến thu NSNN
tại KBNN Lâm Đồng.
(2) Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị để thực hiện thu NSNN có hiệu quả
hơn nhằm hoàn thiện quản lý thu NSNN tại KBNN Lâm Đồng.
(3) Có thể giúp cho lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng tham khảo trong quá trình quản
lý và điều hành NSNN có hiệu quả hơn.
1.7 Cấu trúc của luận văn
Tóm tắt đề tài
Chương 1: Mở đầu


7

Chương 2: Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng và hoạt động thu chi Ngân sách

Nhà nước
Chương 3: Cơ sở lý luận về quản lý thu ngân sách nhà nước
Chương 4: Thực trạng và nguyên nhân quản lý thu ngân sách nhà nước tại
Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng
Chương 5: Các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu NSNN tại KBNN
Lâm Đồng
Kết luận
Phụ lục (thông tin bổ sung)
Tài liệu tham khảo


8

CHƯƠNG 2
KHO BẠC NHÀ NƯỚC LÂM ĐỒNG
VÀ HOẠT ĐỘNG THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

2.1 Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Lâm Đồng
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên, nằm sâu trong nội địa
khơng có đường biên giới và khơng có bờ biển; có các tuyến quốc lộ 20, 27, 28 nối
liền Lâm Đồng với vùng Đông Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc
vùng Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.
Với điều kiện đặc thù về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, đặc biệt là tính đa
dạng sinh học, khí hậu ơn hịa, Lâm Đồng có nhiều tiềm năng trong phát triển về du
lịch, nông nghiệp (đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cây công
nghiệp dài ngày như chè, cà phê), thủy điện, ngành công nghiệp nhẹ chế biến nơng,
lâm, khai thác khống sản. Bên cạnh các lợi thế của địa phương và cùng với chủ
trương thu hút đầu tư khá hấp dẫn, Lâm Đồng từng ngày đổi mới, là điểm đến hấp
dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong giai đoạn 2014-2018 đã được
một số kết quả nổi bật như sau:

2.1.1 Về tình hình kinh tế:
Mức tăng tổng sản lượng nội địa (GRDP) trên địa bàn năm 2018 theo giá so
sánh 2010 đạt 48.936,8 tỷ đồng, tăng 8,14% so với cùng kỳ.
Khu vực I: với lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khu vực 1 tập trung
phát triển nông nghiệp, năm 2018 đạt 16.884,8 tỷ đồng, tăng 4,77%, đóng góp 1,7
điểm phần trăm trong mức tăng chung của GRDP. Trong đó: ngành nông nghiệp
Lâm Đồng luôn đạt giá trị thu hoạch sản phẩm trên 1 ha đất khai thác trồng trọt cao
hơn các địa phương khác trong nước do từ năm 2004 Lâm Đồng đã đưa chương
trình ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã mang lại những hiệu
quả nhất định; đặc biệt sau khi có Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 11/5/2011 của Tỉnh
ủy Lâm Đồng về phát triển đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao là một
trong 5 khâu đột phá trong lĩnh vực kinh tế tỉnh nhằm phát huy lợi thế các sản phẩm


9

nơng nghiệp có giá trị kinh tế cao, đồng thời từng bước sắp xếp lại sản xuất nông
nghiệp, tạo sự gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp, dịch vụ
để tạo chuỗi giá trị và từng bước cơng nghiệp hóa sản xuất nơng nghiệp của địa
phương. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, nhiều đơn vị đã ứng dụng công nghệ thông
minh vào sản xuất, giảm chi phí nhân cơng trên 30%, đồng thời hỗ trợ kiểm sốt
quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm…Ngồi ra, nhiều cơng nghệ mới đã ứng
dụng và sản xuất với trình độ đã tương đương các nước trong khu vực. Bên cạnh đó,
phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao, nơng nghiệp sạch, đưa công nghệ sinh học
vào canh tác; một số doanh nghiệp đã sản xuất, nhập khẩu sử dụng thiên địch nhện
bắt mồi, nhiều loại phân bón thế hệ mới, công nghệ Nano, sinh học, vi sinh,… cũng
được ứng dụng trong canh tác thủy canh, trồng trên giá thể để nâng cao chất lượng
sản phẩm. Đặc biệt, canh tác không dùng đất được ứng dụng vào gieo ươm trên cây
giống thương phẩm rau hoa và cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm; áp dụng công
nghệ cảm biến, tự động, công nghệ thông minh trong thu hoạch, quản lý và điều

khiển…
Nhiều doanh nghiệp đã trở thành những đơn vị đầu tàu trong sản xuất, kinh
doanh tiêu thụ nông sản cho nông dân trên địa bàn; mạnh dạn đầu tư máy móc, cơng
nghệ hiện đại và tổ chức lại bộ máy sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao
… như Công ty CP CNSH rừng hoa Đà Lạt, Công ty Dalat HasFarm, Cơng ty
TNHH Dịch vụ thương mại Trường Hồng; Công ty TNHH Đà Lạt G.A.P, Công ty
TNHH Hoa Mặt Trời, Công ty TNHH trang trại Langbiang, Công ty TNHH SXTM-NS Phong Thúy và Công ty TNHH Trà Long Đỉnh.
Khu vực II đạt 10.107,3 tỷ đồng, tăng 12,63%, đóng góp 2,5 điểm phần trăm
trong mức tăng chung của GRDP; trong đó ngành cơng nghiệp đạt 6.847 tỷ đồng,
tăng 14,72%, với mức đóng góp 1,94%; sản xuất thủy điện trong những năm gần
đây các nhà máy thủy điện tiếp tục đi vào hoạt động đã góp phần tăng trưởng ngành
cơng nghiệp của địa phương, duy trì cơng suất chạy máy phát điện cung cấp nguồn
năng lượng điện cho hệ thống điện quốc gia; trong ngành công nghiệp của địa
phương, giá trị tăng thêm của sản xuất thủy điện chiếm tỷ trọng cao, cho nên tăng


10

trưởng của hoạt động thủy điện có tác động lớn đến tăng trưởng của địa phương.
Công nghiệp chế biến tập trung vào các sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên
liệu nông sản của địa phương như: cà phê, chè, hạt điều, atiso, rau quả, tơ tằm, dược
liệu và các sản phẩm vật nuôi khác… Định hướng trong thời gian tới, tiếp tục hội
nhập quốc tế, phát triển nền công nghiệp bền vững gắn với khu vực Tây Nguyên và
các tỉnh lân cận; xác định thế mạnh của địa phương đó là tập trung phát triển cơng
nghiệp chế biến nơng sản theo hướng chất lượng cao, kêu gọi các nhà đầu tư tham
gia đầu tư vào các khu công nghiệp công nghệ cao, tạo điều kiện cho nhà đầu tư xây
dựng nhà máy luyện nhôm, công nghiệp sau nhôm, nhà máy Bia Sài Gòn, nhà máy
len …
Khu vực III đạt 19.696,7 tỷ đồng, tăng 8,88% so với cùng kỳ, đóng góp 3,55
điểm phần trăm trong mức tăng chung của GRDP. Bên cạnh các hình thái du lịch

đặc thù như: sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan… du lịch canh nông là hình thức
phát triển mới mà Lâm Đồng đang hướng tới, đây là hướng phát triển tất yếu của
ngành du lịch Lâm Đồng hiện nay, tạo phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch,
đồng thời cũng là giải pháp nhằm phát triển du lịch theo hướng bền vững. Tại Đà
Lạt hiện có 3 làng hoa đã được cơng nhận làng nghề truyền thống gồm: Vạn Thành,
Hà Đông, Thái Phiên; nhiều công ty sản xuất rau, hoa quy mô lớn, công nghệ hiện
đại như: Công ty Hasfarm, Công ty Cổ phần công nghệ sinh học Rừng hoa Đà Lạt,
Hợp tác xã Anh Đào… Du lịch canh nông trở nên hấp dẫn bởi vì các mơ hình đều là
sản phẩm đặc thù, mới lạ, nhằm hình thành các mơ hình “Tuyến du lịch canh nông”
và “Điểm du lịch canh nông” … Qua đó, phát huy thế mạnh, tiềm năng và lợi thế về
nông nghiệp, du lịch của tỉnh Lâm Đồng; phát triển mơ hình du lịch nơng nghiệp
tạo ra các sản phẩm đặc thù góp phần xây dựng thương hiệu cho du lịch của thành
phố Đà Lạt và Lâm Đồng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch kết hợp
nông nghiệp công nghệ cao đáp ứng nhu cầu được trải nghiệm và tham quan của du
khách; hình thành mơ hình mẫu về sản phẩm nơng nghiệp kết hợp với du lịch; thu
hút hợp tác đầu tư phát triển du lịch từ phía các doanh nghiệp trong và ngồi tỉnh;


11

tạo điều kiện cho người nơng dân có thể nâng cao thu nhập từ hoạt động kinh doanh
du lịch, góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế của tỉnh Lâm Đồng.
2.1.2 Về tình hình xã hội:
Tỉnh Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 2 thành phố: Đà
Lạt, Bảo Lộc và 10 huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bảo Lâm, Di Linh, Đức
Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà, Đam Rông và Lạc Dương.
Theo số liệu thống kê của tỉnh Lâm Đồng, dân số toàn tỉnh tính đến
31/12/2015 là 1.273.088 người, trong đó dân số nơng thôn 776.931 người, chiếm
61,03%. Mật độ dân số 130 người/km2, trong đó ngồi dân tộc Kinh chiếm đa số
cịn có 15 dân tộc khác, đó là: người Cơ Ho, Mạ, Nùng, Tày, Chu Ru, Hoa, Mnông,

Thái, Mường, Mông, Dao, Khơ Me, Lơ Lơ, Cơ Lao và Cống. Ngồi ra cịn có cả
người nước ngồi sinh sống và làm việc tại đây.
Địa hình của Lâm Đồng có nhiều đồi núi, đèo, tuy vậy giao thông về đường
bộ vẫn phát triển và được phân bố trải đều trên khắp các vùng trong tỉnh. Lâm Đồng
có hệ thống sơng đa dạng như: sơng Đa Nhim, Đạ Dâng, La Ngà, Đồng Nai… do
địa hình đồi dốc, các sơng có tốc độ chảy khá cao, dốc và ngắn vì vậy giao thơng
khơng thuận lợi để phát triển về đường thuỷ. Đối với hàng không, Lâm Đồng có sân
bay Liên Khương, với các hãng như: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jestar, Air
Mekong , Bamboo…có các chuyến bay thẳng từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng, Huế,Vinh, Cần Thơ, Hải Phòng tới Sân bay quốc tế Liên Khương, nằm ở
huyện Đức Trọng cách thành phố Đà Lạt 30 km. Hiện nay còn khai thác thêm các
tuyến bay quốc tế như Quý Dương,Vũ Hán, Bangkok.
Về Giáo dục: Theo số liệu thống kê của tỉnh Lâm Đồng tính đến ngày 31
tháng 12 năm 2015, toàn tỉnh Lâm Đồng có 470 trường học ở cấp phổ thơng trong
đó: Trung học phổ thơng có 48 trường, Trung học cơ sở có 142 trường, Tiểu học có
253 trường, trung học có 11 trường, có 16 trường phổ thơng cơ sở, bên cạnh đó cịn
có 225 trường mẫu giáo. Hệ thống trường học đầy đủ, khang trang, nền giáo
dục trong toàn tỉnh cũng tương đối hồn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ
trong địa bàn tỉnh.


12

Lâm Đồng có các trường đại học như: đại học Đà Lạt, đại học Kiến trúc
thành phố Hồ Chí Minh, đại học Yersin và Đại học Tôn Đức Thắng Cơ sở Bảo Lộc
ngồi ra cịn có các trường Cao đẳng sư phạm, Cao đằng nghề, Kinh tế kỹ thuật, các
trường trung cấp...
Các cơ sở y tế trên địa bàn được đầu tư xây dựng mới và trang bị thiết bị
hiện đại, đội ngũ nhân viên y tế ngày càng được tăng cường về số lượng và chất
lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Cơ sở hạ tầng kỹ

thuật được nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế, cơ sở hạ tầng xã hội được đầu tư xây
dựng nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân, nâng cao trình độ dân trí.
2.2 Giới thiệu về Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng
2.2.1 Khái quát về KBNN Lâm Đồng:
KBNN Lâm Đồng được thành lập theo Quyết định số 185/ TC/QĐ-TCCB
ngày 21/3/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chính thức đi vào hoạt động kể
từ ngày 01/4/1990. Khi mới đi vào hoạt động, KBNN Lâm Đồng được biên chế 102
cán bộ cơng chức với 4 phịng nghiệp vụ và 7 KBNN huyện trực thuộc. Trong quá
trình trưởng thành, KBNN Lâm Đồng đã khơng ngừng hồn thiện, mở rộng, phát
triển cả về chất lượng lẫn về số lượng cùng với sự phát triển chung của toàn hệ
thống KBNN trên toàn quốc. Hiện nay bộ máy tổ chức đã tương đối hoàn thiện
đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống và yêu cầu quản lý của các cơ quan
chính quyền địa phương. Đến nay, KBNN Lâm Đồng có 7 phịng chun mơn
nghiệp vụ và 11 KBNN huyện, thành phố trực thuộc. Tổng số cán bộ công chức
(CBCC) KBNN Lâm Đồng đến năm 2018 là 205 người, trong đó văn phòng
KBNN Lâm Đồng là 62 người, tại các KBNN huyện, thành phố là 143 người.
Tổ chức bộ máy KBNN Lâm Đồng được thể hiện qua sơ đồ số 2.1 Sơ đồ tổ chức
bộ máy KBNN Lâm Đồng
2.2.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN Lâm Đồng được
quy định tại Quyết định 1399/QĐ-BTC ngày 15/07/2015
2.2.2.1 Vị trí, chức năng:


13

“KBNN Lâm Đồng là tổ chức trực thuộc KBNN, có chức năng thực hiện nhiệm
vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. KBNN Lâm Đồng có tư cách
pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam và các ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh
toán theo quy định của pháp luật”.

2.2.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn quyết định 1399/QĐ-BTC ngày 15/07/2015
quy định:
- Tổ chức triển khai các văn bản, chính sách của Nhà nước, thực hiện chiến
lược, các đề án, dự án thuộc phạm vi quản lý của KBNN cấp tỉnh sau khi được các
cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt và hướng dẫn của KBNN;
- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc
phạm vi quản lý của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn kiểm tra các KBNN huyện, thành phố trực thuộc thực hiện
nhiệm vụ theo chế độ quy định của Nhà nước.
- Quản lý quỹ ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính nhà nước theo quy
định của pháp luật:
- Giao dịch thu chi các khoản tiền mặt, xây dựng các biện pháp đểđảm bảo an
toàn kho quỹ.
- Tổ chức, thực hiện cơng tác kế tốn ngân sách nhà nước: như hạch toán các
khoản thu, chi và lập báo cáo thu,chi NSNN theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ Tổng kế toán nhà nước.
- Thực hiện thống kê thu, chi NSNN, các khoản vay và trả nợ vay của Chính
phủ, chính quyền địa phương. Thực hiện xác nhận số liệu thu, chi NSNN qua kho
bạc.
- Định kỳ đối chiếu các hoạt động nghiệp vụ phát sinh.
- Phát hành và thanh tốn Cơng trái, trái phiếu theo quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ Thanh tra chuyên ngành; tổ chức thanh tra, kiểm tra
các hoạt động nghiệp vụ tại KBNN tỉnh và đơn vị trực thuộc. Thực hiện các nhiệm
vụ khác như: tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đơn thư….


×