Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của viên nang balanoxi trên thực nghiệm và lâm sàng ở bệnh nhân suy giảm tinh trùng tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.79 KB, 25 trang )

Phần A: GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỉ lệ các cặp vợ chồng trong cộng đồng
bị vô sinh chiếm từ 12 - 18% tùy từng nước, trung bình là 15% . Suy
giảm tinh trùng (SGTT) ngày càng gia tăng và chiếm tỷ lệ khá cao.
Theo các nghiên cứu của WHO, mật độ tinh trùng tối thiểu đang giảm
từ 40 triệu/ml (1980) xuống 20 triệu/ml (1999), và 15 triệu/ml (2010).
Tỉ lệ tinh trùng tiến tới giảm từ 50% (1999) xuống 32% (2010).
Việc điều trị SGTT cịn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do SGTT có
nhiều nguyên nhân phức tạp. Y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương
pháp điều trị SGTT, nhưng kết quả chưa được theo mong muốn của
thầy thuốc và người bệnh nhất là hay có những tác dụng khơng mong
muốn hơn nữa thường phải điều trị kéo dài ảnh hưởng không nhỏ tới
sức khỏe và kinh tế người bệnh.
Tỏa dương thuộc chi Balanophora, mới thấy ba loài là
Balanophora fungosa indica, Balanophora latisepala, Balanophora
laxiflora phân bố tại các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Lào Cai và Yên
Bái. Nhân dân thường sử dụng Tỏa dương sắc hoặc ngâm rượu uống
điều trị yếu sinh lý nam, liệt dương, di tinh, mộng tinh, vô sinh đã cho
kết quả rất khả quan.
Hiện nay các loài tỏa dương đã bắt đầu được nghiên cứu tác dụng
dược lý trên các mặt bệnh liên quan đến sinh lý nam giới. Viên nang
cứng Balanoxi được bào chế từ cao khô toàn phần của loài tỏa dương
(Balanophora indica).
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1. Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của viên nang cứng
Balanoxi trên động vật thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng của viên nang cứng Balanoxi trên mô hình
thực nghiệm gây suy giảm tinh trùng ở động vật thực nghiệm.
3. Nghiên cứu tác dụng của viên nang cứng Balanoxi trong điều
trị ở bệnh nhân vô sinh do suy giảm tinh trùng.


Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án nghiên cứu là cơng trình khoa học tiến hành một cách hệ
thống từ thực nghiệm đến lâm sàng loài Tỏa dương Balanophora indica
là một dược liệu quý của Việt Nam đã được sử dụng từ lâu trong dân
gian.
1


Kết quả nghiên cứu cho thấy: Viên nang Balanoxi không thấy xuất
hiện độc tính trên đường uống, có tác dụng bảo vệ và phục hồi sinh sản.
Làm tăng testosteron trong huyết thanh, tăng số lượng và chất lượng tinh
trùng. Ứng dụng điều trị và chăm sóc sức khoẻ sinh sản nam giới cộng
đồng. Kết quả của luận án là những đóng góp mới và hết sức thiết thực.
Cấu trúc của luận án:
Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, luận án có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu
36 trang
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
16 trang
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
45 trang
Chương 4: Bàn luận
36 trang
Luận án có: 54 bảng, 13 biểu đồ, 6 hình, 19 phụ lục, 118 tài liệu tham
khảo (tiếng Việt 44, tiếng Anh 71, tiếng Trung Quốc 3).
Phần B: NỘI DUNG LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ TINH TRÙNG,
SUY GIẢM TINH TRÙNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN,
ĐIỀU TRỊ SUY GIẢM TINH TRÙNG

1.1.1. Các nguyên nhân gây suy giảm tinh trùng
- Suy giảm tinh trùng do rối loạn hormon hướng sinh dục
Một số nội tiết tố sinh sản giữ vai trò quyết định trong việc sản
sinh và phát triển tinh trùng nói chung cũng như trong từng giai đoạn
biệt hóa của tinh trùng. Những bệnh lý gây rối loạn về nội tiết tố sinh
sản dẫn tới một sự thay đổi rất lớn về số lượng và chất lượng tinh trùng.
+ Thiểu năng nội tiết tố hướng sinh dục
+ Bài tiết nội tiết quá mức:
- Suy giảm tinh trùng do rối loạn quá trình tạo tinh trùng tại tinh
hoàn
+ Suy giảm tinh trùng do các bệnh về gen
+ Suy giảm tinh trùng do tổn thương tinh hoàn
2


+ Suy giảm tinh trùng do một số nguyên nhân khác
+ Do chế độ ăn uống, nhiễm khuẩn, nhiệt độ cao, do yếu tố miễn
dịch, môi trường sống, tia X, suy giảm tinh trùng do mắc bệnh toàn
thân, stress…
1.1.2. Các phương pháp điều trị SGTT theo YHHĐ
Do nguyên nhân gây SGTT phức tạp và thường xen kẽ nhau nên
cần thiết phải chỉ định đúng lúc, kết hợp điều trị nội khoa, ngoại khoa
và các phương pháp hỗ trợ sinh sản để tăng tỉ lệ có con.
- Điều trị nội khoa: Các chỉ định điều trị nội khoa SGTT ở những
trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc không do nguyên nhân thực
tổn.
- Các thuốc điều trị SGTT thường dùng: Các thuốc chống oxy
hoá: Glutathion, L-arginin. Nội tiết tố: Gonadotropin; Androgen; Kháng
estrogen tại receptor;
- Điều trị bằng phẫu thuật: Trong một số bệnh gây ảnh hưởng tới

đời sống tinh trùng cần phải tiến hành phẫu thuật như: giãn tĩnh mạch thừng
tinh, tinh hồn lạc chỗ, nước màng tinh hồn hoặc thốt vị bẹn. Phẫu thuật
kết nối được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị vô tinh trùng do tắc
nghẽn bằng cách nối ống dẫn tinh hay nối ống dẫn tinh - mào tinh.
- Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản điều trị vô sinh nam do SGTT:
gồm ba kỹ thuật chính IUI, IVF, ICSI.
1.2. QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN VỀ TINH TRÙNG,
SUY GIẢM TINH TRÙNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN,
ĐIỀU TRỊ SGTT
1.2.1. Quan niệm của YHCT về quá trình tạo tinh, các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình tạo tinh
- Tinh theo quan niệm của y học cổ truyền: Tinh gồm hai loại
(Tinh tiên thiên và Tinh hậu thiên), là vật chất cơ bản để cấu tạo nên cơ thể
và dinh dưỡng cơ thể. Trong quá trình phát triển cơ thể, tinh luôn luôn bị
tiêu hao và cũng thường xuyên được tỳ vị bổ xung để duy trì hoạt động
sống. Cả hai loại tinh đều tàng ở tạng thận.
1.2.2. Các thể lâm sàng và điều trị SGTT theo YHCT
* Thận âm hư: sắc mặt khơng tươi, chóng mặt, ù tai, lưng gối yếu mỏi,
răng trồi hoặc rụng, râu tóc bạc sớm, tinh thần mệt mỏi hay qn, trí
nhớ giảm sút, hoặc đần độn, chân tay mềm yếu, động tác chậm chạp,
3


mau già yếu, dương nuy, không thụ thai, lượng tinh dịch ít, số lượng
tinh trùng thiếu nên khơng có con. Mạch xích trầm tế vơ lực, nếu có âm
hư hỏa vượng sẽ có ngũ tâm phiền nhiệt, chất lười đỏ, ít rêu, mạch tế.
Pháp điều trị: Bổ ích tinh tủy, tư bổ thận âm. Phương dược: Bài Tả
quy hoàn gia giảm; Bài Ngũ tử diễn tơng hồn hợp lục vị hoàn gia giảm
* Thận dương hư: sắc mặt tối sạm, sợ lạnh, chân lạnh, lưng gối mỏi và
lạnh, tinh thần mệt mỏi khơng phấn chấn, tiểu trong lượng nhiều hoặc

són đái, đái nhiều lần, đại tiện nát vào lúc sáng sớm, số lượng tinh trùng
ít, sức hoạt động tinh trùng yếu, liệt dương, hoạt tinh, mạch trầm tế
hoặc trầm trì, chất lưỡi nhợt, rêu trắng. Pháp điều trị: ôn thận tráng
dương, cố tinh ích khí. Phương dược: Bài “Kim quỹ thận khí hồn” hợp
“Ngũ tử diễn tơng” gia giảm. Bài Hữu quy ẩm.
* Tỳ hư tinh tổn: mệt mỏi, sắc mặt khơng tái, mất sức, đầu váng, mắt
hoa, ngủ ít hay mê, hay quên, ăn kém, cảm giác đầy chướng bụng, đại
tiện phân nát, số lượng tinh trùng ít, sức sống tinh trùng yếu, liệt dương,
hoạt tinh, chất lưỡi bệu, nhót, có vét hằn răng, rêu lưỡi trắng, mạch vơ
lực. Pháp điều trị: ích khí, kiện tỳ, dưỡng huyết sinh tinh. Phương
dược: Bài Quy tỳ thang gia giảm (Tễ sinh phương) bài: “Bát chân sinh
tinh thang” gia giảm.
* Can khí uẩt kết, khí trệ huyết ứ: tinh trùng yếu, chết nhiều, số lượng
tinh trùng ít, hay nhói đau tinh hồn, giãn tĩnh mạch tinh, bất lực, ngực
sườn đầy chướng, hay cáu gắt, chất lưỡi tối có chấm ứ huyết, mạch
huyền sáp hoặc huyền khẩn. Pháp điều trị: sơ can, giải uất, kiện tỳ hịa
doanh.Hoạt huyết hóa ứ thơng tinh. Phương dược: Bài Hắc tiêu dao tán
(hòa tễ cục phương) hợp Huyết phủ trục ứ thang (Y lâm cải thác) gia
giảm.
* Thấp nhiệt hạ tiêu: sau khi kết hơn khơng có con, đau mỏi lưng, hai
chân mỏi, người mệt mỏi vô lực, miệng đắng, biếng ăn, đầu váng, miệng
khô đắng mà không muốn uổng nước, ngứa hoặc tức nặng bộ phận sinh
dục, đau tức chướng ở hội âm hoặc tinh hoàn, tinh dịch đặc mùi hơi, có thể
suy ra trong tinh dịch có nhiều hồng cầu, bạch cầu, số lượng tinh trùng ít, tỉ
lệ tinh trùng chết nhiều, tiểu tiện đục và nhỏ giọt, cảm giác nóng rát niệu
đạo khi tiểu hoặc khi phóng tinh, lười đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt
sác hoặc nhu sác. Phương pháp điều trị: thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc.
Phương dược: Tỳ giải phân thanh ẩm gia giảm (Đan khê tâm pháp).
Bài Long đởm tả can thang, gia giảm (Y tôn kim giám).
1.2.3. Tổng quan về cây Tỏa dương

4


Trên thế giới có khoảng 20 lồi Tỏa dương thuộc chi Balanophora.
Ở Việt Nam, chi Balanophora mới thấy ba loài hiện hữu là
Balanophora fungosa indica, Balanophora latisepala, Balanophora
laxiflora. Loài Tỏa dương (Balanophora indica) là một trong ba loài
phân bố ở Việt Nam thường phát hiện và tìm thấy chúng trong rừng kín
thường ẩm hoặc rừng cây lá rộng núi đá vơi. Mẫu thực vật lồi Tỏa
dương (Balanophora indica) được thu hái vào tháng 12/2015 tại đỉnh
núi Hồng thuộc xóm Khn Mản, xã Bình Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh
Tuyên Quang. Tên khoa học được giám định tại Viện Dược Liệu Việt
Nam.
Ở Việt Nam trong dân gian loài này thường được dùng làm thuốc
bổ, dùng cho phụ nữ sau sinh, thuốc kích thích ăn ngon. Đặc biệt lồi
này thường được ngâm rượu dùng cho đàn ông như một loại thuốc tăng
cường sinh lực, cương dương. Ở Malaysia, tồn cây củ gió đất cũng
được dùng làm thuốc kích thích tình dục.
Tác dụng theo Y học cổ truyền
- Dược tính: Vị cam, tính ơn, qui kinh lạc gan, thận, đại tràng. Tỏa
dương gồm hai công hiệu chữa trị chủ yếu: một là bổ thận trợ dương
thích hợp điều trị chứng liệt dương, vơ sinh, hai chân mệt mỏi, đuối
sức. Hai là nhuận tràng, thông tiện thích hợp điều trị chứng huyết hư
thiếu chất dịch dẫn đến đường ruột khơ, táo bón.
- Chủ trị yếu sinh lý, liệt dương, lãnh cảm, đau lưng mỏi gối, biếng
ăn.
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU, ĐỐI TƯỢNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU


Mẫu thực vật loài Tỏa dương (Balanophora indica) được thu hái
vào tháng 12/2015 tại đỉnh núi Hồng thuộc xóm Khn Mản, xã Bình
n, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Tên khoa học được giám
định tại Viện Dược Liệu Việt Nam.
Tỏa dương được chiết thành cao toàn phần từ dược liệu cây tỏa
dương (Balanophora indica). Đóng viên nang cứng tại Trung tâm
nghiên cứu ứng dụng sản xuất thuốc đông y - Viện Y học cổ truyền
Quân Đội đạt tiêu chuẩn cơ sở.
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

5


Chuột nhắt trắng, chủng Swiss, cả 2 giống đực và cái, cân
nặng 18 - 22 gam, dùng để nghiên cứu độc tính cấp, ảnh hưởng của
mẫu thử trên khả năng sinh sản và trên nhiễm sắc thể.
Thỏ chủng Newzeland White (Thử độc tính bán trường diễn),
lơng trắng, khỏe mạnh, cả hai giống, có trọng lượng 1,8 -2,5kg; do
Trung tâm chăn nuôi Viện Kiểm nghiệm cung cấp.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Nghiên cứu độc tính của viên nang cứng Balanoxi trên động
vật thực nghiệm
2.3.1.1 Nghiên cứu độc tính cấp
* Nguyên tắc tiến hành
Độc tính cấp của viên nang cứng Balanoxi được xác định trên chuột
nhắt trắng theo đường uống bằng phương pháp Litchfied- Wilcoxon. Thực
hiện tại Khoa nghiên cứu thực nghiệm/ Viện Y học cổ truyền Quân Đội
* Cách tiến hành
Chuột nhắt trắng đực cân nặng 18 - 22 gam được chia thành 8 lô,

mỗi lô 8 con. Cho từng lô chuột uống Balanoxi với liều tăng dần, từ
liều cao nhất không gây chết chuột nào đến liều thấp nhất gây chết tồn
bộ chuột thí nghiệm.
Theo dõi chuột liên tục trong vịng 24 giờ đầu, tình trạng chung
của chuột trong 7 ngày sau khi uống thuốc. Xác định tỷ lệ chuột chết ở
các lô trong 72 giờ sau khi uống thuốc để xác định LD 50 (nếu có).
2.3.1.2. Độc tính bán trường diễn
Độc tính bán trường diễn của viên nang cứng Balanoxi được xác
định trên thỏ trắng chủng Thỏ chủng Newzeland White, lơng trắng,
khỏe mạnh, cả hai giống, có trọng lượng 1,8 -2,5kg; do Trung tâm chăn
nuôi Viện Kiểm nghiệm cung cấp. Được thực hiện tại Khoa nghiên cứu
thực nghiệm/ Viện Y học cổ truyền Quân Đội theo hướng dẫn của
WHO và quy định của Bộ Y tế Việt Nam.
2.3.2. Nghiên cứu tác dụng của viên nang cứng Balanoxi trên mơ
hình gây suy giảm tinh trùng ở động vật thực nghiệm bằng Natri
valproat
* Nghiên cứu tác dụng bảo vệ của Balanoxi trên chuột cống trắng
đực bị gây suy giảm tinh trùng bởi Natri valproate.
Chuột cống trắng đực được chia ngẫu nhiên thành 3 lô, mỗi lô 15
con:
- Lô 1: Uống Natri clorid 0,9% + DM pha thuốc.
6


- Lô 2: Uống Natri valproat 500mg/kg/ngày + uống DM pha thuốc.
- Lô 3: Uống Natri valproat 500mg/kg/ngày + uống Balanoxi 0,7g/kg thể
trọng.
Chuột đực cả 3 lô được uống thuốc và dung môi pha thuốc liên tục
trong 7 tuần. Chuột được cho uống với thể tích 2 ml/100g cân nặng
chuột và uống 2 lần/ ngày, khoảng cách giữa 2 lần uống ít nhất là 2 giờ.

Sau 5 tuần, cho chuột đực ở các lô giao phối bằng cách ghép 1 chuột
đực với 2 chuột cái ở cùng 1 chuồng trong 2 tuần.
* Nghiên cứu tác dụng phục hồi của viên nang cứng Balanoxi trên
chuột cống trắng đực gây suy giảm tinh trùng bằng Natri valproat.
Chuột cống đực trưởng thành, được chia ngẫu nhiên thành 3 lô
nghiên cứu, mỗi lô 15 con.
- Gây suy giảm tinh trùng cho chuột cống đực bằng Natri valproat:
+ Lô 1 (chứng sinh học): không uống Natri valproat, chỉ uống
Natri clorid 0,9% 20ml/kg/ngày + uống dung mơi pha thuốc với thể tích
20ml/kg thể trọng.
+ Lơ 2: uống Natri valproat liều 500mg/kg/ngày trong 7 tuần +
Uống dung mơi pha thuốc với thể tích 20ml/kg thể trọng.
+ Lơ 3: uống Natri valproat liều 500mg/kg/ngày trong 7 tuần +
Uống Balanoxi 0,7g/kg thể trọng.
Thời gian uống thuốc là 4 tuần.
2.3.3. Nghiên cứu tác dụng lâm sàng của viên nang cứng Balanoxi
trong điều trị ở bệnh nhân vô sinh do suy giảm tinh trùng
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng
mở, so sánh sự khác biệt trước và sau điều trị.
- Cỡ mẫu: Cỡ mẫu 30 (cỡ mẫu thuận tiện) bệnh nhân nam từ 2060 tuổi bị suy giảm tinh trùng thể thận dương hư.
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
Theo Y học hiện đại: Tuổi từ 20 đến 60; Các bệnh nhân vô sinh
loại I và vô sinh loại II do suy giảm tinh trùng; Tự nguyện tham gia vào
nghiên cứu; Thực hiện nghiên túc, đầy đủ y lệnh và hướng dẫn của Bác
sỹ trong suốt quá trình nghiên cứu.
Theo Y học cổ truyền: Bệnh nhân bị suy giảm tinh trùng thể thận
dương hư.
- Liều lượng và cách dùng sản phẩm nghiên cứu: Uống mỗi
ngày 10 viên nang cứng Balanoxi 500mg, chia 2 lần sáng chiều, sau khi
ăn, liên tục 10 tuần.

7


* Các xét nghiệm
- Sinh hoá máu trước điều trị: Urê, Creatinin, AST, ALT để đánh giá và
loại trừ bệnh nhân có bệnh lý gan, thận. Xét nghiệm lại những chỉ số
trên ở những bệnh nhân được lựa chọn sau điều trị, để đánh giá tình
trạng chức năng Gan, Thận có bị ảnh hưởng sau khi dùng Balanoxi hay
khơng.
- Định lượng Testosteron, huyết thanh trước điều trị; định lượng
testosteron huyết thanh ở những bệnh nhân được lựa chọn sau điều trị.
- Tinh dịch đồ trước và sau điều trị. Tinh dịch đồ là xét nghiệm quan
trọng nhất để đánh giá khả năng sinh sản cùa người chồng. Tiêu chuẩn
thực hiện và cách đánh giá theo WHO (1999) và (2010) [Error:
Reference source not found],[Error: Reference source not found].
- Siêu âm tinh hoàn, tĩnh mạch thừng tinh trước điều trị để loại trừ
những nguyên nhân khác gây suy giảm tinh trùng.
Xét nghiệm tinh dịch đồ, sinh hóa, huyết học, hóc mơn Testosteron được
làm tại labo xét nghiệm Viện Y học cổ truyền Quân đội.
2.4. Xử lý số liệu: Các số liệu nghiên cứu được xử lý thống kê theo phương pháp t-test Student. Số liệu được biểu diễn dưới dạng : . Sự khác biệt
có ý nghĩa khi p < 0,05.
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: Sau khi nghiên cứu độc tính
của và tác dụng của Balanoxi trên động vật thực nghiệm chứng minh
tính an tồn và hiệu quả, đã trình Hội đồng khoa học của Viện YHCT
Quân đội đồng ý thử nghiệm trên người bệnh tình nguyện.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả thử độc tính viên nang cứng balanoxi
3.1.1. Nghiên cứu độc tính cấp
Chuột nhắt trắng được uống thuốc đến liều cao nhất là 20g/kg cân

nặng nhưng không có chuột nào chết, khơng xuất hiện triệu chứng bất
thường nào trong 72 giờ sau khi uống thuốc và trong suốt 7 ngày tiếp
theo.
3.1.2. Kết quả nghiên cứu độc tính bán trường diễn theo đường
uống Balanoxi trên thỏ
Trong suốt thời gian thí nghiệm, thỏ ở cả 3 lơ vẫn ăn uống, hoạt
động bình thường, nhanh nhẹn, mắt sáng, lơng mượt, ăn uống tốt, phân
8


khơ. Khơng thấy biểu hiện gì đặc biệt ở cả 3 lô thỏ trong suốt thời gian
nghiên cứu. Sau 4 và 8 tuần uống Balanoxi: số lượng hồng cầu, hàm
lượng Huyết sắc tố, Hematocrit, số lượng bạch cầu, công thức bạch
cầu và số lượng tiểu cầu, các xét nghiệm đánh giá chức năng gan (hoạt
độ AST, ALT, GGT, Bililubin toàn phần), các xét nghiệm đánh giá chức
năng thận (nồng độ Creatinin, Ure) trong máu thỏ ở các lô thử 1 và lơ
thử 2 khơng có sự khác biệt khi so sánh với lô đối chứng và khi so
sánh giữa các lô dùng thuốc thử tại cùng thời điểm theo dõi
(p>0,05).
Trên tất cả các thỏ thực nghiệm (cả lô chứng và 2 lơ nghiên cứu),
khơng quan sát thấy có thay đổi bệnh lý nào về mặt đại thể hình ảnh vi
thể gan, thận lô thử 1 và lô thử 2.
3.2. Kết quả tác dụng bảo vệ và phục hồi của viên nang cứng
balanoxi trên mơ hình thực nghiệm
3.2.1. Tác dụng bảo vệ
Bảng 1. Tác dụng bảo vệ của Balanoxi lên trọng lượng các cơ quan
sinh dục ở chuột cống đực bị gây suy giảm tinh trùng bởi natri valproat

Tinh hồn
Lơ 1: chứng

sinh học. Natri
clorid + nước
Lô 2: chứng
bệnh (Valproat
+ nước)
p2-1
Lô 3: (lô thử)
Valproat +
Balanoxi
p3-1
p3-2

1,157
±
0,086
0,991
±
0,092
<0,05
1,063
±
0,093
< 0,05
> 0,05

Trọng lượng cơ quan sinh dục
(mg/100g thể trọng)
Tuyến
Tuyến
Đầu

Túi tinh
Cơ nâng
tiền liệt Cowper dương vật
0,270
0,144
0,041
0,054
0,359
±
±
±
±
±
0,057
0,021
0,007
0,006
0,047
0,207
0,119
0,036
0,049
0,350
±
±
±
±
±
0,070
0,013

0,006
0,005
0,036
<0,01
< 0,05
< 0,05
> 0,05
> 0,05
0,302
0,137
0,039
0,052
0,352
±
±
±
±
±
0,051
0,022
0,006
0,007
0,029
>0,05
>0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05
<0,05
< 0,05

>0,05
> 0,05
> 0,05

Nhận xét: Chuột ở lơ 3 có trọng lượng tinh hồn tăng so với lơ 2
nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trọng lượng
túi tinh, tuyến tiền liệt tăng có ý nghĩa thống kê so với lơ 2 (p < 0,05).
Trọng lượng tuyến Cowper, đầu dương vật và cơ nâng ở lơ 3 khác biệt
khơng có ý nghĩa thống kê so với lô 2 (p > 0,05).
Bảng 2. Tác dụng bảo vệ của Balanoxi lên nồng độ testosteron trong máu
ở chuột cống đực gây suy giảm tinh trùng bằng natri valproat

9



Lô 1: chứng sinh học Natri clorid + nước
Lô 2: chứng bệnh (Valproat + nước)
p2-1
Lô 3: (lô thử) Valproat + Balanoxi
p3-1
p3-2

Testosteron (nmol/l)
8,91 ± 1,38
6,09 ± 1,20
< 0,01
8,50 ± 1,08
> 0,05
< 0,01


Nhận xét: Nồng độ testosteron trong máu chuột ở lô 3 tăng so
với lơ 2 (p<0,01) và khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với
lơ 1 (p>0,05).
Bảng 3. Tác dụng của Balanoxi lên mật độ và tỉ lệ tinh trùng sống ở
chuột cống đực gây suy giảm tinh trùng bằng natri valproat
Mật độ và tỉ lệ tinh trùng
Mật độ tinh trùng
Tỉ lệ tinh trùng sống
triệu/ml
(%)


Lô 1: chứng sinh học
Natri clorid + nước
Lô 2: chứng bệnh
(Valproat + nước)
p2-1
Lô 3: (lô thử) Valproat
+ Balanoxi
p3-1
p3-2

126,91 ± 18,30

82,917 ± 5,10

80,167 ± 11,49

71,75 ± 6,95


< 0,001

< 0,001

88,58 ± 13,24

81,67 ± 5,36

< 0,001
> 0,05

> 0,05
< 0,01

Nhận xét: Chuột ở lô 3 (lô uống Balanoxi) mật độ tinh trùng khơng
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lơ chứng bệnh (p>0,05). Tỉ
lệ tinh trùng sống tăng có ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh
(p<0,01).
Bảng 4. Tác dụng bảo vệ của Balanoxi lên mức độ di động của tinh
trùng ở chuột cống bị gây suy giảm tinh trùng bởi natri valproat


Tiến tới
nhanh

Tỉ lệ di động/ tiến tới (%)
Tiến tới Không tiến
chậm
tới


Lô 1: chứng sinh học
33,42 ± 4,48 4,92 ± 1,44 5,42 ± 1,16
Natri clorid + nước
Lô 2: chứng bệnh
20,58 ± 3,67 7,25 ± 2,05 7,92 ± 1,31
(Valproat + nước)
p2-1
< 0,001
< 0,01
< 0,001
Lô 3: (lô thử)
34,42 ± 16,30 6,08 ± 2,06 4,33 ± 2,06

10

Không di
động
56,25 ±
5,19
64,25 ±
5,08
< 0,01
55,20 ±


Valproat + Balanoxi
p3-1
p3-2


> 0,05
< 0,01

> 0,05
> 0,05

> 0,05
< 0,001

15,95
> 0,05
> 0,05

Nhận xét: Chuột ở lơ uống Balanoxi (lơ 3) có tỉ lệ tinh trùng tiến
tới nhanh tăng cao rõ rệt so với lô 2 (p<0,01) và không khác biệt khi so
với lơ 1 (p>0,05); trong khi đó tỉ lệ tinh trùng khơng tiến tới giảm rõ rệt
có ý nghĩa thống kê so với lô 2 (p<0,001) và không khác biệt khi so với
lô 1 (p>0,05). Tỷ lệ tinh trùng tiến tới chậm và tỉ lệ tinh trùng không di
động không khác biệt so với lô chứng bệnh (p>0,05).
Bảng 5 Tác dụng bảo vệ của Balanoxi lên tốc độ di động của tinh
trùng ở chuột cống đực gây suy giảm tinh trùng bằng natri
valproat

Tốc độ di động tinh trùng (µm/s)
Lơ 1: chứng sinh học
44,48 ± 6,43
Natri clorid + nước
Lô 2: chứng bệnh
36,16 ± 8,87
(Valproat + nước)

p2-1
< 0,05
Lô 3: (lô thử)
43,59 ± 5,91
Valproat + Balanoxi
p3-1
> 0,05
p3-2
< 0,05
Nhận xét: Tốc độ di động tinh trùng của chuột ở lơ 2 giảm có ý
nghĩa thống kê so với lô 1 (p<0,05). Tốc độ di động tinh trùng của
chuột ở lơ 3 tăng có ý nghĩa thống kê so với lô 2 (p<0,05).
- Đánh giá mơ bệnh học tinh hồn (tác dụng bảo vệ)
* Mật độ ống sinh tinh: Mật độ ống sinh tinh của 3 nhóm đều ở mức
cao, khơng có sự khác biệt giữa các nhóm.
* Chiều dày lớp biểu mơ tinh: Nhóm 1 (lơ chứng) và nhóm 3 (lơ uống
Balanoxi) chiều dày lớp biểu mô ống sinh tinh chủ yếu ở mức trung bình và
dầy, lần lượt là 92,33% và 83,97%, trong khi đó ở nhóm 2 (lơ chỉ dùng Natri
valproat) là 55,4%.
* Mật độ tế bào Sertoli: Mật độ tế bào Sertoli nhóm 1 là 100% trong giới
hạn bình thường, nhóm 3 trung bình là 84,77%, đều cao hơn so với nhóm 2
chỉ có 50,37% trong giới hạn bình thường, nhóm 2 có đến 44,97% chỉ có tế
bào Sertoli.
* Mật độ tinh trùng: Mật độ tinh trùng của nhóm 1 và 3 đều ở mức cao
và trung bình, tỷ lệ lần lượt là 91,93%, (cao: 51,47%, trung bình
11


40,47%) và 84,9% (cao 49,27%, trung bình 35,63%), cịn nhóm 2 chỉ là
54,7%, trong đó cao 20,6%, trung bình 34,1

- Tác dụng bảo vệ của viên nang cứng Balanoxi trên các chỉ số sinh
sản ở chuột cống cái ghép với chuột cống đực gây SGTT bằng natri
valproat
Bảng 6. Tác dụng bảo vệ của Balanoxi đến các chỉ số nghiên cứu
trên chuột cái được mổ để quan sát
Lô nghiên cứu
Chỉ số nghiên cứu
Tỉ lệ chuột cái có chửa
Số hồng thể/ 1 chuột
mẹ
Số thai đậu/ 1 chuột mẹ
Số thai phát triển bình
thường/ 1 chuột mẹ

Lô 1

Lô 2

p2-1

Lô 3

p3-1

p3-2

75,5
0
10,3


1,56
10,0
0
±
1,22
9,78
±
1,09

33,3
3
10,6

1,50

<
0,05

58,3
3
10,5

1,00

<
0,05

<
0,05


>
0,05

>
0,05

>
0,05

8,25
±
0,96

<
0,05

9,00
±0,8
2

>
0,05

>
0,05

7,00
±
1,15


<
0,01

8,57
±
0,98

<
0,05

<
0,05

Nhận xét: Ở lô 3, tỉ lệ chuột cái có thai, số thai phát triển bình
thường trung bình/ 1 chuột mẹ tăng có ý nghĩa thống kê so với lơ
2(p<0,05). Số hồng thể/ 1 chuột mẹ khơng có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê khi so sánh giữa các lô với nhau (p > 0,05).
3.2.2. Tác dụng phục hồi
Kết quả tác dụng phục hồi của viên nang cứng Balanoxi trên chuột
cống trắng đực gây suy giảm sinh sản bằng Natri valproat
Bảng 7. Tác dụng phục hồi của Balanoxi lên trọng lượng các cơ quan sinh
dục ở chuột cống đực bị gây suy giảm sinh sản bởi natri valproat
Trọng lượng cơ quan sinh dục
(mg/100g thể trọng)

Tuyến Tuyến
Đầu

Tinh
Túi

tiền
Cowpe dương nâng
hồn
tinh
liệt
r
vật
Lơ 1: chứng
1,004
0,251
0,136
0,050 0,330
0,044
sinh học. Natri
±
±
±
±
±
± 0,003
clorid + nước 0,112
0,038
0,010
0,003 0,023

12


Lô 2: chứng
bệnh

(Valproat +
nước)

0,845
±
0,115

0,202
±
0,031

0,122
±
0,099

0,041
±
0,002

p2-1

<0,01

< 0,01

< 0,01

< 0,05

Lô 3: (lô thử)

Valproat +
Balanoxi

0,901
±
0,102

0,221
±
0,027

0,127
±
0,007

0,042
±
0,002

p3-1

<0,05

< 0,05

< 0,05

> 0,05

p3-2


>0,05

> 0,05

> 0,05

> 0,05

0,048
±
0,003

0,316
±
0,018

> 0,05

>
0,05

0,049
±
0,002

0,323
±
0,021


> 0,05

>
0,05
>
0,05

> 0,05

Nhận xét: Chuột ở lơ 3 có trọng lượng tinh hồn, túi tinh, tuyến
tiền liệt tăng so với lô 2 nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p
>0,05). Trọng lượng đầu dương vật và cơ nâng ở lô 3 khác biệt khơng
có ý nghĩa thống kê so với lô 2 (p >0,05).
Bảng 8. Tác dụng phục hồi của Balanoxi lên nồng độ testosteron trong
máu ở chuột cống đực gây suy giảm sinh sản bằng natri valproat


Testosteron (nmol/l)

Lô 1: chứng sinh học
Natri clorid + nước
Lô 2: chứng bệnh (Valproat + nước)
p2-1
Lô 3: (lô thử) Valproat + Balanoxi
p3-1
p3-2

8,42 ± 1,10
6,87 ± 1,14
< 0,01

8,30 ± 1,00
> 0,05
< 0,01

Nhận xét: Nồng độ testosteron trong máu chuột ở lô 2 giảm rõ rệt so với lô 1,
nồng độ testosteron trong máu chuột ở lô 3 tăng so với lô 2 (p<0,01).
Bảng 9. Tác dụng phục hồi của Balanoxi lên mật độ và tỉ lệ tinh trùng
sống ở chuột cống đực gây suy giảm sinh sản bằng natri valproat
Mật độ và tỉ lệ tinh trùng

Mật độ tinh
Tỉ lệ tinh trùng sống
trùng/ml
(%)
Lô 1: chứng sinh học
110,67 ± 27,28
80,33 ± 9,01
Natri clorid + nước
Lô 2: chứng bệnh
75,25 ± 18,78
66,67 ± 6,27
(Valproat + nước)

13


p2-1
Lô 3: (lô thử) Valproat
+ Balanoxi
p3-1

p3-2

< 0,01

< 0,001

80,67 ± 15,34

77,08 ± 6,41

< 0,01
> 0,05

> 0,05
< 0,01

Nhận xét: Chuột ở lô 3 (lơ uống Balanoxi) có mật độ tinh trùng khơng
tăng so với lô chứng bệnh (p>0,05). Tỉ lệ tinh trùng sống tăng có ý
nghĩa thống kê so với lơ chứng bệnh (lô 2) (p<0,01). Tỉ lệ tinh trùng
sống ở lô 3 khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô 1
(p>0,05).
Bảng 10. Tác dụng phục hồi của Balanoxi lên mức độ di động của tinh
trùng ở chuột cống bị gây suy giảm sinh sản bởi natri valproat
Tỉ lệ di động/ tiến tới (%)

Tiến tới
Tiến tới Không tiến Không di
nhanh
chậm
tới

động
Lô 1: chứng sinh
học
34,42 ± 7,87 5,08 ± 1,50 5,58 ± 1,44 54,92 ± 8,03
Natri clorid + nước
Lô 2: chứng bệnh
22,08 ± 6,95 7,33 ± 2,01 7,42 ± 2,02 63,17 ± 7,11
(Valproat + nước)
p2-1
< 0,01
< 0,01
< 0,05
< 0,05
Lô 3: (lô thử)
32,17 ±
55,17 ±
6,17 ± 1,85 6,50 ± 1,88
Valproat + Balanoxi
13,54
13,67
p3-1
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05
p3-2
< 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05


Nhận xét: Chuột ở lơ uống Balanoxi (lơ 3) có tỉ lệ tinh trùng tiến tới
nhanh tăng cao rõ rệt so với lô 2 (p<0,05) và không khác biệt khi so với
lô 1 (p>0,05).Tỷ lệ tinh trùng tiến tới chậm, không tiến tới và tỉ lệ tinh
trùng không di động không khác biệt so với lô chứng bệnh (p>0,05).
Bảng 11. Tác dụng phục hồi của Balanoxi lên tốc độ di động của tinh trùng
ở chuột cống đực gây suy giảm sinh sản bằng natri valproat

Tốc độ di động tinh trùng
(µm/s)


Lơ 1: chứng sinh học
Natri clorid + nước
Lô 2: chứng bệnh
(Valproat + nước)
p2-1

42,50 ± 7,53
34,17 ± 8,90
< 0,05
14


Lô 3: (lô thử) Valproat +
41,67 ± 6,32
Balanoxi
p3-1
> 0,05
p3-2

< 0,05
Nhận xét: Tốc độ di động tinh trùng của chuột ở lơ 2 giảm có ý nghĩa
thống kê so với lơ 1(p<0,05). Tốc độ di động tinh trùng của chuột ở lơ 3
tăng có ý nghĩa thống kê so với lơ 2 (p<0,05).
- Đánh giá tác dụng phục hồi mô bệnh học tinh hoàn
* Mật độ ống sinh tinh: Mật độ ống sinh tinh của 3 nhóm đều ở mức
cao, khơng có sự khác biệt giữa các nhóm.
* Chiều dày lớp biểu mô tinh: Chiều dày lớp biểu mô ống sinh tinh của
nhóm 1 và 3 đều ở tập trung ở mức trung bình và dầy (97,67% và
98,23%), trong khi ở mức này của nhóm 2 chỉ là 75,9%.
* Mật độ tế bào Sertoli: Mật độ tế bào Sertoli trong giới hạn bình
thường của nhóm 1 là 100%, nhóm 3 là 92,37%, cao hơn nhóm 2 là
72,87%.
* Mật độ tinh trùng: Mật độ tinh trùng của nhóm 1 và 3 đều tập trung
ở mức cao và trung bình (98,07% và 97,03%), cao hơn so với nhóm 2
(72,73%).
Bảng 12. Tác dụng phục hồi của Balanoxi đến các chỉ số nghiên cứu trên
chuột cái được mổ để quan sát
Lô nghiên cứu
Chỉ số nghiên cứu
Tỉ lệ chuột cái có chửa
Số hồng thể/ 1 chuột
mẹ
Số thai đậu/ 1 chuột mẹ
Số thai phát triển bình
thường/ 1 chuột mẹ

Lô 1

Lô 2


p2-1

Lô 3

p3-1

p3-2

83,3
3
9,30
±
1,70
9,00
±
1,40
8,7
±
1,09

33,3
3
9,67
±
1,56
6,60
±
1,67
5,80

±
1,30

<
0,05

50,0
0
9,70
±
1,70
7,80
±0,8
0
7,20
±
1,20

<
0,05

<
0,05

>
0,05

>
0,05


>
0,05

>
0,05

<
0,05

<
0,05

>
0,05
<
0,05
<
0,01

Nhận xét: Ở lô 3, tỉ lệ chuột cái có thai, số thai phát triển bình thường
trung bình/ 1 chuột mẹ tăng có ý nghĩa thống kê so với lơ 2. Số hồng
thể/ 1 chuột mẹ khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh
giữa các lô với nhau (p > 0,05).
15


3.3. Kết quả nghiên cứu tác dụng của viên nang cứng Balanoxi trên
bệnh nhân vô sinh do suy giảm tinh trùng
3.3.1. Kết quả nghiên cứu tác dụng điều trị của viên nang cứng
Balanoxi trên bệnh nhân vô sinh do suy giảm tinh trùng.

Bảng 13. So sánh nồng độ tesstosteron, huyết thanh
trước và sau điều trị
Chỉ số Tetosteron (nmol/l)
Thời điểm
p
± SD
Max- Min
Trước điều trị
16,50 ± 4,79
8,25 - 28,5
0,0038
Sau điều trị
18,20 ± 4,48
9,88 - 27,8
Nhận xét: Tại thời điểm trước điều trị, nồng testosteron huyết thanh
trung bình là 16,50 ± 4,79 (nmol/l), sau điều trị nồng độ này tăng lên
18,20 ± 4,48 (nmol/l). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 14. So sánh các chỉ số tinh dịch đồ trước và sau điều trị
Chỉ số
± SD

Trước
điều
trị (1)

MaxMin
± SD

Sau
điều

trị (2)

MaxMin
p* 1-2

Giá trị
tăng

± SD
MaxMin

22,07 ±
7,92

TT di
động
nhanh
(%)
1,23 ±
1,94

Hình
dạng
TT BT
(%)
22,43
± 7,28

0 - 49


0 - 40

0-7

0 - 35

32,57 ±
13,84

48,17 ±
7,90

38,67 ±
9,07

9,63 ±
4,52

30,8 ±
6,59

7 - 58

34 - 63

14 - 55

0 - 20

20 - 44


<0,001
14,37 ±
10,91

<0,001
14,33 ±
8,96

<0,001
16,6 ±
6,25

<0,001
8,4 ±
4,16

<0,001
8,37 ±
6,30

4 - 44

4 - 37

2 - 27

0 - 19

0 - 26


Mật độ
(%)

TT sống
(%)

TT tiến
tới (%)

18,2 ±
10,60

33,83 ±
9,74

0 - 43

Nhận xét: Tại thời điểm trước điều trị, mật độ tinh trùng trung bình là
18,2 ± 10,6 (%), sau điều trị mật này tăng lên 32,57 ± 13,84 (%)
(p<0,001). Trung bình tinh trùng sống trước điều trị là 33,83 ± 9,74 (%)
tăng lên 38,67 ± 9,07 (%) sau điều trị (p<0,001).
Các chỉ số tinh dịch đồ khác như TT tiến tới, TT di động và TT
hình dạng bình thường đều tăng lên có ý nghĩa thống kê sau điều trị
(p<0,001).
16


Tại thời điểm trước điều trị, có 14 bệnh nhân có mật độ tinh trùng ≥ 20
triệu/ml với mật độ trung bình là 27,57 ± 6,85 triệu/ml (thấp nhất 20

triệu/ml và cao nhất là 43 triệu/ml). Sau điều trị tăng lên 23 bệnh nhân có
mật độ tinh trùng ≥ 20 triệu/ml với mật độ trung bình là 38,48 ± 9,63
triệu/ml (thấp nhất 20 triệu/ml và cao nhất là 58 triệu/ml) (p<0,001).
Tại thời điểm trước và sau điều trị, khơng có bệnh nhân nào TT
sống ≥ 75%. Tuy nhiên trung bình TT sống tại thời điểm trước điều trị
là 33,83 ± 9,74 (%) (thấp nhất là 0% và cao nhất là 49%); tại thời điểm
sau điều trị tăng lên 48,17 ± 7,90 (%). Tại thời điểm trước và sau điều
trị, không có bệnh nhân nào TT di động nhanh ≥ 25%. Tuy nhiên trung
bình TT di động tại thời điểm trước điều trị là 1,23 ± 1,94 (%) (thấp
nhất là 0% và cao nhất là 7%); tại thời điểm sau điều trị tăng lên 9,63 ±
4,52 (%) (thấp nhất là 0%, cao nhất là 20%) (p<0,05).
Bảng 15. Chất lượng các mẫu tinh dịch đồ sau điều trị
Chỉ số
Số BN (n)
Tỉ lệ %
Tăng số lượng và chất lượng tinh trùng
29
96,67
Chỉ tăng số lượng (mật độ tinh trùng)
0
0
Chỉ tăng chất lượng (A, PR+NP, DD,)
0
0
Tinh dịch đồ không thay đổi
1
3,33
Tổng số
30
100


Nhận xét: Sau khi kết thúc điều trị, có 29 trường hợp bệnh nhân tăng
số lượng và chất lượng tinh trùng, chiếm tỉ lệ 96,67%; chỉ có 1 trường
hợp tinh dịch đồ khơng thay đổi (3,33%). Khơng có trường hợp nào chỉ
tăng chất lượng mà không tăng số lượng và ngược lại.
Bảng 16. Tỉ lệ vợ có mang thai của các bệnh nhân nghiên cứu
sau khi kết thúc điều trị
Chỉ số
Số BN (n)
Tỉ lệ (%)
Vợ có thai
9
30,0
Vợ chưa mang thai
21
70,0
Tổng số
30
100
Nhận xét: Sau khi kết thúc điều trị, có 9 trường hợp bệnh nhân có
vợ mang thai, chiếm tỉ lệ 30,0%
Bảng 17. Sự thay đổi các chỉ số tinh dịch đồ trước và sau điều trị
giữa hai nhóm bệnh nhân có vợ mang thai/chưa mang thai
Chỉ số

Mật độ
(triệu/ml)

TT sống
(%)


17

TT tiến
tới (%)

TT di
động
nhanh
(%)

Hình
dạng
TTBT
(%)


Vợ chưa mang thai

Vợ mang thai

Trước
điều trị
(1)
Sau
điều trị
(2)

± SD


12,44 ±
7,32

32,56 ±
13,12

21,33 ±
9,22

0,33 ± 1,0

21,33 ±
10,45

MaxMin

0 - 26

0 - 45

0 - 31

0-3

0 - 35

± SD

33,11 ±
16,02


46,89 ±
9,10

37,33 ±
12,33

8,78 ±
4,15

33,89 ±
5,16

7 - 58

34 - 62

14 - 53

0 - 16

26 - 40

0,002

0,0026

<0,001

<0,001


<0,001

20,67 ±
14,74

14,33 ±
11,34

16,0 ±
7,30

8,44 ±
4,16

12,56 ±
7,65

2 - 44

-4 - 37

2 - 26

0 - 16

2 - 26

20,67 ±
10,97


34,38 ±
8,23

22,38 ±
7,53

1,62 ±
2,13

22,90 ±
5,69

4 - 43

19 - 49

10 - 40

0-7

11 - 30

32,33 ±
13,22

48,71 ±
7,50

39,24 ±

7,57

10,0 ±
4,72

29,48 ±
6,79

10 - 52

36 - 63

26 - 55

0 - 20

20 - 44

<0,001

<0,001

<0,001

<0,001

<0,001

11,67 ±
7,76


14,33 ±
8,06

16,86 ±
5,93

8,38 ±
4,26

6,57 ±
4,78

-4 - 31

0 - 30

5 - 27

0 - 19

0 - 16

0,018

1,000

0,737

0,970


0,007

MaxMin
p*1-2
Giá trị
tăng
± SD
(3)
MaxMin
Trước
điều trị
± SD
(4)
MaxMin
Sau
điều trị
± SD
(5)
MaxMin
p*4-5
Giá trị
tăng
± SD
(6)
MaxMin
p**3-6

Nhận xét: Với nhóm bệnh nhân có vợ mang thai, tại thời điểm bắt đầu
nghiên cứu có mật độ TT trung bình là 12,44 ± 7,32 (triệu/ml), mật độ

này tăng lên sau điều trị với 33,11 ±16,02 (triệu/ml).
Với nhóm bệnh nhân chưa có vợ mang thai, tại thời điểm bắt đầu
nghiên cứu có mật độ TT trung bình là 20,67 ± 10,97 (triệu/ml)), mật độ này
tăng lên sau điều trị với 32,33 ±13,22 (triệu/ml). Nhóm bệnh nhân có vợ
mang thai có giá trị tăng mật độ TT trước và sau điều trị là 20,67
±14,74 (triệu/ml). Sau điều trị các chỉ số TT sống, TT tiến tới, TT di
động nhanh và TT hình dạng bình thường đều tăng ở nhóm bệnh nhân
có vợ mang thai và chưa mang thai. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
18


(p<0,05; p<0,001). Giá trị tăng chỉ số TT sống, TT tiến tới, TT di động
nhanh của nhóm vợ có thai và nhóm vợ chưa có thai trước và sau điều
trị khơng có sự khác biệt (p>0,05), giá trị tăng hình dạng TT bình
thường của nhóm có vợ có thai trước và sau điều trị cao hơn nhóm vợ
chưa có thai (p<0,01).
- Kết quả sự cải thiện các triệu chứng theo y học cổ truyền
Bảng 18. Sự biến đổi các triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị
Các triệu chứng
lâm sàng
Sắc mặt xanh sạm
Chất lưỡi nhạt, rêu trắng
Đau mỏi lưng, gối
Hoạt tinh
Khó cương

Trước điều trị
n
%
11

36,67
30
100
30
100
15
50,0
15
50,0

Sau điều trị
n
%
8
26,67
4
13,33
17
56,67
2
6,67
4
13,33

p
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05


Nhận xét: Trước điều trị, có 11 bệnh nhân sắc mặt xanh sạm
(36,67%); 30 bệnh nhân chất lưỡi nhạt, rêu trắng, đau mỏi lưng (100%); 15
bệnh nhân có hoạt tinh (40,0%); 15 bệnh nhân khó cương (50,0%). Sau điều
trị các triệu chứngg này đều giảm lần lượt còn 26,67%; 13,33%; 67,67%;
6,67% và 13,33% (p<0,05).
- Tác dụng không mong muốn của viên nang cứng Balanoxi trên lâm sàng
Sau điều trị khơng có bệnh nhân nào gặp các dấu hiệu lâm sàng
không mong muốn (buồn nôn, đầy bụng, mẩn ngữa, mất ngủ, nhức đầu,
chóng mặt).
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Về độc tính của dịch chiết nước tỏa dương
- Về độc tính cấp
Khơng xác định được liều độc tính cấp LD 50 của Balanoxi trên
chuột nhắt trắng bằng đường uống theo phương pháp Litchfield Wilcoxon. Liều tối đa chuột nhắt đã uống và có thể dung nạp được là
20g/kg thể trọng chuột cao gấp 16,66 lần liều dự kiến trên lâm sàng.
- Về độc tính bán trường diễn
Kết quả nghiên cứu độc tính bán trường diễn của viên nang
Balanoxi được bào chế từ loài Tỏa dương Balanophora indica trong
luận án này lại không nhận thấy dấu hiệu gây độc tính bán trường diễn
trong cả 2 liều liều tương đương lâm sàng 0,3g/kg/ngày và liều gấp 3
lần liều tương đương lâm sàng 0,9g/kg/ngày trong 8 tuần liên tục . Kết
quả trên cho thấy viên nang Balanoxi được bào chế từ lồi Tỏa dương
Balanophora indica có thể sử dụng lâu dài trên người, điều này cũng
19


phù hợp với kinh nghiệm dân gian sử dụng Tỏa dương để chữa bệnh.
4.2. Về tác dụng của viên nang cứng Balanoxi trên mơ hình gây
suy giảm tinh trùng ở động vật thực nghiệm

Các tác dụng của viên nang Balanoxi trên chỉ số sinh tinh và trên
chức năng tinh hoàn đều có thể liên quan đến hoạt tính androgen của
dược liệu. Balanoxi có thể đã làm ổn định nồng độ testosteron máu trước
tác nhân gây suy giảm theo một con đường nào đó, có thể là từ một
Androgen ngoại sinh hoặc tác động vào con đường chuyển hóa
Testosteron từ Cholesterol, hoặc kích thích các enzym tham gia vào q
trình chuyển hóa và tổng hợp testosteron như dehydrogenase hoặc
hydroxylase. Q trình tổng hợp và chuyển hóa này có thể xảy ra ở
tinh hoàn, gan, vỏ thượng thận…
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hương (2017) về tác dụng
của dịch triết nước Tỏa dương (Balanophora laxiflora) với liều
0,28g/kg và 1,4g/kg thể trọng chuột cống đã thể hiện hoạt tính
Androgen rõ. Viên nang Balanoxi trong nghiên cứu này được bào chế
từ loài Tỏa dương (Balanophora indica) có thể cũng có hoạt tính
Androgen tương tự, điều này phù hợp với các nghiên cứu trên sắc ký đồ về
thành phần hóa học Tỏa dương của tác giả Cẩm Thị Ính, đã phân lập được
chủ yếu là các hợp chất bao gồm β-sitosterol. β-sitosterol là một steroid có
nguồn gốc thực vật. Theo những nghiên cứu ban đầu cho thấy β-sitosterol
có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, giảm đau, giảm viêm và tăng
cường chức năng tình dục. Đây có thể là mấu chốt căn bản dẫn đến tác
dụng bảo vệ của Balanoxi trước tác nhân gây độc sinh sản trên chuột cống
trắng trong nghiên cứu này.
Tác dụng phục hồi của viên nang balanoxi lên trọng lượng các cơ
quan sinh sản là khơng rõ ràng, có thể là thời gian nghiên cứu tác dụng
phục hồi ngắn chưa đủ để đánh giá. Thời điểm mổ đánh giá các chỉ số
vào lúc các cơ quan sinh sản bị tổn thương nặng nề nhất (có thể do các
tế bào đã bị tổn thương bị nhiễm độc không tự phục hồi trong khi các
lớp tế bào sinh sản mới chưa kịp sinh ra để thay thế).
Tác dụng làm tăng chất lượng tinh trùng có thể là do viên nang
Balanoxi đã tác động thơng qua hoạt tính Androgen vào tinh trùng. Tinh

trùng tiếp tục được sinh ra từ các tế bào sinh tinh chưa bị tổn thương.
Balanoxi phục hồi và thúc đẩy chúng hoạt động mạnh mẽ hơn thơng
qua hoạt tính Androgen nó phù hợp với kết quả nghiên cứu về nồng độ
Testosreron máu chuột. Có thể là từ một Androgen ngoại sinh có trong
viên nang cứng Balanoxi hoặc tác động vào con đường chuyển hóa
20


Testosteron từ Cholesterol, hoặc kích thích các enzym tham gia vào
q trình chuyển hóa và tổng hợp testosteron như dehydrogenase
hoặc hydroxylase. Q trình tổng hợp và chuyển hóa này có thể xảy
ra ở tinh hoàn, gan, vỏ thượng thận…
Viên nang cứng Balanoxi có tác dụng phục hồi các tế bào sinh
sản rất rõ ràng các tế bào sinh sản trên hình ảnh tổ chức mơ bệnh học
tinh hồn chuột cống đực. So sánh mối tương quan giữa sự phục hồi tổ
chức mô bệnh học và kết quả phục hồi số lượng và chất lượng tinh
trùng ở lơ thử 3 có thể nhận định rằng do thời gian dùng Balanoxi 4
tuần ngay sau khi ngừng dùng Natri valproat 7 tuần là chưa đủ để biểu
hiên hết tác dụng phục hồi của viên nang cứng Balanoxi trên thực
nghiệm do đó dù bắt đầu có sự phục hồi một số tế bào liên quan đến sản
sinh tinh trung nhưng mật độ tinh trùng trong tinh dịch tăng khơng có ý
nghĩa thống kê với lô 2 (lô chứng bệnh). Song kết quả cũng đã thể hiện
được phần nào tác dụng phục hồi của viên nang Balanoxi cùng hoạt
tính Androgen của nó trên hình ảnh mơ bệnh học tinh hồn và trên chất
lượng của tinh trùng và đặc biệt làm tăng tỉ lệ thụ thai và số chuột con
sinh ra.
4.3. Về tác dụng của viên nang cứng Balanoxi trong điều trị ở bệnh
nhân vô sinh do suy giảm tinh trùng
- Về số lượng và chất lượng tinh trùng theo loại vô sinh trước và sau
nghiên cứu.

Trung bình mật độ TT và trung bình tỉ lệ % TT tiến tới đều tăng
lên sau điều trị ở cả nhóm vơ sinh I, vơ sinh II (p<0,05). So sánh 2 loại
vô sinh thấy tỷ lệ tăng khá tương đồng nhau.
Viên nang Balanoxi không những làm cải thiện mật độ tinh trùng
cũng như tỉ lệ % tinh trùng di động ở loại vơ sinh II mà cịn cải thiện cả
với lọai vô sinh I. Lý do những bệnh nhân vô sinh II, trong tiền sử số
lượng và chất lượng tinh trùng đã tối thiểu đủ cho người vợ có thai
hoặc sinh con. Sau này vì tác động của các nhân tố trong cuộc sống như
môi trường ô nhiễm, thức ăn ô nhiễm, sự căng thẳng tinh thần kéo dài,
nhiễm trùng... dẫn đến sự mất cân bằng trong cơ thể... đã làm suy yếu
tinh trùng. Cịn vơ sinh I thường do bẩm thụ tiên thiên kém hoặc do
mắc phải một số bệnh gây suy giảm tinh trùng nghiêm trọng… dẫn tới
chất lượng tinh trùng rất kém rất khó khăn cho việc thụ thai Theo kết
quả của nghiên cứu thực nghiệm trong luận văn này thì viên nang cứng
Balanoxi có tác dụng bảo vệ và phục hồi lại tinh trùng và các tế bào
sinh tinh bị tổn thương, kích thích tế bào sinh tinh, tinh trùng hoạt động
21


mạnh hơn.
Kết quả này phù hợp với liên quan giữa số lượng và chất lượng
tinh trùng đến khả năng có con, viên nang cứng Balanoxi có tác dụng
tốt ở những bệnh nhân suy giảm tinh trùng cả hai loại vô sinh I và vô
sinh II.
- Về kết quả sự cải thiện các triệu chứng thận dương hư theo y học
cổ truyền.
Như chúng ta đã biết về mặt y học hiện đại testosteron có tác dụng
lên chuyển hố prottin và cấu tạo cơ, một trong những đặc tính nam quan
trọng nhất đó là khối cơ phát triển mạnh sau dậy thì, dưới tác dụng của
testosteron khối cơ có thể tăng hơn 50% so với nữ giới. Testosteron cũng

được sử dụng cho người già như một hormone “cải lão hoàn đồng” để làm
tăng chuyển hoá, tăng sức mạnh của cơ thể. Với lượng testosteron được bài
tiết hàng ngày ở nam giới, chuyển hố cơ sở tăng từ 5-10% so với khi
khơng có tác dụng của testosteron. Khi nồng độ testosteron tăng chuyển
hoá cơ sở tăng 15%. Testosteron làm tăng số lượng hồng cầu trong lmm3
máu khoảng 20%, vì lí do này nên sổ lượng hồng cầu ở nam thường cao
hơn nữ, khoảng 700.000 tế bào/mm3.
Viên nang Balanoxi theo kết quả nghiên cứu trong luận án này
kích thích tăng bài tiết testesteron nên ngồi tác dụng lên chuyển hóa cơ
sở, q trình tạo hồng cầu, quá trình tăng tổng hợp protein. Do viên
nang cứng Balanoxi có thể cịn tác dụng lên những tuyến nội tiết khác
như tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến yên... Chính vì vậy Balanoxi
cải thiện được các triệu chứng sợ lạnh, sẳc mặt xanh sạm, lưỡi nhợt,
tăng ham muốn, giảm triệu chứng hoạt tinh, dễ cương dương.
“Trong hội chứng dương hư các nguyên tố vi lượng Cu, Zn, Ca,
Mg đều giảm”. Trong khi đó viên nang cứng Balanoxi được bào chế từ
vị thuốc Tỏa dương có chứa các yếu tố vi lượng (Ca, P, Fe, Zn) nên có
tác dụng thúc đẩy hoạt động các men làm tăng tổng hợp protein và tăng
sinh năng lượng từ đó có thể làm tăng nhịp tim, tăng sức co bóp của cơ
tim, làm giãn mạch do đó tăng tốc độ tuần hồn và tăng cường tưới máu
cho các cơ. Chính vì thế uống viên nang cứng Balanoxi có thể cải thiện
được các triệu chứng sắc mặt xanh sạm, chất lười nhạt, rêu lưỡi trắng, tay
chân lạnh, người lạnh, mệt mỏi.
Theo lý luận của YHCT thận dương hay cịn gọi là (mệnh mơn
hỏa, chân hỏa, chân dương, nguyên dương). Thận dương hư làm mất
chức năng khí hóa khơng cịn tác dụng sưởi ấm, làm cho thủy thấp
22


thịnh ở bên trong, cơ năng suy nhược. Phần nhiều do lao thương quá

độ, tuổi cao thận yếu, ốm lâu liên lụy đến thận hoặc do bẩm thụ tiên
thiên kém gây nên.
Vì vậy triệu chứng sắc mặt xanh sạm, chất lưỡi nhạt rêu trắng,
lưng gối đau mỏi, hoạt tinh, khó cương, hình thái bệu, thích ăn uống đồ
ấm nóng, lưng lạnh, sợ lạnh, chân lạnh, mạch trầm nhược là do thận
dương hư gây ra. Vì thận dương hư, dương khí giảm vận hành, giảm
chức năng khí hóa, sự đóng mở không lợi làm đàm trọc, ứ huyết là
những âm tà ứ đọng nên xuất hiện các chứng trạng do trọc âm nghịch
lên như sắc mặt tối sạm, tinh thần chậm chạp. Vì thận là gốc của tiên
thiên, bên trong có chân dương, cho nên phần dương của năm tạng phải
nhờ vào nguyên dương trong thận mới sinh phát được, thận hoả bất túc
sẽ sinh sợ lạnh, tay chân lạnh vì dương thuộc hoả, vốn nóng mà chủ ờ
ngồi biểu, âm thuộc thuỷ vốn lạnh mà chủ ở trong lý, dương hư thì âm
lấn tới mà sinh ra ngồi lạnh. Thận “chủ cốt”, lưng là phủ của thận,
thận dương hư thì lưng gối đau mỏi và lạnh. Mệnh môn chủ về hạ bộ,
chân là bộ phận chí âm, mệnh mơn hỏa hư nên hư hỏa bốc lên, hoả
không về được nguyên chỗ, trong phần âm khơng có dương mà dưới gối
lạnh. Thận chủ về đóng kín là gốc của sự cất gói, ngun dương bất túc,
tinh khí khơng bền nên có chứng dương nuy, hoạt tinh, tinh lạnh, Xích
mạch thuộc thận nên thận dương hư làm mạch xích trầm tế hoặc trì. Thận
dương hư khơng sinh được tỳ thổ, nên hỏa hư thì thổ hư, hư thì giảm khả
năng vận hố thuỷ cốc, giảm sinh huyết và tinh hậu thiên, vì vậy mà sắc
mặt nhợt nhạt, mệt mỏi, chậm chạp. Nên để điều trị chứng thận dương hư
cần phải dùng phép bổ Thận tráng dương.
Viên nang cứng Bananoxi được bào chế từ cao tồn phần vị thuốc
Tỏa dương (Balanophora indica) có tác dụng theo y học cổ truyền uống
lâu ngày làm chân hỏa vững chắc, tinh huyết đầy đủ nên sắc mặt sáng
bóng tươi nhuận. Khi dương hịa bình, âm kín đáo, các triệu chứng trên
sẽ giảm.
- Tác dụng không mong muốn của viên nang

cứng Balanoxi trên lâm sàng
Sau điều trị theo dõi trên lâm sàng chưa thấy có bệnh nhân nào
gặp các dấu hiệu lâm sàng không mong muốn như (buồn nơn, đầy
bụng, mẩn ngữa, mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt).
KẾT LUẬN
23


1. Độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của viên nang cứng
balanoxi trên động vật thực nghiệm.
- Độc tính cấp: Khơng có độc tính cấp khi dùng theo đường uống. Với
lượng cao nhất có thể đưa vào dạ dày chuột nhắt trắng là 20g/kg TLCT
không gây chết chuột nhắt trắng thực nghiệm.
- Độc tính bán trường diễn: Khơng thể hiện độc tính bán trường diễn
trên thỏ khi cho thỏ uống liều 0,3g thuốc/kg thể trọng/ngày (liều có tác
dụng tương đương liều dùng trên người) và liều 0,9g thuốc/kg thể trọng
/ngày (cao gấp 3 lần liều lâm sàng dùng cho người) trong 8 tuần liên
tục uống thuốc. Tất cả các chỉ số theo dõi về tình trạng chung, cân
nặng, chức năng tạo máu, chức năng gan, chức năng thận đều nằm
trong giới hạn bình thường, mơ bệnh học gan, thận.
2. Tác dụng của viên nang cứng Balanoxi trên mô hình thực nghiệm
gây suy giảm tinh trùng ở động vật thực nghiệm.
-Tác dụng bảo vệ:
Với liều 0,7g/kg thể trọng chuột cống đực trong 7 tuần liên tục
uống đồng thời với Natri valproat 500mg/kg thể trọng chuột cống đực.
Làm tăng trọng lượng túi tinh, tuyến tiền liệt, tăng hàm lượng
Testosterol, tăng tỷ lệ tinh trùng sống, tốc độ di động của tinh trùng,
tăng % tỷ lệ tinh trùng tiến tới nhanh, giảm tỷ lệ % tinh trùng không
tiến tới, tăng tỷ lệ thụ thai và số lượng chuột con.
- Tác dụng phục hồi:

Với liều 0,7g/kg thể trọng chuột cống đực trong 4 tuần liên tục ngay
sau khi chuột cống đực uống Natri valproat 500mg/kg thể trọng trong 7
tuần liên tục. Làm tăng hàm lượng Testosterol, tăng tỷ lệ tinh trùng sống,
tăng % tỷ lệ tinh trùng tiến tới nhanh, tăng tỷ lệ thụ thai và số lượng chuột
con.
- Đánh giá tác dụng trên mơ bệnh học tinh hồn:
Cả hai nghiên cứu bảo vệ và phục hồi đều có tác dụng làm tăng: Chiều
dày lớp biểu mô tinh, mật độ tế bào Sertoli, mật độ tinh trùng so với lô
chứng gây suy giảm sinh sản.
3. Tác dụng của viên nang cứng Balanoxi trong điều trị ở bệnh
nhân vô sinh do suy giảm tinh trùng
Tác dụng điều trị liều 05g/ngày, uống trong 10 tuần liên tục:
* Làm tăng bài tiết testosteron huyết thanh.
* Làm số lượng và chất lượng tinh trùng tăng trên bệnh nhân bị
suy giảm tinh trùng.
- Kết quả 09/30 bệnh nhân có tinh dịch đồ tăng lên và có thai
24


chiếm 30%. 29/30 bệnh nhân tăng cả số lượng và chất lượng tinh trùng,
chiếm 96,67%. 1/30 bệnh nhân tinh dịch đồ không thay đổi chiếm
3,33%.
* Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng
Với liều 05g/ngày, uống trong 10 tuần, không gây tác dụng không
mong muốn nào trên lâm sàng cũng như trên chức năng gan và thận ở
các bệnh nhân nghiên cứu.
KIẾN NGHỊ
1. Cần nghiên cứu với cỡ mẫu lâm sàng lớn hơn và đa trung tâm ở bệnh
nhân suy giảm tinh trùng và vô sinh do suy giảm tinh trùng để đánh giá
và nhận định tin cậy hơn.

2. Tiếp tục nghiên cứu về một số tác dụng khác của loài tỏa dương
(Balanophora indica) như: Tác dụng trên khả năng cương dương, tác
dụng trên hệ thống tiêu hóa, di truyền …
3. Có thể sử dụng viên nang cứng Balanoxi được bào chế từ loài Tỏa
dương (Balanophora indica) để điều trị cho các bệnh nhân bị suy giảm
tinh trùng.

25


×