Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.34 KB, 9 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>TIẾNG HÁT CON TÀU</b>
<b>(Chế Lan Viên)</b>
<b>I. Đọc, hiểu:</b>
<i>1. Tác giả:</i>
Phan Ngọc Hoan, bút danh Chế Lan Viên (1820 – 1989).
Tác phẩm tiêu biểu gồm có: “Điêu tàn” (1937), “Ánh sáng và phù sa” (1960). “Hoa
<i>ngày thường – chim báo bão” (1967), “Những bài thơ đánh giặc” (1972),… “Hoa trên</i>
<i>đá…” (1984),…</i>
Thơ Chế Lan Viên giàu chất suy tưởng và vẻ đẹp trí tuệ, sử dụng thủ pháp nghệ thuật
tương phản đối lập, sáng tạo ra những hình ảnh mới lạ và ngôn ngữ sắc sảo.
<i>2. Xuất xứ:</i>
Bài thơ “Tiếng hát con tàu” rút từ tập thơ “Ánh sáng và phù sa” xuất bản năm 1960.
<i>3. Chủ đề: </i>
Bài thơ thể hiện sự gắn bó tâm hồn với đất nước và nhân dân trong kháng chiến cũng
như trong kiến thiết hồ bình; đối với Tây Bắc, gặp lại nhân dân là để đền ơn đáp nghĩa,
<i>để trở về cội nguồn hạnh phúc cũng là tìm thấy nguồn vui trong lao động sáng tạo nghệ</i>
<i>thuật.</i>
<b>II. Đọc - cảm thụ:</b>
1. Khổ thơ đề từ:
<i>“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc,</i>
<i>Khi lịng ta đã hố những con tàu</i>
<i>Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát</i>
<i>ta”, tìm thấy tâm hồn đích thực của mình, cũng là để khởi nguồn cảm hứng sáng tạo thi</i>
ca.
2. Trở lại Tây Bắc :
- Là mảnh đất anh hùng:
<i>“Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc</i>
<i>Xứ thiêng liêng, rừng núi đã anh hùng.</i>
<i>Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất</i>
<i>Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân”.</i>
- Trở lại Tây Bắc là trở về cội nguồn tình thương, như cỏ non, như chim én đón xn
về, như trẻ thơ đói lịng gặp sữa mẹ,…
- Trở lại Tây Bắc là để đền ơn đáp nghĩa đối với những tấm lòng nhân hậu thuỷ chung:
là em giao liên giữa rừng sâu “mười năm tròn chưa mất một phong thư”; là anh du kích
với “chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn… Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con”. Là bà
mế Tây Bắc “năm con đau mế thức một mùa dài – Con với mế không phải hòn máu cắt –
<i>Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi”. Là cô gái Tây Bắc “vắt xôi nuôi qn em giấu</i>
<i>giữa rừng… Bữa xơi đầu cịn toả nhớ mùi hương”. </i>
- Trở lại Tây Bắc là để đo lịng mình, khám phá chiều sâu tâm hồn mình về tình yêu
nước, thương dân, về ân nghĩa thuỷ chung ở đời:
<i>“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở</i>
<i>Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn” </i>
Vần thơ giàu chất triết lý, kết tinh những trải nghiệm ứng xử, sự chắt lọc tình đời, tình
3. Khúc hát lên đường:
- Nhịp điệu dồn dập, âm điệu rộn ràng, phấn chấn say mê:
<i>“Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội</i>
<i>Mặt đất nồng nhựa nóng của cần lao”.</i>
Mang ước vọng tìm thấy nguồn thơ, tìm thấy cái tâm đích thực của lòng ta:
<i>“Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ</i>
<i>Mười năm chiến tranh, vàng ta đau trong lửa,</i>
<i>Nay trở về, ta lấy lại vàng ta”.</i>
- Nếu khi chưa lên đường “Tàu đói những vành trăng” thì nay, con tàu đã ơm bao
“mộng tưởng” và kì diệu thay “mỗi đêm khuya khơng uống một vầng trăng?” có hạnh
phúc nào, niềm vui nào bát ngát hơn “khi lịng ta đã hố những con tàu”, khi:
<i>“Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống</i>
<i>Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân”</i>
“Mặt hồng em” là một hình tượng đẹp thể hiện cuộc sống mn màu muôn vẻ, là hiện
thực phong phú của đất nước ta, của nhân dân ta. Với người nghệ sĩ thì đó là những sáng
tạo thi ca đích thực.
4. Đánh giá:
Chế Lan Viên đã có một lối nói rất thơ, rất tài hoa. Cấu trúc bài thơ, sáng tạo hình ảnh,
chất cảm xúc hồ quyện với chất trí tuệ đã tạo nên những vần thơ hay, mới lạ, độc đáo.
Bài học về tình u nước, sự gắn bó với đất nước và nhân dân là những bài học sâu
sắc, cảm động. Khát vọng được trở về trong lòng nhân dân, để tự khẳng định mình, làm
cho tâm hồn mình thêm trong sáng, để khơi nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, đó là
những ý tưởng rất đẹp được Chế Lan Viên thể hiện bằng trải nghiệm, bằng thái độ sống
và sáng tạo với tất cả tâm huyết của chính mình.
Nửa thế kỉ đã trôi qua, bài thơ “Tiếng hát con tàu” vẫn đẹp và xanh tươi mãi trong
lòng người yêu thơ.
_____________________________________
<b>THAM KHẢO:</b>
<b>Đề: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên:</b>
<i>"Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ</i>
<i>Như đứa trẻ thơ đói lịng gặp sữa</i>
<i>Chiếc nơi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa".</i>
Bài làm
Tơi rất u thích vần thơ của thi sĩ Chế Lan Viên nói về "hương nhân ái":
<i>"Đóa hoa sen mặt đất tỏa hương trời</i>
<i> Hương nhân ái thấm vào hồn ta mãi".</i>
Tôi cũng vô cùng thú vị mỗi lần nghe ai đó nhắc lại đoạn thơ này của ông:
<i> "Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét</i>
<i>Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,</i>
Năm 1960, tập thơ "Ánh sáng và phù sa" ra đời, một bước tiến mới về tư tưởng và nghệ
thuật của Chế Lan Viên. Bài thơ "Tiếng hát con tàu" nói lên tình u Tây Bắc và khát vọng
<i>lên đường đi đến mọi chân trời mơ ước để hiến dâng và sáng tạo. Bài thơ gồm có 3 phần:</i>
1. Tiếng gọi lên đường; 2. Nỗi nhớ Tây Bắc; 3. Khúc hát lên đường.
Đây là khổ thơ thứ 5 trích trong phần 2 bài <i>"Tiếng hát con tàu"</i> nói lên niềm hạnh phúc to
<i>lớn được gặp lại nhân dân:</i>
<i> "Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ</i>
<i>Cỏ đón giêng, hai, chim én gặp mùa</i>
<i>Như đứa trẻ thơ đói lịng gặp sữa</i>
<i>Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa".</i>
Câu thơ "Cỏ đón giêng, hai, chim én gặp mùa" mở ra trong lòng ta bao liên tưởng đẹp.
Ba tháng mùa đông, cỏ cây tàn tạ xơ xác úa vàng. Giêng hai đem hơi ấm mùa xuân cho
vạn vật; cỏ trở nên xanh mướt, tốt tươi. Mùa xuân là mùa của sắc cỏ. "Phương thảo liên
<i>thiên bích"</i> (Cổ thi); "Cỏ non xanh tận chân trời" (Truyện Kiều). Mùa xuân cũng là mùa của
chim én: "Ngày xuân con én đưa thoi" (Nguyễn Du). Én gặp mùa xuân để kết đàn, sinh sơi
nảy nở... Chữ "đón" (cỏ đón giêng hai), chữ "gặp" (chim én gặp mùa) diễn tả niềm hạnh phúc
được hồi sinh, phát triển, trở nên tươi đẹp. Lấy thế giới cỏ cây, chim mng để nói về
niềm vui sướng hạnh phúc khi "con gặp lại nhân dân" là một cách nói thấm thía, đậm đà.
Cánh én và sắc cỏ mùa xuân trong thơ Chế Lan Viên lúc nào cũng đẹp và đáng yêu:
<i>"Tháng giêng, hai xanh mượt cỏ đồi</i>
<i> Tháng giêng, hai vút trời bay cánh én".</i>
<i>(Ý nghĩ mùa xn)</i>
Cịn gì vui sướng hơn, hạnh phúc hơn khi "Đứa trẻ thơ đói lịng gặp sữa", khi "Chiếc nơi
<i>ngừng bỗng gặp cánh tay đưa"</i>? Dòng sữa ngọt ngào cũng là tình thương của mẹ ni
dưỡng trẻ thơ. Cánh tay của mẹ, của bà... nhẹ đưa khi "chiếc nôi ngừng"..., đã nâng giấc ngủ
bé thơ. Giấc ngủ êm đềm trong lời ru tiếng hát, trong tình yêu thương. Mẹ và bà.... đã đến
với em thơ trong sự khát khao, mong đợi. Và đó cũng là niềm vui hạnh phúc được sống trong
tình yêu thương như khi "con gặp lại nhân dân".
Ý tưởng con gặp lại nhân dân được thể hiện một cách phong phú, đa dạng. Gặp lại
nhân dân là được sống trong hạnh phúc, trong tình nghĩa thủy chung. Là được tiếp theo
sức sống, sức mạnh mà trở nên tươi tốt, sinh sơi, phát triển. Là được sống trong tình
thương san sẻ, vỗ vễ, được thỏa nỗi chờ mong.
Đoạn thơ trên thể hiện rõ bút pháp nghệ thuật của Chế Lan Viên: giàu tính triết lí và vẻ
<i>đẹp trí tuệ. Triết lí mà khơng khơ khan, vì nhà thơ đã sáng tạo nên nhiều hình ảnh đẹp, mới</i>
lạ và ngơn ngữ sắc sảo. ý tưởng đẹp, hồn thơ đẹp cứ quyện lấy lòng ta.
Tư tưởng yêu nước và "thân dân" được thể hiện cảm động đó đây trong thơ ca dân tộc từ
mấy trăm năm trước. Nhưng sau cách mạng tháng Tám, đặc biệt qua hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mĩ, tư tưởng vĩ đại ấy đã được một số nhà thơ như Tố Hữu, Xuân
Diệu, Chế Lan Viên... nói lên một cách chân thành, thấm thía và sâu sắc hơn:
<i>- "Con chim biết nhớ đàn nhớ tổ,</i>
<i>Ta nhớ người đau khổ nuôi ta</i>
<i>Ơn người như mẹ như cha</i>
(Tố Hữu)
<i>- "Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi</i>
<i>Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu</i>
<i>Tôi sống với cuộc đời chiến đấu</i>
<i>Của triệu người yêu dấu gian lao".</i>
(Xuân Diệu)
Đoạn thơ trên đây của Chế Lan Viên là một tiếng lòng được nâng lên thành một triết lí
đẹp: Hạnh phúc khi được gặp lại nhân dân. Bốn câu thơ, câu nào cũng có hình ảnh đẹp,
mới lạ biểu lộ một cá tính sáng tạo sắc sảo, tài hoa. Qua đó, ta mới thấm thía như một nhà
thơ lớn phương Tây đã nói: "Câu thơ đẹp phải là câu thơ nói được một tình cảm đẹp".
(Nguồn: Sưu tầm)
__________________________
<b>Đề: Phân tích "Tiếng hát con tàu" - Chế Lan Viên</b>
<b>DÀN Ý CHI TIẾT :</b>
<b>I. Đặt vấn đề: </b>
1. “Tây Bắc ư ? Có riêng gì Tây Bắc...”
<i> Quả đúng như lời đề từ cho bài thơ “Tiếng hát con tàu”, Chế Lan Viên đã gửi gắm </i>
những suy nghĩ, xúc cảm phong phú vào một đề tài mang tính thời sự của những năm
1958 –1960 : phong trào khai hoang xây dựng kinh tế ở vùng rừng núi Tây Bắc. Vượt
qua lối minh họa thông thuờng cho đường lối chủ trương của Đảng, nhà thơ đã tự thể
hiện tâm sự của một lớp ngươì cầm bút về đất nước và nhân dân, với tình cảm chân thành
và khát vọng mãnh liệt của cả một dân tộc trong thời đại mới.
2. Bằng phong cách nghệ thuật trí tuệ sắc sảo, tài hoa trong ngơn ngữ và hình ảnh thơ,
cùng tấm lịng, ý thức của người nghệ sĩ gắn bó với cuộc sống, bài thơ vẫn nguyên vẹn
<b>II. Giải quyết vấn đề:</b>
<b>A. Con đường đi đến “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên:</b>
1. Có thể xem bốn câu thơ đề từ của tác phẩm như là sự gói ghém trọn vẹn nỗi niềm của
nhà thơ Chế Lan Viên, là sự trải nghiệm của một người có hơn hai mươi năm cầm bút để
đi đến một chân lý giản đơn:
<i> Tây Bắc ư ? Có riêng gì Tây Bắc</i>
<i> Khi lịng ta đã hóa những con tàu</i>
<i> Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát</i>
<i> Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu</i>
một cái tôi “tất cả như vô nghĩa, tất cả khơng ngồi nghĩa khổ đau”, chìm đắm trong quá
khứ của một dân tộc “điêu tàn”, có lẽ để “khi lịng ta đã hóa những con tàu”, Chế Lan
Viên đã phải trải qua bao lần tự soi thấu vào lịng mình để chọn một hướng đi. Câu thơ
nói lên một nhận thức mới, một sự lột xác toàn diện, gắn với cảm giác thanh lọc và bay
bổng của tâm hồn. “Con tàu”, trong cách nói của thi sĩ hẳn khác “con tàu say” của các thi
sĩ lãng mạn nhiều lắm, bởi hành trình lần này là “từ chân trời một người đến chân trời tất
<i>cả”, là tình cảm “khởi phát tự lịng người” đi đến với cuộc đời.</i>
3. Ta chợt nhận ra ý nghĩa nhan đề của bài thơ : “tiếng hát con tàu”, “khi Tổ quốc bốn bề
<i>lên tiếng hát”. Thời điểm có ý nghĩa thật lớn lao! Gắn với khơng khí hào hứng sôi nổi của</i>
cả một đất nước hồi sinh, tâm hồn nhà thơ được chắp cánh cùng “tiếng hát” hòa điệu vào
bản đại hợp xướng của dân tộc, là men say khát vọng của thời đại mới – tràn trề “Ánh
<i>sáng” và tươi rói “Phù sa”. Hiện thực – khát vọng, cái riêng và cái chung hòa quyện, làm </i>
nên ngân vang “ tiếng hát của tình yêu nhân dân” (Nguyễn Xuân Nam).
<b>B. Phân tích chi tiết :</b>
<b>1. Tiếng hát vang lên như một lời giục giã, mời gọi lên đường: Hai khổ thơ mở đầu </b>
cũng chính là tâm sự của nhà thơ :
<i>Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng</i>
<i>(...) Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia </i>
Một câu hỏi hay một lời tự vấn? “Anh” là ai? Trong một đại từ nhân xưng ngơi
thứ hai số ít, câu hỏi đã tạo ra một cuộc đối thoại trực tiếp : với bạn thơ và với chính
mình. Hai vị thế khác nhau : một bên là những người đang được hút vào không gian động
“lên Tây Bắc” với âm thanh “gió ngàn rú gọi” và một bên là anh – cịn lưu luyến một
“trời Hà Nội” bình n. Hai không gian – hai thái cực được đặt vào tiếng “tàu gọi” thúc
bách về thời gian, như đòi hỏi một chọn lựa dứt khốt. Hàng loạt hình ảnh mang ý nghĩa
biểu tượng đã nối kết thành những suy ngẫm về ý nghĩa cuộc đời của mỗi con người.
Làm gì đã có đường tàu lên Tây Bắc vào những năm 1958 – 1960? Chỉ có con tàu “đói
<i>những vầng trăng” – đến với khát vọng của muôn đời. Phải chăng suy tưởng của Chế Lan</i>
Viên đã gặp mạch cảm xúc ngày trước của Xuân Diệu: “trăng vú mộng đã mn đời thi
<i>sĩ” trong hình ảnh “vầng trăng”. Thế nhưng con tàu thơ của Chế Lan Viên đâu phải chơi </i>
vơi trong vầng trăng lãng mạn trước kia, nó đang lao về phía trước, hứng gió ngàn mạnh
mẽ của hiện thực, “lên Tây Bắc” là bay lên cùng ước mơ. Một cuộc ra đi vĩ đại để tìm thi
hứng, cuộc sống đang mời gọi, “anh đi chăng?”, “anh có nghe?”, “sao chửa ra đi?”.
Những câu hỏi dồn dập như xoáy sâu vào những trăn trở suy tư về thiên chức của người
cầm bút trước hiện thực vĩ đại của dân tộc. Không ai khác, người đặt ra câu hỏi ấy chính
là chàng trai mười bảy tuổi năm xưa đã từng coi “tất cả như vơ nghĩa”, qua q trình trải
nghiệm đã nhận thức lại sự non nớt trong ám ảnh của một thời khổ đau. Hỏi để tự khẳng
định dứt khốt với chính mình, dù phải trải qua bao trăn trở cũng phải xác định hướng đi
rõ ràng. Thời “Điêu tàn”, Chế Lan Viên từng viết :
<i>Ta nằm ở giữa cân trời đất</i>
<i>Khối ngọc chưa nghiêng một hướng nào </i>
trụ bí mật anh tưởng mình đã khám phá ra, giờ thu lại trong một vỏ ốc của một “lịng
<i>đóng khép”. Hiện thực cuộc sống vĩ đại đòi hỏi mỗi nhà thơ phải mở lịng đón nhận, để tự</i>
nhận ra khn mặt chính mình. Khi sống hết mình cùng cuộc đời chung, đó là lúc tâm
hồn anh mới thật sự trở thành “khối ngọc”.
<b>2. Lên Tây Bắc cũng là về nguồn:</b>
Hình ảnh Tây Bắc hiện lên trong tâm trí nhà thơ song hành cùng kỷ niệm mười
năm kháng chiến gian khổ và anh dũng, mười năm nhà thơ đi tìm lại chính mình :
<i>Trên Tây Bắc! Ơi mười năm Tây Bắc</i>
<i>Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng</i>
<i>Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất</i>
<i>Nay rạt rào đã chín trái đầu xn</i>
<i>Ơi kháng chiến, mưịi năm qua như ngọn lửa</i>
<i>Nghìn năm sau còn đủ sức soi đưòng</i>
<i>Con đã đi nhưng con cần vưọt nữa</i>
<i>Cho con về gặp lại Me yêu thương</i>
“Mười năm” – với lịch sử chỉ là một cái chớp mắt, với đời người cũng chỉ như
một giấc chiêm bao, nhưng đối với một lớp ngưòi như Chế Lan Viên thì đó là cả một q
trình lột xác đầy đau đớn mà thiêng liêng. Tây Bắc là một giá trị đưọc khẳng định đầy tự
hào trong quá khứ : Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng, nơi một con người Chế Lan
Viên mới đã được khai sinh. Mảnh đất ấy là ân tình, là “máu đỏ” thấm vào đất, để thấm
vào huyết quản, để nhà thơ một lần nữa cảm nhận một cách đầy tự hào ba tiếng “tâm hồn
Giọng thơ ấy khơng đơn thuần là tiếng nói lý trí mà chính là ân tình sâu nặng với
kháng chiến. Những thán từ vang ra từ sâu thẳm lịng mình đã đưa nhà thơ sống lại với tất
cả những ân tình kháng chiến, nói lên tiếng nói tâm tình của đứa con trong phút quay về.
Từ thực tại, dòng suy tưởng nối kết “mười năm” quá khứ và “nghìn năm sau” trong ánh
sáng bừng lên của “ngọn lửa” bất diệt. Dòng thơ là mạch cảm xúc tn chảy của dịng
suối ngầm tình cả nguồn ân tình đằm thắm của dân tộc. Mỗi một cách xưng hô là sự biến
chuyển của nhận thức và tâm trạng. Khi nhà thơ xưng “Con” và Tây Bắc trở thành “Mẹ
<i>yêu thương”, nhà thơ đã thật sự vượt qua ranh giới của cái tôi bé nhỏ để đến với Tổ quốc </i>
– nhân dân bằng một tình yêu giản dị chân thành.
<b>3. Tâm sự gắn cùng những hình ảnh kỷ niệm thân thương:</b>
a/ Đứa con đi xa trở về với Mẹ, biết bao là cảm động và ý nghĩa thiêng liêng trong giờ
phút gặp lại:
<i>Như đứa trẻ thơ đói lịng gặp sữa</i>
<i>Chiếc nơi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa</i>