Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

de cuong on tap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.07 KB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HKII A. PHẦN VĂN BẢN. . Bài : THƠ HAI-CƯ CỦA BA-SÔ Câu 1: Hãy trình bày vài nét ngắn gọn về nhà thơ Ba-sô và đặc điểm của thơ Hai-cư ? Trả lời : * Tác giả : - Ma-su-ô Ba-sô (1644-1694), sinh ra ở U-ê-nô, trong gia đình võ sĩ cấp thấp. - 28 tuổi, ông chuyển đến kinh đô Êđô sinh sống và làm thơ Hai-cư, bút hiệu là Ba-sô - 10 năm cuối đời, ông du hành hầu khắp đất nước. - Con người: tài hoa, ưa lãng du.  Ông là bậc thầy về thơ Hai-cư. * Đặc điểm thơ Hai-cư : - Thể thơ ngắn nhất thế giới, có 17 âm tiết (hơn một chút), được ngắt làm 3 đoạn (5-7-5). - Miêu tả thiên nhiên theo mùa, sử dụng những từ miêu tả thiên nhiên theo mùa (quý ngữ). - Nội dung : thấm đẫm tinh thần Thiền tông và văn hóa phương Đông. - Cảm thức thẩm mĩ: đề cao cái vắng lặng, đơn sơ, u huyền, mềm mại, nhẹ nhàng. - Ngôn ngữ: hàm súc, thiên về gợi, không tả. - Thi pháp “chân không”: sử dụng những khoảng trống như một phương tiện làm nổi bật ý nghĩa của bài thơ.. Câu 2 : Đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa văn bản của các bài thơ Hai-cư Trả lời : * Nghệ thuật : - Câu thơ ngắn, hàm súc. - Hình ảnh thiên nhiên, tạo vật đầy gợi cảm trong liên tưởng. * Ý nghĩa văn bản : Thơ Ba-sô đã thức dậy nỗi nhớ da diết trong lòng những người xa quê hướng về xứ sở.. PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG – Trương Hán Siêu Câu 1 : Trình bày vài nét ngắn gọn về tác giả Trương Hán Siêu ? Đặc điểm và bố cuc của thể phú ? Trả lời : *Tác giả : - Trương Hán Siêu (?-1354), là người có học vấn uyên thâm. - Ông từng tham gia các cuộc chiến đấu của quân dân nhà Trần chống quân Mông - Nguyên, được vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng. * Đặc điểm và bố cục thể phú : - Phú là một thể văn có văn vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời. - Bố cục gồm 4 đoạn : đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 2 : Hoàn cảnh ra đời & thể loại của bài “Phú sông Bạch Đằng” ? Nội dung của bài “Phú sông Bạch Đằng” ? Trả lời : * Thể loại: phú cổ thể * Hoàn cảnh sáng tác: khi vương triều nhà Trần đang có biểu hiện suy thoái, cần phải nhìn lại quá khứ anh hùng để củng cố niềm tin trong hiện tại. * Nội dung : - Đoạn mở : Giới thiệu nhân vật khách với phong thái ung dung, tự tại thực hiện tráng trí bốn phương và niềm tự hào của khách trước cảnh vật, chiến công oanh liệt của sông Bạch Đằng. - Đoạn giải thích : Với niềm tự hào các bô lão kể lại các chiến công oai hùng của sông Bạch Đằng cho khách nghe  thái độ , giọng điệu đầy phấn khích tạo cảm hứng xúc động, tự hào cho tác giả. - Đoạn bình luận : các bô lão chỉ ra nguyên nhân chiến thắng là nhờ vào mối quan hệ : thiên thời – địa lợi – nhân hòa. Nhưng con người mới chính là chủ thể trong sự nghiệp giữ nước  khẳng định tàm quan trọng của người tài. - Đoạn kết : lời ca của các bô lão và của khách + Lời ca các bô lão : khẳng định những kẻ bất nghĩa tất sẽ bại vong, những người anh hùng chính nghĩa sẽ lưu danh thiên cổ. + Lời ca của khách : ca ngợi tài năng kiệt xuất của hai vị vua Trần và một lần nữa khẳng định vai trò quyết định của con người.. Câu 3: Nêu đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa văn bản của bài “Phú sông Bạch Đằng” ? * Nghệ thuật : - Sử dụng thể phú tự do, không bị gò bó vào niêm luật, kết hợp giữa tự sự và trữ tình có khả năng bộc lộ cảm xúc phong phú, đa dạng …. - Kết cấu chặt chẽ, thủ pháp liên tưởng ngầm, lối diễn đạt khoa trương * Ý nghĩa văn bản : Thể hiện niềm tự hào, niềm tin vào con người & vận mệnh quốc gia dân tộc. ĐỀ LÀM VĂN: Đề 1: Thuyết minh về tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm “ Phú sông Bạch Đằng”. 1.Mở bài: Nhắc đến Trương Hán Siêu, người ta nghĩ đến Phú sông Bạch Đằng. Và trở lại, Phú sông Bạch Đằng cũng đủ làm nên tên tuổi Trương Hán Siêu. 2.Thân bài: -Vài nét về Trương Hán Siêu. -Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng: +Được viết vào khoảng năm mươi năm sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, đời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, khi nhà Trần có dấu hiệu bắt đầu suy thoái. +Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ thời Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán đến nhà Trần chiến thắng quân Nguyên Mông +Bài phú được viết theo lối phú cổ thể. +Cảm hứng: Niềm tự hào, vừa đọng nỗi đau, vừa thể hiện triết lí về sự thay đổi, biến thiên và xoay vần của tạo hóa. +Nội dung: Cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật khách và các bô lão trên sông Bạch Đằng. khách và các bô lão bình luận về chiến thắng, công đức của các vua Trần. Phú sông Bạch Đằng bộc lộ lòng yêu nước , tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa của đất nước ta. +Nghệ thuật: Tác phẩm có cấu tứ đơn giản, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng, có lúc lắng đọng gợi cảm, lúc lại triết lí sâu xa. 3.Kết bài: Phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật phú trong văn học trung đại..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đề 2: Cảm nhận như thế nào về hình tượng nhân vật khách trong bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu? Gợi ý làm bài: MB: Giới thiệu về Trương Hán Siêu, tác phẩm Phú sông Bạch Đằng( hoàn cảnh ra đời cua bài phú), giới thiệu về hình tượng nhân vật khách. TB: - Hình tượng nhân vật khách : tư thế của một con người có tâm hồn khoáng đạt. + Khách dạo chơi phong cảnh không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức. + Hoài bảo lớn lao: “ Nơi có … chẳng biết” ; “Đầm Vân Mộng chứa ……vẫn còn tha thiết”. - Tráng chí của khách được gợi lên qua hai loại địa danh: + Địa danh trong diển cố Trung quốc: rong chơi bể lớn, Sông Nguyên, Tương, Vũ huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ,Tam Ngô, Bách Việt” những vùng đất nổi tiếng, khách đã đi qua bằng sách vở. + Địa danh thứ hai là những dia danh đất Việt, với không gian cụ thể: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng hình ảnh hiện tại mang tính đương đại hiện ra trước mắt + cảnh sắc thiên nhiên hiện lên hùng vĩ hoành tráng “Bát ngát sóng kinh muôn dặm – thướt tha đuôi trĩ một màu”. + Song cũng ảm đạm, hắt hiu “bờ lau san sát, bến lách đìu hiu – Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”.  tâm hồn phong phú nhạy cảm, tâm trạng của khách vừa vui vừa tự hào trước cảnh song hùng vĩ, thơ mộng “nước trời: một sắc , phong cảnh: ba thu”, tự hào trước òng ôn còn ghi bao chiến tích. Nhưng vừa buồn đau, tiếc nuối vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi, hoang vu, thời gian đã làm mờ bao dấu vết. - Nghệ thuật: lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp, vừa mang ý nghia khái quát, tính triết lí, ngôn từ trang trọng, hào hùng, vừa lắng đọng,gợi cảm. KB: Với hình tượng nhân vật khách, bài phú thể hiện lòng yêu nướ và niềm tự hào dân tộc, tự hào vè truyền thống anh hùng và tư tưởng nhân văn cao đẹp. Sự hoài niệm về quá khứ là niềm tự hào về truyên thống dan tộc của tác giả.. ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ – Nguyễn Trãi Câu 1 : Nêu nhận xét ngắn gọn về cuộc đời Nguyễn Trãi ? - Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Hải Dương), sau dời về Nhị Khê (Hà Tây) - Xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học. - Sớm chịu những mất mát, đau thương. - Sống trong thời đại đầy biến động dữ dội. ® tìm đến với Lê Lợi kháng chiến chống giặc - Bị gian thần hãm hại ® bị “tru di tam tộc” ® được minh oan  Ông là con người vĩ đại, toàn đức, toàn tài, có nhiều đoáng góp với đất nước nhưng luôn bị nghi kị gièm pha cuối cùng mang tai họa thảm khốc.. Câu 2 : Cho biết sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi gồm những tác phẩm chính nào ? * Về quân sự, chính trị : - “Quân trung từ mệnh tập”  mệnh danh có sức mạnh hơn mười vạn quân. - “Bình Ngô đại cáo”  áng thiên cổ hùng văn.  viết bằng chữ hán * Về thơ ca : - “Ức Trai thi tập” : tập thơ chữ Hán - “Quốc âm thi tập” : tập thơ chữ Nôm  đánh dấu sự hình thành nền thơ ca tiếng Việt..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> * Về lịch sử , địa lí : - Lam Sơn thực lục - Văn bia Vĩnh lăng - Dư địa chí  có giá trị lớn. Câu 3: Phân tích Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất ? - Tác phẩm: “Đại cáo bình Ngô”, “Quân trung từ mệnh tập”… - Nội dung: + tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. + dân là trên hết, dân có sức mạnh vô địch.  dân sống yên ổn, hạnh phúc là khát vọng suốt đời của Nguyễn trãi. - Nghệ thuật: luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt  đạt đến trình độ mẫu mực.. Câu 4: Phân tích Nguyễn Trãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc ? - Thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện những tư tưởng triết lí, thế sự, những trải nghiệm đau đớn trước cuộc đời. - Thơ văn Nguyễn Trãi tràn đầy tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống. - Vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước được tái hiện sinh động, khi thì trang trọng đầy tính ước lệ của Đường thi, lúc lại bình dị, dân dã, nguyên sơ.. Câu 5: Hoàn cảnh sáng tac, thể loại & ý nghĩa nhan đề bài “Bình Ngô Đại Cáo”Nguyễn Trãi ? - Hoàn cảnh sáng tác : Sau khi quân ta đại thắng giặc Minh xâm lược, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Đại cáo Bình Ngô” để thông báo nền độc lập tự do của dân tộc. - Thể loại: Cáo - Ý nghĩa nhan đề : Bài cáo lớn tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô. Câu 4: Nêu ý nghĩa văn bản & đặc sắc nghệ thuật của bài “Bình Ngô Cáo” – Nguyễn Trãi ? * Nghệ thuật : - Bút pháp anh hùng ca đậm nét sử thi với các thủ pháp nghệ thuật so sánh, tương phản, liệt kê. - Giọng văn biến hoá linh hoạt, hình ảnh sinhg động, hoành tráng. * Ý nghĩa văn bản : - Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt. - Bản tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa yêu nước & khát vọng hoà bình. ĐỀ LÀM VĂN : Đề : Hãy thuyết minh về nội dung tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi. Gợi ý : MB : - Giới thiệu sơ lược về tác giả Nguyễn Trãi - Hoàn cảnh sáng tác, thể loại của tác phẩm. TB : Giới thiệu nội dung của “Bình Ngô đại cáo” a/ Bình Ngô đại cáo khẳng định luận đề chính nghĩa - Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa và lập trường dân tộc - Khẳng định nền độc lập, quyền tự chủ của Đại Việt. - Khẳng định truyền thống lâu đời của dân tộc: chống giặc ngoại xâm. b/Bình Ngô đại cáo là bản cáo trạng tội ác của giặc Minh.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> c/ Bình Ngô đại cáo tái hiện lại quá trình chiến đấu và chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn, trong đó làm nổi bật hình ảnh Lê Lợi – lãnh tụ cuộc khởi nghĩa là người anh hùng của thời đại trong cuộc chiến tranh nhân dân. d/ Bình Ngô đại cáo khép lại là lời tuyên ngôn độc lập và hòa bình trang trọng hùng hồn. KB : - Nêu ý nghĩa văn bản - Nghệ thuật của tác phẩm Đề : “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi là bản cáo trạng đanh thép tội ác của kẻ thù. Đồng thời cũng là ánh sáng của lòng yêu nước, lòng yêu chuộng hòa bình và là khúc ca khải hoàn của dân tộc. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Gợi ý làm bài I. Mở bài : - Nguyễn Trãi xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học. - Là một người văn võ toàn tài, có nhiều đóng góp cho đất nước nhưng lại phải chịu một nỗi oan thảm khốc do XHPK gây nên “bị tru di tam tộc”. - Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi viết đầu năm 1428 sau khi dẹp xong giặc Minh, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết bài cáo này để tuyên bố kết thúc chiến tranh, lập lại hào bình cho đất nước. - Giới thiệu luận đề II. Thân bài : 1/ “Bình Ngô đại cáo” là bản cáo trạng đanh thép tội ác của giặc Minh: - Tội tàn sát diệt chủng - Lừa dối nhân dân - Bóc lột thuế khóa - Vơ vét sản vật - Hủy hoại môi trường sống - Đày đọa phu dịch - Diệt sản xuất  nghệ thuật liệt kê: tội ác của giặc là vô số kể, tác giả đứng trên lập trường nhân quyền và dân quyền lên án, kết tội chúng “thần và người đều không thể dung tha” 2/ “Bình Ngô đại cáo” là ánh sáng của lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình - Ánh sáng của lòng yêu nước (d/c) - Lòng yêu chuộng hòa bình: tha chết cho giặc và cấp phương tiện tạo điều kiện cho giặc về nước nhằm duy trì hòa bình lâu dài và để nhân dân nghỉ sức. 3/ Khúc ca khải hoàn của dân tộc (d/c) III. Kết bài : - “Bình Ngô đại cáo” là bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt, là bản tuyên ngôn độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa yêu nước và khát vọng hòa bình - Nghệ thuật : chính luận tài tình với cảm hứng trữ tình sâu sắc, giọng văn biến hóa linh hoạt, hình ảnh sinh động hoành tráng.. Bài : HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA. (Thân Nhân Trung). Câu 1 : ? Trình bày đôi nét về tác giả Thân Nhân Trung và hoàn cảnh sáng tác bài “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba” * Tác giả : - Thân Nhân Trung (1418-1499), tự : Hậu Phủ - Quê : làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng, Bắc Ninh. - 1469 đỗ tiến sĩ năm . - Là người nổi tiếng về văn chương.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> * Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1448 Thân Nhân Trung soạn “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba” khắc trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu  khẳng định tầm quan trọng của người hiền tài và tôn vinh những người đỗ đạt cao.. Câu 2: Nêu đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” * Nghệ thuật : Lập luận chặt chẽ, có luận điểm, luận cứ rõ ràng, lời lẽ sắc sảo, thấu lí, đạt tình. * Ý nghĩa văn bản : - Khích lệ kẻ sĩ đương thời rèn luyện tài, rèn đức, nêu những bài học cho muôn đời sau. - Thể hiện tấm lòng của Thân Nhân Trung với sự nghiệp xây dựng đất nước.. Câu 3 : Trong bài “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, Thân Nhân Trung đã xác định hiền tài có vai trò quan trọng với đất nước như thế nào ? Trả lời : Hiền tài :là những người tài cao, học rộng là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội. Hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh suy của đất nước. Câu 4 : Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ đối với người đương thời và các thế hệ mai sau ? * Đối với người đương thời : - Người đỗ đạt được ghi tên thì cố gắng đem tài năng phục vụ đất nước, giữ gìn danh tiết, không làm điều ác, điều xấu. - Người chưa đỗ đạt thì lấy đó làm phấn chấn để cố gắng rèn luyện tài đức để được đỗ đạt, ghi tên vào bia tiến sĩ. * Đối với thế hệ mai sau : lấy đó làm tự hào, soi đường chỉ lối để rèn giũa danh tiếng của kẻ sĩ, để củng cố mệnh mạch cho đất nước. Câu 5 : Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ ? - Thời nào thì hiền tài cũng là nguyên khí của quốc gia, phải biết quý trọng nhân tài. - Hiền tài có mối quan hệ sống còn đối với sự thịnh suy của đất nước . - Ngày nay nhà nước ta xác định : giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài. Đề : Từ bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung), nghĩ gì về việc học tập và phấn đấu của thanh niên hiện nay. Dàn ý : I. Mở bài : - Thời xưa hay thời đại ngày nay thì thời nào người hiền tài cũng đều quan trọng. Họ là nguyên khí của quốc gia. - XHPK ngày xưa đã sớm có chính sách khoản đãi, trọng dụng người tài. - Trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu đại bảo thứ ba của Thân Nhân Trung đã chứng minh rõ ràng về chính sách trọng dụng nhân tài trong xã hội phong kiến. - Thanh niên chúng ta ngày nay phải cố gắng học tập thật tốt và phấn đấu trở thành một người có ích góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, phồn vinh. II. Thân bài :.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Vai trò của người hiền tài theo quan niệm của Thân Nhân Trung : “ hiền tài là nguyên khí của quốc gia ……… xuống thấp”  quan niệm đúng đắn, cách nhìn nhận đánh giá đúng về vai trò của người hiền tài. - Trong XHPK : kẻ sĩ cố gắng trao dồi tài năng, đức độ đem tài năng cống hiến cho đất nước. (d/c) - Ngày nay : thanh niên học sinh cần phải noi gương người xưa trao dồi đạo đức, rèn luyện tài năng để cống hiến cho đất nước. - Bác Hồ đã từng nói : “Đâu cần thanh niên có Đâu khó có thanh niên” + Thanh niên đảm đương trách nhiệm lịch sử  mỗi người phải tự vươn lên, tự rèn luyện + Là lực lượng nòng cốt khơi dậy hào khí Việt Nam, lòng tự hào dân tộc. + Lao động, học tập vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao văn hóa – khoa học. + Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, có lòng yêu nước nồng nàn. III. Kết bài : - Hiền tài thời nào cũng quan trọng, cũng đáng quí, là nguyên khí của quốc gia. - Phải biết trân trọng hiền tài. - Bản thân phải cố gắng học tập, phấn đấu trở thành người hiền tài. - Cá nhân rút ra bài học nhận thức từ việc học tập của mình và có hướng hành động cho tương lai.. Bài : CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN Câu 1 : ? Trình bày đôi nét về tác giả Nguyễn Dữ Trả lời : Nguyễn Dữ (? - ? ) , sống vào khoảng thế kỉ XVI . Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng ,từng đi thi và đã ra làm quan, nhưng không lâu thì lui về ẩn dật. Câu 2 : ? Trình bày xuất xứ của tác phẩm Trả lời : Tác phẩm rút ra từ Truyền kì mạn lục - một “ thiên cổ kì bút” viết bằng chữ Hán , gồm 20 truyện , ra đời vào nữa thế kỉ thứ XVI. Câu 3 : ?Anh (chị ), hiểu như thế nào về thể loại truyền kì . Cho biết tính cách của nhân vật Ngô Tử Văn ? Trả lời : * Truyền kì là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại , phản ánh hiện thực qua các yếu tố kì lạ , hoang đường . Tuy nhiên , đằng sau các chi tiết có tính chất kì lạ , phi hiện thực , người đọc vẫn có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như quan niệm của tác giả. * Tính cách của nhân vật Ngô Tử Văn: - Cương trực, yêu chính nghĩa : + Tính khảng khái : thấy gian tà thì không thể chịu được. + Đốt đền trừ hại cho dân. + Sẵn sàng nhận chức phán sự đền Tản Viên để thực hiện công lí. - Dũng cảm, kiên cường : + Không run sợ trước lời đe dọa của hồn ma tướng giặc. + Vạch mặt tên hung thần + Cãi lại quỷ & tên hung thần họ Thôi. + Lời lẽ cứng cõi, không chịu nhúng nhường - Giàu tinh thần dân tộc : + Đấu tranh đến cùng để diệt trừ hồn ma tên tướng giặc. +Làm sáng tỏ nỗi oan & phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Câu 4 : ? Trình bày nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản . * Nghệ thuật : - Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính , kết cấu chặt chẽ . - Dẫn dắt cốt truyện khéo léo , nhiều chi tiết gây sự chú ý , hấp dẫn. - Cách kể chuyện và miêu tả sinh động hấp dẫn . - Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo , nhưng vẫn mang những nét hiện thực. * Ý nghĩa văn bản : Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao những con người trung thực, ngay thẳng, giàu tinh thần dân tộc đồng thời khẳng định niềm tin vào công lí, chính nghĩa của nhân dân ta. Câu 5 : ? Bình luận chi tiết Ngô Tử Văn được nhận chức Phán sự ở đền Tản Viên. Trả lời : Chiến thắng của Ngô Tử Văn – một kẻ sĩ nước Việt – Là khẳng định chân lí chính sẽ thắng tà và thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ , quyết tâm đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lí và chính nghĩa. Câu 6 : ? Suy nghĩ về lời bình ở cuối truyện và cho biết ngụ ý của câu chuyện ? Trả lời : - Đề cao bản lĩnh của kẻ sĩ , phải đấu tranh đến cùng để tiêu diệt cái xấu, cái ác. - Ngụ ý của chuyện : + Vạch trần bản chất xảo quyệt, hung ác của hồn ma tướng giặc họ Thôi. + Phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời. + Lời nhắn nhủ hãy đấu tranh đến cùng chống lại cái ác, cái xấu.. Đề làm văn : Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”. Dàn ý : I. Mở bài : - Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Dữ. - Nêu xuất xứ về tác phẩm - Nêu tân nhân vật: Ngô Tử Văn có những tính cách nổi bật nào ? II. Thân bài : - Tử Văn là người cương trực yêu chính nghĩa: + Tính vốn khảng khái, nóng nảy “thấy sự gian tà thì không sao chịu được” nên chàng đã đốt đền do hồn ma tướng giặc chiếm giữ để trừ hại cho dân  coi thường cái chết, tin vào trời đất. + Sẵn sàng nhận chức phán sự để thực hiện công lí: chàng vui vẻ nhận lời đề nghị của Thổ thần dù phải chết lúc trẻ. - Dũng cảm kiên cường: + Không run sợ trước lời đe dọa của hồn ma tướng giặc, tự tin vì có Thổ thần ủng hộ. + Kêu oan khi bị quỷ giải xuống minh ti. + Hiên ngang bảo vệ lẽ phải : vạch tội tên hung thần bằng lời lẽ cứng cỏi, không chịu nhúng nhường trước mặt Diêm Vương. - Giàu tinh thần dân tộc : + Kiên quyết đấu tranh đến cùng khiến Diêm Vương cho tra xét lại và xử tội hồn ma kia. + Làm sáng tỏ nỗi oan và phục hồi danh vị cho thổ thần nước Việt.  Ngô Tử Văn là kẻ sĩ có khí phách cứng cỏi, bản lĩnh hơn người. Chiến thắng của chàng khẳng dịnh chân lí chính sẽ thắng tà và thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, quyết tâm đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lí chính nghĩa. III. Kết bài :.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Nêu đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa văn bản - Cảm nhận riêng về nhân vật - Liên hệ bản thân rút ra bài học cụ thể.. Bài : HỒI TRỐNG CỔ THÀNH Câu 1 : ? Trình bày đôi nét về tác giả La Quán Trung và đoạn trích “Hồi trống cổ thành” Trả lời: - La Quán Trung ( 1330?-1400?) , người có những đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh – Thanh ở Trung Quốc. - Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa): thuật lại việc Quan Công đi tìm minh chủ Lưu Bị, qua năm cửa ải, chém đầu sáu tướng Tào, về đến Cổ Thành bị Trương Phi nghi ngờ bội nghĩa quyết sống mái với người anh em. Câu 2 : ? Trình bày nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản. Trả lời : * Nghệ thuật : - Tính cách nhân vật nhất quán , xung đột giàu kịch tính . - Lối kể chuyện lôi cuốn , hấp dẫn. * Ý nghĩa văn bản : Ca ngợi tình bạn và đề cao lòng trung nghĩa Câu 3 : Tính cách của nhân vật Trương Phi và Quan Công ? Trả lời : * Nhân vật Trương Phi : cương trực đến nóng nảy; trung thành và căm ghét sự phản bội, không tin lời nói, chỉ tin việc làm nhưng biết cầu thị, khoan dung. * Nhân vật Quan Công : trí dũng song toàn, biết tiến biết thoái, khiêm nhường, nhũn nhặn khi ở thế "tình ngay lý gian"; biết dùng hành động chém tướng để minh oan, thể hiện lòng trung nghĩa. Câu 4: Trình bày ý nghĩa của hồi trống Cổ Thành trong đoạn trích: Trả lời : Là hồi trống thách thức , minh oan, đoàn tụ.. Bài : TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ Câu 1 : Nêu vài nét về tác giả, dịch giả của tác phẩm “Chinh phụ ngâm”? Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm ? Trình bày vị trí của đoạn trích Trả lời : * Tác giả : - Đặng Trần Côn (? - ?), sống khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII - Quê: làng Nhân Mục (Hà Nội) - Sáng tác thơ, phú bằng chữ Hán * Dịch giả : - Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) người phụ nữ tài hoa. - Phan Huy Ích (1750 - 1822) một danh sĩ tài hoa. * Hoàn cảnh ra đời : vào thế kỉ XVIII chiến tranh xảy ra liên miên, con người chịu nhiều mất mát đau khổ, Tác giả cảm động trước cảnh tượng trên nên viết “Chinh phụ ngâm” * Vị trí đoạn trích : Từ câu 193 – 216 của tác phẩm Chinh Phụ Ngâm. Đoạn trích khắc họa tình cảnh và tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ khi chồng đi chinh chiến. Câu 2 : ? Trình bày nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Trả lời : - Nghệ thuật : + Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật. + Ngôn từ chọn lọc , nhiều biện pháp tu từ. - Ý nghĩa văn bản : + Ghi lại nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh chia lìa. + Đề cao hạnh phúc lứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến. Câu 3 : ? Trình bày những diễn biến tâm trạng của người chinh phụ. Trả lời : - Tám câu đầu: Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ. - Tám câu tiếp: Nỗi sầu muộn triền miên. - Tám câu cuối: Nỗi nhớ thương đau đáu.. ĐỀ : Phân tích diễn biến tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích “TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ” MB :Đặng Trần Côn người làng nhân Mục Thanh Trì –Hà Nội ,Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII ngoài “chinh phụ ngâm” ông còn làm thơ chữ Hán và một số bài phú chữ Hán .Tác phẩm “chinh phụ ngâm” gồm 476 câu thơ được viết theo thể trường đoản cú , Do ông cảm động trước nỗi khổ đau mất mát của con người nhất là những người vợ lính trong chiến tranh nên ông đã viết “ chinh phụ ngâm” đoạn trích “tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”Viết về tình cảnh và tâm trạng của người chinh phụ phải sống cô đơn buồn khổ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận không có tin tức không rõ ngày về TB : -Nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ. + Nỗi cô đơn thể hiện qua hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần một mình dạo hiên vắng, buông, cuốn rèm nhiều lần, mong tin vui mà "Ngoài rèm thước chẳng mách tin". (d/c) + Nỗi cô đơn thể hiện qua sự đối bóng giữa người chinh phụ và ngọn đèn khuya; vẫn chỉ là "Một mình mình biết, một mình mình hay". (d/c)  Câu hỏi tu từ “có đèn biết chăng ?”, hình ảnh “ ngọn đèn” chỉ sự cô đơn lẻ loi của người chinh phụ trong khoảng không gian mênh mông rộng lớn nỗi nhớ nhung chờ đợi làm cho nàng không còn chú ý đến bước đi của thời gian -Nỗi sầu muộn triền miên. + Nỗi sầu muộn được thể hiện qua cảm nhận về thời gian tâm lí. Người chinh phụ như đếm từng bước thời gian nặng nề trôi mà cảm nhận một khắc giờ "đằng đẵng như niên". (d/c) + Tiếng gà và bóng cây hòe được ẩn dụ chỉ thời gian nửa đêm đồng thời cũng thể hiện không gian tịch mịch hoang vắng rất đáng sợ  Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh + từ láy đằng đẵng + động từ “rủ” dường như người chinh phụ không còn sức sống trong nỗi cô đơn chờ đợi người chồng Tiếng gà và bóng cây hòe những yếu tố này như là lát cắt vào nội tâm của con người tô đậm thêm nỗi cô đơn chờ đợi + Để giải tỏa nỗi sầu, nàng cố tìm đến những thú vui như: soi gương, đốt hương, gảy đàn nhưng việc gì cũng chỉ là "gượng". Sầu chẳng những không được giải tỏa mà còn nặng nề hơn.(d/c)  Điệp từ “gượng” + động từ đốt ,soi , gãy người chinh phụ cố tìm lại niềm vui nhưng càng làm tăng thêm sự cô đơn sầu muộn và cả sự lo lắng cho hạnh phúc lứa đôi của mình - Nỗi nhớ thương đau đáu. + Nỗi nhớ được thể hiện qua một khao khát cháy bỏng - gửi lòng mình đến non Yên - mong được chồng thấu hiểu, sẻ chia. (d/c) + Khao khát của nàng không được đền đáp vì sự xa cách về không gian quá lớn (đường lên bằng trời)..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> + Hình ảnh ước lệ , điệp ngữ bắt cầu , từ láy : người chinh phụ trực tiếp giải bày nỗi lòng mình câu thơ vừa như nỗi nhớ mong chờ đợi vừa là cảm giác về sự chơi vơi trống trải rất đáng sợ của người chinh phụ (d/c)  Với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình+từ láy câu thơ vừa là triết lí về một qui luật vừa là tâm trạng đau đớn về nỗi nhớ mong chờ đợi KB : Với bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật.Ngôn từ chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ, đoạn trích ghi lại nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh chia lìa; đề cao hạnh phúc lứa đôi và tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến.. Bài : Tác giả NGUYỄN DU Câu 1 : ? Những yếu tố làm nên thiên tài Nguyễn Du. Trả lời : a.Thời đại : bão táp lịch sử - Chiến tranh phong kiến dai dẳng, triền miên. - Cuộc sống xã hội điêu đứng. - Số phận con người bị chà đạp thê thảm. b.Quê hương & gia đình : - Quê cha :Hà Tĩnh phong cảnh sơn thủy hữu tình - Quê mẹ : Bắc Ninh cái nôi của dân ca quan họ - Sinh ra và lớn lên ở : Thăng Long ngàn năm văn hiến  được tiếp nhận văn hóa nhiều vùng - Gia đình : có truyền thống khoa bảng lớn và truyền thống văn hóa văn học  một yếu tố quan trọng làm nên thiên tài Nguyễn Du. c. Bản thân: - Lúc nhỏ : sống sung túc, hiểu rõ đời sống quí tộc, thân phận của những ca nhi kĩ nữ. - Lớn lên : sống chật vật, lưu lạc am hiể nhiều về ngôn ngữ dân gian - Về già : làm quan cho triều Nguyễn nhưng bất đắc chí  Con người tài hoa, cuộc đời lắm thăng trầm, ảnh hưởng sâu nặng đến sự nghiệp văn học. Câu 2 : ? Trình bày sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du Trả lời : a. Sáng tác bằng chữ Hán : - “Thanh Hiên thi tập” gồm 78 bài – viết trước khi làm quan dưới triều Nguyễn. - “Nam trung tạp ngâm”, gồm 40 bài – khi đang làm quan dưới triều Nguyễn - “Bắc hành tạp lục” gồm 131 bài – khi đi sứ ở Trung Quốc.  Thể hiện tư tưởng, nhân cách, tình cảm của ông. b. Sáng tác bằng chữ Nôm : *“Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều) - Tiếng khóc cho số phận con người : - Lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép thế lực xã hội phong kiến đen tối, đồng tiền làm tha hóa con người. - Bài ca tình yêu tự do & ước mơ công lí. *“Văn tế thập loại chúng sinh” (Văn chiêu hồn) : tình yêu thương mọi kiếp người, nhất là phụ nữ và trẻ em. Câu 3: Trình bày những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du ? Trả lời : a. Đặc điểm nội dung: Sáng tác của Nguyễn Du là tiếng nói của cảm xúc, đề cao : - Tình cảm chân thành dành cho những người nhỏ bé, bất hạnh,người phụ nữ..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Những khái quát về cuộc đời, con người mang tính triết lí cao, thấm đẫm cảm xúc. - Thân phận phụ nữ, trân trọng những giá trị tinh thần của con người. b. Đặc điểm nghệ thuật: - Thành công ở nhiều thể loại: ngũ ngôn cổ thi, thất ngôn luật, ca, hành… - Truyện thơ lục bát, song thất lục bát ( văn tế) - Ngôn ngữ bác học + ngôn ngữ bình dân. ® Kiệt tác công trình sáng tác nghệ thuật. ĐỀ LÀM VĂN Đề : Hãy thuyết minh tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều Gợi ý làm bài : *MB : Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Du * TB : 1.Trình bày một số nét chính về tác giả Nguyễn Du : a.Thời đại : bão táp lịch sử - Chiến tranh phong kiến dai dẳng, triền miên. - Cuộc sống xã hội điêu đứng. - Số phận con người bị chà đạp thê thảm. b.Quê hương & gia đình : - Quê cha :Hà Tĩnh phong cảnh sơn thủy hữu tình - Quê mẹ : Bắc Ninh cái nôi của dân ca quan họ - Sinh ra và lớn lên ở : Thăng Long ngàn năm văn hiến  được tiếp nhận văn hóa nhiều vùng - Gia đình : có truyền thống khoa bảng lớn.  một yếu tố quan trọng làm nên thiên tài Nguyễn Du. c. Bản thân: - Lúc nhỏ : sống sung túc  hiểu rõ đời sống quý tộc, thân phận ca nhi, kĩ nữ. - Lớn lên : sống lưu lạc, chật vật, khó khăn " yêu thương người nghèo, am hiểu ngôn ngữ dân gian. - Về già: Làm quan cho nhà Nguyễn được trọng dụng nhưng bất đắc chí. ] Con người tài hoa, cuộc đời lắm thăng trầm" Ảnh hưởng sâu nặng đến sự nghiệp văn học. 2.“Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều) - Nguồn gốc: cốt truyện từ tiểu thuyết TQ “Kim Vân Kiều truyện” - Sáng tạo của ND : + ND: hiện thực, nhân đạo. + NT : thể thơ lục bát. * Nội dung tư tưởng của TK: - Tiếng khóc cho số phận con người : + Khóc cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ. + Tình cốt nhục bị lìa tan. + Nhân phẩm con người bị chà đạp, thân xác con người bị đọa đày. - Lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép thế lực xã hội phong kiến đen tối, đồng tiền làm tha hóa con người. - Bài ca tình yêu tự do & ước mơ công lí. * Nghệ thuật : - Xây dựng nhân vật tài tình. - Kể chuyện hấpdẫn - Sử dụng ngôn ngữ điêu luyện * KB : Đánh giá vai trò, vị trí của Nguyễn Du & Truyện Kiều trên văn đàn..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Bài : TRAO DUYÊN Câu 1 : ? Trình bày vị trí đoạn trích Trả lời : Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 của Truyện Kiều , mở đầu cho cuộc đời đau khổ của Kiều. Câu 2 : ? Trình bày nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Trả lời : - Nghệ thuật : + Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật . + Ngôn ngữ độc thoại nội tâm nhân vật . - Ý nghĩa văn bản : Vẻ đẹp nhân cáh Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ và sự hi sinh đến quên mình và hành phúc của người thân. Câu 3: ? Đoạn thơ mang nhan đề là Trao duyên . Cuối cùng “ duyên” có trao dược không ?Tại sao gọi đoạn thơ này là một bi kịch. ( Tham khảo – HS khá ,giỏi). Trả lời : - Duyên đã trao và trao được vì Thúy Vân đã nhận. Nhưng tình yêu của Kiều dành cho Kim Trọng không sao trao được . Mâu thuẫn giữa tình và nghĩa chỉ giải quyết được một nữa . Phần nghĩa đã giải quyết xong còn phần tình thì Kiều vẫn vẹn nguyên bế tắc . “ Duyên này thì giữ vật này của chung”. - Đoạn thơ như một bi kịch vì mâu thuẫn nội tâm của nhân vật chính càng lúc càng căng thẳng , cuối cùng dẫn đến bế tắc, bi đát. Đề : :Phân tích những diễn biến tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích “ Trao Duyên” Gợi ý làm bài * MB : Giới thiệu về tác giả tác phẩm, vị trí đoạn trích, nội dung khái quát của đoạn thơ. * TB : - Tâm trạng của Kiều khi trao duyên : + Sự chủ động của Kiều trong cuộc trao duyên cho Thúy Vân : ngôn ngữ , cử chỉ ( chú ý sắc thái biểu cảm của các từ ngữ “ cậy”, “chịu”, “lạy”, “ thưa” + Nhắc nhở mối tình của mình với chàng Kim : “ Khi ngày…. chén thề” -> thắm thiết nhưng mong manh tan vỡ “ Giữa đường……tương tư” + Khi trao duyên , trao những lời tha thiết . Trao kỉ vật lại dùng dằng nửa trao, nửa níu “ Duyên này ……của chung” -> tâm trạng xót xa, nuối tiếc. - Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên : + Tuyệt vọng coi như mình đã chết ( Chú ý những hình ảnh tượng trưng cho cái chết mà Kiều đã thốt ra) + Từ chỗ nói với em -> nói với mình -> nói với người yêu bằng giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc , khóc cho mình , khóc cho mối tình trong sáng ,vừa chớm nở đã vội tàn. => Mặc cảm day dứt khi nàng luôn nghĩ mình là là kẻ phụ bạc chàng Kim “Ôi Kim……..từ đây.” - Về nghệ thuật cần làm nổi bậc : + Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật. + Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động.. CHÍ KHÍ ANH HÙNG.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> ( Truyện Kiều – Nguyễn Du ) Câu 1: Hãy nêu vị trí đoạn trích và chủ đề đoạn trích? - Vị trí đoạn trích: từ câu 2213 đến câu 2230 trong Truyện Kiều , Từ Hải từ biệt Thúy Kiều ra đi lập nên sự nghiệp lớn. - Đề cao lí tưởng anh hùng va ước mơ công lí thông qua sự sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về người anh hùng Từ Hải. Câu 2: Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lời nói với TK như thế nào ? - Không quyến luyến bịn rịn, không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả “sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình” - Những lời hẹn ước ngắn gọn, dứt khoát, hình ảnh “mười vạn tinh binh”, âm thanh “tiếng chiêng dậy đất” khát vọng lớn lao, tầm vóc vũ trụ  khẳng định quyết tâm và sự tất yếu thành công . Câu 3: Nêu nhận xét về đặc điểm của cách miêu tả người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích. Cách tả người anh hùng Từ Hải có 2 đặc điểm: - Hình ảnh lãng mạn mang cảm hứng vũ trụ “ lòng bốn phương”, “trượng phu” - Hình tượng “trông vời trời bể mênh mang” vừa mang tính ước lệ vừa tạo nên ấn tượng về tầm vóc vũ trụ của Từ Hải Câu 4: Em có nhận xét gì về nghệ thuật lí tưởng hóa người anh hùng trong đoạn trích và nêu ý nghĩa văn bản? - Nghệ thuật : Khuynh hướng lí tưởng hóa người anh hùng bằng bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ ; trong đó, hai phương diện này gắn bó chặt chẽ với nhau. - Ý nghĩa văn bản: lí tưởng anh hùng của Từ Hải và ước mơ công lí của ND. Đề: Ước mơ công lí của Nguyễn Du gửi gắm qua hình tượng Từ Hải, một con người có phẩm chất và chí khí anh hùng. Anh ( chị ) hãy phân tích đoạn trích để làm sáng tỏ điều đó. Gợi ý làm bài : * MB : Giới thiệu về tác giả tác phẩm, vị trí đoạn trích, hình ảnh nhân vật Từ Hải & vấn đề cần nghị luận. * TB : - Khát vọng lên đường của Từ Hải khát khao được vẫy vùng tung hoành trong bốn bể là sức mạnh tự nhiên không có gì ngăn cản nổi. - Lí tưởng anh hùng của Từ Hải + Không quyến luyến bịn rịn, không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả + Trách Kiều là người tri kỉ mà không hiểu mình, khuyên Kiều nên vượt lên trên tình cảm thông thường để sánh với anh hùng. + Hứa hẹn với Kiều về một tương lai thành công + Khẳng định quyết tâm tự tin vào thành công. * KB : - Khẳng định lại nhân vật Từ Hải : một người anh hùng, khí phách,tư thế hiên ngang  vẻ đẹp mang tầm vóc vũ trụ. - Từ Hải thể hiện ước mơ công lí của ND.. VĂN BẢN VĂN HỌC ( Lí luận văn học ) Câu 1: Hãy nêu những tiêu chí của văn bản văn học?.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Văn bản văn học phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. - Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có tính hình tượng, có tính thẩm mĩ cao; thường hàm súc, gợi liên tưởng tưởng tượng. - Văn bản văn học được xây dựng theo phương thức riêng, theo dặc trưng của một thể loại nhất định.. Câu 2: Hãy nêu cấu trúc văn bản văn học? - Tầng ngôn từ - Tầng hình tượng - Tầng hàm nghĩa Câu 3: Vì sao nói : hiểu tàng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi sâu vào chiều sâu của văn bản văn học? Đọc văn bản ta phải hiểu rõ ngữ nghĩa của từ, từ nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn,từ nghĩa đen đến nghĩa bóng. Cùng với ngữ nghĩa phải chsú ý đến ngữ âm  tầng ngôn từ là bước thứ nhất càn phải vượt qua để đi vào chiều sau của văn bản văn học.. Câu 4: Hàm nghĩa của văn bản văn học là gì? Tầng hàm nghĩa là tầng nghĩa ẩn kín, nghĩa tiềm tàng của văn bản văn học mà chúng ta cần khai thác từ tầng ngôn từ đến tàng hình tượng dần tìm ra tầng hàm nghĩa.. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC Câu 1: Đề tài của văn bản văn học là gì? Cho vd ? Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Ví dụ: Tắt đèn thuộc đề tài cuộcc sống của người nông dân trước CMTTám- 1945.. Câu 2: chủ đề là gì? Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống. Ví dụ: Chủ đề tác phảm Tắt đèn là sự mâu thuẫn giữa nong dan và cường hào quan lại trong nông thôn Việt Nam.. Câu 3: Mối quan hệ giữa cảm hứngvà tư tưởng trong văn bản văn học? Cảm hứng nghệ thuật và tư tưởng của văn bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.cảm hứng nghệ thuật người đọc cảm nhận được tư tửong tình cảm của tác giả nêu lên trong văn bản. Câu 4: Hãy nêu các khái niệm về hình thức của văn bản văn học? - Ngôn từ là yếu tố đầu tiên để văn bản văn học khac với các loại văn bản khác. Ngôn từ bao giờ cũng mang dấu ấn tác giả. - Kết cấu là sự sắp xếp, tổ chức các yếu tố của văn bản để trở thành một chỉnh thể. - Thể loại là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản khác nhau.. B. PHẦN TIẾNG VIỆT. . Bài : KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TIẾNG VIỆT.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Câu 1 : Nêu khái quát về nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt ? * Nguồn gốc : tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, thuộc họ ngôn ngữ Nam Á * Quan hệ họ hàng : tiếng Việt có quan hệ họ hàng với tiếng Mường Câu 2: Trình bày lịch sử phát triển của tiếng Việt Lịch sử của tiếng Việt trải qua 5 thời kì phát triển : - Thời kì dựng nước : tiếng Việt đã tạo dựng được cơ sở vững chắc để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển. - Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc : tiếng Việt bị tiếng Hán chèn ép , vay mượn từ ngữ Hán theo hướng Việt hóa - Thời kì độc lập tự chủ : việc học ngôn ngữ, văn tự Hán được đẩy mạnh  hình thành và phát triển nền văn chương chữ Hán mang sắc thái Việt Nam; chữ Nôm ra đời (TK XIII). - Thời kì Pháp thuộc : tiếp nhận và chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ, văn hóa phương Tây; chữ quốc ngữ trở nên thông dụng thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền văn xuôi quốc ngữ hiện đại. -Từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay : Tiếng Việt giữ vai trò chính thống, có đầy đủ khả năng đảm đương vai trò ngôn ngữ quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.. Bài : NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT Câu 1 : Khi sử dụng tiếng Việt cần chú ý đến những yêu cầu nào ? * Về ngữ âm và chữ viết - Phát âm theo âm chuẩn của tiếng việt. - Viết chữ đúng theo các quy tắc hiện hành của chữ quốc ngữ. * Về từ ngữ : Dùng đúng với hình thức, cấu tạo, ý nghĩa, đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng việt. * Về ngữ pháp - Đặt câu theo đúng quy tắc ngữ pháp. - Diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa. - Sử dụng dấu câu thích hợp. - Có sự liên kết câu để tạo nên mạch lạc cho văn bản. * Về phong cách ngôn ngữ : Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, với phong cách chức năng ngôn ngữ.. Câu 2 : Làm thế nào để sử dụng tiếng Việt hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao ? Để sử dụng tiếng Việt hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao phải biết sử dụng biện pháp tu từ, chuyển hóa linh hoạt, có sáng tạo nhưng vẫn tuân theo các quy tắc & phương thức chung của tiếng Việt. Bài : PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT Câu 1 : Hãy cho biết thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật, chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật ?. * Khái niệm:Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật * Chức năng: ngôn ngữ nghệ thuật có 2 chức năng - Chức năng thông tin - Chức năng thẩm mĩ.. Câu 2: Thế nào là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ? Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là phong cách được phân bởi chức năng thẩm mĩ thể hiện ở 3 đặc trưng cơ bản : - Tính hình tượng - Tính truyền cảm - Tính cá thể. Câu 3: Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa ngôn ngữ nghệ thuật với phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Ngôn ngữ nghệ thuật Thông tin. Thẩm mỹ Tổ chức, lựa chọn ngôn từ. Tính hình. Tính truyền. Tính cá thể. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Câu 4 : Lập bảng ghi các đặc điểm cơ bản cho thấy các đặc trưng của PCNN sinh hoạt và PCNN nghệ thuật. Đặc trưng của PCNN sinh hoạt và PCNN nghệ thuật PCNN sinh hoạt PCNN nghệ thuật - Tính cụ thể. - Tính hình tượng. - Tính cảm xúc. - Tính truyền cảm. - Tính cá thể. - Tính cá thể hoá.. Bài : THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ : PHÉP ĐIỆP, PHÉP ĐỐI Câu 1: Phát biểu định nghĩa về phép điệp. Tác dụng của phép điệp. Cho ví dụ minh họa về phép điệp tu từ. - Định nghĩa : phép điệp là biện pháp lặp lại một yếu tố diễn đạt(ngữ âm, từ, câu) nhằm nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc hoặc tạo nên tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ thuật. - Tác dụng : tạo cho câu thêm tính hài hòa, cân đối, nhịp nhàng. (Ví dụ minh họa giáo viên hướng dẫn học sinh tìm) Câu 1: Phát biểu định nghĩa về phép đối. Cho ví dụ minh họa về phép đối. Định nghĩa : phép đối là phép sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu văn sao cho cân xứng nhau về âm thanh, nhịp điệu, về đặc điểm ngữ pháp & ngữ nghĩa nhằm mục đích tạo ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt, phục vụ cho một ý đồ nghệ thuật nhất định. (Ví dụ minh họa giáo viên hướng dẫn học sinh tìm).

<span class='text_page_counter'>(18)</span> C. PHAÀN LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ DAØN BAØI CHUNG I. MỞ BAØI: - Nêu lời dẫn (ngắn gọn). - Nêu vấn đề nghị luận. II. THAÂN BAØI: 1. Giải thích :Từ, ngữ hoặc câu 2. Bình luaän : a. Bình : - Khẳng định vấn đề đúng hoặc sai, lợi hoặc hại,… - Phân tích, chứng minh mặt đúng hoặc sai, lợi hoặc hại,… - Nêu ý nghĩa, tác dụng ,lợi ích,… của vấn đề. b. Luận: Mở rộng vấn đề bằng thao tác bác bỏ những biểu hiện ngược lại vấn đề đang nghị luận. III. KEÁT BAØI: - Khẳng định lại vấn đề. - Bài học bản thân : hướng hành động, phấn đấu của bản thân. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ THƯỜNG GẶP * Nghị luận xã hội Câu 1 : Viết một bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng 400 từ ) ? Hãy trình bày suy nghĩ của mình về cách sống thể hiện qua câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Gợi ý làm bài : * MB : Lời dẫn. - Nêu được vấn đề cần nghị luận “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” . - Có câu chuyển ý * TB : - Giải thích nội dung câu tục ngữ ( nghĩa đen , nghĩa bóng ) -> người được hưởng thụ phải nhớ ơn những người đi trước đã làm ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội . - Khẳng định giá trị của câu nói trong cuộc sống ngày nay . Đó là một truyền thống đạo lí tốt đẹp ( Trình bày dẫn chứng ,có thể là : những câu ca dao , tục ngữ ,hay những biểu hiện cụ thể trong phạm vi xã hội, nhà trường , gia đình . Từ đó phân tích một số dẫn chứng tiêu biểu trên để làm rõ nét đẹp văn hóa này. ) VD : + “ Uống nước nhớ nguồn” + Để tưởng nhớ công lao các anh hùng thương binh liệt sĩ đã hi sinh xương máu để bảo vệ Tổ Quốc : ( kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27/7, có chính sách ưu đãi hàng tháng .) - Phê phán cách sống vô ơn bội nghĩa của một số người trong xã hội ngày nay. * KB : - Đây là một truyền thống đạo lí tốt đẹp cần phải trân trọng, giữ gìn & phát huy - Bài học bản thân ( nhận thức, hành động ) Câu 2 : Viết một bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng 400 từ ) ? Hãy trình bày suy nghĩ của mình về cách sống thể hiện qua câu ca dao : “ Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lai nên hòn núi cao” * MB : Lời dẫn : Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ ngàn xưa. Nhờ có tinh thần đoàn kết mà nhân dân ta đã đánh bại biết bao kẻ thù xâm lược. Vì vậy kho tàng văn học dân gian đã có câu : “ Một cây làm chẳng nên non,.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Ba cây chụm lai nên hòn núi cao” Nên hiểu nghĩa của câu ca dao này như thế nào & hiện nay nó còn phù hợp hay không ? * TB : - G thích ý nghĩa câu nói: ( nghĩa đen, nghĩa bóng)->Phải biết yêu thương giúp đỡ người khác và chứng minh được sức mạnh của tập thể. - K/đ g trị câu nói trong c/s ngày nay: Đó là 1 truyền thống đạo lí tốt đẹp (Trình bày dẫn chứng,có thể là : những câu ca dao, tục ngữ ,hay những biểu hiện cụ thể trong phạm vi xã hội, nhà trường , gia đình . Từ đó phân tích một số dẫn chứng tiêu biểu trên để làm rõ nét đẹp văn hóa này. ) - Phê phán cách sống vô cảm, thờ ơ chỉ biết nghĩ cho bản thân mình của 1 số người trong xh ngày nay. - Nêu những biểu hiện ngược lại của vấn đề :có nhiều người đoàn kết để làm việc xấu, che đậy những hành vi vi phạm pháp luật, gây hại cho xã hội. Hs đoàn kết để xem tài liệu, quay cóp,… *KB : - Khẳng định đây là một truyền thống tốt đẹp cần phải phát huy - Rút ra bài học bản thân : nhận thức và hành động. Câu 3 : Trình bày suy nghĩ của em về nội dung câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” *MB : Ông bà ta thường dạy con cháu rằng : “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Đây là lời dạy vô cùng bổ ích để con người biết rèn luyện tài năng phẩm chất đạo đức. Cũng đề cập đến mối quan hệ giữa cái nết – cái đẹp,giữa phẩ chất bên trong – hình thức bên ngoài thì tục ngữ cũng có câu : “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. *TB : - G thích ý nghĩa câu nói: Đánh giá, nhìn nhận 1 người phải đánh giá cả hình thức lẫn nội dung. - K/đ g trị câu nói trong c/s ngày nay (đó là một mhậm định tốt đẹp): Đánh giá, nhìn nhận 1 người phải đánh giá cả hình thức lẫn nội dung. Không nên coi nhẹ hay xem trọng 1 mặt. - Phê phán cách sống hời hợt, xem trọng hình thức của 1 số người trong xh ngày nay * KB : - Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ. - Rút ra bài học bản thân. NGHỊ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI I. MỞ BAØI : - Nêu lời dẫn ( ngắn gọn ). - Nêu vấn đề cần nghị luận. I . THAÂN BAØI: 1. Giải thích (mô tả hiện tượng ) 2. Khẳng định hiện tượng tốt hay xấu, lợi hay hại 3. Phân tích chứng minh : những biểu hiện của hiện tượng , nêu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đo.ù 4. Nêu tác hại hoặc lợi ích của hiện tượng đó . 5. Nêu hướng giải quyết để khắc phục hoặc phát huy hiện tượng đó. I I. KEÂT BAØI:. - Khẳng định lại vấn đề . -Baøi1: hoïAnh c baûn thaâ n : hướ ngyùhaøkieá nhnđộnhư ng cuûtheá a baûnaø n thaâ n. tình trạng bạo lực học đường hiện Đề ( chò ) coù o veà. nay.. Daøn yù : 1. Mở bài : Môi trường giáo dục hiện nay thường xuất hiện những hiện tượng không tốt mà một trong những hiện tượng nổi bật là tình trạng bạo lực học đường..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 2. Thaân baøi : a. Giaûi thích : - Bạo lực : dùng hành động để giải quyết vấn đề gây ảnh hưởng đến thân thể người khác. - Bạo lực học đường : tình trạng dùng vũ lực để giải quyết vấn đề diễn ra trong phạm vi trường hoïc . b.Khẳng định : tình trạng bạo lực học đường là một hiện tượng xấu có tác hại rất lớn đối với nhà trường. c. Phân tích , chứng minh những biểu hiện của hiện tượng : - Thầy cô giáo dùng bạo lực đối với học sinh (dẫn chứng) - Học sinh đánh học sinh (dẫn chứng) . d.Nguyeân nhaân - Do HS thiếu ý thức học tập, thiếu ý thức thực hiện nội qui của nhà trường. - Biện pháp giáo dục chưa phù hợp,…….. e. Tác hại : làm mất trật tự kỉ cương nhà trường, làm cho đạo đức suy đồi , ảnh hưởng đến chất lượng nhà trường. f.Hướng giải quyết : - Không dùng bạo lực mà nên dùng lời nói để giải quyết vấn đề . - Ra sức tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức học sinh . - Là GV thì phải biết thương yêu, hoà nhã với HS. - HS phải biết tôn trọng thầy cô, bạn bè, thực hiện tốt nội qui của nhà trường. - Phải kết hợp chặt 3 môi trường GD : nhà trường, gia đình và xã hội . 3. Keát baøi : - Tình trạng bạo lực học đường là một hiện diễn ra rất phổ biến trong nhà trường hiện nay cần phaûi khaéc phuïc. - Bài học : Bản thân cần cố gắng học tập chăm chỉ, thực hiện tốt nội qui nhà trường, cư xử hoà nhã với bạn bè, thầy cô,…... Đề2 Hãy bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về căn bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay.. 1. Mở bài : “ Sống trên đời cần có một tấm lòng”. Thế nhưng trong xã hội lại có người sống thờ ơ đối với mọi người xung quanh và hiện nay nó trở nên phổ biến mà người ta gọi là một căn bệnh đó là “ beänh voâ caûm”. 2. Thaân baøi : a. Giải thích :Bệnh vô cảm : là không có tình cảm, không có lòng thương người . b. Khẳng định :Đây là một căn bệnh phổ biến trong xã hội đáng quan tâm, một lối sống cần phê phán. c.Phân tích, chứng minh những biểu hiện của hiện tượng : + Thờ ơ với mọi người mọi việc diễn ra xung quanh mình ( dẫn chứng) + Không biết đồng cảm, chia sẻ, yêu thương giúp đỡ người khác ( dẫn chứng ) + Sống vì lợi ích bản thân và gia đình mình mà không vì lợi ích tập thể ( dẫn chứng ) d.Nguyeân nhaân: + Do xã hội phát triển con người sống thời đại CNH họ chỉ vì lợi ích riêng của bản thân mình. + Không hoà đồng với mọi người xung quanh. e.Taùc haïi : - Những người sống vô cảm sẽ bị mọi người khinh rẻ, xa lánh. - Làm việc không đạt hiệu quả cao. - Soáng coâ laäp, khoâng coù baïn beø. f. Hướng giải quyết : + Năng động, tích cực, hoà nhập vào cuộc sống xã hội..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> + Quan tâm,chia sẻ với nỗi đau của người bất hạnh. + Soáng vui veû, laïc quan. 3. Keát baøi : -“ Bệnh vô cảm” là một căn bệnh gây nguy hiểm cho cộng đồng, xã hội. Vì thế mọi người phải sống sao cho đúng nghĩa của một con người. - Bài học : trau dồi phẩm chất đạo đức , sống lành mạnh, hoà đồng với mọi người,…... Đề 3 : Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thoâng.. Daøn yù :. 1. Mở bài : - Hằng ngày, chúng ta ra đường đều trông thấy những biển hiệu rất quen thuộc “ An toàn giao thông là không tai nạn”. Thế nhưng tai nạn giao thông ở nước ta không ngừng gia tăng. - Vậy, tuổi trẻ học đường có suy nghĩ và hành động gì để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thoâng? 2. Thaân baøi : a. Thực trạng của tai nạn giao thông: - Tai nạn giao thông là vấn đề bức xúc đặt ra đối với mọi phương tiện, mọi người tham gia giao thông, nhất là giao thông đường bộ. - Hàng năm, tai nạn giao thông cướp đi rất nhiều sinh mạng người dân hàng triệu người phải mang thương tật suốt đời. b. Khẳng định : Đây là một vấn đề đặt ra hoàn toàn phù hợp với mong muốn của mọi người. c. Phân tích, chứng minh : Vì sao tuổi trẻ học đường cần có suy nghĩ và hành động đúng để góp phần laøm giaûm thieåu tai naïn giao thoâng ? - Tai nạn giao thông, nhất là giao thông đường bộ, đang trở thành vấn đề đáng lo ngạicủa xã hội. - Cả xã hội đang hết sức quan tâm. Giảm thiểu tai nạn giao thông đây là cuộc vận dộng lớn của toàn xã hội. - Tuổi trẻ học đương là lực lượng đáng kể trực tiếp tham gia giao thông. Vì thế tuổi trẻ học đường cần có suy nghĩ và hành động phù hợp để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông. d. Suy nghĩ và hành động của tuổi trẻ : - Chaáp haønh toát luaät leä giao thoâng. - Vận động mọi người chấp hành tốt luật lệ giao thông. - Tham gia nhiệt tình vào công tác tuyên truyền cổ động vấn đề an toàn giao thông. 3. Keát baøi : - Goùp phaàn laøm giaûm thieåu tai naïn giao thoâng laø traùch nhieäm cuûa moãi hoïc sinh nhaèm goùp phaàn giữ gìn trật tự an ninh xã hội và đảm bảo hnạh phúc gia đình. - Bài học : bản thân chấp hành tốt luật lệ giao thông, vận động các bạn tham gia tốt việc an toàn giao thoâng.. Đề 4: Anh (chị ) có suy nghĩ gì về hiện tượng nghiện Karaokê và Internet của thanh nieân hieän nay. Daøn yù: 1.Mở bài : - Đất nước ta trong thời kì mở cửa, KHCN phát triển xuất hiện nhiều loại hình giải trí thu hút giới treû hieän nay ..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Một trong số loại hình thu hút đến nỗi “nghiện” khiến giới trẻ lãng phí rất nhiều thời gian và tiền bạc đó là hiện tượng nghiện Karaokê và Internet. 2. Thaän baøi : a. Giaûi thích : - Nghieän : traïng thaùi tinh thaàn maát caân baèng, gaây caûm giaùc aûo,… - Nghiện Karaokê và Internet : dành thời gian nhiều vào việc ca hát, vào các trò chơi vô bổ : game, chat,… b. Khẳng định : Đây là một hiện tượng gây ảnh hưởng không tốt đối với con người và xã hội. c. Phân tích , chứng minh biểu hiện : - Dành thời gian nhiều vào việc giải trí, kéo dài nhiều giờ thậm chí cả ngày. - Không lo học tập, làm việc mà chỉ nghỉ đến những trò giải trí vô bổ : game online, chát,…( dẫn chứng) d. Nguyeân nhaân : - Những trò giải trí mới lạ thu hút giới trẻ. - Một số nhà kinh doanh vì lợi ích nên chưa quản lí chặt chẽ những trò chơi không lành mạnh,….. e. Taùc haïi : - Gaây maát caân baèng trong cuoäc soáng. - Hát Karaokê làm ồn mọi người xung quanh. - Internet có những trò chơi không lành mạnh ảnh hưởng xấu đến đời sống tâm hồn thanh niên. - Lãng phí thời gian vô bổ, lãng phí tiền bạc,…. f. Hướng giải quyết : - Nhà nước quản lí chặt chẽ hơn đối với các nơi kinh doanh các loại hình giải trí này. - Dùng thời thời gian vào những việc làm có ích cho bản thân xã hội,… 3. Keát baøi : - Nghiện Karaokê và Internet là một hiện tượng diễn ra rất phổ biến trong xã hội, thanh niên cần xác định cho mình một lí tưởng sống đúng đắn để có mục tiêu phấn đấu, không rơi vào tệ nạn . - Bài học : Cố gắng phấn đấu học tập, sống lành mạnh, dành thời gian giúp đỡ bạn bè, mọi người có hoàn cảnh khó khăn,….. CHÚC CÁC EM ÔN TẬP THẬT TỐT, THI ĐIỂM THẬT CAO!!!.

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×