Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

tiet 29 lop 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.29 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Người dạy: Quyền Thị Hải Linh Ngày dạy: 10/03/2012 Lớp: 6C - Trường THCS Yên Thịnh Tuần 29 - Tiết 28 - Bài 7:. - Ôn tập bài hát: Tia nắng, hạt mưa. - Tập đọc nhạc: TĐN số 8. - Nhạc lí: Những kí hiệu thường gặp trong bản nhạc. I. MỤC TIÊU – CHUẨN BI: 1. Mục tiêu: - Học sinh ôn tập hát thuần thục bài hát “ Tia nắng - hạt mưa”. - Đọc đúng nhạc và hát đúng lời ca bài TĐN số 8 - Lá thuyền ước mơ. - HS ghi nhớ một số kí hiệu thường gặp trong các bản nhạc. - Qua bài hát giáo dục học sinh luôn vô tư, trong sáng, đoàn kết, thân ái với bạn bè. 2. Giáo viên chuẩn bị: - Đàn organ. - Máy chiếu. - Bảng phụ bài TĐN số 8, các kí hiệu âm nhạc. - Đàn và hát thuần thục bài hát “ Tia nắng - hạt mưa” và bài TĐN số 8. - Tìm một vài bài hát có các kí hiệu như: dấu nối, dấu luyến, dấu nhắc lại, dấu hồi, khung thay đổi để làm dẫn chứng cho bài học. II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ôn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số : 36/37 2. Vào bài mới: HĐ của GV Nội dung HĐ của HS GV yêu cầu GV giới thiệu. GV điều khiển GV hỏi. - Mở đầu cho tiết học hôm nay, để tạo không khí vui tươi và để khởi động giọng cô mời cả lớp cùng hát bài hát “Hành khúc tới trường”. Hôm nay chúng ta sẽ học tiết có 3 nội dung đó là tiết 28: - Ôn tập bài hát: Tia nắng, hạt mưa - Tập đọc nhạc: TĐN số 8 - Nhạc lí: Những kí hiệu thường gặp trong bản nhạc. * Nội dung 1: Ôn tập bài hát: “Tia nắng, hạt mưa”. ? Bạn nào có thể nhắc lại cho cả lớp biết đôi nét về bài hát “Tia nắng, hạt mưa” nào? ( Bài hát “Tia nắng, hạt mưa” được chia làm 2 đoạn, bài hát có tính chất hồn nhiên, vui tươi, nhí nhảnh. Bài hát nói lên sự hồn nhiên vô tư của lứa tuổi học trò. Hình ảnh tia. HS thực hiện HS lắng nghe và ghi bài.. HS trả lời.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> GV nhận xét GV mở đĩa mẫu GV điều khiển GV hướng dẫn. GV điều khiển. GV kiểm tra GV nhận xét GV hỏi. nắng được ví như các bạn nam, hình ảnh hạt mưa được ví như các bạn nữ. Bài hát do nhạc sĩ Khánh Vinh và nhà thơ Lệ Bình sáng tác). HS nhận xét. ? Ai nhận xét cho cô về câu trả lời của bạn? HS lắng nghe HS lắng nghe Nghe lại giai điệu bài hát “Tia nắng, hạt mưa”. HS hát Cả lớp hát tập thể bài hát. HS ghi nhớ Để bài hát được hay hơn các em cần phải hát thể hiện rõ sắc thái của bài hát. Đoạn 1: hồn nhiên, nhí nhảnh vì vậy các em cần hát gọn tiếng. Đoạn 2: Hồ hởi, phấn khởi các em cần hát to hơn, đặc biệt ở hai chỗ “Tia nắng, hạt mưa” và “Bạn hỡi, bạn ơi” chúng ta cần hát liền tiếng và hát to hơn. HS thực hiện Cả lớp ôn tập bài hát theo cách hát đối đáp: theo hướng dẫn. - Chia lớp theo 2 dãy: + Dãy 1: Hát “Hình như…bạn trai” + Dãy 2: Hát “Hình như…bạn gái” + Dãy 1: Hát “Hình như…tiếng ve” + Dãy 2: Hát “Hình như…đọng lại” + Cả 2 dãy: Hát “Tia nắng….làm buồn tia nắng hạt mưa”. Lần 2: tương tự. HS trình bày Chỉ định 1 nhóm trình bày bài hát kết hợp vận động phụ hoạ. HS theo dõi HS nêu cảm nhận. ? Vừa rồi chúng ta đã ôn xong bài hát “Tia nắng, hạt mưa”, qua bài hát này bạn nào có thể nêu lên cảm nhận của mình về bài hát “Tia nắng, hạt mưa” nào? HS trả lời ? Qua nội dung của bài hát giáo dục các em điều gì? ( Nhắc nhở các em phải luôn vô tư, trong sáng, đoàn kết, thân ái với bạn bè. HS quan sát và trả lời ? Các em hãy quan sát trên bản nhạc bài hát “Tia nắng, hạt mưa” và cho cô biết trong bài có những kí hiệu âm nhạc nào các em chưa được học? ( Chữ S có gạch chéo và hai dấu chấm bên cạnh, hai vạch nhịp có hai dấu chấm, chữ số ở trong khung và các hình vòng cung)..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> GV kết luận. GV giới thiệu. HS lắng nghe - Đó chính là những kí hiệu thường gặp trong bản nhạc, trong nội dung tiếp theo của bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những kí hiệu này. * Nội dung 2: HS quan sát Nhạc lí: Những kí hiệu thường gặp trong bản nhạc. 1. Dấu nối:. GV đánh mẫu VD: trên đàn + Lần 1: ba nốt Son lần lượt vang lên GV hỏi + Lần 2: một nốt Son vang lên ngân dài. ? Qua VD bạn nào có thể nêu lên tác dụng và kí hiệu của dấu nối? - Kí hiệu : - Tác dụng: Liên kết trường độ 2 hay nhiều nốt nhạc cùng cao độ. 2. Dấu luyến: VD: GV đánh mẫu trên đàn GV hỏi Tính tang tình ? Tiếng “tính” được hát bằng mấy nốt nhạc? Ba nốt nhạc có cao độ như thế nào? ( Được hát bằng ba nốt nhạc, ba nốt nhạc có cao độ khác nhau) ? Qua ví dụ em hãy nêu tác dụng và kí hiệu của dấu luyến?. HS nghe và nhận xét. HS trả lời. HS nghe và nhận xét HS trả lời.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> GV giới thiệu. - Kí hiệu: - Tác dụng: Dùng để liên kết 2 hay nhiều nốt nhạc có cao độ khác nhau. HS quan sát 3. Dấu nhắc lại: VD:. GV giải thích. GV hỏi GV giới thiệu. GV hỏi. HS trả lời ? Qua ví dụ, em hãy nêu tác dụng của dấu nhắc lại? - Tác dụng: Dùng để nhắc lại một đoạn nhạc ngắn. 4. Dấu quay lại: VD:. - Tác dụng: Dùng để nhắc lại một đoạn nhạc dài hay cả bài nhạc. ? Em hãy lấy ví dụ về một bài hát em đã học có sử dụng HS trả lời dấu quay lại? (Tia nắng, hạt mưa…) 5. Khung thay đổi: VD:. GV đánh mẫu + Lần 1: Son trên đàn + Lần 2: Son GV giải thích. GV chỉ định GV hỏi. HS quan sát. La La. Son Đô. HS nghe và nhận xét. HS quan sát. - Tác dụng: Thường đi cùng dấu nhắc lại. Dùng để bỏ một HS nhắc lại hoặc hai ô nhịp ở cuối đoạn nhạc. HS trả lời HS nhắc lại những kí hiệu âm nhạc vừa tìm hiểu. ? Các em hãy quan sát trên bản nhạc sau và cho cô biết cố những kí hiệu âm nhạc mới học nào?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> GV giới thiệu. GV thuyết trình. GV hỏi. GV mở đĩa mẫu GV chỉ định. - Có những kí hiệu như: Dấu nối, dấu luyến, dấu nhắc lại, khung thay đổi. Bản nhạc này chính là bài TĐN số 8 mà chúng ta sẽ học trong phần tiếp theo của bài học. *Nội dung 3: Tập đọc nhạc TĐN số 8 – Lá thuyền ước mơ. a. Giới thiệu bài TĐN: Bài TĐN số 8 là đoạn đầu tiên trong bài hát “Lá thuyền ước mơ” do nhạc sĩ Thảo Linh sáng tác. Bài gồm 4 nét nhạc. b. Tìm hiểu bài TĐN: ? Các em hãy quan sát các nét nhạc và nhận xét cho cô về các nét nhạc đó? - Nét nhạc 1 và 2 gần giống nhau, chỉ khác nhau ở nốt nhạc cuối cùng. - Nét nhạc 3 và 4 cũng gần giống nhau, chỉ khác nhau ở nốt nhạc cuối cùng và một chỗ ở ô nhịp giữa. ? Em hãy cho biết bài TĐN được viết ở nhịp gì? Và trình bày hiểu biết của em về loại nhịp đó? - Nhịp 2/4. Nhịp 2/4 là nhịp có 2 phách trong một ô nhịp, trường độ mỗi phách bằng một nốt đen. Phách 1 là phách mạnh, phách 2 là phách nhẹ. ? Bạn nào cho cô biết về cao độ có sử dụng những nốt nào? - Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La – Si ? Về trường độ có sử dụng những hình nốt gì? - Đơn, đen, đen chấm dôi, trắng. HS làm quen với giai điệu bài TĐN số 8.. HS theo dõi. HS lắng nghe HS nhận xét. HS trả lời. HS lắng nghe HS nhận biết.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> GV đàn mẫu âm. HS nhận biết các nốt nhạc trong bài. c. Luyện tập cao độ: HS luyện cao độ. GV làm mẫu HS luyện tập. d. Luyện tập tiết tấu:. GV hướng dẫn GV điều khiển GV hướng dẫn GV bắt nhịp. e.Tập đọc từng nét nhạc: GV đàn mẫu giai điệu từng câu 2 lần. Hướng dẫn đọc theo lối móc xích, kết hợp sửa sai. f. Tập đọc cả bài và ghép lời ca: Đọc nhạc cả bài kết hợp gõ đệm. 1 dãy đọc nhạc, 1 dãy hát lời. Sau đó đổi lại.. HS nghe và đọc nhạc. g. Hoàn thiện bài: Cả lớp đọc nhạc và hát lời tập thể.. HS thực hiện. 3. Củng cố: - Nhận xét tiết học. - GV khái quát nội dung bài học. - HS trình bày tập thể bài hát “Tia nắng, hạt mưa”. 4. Dặn dò: - Hoàn thành câu hỏi trong SGK. - Hát diễn cảm bài hát “Tai nắng, hạt mưa”. - Đọc trôi chảy bài TĐN số 8. - Chuẩn bị trước bài mới tiết 29.. Người dạy: Quyền Thị Hải Linh Ngày dạy: 16/03/2012 Lớp: 8B - Trường THCS Yên Thịnh Tuần 30 - Tiết 26 - Bài 7:. Học hát bài: Ngôi. nhà của chúng ta.. HS thực hiện HS đọc nhạc và hát lời.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Nhạc và lời: Hình Phước Liên. Bài đọc thêm: Cây cối với âm nhạc I. MỤC TIÊU - CHUẨN BỊ: 1. Mục tiêu: - HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát “ Ngôi nhà của chúng ta”. Lưu ý hát những chỗ đảo phách. - Luyện tập kĩ năng hát tập thể và hát đơn ca, lối hát hoà giọng và hát lĩnh xướng. - Qua nội dung bài hát, giáo dục các em tình cảm yêu mến mảnh đất quê hương, nơi các em đang sống. Có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường, chung sống hài hoà với thiên nhiên. 2. Giáo viên chuẩn bị: - Đàn oorgan. Máy chiếu. - Bảng phụ bài hát. - Đàn và hát thuần thục bài hát Ngôi nhà của chúng ta. - Hình ảnh minh hoạ về môi trường, thiên nhiên. II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 2. Vào bài mới: HĐ của GV Nội dung HĐ của HS GV hỏi Quan sát hình ảnh trên máy chiếu: ? Em hãy quan sát hình ảnh của trái đất và nêu cảm HS nêu cảm nhận cùng sự hiểu biết của em về trái đất? nhận GV thuyết trình Trái đất của chúng ta là một màu xanh vô tận: Màu HS nghe và xanh của biển cả bao la, màu xanh của núi rừng, những quan sát trên dòng sông, những ngọn núi, những cánh đồng. Là một màn chiếu bức tranh tuyệt vời. Muôn người sống trên trái đất đều muốn hát lên một bài ca. Bài ca của tình yêu thương và lòng nhân ái. Một mái nhà chung rộng lớn: Nơi đó có biết bao nụ cười rạng rỡ, nơi đó có ngàn hoa khoe sắc, nơi đó có tiếng chim lảnh lót thiết tha…Tất cả để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, để “tình thân ái nối vòng tay, để trái đất ấm trong tình thương”. Đó cũng chính là nội dung của bài hát hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em. GV ghi bảng Bài 7 - Tiết 26: Học hát bài: HS ghi bài NGÔI NHÀ CỦA CHÚNG TA. Nhạc và lời: Hình Phước Liên. GV giới thiệu a. Giới thiệu bài hát: HS lắng nghe * Nhạc sĩ Hình Phước Liên: - Ông sinh ngày 19/01/1954, tại Ninh Hoà, Khánh Hoà. Hiện là Giám đốc Nhà văn hoá tỉnh Khánh Hoà..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Ông sáng tác âm nhạc từ năm 1972. - Một số ca khúc tiêu biểu: Cây đàn Guitar của Lorca, Đêm qua đò nhớ Trương Chi, Em bé Hirôsima… * Bài hát “Ngôi nhà của chúng ta. Bài hát “Ngôi nhà của chúng ta” là một trong số những bài hát rất hay của ông viết cho thiếu niên nhi đồng.. GV trình bày GV hỏi. GV lưu ý. b.Hát mẫu: Đàn và hát mẫu giai điệu bài hát.. HS nghe và cảm nhận. c.Tìm hiểu bài hát: ? Bài hát được viết ở nhịp mấy? Em hãy xác định HS trả lời giọng của bài hát? - Bài hát viết ở nhịp 2/4, giọng La thứ. ? Bài hát đã sử dụng những kí hiệu âm nhạc nào? - Bài hát sử dụng dấu nhắc lại, dấu nối, khung thay đổi và dấu lặng đơn. ? Ô nhịp đầu tiên là ô nhịp gì? - Ô nhịp đầu tiên là ô nhịp lấy đà (nhịp thiếu). - Trong bài còn sử dụng các âm hình tiết tấu đảo HS ghi nhớ phách..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> GV hỏi. GV đàn mẫu âm. *Chia đoạn, chia câu: ? Bài hát có cấu trúc mấy đoạn? Em hãy chia câu trong HS trả lời đoạn? - Bài hát có cấu trúc 3 đoạn: a – b – a’ + Đoạn a và đoạn a’: mỗi đoạn có 2 câu. + Đoạn b (2 lời ca): mỗi đoạn có 4 câu. ? Em hãy nêu nội dung của bài hát? Bài hát gợi lên một bức tranh thiên nhiên đẹp, sinh động, nơi hàng nghìn, triệu người sống trong tình đoàn kết, thân ái, tình yêu thương không có hận thù, không có chiến tranh. d. Luyện thanh: HS luyện mẫu âm. La la GV hướng dẫn. GV bắt nhịp. GV điều khiển. GV hướng dẫn GV đệm đàn GV hướng dẫn. GV hỏi. la. …. …. …. …. …. e. Học từng câu: - GV đàn giai điệu từng câu theo từng đoạn, hát mẫu. Hướng dẫn học hát theo lối móc xích, kết hợp sửa sai. Lưu ý: Chỗ có đảo phách, ngân dài, dấu lặng đơn. f) Tập hát cả bài: Cả lớp hát cả bài. - GV nhấn mạnh sắc thái cần được thể hiện trong từng đoạn của bài hát. * Hát kết hợp gõ đệm nhịp 2/4. g) Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh:. HS học hát HS ghi nhớ HS hát tập thể bài hát. HS trình bày lần lượt theo tổ. HS gõ đệm HS trình bày HS thực hiện. + Tập hát đối đáp và hát hoà giọng: Chia lớp theo 2 dãy, mỗi dãy: - Câu 1: Ngôi nhà…bao la. - Câu 2: Ngôi nhà…hiền hoà. - Câu 3: Mặt trời lên…đẹp xinh. - Câu 4: Hạt sương…một lời. Hát lời 2 tương tự, câu kết 2 dãy cùng hát. ? Em hãy nêu cảm nhận của em về giai điệu lời ca của HS nêu cảm nhận bài hát? ? Vậy bài hát này muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> GV nhấn mạnh. GV điều khiển GV thuyết trình. GV chỉ định. GV hỏi GV khái quát.. Để trái đất mãi mãi là một màu xanh hiền hoà các em HS ghi nhớ cần: - Phải chăm ngoan, học giỏi trở thành con ngoan, trò giỏi, người có ích cho xã hội. - Phải có tình thân ái, đoàn kết với bạn bè, với mọi người trong xã hội. - Phải biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất. Bởi đó chính là “Ngôi nhà chung của chúng ta”, nơi chúng ta đang sinh sống và học tập. Xã hội có giàu đep, văn minh hay không chính là nhờ vào thế hệ học trò các em ở hiện tại và trong tương lai. Cho cả lớp xem 1 số tranh minh hoạ về môi trường, HS suy nghĩ yêu cầu các em nói lên suy nghĩ của mình. Các em là những mần non, và cũng chính các em là HS cảm nhận những người nuôi dưỡng mần non đó, để trái đất của chúng ta luôn được nhen lên ngọn lửa ấm yêu thương. Bài đọc thêm: Cây cối với âm nhạc. HS đọc bài Đọc bài trang 55 – SGK. HS trả lời ? Em hãy cho biết âm nhạc có tác dụng như thế nào với thực vật? HS lắng nghe Âm nhạc liên quan mật thiết với con người và có tác động đến một số động vật và cả thực vật điều đó đã được người ta chứng minh bằng thực nghiệm. Phải chăng thực vật cũng có cảm giác, cũng yêu âm nhạc?. 3. Củng cố: - GV nhận xét giờ học. - GV khái quát nội dung bài học. - HS trình bày tập thể bài hát “Ngôi nhà của chúng ta”. 4. Dặn dò: - Học thuộc bài hát, hát diễn cảm và tìm động tác phụ hoạ cho bài. - Chuẩn bị trước nội dung bài mới tiết 27..

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×