Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

de tai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.29 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Mục lục Phần 1: Mở đầu-------------------------------------------------------- Trang 3. PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN PHÚ BÌNH. 1. Lí do chọn đề tài --------------------------------------------------- Trang 3. TRƯỜNG THCS TÂN KHÁNH. 2. Mục đích nghiên cứu ---------------------------------------------- Trang 3 3. Phạm vi nghiên cứu ----------------------------------------------- Trang 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu --------------------------------------------- Trang 4 5. Phương pháp nghiên cứu ---------------------------------------- Trang 4 6. Kế hoạch ngiên cứu ----------------------------------------------- Trang 4 7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu ---------- Trang 5 Phần 2. Nội dung ----------------------------------------------------- Trang 5 I. Cơ sở lí luận đề tài ------------------------------------------------- Trang 5 II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu ---------------------------- Trang 18. KỸ NĂNG SOẠN BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ BẰNG POWERPOINT 2. Kết quả đạt được -------------------------------------------------- Trang 19 III. Các giải pháp và kết quả đạt được --------------------------- Trang 19 1. Các giải pháp ------------------------------------------------------- Trang 19 Phần 3. Kết luận và khuyến nghị ---------------------------------- Trang 20 1. Những kết luận đánh giá ----------------------------------------- Trang 20. GV: Chu Văn Tổ: KHTN. Doanh. 2. Các khuyến nghị --------------------------------------------------- Trang 20. Đề nghị: Danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở.. Tân Khánh, tháng 5 năm 2012.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Phần 1: Mở đâù 1. Lý do chọn đề tài Kỹ năng soạn bài giảng điện tử bằng PowerPoint. Việc đổi mới phương pháp dạy học để sao cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, bài giảng sinh động ... luôn là nỗi trăn trở đối với mỗi giáo viên khi chuẩn bị bài lên lớp. - Với mỗi môn học, do đặc thù riêng, nên người giáo viên lựa chọn phương pháp hay công cụ hỗ trợ dạy học cho phù hợp. Ví dụ một số phân môn trong Bộ môn Toán - Lý. Khi lên lớp, chỉ với viên phấn và bảng hoặc một số bản vẽ sẵn, chúng tôi phải trình bày, mô tả nhiều thao tác, vất vả mà khối lượng kiến thức truyền thụ trong 1 tiết không được nhiều, học sinh dễ nhàm chán, khó tưởng tượng, khi vào thực hành học sinh vẫn rất bỡ ngỡ, luôn mắc lỗi. Cũng như Microsoft Word và Microsoft Excel, Microsoft Powerpoint thật sự cần thiết cho tất cả các cơ quan, văn phòng, trường học...Ví dụ: Người thầy giáo cần thiết kế và trình bày một bài giảng, hay người lãnh đạo cần xây dựng và trình diễn một đề án trước đám đông, nhờ phần mềm Powerpoint mà công việc thiết kế và trình diễn trở nên dễ dàng và sinh động. Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, công nghệ thông tin giúp chúng ta làm việc năng suất hơn, hiệu quả hơn. Do vậy trong quá trình giảng dạy chúng ta cũng nên vận dụng phần mềm Powerpoint để gây hứng thú học tập cho học sinh…. 2. Mục đích nghiên cứu. - Thiết kế bài giảng dưới các hình thức: + Trình bày bài giảng tuần tự + Đi từ cụ thể đến khái quát hoặc ngược lại, giúp người dạy trình bày nội dung một cách logic, dẫn dắt học sinh đi sâu từng vấn đề. - Có thể dùng biểu mẫu có sẵn hoặc tự thiết kế lấy các trang trình bày và điều khiển sự xuất hiện của chúng theo các kiểu khác nhau, lần lượt trên màn hình theo ý đồ của người dạy. - Truyền thụ nội dung bài giảng bằng cách trưng diện một cách hợp lý các đối tượng, người dạy có thể dùng chữ viết, đồ hoạ, âm thanh và các đối tượng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> khác để trình bày với thời gian tuỳ ý trên một phông nền có màu sắc hài hoà, với không gian 2 hay 3 chiều gây ấn tượng mạnh tới người học. - Có thể liên kết các trang trình diễn (Slide) với nhau, đặc biệt là liên kết với các file khác để tạo thành một bài giảng linh hoạt, sinh động. Ví dụ từ một mục trong bài giảng ta có thể liên kết đến một file video, một phần mềm hỗ trợ khác để minh hoạ cho bài giảng, một ảnh hoặc nhiều ảnh... 3. Phạm vi nghiên cứu. - Nghiên cứu đối với học sinh và giáo viên trường THCS Tân Khánh. - Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 5 năm 2012. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân và đồng nghiệp trong lĩnh vực sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp lí luận: Đọc và nghiên cứu biên soạn một tài liệu hướng dẫn sử dụng và kỹ năng soạn bài bằng PowerPoint. - Tổng kết kinh nghiệm: Đánh giá và khái quát hoá những kinh nghiệm đã thu được trong hoạt động thực tiễn, phát hiện những vấn đề cần khẳng định để đưa ra áp dụng, tiếp tục nghiên cứu hay loại bỏ, tổng kết rút kinh nghiệm để có những bài học hàm chứa những tri thức, thông tin, kỹ năng, giải pháp, biện pháp về hướng đi và cách làm mới có giá trị, đem lại hiệu quả, chất lượng cao trong điều kiện đổi mới giáo dục hiện nay. - Thực nghiệm giáo dục: Qua thực nghiệm giảng dạy áp dụng đề tài. Kỹ năng soạn bài giảng điện tử bằng PowerPoint chất lượng học sinh và kỹ năng soạn bài giảng bằng PowerPoint của giáo viên trường THCS Tân Khánh tăng lên rõ rệt. 6. Kế hoạch nghiên cứu. Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của ngành, trường, nhiệm vụ được phân công trong năm học, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, hoàn thành kế.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> hoạch của trường, cá nhân, quyết tâm phấn đấu tốt góp phần giữ vững Trường chuẩn Quốc gia. 7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu. Qua thực nghiệm nhằm tìm hiểu một số nội dung mới của công nghệ thông tin, áp dụng trong giảng dạy, qua các chuyên đề huyện, cụm trường, tôi quyết định chọn đề tài này để áp dụng với đối tượng giáo viên của nhà trường mình đang dạy. Phần 2: Nội dung. I. Cơ sở lý luận của đề tài. Căn cứ vào quan điểm chung và việc đổi mới PPDH trong nhà trường. Theo kịp với thời đại công nghệ thông tin bùng nổ ở khắp mọi nơi như ngày nay thì việc sử dụng Powerpoint để trình bày bài giảng thật là cần thiết và cấp bách. Nhằm giúp học sinh nắm bắt kiến thức của bài học theo hướng tích cực, quan sát trực quan và phát hiện vấn đề. Trang bị cho học sinh kiến thức môn học, hiểu biết về công nghệ thông tin, máy tính điện tử, trang bị cho học sinh có thể học nghề… Trước khi bắt đầu tạo bản trình diễn (presentation), chúng ta làm quen với giao diện của PowerPoint và khung tác vụ Standar d toolbar (Thanh công cụ chuẩn). New Presentation task pane Slide thumbnails (Slide hình thu nhỏ). Tạo một bản trình diễn mới Sử dụng các mẫu thiết kế sẵn. Status bar.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Các mẫu có sẵn trong PowerPoint 2003 cung cấp cho người sử dụng các định dạng và trình bày mỹ thuật đa dạng. Người dùng có thể thay đổi thiết kế nền, thay đồi font chữ, kiểu chữ cho phù hợp... Tạo bản trình diễn mới dùng các mẫu thiết kế sẵn 1. Trong menu File , chọn New. 2. Trong khung tác vụ New Presentation , dưới chữ New, chọn From Design Template. 3. Trong khung tác vụ Slide Design , dưới mục Available For Use, bấm chọn Globe design template. Chú ý: Nếu để con trỏ chuột ở phía trên mẫu , tên của nó sẽ xuất hiện. khung tác vụ Slide Design hiển thị các mẫu theo thứ tự ABC. 4. Trong menu Globe design template ,bấm chọn Apply to All Slides. Về sau ta có thể thay đổi mẫu khác 5. Ta có thể giữ nguyên định dạng của slide thứ nhất, hoặc có thể thay đồi nó như sau: trên menu Format, bấm chọn Slide Layout để mở khung tác vụ Slide Layout, sau đó bấm chọn kiểu định dạng . 6. Trong text box ở trên, gõ tiêu đề của bản trình diễn 7. Trong text box ở dưới, gõ một tiêu đề phụ. 8. Vào menu File, chọn Save As. Duyệt đến thư mục cần lưu trên my computer sau đó bấm Save. 9. Để chèn vào một slide kế tiếp, bấm chọn biều tượng. trên. thanh công cụ. Cứ thế tiếp tục các bước này trong quá trình xây dựng và trình diễn. Ta có thể hiệu chỉnh định dạng của các slide bất cứ lúc nào, bằng cách dùng mẫu thiết kế sẵn, các sơ đồ màu, các kiểu trình bày,.... Sử dụng khung tác vụ Sử dụng khung tác vụ Slide Layout và Slide Design, ta có thể tổ chức các kiểu trình bày slide, các mẫu thiết kế, các sơ đồ màu trong một bộ sưu tập tất cả các slide. Chọn một mục trong khung tác vụ này sẽ tác dụng ngay trên slide đang làm việc.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Thanh tác vụ Slide Layout chứa nhiều kiểu trình bày văn bản và nội dung khác nhau. Ví dụ, ta có thể tạo ra một tiêu đề ở phía trên những mục chọn, có thể tạo ra một khung chứa hình ảnh, một khung chứa video clip,... Có thể dùng sơ đồ màu để sự chọn lựa thêm phong phú. Ngoài ra còn có thể sử dụng các sơ đồ hoạt hình. Cách sử dụng khung tác vụ Slide Design 1. Mở một bản trình diễn nào đó (*.ppt) . 2. Trên thanh công cụ Format, chọn Slide Design để mở ra khung tác vụ Slide Design. Trong khung tác vụ Slide Design, có thể chọn Design Templates, Color Schemes, hoặc Animation Schemes. Mặc nhiên là Design Templates. 3. Trong khung tác vụ Slide Design, bấm Color Schemes.. Chọn hộp màu. 4. Bấm chọn sơ đồ màu theo sở thích. Bấm Apply to All Slides. Sử dụng các kiểu trình bày nội dung (content layouts) Kiểu trình bày nội dung là một cách sắp xếp các thành phần trong một slide, bao gồm: Tiêu đề, các danh sách, bảng biểu, ảnh, clip ... Khi tạo một slide mới, ta có thể chọn một kiểu trình bày cho nó. Để áp đặt một kiểu trình bày slide 1. Mở một bản trình diễn (*.ppt.).

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 2. Trong menu Format, chọn Slide Layout. Khung tác vụ Slide Layout xuất hiện. 3. Mở tab Slides trong chế độ Normal. Chọn một hoặc nhiều slide 4. Trong khung tác vụ Slide Layout, chọn kiểu trình bày thích hợp. Kiểu trình bày đó sẽ tác động đến các slide được chọn.. Ta cũng có thể hiệu chỉnh kiểu trình bày của một hay nhiều slide vào bất cứ lúc nào. Hiệu chỉnh bản trình diễn Với PowerPoint 2003, ta có thể thay đổi định dạng căn bản của nó bằng cách hiệu chỉnh slide chủ (slide master), thay đổi sơ đồ màu, hoặc gán những chuyển cảnh (transitions), Thay đổi slide chủ Slide chủ là một thành phần trong mẫu thiết kế sẵn, chứa những thông tin tương đối ổn định và nhất quán như: Kiểu font, vị trí các text box, hình nền. Ta có thể thay đổi slide chủ, khi đó tất cả các slide trong bản trình diễn sẽ chịu ảnh hưởng chung. Ngoài slide chủ, mẫu thiết kế thường bao gồm một bản tiêu đề chủ (title master). Bản tiêu đề chủ chứa các thông tin về định dạng trong phạm vi các slide.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> tiêu đề. Thông thường đó là các slide đầu tiên xuất hiện trong khung tác vụ Slide Layout. Ta có thể dùng slide chủ trong trường hợp đặc biệt muốn đưa hình vào nhiểu slide. Để hiệu chỉnh slide chủ 1. Mở một bản trình diễn mới (*.ppt.). 2. Trên menu View menu, chọn Master, và bấm chọn Slide Master.. 3. Hiệu chỉnh nội dung trong text box của slide chủ Thay đổi sơ đồ màu (Color Scheme) Thay đổi sơ đồ màu trong bản trình diễn là một phương pháp rất đơn giản nhưng hiệu quả để thay đổi hiệu quả mỹ thuật. Mẫu thiết kế sẽ xác định các sơ đồ màu tương ứng. Ta có thể thử nghiệm thay đổi sơ đồ màu bằng cách sử dụng thanh tác vụ Slide Design, hoặc có thể tạo ra sơ đồ màu riêng bằng cách dùng các màu khác nhau cho các thành phần khác nhau trên slide. Thêm các màu không nằm trong sơ đồ màu 1. Trong menu Format, chọn Slide Design. 2. Trong thanh cộng cụ In the Slide Design pane, chọn Color Schemes..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 3. Chọn nút Edit Color Schemes trên thanh tác vụ Slide Design. 4. Trong hộp thoại Edit Color Scheme dialog box, Bấm chọn thẻ click the Custom. Nếu Background chưa được chọn,hãy bấm chọn và đợi. 5. Chọn Change Color. Trong hộp thoại Background Color, Bấm chọn thẻ Custom. 6. Mô hình màu (Color model) phải ở chế độ RGB. Điều chỉnh các thông số Red, Green, và Blue cho đến khi đạt được màu cần thiết ( bằng cách sử dụng các phím mũi tên) sau đó bấm OK. 7. Chọn Apply để ấn định bóng mới và đóng hội thoại Edit Color Scheme. 8. Slide chủ thể hiện trên thanh công cụ, bấm chọn Close Master View. Thêm các chuyển cảnh (Transition) Các chuyển cảnh cho phép người dùng chuyển từ slide này sang slide khác một cách trôi chảy. Ta có thể tạo một kịch bản chuyển cảnh xuyên suốt bản trình diễn, hoặc tạo chuyển cảnh cho từng slide. Một vài ví dụ: . Fade Through Black. dạng chuyển cảnh dùng nền đen để làm mờ hình. . Newsflash. Nhấn mạnh bằng cách chuyển từ màu nền sang màu chữ. . Box Out. Dạng hộp chữ nhập từ nhỏ đến lớn.. Sau khi thử với một vài dạng chuyển cảnh khác nhau ta có thể dùng chuyển cảnh Wipe Right để làm mờ hình trên nền đen tư trái qua phải. Các chuyển cảnh giúp cho bản trình diễn có tính chuyên nghiệp hơn và làm cho các slide liên kết với nhau một cách tự nhiên khi trình chiếu. Tạo chuyển cảnh trong bản trình diễn 1. Trên menu Slide Show, bấm chọn Slide Transition. khi đó thanh tác vụ Slide Transition được mỡ ra. 2. Chọn menu Apply to selected slides, duyệt các chuyển cảnh trong danh sách, và bấm chọn Wipe Right. 3. Trong menu Modify transition menu, chọn chế độ Speed đến medium. 4. Bấm chọn Apply to All Slides để ấn định cho tất cả các slide..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Đưa hình ảnh vào bản trình diễn Hình ảnh minh họa có thể có tính chất quyết định khi muốn nhấn mạnh và thu hút sự quan tâm của người xem. Hình ảnh giúp cho người xem hiểu được các thông tin trừu tượng của người báo cáo. Ta có thể sử dụng ảnh chụp, ảnh vẽ, biểu đồ, đồ thị để minh họa. Đối với ảnh chụp PowerPoint 2003 có tính năng tự động nén ảnh, điều này giúp cho kích thước tập tin trình diễn ở mức tối thiểu tùy theo độ phân giải của màn hình. ta có thể lấy ảnh từ trên Web hoặc từ các nguồn khác. Ta cũng có thể nén ảnh khi dùng chức năng gửi thư điện tử có đính kèm tập tin trình diễn. Chèn hình ảnh từ bộ sưu tập Media Gallery Ta có thể chèn ảnh chụp, hình vẽ, âm thanh, và phim video bằng cách sử dụng Microsoft Clip Organizer. Chức năng này cho phép tạo ra các chủ đề phân loại, các bộ sưu tập theo các chủ đề khác nhau, quản lý việc thêm bớt hình ở vào các bộ sưu tập đó. Khi tạo bản trình diễn có thể chèn vào nhiều dạng media khác nhau để làm tăng tính hấp dẫn của bản trình diễn. Ví dụ ta có thể đưa vào một đoạn video clip minh họa cho chủ đề đang đề cập, kèm theo những hình chụp minh họa khác...Hầu hết các định dạng media để có thể đưa vào bản trình diễn PowerPoint. Chèn một clip từ Clip Organizer.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 1. Mở một bản trình diễn mới (*.ppt). 2. Trong menu Insert, chọn Picture, và bấm Clip Art. 3. Mở thanh tác vụ Insert Clip Art . Trong hộp Search text , gõ một từ hoặc nhóm từ có liên quan đến chủ đề, hoặc ta có thể chỉ định bộ sưu tập theo các phân loại đã định trước. 4. Bấm chọn nút Search . Để thu hẹp phạm vi tìm kiếm, ta có thể chỉ rõ việc tìm kiếm được thực hiện trên bộ sưu tập nào hoặc theo định dạng nào. 5. Trên khung liệt kê các hình ảnh tìm thấy, bấm đúp để đưa anh vào slide. Đối với các ảnh đã được đưa vào slide, ta có thể thay đổi kích thước hoặc di chuyển đến mốt vị trí khác cho phù hợp. Ta cũng có dùng thanh công cụ format picture để hiệu chỉnh một số thuộc tính khác của ảnh. Nén ảnh Đưa ảnh vào trong bản trình diễn sẽ làm tăng kích thước của tập tin PowerPoint. Tính năng nén ảnh của PowerPoint 2003 sẽ giúp tiết kiệm được không gian lưu trữ trên máy tính và làm giảm thời gian download. Bằng cách sử dụng tính năng này ta có thể nén kích cỡ ảnh và độ phân giải xuống còn 96 dpi (dots per inch) cho web và 200 dpi cho trang in, loại bỏ các thông tin khác không cần thiết. Chú ý: nén ảnh có thể làm giảm chất lượng , do đó nếu chỉ thuần tuý dùng Powerpoint để chế bản in thì không cần nén ảnh. Giảm bớt kích thước ảnh 1. Chọn ảnh từ thư mục hoặc từ một web site nào đó, 2. Trong menu View , chọn Toolbars, chọn tiếp Picture. 3. Trên thanh công cụ Picture, bấm chọn Compress Picture. 4. Chọn các tuỳ chọn khác..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Delete cropped areas of pictures : nghĩa là xoá luôn các diện tích đã cắt bỏ bằng chức năng crop. Quay hình ảnh Trong PowerPoint 2003, ta có thể dễ dàng quay hình ảnh ở bất cứ góc độ nào, điều này giúp cho việc trình bày đạt được những hiệu quả thẩm mỹ cần thiết. Thao tác quay hình 1.. Nếu không hiển thị công cụ Drawing,. vào menu View, chọn Toolbars, chọn Drawing. 2. Bấm chọn slide có chứa ảnh trong lip art that you inserted earlier in this chapter. 3. Bấm chọn ảnh. Đưa chuột vào điểm quay, kéo và quay ảnh cho đến khi đạt được góc quay cần thiết. Sử dụng trục (Guide) và lưới (grids) Trục và lưới là các công cụ trực quan giúp canh thẳng hàng các đối tượng trong slide như: văn bản, hình ảnh,... Trục là những đường nằm ngang và thẳng đứng giống như một hệ trục toạ độ trong mặt phẳng, còn lưới là tập hợp những đường thẳng năm ngang và thẳng đứng cách đều nhau. Cả hai công cụ này không hiện ra khi trình chiếu, nó chỉ xuất hiện trong quá trình thiết kế slide. Khi sử dụng trục và lưới, ta có thể: . Cho hiển thị, che dấu đi, hoặc xoá các đường trục và lưới.. . Điều chỉnh vị trí của các đường trục.. . Xác định khoảng cách giữa các đường lưới theo một độ dài định trước.. Canh thẳng hàng các hình bằng grid 1. Mở một bản trình diễn mới với(*.ppt). 2. Trên menu View, chọn Grid and Guides. 3. Dưới phần Snap to, đánh dấu chọn Snap objects to grid . Các đối tượng tự động canh thẳng hàng trên đường lưới. Bấm OK để xác nhận 4. Ở dưới phần Grid settings, đánh dấu chọn Display grid on screen..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 5. Bấm Click OK. Các đối tượng vẽ và hình ảnh sẽ được canh thẳng hàng trên lưới. Bảng và biểu đồ PowerPoint có công cụ để đưa vào những bảng (table) từ đơn giản đến phức tạp. Ngoài ra, còn có thể đưa vào từ một chương trình khác ở chế độ liên kết ( linked) hay nhúng (embedded) có thể nhúng một bảng của Word, một bảng của Excel, hoặc một bảng của Access. Khi ta chèn làm một bảng nhúng, các menu và nút công cụ tương ứng của các chương trình góc sẽ xuất hiện và tích hợp vào menu của PowerPoint. Tương tự ta có thể chèn một biểu đồ vào trong slide hoặc nhập một bảng tính hoặc biểu đồ từ excel. Nếu tạo biểu đồ, chương trình Microsoft Graph sẽ tích hợp chung với PowerPoint khi cần hiệu chỉnh biểu đồ đó, chẳng hạn: thay đổi kiểu biểu đồ, thay đổi màu, kích cỡ,... Nhập biểu đồ từ bảng tính Excel 1. Tạo một slide mới trong bản trình diễn. Vào menu Insert, chọn Chart. Một biểu đồ mẫu và bảng dự liệu tương ứng hiện ra. 2. Nếu bảng dữ liệu không hiển thị, trên thanh công cụ, bấm chọn View Datasheet. Chọn ô đầu tiên chứa dữ liệu. 3. Trong menu Edit, chọn Import File. 4. Trong hộp Look in, Chọn ổ đỉa, thư mục chứa bảng tính Excel cần nhập (import). 5. Nhấp đúp chuột váo bảng tính ta cần import..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 6. Trong hộp thoại Import Data Options, Chọn bảng tính (worksheet) cần nhập (import). 7. Để import tất cả dữ liệu trong bảng tính, trong hộp Import box, bấm Entire sheet. 8. Để import một phần dữ liệu, bấm Range, và nhập vùng dữ liệu cần import vào hộp Range. Ta có thể nhập vào điạ chỉ ô hoặc khối ô hoặc có thể nhập tên vùng dữ liệu (range name) đó. 9. Nếu chỉ chọn một ô dữ liệu ở bước 3 thì ta bỏ dầu chọn Overwrite existing cells. 10. Bấm OK. Khi đó dữ liệu được Import sẽ thay thề dữ liệu mẫu ban đầu và biểu đồ thay đổi để phản ánh bảng dữ liệu mới... Chú ý: Có thể mở Excel và sao chép biểu đồ, sau đó paste vào bản trình diễn. Tạo một bản trình diễn đa phương tiện Tạo chuyển động (animation) PowerPoint 2003 là một công cụ rất mạnh để thực hiện các hoạt cảnh trên bản trình diễn. Hoạt cảnh là một cách dùng để minh họa khái niệm và ý tưởng một cách trực quan dễ hiểu, hoặc dùng để nhấn mạnh thông qua các hiệu ứng gây sự chú ý. Ví dụ: có thể tạo một hoạt cảnh để hướng dẫn người xem hiểu được từng bước của một tiến trình. Ta cũng có thể nhấn mạnh sự xuất hiện hay biến mất của một đối tượng bằng các hiệu ứng gây ấn tượng. Một hoạt cảnh có thể đơn giản chỉ là một dãy các text box được chỉ định xuất hiện theo một thứ tự theo thời gian của người báo cáo. Ở mức độ phức tạp.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> hơn, ta có thể làm cho các ảnh chuyển động để diễn tả bản chất của một quá trình. Các hiệu ứng chuyển động định sẵn 1. Chọn đối tượng muốn thể hiện chuyển động. 2. Trong menu Slide Show, chọn Animation Schemes (sơ đồ hoạt cảnh). 3. Trong khung tác vụ Slide Design, trên menu Apply to selected slides, chọn một tên hoạt cảnh nào đó ( hiệu ứng sẽ được thấy ngay trên slide). Tạo chữ chuyển động 1. Chọn dòng chữ cần làm chuyển động. 2. Trong menu Slide Show , bấm Custom Animation, hoặc mở khung tác vụ Custom Animation từ menu View. 3. Bấm chọn Add Effect để hiện danh sách các lựa chọn hoạt hình, sau đó chọn kiểu chuyển động tương ứng..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Hiệu ứng ra chữ Hiệu ứng chữ sau khi ra Hiệu ứng cắt chữ sau khi ra Tạo hiệu ứng chuyển động của các đối tượng được chon khi ra. 4. Tác động của chuyển động được thể hiện ngay trên slide. Sau đó có thể thêm, bớt, sửa, xoá các hiệu ứng chuyển động. Đưa âm thanh vào slide. Khả năng đưa âm thanh, âm nhạc vào trong bản trình diễn là không có giới hạn. Có thể đưa nhạc và âm thanh tư các nguồn khác nhau: từ các tập tin trên đĩa, từ internet, tư bộ sưu tập Clip Organizer hoặc có thể tự ghi âm từ đĩa CD nhạc. Thực hiện đưa âm thanh hoặc phim video vào bản trình diễn 1. Bấm chọn slide muốn thể hiện music hoặc video clip. 2. Trong menu Insert, chọn Movies and Sounds.. 3. Chọn nguồn: Một trong các nguồn sau - Movie from clip organizer: Tổ chức bộ phim từ clip.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Movie from file: Phim từ tập tin - Sound from clip organizer: Âm thanh từ các người tổ chức clip - Sound from File: Âm thanh từ Tập tin - play CD audio file: chơi tập tin âm thanh CD - record sound: ghi lại âm thanh 4. Duyệt tìm tập tin chọn file trong clip organizer. 5. Bấm OK. Khi được hỏi, chọn việc phát âm thanh một cách tự động hoặc khi bấm chuột. Chú Ý PowerPoint 2003 còn rất nhiều các tính năng khác không được trình bày ở đây mong các bạn đồng nghiệp hãy tìm tòi và khám phá........ II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. - Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã được chỉ rõ từ nghị quyết TW Đảng khoá IV. Việc đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện ở các cấp học. Cần áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề ở học sinh. Theo định hướng này, tôi quyết định áp dụng đề tài này đối với học sinh và giáo viên trong nhà trường. III. Các giải pháp và kết quả đạt được 1. Các giải pháp. - Sử dụng Powerpoint để trình bày một bài giảng trên lớp với thời lượng 45 phút. - Phát tài liệu và tổ chức các chuyên đề cho giáo viên trong nhà trường. 2. Kết quả đạt được - Trong quá trình nghiên cứu, học tập tôi đã vận dụng vào thực hiện trong quá trình giảng dạy ở trường THCS và đã thu được một số kết quả tốt. - Kỹ năng soạn bài của các giáo viên trong nhà trường được tăng lên rõ rệt. - Bản thân cũng đã tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm bổ ích thông qua việc nghiên cứu, ứng dụng và chất lượng giảng dạy cũng được nâng cao hơn..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Phần 3: Kết luận và khuyến nghị 1. Những kết luận đánh giá. Qua nghiên cứu đề tài và thực tiễn giảng dạy tôi rút ra một số kết luận sau: Đặc điểm đối tượng học sinh: Do đặc điểm đối tượng học sinh, việc sử dụng Sử dụng Powerpoint để trình bày bài giảng điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua đó mà rèn luyện kỹ năng và đạt được những mục tiêu học tập. Đặc điểm bộ môn: Do đặc trưng của từng bộ môn, học sinh nắm bắt kiến thức vận dụng vào các thí nghiệm, hình vẽ và giải các bài tập, việc sử dụng Powerpoint để trình bày bài giảng giúp học sinh nhìn nhận một cách trực quan về hình động. Phương pháp giảng dạy của giáo viên: Giảng dạy theo hướng tích cực phù hợp với từng nội dung, đối tượng cụ thể của từng lớp, từng nhóm... để học sinh tích cực chủ động tiếp thu bài. Phương tiện giảng dạy: sử dụng Powerpoint để thiết kế và trình bày bài giảng thật sự đơn giản, tiện ích và mang lại hiệu quả, phát huy tính tích cực của học sinh, giờ học mang lại hiệu quả cao. Các hình thức trứng diện biểu bảng, sơ đồ, hình ảnh, âm thanh trong giảng dạy linh hoạt cho phép giáo viên dẫn dắt học sinh đi từ cụ thể đến trừu tượng hoặc ngược lại. Tuỳ theo từng phần kiến thức quan trọng hoặc tuỳ theo trình độ của học sinh mà ta có thể chủ động điều chỉnh thời gian hay diễn giải kĩ hơn theo tinh thần mở rộng vấn đề hay đào sâu kiến thức. 2. Các khuyến nghị được đề suất từ sáng kiến kinh nghiệm. - Đối với Phòng GD&ĐT cần có sự hướng dẫn cụ thể một bài giảng điện tử của một tiết học nên soạn như thế nào. Có nên trình bày tất cả các nội dung của một tiết học vào bài giảng không?... - Đối với nhà trường cần trang bị thêm các thiết bị phục vụ cho giáo viên như máy chiếu, máy tính... cho giáo viên. Tài liệu tham khảo:.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Phương pháp sử dụng Powerpoint Hội đồng khoa học nhà trường thống nhất: Xếp loại: ……………………. Tân Khánh, tháng 04 năm 2011 Người viết. Hiệu trưởng. Chu Văn Doanh.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×