Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

mot so tro choi trong day toan thong ke

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 63 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ SƯ PHẠM MÔN TOÁN – TỔ GIÁO DỤC TIỂU HỌC. Bài thu hoạch môn “Trò chơi trong dạy học Toán ở Tiểu học”. Giảng viên hướng dẫn. Tác giả: Nhóm 6 - Nguyễn Minh Dẫn - Phan Thái Châu - Phạm Thị Ngọc Diễm - Lê Thị Thanh Vui - Neang Nhươn - Thạch Thị Sốc Khum - Nguyễn Thị Yến Nhi - Trần Thị Kim Nhi - Hồ Thị Bé Siêm - Nguyễn Trần Diễm Phúc. Dương Hữu Tòng. Biên soạn: Nguyễn Minh Dẫn. Cần Thơ, 04/2012 Trang 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Mục lục Trò chơi. Trang. EM ĐI SIÊU THỊ ................................................................................................................................................ 3 ĐIỀU TRA VIÊN NHÍ ......................................................................................................................................... 6 KHU CHỢ VUI NHỘN ....................................................................................................................................... 8 GIA ĐÌNH VĂN HÓA....................................................................................................................................... 12 AI NHANH NHẤT ........................................................................................................................................... 15 KẾ TOÁN GIỎI ................................................................................................................................................ 18 MÁY ĐO SIÊU TỐC......................................................................................................................................... 20 TÌM NGỌC KẾ VỊ NGAI VÀNG ........................................................................................................................ 23 CON SỐ EM YÊU ............................................................................................................................................ 25 HÓA GIẢI MA THUẬT .................................................................................................................................... 28 EM LÀ KẾ TOÁN............................................................................................................................................. 30 AI NHANH! AI ĐÚNG! .................................................................................................................................... 33 SỞ THÍCH CỦA BẠN ....................................................................................................................................... 35 SIÊU THỊ MAY MẮN ....................................................................................................................................... 38 NHANH TAY LẸ MẮT...................................................................................................................................... 40 ĐẾM SAO....................................................................................................................................................... 44 GIẢI CỨU THỎ CON....................................................................................................................................... 47 BÁC NGƯ DÂN GIỎI ...................................................................................................................................... 51 GIẢI CỨU CÔNG CHÚA .................................................................................................................................. 52 THÔNG MINH HƠN MÈO .............................................................................................................................. 57 CHIẾN SĨ TÍ HON ............................................................................................................................................ 59 BÍ MẬT CỦA NHỮNG MẢNH GHÉP ............................................................................................................... 62. Trang 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> NHÓM 6. Em đi siêu thị Điều tra viên nhí. Trang 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> EM ĐI SIÊU THỊ Tác giả: Dẫn, Châu, K.Nhi, Y.Nhi, Diễm, D.Phúc, Vui, Siêm, Khum, Nhươn 1. Mục tiêu: - Học sinh biết cách thống kê, vận dụng bài học vào thực tế. - Hình thành và rèn luyện kỹ năng làm tính, tính nhanh. - Rèn luyện sự nhanh nhẹn, tính đoàn kết, kỷ luật. 2. Đối tượng chơi: - Học sinh lớp 3. 3. Thời gian chơi: - 30 phút. 4. Chuẩn bị: - 12 phiếu ghi sẵn tên sản phẩm và có tên các siêu thị bán các sản phẩm đó. Gồm 12 siêu thị. VD: Phiếu sản phẩm mua tại siêu thị: Vinatext. Tập, sách, tập, viết, gôm, viết, sách, gôm, tập. - 1 phiếu thưởng (thưởng quà), 1 phiếu phạt. - 1 thùng giấy, 4 bảng thống kê. Tập Viết Siêu thị …….. ………. quyển ………… cái Siêu thị …….. ………. quyển ………… cái Siêu thị …….. ………. quyển ………… cái Tổng cộng: ………. quyển ………… cái 1. Mua hàng ở các siêu thị: ….. 2. Sản phẩm mua nhiều nhất là:… 3. Sản phẩm mua ít nhất là: …. Sách ………….. quyển ………….. quyển ………….. quyển ………….. quyển. Gôm ………………. cái ………………. cái ………………. cái ………………. cái. 5. Cách tiến hành: - Giáo viên chia lớp thành 4 đội chơi. - Phổ biến luật chơi: Mỗi đội cử 3 thành viên lần lượt lên bốc phiếu và đem phiếu về để cả đội cùng thống kê, ghi số lượng hàng hóa mua ở mỗi siêu thị, ghi số liệu cần thiết vào bảng thống kê. Sau khi đã thống kê xong, đại diện mỗi đội dán kết quả thống kê lên bảng. Trang 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Lưu ý: + Đội nào bốc được phiếu thưởng, phiếu phạt thì giữ lại phiếu và phải bốc lại, đến khi đội mình có đủ 3 phiếu có sản phẩm. + Phải đem phiếu về đến đội mới được mở phiếu ra xem. - Cách đánh giá: Đội nào thống kê đúng nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng. Trong trường hợp có nhiều đội làm đúng thì đội nào làm nhanh hơn sẽ thắng. a. Tổ chức chơi - Giáo viên nêu trò chơi, nội dung chơi, luật chơi, cách đánh giá. - Giáo viên chia đội chơi, cho học sinh chơi thử (nếu học sinh chưa hiểu luật chơi) - Sau khi hô bắt đầu, 4 đội bắt chơi. Đại diện mỗi đội lên bốc phiếu, cả đội cùng thống kê, sau đó dán kết quả lên bảng. Đội có đáp án đúng và nhanh sẽ chiến thắng. b. Tổng kết và phát thưởng - Giáo viên cùng cả lớp kiểm tra kết quả của 4 đội. - Tổng kết thưởng phạt đối với các đội chơi thắng và thua đồng thời thưởng phạt đối với những đội bốc được phiếu thưởng phạt.. Trang 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ĐIỀU TRA VIÊN NHÍ Tác giả: Dẫn, Châu, K.Nhi, Y.Nhi, Diễm, D.Phúc, Vui, Siêm, Khum, Nhươn 1. Mục tiêu - Học sinh biết cách thống kê, hiểu thêm về biểu đồ hình cột, vận dụng bài học vào thực tế. - Bước đầu làm quen với vẽ biểu đồ hình cột. - Rèn luyện sự nhanh nhẹn, tính đoàn kết, kỷ luật, lòng yêu thương con người, bảo vệ môi trường, tính thẩm mỹ. 2. Đối tượng - Học sinh lớp 4. 3. Thời gian - 40 phút. 4. Kiến thức cần có - Sau khi học sinh học xong bài “Biểu đồ (tiếp theo)”. - Có thể tổ chức thành 1 tiết luyện tập. 5. Chuẩn bị - Bảng phụ có vẽ sẵn trục x, y; chia tỉ lệ sẵn; điền một số thông tin cần thiết để học sinh dễ dàng vẽ và tiến hành một vài thao tác thống kê. 6. Một số thông tin về trò chơi 6.1 Tình huống trò chơi - Lớp sẽ trở thành một xã ở miền Trung. Tên xã là Chăn Nuôi. Xã Chăn Nuôi gồm 4 ấp, tương ứng 4 tổ: ấp Trứng Gà, ấp Trứng Vịt, ấp Trứng Cút, ấp Trứng Ngỗng. Do tình hình chặt phá rừng bừa bãi như ngày nay nên đã xảy ra lũ lụt ở nhiều nơi, đặc biệt là xã Chăn Nuôi. Sau đợt lũ vừa rồi, xã Chăn Nuôi đã bị thiệt hại nghiêm trọng về của cải. Chính vì vậy mà chính quyền địa phương và đồng bào cả nước đã đóng góp để cứu trợ cho xã Chăn Nuôi. Học sinh sẽ trở thành Điều tra viên nhí, cùng điều tra và thống kê xem mỗi ấp có bao nhiêu người để nhận quà cứu trợ. 6.2 Luật chơi - Mỗi ấp chỉ được cử ra 1 điều tra viên đi đến các ấp khác điều tra xem mỗi ấp có bao nhiêu người. Các thành viên còn lại thống kê số người trong ấp của mình. - Sau đó, vẽ vào bảng phụ 4 hình cột biểu thị số dân của 4 ấp. - Sau khi vẽ xong, điền đầy đủ số liệu trong bảng phụ. Các thông tin cần điền trong bảng phụ là: + Xã Chăn Nuôi có … ấp. + Ấp Trứng Gà có … người. Ấp Trứng Cút có … người. + Ấp có nhiều người nhất là ... Ấp có ít người nhất là … Trang 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> + Trung bình mỗi ấp có … người. - Bước cuối cùng là dán kết quả của mình lên bảng. - Phân định thắng thua bằng cách cho điểm. Thang điểm như sau: + Vẽ đúng số người của một ấp được 30 điểm. + Mỗi câu trả lời đúng cho phần câu hỏi được 10 điểm. + Trình bày đẹp được 10 điểm. + Hoàn thành nhanh nhất được 10 điểm, nhanh nhì được 8 điểm, nhanh ba được 6 điểm, chậm nhất không có điểm.  Điểm tối đa mỗi ấp có thể đạt được là 200 điểm. - Xếp hạng: Xếp hạng nhất, nhì, ba theo độ lớn của điểm số mỗi ấp. 6.3 Hình thức thưởng phạt - Thưởng quà đối với ấp hạng nhất, nhì, ba. - Phạt đối với ấp hạng chót: Cả ấp cùng hát bài ca “Một con vịt” nhưng không được hát thành tiếng, không được cười thành tiếng. 7. Cách tiến hành 7.1 Giới thiệu - Các tiết trước các em đã được học về biểu đồ và luyện tập về biểu đồ rất nhiều. Tiết luyện tập hôm nay, thầy (cô) sẽ tổ chức cho các em chơi trò chơi. 7.2 Tổ chức chơi - Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, nêu tình huống của trò chơi, luật chơi, cách đánh giá. - Giáo viên chia đội chơi, giao bảng phụ cho mỗi đội. - Cho học sinh chơi thử nếu học sinh chưa rõ luật. - Sau khi mọi việc đã chuẩn bị xong, giáo viên tập trung sự chú ý của học sinh và hô “Bắt đầu”. - Mỗi đội chơi như luật đã công bố tại mục 6.2. 7.3 Tổng kết và phát thưởng - Tổng kết: Giáo viên cùng cả lớp kiểm tra kết quả và cho điểm. - Thưởng phạt: thực hiện như mục 6.3 7.4 Đánh giá - Nêu một số điều cần lưu ý khi vẽ biểu đồ, tìm số trung bình cộng. - Giải thích lý do học sinh làm sai (nếu có).. Trang 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> NGUYỄN MINH DẪN - 1090331. Khu chợ vui nhộn Gia đình văn hóa. Trang 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> KHU CHỢ VUI NHỘN Tác giả: Nguyễn Minh Dẫn 1. Mục tiêu - Học sinh biết cách thống kê, biết cách tính toán và sử dụng đồng tiền Việt Nam, vận dụng bài học vào thực tế. - Rèn luyện sự nhanh nhẹn, tính đoàn kết, kỷ luật. 2. Đối tượng - Học sinh lớp 3. 3. Thời gian - 30 phút. 4. Kiến thức cần có - Sau khi học sinh học xong bài “Làm quen với thống kê số liệu”. - Trò chơi này nên tổ chức trong tiết “Làm quen với thống kê số liệu (tt)”. 5. Chuẩn bị - Các thẻ hàng có in hàng hóa và giá tiền trên đó. Mỗi thẻ hàng in 1 sản phẩm. Gồm 5 mặt hàng: Siêu nhân 4 con giá 15000 đồng/con, truyện cổ tích 20 quyển giá 6000 đồng/quyển, bánh Solo 40 cái giá 1000 đồng/cái, kẹo mút 40 cái giá 2000 đồng/cây, búp bê 4 con giá 10000 đồng/con. - Các thẻ tiền có in mệnh giá tiền Việt Nam trên đó. Gồm các mệnh giá: 1000 đồng (20 tờ), 2000 đồng (20 tờ), 5000 đồng (16 tờ), 10000 đồng (6 tờ) - Hai loại bảng phụ: + Loại 1: Bảng phụ dành cho đội bán hàng.. PHIẾU BÁN HÀNG Truyện cổ tích Kẹo mút. Tên sản phẩm Siêu nhân Búp bê Số lượng 1. Truyện cổ tích bán hết: ….. quyển. Búp bê bán hết: …. con. 2. Sản phẩm bán nhiều nhất là: …… Sản phẩm bán ít nhất là: …. 3. Số tiền thu được khi bán: kẹo mút là …. đồng, bánh Solo là ….đồng. + Loại 2: Bảng phụ dành cho đội mua hàng.. Trang 9. Bánh Solo.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> PHIẾU MUA HÀNG Truyện cổ tích Kẹo mút. Tên sản phẩm Siêu nhân Búp bê Số lượng 1. Truyện cổ tích mua được: ….. quyển. Búp bê mua được: …. con. 2. Sản phẩm mua nhiều nhất là: …… Sản phẩm mua ít nhất là: …. 3. Đã mua kẹo mút hết: …. đồng. Đã mua bánh Solo hết: …. đồng.. Bánh Solo. 6. Một số thông tin về trò chơi 6.1 Tình huống trò chơi - Lớp sẽ trở thành một khu chợ bán hàng sầm uất. Lớp chia làm 4 đội: 2 đội bán hàng và hai đội đi mua hàng. 2 đội bán hàng là A và B. 2 đội mua hàng là 1A và 1B. Các đội tương ứng với các tổ (Lưu ý: sắp xếp đội bán và đội mua không cùng 1 dãy để các em dể chơi). Các em được ba mẹ cho một số tiền thưởng do đã có kết quả cao trong học tập. Các em dùng số tiền này để đi mua sắm những gì mình thích trong những mặt hàng có bán trong khu chợ này. Đội bán phải thống kê số lượng hàng hóa mình đã bán được để chuẩn bị nhập hàng mới về bán tiếp. Đội mua thì thống kê số hàng hóa mình mua được để báo cáo với ba mẹ. 6.2 Luật chơi - Đội 1A chỉ được mua sắm ở cửa hàng của đội A. Đội 1B thì chỉ được mua sắm ở cửa hàng của đội B. - Tiền sẽ được phát cho đội mua và hàng hoá sẽ được phát cho đội bán. - Đội mua sử dụng tiền đó để mua hàng và phải mua sao cho có đủ 5 loại sản phẩm. Số lượng hàng hóa mua tùy thích. - Đội bán có nhiệm vụ ghi lại những gì mà đội mình đã bán được. Sau đó thống kê vào bảng phụ và hoàn thành một số thông tin trong bản phụ ấy. - Đội mua có nhiệm vụ thống kê các sản phẩm mình đã mua trong bảng phụ của mình và hoàn thành một số thông tin trong bản phụ ấy. - Sau khi hoàn thành xong việc mua bán, và điền đầy đủ số liệu trong bảng phụ, bước cuối cùng là dán kết quả của mình lên bảng. - Phân định thắng thua bằng cách cho điểm. Thang điểm như sau: + Điền số liệu đúng trong bảng thống kê, mỗi sản phẩm đúng được điểm 25 điểm. + Mỗi câu trả lời đúng cho phần câu hỏi được 10 điểm. + Trình bày đẹp được 10 điểm. + Hoàn thành nhanh nhất được 5 điểm, nhanh nhì được 4 điểm, nhanh ba được 3 điểm, chậm nhất không có điểm.  Điểm tối đa mỗi đội có thể đạt được là 200 điểm.. Trang 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 6.3 7. 7.1 -. Xếp hạng: Xếp hạng nhất, nhì, ba theo độ lớn của điểm số mỗi đội. Hình thức thưởng phạt Thưởng quà đối với đội hạng nhất, nhì, ba. Phạt đối với đội hạng chót. Cách tiến hành Giới thiệu Các tiết trước các em đã được làm quen với thống kê số liệu. Tiết học hôm nay, thầy (cô) sẽ tổ chức cho các em chơi trò chơi. 7.2 Tổ chức chơi - Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, nêu tình huống của trò chơi, luật chơi, cách đánh giá. - Giáo viên chia đội chơi, giao bảng phụ cho mỗi đội. - Phát đều số tiền cho 2 đội mua và phát đều số hàng hóa cho 2 đội bán. - Cho học sinh chơi thử nếu học sinh chưa rõ luật. - Sau khi mọi việc đã chuẩn bị xong, giáo viên tập trung sự chú ý của học sinh và hô “Bắt đầu”. - Mỗi đội chơi như luật đã công bố tại mục 6.2. 7.3 Tổng kết và phát thưởng - Tổng kết: Giáo viên cùng cả lớp kiểm tra kết quả và cho điểm. - Thưởng phạt: thực hiện như mục 6.3 7.4 Đánh giá - Nêu một số điều cần lưu ý khi thống kê. - Giải thích lý do học sinh làm sai (nếu có).. Trang 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> GIA ĐÌNH VĂN HÓA Tác giả: Nguyễn Minh Dẫn 1. 2. 3. 4. 5. -. Mục tiêu Học sinh biết cách thống kê, hiểu thêm về biểu đồ, vận dụng bài học vào thực tế. Bước đầu làm quen với việc xây dựng biểu đồ. Rèn luyện sự nhanh nhẹn, tính đoàn kết, kỷ luật, hiểu biết thêm về cân bằng dân số. Đối tượng Học sinh lớp 4. Thời gian 40 phút. Kiến thức cần có Sau khi học sinh học xong bài “Biểu đồ”. Có thể tổ chức thành 1 tiết luyện tập. Chuẩn bị Bảng phụ có vẽ sẵn bảng số liệu và điền một số thông tin cần thiết để học sinh dễ dàng tiến hành một vài thao tác thống kê. BIỂU ĐỒ CÁC CON CỦA NĂM GIA ĐÌNH Tên gia đình Các con trong gia đình Gia đình bạn ….. Gia đình bạn ….. Gia đình bạn ….. Gia đình bạn ….. Gia đình bạn ….. 1. Biểu đồ thống kê số con của các gia đình nào? ………………………………………………….. 2. Gia đình nào có nhiều con nhất? ……………………………………………………………………….. 3. Gia đình nào có ít con nhất? ………………………………………………………………………………. 4. Gia đình có ít con nhất có bao nhiêu con gái? ……………………………………………………. 5. Gia đình có nhiều con nhất có bao nhiêu con trai? …………………………………………….. 6. Trung bình mỗi gia đình có bao nhiêu con? (lấy số nguyên) ………………………………... 6. Một số thông tin về trò chơi 6.1 Tình huống trò chơi - Lớp sẽ trở thành một thị trấn. Thị trấn này có 4 khu phố tương ứng với 4 tổ: khu phố 1, khu phố 2, khu phố 3, khu phố 4. Khu phố xét thi đua gia đình văn hóa, trong đó có tiêu chí là gia đình chỉ có nhiều nhất là hai con. Mỗi khu phố sẽ phải điều tra 5 gia đình trong Trang 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> khu phố mình xem các gia đình đó mỗi gia đình có bao nhiêu con và là gái hay trai. 6.2 Luật chơi - Mỗi tổ cử ra 5 người để cả tổ cùng điều tra xem gia đình của mỗi bạn đó có bao nhiêu người con và họ là gái hay trai. - Sau đó, vẽ vào bảng phụ hình ảnh tượng trưng các người con có thể hiện rõ giới tính (Học sinh vẽ tùy thích sao cho thể rõ đặc điểm phân biệt nam và nữ. Điển hình là: Nam tóc ngắn hoặc đầu đinh, Nữ thì tóc dài hoặc thắt bính). - Sau khi vẽ xong, điền đầy đủ số liệu trong bảng phụ. - Bước cuối cùng là dán kết quả của mình lên bảng. - Phân định thắng thua bằng cách cho điểm. Thang điểm như sau: + Vẽ đúng số người của một gia đình được 20 điểm. + Từ câu 1 đến câu 5, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Riêng câu 6 trả lời đúng được 30 điểm. + Trình bày đẹp được 10 điểm. + Hoàn thành nhanh nhất được 10 điểm, nhanh nhì được 8 điểm, nhanh ba được 6 điểm, chậm nhất không có điểm.  Điểm tối đa mỗi khu phố có thể đạt được là 200 điểm. - Xếp hạng: Xếp hạng nhất, nhì, ba theo độ lớn của điểm số mỗi khu phố. 6.3 Hình thức thưởng phạt - Thưởng quà đối với khu phố hạng nhất, nhì, ba. - Phạt đối với khu phố hạng chót. 7. Cách tiến hành 7.1 Giới thiệu - Các tiết trước các em đã được học về biểu đồ và luyện tập về biểu đồ. Tiết luyện tập hôm nay, thầy (cô) sẽ tổ chức cho các em chơi trò chơi. 7.2 Tổ chức chơi - Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, nêu tình huống của trò chơi, luật chơi, cách đánh giá. Trong khi giới thiệu luật chơi, giáo viên cho học sinh xem mẫu biểu đồ trang 28 SGK Toán 4, để các em hình dung ra cách vẽ hình ảnh tượng trưng giới tính. - Giáo viên chia đội chơi, giao bảng phụ cho mỗi đội. - Cho học sinh chơi thử nếu học sinh chưa rõ luật. - Sau khi mọi việc đã chuẩn bị xong, giáo viên tập trung sự chú ý của học sinh và hô “Bắt đầu”. - Mỗi đội chơi như luật đã công bố tại mục 6.2. 7.3 Tổng kết và phát thưởng - Tổng kết: Giáo viên cùng cả lớp kiểm tra kết quả và cho điểm.. Trang 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Thưởng phạt: thực hiện như mục 6.3 7.4 Đánh giá - Nêu một số điều cần lưu ý khi vẽ biểu đồ, tính trung bình cộng, cách lấy thông tin dựa vào biểu đồ. - Giải thích lý do học sinh làm sai (nếu có).. Trang 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> THẠCH THỊ SỐC KHUM - 1090347. Ai nhanh nhất Kế toán giỏi. Trang 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> AI NHANH NHẤT Tác giả: Thạch Thị Sốc Khum 1. Mục tiêu - Học sinh biết cách thống kê, vận dụng bài học vào thực tế. - Hình thành và củng cố kỹ năng làm tính, tính nhanh. - Rèn luyện sự nhanh nhẹn, tính đoàn kết, tính kỷ luật. 2. Đối tượng - Học sinh lớp 3. 3. Thời gian - 20 phút. 4. Kiến thức cần có - Sau khi học sinh học xong bài thống kê cơ bản. 5. Chuẩn bị - 4 hộp giấy, mỗi hộp có: Ngôi sao ( 30 hình ), bông 4 cánh ( 28 bông ), bông 5 cánh ( 25 bông ), bông 8 cánh (33 bông ). - 4 bảng phụ. Hình. Ngôi sao. Bông 4 cánh. Bông 5 cánh. Bông 8 cánh. Số lượng Tổng cộng. 6. Một số thông tin về trò chơi 6.1 Tình huống trò chơi Trong giờ kỹ thuật của một lớp học, cô giáo đã cho học sinh cắt hình ngôi sao và hình bông hoa 4 cánh, 5 cánh, 8 cánh để trang trí chào mừng ngày 20-11. Cô giáo không biết lớp đã cắt được bao nhiêu hình ngôi sao và bông. Nhiệm của học sinh là giúp cô giáo thống kê xem lớp cô cắt được bao nhiêu ngôi sao, bông 4 cánh, bông 5 cánh, bông 8 cánh. 6.2 Luật chơi - Mỗi đội cử đại diện 1 thành viên lên chọn 1 hộp giấy đem về cho đội mình thống kê,. Trang 16.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> sau đó chia đều số hình thành 4 phần bằng nhau. - Sau đó dán kết quả lên bảng ( lưu ý học sinh dán lên bảng rồi thì không được sửa ). - Phân định thắng thua bằng cách cho điểm. Thang điểm như sau: + Thống kê đúng mỗi loại hình được 20 điểm. + Tính trung bình đúng được 10 điểm. + Sạch 5 điểm. + Nhanh nhất được 5 điểm. Điểm tối đa là 100 điểm. - Xếp hạng: Xếp hạng nhất, nhì, ba, tư. 7. Cách tiến hành 7.1 Giới thiệu - Tiết trước các em đã được học về thống kê cơ bản. Tiết luyện tập hôm nay, thầy (cô) sẽ tổ chức cho các em chơi trò chơi. 7.2 Tổ chức chơi - Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, nêu tình huống của trò chơi, luật chơi, cách đánh giá. - Giáo viên chia đội chơi, giao bảng phụ cho mỗi đội. - Cho học sinh chơi thử nếu học sinh chưa rõ luật. - Sau khi mọi việc đã chuẩn bị xong, giáo viên tập trung sự chú ý của học sinh và hô “Bắt đầu”. - Mỗi đội chơi như luật đã công bố tại mục 6.2. 7.3 Tổng kết và phát thưởng - Tổng kết: Giáo viên cùng cả lớp kiểm tra kết quả và cho điểm. - Xếp hạng và phát thưởng.. Trang 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> KẾ TOÁN GIỎI Tác giả: Thạch Thị Sốc Khum 1. Mục tiêu - Học sinh biết cách thống kê, hiểu thêm về biểu đồ hình cột, vận dụng bài học vào thực tế. - Bước đầu làm quen với vẽ biểu đồ hình cột. - Rèn luyện sự nhanh nhẹn, tính đoàn kết, kỷ luật, thẩm mỹ. 2. Đối tượng - Học sinh lớp 4. 3. Thời gian - 40 phút. 4. Kiến thức cần có - Sau khi học sinh học xong bài “Biểu đồ (tiếp theo)”. - Có thể tổ chức thành 1 tiết luyện tập. 5. Chuẩn bị - Giáo viên: + Hai hộp giấy, mỗi hộp có 4 phiếu: Phiếu tháng 1: Vải lụa 20m,10m,15m; vải len 30m, 5m, 10m; vải von 20m,15m, 4m. Phiếu tháng 2: Vải len 10m, 15m,15m; vải lụa 6m, 10m, 20m; vải von 5m, 8m,10m. Phiếu tháng 3: Vải von 15m, 20m, 5m; vải lụa 8m, 10m, 20m; vải len 30m, 5m. Phiếu tháng 4: Vải von 15m, 15m, 5m; vải lụa 5m,10m, 5m,10m; vải 40m, 5m,3m. + Bốn bảng phụ: Hai bảng thống kê Tháng. 1. 2. 3. 4. Tổng cộng. Vải Lụa Len Von Hai bảng ( biểu đồ thể hiện số lượng vải mỗi loại trong 4 tháng) có vẽ sẵn trục x, y; chia tỉ lệ sẵn; điền một số thông tin cần thiết để học sinh dễ dàng vẽ.. Trang 18.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Học sinh: thước, bút mực, bút chì, viết long. 6. Một số thông tin về trò chơi 6.1 Tình huống trò chơi Một cửa hàng bán vải muốn thống kê số mét vải đã bán được trong bốn tháng đầu năm, nhưng người kế toán đã xin nghỉ phép nên không có người thống kê. Nhiệm vụ của học sinh là giúp cửa hàng đó thống kê số mét vải mỗi loại đã bán được trong bốn tháng. 6.2 Luật chơi - Mỗi đội sẽ cử 1 thành viên đại diện lên chọn 1 hộp phiếu đem về cho đội mình, Các thành viên trong đôi thống kê và vẽ biểu đồ 3 hình cột biểu thị số mét vải mỗi loại trong 4 tháng. - Bước cuối cùng là dán kết quả của đội mình lên bảng. - Phân định thắng thua bằng cách cho điểm: + Thống kê đúng đươc 50 điểm. + Vẽ đúng mỗi cột đươc 10 điểm. + Hoàn thành nhanh nhất được 10 điểm + Đẹp nhất được 10 điểm. Điểm tối đa là 100 điểm. - Xếp hạng: nhất, nhì. 7. Cách tiến hành 7.1 Giới thiệu - Các tiết trước các em đã được học về biểu đồ và luyện tập về biểu đồ. Tiết luyện tập hôm nay, thầy (cô) sẽ tổ chức cho các em chơi trò chơi. 7.2 Tổ chức chơi - Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, nêu tình huống của trò chơi, luật chơi, cách đánh giá. - Giáo viên chia đội chơi, giao bảng phụ cho mỗi đội. - Cho học sinh chơi thử nếu học sinh chưa rõ luật. - Sau khi mọi việc đã chuẩn bị xong, giáo viên tập trung sự chú ý của học sinh và hô “Bắt đầu”. - Mỗi đội chơi như luật đã công bố tại mục 6.2. 7.3 Tổng kết và phát thưởng - Tổng kết: Giáo viên cùng cả lớp kiểm tra kết quả và cho điểm. - Xếp hạng và phát thưởng. 7.4 Đánh giá - Nêu một số điều cần lưu ý khi vẽ biểu đồ. - Giải thích lý do học sinh làm sai (nếu có).. Trang 19.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> PHẠM THỊ NGỌC DIỄM - 1090332. Máy đo siêu tốc Tìm ngọc kế vị ngai vàng. Trang 20.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> MÁY ĐO SIÊU TỐC Tác giả: Phạm Thị Ngọc Diễm 1. Mục tiêu - Giúp học sinh củng cố cách đo, đọc, đổi đo vị và so sánh số đo độ dài. Học sinh biết cách thống kê và lập bảng thống kê, sắp xếp số liệu, khai thác số liệu trong bảng thống kê. - Rèn luyện sự nhanh nhẹn, tính đoàn kết, tính kỷ luật. 2. Đối tượng - Học sinh lớp 3. 3. Thời gian: 40 phút 4. Kiến thức cần có - Sau khi học sinh học xong bài “Làm quen với thống kê số liệu (tiếp theo)”. 5. Chuẩn bị - Học sinh: Chuẩn bị bút, giấy nháp. - Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi đội một thước mét, một bảng thống kê có kẻ sẵn bảng thống kê. 6. Một số thông tin về trò chơi - Giáo viên chia lớp thành 4 đội chơi. 6.1 Luật chơi - Trước tiên các em chọn ra 5 bạn trong đội để đo chiều cao và tiến hành đo chiều cao của 5 bạn trong đội ghi vào bảng thống kê. Sau khi thống kê xong, các em điền đầy đủ thông tin trong bảng thống kê. Bảng thống kê chiều cao của 5 học sinh Số thứ tự Họ và tên Chiều cao (cm) 1 2 3 4 5. Trang 21.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> a) Bạn…………………………………..cao nhất, cao…………..(cm) b) Bạn…………………………………..thấp nhất, cao…………..(cm) c) Các chiều cao trên theo thứ tự từ bé đến lớn:………………………. d) Các chiều cao trên theo thứ tự từ lớn đến bé:………………………. -. Bước cuối cùng là dán kết quả của mình lên bảng. Phân định thắng thua bằng cách cho điểm. Thang điểm như sau: + Hoàn thành nhanh nhất được 10 điểm, nhanh nhì được 8 điểm, nhanh ba được 6 điểm, chậm nhất không có điểm. + Đo chính xác chiều cao của một bạn được 10 điểm . + Mỗi câu trả lời đúng cho phần câu hỏi được 10 điểm. - Điểm tối đa mỗi đội có thể đạt được là 100 điểm. - Xếp hạng: Xếp hạng nhất, nhì, ba theo độ lớn của điểm số mỗi đội. 6.2 Hình thức thưởng, phạt - Thưởng quà đối với đội hạng nhất, nhì, ba. - Phạt đối với đội hạng tư: Cả đội làm động tác “ Bom xe”. 7. Cách tiến hành 7.1 Giới thiệu - Các tiết trước các em đã được học về Làm quen với thống kê số liệu và luyện tập về thống kê số liệu rất nhiều. Tiết luyện tập hôm nay, thầy (cô) sẽ tổ chức cho các em chơi trò chơi. 7.2 Tổ chức chơi - Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, nêu tình huống của trò chơi, luật chơi, cách đánh giá. - Giáo viên chia đội chơi, giao bảng thống kê cho mỗi đội. - Cho học sinh chơi thử nếu học sinh chưa rõ luật. - Sau khi mọi việc đã chuẩn bị xong, giáo viên tập trung sự chú ý của học sinh và hô “Bắt đầu”. - Mỗi đội chơi như luật đã công bố tại mục 6.1. 7.3 Tổng kết và phát thưởng - Tổng kết: Giáo viên cùng cả lớp kiểm tra kết quả và cho điểm. (Không chú trọng sai sót nhỏ khi học sinh đo chiều cao). - Thưởng phạt: thực hiện như mục 6.2 7.4 Đánh giá - Nêu một số điều cần lưu ý khi đo chiều cao, khai thác số liệu trong bảng thống kê.. Trang 22.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> TÌM NGỌC KẾ VỊ NGAI VÀNG Tác giả: Phạm Thị Ngọc Diễm 1.. Mục tiêu - Giúp học sinh củng cố và rèn luyện kĩ năng tính tỉ số phần trăm. - Học sinh hiểu thêm về biểu đồ hình quạt, khai thác thông tin từ biểu đồ hình quạt, vận dụng bài học vào thực tế. - Rèn luyện sự nhanh nhẹn, tính đoàn kết, tính kỷ luật. 2. Đối tượng: Học sinh lớp 5 3. Thời gian: 30 phút 4. Kiến thức cần có - Sau khi học sinh học xong bài “Giới thiệu biểu đồ hình quạt”. - Có thể tổ chức trong giờ Luyện tập. 5. Chuẩn bị - Mỗi đội một Bảng phụ có điền một số thông tin cần thiết. - Các phần của biểu đồ cắt rời ra có các tỉ số phần trăm khác nhau. 6. Một số thông tin về trò chơi a. Tình huống trò chơi - Ở Vương quốc nọ, nhà vua đã có tuổi nhưng không có người kế vị ngai vàng, vua bèn cho triệu tập quần thần để bàn bạc, cuối cùng đã đưa ra được một quyết sách, ban bố khắp thiên hạ rằng: “Nếu ai lấy được bản đồ để tìm được viên ngọc bằng cách vượt qua thử thách của các nhà thông thái thì sẽ được chọn làm người kế vị ngai vàng”. Chiếu thư được ban bố đã lâu, nhưng không ai tìm được. Nhà vua buồn lắm… Các thành viên trong lớp chúng ta cùng nhau vượt qua thử thách của các nhà thông thái để xem ai sẽ là người kế vị ngai vàng. b. Luật chơi - Giáo viên chia lớp thành 4 đội chơi. - Giáo viên phát cho mỗi đội một đề toán. “Kết quả điều tra về sự ưa thích các loại màu sắc của 140 người trong hoàng cung là 35 người thích màu xanh, 12 người thích màu đỏ, 21 thích màu trắng, còn lại là thích màu tím.” Nhiệm vụ của mỗi đội chơi là tính tỉ số phần trăm số người thích mỗi loại màu sắc trong 140 người. Tiếp đó, các em sẽ tìm các phần của biểu đồ được cắt rời có tỉ số phần trăm phù hợp với tỉ số phần trăm số người thích mỗi loại màu sắc; và ghép dán cho lại phù hợp để được biểu đồ hình quạt về sự ưa thích các loại màu sắc của 140 người trong hoàng cung vào bảng phụ. Sau đó, các em điền đầy đủ thông tin vào biểu đồ và bảng phụ:. Trang 23.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> SỰ ƯA THÍCH CÁC LOẠI MÀU SẮC CỦA 140 NGƯỜI TRONG HOÀNG CUNG. - Số người thích màu tím là……………………… - Dựa vào biểu đồ, cho biết: Tỉ số phần trăm của người thích màu xanh là…………….. Tỉ số phần trăm của người thích màu đỏ là…………….. Tỉ số phần trăm của người thích màu trắng là…………….. Tỉ số phần trăm của người thích màu tím là…………….. - Bước cuối cùng là dán kết quả của mình lên bảng. - Phân định thắng thua bằng cách cho điểm. Thang điểm như sau: + Hoàn thành nhanh nhất được 10 điểm, nhanh nhì được 8 điểm, nhanh ba được 6 điểm, chậm nhất không có điểm. + Ghép dán đúng biểu đồ được 30 điểm. + Mỗi câu trả lời đúng cho phần câu hỏi được 10 điểm. + Tinh thần tập thể, trật tự được 10 điểm.  Điểm tối đa mỗi đội có thể đạt được là 100 điểm. - Xếp hạng: Xếp hạng nhất, nhì, ba theo độ lớn của điểm số mỗi đội. c. Hình thức thưởng phạt - Thưởng quà đối với đội hạng nhất, nhì, ba. Riêng đội hạng nhất có thêm phần quà đặc biệt. - Phạt đối với đội hạng tư: Cả đội cùng làm theo động tác “Bò nhúng giấm”. 7. Cách tiến hành a. Giới thiệu - Các tiết trước các em đã được học về biểu đồ hình quạt. Tiết luyện tập hôm nay, thầy (cô) sẽ tổ chức cho các em chơi trò chơi. b. Tổ chức chơi - Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, nêu tình huống của trò chơi, luật chơi, cách đánh giá. - Giáo viên chia đội chơi, giao bảng phụ cho mỗi đội. - Cho học sinh chơi thử nếu học sinh chưa rõ luật. - Sau khi mọi việc đã chuẩn bị xong, giáo viên tập trung sự chú ý của học sinh và hô “Bắt đầu”. - Mỗi đội chơi như luật đã công bố tại mục 6.1. c. Tổng kết và phát thưởng - Tổng kết: Giáo viên cùng cả lớp kiểm tra kết quả và cho điểm. - Thưởng phạt: thực hiện như mục 6.2 d. Đánh giá - Nêu cách tính tỉ số phần trăm, khai thác số liệu trong biểu đồ hình quạt. - Giải thích lý do học sinh làm sai (nếu có).. Trang 24.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> TRẦN THỊ KIM NHI - 1090362. Con số em yêu Hóa giải ma thuật. Trang 25.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> CON SỐ EM YÊU Tác giả: Trần Thị Kim Nhi 1.Mục tiêu - Học sinh được làm quen với bài toán thống kê và biết thống kê. - Rèn luyện tính nhanh nhẹn trong vận động, đoàn kết và tính kỷ luật. - Hình thành tính nhanh nhẹn trong làm phép tính và cẩn thận. - Giáo dục lòng yêu thích con số và niềm tin trong cuộc sống. - Ôn tập lại phép tính cộng cho học sinh. 2. Đối tượng chơi: Học sinh lớp 4. 3. Thời gian chơi dự kiến: 20 phút. 4. Kiến thức cần có - Kiến thức cơ bản về thống kê số liệu. - Kỹ năng tính toán. - Kỹ năng so sánh các số tự nhiên. 5. Chuẩn bị - 12 phiếu có ghi các số từ 1 đến 10 ( các số được ghi lộn xộn và có sự lập lại). - 2 thùng giấy, 4 bảng thống kê có kẻ sẵn các cột( các con số từ 1 đến 10, số lần bốc, số lượng, tổng). Bảng thống kê như sau: Con số Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Số lượng Tổng. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 6. Tình huống Trong cuộc sống ai cũng có niềm tin. Nhiều người tin vào một trong 12 con giáp, người thì tin vào con số may mắn (chẵn, lẻ). Riêng mỗi người điều chọn cho mình một con số may mắn. Vậy trong tập thể thì sao? Con số may mắn này có tồn tại không? Để trả lời câu hỏi đó lớp chúng ta sẽ đi vào trò chơi “Con số em yêu”. Lớp chúng ta sẽ chia thành 4 nhóm: tương ứng với 4 tổ. Tất cả học sinh trog lớp sẽ hóa thân thành những thiên thần nhí để đi tìm những con số và thống kê những con số may mắn lại. Cuối cùng những thiên thần nhí sẽ phải tìm ra một con số may mắn nhất cho đội mình và chọn đó là con số yêu thích cho mình. Trang 26.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 7. Cách tiến hành 7.1 Phổ biến luật chơi: Giáo viên chia lớp thành 4 đội và đặt tên cho mỗi đội là: đội thiên thần: may mắn, hạnh phúc, vui vẽ, giàu san. Mỗi đội cử ra 3 thiên thần nhí lần lượt đi tìm những con số về cho đội mình, các thiên thần còn lại có nhiệm vụ thống kê lại các con số bạn mình mang về và ghi vào bảng thống kê giáo viên phát. Sau đó đem dán lên bảng. Mỗi đội có 3 lượt đi tìm những con số có trong thùng giáo viên đã chuẩn bị. Lưu ý: Con số lớn nhất trong các số tổng cuối cùng là con số may mắn ( khoanh tròn con số lớn nhất). Khi dán lên bảng rồi thì không được chỉnh sửa. 7.2 Phân định thắng thua theo các tiêu chí: + Dán nhanh nhất được 30 điểm, nhanh nhì được 20 điểm, nhanh ba được 10 điểm, nhanh chót được 5 điểm. + Trình bày sạch sẽ được 20 điểm. + Thống kê đúng được 50 điểm. _ Tổng điểm các đội có thể dành được là 100 điểm. Xếp hạng theo cấp độ điểm số. Đội thắng sẽ được thưởng và thua sẽ bị phạt. _ Nếu học sinh chưa hiểu luật chơi thì giáo viên tiến hành cho chơi thử. 8. Tổ chức chơi 8.1 Giới thiệu: Vừa rồi các em đã được cô giới thiệu về thống kê. Các em cũng đã biết một số kiến thức về thống kê, để xem các em có nắm được bài hay không cô (thầy) sẽ cho các em chơi một trò chơi. 8.2 Tiến hành chơi - Giáo viên nêu tên trò chơi, tình huống trò chơi, luật chơi và cách đánh giá. - Giáo viên chia lớp thành 4 đội chơi và đặt tên cho mỗi đội. - Giáo viên phát bảng thống kê cho mỗi đội. - Cho học sinh tiến hành chơi thử nếu học sinh chưa rõ luật chơi. - Giáo viên tập trung sự chú ý của học sinh và hô “Bắt đầu” nếu mọi thứ đã sẵn sàng. - Các đội sẽ chơi như mục 6.1. 8.3 Tổng kết và phát thưởng - Tổng kết: Giáo viên cho các đội chấm điểm chéo với nhau ( Bằng cách các đội trao đổi các phiếu đã bốc thăm). Giáo viên hỏi lại các đội về đội mình đã chấm điểm. Giáo viên ghi nhận và tổng kết kết quả. - Phát thưởng: Thực hiện như mục 6.2 8.4 Đánh giá - Giáo viên nhận xét tinh thần tham gia của học sinh và tuyên dương các em thực hiện phép tính đúng, thống kê đúng. Lưu ý học sinh những lỗi hay mắc phải (nếu có).. Trang 27.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> HÓA GIẢI MA THUẬT Tác giả: Trần Thị Kim Nhi 1. Mục tiêu - Ôn lại kiến thức phép tính: cộng, trừ, nhân, chia. - Giúp học sinh nắm vững kỹ năng vẽ biểu đồ hình cột. - Học sinh biết cách thống kê và vận dụng vào thực tế. - Giúp học sinh biết cách khai thác một số kiến thức từ biểu đồ. - Giáo dục học sinh tính thẩm mỹ, tinh thần tập thể và tính kỹ luật. - Rèn học sinh tính nhanh nhẹn, phát triển trí thông minh cho học sinh. 2. Đối tượng: Học sinh lớp 4. 3. Thời gian dự kiến: 30 phút. 4. Kiến thức cần có - Nắm vững kỹ năng tính toán: cộng, trừ, nhân, chia. - Học xong một tiết về biểu đồ hình cột. - Đã được làm quen với số liệu thống kê. 5. Chuẩn bị - 20 câu hỏi trắc nghiệm khách quan về các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia. - 3 bảng phụ có kẻ sẵn 2 trục x,y đã chia tỷ lệ để học sinh dễ thực hiện đúng một số thao tác cơ bản khi vẽ biểu đồ và hoàn thành một số thông tin cần thiết. 6. Tình huống Trong một khu rừng, nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn đang vui chơi với nhau rất vui vẽ. 7 chàng lùn của chúng ta không ngừng khen ngợi về vẽ đẹp của Bạch Tuyết. Thật không may là lời khen đó đã đến tai mụ phù thủy già xấu xí. Bà đem lòng ghen ghét Bạch Tuyết và không ngừng tìm cách giết nàng. Một hôm lợi dụng lúc 7 chàng lùn đi vắng bà đã dùng phép thuật của mình biến Bạch Tuyết thành con vịt trắng và bà còn đưa ra những câu hỏi coi như là lời nguyền của phép thuật. Nếu ai giải được hết các câu hỏi đó thì lời nguyền sẽ được giải và nàng Bạch Tuyết sẽ thoát khỏi bộ lông vịt trắng. Để cứu nàng lớp chúng ta sẽ biến thành những chú lùn, hoàng tử, chim thú đi giải tất cả các câu hỏi của mụ phù thủy. Đặc biệt là nàng Bạch Tuyết có một phần thưởng cho ai đã cứu nàng. 7. Cách tiến hành 7.1 Phổ biến luật chơi Lớp chúng ta sẽ chia thành 3 đội, tên mỗi đội là: hoàng tử, chú lùn, chim thú. Cả 3 đội sẽ cùng nhau giành quyền trả lời các câu hỏi sau khi giáo viên đọc xong. Lần lượt như vậy cho hết 20 câu hỏi của phù thủy. Trong quá trình trả lời thì các thành viên trong đội phải để ý và ghi lại kết quả trả lời của đội mình và các đội khác. Sau đó thống kê lại đội mình và đội bạn đã trả lời đúng bao nhiêu câu hỏi và vẽ 3 cột vào biểu đồ trong bảng phụ Trang 28.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> tương ứng là các câu trả lời đúng của 3 đội. Tiếp theo hoàn thành các thông tin phía dưới biểu đồ. Cuối cùng dán kết quả của đội mình lên bảng. Các thông tin trong bảng phụ là: + Đội …. trả lời đúng câu hỏi nhiều nhất. + Đội ….trả lời đúng câu hỏi ít nhất. + Tổng các câu trả lời của 3 đội là ….. 7.2 Phân định thắng thua theo các tiêu chí - Đội nào dán nhanh nhất được 10 điểm. - Vẽ đẹp nhất 10 điểm. - Trình bày sạch 10 điểm. - Vẽ đúng mỗi cột được 20 điểm. - Trả lời đúng mỗi thông tin được 10 điểm. => Điểm tối đa là 120 điểm. - Xếp hạng nhất, nhì, ba, tư theo cấp độ điểm số. Đội thắng cuộc sẽ được thưởng, thua bị phạt. 8. Tổ chức chơi 8.1 Giới thiệu - Các em đã được làm quen với biểu đồ hình cột và cũng đã được thực hiện nhiều bài tập liên quan đến biểu đồ. Trong tiết ôn tập về biểu đồ hôm nay cô (thầy) sẽ cho các em chơi một trò chơi để ôn lại cách vẽ biểu đồ. 8.2 Tiến hành chơi - Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, tình huống, luật chơi và tiêu chí đánh giá. - Giáo viên chia lớp thành 3 đội, đặt tên cho mỗi đội và phát bảng phụ. - Giáo viên tổ chức chơi thử nếu học sinh chưa hiểu luật chơi. - Giáo viên mời 2 học sinh lên làm thư ký ghi nhận lại kết quả 3 đội khi tham gia trả lời các câu hỏi để thuận tiện khi đánh giá kết quả. - Giáo viên tập trung sự chú ý của học sinh và hô “Bắt đầu”. - 3 đội sẽ chơi như mục 7.1 8.3 Tổng kết và phát thưởng - Tổng kết: Giáo viên cùng thư ký kiểm tra lại kết quả và chấm điểm theo các tiêu chí nêu ở mục 7.2. - Phát thưởng cho đội chiến thắng và phạt đội thua cuộc. 8.4 Đánh giá - Giáo viên nhắc lại các kỹ năng khi vẽ biểu đồ. - Chỉnh sửa lỗi của học sinh (nếu có). - Tóm lại một số kiến thức khai thác biểu đồ cho học sinh nắm vững.. Trang 29.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> NEANG NHƯƠN - 1090363. Em là kế toán Ai nhanh! Ai đúng!. Trang 30.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> EM LÀ KẾ TOÁN Tác giả: Neang Nhươn 1. Mục tiêu - Học sinh biết cách thống kê, hiểu thêm về biểu đồ hình cột, vận dụng bài học vào thực tế. - Ôn lại tính trung bình cộng. - Rèn luyện sự nhanh nhẹn, tính đoàn kết, sự kỷ luật. - Đối tượng - Học sinh lớp 4. 2. Thời gian - 40 phút 3. Kiến thức cần có - Sau khi học sinh học xong bài “Biểu đồ”. - Có thể tổ chức thành 1 tiết luyện tập. 4. Chuẩn bị - Bảng phụ có vẽ sẵn trục x, y; chia tỉ lệ sẵn;có câu hỏi tương ứng . - 4 phiếu có sẵn thông tin, 1phiếu may mắn, 1 phiếu phạt. Ngày Cửa hàng FiHaZa 1 FiHaZa 2 FiHaZA 3 FiHaZa 4 Tổng cộng. Thứ hai. Thứ ba. Thứ tư. Thứ năm. Thứ sáu. Thứ bảy. 5 2 3 6. 7 9 7 2. 9 7 6 1. 5 2 5 4. 6 5 4 3. 2 6 1 8. 5. Một số thông tin về trò chơi 5.1 Tình huống trò chơi - Lớp sẽ trở thành một người bán hàng ở nhà sách FiHaZa .Nhà Sách có 4 chi nhánh. Chi nhánh 1 tên “FiHaZa 1”, chi nhánh 2 tên là “FiHaZa 2”, chi nhánh 3 tên “FiHaZa 3”, chi nhánh 4 tên là “FiHaZa 4”. Lớp chúng ta chia thành 4 tổ tương ứng với 4 nhà sách. Hiện nay ,do con người chúng ta nhu cầu đọc sách nhiều có nhu cầu hiểu biết nhiều, nên nhà sách bán được nhiều số lượng. Vì vậy, cô muốn các em thông kê các nhà sách của. Trang 31.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> cửa hàng FiHaZa mà bán được. Các em sẽ trở thành người kế toán(người sử lý số liệu mà nhà sách bán được), tổng số liệu bán được và vẽ biểu đò hình cột theo số liệu đã có.. 5.2 Luật chơi - Mỗi Nhà sách thông kê lại số liệu mà cô phát cho. - Sau đó, vẽ vào bảng phụ 4 hình cột biểu thị cửa hàng của 4 nhà sách. - Sau khi vẽ xong, điền đầy đủ số liệu trong bảng phụ. Các thông tin cần điền trong bảng phụ là: + FiHaZa 1 có bao nhiêu … sách. FiHaZa 2 có bao nhiêu… sách. + FiHaZa nào bán được nhiều sách nhất? FiHaZa nào bán được ít sách nhất? +Tại sao cột cao nhất, cột thấp nhất? +Nhà sách FiHaZa trung bình mỗi ngày bán được nhiêu? - Bước cuối cùng là dán kết quả của mình lên bảng. - Thang điểm: + Thông kê nhanh và vẽ đúng (4 điểm) + Mỗi câu trả lời đúng được(6 điểm) Nhà sách nào thông kê nhanh, đúng và trả lời đúng các câu hỏi sẽ được giải nhất. Nhà sách nào thông kê không đúng và chậm hơn nhà sách còn lại sẽ không được giải, và sẽ phạt . 5.3 Hình thức thưởng phạt - Thưởng quà đối với nhà sách nào bốc ngay trúng thưởng và được giải. - Phạt đối với nhà sách bốc ngay phiếu phạt, không được giải. Nhà sách đó cùng hát 1 bài mà nhà sách còn lại đề ra 6. Cách tiến hành 6.1 Giới thiệu - Các tiết trước các em đã được học về biểu đồ Tiết luyện tập hôm nay, cô sẽ tổ chức cho các em chơi trò chơi.Trò chơi mang tên là “ Em là kế toán”. 6.2 Tổ chức chơi - Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, nêu tình huống của trò chơi, luật chơi, cách đánh giá. - Giáo viên chia đội chơi, giao bảng phụ cho mỗi đội. - Sau khi mọi việc đã chuẩn bị xong, giáo viên hô”bắt đầu” - Tổng kết và phát thưởng - Tổng kết: Giáo viên cùng cả lớp kiểm tra kết quả và cho điểm. 6.3 Đánh giá - Nêu một số điều cần lưu ý khi vẽ biểu đồ. - Giải thích lý do học sinh làm sai (nếu có).. Trang 32.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> AI NHANH! AI ĐÚNG! Tác giả: Neang Nhươn 1. Mục tiêu: -Học sinh biết cách thống kê, vận dụng bài học vào thực tế. -Hình thành và cũng cố kỹ năng làm tính, tinh nhanh. -Rèn luyện sự nhạnh nhẹn, tính đoàn kết, kỷ luật. 2. Đối tượng chơi: học sinh lớp 3. 3. Thời gian chơi: 30 phút 4. Chuẩn bị: Phiếu 8 có sẵn : Lớp 3 đặt giải môn “văn hay” Lớp 3A gồm : 2 giải I, 3 giải II, 4 giải III, 2 giải khuyến khích. Lớp 3B gồm : 1 giải I, 2 giải II, 2 giải III, 4 giải khuyến khích. Lớp 3C gồm : 2 giải I, 3 giải II, 3 giải III, 3 giải khuyến khích. Lớp 3D gồm : 1 giải I, 2 giải II, 2 giải III, 2 giải khuyến khích. Lóp 3 đặt giải môn toán “ giải toán” Lớp 3A gồm : 1 giải I, 2 giải II, 2 giải III, 1 giải khuyến khích. Lớp 3B gồm : 1 giải I, 3 giải II, 1 giải III, 4 giải khuyến khích. Lớp 3C gồm : 2 giải I, 2 giải II, 3 giải III, 3 giải khuyến khích. Lớp 3D gồm : 3 giải I, 2 giải II, 1 giải III, 2 giải khuyến khích. Bảng thông kê lớp, 8 phiếu bốc thăm,1 phiếu thưởng, 1 phiếu phạt. 4 bảng thông kê: Giải. I. II. II. IV. Lớp 3A 3B 3C 3D 5. Một số thông tin về trò chơi:  Tình huống: Năm nay, trường chúng ta đã tham gia thi học sinh giỏi môn toán ,có chủ đề” văn hay” ,và “giỏi toán”, và khối 3 đã tham gia thi hoc sinh giỏi cấp tỉnh. Các bạn học rất giỏi ,đem lại giải cho trường chúng ta . Cô muốn lớp chúng ta thống kê lại, những giải mà các bạn. Trang 33.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> đã đat.Sau đây là phiếu mà các bạn đã đạt giải 2 môn: Lớp 3 đặt giải môn “văn hay” Lớp 3A gồm : 2 giải I, 3 giải II, 4 giải III, 2 giải khuyến khích Lớp 3B gồm : 1 giải I, 2 giải II, 2 giải III, 4 giải khuyến khích Lớp 3C gồm : 2 giải I, 3 giải II, 3 giải III, 3 giải khuyến khích Lớp 3D gồm : 1 giải I, 2 giải II, 2 giải III, 2 giải khuyến khích. Lóp 3 đặt giải môn toán “ giải toán” Lớp 3A gồm : 1 giải I, 2 giải II, 2 giải III, 1 giải khuyến khích. Lớp 3B gồm : 1 giải I, 3 giải II, 1 giải III, 4 giải khuyến khích. Lớp 3C gồm : 2 giải I, 2 giải II, 3 giải III, 3 giải khuyến khích. Lớp 3D gồm : 3 giải I, 2 giải II, 1 giải III, 2 giải khuyến khích.  Phổ biến luật chơi: -Giáo viên chia lớp thành 4 đội, mỗi đội đại diện nhóm 2 học sinh lên bốc thăm. -Phổ biến luật chơi: Mỗi đội cử 2 thành viên lên bốc phiếu, cho đến đủ phiếu. -Đem phiếu của mình vào đội cùng thông kê, ghi kết quả vào bảng thông kê( môn Tiếng Việt và môn toán).Sau ghi xong thì so sánh lớp nào đạt nhiều giải nhất. -Sau khi thông kê xong, trả lời câu hỏi: +Lớp 3A có bao nhiêu giải nhì( môn Tiếng Việt và môn toán)? +Lớp 3B có bao nhiêu giải nhất( môn Tiếng Việt và môn toán)? +Lớp nào có giải nhiều nhất?(môn toán và Tiếng Việt)? +Lớp nào ít giải nhất?(môn toán và môn Tiếng Việt)?  Hình thức thưởng và phạt -Thưởng đối với đội đạt giải và bốc trúng phiếu thưởng. -Phạt đối với đội không đạt giải, và bốc trúng phiếu phạt. 6. Cách tiến hành -Giới thiệu: Ở tiết trước, lớp chúng ta đã về “làm quen số liệu thông kê, hôm nay cô sễ tổ chức cho lớp chúng ta chơi một trò trò chơi. Trò chơi mang tên là” Ai nhanh ! Ai đúng!” a. Tổ chức chơi -Giao viên giới thiệu tên trò chơi, nêu tình huống của trò chơi, phổ biến luật chơi,cách đánh giá. -Giao viên chia đội chơi. Quy định vị trí và giao cho mỗi đội một viên phấn. -Sau khi hô bắt đầu, 4 đội bắt đầu chơi.Lần lượt, thành viên của 4 đội lên bốc phiếu.Cả đội cùng thông kê và so sánh lớp nào đạt giải nhiều hơn. b. Tổng kết và phát thưởng -Giáo viên cùng cả lớp kiểm tra kết quả của 4 đội chơi. -Tổng kết, tuyên bố đội thắng cuộc và phát thưởng. Trang 34.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> HỒ THỊ BÉ SIÊM - 1090373. Sở thích của bạn Siêu thị may mắn. Trang 35.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> SỞ THÍCH CỦA BẠN Tác giả: Hồ Thị Bé Siêm 1. Mục tiêu - Học sinh biết cách thống kê, hiểu thêm về biểu đồ hình quạt và hình cột, vận dụng bài học vào thực tế. - Luyện tập nhuần nhuyễn về vẽ biểu đồ hình cột. - Rèn luyện tính kỉ luật, sự đoàn kết, tính thẩm mỹ và sự nhanh nhẹn. 2. Đối tượng - Học sinh lớp 5. 3. Thời gian - 40 phút. 4. Kiến thức cần có - Học sinh đã được “Ôn tập về biểu đồ”, tiến hành ôn tập cuối năm. - Có thể tổ chức thành một tiết luyện tập. 5. Chuẩn bị - Bảng phụ có vẽ sẵn biểu đồ hình quạt có ghi số liệu; trục x,y có chia tỉ lệ sẵn và một số số liệu để học sinh dễ dàng vẽ và thống kê. 6. Một số thông tin về trò chơi 6.1 Tình huống trò chơi - Nhân dịp cuối năm học lớp 5A có tổ chức buổi tiệc “Liên hoan cuối năm”. Để tổ chức thành công thì Ban cán sự trong lớp phải nắm được sở thích của các thành viên trong lớp. Học sinh sẽ cùng thống kê xem trong lớp có những bạn thích ăn những loại trái cây nào, để giúp các bạn trong Ban cán sự tổ chức thành công buổi liên hoan. 6.2 Luật chơi - Lớp sẽ chia thành 4 đội. Các đội sẽ lần lượt nhận bảng phụ mà GV đã phát. Các thành viên trong nhóm sẽ cùng thống kê dựa trên biểu đồ hình quạt. - Sau đó vẽ vào bảng phụ 4 hình cột biểu thị loại trái cây mà các bạn yêu thích. - Sau khi vẽ xong điền đầy đủ số liệu trong bảng phụ. Các thông tin cần điền là: + Bao nhiêu học sinh thích quả cam? + Bao nhiêu học sinh thích quả xoài? + Loại trái cây nào được các bạn thích nhiều nhất? + Loại trái cây nào được các bạn thích ít nhất? - Bước cuối cùng là dán kết quả của đội mình lên bảng. - Phân định thắng thua bằng cách cho điểm. Thang điểm như sau: + Vẽ đúng số bạn thích từng loại trái cây được 10 điểm. + Mỗi câu trả lời đúng cho từng câu hỏi được 10 điểm. Trang 36.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> + Trình bày đẹp được 10 điểm. + Hoàn thành nhanh nhất được 10 điểm, nhanh thứ hai được 8 điểm, đội về 3, 4 không có điểm. - Điểm tối đa cho mỗi đội là 100 điểm. - Xếp hạng nhất, nhì, ba, tư theo độ lớn của số điểm của mỗi đội. 6.3 Hình thức thưởng, phạt - Thưởng đối với đội về nhất, nhì, ba và khuyến khích theo độ lớn của số điểm. 7. Cách tiến hành 7.1 Giới thiệu - Tiết trước các em đã được học “Ôn tập về biểu đồ”. Tiết luyện tập hôm nay, (thầy) cô sẽ tổ chức cho các em chơi trò chơi. 7.2 Tổ chức chơi - Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, nêu tình huống của trò chơi, cách đánh giá. - Giáo viên chia đội chơi, giao bảng phụ cho mỗi đội. - Cho học sinh chơi thử nếu học sinh chưa rõ luật chơi. - Sau khi mọi việc chuẩn bị xong, giáo viên tập trung sự chú ý của học sinh và hô “Bắt đầu”. - Mỗi đội chơi như luật đã công bố tại mục 6.2. 7.3 Tổng kết và phát thưởng - Tổng kết: Giáo viên cùng cả lớp kiểm tra kết quả và cho điểm. - Phát thưởng: Thực hiện như mục 6.3. 7.4 Đánh giá - Giải thích lí do học sinh làm sai (nếu có).. Trang 37.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> SIÊU THỊ MAY MẮN Tác giả: Hồ Thị Bé Siêm 1. 2. 3. 4. 5. 6.. Mục tiêu Học sinh biết cách thống kê, hiểu thêm về biểu đồ, vận dụng bài học vào thực tế. Luyện tập nhuần nhuyễn về thống kê số liệu. Rèn luyện tính kỉ luật, sự đoàn kết, tính thẩm mỹ và sự nhanh nhẹn. Đối tượng Học sinh lớp 3. Thời gian 30 phút. Kiến thức cần có Sau khi học bài “Làm quen với thống kê số liệu”. Có thể tổ chức thành một tiết luyện tập. Chuẩn bị Bảng phụ có kẻ bảng sẵn, điền một số thông tin cần thiết để học sinh dễ dàng thống kê. Phiếu và thùng phiếu để học sinh lên bốc phiếu. Một số thông tin về trò chơi 6.1 Tình huống trò chơi - Lớp sẽ đóng vai là khách hàng cùng nhau đi siêu thị, để mua đồ dung học tập chuẩn bị cho năm học mới. Có 4 siêu thị để khách hàng lựa chọn: Big C, Vinatextmat, Coopmart, Citimart. 6.2 Luật chơi - Lớp chia thành 4 đội. Mỗi đội sẽ cử 1 thành viên trong đội của mình lên bốc phiếu có danh sách là những món hàng mà học sinh cần mua. - Sau đó lần lượt thành viên trong nhóm đi đến từng siêu thị để mua hàng và đem về cho đội mình thống kê bằng cách dán những món hàng mà đội mình đã mua vào bảng phụ. - Trong từng siêu thị sẽ có những phần quà may mắn. - Cuối cùng là dán kết quả mà đội mình thống kê lên bảng. - Phân định thắng thua bằng cách: Đội nào mua được đúng những món hàng có trong danh sách, thống kê đúng và nhanh nhất thì đội đó sẽ giành chiến thắng. 6.3 Hình thức thưởng, phạt - Thưởng đối với đội về nhất, nhì, ba và khuyến khích theo đội thống kê đúng và nhanh nhất. 7. Cách tiến hành 7.1 Giới thiệu Trang 38.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Tiết trước các em đã được học “Làm quen với thống kê số liệu”. Tiết luyện tập hôm nay, (thầy) cô sẽ tổ chức cho các em chơi trò chơi. 7.2 Tổ chức chơi - Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, nêu tình huống của trò chơi, cách đánh giá. - Giáo viên chia đội chơi, giao bảng phụ cho mỗi đội. - Cho học sinh chơi thử nếu học sinh chưa rõ luật chơi. - Sau khi mọi việc chuẩn bị xong, giáo viên tập trung sự chú ý của học sinh và hô “Bắt đầu”. - Mỗi đội chơi như luật đã công bố tại mục 6.2. 7.3 Tổng kết và phát thưởng - Tổng kết: Giáo viên cùng cả lớp kiểm tra kết quả và cho điểm. - Phát thưởng: Thực hiện như mục 6.3. 7.4 Đánh giá - Giải thích lí do học sinh làm sai (nếu có).. Trang 39.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> NGUYỄN TRẦN DIỄM PHÚC - 1090366. Nhanh tay lẹ mắt Đếm sao. Trang 40.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> NHANH TAY LẸ MẮT Tác giả: Nguyễn Trần Diễm Phúc 1. 2. 3. 4. -. Mục tiêu Học sinh biết cách thống kê. Hình thành và củng cố kỹ năng làm tính, tính nhanh. Rèn luyện sự nhanh nhẹn trong quan sát và tính toán, sự kỷ luật. Đối tượng Học sinh lớp 4 Thời gian 30 phút Kiến thức cần có Học sinh đã được làm quen với thống kê số liệu ở lớp 3, học bài tính trung bình cộng của các số. 5. Chuẩn bị - Hai cái chuông reo (dành cho hai đội bấm chuông trả lời). - Bảng phụ lớn đủ cho học sinh quan sát rõ là “Bảng số gồm có 50 số”. BẢNG SỐ Dãy 1 1 2 5 25 9 10 21 14 8 40. -. Dãy 2. 11. 3. 50. 22. 45. 9. 24. 18. 20. 5. Dãy 3. 15. 36. 5. 19. 30. 3. 29. 5. 9. 27. Dãy 4. 9. 9. 13. 7. 44. 23. 5. 28. 16. 33. Dãy 5. 12. 5. 35. 26. 6. 32. 37. 9. 4. 5. Chuẩn bị 10 lá thăm câu hỏi với nội dung như sau: 1. Bảng số trên có tất cả bao nhiêu số? (50 số) 2. Bảng số trên có bao nhiêu con số 5? (có 7 con số 5) 3. Số 50 nằm ở ô thứ mấy, dãy nào? (ô thứ 3, dãy 2) 4. Dãy 5, ô số 7 là số mấy? (số 37) 5. Có bao nhiêu con số 9 trên bảng số? (có 6 con số 9) 6. Tính trung bình cộng của các số nằm ở dãy 1 ô thứ 3, dãy 3 ô thứ 6 và dãy 5 ô thứ 9? (ta có (5 + 3 + 4) : 3 = 4) 7. Tìm các số thuộc ô thứ 6 dãy 1, ô thứ 10 dãy 4, ô thứ 5 dãy 5? ( các số lần lượt là 10, 33, 6) Trang 41.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> 8. Các số 19, 12 lần lượt nằm ở dãy nào, ô thứ mấy? (số 19 nằm ở dãy 3 ô thứ 4, số 12 nằm ở dãy 5 ô thứ 1) 9. Tính trung bình cộng của 3 số ở ô thứ 9 của dãy 1, dãy 3, dãy 5? (ta có (8 + 9 + 4) : 3 = 7) 10. Mỗi dãy có bao nhiêu số? ( mỗi dãy có 10 số) - Chuẩn bị them một câu hỏi phụ: Số nào trong dãy ba là số lớn nhất? (số 36) 6. Một số thông tin về trò chơi 6.1 Tình huống trò chơi Hải có hẹn với đám bạn đi đá bóng lúc 5 giờ chiều nay, Hải xin phép bố đi chơi nhưng bố chỉ cho Hải đi đá bóng với một điều kiện là phải giải xong bài tập có liên quan đến thống kê mà bố giao. Hải rất lúng túng vì chỉ còn 10 phút nữa là đến 5 giờ, các em hãy giúp bạn Hải giải bài tập mà bố giao để Hải có thể được đi đá bóng. 6.2 Luật chơi - Chia lớp ra làm 2 đội gọi là đội A và đội B, mỗi đội cử ra 10 thành viên ngồi vào 2 dãy hàng ghế đã xếp sẵn ở giữa lớp học ( mỗi dãy là 10 cái ghế tương ứng với số thành viên mỗi đội cử ra). - Sau đó, lần lượt mỗi thành viên của 2 đội sẽ bước lên phía trên thi với nhau bằng cách quan sát bảng số và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra (hai người cùng trả lời một câu hỏi). Sau khi giáo viên đọc xong câu hỏi thì hai đội sẽ có 15 giây suy nghĩ và giành quyền trả lời bằng cách bấm chuông. - Bên nào giành quyền trả lời trước và trả lời đúng thì được quay lại dãy ghế của đội mình và ngồi xuống, thành viên của đội còn lại thì phải rời khỏi dãy ghế của đội mình và quay về chỗ ngồi của khán giả. - Nếu giáo viên đọc xong câu hỏi và sau 15 giây không có đội nào bấm chuông trả lời thì hai thành viên của 2 đội sẽ rời khỏi dãy ghế và quay về chỗ ngồi. Câu trả lời sẽ dành cho khán giả. - Trường hợp giành quyền trả lời trước mà trả lời sai thì sẽ nhường cho thành viên của đội còn lại trả lời. Nếu đội còn lại cũng trả lời sai thì cả hai thành viên của 2 đội đều phải rời khỏi dãy ghế và quay về chỗ ngồi của khán giả, câu trả lời sẽ dành cho khán giả của 2 đội. - Cách đánh giá: sau khi 2 đội trả lời xong 10 câu hỏi thì phân thắng thua bằng cách đếm số người còn lại của 2 đội trên dãy ghế đã định ban đầu. Đội nào còn nhiều người nhất sẽ là đội chiến thắng. Trường hợp, cả hai đội có số người bằng nhau thì 2 đội sẽ cử một đại diện lên cùng trả lời một câu hỏi phụ, đội nào trả lời đúng sẽ là đội chiến thắng. 6.3. Hình thức thưởng phạt - Thưởng quà đối với đội giành chiến thắng.. Trang 42.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> -. Có một hình phạt nhỏ dành cho đội thua cuộc: hát và múa bài “Kìa con bướm vàng”. Sau đó dành cho đội thua một phần quà khuyến khích. 7. Cách tiến hành 7.1 Giới thiệu Để thay đổi bầu không khí, trong tiết luyện tập hôm nay thầy (cô) sẽ tổ chức cho các em chơi trò chơi. 7.2 Tổ chức chơi - Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, nêu tình huống của trò chơi, luật chơi, cách đánh giá. - Giáo viên chia đội chơi, yêu cầu mỗi đội chọn ra 10 em và ngồi vào vị trí đã quy định. Dán bảng số lên bảng. - Cho học sinh chơi thử nếu học sinh chưa rõ luật. - Sau khi mọi việc đã chuẩn bị xong, giáo viên tập trung sự chú ý của học sinh và hô “Bắt đầu”. Gọi hai học sinh của hai đội lên đứng gần hai cái chuông và yêu cầu học sinh quan sát bảng nghe kĩ câu hỏi để bấm chuông giành quyền trả lời nhanh. Lần lượt như vậy, cứ hai người trả lời một câu hỏi cho đến khi hết 10 câu hỏi thì kết thúc. Đội nào còn nhiều người ngồi trên dãy ghế nhất (tương ứng với trả lời đúng và nhiều câu hỏi nhất) sẽ là đội thắng cuộc. 7.3 Tổng kết và phát thưởng - Tổng kết: Giáo viên cùng cả lớp kiểm tra kết quả và cho điểm. - Thưởng phạt: thực hiện như mục 6.3 7.4 Đánh giá - Qua trò chơi giúp học sinh củng cố kiến thức về thống kê và tính trung bình cộng các số. - Học cách tính nhẩm nhanh, rèn luyện trí nhớ tốt (trong lắng nghe câu hỏi), quan sát tốt, nhanh tay.. Trang 43.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> ĐẾM SAO Tác giả: Nguyễn Trần Diễm Phúc 1. 2. 3. 4. 5.. Mục tiêu Học sinh biết cách thống kê. Hình thành và củng cố kỹ năng làm tính, tính nhanh. Rèn luyện sự nhanh nhẹn trong di chuyển và tính toán, tính đoàn kết và sự kỷ luật. Đối tượng Học sinh lớp 3 Thời gian 30 phút Kiến thức cần có Học sinh đã học xong bài “Làm quen với thống kê số liệu”. Có thể tổ chức trong tiết luyện tập. Chuẩn bị - Hai hộp giấy để đựng ngôi sao dành cho hai đội. - Ngôi sao giấy được làm bằng giấy cứng, tô màu và ghi số lượng ở mặt trước, có keo dán ở mặt sau. Cụ thể số ngôi sau cho mỗi hộp giấy như sau: + Ngôi sau màu đỏ: 12. 4. 9. 3. 7. 5. 16. 10. 8. 6. 11. + Ngôi sao màu vàng:. + Ngôi sao màu lam:. + Ngôi sao màu xanh: 13. 2. 20. 18. 17. 6. - Hai bảng thống kê được kẻ sẵn trên hai tờ giấy lớn (dùng để dán trên bảng tương ứng với vị trí của hai đội chơi) Trên mỗi bảng được kẻ sẵn như sau:. Trang 44. 9.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Ngôi sao. Màu đỏ. Màu vàng. Màu lam. Màu xanh. Phân loại Số lượng Tổng cộng. 6. Một số thông tin về trò chơi 6.1. Tình huống trò chơi Vì biết Lan rất thích những đồ vật, tranh ảnh có hình ngôi sao nên nhân dịp đi công tác vừa rồi mẹ đạ mua về tặng Lan một tập giấy xếp ngôi sao. Lan rất vui và yêu thích món quà mẹ tặng, ngày nào em cũng đem ra xếp rất nhiều sao. Sau một tuần Lan xếp được rất nhiều ngôi sao giấy với đủ các màu sắc, nhưng Lan lại không biết mình đã xếp được bao nhiêu ngôi sao. Các em hãy giúp đỡ Lan bằng cách giúp bạn phân loại và thống kê số ngôi sao đã xếp được. 6.2. Luật chơi - Chia lớp làm hai đội, cho học sinh tự đặt tên đội chơi của mình. Hai đội sẽ chơi cùng một lúc. - Mỗi đội cử ra 10 thành viên lên phân loại màu sắc ngôi sao bằng cách mỗi người sẽ lần lượt chạy lên lấy một ngôi sao đặt trong hộp giấy và đem dán ngôi sao đó vào bảng thống kê được gắn trên bảng. Luân phiên nhau cho đến khi trong hộp không còn ngôi sao nào. - Sau đó, các thành viên còn lại trong đội sẽ thống kê số lượng ngôi sao trên bảng và đại diện một thành viên lên ghi kết quả vào bảng thống kê. - Cách đánh giá như sau: + Hoàn thành xong nhanh nhất được 10 điểm. + Phân loại màu sắc và thống kê đúng số lượng của một cột được 10 điểm, tương ứng 4 cột là 40 điềm. + Tính đúng cột tổng cộng được 10 điểm.  Tổng điểm tối đa một đội đạt được là 60 điểm. 6.3. Hình thức thưởng phạt - Thưởng quà đối với đội chiến thắng. - Có một hình phạt nhỏ dành cho đội thua cuộc: hát và múa một bài do đội thắng yêu cầu. Sau đó dành cho đội thua một phần quà khuyến khích.. Trang 45.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> 7. Cách tiến hành 7.1. Giới thiệu - Tiết trước các em đã được học bài “Làm quen với thống kê số liệu”. Tiết luyện tập hôm nay, thầy (cô) sẽ tổ chức cho các em chơi trò chơi. 7.2. Tổ chức chơi - Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, nêu tình huống của trò chơi, phổ biến luật chơi, cách đánh giá. - Giáo viên chia đội chơi, dán hai bảng thống kê lên bảng, quy định vị trí cho mỗi đội. - Cho học sinh chơi thử nếu học sinh chưa rõ luật. - Sau khi mọi việc đã chuẩn bị xong, giáo viên tập trung sự chú ý của học sinh và hô “Bắt đầu” để hai đội cùng chơi một lượt. 7.3. Tổng kết và phát thưởng - Tổng kết: Giáo viên cùng cả lớp kiểm tra kết quả và cho điểm. - Thưởng phạt: thực hiện như mục 6.3 7.4. Đánh giá - Qua trò chơi này học sinh được củng cố kiến thức thống kê cơ bản. - Giải thích lý do học sinh làm sai (nếu có).. Trang 46.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> NGUYỄN THỊ YẾN NHI - 1090361. Giải cứu thỏ con Bác ngư dân giỏi. Trang 47.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> GIẢI CỨU THỎ CON Tác giả: Nguyễn Thị Yến Nhi 1. Mục tiêu - Học sinh biết giải nhanh các bài tập liên quan đến thông kê. - Rèn luyện sự nhanh nhẹn, tính đoàn kết, sự kỷ luật, lòng yêu thương con người, bảo vệ môi trường, tính thẩm mỹ. - Ôn tập, củng cố về thống kê cho học sinh. 2. Đối tượng - Học sinh lớp 5 3. Thời gian - 30 phút 4. Chuẩn bị - Những câu hỏi liên quan đến thông kê. - Sử dụng Powerpoint. 5. Một số thông tin về trò chơi 5.1 Tình huống trò chơi Trong một khu rừng xinh đẹp, có một lão Sói hung ác suốt ngày chỉ đi bắt những con vật nhỏ hơn mình về để ăn thịt. Một hôm lão ta bắt được chú Thỏ con và mang Thỏ con về hang của mình nhốt thỏ lại để chuẩn bị ăn thịt. Thỏ con không muốn mình bị ăn thịt nên tìm đủ mọi cách để thoát ra, nhưng muốn thoát khỏi hang của Sói phải đi qua rất nhiều cánh cửa và để qua được cửa thì phải trả lời đúng câu hỏi của người giữ cửa. Lớp mình hãy cùng nhau giúp Thỏ trả lời những câu hỏi để Thỏ có thể ra ngoài và không bị lão Sói ăn thịt. 5.2 Luật chơi - Chia lớp ra làm 2 đội, mỗi đội cử ra 5 thành viên lên chơi. Các thành viên còn lại thì làm giám khảo và đồng thời cũng tìm câu tra lời cho mình. Nếu các bạn chơi không trả lời được thì các thành viên còn lại sẽ trả lời và có quà. - Trong 1 phút 30 giây sau khi đọc câu hỏi thì cả 2 đội cùng trả lời vào bảng con. - Hình thức chơi trắc nghiệm chọn câu trả lời đúng nhất. - Sau khi giáo viên hô “Hết giờ” thì 2 đội giơ đáp án của mình lên. - Phân định thắng thua bằng cách cho điểm. Thang điểm như sau: + Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. +Nếu 2 đội chơi trên bảng không trả lời đúng thì các thành viên trong lớp còn lại bổ sung, thành viên của đội nào thì đội đó được 5 điểm. - Đội chiến thắng là đội có nhiều điểm nhất. 6. Cách tiến hành 6.1 Tổ chức chơi Trang 48.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> -. Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, nêu tình huống của trò chơi, luật chơi, cách đánh giá. Giáo viên chuẩn bị sẵn hình tượng trưng cho hang Sói với 6 cánh cửa trên màn hình.. 6. 5 4 3 2 1 -. Giáo viên chia đội chơi, giao bảng cho mỗi đội. Cho học sinh chơi thử nếu học sinh chưa rõ luật. Sau khi mọi việc đã chuẩn bị xong, giáo viên tập trung sự chú ý của học sinh và hô “Bắt đầu”. 6.2 Tổng kết và phát thưởng - Tổng kết: Giáo viên cùng cả lớp kiểm tra kết quả và cho điểm. - Tuyên dương đội thắng cuộc và phát thưởng cho các em. CÂU HỎI 1. Ngày thứ nhất cửa hàng A bán được 55 kg gạo, ngày thứ hai bán được 65 kg gạo, ngày thứ ba bán được 51 kg gạo. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kí-lô-gam gạo? A. 52 kg B. 57 kg C. 58 kg D. 60 kg 2. Một người đi xe đạp trong 3 giờ, giờ thứ nhất đi được 12km, giờ thứ hai đi được 18km, giờ thứ ba đi được quãng đường bằng nửa quãng đường đi trong 2 giờ đầu. Hỏi trung bình mỗi giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét? A. 12km B. 25km C. 15km D. 10km 3. Cho biểu đồ sau:. Số cây. Trang 49.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> 8 7 6 5 4 3 2 1 0 Lan. Hòa. Liên. Mai. Dũng. (Học sinh). Những bạn nào trồng nhiều cây hơn bạn Dũng? A. Mai B Liên C. A và B đúng D. A và B sai 4. Cũng với biểu đồ trên: Có mấy học sinh tham gia trồng cây? Các ban trồng tất cả bao nhiêu cây? A. 5 học sinh, 27 cây B. 5 học sinh, 24 cây C. 4 học sinh, 27 cây D. 4 học sinh, 24 cây 5. Hình bên là biểu đồ cho biết tỉ lệ xếp loại học lực của học sinh trường Tiểu học A. Tính số học sinh giỏi, biết số học sinh xếp loại học lực khá là 120 học sinh. A. 40 học sinh C. 30 học sinh. B. 50 học sinh D. 35 học sinh. Giỏi 25% Khá ?%. 6. Cũng với biểu đồ trên: Tổng số học sinh trường Tiểu học A là: A. 200 học sinh B 150 hoc sinh. Trung bình 15%. C 170 học sinh. Trang 50. D 180 học sinh.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> BÁC NGƯ DÂN GIỎI Tác giả: Nguyễn Thị Yến Nhi 1. Mục tiêu - Học sinh biết cách thống kê, vận dụng bài học vào thực tế. - Hình thành và củng cố kỹ năng làm tính, tính nhanh. - Rèn luyện sự nhanh nhẹn, tính đoàn kết, kỷ luật. 2. Đối tượng - Học sinh lớp 4 3. Thời gian - 30 phút 4. Chuẩn bị - Một hồ cá: cá lóc, cá trê, cá thu, cá ba sa ( làm bằng giấy cứng, tô màu, ghi khối lượng ở phía sau. - Bảng thống kê khối lượng cá. 5. Cách tiến hành 5.1 Hướng dẫn - Giáo viên chia lớp thành 4 đội chơi. - Phổ biến luật chơi: Nhiệm vụ của mỗi đội là lần lượt đánh bắt hết số cá và ghi vào bảng thống kê cho đội mình. Mỗi thành viên chỉ được đánh bắt một con cá. - Cách đánh giá: Đội nào thống kê đúng và nhanh hơn sẽ là đội chiến thắng. 5.2 Tổ chức chơi - Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách đánh giá. - Giáo viên chia đội chơi, giao bảng phụ cho mỗi đội. - Cho học sinh chơi thử nếu học sinh chưa rõ luật. - Sau khi mọi việc đã chuẩn bị xong, giáo viên tập trung sự chú ý của học sinh và hô “Bắt đầu”. - Mỗi lượt 4 thành viên của 4 đội lên bắt một con cá bất kì trong hồ và mang về cho đội mình ghi vào bảng thống kê, lần lượt các thành viên thay phiên nhau lên bắt cá mang về cho đội mình đến khi hết số cá trong hồ. Cả đội cùng thảo luận và tính khối lượng của từng loại cá và tổng khối lượng cá. Đội nào hoàn thành đúng và nhanh nhất là đội chiến thắng. 5.3 Tổng kết và phát thưởng - Tổng kết: Giáo viên cùng cả lớp cùng kiểm tra kết quả của 4 đội. - Tuyên bố đội thắng cuộc và phát thưởng.. Trang 51.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> PHAN THÁI CHÂU - 109027. Giải cứu công chúa Thông minh hơn mèo. Trang 52.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> GIẢI CỨU CÔNG CHÚA Tác giả: Phan Thái Châu 1. Mục tiêu - Ôn lại cho các em toàn bộ mạch kiến thức thống kê - Rèn luyện sự nhanh nhẹn, tính đoàn kết, sự kỷ luật - Giáo dục các em lòng thương người, biết giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn. 2. Đối tượng: Học sinh lớp 5 3. Thời gian: 30 phút 4. Kiến thức cần có Tất cả kiến thức thống kê mà các em đã học. 5. Chuẩn bị - Học sinh: bảng con, phấn, viết. - Giáo viên: các câu hỏi, 4 bảng phụ có sẵn thông tin. 6. Cách tiến hành 6.1 Tình huống trò chơi: Ở nước U có cô công chúa nhan sắc đẹp tuyệt trần, cô rất là hiền hậu, dịu dàng, lại đa tài cô biết rất nhiều thứ như may vá, vẽ tranh, gãy đàn đều rất giỏi, mọi người đều quý mến cô. Trong khi đó trong rừng sâu có mụ phù thủy xấu xa, độc ác mọi người đều sợ. Nghe tin có cô công chúa sắc đẹp tuyệt trần nên mụ nảy ý định bắt công chúa để làm cho mình trẻ đẹp hơn. Trong một lần đi hái hoa trong vườn công chúa đã bị mụ phù thủy xấu xa bắt đi. Nhà vua đã tìm đến một vị pháp sư để nhờ vị pháp sư cứu công chúa. Pháp sư bảo với nhà vua rằng: muốn cứu được công chúa phải nhờ một nhóm trẻ em khoảng 11-13 tuổi đi đến 4 ngọn núi ở bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc tìm cho ra các bửu bối để diệt trừ phù thủy. Phương Đông đến ngọn núi Đ trong ngọn núi này có một cái hộp màu đen đựng các loại dụng cụ để tiêu diệt mụ phù thủy kia. Tương tự ở phương Tây đến ngọn núi có tên là T cũng lấy cái hộp màu xanh, đến ngọn núi N ở phương Đông lấy hộp màu đỏ, ngọn núi B ở phương Bắc lấy hộp màu vàng. Có bốn chiếc hộp rồi thì đem đến nơi mụ phù thủy ở gắn chúng lại với nhau sẽ được một chiếc hộp màu nâu to có chứa lá bùa, giải được lá bùa đó mụ phù thủy sẽ mất hết pháp lực và sẽ cứu được công chúa. Chú ý muốn lấy được mỗi chiếc hộp đều phải trả lời được một câu hỏi mà vị thần núi đưa ra. 6.2 Luật chơi: Thầy sẽ chia lớp chúng ta làm 4 đội để giải cứu công chúa, bốn đội sẽ cùng xuất phát xem đội nào sẽ cứu được công chúa sớm nhất. Sẽ có 3 phần thưởng cho 3 đội về đầu.. Trang 53.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> Pha 1: “Đi tìm 4 cái hộp ở bốn ngọn núi”. Chúng ta sẽ có 4 vòng chơi ở pha này: Vòng 1: mỗi đội cử 3 thành viên ra phía trước để tìm chiếc hộp màu đen. Vòng 2, vòng 3: tương tự như vòng 1, nhưng các thành viên được thay đổi và ai đã tham gia vòng trước sẽ không được tham gia nữa. Vòng 4: cũng như vòng 1, 2, 3 nhưng đội nào thiếu người chơi sẽ được chọn lại những người đã chơi rồi. Pha 2: “Giải cứu công chúa”. Đến đây mỗi đội sẽ cùng nhau giải câu hỏi, điền vào giấy rồi đem dán lên bảng (chỉ cần dán dính lên bảng xem như đọi đó hoàn thành xong và được tính điểm) để lấy được lá bùa. Giải xong câu hỏi các đội nào ở pha 1 tìm được 3 hoặc 4 chiếc hộp mới có thể gắn lại để tạo ra chiếc hộp màu nâu to. Nhưng đội nào chỉ có 3 chiếc hộp đội đó sẽ phải giải đến 2 câu hỏi(câu hỏi chính để tìm lá bùa và câu hỏi phụ) và đúng cả hai thì mới lấy được lá bùa, các đội còn lại chỉ cần giải câu hỏi chính thôi. 6.3 Cách tính điểm Pha 1: Đội nào trả lời câu hỏi đúng và nhanh nhất được 40 điểm, đúng và nhanh nhì 30 điểm, đúng và nhanh 3 được 20 điểm và đúng và nhanh tư được 10 điểm. Pha 2: + Đội nào tìm giải được câu hỏi chính được 100 điểm. + Đội nào dán lên bảng nhanh nhất được 40 điểm, nhanh nhì 30 điểm, nhanh ba được 20 điểm, nhanh tư được 10 điểm. + Chú ý: câu hỏi phụ không được tính điểm. 7. Cách tiến hành 7.1 Giới thiệu Để thay đổi không khí hôm nay thầy cho các em chơi trò chơi. Trò chơi của chúng ta có tên là “GIẢI CỨU CÔNG CHÚA” 7.2 Tổ chức chơi - Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, nêu tình huống của trò chơi, luật chơi, cách đánh giá. - Giáo viên chia đội chơi, giao bảng phụ cho mỗi đội. - Cho học sinh chơi thử nếu học sinh chưa rõ luật. - Sau khi mọi việc đã chuẩn bị xong, giáo viên tập trung sự chú ý của học sinh và hô “Bắt đầu”. - Mỗi đội chơi như luật đã công bố tại mục 6.2. 7.3 Đánh giá, tổng kết, phát thưởng. GV và cả lớp tổng kết điểm của các đội chơi, vừa kiểm tra vừa yêu cầu HS nói lên cách. Trang 54.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> làm của mình. Các câu làm sai GV hướng dẫn chữa lại và lưu ý các em chỗ sai đó. Cuối cùng phát thưởng cho các đội thắng cuộc. Phụ lục Câu hỏi cho trò chơi “GIẢI CỨU CÔNG CHÚA” Câu 1: Ba bạn Đào, Anh, Dũng có chiều cao theo thứ tự là: 127cm, 139cm, 132cm. Dựa vào bảng số liệu này cho thầy biết ai là người cao nhất ? Ai là người thấp nhất ? Câu 2: Đây là bảng thống kê số học sinh nam và nữ của lớp 3 ở trường Tiểu học A: Lớp 3A. 3B. 3C. 3D. Nam. 17. 20. 18. 21. Nữ. 22. 19. 23. 20. Học sinh. Dựa vào bảng trả lời câu hỏi sau: Lớp nào có nhiều học sinh nhất ? Câu 3: Tổng số học sinh nữ của lớp 3 là bao nhiêu ? Tổng số học sinh nam của lớp 3 là bao nhiêu ? Câu 4: Biểu đồ hình quạt dưới đây cho biết tỉ số phần trăm của một vườn hoa. Biết tổng số chậu hoa trong vườn là 100 chậu hoa. Hỏi có bao nhiêu chậu hoa hồng ?. Tỉ lệ phần trăm các chậu hoa Hoa Lan. 28% 27%. Hoa Huệ. 25% 20%. Hoa Cúc Hoa Hồng. Trang 55.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> Câu hỏi chính: Vẽ biểu đồ hình cột về số lượng chậu hoa (dữ liệu từ câu 4)  Gợi ý: Các em tính số lượng từng loại hoa sau đó hãy vẽ biểu đồ vào bảng. Câu hỏi phụ: Dựa vào biểu đồ hình cột loại hãy cho biết hoa nào có số lượng ít nhất ? Bảng phụ. SỐ CHẬU HOA TRONG VƯỜN số lượng chậu hoa 30 25. 20 15. 10. 5. Hoa. Trang 56.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> THÔNG MINH HƠN MÈO Tác giả: Phan Thái Châu 1. 2. 3. 4.. Mục tiêu Học sinh biết cách thống kê cơ bản. Hình thành kỉ năng kỉ xảo về thống kê cơ bản Củng cố kiến thức về “làm quen với thống kê số liệu” Rèn luyện sự nhanh nhẹn, tính đoàn kết, sự kỷ luật. Đối tượng: Học sinh lớp 3 Thời gian: 30 phút Kiến thức cần có Sau khi học sinh học xong bài “Làm quen với thống kê số liệu (tiếp theo)”. 5. Chuẩn bị - Học sinh: bảng con, phấn, viết chì, bút mực, bút lông, tẩy. - Giáo viên: + 4 bảng điểm cho mỗi đội chơi (4x5=20 bảng điểm) + 5 bảng thống kê kẽ sẵn 6. Cách tiến hành 6.1 Tình huống trò chơi: - Trong học kì vừa qua Đô-rê-mon muốn tặng cho các bạn của mình một món quà. Trong các bạn đó bạn nào có nhiều điểm 10 hơn Đô-rê-mon sẽ tặng cho bạn đó. Thế là mỗi bạn đem bảng điểm học kì 1 của mình đưa cho Đô-rê-mon nhưng Đô-rê-mon không biết tính sao. Các em hãy giúp Đô-rê-mon đi nào. - Bây giờ các em sẽ thống kê giúp Đô-rê-mon xem ai đạt được nhiều điểm 10 nhất nè. - Thầy sẽ chia lớp chúng ta làm 5 đội chơi: Đội A, đội B, đội C, đội D và đội E. - Các em sẽ thống kê tất cả các con điểm của 4 bạn đó sau đó điền vào bảng thống kê mà thầy đã kẻ sẵn đây. 6.2 Luật chơi: Mỗi đội sẽ có bảng điểm của Su-ka, Chai-en, Nô-bi-ta, Xê-kô (GV phát cho học sinh), sau đó sẽ thống kê các con điểm vào bảng thống kê mà thầy đã vẽ sẵn, sau khi thống kê xong các em dán lên bảng theo đúng vị trí của nhóm mình (nếu sai coi như về cuối). 6.3 Cách tính điểm - Các nhóm thống kê đúng mỗi ô trống sẽ được 10 điểm (GV vừa nói vừa chỉ vào bảng thống kê minh họa). - Đội nào dán lên bảng nhanh nhất được 50 điểm, nhanh nhì được 40 điểm, nhanh ba được 30 điểm, nhanh bốn được 20 điểm, nhanh 5 được 10 điểm (chú ý khi các em đã dán lên bảng thì không được sửa gì nữa). Trang 57.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> - Tất cả các thành viên của nhóm phải làm việc, nếu cá nhân nào của nhóm không làm việc sẽ bị trừ điểm cả nhóm đó (điểm này tối đa là 10, nhiều HS không làm việc sẽ bị trừ nhiều điểm. GV sẽ quan sát và cho điểm ở phần này) - Đội nào nhiều điểm nhất sẽ được hạng I, tương tự cho các hạng còn lại (nhiều điểm nhì sẽ được hạng II, nhiều điểm ba sẽ được hạng III, nhiều điểm bốn sẽ được hạng IV, nhiều điểm năm sẽ được hạng V) (các em đã được làm quen với số Lamã ở các tiết trước rồi). 7. Cách tiến hành 7.1 Giới thiệu Hai tiết học trước thầy thấy các em rất là tích cực và để giữ đúng lời hứa, hôm nay thầy cho các em chơi một trò chơi. Trò chơi của chúng ta có tên gọi là “THÔNG MINH HƠN MÈO”. 7.2 Tổ chức chơi - Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, nêu tình huống của trò chơi, luật chơi, cách đánh giá. - Giáo viên chia đội chơi, giao bảng phụ cho mỗi đội. - Cho học sinh chơi thử nếu học sinh chưa rõ luật. - Sau khi mọi việc đã chuẩn bị xong, giáo viên tập trung sự chú ý của học sinh và hô “Bắt đầu”. - Mỗi đội chơi như luật đã công bố tại mục 6.2. 7.3 Đánh giá, tổng kết, phát thưởng. GV và cả lớp tổng kết điểm của các đội chơi, vừa kiểm tra vừa yêu cầu HS nói lên cách làm của mình. Các câu làm sai GV hướng dẫn chữa lại và lưu ý các em chỗ sai đó. Cuối cùng phát thưởng cho các đội thắng cuộc. Phụ lục Bảng điểm của 4 bạn: Suka: 10; 8; 9; 10; 10; 7; 8; 10; 10; 8 Chaien: 7; 6; 10; 4; 10; 5; 7; 6; 7; 8 Xêkô: 6; 3; 4; 10; 5; 4; 6; 7; 6; 5 Nôbita: 2; 3; 5; 6; 3; 4; 6; 2; 3; 4. Trang 58.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> LÊ THỊ THANH VUI - 1090386. Chiến sĩ tí hon Bí mật của những mảnh ghép. Trang 59.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> CHIẾN SĨ TÍ HON Tác giả: Lê Thị Thanh Vui 1. Mục tiêu - Học sinh biết cách thống kê, hiểu thêm về biểu đồ hình cột, vận dụng bài học vào thực tế. - Làm quen với cách vẽ biểu đồ,cách đọc các thông số trong biểu đồ. - Rèn luyện tính nhanh nhẹn,tính kỉ luật,tính thẩm mỹ,tình yêu quê hương, đất nước. 2. Đối tượng - Học sinh lớp 4. 3. Thời gian - 30 phút. 4. Kiến thức cần có - Sau khi học sinh học xong bài “Biểu đồ (tiếp theo)”. - Đây là tiết luyện tập về cách vẽ biểu đồ. 5. Chuẩn bị - Bảng phụ có sẵn trục x, y; 4 biểu đồ mẫu của giáo viên chuẩn bị sẵn,bút lông,thước dài. 6. Một số thông tin về trò chơi 6.1 Tình huống trò chơi - Lớp sẽ trở thành 1 doanh trại với 4 tiểu đội,4 tiểu đội này sẽ đi điều tra số vũ khí hiện có trong doanh trại của mình và báo cáo lại để quân đội kịp thời chi viện vũ trang. 6.2 Luật chơi - Mỗi tiểu đội sẽ xếp thành 1 hàng dọc ,người tiểu đội phó sẽ đứng đầu,tiểu đội trưởng đứng sau cùng.Người đứng đầu sẽ quay mặt lên bảng để nhận thong tin các đội viên còn lại sẽ quay lưng lại cho đến khi tiểu đội phó lấy thông tin xong sẽ chạm vào vai đội viên kế tiếp và đọc thật nhỏ thông tin đó vào tai đội viên của mình để ghi nhớ và tiếp tục truyền thông tin như vậy đến cuối hàng,người cuối cùng là đội trưởng sẽ xử lí các thong số vừa nghe được và vẽ vào bảng phụ các thông số của bảng đồ. - Thông tin sẽ là 1 biểu đồ được vẽ sẵn về số lượng các loại vũ khí như mìn,súng AK ,xe tăng và đại bác.Người tiểu đội phó phải biết cách đọc chính xác biểu đồ.(4 biểu đồ mẫu sẽ giống nhau). - Sau khi vẽ xong, đội trưởng sẽ chạy thật nhanh để trình bày trên bảng. - Giáo viên sẽ phân định thắng thua bằng cách cho điểm: o Đội nhanh đúng và nhanh nhất sẽ được 50 điểm,đúng nhanh thứ 2 được 40 điểm ,thứ 3 được 30 điểm và đội cuối cùng sẽ được 20 điểm. o Đội vẽ đẹp nhất sẽ được cộng 20 điểm - Giáo viên tổng kết điểm và phân hạng nhất ,nhì,ba và tư. Trang 60.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> 6.3 7. 7.1 -. Hình thức thưởng phạt Thưởng quà cho cả 4 đội. Phạt những đội làm sai luật cùng hát múa bài “Con bướm vàng” Cách tiến hành Giới thiệu Các tiết trước các em đã được học về biểu đồ hôm nay để biết các em vận dụng kiến thức đó như thế nào cô sẽ tổ chức cho các em 1 trò chơi mang tên : “chiến sĩ tí hon” 7.2 Tổ chức chơi - Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, nêu tình huống của trò chơi, luật chơi, cách đánh giá. - Giáo viên chia đội chơi, giao bảng phụ cho đội trưởng. - Nói rõ 1 lần nữa về cách chơi và quy định của trò chơi. - Sau khi mọi việc đã chuẩn bị xong, giáo viên tập trung sự chú ý của học sinh và hô “Bắt đầu”. - Mỗi đội chơi như luật đã hướng dẫn. - Giáo viên dán biểu đồ mẫu lên bảng. 7.3 Tổng kết và phát thưởng - Tổng kết: Giáo viên cùng cả lớp kiểm tra kết quả và cho điểm. - Thưởng phạt: thưởng quà cho 4 đội chơi,khối lượng quà khác nhau,lớn nhỏ tùy theo hạng mà đội đó được xếp.Phạt đối với đội làm sai luật chơi. 7.4 Đánh giá - Nêu một số điều cần lưu ý khi vẽ biểu đồ. - Nhấn mạnh một số chỗ hay sai của học sinh và cách khắc phục. - Nhận xét về tinh thần thái độ.. Trang 61.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> BÍ MẬT CỦA NHỮNG MẢNH GHÉP Tác giả: Lê Thị Thanh Vui 1. Mục tiêu - Học sinh biết cách thống kê,biết cách đọc biểu đồ,phân tích biểu đồ,vận dụng dạng toán thống kê vào thực tế. - Rèn luyện tình nhanh nhẹn,tính kỉ luật và đoàn kết của học sinh. 2. Đối tượng - Học sinh lớp 4. 3. Thời gian - 30 phút. 4. Kiến thức cần có - Sau khi học sinh học xong bài “Biểu đồ (tiếp theo)”. - Có thể tổ chức thành 1 tiết luyện tập. 5. Chuẩn bị - Máy chiếu trình diễn power point. - Tấm bảng giấy ghi tên các đội. 6. Một số thông tin về trò chơi 6.1 Tình huống trò chơi - Lớp sẽ được chia ra làm 4 đội tương ứng là đội A,B,C và D.Các tổ sẽ thi đua trả lời câu hỏi giáo viên sẽ tính điểm. 6.2 Luật chơi - Mỗi đội sẽ cử ra 1 thành viên để chọn 1 mảnh ghép mình thích.1 mảnh ghép được chọn sẽ có 1 câu hỏi trắc nghiệm về thống kê. - Sau khi câu hỏi được lật giáo viên sẽ đọc to khi nghe hiệu lệnh “hết” học sinh trả lời nhanh bằng cách giơ cao bảng tên đội của mình lên để giành quyền trả lời. - Đội nào có câu trả lời đúng và nhanh nhất sẽ được 40 điểm,nhanh thứ 3 được 30 điểm,nhanh thứ 2 được 20 điểm và đội đúng sau cùng sẽ được 10 điểm.Trả lời sai bị trừ 10 điểm. - Sẽ có tất cả 20 mảnh ghép trong đó có 17 câu hỏi trắc nghiệm 2 mảnh ghép là ô may mắn 1 là phần quà cho đội chọn đúng ô may mắn và 1 mảnh ghép là ô cộng 20 điểm. Còn lại mảnh ghép thứ 20 là ô trừ 20 điểm. - Giáo viên sẽ thống kê số điểm của các đội để phân định thắng thua. 6.3 Hình thức thưởng phạt - Thưởng quà cho cả 4 đội theo mức độ thắng của đội đó nhất,nhì,ba,tư.. Trang 62.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> 7. Cách tiến hành 7.1 Giới thiệu - Tiết học trước các em đã học xong bài “Biểu đồ (tiếp theo)” để các em có thể luyện tập lại những kiến thức vừa học đồng thời để xem các em nắm bài như thế nào hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em một trò chơi mang tên “Bí mật của những mảnh ghép” 7.2 Tổ chức chơi - Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, nêu tình huống của trò chơi, luật chơi, cách đánh giá. - Giáo viên chia đội chơi, giao bảng tên cho mỗi đội. - Sau khi mọi việc đã chuẩn bị xong, giáo viên tập trung sự chú ý của học sinh và hô “Bắt đầu”. - Mỗi đội chơi như luật đã công bố tại mục 6.2. 7.3 Tổng kết và phát thưởng - Tổng kết: Giáo viên cùng cả lớp thống kê lại điểm của các đội chơi. - Thưởng phạt: thưởng quà cho cả 4 đội chơi. 7.4 Đánh giá - Nêu một số điều cần lưu ý trong dạng toán thống kê,cách đọc biểu đồ,giải thích những chổ sai của học sinh. - Nhắc lại thế nào là toán thống kê,các phép toán của thống kê. - Nhắc nhở chung về tinh thần thái độ tham gia của học sinh.. Trang 63.

<span class='text_page_counter'>(64)</span>

×