Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Diễn ngôn phương Tây - phương Đông của Phạm Quỳnh và Nhất Linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.04 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM H NI
-----------o0o----------

Lấ TH VN ANH

DIễN NGÔN PHƯƠNG TÂY - PHƯƠNG ĐÔNG
CủA PHạM QUỳNH Và NHấT LINH
Chuyờn ngnh: Vn hc Vit Nam
Mã số: 9.22.01.21

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2019


Cơng trình đƣợc hồn thành tại:
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. NGUYỄN ĐÌNH CHÚ
PGS.TS TRẦN VĂN TOÀN

Phản biện 1: PGS.TS VŨ THANH
Viện Văn học

Phản biện 2: PGS.TS HÀ VĂN ĐỨC
Trường ĐHKHXHNV – ĐHQG Hà Nội

Phản biện 3: PGS.TS TRẦN THỊ TRÂM
Học Viện Báo chí và Tuyên truyền


Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng
họp tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
vào ….. giờ......, ngày…. tháng….. năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Văn hoá Việt Nam đầu thế kỷ XX đƣợc tồn tại và phát triển dựa trên nền
tảng cuộc tiếp xúc giữa phƣơng Đông và phƣơng Tây (chủ yếu là trục tiếp xúc Pháp –
Việt). Những yêu cầu của thời cuộc đã buộc ngƣời Việt đầu thế kỷ XX phải nhận
thức về phƣơng Tây (Pháp) – “kẻ khác” và về phƣơng Đông (Việt) – “chính mình”,
từ đó nảy sinh những diễn ngơn về phƣơng Đông – phƣơng Tây, về dân tộc, bản sắc,
cũng nhƣ về văn minh, hiện đại. Những diễn ngôn ấy vô cùng đa dạng phản ánh tâm
thế phức tạp của ngƣời Việt Nam trong cuộc tiếp xúc này.
1.2. Trong rất nhiều trí thức ngƣời Việt tiêu biểu đầu thế kỷ XX tham gia vào
việc kiến tạo diễn ngôn về phƣơng Đông – phƣơng Tây, chúng tôi lựa chọn nghiên
cứu hai trƣờng hợp tiêu biểu là Phạm Quỳnh (1892 – 1945) và Nhất Linh (19061963). Giữa Phạm Quỳnh và Nhất Linh có những điểm tƣơng đồng quan trọng: đều
là những ngƣời hoạt động văn hóa trong mơi trƣờng cơng khai, đều thụ đắc trực tiếp
những ảnh hƣởng từ phƣơng Tây và cùng từng bị dƣ luận hiểu theo nhiều cách khác
nhau, thậm chí khen – chê đối lập. Đặc biệt họ là những trí thức thuộc địa đã tự giác
sử dụng quyền lực của những diễn ngôn tác động vào những đối tƣợng mà họ tin rằng
việc tác động đó sẽ dẫn đến sự thay đổi cho xã hội, kiến tạo những ý niệm về cộng
đồng, về dân tộc và sẽ góp phần hồ giải Đơng Tây. Mặt khác, họ lại có những khác
biệt và tiếp biến về mặt văn hoá. Nếu Phạm Quỳnh là một học giả để lại di sản lí luận

bề thế mang tính chất định hƣớng thì Nhất Linh lại là lãnh đạo của một văn phái, di
sản của ông chủ yếu gắn với những sáng tác cụ thể, đi sâu vào thực hành văn hoá, văn
học. Nếu Phạm Quỳnh là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trí thức 1907, thì Nhất Linh là
đại diện tiêu biểu cho thế hệ trí thức 1925 – hai thế hệ trí thức tiếp nối hoạt động cơng
khai trong nửa đầu thế kỷ XX. Bản thân Nhất Linh và các cộng sự của mình trong Tự
lực văn đồn đã khơng ngừng cố gắng để “vƣợt qua” “thế hệ Phạm Quỳnh”. Vì vậy,
việc đặt hai nhà văn này trong trục nghiên cứu sẽ giúp chúng ta có đƣợc những nhận
thức quan trọng về sự tiếp biến văn hóa của hai thế hệ trí thức ngƣời Việt về ý niệm
Đơng - Tây. Lựa chọn những đối tƣợng phức tạp có cả những ƣu điểm và hạn chế
này, chúng tơi cũng mong muốn tìm thấy đƣợc sự tƣơng thích về ý nghĩa thực tiễn
của đề tài. Bởi vấn đề tiếp xúc văn hóa Đơng - Tây đến nay vẫn còn nguyên giá trị
thời sự, góp phần rút ra kinh nghiệm cho cơng cuộc hội nhập quốc tế “hịa nhập mà
khơng hịa tan”.
1.3. Đối với những nhân vật tạo lập đƣợc những diễn ngơn có sức ảnh hƣởng
lớn trong cuộc đụng độ Đông – Tây và cũng gặp phải những đối cực trong lịch sử
tiếp nhận nhƣ Phạm Quỳnh và Nhất Linh thì việc tìm hiểu di sản văn hóa của họ dƣới
góc độ nghiên cứu diễn ngôn là một cách làm khả thi và hứa hẹn đem đến nhiều kết
quả ý nghĩa.
2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Diễn ngôn phƣơng Tây – phƣơng Đông của Phạm
Quỳnh và Nhất Linh.


2
2.2. Phạm vi nghiên cứu: Qua phạm vi tƣ liệu đã khảo sát (thƣ mục tham khảo).
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Chúng tôi mong muốn thông qua lý thuyết nghiên cứu diễn ngôn của M.
Foucault đặc biệt kết hợp với việc vận dụng những kết quả nghiên cứu của chủ nghĩa
hậu thuộc địa, tìm hiểu thái độ ứng xử với phƣơng Tây của Phạm Quỳnh và Nhất
Linh, từ đó nghiên cứu sâu hơn ý niệm về Phƣơng Đơng, về dân tộc và nỗ lực kiến

tạo con đƣờng đi cho tƣơng lai văn hóa dân tộc của họ. Chúng tôi cố gắng „„thuật tả‟‟
một cách khách quan, nguyên trạng ngữ nghĩa của văn bản, để ngƣời đọc có cách nhìn
nhận tồn diện hơn đồng thời thấy đƣợc sự tƣơng đồng, tiếp biến trong cách ứng xử
của Phạm Quỳnh và Nhất Linh đối với ý niệm về phƣơng Tây và phƣơng Đông.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp
- Phương pháp lịch đại và đồng đại.
- Phương pháp liên ngành
5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Luận án là cơng trình chun biệt đầu tiên vận dụng lý thuyết nghiên cứu
diễn ngôn của M. Foucault, lý thuyết nghiên cứu hậu thuộc địa để thuật tả và nhận
diện diễn ngôn phƣơng Tây, phƣơng Đơng của hai đối tƣợng văn hóa phức tạp là
Phạm Quỳnh và Nhất Linh.
- Lần đầu tiên diễn ngôn của hai đại diện tiêu biểu cho hai thế hệ trí thức ngƣời
Việt là Phạm Quỳnh và Nhất Linh đƣợc đƣa vào cùng trục nghiên cứu, đƣợc mở rộng
tìm hiểu trong mối quan hệ tƣơng tác hai chiều với mơi trƣờng văn hố Việt Nam nửa
đầu thế kỷ XX. Luận án đã chỉ ra sự tƣơng đồng cũng nhƣ sự khác biệt, chuyển biến
trong cách ứng xử của họ đối với ý niệm về phƣơng Tây và phƣơng Đông.
- Luận án cho thấy tiềm năng của hƣớng nghiên cứu diễn ngôn, hƣớng nghiên
cứu hậu thuộc địa về những tƣơng tác văn hóa Đơng – Tây đồng thời cho thấy những
bài học kinh nghiệm thực tiễn từ quá khứ để hƣớng tới hiện tại trong chủ trƣơng xây
dựng “Một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
- Luận án là một tài liệu tham khảo có giá trị giúp độc giả, nhất là những ai
chƣa cho điều kiện tiếp xúc trực tiếp văn bản của Phạm Quỳnh và Nhất Linh có cách
nhìn nhận sâu sắc hơn về hai đối tƣợng văn hóa phức tạp này.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án đƣợc triển khai thành các chƣơng
chính nhƣ sau:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Diễn ngôn phƣơng Tây – phƣơng Đông của Phạm Quỳnh
Chương 3: Diễn ngôn phƣơng Tây – phƣơng Đông của Nhất Linh.


3

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm “Diễn ngôn” của Micheal Foucault và những định hướng
ứng dụng
Trong khuôn khổ luận án, khái niệm diễn ngôn đƣợc sử dụng với ý nghĩa bắt
nguồn từ quan niệm của Foucault “một diễn ngôn là một khu vực đƣợc đóng khung
chặt chẽ bởi khung kiến thức xã hội, là một hệ thống các phát ngôn mà trong đó thế
giới có thể đƣợc biểu hiện. Mấu chốt của vấn đề là ở chỗ: thế giới không phải chỉ đơn
giản là "ở đó" [có sẵn] để đƣợc nói đến, đúng hơn là chính thơng qua diễn ngơn thế
giới đƣợc biểu hiện”. Điều mà Foucault quan tâm không phải là điều gì là sự thật mà
là “cái đƣợc gọi là sự thật” đƣợc nói ra nhƣ thế nào (how can the truth be told?).
Khi một diễn ngôn đƣợc phát biểu với quyền lực và khung tri thức gắn liền với
nó, nó có thể loại trừ các diễn ngơn khác. Chẳng hạn chính quyền lực từ diễn ngơn
thực dân đã loại trừ những phát ngôn mang ý nghĩa trái ngƣợc – ví dụ diễn ngơn đến
từ các dân tộc là thuộc địa.
Tuy nhiên, Foucault cũng nhấn mạnh: ở đâu có sự thống trị, ở đó có sự phản kháng
(vì quyền lực khơng chỉ có một chiều từ trên xuống mà cịn đi từ dƣới lên). Vì vậy, nghiên
cứu diễn ngôn không phải chỉ là nghiên cứu tri thức đƣợc kiến tạo bởi những ngƣời nắm
giữ quyền lực mà một nhiệm vụ rất quan trọng là nghiên cứu diễn ngôn từ nhóm yếu thế
nhƣ “giới nữ”, “giới tính thứ ba”, “dân tộc thiểu số”, “thuộc địa”, …
Trong luận án, với đối tƣợng nghiên cứu của luận án là: diễn ngôn phƣơng Tây
– phƣơng Đông của Phạm Quỳnh và Nhất Linh – diễn ngơn của những trí thức thuộc

địa ln có sự tƣơng tác với thực dân trong mối tƣơng quan tri thức và quyền lực phức
tạp, chúng tôi vận dụng kết quả nghiên cứu của một trong những ứng dụng từ lý
thuyết diễn ngơn của Foucault, đó là chủ nghĩa hậu thuộc địa.
1.1.2. Khái niệm “Diễn ngôn phương Tây – phương Đông” theo tinh thần
của chủ nghĩa hậu thuộc địa
Chủ nghĩa hậu thuộc địa bắt đầu manh nha từ giữa thế kỷ XX. Từ thập niên
1960 đến 1970, những đƣờng hƣớng đã đƣợc khơi dậy cụ thể hơn, đặc biệt là năm
1978 với sự xuất hiện của cơng trình Đơng phương học của Edward Said, nền móng
của nghiên cứu hậu thuộc địa đã đƣợc thiết định. Từ thập niên 80, 90, chủ nghĩa hậu
thuộc địa phát triển rộng rãi, thu hút đƣợc sự chú ý của giới phê bình nghiên cứu và
đến nay vẫn cịn gây nhiều tranh luận sơi nổi, gia nhập vào lĩnh vực nghiên cứu văn
hoá, văn học góp phần đƣa ra những phân tích về sự xâm chiếm thuộc địa, sự kiến tạo
chủ thể trong diễn ngôn thực dân/thuộc địa, sự kháng cự của những chủ thể này thông
qua các diễn ngôn giải thực dân/thuộc địa và những di sản thuộc địa trong các quốc gia
thuộc địa/ cựu thuộc địa/ lệ thuộc, …
Trong các chủ đề của chủ nghĩa hậu thuộc địa thì mối quan hệ phƣơng Tây
(thực dân) – phƣơng Đông (thuộc địa) luôn nổi lên nhƣ một trục chính quan trọng với
những tƣơng tác văn hóa – tri thức – quyền lực phức tạp, đặt ra yêu cầu về giải thực
về văn hóa, quyền đƣợc lên tiếng của trí thức thuộc địa, bản sắc văn hóa và con
đƣờng đi cho các dân tộc thuộc địa/ cựu thuộc địa … và đƣợc bàn luận bởi những học


4
giả danh tiếng nhƣ: Edward W. Said (1935 – 2003), Gayatri Chakravorty (sinh năm
1942), Homi. K. Bhabha (sinh năm 1946), ...
1.1.2.1. Diễn ngôn Phương Tây – Phương Đông hay là sự kiến tạo của phương
Tây (thực dân) về phương Đông (thuộc địa)
Phƣơng Tây không chỉ định vị phƣơng Đông bằng những khái niệm mà còn biểu
đạt về họ, diễn giải về họ, tạo ra và duy trì quyền lực lên họ thông qua các diễn ngôn.
Phát triển quan niệm của M. Foucault, Edward Said, đã nghiên cứu quá trình phƣơng

Tây thông qua diễn ngôn tạo lập những biểu đạt về phƣơng Đơng nhƣ là q trình tạo
lập những biểu đạt về “cái khác”, mở rộng ra là quá trình thực dân tạo lập những biểu
đạt về thuộc địa. Edward Said, qua cơng trình Đơng phương luận, chứng minh rằng:
diễn ngơn Đông phƣơng học không chỉ kiến tạo nên phƣơng Đông mà cịn kiến tạo nên
cả phƣơng Tây. Tính chất nhƣợc tiểu mà Đông phƣơng học quy ƣớc cho phƣơng Đông
đã làm nổi bật tính ƣu việt của phƣơng Tây. Tính duy cảm, phi logic, nguyên thuỷ,
chuyên quyền của phƣơng Đông đã xác lập nên một phƣơng Tây logic, dân chủ, tiến
bộ,... Phƣơng Tây luôn ở vị thế “trung tâm”, trong khi phƣơng Đơng là ngoại biên “khác
biệt”. Thậm chí, diễn ngơn của phƣơng Tây về phƣơng Đơng cịn gợi ra một thế đối lập
khác: cực tính nam – phƣơng Tây – sáng rõ, trật tự, nhạy bén, nguyên tắc và cực tính nữ
– phƣơng Đơng – phi logic, thụ động, phi nguyên tắc và duy cảm.
1.1.2.2. Nhu cầu kiến tạo Diễn ngơn Phương Tây – Phương Đơng của trí thức
phương Đơng (thuộc địa)
Từ quan điểm của Said, ta có thể thấy: văn hố phƣơng Đơng trong diễn ngơn
Đơng phƣơng luận của ngƣời phƣơng Tây là một nền văn hoá mà sự phát triển bị
chặn lại. Các nƣớc cựu thuộc địa sẽ phải mất rất nhiều thời gian và công sức để chống
lại lịch sử đƣợc tạo lập bởi phƣơng Tây.
Nếu nhƣ Said quan tâm đến sự tạo lập của phƣơng Tây về phƣơng Đơng, thì G.
Spivak, qua tác phẩm Những người thấp cổ bé họng có lên tiếng được khơng?, lại chú
trọng vào tình thế phát ngơn, vấn đề tự đại diện (tự miêu tả) và sự im lặng không thể
tránh đƣợc của kẻ/cái/sự nhƣợc tiểu (subaltern). Spivak đã dấy lên những câu hỏi:
Quyền lực thực dân đã thành công ở mức độ nào trong việc bắt buộc thuộc địa phải
im lặng ? Thuộc địa sẽ nói bằng giọng của mình hay bằng giọng “vay mƣợn” của
thực dân? Liệu có phải là tốt nhất để khơi phục lại tiếng nói của kẻ/cái/sự nhƣợc tiểu
bằng cách tách rời họ khỏi nền văn hóa của thực dân hay bằng cách làm nổi bật mức
độ những điều mà họ đã rập khuôn từ kẻ đã chinh phục họ? Và liệu giọng nói của
kẻ/cái/sự nhƣợc tiểu có thể đƣợc đại diện bởi các trí thức bản địa? …
Theo Foucault, văn hóa đƣợc tạo nên từ vơ số diễn ngơn đang đối kháng nhau.
Chính vì thế, diễn ngôn thực dân là diễn ngôn thống trị kỷ nguyên thực dân, nhƣng
bên cạnh diễn ngôn thực dân sẽ là những diễn ngôn giải thực dân của các thuộc địa.

Và thực tế, các trí thức thuộc địa (phƣơng Đơng) ln ln có nhu cầu “viết lại”
những diễn ngơn của thực dân (phƣơng Tây) để nhận thức về thực dân, chống lại sự
xâm nhập của thực dân, tìm lại chính mình, tìm ra con đƣờng đi cho dân tộc của mình
– có nghĩa là nỗ lực “giải thực”.
1.1.2.3. Q trình tương tác văn hố và sự lựa chọn con đường đi cho tương
lai của thuộc địa
Học giả quan tâm đặc biệt đến tình trạng tƣơng tác văn hóa phức tạp, chứa
đựng nhiều mâu thuẫn - hệ quả cho quá trình xâm nhập thực dân là H.K.Bhabha.


5
Mặc dù còn gây nhiều tranh cãi, các khái niệm về sự tƣơng tác văn hố nhƣ
“tính lai ghép” chính là một cơ chế giải thực hữu hiệu của các dân tộc Đơng phƣơng
nhƣợc tiểu. Phƣơng Đơng khó có thể khơi phục hồn tồn bản sắc văn hóa (vì đã rơi
vào trạng thái đứt gãy do sự xâm lấn của thực dân) nhƣng họ cũng thƣờng ít khi từ bỏ
hồn tồn di sản văn hố của mình để trở thành một bản sao của Phƣơng Tây.
Phƣơng Đông sẽ phải để tâm tới vị thế phụ/ nhỏ của mình và vì sao họ bị cƣỡng chế
sát nhập vào một môi trƣờng văn hố chính trị hồn tồn khác đồng thời họ sẽ kiến
tạo diện mạo văn hóa mới cho chính họ trên đƣờng biên giao thoa giữa văn hóa bản
địa và văn hóa Phƣơng Tây.
Quan trọng hơn là con đƣờng đi cho tƣơng lai của các thuộc địa/ các nƣớc đã
từng là thuộc địa là gì? Nên phát triển theo định hƣớng văn hoá của kẻ xâm lƣợc
vạch ra hay trở về với nền văn hoá sơ khai hay phức hợp cả hai hƣớng đó? Sự tƣơng
tác, chuyển dịch văn hố là khơng thể tránh khỏi. Và sản phẩm văn hố mà họ tạo ra
dù muốn hay không đều bị ám ảnh bởi sự lai ghép. Sự lai ghép đó ở mức độ nào,
trong sự thƣơng thỏa đến đâu là do lựa chọn của các trí thức thuộc địa.
Theo các nhà nghiên cứu hậu thuộc địa, Phƣơng Đông và phƣơng Tây (đi
kèm với chúng là các khái niệm bản sắc, chủng tộc, dân tộc) không phải là những
khái niệm với nội hàm có sẵn, mà là sản phẩm của diễn ngơn, ln ln đƣợc viết
lại theo tiến trình lịch sử tiếp xúc Đông – Tây. Nhu cầu nhận thức và viết lại diễn

ngơn phƣơng Tây – phƣơng Đơng của các trí thức thuộc địa là có thực và rất cần
đƣợc nghiên cứu để tiếng nói của phƣơng Đơng có vị thế ngang hàng với tiếng nói
của phƣơng Tây.
1.2. Nhu cầu kiến tạo diễn ngôn về phƣơng Tây (Pháp) – phƣơng Đông
(Việt) của trí thức Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
1.2.1. Cuộc tiếp xúc phương Tây (Pháp) – phương Đông (Việt) tại Việt Nam
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Cuộc tiếp xúc giữa Việt Nam với các nƣớc phƣơng Tây bắt đầu từ cuối thế kỷ
XVI khi nƣớc ta giao thƣơng với Bồ Đào Nha, Anh, Pháp. Tuy nhiên hình ảnh tiếp
xúc Đơng – Tây tại Việt Nam rõ nét nhất là sự tiếp xúc Pháp – Việt khi thực dân
Pháp sang xâm lƣợc nƣớc ta từ giữa thế kỷ XIX.
Nhƣ bất kỳ thực dân nào, Ngƣời Pháp chiếm Việt Nam, đặt nền đô hộ bằng bạo
động, duy trì sự chiếm đóng cũng bằng bạo động, tất cả đều nhằm mục đích vật chất
“tìm kiến lợi nhuận”. Tuy nhiên, sự thƣơng thỏa quyền lực giữa thực dân và thuộc địa
vẫn luôn xuất hiện. Theo Nguyễn Văn Trung, thực dân xây dựng các “huyền thoại” để
che đậy dã tâm bóc lột của mình, để xoa dịu những căng thẳng giữa thực dân – thuộc địa
là: “huyền thoại khai hóa”, “ơn huệ thực dân”, “huyền thoại Pháp – Việt đề huề”, … Thế
nhƣng “huyền thoại” mà thực dân sáng tạo ra không phải chỉ đem lại cái lợi cho thực
dân, nó ẩn chứa những mối nguy hiểm mà thực dân ln phải kiểm sốt. Bởi “Đã
đành, trong ý định huyễn diệu, ngƣời nói đến Tự do dân chủ, đề cao hiệp tác đề huề
không phải để thực hiện mà là nhằm che dấu áp bức, đè nén, nhƣng lời nói huyễn
diệu vẫn phải nói lên Tự do, hiệp tác là gì … Do đó, làm cho những ngƣời nghe biết
đƣợc nhƣ thế nào là tự do, dân chủ thực sự”
“Mối nguy hiểm ở chỗ không phải mọi ngƣời bản xứ đƣợc học ở nhà trƣờng
thực dân mở đều sẽ làm tay sai tất cả cho Pháp hay sẽ ngoan ngoãn tin nghe những


6
lời nói đƣờng mật huyễn diệu của họ. Trái lại ngƣời bản xứ chỉ lợi dụng phƣơng
tiện thực dân cung cấp cho để hiểu thực dân và tìm thấy đƣờng lối chống thực dân”

Nhìn chung, di sản thuộc địa của Pháp tại Đông Dƣơng cũng nhƣ bất kỳ một
cuộc xâm lăng nào đều vẫn còn gây ra những tranh cãi. Sự tranh cãi đó có lẽ bắt
nguồn từ chính những “huyền thoại” mà thực dân Pháp tạo dựng nên.
Những diễn ngôn về phƣơng Tây – phƣơng Đông của các sĩ phu, trí thức ngƣời
Việt trong thời điểm này khơng chỉ là sản phẩm của sức hấp dẫn từ “kẻ khác” (phƣơng
Tây) mà còn là nhu cầu định nghĩa lại bản thể, nhu cầu có tiếng nói riêng để thốt ra
khỏi sự “bắt buộc im lặng của cái/kẻ/sự nhƣợc tiểu” trƣớc sức mạnh q lớn từ phƣơng
Tây. Đó cũng chính là nhu cầu để họ kiến tạo nên những diễn ngôn dân tộc, coi đó là
nền tảng cho q trình hồ giải Đơng – Tây. Nói cách khác nhận thức về phƣơng Tây
(Pháp) luôn song hành cùng với nhận thức về phƣơng Đơng (Việt). Và chính những biến
chuyển, điều tiết quyền lực của thực dân Pháp khi cai trị ở Việt Nam cũng đã tác
động không nhỏ đến việc chuyển biến, phân hóa các luồng tƣ tƣởng nhận thực của
ngƣời Việt về ngƣời Pháp vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
1.2.2. Nhận thức về phương Tây (Pháp) của trí thức Việt Nam cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX
Những nhận thức về phƣơng Tây trƣớc hết có thể kể đến nhận thức phƣơng
Tây nhƣ thứ ngoại bang ta có thể dùng ý chí quyết tâm tiêu diệt đƣợc nhƣ đã từng
đẩy lùi biết bao nhiêu cuộc xâm lƣợc của kẻ thù phƣơng Bắc (Ví dụ: diễn ngơn của
Nguyễn Đình Chiểu).
Dần dần ngƣời ta phải thừa nhận rằng kẻ thù đến bằng súng đạn đó thực sự
cịn nguy hiểm hơn kẻ thù đến từ phƣơng Bắc với nền văn minh đi trƣớc châu Á
hàng thế kỷ. Vì thế, nảy sinh cách phản ứng mang tính chất bế tắc của những ngƣời
hiểu rất rõ sự lớn mạnh của phƣơng Tây (Pháp) cũng nhƣ vị thế nhƣợc tiểu của Việt
Nam (phƣơng Đông), lƣờng trƣớc đƣợc sự thất bại nếu phản ứng đối nghịch theo
cách cũ nhƣng chƣa tìm ra phƣơng cách mới (Ví dụ: Trƣờng hợp của Phan Thanh
Giản (1796 - 1867))
Câu chuyện nhận thức về phƣơng Tây (Pháp) đã khơng cịn dừng lại ở việc
nhìn nhận bộ mặt phƣơng Tây (Pháp) khi đến Việt Nam nữa mà tiến xa hơn là câu
chuyện “đi Tây”, sang Pháp để hiểu đúng về Pháp để tìm ra câu trả lời giải quyết tình
thế khó khăn của dân tộc. Đó là hành trình của các thế hệ trí thức ngƣời Việt cuối thế

kỷ XIX, đầu thế kỷ XX với những nhân vật văn hoá nổi bật nhƣ Trƣơng Vĩnh Kí,
Nguyễn Trƣờng Tộ, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm
Quỳnh, Nhất Linh, Nguyễn Ái Quốc, ...
Khi đến với phƣơng Tây (Pháp), họ đã có những điều chỉnh trong nhận thức:
Phƣơng Tây có những điểm mạnh để họ học tập tự cƣờng dân tộc. Phƣơng Tây
khơng chỉ là thù mà cịn có những điểm để ta “chơi” đƣợc, “lợi dụng” đƣợc để
phát triển đất nƣớc.
Đó là cách phản ứng của những ngƣời mang tƣ tƣởng Duy tân nhƣng bất bạo
động nhƣ Nguyễn Trƣờng Tộ, Trƣơng Vĩnh Kí, Phan Châu Trinh, Nguyễn Văn Vĩnh
(1882 – 1936), Phạm Quỳnh (1892 – 1945), Nhất Linh và Tự lực văn đồn, ....
Tuy có khác nhau về quan điểm cụ thể và cách thức thực hiện nhƣng đều có


7
chung cái gốc là khai sáng dân trí. Chính vì vậy những nhân vật lịch sử đi theo quan
điểm này đã chú trọng hịa giải Đơng – Tây trong nỗ lực tạo bình đẳng về văn hóa.
Đó là cách phản ứng của những ngƣời cũng hiểu rất rõ sự lớn mạnh của Pháp
cũng nhƣ vị thế nhƣợc tiểu của Việt Nam nhƣng đã tìm đƣợc những phƣơng cách mới
để thay đổi cục diện. Họ vừa thấy đƣợc sự lớn mạnh của phƣơng Tây (Pháp), vừa
nhận thức sâu sắc về những mâu thuẫn khơng thể điều hồ nổi giữa phƣơng Đơng
(Pháp) – phƣơng Tây (Việt) nếu không thực hiện bạo động vũ trang dành độc lập
thoát khỏi sự bảo hộ của phƣơng Tây.
Ví dụ: Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc.
1.2.3. Nhận thức về phương Đông (dân tộc)
Chƣa lúc nào những khái niệm nhƣ “dân tộc”, “giống nòi”, “đồng bào”, “hồn
nƣớc” lại xuất hiện nhiều nhƣ vậy trong các diễn ngôn thời kỳ này. “Dân tộc” trở thành
khái niệm đƣợc “thiêng hoá” để họ tìm thấy sức mạnh từ truyền thống.
Dân tộc không phải chỉ là phạm vi về lãnh thổ địa lý, về nhà nƣớc mà cịn là
một ý niệm có thể cố kết đƣợc về tinh thần của những con ngƣời trong cùng cộng
đồng đó; trở thành điểm tựa tạo ra sức mạnh gắn kết cộng đồng trong cuộc tiếp xúc

với “kẻ khác” – phƣơng Tây (Pháp). Điều đó càng đúng hơn trong bối cảnh đất nƣớc
đang bị Pháp xâm lƣợc, khi chủ quyền lãnh thổ đã khơng cịn. Tìm về với những
điểm tựa nhƣ “hồn nƣớc”, “đồng bào”, “tổ tơng”, .... chính là điểm chung của rất
nhiều tác giả giai đoạn này nhƣ: Phạm Tất Đắc (Chiêu hồn nước), Tản Đà (Thề non
nước), Phan Bội Châu (Việt Nam quốc sử khảo), ....
“Nỗ lực đề cao “hồn dân tộc” đã đƣợc cụ thể hoá qua các hành động cụ thể nhƣ nỗ
lực đề cao tiếng Việt, nỗ lực tìm lại chất liệu văn hoá, văn học truyền thống, nỗ lực
xây dựng những biểu tƣợng về chủ nghĩa anh hùng, chủ nghĩa yêu nƣớc của dân tộc,
nỗ lực tìm ra con đƣờng đi cho dân tộc, …
1.3. Tình hình nghiên cứu diễn ngôn phƣơng Tây – phƣơng Đông của
Phạm Quỳnh và Nhất Linh
1.3.1. Những đánh giá về diễn ngôn phương Tây - phương Đông của Phạm Quỳnh
1.3.1.1. Khuynh hướng thứ nhất: phủ nhận, thậm chí luận tội những diễn ngơn
phương Tây phương Đông của Phạm Quỳnh
VD: Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Thai Mai, Trƣơng Chính, Vũ
Ngọc Khánh, Nguyễn Văn Hồn, Vũ Đức Phúc, Thiếu Sơn, Trần Đình Hƣợu, Lê Chí
Dũng,Nguyễn Văn Trung, Mai Quốc Liên, ...
1.3.1.2. Khuynh hướng thứ hai: ghi nhận những đóng góp trên lĩnh vực văn
hóa qua các diễn ngôn phương Tây phương Đông của Phạm Quỳnh
Ví dụ: Dƣơng Quảng Hàm, Lê Thanh, Vũ Ngọc Phan, Phạm Thế Ngũ, Thanh
Lãng, Trần Đình Sử, Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Huệ Chi, Trần Văn Toàn, Bùi
Việt Thắng, Trần Mạnh Tiến, Trịnh Bá Đĩnh, Trần Văn Chánh,… Nguyễn Đình Chú
(lần thứ II nhận định về Phạm Quỳnh), …
1.3.1.3. Khuynh hướng thứ ba: chiêu tuyết, biện hộ cho những đóng góp của Phạm
Quỳnh thông qua các diễn ngôn phương Tây phương Đơng
Ví dụ: Nguyễn Văn Khoan, tác giả Khúc Hà Linh, Nhà văn Vƣơng Trí Nhàn…
1.3.1.4. Khuynh hướng thứ tư: Khuynh hướng thứ tư: khách quan, nhìn nhận
trực tiếp vai trị “trí thức trung gian” của Phạm Quỳnh



8
VD: GS. Trịnh Văn Thảo, GS. Nguyễn Đình Chú (lần thứ III nhận định về
Phạm Quỳnh), …
1.3.2. Những đánh giá về diễn ngôn phương Tây – phương Đông của Nhất Linh
1.3.2.1. Khuynh hướng thứ nhất: ghi nhận sự ảnh hưởng của văn hoá, văn học
phương Tây đến những tác phẩm nghệ thuật và nỗ lực hiện đại hoá văn học mà Nhất
Linh và các cộng sự đã thực hiện
Trƣơng Chính, Vũ Ngọc Phan, Trƣơng Tửu, Phạm Thế Ngũ, PGS. TS. Trần
Văn Toàn, Đặng Tiến, …
1.3.2.2. Khuynh hướng thứ hai: ghi nhận những đóng góp về văn học nghệ thuật
của Nhất Linh nhưng cho rằng con đường hiện đại hoá và lý tưởng của Nhất Linh vừa
có điểm tích cực vừa có điểm hạn chế
VD: GS Đặng Thai Mai, GS. Phan Cự Đệ, GS. Trần Đăng Suyền, …
Hiện tƣợng Phạm Quỳnh, Nhất Linh trong lịch sử văn học Việt Nam chính là
ví dụ tiêu biểu cho sự phức tạp của quy luật cộng hƣởng trong tiếp nhận văn học.
Chúng tôi tôn trọng mọi ý kiến thuộc các khuynh hƣớng khác nhau và chúng tôi cũng
nhận thấy: các ý kiến nghiên cứu về Phạm Quỳnh và Nhất Linh tuy đều đã có đề cập
đến những quan tâm của Phạm Quỳnh và Nhất Linh về vấn đề Phƣơng Đông –
Phƣơng Tây nhƣng chƣa khái quát đƣợc thành hệ thống ý niệm cũng nhƣ cơ chế hình
thành các diễn ngơn đó, cơ chế các diễn ngơn đó chi phối cách thức thực hành văn
hóa, văn học của hai nhà văn. Hơn nữa, cũng chƣa có cơng trình nghiên cứu nào đặt
Phạm Quỳnh và Nhất Linh trong cùng một trục nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu
diễn ngôn Phƣơng Đông – Phƣơng Tây của Phạm Quỳnh và Nhất Linh hứa hẹn sẽ
đem đến những diễn giải mang tính hệ thống và có ý nghĩa. Tất nhiên, chúng tôi cũng
ý thức rằng: bản thân các luận điểm trong luận án cũng chỉ là một góc nhìn trong
mn vàn góc nhìn mà quy luật cộng hƣởng trong tiếp nhận văn học gợi ra.
1.3.3. Những gợi mở nghiên cứu diễn ngôn phương Tây – phương Đông của
Phạm Quỳnh và Nhất Linh
Có thể thấy điểm chung rõ nhất giữa Phạm Quỳnh và Nhất Linh khi tạo lập các
diễn ngôn đó là tính chất nƣớc đơi trong tâm thế của một chủ thể thuộc địa: vừa thừa

nhận phƣơng Tây (ngƣời Pháp) nhƣ là văn minh, tiến bộ, phƣơng Đông (ngƣời An
Nam) nhƣ là nhƣợc tiểu, lạc hậu; vừa mang tâm thế giải thuộc địa: muốn thoát ra khỏi
trạng thái nhƣợc tiểu với sự định hƣớng học tập phƣơng Tây để tự cƣờng dân tộc và
cố gắng xác lập “một bản sắc cho dân tộc” – cái gọi là “Việt Nam tính”.
Mặc dù cùng đi theo khuynh hƣớng hịa giải đụng độ Đơng – Tây từ gốc văn
hóa, nhƣng diễn ngơn phƣơng Đông – phƣơng Tây của Phạm Quỳnh và Nhất Linh lại
khác nhau về cách thức và ý hƣớng triển khai. Dù thế nào Phạm Quỳnh cũng xuất
thân từ lớp nhà Nho sau đó mới ảnh hƣởng của văn hóa Pháp. Thời đại của Phạm
Quỳnh là thời kỳ đầu tiếp xúc với phƣơng Tây. Cịn Nhất Linh (dù có những sáng tác
nhƣ Nho phong, Người quay tơ), về cơ bản, là một nhà tƣ sản, thuộc thế hệ tri thức
tiếp thu nền giáo dục Tây phƣơng. Thời đại của Nhất Linh: sự tiếp xúc với phƣơng
Tây đã đi vào chiều sâu, thậm chí có những thay đổi q nhanh trong vịng xốy của
cơng cuộc hiện đại hóa con ngƣời cũng khơng thể kiểm sốt đƣợc. Phạm Quỳnh với
tƣ cách định hƣớng về mặt lý thuyết, những phác thảo về cách thức thực hiện. Nhất
Linh với tƣ cách là ngƣời thực hành, đi sâu vào những thực hành văn hóa, văn học.


9
Học tập phƣơng Tây nhƣng không dứt bỏ truyền thống văn hóa phƣơng Đơng, bản
thân Phạm Quỳnh có sự định hƣớng ngay từ ban đầu là sự kết hợp, dung hịa giữa
Đơng và Tây, chắt lọc những yếu tố hợp lý từ truyền thống văn hóa là bản lề cho q
trình học tập phƣơng Tây. Trong khi đó, với tơn chỉ hành động “Làm cho ngƣời ta
biết rằng đạo Khổng khơng hợp thời nữa”, Nhất Linh đã có những diễn ngơn đả phá
vào thành trì phong kiến với những phong tục lạc hậu – nhƣ một phần của truyền
thống văn hóa (qua các tác phẩm mang tính chất luận đề, hý họa Lý Toét – Xã
Xệ,…). Trong việc ứng dụng văn hóa phƣơng Tây vào Việt Nam của Nhất Linh cùng
Tự lực văn đoàn đã thể hiện một tham vọng kiến tạo một dân tộc tính kiểu mới. Phạm
Quỳnh hƣớng ngịi bút của mình đến tầng lớp tinh hoa, đặc tuyển, trong khi Nhất
Linh hƣớng tới đông đảo đại chúng, đặc biệt là đại chúng thị dân. Những tƣơng đồng
và khác biệt trên hứa hẹn đem đến những gợi mở thú vị trong việc nghiên cứu diễn

ngôn phƣơng Đông – phƣơng Tây của Phạm Quỳnh và Nhất Linh.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1, chúng tôi đã giới thiệu hệ thống cơ sở lí luận và tiền đề văn hóa
là nền tảng để thực hiện luận án. Rõ ràng nhu cầu kiến tạo diễn ngôn phƣơng Tây –
phƣơng Đông của các trí thức thuộc địa trong bối cảnh xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ
XX là hồn tồn có thực và đã tạo ra những bƣớc đi mới cho văn hóa Việt Nam, vừa
phản ánh những kết quả mang tính quy luật của chủ nghĩa hậu thuộc địa về các nƣớc
thuộc địa/ cựu thuộc địa vừa mang những nét riêng với sự đa dạng ở tầng sâu văn hóa.
Tất cả những điều đó sẽ giúp chúng tơi tìm hiểu sâu sắc hơn về diễn ngôn phƣơng Tây
– phƣơng Đông của Phạm Quỳnh và Nhất Linh với những tƣơng quan quyền lực, tri
thức phức tạp.

Chương 2
DIỄN NGÔN PHƢƠNG TÂY - PHƢƠNG ĐƠNG
CỦA PHẠM QUỲNH
2.1. Chủ thể diễn ngơn: Tâm thế Phạm Quỳnh – “Một trí thức của hai thế giới”
Phạm Quỳnh (1892 – 1945) là trí thức trƣởng thành trong giai đoạn nhà nƣớc
quân chủ Việt Nam thừa nhận sự thất bại và lệ thuộc vào Pháp. Hệ tƣ tƣởng Nho giáo
bảo vệ nhà nƣớc phong kiến ấy vẫn tồn tại nhƣng đã bộc lộ những bất lực và yếu
kém, dần dần đƣợc thay đổi bằng hệ thống giáo dục của nhà nƣớc bảo hộ và đƣợc
giảng dạy bằng tiếng Pháp.
Tuy nhiên, Phạm Quỳnh lại trƣởng thành trong giai đoạn đầu gây dựng hệ thống
giáo dục thuộc địa khi mà hệ thống nhà trƣờng Pháp vẫn đang ở tình trạng gây dựng, thể
nghiệm và luôn phải chấp nhận những thách thức từ thiết chế giáo dục truyền thống ở
Việt Nam. Bản thân Phạm Quỳnh cũng chỉ thụ hƣởng nền giáo dục Pháp khi tốt
nghiệp thủ khoa trƣờng Thông ngôn Hà Nội còn nền tảng tƣ tƣởng vẫn từ giáo dục
truyền thống. Nhƣng đó lại là tiền đề quan trọng để Phạm Quỳnh tiếp thu trực tiếp
văn hóa, tƣ tƣởng phƣơng Tây, nhất là khi sự nghiệp của Phạm Quỳnh gắn liền với kế
hoạch mang tính chiến lƣợc của ngƣời Pháp.
Năm 1907, trƣờng Đông Kinh Nghĩa thục ra đời và phát triển mạnh mẽ, góp



10
ích rất lớn cho phong trào canh tân hóa tƣ tƣởng của ngƣời Việt. Ngƣời Pháp “coi
những cố gắng của ngƣời “bản xứ” để tự giáo dục theo những đƣờng lối do tự họ
lựa chọn là một hành động chính trị chống lại chế độ thuộc địa” nên đã đàn áp và ra
lệnh đóng cửa Đơng Kinh Nghĩa Thục sau tám tháng hoạt động. “Rút kinh nghiệm từ
phong trào Đông Kinh từ phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, thực dân Pháp nhận thấy
rõ khơng thể chỉ cấm đốn tiêu cực và đàn áp bằng bạo lực mà phải thỏa mãn những
địi hỏi khai hóa, duy tân cải cách do Đơng Kinh Nghĩa Thục khởi xƣớng, điều cốt yếu
là thỏa mãn một cách khác và giành lấy phần chủ động mà thơi”. Và Phạm Quỳnh
chính là một trong số những ngƣời đƣợc Pháp chọn để thực hiện kế hoạch đó khi ông
trở thành Tổng thƣ ký Hội Khai Trí Tiến Đức, chủ bút báo Nam Phong và biên soạn
sách giáo khoa cho trƣờng học thuộc địa. Theo Nguyễn Văn Trung, Nam Phong và
Hội Khai Trí Tiến Đức là “một thứ Đơng Kinh Nghĩa Thục của thực dân”.
Có thể nói, Phạm Quỳnh đã lập ngôn với tƣ cách một học giả thừa hƣởng cả
hai nền học vấn Nho học và Tây học – mà chủ yếu qua qua trình tự học, tự nghiên
cứu, tự tích lũy. Phạm Quỳnh chính là “Trí thức của hai thế giới”, ngƣời trí thức
“đứng giữa trận chiến cũ và mới, truyền thống và hiện đại”, giữa Đông và Tây, giữa ý
định và những hệ quả nằm ngoài suy tính của ngƣời Pháp….
2.2. Hệ thống phƣơng tiện truyền thông diễn ngôn phƣơng Tây – phƣơng
Đông của Phạm Quỳnh
Hệ thống phƣơng tiện truyền thông diễn ngôn phƣơng Tây – phƣơng Đông của
Phạm Quỳnh chủ yếu là diễn ngôn báo chí (chủ yếu là các bài viết trên Nam Phong
tạp chí) và những diễn ngơn mang tính hùng biện (diễn thuyết và tranh luận) với thể
loại trọng tâm là văn nghị luận
Phạm Quỳnh sử dụng văn nghị luận với một cách viết hàn lâm và hƣớng đến
đối tƣợng chính là tầng lớp tinh hoa/ đặc tuyển. Theo chúng tôi diễn ngơn của Phạm
Quỳnh là thứ văn mang tính định hƣớng và truyền bá tƣ tƣởng.
2.3. Diễn ngôn phƣơng Tây – phƣơng Đông của Phạm Quỳnh

2.3.1. Nhận thức về phương Tây (Pháp)
Trong những diễn ngơn của mình, Phạm Quỳnh đã thừa nhận sự xuất hiện của
ngƣời Pháp tại Việt Nam là một tất yếu lịch sử. Ông đã khái quát lại những đặc tính
đặc trƣng của ngƣời Pháp với một thái độ ngợi ca. Phạm Quỳnh cũng đã nhận định
cách đối xử của ngƣời Pháp với thuộc địa sẽ khác với các thực dân khác. Khái niệm
“lòng trung thành”, “niềm tin”, “sự hi vọng”, “sự biết ơn” của ngƣời nƣớc Nam đối với
ngƣời Pháp đã xuất hiện nhiều lần trong các diễn ngôn của ông: Sứ mệnh của nước
Pháp, Thư ngỏ gửi ngài bộ trưởng thuộc địa, Tiến tới một bản hiến pháp, .... Đó là
diễn ngơn đề cao sự khai hoá của ngƣời Pháp – thuyết phục ngƣời Việt tin tƣởng vào
sự bảo hộ của Pháp. Điều này cũng hoàn tồn có thể lý giải đƣợc dựa trên vị thế xã hội
của Phạm Quỳnh khi ông vừa là chủ bút Nam Phong (tờ báo nhận tài trợ từ Pháp) vừa
là thƣ ký hội Khai trí Tiến Đức.
2.3.2. Nhận thức về phương Đông (dân tộc)
Cuộc gặp gỡ với phƣơng Tây “nhƣ một kẻ khác” – một ý niệm hoàn toàn khác
biệt cuộc tiếp xúc với Trung Quốc đã diễn ra hàng nghìn năm - đã đánh thức trong
những học giả thế hệ Phạm Quỳnh về cái gọi là “bản sắc” và mong muốn đi tìm câu
trả lời cho câu hỏi “ta là ai” và “cái gọi là Việt Nam tính thực sự là gì”? Trong sự


11
nghiệp của mình Phạm Quỳnh cũng đã dày cơng khơi phục những mảnh ghép của
lịch sử dân tộc từ những phong tục cổ truyền, nết ăn, nết ở, … đến ca dao tục ngữ,
những văn bản của ngƣời Việt. Đây là một hành động có ý nghĩa to lớn để khơi phục
lại gƣơng mặt q hƣơng.
2.3.2.1. Văn hóa Việt Nam – nền văn hóa bản địa đặc sắc
Sự đa dạng của những khơng gian văn hóa
Phạm Quỳnh viết Trẩy hội Chùa Hương, Mười ngày ở Huế, Một tháng ở Nam
Kỳ … khi mới ra làm báo Nam Phong, với tinh thần yêu thiên nhiên, mong muốn
khám phá về những phong tục tập quán và di sản văn hóa trên khắp mọi miền đất
nƣớc. Gƣơng mặt văn hóa bản địa cứ hiện ra dần qua các trang du ký.

Di sản văn hóa bản địa đặc sắc
Phạm Quỳnh đã tự khảo cứu và biên dịch các sách khảo cứu về di sản dân tộc
trên rất nhiều lĩnh vực nhƣ về mĩ thuật, lăng tẩm, tục lệ ngày tết, thờ cúng tổ tiên …
từ đó khái quát nên văn hóa truyền thống của ngƣời Việt.
Quan tâm tới rất nhiều lĩnh vực văn hóa, nhƣng điều thu hút Phạm Quỳnh nhất
có lẽ vẫn là vấn đề ngôn ngữ. Và việc đề cao quốc ngữ, quốc văn nhƣ nỗ lực hình
thành “tiếng nói riêng” cho dân tộc đã trở thành một chủ kiến rất kiên định của Phạm
Quỳnh. Với Phạm Quỳnh văn học quốc văn đã bắt đầu từ tục ngữ ca dao của ngƣời
lao động và văn chƣơng chữ Nôm của cha ông ta từ trƣớc. Vì thế ơng đã viết nhiều
bài khảo cứu chi tiết về nguồn gốc, đặc trƣng nghệ thuật, giá trị nội dung của tục ngữ
ca dao Việt Nam, Truyện Kiều, … đối với cả nhân dân trong nƣớc và ngƣời ngoại
quốc. Ngồi ra, tạo ra cái nhìn liền mạch về ngơn ngữ dân tộc, Phạm Quỳnh cũng
chính là ngƣời đầu tiên nêu vấn đề Nghiên cứu vốn cổ Hán Nôm (1924) và Các môn
cổ văn Hán Nôm (1928) Văn chương trong lối hát ả đào (1923), …
Tạp chí Nam Phong dƣới sự chỉ đạo của Phạm Quỳnh trong suốt nhiều năm
liền ln có những chun mục về tục ngữ, ca dao.
Không chỉ dày công khảo cứu, sƣu tập và gìn giữ kho tàng văn nghệ quốc âm,
bình phẩm các giá trị để văn nghệ quốc âm đƣợc trở về với vị trí xứng đáng, chứng
minh sức sống mãnh liệt của ngôn ngữ dân tộc qua cây bút ngƣời nghệ sĩ, Phạm
Quỳnh còn so sánh, đặt di sản văn nghệ quốc âm của dân tộc ngang hàng với thế giới
để thấy cái tài tình của thi nhân mỗi nƣớc.
Ý thức đề cao quốc âm, đặt quốc âm trong đối sánh với những ngơn ngữ khác
của Phạm Quỳnh cịn đƣợc thể hiện qua việc Hội Khai Trí Tiến Đức (mà ơng làm
Tổng Thƣ ký) xây dựng Việt Nam Tự điển (1931).
2.3.2.2. Văn hóa Việt Nam và nỗ lực trường tồn qua những thăng trầm của lịch sử
Nỗ lực thoát khỏi số phận “một học trò nhỏ” của Trung Hoa
Phạm Quỳnh đủ tỉnh táo để nhận ra rằng sự lệ thuộc của văn hóa Việt Nam vào
văn hóa Trung Quốc có hai nguyên nhân: từ hoàn cảnh lịch sử và sự chấp nhận, tự ti
của chính ngƣời Việt Nam khơng cố gắng hết sức trong quá trình tự định nghĩa bản
sắc dân tộc.

Mặc dầu vậy, Phạm Quỳnh vẫn luôn bày tỏ một tinh thần lạc quan: “Theo cách
nói dân gian, cuộc chiến đấu đó đúng là trứng chọi đá. Quả trứng nƣớc Nam ắt phải
bị đập vỡ tan tành, chẳng thể nào khác. Sự thật là nó đã khơng bao giờ bị đập vỡ, và
cuộc chiến đấu chênh lệch đó cứ lặp đi lặp lại một cách thƣờng kỳ trong suốt lịch sử,


12
và nƣớc Nam bao giờ cũng đã thoát ra nguyên vẹn”. Và Phạm Quỳnh là ngƣời gạn
đến cùng những sự khác biệt để nhấn mạnh nét đặc trƣng của văn hóa Việt theo đúng
tinh thần “thốt ra ngun vẹn” để nỗ lực trƣờng tồn qua những biến động lịch sử.
Nỗ lực khẳng định tư cách quốc gia của mình trước thực dân Pháp
“Ngƣời nƣớc Nam không thể coi nƣớc Pháp là tổ quốc của mình, bởi vì ngƣời nƣớc
Nam đã từng có một tổ quốc” [76, 379]
Khi đối thoại với ngƣời Pháp về thể chế Liên bang Đông Dƣơng, Phạm
Quỳnh cũng luôn khẳng định tƣ cách quốc gia của nƣớc Nam. Đọc những tƣ liệu
lƣu trữ, Phạm Quỳnh khẳng định: ngƣời Việt sinh ra không phải là để làm nô lệ.
Theo Phạm Quỳnh, ngƣời Việt “đang phải chịu và nó thực sự là một cuộc khủng
hoảng về nhân cách”. “Trên góc độ quốc gia, khủng hoảng này có thể đƣợc tóm tắt
nhƣ sau: chúng tơi là một dân tộc đi kiếm tìm một Tổ quốc và chƣa tìm thấy Tổ
quốc đó”. Và dù rằng nhƣ vậy, Phạm Quỳnh cũng khảng khái khẳng định: Tổ quốc
này không thể là nƣớc Pháp.
“Một dân tộc đang kiếm tìm một Tổ quốc”, điều đó khơng hồn tồn chỉ là
những bất lợi. Ngƣời Việt Nam hãy lọc ra những gì phù hợp và cần thiết để từ đó tiếp
tục hành trình tự định nghĩa, hồn thành những phác thảo về dân tộc mình với một
sức bật và tinh thần cầu thị mạnh mẽ nhất.
2.3.3. Nỗ lực kiến tạo diện mạo mới cho tương lai văn hóa dân tộc
2.3.3.1. Mục tiêu hướng tới
Chủ trƣơng mà Phạm Quỳnh hƣớng đến là một nƣớc Việt Nam quân chủ lập
hiến dƣới sự bảo hộ của Pháp. Quân chủ lập hiến của Phạm Quỳnh chỉ còn cái vỏ của
chế độ truyền thống, còn thực chất đã biến đổi về chất. Triều đình sẽ lắng nghe ý kiến

của nhân dân thơng qua tầng lớp trí thức để từ đó có những quyết sách cho phù hợp.
Quan điểm của Phạm Quỳnh có lí khi ngƣời trí thức và ngƣời dân An Nam đƣơng
thời vẫn cịn gắn bó với nền qn chủ. Hơn thế, khi dân trí cịn thấp thì hình thức
qn chủ lập hiến là một lựa chọn có ƣu thế bởi lẽ chính triều đình là ngƣời định
hƣớng, nâng cao dân trí cho dân chúng.
Nếu nhƣ sự có mặt của ngƣời Pháp trên đất nƣớc này là một định mệnh mang
tính lịch sử thì điều cần thiết nhất với Việt Nam – một đất nƣớc có truyền thống sau
lƣng mình hai mƣơi lăm thế kỷ lịch sử là: sự bảo hộ để đi lên theo con đƣờng văn
minh, hiện đại dựa trên nền tảng tinh hoa văn hóa sẵn có của chính mình và của cái
nơi văn minh phƣơng Đơng. Chính vì vậy mục tiêu mà Phạm Quỳnh hƣớng đến chính
là dựa vào Pháp và tinh hoa văn hóa truyền thống để loại trừ vị thế nhƣợc tiểu thuộc
địa của mình.
2.3.3.2. Cách thức thực hiện
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, Phạm Quỳnh đã đặt ra các cách thức thực hiện và tự
thực hiện nhƣ sau:
(1) Nỗ lực thuyết phục cả hai phía – người Pháp và người Việt:
Phạm Quỳnh đã cố gắng điều hịa mâu thuẫn nảy sinh do sự khơng thông hiểu
giữa Pháp và Đông Dƣơng và thuyết phục ngƣời Pháp - ngƣời Việt “xích lại gần
nhau” để từ đó có cơ sở thực hiện chủ trƣơng mà ơng đặt ra.
Thuyết phục nƣớc Pháp từ chính truyền thống nhân đạo của nƣớc Pháp, Phạm
Quỳnh đã chỉ ra cho ngƣời Pháp một phƣơng cách tối ƣu: “muốn thống trị bền thì chỉ
có thể dựa trên sự đồng thuận lƣơng tâm và ý nguyện con ngƣời”.


13
Đối với ngƣời Việt, họ cần hiểu sự có mặt của ngƣời Pháp là một tất yếu do sự
yếu kém và lạc hậu của nƣớc Việt. Phạm Quỳnh thuyết phục cho ngƣời Việt hiểu
rằng: ngƣời Việt học tập ngƣời Pháp vì ngƣời Việt chứ khơng phải là vì ngƣời Pháp.
Theo Phạm Quỳnh: điều kiện cần và đủ để ngƣời Pháp và ngƣời Việt có thể
“xích lại gần nhau” chính là vì mục đích chung “khơi phục một quốc gia đã mất cho

ngƣời Việt”
Nhƣ vậy, Phạm Quỳnh vừa nỗ lực khôi phục lại diện mạo dân tộc lại vừa thừa
nhận diễn ngơn khai hố của ngƣời Pháp, mong muốn dựa vào ngƣời Pháp để phục
hƣng dân tộc.
(2) “Làm mới” tinh hoa văn hóa phương Đơng trong thực tế hiện thời
Phạm Quỳnh khơng chỉ giới thiệu mà cịn ngợi khen những yếu tố tích cực của
các học thuyết là tinh hoa văn hóa phƣơng Đơng khi vẫn cịn ngun những “giá trị thời
sự”. Ví dụ nhƣ Nho giáo của Khổng Tử với những giá trị bền vững.
Phạm Quỳnh đã so sánh Mạnh Tử với các triết gia phƣơng Tây hiện đại nhƣ
Jean Jacques Rousseau. Sự gặp gỡ giữa các nền văn minh là hồn tồn có thật khơng
kể khoảng cách địa lý và thời gian.
Theo Phạm Quỳnh, Phật giáo có thể giúp ngƣời An Nam vƣợt qua cuộc khủng
hoảng về tinh thần mà họ đang phải chịu đựng.
Từ đó, Phạm Quỳnh mong muốn có thể đi đến đƣợc sự đồng cảm hài hịa giữa
phƣơng Đơng và phƣơng Tây, giữa khoa học châu Âu và minh triết châu Á.
(3) Học tập tư tưởng và học thuật phương Tây
Trong bài viết Bàn về quốc học (Nam Phong, số 163), Phạm Quỳnh đã bày tỏ
quan điểm là ở Việt Nam khơng có một nền quốc học chân chính. Cũng chính vì vậy
Phạm Quỳnh đã rất chú trọng dịch thuật nhiều tƣ tƣởng học thuật mang tính chất
bách khoa của phƣơng Tây để nâng cao dân trí.
Phạm Quỳnh chủ trƣơng giới thiệu những lý thuyết mang tính tri thức bách
khoa cho ngƣời dân An Nam. Phạm Quỳnh là ngƣời Việt Nam đầu tiên dịch, giới
thiệu và bàn luận về triết lý cổ Hi La, những học thuyết của Descartes, Montesquieu,
Voltaire, Rousseau, Auguste Comte,…
Phạm Quỳnh cũng chú ý giới thiệu chuyên sâu về lý luận văn học và thực hành
phƣơng pháp nghiên cứu văn học mới. Phạm Quỳnh đã khảo dịch về lịch sử văn
chƣơng Pháp, về nghề văn, về cách viết tiểu thuyết, về thơ, kịch nói, các tác phẩm nổi
tiếng đƣơng thời,… tất cả đều có tính gợi ý, định hƣớng cho bƣớc hình thành và phát
triển văn mới ở nƣớc ta theo mẫu hình văn học phƣơng Tây. Có thể nói, Phạm Quỳnh
luận về văn học với tƣ cách một nhà khai sáng, viết lí luận cho những ngƣời thực

hành và vì thế là nhà thiết kế chi tiết và công phu cho văn học Việt Nam hiện đại.
(4) Xây dựng nền giáo dục phù hợp với người Việt
Theo Phạm Quỳnh, một lý do không thể bỏ qua trong việc xây dựng nền giáo
dục phù hợp cho ngƣời Việt: đó là vì tầng lớp trí thức tinh hoa truyền thống đã khơng
cịn thể hiện đƣợc uy tín và vai trị quan trọng của mình. Ông cho rằng: tiêu chí để
phân biệt sự phát triển của các quốc gia là tầng lớp thƣợng lƣu, Phạm Quỳnh quan
niệm trƣớc hết phải cải cách từ chính tầng lớp này. Lựa chọn đƣợc một nền giáo dục
phù hợp sẽ giúp tầng lớp này thay đổi đƣợc diện mạo quốc gia.
Cấu trúc thích hợp cho nền quốc học chính là điều Phạm Quỳnh đang nỗ lực
truyền bá: tích hợp đƣợc các lý tƣởng của cả Đông và Tây, hấp thu khoa học và văn


14
minh phƣơng Tây nhƣng vẫn gắn bó với ngơn ngữ, truyền thống lâu đời của chủng
tộc mình.
Vấn đề ngơn ngữ ln đƣợc Phạm Quỳnh đề cao, đó là cơ sở để xây dựng một
nền văn hóa dân tộc, thậm chí là một căn cứ để khẳng định sự tồn tại của đất nƣớc:
Phạm Quỳnh đề cao phát triển chữ quốc ngữ nhƣng điều đó khơng có nghĩa là
Phạm Quỳnh loại trừ chữ Nho và chữ Pháp. Biết chữ Pháp để tiếp cận với nền văn minh
nhân loại. Còn giữ chữ Nho để hiểu đƣợc tinh hoa văn hóa dân tộc.
Nhƣ vậy, trên con đƣờng kiến tạo diện mạo mới cho tƣơng lai văn hóa dân tộc,
Phạm Quỳnh đã cố gắng vừa thuyết phục ngƣời Pháp phát huy truyền thống “nhân
đạo” và lịch thiệp” để “bảo hộ” cho một quốc gia Việt Nam có truyền thống văn hố
lâu đời; vừa thuyết phục ngƣời Việt tự gây dựng trên nền tảng truyền thống cha ơng,
học tập phƣơng Tây, nâng cao dân trí để loại trừ vị thế thuộc địa nhƣợc tiểu của mình.
2.3.4. Diễn ngơn phương Đơng - phương Tây của Phạm Quỳnh và những ngã
rẽ tiếp nhận
Phạm Quỳnh là một nhà văn khai sáng đặc trƣng của thời hiện đại có niềm tin
chắc chắn vào ngôn ngữ, tin rằng ngôn ngữ sẽ truyền tải đƣợc đúng ý định của mình
đến với mọi ngƣời đồng thời diễn ngơn của mình sẽ có tác dụng thúc đẩy mọi ngƣời

hành động.
Tuy nhiên, ngôn ngữ thƣờng có những ngã rẽ trong tiếp nhận mà ngƣời tạo lập
văn bản không thể biết trƣớc đƣợc, nhất là khi Phạm Quỳnh lựa chọn Nam Phong –
một tờ báo hoạt động dựa trên ngân sách của Pháp – là hệ thống phƣơng tiện truyền
bá diễn ngơn của mình.
Trong vai trò chủ bút Nam Phong, việc Phạm Quỳnh ca ngợi Pháp là điều không
thể tránh khỏi. Nhƣng rõ ràng, trong diễn ngôn của Phạm Quỳnh, giữa quyền lực thực
dân (Pháp) và những yếu tố vị lợi cho dân tộc (Việt) ln có sự điều tiết, thƣơng thỏa.
Mặt khác, với vai trị là chủ bút Nam Phong, Phạm Quỳnh có thể nƣơng theo những
chính sách của Pháp để tạo ra những cú hích lớn trong tiến trình nâng cao dân trí, cải tiến
nền văn hóa. Nhƣng việc ơng ca ngợi Pháp cũng chính là đầu mối dẫn đến kết cục đau
lịng mà chủ tịch Hồ Chí Minh phải nói là “bất tất nhiên”.
Trong các diễn ngơn của mình, Phạm Quỳnh đã thể hiện một niềm tin nhiệt
thành vào diễn ngôn tiến bộ, khai sáng của ngƣời Pháp mà hầu nhƣ không nhắc đến
những biện pháp cai trị khắc nghiệt của họ đối với ngƣời An Nam. Điều này khiến
cho ông rơi vào trạng thái bị kỳ thị là bồi bút thân Pháp, tiếp tay thêm cho sự cai trị
của ngƣời Pháp đối với xứ Đơng Dƣơng. Từ sự nghi kỵ đó những đóng góp của ơng
về văn hóa và giáo dục – vốn là có sự độc lập tƣơng đối với chính trị cũng trở thành
con số khơng, thậm chí khơng cịn đƣợc thừa nhận. Nhẹ nhàng hơn thì một vài nhà
phê bình cho rằng phƣơng thức giải thuộc địa từ gốc văn hóa của Phạm Quỳnh quá
trừu tƣợng, xa rời thực tế – dù cho có đúng đắn về mặt lý thuyết nhƣng không khả thi,
không phù hợp với thực tế thống trị thực dân. Quan điểm của Phạm Quỳnh cịn là
một sự thách thức với số đơng dân chúng An Nam lúc bấy giờ khi ông đặt sứ mệnh
lịch sử lên vai tầng lớp trí thức tinh hoa – một điều gần nhƣ đi ngƣợc lại với truyền
thống “văn hóa làng xã” của ngƣời Việt.
Tuy nhiên, cái khó đối với Phạm Quỳnh không phải chỉ là sự bất thông hiểu
của những ngƣời đồng hƣơng mà còn là sự nghi kỵ của ngƣời Pháp – chính những
ngƣời mà ơng đặt số mệnh dân tộc dƣới sự bảo hộ của họ. Ngày 8/1/1945, trong báo



15
cáo của Thống sứ Trung kỳ Healewyn gửi Đô đốc Decoux và Tổng Đại diện
Mordant, có đoạn viết: “Những yêu sách của Phạm Quỳnh đòi trở lại việc chấp thuận
một chế độ tự trị hoàn toàn cho hai xứ bảo hộ (Trung Kỳ và Bắc Kỳ), khƣớc từ chế
độ thuộc địa ở Nam Kỳ và thành lập một Quốc gia Việt Nam... Cho tới nay đó là một
địch thủ thận trọng nhƣng cƣơng quyết chống lại sự đô hộ của nƣớc Pháp và ơng ta
có thể sớm trở thành một kẻ thù khơng khoan nhƣợng” [28, 178]. Điều đó cho thấy
chính ngƣời Pháp cũng đề phịng Phạm Quỳnh. Trong các diễn ngơn của ơng có thể
thừa nhận sự bảo hộ, khuyến khích việc học tập tƣ tƣởng và học thuật của ngƣời Pháp
để cải tiến xã hội nhƣng ông không bao giờ chấp nhận sự thống trị hoàn toàn của
ngƣời Pháp, không bao giờ chấp nhận là bản sao của ngƣời Pháp. Trong hoàn cảnh
nhiều hạn chế của một cận thần thân Pháp, Phạm Quỳnh đã cố gắng khéo léo gạn lọc
những điều có lợi cho quốc dân (bảo tồn quốc âm, giữ gìn bản sắc văn hóa, nâng cao
dân trí). Đối với Phạm Quỳnh, có thể có rất nhiều điều quan trọng, nhƣng quan trọng
nhất là ngƣời Việt phải có tiếng nói riêng của mình – phải có “quốc hồn”, “quốc t”
của mình – từ đó có đƣợc bản sắc riêng của một “Quốc gia Việt Nam” với truyền
thống lịch sử lâu đời. Tất cả những điều còn lại – không cần biết là cách thức nhƣ thế
nào – quan trọng là phải làm cho bản sắc ấy ngày càng có giá trị và nhận đƣợc sự tơn
trọng của các nƣớc khác, đặc biệt là những nƣớc mà chúng ta đang phải dày cơng
xích lại gần và học tập.
Bản thân Phạm Quỳnh cũng đã gửi gắm nỗi niềm tâm sự qua hình ảnh nàng
Kiều và qua bài thơ khóc Nguyễn Văn Vĩnh.
Nhƣ vậy, mặc dù có cơng truyền bá tƣ tƣởng Đông Tây, làm cho chữ quốc
ngữ ngày càng phát triển và ln nỗ lực hết mình để kiến tạo con đƣờng đi cho
tƣơng lai văn hóa dân tộc thì cuộc đời của Phạm Quỳnh vẫn gặp phải những bi
kịch đến từ những cách hiểu khác nhau (ở cả hai phía – ngƣời Việt và ngƣời
Pháp) về diễn ngơn của mình.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Nguyễn Văn Trung trong Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam thực chất
và huyền thoại đã khẳng định: “Thực dân Pháp tung ra những huyền thoại để che

dấu thực chất của chế độ thực dân, rút cục chính những huyền thoại đó lại tố cáo
thực chất và tạo điều kiện tâm lý đánh đổ thực chất”. Trƣờng hợp Phạm Quỳnh
và Nam Phong là một ví dụ tiêu biểu. Phạm Quỳnh đã có sự góp sức khơng nhỏ
trong chiến lƣợc tạo dựng hai huyền thoại chính “Khai hóa” và “Pháp Việt đề
huề” của ngƣời Pháp nhƣng rõ ràng chính những huyền thoại đó lại góp phần
giúp ngƣời Việt nâng cao dân trí, tự ý thức về dân tộc của mình, hiểu đƣợc những
khái niệm tƣ tƣởng tiến bộ của nhân loại, đánh thức những mong muốn đƣợc
sống nhân văn trong tinh thần ngƣời Việt đầu thế kỷ XX.
Qua chƣơng 2, chúng tơi đã phân tích chủ thể diễn ngơn Phạm Quỳnh nhƣ
một chủ thể văn hóa chịu sự tác động của thực tế khách quan từ nhiều phía nhƣng
đồng thời di sản văn hóa ơng cũng lại tác động rất lớn tới xã hội đƣơng thời. Rõ
ràng thực dân Pháp là ngƣời đề ra chủ trƣơng nhƣng khơng phải lúc nào cũng
kiểm sốt đƣợc tất cả những chủ trƣơng đó. Ln ln có những thƣơng thỏa
quyền lực và những giao cắt tri thức giữa thực dân và thuộc địa, giữa Đông và
Tây, giữa truyền thống và hiện đại …


16

Chương 3
DIỄN NGÔN PHƢƠNG TÂY – PHƢƠNG ĐÔNG CỦA NHẤT LINH
3.1. Chủ thể diễn ngôn: Tâm thế Nhất Linh – “Một trí thức tây học kiểu mới”
Nhất Linh – Nguyễn Tƣờng Tam (1906 – 1963) trƣởng thành trong giai
đoạn công cuộc thực dân đã tiến hành phận sự của mình thơng qua cơ chế đào tạo
ra một tầng lớp trí thức kiểu mới – trí thức Tây học. Những tƣ tƣởng phƣơng Tây
đã tấn công và phá vỡ mọi thành trì phong kiến bao bọc đời sống Việt Nam suốt
hàng ngàn năm lịch sử. Thời đại của Nhất Linh là thời đại chuyển mình mạnh mẽ
và khốc liệt nhất để chuyển từ phạm trù trung đại sang phạm trù hiện đại, hội nhập
với văn hoá thế giới.
Bản thân Nhất Linh đƣợc trải nghiệm trƣờng tiểu học ở Cẩm Giàng, học trung

học tại Trƣờng Bƣởi, tiếp tục học ngành Y và Mĩ thuật nhƣng chỉ 1 năm rồi bỏ dở, sau
sang Pháp du học, vừa học khoa học, vừa nghiên cứu về nghề báo và nghề xuất bản, đậu
bằng Cử nhân Khoa học Giáo khoa. Nhƣ vậy Nhất Linh chính là sản phẩm tƣơng đối
hoàn thiện của nền giáo dục thuộc địa, quy củ, lớp lang và toàn diện khác với thế hệ tự
học, tự nghiên cứu, dịch thuật và truyền bá tƣ tƣởng của Phạm Quỳnh. Nhất Linh chính
là thế hệ thanh niên đƣợc “cắm điện trực tiếp” từ những tri thức, những trào lƣu trƣờng
phái mới nhất về tƣ tƣởng, văn học nghệ thuật của phƣơng Tây.
Trong các trƣờng học Pháp thuộc mà Nhất Linh đã từng học, chúng tôi đặc biệt
lƣu ý trƣờng Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dƣơng. Bởi lẽ, lựa chọn học trƣờng này, bản thân
Nhất Linh phải có khiếu về hội họa, có khiếu về nghệ thuật. Chƣa kể trƣờng Cao đẳng
Mĩ thuật Đông Dƣơng tuy là trƣờng học của Pháp nhƣng lại có những ƣu việt khi có vị
hiệu trƣởng đầu tiên là Victor Tardieu. Có một chút gì đó giống nhƣ với Alexandre
Yersin, ông Victor Tardieu đến Việt Nam với tƣ cách – là một ngƣời đến để “cộng tác”
nhƣ chúng ta vẫn thƣờng thấy hiện nay. Ơng là ngƣời “có một sự nghiệp lâu dài ở chính
quốc với tƣ cách một họa sĩ” “yêu nghề, tận tâm dạy bảo sinh viên, khuyến khích sự
sáng tạo, tiếp thu cái mới, tìm về nghệ thuật truyền thống để phát triển không ngừng một
nền mĩ thuật Việt Nam đổi mới”. Những ông thầy hội họa đến từ phƣơng Tây nhƣng
khơng ép học trị của mình phải trở thành bản sao cho những cây cọ phƣơng Tây, ngƣợc
lại, “họa sĩ Tardieu, những ngƣời cộng sự của ông thấy cần phải điều chỉnh, giúp đỡ các
họa sĩ Việt Nam, tìm lại đƣợc ý nghĩa sâu xa nguồn cảm hứng cơ bản từ chính truyền
thống của nghệ thuật phƣơng Đơng”. Chính trong khơng khí mang tinh thần nghệ thuật
nhân văn và cởi mở này, dù chỉ có học 1 năm nhƣng Nhất Linh – một trong những thế
hệ học sinh đầu tiên của trƣờng Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dƣơng chắc hẳn cũng đã tiếp
nhận một nguồn năng lƣợng thúc đẩy sự sáng tạo vƣợt qua mọi giới hạn, vƣợt qua sự áp
đặt trở thành những phó bản của phƣơng Tây.
Cũng trong chính thời đại này, nói nhƣ GS. Trịnh Văn Thảo, những trí thức
trƣởng thành trong thế hệ này có “độ tuổi ghi danh” mang tính “thanh thiếu niên” nổi
bật. Nghĩa là thời đại này đã sản sinh ra những “thủ lĩnh”, những anh tài trên các lĩnh
vực văn hoá xã hội từ độ tuổi rất sớm và đặc biệt trí thức thuộc thế hệ này có “khả
năng cảm thụ tri thức càng mạnh mẽ và sâu sắc hơn do giới trí thức năm 1925 mang

nhiều đặc điểm “thanh niên tính”, ln sẵn sàng, ln cởi mở đối với mọi chọn lựa”.
Nhất Linh cũng là một trong những thủ lĩnh, những anh tài nhƣ thế. Nhất Linh đã


17
thực sự sáng tạo trên tƣ cách là một nghệ sĩ – trí thức, có những đóng góp ý nghĩa cho
đời sống văn hoá xã hội đƣơng thời.
3.2. Hệ thống phƣơng tiện truyền thông diễn ngôn phƣơng Tây – phƣơng
Đông của Nhất Linh
Nhất Linh – chủ bút báo Phong Hóa và Ngày Nay – hai tờ báo với ngân sách tự
thu tự chi, tồn tại độc lập, không nhận tiền và sự định hƣớng của chính quyền, khơng
chịu sự giúp đỡ của chính phủ Bảo hộ, đóng góp cơng sức rất lớn trong việc hiện đại
hóa báo chí dân tộc đồng thời là thủ lĩnh của Tự lực văn đoàn – một trong những văn
đồn có sự chun nghiệp và tầm ảnh hƣởng lớn vào bậc nhất trong văn học Việt
Nam thế kỷ XX cũng đã chọn lựa diễn ngôn báo chí, những diễn ngơn mang tính chất
hùng biện nhƣ là phƣơng tiện hữu hiệu truyền bá tƣ tƣởng của mình và các cộng sự.
Nếu nhƣ Nam Phong tạp chí sử dụng cả chữ Hán, Pháp và Việt thì hai tờ báo của
Nhất Linh hoàn toàn dùng tiếng Việt. Nếu nhƣ thể loại trọng tâm của Phạm Quỳnh là
văn nghị luận thì thể loại trọng tâm tạo nên “thƣơng hiệu” của Tự lực văn đoàn lại là tiểu
thuyết. Văn của Phạm Quỳnh mang tính chất định hƣớng tƣ tƣởng hƣớng tới cả ngƣời
Việt và ngƣời Pháp, đặc biệt mong muốn tác động tới tầng lớp tinh hoa, đặc tuyển để
thay đổi xã hội. Văn của Tự lực văn đoàn với đặc thù của tiểu thuyết hƣớng tới đối
tƣợng chính là ngƣời Việt và nhanh chóng phủ sóng mọi giai tầng của xã hội, nhất là
tầng lớp thị dân đông đảo.
3.3. Diễn ngôn phƣơng Tây – phƣơng Đông của Nhất Linh
3.3.1. Nhận thức về phương Tây (Pháp)
Thái độ đối với phƣơng Tây của Nhất Linh mang tính chất nƣớc đơi: vừa mong
muốn học tập đạt đến trình độ phƣơng Tây để vƣợt thốt khỏi vị trí nhƣợc tiểu, vừa căm
ghét, phê phán những gì phƣơng Tây đã gây ra trên đất nƣớc mình. Phƣơng Tây vừa nhƣ
một giá trị văn minh phổ quát của nhân loại (cần hƣớng đến) và vừa mang bộ mặt tham

lam, tàn ác của những kẻ thực dân tại Đơng Dƣơng. Tính chất nƣớc đơi trong nhận thức
về phƣơng Tây này của Nhất Linh cũng khác biệt và đi xa hơn so với Phạm Quỳnh –
thừa nhận sự bảo hộ của phƣơng Tây.
3.3.2. Nhận thức về phương Đơng (dân tộc)
3.3.2.1. Tình u với những nét đẹp văn hố truyền thống
Nhất Linh sớm bộc lộ tình cảm với văn hoá dân tộc. Những bài viết đầu tiên về
truyện Kiều trên Nam Phong tạp chí hay những trang văn thuở đôi mƣơi nhƣ Nho
Phong (viết năm 1924, 1925) đến Người quay tơ (viết năm 1926) đã thể hiện rõ điều
đó. Đây là sự trăn trở của một cây bút trẻ muốn tìm nguồn cảm hứng sáng tác từ
những chất liệu truyền thống.
Sau này, khi đã là chủ của hai tờ báo có sức ảnh hƣởng lớn trong xã hội đƣơng
thời Phong hoá và Ngày nay, dù cổ xuý nhiệt liệt cho những thứ “tây nhất”, “mới
nhất”, Nhất Linh vẫn dành đất cho những bài viết về vẻ đẹp của phong tục đất Việt.
3.3.2.2. Dấu ấn phương Đông trong sự sáng tạo trên đường biên giao thoa văn
hóa Đơng (Việt) – Tây (Pháp)
Dấu ấn phƣơng Đông trong Nhất Linh nhiều khi lắng rất sâu, ngay cả trong hình
hài của những điều ơng có đƣợc do nhà trƣờng phƣơng Tây tạo dựng. Ta có thể thấy rõ
điều này qua một trong những bức hoạ nổi tiếng nhất của ông – ông sử dụng tài năng
hội hoạ một cách nghiêm túc nhất chứ không phải là những bức tranh biếm hoạ, minh
hoạ trên hai tạp chí - bức Scène de Marché de rue Indochinois (Cảnh Phố Chợ Đông


18
Dương) vẽ trên lụa thực hiện khoảng 1926-1929. Chất phƣơng Đông (đề tài +chất liệu)
kết hợp với Khoa học (kĩ thuật tạo hình) phƣơng Tây đã tạo nên bức tranh nhƣ một
minh chứng rõ nét cho sự giao thoa Đông – Tây ở chiều rất sâu trong chủ thể văn hóa
Nguyễn Tƣờng Tam.
Một sản phẩm văn hóa rất nổi tiếng khác của Nhất Linh là hí họa Lý Toét.
George Dutton trong bài viết Lý toét ngao du phố phường cho rằng Lý toét, hình ảnh
tiêu biểu cho các nhân vật biếm hoạ trên báo Phong Hố, chính là “một sự pha trộn

giữa hai dòng hài hƣớc: truyền thống biếm họa chính trị của Pháp và truyền thống
châm biếm thị giác cũng nhƣ truyền miệng đã hình thành lâu đời ở Việt Nam”.
Nhân vật Tuyết trong Đời mưa gió khơng chỉ gần gũi với hình tƣợng
Marguerite Gautier trong Trà Hoa Nữ (Alexandre Dumas con) và Emma Bovary
trong Quý bà Bovary (Gustave Flaubert) mà cịn mang bóng dáng của những u nữ
trong Liêu trai chí dị. Cịn đối với tiểu thuyết Bướm trắng, dù hình tƣợng nhân vật,
cốt truyện, kĩ thuật kể chuyện, tƣ tƣởng … có sự ảnh hƣởng rất lớn từ phƣơng Tây thì
hình tƣợng trung tâm “bƣớm trắng” mang ý nghĩa truy vấn về bản chất nhân sinh lại
dƣờng nhƣ đƣợc thoát thai từ cánh bƣớm đã trở thành huyền thoại trong văn hóa
phƣơng Đơng của triết gia Trang Tử.
Nhƣ vậy, có thể nói dấu ấn phƣơng Đơng đã trở thành một hằng số, dù ít dù
nhiều vẫn ln in dấu trong sự sáng tạo của Nhất Linh trên đƣờng biên giao thoa văn
hóa Đơng (Việt) – Tây (Pháp).
3.3.2.3. Tư duy phê phán: muốn “đồng đẳng” phương Đông cần tự thay đổi
Mặc dù có dành tình cảm cho những nét đẹp truyền thống nhƣng đó khơng
phải là sự quan tâm chính của ơng. Sự gặp gỡ với phƣơng Tây đã giúp Nhất Linh
nhận ra sự nhƣợc tiểu của quê hƣơng xứ sở của mình. Chính vì vậy, bằng một tƣ duy
phê phán mãnh liệt, nhà văn cùng các cộng sự của mình đã giễu cợt những “thói hƣ
tật xấu”, những thứ rƣờm rà, bảo thủ, lạc hậu của con ngƣời cũ (qua hình ảnh Lý
Toét, Xã Xệ, các nhân vật trong tập truyện ngắn Tối tăm …) hƣớng đến con ngƣời
mới và đả phá vào thành trì phong kiến, trong đó tập trung đấu tranh giải phóng cái
tơi cá nhân khỏi những kiềm toả của lễ giáo phong kiến, đòi quyền sống của con
ngƣời (nhƣ Lạnh lùng, Đoạn tuyệt, …)
3.3.3. Nỗ lực kiến tạo diện mạo mới cho tương lai văn hoá dân tộc
Nhất Linh lại mong muốn kiến tạo bản sắc văn hoá kiểu mới, tạo ra một thứ
văn chƣơng và rộng ra là văn hoá An Nam do chính ngƣời An Nam làm ra với cách
nghĩ, cách cảm phù hợp với sự đổi thay của thời đại và làm phong phú thêm cho đời
sống tâm hồn ngƣời An Nam. Không phải một phƣơng Đông với hào quang từ quá
khứ, cũng không phải phƣơng Đông thụ động, mà là phƣơng Đơng chủ động tự xây
con đƣờng cho chính mình. Với Phạm Quỳnh, phƣơng Đơng là ý niệm về dân tộc, ý

niệm về ngôn ngữ, ý niệm về lịch sử, dòng giống (cội nguồn), lãnh thổ, Phạm Quỳnh
đặc biệt đề cao “hồn dân tộc” (trong đó ngơn ngữ nhƣ một phƣơng diện biểu đạt về
“hồn dân tộc”). Với Nhất Linh, Phƣơng Đông không phải là những ý niệm mà là
những điều cụ thể đƣợc hiện diện và ngày cần phải đƣợc hiện đại hóa hơn bằng chính
sức của ngƣời Việt – “tự lực”. Bản thân sự xuất hiện của Tự lực văn đoàn đã là minh
chứng rõ nét nhất cho khát vọng đó của Nhất Linh.
3.3.3.1. Ước vọng mới cho phương Đơng
Với lý tƣởng đó, Nhất Linh và các cộng sự của mình đã dần dần từng bƣớc


19
“hành động” đem đến những đổi thay trên nhiều lĩnh vực văn hoá xã hội của dân tộc.
Sứ mệnh hành động đƣợc đặt vào tầng lớp thanh niên ấy đã khơng ít lần đƣợc Nhất
Linh bày tỏ trực tiếp nhƣ trong tiểu luận Con thuyền ngược nước in trên Phong Hoá
số 78 ra ngày 22/ Dec/ 1933. Ƣớc nguyện mong muốn hành động truyền cảm hứng
cho biết bao nhiêu thanh niên còn đƣợc thể hiện qua thế giới “những nhân vật hành
động” của Nhất Linh nhƣ hình ảnh của những “khách chinh phu” - Dũng (Đoạn
Tuyệt, Đơi bạn) hay hình ảnh của những ngƣời phụ nữ mới - Loan (Đoạn tuyệt). Hình
ảnh đó chính là ƣớc vọng mới cho phƣơng Đông mà Nhất Linh muốn gửi gắm.
3.3.3.2. Những cải cách trên các phương diện văn hóa xã hội
Hƣớng đến sự đổi thay, Nhất Linh không muốn dừng lại ở ý niệm, ở tƣ tƣởng
(kiểu của Phạm Quỳnh) mà phải thực sự là những hành động cải cách cụ thể. Những
chiến lƣợc hành động của Nhất Linh và Tự lực văn đoàn cho thấy họ thực sự rất quan
tâm đến việc "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh" nhƣ tinh thần của nhà ái
quốc Phan Chu Trinh và ít nhiều đã gợi nhớ đến khơng khí náo nức, say mê của trí
thức Việt đầu thế kỷ trong phong trào Đông Kinh nghĩa thục với những việc làm cụ
thể để truyền bá tƣ tƣởng mới, cổ động bài trừ hủ tục, hƣớng con ngƣời đến cuộc
sống văn minh. Đó là một nỗ lực tạo lập những giá trị mới về văn hóa, là tự lực tạo
lập vị thế cho ngƣời Việt.
(1) Cải cách trên lĩnh vực văn chương

Những điều đẹp đẽ nhất của Tự lực văn đồn có lẽ là nằm ở những cống hiến
về văn chƣơng. Và trong rất nhiều thể loại văn học, Nhất Linh đã lựa chọn một thể
loại mới, một thể loại mà khơng có nhiều di sản kế thừa (có chăng là một vài truyện
nơm, một vài truyện truyền kỳ hay tiểu thuyết chƣơng hồi chữ Hán) để phát triển với
bao nhiêu tìm tịi và thách thức. Đó là văn xi.
Nhất Linh cùng các cộng sự của mình đã làm nên một sự nghiệp văn xuôi quốc
ngữ đồ sộ về số lƣợng, phạm vi đề tài, những cách tân về kỹ thuật viết và sự phiêu
lƣu trong hành trình thám hiểm về sự sống con ngƣời do những ảnh hƣởng từ triết lý,
tƣ tƣởng phƣơng Tây.
Người đi tiên phong trong các mơ hình tự sự
Nhất Linh xứng đáng là thủ lĩnh của một văn đoàn, khi ln tiên phong sáng
tạo trên các mơ hình tự sự. Khơng có một tác giả nào có tác phẩm đi qua đủ các mơ
hình tự sự rõ ràng bằng Nhất Linh: Từ phong thái cổ kính của những năm 1932 và
trƣớc đó nhƣ Nho Phong, Người Quay Tơ; ơng là một trong những thành viên đầu
tiên và tích cực nhất của Tự lực văn đoàn viết tiểu thuyết và truyện ngắn tình cảm,
với văn phong hiện đại khác hẳn truyền thống nhƣ Nắng thu, Gánh hàng hoa; Ông là
ngƣời tạo ra những cú hích mạnh mẽ trên văn đàn, để tạo ra “những tiếng nói đầy
quyền lực cổ xúy cho cái mới” khi cho ra đời những tiểu thuyết đầu tiên có yếu tố
luận đề rõ ràng với Đoạn Tuyệt, Lạnh Lùng. Rồi ngay sau đó, trong khi các cộng sự
của mình viết tiếp tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết tình cảm, ơng lại là ngƣời đầu tiên
tiếp tục sáng tạo với tiểu thuyết tâm lý với sự khám phá bản chất nhân sinh với Bướm
trắng, Đôi bạn. Nhất Linh (cùng với Khái Hƣng và Thế Lữ) còn là những ngƣời tiên
phong viết truyện ngắn mang màu sắc kỳ ảo mở ra một dòng mạch mới cho tự sự
Việt Nam hiện đại. Các truyện nhƣ Bóng người trong sương mù, Lan rừng, Câu
chuyện mơ trong giấc mộng của Nhất Linh … đã đem đến một không gian mới lạ
“khác hẳn cái cảnh “bùn lầy nước đọng” miền hạ du phẳng lì và buồn tẻ” (Nhất


20
Linh), bƣớc đầu chạm đến vô thức, gợi bao suy nghiệm về cách ứng xử với cõi vơ

hình mà con ngƣời trần thế không thể lý giải.
Với sự thể nghiệm và đạt đƣợc thành tựu ở nhiều mơ hình tự sự khác nhau,
Nhất Linh ngày càng thành công trong nghệ thuật viết truyện, góp phần khai mở
những khuynh hƣớng mới, thực sự tạo đƣợc dấu ấn khó phai giữa cơn sóng cách tân
mạnh mẽ của văn xi đầu thế kỷ XX.
Sự ảnh hưởng của những triết lý, tư tưởng phương Tây hiện đại và sự thể
nghiệm mới về con người
Ý thức cá nhân
Đó có thể là ý thức đấu tranh cho quyền sống của cá nhân, chống lại sự áp chế
của lễ giáo phong kiến nhƣ trong Loan (Đoạn tuyệt), Nhung (Lạnh lùng). Đó có thể là
ý thức khẳng định tự do cá nhân, tự do sống và làm chủ cuộc đời mình nhƣ Dũng
(Đoạn tuyệt), Dũng (Đơi bạn). Đó có thể là sự tự do trong hành vi và lối sống nhƣ
Trƣơng (Bƣớm Trắng), Tuyết (Đời mƣa gió) …
Con người bản năng
Phân tâm học của S. Freud đầu thế kỷ XX đã có ảnh hƣởng đối với các nhà văn
Việt Nam trong đó có Nhất Linh và Tự lực văn đồn.
Đời mưa gió chính là cuốn tiểu thuyết Nhất Linh xóa bỏ cách tiếp cận mang
tính “lý tƣởng hóa” về con ngƣời, để khám phá những góc khuất, những điều bị giấu
kín, những chiều kích khác trong tâm hồn con ngƣời theo ảnh hƣởng của Freud.
Con người vô luân
Bướm trắng là một tiểu thuyết đặc biệt của Nhất Linh. Nhan đề Bướm trắng đã
là một biểu tƣợng cho cái đẹp hƣ ảo của chính con ngƣời. Nhƣng trong quá trình tìm
kiếm truy đuổi vẻ đẹp chập chờn đó, nhân vật chính - Trƣơng lại đi qua rất nhiều tội
lỗi, qua rất nhiều vực thẳm tăm tối trong lịng mình.
Nhất Linh đã đem đến quan niệm mới, chuẩn thẩm mĩ mới về con ngƣời,
khƣớc từ mơ hình con ngƣời cổ điển, con ngƣời luân lí để đào sâu vào con ngƣời bản
thể, con ngƣời tìm kiếm những giới hạn mới.
(2) Cải cách báo chí gắn liền với cải cách đời sống tinh thần của người dân
Tài năng thủ lĩnh của Nhất Linh đƣợc thể hiện khơng chỉ trong văn đồn mà cịn
qua việc điều hành báo Phong Hố, Ngày Nay và nhà xuất bản Đời Nay. Với con mắt

tinh đời, nhận xét rất xác đáng tài năng, sở trƣờng của từng tác giả, Nhất Linh đã định
hƣớng, giao nhiệm vụ, giúp các nhà văn phát huy đƣợc hết sở trƣờng của mình, có đƣợc
thành cơng và làm giàu thêm cho “văn sản nƣớc nhà”.
Có thể nói từ những tác phẩm văn chƣơng, những trận bút chiến phê bình,
những bài xã luận, phóng sự, những bức tranh nghệ thuật, những bản tân nhạc, những
mẫu áo thời trang hay đơn giản chỉ là những tin ngắn, những mẩu chuyện vui cƣời,
bức hình quảng cáo, châm biếm, … tất cả những gì Phong Hóa và Ngày Nay thể hiện
dƣới định hƣớng của Nhất Linh đã góp phần khơng nhỏ trong q trình tạo nên một
tri giác hiện đại, đặc biệt là cảm quan đô thị cho ngƣời Việt từ ngôn ngữ, cách nghĩ,
cách cảm và quan niệm thẩm mỹ. Ảnh hƣởng của những diễn ngơn ấy hẳn đã góp
phần làm nên sự thay đổi lớn lao nhƣ Hoài Thanh khẳng định trong Thi nhân Việt
Nam “Phương Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta”.
(3) Cải cách đời sống xã hội – mơ hình Hội Ánh sáng


21
Từ năm 1927 trong tác phẩm Giấc mộng Từ Lâm, Nhất Linh đã thể hiện ƣớc
vọng: “Tơi định có nhiều tiền tậu một cái đồn điền độ mấy ngàn mẫu vừa đồi vừa
ruộng…cốt nhất là giáo hóa cho dân. Tuy không đƣợc lan rộng, nhƣng thấy kết quả hiển
nhiên, làm cho mấy ngàn con ngƣời đƣợc sung sƣớng vì mình, thời chết đi tƣởng cũng
hả dạ lắm… …”. Tất nhiên đó là những ƣớc vọng cịn có phần ngây thơ, nhƣng thái độ
quan tâm đến cuộc sống khốn cùng của ngƣời nơng dân thì vơ cùng đáng trân trọng. Sau
này trong Hai vẻ đẹp, Nhất Linh lại một lần nữa trở về với chủ đề này nhƣ sự tự thuật
cho chính những tâm sự của Nhất Linh.
Thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dƣơng từ 1936 đến 1939 đã tạo nên một bầu
khơng khí dễ thở cho thuộc địa Việt Nam, tạo điều kiện cho Tự lực văn đoàn đi sâu
vào đề tài những cải cách xã hội nhƣ Gia đình (Khái Hưng), Con đường sáng (Hồng
Đạo),... nhƣ là cụ thể hoá cho những tƣ tƣởng của Nhất Linh từ trƣớc.
Điều đặc biệt là sự cải cách xã hội không chỉ còn là chủ đề hƣớng tới trong các
sáng tác mà đã đƣợc văn đồn cụ thể hóa thành những chƣơng trình hành động cải

cách nơng thơn theo tinh thần văn minh khoa học của phƣơng Tây nhằm cải thiện đời
sống của ngƣời dân cày, tạo ra sự công bằng trên cơ sở của tình thƣơng, sự cảm thơng
của ngƣời giàu đối với ngƣời nghèo. Với sự đỡ đầu của thống sứ Bắc Kỳ Saten, Nhất
Linh đã thành lập hội Ánh sáng hoạt động rất sôi nổi với ba châm ngôn Xã hội –
Nhân đạo – Cải cách.
Thế Lữ từng nói: “Anh Tam dạy tơi nhiều điều. Giấc mơ của anh lớn quá…”.
Những giấc mơ của Nhất Linh xuất phát từ cái tâm thấm đẫm tinh thần dân tộc, muốn
cống hiến cho văn hóa nƣớc nhà và đƣợc thực thi bởi cái tài của ngƣời thủ lĩnh. Nỗ
lực kiến tạo diện mạo mới cho văn hóa nƣớc nhà của Nhất Linh chính là ở phƣơng
diện hành động, với sự hỗ trợ của một văn đoàn mà tầm ảnh hƣởng đến nay chƣa có
văn đồn nào vƣợt qua về sự chun nghiệp, sức sáng tạo và sự gắn kết giữa các
thành viên vì mục đích nhân văn chung: đƣa ngƣời Việt thoát dần ra khỏi sự lạc hậu
để tiến tới sự văn minh.
3.3.4. Diễn ngôn phương Đông - phương Tây của Nhất Linh – những dự
định và dang dở
Mặc dù Nhất Linh và Tự lực văn đồn đƣợc đón nhận nồng nhiệt trong dƣ luận
Việt Nam đƣơng thời nhƣng ông chủ bút Phong Hóa và Ngày Nay khơng tránh khỏi
những khó khăn trong quá trình thực hiện những ý tƣởng của mình.
Những khó khăn ấy đến từ chính mục đích tồn tại của tờ báo. Với tinh thần trào
phúng mạnh mẽ, Phong Hoá đã “lấy "trào phúng làm phƣơng pháp, tiếng cƣời làm vũ
khí", để chỉ ra và thúc đẩy ngƣời dân trút bỏ những tập tục cũ, đi vào con đƣờng Âu
hóa từ vật chất cho đến tinh thần. Họ đã “cơng kích” mọi đối tƣợng và mục đích đó đã
đƣợc đề cập cơng khai trong bài Cơng kích (Thạch Lam) in trên Phong Hoá số 182
ngày 10/ April/1936. Đặc biệt là Phong Hóa đã “xốy sâu vào chế nhạo, châm biếm
triều đình Nam triều bù nhìn, để quyền lực mất hết vào tay thực dân Pháp cũng nhƣ tệ
nạn đục khoét của tham quan.
Điều đáng lƣu ý là tinh thần phê phán này dù là sản phẩm của tinh thần dân
chủ phƣơng Tây nhƣng lại là yếu tố “gây nhiễu” cho chính quyền thực dân trong bối
cảnh thuộc địa. Tinh thần dân chủ ấy nhƣ một con dao hai lƣỡi nhắm vào Nhất Linh



22
và Tự lực văn đoàn: những ngƣời làm báo Phong Hóa ln ở trong trạng thái lo sợ
báo bị nhà cầm quyền đình bản.
Báo Phong Hóa bị đình bản sau số 190 (05/06/1936), báo Ngày Nay bị Tây rút
giấy phép sau số 224 ngày 7/9/1940, chấm dứt hẳn sự nghiệp của hai tờ báo nổi tiếng
nhất nƣớc ta là Phong Hóa và Ngày Nay.
Bản thân nỗ lực cải cách xã hội của Nhất Linh và các cộng sự với tƣ tƣởng
hƣớng tới “một cuộc đời mới, với một tinh thần, một linh hồn mới.” (Hoàng Đạo –
Mƣời điều tâm niệm) cũng không phải lúc nào cũng đƣợc dƣ luận ủng hộ. Vũ Trọng
Phụng coi đó là phong trào Âu hóa mà Tự lực văn đoàn cổ xúy là lố lăng và đã giễu
nhại đầy ẩn ý qua Số đỏ. Hay nhiều nhà phê bình sau cách mạng cho rằng những ƣớc
vọng của Nhất Linh là “cải lƣơng” “không tƣởng”, ủy mị sƣớt mƣớt, hay cho rằng
những tác phẩm của Nhất Linh thể hiện cái nhìn “hạ mình” với ngƣời lao động, …
Điều đáng nói là trong sự nghiệp của mình, Nhất Linh cũng đã khơng ít lần băn
khoăn, trăn trở, gửi gắm kín đáo qua những hình tƣợng nghệ thuật. Đó là những dự
cảm về sự khó khăn trong việc thực hiện những giấc mộng của mình. “Sự dang dở
này, biết đâu, nằm trong bản thân con ngƣời Nhất Linh. Trƣớc 1945, ông từng miêu
tả sự dùng dằng rất hay: “Sinh bùi ngùi, cúi mặt ngắm dòng nƣớc, ngắm mấy cái rác,
tan tác mỗi cái trơi về một phía… khác nào hình ảnh cuộc đời của Sinh với cuộc đời
của ngƣời con gái chở đò, mỗi bên đi về mỗi ngả, không bao giờ gặp nhau” (truyện
ngắn Nước chảy đôi dịng)”. Cơ gái ấy là hiện thân của cái đẹp, của những ƣớc vọng
mà khơng thể với tới đƣợc. Ngồi Đoạn tuyệt, Nắng thu và một số truyện viết giai
đoạn đầu trong niềm tin tƣởng hân hoan, phơi phới, sáng tác của Nhất Linh hầu hết là
kết thúc mở. Lạnh lùng kết thúc vẫn là sự dùng dằng không thể quyết định của
Nhung. Đôi bạn là sự chia xa của Loan và Dũng, Dũng đi về phƣơng xa vô định.
Bướm trắng là sự trở về nhƣng cũng là sự trở về dự báo trƣớc sự ra đi của Trƣơng, …
Không cịn tình cảm ngun vẹn, khơng cịn kết thúc của sự sum họp nữa. Có điều gì
vừa chới với vừa dang dở, vừa hi vọng vừa bế tắc, vừa mộng tƣởng vừa phũ phàng,…
Phải chăng đó là sự cảm ngộ của Nhất Linh về hành trình đầy gian nan để có thể hịa

giải Đơng – Tây?
Hành trình ấy có lần đã đƣợc nhà văn chuyển hóa thành cuộc gặp gỡ giữa anh
chàng phƣơng Đông (Chƣơng) giáo điều khuôn thƣớc và cô nàng phƣơng Tây đầy
hấp dẫn (Tuyết). Cô nàng phƣơng Tây đã đánh thức những “đam mê rồ dại” trong
anh chàng phƣơng Đông. Họ là hai thế giới, hai hệ giá trị, hai cách nghĩ khác biệt. Sự
gặp gỡ của họ đầy mê hoặc nhƣng không thể chung sống. Mặc dù vậy, những ngày
sống với Tuyết là những ký ức không thể phai mờ trong cuộc đời Chƣơng. Và khi đã
một lần sống với Tuyết, Chƣơng không thể quay lại với Thu, không thể quay về với
hạnh phúc êm đềm, bình dị, mực thƣớc đƣợc nữa. Cuộc gặp gỡ giữa Chƣơng và
Tuyết đã nói đến một quy luật trong tiếp xúc Đơng Tây. Đó là vừa thích thú hƣớng
đến học tập phƣơng Tây, vừa mang mặc cảm tội lỗi với quá khứ, với truyền thống,
mặc cảm về sự khác biệt, về sự đổi thay của chính bản thân mình. Với một hình mẫu
khơng hồn hảo nhƣ Tuyết, phải chăng Nhất Linh mong muốn đi tìm một điều gì đó
thật sự khác biệt – một sản phẩm khác biệt thoát thai từ cuộc đụng độ Đông Tây.


23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Sản phẩm lai ghép văn hóa mà trí thức thuộc địa tạo dựng dựa trên kinh
nghiệm văn hóa bản xứ và sự sáng tạo tự thân vừa xác nhận quyền lực thực dân vừa
là một sản phẩm có thể “gây nhiễu” thực dân khi nó khiến thực dân khó kiểm sốt
đƣợc. Do đó, khi sự ảnh hƣởng và học tập phƣơng Tây là tất yếu, nếu ngƣời nghệ sĩ ý
thức và sáng tạo trên đƣờng biên giao thoa giữa phƣơng Tây và phƣơng Đơng thì sự
lai ghép lại chính là một cơ chế giải thực hữu hiệu của các dân tộc Đơng phƣơng
nhƣợc tiểu.
Ta có thể thấy rõ những nhận định trên qua trƣờng hợp Nhất Linh. Nhất Linh
và Tự lực văn đồn là hình mẫu nghệ sĩ – trí thức tự do có nguồn gốc từ phƣơng Tây,
sáng tác trên tinh thần phê phán vốn là sản phẩm của tinh thần dân chủ phƣơng Tây
nhƣng lại nhƣ “con dao hai lƣỡi” khiến phƣơng Tây lo lắng: khi vừa đƣợc ngợi ca
nhƣ một giá trị văn minh phổ quát của nhân loại vừa bị phơi bày bản chất xấu xa tội

lỗi của thực dân – nghĩa là cùng lúc hiển hiện rõ nét mẫu thuẫn trong nội tại thực dân
mà thực dân muốn che đậy.

KẾT LUẬN
1. Mục đích của luận văn này khơng nhằm để ca tụng Phạm Quỳnh hay Nhất
Linh. Bản thân Phạm Quỳnh và Nhất Linh là sự tổng hợp của tài năng, uyên bác,
tầm nhìn xa trơng rộng, bản lĩnh, cống hiến, ngơng cuồng, tự phụ, ảo tƣởng, bất
lực, … Đằng sau những vinh quang của Phạm Quỳnh và Nhất Linh còn là những
tâm sự, những nỗi niềm, thậm chí là cả những bi kịch. Chúng tôi cũng xác định
luận án chỉ là một trong số mn vàn góc nhìn mà quy luật cộng hƣởng trong tiếp
nhận văn học gợi ra.
2. Muốn đƣợc bình đẳng, trƣớc hết phải đồng đẳng, muốn tự cƣờng dân tộc
hãy bắt đầu từ văn hóa - quan niệm này đã có một dịng chảy trong tƣ tƣởng trong
giới sĩ phu, trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX mà trong đó Phạm Quỳnh và Nhất Linh
là những đại diện tiêu biểu. Tƣ tƣởng đó đến bây giờ vẫn cịn tính ứng dụng trong bối
cảnh tồn cầu hóa ngày hơm nay.
3. Trong thế đối sánh Đông – Tây, Phạm Quỳnh và Nhất Linh đã nỗ lực xác
lập Việt Nam tính qua các diễn ngơn. Dẫu rằng cịn những gian nan trong q trình
hịa giải Đơng Tây, dẫu rằng cịn những ngộ nhận, những nghi ngờ và cả những mộng
tƣởng, Phạm Quỳnh và Nhất Linh đã khẳng định: dù là xứ thuộc địa, dù “thấp cổ bé
họng” nhƣng vẫn có, cần có, nên có và phải có tiếng nói riêng của mình để tìm cách
loại trừ dần vị thế nhƣợc tiểu. Tiếng nói ấy, cố nhiên, ln bị kiểm duyệt trong mơi
trƣờng thuộc địa, nhƣng nhƣ ta đã thấy, nó ln hiện diện nhƣ một kháng cự trƣớc
những diễn ngôn của chủ thể thực dân. Chủ trƣơng khơi dậy tinh thần Việt thông qua
nhận thức về bản sắc Việt, mong muốn khôi phục “một quốc gia đã mất” của Phạm
Quỳnh hay mong muốn “ đem phƣơng pháp khoa học Thái Tây ứng dụng vào văn
chƣơng Việt Nam” và tạo dựng “một lối văn thật có tính cách Annam” của Nhất Linh
do đƣợc sản sinh trong mơi trƣờng văn hóa cơng khai nên đều không nhằm kháng cự
trực tiếp thực dân mà hƣớng tới mục tiêu loại trừ vị thế nhƣợc tiểu của dân tộc Việt



×