Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

cong van huong dan xay dung THTTHSTC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.21 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND HUYỆN BÌNH SƠN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC & ĐẦO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------------------------------Số : 532 / PGD&ĐT V/v Hướng dẫn thực hiện công tác “ Xây dựng THTT-HSTC” năm học 2012-2013.. Bình Sơn; ngày 22. tháng 11 năm 2012. Kính gửi : Hiệu trưởng các trường Mầm non, Mẫu giáo, Tiểu học và THCS trong huyện. Căn cứ Chỉ thị số 2737/CT-BGD&ĐT ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm 2012-2013. Kế hoạch số 348/ KH SGD&ĐT-VHTTDL-ĐTNCSHCM-HLHPN-HKH ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo- Sở Văn hóa Thông tin Du lịch- Tỉnh Đoàn- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội khuyến học tỉnh Quảng Ngãi về việc Kế hoạch phối hợp thực hiện công tác “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực “ năm học 2012-2013. Phòng GD&ĐT hướng dẫn các đơn vị thực hiện tốt một số nội dung sau: I/ Công tác chỉ đạo : 1/ Tiếp tục triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; tăng cường công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, giáo dục kỹ năng sống, văn hoá truyền thống, xây dựng qui tắc ứng xử trong nhà trường, đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, giáo dục thể chất, thể thao ngoại khoá, công tác y tế trường học. 2/ Kiện toàn Ban chỉ đạo các đơn vị cơ sở trường học về phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đảm bảo số lượng, thành phần qui định theo hướng hiệu quả, có phân công rành mạch ( dựa theo kế hoạch phối hợp của huyện). 3/ Lên kế hoạch triển khai hoạt động theo từng háng, học kỳ và cả năm học ( cụ thể hoá các nội dung hoạt động của mỗi thành viên, phát huy thế mạnh của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường...). 4/.Tạo sự đồng thuận từ nhận thức tới hành động, có sự ủng hộ của Lãnh đạo địa phương, các cấp, các ngành liên quan, phát huy tính tích cực, sự linh hoạt của vai trò tổ chức Đoàn, Đội và Nhi đồng trong nhà trường. 5/ Lập hồ sơ, sổ sách, lưu các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng, kế hoạch hoạt động của đơn vị, biên bản tự kiểm tra của đơn vị ( theo 5 tiêu chuẩn quy định) kể từ năm học 2009-2010 trở lại đây. II/ Công tác triển khai: Để phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đi vào hoạt động có hiệu quả, thiết thực, các dơn vị cơ sở tiếp tục thực hiện theo 5 nội dung sau: 1/. Xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp, an toàn : - Quy hoạch hợp lý việc trồng các loại cây xanh, cây bóng mát; xây dựng vườn hoa, cây cảnh tạo cảnh quan sư phạm. - Phòng học đảm bảo đủ ánh sáng, sử dụng đèn tiết kiệm điện, tận dụng ánh sáng tự nhiên ( lưu ý ánh sáng về mùa đông, mùa mưa...). - Có đủ số lượng quạt phục vụ cho giáo viên, học sinh, tạo điệu kiện tốt nhất để giáo viên tổ chức tốt việc dạy và học. - Bàn ghế đủ số lượng, chất lượng, quy cách phù hợp với lứa tuổi, thể lực học sinh..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Có các giải pháp tích cực ngăn chặn bạo lực học đường ( trong và ngoài nhà trường). - Đảm bảo có công tình vệ sinh đạt tiêu chuẩn qui định, hợp vệ sinh ( vận dụng các nguồn kinh phí nhà nước, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm...) - Có hệ thống nước sạch phục vụ cho giáo viên, học sinh và công trình vệ sinh; có biện pháp xử lý rác thải, thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường. 2/. Dạy học có hiệu quả : - Nghiêm cấm việc tổ chức dạy thêm, học thêm tràn lan không đúng quy định. - Thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, học sinh chuyên cần, tích cực, chủ động sáng tạo, có thức vươn lên, đề xuất sáng kiến trong học tập, vui chơi. - Tổ chức tốt việc thao giảng, tích cực đổi mới phương pháp ( dạy học tích cực), mỗi giáo viên có ít nhất một sáng kiến, nhân các điển hình tốt trong nhà trường. -Tạo điều kiện, khích lệ học sinh vươn lên trong học tập, đặc biệt là học sinh yếu, kém khi có tiến bộ dù là nhỏ. - Tổ chức các tiết học thân thiện, lớp thân thiện, đổi mới phương pháp dạy học để từ đó học tập, trao đổi, nhân rộng ra toàn trường. - Các trường chủ động sưu tầm, vận dụng các tài liệu do Bộ, sở và Phòng GD&ĐT phổ biến trong các đợt tập huấn ( Đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT trong DHTC, sinh hoạt chuyên môn...) nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. - Ứng dụng CNT và bản đồ tư duy hổ trợ đổi mới phương pháp dạy học, quản lý nhà trường theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. - Khuyến khích học sinh giúp đỡ nhau, rèn luyện thói quen tự học ( phong trào đôi bạn cùng tiến...). 3/. Rèn luyện kỹ năng sống: - Thực hiện tốt việc tích hợp các môn học và các hoạt động giáo dục của nhà trường theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. - Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt Đoàn, Đội và các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. - Cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo hoạt động rèn luyện kỹ năng sống trong các phạm vi cơ bản: Ứng xử giao tiếp, làm việc theo nhóm, chăm sóc sức khoẻ và giữ gìn vệ sinh, tổ chức các hoạt động hằng ngày, đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích, thiên tai, phòng ngừa bạo lực học đường, phòng chống các tệ nạn xã hội, chung sống hoà bình, có suy nghĩ và hành động tích cực. 4/. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh: - Tổ chức thi hát các bài hát dân ca ba miền trong nhà trường phổ thông. Tuyển chọn giọng hát tham gia Hội diễn văn nghệ ngành, Hội thi Tiếng hát Hoạ My ( theo kế hoạch). Các dơn vị càn tổ chức sưu tầm, lựa chon, phổ biến, nhân rộng các bài hát dân ca phù hợp với lứa tuổi học sinh. Giáo viên Âm nhạc, Tổng PTĐ, Ban chấp hành Đoàn trường, Ban văn nghệ trường học cần chú ý phối hợp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ( mời nghệ nhân, nghệ sĩ đến nói chuyện và phổ biến các bài hát dân ca...). - Tổ chức các hoạt động trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi, ít tốn kém và có ý nghĩa giáo dục cao: Nhảy dây, nhảy lò cò, nhảy bao bố, chơi ô ăn quan,đi cà khiu, ngậm nước đổ chai, dựt cờ… - Kết hợp với các hoạt động thi đấu thể dục thể thao trong Hội Khoẻ Phù Đổng cấp trường, cầm quan tâm với các môn mang tính dân tộc: Thi kéo co, đẩy gậy, đá cầu, bắn nỏ....

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Các hoạt động văn hoá khác : Thi Bé khéo tay cho các cháu cấp mầm non, thi vẽ tranh cho học sinh Tiểu học về giáo dục vệ sinh môi trường, thi vẽ tranh cho học sinh THCS về giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội, thi kể chuyện và tuyên truyền giới thiệu sách, thi ẩm thực, thi cắm hoa nhân dịp ( 26/3) và ( 08/3). 5/. Tìm hiểu, chăm sóc, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá: - Mỗi trường tiếp tục nhận chăm sóc một di tích. Nếu không có di tích, chăm sóc một con đường hoặc một công trình mang ý nghĩa giáo dục. Hiểu biết và tuyên truyền với bạn bè, người thân về các giá trị văn hoá công trình. - Tổ chức giáo dục văn hoá truyền thống, coi trọng giáo dục văn hoá truyền thống cách mạng địa phương: mời cán bộ lão thành cách mạng, cựu chiến binh, nhà văn, nhà thơ đến nói chuyện.... - Thực hiện chương trình giáo dục địa phương trong các môn học ( Lịch sử, Giáo dục công dân, Văn hoá truyền thống...). - Tích cực tham gia các hoạt động xã hội: Đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc Bà mẹ VN anh hùng, người có công với CM, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thiên tai, lũ lụt... - Tổ chức hiệu quả cho giáo viên và học sinh tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trong và ngoài tỉnh ( Bảo tàng Quảng Ngãi, Bảo tàng Ba Tơ, Khu chứng tích Sơn Mỹ, Bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm, Khu lưu niệm Bác Phạm Văn Đồng. Nguyễn Nghiêm...) 6/. Trách nhiệm của đơn vị: Để phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ngày càng đi vào chiều sâu, hoạt động có hiệu quả, thiết thực, trên cơ sở tình hình thực tế của đơn vị, các trường xây dựng kế hoạch một cách cụ thể, có tính khả thi, lựa chọn ưu tiên, tìm nguồn lực, phân công, phối hợp kiểm tra đánh giá. Lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực, mỗi giáo viên phải có một sáng kiến về đổi mới phương pháp, hướng dẫn cách tự học cho học sinh. - Phối hợp tốt các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, củng cố Ban chỉ đạo theo hướng hiệu quả, có phân công, phân nhiệm rõ ràng. - Tạo sự động thuận từ nhận thức đến hành động, có sự ủng hộ của lãnh đạo địa phương, kế hoạch rõ ràng, phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, Đội... - Đánh giá sơ kết, tổng kết nhân rộng điển hình các khối lớp, cá nhân điển hình có phong trào tiêu biểu trong đơn vị, tổ chức tổng kết 5 năm triển khai phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại cơ sở và báo cáo về thường trực BCĐ huyện ( Phòng GD&ĐT). 7/. Hồ sơ, sổ sách : - Để việc kiểm tra được tiến hành khoa học, thuận lợi, Phòng GD&ĐT yêu cầu các trường lập đầy đủ hồ sơ, sổ sách và sắp xếp theo 5 tiêu chuẩn quy định, đặc biệt là các loại hồ sơ minh chứng các hoạt động của từng tiêu chuẩn. - Biên bản kiểm tra “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo hướng dẫn của năm học 2010-201, đồng thời có đầy đủ hồ sơ lưu giữ về phong trào nầy trong 5 năm. 8/ Công tác kiểm tra, công nhận: Ban chỉ đạo cấp huyện kiểm tra đề nghị Phòng GD&ĐT ra Quyết định công nhận trường đạt “ trường học thân thiện, học sinh tích cực” cấp huyện. Thời gian kiểm tra :.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Cuối học kỳ I năm học 2012-2013 các trường tự kiểm tra và tự đánh giá kết quả thực hiện phong trào của đơn vị mình và Báo cáo về Phòng GD&ĐT. - Ban chỉ đạo của huyện sẽ đi kiểm tra các đơn vị theo kế hoạch trong năm học, căn cứ theo kết quả kiểm tra của BCĐ huyện Phòng GD&ĐT có Quyết định công nhận các trường đạt phong trào nầy ( THTT-HSTC). - Ban chỉ đạo tỉnh có kế hoạch kiểm tra phong trào nầy bất cứ thời điểm nào trong năm học, không báo trước thời gian, các đơn vị chuẩn bị đầy đủ về các loại hồ sơ liên quan, xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động thuộc 5 nội dung của phong trào một cách có hiệu quả tại đơn vị mình. Nhận được hướng dẫn nầy, Phòng GD&ĐT đề nghị Hiệu trưởng các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học và THCS nghiêm túc triển khai thực hiện. Nơi nhận : - Sở GD&ĐT( để biết); - BCĐ huyện ( để biết); - Như trên ( thực hiện); - Lưu VT.. TRƯỞNG PHÒNG ( Đã ký và đóng dấu). Nguyễn Minh Sơn. PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. PHÒNG VĂN HOÁ THÔNG TIN. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. HUYỆN ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH. -----------------------. HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM. HỘI KHUYẾN HỌC HUYỆN ---------------------Số : .531/KH/ PGDĐT- PVHTT. Bình Sơn, ngày 22 tháng 11 năm 2012. ĐOÀN TNCSHCM- HLHPNVN-HKH. KẾ HOẠCH PHỐI HỢP THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” NĂM HỌC 2012-2013 ------------------------- Căn cứ Kế hoạch số 7575/KHLN/BGDĐT – BVHTTDL – TƯĐTN ngày 19/8/2008 về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> giai đoạn 2008-2013 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; - Căn cứ Chương trình phối hợp số 250/CTr/BGDĐT-HLHPNVN -HKHVN ngày 22/4/2009 về việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam; - Căn cứ kế hoạch số 348/KH/SGD&ĐT-VHTTDL-ĐTNCSHCM-HLHPN-HKH ngày 05/11/2012 về Kế hoạch phối hợp thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2012-2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa Thông tin Du lịch, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ và Hội Khuyến học tỉnh Quảng Ngãi. - Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Văn hóa- Thông tin, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam huyện và Hội Khuyến học huyện; Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Văn hoá- Thông tin, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Khuyến học huyện thống nhất Kế hoạch phối hợp thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2012-2013 như sau: I. MỤC ĐÍCH 1. Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Văn hoá- Thông tin, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Khuyến học huyện cùng phối hợp hoạt động nhằm tiếp tục triển khai, nâng cao chất lượng và hiệu quả của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong năm học 2012-2013. Mỗi ban, ngành, đoàn thể đóng góp vào phong trào thi đua phù hợp với thế mạnh của mình và thông qua Kế hoạch phối hợp để phát huy sức mạnh tổng hợp trong việc chăm lo sự nghiệp “trồng người”, vì tương lai của mỗi gia đình và sự phát triển của đất nước. 2. Chỉ đạo tập trung theo ngành dọc, có sự phối hợp thống nhất, chặt chẽ giữa các bên; đảm bảo việc thực hiện một cách sáng tạo và có hiệu quả những nội dung của phong trào thi đua ở các cơ sở giáo dục và các đơn vị phối hợp trên địa bàn; chú trọng tới chiều sâu, tính hiệu quả của Phong trào thi đua và làm rõ sự chuyển biến tích cực của học sinh thông qua các hoạt động của phong trào. II. NỘI DUNG 1. Đảm bảo trường, lớp an toàn, xanh, sạch, đẹp. Thi đua xây dựng lớp đẹp, trường đẹp, an toàn. Tổ chức trồng cây vào thời điểm thích hợp ở từng địa phương. Vận động và hỗ trợ cho học sinh đi học an toàn, khắc phục hiện tượng bỏ học, đảm bảo không có trẻ em bỏ học vì thiếu ăn, thiếu mặc hoặc thiếu sách vở. 2. Đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh triển khai áp dụng các phương pháp dạy học hiệu quả, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Chuẩn hóa các nội dung về quản lí, tổ chức dạy học và hoạt động của nhà trường. Tăng cường vai trò của Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, Bí thư Đoàn, Tổng phụ trách Đội trong việc thực hiện phong trào thi đua. Phát huy tính tích cực của học sinh, tăng cường rèn luyện thói quen và.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> năng lực tự học, làm việc theo nhóm, hỗ trợ nhau trong nhóm học tập, rèn luyện ở trường, ở nhà và ở cộng đồng. 3. Triển khai giáo dục kỹ năng sống theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ động phối hợp giữa các ngành, các tổ chức ở địa phương và gia đình học sinh trong việc giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động của học sinh. Thành lập tổ cán bộ, giáo viên tư vấn cho học sinh. Xây dựng văn hóa học đường. Kiên quyết ngăn chặn học sinh tham gia trò chơi điện tử có nội dung bạo lực hoặc không lành mạnh khác ở trong và ngoài trường học. 4. Đưa trò chơi dân gian, hát dân ca và các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian khác vào trường học một cách bền vững. 5. Chủ động hỗ trợ chăm sóc, phát huy giá trị văn hóa của các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng trên địa bàn huyện, giáo dục truyền thống, phát huy lòng tự hào dân tộc, hướng tới và phát huy giá trị tạo cơ hội để cán bộ GV-HS có cơ hội tìm hiểu và tiếp cận “ Đất nước, con người Quảng Ngãi” trong thời gian đến. 6. Tiếp tục lồng ghép nội dung phong trào thi đua vào Đề án “ Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt”, cuộc vận động “ Xây dựng Gia đình 5 không, 3 sạch”, vận động “ Quyên góp quần áo, sách vở, đồ dùng học tập giúp học sinh khó khăn”; duy trì công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tập huấn về giáo dục toàn diện cho trẻ; xây dựng và nhân rộng các mô hình truyền thông về các nội dung gắn với phong trào thi đua… 7. Tiếp tục lồng ghép nội dung “ Xây dựng THTT-HSTC” vào các hoạt động của Đoàn, Đội phù hợp với đặc thù từng cấp học. III. KẾ HOẠCH PHỐI HỢP TRONG MỘT SỐ NỘI DUNG 1. Chuẩn bị và tổ chức khai giảng: - Chú trọng xây dựng môi trường thân thiện trong và ngoài nhà trường, đảm bảo “3 đủ”:Điều tra, thống kê trẻ có nguy cơ bỏ học vì thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở để đề xuất hướng giải quyết với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan. Hội Phụ nữ chủ trì, có hướng dẫn và làm đầu mối thực hiện, có báo cáo tổng hợp kết quả trước ngày 20/10/2012. - Tháng 9 khuyến học: Tổ chức tháng 9 khuyến học và có kế hoạch, tổ chức thực hiện việc hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hội Khuyến học có hướng dẫn đến Hội khuyến học của các xã trên địa bàn huyện triển khai và báo cáo kết quả trước ngày 30/5/2013. - Đi học an toàn: Đảm bảo an toàn trên đường đi học và học tập tại nhà, ngăn chặn tình trạng chơi game online có nội dung bạo lực hoặc không lành mạnh khác ở gia đình do Hội Phụ nữ chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện. Có hướng dẫn và báo cáo kết quả trước ngày 01/3/2013. - Phối hợp với các cơ quan có liên quan ngăn chặn tình trạng chơi game online có nội dung bạo lực hoặc không lành mạnh khác ở cộng đồng do Đoàn Thanh niên chủ trì và có báo cáo kết quả trước 01/3/2013. - Đoàn TN tổ chức chương trình “ Khi tôi 18”, tổ chức Lễ Tri ân và Lễ Trưởng thành cho học sinh lớp 12 và vận dụng phù hợp đối với học sinh lớp 9, lớp 5, mẫu giáo 5 tuổi..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Hội Khuyến học chủ trì, phối hợp với Hội Phụ nữ và các đơn vị giáo dục thuộc các cấp học trên địa bàn huyện thực hiện, tập hợp và có báo cáo trước ngày 30/5/2013. - Đảm bảo an toàn trong trường học: phòng chống đánh nhau, chơi điện tử có nội dung không lành mạnh và các tệ nạn xã hội khác trong học sinh do Phòng Giáo dục& Đào tạo chủ trì, có hướng dẫn và báo cáo kết quả trước ngày 1/3/2013. - Tổ chức khai giảng: Tổ chức phần “Lễ” và phần “Hội”. Các trường thuộc các cấp học ở địa phương chủ trì phần “Lễ” và phối hợp tổ chức phần “Hội” trong ngày khai giảng năm học 2012-2013 một cách hài hoà, để lại ấn tượng sâu sắc trong mỗi học sinh về ngày khai giảng năm học mới, tổ chức tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học mới tại các cơ sở giáo dục trung học giúp học sinh làm quen với thầy giáo, cô giáo, bạn bè, điều kiện và môi trường học tập. - PGD&ĐT có kế hoạch chỉ đạo các trường xây dựng trường xanh-sạch-đẹp, tùy theo điều kiện của mỗi địa phương. Học sinh tham gia tích cực trong việc bảo vệ và chăm sóc cảnh quan môi trường. Xây dựng lớp học đẹp thân thiện ở tất cả các nhà trường. - Xây dựng môi trường văn hóa, nếp sống, ứng xử văn hóa, đạo đức, trách nhiệm xã hội, ý thức công dân trong học sinh; không để xảy ra tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan không đúng quy định. Thầy, cô giáo là tấm gương cho học sinh noi theo trong cả nếp sống và tinh thần học tập, làm việc. - Giảm tối đa tỷ lệ học sinh bỏ học, thực hiện ở tại cơ sở dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo địa phương, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể ở mỗi địa phương xây dựng THTT-HSTC. - Nhà trường, cộng đồng và gia đình tích cực phối hợp trong từng công việc cụ thể dưới sự lãnh đạo của chính quyền địa phương nhằm tạo điều kiện tốt cho học sinh học tập, vui chơi, rèn luyện. 2. Phòng GD&ĐT có trách nhiệm chỉ đạo các trường tổ chức hoạt động dạy và học - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và các phương pháp phù hợp để tạo hứng thú cho học sinh. Mỗi thầy giáo, cô giáo có ít nhất một sáng kiến hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong đổi mới phương pháp dạy học hoặc tổ chức quản lí trong phong trào thi đua. Phòng Giáo dục& Đào tạo chủ trì và các trường có báo cáo sau học kỳ I và tổng kết năm học (trước ngày 30/5/2013). - Hướng dẫn tự học, tự rèn luyện đạo đức, lối sống, kỹ năng sống của học sinh trong gia đình và ở cộng đồng. Nhà trường chủ trì về nội dung, Hội Phụ nữ chủ trì tổ chức các hoạt động hướng dẫn, trao đổi các kỹ năng giáo dục cho trẻ, có hướng dẫn và báo cáo tổng kết trước ngày 30/5/2013. - Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong thực hiện phong trào thi đua, do Phòng Giáo dục & đào tạo chủ trì. Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công tác giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách Đội, các địa phương chủ động tổ chức tự bồi dưỡng cán bộ, giáo viên chủ nhiệm ở các cơ sở giáo dục. Có báo cáo tổng kết trước ngày 30/5/2013. 3. Giáo dục kỹ năng sống.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông trong một số môn học và hoạt động giáo dục. Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức bồi dưỡng giáo viên và tổng hợp báo cáo kết quả trước ngày 01/3/2012. - Tổ chức cho các bà mẹ có con đang học ở mầm non, phổ thông được bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, kĩ năng sống cho học sinh mầm non và phổ thông. Phát động phong trào thi đua vào Đề án “ Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt”, cuộc vận động xây dựng gia đình “ không”, “ 3 sạch” Hội Phụ nữ chủ trì, có hướng dẫn và tổng kết trước 30/5/2013. - Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, tác phong nhanh nhẹn, gọn gàng, ngăn nắp, phối hợp với các đơn vị quân đội ở địa phương để tổ chức giao lưu, học tập cho học sinh do Đoàn Thanh niên chủ trì và báo cáo kết quả trước ngày 30/5/2013. - Tổ chức xây dựng qui tắc ứng xử văn hóa trường học, tổ chức tư vấn cho học sinh, bố trí 1 – 2 giáo viên tư vấn ở mỗi nhà trường, tổ chức các câu lạc bộ văn hóa, thể thao ưa thích của học sinh. các trường thuộc các cấp học ở địa phương hướng dẫn thực hiện và có báo cáo tổng kết trước ngày 30/5/2013. - Đảm bảo an toàn giao thông và các kĩ năng thực thi an toàn giao thông, kĩ năng xử lý trước các tình huống có liên quan đến tệ nạn xã hội do Phòng Giáo dục & Đào tạo chủ trì, phối hợp với đơn vị công an cùng cấp thực hiện và báo cáo kết quả tổng hợp trước ngày 30/5/2013. 4. Tổ chức hoạt động văn hóa dân gian - Tổ chức đón Trung thu, đêm hội trăng rằm (ngày 15/8 âm lịch) vui tươi, tiết kiệm và phát huy sự tham gia tích cực của học sinh do Đoàn Thanh niên chủ trì phối hợp với Hội Phụ nữ và các đơn vị khác thực hiện. Có hướng dẫn và báo cáo kết quả trước 20/10/2012. - Phòng Giáo dục & Đào tạo chủ động phối hợp với Phòng Văn hóa- Thông tin tổ chức đưa bài hát dân ca vào trường học. Phòng Văn hóa – Thông tin phối hợp với Phòng Giáo dục & Đào tạo xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện trường học, sử dụng có hiệu quả các thư viện đạt chuẩn 01/BGD&ĐT, thư viện Tiên tiến, nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử, văn hóa địa phương. Phòng Văn hóa – Thông tin có hướng dẫn và báo cáo kết quả tổng hợp trước 30/5/2013. - Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian cho học sinh trong và ngoài trường học. Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam, tổ chức các trại hè và hoạt động hè của học sinh. Đoàn Thanh niên chủ trì, hướng dẫn, tổ chức và có báo cáo kết quả trước ngày 30/5/2012. - Tổ chức Ngày Di sản văn hóa – Ngày về nguồn (23/11/2012) và tiếp tục tổ chức bàn giao nội dung thuyết minh các di tích và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, cấp tỉnh trên địa bàn huyện; hướng dẫn và đánh giá kết quả chăm sóc để nâng cao hiệu quả giáo dục lịch sử, truyền thống với các hình thức phong phú từ thực tiễn. Phòng Văn hoá – Thông tin chủ trì và báo cáo tổng kết trước ngày 30/5/2013. 5. Xây dựng môi trường thân thiện - Hoàn thiện hệ thống công trình vệ sinh, nước sạch, tường rào, cảnh quan môi trường trong các nhà trường do Phòng Giáo dục & Đào tạo chủ trì, tham mưu với các cấp để có sự chỉ đạo và phối hợp thực hiện. Báo cáo kết quả trước ngày 30/5/2013..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Xây dựng cơ chế phối hợp thân thiện, hiệu quả ở trong và ngoài nhà trường, tổ chức trao đổi sáng kiến kinh nghiệm (đầu năm học, cuối học kỳ I, cuối năm). - Tổ chức trồng cây trong và ngoài nhà trường vào thời điểm thích hợp do Đoàn Thanh niên chủ trì, hướng dẫn và báo cáo kết quả trước ngày 30/5/2013. - Thực hiện quy chế dân chủ, “Ba công khai” trong các nhà trường do các cấp quản lí giáo dục và nhà trường tổ chức và báo cáo kết quả trước ngày 30/5/2013. - Phòng giáo dục & Đào tạo có trách nhiệm tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2012-2013 tại các cơ sở và tổng hợp báo cáo kết quả cho các cấp theo qui định. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Các nội dung trên đây được xây dựng thành kế hoạch của mỗi ngành ở các địa phương và được phối hợp với các phong trào, cuộc vận động, hoạt động khác để thực hiện. Phòng Giáo dục & Đào tạo là cơ quan đại diện, phối hợp các hoạt động của các bên có liên quan. 2. Các Trường thuộc các cấp học trên địa bàn huyện, Văn xã, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Khuyến học các xã, thị trấn có kế hoạch và báo cáo lãnh đạo địa phương, các cấp quản lí theo ngành dọc để thực hiện các nội dung trên đây và chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung của phong trào thi đua sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương. 3. Kế hoạch có hiệu lực thi hành kể từ ngày kí. Căn cứ Kế hoạch này, các ban, ngành triển khai đến các đơn vị theo ngành dọc, phổ biến đến các cơ sở giáo dục, các cấp quản lí mỗi ngành để thực hiện. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO. ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH. TRƯỞNG PHÒNG. PHÓ BÍ THƯ. ( Đã ký và đóng dấu). ( Đã ký và đóng dấu). Nguyễn Minh Sơn. Nguyễn Thanh Thương. PHÒNG VĂN HOÁ- THÔNG TIN. HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM. TRƯỞNG PHÒNG. CHỦ TỊCH. ( Đã ký và đóng dấu). ( Đã ký và đóng dấu). Phan Diệp. Nguyễn Thị Thúy HỘI KHUYẾN HỌC CHỦ TỊCH ( Đã ký và đóng dấu) Tạ Đình Hồng.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Nơi nhận: - Như trên ( thực hiện); - Huyện uỷ(để b/c); - Sở GD&ĐT ( để b/c); - Tỉnh đoàn Quảng Ngãi ( để b/c); - Sở VHTTDLTT ( để B/c); - Hội LHPNVN tỉnh ( để b/c); - Hội khuyến học tỉnh ( để b/c); - Huyện uỷ ( để ba/c); - Ban Tuyên giáo huyện uỷ (để b/c); - Thường trực HĐND huyện (để b/c); - UBND huyện (để b/c); - Phòng Tài chính- Kế hoạch (để b/c); - Lưu: VT- PGD&ĐT..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> UBND HUYỆN BÌNH SƠN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------------------------------------------------Số : 411 / KH- PGD&ĐT Bình Sơn, ngày 08 tháng 9 năm 2012.. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” NĂM HỌC 2012-2013 ------------------------- Căn cứ Kế hoạch số 7575/KHLN/BGDĐT – BVHTTDL – TƯĐTN ngày 19/8/2008 về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; - Căn cứ Chương trình phối hợp số 250/CTr/BGDĐT-HLHPNVN -HKHVN ngày 22/4/2009 về việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2009-2013 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam; - Căn cứ Chỉ thị số 2737/CT-BGD&ĐT ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm 2012-2013 - Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Văn hóa- Thông tin, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam huyện và Hội Khuyến học huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo lên kế hoạch triển khai, thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm 2012-2013 trong phạm vi, trách nhiệm phối hợp cụ thể như sau: Thời gian Tháng 9. Nội dung thực hiện. Phạm vi, đối tượng thực hiện. - Triển khai các văn bản hướng dẫn của các -Đến các trường thuộc 3 cấp cấp về phong trào thi đua. học MN, TH, THCS. - Tổ chức phát động phong trào thi đua và - GVCN đăng ký với nhà đăng ký thực hiện phong trào. trường. - HS đăng ký với GVCN lớp. - Tổ chức tốt phần “ Lễ” trong ngày khai Nhà trường phối hợp với Đoàn giảng năm học 2012-2013, đồng thời phối TNCSHCM. hợp cùng Đoàn TNCSHCM tổ chức tốt phần “ Hội” trong ngày khai trường, - Tổ chức tuần lễ hoạt động ngoại khóa - Thực hiện tháng khuyến học vận động , hỗ. Ghi chú.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> trợ HS có hoàn cảnh khó khăn ra lớp.. - Các trường phối hợp với các ban ngành tại địa phương.. - GVCN đăng ký với nhà - Đăng ký thực hiện tháng ATGT và phòng trường. chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường. - HS đăng ký với GVCN lớp. - Tổ chức thực hiện tháng khuyến học. Tháng 10. - Hội khuyến học phối hợp cùng nhà trường. - Tổ chức tập huấn 5 nội dung của phong - Chuyên môn, GVTPTđội, tổ trào. khối trưởng. - Cùng các ban, ngành chức năng đầu tư xây - THCS Bình Thuận, THCS dựng cơ sở vật chất cho các đơn vị Bình Đông Tiểu học Bình Thanh Tây, số 2 Bình Hải, Mầm non 24/3.... Tháng 11. - Tổ chức Hội thi các trò chơi dân gian và - Các trường THCS, Tiểu học các bài hát mang làn điệu dân ca tại địa và Mầm non trong huyện. phương. - Tổ chức thi vẽ tranh về môi trường đối với HS cấp Tiểu học, vẽ tranh phòng chống các tệ nạn xã hội đối với cấp THCS. - Tổ chức các hoạt động hướng đến kỉ niệm - Các cấp học trong huyện. 30 năm Ngày NGVN.. Tháng12 - Tổ chức ngoại khóa về truyền thống Quân - Mời Hội cựu chiến binh sinh đội nhân dân Việt Nam 22/12.. hoạt cùng nhà trường.. - Tổ chức các hoạt động TDTT trong HS - Tổ chức thăm, chăm sóc các di tích Lịch sử, - Các đơn vị được phân công Nghĩa trang Liệt sĩ địa phương. chăm sóc.. Tháng 01. - Các đơn vị tổ chức tự kiểm tra, đánh giá kết - Đơn vị tự kiểm tra quả thực hiện phong trào trong học kỳ I. đồng thời báo cáo đầy đủ về PGD&ĐT. Tháng 02. - Chăm sóc làm sạch đẹp NTLS, Di tích Lịch - Các đơn vị được phân công sử, Di tích Văn hóa. chăm sóc. - Tiếp tục theo dõi, giúp đở học sinh có hoàn - Nhà trường phối hợp với các cảnh khó khăn, có nguy cơ bỏ học giữa Ban ngành dưới sự chỉ đạo của chừng, nhất là thời gian sau tết Nguyên đán. chính quyền địa phương.. Tháng 3+4. - PGD&ĐT phúc tra việc tự đánh giá của các PGD&ĐT đơn vị. - Tổ chức thi hát dân ca, thi các trò chơi dân gian cấp huyện. Tháng 5/2013. - Tổng kết phong trào năm học, đồng thời Tổng kết 5 năm thực hiện phong trào..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> DANH SÁCH PHÂN CÔNG CÁC ĐƠN VỊ NHẬN CHĂM SÓC, BẢO VỆ DI TÍCH ( Kèm heo Công văn số 51/VHTT ngày 15 tháng 6 năm 2012 của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bình Sơn). TT. DI TÍCH. ĐƠN VỊ NHẬN CHĂM SÓC. 1. Mộ Ông Lấp Biển-Bình Dương. Trường THCS Bình Dương. 2. Chiến thắng Vạn Tường. Trường THCS Bình Hải. 3. Mộ và NHà thờ cụ Lê Ngung. Trường THCS Bình Thanh. 4. Mộ Trần Kỳ Phong. Trường THCS Bình Long. Nhà thờ cụ Trần Kỳ Phong. Trường THPT Trần Kỳ Phong. 5. Chứng tích vụ thảm sát Bình Hòa. Trường THCS Bình Hòa. 6. Địa đạo Đám Toái- Bình Châu. Trường PTTH Vạn Tường. 7. Di tích Cư trú Bình Châu. Trường THCS Bình Châu. 8. Mộ táng Bình Châu. Trường THCS Bình Châu. 9. Chiến thắng Truông Ba Gò. Trường THCS Bình Hiệp. 10. Căn cứ Tuyền Tung- Bình An. Trường THCS Bình An. 11. Lò nấu Quặng- Bình Khương. Trường THCS Bình Khương. 12. Mộ và Nhà thờ cụ Nguyễn Tự Tân. Trường THCS Nguyễn Tự Tân. 13. Chiến thắng Gò Sỏi- Bình Trung. Trường THCS Bình Trung. 14. Chiến thắng Bến Lăng- Bình Đông. Trường THCS Bình Đông. 15. Mộ và Nhà thờ cụ Võ Thị Đệ. Trường THCS Bình Tân. 16. Căn cứ huyện Đông Sơn. UBND xã Bình Tân.

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

×