Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Tìm hiểu chức năng nhiệm vụ và vai trò của cán bộ hội phụ nữ xã cổ lũng huyện phú lương tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

GIÀNG A NẮNG
Tên đề tài:
TÌM HIỂU CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ VAI TRỊ CỦA CÁN BỘ HỘI
PHỤ NỮ XÃ CỔ LŨNG, HUYỆN PHÚ LƢƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng ứng dụng

Chuyên ngành

: Phát triển Nơng thơn

Khoa

: Kinh Tế & PTNT

Khóa học

: 2013 - 2017



Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

GIÀNG A NẮNG
Tên đề tài:
TÌM HIỂU CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ VAI TRỊ CỦA CÁN BỘ HỘI
PHỤ NỮ XÃ CỔ LŨNG, HUYỆN PHÚ LƢƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài : Hƣớng ứng dụng
Chuyên ngành

: Phát triển Nơng thơn

Khoa

: Kinh Tế & PTNT

Khóa học


: 2013 - 2017

Giảng viên hƣớng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Châu

Cán bộ cơ sở hƣớng dẫn : Nguyễn Thị Tâm

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Sau những năm học tập tại Khoa Kinh tế & PTNT - Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, được sự đồng ý của Khoa Kinh tế & PTNT và được
sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo cùng toàn thể tất cả các bạn sinh viên
cùng lớp, trường, tôi tiến hành thực tập tại UBND xã Cổ Lũng, huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Trong triển khai làm đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ
tận tình của các thầy cơ giáo, những người đã truyền đạt cho tơi những kiến
thức bổ ích trong suốt bốn năm học tập tại trường và tạo mọi điều kiện giúp
đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn này. Đặc biệt tơi xin được bày tỏ
lịng biết ơn sâu sắc nhất đến Cô giáo Th.s Nguyễn Thị Châu, người đã trực
tiếp, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, tơi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo UBND xã Cổ
Lũng, cùng các ban ngành, đoàn thể tại UBND xã đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong q trình thực tập tại UBND xã Cổ
Lũng. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới chị Nguyễn Thị Tâm

chủ tịch Hội phụ nữ xã đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình
thực tập làm quen với cơng việc thực tế.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất tới quý thầy, cô dồi
dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các cơ,
chú, anh, chị trong UBND xã Cổ Lũng luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều
thành công tốt đẹp trong công việc.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

GIÀNG A NẮNG


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. 1: Các nguồn thông tin thứ cấp ............................................................ 5
Bảng 3. 1. Tình hình sử dụng đất xã Cổ Lũng năm 2016 ...............................30
Bảng 3. 2. Kết quả sản xuất kinh tế của địa phương qua 3 năm (2014-2016) 33
Bảng 3. 3: Tình hình dân số và lao động xã Cổ Lũng năm 2014-2016 .......... 37
Bảng 3. 4. Tình hình CSHT xã Cổ Lũng năm 2016 ....................................... 42
Bảng 3. 5: Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao kiến thức mọi mặt cho
phụ nữ năm 2014 - 2016 ................................................................................. 57
Bảng 3. 6: Tổng hợp kết quả hoạt động tín chấp vốn vay NHCSXH xã ........ 60
Bảng 3. 7: Tổng hợp kết quả giải ngân vốn vay NHCSXH xã Cổ Lũng năm
2016 ................................................................................................................. 60
Bảng 3. 8: Tổng hợp kết quả thu hồi vốn năm 2016 ....................................... 61
Bảng 3. 9: Kết quả hoạt động dạy nghề tạo việc làm năm 2014 - 2016 ......... 62
Bảng 3. 10. Số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức của UBND xã Cổ Lũng . 73


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 3. 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hội LHPN xã............................................... 68
Hình 3. 2. Bộ máy lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ xã Phân công trách nhiệm
của các uỷ viên Ban chấp hành ....................................................................... 70
Hình 3. 3. Sơ đồ bộ máy tổ chức cấp xã ......................................................... 74


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
ATGT

: An toàn giao thông

BCH

: Ban chấp hành

BTXH

: Bảo trợ xã hội

CNH - HĐH

: Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

CS - PL

: Chính sách - pháp luật


CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

DS - KHHGĐ

: Dân số - kế hoạch hóa gia đình

GCN - QSDĐ

: Giấy chứng nhận - quyền sử dụng đất

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KH

: Kế hoạch

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

LHPN VN

: Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

NHCSXH


: Ngân hàng chính sách xã hội

PC

: Phòng chống

PN

: Phụ nữ

TBXH

: Thương binh xã hội

TNXH

: Tệ nạn xã hội

UBMTTQ

: Ủy ban mặt trận tổ quốc

UBND

: Ủy ban nhân dân

VHXH

: Văn hóa xã hội


VSATTP

: Vệ sinh an toàn thực phẩ

TDTT

: Thể du ̣c thể thao


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ............................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1.Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập .................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện .......................................................... 4
1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 4
1.3.2. Phương pháp thực hiện............................................................................ 5
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 6
Phần 2: TỔNG QUAN .................................................................................... 7
2.1. Về cơ sở lý luận.......................................................................................... 7
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập ................................. 7
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tậ ............................ 13

2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 14
2.2.1. Sự hình thành và vai trị của HPN trong sự nghiệp cách mạng xây dựng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam .......................................................................... 14
2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương ............................................... 17
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho địa phương ................................................... 24
Phần 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP .................................................................. 25
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ...................................................................... 25
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 25
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 31
3.1.3. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 42


v

3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của xã .................................................... 43
3.1.5. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ............ 45
3.2. Kết quả thực tập ....................................................................................... 46
3.2.1. Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập 46
3.2.2. Những hoạt động chủ yếu của cán bộ Hội phụ nữ xã ........................... 57
3.2.3. Tóm tắt kết quả thực tập........................................................................ 64
3.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................... 79
3.2.4. Đề xuất giải pháp .................................................................................. 81
Phần 4: KẾT LUẬN ...................................................................................... 83
4.1. Kết luận .................................................................................................... 83
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 86
II. Tài liệu Internet .......................................................................................... 87



1
Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Phụ nữ có vai trị quan trọng đội ngũ đông đảo những người lao động
trong xã hội. Bằng lao động sáng tạo của mình, họ đã góp phần làm giàu cho
xã hội, làm phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ ln thể hiện vai trị của
mình trong các lĩnh vực cuộc sống xã hội, cụ thể là trong lĩnh vực hoạt động
vật chất, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống
con người. Không chỉ sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra
con người để duy trì và phát triển xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần,
phụ nữ có vai trị sáng tạo nền văn hóa nhân loại. Nền văn hóa dân gian của
bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức của
đơng đảo phụ nữ.
Ở Việt Nam, phụ nữ chiêm 50% dân số cả nước, họ tham gia vào tất cả
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phịng và càng
ngày càng thể hiện vị trí và vai trị của mình trong xã hội. Trong suốt chặng
đường đấu tranh dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước, lịch sử Việt Nam
đã ghi nhận những cống hiến to lớn của phụ nữ. Trong công cuộc đổi mới đất
nước của Đảng, họ ln giữ gìn, phát huy và nêu cao tinh thần yêu nướ, đoàn
kết, năng động, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn để vươn lên trong học tập,
lao động, phấn đấu đạt những thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực.
Khi đất nước giành được độc lập, Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan
tâm phát huy vai trò của Hội LHPN trong xã hội, cả nước chung tay xây
dựng, dưới ánh sáng của Đảng, Hội LHPN VN cùng các tổ chức Hội phụ nữ
trên mọi miền Tổ quốc cũng hịa chung vào cơng cuộc vĩ đại đó và đã đạt
được những thành tích to lớn và một trong số đó phải nhắc đến là việc đưa
nước ta trở thành cường quốc trong việc xuất khẩu gạo trên thế giới.


2

Khi đất nước tiến hành công cuộc CNH - HĐH đất nước phấn đấu đến
năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp, Hội LHPN VN với chức
năng và nhiệm vụ của mình đã giúp Đảng và Nhà nước giải quyết các vấn đề
xã hội. Ở các đô thị lớn, Hội tạo điều kiện cho các chị em có khả năng kinh
doanh phát huy hết khả năng của mình, động viên, biểu dương để chị em đóng
góp tài năng của mình cho đất nước. Bằng các hoạt động thiết thực của tổ
chức Hội phụ nữ đã đem lại hàng nghìn cơng ăn việc làm cho các chị em phụ
nữ, hàng trăm hộ gia đình thốt nghèo góp phần quan trọng trong việc phát
triển kinh tế xã hội nông thôn, đổi mới đất nước.
Xã Cổ Lũng là một xã vùng trung du miền núi nằm trên quốc lộ 3 ở
phía Nam của huyện Phú Lương, trung tâm xã nằm cách trung tâm huyện
11km về phía nam, cách trung tâm thành phố Thái Ngun 10km về phía Tây
Bắc. Tồn xã có 18 xóm gồm 4 dân tộc anh em cùng chung sống (Kinh, Tày,
Nùng, Sán dìu). Xã có 2.491 hộ gia đình và 9.476 nhân khẩu với tổng diện
tích đất tự nhiên là 1.696,92 ha. Giao thông đi lại thuận lợi, địa hình bằng
phẳng. Bên cạnh những thuận lợi trên đã phát sinh nhiều bất cập qua nhiều
năm xây dựng và phát triển, các nhân tố mới hình thành phát triển thiếu sự
điều chỉnh phù hợp với giai đoạn CNH - HĐH nơng nghiệp nơng thơn. Các
cơng trình hạ tầng kỹ thuật, cơ sở kinh tế đến các cơng trình văn hóa, phúc lợi
cơng cộng trong q trình xây dựng đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, phát triển
không đồng bộ dẫn đến hiệu quả cơng trình khơng cao; bộ mặt kiến trúc, cảnh
quan nông thôn chưa thật khang trang; môi trường sunh thái cịn bị ơ nhiễm.
Hội LHPN xã Cổ Lũng đã được thành lập từ lâu. Trong suốt thời gian
hoạt động kể từ khi được thành lập Hội phụ nữ xã đã trở thành cơ quan ngôn
luận của chị em phụ nữ xã, tham gia tích cực vào các hoạt động xây dựng
phát triển kinh tế xã hội nông thôn trên tồn xã. Bên cạnh những thành cơng
nhất định Hội phụ nữ còn tồn tại những hạn chế vướng mắc, nhiều câu hỏi
được đặt cho bản thân tôi như: Cán bộ Hội phụ nữ thường làm những cơng
việc gì?, có vai trị như thế nào?, có chức năng, nhiệm vụ gì?, giải pháp nhằm
tháo gỡ những khó khăn trong q trình nâng cao năng lực cho Hội phụ nữ?.



3
Để trả lời cho những câu hỏi trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu
chức năng, nhiệm vụ và vai trò của cán bộ Hội phụ nữ xã Cổ Lũng, huyện
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu được vị trí vai trị, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ Hội phụ
nữ xã, tại Xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên làm căn cứ đề
xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác của cán bộ Hội phụ nữ xã.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.2.1. Về chun mơn
- Hệ thống hóa được các cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến Hội
phụ nữ xã.
- Hồn thành tốt các cơng việc được giao tại cơ sở thực tập.
- Phân tích và đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển
nơng thơn tại xã.
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng góp của Hội phụ
nữ trong phát triển kinh tế hộ nông thôn.
- Biết lồng ghép và gắn kết giữa lý thuyết và thực hành từ nhà trường
về cơ sởthực tập, tạo điều kiện cọ sát với những công việc thực tế về lý thuyết
tôi đã được các thầy cô trang bị trong nhà trường.
- Nâng cao khả năng tư duy sáng tạo, chủ động trong công việc ứng
dụng những kiến thức đã học vào thực tế tại cơ sở thực tập.
- Chuẩn bị tốt kiến thức chuyên ngành và hành trang để tôi áp dụng vào
thực tế trong tương lai.
- Học hỏi để nâng cao khả năng chuyên môn, tác phong làm việc độc
lập, tinh thần trách nhiệm, tự chủ giải quyết các vấn đề có khoa học trong học
tập cũng như cơng tác sau này.

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong
phát triển kinh tế nông thôn miền núi trên địa bàn xã.


4
1.2.2.2. Về thái độ
- Nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ hay cơng việc được giao, hịa
đồng với mọi người xung quanh.
- Ln có thái độ lễ phép với các ban ngành, đoàn thể và lãnh đạo của
Ủy ban
- Biết được thái độ của cán bộ Hội phụ nữ đối với các đồng nghiệp,
lãnh đạo Ủy ban
- Tuân thủ đúng nội quy khi làm việc tại xã.
- Thái độ của cán bộ phụ nữ khi tiếp xúc với người dân
- Luôn lắng nghe và học hỏi từ các cán bộ Ủy ban.
- Chấp hành nghiêm các nội quy,quy định của Ủy ban đề ra
1.2.2.3. Về kỹ năng sống và kỹ năng làm việc
- Ln phải hồn thành cơng việc được giao một cách nhanh và đạt
hiệu quả cao
- Tận dụng được hết các cơ hội nếu có, chịu khó chú tâm trong cơng việc.
- Giao tiếp tích cực, chân thành trong ứng xử và trong công việc được giao.
- Sẵn sàng tham gia cáccông việc của Ủy ban giao để biết thêm nhiều
thơng tin về tình hình hoạt động và phát triển sản xuất trên địa bàn.
- Thực hiện phương châm vừa học hỏi, lắng nghe, chia sẻ, cầu thị để
nâng cao hiệu quả tại cơ sở thực tập và công việc trong tương lai.
- Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phản
ánh tâm tư nguyện vọng, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng ứng xử hiệu quả trong
công việc.
1.3. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập

- Đánh giá tiềm năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Cổ Lũng
- Tìm hiểu bộ máy, tổ chức, quản lý của xã và môi trường làm việc của
các cán bộ cơng chức, viên chức xã. Bên cạnh đó tìm hiểu sâu về vai trị, chức
năng, nhiệm vụ của cán bộ Hội phụ nữ xã.


5
- Tham gia đầy đủ tất cả các công việc tại cơ sở thực tập theo sự giao
việc của cán bộ hướng dẫn thực tập.
- Tham gia các hoạt động xã hội do UBND xã tổ chức trong thời gian
thực tập.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của chủ tịch Hội phụ nữ, từ đó
đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực hoạt động cho chủ tịch Hội phụ nữ xã.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Trong đề tài sử dụng số liệu đã công bố của các cơ quan thống kê, các
sách báo tài liệu, internet, cập nhật các báo cáo tổng kết, các tài liệu liên quan
về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa, mơi trường của các phòng ban
trong UBND xã.
Bảng 1. 1: Các nguồn thông tin thứ cấp

STT

Loại thông tin

Nguồn thu thập

1

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, Phòng thồng kê xã Cổ Lũng

tình hình dân số lao động của xã.

2

Các hoạt động của Hội phụ nữ

3

Kết quả hoạt động của Hội phụ nữ Hội LHPN xã
trong nhiệm kỳ 2016-2021

4

Thông tin về sự ra đời của Hội LHPN Báo cáo Hội phụ nữ ngày
VN
8/3/2017

5

Vai trò của Hội phụ nữ qua các thời kỳ Dự thảo điều lệ Hội Liên hiệp
và quá trình hoạt động của Hội LHPN phụ nữ Việt Nam ( sửa đổi, bổ
VN
sung)

Hội LHPN xã

* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin về
cán bộ xã như: thông tin về họ tên, chức vụ, công việc, chức năng, quyền hạn.
- Các thông tin sẽ được thu thập và tổng hợp qua phỏng vấn trực tiếp.

- Sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp tình hình sản xuất tại địa phương.


6
- Phương pháp phân tích thơng tin
- Phương pháp phân tích SWOT: Phân tích SWOT được viết tắt với 4 chữ:
+ Strenghts (Điểm mạnh)
+ Weaknesses (Điểm yếu)
+ Opportunities (Cơ hội)
+ Threat (Thách thức)
Phân tích SWOT là dựa trên những thuận lợi và khó khăn trong cơng việc
của Chủ tịch Hội phụ nữ để từ đó nắm được cơ hội phát triển và các mặt hạn chế
trong công tác, phát huy được lợi thế đã có và khắc phục những điểm yếu, hạn chế.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 20/01/2017 đến ngày 20/05/2017.
- Địa điểm: Tại UBND xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên.


7
Phần 2:TỔNG QUAN
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
Khái niệm phụ nữ
Phụ nữ là lực lượng tham gia tích cực vào hoạt động phát triển đất
nước. Với tư cách là một nửa dân số, phụ nữ đã góp phần lớn vào sự nghiệp
phát triển chung của nhân loại. Do đó vấn đề phát triển phụ nữ bao giờ cũng
gắn liền sự phát triển của một quốc gia, muốn phát triển lực lượng phụ nữ
phải vận động phụ nữ vào tổ chức để tạo thành khối sức mạnh nhất là phụ nữ
ở vùng nông thôn.

Khái niệm Hội Liên hiệp phụ nữ xã
Hội Liên hiệp phụ nữ xã là nền tảng của tổ chức Hội, được thành lập theo đơn
vị xã. Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã thay mặt Ban chấp hành, Ban thường
vụ chỉ đạo, giải quyết các công việc thường xuyên của cơ quan, triển khai
Nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp và Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội
địa phương.
Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội trong hệ
thống chính trị, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các
tầng lớp phụ nữ Việt Nam; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng
giới
Đại hội (Đại biểu) phụ nữ xã là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Liên hiệp
phụ nữ xã. Đại hội tổ chức 5 năm một lần. Đại hội bầu ra Ban chấp hành, Ban
chấp hành họp phiên đầu tiên bầu ta Ban thường vụ, Chủ tịch và các phó chủ
tịch.
Khái niệm về cán bộ
Khoản 1, Điều 4, Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 quy định:
“Cán bộ là công dânViệt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực


8
thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biênchế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.”
- Từ định nghĩa trên, có thể thấy đặc điểm của một Cán bộ sẽ bao gồm:
- Thứ nhất, phải là công dân Việt Nam.
- Thứ hai, về chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm:
- Cán bộ phải là người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ trong Cơ quan, Tổ chức, Đơn vị thuộc cấp Trung

ương, cấp Tỉnh, cấp Huyện.
- Cán bộ phải có đủ tư cách đạo đức, phẩm chất chính trị, trình độ
chun mơn phù hợp với chức danh, chức vụ được bầu cử, phê chuẩn, bổ
nhiệm. Các vấn đề liên quan tới bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm cán bộ được quy
định cụ thể ở chương III - Luật Cán bộ, Công chức năm 2008. Khoản 2 Điều
21 Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 quy định: “Cơ quan có thẩm quyền của
Đảng Cộng sản Việt Nam căn cứ vào điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam,
của tổ chức chính trị - xã hội và quy định của Luật này quy định cụ thể chức
vụ, chức danh cán bộ làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
tổ chức chính trị - xã hội.
Chức vụ, chức danh cán bộ làm việc trong cơ quan nhà nước được xác
định theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật
tổ chức Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật kiểm toán nhà nước và các quy
định khác của pháp luật có liên quan.
Thứ ba, về nơi làm việc:
Cán bộ là những người hoạt động trong các cơ quan của Đảng, Nhà
nước, Tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở Tỉnh, Thành phố trực thuộc
Trung ương, ở Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố trực thuộc Tỉnh.
Thứ tư, về thời gian công tác:


9
- Cán bộ đảm nhiệm công tác từ khi được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm
cho tới khi hết nhiệm kì hoặc xin thơi việc, từ chức hay bị bãi nhiệm (Điều
30 Luật Cán bộ, Công chức năm 2008). Chấm dứt đảm nhiệm chức vụ khi
đến tuổi nghỉ hưu: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi (Quy định tại điểm a Khoản
1 Điều 73 - Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014). Trong trường hợp đặc biệt, đối
với cán bộ giữ chức vụ từ Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên có thể được
kéo dài thời gian cơng tác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền (Khoản 3

Điều 31 Luật Cán bộ, công chức năm 2008)
Thứ năm, về chế độ lao động: Cán bộ được biên chế và hưởng lương từ ngân
sách Nhà nước.
Khái niệm về công chức:
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008 quy định:
Công chức:Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, cơng nhân quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lậpcủa Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp
công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công
chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương
được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của
pháp luật”[4].
TheoKhoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định:
Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức
danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.


10
Từ khái niệm trên, ta thấy cán bộ công chức là những người có những
đặc điểm sau:
+ Tính chất cơng việc của công chức
Công chức là người làm việc thường xuyên trong các cơ quan nhà
nước, tổ chức xã hội nhất định và có tính chun mơn nghiệp vụ rõ rệt.
Tính thường xuyên thể hiện ở việc tuyển dụng là không giới hạn về

thời gian. Khi đã được tuyển dụng vào một ngạch, chức danh, chức vụ thì một
người là công chức sẽ làm việc thường xuyên, liên tục, không gián đoạn về mặt
thời gian.
Tính chun mơn nghiệp vụ được thể hiện là công chức được xếp vào
một ngạch. Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chun
mơn, nghiệp vụ của cơng chức. Ngạch công chức bao gồm: chuyên viên cao
cấp và tương đương; chuyên viên chính và tương đương; chuyên viên và
tương đương; cán sự và tương đương; nhân viên. Như vậy, công chức là
chuyên viên cao cấp và tương đương có thứ bậc về năng lực, trình độ chun
mơn nghiệp vụ là cao nhất, thứ bậc đó giảm dần cho đến nhân viên.
+ Con đường hình thành cơng chức
Có hai con đường hình thành cơng chức là thơng qua tuyển dụng và
bổ nhiệm.
Việc tuyển dụng công chức do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến
hành căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế được
giao. Cơ quan thực hiện việc tuyển dụng công chức bao gồm những cơ quan
được quy định tại Điều 39 Luật cán bộ, cơng chức. Đó là: Tịa án nhân dân tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm tốn nhà nước; Văn phịng Quốc
hội, Văn phịng Chủ tịch nước; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính
phủ; UBND cấp tỉnh; Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính
trị - xã hội. Các cơ quan này đều tiến hành tuyển dụng công chức trong cơ
quan, đơn vị thuộc quyền quản lý. Ví dụ: UBND cấp tỉnh tiến hành tuyển


11
dụng cơng chức trong các Văn phịng UBND, các sở, các đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND .
Người được tuyển dụng phải là người đáp ứng đầy đủ các điều kiện
theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ, công chức và không phải
những người được quy định tại Khoản 2 Điều 36. Khi đáp ứng đầy đủ các

điều kiện người được tuyển dụng phải trải qua kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển
theo quy định của pháp luật. Thi tuyển là một phương thức tuyển dụng công
chức, trong đó, hình thức, nội dung thi tuyển phải phù hợp với ngành, nghề,
bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trìnhđộ và năng lực đáp
ứng u cầu tuyển dụng. Bên cạnh đó, đối với những người thỏa mãn các điều
kiện tuyển dụng và cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi,
biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thơng qua xét tuyển.
Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự
theo quy định của Chính phủ. Hết thời gian tập sự, người đứng đầu cơ quan,
tổ chức, đơn vị sử dụng công chức đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả
cơng việc của người đó; nếu đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền quản lý cơng chức quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch.
Bên cạnh việc bổ nhiệm vào một ngạch sau khi người được tuyển dụng
hoàn thành chế độ tập sự thì bổ nhiệm cịn là một con đường trực tiếp hình
thành cơng chức. Đó là việc cơng chức được bổ nhiệm để giữ một chức vụ
lãnh đạo, quản lý. Việc bổ nhiệm công chức giữ một chức vụ lãnh đạo, quản
lý phải căn cứ vào nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; tiêu
chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục
bổ nhiệm cơng chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định của pháp
luật và của cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ: chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm
quyền bổ nhiệm giám đốc sở.


12
Như vậy, con đường hình thành cơng chức là tuyển dụng và bổ nhiệm,
trong đó, tuyển dụng là con đường đặc thù.
- Nhiệm kỳ: Là thời gian có tính chất chu kỳ trong đó người được bầu thực
hiện một nhiệm vụ vì lợi ích chung. Một nhiệm kỳ thường kéo dài 5 năm [4]
- Bổ nhiệm: Là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức

vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật [4]
- Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử
hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn
nhất địnhđể tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm
vụ[4]
Khái niệm viên chức
Theo Luật số 58/2010/QH12 của Quốc hội quy định Luật viên chức tại
chương I, Điều 2.
Viên chức: Là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm,
làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng
lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [6]
Các khái niệm khác:
Hội đồng nhân dân cấp xã: Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do
nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và
cơ quan nhà nước cấp trên [3]
- HDND quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy
tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế
- xã hội, củng cố quốc phịng, an ninh khơng ngừng cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của
địa phương đối với cả nước.
- HDND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực
HDND, UBND, Tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;


13
giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám
sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.
Ủy ban nhân dân cấp xã: Do Hội đồng nhân dân cấp xã bầu là cơ

quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà
nước cấp trên [3]
- UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiếm pháp, luật, các văn bản của
cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cingf cấp
nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội,
củng cố quốc phòng, an ninh, và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tậ
- Luật cán bộ công chức năm 2008:
+ Chương 5 Điều 61: Chức vụ chức danh của cán bộ công chức cấp xã.
+ Chương 5 Điều 62: Nghĩa vụ, quyền hạn của cán bộ công chức cấp xã.
+ Chương 1 Điều 4: Cán bộ công chức.
+ Nghị định 92/2009 NĐ-CP ngày 22/10/2009 của chính phủ về chức
danh số lượng, chế độ chính sách đối với cán bộ cơng chức xã.
- Kế hoạch số 152/KH-BTV ngày 07/03/2016 của ban thường vụ Hội
LHPN tỉnh về việc tổ chức cuộc thi viết “Tìm hiểu lịch sử phong trào phụ nữ
ỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1930-2015”.
- Quyết định số: 76/QĐ-BTV, ngày 05/05/2016 của BTV Hội LHPN
huyện Phú Lương, về việc công nhận UV BCH Hội LHPN xã Cổ Lũng khóa
XVII, nhiệm kỳ 2016-20121;
- Nghị quyết số: 01/2008 Nghị quyết liên tịch giữa Công an- Hội LHPN
về “Quản lý, giáo dục con em trong gia đình khơng phạm tội và tệ nạn xã hội”
(giai đoạn 2008-2012).


14
- Nghị quyết số: 11-NQ/TW, ngày 27/04/2007 của Bộ chính trị về
“Công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước”.
- Cơng văn số: 54/CV-HPN ngày 18/08/2016 và công văn số: 63/CVHPN, ngày 29/08/2016 của BTV Hội LHPN thành phố.

- Quyết định số: 217-QĐ/TW, Quyết định số: 218-QĐ/TW của Bộ
chính trị (khóa XI) về “Quy chế giám sát và Phạm biện xã hội của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị xã hội” và “Quy định về việc Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị xã hội và nhân dân tham gia
góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Sự hình thành và vai trò của HPN trong sự nghiệp cách mạng xây
dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông
nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ
Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta ln
ln bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ
Việt Nam có bản sắc phong cách riêng: Họ là những chiến sĩ chống ngoại
xâm kiên cường dũng cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là
người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và
tinh hoa văn hố dân tộc; là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã
sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.
Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là lớp người bị áp bức, bóc
lột, chịu nhiều bất cơng nhất nên ln có u cầu được giải phóng và sẵn sàng
đi theo cách mạng. Ngay từ những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ đã tham gia
đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đơng Du, cịn
có nhiều phụ nữ nổi tiếng tham gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng


15
sản Việt Nam như: Hồng Thị Ái, Thái Thị Bơi, Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị
Minh Khai...
Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút
đơng đảo tầng lớp phụ nữ như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương
tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ.

Năm 1927 nhóm các chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng,
Nguyễn Thị Thủy là ba chị em ở làng Phật Tích (Bắc Ninh) tham gia Thanh
niên Cách mạng đồng chí Hội, các chị tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề
đăng ten và học chữ.
Nhóm chị Thái Thị Bơi có các chị Lê Trung Lương, Nguyễn Thị Hồng,
Huỳnh Thuyên tham gia sinh hoạt ở trường nữ học Đồng Khánh.
Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc,
Nguyễn Thị An tham gia sinh hoạt hội đỏ của Tân Việt. Nhóm này liên hệ
với chị Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập tờ Phụ nữ Giải phóng
ở Vinh.
Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An, Hà Tĩnh có
12.946 chị tham gia phụ nữ giải phóng, cùng nhân dân đấu tranh thành lập
chính quyền Xơ Viết ở trên 300 xã. Ngày 1/5/1930, đồng chí Nguyễn Thị
Thập đã tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh của hơn 4.000 nông dân ở hai
huyện Châu Thành, Mỹ Tho trong đó có hàng ngàn phụ nữ tham gia.
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu
tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực
lượng quan trọng của Cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng
phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ
Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đồn thể Cách mạng (cơng hội, nơng
hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ
tham gia Cách mạng.


16
Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở ra một con đường cách
mạng đúng đắn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng phụ nữ. Hội
nghị Trung ương Đảng tháng 10 năm 1930 đã thông qua một nghị quyết riêng
về công tác vận động phụ nữ: "Ngồi những cách bóc lột như nhiều giờ làm,
ít tiền lương, họ lại bị phong tục bó buộc, bị coi là hạng người tôi mọi, rất đê

tiện trong xã hội, khơng có một chút tự do nào hết". Vì lịng yêu nước và căm
thù đế quốc, phong kiến, phụ nữ Việt Nam nhất định sẽ trở thành lực lượng
cách mạng đông đảo và hùng mạnh. Đảng đã nhận định: "Lực lượng Cách
mạng của phụ nữ là một lực lượng rất trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng
phụ nữ không tham gia vào những cuộc tranh đấu cách mạng thì Cách mạng
không thắng lợi được". Đảng coi công tác vận động phụ nữ là một nhiệm vụ
to lớn và trọng yếu và chủ trương thành lập "Phụ nữ hiệp hội".
Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939), nhiều tổ
chức phụ nữ dân chủ hoạt động công khai và nửa công khai. Ở thành thị, chị
em tổ chức theo từng ngành nghề, đấu tranh đòi địch phải giải quyết những
yêu sách về đời sống, giảm thuế, tăng cường, đối xử bình đẳng...Đơng đảo
phụ nữ đã tham gia vào cuộc mít tinh khổng lồ ngày 1 tháng 5 năm 1938 tại
khu Đấu Xảo Hà Nội.
Tháng 5 năm 1941, Mặt trận Việt Minh được thành lập. Các tổ chức
quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng đều lấy tên "cứu quốc". Tháng 6 năm
đó, HPN Cứu quốc đầu tiên được thành lập ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Các tổ
chức phụ nữ mang tên Giải phóng, Dân chủ, Phản đế đều chuyển sang là Phụ
nữ Cứu quốc. Các cơ sở phụ nữ mọc lên nhanh chóng ở Thái Bình, Hà
Tây, Nam Hà. Ở Bắc Bộ đã thành lập "Ban vận động phụ nữ xứ", ở nhiều tỉnh
đã có "Ban cán sự phụ nữ tỉnh". Riêng Hà Nội, Hội Phụ nữ Cứu quốc phát
triển mạnh ở các huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Đơng Anh và một số nơi trong
thành phố. Từ cao trào Nam Kỳ Khởi Nghĩa, nhiều tổ chức phụ nữ ra đời ở
các tỉnh miền Nam. Đặc biệt là ở Sài Gòn, Cần Thơ, Bến Tre... các hội phụ nữ


17
góp phần tích cực vào việc chuẩn bị cho ngày tổng khởi nghĩa. Tháng 8-1945,
khi thời cơ Cách mạng chín mùi, chị em phu nữ cả nước vùng dậy, cùng tồn
dân cướp chính quyền, xây dựng chế độ cộng hịa dân chủ.
Từ đó, địa vị người phụ nữ Việt Nam đã hoàn toàn khác hẳn. Việc

thành lập Hội LHPN VN (20-10-1930) đã xác nhận vai trị và vị trí của người
Phụ nữ trong xã hội ta. Lần đầu tiên, người phụ nữ Việt Nam được cầm lá
phiếu bầu cử, tham gia các cơng tác chính quyền và xã hội nắm giữ nhiều
trọng trách trong bộ máy Nhà nước và các đoàn thể quần chúng.
Đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chị
em phụ nữ Việt Nam đã góp phần xương máu vào thắng lợi huy hoàng của
dân tộc. Tên tuổi các nữ anh hùng Võ Thị Sáu, Mạc Thị Bưởi, Trần Thị Lý,
Mẹ Suốt, Lê Thị Hồng Gấm và rất nhiều người khác là những biểu tượng cao
đẹp của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng của nhân dân ta. Lịch sử sẽ còn mãi
mãi ghi lại những hình ảnh chói ngời của những "đội qn tóc dài", những nữ
chiến sĩ bất khuất trong tù, những mẹ già đào hầm bảo vệ cán bộ, cất giấu
thương binh, những đội nữ dân quân bắn rơi máy bay phản lực, bắn cháy tàu
chiến của địch, những nữ thanh niên xung phong "sống bám cầu bám đường,
chết kiên cường dũng cảm". Hàng triệu người mẹ, người vợ đã vượt qua mọi hy
sinh gian khổ, động viên chồng con đi chiến đấu, đảm đang việc nước, việc nhà,
vững vàng gan dạ vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Phụ nữ Việt Nam rất tự hào,
xứng đáng với lời khen của Đảng và Nhà nước "Anh hùng, bất khuất, trung hậu,
đảm đang, Phụ nữ Việt Nam dũng cảm, đảm đang chống Mỹ, cứu nước"
2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương
2.2.1.1. Bài học kinh nghiệm từ Chị Nguyễn Thị Thu Vân, Chủ tịch Hội phụ
nữ xã Hịa Xn Tây, huyện Đơng Hòa
Chị Nguyễn Thị Thu Vân là một Chủ tịch Hội LHPN xã năng động,
nhiệt tình, chất phác, mộc mạc.


18
Chị Nguyễn Thị Thu Vân sinh ra và lớn lên ở xã Hòa Xuân Tây, chị
Nguyễn Thị Thu Vân (SN 1976) đã tham gia công tác Hội Phụ nữ từ năm
2006 với vai trị là Phó Chủ tịch và sau đó là Chủ tịch Hội LHPN xã. Chị Vân
cho biết: Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng khi đảm trách mới thấy nó

khơng dễ chút nào, ngược lại cịn địi hỏi phải đầu tư công sức và cả tâm
huyết. Qua 10 năm làm cơng tác Hội, gắn bó với hội viên phụ nữ, thường
xuyên đến thăm hỏi, động viên, tôi nắm bắt được tâm ý từng chị em. Chính vì
thế, trong sinh hoạt chi hội, tôi luôn tạo điều kiện để hội viên chia sẻ buồn
vui, cùng nhau xây dựng tốt cuộc sống gia đình. Qua đó, tơi cũng nhắc nhở
chị em làm tròn nghĩa vụ của người hội viên, thực hiện tốt các chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước.
Những năm qua, chị Vân cũng nhiều lần làm hòa giải viên cho các vụ
mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình hội viên. Những lúc như thế, chị
ln chịu khó lắng nghe, để hội viên nói hết những suy nghĩ, bức xúc của
mình rồi cùng với tổ phụ nữ tìm cách hịa giải và động viên chị em cố gắng
vươn lên trong cuộc sống. Biết được đời sống của các hội viên vẫn cịn nhiều
khó khăn, đa số chị em đều làm nơng nên ít có cơ hội tham gia các hoạt động
giải trí, chị Vân đã mạnh dạn thành lập và duy trì hoạt động các câu lạc bộ
như Mẹ và con, 5 không 3 sạch… Vào các ngày lễ như Quốc tế Phụ nữ (8/3),
Phụ nữ Việt Nam (20/10), chị cùng các thành viên của hội tổ chức chương
trình tọa đàm, văn nghệ để chị em trong xã có điều kiện sinh hoạt, gặp gỡ sau
những giờ lao động vất vả. Chị cũng vận động chị em tích cực tham gia bảo
vệ mơi trường, tập kết rác đúng giờ, đúng nơi quy định, hạn chế việc tự chôn
lấp, đốt rác tại nhà.
Trong phong trào phát triển kinh tế, chị tham mưu cho cấp ủy đảng,
chính quyền tuyên truyền, vận động chị em tích cực chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Với việc
quản lý 22 tổ tiết kiệm và vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, chị Vân


×