Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

dai ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 49 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI THU HOẠCH TÌM HIỂU ĐẤT NƯỚC PHẦN LAN. I, KHÁI QUÁT II, LỊCH SỬ III, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 1, Vị trí địa lý 2, Địa hình 3, Khí hậu 4, Tài nguyên thiên nhiên IV, CHÍNH TRỊ V, KINH TẾ VI, VĂN HÓA – XÃ HỘI.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I, KHÁI QUÁT Phần Lan là một quốc gia Bắc Âu, phía Đông và Đông Nam giáp Nga, phía Bắc giáp Na Uy, phía Tây giáp Thuỵ Điển, phía Nam và Tây Nam là vịnh Phần Lan, biển Baltic và vịnh Bothnia. Có diện tích 338 424 km2, lớn thứ 17 châu Âu và 64 Thế giới nhưng mật độ dân số chỉ vào khoảng 17ng/km2 – thấp nhất châu Âu.. Phần Lan lấy thiên nga làm biểu tượng cho thiên nhiên và Sư tử là biểu tượng của sức mạnh quốc gia.. Phần Lan là một đất nước thanh bình,thiên nhiên hòa nhã, có 4 mùa với khí hậu phong phú, là một địa điểm Du lịch lí tưởng..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Được biết đến với tên gọi “Xứ ngàn hồ” (do có nhiều hồ, 50 000 hồ, trung bình 25 người dân có một cái hồ) và “Vùng đất mặt trời lúc nửa đêm” (hiện tượng “đêm trắng”) Phần Lan còn được biết đến như là quê hương của ông già Tuyết. Đây cũng là quê hương của nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như : Nokia – thương hiệu hàng đầu thế giới về sản xuất điện thoại di động và các sản phẩm viễn thông, sản phẩm nha khoa Xilitol, ….. Quốc kì, quốc huy Quốc kỳ Phần Lan, còn được gọi là Siniristilippu ("cờ chữ thập xanh") xuất hiện lần đầu vào đầu thế kỷ 20. Lá cờ này chính thức được.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> công nhận là quốc kỳ của nước Cộng Hòa Phần Lan vào năm 1918. Chữ thập Bắc Âu trên lá cờ gợi sự liên hệ gần gũi với 4 quốc gia Bắc Âu láng giềng khác là Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Iceland. Những màu sắc trên lá cờ biểu hiện các đặc điểm thiên nhiên của đất nước này. Màu xanh lam tượng trưng cho bầu trời và sông hồ, còn màu trắng tượng trưng cho tuyết và những đêm trắng, một hiện tượng thiên nhiên thường thấy vào mùa hè tại Phần Lan.. Quốc huy hiện nay của nước Cộng hòa Phần Lan là hình ảnh một con sư tử màu vàng trên nền chiếc khiên màu đỏ. Con sư tử đầu đội vương miện và bước đi trên một thanh gươm lưỡi cong, còn chân trước bên phải của con sư tở được thay thế bằng một cánh tay người đang cầm thanh gươm thẳng. Trên chiếc khiên màu đỏ còn có 9 bông hoa hồng bạc. Quốc huy Phần Lan được sáng tác từ năm 1580 và chính thức được công nhận là quốc huy của đất nước từ năm 1978.. II, LỊCH SỬ Khoảng thế kỉ 1, người Phần Lan ở Estonia đến định cư ở các vùng phía Nam và đến khoảng năm 800 thì mở rộng đến vùng Karelia, nơi đã xuất hiện những cư dân khác gốc Phần Lan - Ugri, từ phía Đông đến lập nghiệp. Họ buôn bán lông thú rất phát đạt đến khi bịngười Viking cạnh tranh dần khắp vùng phía Nam. Khoảng năm 1150, Vua Thụy Điển là Erik IX, tiến hành cuộc Thập tự chinh chống lại những người Phần Lan vô thần. Cuộc chinh phục Phần Lan của Thụy Điển bắt đầu từ thế kỷ 12 và kết thúc vào năm 1634. Trong cuộc cải cách tôn giáo ở thế kỷ 18, phần lớn người Phần Lan theo giáo phái của Martin Luther. Nga xâm lược phần lớn lãnh thổ của Phần Lan vào năm 1809. Trong suốt thế kỷ 19, Phần Lan là một đại công quốc do Sa hoàng cai quản. Tình hình trở nên căng thẳng khi Đế quốc Nga muốn củng cố quyền lực chính trị và tăng cường ảnh hưởng văn hoá. Năm 1906, Phần Lan được phép triệu tập viện Duma (quốc hội) riêng, nhưng đến năm 1910 lại bị bãi bỏ. Sau cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, nội chiến nổ ra tại Phần Lan. Năm 1919, Lenin và nhà nước Công nông của Nga đã buộc phải trao quyền độc lập cho Phần Lan. Thể chế cộng hòa độc lập được thành lập và tồn tại cho tới ngày nay. Sau Thế chiến thứ hai, Phần Lan giữ vai trò của một nước độc lập và trung lập. Phần Lan có được phần nào ảnh hưởng do thực hiện nghiêm chỉnh vai trò trung lập của mình, ví dụ vai trò chủ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> nhà của các phiên họp đầu tiên của Tổ chức Hợp tác và An ninh châu Âu. Sau khi Liên Xô sụp đổ (1991), Phần Lan đã nối lại quan hệ gần gũi vốn có với Nga và xin gia nhập Cộng đồng châu Âu. Từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 19, Phần Lan là phần lãnh thổ lớn thuộc Thụy Điển và sau đó là lãnh thổ tự trị của Nga sau năm 1809. Phần Lan hoàn toàn độc lập vào năm 1917. Trong Thế chiến thứ hai, Phần Lan đã bảo vệ được nền độc lập của mình và chống lại sự xâm lược của Liên Xô (Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan) mặc dù bị mất một phần lãnh thổ. Nửa thế kỷ sau đó, người Phần Lan đã có một sự biến đổi lớn từ một nền kinh tế nông-lâm nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp hiện đại đa dạng hoá, thu nhập đầu người tương đương với các nước Tây Âu. Là thành viên của Liên minh châu Âu, Phần Lan là quốc gia Bắc Âu duy nhất tham gia đồng tiền chung Euro bắt đầu từ tháng 1 năm 1999.. Một số mốc quan trọng        . 1155: Người truyền giáo đầu tiên là người Thụy Điển đến Phần Lan. Phần Lan trở thành một phần lãnh địa của Thụy Điển. 1809: Thụy Điển nhượng Phần Lan cho Nga hoàng, Nga hoàng tuyên thệ Phần Lan là nửa tự trị của lãnh địa đại công tước như một quốc vương lập hiến. 1917: Phần Lan tuyên bố độc lập chủ quyền, không còn là vùng tự trị của Nga hoàng vào ngày 6 tháng 12. 1919: Phần Lan thiết lập hiến pháp, trở thành một quốc gia cộng hòa với sự đứng đầu là tổng thống. 1939-1940: Liên Xô tấn công Phần lan, nổ ra cuộc Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan (1940). 1941-1944: Cuộc chiến tranh giữa Phần Lan và Liên Xô tiếp tục trong cuộc chiến Continuation War. Một phần lãnh thổ của Phần Lan phải nhựơng lại cho Liên Xô. 1955: Phần Lan gia nhập Liên hiệp quốc và trở thành thành viên của Bắc Âu năm 1956. 1995: Phần Lan trở thành thành viên của Liên minh Châu Âu..  Chiến tranh Liên Xô – Phần Lan Chiến tranh Liên Xô - Phần Lan, hay Cuộc chiến mùa Đông, là cuộc chiến giữa Liên Xô và Phần Lan trong bối cảnh thời kỳ đầu của Đệ Nhị Thế Chiến, khi quân đội Đức đã tràn vào Áo, Tiệp Khắc, Ba Lan. Liên Xô cũng đã kéo quân tràn vào chiếm phía Đông của Ba Lan, các quốc gia vùng Baltic: Estonia, Latvia và Litva sáp nhập vĩnh viễn vào Liên Xô để đảm bảo chặn đứng các lối vào Liên Xô từ phía Tây, chỉ còn con đường cuối cùng mà họ cần phải kiểm soát, đó là Phần Lan. *Bối cảnh.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Ngày 6 tháng 12 năm 1917, Phần Lan chính thức tuyên bố độc lập, trở thành một nước cộng hòa. Nhưng từ ngày 27 tháng 1 đến 15 tháng 5 năm 1918 đã diễn ra cuộc Nội chiến Phần Lan với chiến thắng của phe Bạch Vệ dẫn tới sự thù địch của nước Nga Xô viết vốn ủng hộ cho phe Đỏ Phần Lan. Năm 1919, trước sự đã rồi, Lenin và nhà nước Công nông của Nga đã tuyên bố trao quyền độc lập cho Phần Lan khi trên thực tế Phần Lan đã hoàn toàn độc lập. - Từ thập niên 1930, Phần Lan đã từ chối tham gia bất kỳ một tổ chức quốc tế nào nhằm bảo đảm cho sự trung lập của mình. - Để đảm bảo an ninh vùng biên giới phía tây và tìm đường thông ra biển, Liên Xô đã đặt ra các yêu cầu đối với Phần Lan như sau: Biên giới Phần Lan trên eo biển Karel phải lui về phía sau trên một cự ly đáng kể để đưa Leningrad ra khỏi tầm đại bác của đối phương (Phần Lan), tức là yêu cầu cắt đất đai của Phần Lan cho Liên Xô với điều kiện Liên Xô nhượng lại một vùng đất lớn hơn cho Phần Lan (nhưng ở vị trí kém quan trọng hơn).  Phần Lan phải nhượng lại một số đảo nhỏ của họ trên Vịnh Phần Lan  Liên Xô được thuê cảng Petsamo, cảng duy nhất không bị đóng băng của Phần Lan ở biển Bắc Cực và cảng Hango trên đường vào vịnh Phần Lan để Nga dùng làm căn cứ hải quân và không quân. . - Phần Lan khước từ tất cả những yêu sách trên vì họ cho rằng với việc Liên Xô kiểm soát các vịnh then chốt, an ninh quốc gia của họ bị đe dọa nghiêm trọng. Đây là một suy nghĩ hợp lý vì Liên Xô từng đề nghị ba nước Estonia, Latvia và Litvanhững yêu cầu tương tự năm 1939 và sau khi Liên Xô đưa quân vào ba nước này thì các chính phủ này đều bị lật đổ và các nước này đều bị sáp nhập vào Liên Xô. - Đàm phán tan vỡ ngày 13 tháng 11, chính phủ Phần Lan bắt đầu tổng động viên. Ngày 28 tháng 11, Ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav Mikhailovich Molotov đơn phương hủy hiệp ước bất khả xâm phạm ký giữa Phần Lan và Liên Xô năm 1932 (có giá trị trong 10 năm) và quân Liên Xô tràn vào Phần Lan với cớ quân Phần Lan "bắn đại bác" sang lãnh thổ Liên Xô. - Ngày 1 tháng 12 năm 1939, tại Terijoki, một chính quyền thân Liên Xô với tên gọi là "Cộng hòa Nhân dân Phần Lan" đã được thành lập nhằm chuẩn bị cho việc tiếp quản Phần Lan sau khi Liên Xô chiếm trọn quốc gia này.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Ngày 3 tháng 12 năm 1939, Phần Lan đã yêu cầu Hội Quốc Liên ra tuyên bố lên án cuộc xâm lược của Liên Xô. Các nước trong Hội Quốc Liên đã đồng ý giúp đỡ Phần Lan trang bị và kinh tế trong cuộc chiến này.. *Diễn biến. Cuộc xâm lăng của Liên bang Xô Viết dọc tuyến biên giới với Phần Lan. Trong cuộc chiến này Liên Xô gặp nhiều bất lợi, đội ngũ sĩ quan tài ba và có kinh nghiệm đã bị Stalin giết hại gần hết trong cuộc đại thanh trừng, chỉ huy Liên Xô là Nguyên soái Kliment Yefremovich Voroshilov, một người nổi tiếng vì vai trò tay sai hỗ trợ đắc lực cho Stalin trong cuộc thanh trừng hơn là vì thành tích trên chiến trường. Quân Liên Xô cũng không có sư am tường về lãnh thổ Phần Lan và sự phối hợp chiến đấu giữa các đơn vị cũng thiếu hiệu quả. Ngày 30 tháng 11 năm 1939, Hồng quân Liên Xô tấn công tám điểm dọc biên giới dài 1.000 dặm của Phần Lan và dùng không quân oanh tạc thủ đô Helsingfors. Máy bay Liên Xô tràn ngập bầu trời Phần Lan, tiến hành oanh tạc dữ dội nhiều thành phố, thị trấn. Vào lúc 6h sáng cùng ngày, 23 sư đoàn của 4 tập đoàn quân với 1.000.000 binh lính, cùng 6 sư đoàn thiết giáp với hơn 3.000 xe tăng, được yểm hộ bởi hơn 3.800 máy bay vượt biên giới Phần Lan..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Poster tuyên truyền của Liên Xô trong cuộc chiến tranh với Phần Lan. Không quân Liên Xô tấn công Phần Lan chủ yếu là đơn vị ném bom và trinh sát tầm xa ADD(Aviatsiya Dalnego Deystviya), dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Bộ tư lệnh tối cao. Ngoài ra còn có các đơn vị không quân khác, tổng số máy bay khoảng 1.500 tới 3.200 chiếc. Dù vậy Không lực Phần Lan tuy lúc đầu chỉ có 36 chiếc tiêm kích Fokker D.XXI, 17 máy bay ném bom Blenheim Mk.I, 31 máy bay bổ nhào Fokker C.X(các loại khác như Gladiator, Fiat G.50, Brewster B 239, Messerschmitt Bf 109 ... chưa có) nhưng các phi công được đào tạo tốt, nhiều kinh nghiệm. Dù phải sử dụng cóp nhặt đủ loại máy bay và số lượng mỗi loại rất ít, không quân Phần Lan sử dụng chúng rất hiệu quả, với tỷ lệ diệt địch trung bình 20:1 Ngay ngày đầu tiên của chiến tranh đã có tới 16 thành phố và thị trấnmiền Nam Phần Lan bị 200 máy bay Nga ném bom. Trong đó người Nga thực hiện một cuộc ném bom tàn sát bất ngờ không một thông điệp tuyên chiến vào thủ đô trong lúc người dân Phần Lan chưa biết tin gì về chiến tranh đã nổ ra. Theo các nguồn tin của Nga thì 9 chiếc máy bay SB-2 được giao nhiệm vụ tìm kiếm các kỳ hạm "Vainamoinen" và "Ilmarinen" của Phần Lan nhưng không tìm thấy nên chuyển mục tiêu vào dinh tổng thống gần quảng trường chợ búa, trường học. Đã có sự nhầm lẫn trong việc tìm mục tiêu và bom rơi xuống trung tâm thành phố, khu vực trạm xe buýt vào lúc 14h50, 2 dặm tính từ dinh tổng thống. 91 người chết, 236 người bị thương tất cả đều là thường dân, trẻ em. Nhiều nhà cửa bị phá hủy. Mặc dù các máy bay Nga lợi dụng mây để tấn công bất ngờ, vẫn có 3 chiếc bị rơi vì cao xạ. Mục tiêu chiến lược của Nga là ép chính phủ Phần Lan phải đầu hàng, tiêu diệt nguồn lực cho cuộc kháng chiến, gây hoang mang trong dân chúng. Các phi vụ ném bom chiến lược thực hiện nhằm vào các hải cảng, ga xe lửanhằm cắt đứt tiếp tế của Phần Lan trong khi các phi vụ chiến thuật nhằm vào các đạo quân trên chiến tuyến cùng các căn cứ không quân..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Các chiến lược gia Hồng quân quá tự tin sau cuộc xâm luợc chiến Ba Lan nên đã quyết định xâm lăng bất ngờ vào Phần Lan ngay cuối mùa thu năm 1939 mà không cần chuẩn bị trang bị, khí tài mùa đông cho binh sĩ của mình. Tình báo Liên Xô cho biết cả nuớc Phần Lan chỉ có 120.000 quân phòng thủ cùng 162 máy bay đủ loại, yếu hơn nhiều so với đội quân Liên Xô.. " hùng bánh mì"mà ngoại trưởng Liên Xô Molotov đã nói tới. Người dân Phần Lan T đã gọi nó là Molotovin leipäkori/Thùng bánh mì Molotov. Đây chính là loại bom RRAB-3 do Liên Xô sản xuất. Dù lúc đầu ít có ác cảm với Liên Xô nhưng sau các cuộc ném bom, người Phần Lan hình dung Liên Xô là một đất nước bạo tàn, từ đó họ bắt đầu căm ghét và mong muốn được trả thù, đó là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc Phần Lan trở thành đồng minh Đức. Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt gửi thông điệp tới Moskva, khuyến cáo về việc Liên Xô ném bom các thành phố thì Molotov, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô trả lời rằng c"húng tôi không ném bom và sẽ không bao giờ ném bom thành phố của Phần Lan , mà chỉ ném bom các sân bay, các sân bay này cách Mỹ 8 ngàn km nên người Mỹ không thể phân biệt được". Tuyên truyền của Liên Xô nói rằng các hình chụp nhà cháy, người chết có từ năm 1918 Stalin do quá ngạo mạn, khinh thường dân tộc Phần Lan nên chỉ đặt kế hoạch chiếm Phần Lan chỉ trong 2 tuần với lực lượng lục quân hùng hậu của Liên Xô trên 1 triệu lính, khi đó dù Molotov nói gì cũng không còn quan trọng. Người Nga đã lập trước một chính quyền gọi là "Chính phủ nhân dân Phần-Lan" cũng như tuyên bố mọi hành động quân sự là để giúp chính phủ nói trên. Không có chiến tranh, chỉ là các hoạt động chống "các nhóm vũ trang phản động" tại Hensinki đang đàn áp nhân dân. Sau này người Nga còn dùng nhiều từ khác nhau để chỉ cuộc chiến như: "Cuộc kháng chiến chống Phần Lan",.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> "cuộc chiến không tuyên bố", "chiến dịch Phần Lan", "chiến dịch truy quét Bạch vệ Phần Lan" v.v.... Con đường chết Raate, xe tăng và binh sĩ Liên Xô bị quân Phần Lan phục kích và tiêu diệt Ban đầu người Nga tấn công chủ yếu vào công trình bố phòng trên biên giới Phần Lan ở eo biển Karel, bao gồm một vùng có công sự phòng ngự rộng khoảng 20 dặm chạy từ Bắc đến Nam. Tuy nhiên xe tăng Liên Xô thường xuyên vấp mìn của quân Phần lan cài lại nên nhiều chiếc bị phá huỷ mau chóng còn binh sĩ Liên Xô bị vướng rào kẽm gai trong phòng tuyến của đối phương nên phơi mình cho các ổ súng máy bố trí khéo léo trong rừng. Quân đội Phần Lan với số lượng ít hơn, khoảng hơn 200.000, dựa vào địa hình quen thuộc, lòng yêu nuớc đã chống trả quyết liệt. Họ chủ động rút lui nhử các binh đoàn Xô Viết với vũ khí hạng nặng vào sâu trong lãnh thổ. Khi quân Nga kéo sâu vào 30 dặm, người Phần Lan tổ chức phản công. Bị chặn lại tại các phòng tuyến Phần Lan được xây dựng trong rừng, ngày đêm bị tấn công dữ dội vào sườn, đường giao thông phía sau bị gián đoạn, các binh đoàn Nga bị cắt ra từng mảnh, rút lui về điểm xuất kích với tổn thất lớn Mùa đông năm 1939 có nhiệt độ âm 40-50 độ C, lạnh thứ hai kể từ năm 1828. Không quần áo ấm, nhiên liệu, thuốc men dự trữ, binh lính Liên Xô phải đánh nhau trong địa ngục băng giá (frozen hell). Hậu cần quá kém đến nỗi số người chết rét gấp nhiều số bị giết. Mặc dù chiến đấu với đội quân gấp 4 lần số bộ binh, 100 lần số xe tăng, 30 lần số máy bay, tinh thần quân Phần Lan rất cao. Có ngày quân Nga chết gần 10 ngàn người trong khi quân Phần Lan trung bình mất 250 người mỗi ngày Trong suốt tháng 12, gần 12 sư đoàn Liên Xô đồng loạt tấn công ồ ạt trên toàn tuyến phòng thủ Mannerheim thuộc eo biển Karel nhưng đều thất bại. Từ ngày 7 tháng 12 năm.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 1939 đến ngày 8 tháng 1 năm 1940 khoảng 45.000-50.000 quân Liên Xô có xe tăng yểm trợ tấn công mạnh 11.000 quân Phần Lan ở Suomussalmi, kết quả là 27.500 lính Hồng quân tử trận và 2.100 bị bắt làm tù binh để đổi lấy 900 quân Phần Lan. Đặc biệt là trong khoảng từ 4 tháng 1 đến 7 tháng 1 năm 1940, 6.000 quân Phần Lan phục kích một lực lượng Xô viết khoảng 25.000 quân trong một trận lớn trên đường Raate, quân Phần Lan có 250 người chết để đổi lấy 17.500 quân Xô viết chết hoặc mất tích và 1.300 tù binh. 2 sư đoàn 163 và 44 Bộ binh Liên Xô bị mất 86 xe tăng còn phía Phần Lan tịch thu làm chiến lợi phẩm 69 xe T-26 và 10 xe cơ giới các loại. Tàn quân Liên Xô còn lại rút chạy về hậu cứ.. Quân tình nguyện Na Uy chiến đấu bên cạnh người dân Phần Lan năm 1940 Thống kê trong các chiến dịch này Phần Lan đã tịch thu 288 xe tăng và 35 xe cơ giới các loại của Liên Xô bao gồm T-26, BT-5 và BT-7. 167 chiếc đã được trang bị lại cho các đội xe tăng lúc này còn nhỏ bé của Phần Lan. Hồng quân rất lúng túng bởi nhiều vấn đề chưa lường hết như quân phục lính liên Xô có màu sẫm khiến họ dễ bị lộ trên tuyết, vấn đề liên lạc, vấn đề di chuyển trên các vùng đầm lầy Phần Lan, vấn đềlương thực, nhiên liệu và sưởi ấm trong nhiệt độ âm 40 độ C cho một đội quân nửa triệu v.v. Nhiềusư đoàn Hồng quân bị mất liên lạc như sư đoàn 44: bị kẹt trong đầm lầy, trong số 44.000 quân chỉ còn có 5.000 sống sót. Tại eo đất Karelian, các đơn vị Nga bị bao vây trong các công sự bằng gỗ, nhiều người bị chết đói hoặc chết rét.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Lính trượt tuyết Phần Lan tại mặt trận phía Bắc ngày 12-1-1940 Các đoàn xe vận tải, xe tăng chìm trong đầm lầy, mắc kẹt giữa sông băng cho tới tận mùa xuân mới chìm xuống đáy. Hàng đòan xe bị bỏ giữa những con đường xuyên rừng. Phần Lan chiếm được 85 xe tăng, 437 xe tải, 36 xe kéo, 10 xe gắn máy, 1.620 ngựa, 92 pháo, 78 súng chống tăng, 13 pháo cao xạ và hàng ngàn súng trường, súng máy, nhiều kho đạn dược. Trong cuộc chiến này, người dân Phần Lan đã sáng chế ra 1 loại vũ khí đặc biệt là Cocktail Molotov(hàm ý căm ghét Molotov-Ngoại trưởng Liên Xô lúc đó) hay còn gọi là chai xăng để chống lại những xe tăng hạng nhẹ, xoay trở chậm chạp,vỏ thép mỏng của Liên Xô đạt hiệu quả rất cao cũng như việc các binh sĩ Phần Lan mặc áo khoác trắng nguỵ trang trong tuyết để phục kích quân địch. Những kinh ngiệm này về sau đã được Liên Xô học lại trong Chiến tranh Xô-Đức dù Cocktail Molotov vì nhiều lý do đã không đạt hiệu suất tiêu diệt xe tăng Đức cao như những gì người Phần Lan đã làm với Liên Xô (do xe tăng Liên Xô tham chiến hầu hết là tăng hạng nhẹ T26 dễ bị phá hủy ) . Khi kết thúc cuộc chiến Hồng quân Liên Xô bị thiệt hại 2.268 xe tăng, tương đương 9,2% số xe tăng Liên Xô có được năm 1939..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Người anh hùng của quân Phần Lan- Trung uý Simo Hayha Ngoài những trận đánh trực diện, quân Phần Lan còn sử dụng các tay bắn tỉa, mà trong đó nổi tiếng nhất làSimo Hayha (Simo Häyhä) được quân Nga mệnh danh cho anh là Cái chết trắng (tiếng Nga: Белая Смерть, tiếng Anh: White Death, tiếng Phần Lan: Valkoinen kuolema). Sử dụng 1 khẩu súng trường Pystykorva, anh đã hạ 542 quân địch. Khi được tặng 1 khẩu súng tiểu liên Suomi M-31 SMG, anh diệt thêm 200 lính Xô viết, nâng thành tích lên được ít nhất 705 lính Liên Xô trong suốt cuộc chiến. Tuy đạt được những thắng lợi ấn tượng nhưng Phần Lan không thể sánh lại ưu thế của Liên Xô về người và của. Trong khi chiến tranh làm hao tổn lực lượng Phần Lan không thể bù đắp thì Liên Xô dù thiệt hại nặng nhưng với 170 triệu dân so với 4 triệu của Phần Lan thì thiệt hại nhân mạng là không đáng kể. Ngay cả quân đội Xô viết với 7,2 triệu người năm 1939[11] cũng đã đông gần gấp 2 lần toàn bộ dân số Phần Lan. Bất chấp thiệt hại khủng khiếp, Stalin tiếp tục cho hàng đoàn quân ra mặt trận, ông tuyên bố hồ hởi: "không quân của chúng ta đã tham chiến! Rất nhiều cầu đã bị phá sập! Rất nhiều đoàn tàu đã bị tiêu diệt! Quân Phần Lan chỉ còn ván trượt tuyết (để đánh nhau)! Nguồn cung cấp ván trượt của chúng quả là vô tận ...".. Xe tăng T-26 của Liên Xô bị tịch thu trên đường Raate Đến tháng 2 năm sau, Hồng quân tập trung gom quân mở cuộc tấn công lớn tràn ngập eo biển kéo dài 42 ngày, kết hợp với những cuộckhông kích lớn vào các nhà ga và các khu đầu mối đường sắt phía sau chiến tuyến. Tháng 2 năm 1940, không quân Liên Xô đánh bom tập trung nhằm cắt đứt đường xe lửa-nguồn tiếp tế cho mặt trận. Xe lửa chỉ có thể chạy vào ban đêm, dù vậy các cuộc ném bom trong đợt này diễn ra dày đặc đến nỗi hệ thống đường sắt của Phần Lan gần như tan tành vào thời điểm kết thúc cuộc chiến. Cuộc tấn công trên bộ của 6 sư đoàn Hồng quân, được yểm hộ bởi 440 khẩu đại bác cỡ lớn (bắn 300.000 quả đạn trên phòng tuyến chỉ dài 1.6km), cùng với 500 máy bay và hàng trăm xe tăng tại Hatjalahti và hồ Muolaa đã bị bẻ gẫy. Hồng quân thiệt hại nặng,.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> nhưng Stalin tiếp tục điều thêm 600.000 quân, trong suốt một tháng, các cuộc tấn công tiếp diễn tại hồ Ladoga, tại vịnh Phần Lan... Sau nửa tháng chiến đấu, phòng tuyến bị phá vỡ. Ngày 12 tháng 3 năm 1940 quân Liên Xô đổ bộ 2 sư đoàn (1 sư đoàn Liên Xô khoảng 8000-9000 người) lên Petsamo để tấn công 3 đại đội của Phần Lan[cần dẫn nguồn]. Tuyến phòng thủ phía Bắc của quân Phần Lan bị chọc thủng, 3 đại đội quân Phần Lan phòng thủ ở đây bị tiêu diệt hoàn toàn. Ngày 26/2, hết sạch đạn dược và nhiên liệu, lương thực, quân Phần Lan buộc phải rút khỏi Koivisto. Ngày 12 tháng 3 năm 1940, chính phủ Phần Lan đã phải chấp thuận các điều kiện ban đầu của Liên Xô.. Xác lính Hồng quân. Những lãnh thổ của Phần Lan bị cắt cho Liên Xô. Cuộc chiến kết thúc với thắng lợi của Liên Xô, dù bị thiệt hại nặng. Hội Quốc Liên đã phản đối quyết liệt cuộc tấn công này và với đa số phiếu tuyệt đối đã khai trừ Liên Xô ra khỏi tổ chức hội. Sau khi chiến tranh kết thúc, trên phần đất chiếm được của Phần Lan, Liên Xô đã thành lập Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Tự trị Karelia và sáp nhập vào Liên Xô do Otto Kusinen(một nhà chính trị Phần Lan lưu vong ở Liên Xô) lãnh đạo. Nhiều người dân ở đây đã bỏ chạy sang vùng lãnh thổ của chính phủ Phần Lan sau chiến tranh. *Hậu quả.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Binh sĩ Phần Lan bắn cháy xe T-34 Liên Xô ở mặt trận Tali-Ihantala trong Chiến tranh Xô-Đức Cuối cuộc chiến 105 ngày, không quân Liên Xô đã ném bom 690 thành phố, thị trấn và làng mạc. Máy bay của không lực lục quân bay 44.041 phi vụ, hải quân bay 8.000 phi vụ, ném hơn 25 ngàn tấn bom (55.000 quả), 41 ngàn khối bom cháy. Cường kích Hồng quân tấn công hơn 440 phi vụ. Không lực Hồng quân mất 314 máy bay do cao xạ Phần Lan, 207 chiếc khác bị hạ bởi các máy bay tiêm kích. Tổn thất của dân thường Phần Lan do không kích là 956 người chết, 540 bị thương nặng, 1.300 bị thương nhẹ với 2.000 ngôi nhà bị phá hủy, 5.000 nhà khác bị hư hại. Trong cả cuộc chiến, 25.000 người Phần-Lan chết, 55.000 bị thương, 450.000 người mất nhà cửa. Dù phải trả một giá rất đắt cho cuộc chiến tranh xâm lăng Phần Lan, Liên Xô đã có thể đoạt được các khu vực chiến lược nhằm củng cố phòng thủ đất nước và lấy thêm nhiều nhà máy, công trình của Phần Lan trên vùng đất mới Karelia. Sau khi Liên Xô chiếm dải đất Karelia của Phần Lan đã gây ra sự căm phẫn trong dân chúng nước này, chính phủ Phần Lan Liên Xô dồn Phần Lan vào chân tường, khiến họ bắt buộc phải từ bỏ chính sách trung lập và tham gia cùng với các lực lượng Đức tấn công Liên Xô trong Chiến tranh Xô-Đức năm 1941. Dù vậy sau khi dành lại các vùng đất bị mất năm 1940 Phần Lan đã đơn phương dừng lại không tiếp tục tấn công Liên Xô và không tham gia bao vây Leningrad cùng phát xít Đức. Năm 1944 Hồng Quân Liên Xô phản công và phải trả một giá rất đắt với thiệt hại 1 đổi 12 mới đánh bại được quân Phần Lan đồng thời chiếm lại các vùng đất này.. III, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 1, Vị trí địa lý- lãnh thổ.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Phần Lan (tiếng Phần Lan gọi là Suomi) nằm ở Bắc Âu, giữa vĩ tuyến 60 và 70 độ Bắc. Một phần tư tổng diện tích của nó nằm ở phía Bắc vòng Bắc Cực. - Tiếp giáp: + Phía Đông và Nam giáp Nga + Phía bắc giáp Na Uy + Phía tây giáp Thụy Điển và biển Baltic. + Giáp với Estonia ở bên kia Vịnh Phần Lan. Tổng diện tích: 338 145 km2 (Đứng thứ 7 Châu Âu) - Diện tích đất liền: 304 473 km2 - Diện tích mặt nước: 33 672 km2  Biên giới với: Na Uy 727 km, Thụy Điển 614 km, Nga 1.340 km.. 2, Địa hình Địa hình của Phần Lan có thể nói là không đa dạng lắm. Phần lớn lãnh thổ là đất thấp và trải xuôi theo hướng nam và đông nam với độ cao trung bình so với mặt biển chỉ có 152m trong khi đó độ cao trung bình chung của cả thế giới so với mặt biển là 840m..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Địa hình của cả nước nhìn chung bằng phẳng có vùng Lappi ở phía bắc là có những ngọn đồi trọc cao hơn 200m. Điểm cao nhất là núi Halti ở rìa tây bắc – cao trên 1,328m so với mực nước biển. Đồng bằng lớn nhất là đồng bằng ven biển Ostrobothnia ở phía Tây Nam. Còn phía đông được tô điểm bởi nhiều hồ và đồi tạo nên những địa điểm thích hợp cho các hoạt động thể thao mùa đông như trượt tuyết, nhảy cầu tuyết với thanh trượt. Phần Lan không có nhiều sông lớn .Sông dài nhất là sông Kemi, bắt nguồn từ phía nam Lappi đổ ra vịnh Bothnia ở Kemi, có chiều dài 483km.. Bù lại sự ít ỏi về sông ngòi, Phần Lan được tô điểm bởi 1 số lượng rất lớn hồ và đầm lầy. Màu xanh ngắt của nước hồ và màu trắng tinh của tuyết gắn bó với người Phần Lan đến mức được chọn làm 2 màu tiêu biểu cho quốc kỳ của nước. Cả nước có 188 000 hồ (S từ 500m2 trở lên), nhiều nhất trên thế giới và chiếm 10% diện tích cả nước. Hồ lớn nhất là hồ Saimaa (4400km2) và là hồ lớn thứ 4 ở châu Âu và thứ 43 trên thế giới. Còn hồ sâu nhất là Paijanne, sâu 95,3m. Hồ, cùng với sauna, là yếu tố dường như không thể thiếu về mặt “phong thủy” trong việc xây dựng hay lựa chọn nhà nghỉ mùa hè, một ước muốn tiêu biểu và phổ biến của người Phần Lan. Cùng với hồ, rừng cũng là nét đặc trưng nổi bật nhất của thiên nhiên Phần Lan và được gọi là vàng xanh (vihrea kulta) của nước này. 70% diện tích cả nước (200.000km2) được che phủ bởi rừng khiến Phần Lan là nước có diện tích rừng lớn nhất Châu Âu. Vì vậy, công nghiệp rừng là ngành quan trọng và thu hút lượng nhân công đông đảo nhất ở Phần Lan.Tuy nhiên, rừng ở Phần Lan là dạng rừng đang sinh trưởng và ít loại thực vật. Các loại lâm sản phổ biến và có giá trị kính tế nhất là thông, vân sam, bạch dương, tống quán sủi và dương lá.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> rung. Có thể nói thông là loại cây than thuộc nhất với người Phần Lan, cũng như tre với người Việt.. 3, Khí hậu Phần Lan nằm ở khu vực Bắc Âu, giữa vĩ tuyến 60 và 70 độ Bắc trên bán đảo Scandinavia, thuộc kiểu khí hậu ôn đới và cận Bắc cực. Theo các tài liệu địa lý và khí tượng, tuy gần Bắc cực nhưng nhờ có biển Baltic ở phía nam và dòng hải lưu nóng Gulf Stream từ vịnh Mexico chảy dọc biển Nauy ở phía bắc, cùng với 1 số lượng hồ rất lớn trong đất liền sưởi ấm nên khí hậu ở đây ấm hơn các nơi khác nằm trên cùng vĩ tuyến ở nửa bán cầu bắc từ 6oC -> 10oC, nhưng Phần Lan vẫn được biết đến là nước có khí hậu lạnh và thời tiết thay đổi thất thường. Nhiệt độ trung bình vào tháng nóng nhất khoảng 15oC, và tháng lạnh nhất là khoảng -9oC. Sống quen khí hậu lạnh nên đối với người Phần Lan, nhiệt độ 25oC đã được coi là nóng và khó chịu. Vào khoảng tháng 1,2 ở Phần Lan mặt trời mọc vào lúc 9h30 sáng và lặn lúc 3h30 chiều, là những ngày ngắn nhất trong năm còn những ngày dài nhất là vào tháng 6,7, khi mặt trời mọc lúc 4h sáng và lặn lúc 10h30 tối. Trong những ngày mùa hè, những vùng nằm ở phía Bắc vòng Bắc Cực có những ngày địa cực đặc trưng, gọi một cách lãng mạn là mặt trời nửa đêm, những ngày này mặt trời không hề lặn. Vùng cực Bắc của Phần Lan có tới 73 ngày như vậy mỗi năm. Còn vào mùa đông Mặt Trời không mọc trong 51 ngày liền.. Phần lớn người dân Phần Lan chuẩn bị kỳ nghỉ Hè của mình vào trước lúc giữa Hè. Đây là thời gian của huyền thoại Juhannus – bữa tiệc Hạ Chí. Đối với du khách cũng như người dân Phần Lan, đây là thời gian đẹp nhất trong năm để tận hưởng cảm giác ấm áp, thoải mái và vui vẻ..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Trung bình mỗi năm hơn 100 ngày tuyết phủ ở phía nam và tây nam. Còn vùng Lappi ở phía bắc tới hơn 200 ngày có tuyết. Có lẽ trên thế giới không có nơi nào mà sự chênh lệch về nhiệt độ giữa lạnh nhất và nóng nhất có khi lại lên tới 80oC như ở Phần Lan. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn, có khi lên đến 20oC.. Phần Lan có 4 mùa riêng biệt: - Mùa Xuân từ tháng 2 đến tháng 5: Nhiệt độ tăng từ 0 - 10C - Mùa Hè từ tháng 6 đến tháng 8: Nhiệt độ từ 10 - 24C và có thể lên đến 35C - Mùa Thu từ tháng 9 đến khoảng đầu tháng 11: Khí hậu ẩm. - Mùa Đông kéo dài 2 tháng (từ tháng 12 đến tháng 2): Nhiệt độ thấp nhất có thể xuống tới 40C. Tuyết rơi nhiều nhất vào giữa tháng Ba.. 4, Tài nguyên thiên nhiên - Khoáng sản: Gỗ xây dựng, quặng sắt, đồng đỏ, chì, kẽm, cromit, niken, vàng, bạc, đá vôi. - Sông ngòi: Mặc dù có diện tích tương đương Việt Nam nhưng Phần Lan không có nhiều sông lớn với sức chảy mạnh như Vịêt Nam Sông dài nhất là sông Kemi, bắt nguồn từ phía nam Lappi đổ ra vịnh Bothnia ở Kemi, có chiều dài 483km. Do sức nước yếu nên thủy điện sông ở Phần Lan có nhưng ko lớn và Phần Lan chủ yếu dựa vào năng lượng nguyên tử và nhập khẩu điện. Bù lại sự ít ỏi về sông ngòi, Phần Lan được tô điểm bởi 1 số lượng rất lớn hồ và đầm lầy. Màu xanh ngắt của nước hồ và màu trắng tinh của tuyết gắn bó với người Phần Lan đến.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> mức được chọn làm 2 màu tiêu biểu cho quốc kỳ của nước. Cả nước có 188 000 hồ (S từ 500m2 trở lên), nhiều nhất trên thế giới và chiếm 10% diện tích cả nước. Hồ lớn nhất là hồ Saimaa (4400km2) và là hồ lớn thứ 4 ở châu Âu và thứ 43 trên thế giới. Còn hồ sâu nhất là Paijanne, sâu 95,3m. Hồ, cùng với sauna, là yếu tố dường như không thể thiếu về mặt “phong thủy” trong việc xây dựng hay lựa chọn nhà nghỉ mùa hè, một ước muốn tiêu biểu và phổ biến của người Phần Lan.. Hồ Saimaa - Rừng: Rừng cũng là nét đặc trưng nổi bật nhất của thiên nhiên Phần Lan và được gọi là vàng xanh (vihrea kulta) của nước này. 70% diện tích cả nước (200.000km2) được che phủ bởi rừng khiến Phần Lan là nước có diện tích rừng lớn nhất Châu Âu (23 triệu héc ta có rừng che phủ) và đứng đầu thế giới (gấp 15 lần mức trung bình của các nước Tây Âu). Vì vậy, công nghiệp rừng là ngành quan trọng và thu hút lượng nhân công đông đảo nhất ở PL.. Rừng lá kim ở Phần Lan.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Tuy nhiên, rừng ở PL là dạng rừng đang sinh trưởng và ít loại thực vật, ko đa dạng và phong phú như ở VN Các loại lâm sản phổ biến và có giá trị kính tế nhất ở PL là thông, vân sam, bạch dương, tống quán sủi và dương lá rung. Có thể nói thông là loại cây than thuộc nhất với người PL, cũng như tre với người Việt.. IV, CHÍNH TRỊ Một điểm nổi bật của Phần Lan là có một nền “chính trị sach”, tham nhũng rất thấp Theo báo cáo thường niên của tổ chức Minh bạch Quốc tế, Phần Lan đạt số điểm 9.6/10, xếp hạng cao nhât về mức độ “minh bạch” (ít tham nhũng) Các nhà đầu tư cũng đánh giá Phần Lan là đất nước cỏ rủi ro chính trị rất thấp Phần Lan đã có hiến pháp và hình thức chính quyền riêng khi còn là một đại công quốc tự trị thuộc Nga. Hiến pháp Phần Lan được phê chuẩn ngày 17 tháng 7 năm 1919 và vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay. Về cơ bản, hiến pháp đảm bào các quyền công dân, mọi người bình đẳng trước pháp luật. Quyền lực tối cao nằm trong tay người dân, mà quốc hội là đại diện. Thể chế  Hiến pháp Phần Lan ban hành ngày 17/07/1917, thông qua năm 1919 và được sửa đổi năm 2000 quy định Phần Lan theo chế độ Cộng hoà. Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội và Tổng thống. Quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và Chính phủ.  Người đứng đầu nhà nước là Tổng thống, được bầu theo chế độ phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 6 năm. . Quốc hội Phần lan có một Viện với 200 nghị sĩ, nhiệm kỳ 4 năm, được bầu theo phổ thông đầu phiếu. Quốc hội Phần Lan gồm một viện với 200 ghế. Năm 1928, luật quốc hội được thông qua.  Theo hiến pháp, quốc hội bầu ra thủ tướng, sau đó được tổng thống bổ nhiệm vào nội các. Các bộ trưởng cũng được tổng thống bổ nhiệm dựa trên sự đề xuất của thủ tướng. Không như tổng thống, thủ tướng có rất ít thực quyền, bất quá chỉ có thể bỏ lá phiếu cho một phe nào đó khi gặp bế tắc trong nghị viện. Nhiều tổng thống đã từng là thủ tướng trước khi tiếp nhận chức tổng thống Tổng thống.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Tổng thống là người đứng đầu nhà nước Phần Lan, được bầu cử với nhiệm kỳ 6 năm. Kể từ năm 1991, không vị tổng thống nào được tại nhiệm quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Tổng thống phải là người Phần Lan. Các chính đảng có ít nhất 1 ghế trong quốc hội được quyền đề cử ứng viên tổng thống. Tuy nhiên bất cứ ai thu được hơn 20000 chữ ký cũng có thể ứng cử.. Các Đảng phái chính trị lớn nhất  Đảng XHDC (SPD): thành lập 1899 là Đảng lớn nhất đại diện cho tầng lớp công nhân, trí thức, tiểu chủ.  Đảng Trung tâm: thành lập 1906, đại diện quyền lợi cho gia cấp nông dân, phái chính trị cánh trung tâm. Chủ tịch hiện nay là Thủ tướng Matti Vanhanen.  Đảng Liên minh dân tộc hay còn gọi là Đảng Bảo thủ: thành lập 1918, đại diện cho giới công nghiệp, tài chính ủng hộ kinh tế thị trường tự do. Hệ thống pháp luật Hệ thống tư pháp Phần Lan là hệ thống pháp luật dân sự phân chia giữa tòa án có thẩm quyền giải quyết các vấn đề dân sự, hình sự và tòa án hành chính có thẩm quyền giái quyết các tranh chấp giữa cá nhân với chính quyền công cộng Pháp luật Phần Lan được hệ thống hóa và dựa trên hệ thống Pháp luật Thúy Điển và pháp luật dân sự La mã Tỷ lệ phạm tội của Phần Lan là không cao so với bối cảnh các nước châu Âu. Tuy nhiên, đáng chú ý là tỷ lệ tội phạm giết người cao nhât ở Tây Âu, thưởng xảy ra ở những nhóm người trình độ giáo dục thấp và thường trong tính trạng say rượu Nền chính trị sạch của Phần Lan Cấu trúc hệ thống hành chính của Phần Lan tương đối “thấp” (nghĩa là với mức độ ít quan liêu) với quyền tự trị đáng kể ở cấp địa phương, thành phố. Ngay từ giai đoạn đầu còn là một phần của Thụy Điển, dịch vụ hành chính công đã có một vị trí tương đối mạnh trong xã hội Phần Lan, và công chức rất được tôn trọng. Tính cởi mở rộng rãi của hành chính công luôn luôn là một nguyên tắc cơ bản ở Phần Lan. Các quyết định phải được công khai và thường xuyên được đem ra phân tích, phê bình bởi các công chức khác, người dân và báo chí. Tại Phần Lan, tất cả mọi người đều có quyền hợp hiến để có được việc xử lý các trường hợp hành chính hay pháp luật của mình một cách thích.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> đáng trên cơ sở các quy định của hiến pháp về việc công khai thủ tục tố tụng, quyền được lắng nghe, quyền được nhận một quyết định hợp lý, quyền khiếu nại, cũng như những đảm bảo khác của một phiên xử công bằng và quản trị tốt. Tiếp cận bất cứ tài liệu nào về bất kỳ ai Sự minh bạch khi ra quyết định là một nhân tố chính ngăn chặn tham nhũng. Việc tiếp cận cởi mở hồ sơ công càng tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng minh bạch và các thực tiễn thông tin tốt trong những hoạt động công. Nó cũng giúp cá nhân hay tổ chức kiểm soát hành động của chính quyền, sử dụng nguồn tài chính công, tự do hình thành quan điểm, tác động tới hành xử của quan chức và khẳng định các quyền cũng như đảm bảo lợi ích của mình. Một phương diện quan trọng là mua sắm công. Phần Lan với tư cách là thành viên EU, đã làm việc để đảm bảo thông qua cơ cấu cũng như thủ tục để kiểm soát việc ai có thể đấu thầu các hợp đồng chính phủ, điều kiện cụ thể là gì và sự minh bạch trong khi quyết định ra sao. Phần Lan là một trong những quốc gia tiên phong trong nền dân chủ điện tử. (Theo xếp hạng của Economist Intelligence Unit năm 2009, Phần Lan đứng thứ 10 toàn cầu về khả năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong phát triển kinh tế và hệ thống an sinh xã hội). Thậm chí, ở một mức độ cao hơn, mọi yêu cầu hay đơn từ gửi tới cơ quan chức năng giải quyết đều có thể thực hiện thông qua máy tính. Ở Phần Lan, trong khi nắm giữ ghế bộ trưởng chính phủ, một thành viên Hội đồng Nhà nước không được phép giữ bất kỳ chức vụ nào khác có thể cản trở nhiệm vụ bộ trưởng của mình, hoặc ảnh hưởng tới sự tín nhiệm của người ấy ở tư cách là thành viên Hội đồng Nhà nước. Phần Lan còn là một trong những quốc gia đầu tiên cung cấp kinh phí nhà nước cho các đảng phái chính trị. Theo đó, đã loại bỏ được sự xung đột lợi ích cũng như tham nhũng thông qua công khai tài chính ở mỗi chiến dịch tranh cử. Công khai của cơ quan công quyền là một nguyên tắc thành lập. Theo quy định, bất cứ ai cũng có quyền yêu cầu thông tin liên quan đến bất cứ tài liệu nào mà cơ quan công quyền nắm giữ. Không cần đưa ra lý do cho yêu cầu này. Ví dụ, thông tin về hồ sơ thuế của các cá nhân được công khai. Nếu bạn muốn biết hàng xóm của mình đóng thuế bao nhiêu, hay biết thông tin thuế của bất kỳ ai đó ở Phần Lan, tất cả những gì bạn làm là yêu cầu. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ  Tên nước : Cộng hoà Phần Lan  Thủ đô : Helsinki (các thành phố lớn: Espoo, Tampere, Vantaa)  Thể chế chính trị : Cộng hòa.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Quốc khánh : 6/12 Hiến pháp Phần Lan ban hành 17/7/1917 quy định Phần Lan theo chế độ Cộng hoà. Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội và Tổng thống. Quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và Chính phủ.  Người đứng đầu nhà nước là Tổng thống, được bầu theo chế độ phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 6 năm. Tổng thống hiện nay là bà Tarja Halonen (nhậm chức Tổng thống từ năm 2000 và năm 2006 được bầu lại nhiệm kỳ) .  . .       . Quốc hội một Viện với 200 nghị sĩ, nhiệm kỳ 4 năm, được bầu theo phổ thông đầu phiếu. Quốc hội Phần Lan (bầu cử 16/3/2003) có 11 Đảng như sau : Đảng Trung tâm; Đảng XHDC ; Đảng Bảo thủ; Liên minh cánh tả ; Đảng Môi trường Xanh ; Đảng Nhân dân Thuỵ Điển ; Liên đoàn Thiên chúa giáo ; Đảng Nhân dân Tự do; Đảng Cộng sản; Đảng Nông thôn Phần Lan Chính phủ hiện nay thành lập ngày 16/4/2003 gồm 18 người là Chính phủ liên hiệp Đảng Trung tâm, XHDC, và Nhân dân Thuỵ Điển) chiếm 116/200 ghế ở Quốc hội. Các vị lãnh đạo chủ chốt: Tổng thống : Bà Tarja Halonen (XHDC), sinh 24/12/1943, nhậm chức từ 1/3/2006, nhiệm kỳ 2 (2006-2012). Thủ tướng : Matti Taneli Vanhannen (Trung Tâm), sinh 04/11/1955, ( bầu 26/6/2003) Chủ tịch Quốc hội : Ông Paavo Liponen (XHDC) Bộ trưởng Ngoại giao : Ông Erkki Tuomioja (XHDC) Địa phận hành chính : Phần Lan được chia thành 6 vùng : Aland, EtelaSuomen, Ita-Suomen, Lansi-Suomen, Lappi, Oulun. V, KINH TẾ Tổng quan nền kinh tế Hiện nay , Phần Lan là một trong những nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh nhất thế giới. Thành tựu này có được là nhờ ở các hàng điện tử, đặc biệt là công nghệ thông tin và điện thoại di động. Kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn truyền thống, có chuyên môn hoá cao. Công nghệ hiện đại là chìa khoá của sự phát triển. Theo như các công ty xếp hạng tín dụng toàn cầu như Fitch Rating, Moody’s và Standard & Poors thì Phần Lan là mộ trong những nước có thứ hạng xếp hạng cao nhất. Theo xếp hạng gần đây nhất của Fitch, thì Phần Lan được xếp hạng AAA, tức là có một nền tài chính vững mạnh, thu nhập bình quân đầu người cao, ổn định chính trị xã hội, và cơ cầu nợ công tốt. Cơ cấu kinh tế.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Trong cơ cấu kinh tế Phần Lan, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, trong khi ngành nông nghiệp tỉ trọng rất thấp. Theo ước tính năm 2009, tỉ lệ đóng góp vao GDP của các ngành như sau:. Sales 3.40% 30.90%. Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ. 65.70%.  Về Nông nghiệp Phần Lan có 2.504 ngàn hécta đất trồng trọt (chiếm 8% diện tích), tự túc 85% lương thực. Khí hậu và đất trồng thực sự là 1 thách thức với Phần Lan. Quốc gia này nằm giữa 60 và 70 độ vĩ Bắc – xa về phía Alaska- có mùa đông khắc nghiệt và mùa sinh trưởng tương đối ngắn, đôi khi bị gián đoạn bởi sương giá. Để đối phó với khi hậu, nông dân sử dụng các giống chin nhanh và chống sương giá cây trồng.  Về công nghiệp Một trong những trọng điểm của kinh tế Phần Lan là ngành Công nghiệp sản xuất, đặc biết là kim loại và các sản phẩm từ kim loại, hàng điện tử, máy móc và thiết bị khoa học, đóng tàu, giấy và bột giấy, thực phẩm, hóa chất, hàng dệt may, quần áo.  Công nghiệp gỗ giấy: Do điều kiện tự nhiên với nhiều rừng (bình quân 4 ha rừng/người, đứng đầu thế giới và gấp 15 lần mức trung bình của các nước Tây Âu), công nghiệp gỗ giấy luôn là một ngành quan trọng của nền kinh tế Phần Lan với 80% sản phẩm dành cho xuất khẩu.Gỗ tùng đỏ và gỗ vân sam Bắc Âu có chất lượng tuyệt hảo : mắt gỗ nhỏ và ít, vân đẹp, chịu nội lực tốt, ít bị nứt bên trong, được khách hàng đánh giá cao. Hàng năm sản xuất khoảng 9 triệu tấn bột giấy, đứng thứ hai thế giới sau Canada về xuất khẩu giấy, tổng giá trị gần 4 tỉ USD/năm. Phần Lan cung cấp khoảng 1/5 máy xén giấy trên thế giới. Finnforest là công ty sản xuất sản phẩm gỗ lớn nhất châu Âu. Doanh thu hàng năm là 1,8 tỷ Euro với 7700 nhân viên, là thành viên chính của tập đoàn Metsaliito hoạt động trong 2 lĩnh vực chính là chế biến (cung cấp các sản phẩm gỗ xẻ) và sản phẩm gỗ có phụ gia cao cấp..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Mạng lưới kinh doanh của công ty có mặt trên hơn 20 quốc gia. Finnforest có 12 nhà máy chế biến ở Phần Lan, ngoài ra có 16 nhà máy khác tại Thụy Điển và Na Uy với tổng sản lượng là 1.550.000 m3/năm.Luyện kim: luyện đồng rất nổi tiếng. Phần Lan là một trong những nước đứng đầu Tây Âu về sản xuất đồng 65.000 tấn, kẽm 175.000 tấn/năm..  Công nghiệp đóng tàu và vận tải: chủ yếu đóng các loại tàu đặc biệt như tàu phá băng, tàu chở khách, tàu nghiên cứu biển, dàn khoan dầu. Cảng biển và các ga chính: Hamina, Hanko, Helsinki, Kotka, Naantali, Pori, Porvoo, Raahe, Rauma, Turku..  Công nghiệp cơ khí: một số sản phẩm nổi tiếng là dây chuyền sản xuất giấy của công ty Metso và thang máy của công ty Kone. Phần Lan cung cấp khoảng 1/5 máy xén giấy trên thế giới.  Công nghiệp điện tử, viễn thông: phát triển cao từ những năm cuối 1990.  Công nghiệp hoá chất, dược phẩm cũng phát triển cao.  Đơn vị tiền tệ Phần Lan là nước Bắc Âu duy nhất đã tham gia vào Liên minh Tiền tệ Châu Âu từ 01/01/1999 và chính thức sử dụng Euro là đồng tiền duy nhất từ 01/03/2002.  Tổng quan về ngoại thương Phần Lan là 1 quốc gia công nghiệp hóa cao, nền kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu (1/3 GDP). Ngoại trừ gỗ và một vài khoáng sản khác, Phần Lan phụ thuộc vào việc nhập khẩu các nguyên liệu thô và năng lượng và các nguyên liệu sản xuất khác. Các chính sách được thực hiện trong giai đoạn 1996-2000( tư nhân hóa, phân cấp, cải cách thị trường lao động, …) đã đưa đến một sự cải thiện lớn trong khu vực công và đưa Phần Lan trở thành một trong những nước có sự tăng trưởng mạnh nhất trong Liên minh châu Âu. Những kết quả tốt này khiến trường xuất khẩu Phần Lan hấp dẫn hơn. Ngoài ra, việc tăng sức mua của người tiêu dùng cũng thúc đẩy nhập khẩu Chỉ số ngoại thương 2005 2006 2007 2008 2009 Hàng hóa nhập khẩu (triệu USD) 58,766 6 69,375 81,704 91,782 60,753 Hàng hóa xuất khẩu (triệu USD) 65,498 77,206 90,034 96,459 62,798 Nhập khẩu dịch vụ (triệu USD) 17,591 18,618 2,715 30,388 22,701 Xuất khẩu dịch vụ (triệu USD) 16,898 17,414 23,326 31,729 24,984 Dưới đây là bảng số liệu thống kê tình hình xuất nhập khẩu của Phần Lan trong những năm gần đây.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Năm 2009,quốc gia này được xếp hạng 40 trên Thế giới xét về khối lượng xuất khẩu Các mặt hàng xuất khẩu chính là :      . Điện và thiết bị quang học Máy móc Thiết bị vận chuyển Giấy và bột giấy Hóa chất Gỗ. Điện tử chiếm ưu thế trong xuất khẩu, chiếm gần 23,3% tổng số lượng xuất khẩu, tiếp theo là các sản phẩm cồn nghiệp hóa chất 15,9%, máy móc và thiết bị 14,3% Các đối tác xuất khẩu chính của Phần Lan là: Nga, Thụy Điển, Đức, Mỹ, Vương quốc Anh, Hà Lan Biểu đồ sau cho thấy tỉ lệ các quốc gia đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Phần Lan:. Về khối lượng nhập khẩu, Phần Lan xếp hạng 43 trên Thế giới Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu:      . Thực phẩm Dầu khí và các sản phẩm dầu khí Hóa chất Thiết bị vận chuyển Sắt thép Máy móc.

<span class='text_page_counter'>(28)</span>  Sợi dệt  Vải Điện và các sản phẩm điện tử chiếm 17%, tiếp theo là các sản phẩm hóa học với 16,8% Các đối tác nhập khẩu chính: Nga, Đức, Thụy Điển, Hà Lan, Trung Quốc, Anh Biểu đồ sau cho thấy sự đóng góp của các quốc gia vào kim ngạch nhập khẩu. Điện tử đóng vai trò quan trọng trong Thương mại Phần lan, cả trong xuất khẩu và nhập khẩu Các chỉ số phát triển kinh tế Phần Lan là một đất nước công nghiệp hiện đại, có GDP khá cao, ngang bằng với các nước Thụy Điển, Vương quốc Anh, Pháp, Đức… Năm 2009, Phần Lan là nước có GDP cao thứ 55 trên Thế giới Các con số cụ thể qua các năm Chỉ tiêu. 2009. 2008. 2007. 2006. GDP (tỉ USD). 183.1. 195.2. 192.1. 184.3. GDP- tỉ lệ tăng trưởng thực. -6.7%. 1.5%. 4.2%. 4.9%. 34.9. 37.4. 37.2. 35.2. GDP bình quân đầu người (PPP) (nghìn USD) GDP theo từng lĩnh vực.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 2009. 2008. 3.40%. 2.80% 30.90%. 65.70%. Nông nghiệp. 33.20%. 64.00%. Công nghiệp Dịch vụ. Lạm phát : tỉ lệ lạm phát năm 2009 đạt 1,6%, thấp hơn so với con số 3,9% năm 2008, đây là con số thấp so với bối cảnh chung của nền kinh tế Thế giới Tình trạng lao động Sức ép của suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng khá xấu đến Liên minh 16 nước sử dụng đồng euro nói chung và Phần Lan nói riêng, cụ thể là là tỉ lệ thất nghiệp tăng. Theo Cơ quan thông kê châu Âu, tỉ lệ thất nghiệp này đã ở mức cao nhất từ tháng 8/1998 Theo ước tính, năm 2009 lực lượng lao động Phần Lan khoảng 2.68 triệu người. Tỉ lệ thất nghiệp ở mức 8.5%, so với con số 6.4% năm 2008 . Tuy nhiên, đây vẫn là một con số khá thấp so với tình hình khủng hoảng hiện nay và so với tỉ lệ thất nghiệp 2 con số ở Hoa kì Theo các ngành nghề có liên quan, các con số sau cho thấy tỉ lệ lao động của các lĩnh vực khác nhau      . Nông nghiệp và lâm nghiệp 4,5% Công nghiệp 18,2% Xây dựng 7,3 % Thương mại 15,9% Giao thông vận tải và thông tin liên lạc 6,9% Dịch vụ công cộng 32,5%. Điếm nổi bất khác biệt thực sự của thị trường lao động ở Phần Lan là đây là quốc gia có số lượng lao động bán thời gian ít nhất. Thuế.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Tỉ suất thuế khá cao, mức thuế suất biên của người lao động trung bình là 46,6%- cao đứng thứ 4 trong số các nước công nghiệp.Chỉ có 6,8% dân cư được miễn thuế (trong khi tỉ lệ thất nghiệp là 6,8%) Thuế thu nhập cá nhân mang tính lũy tiến, tức là,thu nhập càng cao, thuế phải nộp càng nhiều. Mức thuế suất thu nhập cho một cá nhân cao nhất là 30,5% Ngoài thuế trực tiếp, còn có thuế theo địa phương tính cho mỗi cá nhân dao động từ 15-20% thu nhập, tuy thuộc vào thành phố họ làm việc Thuế suất doanh nghiệp 26 - 28% Thuế giáo hội 1-2% Ngoài ra còn nhiều loại thuế khác Trong những năm gần đây, tổng doanh thu thuế theo phần trăm GDP là 43,2 %. Chính sách đối ngoại Phần Lan luôn theo đuổi đường lối đối ngoại trung lập tích cực; giữ cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, các khối; không tham gia các khối quân sự; ủng hộ và thúc đẩy cho các hoạt động vì hoà bình, giải trừ quân bị, làm giảm căng thẳng tình hình quốc tế; ủng hộ đối thoại giữa các nước và khu vực. Năm 2008, Phần Lan là Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE). Phần Lan là thành viên tích cực của EU, ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng như các nước Bắc Âu, Nga và các nước ở vùng biển Ban-tích. Mới đây, Phần Lan đã thông qua Hiệp ước Lis-bon. Hiện nay, Phần Lan đang tham gia vào chương trình Đối tác vì Hoà bình (Partnership for Peace) với NATO và vẫn để ngỏ cửa cho việc tham gia NATO (tuy nhiên phần lớn dân Phần Lan muốn tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại trung lập). Chính phủ Phần Lan cũng chú trọng phát triển quan hệ với châu Á, nhất là với các nền kinh tế đang nổi lên để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Phần Lan thâm nhập thị trường, phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh. Phần Lan trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 1950; Liên Hợp Quốc và Hội đồng Bắc Âu năm 1955; Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD) năm 1969; liên kết với Khối mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA) năm 1961 và trở thành thành viên đầy đủ năm 1986; ký Hiệp định Tự do thương mại với Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) năm 1973. Phần Lan gia nhập Liên hiệp châu Âu (EU) từ 01/01/1995 và EMU từ 01/01/1999. Ngoài ra, Phần Lan cũng là thành viên của Tổ chức Quỹ tiền tệ.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> quốc tế (IMF) và nhiều ngân hàng phát triển trên thế giới như ADB…. VI, VĂN HÓA – XÃ HỘI Dân số : 5,374,781 .  Mật độ dân số: 17ng/km2  Tỉ lệ tăng dân số: 0.098%  67% dân số sống ở đô thị, 33% dân sống ở vùng nông thôn Giống như nhiều nước châu Âu khác, Phân Lan phải đối mặt với với thách thức nhân khẩu học theo hình thức của một cơ cấu dân số già và lực lượng lao động thu hẹp lại, nguy cơ tăng trưởng trong tương lai và khả năng duy trì chương trình chi tiêu xã hội Theo ước tính năm 2009 Độ tuổi. Tỉ lệ. Nam. Nữ. 0-14. 16,4%. 438 425. 422 777. 15-64. 66,8%. 1 773 495. 1 732 792. >65. 16,8%. 357 811. 524 975. Tuổi thọ trung bình cao. Tổng dân số. 78,97. Nam. 75,48. Nữ. 82,61. Tôn giáo Phần Lan là một trong các nước thuần nhất nhất về tôn giáo ở châu Âu: Đạo Tin lành dòng Luthơ (89%), đạo Cơ đốc chính thống Orthodox (1%), các tôn giáo khác (10%). Nhà thờ Chính Thống ở Phần Lan chỉ có dưới 60.000 tín đồ, tức là khoảng 1.1% dân số. Tự do tín ngưỡng ở Phần Lan đã được bảo đảm từ năm 1923..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Dân tộc: Phần Lan hiện là một đất nước khá thuần nhất. Cộng đồng người nước ngoài chiếm khoảng hơn 2% dân số. Nhóm người nhập cư đông nhất là Nga, Estonia và Thụy Điển. Trong số họ có một số đáng kể có nguồn gốc Phần Lan. Ngôn ngữ Phần Lan sử dụng hai ngôn ngữ chính thức: tiếng Phần Lan và tiếng Thụy Điển, tiếng Thụy Điển là tiếng mẹ đẻ của khoảng 6% dân số Phần Lan. Một số người cho là tiếng Phần Lan khó học, nhưng rất đáng học vì ngôn ngữ này rất đẹp. Các nguyên âm được lặp lại trong tiếng Phần Lan tạo cho nó có một âm thanh rất hay. Tiếng Phần Lan có nhiều tiếng địa phương và nhiều biến thể xã hộI (như tiếng chuyên ngành, tiếng lóng, v.v..) Tiếng Phần Lan thông dụng rất khác với tiếng tiêu chuẩn 100% người dân biết chữ Chỉ số HDI : 0.871/1 Xếp thứ 16 trên Thế giới -> Rất cao CON NGƯỜI Nhìn chung người Phần Lan rất thân thiện và nhiệt tình. Họ nói rất thạo không chỉ ngôn ngữ chính của họ là tiếng Phần Lan mà còn cả những ngôn ngữ khác như tiếng Anh, Thụy Điển, Sami. Phần lớn người Phần Lan, đặc biệt là giới trẻ nói tiếng Anh rất giỏi. Tiếng Anh còn là ngôn ngữ phổ biến nhất được dung trong các trường học. Chính vì vậy bạn có thể yên tâm khi đến Phần Lan du lịch, sống và học tập..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> VĂN HÓA Văn hóa Phần Lan được hình thành cách đây rất lâu. Kết thúc thể kỉ cuối cùng, tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc nổi lên ở các làn nghệ thuật khi người Phần Lan tìm thấy sự đồng nhất của chính bản thân họ. Minh chứng lớn nhất trong thời gian này là “thiên sử thi Kalevala” – thể loại văn nổi tiếng trên thế giới của dân tộc Phần Lan. Thể loại này dựa trên nền tảng văn hóa dân gian của cư dân Carêli – Đông Bắc Châu Âu cổ xưa và nó là nguồn cảm hứng to lớn đối với các nghệ sĩ Phần Lan và nước ngoài. Thiên nhiên sạch đẹp và nguyên sơ luôn là nét đặc sắc trong nghệ thuật Phần Lan: âm nhạc, thiết kế, kiến trúc và văn chương. Phần Lan có rất nhiều những văn nghệ sĩ, họa sĩ, kiến trúc sư và nhà thiết kế … nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn cả nước ngoài: Jean Sibelius (nghệ sĩ sáng tác), Akseli Gallén – kallela (hoạ sĩ), Alvar Aalto (nhà thiết kế và kiến trúc sư), … Ở rất nhiều thành phố nhỏ và cả những miền quê đều có Nhà hát của địa phương, của tỉnh. Vì vậy, vào thời gian mùa hè bạn có thể đi xem những buổi trình diễn ngoài trời.Các Rạp chiếu phim cũng có ở khắp các thành phố. Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật lớn chiếu vào mùa hè, bạn có thể xem Opera ở Savonlinna, nhạc Folk Kaustinen và Rock ở Turku … XÃ HỘI Dân số của Phần Lan xấp xỉ 5.200.000 người. Phần Lan là quốc gia rộng xếp thứ 6 ở Châu Âu, mật độ dân số trung bình 17 người/km². Hầu hết người Phần Lan, khoảng 76% sống ở ngoại ô, trong đó 33% sống ở khu vực vùng xa. Ba thành phố của Helsinki, thủ đô của Phần Lan, có số dân khoảng 560.000 người, Espoo có khoảng 216.000 người và Vantaa có khoảng 179.000 người; một số các thành phố lớn khác là Tampere với số dân 197.000 người, Turku 173.700 người và Bắc Oulu 123.300 người. Có khoảng 1.4 triệu gia đình ở Phần Lan. Trong số đó các gia đình có trẻ em chiếm khoảng 1,8. Vào năm 1960 con số đó là 2,27%. Năm 1999 số lực lượng lao động nữ chiếm 2.5 triệu người. Mức thu nhập của họ chiếm 80% so với nam giới và tuổi thọ của nữ giới cũng cao hơn nam. Trung bình tuổi thọ của nữ giới là 81 trong khi nam giới là 74. Trong cuộc bầu cử quốc hội năm 1999, nữ chiếm 74 ghế trong tổng số 200. PHONG TỤC TẬP QUÁN Đất nước Phần Lan luôn mở rộng vòng tay chào đón bạn. Phong tục tập quán của người Phần Lan nhìn chung cũng giống như các nước Châu Âu, nhưng có một vài thay đổi và quan điểm của họ là hào phóng, không thành kiến. Hiếm thấy trường hợp mà khách đối.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> xử cộc cằn hoặc gây bất hòa trong phép tắc xã giao với chủ nhà. Cách đối xử ở đây rất lịch sử, thoải mái. - Tính dân tộc: Người Phần Lan có ý thức dân tộc và tinh thần đoàn kết cao đã ăn sâu vào lịch sử của đất nước, dân tộc đặc biệt thể hiện ở những thành tựu trên mọi lĩnh vực mà họ đã đạt được. Người Phần Lan rất thích đọc những sách báo trên thế giới viết về họ, và những vị khách sẽ cảm thấy hài lòng về những điều mà họ nghĩ về người Phần Lan.. - Tôn giáo tín ngưỡng: Phần Lan là một trong các nước thuần nhất nhất về tôn giáo ở châu Âu: khoảng 83% dân số thuộcGiáo hội Luther và khoảng 2% thuộc Cơ Đốc giáo khác, hay các cộng đồng tôn giáo khác. Khoảng 13.5% dân số không đăng ký theo tôn giáo nào. Chính Thống giáo ở Phần Lan chỉ có dưới 60.000 tín đồ, tức là khoảng 1.1% dân số. Tự do tín ngưỡng ở Phần Lan đã được bảo đảm từ năm 1923. Sự mộ đạo của Phần Lan đã được mô tả một cách khá đúng là “theo đạo nhưng không thường xuyên dự lễ”, vì phần lớn người dân không thường xuyên dự các buổi lễ do nhà thờ tổ chức như các dân tộc khác. Vai trò của nhà thờ trong đời sống ở Phần Lan được thể hiện rõ hơn trong các sự kiện hàng năm như lễ Giáng Sinh, Phục Sinh, và trong các sự kiện quan trọng trong gia đình như lễ đặt tên thánh, lễ công nhận thành viên nhà thờ, lễ cưới, và lễ tang.. Cơ Đốc giáo đến Phần Lan vào thế kỷ 13 từ cả hai phía Đông và Tây. Khi đó Phần Lan là một phần của vương quốc Thụy Điển và vua Thụy Điển Gustavus Vasa, người trị vì trong thế kỷ 16, quyết định thực hiện Phong Trào Kháng Cách trong vương quốc của mình, kết quả là tài sản của nhà thờ Cơ Đốc ở Phần Lan bị tịch thu và nhà thờ Luther được thiết lập như nhà thờ quốc đạo.. Trong một thờI gian dài, Nhà Thờ đảm trách các chức năng quan trọng của xã hội như hành chính địa phương và giáo dục, trong khi đó Nhà Nước tham gia một phần trong các vấn đề như hành chính, tài chính và điều lệ của Nhà Thờ. Sau đó, Nhà Thờ Luther bị tách ra, nhưng các nhà thờGiáo hội Luther và nhà thờ Chính Thống giáo vẫn giữ vị trí đặc biệt của mình là nhà thờ quốc đạo..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Tín đồ của hai nhà thờ này trả một khoản lệ phí thành viên dưới dạng thuế nhà thờ khoảng từ 1 đến 2.25%, tùy theo từng giáo xứ, được thu cùng với thuế thu nhập. Ngoài ra, các nhà thờ còn được hưởng một phần nhỏ trong thuế doanh nghiệp do các công ty , tập đoàn hay các tổ chức tương tự như vậy đóng góp. Khoản tiền này được dùng để hỗ trợ quản lý các hoạt động phát triển xã hội của nhà thờ như tạo việc làm cho thanh thiếu niên, công việc xã hội, tu sửa nghĩa trang, duy trì sổ đăng ký của nhà thờ, tu sửa các khu nhà lịch sử. Người Phần Lan cũng không quá coi trọng vấn đề phân biệt tôn giáo. - Điện thoại: Sự gia tăng người sử dụng điện thoại di động đang là cuộc cách mạng thông tin liên lạc của người Phần Lan. Di động là phương tiện truyền thông rất tiện lợi, mọi người có thể nói chuyện với nhau bất cứ lúc nào họ muốn mà không cần đối mặt. Nhưng điện thoại di động bị cấm sử dụng trong bệnh viện, máy bay, hay trong các buổi họp, và tuyệt đối trong buổi hòa nhạc, nhà hát, nhà thờ, vì ở đó nó không thích hợp. - Lời chào hỏi: Trong các buổi tiệc khi chào nhau họ thường bắt tay, ánh mắt nhìn nhau, khom lưng cúi chào biểu hiện sự tôn trọng, trong trường hợp bình thường thì gật đầu là đủ. Cái bắt tay của người Phần Lan thường mạnh mẽ và trong thời gian ngắn. Khi gặp đôi vợ chồng, người vợ được chào hỏi trước, trừ trường hợp theo nghi lễ, chủ nhà sẽ được vợ, chồng chào hỏi trước, những đứa trẻ cũng được chào bằng cái bắt tay. Hôn má, hôn tay, cũng là cách chào hỏi nhau của người Phần Lan, nhưng họ hiếm khi làm việc đó khi gặp nhau. Bạn bè và những người quen có thể ôm nhau để biểu hiện lời chào. - Uống: Một người Phần Lan dùng hơn 9 lít rượu nguyên chất một năm. Người Phần Lan uống rượu theo thói quen của người Scandinavian và người Châu Âu. Trong bữa ăn trưa rượu thường ít được sử dụng và ở những nơi công cộng thì càng hiếm thấy. Ở nhà, rượu thường được dùng vào những bữa ăn cuối tuần, và thường là được chuẩn bị để mời khách. Ở nhà hàng hay những bữa tiệc thường có rượu: sơ-lát, vốt-ca, hay rượu mạnh … Bia cũng là loại đồ uống thỉnh thoảng có trong bữa ăn cửa người Phần Lan. - Tiền boa: Trong cuộc sống, người Phần Lan thường không có hình thức cho tiền boa. Đây là nguồn gốc phong tục cổ truyền của người Phần Lan. Phục vụ nhà hàng, lái xe taxi không mong đợi nhận được tiền boa, khách hàng thường trả với giá thực tế ghi trong.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> hóa đơn. Trong khách sạn, việc cho tiền boa là rất hiếm. Trừ khi bạn có vấn đề phát sinh và muốn giúp đỡ, những người phục vụ sẽ giúp bạn và tất nhiên bạn nên có hành động thiện ý bỏ tiền boa và lễ tân là người được nhận. - Hút thuốc: Trong những năm gần đây, số người hút thuốc ở Phần Lan đã giảm đi, bởi luật pháp cấm hút thuốc ở các tòa nhà công cộng và nơi làm việc. Người Phần Lan đã thích nghi với điều luật này và chỉ hút thuốc ở một số nơi đặc biệt nhất định và có chủ định. Tuy nhiên thì hút thuốc vẫn là vấn đề khá phổ biến, thậm chí là ở giới trẻ. Khi được mời tới nhà riêng, người khách nên hỏi chủ nhà xem anh ta có thể hút thuốc không, ở nhà hàng cũng vậy, đó là một phép lịch sự. Tại nhà riêng của ai đó, người hút thuốc có thể được chỉ dẫn ra ban công. - Thăm hỏi: Ngôi nhà là trung tâm, đóng vai trò lớn trong cuộc sống xã hội của người Phần Lan. Người khách không phải lo ngại về việc được mời đến nhà một ai đó, anh ta sẽ nhận được sự thư giãn thoải mái và không khí thân mật của chủ nhà. Khi đến thăm hỏi, khách có thể mang rượu, hoa đến biếu chủ nhà. Người Phần Lan thường có một ngôi nhà riêng ở miền quê, đây được gọi là ngôi nhà thứ hai của họ. Vào mùa hè và khi đã nghỉ hưu, họ thường về đó để nghỉ ngơi. Khi những người khách được mời đến thăm những ngôi nhà riêng ở miền quê, họ không nên phàn nàn về điều kiện cổ xưa ở đây, bởi điều lớn nhất mà những người chủ muốn nhận được chính là sự hài lòng của của khách khi về thăm miền quê..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> CÁC NGÀY LỄ TRONG NĂM -. Ngày lễ Thánh: 1-11 Ngày độc lập: 6-12 Đêm trước lễ Giáng sinh: 24-12 Lễ Giáng sinh: 25-12 Ngày quà tặng: 26-12 (chủ nhà tặng quà cho người làm, người đưa thư, giao hàng …) Tết: 1-1 Lễ hiển linh: 6-1 (Chúa Giê-xu ra đời) Ngày kỉ niệm Đức Chúa bị đóng đinh: 9-4 (thứ sáu tuần thánh) Ngày chủ nhật đầu tiên sau Phục sinh: 11-4 Ngày thứ hai đầu tiên sau Phục sinh: 12-4 Ngày Quốc tế Lao động: 1-5 Lễ thăng thiên: 20-5 (tôn giáo) Ngày trước ngày Hạ chí: 26-6 Lễ kỉ niệm đặc biệt: Ngày cưới, Sinh nhật, …. TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG Mục đích của các nghiên cứu về trang phục tại quốc gia Phần Lan là làm sáng tỏ sự khác biệt giữa trang phục dân gian và trang phục quốc gia, và kết quả cho thấy rằng trang phục quốc gia là một hệ quả tự nhiên, là sự xác định lại của trang phục dân gian truyền thống..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Trang phục dân gian thường được may bởi những người dân bình thường, họ có kỹ năng phát triển cao và bản năng nghệ thuật bẩm sinh được biểu hiện trong vẻ đẹp và chất lượng của quần áo. Các trang phục may mặc trong lễ hội thường được dệt từ len bông sợi dọc. Nghệ thuật dệt của người dân Phần Lan rất phát triển. Các họa tiết trang trí trên vải thường đầy màu sắc và được trang trí theo sọc. Sợi len được nhuộm với các sắc tố có nguồn gốc từ thiên nhiên, trừ màu xanh và màu đỏ, họ phải mua từ các nguồn nước ngoài. Ví dụ, màu xanh đến từ Trung Mỹ - nơi cây chàm được trồng nhiều trên các đồn điền. Bộ trang phục dân gian của Tây Phần Lan tìm thấy nguyên mẫu của nó trong trang phục quý phái của những năm 1500. Nó bao gồm một chiếc áo sơ mi, vest và váy. Đối với những dịp lễ hội, các chi tiết quan trọng được thêm vào, chẳng hạn như tạp dề, khăn lụa, đeo quanh vai, và nắp Lacey. Những thay đổi trong phong cách trang phục dân gian cũng chạy theo sự phát triển trong trang phục quốc gia, mặc dù nó vẫn bị tụt lại phía sau nhiều thập kỷ. Stipes rộng đã được thay thế bởi các sọc hẹp vào những năm 1800. Vest của phụ nữ dần dần trở thành ngắn hơn để các áo sơ mi đã trở thành có thể nhìn thấy giữa eo và hem của vest.. Ruokolahden eukkoja kirkkomäellä năm 1887 ("Phụ nữ của Ruokolahti trên Hill Giáo Hội"), một bức tranh của Albert Edelfelt (18541905), mô tả một số trang phục dân gian Phần Lan trong chi tiết thú vị.. Giữa những năm 1800 tại các thị trấn của Phần Lan, các trang phục quốc gia trở nên phổ biến hơn với các vật liệu sản xuất và phong cách quốc tế, trong khi trang phục dân gian bắt đầu đảm nhận vai trò của một di vật cổ kính và lãng mạn..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Một mẫu đẹp của trang phục dân gian như vậy có thể được tìm thấy Bảo tàng Häme. Nó là vest từ Messukylä, có một đường viền cổ áo cong tế nhị, nút vải phủ và được trang trí bởi một băng len thủ công. Bộ vest này và vải của nó sau đó đã được sử dụng như là mẫu cho một bộ trang phục cho các vũ công dân gian tại lễ kỷ niệm 200 năm Tampere, và sau đó đã được xác nhận là sự khác biệt riêng có của trang phục vùng miền. Những trang phục đặc sắc riêng có như vậy có rất nhiều ở các tỉnh và các thị trấn ở Phần Lan.. Gần đây, một tổ chức gọi là Kansallipukuraati có trách nhiệm xác thực và thiết kế các mẫu mới cho trang phục. Không có khuôn mẫu cho trang phục, chúng được tạo ra trí tưởng tượng của người thiết kế, tất cả các phần của trang phục được dựa trên những phát hiện thực tế liên quan đến sở thích và truyền thống địa phương.. Bộ trang phục quốc gia của cả phụ nữ và đàn ông luôn bao gồm một số bộ phận không tách rời. Trang phục phụ nữ thường có một áo lanh mỏng hoặc áo bông, áo len, váy, áo khoác, tạp dề, nón được thiết kế khác nhau (nón, mũ, băng buộc đầu) và một chiếc khăn. Trang phục đàn ông cũng bao gồm các thành phần tương tự, váy thì được thay bằng quần dài đến đầu gối. Thường xuyên nhất, bít tất màu trắng được sử dụng, trừ những chiếc bít tất màu đỏ được chỉ định cho những chiếc quần ngắn của đàn ông. Giày dép được xác định đơn giản là màu đen, hoặc vênh hoặc tẩm. Đối với phụ nữ, không có giày cao gót, dép hoặc nêm loại giày thích hợp. Trang phục quốc gia không nên kết hợp với bất cứ điều gì hiện đại, ví dụ như trang sức hiện đại. Trong thực tế, bất cứ đồ trang sức nào được đeo cũng phải là một phần của mẫu cụ thể.Ngoại trừ như huân chương khen thưởng được phép đeo vào những dịp đặc biệt. Thời trang hiện đại ngày nay đã không nói.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> với chiều dài của váy phụ nữ (và trẻ em gái) nhưng theo như truyền thống nó phải dài ít nhất xuống giữa bắp chân. Những dịp thích hợp để mặc một bộ trang phục quốc gia chẳng hạn như những dịp lễ đặc biệt ở gia đình, trường học, nhà thờ và ngày lễ quốc gia. Biểu diễn các điệu múa tanhu, pelimanni (âm nhạc truyền thống) và dàn hợp xướng cũng được khuyến cáo mặc trang phục quốc gia. Trang phục quốc gia nói chung là khá tốn kém do thực tế là mọi thứ đều làm bằng tay. Các vật liệu được đan tay như lanh hoặc len. Có thể mua vải truyền thống và các mẫu trang phục về nhà tự may để tiết kiệm chi phí. Quy tắc nghiêm ngặt được thể hiện trong thiết kế và trong cách thức của mặc. Ví dụ, ren trên quần áo phụ nữ phải được gắn ở phía dưới; tạp dề được đeo theo những vạt áo của, một chiếc khăn có thể được đeo hoặc dưới hoặc trên đầu vạt vest.. NGHỆ THUẬT Phần Lan là nước giàu về văn hóa, một dân tộc tôn trọng cái đẹp, chân lý, và trên hết, quyền tự do biểu đạt của con người. Môi trường này đã nuôi dưỡng và sản sinh ra nhiều tài năng nổi tiếng thế giới, mỗi người đều để lại dấu ấn trong lĩnh vực của mình. Để đáp lại những người con tài năng của mình, người Phần Lan luôn mở rộng lòng mình, gia đình mình và lối sống của mình để đón nhận những niềm vui, vẻ đẹp mà nghệ thuật mang lại. Alvar Aalto, Kiến trúc sư.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Vào những năm 1920, một kiến trúc sư trẻ tên là Alvar Aalto đã gây nên một sự ngạc nhiên khi đoạt giải trong một cuộc thi kiến trúc danh tiếng. Công trình của anh là sự sử dụng tài tình ánh sáng, các đường cong, các loại gỗ, tạo nên sự hài hòa với thiên nhiên xung quanh. Những sáng tạo trên kết hợp với tính lạc quan tươi trẻ đã đưa anh trở thành một trong những kiến trúc sư vĩ đại nhất mà thế giới từng biết. Ngoài Alvar Aalto, còn rất nhiều kiến trúc sư Phần Lan nổi tiếng trên thế giới. Các nghệ sĩ Margareta Capsia, Albert Edelfelt, Akseli Gallen-Kallela Với phong cách của riêng mình, những nghệ sĩ này đã đặt nền móng cho nhưng môn nghệ thuật trực quan ở Phần Lan. Margareta Capsia, nghệ sĩ nữ danh tiếng đầu tiên của Phần Lan và là một trong những nghệ sĩ được tôn trọng nhất của Phần Lan trong mọi thời đại. Albert Edelfelt, một tài sản quý báu của quốc gia, chuyên vẽ chân dung và tranh lịch sử Phần Lan. Ông đã rất thành công ở các triển lãm tranh ở Paris và ông chính là người mở đầu cho trường phái ấn tượng ở Phần Lan. Vào cuối thế kỷ qua, Akseli GallenKallela nổi tiếng về nghệ thuật tranh minh họa. Là người theo chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa biểu hiện, ông đã tạo ra những hình ảnh sống động cho cuốn sử thi quốc gia của Phần Lan “Kalevala”. Jorma Uotinen, nghệ sĩ múa Jorma Uotinen là một trong những biên đạo và nghệ sĩ múa nổi tiếng nhất ở Phần Lan. Ông đã đi biểu diễn khắp nơi trên thế giới và là đạo diễn của nhà hát Ba Lê Quốc Gia những năm 1992-2001. Với sự am hiếu sâu sắc về nghệ thuật múa hiện đại, ông đã mang lại những sắc mầu mới cho nhà hát ôpêra tuyệt đẹp ở Helsinki . Renny Harlin, và Aki and Mika Kaurismäki, các nhà đạo diễn phim.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Renny Harlin là nhà đạo diễn Phần Lan nổi tiếng ở Hollywood. Ông đã đạo diễn vài bộ phim rất được hâm mộ và ăn khách như “Cliffhanger” (Câu Chuyện Hấp Dẫn) và “Long Kiss Goodnight.” (Nụ Hôn Chúc Ngủ Ngon). Anh em họ Kaurismäki, Aki and Mika, là những đạo diễn phim thành công và nổi tiếng. Thiên hướng của họ với thể loại bi hài cùng với tính châm biếm đã làm cho họ nổi danh trên thế giới. Năm 2003, Aki nhận được đề cử cho giải Oscar về đạo diễn với phim “A Man without a Past.” (Người Không Quá Khứ) J.L. Runeberg, Aleksis Kivi, Mika Waltari, Tove Jansson, những nhà văn. Phần Lan tất nhiên không thiếu nền văn học lớn đóng góp cho tủ sách kinh điển của trẻ em. Ở thế kỷ thứ 19, J.L. Runeberg trở thành người tiên phong của nền thơ ca Phần Lan. Aleksis Kivi, một trong những nhà văn danh tiếng của Phần Lan trong mọi thời đại đã viết cuốn truyện kinh điển, “Seitsemän Veljestä” (The Seven Brothers/Bảy Anh Em). Mika Waltari, nhà văn tài ba nhất của Phần Lan trên văn đàn quốc tế viết cuốn tiểu thuyết lịch sử “Sinuhe Egyptiläinen” (Sinuhe the Egyptian/Sinuhe NgườI Ai Cập), cuốn này đã.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> được dịch ra 32 thứ tiếng. Trẻ em có thể không quên những cuốn truyện về các nhân vật sống trong thung lũng Moomin do Tove Jansson sáng tác. Nhà hát. Có khoảng 40 nhà hát chuyên nghiệp ở Phần Lan. Vào mùa hè hàng năm, một liên hoan quốc tế lớn được tổ chức ở thành phố Tampere, quy tụ các diễn viên từ khắp nơi trên thế giới. Người dân Phần Lan tất nhiên không xa lạ gì đối với các nhà hát. Mỗi năm ước chừng ba triệu vé được bán ra trong một đất nước có năm triệu dân. NGHỆ THUẬT ẨM THỰC Đông Tây hội ngộ. Tinh hoa ẩm thực. Thực đơn của người Phần Lan là sự kết hợp giữa các món ăn truyền thống vùng nông thôn với các món của tầng lớp thượng lưu cùng với cách nấu ăn hiện đại của lục địa châu Âu. Gia vị được thu nhận từ cả hai phía Đông và Tây. Người Phần Lan đánh giá cao cách nấu ăn cầu kỳ, nhưng chỉ ăn một cách vừa phải. Họ tin rằng thú vui ẩm thực và nếp sống lành mạnh phải đi đôi với nhau. Mặc dù một số món ăn truyền thống như xúc-xích vẫn còn phổ biến, nhưng ngày nay chúng được làm với lượng thịt nhiều hơn và mỡ ít hơn. Các nguyên liệu truyền thống được xem là tốt cho hoạt động chức năng và sức khỏe vẫn thường xuyên được sử dụng. Trong số này có thể kể đến lúa mạch đen, đã được chứng minh một cách khoa học là có lợi cho sức khỏe. Người Phần Lan, đặc biệt là giới trẻ, rất có ý thức quan tâm đến sức khỏe..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Hầu hết người Phần Lan thích tự ở nhà sửa soạn bữa ăn. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại thì thức ăn tiện lợi cũng càng ngày càng được sử dụng phổ biến. Ở Phần Lan, bữa ăn chính của gia đình là bữa sáng đầy đủ. Các món cháo đặc luôn được ưa chuộng, nhiều gia đình cũng thích món muesli, bran, ngũ cốc, sữa chua, sữa, và bánh mì là món không thể thiếu trên tất cả các bàn ăn. Phần Lan là một nước dẫn đầu thế giới về tiêu thụ cà phê, nhưng trà đang dần có chỗ đứng. Ngoài nước ra, nhiều người cũng dùng sữa, sữa tách bơ, hay bia và rượu vang trong bữa ăn.. Các món ăn ngon của địa phương và của từng thời điểm trong năm có thể được tìm thấy ở khắp Phần Lan. Ở Tempere đó là món dồi đen ăn với nước sốt lingonberry, trong khi đó ở Turkku phải là món xúc-xích nho khô hay hành. Pieksämäki và Oulu đều có cách làm riêng trong chế biến món bánh mì dẹt rieska của mình. Vùng Bắc Karelia là quê hương của các loại bánh nướng Karelian. Loại bánh này có vỏ mỏng làm từ bột mạch.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> đen, bọc nhân cơm và có hình “giống như chiếc giày da đanh” (moccasin), như một du khách mô tả.. Món bánh cá kalakukko của vùng Savo nổi tiếng là một món ngon, có hình tròn giống ổ bánh mì nhồi nhân cá và thịt lợn mỡ. Ở các vùng ven biển Phần Lan, món cá trích vùng Baltic nướng rất được ưa chuộng v.v.v. Lapland đã có ảnh hưởng lớn đến cách nấu ăn của Phần Lan. Món thịt tuần lộc hầm vớI khoai tây nghiền đã trở thành phổ biến ở mọi nơi trên đất nước Phần Lan. Cá hồi, tuần lộc hay gà gô trắng, sau đó tráng miệng bằng cloudberries mầu vàng là món không thể thiếu trong thực đơn của người Lapland vào những dịp đặc biệt.. VI, QUAN HỆ QUỐC TẾ Rút ra được những bài học kinh nghiệm từ quá khứ của lịch sử, trong nhiều thập kỷ qua, Phần Lan luôn theo đuổi đường lối đối ngoại trung lập tích cực; giữ cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, các khối; không tham gia các khối quân sự; ủng hộ và thúc đẩy cho các hoạt động vì hoà bình, giải trừ quân bị, làm giảm căng thẳng tình hình quốc tế; ủng hộ đối thoại giữa các nước và khu vực.. Năm 2008, Phần Lan là Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Phần Lan là thành viên tích cực của EU, ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng như các nước Bắc Âu, Nga và các nước ở vùng biển Baltic. Mới đây, Phần Lan đã thông qua Hiệp ước Lisbon. Hiện nay, Phần Lan đang tham gia vào chương trình Đối tác vì Hoà bình (Partnership for Peace) với NATO và vẫn để ngỏ cửa cho việc tham gia NATO (tuy nhiên phần lớn dân Phần Lan muốn tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại trung lập)..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Chính phủ Phần Lan cũng chú trọng phát triển quan hệ với châu Á, nhất là với các nền kinh tế đang nổi lên để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Phần Lan thâm nhập thị trường, phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh. Phần Lan trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 1950; Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Bắc Âu năm 1955; Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế(OECD) năm 1969; liên kết với Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) năm 1961 và trở thành thành viên đầy đủ năm 1986; ký Hiệp định Tự do thương mại với Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) năm 1973. Phần Lan gia nhập Liên hiệp châu Âu (EU) từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 và EMU từ 1 tháng 1 năm 1999. Ngoài ra, Phần Lan cũng là thành viên của Tổ chức Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và nhiều ngân hàng phát triển trên thế giới như ADB… Giáo dục Giáo dục Phần Lan được đánh giá là chất lượng tốt và được xem là vị trí thứ 1 trên Thế giới Chính phủ Phần Lan luôn chú trọng gắn giáo dục với nghiên cứu và sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế, trong đó hiện nay tập trung vào công nghệ thông tin Hệ thống giáo dục.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Giáo dục được đánh giá cao ở Phần Lan, và đat tiêu chuẩn cao cho giáo dục là một trong những nền tảng của chiến lược quốc gia được xây dựng trên cơ sở lòng mong muốn phát triển đất nước thành một xã hội thông tin Sinh viên nước ngoài muốn học tập và đào tạo ở Phần Lan sẽ có được một môi trường học tập an toàn, cho dù có nhiều khác lạ, để phát triển tri thức và chuyên môn, cũng như phát triển nhân cách qua quá trình sống trong một nền văn hóa ở một nước ngoài. Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: 1. Giáo dục nhà trẻ và mẫu giáo. - Là loại hình giáo dục tự nguyện dành cho học sinh dưới 7 tuổi. - Có 2 loại nhà trẻ là nhà trẻ tư nhân và nhà trẻ tư thục (phải trả tiền). - Mục đích: Nhằm nâng cao khả năng tiếp nhận và thực hành của học sinh chủ yếu là thông qua các trò chơi. - Học sinh từ 6 tuổi được vào học miễn phí ở lớp vỡ lòng để chuẩn bị vào lớp 1. 2. Giáo dục cơ sở - Là bậc học bắt buộc với các em từ 7 – 16 tuổi. - Chương trình này kéo dài 9 năm đối với những em hoàn thành các môn học ở bậc học này và kéo dài 10 năm đối với những học sinh thiểu năng. - Dạy cho học sinh những vấn để thực tiễn và kỹ năng thực hành cần thiết sau này. - Bậc học này giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn sẽ đánh giá học lực cho học sinh. 3. Giáo dục phổ thông - Gồm 2 loại hình song song: + Trung học phổ thông: Trang bị kiến thức đại cương cho học sinh. + Trung học dạy nghề: Trang bị kiến thức môt số ngành nghề nhất định cho học sinh. - Thời gian học: 3 năm dành cho học sinh từ 16 – 19 tuổi. - Sau khi tốt nghiệp dù là Trung học phổ thông hay Trung học dạy nghề đều có thể thi vào Đại học Tổng hợp hay Đại học Khoa học ứng dụng tại Phần Lan. 4. Giáo dục Đại học và Thạc sĩ - Gồm 2 loại hình đào tạo: + Đại học Tổng hợp hay Đại cương: kết hợp giữa việc học với việc nghiên cứu giảng dạy. Nhiệm vụ cơ bản là thực hiệnn các nghiên cứu và cung cấp giáo dục trên cơ sở những nghiên cứu đó. + Đại học thực hành hay ứng dụng: Chỉ tập trung vào 1 số lĩnh vực và việc học gắn với đời sống thực tiễn. - Cả hai loại hình giáo dục này đều kéo dài 3 – 3.5 năm. - Thông thường các trường Đại học Khoa học ứng dụng có các chương trình đào tạo Thạc sĩ miễn học phí 100% và từ năm 2009, có duy nhất 1 trường Đại học Khoa học ứng.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> dụng Lahti có chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh quốc tế thu học phí là 16.500 Euro/ 2.5 năm.    . 1 năm mẫu giáo tự nguyện 9 năm giáo dục cơ bản Giáo dục phổ thông Đại học và các bậc sau đại học. Phần Lan tạo điều kiện cho tất cả các học sinh không phân biệt xuất thân từ đâu , giàu nghèo thế nào, tất cả hệ thống giáo dục từ nhà trẻ đến đại học đều miễn phí cả sách giáo khoa, sách tham khảo, tiền xe bus... Ngân sách chi cho giáo dục do Nhà nước và tòa thị chính cuả các thành phố đảm nhiệm (nhà nước trả 57%,tòa thị chính trả 43%) Phần Lan có một hệ thống giáo dục tiên tiến: theo kết quả của các cuộc kiểm tra PISA ,kết quả học tập của học sinh Phần Lan độ tuổi 15 luôn được đánh giá là nước suất sắc nhất Các trường học ở Phần Lan không chỉ đứng đầu về trắc nghiệm của tổ chức OECD mà còn thành công trong việc giáo dục các học sinh yếu kém và làm giảm mức chênh lệch học tập giữa nam và nữ sinh. Phần Lan không theo “kế sách” của các nhà giáo dục ở các nước khác như kiểm tra gắt gao, bắt học nhồi nhét, nhấn mạnh vào cơ bản hoặc áp dụng kỷ luật “sắt”. Hệ thống giáo dục Phần Lan đc xây dựng trên quan điểm “ học ít mà được nhiều” Học sinh Phần Lan hoàn toàn học ở trường công, học trễ tuổi hơn các học sinh ở nước khác (7 tuổi mới đi học và bắt buộc trong 9 năm) và học chỉ 30 giờ mỗi tuần – kể cả bài tập về nhà  Các giáo viên Phần Lan được đào tạo tốt nhất thế giới. Mặc dù lương giáo viên không “hấp dẫn” (giáo viên trung học được khoảng 58.000 USD/năm, tùy mức thâm niên), chuyên môn vẫn cần ưu tiên cao. Các trường đại học chọn lựa giáo viên kỹ hơn luật sư và bác sĩ.  Các giáo viên được quyền tự do cá nhân. Họ được tự do áp dụng phương pháp sư phạm mà họ muốn, tự trù liệu giáo án và tự chọn sách giáo khoa. Khi được đứng lớp, giáo viên không bị thanh tra hoặc bị đánh giá thường xuyên.  Không tiêu chuẩn hóa các bài kiểm tra. Nhiều nước tin rằng nhờ chú trọng việc kiểm tra mà nền giáo dục của họ sẽ tốt hơn, nhưng thực ra không phải vậy. Kiểm tra nhiều quá sẽ khiến giáo viên chỉ dạy để kiểm tra học sinh, học vì thi cử. Việc học không thể căn cứ vào kiểm tra. Có thể có bằng cấp mà không có năng lực..

<span class='text_page_counter'>(49)</span>  Các học sinh được dạy cách tự đánh giá. Nhiều trường tiểu học cho học sinh xem bảng đánh giá hằng tuần. Bên mỗi lời nhận xét, học sinh tự đánh giá bằng cách cho điểm, rồi gắn thêm hình mặt vui hay buồn bên cạnh. Điều này giúp học sinh nghĩ về những gì chưa đạt và điều gì cần cố gắng vào năm sau  Các học sinh được khuyến khích tự lập. Học sinh được khuyến khích tìm thêm thông tin ngoài sách giáo khoa  Không khí học tập sinh động và thoải mái. Học sinh không phải đến trường học phụ đạo hoặc học thêm, chỉ học chính khóa  Các học sinh yếu được giúp đỡ tận tình. Có thể đây là thành tựu lớn nhất của Phần Lan. Theo phát hiện của PISA, các trường ở Phần Lan có độ chênh lệch kiến thức rất nhỏ. Các học sinh yếu luôn có cơ hội vươn lên..

<span class='text_page_counter'>(50)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×