HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐỖ THỊ QUYÊN
NGHIÊN CỨU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU,
TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI - 2015
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐỖ THỊ QUYÊN
NGHIÊN CỨU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU,
TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.62.01.15
Người hướng dẫn khoa học: TS. QUYỀN ĐÌNH HÀ
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2015
Tác giải luận văn
Đỗ Thị Quyên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới thầy TS.Quyền Đình Hà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề
tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Phát triển nông thôn Khoa Kinh tế và PTNT - Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức huyện
Tiên Du đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận
văn./.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2015
Học viên
Đỗ Thị Quyên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
i
LỜI CẢM ƠN
ii
MỤC LỤC
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
vi
DANH MỤC BẢNG
vii
DANH MỤC ĐỒ THỊ
ix
DANH MỤC HÌNH
ix
DANH MỤC HỘP
ix
PHẦN I MỞ ĐẦU
1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
2
1.2.1 Mục tiêu chung
2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
3
1.4 Đối tượng nghiên cứu
3
1.5 Phạm vi nghiên cứu
3
1.5.1 Phạm vi về nội dung
3
1.5.2 Phạm vi về không gian
3
1.5.3 Phạm vi về thời gian
4
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
5
2.1 Cơ sở lý luận
5
2.1.1 Khái niệm
5
2.1.2 Nội dung nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
8
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu LĐNT
10
2.2 Cơ sở thực tiễn
13
2.2.1 Tình hình chuyển dịch lao động nông thôn ở một số quốc gia trên thế giới
13
2.2.2 Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Việt Nam
20
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii
2.2.3 Kinh nghiệm được rút ra từ nghiên cứu chuyển dịch lao động nông thôn
22
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
26
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
26
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
26
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
30
3.1.3 Kết quả phát triển kinh tế của huyện
32
3.1.4 Tổng quan lao động và cơ cấu lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh
34
3.2 Phương pháp nghiên cứu
37
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
37
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
37
3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin
39
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
39
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
41
4.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trên địa bàn huyện
41
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
4.1.1 Tổng quan về lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trên
41
địa bàn huyện
4.1.2 Thông tin chung về đối tượng điều tra
43
4.1.3 Thực trạng chuyển dịch về số lượng lao động
49
4.1.4 Thực trạng chuyển dịch về chất lượng lao động
60
4.2 Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
78
trên địa bàn huyện Tiên Du
4.2.1 Các vấn đề đặt ra từ nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao
78
động nông thôn trên địa bàn huyện
4.2.2 Yếu tố về chính sách phát triển ngành kinh tế
83
4.2.3 Các yếu tố về bản thân người lao động
86
4.2.4 Các yếu tố về hộ
86
4.3 Định hướng và giải pháp nhằm chuyển dịch lao động nông thôn trên địa
87
bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv
4.3.1 Định hướng và mục tiêu chuyển dịch LĐNT huyện
87
4.3.2 Giải pháp nhằm chuyển dịch lao động nông thôn huyện
89
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
93
5.1 Kết luận
93
5.2 Kiến nghị
94
5.2.1 Đối với chính quyền địa phương
94
5.2.2 Đối với UBND huyện, UBND tỉnh
94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
95
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa đầy đủ
BQ
Bình quân
CC
Cơ cấu
CCN
Cụm công nghiệp
CCLĐ
Cơ cấu lao động
CN
Công nghiệp
CNH – HĐH
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
DV
Dịch vụ
HTX
Hợp tác xã
KCN
Khu công nghiệp
LĐ
Lao động
LĐNT
Lao động nông thôn
SL
Số lượng
SS
So sánh
TM
Thương mại
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
XD
Xây dựng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi
DANH MỤC BẢNG
Số bảng Tên bảng
Trang
2.1
Lao động được thu hút vào lĩnh vực phi nông nghiệp ở nông
thôn Trung Quốc
13
2.2
Dân số, lao động của Thái Lan 2000-2004
17
2.3
Cơ cấu dân số nông thôn và cơ cấu GDP theo ngành của Mông
Cổ
18
3.1
Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của huyện Tiên Du trong 3
năm (2012 – 2014)
29
3.2
Lao động và cơ cấu lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2012 – 2014
35
3.3
Số lượng mẫu điều tra
38
4.1
Lao động và cơ cấu lao động nông thôn huyện Tiên Du giai đoạn
2012 – 2014
42
4.2
Một số thông tin chung về lao động điều tra
46
4.3
Thực trạng ngành nghề và mức độ lao động của lao động điều tra
48
4.4a
Tình hình chuyển dịch cơ cấu LĐNT theo ngành xã Hoàn Sơn
50
4.4b
Tình hình chuyển dịch cơ cấu LĐNT theo ngành xã Đại Đồng
51
4.4c
Tình hình chuyển dịch cơ cấu LĐNT theo ngành xã Nội Duệ
52
4.4d
Tổng hợp tình hình chuyển dịch cơ cấu LĐNT theo ngành
53
4.5a
Tình hình chuyển dịch cơ cấu LĐNT theo giới tính xã Hoàn Sơn
54
4.5b
Tình hình chuyển dịch cơ cấu LĐNT theo giới tính xã Đại Đồng
55
4.5c
Tình hình chuyển dịch cơ cấu LĐNT theo giới tính xã Nội Duệ
56
4.5d
Tổng hợp tình hình chuyển dịch cơ cấu LĐNT theo giới
57
4.6
Tình hình chuyển dịch cơ cấu LĐNT theo độ tuổi
59
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii
4.7a
Tình hình chuyển dịch cơ cấu LĐNT theo trình độ văn hóa xã
Hoàn Sơn
Số bảng Tên bảng
61
Trang
4.7b
Tình hình chuyển dịch cơ cấu LĐNT theo trình độ văn hóa xã
Đại Đồng
62
4.7c
Tình hình chuyển dịch cơ cấu LĐNT theo trình độ văn hóa
64
xã Nội Duệ
4.7d
Tổng hợp tình hình chuyển dịch cơ cấu LĐNT theo trình độ văn
hóa
65
4.8a
Tình hình chuyển dịch cơ cấu LĐNT theo trình độ chuyên môn
xã Hoàn Sơn
67
4.8b
Tình hình chuyển dịch cơ cấu LĐNT theo trình độ chuyên môn
xã Đại Đồng
68
4.8c
Tình hình chuyển dịch cơ cấu LĐNT theo trình độ chuyên môn
xã Nội Duệ
69
4.8d
Tổng hợp tình hình chuyển dịch cơ cấu LĐNT theo trình độ
chuyên môn
70
4.9a
Thời gian lao động bình quân 1 năm của lao động xã Hoàn Sơn
71
4.9b
Thời gian lao động bình quân 1 năm của lao động xã Đại Đồng
72
4.9c
Thời gian lao động bình quân 1 năm của lao động xã Nội Duệ
73
4.9d
Tổng hợp thời gian lao động bình quân 1 năm của lao động
74
4.10a
Thu nhập bình quân của lao động xã Hoàn Sơn
75
4.10b
Thu nhập bình quân của lao động xã Đại Đồng
76
4.10c
Thu nhập bình quân của lao động xã Nội Duệ
76
4.10d
Tổng hợp thu nhập bình quân của lao động
77
4.11
Cơ cấu lao động nông thôn huyện Tiên Du tại các ngành nghề
giai đoạn 2015 - 2020
89
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Số đồ thị Tên đồ thị
2.1
Trang
Thay đổi cơ cấu GDP và việc làm ở Trung Quốc
14
DANH MỤC HÌNH
Số hình Tên hình
3.1
Trang
Bản đồ vị trí huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
27
DANH MỤC HỘP
Số hộp
Tên hộp
Trang
4.1
Ý kiến của cán bộ về tốc độ tăng lực lượng lao động tại địa
phương
78
4.2
Ý kiến của người lao động về khó khăn khi thay đổi nghề nghiệp
79
4.3
Ý kiến của người lao động về khó khăn khi tìm việc làm
80
4.4
Ý kiến của người lao động về vấn đề đào tạo nghề
81
4.5
Ý kiến của chủ cơ sở sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ Hoa
Liêm
82
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ix
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa (CNH - HĐH) đã và đang diễn
ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước nói chung và Bắc Ninh nói riêng. Đây là chủ
trương lớn, quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước
nhằm phát triển mạnh các ngành công nghiệp và thương mại – dịch vụ mà Đảng
và Nhà nước đã đề ra trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.
Tuy nhiên quá trình CNH - HĐH bên cạnh những tác động tích cực, vẫn
còn có không ít những bất cập, tồn tại đặt ra cần phải giải quyết, đặc biệt là vấn đề
lao động - việc làm đối với một bộ phận lớn dân cư nông thôn bị rơi vào tình trạng
thất nghiệp và thiếu việc làm khi bị thu hồi đất đai phục vụ mục tiêu CNH - HĐH.
Theo “Báo cáo điều tra lao động việc làm quý 2 năm 2014” của Tổng cục Thống
kê – Bộ Kế hoạch và đầu tư đến thời điểm 1/7/2014, lực lượng lao động từ 15 tuổi
trở lên của cả nước là 53,7 triệu người. Mặc dù có sự tăng lên đáng kể về tỷ trọng
lực lượng lao động khu vực thành thị, nhưng đến nay vẫn còn 70,2% lực lượng lao
động nước ta tập trung ở khu vực nông thôn. Ở cấp toàn quốc, tỷ lệ tham gia lực
lượng lao động là 77,5%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số khu vực
nông thôn (81,2%) cao hơn khu vực thành thị (70%) cả nước có 1.140,2 nghìn
người thiếu việc làm và 876,1 nghìn người thất nghiệp trong tổng lực lượng lao
động từ 15 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, có tới 86,3% người thiếu việc làm sinh sống ở
khu vực nông thôn.
Nói chung, nông thôn của chúng ta vẫn còn nghèo, lao động thừa, việc làm
thiếu, thu nhập không ổn định, chênh lệch giầu nghèo trong nông thôn, giữa nông
thôn với thành thị còn lớn. Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân vẫn còn
chưa thoả đáng nhất là đầu tư đưa khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản, đào tạo nghề cho nông dân, giải quyết lao động dư thừa, việc
làm cho nông dân mất đất nông nghiệp do xây dựng khu công nghiệp (KCN), cụm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1
công nghiệp (CCN) và đô thị hoá chưa thoả đáng. Hiện nay sự phát triển của các
KCN ở các tỉnh thành trên cả nước thực tiễn cho thấy KCN là công cụ hữu hiệu
thực hiện chiến lược lâu dài về đào tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu lao động
cũng như sử dụng lao động một cách có hiệu quả nhất. Cơ cấu lao động (CCLĐ)
nông thôn tuy có sự biến đổi xong tỷ lệ LĐNN vẫn còn cao: tỷ lệ hộ thuần nông
chiếm 60,6%; hộ phi nông nghiệp chiếm 39,4%.
Tiên Du là huyện nằm cách trung tâm tỉnh 5km về phía Nam đặc biệt là cách
thủ đô Hà Nội 25km về phía Bắc, giao thông khá thuận lợi để phát triển kinh tế - xã
hội, có điều kiện tiếp cận nhanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ phục vụ
cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tiên Du có 2 khu công nghiệp tập
trung: KCN Tiên Sơn, KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn thu hút một lượng lớn lao động
trong nông thôn vào các KCN. Kể từ khi phát triển các KCN đã có sự thay đổi rất
lớn về cơ cấu lao động nông thôn trong huyện. Hình thành các nhóm lao động tham
gia vào thị trường lao động trong và ngoài tỉnh.
Bên cạnh những tác động tích cực thì quá trình công nghiệp hóa và đô thị
hóa làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nông dân bị mất tư liệu
sản xuất, tình trạng lao động nông nghiệp dư thừa và thất nghiệp trong nông thôn
ngày càng gia tăng, đã tất yếu dẫn đến việc chuyển đổi cơ cấu lao động và việc làm
của người dân, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của họ. Xuất phát từ những vấn
đề lý luận và thực tiễn như trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trê
địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; từ đó đề xuất định hướng và một số giải
pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch lao động nông thôn trên địa bàn nghiên cứu giai
đoạn 2015-2020.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2
(1) Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động và chuyển dịch cơ
cấu lao động nông thôn;
(2) Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trên địa bàn
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh;
(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao
động nông thôn trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh;
(4) Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ
cấu lao động nông thôn trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong những
năm tiếp theo.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
(1) Chuyển dịch là gì, chuyển dịch cơ cấu lao động là gì, chuyển dịch cơ
cấu lao động nông thôn là gì?
(2) Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trên địa bàn huyện
Tiên Du trong những năm qua như thế nào?
(3) Có các yếu tố nào ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh?
(4) Để nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trên địa bàn
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới cần có những giải pháp nào?
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ cấu lao động nông thôn.
Đối tượng khảo sát của đề tài là người lao động nông thôn huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh trong độ tuổi lao động: Từ đủ 18 đến 60 tuổi đối với nam (55 tuổi
đối với nữ).
1.5 Phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng lao động, chuyển dịch cơ cấu lao
động, các yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả
chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Tuy nhiên trong đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu trong phạm vi, đặc điểm của người lao
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3
động và hộ.
1.5.2 Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh tập
trung khảo sát tại 3 xã đại diện cho các khu vực khác nhau trong huyện. Đó là xã
Hoàn Sơn, Đại Đồng và Nội Duệ.
1.5.3 Phạm vi về thời gian
Thời gian nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu thực trạng lao động nông thôn của
huyện Tiên Du qua 3 năm gần đây từ 2012 – 2014, định hướng và một số giải
pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn của huyện trong
những năm tới giai đoạn 2015 đến 2020.
Thời gian thực hiện đề tài: từ 1/7/2014 đến 1/10/2015.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm
2.1.1.1 Một số khái niệm về lao động, lao động nông thôn
a. Khái niệm lao động
Theo Bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi bổ
sung) năm 2002 thì: “Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra
của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất
lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.”
b. Khái niệm lực lượng lao động
Lực lượng lao động được hiểu là những người có năng lực hành vi, đủ 15-60
tuổi đối với nam (đủ từ 15-55 đối với nữ) đang có việc làm và chưa có việc làm.
Ngoài ra là những người không thuộc lực lượng lao động (theo Nguyễn Mạnh
Hùng, 2008).
c. Khái niệm nguồn lao động
Theo Nguyễn Mạnh Hùng (2008), nguồn lao động là lực lượng cơ bản của
hoạt động sản xuất xã hội, bao gồm toàn bộ những người có khả năng tham gia lao
động .
Có hai chỉ tiêu thường dùng khi xem xét, đánh giá nguồn lao động:
Thứ nhất là số lượng lao động: là toàn bộ những người trong độ tuổi qui định
(nam từ 15-60 tuổi, Nữ từ 15 - 55 tuổi) có khả năng tham gia lao động. Tuy nhiên,
do đặc thù của sản xuất nông nghiệp, những người không nằm trong độ tuổi lao
động nhưng vẫn có khả năng tham gia lao động thì vẫn được coi là bộ phận của
nguồn lao động nhưng do khả năng lao động của họ hạn chế nên họ được coi là lao
động phụ.
Thứ hai là chất lượng lao động: chính là sức lao động của bản thân người lao
động, chất lượng lao động thể hiện ở sức khoẻ, trình độ văn hoá, nhận thức hiểu biết
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5
về khoa học kỹ thuật và trình độ kinh tế, tổ chức.
d. Khái niệm lao động nông thôn
Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động
trong hệ thống kinh tế nông thôn (theo Nguyễn Mạnh Hùng, 2008).
Lao động nông thôn chia thành 3 loại chủ yếu là những loại lao động mang lại
thu nhập cho người lao động từ 70% trở lên từ ngành đó, các loại lao động chủ yếu
đó là: lao động nông nghiệp (LĐ thuần nông), lao động công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và xây dựng, lao động Thương mại và dịch vụ
2.1.1.2 Khái niệm cơ cấu lao động, chuyển dịch, chuyển dịch cơ cấu lao động,
chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
a. Khái niệm cơ cấu lao động
Theo Nguyễn Mạnh Hùng (2008), cơ cấu lao động được hiểu là tổng thể
các mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận lao động trong tổng nguồn lao động
xã hội và được biểu hiện thông qua những tỷ tệ nhất định.
Về thực chất, cơ cấu lao động là một đại lượng kinh tế phản ánh số lượng
các bộ phận hợp thành nguồn lao động và mối quan hệ tương tác về tỷ lệ giữa các
bộ phận ấy trong tổng nguồn lao động xã hội.
Các loại cơ cấu lao động: Cơ cấu lao động chia theo ngành kinh tế, cơ cấu
lao động chia theo giới tính, cơ cấu lao động chia theo theo độ tuổi, cơ cấu lao
động chia theo trình độ văn hoá, cơ cấu lao động chia theo trình độ chuyên môn.
b. Khái niệm chuyển dịch
Theo Nguyễn Mạnh Hùng (2008), chuyển dịch được hiểu ở hai khía cạnh:
thứ nhất, đó là sự thay đổi từ vị trí này sang vị trí khác; thứ hai, đó là quá trình làm
biến đổi các yếu tố trong cấu trúc và mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành một
tổng thể theo chủ đích và phương hướng xác định. Như vậy, có thể hiểu chuyển
dịch là chuyển từng quãng ngắn hoặc làm thay đổi cơ cấu thành phần.
c. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu lao động
Chuyển dịch cơ cấu lao động chính là quá trình phân phối bố trí các nguồn
lao động theo những quy luật, những xu hướng tiến bộ… nhằm sử dụng đầy đủ và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6
có hiệu quản nhất các nguồn lao động thúc đẩy và tăng trưởng và phát triển kinh tế
đất nước (theo Nguyễn Thị Hoa, 2009).
d. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
Theo Nguyễn Thị Hoa (2009), chuyển dịch cơ cấu lao động được xem xét sự
biến đổi cấu trúc lực lượng lao động. Vì vậy, có thể định nghĩa chuyển dịch cơ cấu
lao động nông thôn là quá trình biến đổi, chuyển hoá khách quan từ cơ cấu lao động
cũ sang cơ cấu lao động mới tiến bộ hơn, phù hợp quá trình và trình độ phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn.
2.1.1.3 Khái niệm việc làm, thất nghiệp, thu nhập
a. Khái niệm việc làm
Theo giáo trình Kinh tế lao động của Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà
Nội, khái niệm việc làm được hiểu là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản
xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người.
Theo Bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi
bổ sung) năm 2002 thì khái niệm việc làm được xác định là “Mọi hoạt động lao
động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
Như vậy, khái niệm việc làm có thể hiểu là hoạt động lao động của con người
nhằm mục đích tạo ra thu nhập và hoạt động này không vi phạm pháp luật.
Việc làm bao gồm ba dạng:
(1) Những việc làm nhằm nhận được tiền công, tiền lương dưới dạng tiền hoặc
hiện vật.
(2) Việc làm nhằm thu được lợi nhuận.
(3) Là những công việc cho hộ gia đình nhưng không được trả thù lao.
b. Khái niệm thất nghiệp
Theo Bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi bổ
sung) năm 2002 quy định: “ Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động
muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.” Thất nghiệp chỉ tình trạng không có
việc làm mang lại thu nhập. Một người được coi là thất nghiệp nếu người đó tạm
thời nghỉ việc, đang tìm việc hoặc đang đợi ngày bắt đầu làm việc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7
c. Khái niệm thu nhập
Theo Lê Văn Quân (2011), thu nhập trong nền kinh tế thị trường, theo nghĩa
rộng bao gồm doanh thu của doanh nghiệp và thu nhập của các yếu tố sản xuất.
Theo nghĩa hẹp, thu nhập là phần trả công cho chủ các yếu tố sản xuất như: tiền
lương, lợi tức, địa tô như vậy, có thể hiểu thu nhập là tổng số tiền mà chủ thể các
yếu tố sản xuất kiếm được trong một thời gian nhất định.
Theo Lê Văn Quân (2011), thu nhập của một hộ nông dân được hiểu là phần
giá trị sản xuất tăng thêm mà hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động của gia
đình, cho tích luỹ và tái sản xuất mở rộng nếu có. Thu nhập của hộ phụ thuộc vào
kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh mà hộ thực hiện. Có thể phân thu
nhập của hộ nông dân thành 3 loại:
(1) Thu nhập nông nghiệp: Bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất
trong nông nghiệp như: Trồng trọt (lúa, màu, rau, quả,...); từ chăn nuôi (Gia súc, gia
cầm,....) và nuôi trồng thuỷ hải sản (tôm, cua, cá,...).
(2) Thu nhập phi nông nghiệp: Là thu nhập được tạo ra từ các hoạt động ngành
nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế biến, sản xuất
vật liệu xây dựng, gia công cơ khí,...Ngoài ra thu nhập phi nông nghiệp còn được tạo ra
từ các hoạt động thương mại dịch vụ như buôn bán, thu gom,...
(3) Thu nhập khác: Đó là các nguồn thu từ các hoạt động làm thêm, làm thuê;
làm công ăn lương; từ các nguồn trợ cấp xã hội và sản xuất hoặc các nguồn thu
nhập bất thường khác.
2.1.2 Nội dung nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
Hiện nay kết quả nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo
nhiều hướng khác nhau:
Theo Lê Văn Quân (2011), Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động gồm:
chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành; chuyển dịch lao động theo việc làm;
chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo giới tính; chuyển dịch cơ cấu lao động
nông thôn theo độ tuổi; chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo trình độ văn
hoá; chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo trình độ chuyên môn; sự thay đổi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8
về thời gian lao động và thu nhập.
Theo Phạm Thị Chung Thủy (2011), Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động
diễn ra như sau: (1) Chuyển dịch cơ cấu số lượng lao động gồm có: chuyển dịch cơ
cấu theo nhóm tuổi; chuyển dịch cơ cấu theo khu vực thành thị, nông thôn; chuyển
dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế; chuyển dịch cơ cấu theo nhóm ngành kinh tế;
chuyển dịch cơ cấu lao động trong từng nhóm ngành kinh tế. (2) Chuyển dịch cơ
cấu chất lượng lao động gồm có: chuyển dịch cơ cấu theo trình độ học vấn; chuyển
dịch cơ cấu theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Theo Nguyễn Thị Phương Lan và Phan Văn Yên, chuyển dịch cơ cấu lao
động gồm các nội dung chính như sau: chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
nghề; chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn; chuyển dịch cơ cấu
lao động theo cơ cấu thu nhập của lao động các ngành; chuyển dịch cơ cấu lao động
theo đất nông nghiệp.
Theo Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, chuyển dịch cơ cấu lao
động có thể theo các hướng sau: cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn; cơ
cấu lao động chia theo giới tính, độ tuổi; cơ cấu lao động chia theo vùng kinh tế; cơ
cấu lao động chia theo ngành kinh tế; cơ cấu lao động chia theo trình độ văn hoá,
chuyên môn kỹ thuật; cơ cấu lao động chia theo trình độ có việc làm, thất nghiệp ở
thành thị; cơ cấu lao động chia theo thành phần kinh tế.
Từ các kết quả nghiên cứu như trên thì nội dung chuyển dịch cơ cấu lao động
nông thôn chủ yếu theo các hướng sau:
2.1.2.1 Chuyển dịch về số lượng lao động
Chuyển dịch cơ cấu số lượng lao động làm thay đổi tỷ trọng lao động giữa
các bộ phận trong cơ cấu như: Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo ngành;
chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo giới tính; chuyển dịch cơ cấu lao động
nông thôn theo độ tuổi.
Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo ngành là sự thay đổi trong quan
hệ tỷ lệ, cũng như xu hướng vận động về lao động của các ngành diễn ra trong một
không gian, thời gian và theo xu hướng nhất định. cơ cấu ngành kinh tế là luôn luôn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9
biến đổi vì vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động cũng không kết thúc và diễn
ra không ngừng. Trong điều kiện nước ta hiện nay cùng với quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH, việc thực hiện quá trình chuyển dịch cơ
cấu lao động là một tất yếu khách quan. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động
trong điều kiện hiện nay không chỉ xuất phát từ yêu cầu phát triển các ngành mà còn
để đáp ứng yêu cầu mở rộng hợp tác quốc tế, chủ động và tham gia hội nhập kinh tế
khu vực và thế giới nhằm xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc tổ quốc
(theo Nguyễn Mạnh Hùng, 2008).
Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo giới tính là sự chuyển dịch khác
nhau giữa lao động nam và lao động nữ, xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động từ
nông nghiệp sang các ngành khác vẫn là xu hướng chung.
Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo độ tuổi là sự chuyển dịch khác
nhau theo các độ tuổi khác nhau.
Sự chuyển dịch cần phải bảo đảm tạo ra cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu
kinh tế trong từng thời kỳ phát triển, xóa bỏ khoảng cách khá xa giữa cơ cấu lao
động còn lạc hậu với cơ cấu kinh tế.
2.1.2.2 Chuyển dịch về chất lượng lao động
Chuyển dịch về chất lượng lao động đó là: chuyển dịch cơ cấu lao động nông
thôn theo trình độ văn hóa; chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo trình độ
chuyên môn…
Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo trình độ văn hóa là sự thay đổi
về lượng lao động theo các nhóm như: lao động có trình độ dưới cấp II, lao động có
trình độ cấp II, lao động có trình độ cấp III, lao động có trình độ trên cấp III.
Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo trình độ chuyên môn là sự thay
đổi về lượng lao động phân theo các nhóm như: lao động qua đào tạo, lao động
không qua đào tạo.
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông
thôn
2.1.3.1 Cơ chế chính sách
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10
Khi nước ta còn trong thời kỳ bao cấp nền kinh tế chỉ tồn tại thành phần kinh
tế nhà nước và thành phần kinh tế tập thể thì lao động chỉ tập trung chủ yếu ở các
thành phần kinh tế này nhưng khi chuyển sang thành phần kinh tế thị trường với đủ
các loại thành phần kinh tế thì lao động sẽ chuyển một phần từ các thành phần kinh
tế nhà nước và tập thể sang các thành phần kinh tế khác. Các chính sách của Đảng
và Nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Các chính sách
mở rộng và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các chiến lược, kế
hoạch về chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chính sách đào
tạo nghề... sẽ tạo ra nhu cầu về lao động để đáp ứng, giải quyết các chính sách này
(theo Phạm Thị Chung Thủy, 2011).
2.1.3.2 Yếu tố về bản thân người lao động
a. Trình độ giáo dục và đào tạo
Theo Lê Văn Quân (2011), Trình độ của bản thân người lao động có tác
động to lớn trong chuyển dịch lao động từ thuần nông sang họat động làm thuê hơn
là sang họat động tự làm. Nếu hướng các họat động phi nông nghiệp ở nông thôn ở
quy mô nhỏ sang quy mô lớn hơn hay nói cách khác hướng các họat động từ phi
nông nghiệp tự làm nhỏ lẻ lên quy mô lớn hơn, thu hút nhiều lao động làm thuê hơn
thì yếu tố giáo dục cần đặc biệt coi trọng. Vấn đề đặt ra là giáo dục ở mức nào, đào
tạo gì và sử dụng như thế nào thì cần phải xem xét. Có thể nói rằng hiện nay vai trò
của giáo dục và đạo tạo thấp có phần đóng góp của cả hai phía, hệ thống đào tạo và
thực tế công việc.
b. Tuổi của người lao động
Theo Lê Văn Quân (2011), Đối với tuổi của lao động thì độ tuổi trẻ sẽ có sự
chuyển dịch nhanh và mạnh mẽ hơn đặc biệt là đối với lứa tuổi từ 18 – 25 tuổi, đối
với những lao động trong độ tuổi cao thì thay đổi chậm chạm hơn lứa tuổi trẻ, vì ở
lứa tuổi này thường có tính ổn định cao, ngại thay đổi, hay ngại mạo hiểm, đặc biệt
là ở lứa tuổi từ trên 45 tuổi.
c. Giới tính của người lao động
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11
Theo Lê Văn Quân (2011), Giới tính cũng có tác động thậm chí là tương đối
lớn so với các yếu tố khác, điều này cho thấy thị trường lao động nông thôn có độ
phân mảnh cao theo giới tính. Nam giới dường như có nhiều khả năng chuyển dịch
lao động hơn nữ giới trong thời gian qua và đối với hầu hết các loại hình chuyển
dịch. Tuy nhiên đối với các loại hình lao động tự làm quy mô hộ gia đình ít có sự
phân bịêt về giới khi quyết định khả năng tham gia của người dân.
2.1.3.3 Các yếu tố về hộ
a. Quy mô đất nông nghiệp của hộ gia đình
Phát triển các KCN là một tất yếu trong quá trình CNH-HĐH của nước ta.
Yếu tố về đất đai là rất quan trọng làm chuyển dịch cơ cấu của lao động nông thôn,
khi phát triển các KCN người nông dân bị thu hẹp đất nông nghiệp dẫn đến lao động
nông thôn bị dư thừa tất yếu sẽ chuyển dịch sang lĩnh vực phi nông nghiệp (theo Lê
Văn Quân, 2011).
b. Yếu tố nhân khẩu học của hộ gia đình
Ta thấy việc chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp có
đóng góp không nhỏ của các yếu tố nội tại từng gia đình. Gia đình đông con thường
có sức ép chuyển dịch lớn hơn tuy nhiên phải kết hợp với các điều kiện khác, đông
con nhưng nghèo, ít đất lại trở thành những lực cản không nhỏ, khiến người nông
dân không dễ gì thoát ra khỏi nông nghiệp được. Tuy nhiên đóng góp của yếu tố
này không lớn (theo Lê Văn Quân, 2011).
c. Thu nhập nông nghiệp
Thu nhập nông nghiệp bình quân/người của hộ có tác động tương đối lớn
đến khả năng chuyển dịch lao động. Mức thu nhập này càng cao thì lựa chọn
chuyển dịch sang lao động phi nông nghiệp càng thấp và ngược lại. Mặc dù có một
lực “đẩy” khác là thu nhập nông nghiệp cao đến một mức độ nhất định sẽ có tác
dụng tạo vốn cho họ chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp với tỷ suất lợi
nhuận cao hơn (theo Lê Văn Quân, 2011);
Tóm lại, qua nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu lao
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12
động nông thôn trong thời kỳ phát triển mạnh CNH-HĐH và đô thị hoá. Để đảm
bảo thu nhập trong cuộc sống thì ngoài việc tham gia vào sản xuất nông nghiệp, một
ngành truyền thống của LĐNT thì giờ đây buộc phải chuyển dịch từ lao động nông
thôn sang ngành nghề khác để phù hợp với sự phát triển của công cuộc CNH-HĐH
và đô thị hoá đất nước. Để đánh giá đâu là nguyên nhân chính và tác động đến sự
chuyển dịch cơ cấu LĐNT thì cần đánh giá sâu sắc các yếu tố kể trên từ đó đưa ra
các biện pháp cụ thể.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình chuyển dịch lao động nông thôn ở một số quốc gia trên thế giới
2.2.1.1 Trung Quốc
Là một nước lớn về nông nghiệp, dân số nông thôn chiếm đến 80%, giải
quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là mẫu chốt nhằm thực hiện hiện
đại hoá Trung Quốc. Thành tựu nổi bật trong đổi mới ở Trung Quốc là xuất phát từ
đổi mới trong nông nghiệp và cơ cấu lại kinh tế nông thôn. Hai đặc trưng quan
trọng nhất trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc
là Phát triển công nghiệp hương trấn và sản nghiệp hóa nông nghiệp (dẫn theo Lê
Văn Quân, 2011).
Bảng 2.1 Lao động được thu hút vào lĩnh vực phi nông nghiệp ở nông thôn
Trung Quốc
ĐVT: triệu người
TT
Chỉ tiêu
1978
1984
1985
1991
1992
1993
19,800
36,561
41,367
58,136
63,364
66,500
1
Công nghiệp
2
Xây dựng
2,690
6,835
7,900
13,843
15,407
Na
3
Vận tải
1,185
1,293
1,142
7,323
7,969
43,000
4
Thương mại
1,642
4,553
16,858
14,358
16,523
Na
5
Tổng cộng
25,317
49,242
67,267
93,660 103,260 109,500
(Nguồn: Lê Văn Quân, 2011)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13
Phát triển các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn: Trong những năm đầu
của đổi mới, cải cách trong nông nghiệp đi kèm với phát triển các hoạt động phi
nông nghiệp, nhất là công nghiệp hương trấn ở Trung quốc. Sở dĩ công nghiệp
Hưng trấn của Trung quốc phát triển mạnh do trong thời kỳ đầu hội đủ các yêu cầu
về phát triển và đặc biệt là có thị trường tiêu thụ rộng lớn, tuy nhiên, về sau công
nghiệp Hưng trấn gặp phải nhiều khó khăn nhất là về thị trường tiêu thụ do yêu cầu
về chất lượng sản phẩm trên thị trường tăng cao trong khi điều kiện về đổi mới công
nghệ của công nghiệp nông thôn không đáp ứng kịp. Năm 1993 có khoảng 109,5
triệu lao động được thu hút vào làm việc tại khu vực phi nông nghiệp ở nông thôn, tăng
6,24 triệu hay 6% so với năm 1992 (dẫn theo Lê Văn Quân, 2011).
Nhờ phát triển mạnh mẽ các hoạt động phi nông nghiệp, lao động nông thôn
có nhiều cơ hội tiếp cận việc làm, qua đó thay đổi nhanh chóng cơ cấu lao động ở
nông thôn, cụ thể
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
GDP
2002
2001
2000
1999
1998
1997
1996
1995
1994
1993
1992
1991
1990
1989
1988
1987
1986
1985
1980
Việc làm
1978
(%)
Thay đổi cơ cấu GDP và việc làm của họat động phi nông
nghiêp
Đồ thị 2.1 Thay đổi cơ cấu GDP và việc làm ở Trung Quốc
(Nguồn: Lê Văn Quân, 2011)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14