Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện yên định tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.4 MB, 115 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG TRUNG THỊNH

ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
TẠI HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phạm Phương Nam

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn



Hoàng Trung Thịnh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc thầy TS. Phạm Phương Nam đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quản lý đất đai, Khoa Quản lý đất đai - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện,
Thanh tra huyện, Văn phòng HĐND – UBND huyện, Phòng Tài ngun và Mơi trường
huyện, Văn phịng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Yên Định đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Hoàng Trung Thịnh

ii



MỤC LỤC

Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt..................................................................................................vii
Danh mục bảng ..........................................................................................................viii
Danh mục hình .............................................................................................................. x
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ xi
Thesis abstract ............................................................................................................xiii
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................ 3

1.4.1.


Những đóng góp mới ....................................................................................... 3

1.4.2.

Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 3

1.4.3.

Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 4
2.1.

Một số vấn đề lý luận về khiếu nại, giải quyết khiếu nại về cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ......................................................................... 4

2.1.1.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ................................................................ 4

2.1.2.

Khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ...................................... 7

2.1.3.

Giải quyết khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ...................... 9

2.1.4.


Một số khái niệm khác liên quan đến giải quyết khiếu nại về cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ....................................................................... 14

2.2.

Quy định giải quyết khiếu nại về đất đai tại một số nước trên thế giới ............ 17

2.2.1.

Quy định giải quyết khiếu nại về đất đai tại Hoa Kỳ ...................................... 17

2.2.2.

Quy định giải quyết khiếu nại về đất đai tại Anh ............................................ 18

2.2.3.

Quy định giải quyết khiếu nại về đất đai tại Thụy Điển .................................. 19

2.2.4.

Quy định giải quyết khiếu nại về đất đai tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa........ 20

2.2.5.

Kinh nghiệm về giải quyết khiếu nại đất đai cho Việt Nam ............................ 20

iii



2.3.

Những quy định về giải quyết khiếu nại về đất đai ở Việt Nam ...................... 21

2.3.1.

Giai đoạn trước khi Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực.................................. 21

2.3.2.

Giai đoạn Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực................................................. 21

2.3.3.

Giai đoạn Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực................................................. 22

2.3.4.

Giai đoạn Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay.................................... 23

2.4.

Thực tiễn giải quyết kn về cấp GCNQSDĐ tại Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa...... 24

2.4.1.

Thực tiễn giải quyết KN về cấp GCNQSDĐ tại Việt Nam ............................ 24

2.4.2.


Thực trạng giải quyết khiếu nại về cấp GCNQSDĐ tại tỉnh Thanh Hóa ......... 26

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 32
3.1.

Địa điểm nghiên cúu ...................................................................................... 32

3.2.

Thời gian nghiên cúu ..................................................................................... 32

3.3.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 32

3.4.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 32

3.4.1.

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Yên Định....................... 32

3.4.2.

Tình hình quản lý đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần
đầu ở huyện Yên Định ................................................................................... 32

3.4.3.


Kết quả giải quyết khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
tại huyện Yên Định ........................................................................................ 32

3.4.4.

Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất tại huyện n Định.......................................................................... 32

3.4.5.

Giải pháp hồn thiện cơng tác giải quyết khiếu nại về cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất tại huyện Yên Định. ................................................. 32

3.5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 33

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................. 33

3.5.2.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .............................................................. 33

3.5.3.

Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu .............................................................. 34


3.5.4.

Phương pháp phân tích, so sánh số liệu .......................................................... 34

3.5.5.

Phương pháp đánh giá ................................................................................... 34

Phần 4. Kết quả và thảo luận.................................................................................... 35
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Định ............................... 35

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 35

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................. 38

iv


4.2.

Tình hình quản lý đất đai và cơng tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất của huyện Yên Định ........................................................................ 42

4.2.1.


Công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện ..................................... 42

4.2.2.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Định theo mục đích sử dụng đất ............... 47

4.2.3.

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng đất và theo đối
tượng được giao để quản lý ............................................................................ 48

4.2.4.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu tại huyện
Yên Định....................................................................................................... 50

4.3.

Kết quả giải quyết khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
tại huyện Yên Định, giai đoạn 2012 - 2016 .................................................... 52

4.3.1.

Tình hình tiếp nhận, giải quyết khiếu nại trên địa bàn huyện Yên Định .......... 52

4.3.2.

Tình hình tiếp nhận, giải quyết khiếu nại có liên quan đến đất đai trên địa
bàn huyện Yên Định ...................................................................................... 53


4.3.3.

Thực trạng việc khiếu nại, khiếu kiện về cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và việc giải quyết của các cơ quan, giai đoạn 2012 - 2016. .............. 54

4.3.4.

Giải quyết khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .................... 56

4.3.5.

Tình hình phát sinh khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ...... 58

4.4.

Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất tại huyện Yên Định.......................................................................... 60

4.4.1.

Đánh giá của người dân đối với cán bộ, công chức trong thực hiện giải
quyết khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ............................ 60

4.4.2.

Đánh giá của các bộ, công chức về giải quyết khiếu nại về cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ....................................................................... 67

4.4.3.


Đánh giá chung về giải quyết khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất tại huyện n Định.......................................................................... 73

4.5.

Giải pháp hồn thiện cơng tác giải quyết khiếu nại về cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất tại huyện Yên Định .................................................. 77

4.5.1.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất
đai trên địa bàn huyện .................................................................................... 77

4.5.2.

Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị và cán bộ, công
chức thực hiện công tác giải quyết khiếu nại về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất .......................................................................................... 78

v


4.5.3.

Gắn trách nhiệm, tăng vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong việc
giải quyết khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ..................... 78

4.5.4.


Giải quyết dứt điểm các vụ việc KN tồn đọng trên địa bàn huyện .................. 79

4.5.5.

Hồn thiện cơng tác lập, quản lý hồ sơ địa chính và xử lý tồn đọng trên
địa bàn huyện ................................................................................................ 79

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 80
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 80

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 81

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 83
Danh mục phụ lục ..................................................................................................... 87

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ADB


Ngân hàng châu á

CB, CC

Cán bộ, cơng chức

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hố, hiện đại hố

CN-TTCN

Cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp

ĐK, KK

Đăng ký, kê khai

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HCNN

Hành chính nhà nước


HĐND

Hội đồng nhân dân

HĐND-UBND

Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân

HVHC

Hành vi hành chính

KH

Kế hoạch

KN

Khiếu nại

KN, KK

Khiếu nại, khiếu kiện

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

NTM


Nông thôn mới

QĐHC

Quyết định hành chính

QL

Quốc lộ

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

UBND

Uỷ ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

WB

Ngân hàng thế giới

vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.

Kết quả giải quyết đơn khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của UBND
các cấp tại tỉnh Thanh Hóa ...................................................................... 28

Bảng 2.2.

Kết quả giải quyết đơn khiếu nại về cấp GCNQSDĐ của UBND các
cấp tại tỉnh Thanh Hóa ............................................................................ 29

Bảng 2.3.

Kết quả giải quyết khiếu kiện hành chính về cấp GCNQSDĐ của các
cấp tịa án tại tỉnh Thanh Hóa .................................................................. 29

Bảng 4.1.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Định năm 2016 .................................49

Bảng 4.2.

Kết quả cấp GCNQSDĐ huyện Yên Định tính đến 31/12/2016 ............... 51

Bảng 4.3.

Kết quả diện tích đất được cấp GCNQSDĐ huyện Yên Định tính đến
31/12/2016 .............................................................................................. 51

Bảng 4.4.


Tình hình tiếp nhận, giải quyết khiếu nại trên địa bàn

huyện

Yên Định ................................................................................................ 52
Bảng 4.5.

Tình hình tiếp nhận, giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn
huyện Yên Định ..................................................................................... 53

Bảng 4.6

Tình hình khiếu nại, khiếu kiện về cấp GCNQSDĐ................................. 54

Bảng 4.7.

Phân loại nội dung khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất ............................................................................................. 56

Bảng 4.8.

Kết quả giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ................................................................................... 57

Bảng 4.9.

Phân loại kết quả đơn đã giải quyết theo cấp hành chính và tòa án .........58

Bảng 4.10. Nguyên nhân phát sinh khiếu nại về cấp GCNQSDĐ ..............................58
Bảng 4.11. Đánh giá về chấp hành các quy định thụ lý, đối thoại, giám sát, ban

hành quyết định và thời gian trong giải quyết KN ................................... 61
Bảng 4.12. Đánh giá về chấp hành thời gian giải quyết, thực hiện quyết định,
bản án giải quyết của các cơ quan giải quyết KN.....................................62
Bảng 4.13. Đánh giá về việc áp dụng pháp luật trong giải quyết KN đối với
CB, CC ................................................................................................... 63
Bảng 4.14. Đánh giá về thái độ tiếp dân, ứng xử với công dân và trách nhiệm
của CB, CC trong giải quyết KN .............................................................65
Bảng 4.15. Đánh giá về tuyên truyền phổ biến pháp luật và đánh giá chung về
công tác giải quyết KN ở địa phương ...................................................... 66

viii


Bảng 4.16. Đánh giá của người dân về trình tự, thủ tục, việc lập hồ sơ và tiếp
nhận trả kết quả tại bộ phận một cửa trong cấp GCNQSDĐ .................... 67
Bảng 4.17. Đánh giá về trình độ, chun mơn của CB, CC thực hiện giải quyết
KN về cấp GCNQSDĐ ........................................................................... 68
Bảng 4.18. Đánh giá sự hiểu biết của CB, CC về chuyên môn nghiệp vụ, pháp
luật đất đai ..............................................................................................69
Bảng 4.19. Đánh giá của CB, CC về thái độ hợp tác và việc chấp hành các trình
tự, thủ tục của trong giải quyết KN về cấp GCNQSDĐ ........................... 70
Bảng 4.20. Ý kiến của CB, CC về một số nguyên nhân chính dẫn đến phát sinh
KN về cấp GCNQSDĐ ........................................................................... 71
Bảng 4.21. Nguyên nhân hạn chế trong công tác giải quyết KN về GCNQSDĐ .......72
Bảng 4.22. Ý kiến của CB, CC về một số biện pháp hạn chế phát sinh KN, nâng
cao hiệu quả giải quyết KN về cấp GCNQSDĐ....................................... 73

ix



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Phân theo tỷ lệ nội dung khiếu nại trong lĩnh vực đất đai ở tỉnh Thanh
Hóa, giai đoạn 2012-2016 .........................................................................27
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện n Định, tỉnh Thanh Hóa .................................. 35
Hình 4.2. Phân loại theo tỷ lệ nội dung KN phát sinh trên địa bàn huyện Yên
Định, giai đoạn 2012-2016 ........................................................................55

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hồng Trung Thịnh.
Tên Luận văn: “Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá.”
Ngành: Quản lý đất đai.

Mã số: 60.85.01.03.

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng khiếu nại, giải quyết khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2012 -2016.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hồn thiện cơng tác giải quyết khiếu nại về cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Yên
Định; Tình hình quản lý đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu ở
huyện Yên Định; Kết quả giải quyết khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất tại huyện Yên Định; Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất tại huyện Yên Định; Giải pháp hồn thiện cơng tác giải quyết khiếu

nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Yên Định.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp; Phương pháp thu
thập số liệu sơ cấp; Phương pháp xử lý, phân tích, so sánh số liệu; Phương pháp
đánh giá.
Các kết quả chính
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Yên Định, những thuận lợi
cũng khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển của địa phương, các chỉ tiêu
kinh tế - xã hội đã đạt được trong giai đoạn nghiên cứu.
- Tình hình quản lý đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trên
địa bàn huyện Yên Định.
- Kết quả giải quyết khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại
huyện Yên Định, giai đoạn 2012-2016. Đã giải quyết 49/76 đơn đã nhận, đạt 64,47%.
- Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất tại huyện Yên Định. Qua điều tra 76 hộ gia đình, cá nhân có đơn khiếu nại và 35 cán
bộ, công chức thực hiện giải quyết đơn cho thấy tỷ lệ đơn đã giải quyết xong đạt thấp,
với 64,47%, bên cạnh các kết quả đạt được, thì nhận xét cơng tác giải quyết cịn yếu

xi


kém chiếm 28,95%, giải quyết giải quyết chưa đứng trình tự thủ tục 50,00%, việc chấp
hành quyết định giải quyết còn chậm chiếm 65,79%, việc chấp hành thời gian chậm
chiếm 78,95%, có 23,68% đánh giá cán bộ, cơng chức thiếu trách nhiệm trong giải
quyết, 65,71% đánh giá sự hạn chế trong phối hợp giữa các ngành chức năng trong việc
giải quyết khiếu nại.
- Các giải pháp hồn thiện cơng tác giải quyết khiếu nại về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất tại huyện Yên Định.
Kết luận
Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi để
phát triển kinh tế - xã hội và các chỉ tiêu khác của huyện, một số điều kiện không được

thuận lợi cũng như khó khăn trước mắt đang được địa phương dần điều chỉnh và khắc
phục với mục tiêu phát triển ổn định, toàn diện và bền vững. Về tình hình quản lý đất
đai và cơng tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Yên Định đang được
duy trì và thực hiện tốt ở tất cả các nội dung, chỉ tiêu, riêng chỉ tiêu cấp giấy chứng
nhận đã đạt 93,98%, tuy nhiên, số lượng giấy chứng nhận đối với đất ở còn tồn đọng
khá lớn với 3.939 giấy. Tình hình khiếu nại trong giai đoạn nghiên cứu khơng có biến
động nhiều, tuy nhiên các vụ việc khiếu nại liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất trên địa bàn huyện có chiều hướng gia tăng, số đơn nhận được 76, chiếm
20,65% tổng số các vụ việc phát sinh. Công tác giải quyết khiếu nại về cấp chứng nhận
quyền sử dụng đất tại huyện Yên Định, giai đoạn 2012-2016 cũng đã được các cấp, các
ngành quan tâm, tập trung giải quyết, tuy nhiên kết quả giải quyết mới đạt 64,47%, cùng
với đó trong giải quyết còn bộc lộ là một số hạn chế, yếu kém cịn tồn tại cần được khắc
phục để hồn thiện.
Để khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên trên hoàn thiện công tác giải quyết
khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Định cần
thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có các giải pháp đã nêu trong luận văn này,
gồm: Nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC làm công tác quản lý đất đai, thực hiện giải
quyết KN về cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện; tăng cường vai trò trách nhiệm của
người đứng đầu đơn vị, cán bộ, công chức thực hiện công tác giải quyết KN; gắn trách
nhiệm của các ngành chức năng, các tổ chức chính trị trong việc giải quyết KN; giải
quyết dứt điểm các vụ việc KN tồn đọng trên địa bàn huyện; hoàn thiện cơng tác lập,
quản lý hồ sơ địa chính và xử lý tồn đọng trên địa bàn huyện.

xii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Hoang Trung Thinh
Thesis title: "Evaluation the work of settling complaints about granting land use right
certificates in Yen Dinh district, Thanh Hoa province"

Major: Land Management

Code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Assess the status of complaints and resolving complaints about granting land use
right certificates in Yen Dinh district, Thanh Hoa province for the period of 2012-2016.
- Propose some solutions to complete the settlement of complaints about granting
land use right certificates in Yen Dinh district, Thanh Hoa province.
Materials and methods
Study contents: Overview of natural, socio-economic conditions in Yen Dinh
district; status of land management and granting land use right certificates for the first
time in Yen Dinh district; Results of solving complaints about granting land use right
certificates in Yen Dinh district; Evaluating the work of settling complaints about
granting land use right certificates in Yen Dinh district; Solution to complete the
complaint settlement on granting land use right certificates in Yen Dinh district.
Study method: method of collecting secondary and primary data; method of data
processing, analysis, comparison ; method of assessment.
Main results
- Overview of natural and socio-economic conditions in Yen Dinh district, the
advantages and disadvantages of natural conditions for local development, socioeconomic targets gained during the study period.
- The status of land management and land use right certificate for the first time in
Yen Dinh district.
- The results of solving complaints about granting land use right certificates in
Yen Dinh district, period 2012-2016. Approved 49/76 applications received, reaching
64.47%.
- Assessing the work of solving complaints about granting land use right
certificates in Yen Dinh district. According to the investigation of 76 households and
individuals filed their complaints and 35 officers and staff processed the applications,

the rate of completed applications was low, at 64.47%. Besides achieved results, the

xiii


settlement was still weak, accounting for 28.95% of the cases, it was solved with wrong
procedure 50%. The implementation of decision resolved slowly, accounted for
65.79%, the implementation of time was slow, occupies 78.95%, 23.68% evaluated the
lack of responsibility of staff and officers in the settlement, 65.71% assessed that there
is restriction in coordination among functional branches in solving complain.
- Solutions to complete complaint settlement on granting land use right
certificates in Yen Dinh district.
Conclusions
Yen Dinh district, Thanh Hoa province has relatively favorable natural conditions
for socio-economic development and other criteria of the district, some unfavorable
conditions as well as difficulties in recent time gradually adjusted and overcome with a
goal of stable development, comprehensive and sustainable. Land management and
granting land use right certificates in Yen Dinh district are being maintained and well
implemented in all contents and criteria, only criteria of granting land use right
certificate achieved 93.98%. However, the number of certificates for residential land
remains quite large with 3,939 certificates. The complaint situation during the study
period did not change much, however complaints about the issuance of land use right
certificates in the district tended to increase, the number of applications received was
76, accounting for 20.65% of the total number of incidents. The settlement of
complaints about granting land use right certificates in Yen Dinh district in the period
2012-2016 has been paid attention and concentrated to solve by all levels and branches.
However, the rate of solved cases was just 64. 47%, along with that, the resolution also
revealed that some shortcomings and weaknesses still need to be overcome to complete.
In order to overcome the shortcomings mentioned above, the complete of solving
of complaints about the granting of land use right certificates in Yen Dinh district

should be carried out synchronously in coordinated manners. As mentioned in this
thesis, solutions are including: Improving the quality of staff, officers for land
management, implementing the settlement of complaints about granting land use right
certificate in the district; Strengthening the role and responsibility of heads of units,
cadres and officers in undertaking the resolution of violations; Link the responsibilities
of functional branches, political organizations in dealing with the complaints;
Completely resolving outstanding cases in the district; Complete the work of preparing
and managing cadastral records and handling the backlog in the district.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là những
năm gần đây tình hình khiếu nại (KN) về đất đai ngày càng gia tăng về số lượng
và phức tạp về tính chất, nhất là ở những vùng đang đơ thị hóa nhanh. Các dạng
khiếu nại hành chính về đất đai phổ biến trong thực tế là khiếu nại về bồi thường,
hỗ trợ tái định cư; về quyết định xử phạt vi phạm hành chính; về vi phạm chế độ
quản lý, sử dụng đất đai,... và đặc biệt những năm gầm đây, phát sinh khiếu nại
về cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), trong bối cảnh
khi nhà nước đang tích cực đẩy mạnh việc hoàn thành cấp GCNQSDĐ, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất để thực hiện quản lý và đảm bảo các quyền
lợi, nghĩa vụ của người sử dụng đất thì việc phát sinh các khiếu nại liên quan đến
cấp GCNQSDĐ ngày càng có chiều hướng gia tăng và phức tạp. Dạng khiếu nại
này phát sinh một phần từ sai sót của cơ quan có thẩm quyền, như: Cấp
GCNQSDĐ sai sót về tên chủ sử dụng, sơ đồ thửa đất, diện tích, nghĩa vụ tài
chính,… Có những trường hợp, khơng cấp GCNQSDĐ mà khơng có lý do chính
đáng hoặc lý do khơng rõ ràng. Các cơ quan có thẩm quyền trong q trình giải
quyết lại khơng giải thích rõ cho dân hiểu lý do tại sao khơng cấp giấy. Q trình

giải quyết hồ sơ diễn ra chậm, gây phiền hà, sách nhiễu,… gây khó khăn cho
người sử dụng đất. Một nguyên nhân khác là do quy hoạch treo hoặc do người
dân không chấp nhận dù lý do không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
chính đáng (Phan Văn Sáu, 2016).
Các vụ việc KN diễn ra ở hầu hết các địa phương, và có phần gay gắt tại
các đô thị và vùng lân cận, nơi có thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất
(QSDĐ) diễn ra sôi động và giá trị đất luôn cao hơn những địa phương khác.
Nguyên nhân cơ bản do sự biến động các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng
đất đai đã tác động đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, một số cơ
quan có chức năng quản lý nhà nước và công chức thực hiện nhiệm vụ có lúc, có
nơi chưa đúng quy định, cẩu thả, thiếu sót,... hệ thống hồ sơ địa chính qua các
thời kỳ, xây dựng, quản lý, theo dõi chưa khoa học, thiếu chính xác,... cơ quan
quản lý, cơng chức thực hiện giải quyết khiếu nại cịn yếu về trình độ năng lực, ý
thức trách nhiệm kém, đùn đẩy, né tránh, hệ thống văn bản quy định còn nhiều
bất hợp lý, thiếu những quy định cụ thể, rõ ràng, mâu thuẫn, chồng chéo, đường

1


lối xử lý chưa thống nhất, cơ quan nhà nước đơi khi cịn bng lỏng cơng tác
quản lý giải quyết KN,... về phía người dân, một số thậm chí đã bị đối tượng xấu
lơi kéo, kích động đã làm tăng tính chất gay gắt của vụ việc và có nơi trở thành
“điểm nóng” ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn
xã hội. Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật
về đất đai, thực trạng KN, việc giải quyết và thẩm quyền giải quyết KN về đất
đai của các cơ quan trong những năm gần đây để đề xuất những giải pháp giải
quyết có hiệu quả các KN về đất đai nhằm nâng cao hiện quả cơng tác quản lý
nhà nước về đất đai, hồn thành cơng tác cấp GCNQSDĐ, đảm bảo quyền và lợi
ích hợp pháp cho cơng dân là vấn đề có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn (Phan
Văn Sáu, 2016).

Sau khi Luật Đất đai năm 2003 và nhất là Luật Đất đai năm 2013 có hiệu
lực và đi vào cuộc sống, giá trị sử dụng đất nâng cao, thị trường chuyển nhượng
đất sơi động, thế chấp vay vốn, góp vốn phát triển mạnh làm cho nhu cầu cấp
GCNQSDĐ trong nhân dân cấp thiết hơn bao giờ hết, kèm theo đó cũng có rất
nhiều tồn tại, hạn chế ở cơng tác này, là nguyên nhân làm phát sinh các KN, KK
ở lĩnh vực này tại địa phương nói riêng. Mặc dù việc giải quyết khiếu nại về đất
đai ở huyện Yên Định đã có nhiều chuyển biến tích cực, đi vào nề nếp, các vụ
việc được tập trung giải quyết dứt điểm, những vụ việc khiếu nại kéo dài giảm rõ
rệt, tỉ lệ cấp GCNQSDĐ lần đầu trên địa bàn đạt kết quả tương đối cao, nhưng
vấn đề KN về cấp GCNQSDĐ trong giai đoạn này vẫn là nổi cộm và q trình
giải quyết các KN vẫn cịn nhiều bất cập, chưa được khắc phục, hiệu quả giải
quyết chưa cao, nhiều vụ việc vẫn còn tồn đọng,... nhất là đất ở, với việc còn tồn
đọng đến 9,25% với 3.939 giấy, đây cũng được xác định là một trong những
nguyên nhân phát sinh nhiều vụ việc khiếu nại, khiếu kiện trên địa bàn.
Xuất phát từ những lý do trên, nên thực hiện đề tài: "Đánh giá công tác
giải quyết khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Yên
Định, tỉnh Thanh Hóa" là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng khiếu nại, giải quyết khiếu nại về cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hồn thiện cơng tác giải quyết khiếu nại
về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

2


1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng là người khiếu nại; người tham gia giải quyết khiếu nại, khiếu
kiện về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Định và
một số cơ quan cấp tỉnh của tỉnh Thanh Hóa.

- Đề tài đi sâu nghiên cứu về khiếu nại và việc thực hiện giải quyết khiếu
nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 27 xã và 02 thị trấn thuộc
huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2012-2016. Việc giải quyết
khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ý nghĩa đảm bảo được
các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất và nâng cao hiệu lực, hiệu
quả của công tác quản lý, sử dụng đất đai, phát hiện các vấn đề tồn tại liên quan
cần được xem xét giải quyết.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới
Luận văn đã chỉ ra những ưu điểm và những tồn tại, nguyên nhân của các
tồn tại khi thực hiện giải quyết khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, trên cơ sở đó đã đề xuất giải pháp hồn
thiện cơng tác giải quyết khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
trong thời gian tới trên địa bàn nghiên cứu.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Luận văn đã làm rõ hơn và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về khiếu nại
thực hiện việc giải quyết khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
kinh nghiệm giải quyết khiếu nại về đất đai tại một số nước trên thế giới.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo
cho sinh viên, cán bộ quan tâm đến việc thực hiện giải quyết khiếu nại về cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra, những giải pháp được đề xuất
trong luận văn có thể để các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh
Thanh Hóa áp dụng nhằm hoàn thiện hơn nữa việc giải quyết khiếu nại về cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU
NẠI VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), tên đầy đủ theo quy
định hiện hành là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất, là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người
có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền
với đất (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013). Ở Việt Nam, đất đai thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Với tư
cách là chủ thể quản lý, Nhà nước không trực tiếp khai thác, sử dụng đất mà trao
quyền sử dụng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đồng thời cấp GCNQSDĐ.
Theo quy định của pháp luật, cấp GCNQSDĐ là một trong những nội dung của
hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, đồng thời cũng là một trong những quyền
đầu tiên mà bất kỳ người sử dụng đất hợp pháp nào cũng được hưởng.
GCNQSDĐ là cơ sở để người sử dụng đất được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi
ích hợp pháp, là tiền đề để họ thực hiện các quyền mà pháp luật đã trao cho
người sử dụng đất.
Về cấp GCNQSDĐ, Luật Đất đai năm 1987 tuy có đề cập đến việc “cấp
GCNQSDĐ” nhưng GCNQSDĐ là loại giấy nào thì Luật không quy định rõ.
Quy định cụ thể về GCNQSDĐ chính thức có từ Quyết định số 201-QĐ/ĐKTK
ngày 14/07/1989 của Tổng cục Quản lý ruộng đất (quy định rõ các vấn đề như
khái niệm, mẫu Giấy chứng nhận; đối tượng và điều kiện được cấp; thẩm quyền
cấp…). Năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/NĐ-CP ngày 5/07/1994
về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đơ thị. Theo đó, Người sử
dụng đất ở và sở hữu nhà ở tại đô thị được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở và quyền sử dụng đất ở,mẫu giấy do Bộ xây dựng phát hành và có mầu
hồng nhạt. Đến năm 1998, Chính phủ lại tiếp tục ban hành Nghị định số
14/1998/NĐ-CP ngày 06/3/1998 về quản lý tài sản Nhà nước, mở rộng đối
tượng, quy định các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị thuộc lực lượng

vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp đều phải đăng ký đất đai, nhà và cơng trình xây dựng khác gắn
liền với đất tại cơ quan quản lý công sản cấp tỉnh. Sau khi đăng ký, các cơ quan,

4


đơn vị, tổ chức sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền quản lý, sử dụng nhà đất, trụ
sở làm việc thuộc sở hữu Nhà nước. Giấy chứng nhận này do Bộ Tài chính phát
hành theo Quyết định số 20/1999/QĐ-BTC ngày 25/02/1999 và do có màu tím
nên thường được gọi là Giấy tím. Ngày 01/11/2004, Bộ trưởng Bộ Tài ngun và
Mơi trường ban hành Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT quy định về
GCNQSDĐ. Do mẫu Giấy này có bìa màu đỏ nên thường được gọi là Bìa đỏ hay
Sổ đỏ. Tuy nhiên, Sổ đỏ chỉ áp dụng cấp cho quyền sử dụng đất mà khơng áp
dụng cấp cho đất có nhà ở tại đô thị. Như vậy, trước tháng 11/2004, cùng lúc tồn
tại cả 3 mẫu GCNQSDĐ hợp pháp do 3 cơ quan khác nhau chịu trách nhiệm phát
hành và tổ chức thực hiện cấp cho người sử dụng đất, gồm: Giấy đỏ GCNQSDĐ,
thuộc ngành Tài nguyên và Môi trường cấp, Giấy hồng Giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, thuộc ngành Xây dựng cấp. Giấy tím Giấy
chứng nhận quyền quản lý, sử dụng nhà, đất, trụ sở làm việc thuộc sở hữu Nhà
nước, thuộc ngành Tài chính cấp (Nguyễn Thị Thu Hương, 2011).
Luật Đất đai năm 2003 đã có sự thay đổi cơ bản quy định về GCNQSDĐ,
quy định: GCNQSDĐ được cấp cho người sử dụng đất theo một mẫu thống nhất
trong cả nước đối với mọi loại đất. Trường hợp có tài sản gắn liền với đất thì tài
sản đó được ghi nhận trên GCNQSDĐ; chủ sở hữu tài sản phải đăng ký quyền sở
hữu tài sản theo quy định của pháp luật về đăng ký bất động sản. Người đã được
cấp Giấy đỏ hoặc Giấy hồng sẽ được đổi sang Giấy mới khi có sự chuyển quyền
sử dụng đất. Theo Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 ban
hành quy định về GCNQSDĐ thì mẫu Giấy chứng nhận này cũng có màu đỏ. Và
hiện nay, cả nước đang thống nhất sử dụng mẫu giấy theo quy định tại Thông tư

số 23/2014/TT-BTNMT, ngày 19/5/2014 của Bội Tài ngun và Mơi trường, với
tên gọi chính thức “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất” (Nguyễn Quang Tuyến, 2014).
Về đối tượng sử dụng đất được cấp GCNQSDĐ, gồm: Người đang sử
dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định; người được Nhà nước giao
đất, cho thuê đất theo thẩm quyền; người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng,
được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử
dụng đất đúng quy định hoặc được pháp luật thừa nhận đủ điều kiện; người nhận
quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu
hồi nợ; người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất

5


đai, theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của
cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về
đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành; người trúng đấu
giá quyền sử dụng đất; người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; người mua nhà ở, tài sản
khác gắn liền với đất; người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với
đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; người sử dụng đất tách thửa, hợp
thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ
chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có; người sử dụng
đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất được xác nhận đảm bảo
đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật (Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam, 2013).
Về điều kiện được cấp GCNQSDĐ bao gồm: Hộ gia đình, cá nhân đang
sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ theo quy định được cấp
giấy chứng nhận mà không phải nộp tiền sử dụng đất; hộ gia đình, cá nhân đang

sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ theo quy định mà trên giấy tờ đó ghi tên
người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của
các bên có liên quan được pháp luật thừa nhận đảm bảo đủ điều kiện theo thời
điểm thì được cấp giấy chứng nhận mà không phải nộp tiền sử dụng đất; hộ gia
đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân
dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản cơng nhận kết quả
hịa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng
nhận, trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy
định của pháp luật; hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao
đất, cho thuê đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp giấy chứng
nhận nhưng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo từng thời điểm được giao đất,
cho thuê đất theo quy định của pháp luật; hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất
mà khơng có các giấy tờ theo quy định

thì được cấp xem xét cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất, khi có đủ các điều kiện khác theo quy định và nộp tiền
sử dụng đất hoặc không phải nộp tiền sử dụng đất theo từng thời điểm (Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam, 2013).
Về các đối tượng không được cấp GCNQSDĐ, gồm: Người đang quản lý,
sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất cơng ích của xã, phường, thị trấn; người

6


thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà
đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, người nhận khốn đất
trong các nơng trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý

rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng,người đang sử dụng đất không đủ
điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất, người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã
có thơng báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
(Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2014).
Về thẩm quyền cấp GCNQSDĐ: Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh cấp
GCNQSDĐ cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngồi,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước
ngoài có chức năng ngoại giao. UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài
nguyên và môi trường cùng cấp cấp GCNQSDĐ; UBND cấp huyện cấp
GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt
Nam (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013); Đối với những trường hợp đã
được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng
nhận quyền sở hữu cơng trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử
dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng
nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu cơng
trình xây dựng thì do cơ quan tài ngun và môi trường thực hiện theo quy định
tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2014).
2.1.2. Khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2.1.2.1. Khái niệm khiếu nại
Khiếu nại theo nghĩa chung là việc cá nhân hay tổ chức yêu cầu cơ quan, tổ
chức, cá nhân có trách nhiệm sửa chữa một việc làm mà họ cho là không đúng đắn,
gây thiệt hại đến quyền, lợi ích chính đáng của họ và địi bồi thường thiệt hại do
việc làm khơng đúng gây ra (Hồng Phê, 2010). Còn theo theo Điều 2 Luật Khiếu
nại năm 2011 thì KN là việc cơng dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức
(CB, CC) theo thủ tục do luật quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền xem xét lại quyết định hành chính (QĐHC), hành vi hành chính (HVHC)
của cơ quan hành chính nhà nước (HCNN), của người có thẩm quyền trong cơ


7


quan HCNN hoặc quyết định kỷ luật CB, CC khi có căn cứ cho rằng quyết định
hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Người KN có thể là cơng dân, cơ quan, tổ chức hoặc CB, CC thực hiện quyền KN.
Người bị khiếu nại có thể là cơ quan HCNN hoặc người có thẩm quyền trong cơ
quan HCNN có QĐHC, HVHC bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền có quyết định kỷ luật CB, CC bị khiếu nại (Trần Thị Cúc, 2016).
Về trình tự khiếu nại. Người khiếu nại KN lần đầu đến người đã ra QĐHC
hoặc cơ quan có người có HVHC hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án
theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. Trường hợp người KN khơng đồng ý
với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn giải quyết thì có quyền KN
lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết KN
lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án theo quy định của Luật Tố
tụng hành chính (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2011).
Về hình thức khiếu nại. Việc KN được thực hiện bằng đơn KN hoặc KN
trực tiếp qua phản ánh bằng lời nói. Trường hợp nhiều người đến KN trực tiếp thì
cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người KN cử đại diện để trình
bày nội dung KN; người tiếp nhận KN ghi lại việc KN bằng văn bản, trong đó
phải ghi rõ ngày, tháng, năm KN; tên, địa chỉ của người KN; tên, địa chỉ của cơ
quan, tổ chức, cá nhân bị KN; nội dung, lý do KN, tài liệu liên quan đến nội dung
KN và yêu cầu giải quyết của người KN. Đơn KN phải do người KN ký tên hoặc
điểm chỉ. Trường hợp KN được thực hiện thơng qua người đại diện thì người đại
diện phải là một trong những người KN, có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp
của việc đại diện và thực hiện KN theo quy định (Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam, 2011).
Về thời hiệu khiếu nại. Thời hiệu KN là 90 ngày, kể từ ngày nhận được
QĐHC, HVHC hoặc biết được QĐHC, HVHC. Trường hợp người KN không

thực hiện được quyền KN theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi
cơng tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian
có trở ngại đó khơng tính vào thời hiệu KN (Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam, 2011).
2.1.2.2. Khái niệm khiếu nại về cấp GCNQSDĐ
Theo Điều 204 Luật Đất đai năm 2013, Điều 2, Luật Khiếu nại năm 2011
thì Khiếu nại về đất đai là việc người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan đến sử dụng đất đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền

8


xem xét lại QĐHC, HVHC về quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng quyết định
hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, KN về đất đai xuất hiện khi người sử dụng đất hay người có quyền lợi
và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất cho rằng quyền lợi của mình bị xâm phạm
và đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân ra QĐHC xem xét lại QĐHC đã thực hiện
để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người có quyền lợi liên quan. Người sử dụng
đất, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có thể là hộ gia đình,
cá nhân, cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư,… còn cơ quan, tổ chức, cá nhân
ban hành QĐHC, HVHC liên quan đến đất đai có thể là Ủy ban nhân dân
(UBND) các cấp, Chủ tịch UBND các cấp, hay cơ quan quản lý đất đai và người
thực hiện công vụ tại các cơ quan đó.
Khi cơng dân cho rằng các HVHC hoặc QĐHC của cơ quan có thẩm
quyền và CB, CC trong việc cấp GCNQSDĐ hoặc thu hồi GCNQSDĐ là không
đúng đắn, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích chính đáng của họ và đòi bồi thường
thiệt hại do việc làm không đúng gây ra, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền xem xét lại các HVHC, QĐHC này. Từ khái niệm đầy đủ về KN nêu
trên và theo Điều 204 Luật Đất đai năm 2013, có thể hiểu, khiếu nại về cấp
GCNQSDĐ là việc người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan

đến sử dụng đất đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại
QĐHC, HVHC liên quan đến việc cấp GCNQSDĐ khi có căn cứ cho rằng quyết
định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của
mình. Như vậy, KN về cấp GCNQSDĐ xuất hiện khi người sử dụng đất hay
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất cho rằng quyền lợi của
mình bị xâm phạm và đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có HVHC hoặc ra
QĐHC xem xét lại HVHC, QĐHC đã thực hiện để bảo đảm quyền lợi hợp pháp
của người có quyền lợi liên quan. Người sử dụng đất, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan đến sử dụng đất có thể là hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức,
cộng đồng dân cư,… còn cơ quan, tổ chức, cá nhân có HVHC hoặc ban hành
QĐHC liên quan đến cấp GCNQSDĐ có thể là UBND các cấp, Chủ tịch UBND
các cấp, hay cơ quan quản lý đất đai được ủy quyền và người thực hiện công vụ
tại các cơ quan đó (Nguyễn Thắng Lợi, 2013).
2.1.3. Giải quyết khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2.1.3.1. Khái niệm giải quyết khiếu nại về cấp GCNQSDĐ
Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “Giải quyết khiếu nại là việc

9


thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại”. Hiểu rộng ra,
giải quyết KN là hoạt động kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợp pháp, tính
hợp lý của QĐHC, HVHC bị khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan
HCNN để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích chung của
nhà nước và xã hội. Trong lĩnh vực đất đai, giải quyết KN về đất đai có thể được
hiểu là việc các cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các QĐHC hoặc HVHC trong
quản lý đất đai khi có yêu cầu của cơng dân có căn cứ cho rằng các quyết định,
hành vi đó là xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cụ thể, giải
quyết KN về đất đai gồm giải quyết khiếu lại liên quan đến thu hồi đất, giao đất,

bồi thường, hỗ trợ, tái định cư..., trong đó có cả giải quyết KN về cấp
GCNQSDĐ (Nguyễn Thanh Hải, 2014).
Từ các khái niệm kể trên, có thể hiểu, giải quyết khiếu nại về cấp
GCNQSDĐ là một dạng của giải quyết khiếu nại về đất đai, hay nói cách khác, là
việc các cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các HVHC, QĐHC trong quá trình
thực hiện việc cấp GCNQSDĐ hoặc thu hồi GCNQSDĐ khi có u cầu của cơng
dân có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó là xâm phạm đến quyền và lợi
ích hợp pháp của mình trong việc sử dụng đất.
2.1.3.2. Vai trò của việc giải quyết khiếu nại về cấp GCNQSDĐ
- Giải quyết KN về cấp GCNQSDĐ đảm bảo quyền của cơng dân và có
vai trị quan trọng trong quản lý nhà nước. Thông qua giải quyết KN về cấp
GCNQSDĐ, Đảng và Nhà nước kiểm tra tính đúng đắn, sự phù hợp của đường
lối, chính sách, pháp luật về đất đai do mình ban hành liên quan đến cấp
GCNQSDĐ, từ đó có cơ sở thực tiễn để hồn thiện chính sách, pháp luật đất đai,
tổ chức thi hành, nâng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai (Thanh tra
Chính phủ, 2013).
- Đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Việc cấp
GCNQSDĐ là một trong những nội dung của hoạt động quản lý nhà nước về đất
đai, đồng thời cũng là một trong những quyền đầu tiên mà bất kỳ người sử dụng
đất hợp pháp nào cũng được hưởng, giải quyết KN về cấp GCNQSDĐ để xem
xet thiết lập lại trật tự các quyền mà người dân được pháp luật bảo hộ trong qúa
trình sử dụng đất, mà vì một lý do nào đó, các quyền và lợi ích này của người
đan đã bị ảnh hưởng. Việc các cơ quan nhà nước thực hiện giải quyết KN về cấp
GCNQSDĐ một cách kịp thời, đảm bảo quy định của pháp luật ngoài việc đảm

10


×